3/31/2015

Cả Ngàn Người Dự Ra Mắt Phim “Ride The Thunder”




Westminster (Bình Sa)- - Hơn 1.000 người đã sôi nổi tham dự lễ ra mắt phim Ride The Thunder trước rạp Regency Theatres, tại thành phố Westminster, vào lúc 10 giờ sáng thứ Bảy, ngày 28 tháng Ba, 2015, với sự hiện diện đông đảo của các cựu chiến binh Việt-Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, các vị dân cử, đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng. và các cơ quan truyền thông tại địa phương.

Quan khách có: Ong Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành Phố Westminster, Phó Thị Trưởng Sergie Contreras và Nghị Viên Diane Carey; Nghị Viên Phát Bùi Thành Phố Garden Grove; LS Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ Tịch CĐNVQG Nam California, ông Nguyễn Văn Lực, Chủ Tịch CĐNV San Diego, Bà cựu Trung Tá Hạnh Nhơn...

Sau nghi thức chào quốc kỳ VNCH- Hoa Kỳ, do toán hầu kỳ Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali do ông Nguyễn Phục Hưng phụ trách cùng với Ban hợp ca Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, sau đó phần tưởng niệm với tiếng kèn chiêu hồn tử sĩ trong sự im lặng của mọi người thật trang nghiêm.

blank
Các cựu quân nhân chào quốc kỳ Việt-Mỹ.

Sau đó ông Richard Botkin,là cựu Thiếu Tá TQLC Hoa Kỳ,tác giả sách Ride The Thunder lên dâng lời cầu nguyện.

Ông Fred Koster, đạo diễn trong lời phát biểu ông cho biết: "Chúng tôi rất hân hạnh trình chiếu cuốn phim, nói lên sự thật của cuộc chiến Việt Nam, trong đó các cựu quân nhân Mỹ và Việt Nam đã can đảm chiến đấu cho tự do, bảo vệ miền Nam Việt Nam."

Trong phần phát biểu của quan khách, ông Tạ Đức Trí, Thị Trưởng Thành phố Westminster, ca ngợi việc trình chiếu cuốn phim vào thời điểm tưởng niệm Tháng Tư Đen là một việc làm rất ý nghĩa, ông tiếp: "Chuyện phim cho mọi người thấy một cách trung thực, sự hy sinh dũng cảm của người lính VNCH và đồng minh chiến đấu cho tự do. Chúng ta muốn thấy cuốn phim này thành công để mọi người biết đến những công lao của người lính. Ong tiếp, Nhạc phụ của tôi là một sĩ quan binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, cùng đồng đội chiến đấu cho tự do. Đây là dịp để chúng ta tri ân người lính,"

Tiếp theo Nghị Viên Phát Bùi, Nghị viên thành phố Garden Grove lên trao bằng tưởng lục cho ông Fred Koster, nhà sản xuất phim và ông Richard Botkins, tác giả cuốn sách, để vinh danh công việc làm đầy ý nghĩa của họ. Nghị Viên Phát Bùi tiếp: " Chúng tôi cám ơn đồng hương có mặt để yểm trợ cho công việc ý nghĩa này."

blank
Trung Tá Lê Bá Bình nhân vật thật của chuyện phim.

Trong phần phát biểu Nữ Tài Tử Kiều Chinh đã nói:

"Chiếc Cầu Nối Khoảng Cách.

Bốn mươi năm sau Chiến Tranh Việt Nam, trong cuộc hội ngộ cảm động này, với lòng biết ơn sâu xa, tôi xin chúc mừng tất cả quý vị, là những cựu chiến binh Hoa Kỳ và Nam Việt Nam.

Trong chiến tranh, quý vị là những người đương đầu với sấm sét. Ride the Thunder là câu chuyện của quý vị, về quý vị và những người thân yêu. Xin cảm ơn tác giả Richard Botkin, đạo diễn Fred Koster và cả mọi thành viên trong ê kíp về sách và phim.

Sau chiến tranh là cuộc hành trình từ sự sụp đổ, hành trình vì tự do, hiểu biết và phẩm gia con người. Là một nghệ sĩ lưu vong, tôi xin mượn cơ hội này để bày tỏ lòng tri ơn tới nhân dân và đất nước Hoa Kỳ đã mở rộng vòng tay, trái tim và cánh cửa, cho chúng tôi biến đất nước này thành quê hương của mình.

Xin cầu nguyện cho những người đã khuất. Cầu nguyện cho sự hàn gắn cho hòa bình. Và cầu chúc tốt lành cho các thế hệ mai sau."

blank
Cựu chiến binh Việt-Mỹ kết nối.

Tiếp theo, cựu Đại Tá Gerry Turley, nguyên cố vấn tiểu đoàn sói biển, từng sát cánh chiến đấu cùng Thiếu Tá TQLC Lê Bá Bình thời mùa hè đỏ lửa 1972 trong phim Ride the Thunder phát biểu. "Nước Mỹ muốn cám ơn những người Mỹ gốc Việt đã chọn Hoa Kỳ là quê hương, đã đóng góp nét đẹp của văn hóa Việt Nam và làm việc chăm chỉ cho đất nước này phồn thịnh hơn. Xin đừng quên nói với con cháu mình những gì quý vị đã làm cho đất nước này tốt đẹp hơn."

Cựu Trung Tá Lê Bá Bình trong lời phát biểu ông cũng nhấn mạnh, "Cuốn sách và cuốn phim cho thấy sự hy sinh dũng cảm vì lý tưởng tự do của những người quân nhân chúng ta, Mỹ cũng như Việt. Nhân đây tôi muốn nhắc cho con cháu thuộc thế hệ hai, lời nói của vị tư lệnh tối cao QLVNCH, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, rằng 'đừng nghe những gì Cộng Sản nói, mà hãy nhìn kỷ những gì Cộng Sản làm'."

Tiếp theo, ông Richard Botkins kêu gọi mọi người đứng lên, nhìn về phía trái của sân khấu nơi có những bức tường ghi danh tánh của các chiến sĩ Mỹ-Việt, cùng cầu nguyện cho những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam.

"Chúng tôi mong mọi người hãy nhớ đến đồng đội của mình. Xin viết tên của họ và dán lên bức tường như một hành động tưởng nhớ."

blank
Co-producer Kiều Chinh phát biểu.

Sau đó MC Greg Gillaspy, đại diện cho tổ chức cựu quân nhân Vietnam Veterans of America, chi hội 1024 Nam California, kêu gọi các chiến hữu cùng thực hiện hành động "Bridging of the gap" (nối liền những ngăn cách). Từng hai người, từ hai bên, tiến lại gặp nhau phía trước sân khấu, chào kính và ôm nhau. Bên trái là cựu quân nhân Mỹ và bên phải là các cựu quân nhân VNCH, trong đủ màu áo thuộc các quân binh chủng.

Sau đó Đạo diễn Fred Koster lên giới thiệu thành phần trong cuốn phim: "producer," gồm nữ tài tử Kiều Chinh, tài tử Joseph Hiếu, Alan Ford, ông Lý Văn Quý, và cô Carmen Cabana, phụ trách quay phim... Tất cả được mời lên sân khấu để chào mừng khán giả.

Theo ban tổ chức, trong vòng một tuần lễ nếu số người đến mua vé đạt con số 3,500 thì cuốn film sẽ được đem chiếu khắp nước Mỹ.

Nha Sĩ Lý Văn Quý, đại diện ban tổ chức cho biết: "Chỉ trong hai ngày là số vé bán tại rạp đã đạt chỉ tiêu. Ba ngàn năm trăm vé được đồng hương hưởng ứng nhiệt liệt. Trong tuần tới chắc chúng ta sẽ đoạt kỷ lục và như thế là chính nghĩa đã thắng."

Được biết, ngay khi ra mắt phim Ride the Thunder, toàn bộ số vé trong ngày đã bán hết, nhiều người phải chờ xem qua ngày hôm sau.

Ride The Thunder, đã dịch một phần ra tiếng Việt với tựa đề là "Cưỡi Ngọn Sấm" do các ông Lý Văn Quý, Nguyễn Hiền, Nguyễn Hoàng Diệu và bà Trịnh Bình An.


Phim Ride the Thunder hiện chiếu tại rạp Regency, 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.
Muốn biết thêm chi tiết về phim, xin vào trang web http://www.ridethethundermovie.com/. Mua sách, xin vào trang web http://www.amazon.com/Ride-Thunder-Vietnam-Story-Triumph/dp/193507105X.











dv

Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam




“Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”- Albert Camus.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Việt Nam

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015, ông Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là „sân nhà“ ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự, chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử Việt Nam
Trước sự im lặng chấp nhận của VN, TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồi. Phần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trung ương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt - Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75 đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng(Hòa Bình) – báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)

Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.

Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.

Cùng trên lộ trình các cấp chính quyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá... lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi. Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ. Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệ đất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong những cuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lực lượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vị này còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia. (theo tinphapluat.com)

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồn nước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày. Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêm vào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực. Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứ ai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, là những con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ , người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy. Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền Việt Nam


Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.


TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.

VN “đã chết bởi tay TQ”! Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứ không chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.

Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?

Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họ biết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân. Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.

Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN, nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!

Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưng lại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận ra VN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQ đương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của Cách mạng Nhung VN, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc.

Và dẫu nước VN có mất về tay TQ, những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lai toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết được những người yêu nước yêu công lý và yêu tự do.

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội






dv

Tại sao công nhân Pou Yuen đình công?

Hàng nghìn công nhân Công ty Pouyen Việt Nam (TP HCM) đã xuống đường tuần hành phản đối quy định bảo hiểm mới trong 5 ngày qua. 31/3/2015 Mywork.com.vn


Công nhân của Pou Yuen đã đình công để chống lại một luật mới về BHXH sẽ có hiệu từ từ ngày 1 tháng 1 năm 2016. Đây là vụ đình công lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay không phải chống lại giới chủ nhân mà nhằm chống lại một đạo luật của nhà nước về BHXH.

90 ngàn công nhân hãng gia công giày Pou Yuen vốn 100% của Đài Loan vào sáng ngày 26 tháng 3 tập trung tại khuôn viên của công ty Pou Yuen nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo thuộc phường Tân Tạo quận Bình Tân, nhằm chống lại các quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không cho người tham gia bảo hiểm được hưởng tiền một lần sau khi nghỉ việc, mà phải đợi đến tuổi về hưu.

Không đồng ý về bảo hiểm mới

Ngày hôm sau 27 tháng 3 cuộc đình công vẫn tiếp diễn, theo lời nhân chứng thì công nhân rất trật tự và cho tới giữa ngày vẫn không có cuộc xô xát nào xảy ra. Một công nhân cho biết:

-Có cái đoàn Cựu Chiến binh và Hội phụ nữ người ta tới hỏi thăm. Công an đứng rất nhiều chung quanh công ty. Bên công ty Pou Yuen và bên Bảo hiểm thì người ta đang đổ trách nhiệm qua lại. Có thông tin nói là bên Bảo hiểm đổ thừa cho công ty Pou Yuen là đã trốn đóng bảo hiểm 3 tháng nay còn bên công ty Pou Yuen thì lại đổ cho bên bảo hiểm, hai bên để qua đổ lại còn công nhân thì 3 tháng nay vẫn bị trừ tiền bảo hiểm của họ. Nói chung hiện tại công nhân rất đoàn kết nhưng mà còn lẻ tẻ vì không có người cầm đầu lãnh đạo.

Khi được hỏi việc hai công nhân bị giựt điện vào ngày 27 tháng 3 có thể một người đã chết bây giờ tình trạng của họ ra sao anh công nhân của Pou Yuen nói với chúng tôi:

-Hiện tại tụi em cũng đang cố đi tìm cái thông tin của những người đó nhưng chưa biết ở nơi nào. Sau khi những người này bị giựt điện xong thì tin tức bị giấu biệt tăm luôn  không ai liên lạc được với những người đó hết.

Sáng ngày 29 tháng 3 loa chính của công ty kêu gọi công nhân bình tĩnh và cho biết là công ty đang kiến nghị nhà nước có giải thích cụ thể việc áp dụng luật Bảo hiểm xã hội theo như nguyện vọng của công nhân.

Vào ngày 30 tháng 3, hàng ngàn công nhân tiếp tục tuần hành trong khuôn viên công ty Pou Yuen, sau đó kéo ra khu vực cầu vượt, quốc lộ 1A trước cửa công ty để tiếp tục tuần hành. Số lượng rất lớn công nhân và người đi đường đã gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở khu vực này. Một số tuyến đường bị phong tỏa, buộc các phương tiện lưu thông phải chạy sang các tuyến khác.

Sự thay đổi này nó là một bước lùi trong cái quyền của người lao động. Gọi là bước lùi vì trước đây người ta có hai sự lựa chọn, người ta có thể lấy một lần hoặc có thể đợi đến khi đủ thời gian nhưng bây giờ thì người ta không cho việc lấy một lần nữa

LS Lê Thị Công nhân

Chiều ngày 30 tháng 3 ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nói với báo chí rằng "Việc thu hẹp đối tượng bảo hiểm xã hội một lần đã được tính toán để đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi về già vừa có lương hưu, vừa có bảo hiểm y tế phòng khi ốm đau, bệnh tật. Trong thời gian chờ đến tuổi nghỉ hưu, người lao động vẫn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi tìm được việc làm mới hoặc tham gia đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện”

Luật sư Lê Thị Công nhân, đại diện cho tổ chức Lao Động Việt tại Việt Nam cho biết nhận xét của bà trước Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 này:

-Sự thay đổi này nó là một bước lùi trong cái quyền của người lao động. Gọi là bước lùi vì trước đây người ta có hai sự lựa chọn, người ta có thể lấy một lần hoặc có thể đợi đến khi đủ thời gian nhưng bây giờ thì người ta không cho việc lấy một lần nữa. Vấn đề ở đây là quyền được lựa chọn nó sẽ liên quan trực tiếp đến mỗi người, đến hoàn cảnh cụ thể của người ta. Sau khi lý lẽ của nhà nước đưa ra nhằm thay đổi đến giá trị của số tiền thì nó không thay đổi, không những thế mà người ta còn cho rằng nó được bảo đảm hơn thì đây chỉ là một sự ngụy biện vì hơn ai hết chính người lao động, chính bản thân từng cá nhân người lao động người ta tự biết điểu gì hợp với họ hơn và vì thế nó sẽ có ý nghĩa, giá trị với họ hơn.

Đáng tiếc luật lao động mới và những quy định hướng dẫn thì người ta đã thay đổi hẳn cái điều khoản cho người lao động có quyền lựa chọn và theo tôi thì đây là điều rất là quan trọng bởi vì đi làm thì ai cũng muốn kiếm sống mà cụ thể là được trả lương được trả bảo hiểm mà bây giờ lại không cho người ta khả năng lựa chọn để lấy bảo hiểm linh hoạt như vậy là một điều rất là dở.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 31 tháng 3 ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương Binh Xã Hội cho chúng tôi biết:

-Đình công là vì công nhân người ta không hiểu thôi, chính sách của nhà nước là đảm bảo quyền lợi lâu dài của người lao động. Bây giờ Bộ Lao động đã cử người vào giải thích rồi, chuẩn bị họp đấy chỗ bên văn phòng.

Ngày 24 tháng 5 năm 2014 Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất bình trước việc quỹ này đang được lấy ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông thường

Lấy quỹ bảo hiểm đầu tư bên ngoài

Theo nhận xét của rất nhiều người có quan tâm tới Bảo Hiểm Xã Hội thì điều 60 của luật Bảo Hiểm Xã hội được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2014 có thể liên quan đến việc quỹ Bảo Hiểm Xã hội có khả năng bị vỡ khi quỹ này có dấu hiệu đang được dùng để đầu tư bên ngoài.

Sáu tháng trước khi Quốc hội thông qua, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất bình trước việc quỹ này đang được lấy ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông thường.

Đại biểu Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng BHXH được quyền lấy tiền của người lao động đóng góp để chi cho việc khác thì cần phải xem xét lại lý do từ đâu xảy ra tình trạng này. Đại biểu Lê Trọng Sang thì xác định BHXH đang đầu tư ra ngoài rất lớn nhưng lại mất khả năng thu hồi. Ông Sang lo lắng nếu cứ đầu tư bên ngoài như thế thì chuyện vỡ quỹ là không tránh khỏi.

Theo tường thuật của báo Lao Động thì trong cuộc họp này số tiền 1.052 tỉ của quỹ BHXH coi như mất trắng và Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân thuộc đơn vị Khánh Hòa đặt vấn đề “Tại sao người lao động không đóng BHXH thì đòi xử lý hình sự, trong khi chúng ta lấy tiền của họ cho vay và làm thất thoát thì lại không ai chịu trách nhiệm?”.

Từ những thông tin này người công nhân cho rằng việc không chi trả một lần như trước khi có luật mới là nhằm kéo dài thời gian sinh lợi để bù vào số tiền thất thoát hiện nay mà quỹ BHXH đang gặp phải.

Một yếu tố quan trọng khác làm người công nhân băn khoăn khi quyết liệt đòi lãnh tiền BHXH một lần là do thiếu niềm tin vào quỹ BHXH có khả năng chi trả cho họ dài hạn hay không. Nếu quỹ BHXH bị vỡ thì ai là người bảo vệ quyền lợi của họ? Và nếu khởi kiện để đòi công bằng thì khởi kiện ai?

Đại biểu Lê Trọng Sang thì xác định BHXH đang đầu tư ra ngoài rất lớn nhưng lại mất khả năng thu hồi. Ông Sang lo lắng nếu cứ đầu tư bên ngoài như thế thì chuyện vỡ quỹ là không tránh khỏi

Luật sư Lê Thị Công Nhân nhận xét vụ đình công này là dấu hiệu đáng mừng của người công nhân vì đã biết tự bảo vệ mình trước khi tình huống xấu nhất chưa xảy ra:

-Nó không xuất phát từ những sự việc có tính chất nóng bỏng, những mâu thuẫn tranh chấp trực tiếp hoặc là những vấn đề mang tính bạo lực, bạo hành trong lao động giữa giới chủ và người công nhân mà nó xuất phát từ những thông tin thay đổi ảu quy định pháp luật ở trên thượng tần kiến trúc xã hội như vậy thì đây là một bước tiến đáng mừng của người công nhân lao động họ đã nhận thức cao và thái độ ứng xử rất tích cực. Phài nói rằng họ đã bắt đầu quan tâm hơn đến những vấn đề chính trị, chính trị là làm luật mà, biết xuống đường ngay từ khi có những thay đổi ngay từ bên trên chứ không đợi cho đến khi nó trực tiếp xảy ra đối với cá nhân của từng người.

Cho đến chiều ngày 31 tháng 3 chính quyền vẫn chưa thể giải thích cho công nhân một cách thỏa đáng. 90 ngàn công nhân của công ty Pou Yuen là một con số rất lớn so với sự kiểm soát rất nghiêm ngặt của chính phủ Việt Nam. Công nhân tập trung được do cùng phát xuất sự thiếu niềm tin từ nhà nước.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng người công nhân khi tập trung lại với con số lớn thế thì thật đáng lo ngại vì không ai tiên đoán được việc gì sẽ xảy ra sau đó cho kinh tế Việt Nam, đặc biệt đối với những nhà đầu tư nước ngoài.


Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok 2015-03-31







dv

Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt-Trung

Đảo Đá Tây, quần đảo Trường Sa, Biển Đông REUTERS


Do Biển Đông có tầm quan trọng rất lớn về dầu khí và về ngư nghiệp, cho nên tranh chấp chủ quyền vùng biển này sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là giữa Việt Nam với Trung Quốc. Kinh tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt- Trung có mối liên hệ như thế nào, đó là đề tài một bài nghiên cứu của tiến sĩ Huỳnh Long Vân, thuộc nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai-Cửu Long Úc châu. Trong phần tạp chí hôm nay, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn với tiến sĩ Huỳnh Long Vân qua điện thoại từ Sydney.


RFI : Xin kính chào tiến sĩ Huỳnh Long Vân. Trước hết, theo ông, nguồn dầu khí của Biển Đông có tầm quan trọng như thế nào đối với Trung Quốc? Và đối với Việt Nam?

TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù có những đánh giá khác nhau về trữ lượng dầu khí của Biển Đông, nhưng dầu khí ở Biển Đông có giá trị kinh tế rất lớn vì đã được các quốc gia xung quanh khu vực khai thác sản xuất trong vòng 50 năm nay.

Đối với Trung Quốc (TQ) dầu khí của Biển Đông rất quan trọng. Sự trỗi dậy của nền kinh tế TQ trong thời gian qua dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nhu cầu năng lượng của TQ, kể từ 1988 phải nhập khẩu năng lượng để phát triển. Nhằm đa phương hóa nguồn cung cấp năng lượng, TQ đầu tư khai thác dầu khí ở các nước ngoài để đảm bảo an toàn năng lượng; nhưng kế hoạch này gần đây gặp nhiều khó khăn và tốn kém do tình hình chánh trị xáo trộn ở Sudan, Bắc Phi và Trung Đông và khối lượng dầu khí cung cấp từ kế hoạch đầu tư ở xứ ngoài giảm đi 80%.

Mặc khác trong nội bộ TQ, Bắc Kinh cũng bị áp lực của thành phần theo “chủ nghĩa dân tộc”, họ thúc đẩy TQ phải gấp rút tiến hành kế hoạch khai thác Biển Đông. Lý do đưa ra là, vì trong khi TQ, nghe theo lời chỉ bảo của Đặng Tiểu Bình [“Để qua một bên những tranh chấp về chủ quyền và tiến hành đường lối cùng chung phát triển”], chưa lấy được một giọt dầu ở Biển Đông, thì Phi Luât Tân, Việt Nam tỏ ra bất cần và lợi dụng chủ trương hòa hoãn này mở rộng khu vực khai thác dầu khí ở Biển Đông và thu hẹp không gian bành trướng của chiến lược địa kinh tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tóm lại quá trình công nghiệp hóa, những khó gặp phải trong kế hoạch đầu tư ở xứ ngoài và những áp lực từ nội bộ đã khiến TQ chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra Biển Đông.

Trong khi đó về phía Việt Nam, Biển Đông từ lâu đời có một giá trị địa chiến lược do vị trí cận kề với TQ, địa hình của xứ sở và từ những bài học lịch sử bị xâm lăng bởi ngoại bang từ phía Biển Đông. Nhưng trước 1975, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) không hề nghĩ cũng như không biết là Biển Đông có một giá trị kinh tế to lớn. Ngay khi TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974, nhà cầm quyền CS Bắc Việt vẫn thản nhiên, an tâm trong ảo tưởng về một thế giới đại đồng của chủ nghĩa Cộng Sản: “Ông Trung Quốc giữ quần đảo Hoàng Sa cho Ta”.

Tuy nhiên, sau khi chiến tranh Nam Bắc chấm dứt vào năm 1975, và tóm thu được gần như toàn bộ những tài liệu của Tổng Cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Việt Nam Cộng Hòa và tiếp đến lấy được dầu khí từ Biển Đông, góp phần đáng kể vào khả năng xuất khẩu và phục hồi nền kinh tế Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN ngày càng nhận ra tầm quan trọng về mặt kinh tế của Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

RFI : Chiến lược phát triển kỹ nghệ dầu khí của Trung Quốc và của Việt Nam ở Biển Đông đã được thực hiện như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Trong những năm gần đây vì nhu cầu năng lượng nên Bắc kinh từ bỏ con đường ôn hòa, chủ trương “láng giềng tốt” với các quốc gia Đông Nam Á và chuyển hướng ngành sản xuất năng lượng ra biển, ngang nhiên tiến hành thăm dò dầu khí trong các vùng biển còn đang tranh chấp, để theo kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011-2015) TQ trở thành “một cường quốc biển” và đẩy mạnh phát triển kinh tế biển để đóng góp 10% GDP. TQ đưa ra chỉ tiêu đến năm 2015 sẽ sản xuất 500.000 thùng dầu thô/ngày ở những vùng nước sâu 3.000m của Biển Đông và tăng lên 1 triệu thùng/ngày vào năm 2020.

Để hỗ trợ chiến lược này, Tập đoàn dầu khí quốc gia TQ (CNOOC) một mặt hợp tác với các công ty ngoại quốc và mặt khác nghiên cứu phát huy kỹ năng cơ hữu để thực hiện mục đích đề ra.

Vào tháng 5/2012 CNOOC bắt đầu triển khai dự án khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu phía Đông Nam Hong Kong [thuộc Biển Đông nhưng không nằm trong vùng tranh chấp]. Trong thập niên 1990 TQ đã nhiều lần ngang nhiên thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế (Exclusive Economic Zone- EEZ) của VN, vào năm 1992 cùng với Crestone Energy của Hoa Kỳ khoan thăm dò khu Wan'an Bei-21, được TQ cho là nằm trong hải phận quần đảo Trường Sa của họ, nhưng thực ra là khu Tu Chính, Nam Côn Sơn của Việt Nam; và hai lần vào năm 1997 và 2004 đưa giàn khoan Kantan-3 khoan thăm dò lô 113 vào ngoài khơi Huế -Thừa Thiên. Gần đây và gây nhiều sóng gió nhứt là vào tháng 5 năm 2014, TQ đưa giàn khoan HD 981 đến khảo sát thăm dò dầu khí trong vùng EEZ của Việt Nam.

Ngoài giàn khoan HD 981 CNOOC còn có các giàn khoan nước sâu khác như NanHai VIII và NanHai IX; thêm giàn khoan HD 982 đang được tạo dựng và sẽ hoàn tất vào năm 2016. CNOOC còn tiến hành kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi để thiết lập các nhà máy nổi trị giá hàng tỷ Mỹ kim để khai thác và hóa lỏng khí đốt (Floating Liquefied Natural Gas-FLNG) lấy ở vùng nước sâu của Biển Đông.

Đây là những dấu hiệu cho thấy sớm muộn gì TQ cũng sẽ tiến hành kế hoạch khai thác dầu khí ở các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Còn về phía Việt Nam, ngay sau khi Sài Gòn thất thủ vào ngày 30/04/1975, ngày 12/5/1975, đoàn Địa chất 36 B của nhà cầm quyền CS Bắc Việt vào tiếp thu Tổng cuộc Dầu hỏa và Khoáng sản của Việt Nam Cộng Hòa lấy được hầu như toàn bộ các tài liệu của các công ty dầu khí nước ngoài để lại. Những tài liệu này khẳng định thềm lục địa Nam Việt Nam có dầu và tiềm năng rất lớn. Vì thế, liền sau đó Bộ Chánh trị đảng CSVN họp tại Sài Gòn vào tháng 7/1975 thông qua Nghị quyết số 244-NQ/TW và tiếp đến Ủy Ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/8/1975 đưa ra Quyết nghị số 33-QN/QH/K5, và vào ngày 3/9/1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.

Vào tháng 7/1988, Bộ Chánh Trị thông qua Nghị Quyết số 15-NQ/TW vạch ra đường hướng phát triển kỹ nghệ dầu khí để trở thành một kỹ nghệ có giá trị kinh kế và kỹ thuật góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia.

Quốc hội khoá 7 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) vào năm 1991 cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của kỹ nghệ dầu khí trong “Chiến lược ổn định Xã hội-Kinh Tế...”. Trong khung cảnh đó, kỹ nghệ dầu khí phát triển và PetroVietNam ký nhiều hợp đồng với các tổ chức dầu khí quốc tế để khai thác dầu khí, trước tiên ở thềm lục địa miền Nam Việt Nam.

- Đến tháng 9/2009 tổng khối lượng dầu sản xuất của Việt Nam đạt được 300 triệu tấn hầu hết từ Biển Đông. Đầu thập niên 2010 PetroViệtNam trở thành Tập đoàn lớn nhứt của Việt Nam, dầu khí sản xuất có giá trị tương đương 20% GDP và đóng góp 25-30% nguồn thu nhập của quốc gia.

- Sau đó từ năm 2008 PetroViệtNam mở rộng kế hoạch khai thác ở hai thềm lục địa Bắc và Nam, và hợp tác với các công ty ngoại quốc thăm dò dầu khí ở vùng trũng Phú Khánh, Trung phần Việt Nam để bảo đảm an ninh năng lượng cho Việt Nam.

RFI: Về mặt ngư nghiệp, hai nước đã xây dựng và phát triển các đội ngư thuyền đánh bắt xa bờ như thế nào?

TS Huỳnh Long Vân: Về phía Trung Quốc hiện có khoảng 300 đến 500 tàu thường trực đánh bắt cá ở Biển Đông. Nhưng TQ cũng đầu tư ào ạt để nâng cấp khả năng đánh cá xa bờ của họ. Tháng 5/2012 Trung Quốc hạ thủy và triển khai tàu HaiNan Baosha 001, có thể xem như một hạm đội của lực lượng hải quân, vì đây là một nhà máy chế biến thủy sản di động có trọng tải 32 ngàn tấn, cùng với 1 tàu dầu trọng tải 20 ngàn tấn, 2 tàu vận tải đông lạnh 10 ngàn tấn và 3 tàu bảo đảm tổng hợp ra Biển Đông để tăng cường đội tàu đánh cá hiện có. Đội tàu hùng hậu này sẽ giúp TQ khai thác, biến chế hải sản, đồng thời thực thi quyền tài phán, dùng sức mạnh của đông đảo tàu thuyền để áp đảo đối phương phải tuân thủ luật biển của họ và xác quyết chủ quyền.

Về phía Việt Nam, ngư nghiệp phát triển cũng nhờ có Biển Đông, nơi không chỉ dồi dào về khối lượng mà còn phong phú với rất nhiều loại cá, đứng đầu thế giới. Đánh bắt cá xa bờ trở thành kỹ nghệ thủy sản nồng cốt của Viêt Nam.

Cũng như kỹ nghệ dầu khí, ngành ngư nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển Xã hội - Kinh tế của Việt Nam. Đây là chủ trương của CHXHCNVN, nhận thấy qua các Nghị quyết và chánh sách:

- Trong Đại hội đảng lần thứ VII vào năm 1991, “Chiến lược ổn định phát triển Kinh tế-Xã hội đến năm 2000 được thông qua, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng tàu thuyền khai thác vùng biển xa. 
-
- Hai năm sau đó, là Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt” nhấn mạnh đến việc cần phải nâng dần tỷ trọng đánh bắt xa bờ. Và để thực thi kế hoạch này, vào tháng 4/1997 Ủy ban Chỉ đạo Liên Bộ được thành lập với nhiệm vụ hỗ trợ tài chánh cho ngư dân đóng các tàu đánh cá có khả năng hoạt động hữu hiệu ngoài khơi.

Từ 2001 đến 2010, số lượng tàu đánh cá có công xuất ≥ 90 mã lực thích hợp cho đánh bắt xa bờ tăng lên gấp 4 lần từ 6.005 đến 24.970 và đến năm 2020 con số này sẽ tăng lên đến 28.000. Và chỉ tiêu đánh bắt được đề ra từ năm 2020 trở đi là 1,4 triệu tấn/năm, tương đương với 64% tổng sản lượng thủy sản thu hoạch của toàn quốc.

Ngoài những lợi ích thiết thực trên, đánh bắt cá ở ngoài khơi, xung quanh khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng là một hình thức thể hiện chủ quyền biển đảo của Việt Nam, theo như tinh thần của Quyết định số 1445/QĐ-TTg, 16/8/2013 “Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030”.

RFI: Theo ông, trong tương lai, việc gia tăng thăm dò khai thác dầu khí, cũng như đánh bắt cá trên Biển Đông sẽ khiến vùng này thêm căng thẳng?

TS Huỳnh Long Vân: Mặc dù TQ hiện đã thay đổi thái độ từ hằn học răn đe lúc ban đầu (khi đưa giàn khoan HD 981 vào vùng EEZ của VN), nay ngoài mặt đấu dịu với Việt Nam. Tuy nhiên tham vọng bá quyền của TQ ở Biển Đông vẫn còn nguyên đó, vì TQ vẫn tiếp tục vi phạm những quy ước của văn kiện “Tuyên bố về ứng xử giữa các bên ở Biển Đông” (Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea-DOC) như dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong vùng tranh chấp, ngang nhiên làm thay đổi diện mạo địa hình của Biển Đông [ bồi đắp mở rộng các bãi đá ngầm để làm ra các đảo nhân tạo, xây dựng bến cảng có khả năng tiếp nhận các chiến hạm, thiết lập các phi trường quân sự trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để củng cố tiềm năng quân sự trong chiến lược xác quyết chủ quyền ở Biển Đông].

Với những giàn khoan nước sâu sẵn có, trong tương lai và ở bất cứ thời điểm nào, chắc chắn TQ sẽ tiến hành những kế họach khai thác dầu khí ở vùng biển nước sâu đang tranh chấp ở Biển Đông, và với đội tàu đánh cá đông đảo được bảo vệ bởi lưc lượng bán quân sự hùng hậu, TQ sẽ tiếp tục đánh bắt cá trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam.

Do đó tình hình Biển Đông vẫn tiếp tục căng thẳng do tranh chấp chủ quyền và tài nguyên thiên nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc và đây là vấn đề an ninh lớn nhứt hiện nay ở Á châu kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.

Để đối phó, Việt Nam nâng cấp lực lượng Hải quân và vào năm 2008 thành lập đội Cảnh sát Biển có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với Hải quân Việt Nam và PetroViệt Nam để bảo vệ các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí của Việt Nam và “kiên quyết” ngăn chặn các quốc gia hải ngoại (trong đó có Trung Quốc) áp đặt các giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam; ngoài ra Cục Kiểm ngư, trực thuộc Tổng Cục Thủy sản cũng được thành lập với kế hoạch canh giữ tài nguyên biển và bảo vệ ngư dân Việt Nam không để các tàu xứ ngoài xâm nhập phi pháp đánh bắt hải sản trong hải phận Việt Nam.

Gần đây với sự hỗ trợ của Nhật Bản, Việt Nam sẽ có thêm nhiều tàu tuần tra, cũng như việc Hoa Kỳ tháo gở một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương sẽ giúp cho Việt Nam có thêm khả năng để đối đầu với TQ trong tranh chấp Biển Đông.

Tuy nhiên với ngân sách quốc phòng chỉ bằng 1/32 của TQ và khả năng của quân đội Việt Nam thua TQ 20 bực, và Việt Nam lại theo đuổi đường lối ngoại giao quốc phòng 3 Không, nên không có một đồng minh hùng mạnh về quân sự đứng bên cạnh, vậy thử hỏi Việt Nam có đủ khả năng bảo toàn lãnh hải không?

RFI: Vì sao Trung Quốc không sử dụng những lợi thế về kinh tế để trừng phạt VN trong tranh chấp Biển Đông?

TS Huỳnh Long Vân : Trước đây, trong những tranh chấp lãnh hải với Phi Luật Tân và Nhựt Bản, TQ đã sử dụng lá bài kinh tế để gây khó khăn cho hai quốc gia kình chống, tuy nhiên trong trường hợp ở Biển Đông với Việt Nam, [tiếp theo sự việc TQ đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để thăm dò dầu khí và gặp những phản đối quyết liệt của CHXHCNVN], đến nay ngoài việc kêu gọi người Hoa không đi du lịch ở Việt Nam, cấm các doanh nghiệp nhà nước tham gia đấu thầu những dự án mới tại Việt Nam, chưa thấy Trung Quốc đưa ra quyết định cắt giảm hay gián đoạn giao thương với Việt Nam.

Phải chăng do mối giao thương gắn bó giữa 2 quốc gia vốn dĩ có lợi cho TQ nên TQ không sử dụng vũ khí kinh tế để trừng phạt Việt Nam? Điều này không hẳn đúng vì tổng kim ngạch giao thương hai chiều giữa hai quốc gia không đáng kể với TQ vì chỉ bằng 1.06% trị giá giao thương hai chiều của TQ trên toàn thế giới.

Thông thường trong quan hệ giao thương giữa hai nước, bên có nền kinh tế ít phụ thuộc hơn sẽ lợi dụng ưu thế của mình để ép buộc quốc gia đối tác nhận nhượng về kinh tế và/hay chánh trị và đây chính là trường hợp Việt Nam đang gặp phải với TQ trong mối giao thương gây thâm thủng ngày càng sâu đậm và tai hại cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng TQ không sử dụng lợi thế này để đưa ra những quyết định từng áp dụng với Phi Luật Tân và Nhựt Bản, là điều khá ngạc nhiên.

Tuy nhiên những phân tích về bản chất và cấu trúc của chánh sách thương mại-đầu tư đa phương của Việt Nam cho thấy TQ không thể [chẳng phải không muốn] sử dụng ván bài kinh tế để trừng phạt Việt Nam vì hiểu rằng không đem lại kết quả mong muốn, do TQ không phải là quốc gia duy nhứt trên thế giới cung cấp những nguyện phụ liệu cần thiết trong chế xuất của Việt Nam. Hơn thế nữa TQ cũng không phải là một thị trường quan trọng tiêu thụ những mặt hàng xuất khẩu, loại cộng nghệ cao lẫn phẩm chất thấp của Việt Nam; nhưng chính những thị trường tiêu thụ của Hoa Kỳ, E.U. Nhựt Bản và nguồn vốn đầu tư FDI của các quốc gia có nền kỹ nghệ tân tiến như Nhựt Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore và các công ty quốc tế đa quốc gia (MultiNational Corporations-MNC’s) mới là quan trọng và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Đứng trên phương diện chánh trị và ngoại giao, việc Bắc Kinh sử dụng kinh tế để trừng phạt Việt Nam, sẽ gây ra những mất mát cho Bắc Kinh. Vì đứng bên lề cuộc tranh chấp này có một số quốc gia đang ân cần như Hoa Kỳ, E.U và Nhựt Bản sẵn sàng muốn nắm lấy cơ hội lôi kéo Việt Nam về phe mình và Hoa Thịnh Đốn dứt khoát cho thấy Hoa Kỳ đang quay trở lại khu vực Á châu-Thái Bình Dương điển hình qua “Chiến lược Xoay trục” và “Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership-TPP).

Nói như thế không có nghĩa giờ đây Việt Nam đã vững vàng, hội đủ điều kiện để đối đầu với bất cứ hình thức trả đủa kinh tế nào của TQ trong những tranh chấp về chủ quyền biển đảo.

Trong nhiều năm qua, các công ty quốc tế đa quốc gia (MNC’s) và các nhà đầu tư xứ ngoài bày tỏ sự mong đợi VN tái cấu trúc nền kinh tế, cải tiến các chương trình giáo dục-đào tạo, để môi trường kinh doanh ở VN trở nên thuận lợi hơn. Vì thế nếu Việt Nam thất bại hay chần chờ trong cải cách, không đáp ứng những đòi hỏi thiết thực và xây dựng này thì rất có thể các công ty đa quốc gia và những nhà đầu tư nước ngoài mất dần niềm tin vào tiềm năng phát triển của nền kinh tế Việt Nam và từ đó có thể vứt áo ra đi. Điều này sẽ phá vỡ “những chiến lược giảm dần những lệ thuộc kinh tế hiện thời và trong tương lai đối với Trung Quốc” và từ đó Việt Nam không còn đủ khả năng để bảo toàn lãnh hải ở Biển Đông.

Cũng trong mục đích cải thiện môi trường làm ăn, thiết tưởng Hà Nội cần củng cố mối giao hảo với Hoa Thịnh Đốn và Việt Nam phải nắm lấy cơ hội để trở thành một thành viên của TPP, vì đây là một hiệp ước mậu dịch tự do, tạo điều kiện để Việt Nam tái cấu trúc nền kinh tế và tăng trưởng nhanh chóng, đưa công nghiệp Việt Nam vượt lên trong bực thang giá trị của chuỗi sản xuất, bên cạnh những lợi ích từ việc giảm thiểu thuế xuất nhập khẩu.

Sau cùng Việt Nam không thể dựa vào ASEAN để đa phương hóa vấn đề Biển Đông vì ASEAN rất phân cực do mâu thuẫn về lợi ích của các quốc gia thành viên, trong khi đó Việt Nam còn theo đuổi đường lối ngoại giao quốc phòng 3 KHÔNG vì thế trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự với TQ ở Biển Đông, Việt Nam không thể đối đầu với TQ, một quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn gấp 32 lần, và lực lượng quân sự hùng mạnh hơn 20 bực.

Đây cũng là một trong nhiều lý do để Việt Nam tích cực đàm phán gia nhập TPP, vì ngoài những lợi ích kinh tế, TPP còn là nhịp cầu góp phần tạo dựng những giá trị rất có ý nghĩa của “Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” giúp Việt Nam thoát khỏi những lệ thuộc với Trung Quốc về kinh tế lẫn chánh trị và củng cố khả năng quân sự bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.

RFI: Xin cám ơn tiến sĩ Huỳnh Long Vân








dv

3/30/2015

Phía Sau Một “Quốc Hội Tối Cao”

Nguyễn Thị Phương Uyên. RFA

Sự tuyên truyền của cộng sản Việt Nam thật lợi hại, chính nhờ vậy mà nhiều khẩu hiệu đại loại như “Quốc hội đại diện cho dân” đã lan tỏa đến từng ngỏ ngách xã hội , nhưng điều đó có phải là thực sự? Rõ ràng nó chỉ là chiêu trò đánh lận câu từ quen thuộc trong vô số những trò “đánh lận con đen” khác của đảng cộng sản bày đặt ra mà thôi.

Điều ta có thể thấy được, rằng không phải bất kỳ ai cũng có thể nhận biết như thế. Phần vì sợ hãi mà trở nên vô cảm, phần vì lợi ích có được từ trò lừa mà cố ý lơ qua, và phần lớn nhất vẫn là phần bị đảng cộng sản làm cho mụ mị.

Nhân sự kiện Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh nghị viện thế giới lần thứ 132 (Viết tắt IPU-132) diễn ra từ ngày 28/03/2015 đến hết ngày 01/04/2015 tôi muốn viết một vài điều đằng sau cái được phao gọi là “Quốc hội tối cao”.

Sự thật của về quyền hạn “Tối cao”

Vì đâu quốc hội được Hiến pháp ghi nhận là “cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước CHXHCN Việt Nam” trong nhiều chục năm qua? Tất nhiên, rồi thì yếu tố dân cử sẽ được nhiều người dẫn dụ để giải thích câu hỏi trên, nhưng mọi người thấy một cách rõ ràng hơn về hai từ này.

Tại Điều 9 Hiến pháp 2013 ghi nhận tổ chức Mặt trận tổ quốc Việt Nam là “…cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân…” nhưng khác với Hiến pháp 2013 tổ chức này lại được giao phó trách nhiệm chọn lọc ứng viên ứng cử vào quốc hội theo tiêu chuẩn của đảng cộng sản Việt Nam, được quy định tại Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội 1997. Như vậy, người dân chỉ được bầu cử theo sự tiến cử của đảng cộng sản và theo đó quốc hội tối cao đã trở thành đảng cộng sản hội tối cao.

Điều gì đã làm lệch lạc ý nghĩa cụm từ “dân cử” trở nên đồng nghĩa với cụm từ “đảng cử”? Tại sao lại có sự nhượng quyền tối cao lạ đời như thế này? Tác nhân không phải xa lạ, sự xuất hiện của Điều 4 quyết định “đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhà nước và xã hội” đã giải thích toàn bộ lý do. Thật vô lý, thứ là sản phẩm của hiến pháp lại được quyền tối cao hơn hiến pháp, lại được quyền cướp quyền tối thượng của nhân dân.
Trước khi bản Hiến pháp 2013 được đảng hội thông qua, Ông Nguyễn Phú Trọng, là Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, đã phát biểu tô điểm thêm cho sự lố bịch được giới truyền thông tuyên giáo dắt lời: “Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”.

“Cướp Hội” Được Hợp Thức Hóa.

Quốc hội cũng là đảng hội nên những lựa chọn, những phán quyết về chính trị, xã hội không thể phục vụ cho dân chúng mà thay vào đó là bảo vệ, làm lợi cho những mục tiêu hẹp hòi của những người đang nắm giữ quyền lực. Hình thức chúng ta dễ thấy được xu hướng của sự lựa chọn đó là việc nghiên cứu đặt ra thêm các loại thuế mới chồng chéo đánh vào phương tiện đi lại của người dân, và nâng mức thuế ngày càng cao hơn với những mặt hàng kinh doanh độc quyền như năng lượng.

Tôi đã từng khó chịu khi nghĩ về triết lý của một giáo sư triết học đại học Harvard, ông Robert Nozick. Ông cho rằng "Thuế thực chất là lao động cưỡng bức, một dạng nô lệ" nhưng lúc này tôi nhận ra nó thực tế hơn bao giờ ở một xã hội Việt Nam còn đầy rẫy những nhiễu nhương này, thuế chẳng qua chỉ là cái cớ để hợp pháp hóa quyền được cướp hội đồng của những kẻ đang nắm trong tay quyền hành.

Những kẻ này thường biện minh dùng thuế để phục vụ phúc lợi xã hội về giáo dục, quốc phòng, đường xá, an sinh xã hội, phát triển kỹ thuật,… nhưng rồi chúng ta cũng thấy những điều trái ngược cũng như khi một mặt họ rêu rao tại Điều 56 Hiến Pháp 2013 rằng “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.” thì mặt khác họ xác nhận “Công tác chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu… Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng...”. Điều này chứng tỏ cách họ đấu tranh đẩy lùi tệ nạn này bằng cách tiếp tục góp tay nhũng nhiễu để tham nhũng nay đã trở thành một quốc nạn của Việt Nam. Tham nhũng chính trị đã biến tướng các cơ quan nhà nước giờ đây trở thành một thị trường đổi chác sôi nổi. Quyền lực nhà nước mà các công chức đang nắm giữ chỉ được họ sử dụng như một công cụ kiếm tiền hữu dụng phục vụ cho lợi ích riêng tư mà thôi.

----------


Tư liệu:
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/210309/gia-giam--thue-xang-dau-len-den-40-.html
http://www.nguoiduatin.vn/the-gioi-cung-kinh-ngac-ve-thue-phi-phuong-tien-cua-viet-nam-a57156.html
https://www.facebook.com/tinhthankhaiminh?ref=ts&fref=ts
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=28340714&cn_id=624835








dv

Nỗi đau Formosa, Hà Tĩnh

Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và lực lượng cứu hộ đưa một người bị nạn ra ngoài trong vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh. RFA PHOTO


Chỉ trong vòng chưa đầy nửa giờ, một khối sắt nặng hàng ngàn tấn đã đè bẹp hàng trăm sinh mạng, 14 người chết, hơn 30 người bị thương và hai trong số họ có nguy cơ không qua khỏi lưỡi hái thần chết. Trong khi đó, khối sắt nặng hàng ngàn tấn vẫn chỉ mới được bốc dỡ xong.

Nhưng với trọng lượng nặng hàng ngàn tấn sắt thép đè bao nhiêu sinh mệnh bên dưới vẫn là một ẩn số, bởi với sức nặng đó, nếu đè trực tiếp vào người sẽ không còn hình hài. Đó là chưa nói đến phần hầm thoát nước ra biển rộng 5m ngang và sâu tương đương nằm bên dưới giàn giáo có thể là hố tử thần của nhiều công nhân người Việt tại công trường đập chắn sóng thuộc dự án khu liên hợp gang thép Hà Tĩnh và cảng nước sâu Sơn Dương, ở khu vực Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Nỗi kinh hoàng giữa đêm khuya

Một kỹ sư trong khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh, tên Hoàng, cho biết: “Giàn giáo lỏng lẻo, 14 người chết rồi. Còn bao nhiêu người nữa thì không biết. Nó làm ẩu quá, chất lượng kém quá, bảo hộ lao động cũng kém quá... Không hiểu sao bây giờ người ta cho cảnh sát cơ động phong tỏa. Chắc là để giữ trật tự, mà phong tỏa bệnh viện nữa mới lạ! Người Việt mình ở đó nghèo lắm, lao động Việt chỉ làm những việc thô sơ. Những công nhân nước ngoài, đặc biệt là công nhân Trung Quốc làm những công đoạn bí mật…”

Anh Hoàng cho biết thêm là anh không làm việc tại khu vực giàn giáo bị sập nên không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng tiếng đổ rầm giữa đêm khuya khiến anh giật mình, tỉnh giấc, sau đó là tiếng la ó, kêu cứu của một số người, gồm cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài. Khi anh choàng tỉnh thì tiếng kêu la tràn lan cả khu vực công trường và sau đó chừng 30 phút thì xuất hiện xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe cảnh sát. Đặc biệt, lực lượng cảnh sát cơ động đến rất đông.

Cũng theo anh Hoàng cho biết thì chắc chắn sẽ có nhiều người Việt Nam bị chết và bị thương trong vụ sập giàn giáo này và rất có thể là không có người nước ngoài nào bị thương hoặc chết trong vụ tai nạn cả. Bởi người lao động nước ngoài và kỹ sư nước ngoài ít bao giờ trực tiếp đứng trên giàn giáo, trực tiếp làm những việc nặng. Phần việc lao động phổ thông, hay còn gọi là lao động tay chân thuần túy, nặng nhọc đều dành cho công nhân Việt Nam.


Nhân viên y tế cấp cứu cho một người bị nạn trong vụ sập giàn giáo tại khu công nghiệp Formosa, Vũng Áng, Hà Tĩnh. RFA PHOTO.


Những công nhân Trung Quốc và công nhân các nước khác được giao phần việc sau khi công nhân Việt Nam xử lý thô, họ được ưu tiên làm việc trong mát, có mức lương cao gấp ba hoặc bốn lần công nhân Việt Nam. Nếu là kỹ sư, mức lương có thể cao gấp năm lần mức lương của kỹ sư Việt Nam. Đặc biệt, các công nhân Trung Quốc hầu như làm những việc bên trong một khu vực riêng bí mật, ít xuất hiện và họ làm gì, người Việt Nam không tài nào biết được. Ngay cả kỹ sư Việt Nam cũng không biết được phần việc của công nhân nước ngoài, đặc biệt là công nhân Trung Quốc.

Chung qui, theo nhận xét của kỹ sư Hoàng thì không riêng gì tại khu vực công trường vừa bị sập giàn giáo mà tất cả các công trường trong khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh, tất cả những nơi nào phải làm việc dưới nắng, công khai làm việc và làm việc nặng nhọc thì đều dành cho công nhân Việt Nam. Những công nhân Trung Quốc luôn làm việc trong môi trường bí mật và không ai có thể biết được họ đang làm gì trong khu vực của họ.

Mặc dù là một kỹ sư, quản lý kỹ thuật nhưng anh Hoàng cũng không ngoại lệ, anh không được phép đến gần khu vực làm việc của người Trung Quốc. Qui định này có tính bắt buộc nhằm đảm bảo bí mật của các công nhân nước ngoài. Anh lấy làm lạ về chuyện này nhưng làm lâu ngày cũng thấy quen dần và xem như chuyện bình thường. Bởi anh nghĩ nếu nó không bình thường thì làm sao các cơ quan chức năng ở đây lại chấp nhận điều kiện quái gở này. Ngay cả một số quan chức Hà Tĩnh cũng không được phép đến thăm một số nơi làm việc có vẻ riêng tư của người Trung Quốc. Đó là một sự thật mà anh Hoàng phải chấp nhận để làm công ăn lương.

Những số phận lao động Việt Nam

Một công nhân bị thương nhẹ trong trận sập giàn giáo, đang nằm viện, yêu cầu giấu tên, bàng hoàng chia sẻ với chúng tôi: “Bị chết đâu mười bốn mười lăm người. Giờ em cũng không rõ nữa, em chỉ nghe tin... sập giàn giáo”.

Theo người công nhân này, anh hầu như không thể nhớ nổi bất kỳ một chi tiết nào khi sập giàn giáo, khoảnh khắc đó diễn ra như một tia chớp. Anh chỉ nhớ trước đó chừng 20 phút, mọi người có nghe một tiếng thép bị bứt đánh “rắc” một tiếng rất lớn, cảm giác như giàn giáo hơi chao đảo trong chốc lát. Anh hoảng sợ bỏ chạy đầu tiên và chạy ra cách giàn giáo chừng 20 mét. Nhưng sau đó các kỹ sư chỉ huy Hàn Quốc yêu cầu mọi người tiếp tục vào vị trí làm việc.

Khi mọi người đã vào vị trí làm việc, anh vẫn thấy không yên tâm nên nấn ná đi tiểu tiện một lúc rồi mới quay vào, khi anh vào gần giàn giáo thì một tiếng ầm nổ đinh tai, anh không còn biết được gì nữa. Anh hồi tỉnh lúc 5h sáng và thấy chung quanh mình là những nhân viên y tế và các thực tập sinh.

Cũng theo anh này cho biết thì anh cảm thấy hoài nghi, rất có thể còn nhiều người bị mắc kẹt trong đống đổ nát hoặc đã bị nát dưới khối sắt nặng hàng ngàn tấn này. Vì tổng số người bị thương và chết chưa đến 50 người, anh không nghe số lượng người thoát nạn, trong khi đó, tổng số công nhân Việt Nam thi công ở công trường này lúc nào cũng dao động từ 90 người đến 110 người.

Anh này hy vọng rằng số người còn lại không bị chết và cũng không bị thương, họ đã thoát nạn. Bởi nếu họ gặp nạn, tương lai của gia đình họ sẽ rất khó khăn. Bởi phần đông lao động người Việt Nam chấp nhận gian khổ để làm ở Formosa đều là người Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, phần đông có điều kiện gia đình hết sức khó khăn, nhà đông con, không có đất đai, họ là lao động chính trong gia đình.

Anh công nhân này khẳng định rằng hầu hết người lao động Việt Nam trong khu công nghiệp Vũng Áng đều có điều kiện kinh tế khó khăn giống như anh. Bởi cùng là người Việt với nhau, qua giao lưu, trò chuyện trong giờ giải lao, mọi người đều biết hoàn cảnh của nhau. Vả lại, theo anh này, nếu có điều kiện kinh tế dư giả một chút, chẳng có ai dại gì vào khu công nghiệp để làm việc với nắng nóng, lương cũng không cao và sự nguy hiểm luôn rình rập.

Cũng giống như người đàn ông này, chúng tôi luôn chờ đợi tin tức mới nhất và chính xác nhất trong sự cầu nguyện mọi điều an lành, may mắn đến với các công nhân trong khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh.



Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.







dv

Công an bắt Blogger Mẹ Nấm, nhiều người khác bị bao vây tại nhà



Ngăn cản gặp gỡ nghị viên quốc tế

Sáng ngày 28/3 nhiều thành viên của hội Cựu Tù nhân lương tâm khi chuẩn bị ra Hà Nội gặp gỡ các nghị viên quốc tế khi Liên Minh Nghị viện thế giới IPU nhóm họp lần thứ 132 để trao kiến nghị đã bị an ninh chặn đứng, sách nhiễu và có người còn bị giam giữ.

Tại Nha Trang chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm bị bắt cùng với một người nữa trên đường ra phi trường. Mẹ của chị là bà Nguyễn Thị Tuyết Lan cho chúng tôi biết diễn tiến sự việc:

“Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Lan mẹ ruột của blogger Nguyển Ngọc Như Quỳnh. Con tôi nó ra sân bay với một người bạn nữa là cậu Võ Trường Thiện. Khi vừa đi thì hàng xóm họ báo là an ninh họ để ý từ sáng tới tối luôn. Họ kể là chỉ vừa đi là có hai anh, một anh mặc áo khoác màu trắng một anh mặc sơ mi trắng và quần sọt jean. Tôi linh tính chuyện không lành cho con tôi, tôi cảm thấy nóng ruột, cảm thấy bất an. Đi ra sân bay thì con tôi nó nói là đi Hà Nội theo lời mời Đại sứ quán của Đức.

Khoảng 10 giờ thì có người báo trên đại lộ Bùi Đức Thành ngay chỗ của khu resort Diamond thì bị dừng xe và bị bắt. Bị bắt không biết đem đi đâu nhưng mà cậu ấy cậu nói chắc là mang về công an tỉnh. Hai người bị bắt mà tách ra tại chỗ. Tôi đã gọi cho con tôi rất nhiều lần nhưng không được trả lời mà điện thoại thì tắt máy.”

Tại Sài Gòn anh Phạm Bá Hải bị cơ quan an ninh bao vây, ngăn cấm không cho lên máy bay ra Hà Nội để gặp gỡ các nghị viên nhóm họp tại Hà Nội vào ngày mai 29 tháng 3 năm 2015. Anh Phạm Bá Hải nói với chúng tôi:

“Vào chiều ngày hôm qua khoảng trên 6 giờ có người gọi tôi bên ngoài nhà khi tôi bước ra thì thấy có hai an ninh tới trao đồi và họ có nói là lệnh ở trên yêu cầu tôi không được ra Hà Nội vào ngày mai. Tôi có nói với họ cuộc đi gặp gỡ đại biều nghị viện các nước, họ là khách mời chính thức của chính quyền Việt Nam, cuộc gặp gỡ này là cần thiết và tôi có quyền được đi. An ninh nói là có lịnh cấm và sau đó sáng sớm hôm sau khi tôi dắt xe ra khỏi nhà để ra sân bay Tân Sơn Nhất thì họ chạy theo rất đông, lực lượng các cấp của thành phố, quận, huyện, xã họ quây chung quanh và hy vọng tôi sẽ quay về nhà mà nếu tôi phản đối thì họ cũng mời tôi để làm việc.”

Việc sắp xếp gặp gỡ các nghị viên tại Hội nghị Liên Minh các nghị viện quốc tế IPU 132 đã được hẹn trước có thể gặp trở ngại tuy nhiên anh Phạm Bá Hải, người có trách nhiệm điểu phối hội cho biết sẽ cử một thành viên khác mang thư kiến nghị như đã dự trù:

“Hiện tại theo như tôi biết rất đông anh em ở Hà Nội đã bị vây và không thể ra ngoài được. Tuy nhiên chúng tôi cũng cố gắng để xem cử một người đại diện để gặp gỡ, trao cho họ bản lên tiếng mà Hội Cưu tù nhân lương tâm cùng với 20 hội đoàn xã hội dân sự khác đã kiến nghị trong lá thư gửi cho họ.”

Blogger Mẹ Nấm từng khẳng định trong một cuộc phỏng vấn của Đài Á châu Tự do rằng công an tỉnh gửi giấy triệu tập cho chị ba lần và cả ba đều bị chị từ chối vì biết rằng mục đích của họ là ngăn cản và bắt giữ chị nếu cần, mỗi lần có cuộc họp tại Hà Nội, gặp mặt đại diện sứ quán ngoại quốc hay các tổ chức nhân quyền thế giới.



dv

Nông dân kéo đến Công ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt đòi nợ

Một trại nuôi bò sữa của nông dân Dalat.Courtesy of tuoitre.vn 

Khoảng 30 hộ dân nuôi bò sữa cung cấp cho Công ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt hôm qua kéo đến công ty này để đòi tiền sữa bị công ty nợ suốt nhiều tháng qua.

Báo Tuổi Trẻ cho biết tổng giám đốc Công ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt, ông Ngô Minh Hải, thừa nhận có nợ tiền sữa của nông dân từ đầu tháng hai vừa qua cho đến ngày 24 tháng 3 vừa qua. Tổng số tiền nợ khoảng 4 tỷ đồng Việt Nam, tương đương 320 tấn sữa.

Theo ông Ngô Minh Hải một trong những lý do khiến công ty chưa thể thanh toán tiền nợ cho nông dân vì các đại lý cũng đang nợ công ty gần chục tỷ đồng. Ông này cam kết trong hai tháng 4 và 5 sẽ thanh toán nợ tiền sữa cho nông dân.

Trước tết Nguyên Đán vừa qua một số hộ nuôi bò sữa tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng đã mang sữa đến đổ trước cơ sở thu mua của Công ty Cổ Phần Sữa Đà Lạt vì công ty không mua sữa cho nông dân.

Cơ quan chức năng địa phương cho rằng do phát triển nhanh ngoài qui hoạch nên dẫn đến tình trạng vượt khả năng thu mua của các công ty sữa.






dv

3/29/2015

Dùng súng trường bắn rơi F-105 của Mỹ (Xạo hết chỗ nói - nmvn)


Nmvn cho đăng nguyên văn bài này với lời bàn bằng chữ đậm.Cán bộ CSVN thời đó hay thời này chưa bao giờ là "anh hùng bảo vệ quê hương". Họ là những người bi CSVN lừa dối, đã dâng hiến mạng sống cho chủ nghĩa bành trướng của Cộng sản, mà đến nay chủ nghĩa này đã chết.

nmvn


Dùng súng trường bắn rơi F-105 của Mỹ (Xạo hết chỗ nói - nmvn)

Các đại biểu dự hội thảo "Dân quân tự vệ VN - Lực lượng vô địch của dân tộc anh hùng" do Bộ Tổng Tham mưu tổ chức sáng 24/3 tại Hà Nội xúc động nghe chuyện của các nữ dân quân tự vệ trong những năm tháng cầm súng đánh giặc, bảo vệ quê hương.

Bà Ngô Thị Hồng Thương là công nhân, chiến sĩ tự vệ của đội Tu bổ rừng lâm trường Cẩm Kỳ (Hà Tĩnh).

Năm 1968, đội được biên chế thành một tiểu đội tự vệ, tổ của bà gồm bà và 2 người khác được biên chế một khẩu súng trường K44. Đội được giao nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ tuyến đường 21 và 22 thuộc hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, nằm ở phía Nam tọa độ chết Ngã ba Đồng Lộc.

Qua nhiều phiên canh trực, bà phát hiện ra quy luật cứ mỗi lần bay qua núi Thiên Nhẫn máy bay địch lại sà xuống rất thấp rồi bay dọc thung lũng theo đường cố định để tìm mục tiêu ném bom. ( Mỹ ngu đến thế. Cả đường mòn HCM dài mà cứ bay qua bay lại khu thung lũng ở núi Thiên Nhẫn, nhất là gần "eo núi" nữa thì Mỹ nó....ngu thật!!!). Vì vậy, bà nghĩ nếu phục kích ở trong eo núi, chờ máy bay địch hạ đến độ thấp thì tầm bắn của K44 có thể phát huy tác dung.

Nghĩ là làm. Ngày 20/5/1968, bà đến một vị trí đã chọn trước ở bãi Hạ Nêu để đón lõng địch, gác nòng súng lên một chạc cây cụt làm điểm tựa (giống con nít chặt nhánh cây làm ná giây thun). Khoảng 11h thì có tiếng máy bay gầm rú. Một chiếc “con ma” lao tới, bay rà rà dọc theo đường 21 tìm những chiếc xe của bộ đội ta ngụy trang hai bên đường.(Phản lực cơ vận tốc châm lắm cũng vài trăm cây số 1 giờ, bay rà rà thì nó rơi xuống đất. F105 có thể bay nhanh hơn âm thanh chứ đâu phải máy bay "bà già" mà bay..rà rà). Khi máy bay đi qua đầu lần thứ nhất, bà bắn nhưng trượt, lần thứ hai bà bình tĩnh bắn 2 phát đạn nữa (súng K44 phải nặp đạn từng viên một, người giỏi lắm cũng nạp 10 viên trong 1 phút. Bắn xong phát thứ nhất, nạp xong đạn cho phát thứ hai cũng phải mất tối thiểu 6 giây, thì máy bay đã...bay mất từ lâu. Xạo quá là xạo). Từ đuôi máy bay, một dải khói đen bỗng phun ra xối xả, bà thấy vật gì đó bật khỏi máy bay. Chiếc máy bay lao được chừng 800m nữa thì đâm sầm vào núi, một tiếng nổ dữ dội vang lên.

Bà xốc súng, cùng các bạn chạy bám theo vật thể lạ bật ra khỏi máy bay. Đó là tên phi công nhảy dù, tổ 3 người của bà tiến sát chiếc dù mà tên phi công vẫn không hay biết, bà rón rén lại gần rồi dí súng vào gáy, bắt hắn giơ tay hàng.

Mặc cho máy bay địch quần thảo và bắn rốc két xung quanh khu vực nhưng mọi người vẫn không rời tên phi công (Rocket chứ không phải là đạn giấy, bắn chung quanh mấy chị này, thì còn gì mạng sống nữa).Trong lúc đồng đội đang cắt dây dù để trói tên phi công thì bà phát hiện một chiếc máy vô tuyến đang chạy rè rè, bà nhanh chóng dùng dao đập nát chiếc máy và cùng mọi người vây bắt tên giặc lại.

Tại hội nghị Quân khu 4 tổ chức rút kinh nghiệm bắn máy bay tầm thấp ngày 24/5/1968, bà được gặp Đại tướng Võ Nguyễn Giáp và được Đại tướng khen "như một nhà triết học đã phát hiện ra quy luật".

Dân Ngu
.
BỮA TRƯA TẠI TRƯỜNG CỦA HỌC SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀVIỆT NAM


* Nếu hỏi bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam tại sao lại thế này, thì chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời ” Khó khăn chỉ là tạm thời mấy chục năm nay, nhưng thuận lợi là cơ bản, tại các thế lực phản động còn đánh phá nên nhân dân nói chung và học sinh ta phải ăn như thế này”.