Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Câu chuyện mà chúng tôi muốn kể sau đây là bài học xương máu của hàng triệu người không chỉ nông dân, con buôn, tiểu thương… Việt Nam cũng như các nhà đầu tư trên thế giới. Bằng thủ đoạn quá thâm độc này, hàng triệu người đã bán hết gia tài, mạng sống của mình rồi sau đó lại phải nhảy lầu, thắt cổ tự vẫn, đầu độc cả gia đình và những kết cục đau lòng khác chỉ vì 4 chữ…
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người
Thủ đoạn thâm độc giết chết hàng triệu người Việt Nam
Từ những mặt hàng nông sản dị biệt đến những mặt hàng nông sản có chút giá trị nhưng lại có những biến động giá cả hết sức bất thường, khiến nhiều nông dân cũng như thương lái Việt Nam bỗng chốc rơi vào cảnh mất trắng tài sản. Vậy những mặt hàng dị biệt này được sử dụng làm gì? và ai là người được lợi từ những vụ mua bán bất thường này? Những câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Và sau đây chúng tôi xin mời quý độc giả xem qua các dữ kiện mà chúng tôi thu thập được sẽ hiểu rõ bản chất của thủ đoạn thâm độc này.
Hàng trăm ngàn nông dân chặt dừa tươi đem phơi khô bán cho thương lái Trung Quốc
Từ đầu tháng 06/2013, giá dừa khô tại các tỉnh ĐBSCL (Đồng bằng sông Cửu Long) liên tục tăng, từ 50.000 đồng/chục lên mức 90.000 – 95.000 đồng/chục. Tuy nhiên, dừa đang trong mùa treo nên nông dân Việt Nam không có dừa để bán. Tưởng như đây là niềm vui của người nông dân Việt Nam trồng dừa, nhưng đằng sau nó là hiểm họa vô cùng nguy hiểm…
Theo ông Anh Nguyễn Văn Út (xã Phú Lương, huyện Giồng Tôm) cho biết: “Sau một năm giá cả xuống tận đáy, bà con trồng dừa tụi tui điêu đứng hết. Nhưng cũng may sang năm 2013, kể từ tháng 06 trở lại đây, giá dừa khô nhích dần lên từ mức 50.000, 60.000 rồi đến 90.000 đồng/chục có lúc lên đến 100.000 đồng/chục như hiện nay”. Nhưng chỉ 2-3 tuần sau đó, giá dừa khô rớt thảm hại chỉ còn 15.000 đồng/chục. Một mặt hàng mà chỉ vỏn vẹn trong mấy ngày đã giảm 8-9 lần, vậy nguyên nhân do đâu giá dừa khô lại được đẩy lên mức cao như thế? và lại rớt thảm hại đến như thế? (theo Dân Trí).
Tạm gác câu chuyện dừa khô ở đây, chúng tôi tiếp tục lần về quá khứ với những mặt hàng dị biệt khác.
Vào những ngày cuối năm 2012 đầu năm 2013, người dân cả nước đổ xô nhau đi bắt đỉa, nuôi đỉa đem bán cho một số đầu nậu ở TPHCM, miền Tây và một số tỉnh phía Bắc. Giá mỗi kg đĩa được thu mua từ 30.000 đến 50.000 đồng. Chỉ vỏn vẹ sau 3 tuần, giá thu mua đỉa đạt đỉnh điểm 1.000.000 đồng/kg. Tới lúc này, hàng trăm ngàn người trên khắp cả nước đổ xô đi mua đỉa bán lại kiếm lãi, thậm chí hàng trăm ngàn nông dân chặt phá ruộng đồng, những cây trồng sắp đến thời gian thu hoạch để đào ao nuôi đỉa.
Con đỉa: Nỗi ám ảnh của người dân trên khắp cả nước một thời
Chúng tôi đến hỏi một người đang thu gom đỉa để làm gì? Người này bảo gom đỉa bán cho các thương lái để họ chuyển đi đâu đó làm thuốc, làm giấy và làm xúc xích. Họ chỉ thu mua những con đỉa to, còn những con nhỏ họ trả lại và bảo nuôi mập thêm chút nữa rồi hãy đem đến bán. Và sau 2-3 tuần, bất ngờ các thương lái bỏ đi không thu mua, con đỉa trở nên vô giá trị. Hàng trăm ngàn người lâm vào cảnh khóc dỡ chết dỡ, đem đổ cũng không được, giết cũng không xong, nhiều người đem vứt hàng trăm nghìn con đỉa ra đầy đồng khiến cuộc sống chính bản thân họ và những người xung quanh vô cùng khốn đốn. Bởi khi con đỉa chui được vào trong người, nó sẽ hút hết máu, ăn nội tạng, não bộ và dẫn đến cái chết không cách cứu chữa.
Thêm một mặt hàng dị biệt khác được làm giá
Cũng vào những ngày cuối năm 2012 tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ rộ lên chuyện một số thương lái nơi khác đến thu mua lá điều khô. Điển hình tại Bình Phước, TPHCM. Cây điều là thế mạnh tại vùng này, xuất hiện nhiều thương lái đến thu mua lá điều khô với mức giá 500 đồng/kg, có lúc lên đến 2.000 đồng/kg. Đây là một điều hết sức bất thường vì từ trước đến nay chẳng ai đi mua lá điều khô cả. Việc thu gom lá điều khô dẫn đến cảnh tận diệt cây trồng, nhiều người hái lá điều tươi đem phơi khô để bán hoặc phun hóa chất để lá điều rụng hàng loạt, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng năng suất cây trồng mùa vụ năm sau và sức khỏe người dân xung quanh. Nhiều người cho rằng các thương lái thu mua lá điều khô đem đi làm thuốc chữ bệnh nan y.
Thương lái Trung Quốc đang thu gom lá điều khô từ người nông dân
Sự việc đau lòng lại tiếp diễn, bỗng dưng 2 tuần sau các thương lái đột ngột biến mất, hàng trăm kg lá điều ngô trở thành phế phẩm. Nhiều người ôm hận than khóc, vườn tược hoang tàn, chỉ còn lại những cây điều trơ trọi… vì lỡ phun hóa chất làm rụng lá nên phải chờ đến tận năm sau cây mới ra lá, quả trở lại…
Các thương lái ra rã tuyên truyền sẽ đem các mặt hàng này xuất khẩu ra nước ngoài nhưng theo tìm hiểu của chúng tôi tại các cửa khẩu, tất cả các mặt hàng dị biệt trên chưa từng được xuất khẩu ra khỏi nước Việt Nam. Vậy chúng đang nằm ở đâu? là câu hỏi lớn được đặt ra tới lúc này.
Nhiều người cho rằng chúng được xuất khẩu chui, lậu qua các con đường buôn lậu nhỏ lẻ. Chúng tôi khá thận trọng đưa ra kết luận trên vì bởi lẽ một số mặt hàng không có mã hàng nên không nổi lên từ khai hải quan (có nghĩa là không thể hiện được bằng số liệu). Chính vì thế chúng tôi lại tiếp tục tìm đến các cửa khẩu khắp cả nước thăm dò, tìm hiểu xem các mặt hàng dị biết này có được liệt kê và chuyển lên các cửa khẩu hay không. Tuy nhiên ngay cả các thương lái Việt Nam ở các cửa khẩu, lái xe, người bốc vác… cho biết không có mặt hàng nào là dừa khô, đỉa, lá điều khô được thông quan, kể cả con đường chính thức và nhập lậu (theo VTV).
Thị trường chứng khoán cũng không ngoại lệ
Đầu năm 2007 là thời điểm chứng khoán Trung Quốc bùng nổ, nhà nhà lao vào cổ phiếu, người người lao vào đầu tư, hàng loạt công ty nô nức lên sàn, thị trường chứng khoán được xem là cái mỏ béo bở để làm giàu… tất tần tật dành cho chứng khoán. Lúc thị trường thăng hoa cũng là lúc những mánh khóe gian lận xuất hiện. Một chiêu thức “giết người” cũ rích nhưng đã được áp dụng rất hoàn hảo đó là thao túng giá chứng khoán, bơm và đẩy. Bơm thông tin, bơm tiền gom vào vào cổ phiếu, đẩy giá chứng khoán lên cao thu hút các nhà đầu tư lao vào mua hàng. Rồi bất ngờ ồ ạt xả hàng ra kiếm lời khiến thị trường không kịp trở tay.
Kinh điển là công ty chứng khoán
Trung Hoàng Tín ở Quảng Đông, chiến dịch bơm thông tin trị giá 7 triệu USD nhằm vào một số cổ phiếu nhất định. Số tiền khổng lồ này được chi ra nhằm vào các chương trình truyền hình để quảng cáo cho các cổ phiếu đó và mua khoảng 30 chuyên gia uy tín trên thị trường chứng khoán. Những lời khuyên, tư vấn từ các chuyên gia được các nhà đầu tư “nuốt chửng” mà không mảy may suy nghĩ, “lao đầu” vào đầu tư.
Trước khi thực hiện chiến dịch “bơm và đẩy” này thì giám đốc công ty chứng khoán ở Quảng Đông đã mở hơn 200 tài khoản ở các ngân hàng lớn nhỏ và hàng trăm tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán nhằm đẩy giá các cổ phiếu nhất định lên cao. Khi các nhà đầu tư đang say sưa ôm mớ cổ phiếu giá cao ấy thì bất ngờ công ty chứng khoán này ồ ạt xã hàng khiến người dân, các nhà đầu tư nhỏ lẻ không kịp trở tay… Sự kiện này đã khiến hàng trăm ngàn người tán gia bại sản dẫn đến nhiều cái chết thương tâm. Theo thống kê tại thời điểm đó, công ty chứng khoán này đã “đút túi” hơn 70 triệu USD, một con số khổng lồ đem về cho công ty chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (theo VTV).
Rồi cũng đến lúc thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành tâm điểm và những thủ đoạn trên cũng sẽ tiếp diễn tại nhiều công ty chứng khoán. Không chỉ có những mặt hàng kể trên mà còn nhiều “thương vụ” béo bở khác như móng trâu, mèo, lá khoai lang… mà thực chất sau đó là một loạt những hệ lụy vô cùng đáng sợ đã và đang tiếp diễn tại Việt Nam.
Qua những dữ kiện trên chắc hẵn quý độc giả đã rút ra được kết luận và bài học cho riêng mình. Chúng tôi không dám đưa ra lời khuyên cho bất cứ ai nhưng chúng tôi rất mong mọi người hãy cẩn trọng trước những mồi câu béo bở này. Đã có quá nhiều bài học xảy ra trên khắp cả nước, những người tán gia bại sản vì lao vào vòng xoáy làm giá và hy vọng sẽ không còn những người trắng tay chỉ qua một đêm vì “giấc mơ làm giàu”.
.
No comments:
Post a Comment