Cuộc phỏng vấn dưới đây đã mang ra hai điều chính, nmvn xin đăng 2 nhận xét chính của người trả lời phỏng vấn, như một sự nhận xét của nmvn:
"Chúng ta đang đi ngược với thế giới rất nhiều vấn đề. Ví dụ Hà Lan mua đất của nông dân để người ta trả lại cái dòng chảy uốn lượn của con sông, thì bây giờ mình lại đi kè sông, đi bó lại. Thế giới chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo, từ bỏ nhiệt điện than, điện nguyên tử, thì bây giờ mình lại đi thúc đẩy các lĩnh vực này. Mà, theo quy hoạch mới là nhiệt điện than sẽ chiếm 50% trong tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong vòng 10 năm tới cơ đấy. Như thế là đi ngược." (Cán bộ CSVN)
"Người phương Tây có câu “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome”. Chúng ta bàn đến rất nhiều chuyện. Tất cả các chuyện đều dẫn về cái cơ chế, cơ chế độc quyền trong quyết định, độc quyền trong kinh doanh, thì tôi nghĩ thật sự là làm ăn rất khó." (Cán bộ CSVN)
nmvn
Năm 2015: Việt Nam 'đi ngược' thế giới
Từ nước xuất khẩu, từ năm 2015 VN phải nhập khẩu than. Thế giới chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo, từ bỏ nhiệt điện than, điện nguyên tử, thì VN lại thúc đẩy.
Tuần Việt Nam giới thiệu phần cuối toạ đàm: "Tận thu tài nguyên đất nước" cùng ông Đào Trọng Tứ, GĐ Trung tâm Phát triển bền vững Tài nguyên nước và thích nghi biến đổi khí hậu; bà Ngụy Thị Khanh, GĐTrung tâm Sáng tạo Phát triển xanh Green ID và ông Nguyễn Minh Thuyết, nguyên là ĐBQH khoá XI, XII.
Chi phí thấp nhất chưa chắc tiết kiệm nhất
Hoàng Hường: Như phần trước chúng ta đang thảo luận, cách khai thác tận thu tài nguyên đã khiến đầu vào của nhiều ngành kinh tế đang bị suy giảm. Tôi được biết, ý tưởng năng lượng bền vững đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng, điều gì đang cản trở chúng ta nhập khẩu những công nghệ tương tự về?
Bà Ngụy Thị Khanh: Vì còn liên quan nhiều đến chính sách, thể chế và các rào cản kỹ thuật. Ta thiếu quy hoạch năng lượng tổng thể.
Vừa rồi Chính phủ ra quyết định phải xây dựng quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, được kì vọng điều hoà lại việc sử dụng nguồn tài nguyên cho các mục tiêu sản xuất năng lượng.
Một số tồn tại ở cấp quản lý. Thứ nhất, quy hoạch theo dự báo nhu cầu rất là cao, tăng 8% GDP. Nhưng trên thực tế chỉ được có 5%. Việc đáp ứng nhu cầu của GDP từ 5% đến 8% rất khác nhau, mà quan điểm về việc phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng để đạt được GDP cũng lạc hậu. Quan điểm: “tôi sản xuất ra cùng 1 đồng đôla GDP mà tôi tiêu dùng ít năng lượng hơn thì có nghĩa là tôi sẽ có hiệu quả nhiều hơn”, hoặc lý lẽ khác là “để làm ra một đồng GDP thì tôi lại phải tăng nhu cầu sử dụng năng lượng lên”.
Nhìn ra các nước, những năm 70 Đan Mạch khủng hoảng dầu. Lúc đó họ có một sự đột biến trong chính sách là tập trung đầu tư nghiên cứu và sử dụng biện pháp hiệu quả và tiết kiệm, giám phụ thuộc vào bên ngoài, và họ phát triển điện gió. Từ một nước nhập khẩu và có nguy cơ bị phụ thuộc thì họ trở thành một nước xuất khẩu công nghiệp về năng lượng.
Ở đây, rào cản về mặt chính sách của ta chưa được gỡ bỏ vì chưa có những đột phá trong việc cách nhìn. Giải pháp hiện nay thì tập trung vào least-cost (chi phí thấp nhất). Thực ra chỉ là chi phí tài chính thấp nhất. Nhưng khi tính toán về mặt chi phí giá thành thì những tổn thất về môi trường, xã hội lại chưa được tính vào giá thành.
Hoàng Hường: Tôi có một câu chuyện cá nhân. Nhà tôi thì ở gần tòa nhà khu Lotte, Hà Nội. Một hôm tôi có một suy nghĩ nếu thay bằng những tấm kính trên cả tòa nhà Lotte bằng những tấm thu năng lượng mặt trời thì họ vừa tự sản xuất được điện dùng, vừa thân thiện với môi trường. Tôi muốn tham khảo hai chuyên gia, có thể làm được như vậy hay không?
Bà Ngụy Thị Khanh: Về mặt công nghệ thì ý tưởng của chị Hường sẽ không có vấn đề gì nhưng chi phí của năng lượng mặt trời là mối băn khoăn của các nhà đầu tư. Đầu tư ban đầu sẽ đắt, nhưng về lâu dài sẽ không tốn bằng chi phí nhiên liệu và đất nếu các tấm pin được gắn theo hệ thống ống kính.
Ngoài chi phí đầu tư hệ thống sẽ phải có chi phí vận hành và nhiên liệu, thì phải tính chi phí cả vòng đời. Cũng như chi phí của nhiệt điện và thuỷ điện có những tác động tới của môi trường - xã hội, tức là tiền chữa bệnh, bảo hiểm sức khoẻ chưa được tính đến.
Ông Đào Trọng Tứ: Một trong những rào cản chính là tư duy. Chúng ta nói rằng đưa năng lượng gió hay mặt trời vào đầu tư đắt đỏ. Ví dụ đầu tư điện gió đắt gấp 2,5 lần thuỷ điện và 3 - 4 lần nhiệt điện. Liệu ta có chịu nổi không?
Quay lại câu chuyện Đức tại sao họ phát triển năng lượng bền vững được như thế vì họ có bước ngoặt chính sách. Người ta thay đổi tư duy từ sử dụng các năng lượng hoá thạch truyền thống sang năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Tất nhiên trong bước chuyển ấy không phải tất cả mọi thứ đều được suôn sẻ, không phải năng lượng mặt trời cũng được mọi người đồng ý.
Tuy nhiên, trong một thế giới phát triển thì sự gọi là bền vững trong đầu tư môi trường là rất thật. Tất nhiên, cũng phải nói một rào cản nữa đó là muốn làm anh sẽ động tới rất nhiều bên; nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Giống như ở thế kỷ thứ XIX, khi người ta muốn có năng lượng thuỷ điện thay thế năng lượng than đã bị chống đối ngay vì lúc đó những người khai thác than, những cơ sở sản xuất than sẽ bị mất lợi ích.
Hiện nay có những người nói chuyện với tôi rằng người ta phát hiện ra cách phát điện rất đơn giản, nhưng nếu mà đưa ra là... toi!
Hoàng Hường: Khi nói đến các ngành năng lượng đó là cơ chế độc quyền trong khai thác tài nguyên đất nước. Theo các khách mời, chuyện cạn kiệt tài nguyên, dao động nguồn cung về than, về điện… có liên quan gì đến cơ chế độc quyền lâu nay không?
Ông Nguyễn Minh Thuyết: Người phương Tây có câu “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome”. Chúng ta bàn đến rất nhiều chuyện. Tất cả các chuyện đều dẫn về cái cơ chế, cơ chế độc quyền trong quyết định, độc quyền trong kinh doanh, thì tôi nghĩ thật sự là làm ăn rất khó. Việc cải thiện thể chế này thì thật sự ra CP và NN nói chung thì nhìn thấy lâu rồi, và cũng đặt ra quyết tâm nhiều lắm rồi. Chỉ có điều là nhận thức ở nước ta nó đi nhanh hơn bước chân của mình. Nhiều khi mình đi chậm cũng không phải sức mình yếu mà vì có nhiều dây cản quá.
Ông Đào Trọng Tứ: Chuyện chống độc quyền rất dài hơi. Hiện nay đầu tư thuỷ điện không phải chỉ NN, mà rất nhiều DN tư nhân cũng làm thuỷ điện vừa và nhỏ và rất khốn khổ về chuyện “ai mua điện? lúc nào được bán? lúc nào không được bán?”
Bà Ngụy Thị Khanh: Chúng ta đang đi ngược với thế giới rất nhiều vấn đề. Ví dụ Hà Lan mua đất của nông dân để người ta trả lại cái dòng chảy uốn lượn của con sông, thì bây giờ mình lại đi kè sông, đi bó lại. Thế giới chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo, từ bỏ nhiệt điện than, điện nguyên tử, thì bây giờ mình lại đi thúc đẩy các lĩnh vực này. Mà, theo quy hoạch mới là nhiệt điện than sẽ chiếm 50% trong tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong vòng 10 năm tới cơ đấy. Như thế là đi ngược.
An ninh năng lượng sẽ là câu hỏi khó
Hoàng Hường: Một câu hỏi cuối cùng: từ một đất nước xuất khẩu, sắp tới ta sẽ thành nước nhập khẩu nguyên liệu, cụ thể là than. Trong tầm nhìn ngắn độ khoảng 10, 20 năm sắp tới thì sự thay đổi đó sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế nói chung cũng như ngành năng lượng nói riêng?
Bà Ngụy Thị Khanh: Thứ nhất, nếu không thay đổi trong quy hoạch điện hiện tại, tức là vẫn tăng tỉ lệ nhập khẩu than để sản xuất điện, thì đó là một rủi ro rất lớn cho môi trường, cho sinh thái, cho con người và cho cả sự phát triển kinh tế xã hội.
Những tác động của nhiệt điện than thì thế giới đã để lại bài học rồi và Việt Nam chúng ta cũng đang có những trải nghiệm. Những màu đen hoặc là những tỉ lệ của người mắc bệnh ung thư phổi, rồi ung thư vòm họng… xuất hiện tại những khu vực có nhà máy sản xuất nhiệt điện trong thời gian gần đây cũng là những minh chứng để cho thấy những tác hại.
Hệ số phát thải theo tính toán của quy hoạch điện cũ mà hiện nay họ đang điều chỉnh thì chi phí cho phát thải khoảng độ 1 tỉ đô-la. Mà nếu cứ theo quy hoạch này thì gia tăng phát thải từ nhiệt điện than chiếm khoảng 90% trong số mà phát thải CO2 của Việt Nam. Ngược lại với xu thế, với chiến lược tăng trưởng xanh mà quốc gia vừa ban hành và đang lỗ lực để thực hiện ở các cấp.
Thứ hai, liên quan đến an ninh năng lượng. Một nước phải nhập khẩu nhiên liệu, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài về mặt giá, về thị trường thay đổi. Và theo các chuyên gia của ngành than, nói rằng là “không dễ gì để Việt Nam có thể nhập được lượng than lớn như thế!” Như Nhật Bản hoặc là một số nước muốn nhập khẩu được than thì họ phải đưa tiền để sang mua, khai mỏ để đưa về. Để nhập được than về, đặc biệt là về đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc vận chuyển như hệ thống cảng biển, kho, bãi. Mà hiện nay tất cả các cơ sở hạ tầng ấy đều chưa có.
Thứ ba, chúng tôi rất lo lắng bởi vì khi phát triển nhiệt điện than thì sẽ liên quan đến sử dụng tài nguyên nước, và những tác động về tài nguyên nước đối với đồng bằng sông Cửu Long. Hiện các vựa lúa đang phải đổi mặt cới các thách thức từ phát triển thượng nguồn, tác động của biển. Sắp tới lại sẽ gia tăng thêm áp lực. Rồi những hậu quả về mặt sức khoẻ, những chi trả cho chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân.
Ông Đào Trọng Tứ: Theo tổng số trước đây chưa có điều chỉnh, đến năm 2020 chúng ta cần 80 triệu tấn than, hiện ta phải nhập khoảng một nửa. Thứ hai đến năm 2030, dự toán là chúng ta cần 150 triệu tấn than để sản xuất điện. Đây là một con số khủng khiếp!
Lấy đâu ra trong khoảng 50 năm nữa để có thể có được 80 triệu tấn than để sản xuất điện, rất là khó!
Tôi nghĩ là câu chuyện về năng lượng, hiện nay gọi là chân kiềng: an ninh nước là đầu tiên, an ninh lương thực và an ninh năng lượng là ba chân kiềng cho một phát triển của thế giới bền vững “phải đi với nhau như thế nào?” là câu hỏi mà những nhà kĩ thuật như tôi nói ra không biết có tạo được niềm tin không, nhưng vẫn cần phải nói.
Xin cảm ơn ba vị khách mời đưa về những phân tích chuyên môn và về góc độ quản lý NN sâu sắc. Cảm ơn quý vị độc giả của VietNamNet đã theo dõi buổi toạ đàm!
Tuần Việt Nam
Ảnh: Lê Anh Dũng
Chi phí thấp nhất chưa chắc tiết kiệm nhất
Hoàng Hường: Như phần trước chúng ta đang thảo luận, cách khai thác tận thu tài nguyên đã khiến đầu vào của nhiều ngành kinh tế đang bị suy giảm. Tôi được biết, ý tưởng năng lượng bền vững đã được nhiều nước tiên tiến áp dụng, điều gì đang cản trở chúng ta nhập khẩu những công nghệ tương tự về?
Bà Ngụy Thị Khanh: Vì còn liên quan nhiều đến chính sách, thể chế và các rào cản kỹ thuật. Ta thiếu quy hoạch năng lượng tổng thể.
Vừa rồi Chính phủ ra quyết định phải xây dựng quy hoạch năng lượng tổng thể quốc gia, được kì vọng điều hoà lại việc sử dụng nguồn tài nguyên cho các mục tiêu sản xuất năng lượng.
Một số tồn tại ở cấp quản lý. Thứ nhất, quy hoạch theo dự báo nhu cầu rất là cao, tăng 8% GDP. Nhưng trên thực tế chỉ được có 5%. Việc đáp ứng nhu cầu của GDP từ 5% đến 8% rất khác nhau, mà quan điểm về việc phải đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng để đạt được GDP cũng lạc hậu. Quan điểm: “tôi sản xuất ra cùng 1 đồng đôla GDP mà tôi tiêu dùng ít năng lượng hơn thì có nghĩa là tôi sẽ có hiệu quả nhiều hơn”, hoặc lý lẽ khác là “để làm ra một đồng GDP thì tôi lại phải tăng nhu cầu sử dụng năng lượng lên”.
Nhìn ra các nước, những năm 70 Đan Mạch khủng hoảng dầu. Lúc đó họ có một sự đột biến trong chính sách là tập trung đầu tư nghiên cứu và sử dụng biện pháp hiệu quả và tiết kiệm, giám phụ thuộc vào bên ngoài, và họ phát triển điện gió. Từ một nước nhập khẩu và có nguy cơ bị phụ thuộc thì họ trở thành một nước xuất khẩu công nghiệp về năng lượng.
Ở đây, rào cản về mặt chính sách của ta chưa được gỡ bỏ vì chưa có những đột phá trong việc cách nhìn. Giải pháp hiện nay thì tập trung vào least-cost (chi phí thấp nhất). Thực ra chỉ là chi phí tài chính thấp nhất. Nhưng khi tính toán về mặt chi phí giá thành thì những tổn thất về môi trường, xã hội lại chưa được tính vào giá thành.
Bà Ngụy Thị Khanh |
Bà Ngụy Thị Khanh: Về mặt công nghệ thì ý tưởng của chị Hường sẽ không có vấn đề gì nhưng chi phí của năng lượng mặt trời là mối băn khoăn của các nhà đầu tư. Đầu tư ban đầu sẽ đắt, nhưng về lâu dài sẽ không tốn bằng chi phí nhiên liệu và đất nếu các tấm pin được gắn theo hệ thống ống kính.
Ngoài chi phí đầu tư hệ thống sẽ phải có chi phí vận hành và nhiên liệu, thì phải tính chi phí cả vòng đời. Cũng như chi phí của nhiệt điện và thuỷ điện có những tác động tới của môi trường - xã hội, tức là tiền chữa bệnh, bảo hiểm sức khoẻ chưa được tính đến.
Ông Đào Trọng Tứ: Một trong những rào cản chính là tư duy. Chúng ta nói rằng đưa năng lượng gió hay mặt trời vào đầu tư đắt đỏ. Ví dụ đầu tư điện gió đắt gấp 2,5 lần thuỷ điện và 3 - 4 lần nhiệt điện. Liệu ta có chịu nổi không?
Quay lại câu chuyện Đức tại sao họ phát triển năng lượng bền vững được như thế vì họ có bước ngoặt chính sách. Người ta thay đổi tư duy từ sử dụng các năng lượng hoá thạch truyền thống sang năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Tất nhiên trong bước chuyển ấy không phải tất cả mọi thứ đều được suôn sẻ, không phải năng lượng mặt trời cũng được mọi người đồng ý.
Tuy nhiên, trong một thế giới phát triển thì sự gọi là bền vững trong đầu tư môi trường là rất thật. Tất nhiên, cũng phải nói một rào cản nữa đó là muốn làm anh sẽ động tới rất nhiều bên; nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Giống như ở thế kỷ thứ XIX, khi người ta muốn có năng lượng thuỷ điện thay thế năng lượng than đã bị chống đối ngay vì lúc đó những người khai thác than, những cơ sở sản xuất than sẽ bị mất lợi ích.
Hiện nay có những người nói chuyện với tôi rằng người ta phát hiện ra cách phát điện rất đơn giản, nhưng nếu mà đưa ra là... toi!
Ông Đào Trọng Tứ |
Ông Nguyễn Minh Thuyết: Người phương Tây có câu “Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome”. Chúng ta bàn đến rất nhiều chuyện. Tất cả các chuyện đều dẫn về cái cơ chế, cơ chế độc quyền trong quyết định, độc quyền trong kinh doanh, thì tôi nghĩ thật sự là làm ăn rất khó. Việc cải thiện thể chế này thì thật sự ra CP và NN nói chung thì nhìn thấy lâu rồi, và cũng đặt ra quyết tâm nhiều lắm rồi. Chỉ có điều là nhận thức ở nước ta nó đi nhanh hơn bước chân của mình. Nhiều khi mình đi chậm cũng không phải sức mình yếu mà vì có nhiều dây cản quá.
Ông Đào Trọng Tứ: Chuyện chống độc quyền rất dài hơi. Hiện nay đầu tư thuỷ điện không phải chỉ NN, mà rất nhiều DN tư nhân cũng làm thuỷ điện vừa và nhỏ và rất khốn khổ về chuyện “ai mua điện? lúc nào được bán? lúc nào không được bán?”
Bà Ngụy Thị Khanh: Chúng ta đang đi ngược với thế giới rất nhiều vấn đề. Ví dụ Hà Lan mua đất của nông dân để người ta trả lại cái dòng chảy uốn lượn của con sông, thì bây giờ mình lại đi kè sông, đi bó lại. Thế giới chuyển sang phát triển năng lượng tái tạo, từ bỏ nhiệt điện than, điện nguyên tử, thì bây giờ mình lại đi thúc đẩy các lĩnh vực này. Mà, theo quy hoạch mới là nhiệt điện than sẽ chiếm 50% trong tổng nhu cầu năng lượng của Việt Nam trong vòng 10 năm tới cơ đấy. Như thế là đi ngược.
Hoàng Hường: Một câu hỏi cuối cùng: từ một đất nước xuất khẩu, sắp tới ta sẽ thành nước nhập khẩu nguyên liệu, cụ thể là than. Trong tầm nhìn ngắn độ khoảng 10, 20 năm sắp tới thì sự thay đổi đó sẽ tác động thế nào đến nền kinh tế nói chung cũng như ngành năng lượng nói riêng?
Bà Ngụy Thị Khanh: Thứ nhất, nếu không thay đổi trong quy hoạch điện hiện tại, tức là vẫn tăng tỉ lệ nhập khẩu than để sản xuất điện, thì đó là một rủi ro rất lớn cho môi trường, cho sinh thái, cho con người và cho cả sự phát triển kinh tế xã hội.
Những tác động của nhiệt điện than thì thế giới đã để lại bài học rồi và Việt Nam chúng ta cũng đang có những trải nghiệm. Những màu đen hoặc là những tỉ lệ của người mắc bệnh ung thư phổi, rồi ung thư vòm họng… xuất hiện tại những khu vực có nhà máy sản xuất nhiệt điện trong thời gian gần đây cũng là những minh chứng để cho thấy những tác hại.
Hệ số phát thải theo tính toán của quy hoạch điện cũ mà hiện nay họ đang điều chỉnh thì chi phí cho phát thải khoảng độ 1 tỉ đô-la. Mà nếu cứ theo quy hoạch này thì gia tăng phát thải từ nhiệt điện than chiếm khoảng 90% trong số mà phát thải CO2 của Việt Nam. Ngược lại với xu thế, với chiến lược tăng trưởng xanh mà quốc gia vừa ban hành và đang lỗ lực để thực hiện ở các cấp.
Thứ hai, liên quan đến an ninh năng lượng. Một nước phải nhập khẩu nhiên liệu, chúng ta sẽ bị phụ thuộc vào nước ngoài về mặt giá, về thị trường thay đổi. Và theo các chuyên gia của ngành than, nói rằng là “không dễ gì để Việt Nam có thể nhập được lượng than lớn như thế!” Như Nhật Bản hoặc là một số nước muốn nhập khẩu được than thì họ phải đưa tiền để sang mua, khai mỏ để đưa về. Để nhập được than về, đặc biệt là về đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều vấn đề liên quan đến việc vận chuyển như hệ thống cảng biển, kho, bãi. Mà hiện nay tất cả các cơ sở hạ tầng ấy đều chưa có.
Thứ ba, chúng tôi rất lo lắng bởi vì khi phát triển nhiệt điện than thì sẽ liên quan đến sử dụng tài nguyên nước, và những tác động về tài nguyên nước đối với đồng bằng sông Cửu Long. Hiện các vựa lúa đang phải đổi mặt cới các thách thức từ phát triển thượng nguồn, tác động của biển. Sắp tới lại sẽ gia tăng thêm áp lực. Rồi những hậu quả về mặt sức khoẻ, những chi trả cho chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân.
Ông Đào Trọng Tứ: Theo tổng số trước đây chưa có điều chỉnh, đến năm 2020 chúng ta cần 80 triệu tấn than, hiện ta phải nhập khoảng một nửa. Thứ hai đến năm 2030, dự toán là chúng ta cần 150 triệu tấn than để sản xuất điện. Đây là một con số khủng khiếp!
Lấy đâu ra trong khoảng 50 năm nữa để có thể có được 80 triệu tấn than để sản xuất điện, rất là khó!
Tôi nghĩ là câu chuyện về năng lượng, hiện nay gọi là chân kiềng: an ninh nước là đầu tiên, an ninh lương thực và an ninh năng lượng là ba chân kiềng cho một phát triển của thế giới bền vững “phải đi với nhau như thế nào?” là câu hỏi mà những nhà kĩ thuật như tôi nói ra không biết có tạo được niềm tin không, nhưng vẫn cần phải nói.
Xin cảm ơn ba vị khách mời đưa về những phân tích chuyên môn và về góc độ quản lý NN sâu sắc. Cảm ơn quý vị độc giả của VietNamNet đã theo dõi buổi toạ đàm!
Tuần Việt Nam
Ảnh: Lê Anh Dũng
No comments:
Post a Comment