10/29/2017
Một số bản tin mới nhất về hoạt động của VAF liên quan đến sự “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” đã được đăng tải trên nhiều tờ báo. Người viết xin đóng góp vài nhận xét và ý kiến sau đây:
1. Định nghĩa “trùng tu”: “Trùng tu” (động từ) là hành động có tính cách sửa chữa, mang lại hình thể như cũ của một vật gì, một cơ sở gì có hình dạng thường thì to lớn, có tính cách quan trọng và có thể liên quan đến lịch sử trên nhiều phương diện như văn hóa, xã hội, tôn giáo,và chính trị.
2. Nếu chúng ta đồng ý với định nghĩa trên về “trùng tu” thì khi áp dụng vào trong trường hợp sự trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội ỏ Biên Hòa (NTQDBH), điều trước tiên chúng ta cần biết là NTQDBH này đã bị hư hại gì mà cần phải được trùng tu. Xét trong khía cạnh tinh thần và ký ức người dân đã sống trong thể chế VNCH thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vẫn còn hiện diên, nhưng nếu xét theo thực tế thì có 3 nhận xét sau đây chứng tỏ rằng NTQDBH đã bị hủy hoại rất nhiều, và sau 2 năm trùng tu, người dân đã đến NTQDBH trước năm 1975 bây giờ quay lại, khó có thể nhận ra nghĩa trang này:
a) Thứ nhất, không nơi nào có bảng đề hay danh hiệu NTQDBH nữa. Nếu một người con cháu của những ngôi mộ cha ông về thăm NTQDBH thì sẽ không còn dấu bảng hiệu, chữ viết gì của nghĩa trang này. Nghĩa trang này đã bị đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An” do một Nghị định của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 27 tháng 11, 2006.
b) Thứ hai, những ngôi mộ của cố quân nhân VHCH đã bị thay đổi rất nhiều, trên 1/3 bị đào lên, nhiều ngôi mộ không còn dấu vết người chết, nhiều hãng xưởng hay cơ quan qụân, tỉnh đã xây dựng cơ sở trên nhiều ngôi mộ.
c) Thứ ba, những biểu tượng của NTQDBH đã không còn nguyên vẹn: Nghĩa Dũng Đài bị cắt 16 mét, từ 36 xuống còn 20 mét cao. Đền thờ Tử Sĩ bị gọi là Đền Liệt Sĩ, Tượng Người Lính Vô Danh bị phá hủy hoàn toàn
3. Nếu trùng tu hiểu theo nghĩa trên thì những sự sửa chữa đã hoàn tất không thể gọi là NTQDBH đã được trùng tu:
Điểm quan trọng nhất là cái tên “NghĩaTrang Quân Đội” đã không còn nữa và bị thay thế bằng cái tên khác”Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An”. Dưới thời VNCH, có nhiều Nghĩa Trang Quân Đội ở một số tỉnh lớn, mà Biên Hòa là một trong những tỉnh được xây dựng nghĩa trang cho tử sĩ VNCH. TT Nguyễn Tấn Dũng (NTD) khi mang thêm chữ “Nhân Dân” vào tên Nghĩa Trang Bình An có thể có dụng ý là thay thế chữ “Quân Đội”. NTD có thể đã không thể dứt khoát bỏ hẳn sự “có mặt” của 18,000 ngôi mộ cố quân nhân của Quân Đội VNCH cho nên gồm họ chung vào danh từ “Nhân Dân” vì nhân dân bao gồm mọi thành phần dân chúng. Nói là dụng ý vì rất ít khi có danh từ “Nhân Dân” trong tên của các nghĩa trang. Dưới đây là hình ảnh danhxưng cũ và mới của NTQDBH:
Sự đổi tên nghĩa trang này phản lại hoàn toàn bản chất của sự “trùng tu”. Thí dụ, sau khi sửa sang “Hồ Hoàn Kiếm” ở Hà Nội, chúng ta lại đặt cho nó cái tên khác như “Hồ Nhân Dân Hà Nội” thì không những cái tên mới này đánh mất tính cách lịch sử của sự tích “rùa trả lại kiếm”, mà còn làm mọi người không biết hồ này là hồ nào, cho đến khi được giải thích. Đó là chưa kể sự vô lý và nhiều ẩn ý của sự đổi tên. Và như thế, người ta không có quyền gọi sự sửa sang Hồ Hoàn Kiếm này là sự trùng tu Hồ Hoàn Kiếm được.
Cũng thế, cho đến khi cổng vào nghĩa trang này có chữ Nghĩa Trang Quân Đôi sau khi hoàn tất sự trùng tu, thì sự trùng tu này mới có chính danh và đúng nghĩa. Tuy nhiên, vì sự “tế nhị” của chính trị, và cũng có thể do sự “hòa hợp hòa giải với chính phủ Hoa Kỳ và nhóm VAF để đạt được một số quyền lợi”, CSVN cũng có thể làm bảng với tên là “Nguyên là Nghĩa Trang Quân Đôi Trước 1975” nơi khu của trên 10,000 ngôi mộ tử sĩ VNCH sẽ được gôm vào một chỗ.
Điểm quan trọng thứ hai, là tên của đền thờ vong linh những người đã chết. Tên của đền này trước năm 1975 được gọi là Đền Tử Sĩ. Sau khi sửa chữa, được CSVN gọi là Đền Liệt Sĩ. VNCH có lý do để chỉ gọi là Đền Tử Sĩ (người đã chết – Sĩ có thể được chỉ Quân Nhân) vì nghĩa trang này đã có NGHĨA DŨNG ĐÀI cao 36 mét để nói lên lòng ngưỡng mộ với sự anh dũng làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tổ quốc của quân nhân cán chính VNCH, không cần ca tụng người lính đã chết một lần nữa. Chỉ có CSVN gọi những người lính đã chết là Liệt Sĩ, và gọi tên cái đền Tử Sĩ này là Đền Liệt Sĩ thì không đúng theo lịch sử. Đó không phải là sự trùng tu, mà là thay đổi. Dưới đây là bản vẽ tổng quát của dự án trùng tu NTQDBH của CSVN với chữ “Đài Liệt Sĩ” thay thế cho “Đền Tử Sĩ”
Điểm quan trọng thứ ba là sự dựng lại Tượng Thương Tiếc ngay cổng vào NTQDBH thời trước 1975 sau khi bị giật đổ năm 1975. Chúng ta tin chắc là sẽ không có chuyện dựng lại tượng Tiếc Thương này và như vậy sự trùng tu NTQDBH sẽ không xẩy ra theo đúng nghĩa của nó.
Điểm quan trọng thứ tư là sự trùng tu Nghĩa Dũng Đài, đã bị cắt đi 16 (từ 36 xuống còn 20 mét) chiều cao. Chiều cao này biểu tượng cho thanh gươm mà những ai còn nhớ khi trong quân trường huấn luyện, thanh gươm được đeo ngang người tốt nghiệp thủ khoa và á khoa, và chào gươm là biểu tượng cho lời thề bảo vệ tổ quốc. Cắt đi gần một nửa lưỡi gươm và không xây lại, không thể gọi là trùng tu được. Sau đây là những hình ảnh về Nghĩa Dũng Đài cùng Chào Gươm:
Một số bản tin mới nhất về hoạt động của VAF liên quan đến sự “trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” đã được đăng tải trên nhiều tờ báo. Người viết xin đóng góp vài nhận xét và ý kiến sau đây:
1. Định nghĩa “trùng tu”: “Trùng tu” (động từ) là hành động có tính cách sửa chữa, mang lại hình thể như cũ của một vật gì, một cơ sở gì có hình dạng thường thì to lớn, có tính cách quan trọng và có thể liên quan đến lịch sử trên nhiều phương diện như văn hóa, xã hội, tôn giáo,và chính trị.
2. Nếu chúng ta đồng ý với định nghĩa trên về “trùng tu” thì khi áp dụng vào trong trường hợp sự trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội ỏ Biên Hòa (NTQDBH), điều trước tiên chúng ta cần biết là NTQDBH này đã bị hư hại gì mà cần phải được trùng tu. Xét trong khía cạnh tinh thần và ký ức người dân đã sống trong thể chế VNCH thì Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vẫn còn hiện diên, nhưng nếu xét theo thực tế thì có 3 nhận xét sau đây chứng tỏ rằng NTQDBH đã bị hủy hoại rất nhiều, và sau 2 năm trùng tu, người dân đã đến NTQDBH trước năm 1975 bây giờ quay lại, khó có thể nhận ra nghĩa trang này:
a) Thứ nhất, không nơi nào có bảng đề hay danh hiệu NTQDBH nữa. Nếu một người con cháu của những ngôi mộ cha ông về thăm NTQDBH thì sẽ không còn dấu bảng hiệu, chữ viết gì của nghĩa trang này. Nghĩa trang này đã bị đổi tên thành “Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An” do một Nghị định của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 27 tháng 11, 2006.
b) Thứ hai, những ngôi mộ của cố quân nhân VHCH đã bị thay đổi rất nhiều, trên 1/3 bị đào lên, nhiều ngôi mộ không còn dấu vết người chết, nhiều hãng xưởng hay cơ quan qụân, tỉnh đã xây dựng cơ sở trên nhiều ngôi mộ.
c) Thứ ba, những biểu tượng của NTQDBH đã không còn nguyên vẹn: Nghĩa Dũng Đài bị cắt 16 mét, từ 36 xuống còn 20 mét cao. Đền thờ Tử Sĩ bị gọi là Đền Liệt Sĩ, Tượng Người Lính Vô Danh bị phá hủy hoàn toàn
3. Nếu trùng tu hiểu theo nghĩa trên thì những sự sửa chữa đã hoàn tất không thể gọi là NTQDBH đã được trùng tu:
Điểm quan trọng nhất là cái tên “NghĩaTrang Quân Đội” đã không còn nữa và bị thay thế bằng cái tên khác”Nghĩa Trang Nhân Dân Bình An”. Dưới thời VNCH, có nhiều Nghĩa Trang Quân Đội ở một số tỉnh lớn, mà Biên Hòa là một trong những tỉnh được xây dựng nghĩa trang cho tử sĩ VNCH. TT Nguyễn Tấn Dũng (NTD) khi mang thêm chữ “Nhân Dân” vào tên Nghĩa Trang Bình An có thể có dụng ý là thay thế chữ “Quân Đội”. NTD có thể đã không thể dứt khoát bỏ hẳn sự “có mặt” của 18,000 ngôi mộ cố quân nhân của Quân Đội VNCH cho nên gồm họ chung vào danh từ “Nhân Dân” vì nhân dân bao gồm mọi thành phần dân chúng. Nói là dụng ý vì rất ít khi có danh từ “Nhân Dân” trong tên của các nghĩa trang. Dưới đây là hình ảnh danhxưng cũ và mới của NTQDBH:
Sự đổi tên nghĩa trang này phản lại hoàn toàn bản chất của sự “trùng tu”. Thí dụ, sau khi sửa sang “Hồ Hoàn Kiếm” ở Hà Nội, chúng ta lại đặt cho nó cái tên khác như “Hồ Nhân Dân Hà Nội” thì không những cái tên mới này đánh mất tính cách lịch sử của sự tích “rùa trả lại kiếm”, mà còn làm mọi người không biết hồ này là hồ nào, cho đến khi được giải thích. Đó là chưa kể sự vô lý và nhiều ẩn ý của sự đổi tên. Và như thế, người ta không có quyền gọi sự sửa sang Hồ Hoàn Kiếm này là sự trùng tu Hồ Hoàn Kiếm được.
Cũng thế, cho đến khi cổng vào nghĩa trang này có chữ Nghĩa Trang Quân Đôi sau khi hoàn tất sự trùng tu, thì sự trùng tu này mới có chính danh và đúng nghĩa. Tuy nhiên, vì sự “tế nhị” của chính trị, và cũng có thể do sự “hòa hợp hòa giải với chính phủ Hoa Kỳ và nhóm VAF để đạt được một số quyền lợi”, CSVN cũng có thể làm bảng với tên là “Nguyên là Nghĩa Trang Quân Đôi Trước 1975” nơi khu của trên 10,000 ngôi mộ tử sĩ VNCH sẽ được gôm vào một chỗ.
Điểm quan trọng thứ hai, là tên của đền thờ vong linh những người đã chết. Tên của đền này trước năm 1975 được gọi là Đền Tử Sĩ. Sau khi sửa chữa, được CSVN gọi là Đền Liệt Sĩ. VNCH có lý do để chỉ gọi là Đền Tử Sĩ (người đã chết – Sĩ có thể được chỉ Quân Nhân) vì nghĩa trang này đã có NGHĨA DŨNG ĐÀI cao 36 mét để nói lên lòng ngưỡng mộ với sự anh dũng làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm đối với tổ quốc của quân nhân cán chính VNCH, không cần ca tụng người lính đã chết một lần nữa. Chỉ có CSVN gọi những người lính đã chết là Liệt Sĩ, và gọi tên cái đền Tử Sĩ này là Đền Liệt Sĩ thì không đúng theo lịch sử. Đó không phải là sự trùng tu, mà là thay đổi. Dưới đây là bản vẽ tổng quát của dự án trùng tu NTQDBH của CSVN với chữ “Đài Liệt Sĩ” thay thế cho “Đền Tử Sĩ”
Điểm quan trọng thứ ba là sự dựng lại Tượng Thương Tiếc ngay cổng vào NTQDBH thời trước 1975 sau khi bị giật đổ năm 1975. Chúng ta tin chắc là sẽ không có chuyện dựng lại tượng Tiếc Thương này và như vậy sự trùng tu NTQDBH sẽ không xẩy ra theo đúng nghĩa của nó.
Điểm quan trọng thứ tư là sự trùng tu Nghĩa Dũng Đài, đã bị cắt đi 16 (từ 36 xuống còn 20 mét) chiều cao. Chiều cao này biểu tượng cho thanh gươm mà những ai còn nhớ khi trong quân trường huấn luyện, thanh gươm được đeo ngang người tốt nghiệp thủ khoa và á khoa, và chào gươm là biểu tượng cho lời thề bảo vệ tổ quốc. Cắt đi gần một nửa lưỡi gươm và không xây lại, không thể gọi là trùng tu được. Sau đây là những hình ảnh về Nghĩa Dũng Đài cùng Chào Gươm:
Một điều mà VAF đang làm mà được CSVN cho phép, đó là sửa sang lại những ngôi mộ của tử sĩ VNCH mà CSVN cho phép theo tính cách “nhân đạo”. VAF nói là họ đã sửa sang lại nhiều ngàn ngôi mộ thời trước 1975 và mỗi ngôi mộ còn lại sẽ cần khoảng 60 US dollars để hoàn tất. Nếu còn khoảng 10,000 ngôi mộ cần sửa sang thì chi phí sẽ là $600,000, một số tiền không lớn để phải cần đến sự bàn cãi và nhúng tay của Quốc Hội Hoa Kỳ.
Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ đóng góp số tiền $600,000 ngàn đó? Và tại sao người Việt ở nước Mỹ hàng năm tự nguyện đóng góp trên $1,000,000 cho thương binh VNCH tại quê nhà, lại không có thể đóng góp $600,000 cho việc tu sửa những ngôi mộ tử sĩ VNCH?
Cộng đồng Việt Nam ngoài nước đã thể hiện sự không đồng ý với sự kêu gọi trùng tu NTQDBH do VAF chủ trương và kêu gọi, vì họ nghi ngờ sự trùng tu này khi chính quyền Việt Nam đã làm mất đi cái tên Nghĩa Trang Quân Đội và thay vào đó bằng một cái tên có tính chất địa phương.
Một dự án nữa của tổ chức VAF liên quan đến việc tìm kiếm và di hài về NTQDBH những quân cán chính VNCH đã bị chết trong những trại giam của CSVN sau năm 1975. Có lẽ đó là một lý do khiến VAF cần có sự lên tiếng của Quốc Hội Hoa Kỳ, và cần có sự hợp tác, cho phép của chính phủ Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ đóng góp tiền và phương tiện, Việt Nam sẽ đóng góp địa điểm của những trại giam cùng danh sách của những người tù đã chết. Nói là “có lẽ” vì chúng ta chưa có dịp tìm hiểu chi tiết những dự án do VAF nộp cho chính quyền Việt Nam và quốc hội Hoa Kỳ.
Một trong những mục tiêu chính của VAF khi hoạt động là đem lại sự hoà hợp hoà giải (reconciliation) giữa các phía trong trận chiến trước 1975, và những ngôi mộ của tử sĩ VNCH trong Nghĩa trang Quân Đội cũ cùng những ngôi mộ của người tù trong ngoài những trại giam “cải tạo” là một chiêu thức được xử dụng.
Nhiều điều chúng ta chưa hiểu rõ về chuyện trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội (VNCH) ở Biên Hòa này. “Trùng tu” có phải là chữ dùng chính xác không? Ai sẽ được lợi trong sự trùng tu này? Có phải những người đã nằm yên dưới lòng đất? Một điều chúng ta cần lưu ý, có lẽ rất nhiều những ngôi mộ đó không phải là nhân dân Bình An. Người viết bài này biết điều đó, vì chính người viết đã trực tiếp thăm xác và đưa quan tài 3 người quen biết là sĩ quan trong quân lực VNCH đến mộ phần trong NTQDBH. Họ sinh trưởng ở Sài Gòn và Đà Nẵng.
Câu hỏi đặt ra là, ai sẽ đóng góp số tiền $600,000 ngàn đó? Và tại sao người Việt ở nước Mỹ hàng năm tự nguyện đóng góp trên $1,000,000 cho thương binh VNCH tại quê nhà, lại không có thể đóng góp $600,000 cho việc tu sửa những ngôi mộ tử sĩ VNCH?
Cộng đồng Việt Nam ngoài nước đã thể hiện sự không đồng ý với sự kêu gọi trùng tu NTQDBH do VAF chủ trương và kêu gọi, vì họ nghi ngờ sự trùng tu này khi chính quyền Việt Nam đã làm mất đi cái tên Nghĩa Trang Quân Đội và thay vào đó bằng một cái tên có tính chất địa phương.
Một dự án nữa của tổ chức VAF liên quan đến việc tìm kiếm và di hài về NTQDBH những quân cán chính VNCH đã bị chết trong những trại giam của CSVN sau năm 1975. Có lẽ đó là một lý do khiến VAF cần có sự lên tiếng của Quốc Hội Hoa Kỳ, và cần có sự hợp tác, cho phép của chính phủ Việt Nam. Hoa Kỳ sẽ đóng góp tiền và phương tiện, Việt Nam sẽ đóng góp địa điểm của những trại giam cùng danh sách của những người tù đã chết. Nói là “có lẽ” vì chúng ta chưa có dịp tìm hiểu chi tiết những dự án do VAF nộp cho chính quyền Việt Nam và quốc hội Hoa Kỳ.
Một trong những mục tiêu chính của VAF khi hoạt động là đem lại sự hoà hợp hoà giải (reconciliation) giữa các phía trong trận chiến trước 1975, và những ngôi mộ của tử sĩ VNCH trong Nghĩa trang Quân Đội cũ cùng những ngôi mộ của người tù trong ngoài những trại giam “cải tạo” là một chiêu thức được xử dụng.
Nhiều điều chúng ta chưa hiểu rõ về chuyện trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội (VNCH) ở Biên Hòa này. “Trùng tu” có phải là chữ dùng chính xác không? Ai sẽ được lợi trong sự trùng tu này? Có phải những người đã nằm yên dưới lòng đất? Một điều chúng ta cần lưu ý, có lẽ rất nhiều những ngôi mộ đó không phải là nhân dân Bình An. Người viết bài này biết điều đó, vì chính người viết đã trực tiếp thăm xác và đưa quan tài 3 người quen biết là sĩ quan trong quân lực VNCH đến mộ phần trong NTQDBH. Họ sinh trưởng ở Sài Gòn và Đà Nẵng.