4/25/2015

Đào tạo đại học giống ... trồng dưa hấu

 
 
sinh vien that nghiep
Giai đoạn 2011-2014, số lao động trình độ ĐH-CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp tăng cao.

Năm 2014, lao động có trình độ ĐH-CĐ thất nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2010.


Sáng 24-4, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức phiên họp nghe Chính phủ giải trình về hướng dẫn thi hành Luật Giáo dục ĐH và vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp.
Theo báo cáo của Chính phủ, trong giai đoạn 2011-2014, số lao động trình độ ĐH-CĐ trong độ tuổi lao động thất nghiệp tăng cao so với số tốt nghiệp và có việc làm. Năm 2014, số lao động có trình độ ĐH-CĐ thất nghiệp tăng gấp đôi so với năm 2010.
 
Đào tạo không theo kế hoạch
Bày tỏ bức xúc trước vấn đề này, đại biểu Nguyễn Xuân Trường (Hải Phòng) so sánh ngành giáo dục đào tạo nhân lực giống như sản xuất nông nghiệp hiện nay, sản xuất nhưng không có kế hoạch, cứ được mùa thì rớt giá. Ngành giáo dục cũng vậy, đào tạo không có kế hoạch nên sinh viên ra trường không có việc làm.
“Vừa qua dưa hấu ế, cộng đồng cố gắng mua để động viên nông dân. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tinh thần chứ toàn dân sao ăn dưa hấu mãi được. Giáo dục, đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm cũng phải như thế, phải giải quyết từ gốc chứ không phải là ngọn” - đại biểu Trường nói.
Đại biểu Trường cho rằng Bộ GD&ĐT đào tạo không có kế hoạch, còn Bộ KH&ĐT chưa đưa ra được hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực thì làm sao đào tạo đáp ứng yêu cầu được, dẫn đến thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu.
Đại biểu Trường cho rằng khâu tiêu thụ, tức là giải quyết việc làm thì Bộ LĐ-TB&XH cũng chưa giải quyết được. “Tôi mong Bộ LĐ-TB&XH có đánh giá về vấn đề này và định hướng trong thời gian tới sẽ làm gì để giải quyết” - đại biểu Trường đề nghị.

No comments:

Post a Comment