3/22/2015

Biển Đông Của Việt Nam Đã Mất




Biển Đông của Việt Nam coi như đã mất rồi, mất vào tay Trung Cộng. Mất do Bộ Trưởng Quốc Phòng Lê đức Anh dâng cho TC, giết lính, ra lịnh không cho “bộ đội” của VNCS nổ súng bảo vệ đảo Garma, bị TC tàn sát một cách thảm thương, năm 1988. Bây giờ trong khi CSVN còn cầm quyền, không còn cách nào để lấy lại. Quân sự để tái chiếm VNCS sợ thua; ngoại giao, pháp lý quốc tế để đòi lại, TC không dự. Thời gian đang có lợi, nguyên trạng đang có lợi cho TC trong việc chiếm cứ này.

Mất do người phu đồn điền Lê đức Anh thời Thực dân Pháp nhờ thượng đội hạ đạp chủ thực dân Pháp cho lên chức cai (caporal) trấn áp số phu đồn điền đồng bào nghèo khổ của mình. Và thời CS cũng nhờ thượng đội hạ đạp, khai man lý lịch, điếu đóm lấy họ và chữ lót và làm “gia nô” cho Lê đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung Ương Đảng CS, cho lên làm Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCS. Chính Lê đức Anh đó khi làm Bộ Trưởng Quốc Phòng của VNCS đã ra lịnh cho chiến sĩ trấn giữ đảo Garma của Trường sa không được nổ súng chống TC đưa quân đến chiếm cứ, bị TC tàn sát 64 sĩ quan, hạ sĩ quan binh sĩ của VNCS. Chưa hết suốt từ ngày thảm sát ấy, từ ngày 14 tháng 3 năm 1988 đau thương kia, Đảng Nhà Nước CSVN, trong đó có Tổng Bí Thư Nông đức Mạnh có cái ngôi bằng vàng thiệt không cho tìm kiếm, đem về nghĩa trang cải táng, thậm chí không cho làm lễ tưởng niệm. Nếu đồng đội, dân chúng lén làm là công an, cảnh sát, phối hợp với bọn xã hội đen trấn áp. Như vừa rồi bọn “dư luận viên” của Đảng phá rối cuộc lễ của đồng bào và đồng đội ở Hà nội lễ tưởng niệm tử sĩ ở Garma. Với những người lãnh đạo chánh trị, chỉ huy quân đội mặt mũi là Việt Nam, lòng dạ là TC như Lê đức Anh, hỏi Hoàng sa, Trường sa, Biển Đông làm sao không mất được.

Còn TC thì xâm lấn, chiếm cứ biển đảo VN như con hạm đói trước miếng mồi ngon là con dê non, trong khi Đảng CSVN bất động như thông đồng, hỏi làm sao Hoàng sa, Trường sa không mất vào tay TC được. TC vận dụng mọi phương diện lich sử, pháp lý, ngoại giao, quân sự để giành giựt thôn tính thành lãnh thổ, lãnh hải của TC. Năm 2012 TC ra pháp lịnh hành chánh, tổ chức Hoàng sa, Trường sa thành huyện Tam Sa, trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. Sau đó TC nâng cấp huyện lỵ Tam Sa thành thành phố Tam Sa. Và mới đây sau khi bồi đắp, mở rộng khu vực này thành quân khu liên hợp hải, lục, không quân của TC, tin Tân Hoa Xã, Quốc hội Trung Quốc đề nghị trao quyền lập pháp cho “thành phố Tam Sa bao gồm các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông. Biến TP Tam sa một trong 284 thành phố sẽ có lập pháp của TQ. TC cũng mới đây, công khai và minh thị tuyên bố một vấn đề địa lý chánh trị mới lạ, lón lao hơn, như vẽ lại địa lý chánh trị của vùng Á Châu Thái Bình Dương. Đó là Biển Đông là nhà, là sân của Trung Quốc. Chính Ngoại trưởng Vương Nghị đã mở cuộc họp báo ngày 08/03/2015 ở Bắc Kinh để tuyên bố điều này.

Không những tự tiện ngang nhiên tuyên bố mà Ngoại trưởng Trung Quốc còn mạnh mẽ đả kích các nước đã phản đối Trung Quốc và nói thẳng Bắc Kinh có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong vùng lãnh thổ thuộc về mình. Bộ Ngoại Giao TC còn kỹ lưỡng đưa những lời đanh thép này của Ngoại Trưởng TQ lên web tiếng Anh của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc. Ở đây Ông khẳng khái tuyên bố: “Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác đã xây dựng trái phép trong nhà của người khác. Và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi mà chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trên sân riêng của chúng tôi.”

Đây không phải là lần đầu tiên một giới chức cao cấp, thẫm quyến Trung Quốc chánh thức tuyên bố cho rằng Biển Đông là “nhà” và “sân” - hay nói cách khác là “ao nhà” - của Trung Quốc. Giáo sư Thayer, chuyên viên nghiên cứu và theo sát tình hình Biển Đông nghĩ cách dùng từ ngữ mới này cho thấy là Trung Quốc đã leo thang trong hành động biện minh cho các hành động của họ, chuyển từ việc khẳng định “chủ quyền lịch sử” đối với các đảo và “vùng biển tiếp giáp”, sang việc tuyên bố quyền sở hữu không hơn không kém đối với các thực thể như đảo đá, rạn san hô hay các bãi ngầm khác".

Thời gian, tình hình diễn biến đang đứng về phía TC. TC mở rộng diện tích các đảo nhân tạo, xây cất thành yếu khu quân sự liên hợp và tăng cường năng lực kiểm soát, năng lực biện minh sở hữu – và cưỡng chế nếu cần - của TC. TC đang thay đổi “thực tế trên hiện trường”, qua đó làm cho bất kỳ quyết định nào của Tòa án Trọng tài về đơn kiện của Philippines và của VN nếu có trở nên vô nghĩa".

TC bày binh bố trận với bảy hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa dĩ nhiên đặt ra rất nhiều mối đe dọa cho VN. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của TC trong một bài bình luận đã viết chỉ cần 2 tiếng đồng hồ, tư quân khu này TQ có thế vào đánh chiếm Saigon, thủ đô kinh tế của VN. Từ quân khu này TC có thể kiểm soát đường hàng hải huyết mạch từ Eo Biển Mả Lai đi lên, nơi 50% hàng hoá xuất nhập cảng của thế giới qua đây. Cũng là con đường đi lên Đông Bắc Thái Bình Dương có 3 đồng minh Mỹ là Nhựt, Nam Hàn, Phi, có gần 100.000 quân Mỹ đang trú đóng.

Và khi lập quân khu được vững vàn trên vùng biển đảo này ở dưới, TC không còn ngần ngại gì để tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không trên không phận vùng này. Lúc đó coi như TC đã kiểm soát vùng trời, vùng biển ở Á châu Thái bình Dương.

Vì lẽ đó trong chuyến công du Úc trong hai ngày 17-18/03/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã cố gắng nâng phát triển đối tác toàn diện đã có giữa hai nước lên đối tác chiến lược với Úc. Trong đối tác toàn diện được tăng cường này, Úc có thể đóng góp một cách xây dựng không chỉ vào sự phát triển kinh tế và an ninh của Việt Nam, mà cả vào vấn đề an ninh và tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Nam Á. Và khi VN có đối tác chiến lược với Úc, VN sẽ gần hơn với liên minh Mỹ-Nhật-Úc đã thành lập để kềm hãm Trung Quốc.

Hãng tin Mỹ AP cho biết và dẫn lời tuyên bố của Thủ tướng Úc theo đó ông Abbott xác nhận rằng ông và đồng nhiệm Việt Nam ”đều ủng hộ quyền tự do lưu thông trên không và trên biển ở vùng Biển Đông… đều rất lấy làm tiếc về mọi hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng… đều cho rằng tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình, trong tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế”. Dù không bị nêu đích danh TQ “thay đổi nguyên trạng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã tuyên bố: ”Chúng tôi hy vọng rằng các nước bên ngoài khu vực duy trì quan điểm trung lập, đặc biệt là trên vấn đề chủ quyền.”./.

(Vi Anh)Võ Văn Tùng








dv

No comments:

Post a Comment