2/28/2016

Thời kỳ hoàng hôn của Đảng Cộng sản cai trị ở Trung Quốc

Song Phan dịch, 2/26/2016 
Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei), 
The American Interest (tháng 3/4/2016)


Chiến lược sinh tồn của Đảng Cộng sản hậu Thiên An Môn đã cạn kiệt, còn chiến lược mới của họ lại có khả năng đẩy nhanh sự sụp đổ của đảng.



Ảnh: Mark Ralston/AFP/Getty Images

Không có chế độ chuyên chế nào thành công bằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Năm 1989, chế độ đã gần chạm cửa tử khi hàng triệu người biểu tình ở các thành phố lớn trên cả nước, đòi hỏi dân chủ và trút nỗi phẫn nộ của họ lên tham nhũng. Đảng đã được cứu sống chỉ với sự giúp sức của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) với xe tăng của họ nghiền nát những người biểu tình ôn hòa quanh Thiên An Môn và tại Bắc Kinh vào 4 tháng 6. Tuy nhiên, trong một phần tư thế kỷ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, ĐCSTQ đã nhiều lần bất tuân dự đoán về sự sụp đổ sắp xảy ra của họ từ những kẻ ác mồm. Không những vẫn sống sót sau cú sốc sụp đổ của Liên Xô mà ĐCSTQ còn vượt qua đuợc cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-98 và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Kể từ vụ Thiên An Môn, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng khoảng 10 lần giá trị thực. Mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ $980 đến $13.216 về sức mua tương đương (PPP) trong cùng thời kỳ, đưa đất nước vào hàng các nước có thu nhập trung bình cao.

Dễ hiểu là thành tích đó đã khiến nhiều nhà quan sát, trong đó có các nhà quan sát Trung Quốc dày dạn, tin rằng ĐCSTQ đã trở thành một chế độ độc tài bền vững với nhiều sức mạnh bên trong mà hầu hết các chế độ chuyên quyền khác không có. Ngoài những thứ khác, ĐCSTQ được cho là đã phát triển một quy trình chuyển giao lãnh đạo hiệu quả, dựa trên các quy tắc và chuẩn mực đã thành nếp, một hệ thống lựa chọn các quan chức có khả năng dựa trên tài năng và khả năng đáp ứng nhu cầu quần chúng. Thay vì, là một chế độ cứng nhắc như Đảng Cộng sản Liên Xô thời Leonid Brezhnev, ĐCSTQ thể hiện khả năng đáng lưu ý về học tập và thích ứng.

Thật không may cho những người ủng hộ lý thuyết về “khả năng bền vững của sự độc tài”, các giả định, chứng cứ và kết luận của họ đã trở nên khó bảo vệ hơn khi cân nhắc của những diễn tiến gần đây ở Trung Quốc. Các dấu hiệu về tranh giành quyền lực của giới chủ chốt (elite), nạn tham nhũng, mất động lực kinh tế và chính sách đối ngoại quyết đoán, nguy cơ cao đều hiển hiện. Kết quả là, ngay cả một số học giả mà nghiên cứu của họ có liên quan đến thuyết về khả năng bền vững của độc tài đã bị buộc phải xem xét lại. Ngày càng rõ ràng rằng những diễn biến gần đây làm thay đổi nhận thức về độ bền vững của ĐCSTQ là không theo chu kỳ mà theo cấu trúc. Chúng là triệu chứng về sự cạn kiệt chiến lược sinh tồn của chế độ sau vụ Thiên An Môn. Một số trụ cột quan trọng của chiến lược này (như sự thống nhất của giới chủ chốt, tính chính đáng dựa trên thành tựu, sự lựa chọn của giới chủ chốt trong xã hội và sự kiềm chế chiến lược trong chính sách đối ngoại) đã gãy đổ hoặc trở thành rỗng ruột, buộc ĐCSTQ càng gia tăng sự đàn áp và hô hào lòng yêu nước để bám lấy quyền lực.

Do đó, giới chủ chốt cầm quyền Trung Quốc hiện phải đối mặt với sự lựa chọn khắc nghiệt kể từ vụ Thiên An Môn: Mô hình phát triển chủ nghĩa tư bản bè cánh độc đoán, hậu năm1989, đã chết, và họ có thể hoặc là đua tranh với Đài Loan hay Hàn Quốc để dân chủ hóa và thu đạt được tính chính đáng lâu bền này, hoặc là sẵn sàng áp dụng biện pháp đàn áp ngày càng gia tăng để duy trì sự cai trị độc đảng. Cách họ chọn sẽ ảnh hưởng đến không chỉ Trung Quốc và Châu Á mà cả thế giới.

Mặc dù các hình ảnh phổ biến về “quyền lực nhân dân” hay các cuộc cách mạng “Mùa Xuân Ả Rập”, nguồn quan trọng nhất duy nhất của sự thay đổi thể chế ở các chế độ độc tài là việc đổ vỡ sự thống nhất của giới chủ chốt cầm quyền. Diễn biến này chủ yếu gây ra bởi sự tăng mạnh các xung đột giữa giới chủ chốt cầm quyền đối với chiến lược giữ chế độ sinh tồn, việc phân chia quyền lực và đỡ đầu. Kinh nghiệm từ các cuộc chuyển đổi dân chủ kể từ giữa thập niên 1970 cho thấy, khi chế độ chuyên quyền đối đầu với những thách thức từ các lực lượng xã hội, đòi hỏi thay đổi chính trị, vấn đề gây chia rẽ nhất trong giới chủ chốt cầm quyền là liệu có nên đàn áp các lực lượng đó thông qua leo thang bạo lực hay là thích ứng với các lực lượng đó thông qua tự do hoá. Nếu những người cải cách chiếm ưu thế thì những bước đầu tiên tiến tới quá trình chuyển đổi chế độ, tiêu biểu qua việc nới lỏng kiểm soát chính trị và xã hội, sẽ tiếp theo sau. Nếu phe bảo thủ thắng cuộc thì đàn áp mạnh bạo hơn (nhưng xung đột xã hội và chính trị cũng leo thang) sẽ kéo theo, ít nhất là cho đến khi chế độ đối mặt với một cuộc khủng hoảng khác buộc nó phải quay lại câu hỏi liệu tiến trình đàn áp có là chiến lược tốt nhất không. Một mối liên quan quen thuộc gây mất đoàn kết trong giới chủ chốt là xung đột về phân chia quyền lực và do đó phạm vi của các mạng lưới đỡ đầu. Về chế độ chuyên quyền xác lập vững hơn, chẳng hạn các nhà nước độc đảng Lenin hậu toàn trị, xung đột này có xu hướng phát sinh khi cạnh tranh quyền lực dẫn đến việc vi phạm các quy tắc và chuẩn mực đã xác lập từ lâu vốn bảo vệ sự cân bằng quyền lực mong manh trong giới chủ chốt cầm quyền và tình trạng an toàn thực tế của họ. Trong nhiều trường hợp, nếu không phải là hầu hết (và Trung Quốc không là ngoại lệ) những vi phạm đó nhân danh cho các nhóm gia đình, và do đó thể hiện việc tái phân chia hệ thống đỡ đầu trong chính trị.

Trường hợp Trung Quốc, việc đổ vỡ sự thống nhất trong giới chủ chốt không dựa trên cuộc tranh luận giữa phe bảo thủ và cải cách, mà trên cuộc đấu tranh giành ưu thế trong chính phe bảo thủ. Các dấu hiệu ban đầu của sự chia rẽ trong giới chủ chốt chóp bu là việc thanh trừng Bạc Hi Lai, cựu bí thư đầy tham vọng của Trùng Khánh, ngay trước thềm Đại hội ĐCSTQ lần thứ 18 vào năm 2012. Nhiều sự kiện sau đó cho thấy rằng, sự sụp đổ của Bạc Hi Lai mới chỉ là khúc dạo đầu cho một cuộc ‘tổng vệ sinh’ nội bộ mà đảng chứng kiến, tính từ cuộc Cách mạng Văn hóa. Sau khi Tập Cận Bình, người chiến thắng trong cuộc đấu, chính thức đảm nhận vị trí tổng bí thư ĐCSTQ và tổng tư lệnh quân đội hồi tháng 11 năm 2012, ông ta đã phát động chiến dịch chống tham nhũng dữ dội nhất trong thời gian gần đây để đạt được uy thế chính trị qua việc tiêu diệt các đối thủ của mình. Mặc dù chiến dịch của Tập Cận Bình có vẻ được ưa chuộng, gần như chỉ qua một đêm, nó đã tháo dỡ hết hệ thống mà tầng lớp chủ chốt cầm quyền đã dầy công xây dựng để duy trì sự đoàn kết của họ trong thời kỳ hậu Thiên An Môn.

Có ba trụ cột chống đỡ hệ thống này. Trụ cột đầu tiên là sự cân bằng quyền lực chính trị mong manh ở chóp bu, thường được biết như là sự lãnh đạo tập thể, được thiết kế để ngăn chặn sự xuất hiện của một lãnh đạo kiểu Mao, kẻ có thể áp đặt ý chí của mình lên đảng. Theo hệ thống này, các quyết định chính sách quan trọng được thực hiện thông qua một quá trình xây dựng đồng thuận và thỏa hiệp, bảo đảm bảo vệ các lợi ích của các lãnh đạo cấp cao và phe phái của họ. Trụ cột thứ hai là an toàn cá nhân tuyệt đối cho các lãnh đạo chóp bu. Một trong những bài học quan trọng từ sự thất bại của thời đại Mao là sự thống nhất của giới chủ chốt là không thể có được nếu không có sự bảo đảm này, bởi vì chỉ có những người cai trị không chạm tới được mới có khả năng và uy tín để đàm phán với nhau, ngã giá, và giải quyết các xung đột trong nội bộ chế độ. Trụ cột thứ ba là một hệ thống chia sẻ những lợi lộc của sự phát triển kinh tế trong giới chủ chốt, chủ yếu là thông qua mạng lưới đỡ đầu to lớn và phức tạp. Chắc chắn, hệ thống này đã tạo ra tham nhũng tràn lan, nhưng nó cũng đã cung cấp những khuyến khích để giới chủ chốt làm việc hết mình vì chế độ.

Hiện nay, chưa tròn ba năm sau khi Tập Cận Bình buớc lên vị trí tột đỉnh, hệ thống này đã bị băm nhỏ ra. Tương đương với một thế giới “đa cực”, ở giới chóp bu của chế độ ĐCSTQ hiện nay là một hệ thống “đơn cực”; “lãnh đạo tập thể”, đã nhường bước cho quyền cai trị của người hùng (strongman) và một quá trình ra quyết định do Tập Cận Bình chi phối. An toàn cá nhân tuyệt đối cho các nhà lãnh đạo chóp bu được xác định là các uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị đương nhiệm hoặc nghỉ hưu, cũng đã bị phá vỡ với sự rơi rụng của Chu Vĩnh Khang, một cựu uỷ viên Ban Thường vụ và bộ truởng Công An vốn đã bị lôi vào một bản án tù chung thân hồi năm 2015 sau khi ông kết tội tham nhũng. Động lực chống tham nhũng và các biện pháp thắt lưng buộc bụng đi kèm cũng đã đặt dấu chấm hết (ít nhất là tạm thời) tập tục chia sẻ lợi lộc trong giới chủ chốt, gây ở họ nỗi cay đắng và thúc đẩy họ (theo như tường thuật) dấn vào việc đình công để phản đối. Trong khi không chắc cuộc chiến chống tham nhũng của Tập Cận Bình thật sự sẽ nhổ tận gốc nạn tham nhũng hay không, nó đã thành công trong việc phá hủy cấu trúc khuyến khích hậu Thiên An Môn bên trong chế độ.

Trên chính nó, sự chuyển đổi từ “lãnh đạo tập thể” sang “quyền cai trị của người hùng” có thể không nhất thiết phải gỡ bỏ chủ nghĩa Lenin của Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả ban đầu rõ ràng của sự chuyển đổi này cho đến nay là việc bốc hơi sự thống nhất trong giới chủ chốt, chất keo kết dính hệ thống hậu Thiên An Môn lại với nhau. Mặc dù hiện tại không có dấu hiệu công khai thách thức quyền lực của Tập Cận Bình trong ĐCSTQ, sẽ an toàn khi cá cược rằng các đối thủ của ông ta đang đợi thời cơ, chờ thời điểm thích hợp để phản công.

Nếu sự mất đoàn kết trong giới chủ chốt bị thoái hóa thành một cuộc thách thức chính trị và kéo theo việc loại bỏ hệ thống mà Tập Cận Bình đang cố xây dựng, chỉ có hai kết quả có thể có. Một là đưa về trở lại hệ thống rệu rã hậu Thiên An Môn. Trên bề mặt, điều này có vẻ là giải pháp hấp dẫn và hứa hẹn nhất, nhưng nó sẽ không được việc: Một số trong các điều kiện cơ bản quan trọng vốn chống đỡ hệ thống hậu Thiên An Môn, đặc biệt là sự tăng trưởng nhờ đầu tư và sự phục tùng chính trị của tầng lớp trung lưu được bảo đảm bằng triển vọng thịnh vượng ngày càng tăng, phần lớn đã biến mất. Nếu hiện trạng như trước không thể phục hồi, ĐCSTQ sẽ cần một cách khác để thoát ra. Trong khi không ai biết đảng sẽ lựa chọn điều gì, rất đáng để nhớ lại rằng, tới thời điểm đó, đảng đã cố thử và vắt cạn ba mô hình quản trị độc đoán: chủ nghĩa Mao (cộng sản cực đoan), chủ nghĩa Đặng (tư bản bè cánh), và mô hình Tập Cận Bình (quyền cai trị của người hùng). Trớ trêu là ĐCSTQ có thể lại thấy chính mình nằm trong cùng tuyệt lộ như Đảng Cộng sản Liên Xô vào giữa những thập niên 1980: thiếu các ý tưởng và chiến lược để duy trì sự cai trị độc đảng vĩnh viễn, nó có thể tuyệt vọng tới mức dám chơi trò may rủi với bất cứ điều gì, kể cả cải cách dân chủ và đa nguyên chính trị, như một chiến lược dài hạn để làm cho đảng thành một lực lượng có thể tồn tại trong một nước Trung Quốc hoàn toàn biến đổi bởi hiện đại hóa kinh tế xã hội.

Nếu sự thống nhất trong giới chủ chốt là chất keo của hệ thống hậu Thiên An Môn, thành tựu kinh tế, như thường được thừa nhận, là nguồn quan trọng nhất của tính chính đáng phổ biến cho đảng cầm quyền. Một phần tư thế kỷ tăng trưởng cao đã mua một thời gian dài ổn định xã hội tương đối cho ĐCSTQ và cung cấp nó nhiều nguồn lực rất lớn để tăng cường khả năng đàn áp và mua chuộc giới chủ chốt mới trong xã hội và phát triển tầng lớp trung lưu thành thị. Tuy nhiên, vì bây giờ “phép lạ kinh tế Trung Quốc” đang kết thúc, trụ cột thứ hai của hệ thống hậu Thiên An Môn cũng sắp gãy đổ theo.

Bề ngoài, suy thoái kinh tế mạnh bạo hiện nay của Trung Quốc có vẻ giống như sự giảm tốc tự nhiên sau nhiều thập kỷ tăng trưởng nóng bỏng. Nhưng một cái nhìn sâu hơn về các nguyên nhân của “sự sụp đổ lớn của Trung Quốc” gợi ra rằng, có những trở ngại về cấu trúc và thể chế, chứ không phải những trở ngại mang tính chu kỳ, nằm ngay trong hoạt động và rằng việc Trung Quốc đang bước vào một giai đoạn tăng trưởng kinh tế từ thấp đến vừa, có thể gây nguy hại tính chính đáng của ĐCSTQ. Những bản tin tường thuật về những rắc rối kinh tế gần đây của Bắc Kinh tập trung chủ yếu vào các triệu chứng dễ thấy và kịch tính của tình trạng bất ổn kinh tế của Trung Quốc, chẳng hạn như sự sụp đổ của bong bóng thị trường chứng khoán và sự mất giá tiền tệ bất ngờ. Tuy nhiên, sự giảm tốc trong tăng trưởng của Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa hơn nhiều.

Về mặt cấu trúc, sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc trong thời kỳ hậu Thiên An Môn đã được thúc đẩy chủ yếu bởi các yếu tố thuận lợi hoặc sự kiện chỉ có một lần, chứ không phải bởi tính ưu việt có chủ đích của một nhà nước độc tài. Trong số những yếu tố hay sự kiện đó, quan trọng nhất là “sự phân chia dân số”, yếu tố này cho ra một nguồn cung cấp, dường như vô tận, lao động trẻ, khoẻ, giá rẻ cho công nghiệp hóa của Trung Quốc. Ngoài mức lương thấp, người nhập cư trẻ từ các vùng nông thôn đến các trung tâm đô thị có thể có được một sự gia tăng lớn ngay lập tức về năng suất lao động chỉ đơn giản là do đã được kết hợp với nguồn vốn hoạt động mà không cần phải chuẩn bị giáo dục thêm nhiều. Do đó, chỉ riêng việc bố trí lại lực lượng lao động dư thừa vùng nông thôn của đất nước cho các nhà máy, cửa hàng, và các công trình xây dựng tại các thành phố có thể làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Theo số liệu của Trung Quốc, năng suất một công nhân đô thị cao gấp bốn lần một nông dân vùng quê. Trong ba thập kỷ qua, khoảng 270 triệu lao động nông thôn (không tính gia đình của họ) đã chuyển đến các thành phố và hiện chiếm 70 % lực lượng lao động đô thị. Một số nhà kinh tế ước tính rằng khoảng 20 % tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong thập niên 1980 và 1990 là từ việc đổi chỗ lao động nông thôn – thành thị. Nhưng vì dân số Trung Quốc đang già đi nhanh chóng và việc di dân ồ ạt từ nông thôn ra thành thị đã đạt tới đỉnh, yếu tố cấu trúc thuận lợi chỉ thực hiện một lần này không thể nhân rộng được.

Một cú sốc tích cực khác, chỉ xảy ra một lần, góp phần vào tăng trưởng của Trung Quốc từ vụ Thiên An Môn, là việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. Trong thập niên 1990, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Trung Quốc là 15,4% mỗi năm, nhờ việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Nhưng sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm trong xuất khẩu 21,7% trong giai đoạn 2002-08. Tăng trưởng nhờ xuất khẩu bắt đầu chậm lại sau năm 2011. Từ năm 2012 đến năm 2014, tăng trưởng xuất khẩu trung bình là 7,1%, chỉ bằng 1/3 tăng trưởng trong thập niên trước. Trong 7 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu co lại khoảng 1%, diễn biến này có thể đã thúc đẩy Bắc Kinh phá giá đồng nhân dân tệ.

Có lẽ khía cạnh rắc rối nhất của triển vọng kinh tế dài hạn của Trung Quốc là khoản lời từ chiến lược tăng trưởng nhờ đầu tư đang giảm dần. Là một quốc gia đang phát triển với trữ lượng vốn tương đối thấp, Trung Quốc ban đầu được hưởng lợi lớn từ sự gia tăng bền vững trong tỉ lệ đầu tư của mình. Trong thập niên 1980, Trung Quốc đưa trung bình 35,8% GDP vào nhà máy, cơ sở hạ tầng và nhà ở. Tỉ lệ này về trung bình tăng 42,8% trong thập niên 2000 và đã đạt mức 47,3% kể từ năm 2010. Gia tăng lớn như vậy trong đầu tư, chiếm hơn một nửa tăng trưởng GDP của Trung Quốc, là động cơ chính của việc mở rộng kinh tế trong 15 năm qua.

Tuy nhiên, tăng trưởng nhờ đầu tư trong bối cảnh Trung Quốc đã có ba hậu quả tiêu cực. Một là khoản lời giảm dần trong đầu tư, bởi vì mỗi một gia tăng nhỏ trong sản lượng, đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn, được đo bằng tỉ số sản lượng vốn (số tiền đầu tư cần thiết để tạo ra thêm một nhân dân tệ GDP). Trong thập niên 1990, tỉ số sản lượng vốn của Trung Quốc là 3,79. Trong thập niên 2000, nó đã tăng đến 4,38. Xu hướng này (tăng trưởng đòi hỏi đầu tư ngày càng tăng) chỉ đơn giản là không bền vững. Trung Quốc đang đầu tư gần một nửa GDP của nước này, một con số lạ thường có được nhờ nhà nước kiểm soát việc phát triển cơ sở hạ tầng. Tầm mức dư thừa và phân bổ sai vốn cũng đều lạ thường.

Một tác hại khác gây ra cho nền kinh tế là việc đầu tư bóp nghẹt mức tiêu thụ của hộ gia đình (36% GDP trong năm 2013, so với 60% ở Ấn Độ), gây ra sự mất cân bằng cấu trúc lớn lao và làm cho tăng trưởng bền vững thành bất khả. Sự tăng trưởng bền vững đó phải xuất phát từ việc tách ra khỏi các phương thức dựa trên xuất khẩu để chuyển sang sự tăng trưởng thị trường trong nước, nhưng nó không thể cắm rễ được với mức tiêu thụ hộ gia đình thấp giả tạo như thế.

Cái giá cuối cùng phải trả của tăng trưởng nhờ đầu tư của Trung Quốc là, phần lớn điều đó do tín dụng cấp vốn và đuợc cấy vào những ngành công nghiệp đã bị nạn dịch dư thừa công suất. Với tỉ lệ nợ trên GDP vượt quá 280% GDP hiện nay (so với 121% vào năm 2000), rủi ro của một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện tăng lên vì những con nợ lớn nhất (chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước, và nhà phát triển bất động sản) lại có khả năng trả nợ kém do cơ sở thuế nhỏ hẹp (chính quyền địa phương), dư thừa năng suất và khả năng sinh lợi thấp (doanh nghiệp nhà nước), và bong bóng bất động sản xì hơi (nhà đầu tư bất động sản).

Nếu khủng hoảng kinh tế dài hạn của Trung Quốc chỉ thuần là cấu trúc, triển vọng của đất nước này không nhất thiết là thảm khốc. Các cải cách hiệu quả có thể tái phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn để làm cho nền kinh tế hiệu quả hơn. Nhưng sự thành công của những cải cách này cốt yếu lại xoay quanh bản chất của nhà nước Trung Quốc và các tổ chức chính trị của nó. Việc tạo ra sự giàu có bền vững chỉ có thể diễn ra tại các quốc gia mà ở đó quyền lực chính trị bị nền pháp trị (rule of law) kiềm chế, quyền sở hữu tư nhân được bảo vệ một cách hiệu quả, và có nhiều cách vươn tới các cơ hội. Ở các nuớc bị một nhóm chủ chốt nhỏ thống trị, điều ngược lại sẽ xảy ra: Những kẻ nắm quyền lực chính trị trở thành những kẻ trấn lột, sử dụng các công cụ cưỡng chế của nhà nước để chiếm lấy của cải của xã hội, bảo vệ đặc quyền của họ, và làm dân thường nghèo đi.

Chắc chắn, các chính sách kinh tế của ĐCSTQ đã thay đổi không còn nhận ra kể từ cuối thời đại Mao. Tuy nhiên, nhà nước độc đảng Trung Quốc vẫn chưa tỏ rõ bản năng trấn lột và các tổ chức của nó. Mặc dù trên lời nói thì hô hào tôn trọng các quyền thị trường và tài sản, chính sách và hành động thực tế của giới cầm quyền cho thấy rằng, họ không tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và cũng không muốn bảo vệ các quyền này. Các bằng chứng hùng hồn nhất về sự thiếu vắng sự sẵn sàng của họ trong việc hạn chế khả năng và nỗi thèm khát trấn lột của nhà nước độc đảng là sự thù địch không dấu giếm của các lãnh đạo chóp bu đối với ý tưởng về chủ nghĩa hợp hiến mà bản chất của nó là các giới hạn thực thi được đối với quyền lực của nhà nước và các nhà cai trị. Việc ĐCSTQ không chấp nhận bất cứ giới hạn có ý nghĩa nào đối với quyền lực của họ, trong ý nghĩa thực tế, hàm ý rằng Trung Quốc không thể có các cơ quan tư pháp thật sự độc lập hoặc cơ quan quản lý có khả năng thực thi pháp luật và các quy định. Vì nền kinh tế thị trường đích thực không thể hoạt động mà không có các tổ chức hoặc cơ quan như vậy, rõ ràng là chừng nào đảng còn đặt mình trên luật pháp thì các cải cách kinh tế theo thị trường thật sự là không thể có.

Nhiều nhà quan sát cho rằng, dù vậy chế độ độc đảng vẫn có khả năng thực hiện các cải cách theo thị trường, và nêu lịch sử thời hậu Mao của Trung Quốc như là bằng chứng. Lập luận như vậy đã bỏ qua thực tế cốt lõi là các cải cách kinh tế thời hậu Mao, dù ấn tượng trên bề mặt, phần lớn đều cạn kiệt hết tiềm năng. Hơn nữa, hệ thống chủ nghĩa Mao đã rất không hiệu quả đến mức thậm chí các cải cách từng phần cũng có thể bật ra sự gia tăng năng suất rất lớn, đặc biệt là trong một xã hội mà ở đó năng lượng kinh doanh của người dân đã bị đè nén bằng khủng bố độc tài toàn trị trong ba thập kỷ. Quan trọng hơn nữa, những cải cách kinh tế từng phần này chưa thọc sâu vào nền tảng kinh tế của sự cai trị của ĐCSTQ: sở hữu nhà nước hầu hết các tư liệu sản xuất như đất đai, tài nguyên thiên nhiên, phát điện, viễn thông, ngân hàng, dịch vụ tài chính, và các ngành công nghiệp nặng. Cái đang kềm giữ nền kinh tế Trung Quốc không phải là khu vực tư nhân năng động mà là các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả vốn vẫn tiếp tục nhận được các khoản trợ cấp và phung phí nguồn vốn quý giá.

Cải cách kinh tế đích thực và đầy đủ, nếu thật sự được chấp nhận, sẽ đe dọa phá hủy các nền tảng như vậy. Trong mọi khả năng có thể xảy ra, từ bỏ hầu hết sự kiểm soát đối với nền kinh tế và tài sản quốc gia to lớn của Trung Quốc sẽ dẫn đến sự sụp đổ về tổ chức của ĐCSTQ. Đảng cấp kinh phí và trợ giúp các cơ sở hạ tầng tổ chức rộng lớn của nó (các cấp uỷ đảng và các chi bộ trong khắp xã hội Trung Quốc) bằng các quỹ công, số tiền chính xác là rất lớn nhưng vẫn chưa được biết. Phần lớn kinh phí cho tổ chức và hoạt động của ĐCSTQ được cấp qua ngân sách không rõ ràng của nhà nước Trung Quốc. Nếu ĐCSTQ từ bỏ quyền kiểm soát kinh tế và việc chi tiêu của chính quyền được thực hiện thật trong suốt thì đảng sẽ không còn có nguồn tài chính để tồn tại. Đảng sẽ trở nên bất khả trong việc tài trợ các quyền lợi xa hoa và các đặc quyền trong đảng, chẳng hạn như chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, ngân sách giải trí lớn, nhà ở miễn phí, và các khoản phụ cấp khác vốn được cấp cho các quan chức như là phần thưởng cho thành viên trong câu lạc bộ giới chủ chốt.

Một hậu quả thảm khốc của các cải cách hoàn chỉnh theo thị trường sẽ là sự hủy diệt hệ thống đỡ đầu mà ĐCSTQ dựa vào để bảo đảm sự trung thành của những người ủng hộ. Nền móng của hệ thống này là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hệ thống quan chức kinh tế do đảng kiểm soát và các cơ quan điều hành. Nếu cải cách thị trường dẫn đến tư nhân hóa đích thực các doanh nghiệp này (chiếm ít nhất một phần ba GDP của Trung Quốc), ĐCSTQ sẽ không còn có thể dùng những chỗ làm tốt và những hợp đồng béo bở để thưởng cho những người trung thành, do đó có nguy cơ mất hoàn toàn sự ủng hộ của họ. Được biết, trong kế hoạch cải cách kinh tế của ĐCSTQ công bố vào mùa thu năm 2013, ban lãnh đạo mới nhắc lại rằng đảng sẽ không loại bỏ các DNNN.

Vì vậy, việc các tổ chức trấn lột của Trung Quốc tiếp tục tồn tại sẽ loại đi những cải cách thị trường hoàn chỉnh, triệt để và thành công. Tính bất khả của nhiệm vụ xây dựng một nền kinh tế thị trường đích thực được nền pháp trị hậu thuẫn có thể được tóm tắt trong câu tục ngữ Trung Quốc, dữ hổ mưu bì (yu hu mou pi/与虎谋皮), hay thương lượng với cọp để nó cho lột da. Triển vọng dài hạn đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, chìa khóa cho sự sống còn của ĐCSTQ, không chút lạc quan. Vì thời kỳ tăng trưởng nhanh chóng nhờ những cải cách từng phần và các yếu tố hay sự kiện thuận lợi chỉ có một lần đã kết thúc, để Trung Quốc duy trì tăng trưởng đòi hỏi một cuộc cải tổ triệt để các tổ chức kinh tế và chính trị để đạt được hiệu quả cao hơn. Nhưng vì bước đi định mệnh này sẽ phá hủy các cơ sở kinh tế của sự cai trị của ĐCSTQ, rất khó để tưởng tượng rằng đảng sẽ thật sự muốn tự huỷ hoại về kinh tế, và do đó tự huỷ diệt về chính trị. Những ai thấy không thuyết phục bởi lập luận như vậy nên đếm số lượng các chế độ độc tài trong lịch sử sẵn sàng từ bỏ đặc quyền và quyền kiểm soát kinh tế vì sự thịnh vượng lâu dài cho đất nước.

Lừ đừ tiến tới đàn áp và chủ nghĩa dân tộc

Nếu như tình trạng trì trệ kinh tế dài hạn xảy ra thì sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu Trung Quốc đối với nguyên trạng sẽ bị xói mòn. Lựa chọn của tầng lớp trung lưu phát triển nhanh (một trụ cột quan trọng trong chiến lược sinh tồn hậu Thiên An Môn của ĐCSTQ), đợt bùng nổ kinh tế trong phần tư thế kỷ vừa qua có khả năng thực hiện được. Suy thoái kinh tế lâu dài của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm giảm đi cơ hội, tướt bớt kỳ vọng và hạn chế chuyển dịch đi lên cho các thành viên của nhóm xã hội quan trọng này, mà việc họ chấp nhận sự cai trị của ĐCSTQ phụ thuộc vào khả năng mang đến thành tựu kinh tế đạt yêu cầu và liên tục.

Với việc bốc hơi sự thống nhất trong giới chủ chốt, sự trì trệ kinh tế đang thấp thoáng, và sự xa lánh có vẻ đang hiển hiện của tầng lớp trung lưu, mô hình hậu Thiên An Môn chỉ còn có hai trụ cột: đàn áp và chủ nghĩa dân tộc. Các chế độ độc tài đương đại, thiếu tính chính đáng có được qua một tiến trình chính trị cạnh tranh, chủ yếu có ba phương cách để nắm giữ quyền lực. Một là, hối lộ người dân với các lợi ích vật chất, cách thứ hai là đàn áp họ bằng bạo lực và sợ hãi, và cách thứ ba là gợi tình cảm dân tộc trong họ. Các chế độ chuyên quyền khôn khéo và thành công hơn, những người cai trị dựa trên tính chính đáng nhờ vào thành tựu (hối lộ) nhiều hơn là dựa trên sự sợ hãi hay chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến chủ yếu là vì đàn áp phải trả giá cao, còn chủ nghĩa dân tộc thì có thể nguy hiểm. Trong thời đại hậu Thiên An Môn, chắc chắn là ĐCSTQ sử dụng cả ba công cụ này, nhưng họ lệ thuộc chủ yếu vào thành tựu kinh tế và cũng viện đến đàn áp (có chọn lọc) cùng với chủ nghĩa dân tộc chỉ như là một phương cách phụ trong việc cai trị.

Tuy nhiên, xu hướng kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012 cho thấy rằng, đàn áp và chủ nghĩa dân tộc đang giữ vai trò ngày càng nổi bật trong chiến lược sinh tồn của ĐCSTQ. Một cách giải thích hiển nhiên là vì tăng trưởng kinh tế sút kém đang tạo ra những căng thẳng xã hội và làm xói mòn sự ủng hộ của công chúng đối với ĐCSTQ, do đó buộc chính quyền phải ngăn chặn mầm móng thách thức xã hội bằng bạo lực và chuyển hướng sự chú ý của công chúng bằng chủ nghĩa dân tộc. Tuy nhiên, có một cách giải thích cũng có cùng giá trị mà nhiều nhà quan sát đã bỏ qua. Chiến lược sinh tồn phụ thuộc vào việc mang lại tăng trưởng kinh tế để duy trì tính hợp pháp vốn tự nó không bền vững, không chỉ vì tăng trưởng kinh tế không thể nào bảo đảm được và kỳ vọng không ngừng gia tăng của người dân sẽ không thể đáp ứng nổi, mà còn vì tăng trưởng kinh tế bền vững tạo ra những thay đổi kinh tế xã hội về mặt cấu trúc, như các nghiên cứu khoa học xã hội và lịch sử của quá trình chuyển đổi dân chủ đã cho thấy, vốn gây đe dọa có tính sống còn đến sự kéo dài của chế độ chuyên quyền.

Chế độ chuyên quyền buộc phải ngã giá kiểu Faust (bán linh hồn cho quỷ Satan đổi lấy những tiện ích trần tục) với tính chính đáng dựa trên thành tựu, chắc chắn sẽ bị thua cược vì những thay đổi kinh tế xã hội do tăng trưởng kinh tế sẽ tăng cường khả năng tự chủ của các lực lượng xã hội ở thành thị, như doanh nhân, trí thức, chuyên gia, tín đồ tôn giáo, và công nhân bình thường thông qua các cấp văn hoá cao hơn, tiếp cận nhiều hơn với các thông tin, tích lũy của cải riêng tư, và năng lực tổ chức hành động tập thể được nâng cao. Nghiên cứu khoa học đã xác lập một mối tương quan mạnh mẽ giữa mức độ phát triển kinh tế và sự tồn tại của nền dân chủ, cũng như giữa thu nhập tăng cao và xác suất sụp đổ của các chế độ chuyên quyền. Trong thế giới hiện đại, mối quan hệ tích cực giữa sự giàu có (đo bằng thu nhập bình quân đầu người) và dân chủ có thể được nhìn thấy trong biểu đồ dưới đây, nó cho thấy rằng tỉ lệ phần trăm dân chủ (hay “tự do” – theo phân loại của Freedom House) tăng lên đều đặn khi mức thu nhập tăng lên. Các nước tự do một phần giảm đi khi thu nhập tăng lên. Sự phân bố của các chế độ phi dân chủ, hoặc các chế độ độc tài, có dạng giống hình chữ U. Trong khi nhiều chế độ độc tài có thể tồn tại ở các nước nghèo (2/5 các nước dưới đáy về thu nhập bình quân đầu người), sự hiện diện của các chế độ này ở 2/5 các nước trên đỉnh dường như bác bỏ quan điểm cho rằng sự giàu có tỉ lệ thuận với dân chủ. Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn về các dữ liệu, có thể thấy rằng gần như tất cả các nước giàu cai trị bởi chế độ độc tài là những nước sản xuất dầu mỏ, ở đó giới cầm quyền có khả năng tài chính để mua chuộc người dân chấp nhận sự cai trị độc đoán.


Nguồn: Tính toán sử dụng dữ liệu thu nhập dựa trên sức mua trên đầu người (PPP) do Ngân hàng Thế giới cung cấp. Chỉ số tự do do Freedom House cung cấp.

Nhìn vào biểu đồ này, nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ phải lo lắng về triển vọng trung hạn và dài hạn của họ. Có 87 quốc gia có thu nhập đầu người, được đo theo PPP, cao hơn Trung Quốc. Có 58 nước trong số đó là dân chủ, 11 nước được Freedom House phân loại là “tự do một phần”, và 18 nước là độc tài (“không tự do”, theo Freedom House). Nhưng trong số 18 quốc gia “không tự do” với thu nhập bình quân đầu người cao hơn Trung Quốc thì 16 nước là nước dầu hoả (Belarus cũng nằm trong nhóm này vì Nga cung cấp năng lượng, được trợ cấp đáng kể). Hai quốc gia không có dầu là Thái Lan (một chế độ độc tài quân sự đã lật đổ chế độ nửa dân chủ vào năm 2014) và Cuba (cũng là nền độc tài độc đảng Leninist). Trong số 11 quốc gia tự do một phần, Mexico và Malaysia là hai nước sản xuất năng lượng đáng kể còn Kuwait và Venezuela các nước có dầu hoả từ lâu. Điều sẽ cho các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thậm chí nhiều lý do để lo lắng là thu nhập bình quân đầu người Trung Quốc là $13.216 (PPP) năm 2014 tương đương với Đài Loan và Hàn Quốc trong những năm cuối thập niên 1980, khi cả hai bắt đầu dân chủ hoá. Nếu như kinh nghiệm chuyển đổi chế độ tại các nước thu nhập mức trung bình cao, bao gồm cả Đài Loan và Hàn Quốc, được áp dụng thì ĐCSTQ sẽ phải trông chờ đòi hỏi và vận động xã hội cho thay đổi chính trị sẽ tăng trong thập kỷ tới (một số dấu hiệu của sự vận động này có thể đã được phát hiện).

Hệ quả duy nhất có thể rút ra từ phân tích này là, trừ khi Trung Quốc muốn theo gương của Cuba và duy trì một nền kinh tế khép kín để bảo đảm sự tồn tại của chế độ độc đảng, TQ sẽ phải đối mặt với việc giảm cơ may trong việc tiếp tục nắm giữ quyền lực (với điều kiện không có điều kỳ diệu làm cho Trung Quốc biến thành một nước tương đương với Saudi Arabia). Nhưng vì Trung Quốc sẽ không bao giờ là một nước dầu hoả, ĐCSTQ có thể có một cơ hội sống sót dài hạn bằng cách đưa ra một hình thức chính trị cạnh tranh nào đó và trở thành một chế độ “tự do một phần” (bước tiến quyết định ra khỏi hiện trạng Leninist của chế độ). Hoặc cách khác, ĐCSTQ có thể chống lại thậm chí các cải cách ôn hòa và đánh cược sự tồn tại của mình với việc leo thang đàn áp và châm dầu chủ nghĩa dân tộc.

Phán đoán từ các chính sách và biện pháp của lãnh đạo ĐCSTQ hiện tại, đảng dường như có ý định đánh cược với lịch sử. Trong ba năm qua, đảng đã tăng cường đàn áp rất nhiều. Trong những bước đáng chú ý nhất, ĐCSTQ đã hùng hổ thắt chặt kiểm duyệt internet, truyền thông xã hội, và báo chí, thông qua luật an ninh quốc gia được thảo ra chủ yếu nhằm ngăn bớt các tổ chức phi chính phủ và bảo đảm an toàn cho chế độ, phá hủy hàng trăm thánh giá nhà thờ để hạn chế quyền tự do tôn giáo, tăng cường kiểm soát tư tưởng tại các trường đại học, và bắt giữ hàng chục luật sư nhân quyền và các nhà hoạt động dân sự về những tội danh vu vạ. Trong nhiều cách, mức độ đàn áp hiện nay là cao hơn so với bất kỳ lúc nào kể từ cuộc đàn áp Thiên An Môn.

Đáng lo ngại không kém nhưng nguy hiểm hơn là việc leo thang hô hào chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa của Bắc Kinh. ĐCSTQ thực hiện tất cả, ngoại trừ từ bỏ chủ trương giấu mình chờ thời và chính sách đối ngoại không đối đầu của Đặng Tiểu Bình, nghiêng về một chiến lược cơ bắp hơn với bên ngoài đưa Trung Quốc vào tiến trình va chạm với Hoa Kỳ. Bằng chứng của việc Bắc Kinh vực dậy chuyện hô hào lại chủ nghĩa dân tộc và chính sách đối ngoại quyết đoán có thể được tìm thấy trong việc dàn dựng cuộc diễu quân đầu tiên kỷ niệm ngày Nhật Bản thua trong Đệ Nhị Thế chiến (mặc dù ĐCSTQ quá lắm chỉ giữ một vai trò bên lề trong chiến tranh), trong chiến dịch tuyên truyền kỷ niệm “Giấc mơ Trung Quốc” (mà bản chất là sự hồi sinh Trung Quốc như một cường quốc lớn), trong đòi hỏi gần như rõ ràng được sánh ngang với Hoa Kỳ (diễn đạt bằng lời kêu gọi của Bắc Kinh về “loại quan hệ mới giữa các cường quốc lớn”), trong các cuộc tấn công không ngừng nghỉ mạng của chính phủ và các cơ sở thương mại Mỹ, và trong các hành động khiêu khích và nguy hiểm tới hạn ở Biển Hoa Đông và Biển Đông (lập vùng nhận dạng phòng không đầy tranh cãi bên trên Quần đảo Senkaku / Điếu Ngư đang tranh chấp cùng việc bồi đắp đất hàng loạt và xây dựng đảo ở các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông).

Nếu ĐCSTQ tin rằng việc leo thang đàn áp và chủ nghĩa dân tộc sẽ cho phép họ duy trì quyền lực trong giai đoạn có sự đảo lộn trong giới chủ chốt, thành tựu kinh tế suy giảm, và căng thẳng xã hội tăng cao thì họ cần phải cân nhắc những rủi ro to lớn và cái giá phải trả cho chiến lược sinh tồn mới này. Ngoài việc đưa Trung Quốc thụt lùi, chiến lược này nguy hiểm và không hề bền vững. Đàn áp có thể có tác dụng trong một giai đoạn, nhưng các chế độ chuyên quyền quá phụ thuộc vào nó phải được chuẩn bị leo thang sử dụng bạo lực liên tục và áp dụng các biện pháp hà khắc hơn bao giờ hết để ngăn chặn các lực lượng đối lập. Đàn áp cũng có thể có hại cho doanh nghiệp vì nhà cầm quyền buộc phải cắt giảm các luồng thông tin và tự do kinh tế để bảo đảm an ninh của chế độ. (Trên thực tế, các công ty phương Tây đã phàn nàn về những bất tiện do “Vạn lý Tường lửa” gây ra. Nâng cao mức độ đàn áp khi nền kinh tế đang chìm vào trì trệ sẽ làm căng thẳng nguồn lực của ĐCSTQ, vì đàn áp đòi hỏi phải duy trì một mạng lưới hao tốn những kẻ chỉ điểm, cảnh sát chìm, kiểm duyệt, và các lực lượng bán quân sự. Đàn áp cũng phải gánh chịu chi phí rất lớn về đạo đức và có thể kích động một cuộc tranh luận chia rẽ trong lòng chế độ. Đặt câu hỏi một cách thẳng thừng: Liệu Trung Quốc thật sự sẵn sàng để trở thành một Bắc Triều Tiên?

Lợi dụng chủ nghĩa dân tộc và trương cơ bắp có thể mang lại lợi ích chính trị ngắn hạn, nhưng chỉ với cái giá phải trả là tình trạng an ninh lâu dài của ĐCSTQ. Một trong những lựa chọn chiến lược khôn ngoan nhất do Đặng Tiểu Bình thực hiện là phát triển quan hệ thân thiện với phương Tây do Mỹ đứng đầu để đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa của Trung Quốc. Trong thời kỳ hậu Đặng Tiểu Bình, hai người tiền nhiệm của Tập Cận Bình, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, cũng đã học được bài học quan trọng từ sự sụp đổ của Liên Xô: một cuộc xung đột chiến lược với Hoa Kỳ sẽ gây nguy hiểm đến sự sống còn thật sự của ĐCSTQ. Chi phí của một cuộc chạy đua vũ trang mới là khó có thể kham nổi, và sự thù địch dứt khoát trong quan hệ Trung-Mỹ sẽ phá hủy quan hệ kinh tế song phương.

Hiện chưa rõ liệu lãnh đạo ĐCSTQ có hiểu hết những nguy cơ chiến lược sinh tồn mới của họ và nguy cơ chiến lược sinh tồn đó vẫn còn đang tiến triển hay không. Nếu các thành viên của ĐCSTQ tin chắc rằng, chỉ có chiến lược này mới có thể cứu vãn được quyền cai trị của ĐCSTQ, hiện đang bị đe dọa bởi việc gãy đổ những trụ cột chính của mô hình hậu Thiên An Môn, thì có khả năng họ sẽ tiếp tục trên con đường hiện nay. Trớ trêu thay, con đường đó, nếu phân tích bên trên là đúng, càng chắc chắn hơn sẽ đẩy ĐCSTQ sụp đổ nhanh hơn, thay vì ngăn chặn sự sụp đổ của họ.

____

Bùi Mẫn Hân (Minxin Pei) là giáo sư về Chính quyền học tại trường ĐH Claremont McKenna College và là thành viên cao cấp không thường trực của Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Cuốn sách mới nhất của ông, China’s Crony Capitalism: Dynamics of Regime Decay (Chủ nghĩa tư bản bè cánh của Trung Quốc: Động lực làm phân rã chế độ), sẽ được Đại học Harvard xuất bản vào năm 2016. Bài viết này được rút ra từ một dự án nghiên cứu lớn hơn về quá trình chuyển đổi chế độ có khả năng xảy ra của Trung Quốc được ủng hộ tài chính từ Quỹ Smith Richardson, Tổng công ty Carnegie của New York, Quỹ John D. và Catherine T. MacArthur.

___

[1] Các tài liệu về “sự độc tài bền vững” của Trung Quốc là rất nhiều. Công trình tiêu biểu bao gồm Andrew J. Nathan, “Authoritarian Resilience” (Tính bền vững của độc tài)”, Journal of Democracy (tháng 1 năm 2003); David L. Shambaugh, China’s Communist Party: Atrophy and Adaptation (Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hao mòn và thích ứng) (University of California Press, 2008).

[2] Andrew Nathan thừa nhận năm 2013 rằng, “Sự đồng thuận mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nào kể từ cuộc khủng hoảng Thiên An Môn năm 1989 tới mức tính bền vững của chế độ độc tài ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) đang đến gần giới hạn của nó.” Nathan, “Foreseeing the Unforeseeable,” [“Nắm bắt cái có thể lường trước,”] trong Andrew Nathan, Larry Diamond, và Marc Plattner, eds., Will China Democratize? [Trung Quốc sẽ dân chủ hóa?] (Johns Hopkins University Press, 2013); David Shambaugh xuất bản một bài luận dài với nhiều ghi chú, “The Coming Chinese Crackup,” [Sự nứt rạn đang tới của Trung Quốc,” trên tờ Wall Street Journal ngày 06 tháng 3 năm 2015 cho rằng các nước cờ tàn [endgame] cho chế độ CPC đã bắt đầu.

[3] Samuel P. Huntington, The Third Wave: Democratization in the Late Twentieth Century [Làn sóng thứ ba: Dân chủ hóa cuối thế kỷ 20] (Đại học Oklahoma Press, 1993); Guillermo O’Donnell và Philippe C. Schmitter, Transitions from Authoritarian Rule: Tentative Conclusions about Uncertain Democracies [Chuyển đổi khỏi nền cai trị độc tài: Kết luận dự kiến về các nền dân chủ bất ổn] (Johns Hopkins University Press, 2013).

[4] Xem Aviezer Tucker, “Why We Need Totalitarianism” [Tại sao chúng ta cần chế độ độc tài], The American Interest (May / June 2015).

[5] Cai Fang Wang Dewen, “Impacts of Internal Migration on Economic Growth and Urban Development in China,” [Tác động của Di dân tới tăng trưởng kinh tế và phát triển đô thị ở Trung Quốc], trong Josh DeWind và Jennifer Holdaway, eds., Migration and Development Within and Across Borders [Di dân và Phát triển bên trong và xuyên qua biên giới] (The Social Science Research Council, 2008.)

[6] Tài liệu về nhà nước trấn lột t và tổ chức bòn rút là rất nhiều. Các công trình có ảnh hưởng nhất là Daron Acemoglu và James Robinson, Why Nations Fail [Tại sao các quốc gia thất bại] (Crown Publishing, 2012); Douglass North, Institutions, Institutional Change and Economic Performance [Tổ chức, thay đổi thể chế và hiệu suất kinh tế] (Cambridge Universitỉ Press, 1990).

[7] Sự kém hiệu quả rất lớn của các doanh nghiệp nhà nước, so với sự năng động của khu vực tư nhân của Trung Quốc, được nêu chi tiết trong Nick Lardy, Markets over Mao: The Rise of Private Business in China [Thị trường vượt qua Mao: Sự trỗi dậy của Doanh nghiệp tư nhân ở Trung Quốc] (Viện kinh tế quốc tế Peterson, năm 2014)

[8] Seymour Martin Lipset, “Some Social Requisites of Democracy: Economic Development and Political Legitimacy,” [Một số đòi hỏi xã hội phải có cho dân chủ: Phát triển kinh tế và tính chính đáng chính trị], American Political Science Review (tháng 3 năm 1959); Adam Przeworski, Democracy and Development: Political Institutions and Well-Being in the World, 1950–1990 [Dân chủ và phát triển: thể chế chính trị và tình trạng hạnh phúc trên thế giới, 1950-1990] (Cambridge Universitỉ Press, 2000).

[9] Nghiên cứu khoa học cũng đã xác lập một liên kết mạnh mẽ giữa dầu hoả và độc tài. Xem Michael Ross, “Does Oil Hinder Democracy?” [Liệu Dầu kiềm hãm Dân chủ?” World Politics (tháng 4 năm 2001).

[10] Yu Liu và Dingding Chen, “Why China Will Democratize,” [Tại sao Trung Quốc sẽ dân chủ hóa], Washington Quarterly (mùa đông năm 2012).

Lý luận còn chưa thông, thì làm được cái gì hả ông Nguyễn Đức Chung?

Trương Nhân Tuấn FB
27-2-2016




Ông Nguyễn Đức Chung. Nguồn: Nguyễn Hưng/tinngan.vn

Ông Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa được một nhà báo “chấm điểm 10” sau khi ông lên tiếng về vụ dự án xây tháp truyền hình cao nhứt thế giới 636 mét tại Hà Nội. Ý kiến của ông Chung như vầy:

“Tôi nghe nhiều người nói rằng, công nghệ thông tin đang hiện đại, họ sử dụng vệ tinh thì có cần thiết xây tháp không? Theo tôi hiểu, ở đây còn là tổ hợp bao gồm cả khách sạn, nhà hàng… nếu vậy thì cũng phải nghiên cứu tới tính khả thi, tính hiệu quả của dự án như thế nào…?”

Đọc báo chí trong nước thấy nhiều giáo sư, tiến sĩ cũng lên tiếng về dự án này. Ý kiến tương tự như ông Chung, cũng cho rằng khuynh hướng “hiện đại” là không dùng trụ phát sóng nữa mà là cáp và vệ tinh.

Ngoài điểm 10 của tác giả bài báo, trên mạng còn có nhiều ý kiến ủng hộ (ông Chung) của một số facebookers (nổi tiếng).

Dự án xây dựng tháp truyền hình ở Hà Nội không phải là mới. Tôi đã nói qua (một số chi tiết kỹ thuật) từ năm ngoái, nhân việc một số trí thức miền bắc làm kiến nghị đặt vấn đề về dự án làm tháp truyền hình.

Ý kiến của ông Chung và ý kiến của một số giáo sư tiến sĩ hiện nay là trùng hợp với kiến nghi ngày 30-3-2015 của các trí thức. Ý kiến này đại khái cho rằng, khuynh hướng “hiện đại” là người ta phát sóng truyền hình từ vệ tinh, hay theo dây cáp, chớ không còn sử dụng phát sóng theo lối xưa (analog).

Điều này hoàn toàn sai.

Tùy theo hoàn cảnh địa lý của thành phố, đất nước… mà việc lựa chọn phát sóng truyền hình (cáp, sóng vô tuyến hay sóng vệ tinh) được đặt ra. Một số nước như Mỹ (hình thể địa lý quá rộng lớn), Đức… từ những thập niên 80 hệ thống cáp dẫn đã đặt hoàn tất phần lớn trên lãnh thổ, vì vậy các nước này có khuynh hướng ưu tiên cho kỹ thuật truyền hình cáp. Những vùng hẻo lánh, chưa kéo cáp, thì buộc phải dùng vệ tinh. Mà thực ra chi phí cho việc đặt cáp rất lớn, những thành phố có kiến trúc cổ kính như Paris, Roma, Milano, London… thì khó đặt cáp cho tất cả. Các nước khác thì ưu tiên cho kỹ thuật sóng vô tuyến.

Trên phương diện kinh tế và kỹ thuật, dĩ nhiên truyền hình theo sóng vô tuyến có lợi hơn rất nhiều. Tương tự điện thoại (hay internet wifi), ngày xưa phải kéo dây điện thoại vừa lôi thôi vừa tốn kém, bây giờ chỉ tốn một thẻ sim mà có thể gọi ở đâu cũng được.

Dĩ nhiên điện thoại bây giờ “sướng” hơn điện thoại ngày xưa rất nhiều. Internet cũng vậy.

So sánh với truyền hình, về căn bản kỹ thuật, hai thứ đề tương tự như vậy.

Ngoài ra, tháp phát sóng còn có thể sử dụng cho giao dịch chứng khoán (High Frequency Trading). Dữ kiện truyền đi theo cáp sẽ chậm hơn lối truyền theo sóng vô tuyến (vận tốc ánh sáng).

Dẫn lại ý kiến của tôi ngày 31-3-2015:



Truyền hình kỹ thuật số (DVB – Digital Video Broadcasting) có thể truyền theo nhiều dạng sóng khác nhau, phát từ mặt đất (DVB-T, modulation QAM) hoặc phát từ vệ tinh (DVB-S, modulation QPSK).

Phương pháp modulation QAM (Quadrature Amplitude Modulation) phát sóng từ mặt đất không khác chi nhiều cách modulation của truyền hình cũ analog ngày xưa. Những tháp truyền hình cũ (analog) đều có thể sử dụng để xài cho truyền hình kỹ thuật số (DVB-T).


Ý kiến ngày 2 tháng 4-2015:

Tháp truyền hình Hà Nội cần xây cao bao nhiêu thì đủ ?

Giả sử rằng VN chọn tiêu chuẩn DVB-T (tiêu chuẩn phổ biến nhứt hiện nay), phát trên băng tầng UHF.Ta có thể tính được (một cách đơn giản, theo công thức Fresnel) bán kính phủ sóng của tháp truyền hình tùy theo độ cao của tháp.

Trường hợp ăngten thâu sóng sát đặt mặt đất (chiều cao 0 mét, điều này không có trên thực tế). Giữa ăn ten và tháp truyền hình giả sử không có vật cản (cây cối, núi non, nhà cửa, thời tiết xấu…):

Tháp cao 634m, bán kính phủ sóng là 88km.
Tháp cao 500m, bán kính phủ sóng là 78km.
Tháp cao 400m, bán kính phủ sóng là 70km.

Trường hợp ăngten thâu sóng đặt trên nóc nhà, cao độ trung bình 10m (phần lớn), bán kính phủ sóng lần lượt sẽ là 99km, 89km và 81km.

Tức là tháp truyền hình càng cao (hoặc ăng ten thâu sóng càng cao) thì sóng phát càng xa.

Vì vậy, phần lớn các tháp truyền hình được xây trên các đỉnh núi.

Hà Nội cần xây tháp bao cao để phủ sóng (tất cả các tỉnh miền bắc) ?

Dĩ nhiên ta không thể xây tháp truyền hình 3 ngàn mét để có bán kính phủ sóng là 191km (cũng chưa phủ hết các tỉnh). Để thoát ra khỏi vấn nạn « chiều cao », ta có thể dựng các trạm chuyển tiếp (antennes relais) để phát sóng cho những vùng chưa phủ sóng.

Chung quanh Hà Nội (khoảng 100km đến 150km) có nhiều ngọn núi khá cao (trên 1.000m), phía bắc và phía nam, có thể chọn làm nơi đặt ăn ten chuyển tiếp.

Giả sử ta xây tháp truyền hình Hà Nội cao 400m, sóng ở đây sẽ phủ ngọn núi cao 1000m cách 180km. Tức tháp cao 400 mét là đủ để cung ứng cho các trạm phát sóng trung chuyển phủ sóng tất cả các tỉnh miền bắc.

Vì vậy, theo tôi, không cần phải xây tháp cao đến 634m, mà chỉ cần xây tháp cao khoảng 400m là đủ.

Bởi vì, tháp cao 634 mét, hay 400 mét, ta cũng phải xây các trạm trung chuyển như nhau.

Điều quan trọng là tháp cao 634m sẽ tốn tiền nhiều lần hơn tháp cao 400m.

Ý kiến của tôi ngày 3 tháng 4:

Theo tôi thì tháp truyền hình không nên để cho tư nhân khai thác và làm chủ.

Bởi vì lãnh vực “sóng vô tuyến” thuộc công chúng, cũng như lãnh thổ, bầu trời, không gian, vùng nước…

Sóng vô tuyến tuy có vài băng tầng có thể cho phép tư nhân hóa sử dụng, được phép khai thác kinh tế, nhưng nó thuộc phạm trù kinh tế chiến lược và an ninh, quốc phòng.

Trong tương lai rất gần, sóng vô tuyến có những áp dụng về internet (wimax), cho phép dân chúng một vùng (chưa được kéo dây điện thoại hay cáp) tiếp cận với internet wifi với vận tốc adsl. Tức là, trên phương diện kỹ thuật, VN có thể “nhảy qua” một giai đoạn (kéo dây điện thoại hay cáp) – tương tự các việc nhảy qua giai đoạn điện thoại cầm tay.

Cũng trong tương lai rất gần, thế hệ thứ tư điện thoại cầm tay (4G) sẽ cho phép điện thoại cầm tay bắt các chương trình truyền hình HD.

Trong khi ở các nước Châu Âu, truyền hình kỹ thuật số phát trên mặt đất, đang thay thế truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh.

Giao cho tư nhân khai thác là nhà nước mất kiểm soát (về an ninh quốc phòng), cũng như mất đi tư thế đầu tàu chiến lược phát triển.

Vì vậy, tháp truyền hình (sắp xây ở Hà Nội), theo tôi không nên giao cho tư nhân đầu tư. Chiều cao, (đã nói) khoảng chừng 400 mét là đủ.

“Đón đầu” là phải nhìn như vậy. Nhà nước kiểm soát ở những thứ cần kiểm soát. Lãnh vực “sóng vô tuyến” vốn đã thuộc của quốc gia rồi. Các đài truyền hình hãy để cho tư nhân. Cũng như nội dung chương trình. Việc kiểm soát chỉ cần một bộ luật là đủ. Nhà nước đâu cần phải “quản lý” lung tung, mà hệ quả là cản trở hơn là phát triển.

Trở lại ý kiến của ông Nguyễn Đức Chung (mà báo chí và dư luận cho 10 điểm), cá nhân tôi cho điểm dê rô.

Ý kiến của ông Chung cho thấy ông không nắm vững hồ sơ (mà ông có trách nhiệm). Ông không biết tí gì về chuyên môn (đã đành) mà các giáo sư tiến sĩ của VN, có lẽ làm cố vấn cho ông Chung, cũng không biết luôn.

Việt Nam đã nát bét từ mấy chục năm nay, nguyên nhân là giao quyền lãnh đạo cho những người không biết việc.

Bây giờ, tiêu chuẩn mới của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, “phải là bắc kỳ, phải biết lý luận”. Tôi sợ đất nước này bị tụt thêm vài chục năm nữa.

Người ta cần lãnh đạo biết làm việc chớ không cần người biết “lý luận”.

Trường hợp ông Chung, lý luận còn chưa thông, thì làm cái gì?

20 Huy chương của đảng không đổi được 1 cân gạo





Ngày quốc tế đồng hành cùng dân oan: "Tội ác của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể dung tha"

nguyentuongthuy
2/28/2016





Sáng 27/2/2016, hàng trăm dân oan các miền Bắc, Trung, Nam đã đổ về số 1 Ngô Thì Nhậm, nơi có trụ sở tiếp dân Trung ương để hưởng ứng ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan. Số công an, dân phòng và lực lượng thanh niên đeo băng đỏ còn đông hơn thế. Hai đầu đường Ngô Thì Nhậm nơi dẫn vào trụ sở tiếp dân bị chặn, tuy nhiên chúng tôi gửi xe bên ngoài và vẫn tìm cách len lỏi đến được với bà con. Ở đây, tôi gặp lại nhiều gương mặt đã trở thành thân quen. Khi chúng tôi đến thì công an đã bắt đi cháu Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư là con của chị Cấn Thị Thêu, đưa về đồn CA số 6 Quang Trung và La Khê. Chị Thêu cho biết Tư bị đánh rất đau, toạc cả quần. Ngoài ra họ cưỡng bức 2 người dân oan khác đưa về nhà.

Có tiếp xúc với dân oan mới thấy nhiều hoàn cảnh rất thương tâm. Họ hô khẩu hiệu, gào thét, kể lể về nỗi khổ của mình khi bị tịch thu đất, cưỡng chế nhà, tố cáo đích danh quan chức địa phương, cán bộ thanh tra tham nhũng. Những tiếng hô phẫn nộ vang lên cả một góc phố:

- Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại tự do cho người dân VN.

- Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền con người cho người dân VN.

- Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại ruộng đất cho nông dân VN.

- Bắt người vô tội tống tù để cướp đất là một tội ác.

- Tội ác của Đảng Cộng sản Việt Nam không thể dung tha.

- Nhờ tất cả thế giới lên tiếng giúp nhân dân chúng tôi.

- Bà con Việt Nam mất hết quyền làm người là do đảng cướp.

- Nhân quyền cho Việt Nam.

- Đảng cộng sản Việt nam muốn tồn tại thì phải thay đổi.

Phát biểu trước bà con dân oan ba miền, chị Cấn Thị Thêu nói:

“…Ngày hôm nay tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, dân oan ba miền chúng ta đang là nạn nhân của chế độ cộng sản bị chính phủ Việt Nam cướp đất, phá nhà, ủi phá mồ mả, đất đai của chúng ta do cha ông ngàn đời để lại nhưng chính phủ đến, đưa cho chúng ta một tờ thông báo và chính phủ bảo đất ấy là đất của nhà nước, họ được quyền thu hồi. Họ bồi thường cho chúng ta với một cái giá rẻ mạt gần như cướp không để phục vụ cho mục đích kinh doanh bất động sản, thu lợp gấp hàng mấy trăm lần so với cái giá mà họ trả cho chúng ta.

Lịch sử VN đã trải qua bốn nghìn năm văn hiến nhưng chúng ta chưa thấy một chế độ nào, triều đại nào mà chính quyền của dân, do dân và vì dân mà lại cướp sạch đất đai, tư liệu sản xuất của người dân, đẩy người dân vào cảnh khốn cùng như chế độ cộng sản ngày hôm nay”…

“…Bao nhiêu người dân Việt Nam đã bị công an đánh đập tàn bạo, có người phải bỏ mạng trong đồn công an Biết bao nhiêu người dân Việt nam đã bị nền tư pháp bắt giam, xử án tù oan, xử án tử hình oan…”

Mọi người lần lượt đứng lên diễn đàn tố cáo, kêu gọi dân oan ba miền hãy đoàn kết lại trong cuộc đấu tranh đòi quyền sống.

Có rất nhiều tiếng kêu thống thiết trong ngày Thế giới đồng hành cùng dân oan. Những tiếng kêu của họ như róc từng tế bào gan ruột của những người biết đau với nỗi đau của đồng loại, tất nhiên, những kẻ đang làm công việc ngăn chặn bà con, họ không có cùng nỗi đau đó.

Bà Hồ Thị Niên, dân oan Nghệ An vừa la vừa kể lể vừa tố cáo với nỗi bức xúc đến cuồng nộ. Bà kiệt sức lăn đùng ra đường. Vợ tôi kịp thời đỡ bà dậy. Bà nhiều lần đã bị ngã ra như thế.

Khi bà con hô "Hãy trả lại nhân quyền cho dân Việt Nam", một an ninh đứng cạnh vợ tôi nói giọng mỉa mai: "Việt Nam 90 triệu dân mà đây có nhúm người này". Vợ tôi đáp: "Nếu 90 triệu dân cũng như nhúm người này thì các cậu có còn đất sống không?”. Cậu ta bỏ đi mất.

Khi bà con phát biểu ở diễn đàn xong, một cậu an ninh thấy tôi đi ngang qua, cậu ta giữ lại bảo: "Xong việc rồi, bác bảo mọi người đi về đi, còn đứng ở đây làm gì? Tôi nói: "Tôi bảo làm sao được họ?. Cậu ta nói: "Chúng tôi biết bác mà, bác có uy tín với bà con, bảo họ nghe đấy".

Quả thực tôi không thể chiều theo ý cậu ta. Mà đúng là trong nỗi bức xúc dâng cao thế này, tôi có nói họ cũng không nghe, mà sau đó, tôi sẽ nhận được những ánh mắt nhìn khinh bỉ của bà con. Tôi bảo cậu ấy: "Muốn bà con về thì thả người bị bắt ra". Cậu ta bảo: "Bắt đâu mà bắt. Bắt thì phải có lệnh chứ?" Tôi nói: "Nếu không có lệnh mà bắt thì càng sai".

Một người phụ nữ hỏi: Ở đây bán cái gì thế. Tôi bảo, bán nỗi oan khiên đấy. Có ai mua đỡ cho họ không?

Nỗi oan là món hàng độc đáo ở Việt Nam.

Xin giới thiệu một số clip chúng tôi đã ghi lại:



.
27/2/2016

NTT

Mùa lễ hội Giẫm đạp và Cướp?

Võ Thị Hảo
2/28/2016

Nhiều nam nhi VN đang làm gì?

„Kinh hoàng giẫm đạp, cướp lộc sau giờ khai ấn đền Trần“(22/2/2016, …), „Hỗn loạn cướp lộc chùa Phúc Khánh sau lễ cầu an“(21/2/2016...), „Hỗn loạn, ngất xỉu ờ Hội Phết Hiền Quan“ (Vietnamnest- 20/2/2016)...“Kinh hoàng! Đánh đấm nhau gục hàng loạt ở lễ hội Phết“(tuoitre, 20/2/2016)...

Theo thông tin trên báo chí, có tới hàng ngàn thanh niên và trung niên trai tráng cởi trần, „liều mình như chẳng có“, lao xuống vũng bùn trong giá lạnh, mồm văng tục chửi rủa hò hét, tay vung nắm đấm, giẫm đạp lên nhau bất kể người khác có thể bị trọng thương hoặc chết vì hành động bạo lực của mình tại Hội Phết Hiền Quan tỉnh Phú Thọ. Không thể thống kê hết số người bị thương, đổ máu hoặc ngất xỉu ngay trong một mùa hội và qua vài năm gần đây.

Thật kinh hoàng là cả biển người giẫm đạp nhau chỉ để tranh cướp một quả „phết“, một vật vô tri thường làm từ gộc tre sơn đỏ. Với kiểu tổ chức thế này, không ngất xỉu và đổ máu mới là lạ.

Hội cướp phết xưa nay vốn chỉ là hội làng vốn thanh tao đạm bạc nhưng mấy năm gần đây đã bị biến tướng. Những hủ tục mê tín dị đoan được chính quyền đứng ra tổ chức cùng đám buôn thần bán thánh nhằm khuyếch đại lễ hội để thu lợi.

Người ta quên đi mục đích tốt đẹp ban đầu là tưởng nhớ Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng. Hội này chỉ còn ý nghĩa khuyến khích người ta tranh cướp cầu lợi danh tiền bạc, kích động tính hoang dã mông muội của đám đông.

Mặc dù bị kìm giữ bởi „định hướng tuyên truyền“ của Đảng CS, Chính phủ và Ban Tuyên giáo Trung ương, nhiều người VN và phóng viên báo chí không thể kìm giữ lời cảm thán đầy chua xót trước thực trạng cạn đáy về văn hóa trong những lễ hội VN hiện nay.

Làm sao có thể không tủi hổ và xót thương cho những nam nhi trai tráng Việt đã đang từng bước phá hủy một kiếp làm người.

Chí làm trai, sức dài vai rộng lẽ ra phải dành cho những việc như kinh bang tế thế, một vai gánh vác gia đình và nợ non sông, nếu bắt buộc phải dùng đến sức mạnh cơ bắp, thì chí nam nhi chỉ nên dùng để đánh cướp, đánh tham quan ô lại và giặc ngoại xâm bảo vệ đồng bào mình.

Làm nam nhi, nếu có cất lời giữa đám đông, chỉ đáng để cất những lời ngay thẳng chính trực, khiến cho lũ bất lương phải run sợ chứ không phải là hú hét văng tục chửi bậy và xì xụp khấn vái xin xỏ những ngẫu tượng ô trọc.

Người VN đang được dẫn vào „hố đen“

Từ khoảng chục năm trở lại đây, tận dụng tâm lý sợ hãi, bất an của người dân, đa phần người quản lý đền chùa trong cả nước, đặc biệt là phía Bắc, kết hơp với bàn tay đạo diễn của chính quyền, đã thay đổi mục đích thờ phụng và dùng nhiều phương cách để thu hút tiền bạc của người VN.

Thật dễ thao túng, khi dân VN phải sống trong một xã hội nhiều bất công, thiếu minh bạch. người ta kiếm được tiền hay vị trí làm việc phần nhiều là do quan hệ quyền lực, thân hữu, mua bán đổi chác. Từ đó, người VN không thể trông mong vào năng lực và sự trung thực của chính bản thân mình, bị tước đoạt cơ hội, mất tự tin và trở nên bấn loạn, chỉ còn biết trông mong vào vận may và „ơn trên“.

Công luận đã phát hiện rất nhiều sư sãi tự phong là „đại đức“ sống xa hoa và ô trọc trên sự đóng góp chắt chiu của người dân qua cái gọi là „dâng cúng“, „đồ lễ“ và tiền „công đức“. Đương nhiên dưới sự quản lý của chính quyền, họ không thể hưởng thụ một mình.

Ngay cả những đền chùa, lễ hội từ hàng trăm năm nay được tiếng là thâm nghiêm, thanh bạch theo tư tưởng nhà Phật cũng đã đưa ra chiêu bài cầu an, cầu tài cầu lộc, dâng sao giải hạn, cầu siêu và muôn mánh khóe khác để „móc túi“ người dân.

Sự mê muội của dân là mảnh đất kiếm tiền của đám sư sãi, thầy cúng thầy bói, đám „ngoại cảm“ rởm, cũng là cơ hội kiếm tiền của một số nhân vật trong chính quyền đã tận dụng thần quyền để ngu dân hóa , triệt tiêu sức mạnh và sự phẫn nộ của người VN.

Người ta có thể nhận thấy cái chợ khổng lồ mua quan bán tước trong thể chế thiếu vắng dân chủ ở VN được tái hiện, được trình diễn hết sức điển hình trong lễ hội đền Trần Nam Định. Những thủ pháp tâm lý tuyên truyền tinh vi và sự dối lừa của những kẻ buôn thần bán thánh đã tuyệt đối hóa sự thần phục „bề trên“. Hội này cũng đã kích động khát vọng không đáy về bổng lộc và quan tước. Theo phản ánh của báo chí, Hội đền Trần từ nhiều năm nay đã trở thành một đại thảm họa văn hóa và mê tín dị đoan.

Từ chỗ chỉ là một ngôi đền trong phạm vi người họ Trần làng Tức Mặc lập nên vào thế kỷ 17 để thờ 14 vị vua triều Trần, ngày lễ hội đã ấn định xưa nay là trong khoảng là từ 15 đến 20 tháng 8 âm lịch hàng năm, khai ấn chỉ là một thủ tục nhỏ trong phạm vi lễ của một dòng họ. Nhưng từ khoảng năm 2000 đến nay, khi lãnh đạo chính quyền nhúng tay vào tổ chức, thì lễ hội đã chuyển ngày, phóng đại thành lễ khai ấn rầm rộ mang tầm cỡ quốc gia vào dịp rằm tháng giêng. Năm 2016 có Bộ trưởng công an và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc - hai ủy viên Bộ Chính Trị - đến dâng hương và „khai ấn“ cho lễ hội.

Chính quyền VN đã không che giấu việc họ tham gia vào điều khiển lễ hội, phát biểu, bày đặt trò diễn mở màn „khai ấn vua ban“ trong mấy năm trở lại đây.

Rất nhiều quan chức, cán bộ nhân viên nhà nước đua nhau đi lễ đền Trần, tung tiền và mối quan hệ thân hữu ra để kiếm được hoặc mua thẻ „đại biểu“, „khách mời“. Họ kiếm bằng được cái gọi là „ấn vua ban“, mong được thăng chức, hơn người, hưởng nhiều lợi lộc.

Sự có mặt của những Ủy viên Bộ Chính trị lâu nay đã „quốc gia hóa“ hình thức „khai ấn“, như một sự ban phát đầu năm của „vua cộng sản“ cho những kẻ thần dân ngoan ngoãn đến cầu xin. Người ta nghĩ rằng hội khai ấn quan trọng đến cỡ ấy, bỏ tiền ra mua chức tước ảo, trước hết phải lo lót „ơn trên“, xin xỏ mua bán chức ảo rồi sẽ có chức thật.

Công lao và hào khí Đông A của các vua Trần xưa trong việc bảo vệ Tổ quốc chống ngoại xâm TQ xưa, đã bị khỏa lấp một cách tinh vi. Dấu ấn đọng lại chỉ là một „chợ tâm linh“ cầu quan bán tước, cầu tiền tài bổng lộc được quốc gia hóa và chính trị hóa.

Tâm lý đó đã kích động lòng tham của đám đông đến mức hàng vạn người đổ về, chen chúc nhau, sẵn sàng giẫm đạp lên nhau để tranh giành được chạm, được nhét, vứt tiền lẻ vào kiệu, vào đồ thờ để „hối lộ“ thần thánh.

Nhưng những cái gọi là „ấn“ đem bán hoặc phát cho mọi người trong lễ hội đã bị người dân phát hiện là rởm, vì đó chỉ là hàng vạn, hàng triệu mảnh vải hoặc giấy in lòe loẹt có hình ấn mà thôi. Dịch vụ mua ấn phát đạt đến nỗi có cả chuyển phát nhanh ấn cho những người ở xa. Trong khi đó người trong Ban tổ chức vẫn lớn tiếng rằng cứ „mười mảnh ấn lại có một ấn rất thiêng, vì được cắt từ vạt áo hoàng bào của vua, đem lại may mắn lớn cho người có được nó“.

Ban tổ chức nhiều lễ hội đã dùng những thủ pháp thu hút tinh vi, trong đó có sử dụng vũ khí „tin đồn“ của „chiến tranh tâm lý“ mà một trong những biện pháp rất lợi hại là đọc trên loa phóng thanh tên nhiều quan chức lớn và người nổi tiếng đến đền chùa dâng lễ cầu an giải hạn, cầu lên chức thêm bổng lộc cho gia đình. Người dân thấy vậy cho rằng đó là những đền chùa rất thiêng thì các nhân vật này mới làm vậy và đua nhau bắt chước.

Hậu quả là người dân và vừa là thủ phạm, lại vừa là nạn nhân của việc chen vai thích cánh hỗn loạn giày xéo lên nhau, vét cạn túi những đồng tiền ít ỏi thấm mồ hôi và cả máu của họ ra rải khắp nơi, nhét cả vào tay tượng gỗ, bệ xi măng, gốc đa lu nước, miệng rắn miệng ba ba xi măng để cầu an.

Qua những động thái của chính quyền kết hợp thần quyền VN, người ta bị ám thị rằng dù cõi trần hay cõi âm hay cõi Niết Bàn thì cũng phải đút lót, hối lộ, thì mới mong tồn tại.

Ai đã cổ vũ não trạng Cướp và Giẫm đạp?

Lễ khai ấn đền Trần, với bàn tay đạo diễn của nhiều vị thuộc hàng cao nhất trong nhà cầm quyền VN, là một trò diễn mô phỏng lại mô hình thể chế xã hội độc quyền „xin cho“ thời bao cấp. Đảng cộng sản từ chỗ vô thần, phủ nhận sự tồn tại của đời sống tâm linh, phá huy nhà thờ, đình chùa miếu mạo, nhưng trong khoảng mươi năm trở lại đây, đã tận dụng lực lượng hành nghề mê tín dị đoan để dễ bề nô dịch hóa người dân.

Theo Vnexpress.net, 24/2/2016, bài „Ấn đền Trần không có giá trị phù trợ đường quan lộc“, tại đề án „Khôi phục lễ hội đền Trần“ của các chuyên gia lịch sử cùng các nhà văn hóa dân gian đã xác định, thì ấn dùng trong lễ khai ấn đền Trần hiện nay không liên quan gì đến triều chính, chỉ là chiếc ấn bình thường của phủ đền xưa, làm bằng gỗ...người ta gán ghép cho nó các ý nghĩa mới để thu hút người tham dự...“.

Sự thật rõ ràng là thế, vậy mà người trong Ban tổ chức lễ hội còn dám khẳng định: „Còn có một loại ấn được đóng trên tấm lụa đỏ. Loại này chỉ có rất ít, và chỉ dành cho các quan chức cấp Tỉnh, Trung ương về dự. Cứ 10 khắc trên lụa đỏ chỉ có một tấm duy nhất là có giá trị vì được cắt ra từ tấm áo hoàng bào của các đời vua. Và nếu ai may mắn được tấm lụa đó thì coi như đã đắc lộc, đắc thọ“.

Qua nhiều lễ hội gần đây, đặc biệt là những lễ hội đã được chính quyền tham gia quản lý và tổ chức, người ta có thể thấy sức mạnh cơ bắp và tinh thần của người VN đang được truyền dẫn tinh vi vào những „hố đen“ mê tín dị đoan, thần quyền thô thiển vật dục kết hợp độc quyền cộng sản, triệt tiêu sức mạnh của lòng tự tin, tính độc lập, sáng tạo và nhân tính.

Nếu như trong truyền thống, các đền chùa miếu mạo VN chỉ là những địa chỉ khiêm tốn, thanh tịnh để vọng tưởng một danh nhân văn hóa hoặc một anh hùng dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc, thì ngày nay, dưới sự tham gia tổ chức và điều hành của chính quyền, những lễ hội đó đã bị biến tướng, vặn xoắn theo mục đích của họ.

Cả nước hiện có hơn 8.000 lễ hội. Cứ theo đà này, sự lãng phí, sự mê tín, sự trục lợi, sự ngu dân được phóng đại năm sau hơn năm trước, thì người VN còn khốn khổ đến đâu?

Nhà cai trị VN ngày nay đã biết tận dụng triệt để vũ khí độc tài và thần quyền dị đoan để dễ bề phá hủy đi sự tự tin, lý trí, khả năng nhìn nhận phân tích vấn đề và tính phản kháng của người dân VN. Họ đã làm điều đó rất thành công.

Một số nhà khoa học và nhà báo, cùng người đọc đã dũng cảm phân tích cho người dân thấy nguy cơ đó. Các nhà báo và trí thức VN cần vào cuộc mạnh dạn hơn nữa vì nhân tính và tương lai của người VN.

VTH

2/27/2016

Hàng ngàn công nhân biểu tình tại Đồng Nai . Một người bị đổ máu



Công an chém công nhân Pouchen bị thương khi đang đình công ngày 26/2/2016
(Đồng Nai, DL) - Lúc 14h 45 ngày 26/2/2016, trong lúc hàng ngàn công nhân công ty Pouchen đang đình công thì xảy ra vụ xô xát giữa một viên công an chìm và công nhân Pouchen khiến 4 công nhân bị thương phải đưa đi cấp cứu.
Một công nhân giấu tên cho Dân Luận biết, vụ việc xảy ra do viên công an chìm (công nhân nói là cảnh sát hình sự) cố bắt một nam công nhân không rõ lý do, những công nhân khác cố giằng co giải cứu bạn mình thì bị chém bị thương.





Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

Trần Trung Đạo
2/27/2016


Tập Cận Bình thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lãnh đạo Trung Cộng lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lãnh thổ’ Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác...

*
Người viết xin lỗi sẽ dùng chữ La Tinh ‘status quo’ nhiều lần trong bài viết chỉ vì mục đích chính là để bàn về khái niệm này trong chủ trương quân sự hóa Biển Đông của Tập Cận Bình. ‘Status quo’ chỉ tình trạng của các điều kiện thực tế trước khi có sự thay đổi.

Vào thế kỷ thứ 14, danh từ này dùng để chỉ tình trạng hòa bình trước khi chiến tranh bùng nổ giữa hai nước nhưng dần dần được áp dụng trong hầu hết các lãnh vực. Trong các cuộc thảo luận hay tranh luận các bên thường có khuynh hướng chấp nhận một ‘status quo’ và đôi khi còn được xem đó như là một giới hạn mà nếu bị vượt qua sẽ tạo nên nhiều bất trắc. Khi hai bên đồng ý duy trì ‘status quo’ có nghĩa là hai bên chấp nhận tình trạng hiện đang là của một điều kiện về quân sự, địa lý, xã hội hay chính trị.

‘status quo’ về lãnh thổ trong hai cuộc chiến tranh thế giới

Việc chấp nhận ‘status quo’ thường diễn ra trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ. Lý do, các bên tranh chấp đều muốn phần lợi về mình nhưng đều không đủ bằng chứng thuyết phục bên kia hay quốc tế và cuối cùng chấp nhận tình trạng thực tế và chỉ thảo luận vào các điểm mới thôi.

Trong thế kỷ hai mươi, trải dài suốt hai thế chiến, ‘status quo’ được sử dụng nhiều nhất trong tranh chấp lãnh thổ tại Châu Âu. Sau thế chiến thứ nhất, các quốc gia bại trận trong đó có Đức mất phần lớn lãnh thổ chiếm được trong các cuộc chiến tranh trước đó, bao gồm chiến tranh Pháp Phổ. Sau khi lên nắm quyền, mục đích đầu tiên của Hitler là phục hồi lãnh thổ mà ông ta cho rằng vốn thuộc Đức.

Các nước mạnh, tự mình hay qua hình thức liên minh, đều nhắm tới việc hủy bỏ các ‘status quo’ và thiết lập các ‘status quo’ mới có lợi cho họ. Đức chiếm Tiệp Khắc. Ý chiếm Albany. Liên Xô tìm cơ hội mở rộng vùng ảnh hưởng phía Tây. Hiệp ước bí mật Bất Tương Xâm (German-USSR Non-Aggression Pact) giữa Đức Quốc Xã và Liên Xô năm 1939 âm mưu chấm dứt ‘status quo’ lãnh thổ và xẻ châu Âu làm hai, mỗi bên chiếm một phần. Đức chiếm Tiệp Khắc, Ba Lan, Liên Xô chiếm một phần Ba Lan và các quốc gia Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania). Sau Thế chiến Thứ hai, Stalin lẽ ra phải bị xử như một tội phạm chiến tranh, tuy nhiên, kẻ thắng trận bao giờ cũng đóng vai quan tòa và tội ác của quan tòa thường bị bỏ qua hay che lấp.

Anh và Pháp muốn bảo vệ ‘status quo’ của Châu Âu nên đã nhiều lần lên tiếng phản đối hành động của Đức, Ý khi vi phạm một cách trắng trợn chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia nhỏ yếu bị xâm lược. Tuy nhiên, Anh và Pháp, ngoài những lời tuyên bố và biểu dương lực lượng qua vài cuộc tập trận nhỏ, không có một hành động quân sự cụ thể nào chứng tỏ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng lãnh thổ Châu Âu như đã phân định trong hiệp ước Versaille.

Chính sách của các lãnh đạo CSTQ trước Tập Cận Bình

Mặc dù bộ máy tuyên truyền Trung Cộng luôn rêu rao chủ quyền Biển Đông không thể tranh cãi của Trung Cộng và đã chứng minh qua hai ngàn năm lịch sử, giới lãnh đạo CSTQ cũng biết những lý luận đó chỉ để đun nồi nước sôi dân tộc cực đoan Đại Hán chứ không thể dùng để thuyết phục các quan tòa một khi cuộc tranh chấp được đưa ra trước một tòa án quốc tế.

Bằng chứng, tháng 1 năm 2013, chính phủ Philippines chính thức đệ trình hồ sơ kiện Trung Cộng trước Tòa Án Quốc Tế. Hồ sơ của Philippines nộp lên gồm mười bộ với gần bốn ngàn trang tài liệu chứng minh chủ quyền của Philippines và phản bác các luận cứ cũng như quan điểm đường lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng. Trung Cộng từ chối tranh tụng trước tòa.

Chính sách truyền thống của Trung Cộng là gặm nhắm từng phần của Biển Đông. Sau Hoàng Sa, tháng 8 năm 1988 lần đầu tiên Trung Cộng đặt chân lên quần đảo Trường Sa sau trận Gạc Ma. Từ năm 1989 đến năm 1992 Trung Cộng chiếm một số đảo nhỏ khác của Trường Sa. Tháng 2 năm 1995 Trung Cộng chiếm đảo Vành Khăn (Mischief Reef) và một đảo khác do quân đội Philippines đóng.

Tập Cận Bình chủ trương độc chiếm Biển Đông

- Tập trung quyền lực

Nhà bình luận Doug Bandow của Newsweek đưa ra câu hỏi liệu Tập Cận Bình sẽ trở thành một Mao thứ hai không phải là không có lý do. Khác với các lãnh tụ CSTQ sau Mao, Tập Cận Bình là nhà độc tài đầy tham vọng quyền lực. Nạn sùng bái cá nhân tại Trung Cộng tạm lắng trong ba chục năm qua đã bắt đầu tái phát. Bộ máy tuyên truyền CSTQ đang đánh bóng họ Tập như một lãnh tụ có quyền hạn tối thượng và tuyệt đối trong tập thể lãnh đạo Trung Cộng. Báo chi bắt đầu gọi y là ‘Lãnh tụ Trung tâm’ (The CORE), một danh hiệu chỉ dành để chỉ Đặng Tiểu Bình.

Trong một bài bình luận đầu tháng Hai năm 2016 trên New York Times, nhà bình luận Chris Buckley nhắc đến sự kiện ngày càng đông các lãnh đạo địa phương tuyên bố trung thành với họ Tập. Vai trò lãnh đạo tập thể của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và Ban Thường trực Bộ Chính trị bị đặt qua bên. Lãnh đạo mới được hiểu theo hình tháp và trên đỉnh là duy nhất Tập Cận Bình giống như trước đây chỉ có Mao.

Quách Kim Long (Guo Jinlong) tân bí thư thành ủy Bắc Kinh vừa tuyên bố một câu đầy đe dọa trên Bắc Kinh Nhật Báo “Trật tự thế giới mà chúng ta sống đang tiến hành một sự điều chỉnh và về đối nội, đây là giai đoạn quan trọng của những thay đổi sâu sắc. Hơn bao giờ hết, chúng tôi cần một lãnh đạo tối cao”. Cho đến nay, ít nhất 14 trong số các lãnh đạo cao cấp của đảng tuyên thệ trung thành trước họ Tập.

Việc các viên chức cao cấp Trung Cộng tuyên thệ trung thành, thoạt nhìn chỉ là chuyện nội bộ của Trung Cộng, tuy nhiên, điều này cũng nhắc lại sự kiện các viên chức cao cấp và tướng lãnh Đức phải tuyên thệ trung thành với Hitler khi ông ta vừa nhậm chức Quốc Trưởng Đức và sau đó phát động chiến tranh thế giới. Không phải nhân dân Trung Hoa mà nhân dân các nước nhỏ láng giềng như Việt Nam, Philippines sẽ là những nạn nhân đầu tiên của ‘Lãnh tụ Trung tâm’ này.

Giống như ý định của Mao khi gởi một triệu quân sang Triều Tiên năm 1950 hay của Đặng Tiểu Bình khi xua gần nửa triệu sang xâm lăng Việt Nam năm 1979, Tập Cận Bình cũng đang cố tình tạo một không khí chiến tranh chống kẻ thù của Trung Cộng để củng cố quyền lực nội địa.

- Quân sự hóa Biển Đông

Việc Trung Cộng quân sự hóa những vùng chiếm được trên Biển Đông đã quá rõ ràng. Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Bộ Tư Lịnh Thái Bình Dương của Mỹ xác nhận ‘Điều đó quá rõ, trừ phi bạn nghĩ rằng trái đất nầy là một mặt bằng, bạn mới nói là là không’. Đô Đốc Harry Harris cũng tin rằng Trung Cộng đã đặt các giàn hỏa tiễn địa không trên đảo Woody (Phú Lâm). Sau hỏa tiễn, Trung Cộng phối trí các phi cơ chiến đấu cũng trên đảo Phú Lâm. Khác với những lần trước, lần này có vẻ các chiến đấu cơ này sẽ là phần của căn cứ không quân thường trực.

Sự hiện diện quân sự của Trung Cộng hiện nay trên Biển Đông chưa phải là một đe dọa trực tiếp đối với an ninh và quyền tự do hàng hải của Mỹ. Với sự chênh lệch còn quá xa về kỹ thuật và phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Mỹ, nếu một xung đột quân sự xảy ra, những giàn hỏa tiễn và vài chiến đấu cơ đó sẽ nằm trong đáy biển trong vòng vài phút.

Tuy nhiên, với các quốc gia nhỏ trong vùng sự hiện diện của chúng là những đe dọa trực tiếp. Sự ràng buộc và phụ thuộc vào nhau trong quan hệ kinh tế thương mại vô cùng sâu sắc và phức tạp giữa các cường quốc trong giai đoạn toàn cầu hóa như hiện nay, khả năng rất thấp để Mỹ có thể can thiệp vào các xung đột giữa hai nước.

Biết điều đó nên lập trường giải quyết xung đột của Trung Cộng từ trước đến nay vẫn là giải quyết song phương thay vì đa phương để nếu có leo thang cũng chỉ leo thang giữa hai nước. Không có liên minh quân sự, Việt Nam hay Philippines đều không phải là đối thủ của Trung Cộng.

- Thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông

Theo Andrew Chubb trong một phân tích khá chi tiết trên The Diplomat, The South China Sea: Defining the 'Status Quo', trước 2013, khái niệm ‘status quo’ rất ít được sử dụng. Phía Trung Cộng chẳng những không dùng mà còn kết án.

Lý do? Trong tình trạng hiện nay của quần đảo Trường Sa, số lượng đơn vị đảo do Trung Cộng chiếm (5 đơn vị) vẫn còn ít hơn số đảo Việt Nam đang giữ (21 đơn vị). Đơn vị được xác định theo tiêu chuẩn đảo, vùng đá nổi hay vùng đá chìm. Nếu một ‘status quo’ chỉ dựa trong tình trạng hiện nay, chắc chắn không phải là một hiện trạng mà Trung Cộng muốn.

Trung Cộng có ý định phá vỡ ‘status quo’ đang có để thiết lập một ‘status quo’ mới phù hợp với quan điểm bành trướng đã phác họa trong’đường lưỡi bò 9 đoạn’ và sau đó vào tháng 6 năm 2014 lại tự ý bổ sung thêm một đoạn nữa. Trung Cộng tuyên bố khoảng 90% Biển Đông thuộc về Trung Cộng và đó cũng là ‘status quo’ mới mà Tập Cận Bình đang nhắm tới.

Để thiết lập được ‘status quo’ mới đó, Tập Cận Bình đưa ra chủ trương gồm hai mặt. Mặt đối ngoại, Tập Cận Bình kêu gọi các bên tranh chấp tự chế các hành động quân sự và giải quyết mọi xung đột bằng các phương tiện hòa bình; mặt đối nội, họ Tập chỉ thị cấp tốc quân sự hóa các vùng đã chiếm được.

Thoạt nghe, hai mặt, vừa thảo luận hòa bình mà vừa lại quân sự hóa, dường như mâu thuẫn. Không, với họ Tập chủ trương hai mặt lại hổ trợ cho nhau một cách hữu hiệu. Các cường quốc cũng như các nước đang tranh chấp khó có một phản ứng thích hợp trước các hành động bành trướng ngang ngược của Trung Cộng.

Tập Cận Bình thúc đẩy ‘status quo’ mới không chỉ bằng số lượng đảo chiếm được hay mở rộng vùng biển rộng mà còn qua mức độ của việc xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, công trình dân sự, quân sự. Những khai triển này bị Mỹ kết án là vi phạm ‘status quo’. Lãnh đạo Trung Cộng lý luận việc xây dựng các phương tiện dù dân sự hay quân sự cũng chỉ xây dựng trên ‘lãnh thổ’ Trung Quốc như họ đã làm từ nhiều năm nay chứ không xâm phạm lãnh thổ của quốc gia nào và lập đi lập lai sẽ không dùng các phương tiện này để xâm lược các quốc gia khác.

Kết luận

Đáp lai những phê bình của Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị mới đây nói rằng việc Trung Quốc phối trí quân sự trên Biển Đông cũng không khác gì Mỹ phối trí quân sự trong khu vực Hawaii. Câu nói ngang ngược và ngu xuẩn vì không có nước nào tranh chấp chủ quyền với một tiểu bang của Mỹ, nhưng phản ảnh chủ trương của Tập Cận Bình không chỉ lấn chiếm mà còn dân sự hóa, quân sự hóa lâu dài, nói rõ hơn để thiết lập một ‘status quo’ mới trên Biển Đông và đặt không chỉ riêng Mỹ mà cả thế giới trước một tình trạng đã rồi.

Rất tiếc, như lịch sử thế giới đã chứng minh, các thay đổi ‘status quo’ về lãnh thổ đều dẫn đến chiến tranh. Con đường thoát duy nhất mà một nước nhỏ, trong trường hợp này là Việt Nam, phải chọn là thực hiện cho bằng được các điểm mà Trung Cộng né tránh và khai thác tối đa các điểm yếu của Trung Cộng, trong đó có (1) dân chủ và hiện đại hóa đất nước, (2) tập trung sức mạnh đoàn kết dân tộc, (3) nhanh chóng chiến lược hóa vị trí Việt Nam, (4) liên kết với các nước bất đồng quyền lợi với Trung Cộng, và (5) chuẩn bị chiến tranh bảo vệ tổ quốc.

27.02.2016

Đồng hành cùng dân oan

Danlambao
2/27/2016




Hưởng ứng lời kêu gọi Ngày Quốc tế Đồng hành cùng Dân oan Việt Nam, sáng ngày 27/2/2016, dân oan tại Sài Gòn, Hà Nội cũng như nhiều tỉnh/ thành khác đã đổ về Sài Gòn, số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Hông, Hà Nội để biểu tình ôn hòa.

Tuy nhiên trước đó vài ngày, côn an đã chốt chặn, canh gác tại nhà riêng của nhiều người hoạt động nhân quyền. Nhiều dân oan cũng đã bị côn an chặn ngay tại các địa phương nơi họ tá túc hoặc sinh sống.

Tại Sài Gòn, Ngay từ sáng sớm, một lực lượng khá đông côn an 113 đã xông vào Chùa Liên Trì để cưỡng chế bắt người.

Côn an dày đặc ngăn chặn mọi ngả đường đến khu vực Chợ Bến Thành, nơi được chọn để tổ chức cuộc tuần hành ôn hòa.


Gần khu vực Nhà thờ Đức Bà, số 180 Pasteur, nhiều bà con dân oan đã bị bắt và bị tống lên xe buýt chở đi đâu không rõ.

Khoảng 8 giờ 40 phút, hàng chục côn an cả thường phục lẫn sắc phục, dân phòng đã vây bắt anh Huỳnh Anh Tú và Blogger Đỗ Đức Hợp (Đỗ Tửng). Những tên côn an này đưa lý do là hai anh bị bắt vị “tội” chụp hình. Côn an đòi thu điện thoại, kiểm tra giấy tờ tùy thân nhưng anh Tú và anh Tửng từ chối. Sau ít phút côn an đã thả hai người ra.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 15 phút sau, côn an đã bắt lại hai anh. Ngoài Huỳnh Anh Tú, Đỗ Đức Hợp còn có Bùi Thị Diễm Hằng, Hoàng Bảo cũng bị bắt. Khoảng 9 giờ 15 phút, anh Huỳnh Anh Tú thông tin cho vợ mình là Phạm Thanh Nghiên nói rằng anh cũng 3 người còn lại bị đưa về phường Bến Nghé, quận 1. Viên côn an thẩm vấn anh Tú là thượng úy Nguyễn Hồng Minh, cấp số hiệu 278018. Đó là cuộc điện thoại cuối cùng anh Tú gọi ra ngoài. Sau đó chị Nghiên đã không thể liên lạc được với chồng.

Trong một diễn biến khác, dân oan Hải Phòng là Nguyễn Thị Thúy (FB Maria Thúy Nguyễn) cùng với khoảng 20 dân oan khác đã bị bắt lên xe bus, trở đi đâu chưa rõ. Chị Thúy còn cho biết chị Trần Ngọc Anh, một cựu Tù nhân lương tâm và một dân oan Vũng Tàu đã bị mật vụ đánh rách mồm.



Trước khi bà con bị bắt lên xe Bus. Ảnh FB Nguyễn Huy Tuấn




Ảnh FB Nguyễn Huy Tuấn

Hiện tại, chị Đoàn Thị Nữ, dân oan Tiền Giang, cũng bị đánh ngất xỉu đang ở CA Phường An Khánh, quận 2.

Chị Lê Thị Kim Em, dân oan tỉnh Tiền Giang bị đánh gãy tay, bó bột sau đó tiếp tục bị đưa về phường An Khánh.

Hải Phòng, Hải Dương và nhiều tỉnh thành thuộc miền Bắc, ngay từ 2 ngày trước côn an đã lùng sục khắp nơi để tìm kiếm, đe dọa và ngăn chặn dân oan ra khỏi nhà.

Tại Hà Nội, 9h sáng khoảng 60 bà con Dân oan từ khắp các tỉnh đã có mặt tại số 1 Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội để hưởng ứng ngày quốc tế đồng hành cùng Dân Oan. Hàng trăm an ninh phong toả, cấm đường đi và giải tán bà con.






Ảnh: Facebook Trịnh Bá Phương và Cấn Thị Thêu






Công an và côn đồ huy động một lực lượng hùng hậu để thẳng tay đàn áp dân. Ảnh Page Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam 27/2/2016
Bà Cấn Thị Thêu, một dân oan và là một cựu TNLT có loan tin trên facebook cá nhân rằng con trai bà, anh Trịnh Bá Tư đã bị côn an bắt đi lúc 9 giờ 10. Người con trai lớn của bà Thêu là Trịnh Bá Phương cũng không liên lạc được.

10:30 tại Hà Nội, Theo Page Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam 27/2/2016: Một số dân oan từ nhiều thành phố đã thoát được sự ngăn cản của lực lượng công an để đổ về tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông - Thành phố Hà Nội cho Ngày Quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt nam 27/2/2016.

Mặc cho công an ngăn chặn hai đầu đường không cho các nhóm khác tiến vào chỗ tập trung, hàng trăm dân oan tại chỗ vẫn đấu tranh tại chỗ và hô to các khẩu hiệu đòi Nhân quyền, đòi Công lý.


4 người đã bị bắt không biết đưa đi đâu, là Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và hai cụ già là bà Phận và bà Dậu.





Ảnh: Page Ngày Quốc Tế Đồng Hành Cùng Dân Oan Việt Nam 27/2/2016




Tại số 1 Ngô Thì Nhậm, bà con dân oan vẫn đang bị uy hiếp bởi lực lượng an ninh chìm nổi. Ảnh FB Nguyên Huyền Nguyễn

Tại Sài Gòn, lúc 11:15': Blogger Phạm Thanh Nghiên, Facebooker Nga Thi Bich Nguyen, vợ chồng facebooker Hải Tòa Án, Tuấn Chu, Nguyễn Thiện Nhân, Thu Nguyệt đã bị mật vụ và côn an giao thông, côn an sắc phục chặn xe taxi khi đang trên đường tới phường Bến Nghé để đòi người.

Côn an yêu cầu tài xế chở tất cả đến côn an phường nhưng mọi người phản đối. Tài xế taxi bị thu giữ giấy tờ, buộc phải bỏ khách.


Ảnh Facebook Nguyễn Thiện Nhân







Nguyễn Thiện Nhân: "Công an, mật vụ vẫn tiếp tục bám theo chúng tôi theo dõi, ngăn cản quyền tự do đi lại của chúng tôi."


14:30, Sài Gòn: Tất cả những người bị bắt đưa về phường Bến Nghé được thả. Nhiều bà con dân oan bị bắt đưa về các tỉnh.

18:00, Hà Nội, Trịnh Bá Tư và Trịnh Bá Phương cũng ra khỏi đồn công an. Trịnh Bá Tư bị đánh rách cả quần áo.


Trịnh Bá Tư bị đánh rách cả quần áo. Nguồn tin, hình: Facebook Trịnh Bá Phương

Tin tổng hợp công an đàn áp dân oan biểu tình ngày 27/02/2016

Thanhnienconggiao
2/27/2016



TNCG: Sáng ngày 27/2/2016, Tại Sài Gòn, anh chị em dân oan, đang di chuyển chăng băng dôn khẩu hiệu đi được một đoạn, đến tại nhà thờ Đức Bà thì bị công an bao vây bắt và đánh đập anh chị em, mong cộng đồng trong và ngoài nước - những người yêu công lý lên tiếng giúp đỡ.

Công an đang đánh chị Trần Ngọc Anh. Anh Huỳnh Anh Tú vừa gọi điện cách đây 1 phút báo cho tôi biết: Côn an đã "bất ngờ" thả anh và anh Đỗ Đức Hợp.Tùy tiện bắt, tùy tiện thả là sản phẩm của công an Cộng sản.

Huỳnh Anh TúĐỗ Đức Hợp vẫn đang phải "làm việc" với công an phường Bến Nghé - Tp HCM vì đi quan sát cuộc xuống đường của Dân oan. Công an viên không cho Tú nghe điện thoại nữa.

Tin từ Maria Thuý Nguyễn vừa cho biết, hiện chị bị bắt cùng khoảng hơn 20 người dân oan khác. Họ bị tống lên xe buýt và đang di chuyển trên đường Nguyễn Văn Kiểng. Chị Thúy thông tin thêm chị Ngọc Anh Trần bị đánh rách miệng. Một dân oan Tiền Giang tên là Lữ bị đánh hộc máu mũi.

Tại Hà Nội, Dân oan 3 miền tập trung tại số 1 Ngô Thì Nhậm để hưởng ứng ngày quốc tế đồng hành cùng dân oan Việt nam.

Hiện nay công an Hà Nội đã bắt con trai của bà Cấn Thị Thiêu là Trịnh Bá Tư đưa đi đâu không rõ.
Con trai thứ hai của bà là Trịnh Bá Phương cũng không liên lạc được. Có khả năng đã bị công an bắt.

Lực lượng chức năng đang tiếp đón Dân oan trong ngày 27/2. Hình ảnh cho thấy giống cảnh đấu vật trên đường phố.

Trong khi đó, đoàn dân oan Đồng Nai khoảng gần 50 người cũng đã bị bắt và hiện không biết những người dân oan này bị đưa về đâu.


















Luật biểu tình hoãn vì đâu.?

Người Buôn Gió
2/26/2016

Năm 2011 trong kỳ họp thứ hay của quốc hội nước CHXHCH Việt Nam thảo luận về việc diễn ra gay gắt.

Cuộc tranh cãi diễn ra giữa bên ủng hộ ra luật biểu tình là đại biểu Dương Trung Quốc và đại biểu Hoàng Hữu Phước , nhưng cuối cùng kết thúc kỳ họp quốc hội năm 2011 luật biểu tình không được nhắc.

Đại biểu quốc hội đại diện cho thành phố Hồ Chí Minh Hoàng Hữu Phước đã phát ngôn rằng '' không việc gì phải nôn nóng ra luật biểu tình, cần phải xem xét nhiều vấn đề khác khi luật này được công nhận ''

Từ đó đến nay, năm nào trong các phiên họp của quốc hội cũng có một vài lần luật biểu tình được đưa ra. Nhưng mới bàn được vài câu thì đã bị những ý kiến bác bỏ.

Đến kỳ họp thường vụ quốc hội tháng 12 năm 2015, quốc hội đã nhắc đến việc đưa luật biểu tình ra thống nhất vào kỳ họp quốc hội tháng 3 năm 2016. Nhưng bộ phận chịu trách nhiệm soạn thảo luật biểu tình là phía công an đã chưa xin được ý kiến của các bộ ngành có liên quan.

Ông Bùi Văn Nam, thứ trưởng công an cho biết

'' Vì một số bộ ngành chưa có ý kiến hồi âm, cho nên sẽ hoãn luật biểu tình và thay thế vào đó là để quốc hội thông qua luật cảnh vệ ''

Vậy các bộ ngành nào đã chần chừ không đưa ý kiến đóng góp của mình, khiến bộ công an không thể hoàn thiện luật biểu tình trình quốc hội.?

Trong phiên họp quốc hội này, đại diện bộ quốc phòng cho biết, họ sẽ triệu tập quân uỷ trung ương để xem xét và cho ý kiến về luật biểu tình.

http://vneconomy.vn/thoi-su/luat-bieu-tinh-co-kha-nang-lai-lo-hen-2015121103243960.htm

Cháy nhà ra măt chuột, tuy ông Bùi Văn Nam không nói rõ bộ ngành nào chậm phản hồi ý kiến. Nhưng phát biểu của đại diện bộ quốc phòng đã cho thấy chính quân uỷ trung ương là bộ phận đã cố tình trì hoãn, ngăn cản để luật biểu tình ra đời.

Hai tháng sau, ngày 17 tháng 2 năm 2016 thường vụ quốc hội họp và lại đưa vấn đề luật biểu tình ra để bàn. Ông chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói thẳng '' nguyên nhân chậm luật biểu tình là do bên phía có trách nhiệm soạn luật đã không đưa ra để quốc hội quyết, không phải lỗi tại quốc hội ''

Bộ Tư Pháp do ông Hà Hùng Cường đưa lý do cần phải chỉnh lý luật này để tạo sự đồng thuận, nên xin quốc hội cho hoãn lại đến tháng 11 năm 2016. Lúc này ông Nguyễn Kim Khoa uỷ viên thường vụ quốc hội, chủ nhiệm uỷ ban an ninh quốc phòng của quốc hội bức xúc nói.

'' Làm luật biểu tình không phải là để đổi mới chính trị, mà để đảm bảo quyền con người, nếu chúng ta dùng nghị định 38 để hạn chế quyền công dân biểu tình là trái hiến pháp ''.

Ai lo sợ biểu tình sẽ làm '' thay đổi chính trị' khiến ông Khoa phải nói vậy. ?

Một lần nữa thủ phạm lại là bộ quốc phòng, quân uỷ trung ương. Lần này thì quân uỷ trung ương đã nói thẳng, vì sợ biểu tình làm thay đổi chính trị cho nên họ không đồng tình. Chính lý do của quân uỷ trung ương, mà bộ tư pháp e sợ đành phải nói cần lùi lại để đạt được đồng thuận cao.

http://motthegioi.vn/chuyen-hang-ngay/tu-chuyen-lui-lam-luat-bieu-tinh-vi-so-doi-moi-chinh-tri-289365.html

Tất cả đã rõ, không phải bộ công an, bộ tư pháp, quốc hội trì hoãn ra luật biểu tình. Mà chính quân uỷ trung ương đã chủ trương không chấp nhận luật biểu tình. Đấy là lý do khiến vì sao đến giờ bộ luật này vẫn không đưa đưa ra trình quốc hội.

Nhưng tại sao quân uỷ trung ương lại ngăn cản luật biểu tình trong khi quốc hội, bộ công an và nhiều bộ ngành khác muốn luật biểu tình được thông qua. ?

Hãy đến với bài phát biểu của đại tướng Ngô Xuân Lịch, uỷ viên bộ chính trị, uỷ viên quân uỷ trung ương, thứ trưởng bộ quốc phòng, chủ nhiệm tổng cục chính trị quân đội.


'' Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh: Năm năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Trong nước, bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, chúng ta phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch bằng chiến lược “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ ta, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang ''

Những phát biểu trên của Ngô Xuân Lich tại kỳ họp quốc hội đầu năm 2016 cho thấy, nhiệm vụ bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng là nhiệm vụ chính của quân đội Việt Nam ngày nay. Nó còn quan trọng hơn cả nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền tổ quốc. Chỉ đạo quân đội thực hiện nhiệm vụ ấy chính là quân uỷ trung ương. Hiện nay, trong những cơ quan đầu não của chế độ có đến 3 người trong quân uỷ trung ương, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng rồi đến Ngô Xuân Lịch và Lương Cường.

Lịch và Cường là hai tướng phụ trách chính trị ở quân khu 3, được Nguyễn Phú Trọng đưa vào quân uỷ trung ương ở nhiệm kỳ thứ nhất của Trọng làm Tổng Bí Thư. Đến nhiệm kỳ thứ hai này, Trọng đã đưa Lịch vào Bộ Chính Trị và Cường vào ban bí thư. Tương lai vài tháng tới Lịch sẽ giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Việc sắp đặt hai tướng thuộc tổng cục chính trị như thế, cho thấy mục tiêu của Trọng giao cho quân đội bảo vệ chế dộ quan trọng và cấp thiết hơn việc bảo vệ chủ quyền , lãnh thổ quốc gia.

Với mục tiêu như thế, việc quân uỷ trung ương , bộ quốc phòng trì hoãn luật biểu tình là đương nhiên. Vì họ e sợ luật biểu tình sẽ là gánh nặng cho nhiệm vụ bảo vệ Đảng của họ.

Đến đây thì đã rõ, kẻ chủ mưu hoãn luật biểu tình chính là cáo già Nguyễn Phú Trọng, đương kim chủ tịch quân uỷ trung ương. Nhưng với bản chất khôn ranh, Trọng cho đệ tử của mình là Ngô Xuân Lịch đại điện cho quân uỷ trung ương không chấp nhận cho ra luật biểu tình.

Việc ngăn cản luật biểu tình phải là mưu đồ của Nguyễn Phú Trọng, chuyện quân uỷ trung ương đại diện là Lịch đứng ra ngăn cản biểu tình tại quốc hội, không thể không có ý kiến chỉ đạo của Trọng. Thế nhưng, lúc này um xùm bên nọ đổ tại bên kia. Nguyễn Phú Trọng làm ngơ như mình không hề liên quan. Khiến những người khác, bộ ngành khác phải mang tiếng với nhân dân về món nợ luật biểu tình. Trong mớ rối rắm hoả mù cãi cọ ấy, không ai biết hoặc không ai dám nhắc thủ phạm chính ngăn luật biểu tình là Nguyễn Phú Trọng.

Đến lúc phải có ý kiến cử tri chất vấn đại biểu Nguyễn Phú Trọng về quan điểm của ông ta về việc lùi thời hạn dự án luật biểu tình. Để xem thái độ, quan điểm của ông ta rõ ràng về vấn đề này như thế nào. Bởi ông ta chính là người đứng đầu cơ quan quan uỷ trung ương, nơi đã làm tắc ách dự án luật biểu tình không đưa tới được quốc hội xem xét. Không thể để ông ta nấp sau tấm màn hung giật dây, xúi khiến rồi giả bộ ngây ngô, hiền lành như người không liên quan gì.

Một người có thái độ rõ ràng quan điểm khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Đông như nhà báo Huy Đức nói, càng cần phải có thái độ quan điểm rõ ràng trước vấn đề hoãn tới hoãn lui luật biểu tình này. Đây là '' đường bóng ngang qua chân ông Trọng ''. Nếu là người có tháị độ rõ ràng, ông sẽ chớp cơ hội là người tử tế khi có tiếng nói dũng khí để đòi món nợ quyền biểu tình cho người dân.

Nếu không, Nguyễn Phú Trọng chỉ là kẻ thâm hiểm nhất trong những kẻ thâm hiểm trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Việt Nam ngày nay.