40 năm 30 Tháng Tư, đi thăm nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa
BÌNH DƯƠNG (NV) - Cách Sài Gòn khoảng 40 cây số, đi theo hướng quốc lộ 1A, hướng về thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, nếu để ý sẽ thấy đường Thống Nhất, chạy theo hướng về Phường Bình An, Thị xã Dĩ An, Biên Hòa - đây là lối dẫn vô Ðền Tử Sĩ của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoa nằm trên đồi với cổng tam quan đã rêu xanh phủ kín.
Nhưng muốn vào khu nghĩa trang phải đi đường vòng phía bên trái đền, vì các nhà máy, trường dạy nghề, lò gạch, nhà dân và hàng quán hiện đã băm nhỏ khu vực này, che khuất.
Gian nan ngay từ cổng vào
Khi chúng tôi đến nghĩa trang là khoảng 11 giờ trưa, vừa có định lấy máy ảnh ra chụp tấm hình cánh cổng, liền bị viên công an khu vực ngăn cản, với lý do ở đây cấm chụp hình quay phim.
Vừa bước vào cổng đã bị 5 nhân viên an ninh chặn lại, với các câu hỏi và những cái nhìn dò xét. “Vào thăm mộ ai?” “Tại sao phải đi thăm?” “Ðưa giấy tờ, ghi lại họ tên và số chứng minh nhân dân vô sổ!”...
Cuối cùng phải mất khoảng nửa tiếng giải thích lằng nhằng, làm các thủ tục và chấp nhận bỏ lại cái máy quay phim mới được vào nghĩa trang. Tuy nhiên, vừa quay lưng đi thì thấy phía sau là một bảo vệ, ảnh chạy xe máy tà tà theo và đứng gần canh me.
Ngày 27 tháng 11, 2006, tức không lâu sau khi lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển việc sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An (Dĩ An, Bình Dương) do Quân Khu 7 quản lý sang dân sự; đồng thời quản lý khu nghĩa trang bình thường như các nghĩa trang khác theo quy định của pháp luật.
Phải mất hơn 30 năm, nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa ngày xưa mới trở thành nghĩa trang nhân dân Bình An, với khoảng 18,000 ngôi mộ tử sĩ VNCH. Tuy nhiên, với cách thức canh giữ như vậy hoàn toàn không giống một nghĩa trang dân sự.
Bên trong nghĩa trang, lối đi từ cổng vào đến chân đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Ðài đã được trải nhựa, phía dưới chân tượng đài là một bệ đá rộng có đặt đỉnh nhang và bàn thờ để cúng kiếng, hành lễ.
Chúng tôi trò chuyện với ông Ðỗ Ngọc Ân từng là một người lính thuộc Tiểu Ðoàn 6, Thủy Quân Lục Chiến (VNCH) đóng tại rừng Sác, Cần Giờ. Sau biến cố 1975, về nhà không việc gì làm, ông “bén duyên” với nghĩa trang này. Ông dọn dẹp mộ phần, hương khói, rồi hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Công việc gắn với ông suốt từ đó đến nay.
Ông cho biết: “Trước đây nghĩa trang này chỉ là đống đất hoang sơ, vì chính sách nhà nước này không cho người thân thăm viếng. Vài năm gần đây, chính sách đã có chút cởi mở cho phép thân nhân tử sĩ được tự trùng tu mộ phần.”
Ông bùi ngùi kể: “Chuyện hồi năm 2007 sự hiện diện và các cuộc thăm viếng của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đã mở ra một trang sử mới cho nghĩa trang này. Rồi tháng 8 năm 2013, Tổng Lãnh Sự Mỹ Lê Thành Ân và cựu Thiếu Tá VNCH Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Vietnamese-American Foundation (VAF) có chuyến viếng thăm nghĩa trang và bỏ tiền xây 400 ngôi mộ, với đơn vị thi công do Bình Dương chỉ định.”
“Lúc đến khánh thành có cả thứ trưởng Bộ Ngoại Giao ông Nguyễn Thanh Sơn, ổng có hứa với ông Ân sẽ cho làm tiếp, nhưng giờ vẫn... chỉ mới nghe hứa. Sau đó, một vài tổ chức của kiều bào cũng được phép sửa sang, đắp đất lại, dựng những bia gãy đổ, quét vôi cho những mộ xi măng và xây mới vài trăm ngôi mộ.”
Ông chỉ tay ra phía hai ngôi một thuộc dạng khang trang nhất nghĩa trang và nói đó là: “Thiếu tướng Không lực VNCH Nguyễn Huy Ánh và Chuẩn Tướng Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Nguyễn Văn Phước nằm cạnh nhau, gia đình đã sửa sang lại nên khang trang lắm. Tuy nhiên chỉ còn trơ lại 2 cái tên ghi trên bia mộ, không có quân hàm hay tên sư đoàn gì hết. Nếu không có người chỉ dẫn khó biết đó là mộ của các tướng lĩnh.”
Hoang tàn những nấm mộ vô danh
Nếu như không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời - thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại thì tôi cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy.
Theo quan sát của chúng tôi, bên trong nghĩa trang, chen giữa các khu mộ là cây xà cừ, sao và nhiều cây rừng họ dầu cao mười mấy mét; có cây đã bự cả một ôm tay. Tất cả đều được trồng từ sau năm 2,000 khi thanh kiếm Nghĩa Dũng Ðài bị cắt cụt 16m. Những cây này dần dà sẽ biến nghĩa trang thành rừng và rễ của nó đang tàn phá cấu trúc bên dưới các phần mộ.
Người Á Ðông rất tối kỵ mồ mả bị rễ cây đâm vào, vì tin rằng như thế sẽ làm đau đớn và gây khó chịu linh hồn người chết, con cháu sẽ không thể sống yên vui hay hưng thịnh.
Các nghĩa trang chả nơi nào trồng cây như vậy.
Chưa kể hàng ngàn mộ bị xâm hại và biến dạng, mất bia. Những dãy mộ của tử sĩ hy sinh vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 vẫn còn là những nắm đất lúp xúp, nằm ở khu B gần ngay cổng nghĩa trang.
Dưới chân đài, chúng tôi gặp chị Trần Hồng Nga, 47 tuổi có ba là Trung Sĩ Trần Văn Tám hy sinh vào chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972, đã được an nghỉ nơi đây.
Chị cho biết: “Lúc ba chị mất, chị chỉ có 4 tuổi, cái tuổi chưa hiểu hết nỗi mất mát khi vắng cha. Bây giờ khi đã nhận ra tình thương của người cha thì chỉ còn nấm mồ hoang lạnh này.”
Chị tâm sự: “Hàng tháng chị đều dẫn theo con cháu xuống đây. Không những thắp nhang cho ba mà còn những ngôi mộ lân cận. Chị đã từng xin bên quản lý cho cắm ống sắt trên nhiều mộ bị chai đất, để làm chỗ cắm nhang. Làm xong rồi, nhưng sau đó không hiểu sao lại bị nhổ ném đi mất. Nghĩ mà buồn lắm em à, người chết họ có tội tình gì?”
Ðã 40 năm, nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa vẫn còn là một nơi nhạy cảm và là tâm điểm của người Việt khi nói về hòa hợp, hòa giải dân tộc. Mặc dù nhà nước CSVN đã biến nơi này thành tên gọi Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, nhưng xem ra, còn lâu sự bình an thật sự mới đến với nơi này.
Cây cối mọc um tùm bên cạnh các ngôi mộ, biến nơi này thành khu rừng rậm. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Gian nan ngay từ cổng vào
Khi chúng tôi đến nghĩa trang là khoảng 11 giờ trưa, vừa có định lấy máy ảnh ra chụp tấm hình cánh cổng, liền bị viên công an khu vực ngăn cản, với lý do ở đây cấm chụp hình quay phim.
Vừa bước vào cổng đã bị 5 nhân viên an ninh chặn lại, với các câu hỏi và những cái nhìn dò xét. “Vào thăm mộ ai?” “Tại sao phải đi thăm?” “Ðưa giấy tờ, ghi lại họ tên và số chứng minh nhân dân vô sổ!”...
Cuối cùng phải mất khoảng nửa tiếng giải thích lằng nhằng, làm các thủ tục và chấp nhận bỏ lại cái máy quay phim mới được vào nghĩa trang. Tuy nhiên, vừa quay lưng đi thì thấy phía sau là một bảo vệ, ảnh chạy xe máy tà tà theo và đứng gần canh me.
Ngày 27 tháng 11, 2006, tức không lâu sau khi lên làm thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định chuyển việc sử dụng 58 ha đất khu nghĩa địa Bình An (Dĩ An, Bình Dương) do Quân Khu 7 quản lý sang dân sự; đồng thời quản lý khu nghĩa trang bình thường như các nghĩa trang khác theo quy định của pháp luật.
Phải mất hơn 30 năm, nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa ngày xưa mới trở thành nghĩa trang nhân dân Bình An, với khoảng 18,000 ngôi mộ tử sĩ VNCH. Tuy nhiên, với cách thức canh giữ như vậy hoàn toàn không giống một nghĩa trang dân sự.
Bên trong nghĩa trang, lối đi từ cổng vào đến chân đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Ðài đã được trải nhựa, phía dưới chân tượng đài là một bệ đá rộng có đặt đỉnh nhang và bàn thờ để cúng kiếng, hành lễ.
Chú Ân đang thắp nhang trước Nghĩa Dũng Ðài với thanh kiếm Nghĩa Dũng đã bị cắt cụt 16m. |
Chúng tôi trò chuyện với ông Ðỗ Ngọc Ân từng là một người lính thuộc Tiểu Ðoàn 6, Thủy Quân Lục Chiến (VNCH) đóng tại rừng Sác, Cần Giờ. Sau biến cố 1975, về nhà không việc gì làm, ông “bén duyên” với nghĩa trang này. Ông dọn dẹp mộ phần, hương khói, rồi hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Công việc gắn với ông suốt từ đó đến nay.
Ông cho biết: “Trước đây nghĩa trang này chỉ là đống đất hoang sơ, vì chính sách nhà nước này không cho người thân thăm viếng. Vài năm gần đây, chính sách đã có chút cởi mở cho phép thân nhân tử sĩ được tự trùng tu mộ phần.”
Ông bùi ngùi kể: “Chuyện hồi năm 2007 sự hiện diện và các cuộc thăm viếng của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Jim Webb đã mở ra một trang sử mới cho nghĩa trang này. Rồi tháng 8 năm 2013, Tổng Lãnh Sự Mỹ Lê Thành Ân và cựu Thiếu Tá VNCH Nguyễn Ðạc Thành, chủ tịch Vietnamese-American Foundation (VAF) có chuyến viếng thăm nghĩa trang và bỏ tiền xây 400 ngôi mộ, với đơn vị thi công do Bình Dương chỉ định.”
“Lúc đến khánh thành có cả thứ trưởng Bộ Ngoại Giao ông Nguyễn Thanh Sơn, ổng có hứa với ông Ân sẽ cho làm tiếp, nhưng giờ vẫn... chỉ mới nghe hứa. Sau đó, một vài tổ chức của kiều bào cũng được phép sửa sang, đắp đất lại, dựng những bia gãy đổ, quét vôi cho những mộ xi măng và xây mới vài trăm ngôi mộ.”
Ông chỉ tay ra phía hai ngôi một thuộc dạng khang trang nhất nghĩa trang và nói đó là: “Thiếu tướng Không lực VNCH Nguyễn Huy Ánh và Chuẩn Tướng Sư Ðoàn 21 Bộ Binh Nguyễn Văn Phước nằm cạnh nhau, gia đình đã sửa sang lại nên khang trang lắm. Tuy nhiên chỉ còn trơ lại 2 cái tên ghi trên bia mộ, không có quân hàm hay tên sư đoàn gì hết. Nếu không có người chỉ dẫn khó biết đó là mộ của các tướng lĩnh.”
Ở khu B vẫn còn nhiều ngôi mộ vô danh, chỉ có nắm đất trồi lên, không có bia mộ, tên tuổi. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Hoang tàn những nấm mộ vô danh
Nếu như không được trực tiếp đến đây, được tận mắt chứng kiến tất cả những đau thương, mất mát của một thời - thời của đạn bom, khói lửa, thời của những người mẹ xa con, người vợ xa chồng mà không biết có ngày gặp lại thì tôi cũng chưa khi nào hình dung được những mất mát ấy lại lớn và đau thương đến vậy.
Theo quan sát của chúng tôi, bên trong nghĩa trang, chen giữa các khu mộ là cây xà cừ, sao và nhiều cây rừng họ dầu cao mười mấy mét; có cây đã bự cả một ôm tay. Tất cả đều được trồng từ sau năm 2,000 khi thanh kiếm Nghĩa Dũng Ðài bị cắt cụt 16m. Những cây này dần dà sẽ biến nghĩa trang thành rừng và rễ của nó đang tàn phá cấu trúc bên dưới các phần mộ.
Người Á Ðông rất tối kỵ mồ mả bị rễ cây đâm vào, vì tin rằng như thế sẽ làm đau đớn và gây khó chịu linh hồn người chết, con cháu sẽ không thể sống yên vui hay hưng thịnh.
Mộ phần Thiếu tướng Không lực VNCH Nguyễn Huy Ánh. (Hình: Việt Hùng/Người Việt) |
Các nghĩa trang chả nơi nào trồng cây như vậy.
Chưa kể hàng ngàn mộ bị xâm hại và biến dạng, mất bia. Những dãy mộ của tử sĩ hy sinh vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975 vẫn còn là những nắm đất lúp xúp, nằm ở khu B gần ngay cổng nghĩa trang.
Dưới chân đài, chúng tôi gặp chị Trần Hồng Nga, 47 tuổi có ba là Trung Sĩ Trần Văn Tám hy sinh vào chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972, đã được an nghỉ nơi đây.
Chị cho biết: “Lúc ba chị mất, chị chỉ có 4 tuổi, cái tuổi chưa hiểu hết nỗi mất mát khi vắng cha. Bây giờ khi đã nhận ra tình thương của người cha thì chỉ còn nấm mồ hoang lạnh này.”
Chị tâm sự: “Hàng tháng chị đều dẫn theo con cháu xuống đây. Không những thắp nhang cho ba mà còn những ngôi mộ lân cận. Chị đã từng xin bên quản lý cho cắm ống sắt trên nhiều mộ bị chai đất, để làm chỗ cắm nhang. Làm xong rồi, nhưng sau đó không hiểu sao lại bị nhổ ném đi mất. Nghĩ mà buồn lắm em à, người chết họ có tội tình gì?”
Ðã 40 năm, nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa vẫn còn là một nơi nhạy cảm và là tâm điểm của người Việt khi nói về hòa hợp, hòa giải dân tộc. Mặc dù nhà nước CSVN đã biến nơi này thành tên gọi Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An, nhưng xem ra, còn lâu sự bình an thật sự mới đến với nơi này.
No comments:
Post a Comment