10/31/2015

Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc khuyến cáo tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ rằng một biến cố nhỏ (không nhỏ tí nào -nmvn) có thể bùng nổ thành chiến tranh trên Biển Đông nếu Hoa Kỳ không chấm dứt “hành vi khiêu khích.”

Người Vệt
30/10/2015

WASHINGTON, DC (NV) - Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc khuyến cáo tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ rằng một biến cố nhỏ có thể bùng nổ thành chiến tranh trên Biển Đông nếu Hoa Kỳ không chấm dứt “hành vi khiêu khích.”



Khu trục hạm USS Lassen từng ghế thăm Thượng Hải, Trung Quốc,
hồi năm 2008. (Hình: AP)

Hôm Thứ Năm, Đô Đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Hoa Kỳ, có cuộc thảo luận qua hệ thống liên lạc viễn liên truyền hình trực tiếp với Đô Đốc Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh Hải Quân Trung Quốc, hai ngày sau khi dư luận sôi nổi về chuyện khu trục hạm USS Lassen của Mỹ đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của hai đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp ở khu vực Trường Sa.

Hành động của Hoa Kỳ thách thức tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc mà Washington coi là đi ngược lại Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS).

Hoa Kỳ đã nhiều lần bắn tiếng sẽ đưa chiến hạm và máy bay đi qua vùng đó hầu bảo vệ quyền tự do hải hành và bay qua các vùng biển và không phận quốc tế.

Đối lại, Bắc Kinh la lối chống lại hành động của Hoa Kỳ, coi đó là xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Phát ngôn viên ngoại giao và quân sự cũng như báo chí Trung Quốc liên tiếp đưa ra các lời đe dọa cứng rắn, nói rằng Bắc Kinh sẵn sàng làm bất cứ biện pháp nào để bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ quyền lãnh thổ.

“Nếu Hoa Kỳ vẫn tiếp tục những hành vi khiêu khích, nguy hiểm kiểu này, có thể sẽ có những tình huống áp lực nghiêm trọng giữa các lực lượng ở tiền tuyến của hai bên, cả trên biển lẫn trên không, hay ngay cả một chuyện nhỏ xảy ra cũng gây ra chiến tranh.” Một bản tin của Hải Quân Trung Quốc thuật lời ông Ngô Thắng Lợi, được hãng tin Reuters dẫn lại.

Nguồn tin thuật tiếp lời ông Ngô Thắng Lợi rằng ông “hy vọng phía Hoa Kỳ gìn giữ tình trạng tốt giữa hải quân hai nước vốn không dễ xây dựng cũng như tránh những loại sự kiện như thế xảy ra nữa.”

Thuyết trình lại cho báo chí về cuộc thảo luận nói trên, một viên chức chính phủ Mỹ nói rằng cả hai ông tư lệnh hải quân đồng ý duy trì đối thoại và tuân theo các quy tắc đã được hai bên ấn định và thỏa thuận để tránh xung đột.

Các chương trình thăm viếng của chiến hạm hai nước ở các cảng cũng như các chuyến thăm viếng của các sĩ quan hải quân cao cấp của hai nước vẫn được tiến hành như đã ấn định, viên chức vừa kể cho biết.

“Không có các chương trình nào như vừa kể bị trở ngại. Không có gì bị hủy bỏ,” ông nói.

Theo tường thuật, cả hai vị tư lệnh hải quân Mỹ và Trung Quốc đồng ý về nhu cầu phải duy trì các nguyên tắc đã được ấn định theo thủ tục “Quy tắc gặp nhau bất ngờ trên biển” (Code for Unplanned Encounters at Sea) gọi tắt là CUES.

“Cả hai ông đồng ý là rất quan trọng cho hai bên tiếp tục sử dụng các nguyên tắc được thỏa thuận trong CUES khi họ đang hoạt động trên biển gần với nhau để tránh các trường hợp hiểu lầm cũng như bất cứ sự khiêu khích nào khỏi xảy ra,” viên chức chính phủ Mỹ được Reuters thuật lời.

Một phát ngôn viên của Hải Quân Mỹ nhấn mạnh rằng lập trường của Hoa Kỳ về tự do hải hành và phi hành có nghĩa là “bảo vệ quyền, sự tự do và sự sử dụng đúng luật về biển và không phận, bảo đảm cho tất cả các quốc gia theo luật pháp quốc tế.”

Trong khi đó, Washington bắn tiếng sẽ còn tiếp tục cho các chiến hạm và máy bay thực hiện các chuyến tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa trong tương lai.

Nếu xảy ra xung đột, một số nhà phân tích thời sự cho rằng, Trung quốc có lợi thế về số lượng tàu và máy bay nhiều hơn, lại gần với nhà mình, trong khi Mỹ có lợi thế về kỹ thuật và trang bị tân tiến hơn.

Có nhà phân tích còn cho rằng Bắc Kinh có thể mượn cớ bị Mỹ “khiêu khích” để tiến hành nhanh hơn kế hoạch biến các đảo nhân tạo thành những căn cứ quân sự.

Tuần tới, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc, sẽ đến thăm Việt Nam nhằm củng cố ảnh hưởng đối với Hà Nội.

Đồng thời, ông Thường Vạn Toàn (Chang Wanquan), bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, cũng tới Malaysia tham dự hội nghị các bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN và các đối tác mà sẽ có cả Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter tham dự.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm Thứ Năm 29 Tháng Mười, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói rằng ông Thường Vạn Toàn sẽ “đưa ra các đề nghị và giải pháp để duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực” cũng như “nói rõ lập trưởng của Trung Quốc về an ninh thế giới và khu vực.” (TN)

Trung cộng tứ bề thọ địch


Người Việt
30/10/2015


BẮC KINH (NV) - Một thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc vừa tuyên bố, Bắc Kinh sẽ không tham dự tiến trình phân xử và không chấp nhận bất kỳ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc.



Tổng Thống Benigno Akino của Philippines chỉ vào đường ranh giới trên bản đồ yêu
sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. (Hình: Ted Aljibe/AFP/Getty Images)


Hôm 29 Tháng Mười, tòa này chính thức tuyên bố họ có đầy đủ thẩm quyền để phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Tuyên bố vừa kể đẩy Trung Quốc lún sâu vào thế bất lợi trong quan hệ quốc tế.

Vì muốn độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc hung hăng đối đầu với nhiều bên, đẩy Hoa Kỳ đến chỗ phải nhập cuộc để kiềm chế và nay, Trung Quốc phải đối diện với cơ quan tài phán quốc tế.

Năm 2013, sau khi nhận đơn kiện của Philippines, tòa đã vài lần yêu cầu cả Philippines lẫn Trung Quốc bổ túc bằng chứng, lý lẽ.

Dẫu khăng khăng khẳng định có đầy đủ bằng chứng không thể tranh cãi về chủ quyền tại Biển Đông, thậm chí tuyên bố Biển Đông là tài sản do tổ tiên để lại, nhưng Trung Quốc dứt khoát không đáp ứng yêu cầu của tòa.

Thậm chí Trung Quốc còn cho rằng, tòa vô năng, không có thẩm quyền phân xử.

Việc tòa khẳng định cơ quan này có thẩm quyền phân xử vụ kiện, với Philippines là nguyên đơn và Trung Quốc là bị đơn, khiến Bắc Kinh vất vả hơn trong việc chống đỡ để bảo vệ tham vọng độc chiếm Biển Đông.

Ông Lưu Chấn Dân, thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc, chống chế, vụ kiện mà Tòa Trọng Tài Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc nhận thụ lý là một vụ phân xử thiếu thiện chí bởi vì không có sự thuận tình từ phía Trung Quốc. Philippines kiện Trung Quốc không phải vì muốn giải quyết các bất đồng mà chỉ nhằm phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Bởi vì thiếu các bằng chứng và lý lẽ biện bạch cho yêu sách về chủ quyền tại Biển Đông, Trung Quốc chỉ muốn đàm phán song phương với các quốc gia bị yêu sách này xâm hại chủ quyền. Nhiều chuyên gia về luật biển tin rằng, tòa sẽ bác yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông.

Đó có thể cũng là lý do chính khiến ông Lưu Chấn Dân phải nói trước rằng, phán quyết của tòa sẽ không làm thay đổi quan điểm của Trung Quốc, cũng như không ảnh hưởng đến chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngay sau khi tòa tuyên bố, cơ quan này có đầy đủ thẩm quyền để phân xử vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã đề nghị Philippines quay lại “con đường đúng đắn” là đàm phán trực tiếp với Trung Quốc để giải quyết bất đồng về chủ quyền.

Nếu tòa có phán quyết chính thức và phán quyết này phủ nhận yêu sách của Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không thể thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng, tất cả những hành động của họ Biển Đông đều nằm trong khuôn khổ của luật pháp quốc tế, rằng Trung Quốc luôn có thiện chí duy trì hòa bình và giữ gìn sự ổn định trong khu vực.

Cần nói thêm là mới đây, khi đến thăm Trung Quốc, bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, nhận định, tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông là một xung đột nghiêm trọng và nhấn mạnh là bà ngạc nhiên vì tại sao Trung Quốc luôn bảo rằng họ có thiện chí nhưng lại không chọn các tòa án quốc tế làm giải pháp giải quyết bất đồng. (G.Đ.)

10/29/2015

Thị xã Úc treo Cờ Vàng VNCH, gây phản đối từ phe Cờ Đỏ

VienDongDaily.Com
27/10/2015

MELBOURNE, Úc – Hội đồng thị xã Maribyrnong đã bác bỏ những ý kiến cho rằng việc treo Cờ Vàng Việt Nam Cộng Hòa sẽ gây ra một “cuộc chiến Việt Nam thứ hai” tại Maribyrnong. Thị xã này nằm ở ngoại ô thành phố Melbourne.



Thị Trưởng Quách Nam với Cờ Vàng VNCH (Joe Mastroianni/ Star Weekly)

Theo tin của tuần báo Star Weekly tại Maribyrnong, trong tuần qua hội đồng thị xã đã thống nhất ý kiến và thông qua một kiến nghị cho phép treo Cờ Vàng trong những dịp lễ đặc biệt. Buổi họp của hội đồng đã có đông nghẹt cư dân tham dự mà đa số là người Việt tị nạn cộng sản. Họ đã hoan nghênh quyết định của hội đồng mặc dù có một số người chống đối.

Cờ Vàng đã được xem là một biểu tượng đại diện cho cộng đồng người Việt tại hải ngoại sau năm 1975. Màu cờ của chính nghĩa tự do này được đa số người dân tại Marybyrnong ủng hộ một phần vì thị trưởng là người Úc gốc Việt. Đó là ông Quách Nam.

Ông nói rằng thị xã cho phép treo Cờ Vàng trong những dịp đặc biệt tại Tòa Thị Chánh và tại đài cảm tạ Monument of Gratitude ở Jensen Reserve, vì đó là thỉnh nguyện của cộng đồng người Úc gốc Việt.
Thị Trưởng Quách Nam nói với báo Star Weekly, “Việc đồng ý treo cờ này đánh dấu 40 năm người Việt được định cư tại Úc và các thuyền nhân được đến quốc gia này. [Trong buổi họp biểu quyết kiến nghị treo Cờ Vàng] chúng tôi đã thấy có những người khóc trong sự xúc động.”

Cha mẹ của Thị Trưởng Quách Nam cũng từng phải rời bỏ Sài Gòn và đến tị nạn tại Úc. Ông nói rằng một xã hội đa văn hóa cần tôn trọng sự khác biệt và tôn vinh truyền thống đáng hãnh diện.

Thế nhưng có những người gốc Việt đã chống đối quyết định treo Cờ Vàng. Một trong những người này là ông Võ Anh, một cư dân sống trong khu vực Maidstone. Ông Anh nói rằng việc treo Cờ Vàng là điều sỉ nhục đối với cộng đồng ủng hộ “cờ đỏ” và thân với chế độ cộng sản Việt Nam.

Ông Võ Anh đến Úc năm 1984. Ông nói với báo Star Weekly rằng thị xã Maribyrnong đang có nhiều doanh gia và cư dân ủng hộ “cờ đỏ.”

Ông Anh nói, “Maribyrnong sẽ mở ra một cuộc chiến Việt Nam thứ nhì tại thành phố Melbourne. Khi bạn đến Úc, bạn phải bỏ lại hết những phiền toái đằng sau lưng. Khi bạn trở thành công dân Úc, bạn chỉ cần treo một màu cờ Úc mà thôi.”

Theo kiểm kê dân số năm 2011, thị xã Maribyrnong có hơn 10,000 dân. Melbourne là thủ phủ của tiểu bang Victoria và đông dân hàng thứ nhì tại Úc.

Trước đây tại Fairfield, một thị xã nằm trong khu vực thành phố Sydney cũng từng có tranh cãi về vấn đề treo Cờ Vàng. Còn ở hầu hết những nơi khác tại Úc, tại Hoa Kỳ cũng như tại Gia Nã Đại, việc thành phố công nhận Cờ Vàng không gây ra cuộc tranh luận nào đáng kể

Bà Viv Nguyễn, phó chủ tịch Hội Cộng Đồng Người Việt Tại Úc chi nhánh tiểu bang Victoria, nói rằng Cờ Vàng là một biểu tượng quan trọng nói lên sự đóng góp của người Việt Nam tại Úc.

Bà nói với báo Star Weekly, “Nếu họ muốn ủng hộ cờ đỏ thì cứ việc, chứ Cờ Vàng không phải là biểu tượng của một quốc gia. Màu cờ vàng này nói lên một cuộc hành trình với sự khởi đầu rất khó khăn mà cộng đồng này đã phải trải qua.”

Bà Viv Nguyễn cho biết thêm rằng thị xã Maribyrnong là một nơi rất quan trọng đối với cộng đồng Việt Nam, vì rất nhiều người Việt tị nạn từng bắt đầu cuộc sống mới ở nước Úc tại khu nhà tạm trú dành cho di dân được gọi là Midway Migrant Hostel. Giờ đây khu nhà này là Trung Tâm Tạm Lưu Di Trú Maribyrnong.

Tư lệnh Hải Quân Mỹ-Trung Quốc thảo luận tình hình Biển Ðông

Nguoi Viet
28/10/2015

WASHINGTON, DC (NV) - Hai vị tư lệnh Hải Quân của Mỹ và của Trung Quốc sẽ thảo luận với nhau về tình hình Biển Ðông sau sự kiện chiến hạm USS Lassen tuần tiễu bên trong 12 hải lý gần đảo nhân tạo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Theo tin thông tấn Reuters, Ðô Ðốc John Richardson và Ðô Ðốc Ngô Bang Lập (Wu Shengli) sẽ có cuộc thảo luận qua hệ thống viễn liên truyền hình kéo dài chừng một giờ đồng hồ vào ngày Thứ Năm này.


Khu trục hạm USS Lassen tập trận cùng một số chiến hạm khác của Nam Hàn hồi Tháng Năm. (Hình: US Navy)

Theo nguồn tin, cuộc họp được cả hai bên xúc tiến nhằm thảo luận các hoạt động mới diễn ra ở khu vực Trường Sa gây phản ứng mạnh mẽ từ Trung Quốc và dư luận bàn tán sôi nổi. Cuộc họp cũng sẽ thảo luận cả về mối quan hệ giữa hải quân hai nước.

Ðây là cuộc thảo luận thứ ba qua hệ thống truyền hình viễn liên giữa hải quân hai nước.

Ngày Thứ Hai vừa qua, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn USS Lassen (từng thăm viếng hải cảng Ðà Nẵng và một số hải cảng Trung Quốc) nhận lệnh tuần tra khu vực Trường Sa.

Chiếc tàu đã đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý khoảng gần một giờ ở khu vực các đảo nhân tạo Su Bi và Vành Khăn mà Trung Quốc xây dựng từ các bãi đá ngầm trên biển.

Trung Quốc coi khu vực này cũng như hơn 80% Biển Ðông là “lãnh thổ” của họ “từ thời cổ đại” trong khi các nước khác trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, và Ðài Loan cũng tuyên bố chủ quyền một phần.

Cũng từ tuyên bố ngang ngược đó, Trung Quốc đã bồi đắp bảy bãi đá ngầm cướp của Việt Nam thành bảy đảo nhân tạo khổng lồ mà giới chuyên viên đều tin chúng sẽ trở thành các căn cứ quân sự trên biển cho cả Không Quân và Hải Quân để Bắc Kinh khống chế toàn bộ Biển Ðông.

Theo Công Ước Quốc Tế Về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc là một quốc gia thành viên, những bãi đá ngầm, đảo nhân tạo không được coi là lãnh thổ để từ đó xác định lãnh hải 12 hải lý.

Tuy nhiên, vì ngang nhiên coi những đảo nhân tạo là “lãnh thổ” nên Trung Quốc coi hành động đi vào bên trong “lãnh hải 12 hải lý” là vi phạm chủ quyền của họ.

Trước khi cho khu trục hạm Lassen đi vào bên trong 12 hải lý, Washington liên tiếp đánh tiếng cho biết sẽ cho tàu đi vào bên trong “lãnh hải” mà Bắc Kinh tự tuyên bố, vì những vùng đó không phải là những vùng cấm bay qua hay cấm tàu chạy qua, theo luật lệ quốc tế.

Sau khi sự việc xảy ra, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc triệu tập đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh, ông Max Baucus, đến để phản đối chính thức.

Báo nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là tờ diều hâu hung hăng Hoàn Cầu Thời Báo (phó bản Anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo tại Bắc Kinh, cùng một trụ sở) đe dọa rằng Trung Quốc “không sợ phải đánh nhau với Mỹ ở khu vực” cũng như “quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia và danh dự.”

Báo này còn nói: “Ðối lại với sự sách nhiễu của Mỹ, Bắc Kinh sẽ đối xử với Washington một cách phũ phàng và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”

Hôm Thứ Ba, Tân Hoa Xã bình luận rằng, hành vi khiêu khích của Mỹ “làm tăng thêm căng thẳng ở khu vực.”

Cho tới nay, người ta vẫn không thấy Hà Nội phản ứng gì về sự kiện xảy ra ở vùng biển đảo Trường Sa mà Việt Nam vẫn cả quyết mình có chủ quyền với các bằng chứng lịch sử và thực tế “không thể tranh cãi.”

Người ta không khỏi ngạc nhiên khi thấy hôm Thứ Tư, 28 Tháng Mười, Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho phát ngôn viên Lê Hải Bình phản đối về hai ngọn hải đăng mà Trung Quốc đã xây dựng tại hai đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Trong khi đó, đại sứ Mỹ tại Hà Nội, ông Ted Osius, phát biểu trên tờ báo điện tử VNExpress hôm Thứ Tư qua bản tin viết rằng: “Tôi cho rằng việc nêu cao tinh thần của luật pháp quốc tế chính là cách để ngăn xung đột. Chắc chắn chúng ta không muốn có xung đột và tôi nghĩ chính các nước trong khu vực cũng không muốn thấy điều này.”

Trong cuộc điều trần ở Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện hôm Thứ Ba, ông Ashton Carter, bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, tránh né trả lời trực tiếp các câu hỏi về biến cố xảy ra trên Biển Ðông một ngày trước đó.

Tuy nhiên, một viên chức chính phủ nói rằng Hải Quân Hoa Kỳ sẽ còn cho những chiến hạm khác tiếp tục tuần tra ở khu vực trong tương lai. (TN)

CSVN mất khả năng kiểm soát chi tiêu

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-10-28



Mô hình của một dự án phát triển khu dân cư ven biển ở thành phố Hạ Long. Ảnh chụp hôm 20/9/2015.

Việt Nam có thể lâm vào khủng hoảng ngân sách vì tình trạng bội chi triền miên; chính phủ không đủ tiền chi tiêu chưa nói tới trả nợ nước ngoài và tìm cách vay thêm.

Chính phủ vay Ngân hàng Nhà nước 30.000 tỉ đồng hồi gần đây để chi tiêu, kế tiếp dự kiến sử dụng 10.000 tỷ đồng từ tiền thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt ngân sách. Tuy vậy dư luận càng lo lắng hơn khi Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vào tuần cuối của tháng 10 đã đại diện Chính phủ trình Quốc hội kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ, thực tế không đủ tiền trả nợ nên vay nợ mới để trả nợ cũ đáo hạn.

Theo số liệu chính thức của Bộ Tài Chính được các Đại biểu Quốc hội trích dẫn, năm 2015 chính phủ chỉ trả nợ được 150.000 tỷ nhưng lại vay giải quyết bội chi ngân sách tới 226.000 tỷ đồng và vay trái phiếu chính phủ 85.000 tỷ đồng. Số liệu này cho thấy tổng các khoản vay lớn hơn gấp đôi tổng nợ đã trả, hoặc nói cách khác vay rất nhiều để trả một phần nợ, phần còn lại để chi tiêu.

Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ tài khoản thống kê Liên Hiệp Quốc, một chuyên gia am hiểu tình hình kinh tế tài chính Việt Nam từ New York nhận định:

“Tôi có cảm tưởng chính phủ càng ngày càng mất khả năng kiểm soát chi tiêu của mình, hoặc nói ngược lại chính phủ rất muốn chi tiêu. Chính phủ Trung ương đồng ý với các địa phương, xây nhà, xây đường xá, ông nào cũng đòi xây cái này xây cái kia. Và nhiều khi họ chưa có ngân sách mà đã bắt đầu xây rồi. Do làm việc thiếu hiệu quả nên hầu như công trình nào chi phí cũng vượt dự toán ban đầu, công trình nào cũng vậy cả. Thành ra với tình trạng này tôi thấy rất là khó, khả năng nợ ngày càng tăng nhanh và hiệu quả thì thấp. Khả năng trả nợ chắc chắn là sẽ khó khăn.”

Tại kỳ họp cuối cùng Quốc hội Khóa 13, diễn ra từ ngày 20/10 vừa qua, nhiều số liệu được công bố làm nóng dư luận báo chí. Tình hình ngân sách 2015 u tối như thế được giải thích là nguồn thu có vấn đề, như giá dầu thô xuất khẩu giảm một nửa, cộng thêm lộ trình cắt giảm thuế quan với hàng hóa ASEAN và một số thị trường khác mà Việt Nam hội nhập.

Đối với ngân sách 2016, các báo cáo tại Quốc hội cho thấy còn nguy cấp hơn nữa. Theo đó trả nợ theo kế hoạch năm 2016 là 155.000 tỷ đồng, nhưng trong đó đảo nợ hay vay nợ mới để trả nợ cũ lên tới 95.000 tỷ đồng và bội chi ngân sách tới 254.000 tỷ đồng. Trong bối cảnh như vậy, chính phủ lên kế hoạch rút 100% vốn nhà nước ở 10 đại công ty như Vinamilk, Bảo Minh, FPT…nếu làm tốt nhà nước có thể thu được 4 tỷ USD cho ngân sách. Nhưng điều làm dư luận lo ngại nhất, chính là đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để đảo nợ.

Đối với tình hình khủng hoảng ngân sách, TS kinh tế Phạm Chí Dũng, nhà hoạt động xã hội dân sự nằm ngoài sự kiểm soát của chính phủ, từ TP.HCM nhận định:

“Ngân sách bây giờ eo hẹp quá, yêu cầu thoái vốn từ hai năm rồi, đến giữa 2015 là phải thoái hết vốn, nhưng hiện nay chỉ mới thoái được 20%-25% vốn. Chẳng hạn Điện lực Việt Nam, Dầu khí trước kia đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, tài chính ngân hàng khá nhiều nhưng cho tới nay chỉ thoái được từ 20-25% vốn còn lại vẫn bị chôn vốn. Như vậy tình hình ngân sách khó khăn làm cho nhà nước giật gấu vá vai, thoái vốn rồi xem bến cảng, đường xá chỗ nào bán được là bán hết để thu tiền cho ngân sách nhà nước, bù đắp những chỗ bị khuyết bội chi trầm trọng. Nhưng mà việc này hiện nay không còn toàn bộ nằm trong tay quyền hành của Chính phủ muốn quyết gì thì quyết, mà phải thông qua Ủy ban Thường vụ Quốc hội.”

Giải pháp

Dư luận báo chí có nhiều ngày nổi sóng về vấn đề chính phủ đề xuất phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế để cứu ngân sách. Ngoài ra còn phát biểu của Bộ trưởng Bộ kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh tiết lộ Ngân sách chính phủ Trung ương 2016 chỉ còn một khoản tiền tươi thóc thật là 45.000 tỷ đồng, không thể điều tiết vào việc gì vì còn chưa trả nợ xây dựng cơ bản ở các địa phương.

SaigonTimes Online là tờ báo đưa tin này đầu tiên, sau đó đã giải thích là, chi ngân sách năm 2016 gần 1,3 triệu tỷ đồng nhưng phần lớn là chi thường xuyên và chỉ còn có 45.000 tỷ là Chính phủ có thể sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển, số tiền này quá nhỏ bé khó thể tiến hành bất kỳ chương trình kích cầu nào.

Về cơ cấu ngân sách của Chính phủ Việt Nam hiện nay, PGSTS Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế ở Hà Nội từng nhận xét:

“Trong thu ngân sách thì 75% là thu để chi còn lại là để trả nợ, như vậy thực chất không có đầu tư. Muốn đầu tư thì phải đi vay, trong bối cảnh làm không đủ ăn mà đầu tư lại đi vay thì nợ công là một gánh nặng. Nếu không có các giải pháp kiểm soát một cách chặt chẽ nghiêm túc, không nhìn nhận bản chất vấn đề thì hậu quả khó lường.”

Ngày 26/10/2015, hầu hết báo chí chính thức đưa tin về cuộc tiếp xúc báo chí của Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn. Theo đó, ông Tuấn khẳng định, kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế nếu được Quốc hội cho phép, sẽ chỉ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm an ninh tài chính quốc gia và không làm thay đổi tổng nợ.

Theo lời giải thích của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn thì đây gọi là tái cơ cấu nợ ngắn hạn trong nước bằng vay quốc tế dài hạn. Tổng nợ không thay đổi, chỉ thay đổi chủ nợ và lãi suất. Tuy báo chí không giải thích rõ hơn, nhưng có thể hiểu là nợ ngắn hạn trong nước tới lúc phải trả lãi hoặc đáo hạn mà không có tiền thanh toán, nên phải vay nợ mới ở nước ngoài bằng phát hành trái phiếu quốc tế dài hạn.

Như thế câu hỏi đặt ra ai là người phải trả nợ trái phiếu quốc tế dài hạn? rõ ràng là các chính phủ tương lai và thế hệ con cháu của nhân dân Việt Nam phải đóng thuế để trả món nợ 3 tỷ USD này.

10/28/2015

Mỹ điều thêm một Tuần Dương Hạm thẳng tiến Trường Sa mặc Trung Quốc phản đối

Tin từ nhiều nguồn
28/10/2015

Sáng ngày hôm nay (28/10) Tuần Dương Hạm USS Antietam (CG-54) đã khởi hành từ Yokosuka Nhật Bản thẳng tiến đến Trường Sa.



USS Antietam . Ảnh internet

Tuần Dương Hạm này được trang bị 122 dàn phóng hỏa tiễn đủ loại, cộng thêm 8 dàn tên lửa chống hạm, 2 dàn Thủy Lôi, 2 dàn phòng không và nhiều súng máy đủ loại với 2 chiếc trực thăng phản ứng nhanh loại MH-60R Seahawk.

Trung Quốc cũng đã điều 2 chiến hạm lớn nhất của Hạm Đội Nam Hải là Lan Châu và Hải Khẩu tiến về bãi đá Xu bi

Được biết giới quân đội ở Quảng Châu (Trung Quốc) dự định đáp trả Mỹ bằng cách thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển đông

Trước đó, Khi tàu USS Lassen của Mỹ tiến đến các khu quân sự của Trung Quốc xây trên Trường Sa, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, ông Zhu Haiquan đã lên tiếng “Tự do hàng hải và hàng không không nên được sử dụng như là cái cớ để phô trương sức mạnh cơ bắp và làm suy yếu chủ quyền và an ninh của nước khác”.

“Chúng tôi kêu gọi Mỹ kiềm chế, không nói hay làm bất cứ điều gì khiêu khích và hành động có trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực”.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho rằng: “chúng tôi khuyên Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi hành động, không hành động mù quáng hay gây chuyện”,Guardian dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong đó trích lời ông Vương, bản dịch vnexpress.

Sáng ngày 27/10 Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Gen Nakatani họp báo tuyên bố hỗ trợ Mỹ trên biển đông. . Bộ trưởng Nội Các Nhật Yoshihide Suga lên tiếng quan ngại về hành động Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo tại Trường Sa

Các quan chức Mỹ cho hay họ không thông báo trước với phía Trung Quốc về chuyến tuần tra này, vì họ cho rằng làm như vậy sẽ ảnh hưởng đến thông điệp mà Mỹ muốn phát đi.

“Bạn không cần phải tham vấn bất cứ quốc gia nào khi thực hiện quyền tự do hàng hải trên các vùng biển quốc tế”, ông John Kirby, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, nói trong một cuộc họp báo.

Tổng hợp từ facebook thuytrang, petrotimes, vnexpress

Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt với 'Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Ðông'


Nguyên Huy/Người Việt
28/10/2015

WESTMINSTER, California (NV) - Chiều Chủ Nhật, 25 Tháng Mười, trước hàng trăm đồng hương người Việt ở Nam California, đại nhạc hội Hùng Sử Việt với chủ đề “Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Ðông, Ðời Ðời Bất Khuất Nối Dòng Sử Xanh” đã tưng bừng diễn ra tại hội trường Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, trong trường trung học Warner Middle School, Westminster.

Ðây là nhạc hội thứ 12 trong 15 năm hoạt động của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt.


Vũ đoàn Việt Cầm phụ diễn trong tiết mục “Người Mẹ Sài Gòn.” (Hình: Nguyên Huy/Người Việ

Với một chủ đề thật phong phú trong lần nhạc hội này, câu lạc bộ đã được sự cộng tác mật thiết của các tổ chức trong cộng đồng người Việt ở Nam California. Theo ban tổ chức cho biết có tới 12 tổ chức hội đoàn đã tham gia vào đại nhạc hội năm nay. Ðó là các hội Cựu Nữ Sinh Gia Long, Gia Ðình Việt Ngữ Tự Lực, cựu học sinh Liên Trường Pleiku, Hùng Sử Việt San Diego, Ban Văn Nghệ Hùng Sử Việt Nam California, Cựu Học Sinh Bưởi-Chu Văn An, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, các Cựu Nữ Sinh Lê Văn Duyệt, cựu nữ sinh Trưng Vương, Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, Ban Tù Ca Xuân Ðiềm và vũ đoàn Việt Cầm.

Giáo Sư Song Thuận, sáng lập viên câu lạc bộ, trong dịp này đã nhắc lại mục đích của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt.

Ông nói: “Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt là nơi đoàn kết trong cộng đồng người Việt hải ngoại, cùng nhau ôn lại lịch sử oai hùng của cha ông cho tuổi trẻ Việt Nam nối dõi được tinh thần bất khuất của dân tộc. Với những chủ đề trong các lần đại nhạc hội trước, tuổi trẻ Việt Nam hải ngoại đã được nhắc nhở đến những trang sử oai hùng của dân tộc, từng đánh vào hang ổ của quân xâm lăng Bắc phương. Ðó là thời Lý Thường Kiệt và sau đó là Quang Trung với mộng đòi lại hai tỉnh Quảng Ðông và Quảng Tây. Nay trước mưu toan xâm lấn của Trung Cộng, người Việt Nam không có gì phải sợ và dân tộc ta lại có dịp thể hiện lòng yêu nước, quyết giữ vững bờ cõi...”

Tiếp đó, ông mời các thành viên trong ban tổ chức lần đại nhạc hội này lên sân khấu trình diện bà con đồng hương. Ðó là đại diện của các hội đoàn tổ chức góp phần vào việc tổ chức.

Trước hết là ông Huỳnh Phổ, đại diện Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, rồi lần lượt là Ðinh Thái Sơn, Bích Huyền, Nguyễn Văn Khoa, Phương Lê, Quỳnh Hoa, Thy Linh, Ngọc Vân, Minh Trí, Bửu Trâm, Ðỗ Trọng Thái, Oanh Ðinh, Trina, Dạ Lan và các MC.

Ðại diện cho ban tổ chức, ông Ðinh Thái Sơn, một thành viên câu lạc bộ, đọc một bài diễn văn chào mừng.

Ông nói: “Chúng ta đều biết, Sài Gòn xưa đẹp lắm thường được gọi là Hòn Ngọc Viễn Ðông, người dân Sài Gòn có đời sống no ấm và tự do. Nhưng sau khi bọn CSVN chiếm được Sài Gòn và miền Nam Việt Nam thì thành phố này mất tên và người dân Việt đã bị sống dưới một chế độ tàn ác, khắc nghiệt và gian xảo... khiến cả triệu người phải bỏ quê hương đi tìm tự do dù có phải chết trên đường đi tìm tự do đó. Nay CSVN còn âm thầm bán nước cho Tàu Cộng và đang đẩy dân tộc vào con đường diệt vong. Cộng đồng người Việt tị nạn luôn nhắc nhở con em phải giữ gìn quê hương, chống lại giặc Tầu đang xâm lăng đất và biển của ta. Nội dung của chương trình Hùng Sử Việt hôm may được diễn tả qua ba ý chính sau, thứ nhất là dân tộc Việt Nam bất khuất đã bao lần đánh bại giặc Tàu xâm lăng, thứ hai diễn tả niềm đau thương của người dân Việt sau khi bị CSBV xâm chiếm, thứ ba là nỗi nhớ thương của những người tị nạn Việt tới Sài Gòn xa xưa và quê hương, và sau cùng là nói lên ước mơ, hẹn nhau một ngày về khi quê hương không còn Cộng Sản.”


Cựu nữ sinh Gia Long trong liên vũ khúc “Sài Gòn Ðẹp Lắm” và “Ghé Bến Sài Gòn.” (Hình: Nguyên Huy/Người Việt)

Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt cũng còn hỗ trợ cho công việc gìn giữ tiếng Việt trong các thế hệ người Việt ở hải ngoại nên trong dịp này ban tổ chức cũng đã giới thiệu một số em trong số hơn 50 em ở khắp nơi được ban giám khảo lựa chọn vào trao “Giải Học Sinh Sinh Viên Việt Nam Gương Mẫu.” Theo ban giám khảo cho biết thì đây là những học sinh sinh viên xuất sắc trong học vấn, vừa nói và viết tiếng Việt lưu loát, vừa tích cực tham gia trong các sinh hoạt cộng đồng ở địa phương.

Sau phần nghi thức trên, đại nhạc hội đi vào chương trình văn nghệ. “Trăm Con Lạc Việt” là bản hùng ca được toàn ban tổ chức tham gia trình diễn. Hơn ba chục nghệ sĩ tài tử thuộc nhiều thế hệ người Việt tị nạn tại Nam California đã làm cho sân khấu sôi động, hứa hẹn một chương trình văn nghệ đa dạng, phong phú.

Quả vậy, với 15 tiết mục từ song ca hợp ca, vũ, nhạc cảnh đã cuốn hút người tham dự và không ngớt nổ ra những tràng vỗ tay náo nhiệt ngợi khen.

Vũ khúc “Ghé Bến Sài Gòn” và “Sài Gòn Ðẹp Lắm” được các cựu nữ sinh Gia Long trình bày rất uyển chuyển theo những nhịp điệu rộn ràng Cha Cha Cha của hai nhạc sĩ “thời Sài Gòn” là Văn Phụng và Y Vân.

“Ðánh Tống Bình Ngô,” một vở kịch thơ của nhà thơ Song Thuận, được các nghệ sĩ tài tử Dạ Lan, Nguyễn Xuân Nghĩa, Võ Hoàng, Trần Quốc Sỹ, Ngọc Nôi, Dương Linh và Phi Loan cùng vũ đoàn Việt Cầm thể hiện thật xuất sắc nét hùng sử trong những trang sử đẹp của dân tộc.

Tiết mục “Lời Kinh Ðêm,” dựa trên nhạc và lời của cố nghệ sĩ Việt Dzũng, các nghệ sĩ tài tử Bích Huyền, Thái Ðỗ, Ngọc Vân, Quỳnh Hoa, Trina, Phương Lê, Mai Lan, Nguyệt Hằng, Hồng Tước đã trình bày xuất sắc cảnh người đi tìm tự do gây nhiều xúc động cho người xem.

Vũ đoàn Việt Cầm với những nữ vũ công trẻ trung xinh đẹp luôn luôn là những hình ảnh bắt mắt qua những điệu vũ thật nhịp nhàng uyển chuyển thơ mộng. Lần này phụ diễn trong “Người Mẹ Sài Gòn” đã diễn tả được hết tinh túy mẹ Việt Nam trong thời đảo điên của lịch sử. Việt Cầm còn thêm “Vỗ Cái Trống Cơm” linh hoạt và duyên dáng trong bài hát cổ truyền.

Cựu nữ sinh Trưng Vương với “Mơ Trong Nỗi Nhớ” hát lên những nhớ thương về một Sài Gòn đẹp lắm, thơ mộng lắm đã mất. Những con đường như Duy Tân “uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” (lời nhạc Phạm Duy), như Trần Quý Cáp rợp bóng me xanh che mưa cho lối em về sau buổi học... để mơ về một ngày trở lại.

Mười lăm tiết mục trôi qua nhanh chóng để mọi người thưởng thức bỗng ngẩn ngơ giật mình với dàn đồng ca gồm tất cả các hội đoàn trong đại nhạc hội, cất lên lời nhắc nhở trước khi mọi người ra về rằng “Hãy Ngẩng Mặt Mà Ði.”

Trên đường về nhiều người cứ nghĩ Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt dù không có một khoản trợ cấp nào mà vẫn nối kết được dòng sinh hoạt của cộng đồng người Việt khắp nơi qua các chi nhánh ở Virginia, Chicago, San Jose, San Diego, và Little Saigon, để mang đến cho lớp trẻ niềm hãnh diện của dân tộc.

“Xin gửi đến một bông hồng tươi thắm cho toàn thể anh chị em trong Ðại Nhạc Hội Hùng Sử Việt kỳ thứ 12 này,” như lời một vị cao niên, bác Nguyễn Tiến ở Garden Grove, vui vẻ phát biểu với nhật báo Người Việt.

Chúng ta có thể làm được gì cho đất nước?

Nguyễn Hưng Quốc
28/10/2015


Người biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc khi Tổng thống Obama tiếp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, ngày 7/7/2015.

Với chữ “chúng ta” ở đây, tôi chỉ giới hạn trong cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại. Nghe nói cộng đồng ấy đã lên đến trên dưới bốn triệu người sống rải rác trên khoảng một trăm quốc gia trên thế giới. Đó là một cộng đồng khá đa tạp, bao gồm nhiều thành phần khác nhau, những cách thức rời bỏ quê hương khác nhau, từ những người vượt biên và những cựu tù nhân chính trị được ra đi chính thức đến những người được thân nhân bảo lãnh, các cựu du học sinh và những người quyết định định cư ở nước ngoài chỉ vì lý do thuần tuý kinh tế.

Tuy đa tạp như vậy, nhưng tất cả đều có một số điểm chung. Chung ở hoàn cảnh: lưu vong. Chung ở tâm thế: tâm thế lưu vong. Theo các nhà Lưu vong học, tâm thế ấy bao gồm bốn điểm chính: Thứ nhất, tất cả đều chia sẻ một số ký ức tập thể chung liên quan đến nguồn cội. Thứ hai, tất cả, với những mức độ khác nhau, đều cảm thấy ít nhiều lạc lõng trên đất khách. Thứ ba, tất cả đều không nguôi nhớ về quê cũ, thi vị hoá quá khứ, đau đáu theo dõi từng diễn biến trong đời sống chính trị ở cái nơi mình đã bỏ ra đi. Cuối cùng, thứ tư, như là hệ quả của ba đặc điểm vừa nêu, tất cả đều sống trong trạng thái ở giữa: giữa quê cũ và quê mới, giữa quá khứ và hiện tại, giữa hoài niệm và hoài bão, giữa đây và đó.

Trong các đặc điểm vừa nêu, điều đáng chú ý nhất là những ám ảnh về quê cũ. Những ám ảnh ấy có nhiều biểu hiện khác nhau. Có người thấy thoả mãn với việc thỉnh thoảng bay về quê hương như một du khách. Có người thường xuyên theo dõi các biến chuyển ở quê hương một cách thụ động. Có người trăn trở muốn làm một cái gì đó để thay đổi tình hình đất nước. Chính với nhóm người sau cùng này, một câu hỏi thường được đặt ra: Liệu những nỗ lực của họ có thành hiện thực? Hay nói cách khác, rộng hơn, liệu những người đó có thể làm được gì cho đất nước?

Để trả lời câu hỏi ấy, không thể không nhìn lại kinh nghiệm của các cộng đồng lưu vong trên thế giới. Sau năm 1917, cả hàng triệu người Nga bỏ nước ra đi. Sau năm 1945, hàng triệu người Đông Âu bỏ nước ra đi. Họ, cũng giống chúng ta, không ngớt thao thức về đất nước, và một số khá đông cũng tìm mọi cách để dân chủ hoá đất nước của họ. Nhưng họ còn hơn chúng ta ở một điểm: Trong họ, có nhiều tài năng có tầm vóc thế giới, nhiều tên tuổi nổi tiếng trong nhiều lãnh vực khác nhau, từ khoa học đến văn học nghệ thuật. Cuối cùng, họ đã làm được gì cho đất nước của họ?

Câu trả lời khá buồn: hầu như không được gì cả. Từ đầu thập niên 1980 trở về trước, bất chấp những sự phê phán và phản kháng của các cộng đồng lưu vong ở nước ngoài, các chế độ cộng sản ở Nga và Đông Âu vẫn vững mạnh. Cuối thập niên 1980, các chế độ cộng sản ở những nơi ấy lần lượt sụp đổ vì những lý do khác chứ không hề từ những nỗ lực tranh đấu từ bên ngoài. Sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, các cộng đồng lưu vong cũng không đóng góp được gì trong quá trình dân chủ hoá chế độ. Từ trước đến sau, các cộng đồng lưu vong đều là những kẻ ngoại cuộc, bất lực và vô vọng.

So với các cộng đồng lưu vong Nga và Đông Âu trước đây, cộng đồng lưu vong Việt Nam có gì khác?

Có.

Cái khác căn bản nhất là ở thời đại: Chúng ta, may mắn hơn, sống trong thời toàn cầu hoá, trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là internet, phát triển vượt bậc khiến quan hệ trong và ngoài nước được dễ dàng và vô cùng nhanh chóng. Trước, những tiếng nói phản kháng của những người lưu vong, kể cả những người từng đoạt giải Nobel về văn chương, từ Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008) đến Joseph Brodsky (1940-1996), đều chỉ vang lên ở Tây phương chứ không vọng về được trong nước họ. Bây giờ, với chúng ta, tình hình khác hẳn. Bất cứ tiếng nói nào được cất lên ở hải ngoại, qua mạng lưới internet, được người trong nước nghe ngay tức khắc. Con đường ngược lại cũng tương tự: một tiếng kêu từ trong nước, trong vòng tích tắc, đã được tiếp nhận ở hải ngoại.

Với những quan hệ chặt chẽ giữa trong và ngoài nước như vậy, những nỗ lực tranh đấu của người Việt ở nước ngoài sẽ dễ có hiệu quả hơn. Hiệu quả ấy có thể thấy trên hai khía cạnh: Thứ nhất, người Việt ở hải ngoại đóng góp phần lớn vào tiến trình quốc tế hoá cuộc đấu tranh trong nước. Một trong những lý do chính làm cho các chính phủ Tây phương cũng như các tổ chức về nhân quyền trên thế giới biết đến những sự đàn áp thô bạo của chính quyền Việt Nam chính là nhờ các nỗ lực vận động của người Việt ở nước ngoài. Không có họ, các tiếng gào thét cất lên từ trong nước rất dễ tan biến vào hư không. Thứ hai, điều người Việt ở nước ngoài có thể đóng góp cho những người Việt tranh đấu ở trong nước là về phương diện lý luận. Người Việt ở trong nước có nhiều kinh nghiệm trực tiếp về sự độc tài và tàn ác của chế độ, nhưng điều họ thiếu là những kinh nghiệm về dân chủ cũng như tầm nhìn bao quát về địa chính trị vốn là mặt mạnh của những người Việt Nam ở hải ngoại.

Nói cách tóm tắt, qua các mạng truyền thông xã hội, người Việt trong và ngoài nước cùng bắt tay nhau trên con đường tranh đấu cho tự do và dân chủ. Mỗi bên đều có mặt mạnh và mặt yếu nhưng qua sự hợp tác, các mặt yếu sẽ được khắc phục và các mặt mạnh sẽ được phát huy. Tất cả sẽ góp phần hình thành nên một trận tuyến chung trong việc dân chủ hoá đất nướ

Phản ứng chính thức của CSVN về vụ chiến hạm Mỹ vào trong vòng 12 hải lý của quần đảo Trường Sa của Việt Nam: IM LẶNG

Hôm qua chiến hạm Mỹ lừng lững tiến vào trong vòng 12 hải lý, sát vùng quần đảo Trường Sa của Việt Nam,  và chính phủ CSVN đã không lên tiếng phản đối hay chào đón. Mỹ cũng lên tiếng rằng họ sẽ đi khắp nơi trong vùng này mặc kệ nước nào là chủ quyền, nhất là những khu vực bồi đắp nhân tạo.

Chúng tôi chụp lạ một phần chương trình hoạt động và tuyên bố của chính phủ CSVN qua mạng thông tin của Văn phòng Chính phủ CSVN để chứng minh rằng CSVN đã lờ đi biến động quan trọng này:




và trong bài phát biểu trong buổi họp với các nước trong ASEAN về Môi Trường, Nguyễn Tấn Dũng cũng không đả động một chút nào đến sự khuấy động môi trường biển Đông của Trung cộng cũng như sự vi phạm lãnh hải VN của.....chiến hạm Mỹ:





Khủng hoảng ngân sách Việt Nam: Thống đốc Bình ở đâu?

Phạm Chí Dũng
28/10/2015

Nhân viên đếm tiền tại một quầy giao dịch của Ngân hàng Quốc tế Việt Nam ở Hà Nội.


Sự ‘biến mất’ trên mặt công luận của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng - đô la - tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.

Tín hiệu ‘vỡ đập’

Giới quan chức Việt Nam càng ngày càng tỏ ra bất lực lẫn bất nhất khi cố ngăn chặn nạn vỡ đập ngân sách.

‘Không có chuyện Chính phủ thoái vốn để trả nợ nước ngoài’ - Lần này người ta muốn đưa nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn ra đính chính trước biện pháp không thể chối cãi của Chính phủ về việc thoái vốn đồng loạt tại 10 tập đoàn lớn. Ông Muôn khẳng định chắc nịch như thế tại Hội nghị thường niên các nhà đầu tư của Tập đoàn VinaCapital.

Thế nhưng cùng lúc, vài chuyên gia rất thân cận với Chính phủ lại khẳng định điều ngược lại. Điều được coi là “khó khăn ngân sách” và trách nhiệm phải trả nợ công là lẽ đương nhiên mà ngay cả Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng không thể chố cãi.

Từ giữa năm nay, khi Chính phủ chỉ đạo cho Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính nghiên cứu thực thi chính sách bán dần một số công trình đã hoàn tất như cầu, đường, sân bay… để thu tiền cho ngân sách, thực tế đã cho thấy rõ tình hình “thùng rỗng kêu to”. Không chỉ cán bộ công chức mà cả đến người dân cũng hiểu rằng rất có thể đến một lúc nào đó ngân sách sẽ hoàn toàn rỗng ruột và chẳng còn gì để trả lương cho đội ngũ “hành là chính”.

Tín hiệu “vỡ đập” mới nhất vừa xuất hiện khi Bộ Tài chính Việt Nam phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án phát hành 3 tỷ USD trái phiếu nhằm tái cơ cấu nợ trong nước trong giai đoạn 2015-2016.

Con số 3 tỷ USD cho kế hoạch phát hành trái phiếu này lớn gấp 3 lần so với số trái phiếu quốc tế có giá trị 1 tỷ USD do chính phủ Việt Nam phát hành vào cuối năm 2014.

Vài tờ báo trong nước tỏ ra hồ hởi đầy giả tạo: “Nhà nước sắp thu về nhiều tỷ đô la từ trái phiếu quốc tế”. Nhưng khốn nỗi, báo cáo của Bộ Tài đã chứng tỏ một tâm trạng hết sức hoang mang. Không chỉ tình trạng bội chi ngân sách đang không biết làm thế nào giảm bớt, mà phần nợ công đến hạn phải trả lại đang ngập đến tận cổ.

Nếu vào tháng 5/2015, báo cáo của Bộ Tài chính lên Quốc hội về việc sử dụng vốn vay và quản lý nợ công còn kiên định với chỉ số nợ công so với GDP ước năm 2014 là 59,6%, thì đến tháng 9/2015, Học viện Chính sách và Phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tính toán lại và đưa ra con số nợ công trong năm 2014 là 66,4% GDP, tức vượt cả ngưỡng nguy hiểm là 65% GDP.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tung ra chỉ ít ngày trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 12 “quyết định về nhân sự cao cấp” của đảng.

Cũng cần lưu ý rằng mới chỉ vào giữa năm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và cũng là một trong số 200 ủy viên Trung ương đảng, đã đáp rất thành thật: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm” tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, khi ông được hỏi thế nào là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Sự thật là bất chấp việc chính phủ Việt Nam vẫn thường xuyên tung ra các báo cáo tô hồng về “kinh tế quốc gia như GDP tăng hơn 6% và nợ công vẫn an toàn”, rõ ràng là tình hình ngân sách đã trở nên cực kỳ khó khăn từ cuối năm 2014, và quá khó để tìm ra nguồn để trả nợ nước ngoài.

Ai mua trái phiếu?

Một khi chính phủ đã phải “cắn răng” thoái vốn tại 10 tập đoàn lớn, trong đó có cả “con bò sữa” Vinamilk, để rút ra 10.000 tỷ đồng dùng cho “chi tiêu ngân sách”, có thể hiểu rằng hàng loạt công trình xây dựng trụ sở và tượng đài ngàn tỷ, kể cả cái đề án “đổi mới sách giáo khoa” lên đến 34.000 tỷ của một bộ trưởng quá thiếu liêm sỉ để từ chức… đã góp phần to lớn như thế nào vào việc làm khánh tận quê hương và vắt kiệt sức chịu đựng của dân chúng.

Dân chúng đã vậy, song gần 3 triệu công chức viên chức cũng đang lâm nạn. Cùng thời điểm tuyên bố kế hoạch phát hành trái phiếu quốc tế, Bộ Tài chính bất ngờ tiết lộ việc “có thể hoãn tăng lương năm 2016 đối với cán bộ công chức”.

Từ mấy năm qua, năm nào chính sách tăng lương cho công chức viên chức cũng được mang ra bàn thảo. Nhưng sau hết, thành quả cao nhất vẫn chỉ là một lời hứa hẹn. Sự thật rất rõ ràng là nếu vào những năm trước, khi ngân sách chưa đến nỗi “dội vào vách đá” như hiện nay mà còn không thể tăng lương, thì thử hỏi lấy tiền ở đâu ra để trả lương trong những năm tới, khi tình hình còn khó khăn hơn nhiều.

Cũng mới đây, chính Bộ Tài chính đã phải đề nghị “vay nóng” Ngân hàng nhà nước 30.000 tỷ đồng để “tạm thời giải quyết khó khăn ngân sách”. Sau một thời gian giằng co, Ngân hàng nhà nước đã chấp nhận cho Bộ Tài chính vay một “gói 30.000 tỷ đồng”. Trước đó vào tháng 4/2015, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính vay từ quỹ dự trữ ngoại hối. Mặc dù số ngoại tệ dự trữ quốc gia là khá lớn - lên đến 37 tỷ USD - nhưng đề xuất này đã vấp phải phản ứng khá mạnh mẽ của giới chuyên gia do lo sợ sẽ gây thâm hụt dự trữ ngoại hối và mất ổn định tiền tệ.

Hàng loạt dấu hiệu ngân sách cạn tiền đang lồ lộ hiện ra.

Chẳng có gì chắc chắn là kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế lần này sẽ “thành công” như vụ phát hành 1 tỷ USD cuối năm ngoái. Chưa kể đến việc đối tượng nào đã mua 1 tỷ USD trái phiếu quốc tế của chính phủ VN lần trước vẫn còn là một bí mật mà cho đến nay chưa được công bố.

Đã có đồn đoán cho rằng người mua 1 tỷ USD trái phiếu năm ngoái không phải là doanh nghiệp nước ngoài mà chính là doanh nghiệp trong nước.

Vào cuối năm 2013, một tập đoàn làm ăn tham nhũng và nợ ngập đầu là Vinashin đã có kế hoạch phát hành 600 triệu USD trái phiếu ra quốc tế. Tuy nhiên cho tới nay, dường như kế hoạch này không mang lại kết quả nào.

Gần đây, một số đợt phát hành trái phiếu trong nước của chính phủ đã bị ế ẩm. Dường như tình hình các ngân hàng thương mại đã có nhiều dấu hiệu cạn tiền. Một số ngân hàng thậm chí còn bắt đầu lao vào cuộc đua tăng lãi suất huy động.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình ‘biến mất’?

Trong khi con số 500.000 tỷ đồng nợ xấu ngân hàng vẫn còn nguyên vẹn, sự “biến mất” trên mặt công luận của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình trong thời gian gần đây đang gây nên những đồn đoán về tình hình nhân sự của cơ quan độc quyền vàng - đô la - tín dụng và cả in tiền này trước Đại hội Đảng 12.

Vào cuối tháng 7/2015, ngay sau khi ký kết hợp tác với đối tác Mỹ tại Washington, ông Nguyễn Xuân Sơn, lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng GP, đã bị Bộ Công an bắt khẩn cấp tại Việt Nam.

Nếu không “thành công” với kế hoạch phát hành 3 tỷ USD trái phiếu quốc tế, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng, càng đẩy nhanh con tàu tài chính quốc gia đến bờ vực phá sản.

Khi đó, tất cả sẽ cho thấy rằng báo cáo “kinh tế vẫn ổn định và phát triển” của Chính phủ sau 9 năm “điều hành linh hoạt và uyển chuyển” là không tưởng như thế nào!

Ngay sau khi nổ ra cuộc cách mạng tại Ukraine vào đầu năm 2014, cảnh sát phát hiện trong nhà cựu bộ trưởng năng lượng của chế độ Yanukovych bị lật đổ hàng triệu USD và tới 42 kg vàng. Nhưng ngân khố quốc gia khi đó chỉ còn vỏn vẹn 500 ngàn đô la…

* Blog của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đây mới là khởi đầu, Mỹ sẽ điều động thêm tàu

GS Thayer: Đây mới là khởi đầu, Mỹ sẽ điều thêm tàu


Giáo sư Carl Thayer là nhà nghiên cứu khoa học xã hội nổi tiếng. Ông được biết đến trên phạm vi quốc tế qua các nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm về chính trị Việt Nam và các vấn đề an ninh Đông Nam Á. Ông hiện là chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia.
Trung Quốc bồi đắp trên nhiều khu vực nhưng vì sao Mỹ cử tàu đến hai đá Xu Bi và Vành Khăn trước tiên?
- Đá Xu Bi và đá Vành Khăn ở điểm cuối phía bắc của quần đảo Trường Sa, nằm ở ngoại vi quần đảo chứ không phải nằm ở trung tâm. Hai bãi đá này cũng tương đối nổi hơn trên mặt biển so với các bãi còn lại (các đá Ga Ven, Chữ Thập… trước khi được cải tạo thì hoàn toàn chìm dưới biển - PV). 
Tuy nhiên, đây chỉ mới là sự bắt đầu trong những kế hoạch tuần tra của Mỹ. Tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu đến gần những khu vực mà Trung Quốc đang chiếm đóng.
Bản đồ các đảo mà Trung Quốc cưỡng đoạt và bồi lấp trái phép. Ảnh: Wall Street Journal.
Bản đồ các đảo mà Trung Quốc cưỡng đoạt và bồi lấp trái phép. Đồ họa: Wall Street Journal.
- Tàu USS Lassen được hộ tống bởi nhiều máy bay do thám. Hải quân Trung Quốc sẽ đối phó thế nào để ngăn tàu Mỹ tiếp cận các đảo nhân tạo?
- Hải quân Trung Quốc không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen. Việc Mỹ cũng điều thêm máy bay do thám P-8A là nhằm giúp chỉ huy trên tàu Lasssen và các chỉ huy hải quân khác có bức tranh toàn cảnh về những nỗ lực đáp trả của Trung Quốc. 
“Sau một thời gian dài, cuối cùng Mỹ đã thực sự hành động để khẳng định quyền tự do hàng hải (FON) bằng việc triển khai tàu chiến, tàu USS Lassen vốn là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường. Trong lần tuần tra này, tàu Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn nhằm khẳng định rằng, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo bồi đắp từ các đảo đá ngầm sẽ không được hưởng vùng hàng hải xung quanh nó”, ông Carl Thayer trả lờiZing.vn.
Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ chủ yếu phản đối bằng lời nói, thông qua Bộ Ngoại giao nước này hoặc từ liên lạc vô tuyến từ các đảo nhân tạo.
Trung Quốc cũng có thể phản đối bằng việc cử tàu Hải cảnh hoặc thậm chí cả tàu cá. Tuy nhiên, các tàu này chủ yếu chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh.
- Việc Mỹ điều tàu diễn ra vài tuần trước khi Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể gặp nhau trong nhiều sự kiện cao cấp của châu Á từ tháng 11. Tình thế này gây khó khăn thế nào đối với Trung Quốc?
- Phản ứng của Trung Quốc là điều có thể đoán trước được. Họ sẽ lớn tiếng chỉ trích Mỹ gây rắc rối mà không vì mục tiêu gì, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoà bình và an ninh trong khu vực. Trung Quốc có thể đáp trả tương tự như khi họ đơn phương công bố thành lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, họ sẽ có nhiều tuyên bố chủ yếu trên mặt trận tuyên truyền, nhưng không thể làm thay đổi các quyết tâm hành động của Mỹ.
Nếu Trung Quốc tiếp tục phản ứng, chắc chắn rằng vấn đề đảo nhân tạo sẽ là chủ đề được bàn tán nhiều nhất tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. Trung Quốc sẽ bị cô lập về mặt ngoại giao.

Người lính VNCH Nguyễn Văn Răng

Huỳnh Anh Tú
27/10/2015




Huỳnh Anh Tú (Danlambao) - Trong một chiều mưa tầm tã chú Răng ghé thăm tôi. Hai chú cháu ngồi tâm sự bên tách cà phê đắng. Chú đã ôn lại quá khứ bi hùng trong đời lính và nhắc lại những kỷ niệm vui buồn trong chốn lao tù cũng như bao nỗi gian truân khốn khó sau thời gian chú vượt ngục.

Chú Nguyễn Văn Răng sinh năm 1952 là một cựu tù nhân chính trị vừa mãn án ngày 18/9/2015.

Một người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), dù trong mọi hoàn cảnh vẫn nêu cao tinh thần Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm. Một tù nhân chính trị, dù trong mọi tình huống vẫn giữ được ý chí kiên cường và tinh thần bất khuất, luôn trung thành với lý tưởng của mình đã chọn - chống chế độ độc tài toàn trị.

Chú Răng xuất thân từ gia đình nông dân thật thà chất phác sinh sống tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đôi bàn tay của chú chai sạn, thô kệch với những vết sẹo đã vẽ lên một quãng đời gian nan nguy khó, trải qua bao thống khổ cùng cực và đau buồn. Đặt tách cà phê lên bàn, đôi mắt chú nhìn xa xăm, hồi tưởng lại...

Ký ức thời lính

“Vào một buổi trưa, trên chiếc xuồng chở đầy ắp mía mới thu hoạch, chú hớn hở chèo về. Khi vừa tới nhà thì có một người quen chạy đến báo tin: “Chị Chiến của mầy và chồng của chỉ bị Việt Cộng giết rồi. Sau đó Chú hốt hoảng chạy theo người báo tin để xác nhận thông tin này thực hư ra sao.”

Đầu Xuân năm 1968, Nguyễn Thị Chiến chị ruột của chú Răng đến thăm chồng tại đồn Cồng Cộc, xã Phú Quới, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long. Bất ngờ Việt Cộng ồ ạt tấn công vào đồn. Lúc bấy giờ chị Chiến đang có mặt cùng chồng dưới hầm truyền tin. Chị đã kịp thời chạy thoát ra ngoài. Vì không thấy chồng mình đâu nên chị vội trở xuống hầm và thấy chồng và một số chiến hữu đã chết. Chồng chị là Âm Thoại Viên và bản thân chị cũng học được từ chồng một số thao tác sử dụng máy để truyền tin. Không thể chậm trễ thêm nữa, chị bắt máy lên kêu gọi “hủy diệt” đồn Cồng Cộc. Liền sau đó, phía sau chị một người lính Việt Cộng từ ngoài xông vào, liên tục đâm “ba nhát” lưỡi lê vào lưng chị - Số phận của người lính “không số quân” Nguyễn Thị Chiến đã cùng chồng ra đi vĩnh viễn.

“Biết được sự thật này chú đau khổ lắm” Chú Răng xót xa giọng nói trở nên trầm buồn hơn, "Chú uất ức không nói nên lời, lặng lẽ nhận xác hai người về nhà để mai táng và chôn cất".

Cái chết của người chị và anh rể quá thê thảm. Chú Răng đã quyết định đăng lính. Vì thời gian đó chú mới 17 tuổi nên không đủ tuổi để nhập ngũ. Tuy nhiên không vì thế mà chú từ bỏ quyết tâm của mình. Chú đã tìm người để giúp làm “khai sinh giả” cho mình. Cuối cùng anh Nguyễn văn Răng sinh năm 1951 chính thức được vinh dự đứng vào trong hàng ngũ của quân lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm 1968.

Đơn vị đầu tiên của chú Răng là đơn vị Biệt Kích 8, tỉnh Vĩnh Long. Sau đó chú qua tiểu đoàn 3, trung đoàn 16, sư đoàn 9 đóng tại huyện Châu Thành, Vĩnh Long. Thời gian này, một lần nữa chú Răng đã tự tay mình đem xác của người anh rể khác là lính thuộc Địa Phương Quân tử trận tại Ba Kè - Vĩnh Long, về quê nhà mai táng và chôn cất.

Năm 1972 chú vào đơn vị Địa Phương quân tiểu đoàn 520 - Vĩnh Long.

“Đơn vị của chú liên tục “đụng độ” nhiều trận chiến ác liệt, đã khiến cho Việt Cộng phải khiếp sợ”, chú tự hào kể thêm, “Vào đêm 30/4/1975, tiểu đoàn 520 - Vĩnh Long, chú đã cùng tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long, đại tá Lê Chí Thành quyết tử thủ đến giờ phút cuối cùng. Nếu ai đã từng ở đơn vị Địa Phương quân tiểu đoàn 520 - Vĩnh Long cũng đều biết đến những chiến công oanh liệt tại đây”.

Năm tháng tù đày

Sau 1975 chú Răng đã lẻn vào kho vũ khí tại xã Phú Quới, huyện Châu Thành - Vĩnh Long và lấy một số súng M16 và M79.

Sau đó chú đã liên kết một số anh em “ít ỏi” gồm Trần Hữu Phước, Trần văn Lợt, Nguyễn Văn Tư, Hoàng (đã quên họ) cùng một số người khác, thành lập tổ chức chống lại chế độ Cộng sản.

Ngày 23/6/1976 nhận thấy sự việc đã bại lộ, chú Răng cùng các anh em giải tán đến nơi khác. Trên đường di chuyển, người bạn tên Hoàng xin phép anh em ghé nhà bà ngoại mình để từ giã. Vì quá thương cháu và không hiểu hết tầm nghiêm trọng của vấn đề nên bà ngoại Hoàng đã báo lại công an địa phương. Cuối cùng chú Răng và tất cả anh em bị bắt ngay trong ngày hôm đó.

Những ngày đầu tiên tạm giam tại nhà khám lớn Vĩnh Long, họ nhốt chú cùng phòng với linh mục Nguyễn Ngọc Đạt và cùm hai giò của chú cùng 'sâu cùm' với linh mục Đạt.

“Tuy họ không đánh đập gì nhiều, nhưng dùng hình thức tra tấn nhục hình khác còn “quá cha” hơn, đó là suốt một tuần lễ họ hoàn toàn không cho chú ngủ. Sau tuần lễ đó, liên tục nhiều tháng họ thay phiên nhau kêu chú làm việc không kể ngày hay đêm. Họ muốn khủng bố tra tấn tinh thần của chú, có lần chú đã ngất xỉu vì kiệt sức”.

Phiên tòa sơ thẩm tại tòa án nhân dân tỉnh Cửu Long đã kết án chú Nguyễn Văn Răng mức tử hình với tội danh “âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Chú không đồng ý với mức án đó vì có một số tình tiết áp đặt không đúng với bản chất sự việc, do đó chú đã kháng án, nhưng cuối cùng tòa án tối cao vẫn giữ mức y án ban đầu.

Sau hơn 6 tháng bị giam cùm trong ngục tối, chú đã nhận được quyết định của chủ tịch nước giảm án từ tử hình xuống chung thân.

Sau khi nhận mức án chung thân họ giải chú tới trại tù Bến Giá tỉnh Trà Vinh. Nơi đây chú Răng đã một lần cướp súng “cán bộ” để vượt ngục nhưng không thành. Họ lại giam cùm chú lần nữa nữa.

Năm 1989, Chú Răng bị giải về trại A20, Xuân Phước. Tại đây chú đã làm quen và kết thân cùng nhiều anh em tù nhân chính trị và tôn giáo như thầy Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Bàng, Trần Ngọc Bôi… và một số tu sĩ Dòng Đồng Công. Chú Răng cho biết:

“Trại tù Xuân Phước là trại tử thần. Các cai ngục xem tù nhân như là rơm rác, hầu hết bọn họ đều không có nhân tính.

Tất cả các tù nhân dù già hay trẻ đều bị bắt lao động khổ sai. Chú bị phân công vào đội 1 đào ao cá, mỗi người phải đào “hoàn thành” 2m3/ngày. Mặt bằng ở đây đều là đất đá các tù nhân phải vất vả dùng xà beng để phá lớp đất đá trên mặt là đã mất cả buổi trời, rồi mới xuống được lớp đất mềm phía dưới.

Còn chế độ sinh hoạt của tù nhân bị chèn ép thật tàn nhẫn, mỗi buổi ăn chỉ là một chén và canh thường là “rau muống già luôn cả rễ” thêm chút muối. Chăn mềm không đủ ấm, và áo không đủ măc... Chú chứng kiến rất nhiều anh em khi ra hiện trường lao động chưa làm gì thì đã ngất xỉu vì đói rét."

Vào năm 1990, một số tù nhân chính trị và tôn giáo bị giải về trại tù Z30A Xuân Lộc.

Vượt ngục và duyên tình

Ngày 10/7/ 1991 chú Răng đã vượt ngục thành công. Chú nói: “Sau khi vượt khỏi ngục chú đi đến các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang… vào tận các phum sóc của người Campuchia để mà làm ăn. Sau đó chú lần đến Bệ Ba Dong, Vườn Cả Hơn mong gặp các chiến hữu xưa. Vì nơi đây là một trong những mật khu của lính VNCH sau 1975”.

Trong suốt ba năm làm ăn và chờ đợi. Tình cờ chú làm quen được với cô Nguyễn Thị Kim Khoa, một thôn nữ ở tỉnh Đồng Tháp hiền lành cũng làm mướn trên đây. Ông trời đã xót thương một con người bất hạnh và tác hợp cho cô chú được bên nhau. Chú Răng vui vẻ nói tiếp:

“Thật tội nghiệp cho cô Khoa lắm, con gái lấy chồng mà không được rước dâu. Lễ cưới được tổ chức tại nhà mẹ của cô Khoa, ấp Bình An xã bình Thành huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Chú nhờ người giúp lén lút đến gia đình chú để mời cha mẹ anh em đến đây dự”.

Họ đã sống hạnh phúc bên nhau được hơn 10 năm và có được hai mặt con. Cuối cùng giờ “định mệnh” đã đến. Chú xót xa kể lại:

“Vào ngày 4/1/2012 là ngày giỗ của ba chú. Vì chú không thể đưa vợ con về nhà ba mẹ tại xã Phú Quới, huyện Châu Thành - Vĩnh long, để thắp cho ông 1 nén nhang được. Mà bé Nguyễn Thị Hoàng Nhi con chú nó nhớ bà nội, nên xin phép chú được cùng mẹ về nội dự đám đồng thời được thăm bà. Về đây thì công an xã địa phương đã bắt hết cả ba mẹ con. Lần theo giấy tờ của cô Khoa công an biết được nơi ở của chú, rồi ngay đêm khuya hôm đó công an đến bố ráp bắt chú”.

1 giờ đêm ngày 5/1/2012, Chú Răng đã bị bắt trở lại và bị giải về ngay trại tù Z30A- Xuân Lộc, và đến 5/3/2014 hay tin cô Nguyễn Thị Kim Khoa đã vĩnh viễn ra đi trong cơn đột qụy.

Dường như chú quá đau lòng khi kể tới đây nên chú chỉ biết nhìn trời, nhìn vào những hạt mưa cuối cùng đang rơi xuống... Tôi cảm thông được nỗi lòng của chú lúc bấy giờ nên không hỏi gì thêm.

Viết những dòng chữ này, tôi không chỉ muốn những người Việt Nam yêu tự do biết về người tù Nguyễn Văn Răng, mà còn biết về những người đã hy sinh và chịu tù đầy trong thầm lặng như thế nào.

Còn và còn nhiều lắm những người sẵn sàng chết cho đất mẹ, cho tự do và những điều tốt đẹp. Để thấy rằng mỗi chúng ta không thể nằm ngoài trách nhiệm với tổ quốc thân yêu này.


Chú Nguyễn Văn Răng cùng con gái Nguyễn Thị Hoàng Nhi

10/27/2015

Trung cộng đang đổi chiều.... đi ngang qua thì không sao, nhưng nếu tầu chiến Mỹ dừng lại để thủy thủ ....thải độc thì TC sẽ ... xịt nước!


Tuyên bố của Trung cộng đăng trong Hoàn Cầu Thời Báo ngày 27/10/2015:

“Chúng ta trước tiên nên truy vết tàu chiến Mỹ. Nếu họ thay vì đi ngang qua mà là dừng lại để hành động, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải can thiệp mạnh mẽ, thậm chí còn điều tàu chiến, vây hãm họ bằng hệ thống radar điều khiển hỏa lực phối hợp cùng chiến đấu cơ ngay trên đầu tàu Mỹ”, tờ báo viết.

Bắc Kinh triệu tập đại sứ Mỹ, tàu chiến Trung Quốc cảnh báo sẽ đáp trả quyết liệt trên Biển Đông

Trong Minhbao.net
Biên dịch từ Reuters, AFP
27/10/2015




Phát ngôn viên Ngoại giao Trung Quốc Lữ Khang ra dấu chỉ định phóng viên đặt câu hỏi tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 27/10/2015. 

Bắc Kinh triệu tập đại sứ Mỹ Max Baucus vào 27/10 để phản đối cuộc tuần dương của hải quân Hoa Kỳ gần đảo nhân tạo do Trung Quốc lập ra, đồng thời tàu chiến nước này cũng cảnh báo sẽ đáp trả thẳng tay nếu chiến hạm Hoa Kỳ tiếp cận vùng lãnh hải của mình, truyền thông nhà nước và bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố.

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Trương Nghệ Toại cho rằng cuộc tuần dương của Hoa Kỳ thể hiện “sự vô trách nhiệm tột cùng” và kêu gọi Washington ra lệnh dừng ngay những hành động có thể gây tổn hại tới chủ quyền và an ninh Trung Quốc, đài truyền hình trung ương CCTV vừa đưa tin vào 27/10.

Trong khi đó, Trung Quốc đã huy động nhiều tàu chiến và phát cảnh báo đối với một tàu hải quân Mỹ đi sát những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên Biển Nam Trung Hoa. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố quân đội nước này sẽ tiến hành mọi biện pháp có thể nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

Tuyên bố trên được đăng tải trên trang web Bộ Quốc phòng Trung Quốc sau khi tàu khu trục do tên lửa dẫn đường thuộc hải quân Hoa Kỳ tiến sát những hòn đảo nhân tạo tại vùng lãnh hải còn tranh chấp trước đó ngày 27/10.

Hoa Kỳ đã thách thức Trung Quốc khi điều một tàu chiến ngày 27/10 tiến sát những hòn đảo nhân tạo mà cường quốc châu Á mới nổi này thiết lập trên vùng lãnh hải còn tranh chấp, khiến Bắc Kinh phản ứng và chỉ trích gay gắt cái mà họ gọi là mối đe dọa tới chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Con tàu khu trục USS Lassen đã đi vào phạm vi 12 hải lý là ranh giới thông thường của vùng lãnh hải xung quanh các hòn đảo tự nhiên, ít nhất một trong số đó đang được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo một tàu lớp khu trục và tàu khác của mình đã được điều đi để “cảnh báo” tàu Mỹ, mà theo mô tả của Bắc Kinh đó là một hành động “mờ ám”.

Đây là chiến dịch được mong đợi bấy lâu nay từ Washington và sẽ gây căng thẳng trên vùng lãnh hải mang ý nghĩa chiến lược này, nơi Bắc Kinh đã cấp tốc biến các dải đá tự nhiên thành đảo nhân tạo nhằm phục vụ mục đích quân sự.

Hành động lần này của Mỹ là một phần trong “nhiệm vụ thường nhật trên biển và phù hợp với luật quốc tế”, một quan chức Mỹ nói với AFP, “chúng tôi sẽ bay, đi lại trên biển và hoạt động ở bất cứ nơi đâu trên thế giới mà luật quốc tế cho phép”.


Tàu nạo vét của Trung Quốc trên vùng biển xung quanh Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa trong bức ảnh chụp được từ đoạn video do máy bay trinh sát P-8 A Poisedon ghi lại vào 21/5/2015. (REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters)

Phát ngôn viên Trung Quốc Lữ Khang đã chỉ trích gay gắt cuộc tập trận và cho rằng tàu Mỹ “xâm nhập trái phép” lãnh hải gần những hòn đảo nhân tạo “mà không xin phép chính phủ Trung Quốc”.

Bắc Kinh “kiên quyết phản đối bất kỳ nước nào lợi dụng tự do giao thông và bay trên không phận như cái cớ để đe dọa tới chủ quyền quốc gia và an ninh Trung Quốc”, ông Lữ tuyên bố, nói thêm rằng nước này “quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình”.

Tờ báo đưa tin tổng hợp thuộc nhà nước Trung Quốc là Global Times khi đưa tin đã ngụ ý, Bắc Kinh có thể phản ứng mạnh mẽ hơn nữa nếu Hoa Kỳ tiếp tục triển khai đợt tuần dương kiểu này trong tương lai.

“Chúng ta trước tiên nên truy vết tàu chiến Mỹ. Nếu họ thay vì đi ngang qua mà là dừng lại để hành động, chắc chắn Trung Quốc sẽ phải can thiệp mạnh mẽ, thậm chí còn điều tàu chiến, vây hãm họ bằng hệ thống radar điều khiển hỏa lực phối hợp cùng chiến đấu cơ ngay trên đầu tàu Mỹ”, tờ báo viết.

Global Times kết luận: “Hiện tại không quốc gia nào, kể cả Mỹ, có thể cản trở công cuộc khai khẩn đảo của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa”.

Tuy nhiên bất chấp những tuyên bố hùng hồn từ phía Trung Quốc, giới phân tích cho rằng Hoa Kỳ dự kiến sẽ còn triển khai thêm nhiều đợt tuần dương như thế trong tương lai.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố, hành động của Hoa Kỳ đã “làm tổn hại đến niềm tin” của nước này và Bắc Kinh sẽ thực hiện “mọi biện pháp có thể” nhằm duy trì an ninh quốc gia.

Những tin tức mới nhất về biển Đông

Thân chào quý bạn,

Ngaymaivietnam sẽ cố gắng đem lên nmvn những tin tức mới nhất liên quan đền biển Đông. Vì những tin mới nhất thường từ có trong báo chí của Mỹ nên chúng tôi sẽ mang về nguyên văn, và xin dịch vội và thay đổi thứ tự câu viết, những đoạn cần thiết. Mong quý bạn thông cảm và lượng thứ cho những sự sơ xót và dịch sai.

Ngaymaivietnam

Trung cộng giận dữ cảnh cáo Mỹ, và chiến hạm Mỹ vẫn "bình chân như vại"


China warns US after Navy ship passes disputed islands claimed by Beijing

FoxNews.com
Published October 27, 2015


China's Foreign Ministry reacted angrily Tuesday after a U.S. Navy ship passed within 12 nautical miles of disputed islands in the South China Sea late Monday in an apparent challenge to Beijing's territorial claims in the region.

Bộ truỏng Ngoại giao Trung cộng đã phản ứng tức giận sau khi chiến hạm Mỹ tuần tra trong vùng đá ngầm trong vòng 12 hải lý của quần đảo Trường Sa, hiển nhiên thách thức sự tuyên bố của Trung cộng là vùng quần đảo này là của họ.

The ministry said that authorities monitored and warned the guided missile destroyer USS Lassen as it moved inside what China claims as a 12-mile territorial limit around Subi Reef in the Spratly Islands archipelago, a disputed group of hundreds of reefs, islets, atolls and islands in the South China Sea that is also claimed by the Philippines.

A defense official told the Associated Press the patrol was approved by the White House and took place without incident.

"The actions of the U.S. warship have threatened China's sovereignty and security interests, jeopardized the safety of personnel and facilities on the reefs, and damaged regional peace and stability," the ministry said on its website. "The Chinese side expresses its strong dissatisfaction and resolute opposition."

Bộ trưởng Ngoại giao này nói viếp: "Hành động của chiến hạm Mỹ đã đe doạ chủ quyền và nền an ninh của Trung hoa, làm ngăn trở sự an toàn của những nguòi sống trong vùng đá ngầm cùng những căn cứ trên đó, và làm tổn hạ sự an hòa và yên lặng của vùng này. Trung hoa bày tỏ sự bất bình, và quyết liệt chống đối hành động này của Mỹ."

Meanwhile, the Philippines welcomed the sail-past by the USS Lassen, calling it a way of helping maintain "a balance of power".

Since 2013, China has accelerated the creation of new outposts by piling sand atop reefs and atolls then adding buildings, ports and airstrips big enough to handle bombers and fighter jets -- activities seen as an attempt to change the territorial status quo by changing the geography.

Navy officials had said the sail-past was necessary to assert the U.S. position that China's man-made islands cannot be considered sovereign territory with the right to surrounding territorial waters.

Viên chức trong Hải quân Mỹ tuyên bố rằng hành động tuần tra trong vùng bển Truòng Sa này là cần thiết để xác quyết quan điểm của Mỹ là những hải đảo do Trung cộng tự tạo nên và những vùng nước chung quanh này không thể được xem là lãnh thổ và lãnh hải của Trung cộng.

"We are conducting routine operations in the South China Sea in accordance with international law," a senior defense official told Fox News late Monday. "We will fly, sail, and operate anywhere in the world that international law allows." International law permits military vessels the right of "innocent passage" in transiting other country's seas without notification.

Một nhân viên kỳ cựu của bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng "chúng tôi đang xúc tiến những sự di chuyển thuòng xuyên trong vùng biển này theo luật quốc tế. Chúng tôi sẽ bay, sẽ lướt sóng, và di chuyển khắp nơi trên thế giới theo đúng luật lệ quốc tế. 

The Navy's plan to send a destroyer near the Spratly Islands was first reported by Reuters. A Pentagon spokesman, Navy Cmdr. Bill Urban, declined to comment.

About 30 percent of global trade passes through the South China Sea, which is also home to rich fishing grounds and a potential wealth of undersea mineral deposits.

China says it respects the right of navigation, but has never specified the exact legal status of its maritime claims. China says virtually all of the South China Sea belongs to it, while Brunei, Malaysia, the Philippines, Taiwan and Vietnam claim either parts or all of it.

Beijing's response closely mirrored its actions in May when a navy dispatcher warned off a U.S. Navy P8-A Poseidon surveillance aircraft as it flew over Fiery Cross Reef, where China has conducted extensive reclamation work.

Speaking to foreign correspondents in Manila, Philippine President Benigno Aquino III said he supported the U.S. naval maneuvers as an assertion of freedom of navigation and as a means to balance power in the region.

"I think expressing support for established norms of international behavior should not be a negative for a country," he said. "I think everybody would welcome a balance of power anywhere in the world."

Without identifying China by name, he said "one regional power" has been making "controversial pronouncements" that if must not be left unchallenged.

"The American passage through these contentious waters is meant precisely to say that there are norms as to what freedom of navigation entails and they intend to exercise so that there is no de facto changing of the reality on the ground," he said.

The Obama administration has long said it will exercise a right to freedom of navigation in any international waters.

"We have been clear that we take no position on competing territorial sovereignty claims to land features in the South China Sea," the senior defense official told Fox News late Monday. "U.S. Freedom of Navigation (FON) operations are global in scope and executed against a wide range of excessive maritime claims, irrespective of the coastal state advancing the excessive claim. The longstanding FON program is not directed at any specific country."

The Chinese Foreign Ministry statement said China adhered to international law regarding freedom of navigation and flight, but "resolutely opposes the damaging of China's sovereignty and security interests in the name of free navigation and flight."

"China will firmly deal with provocations from other countries. We will continue to monitor relevant situation in the sea and air and take any necessary measures when needed," the statement said.

China's assertive behavior in the South China Sea has become an increasingly sore point in relations with the United States, even as President Barack Obama and China's President Xi Jinping have sought to deepen cooperation in other areas.

Despite those tensions, exchanges between the two militaries have continued to expand, with a U.S. Navy delegation paying visits last week to China's sole aircraft carrier and a submarine warfare academy.

Thế nhưng, mặc dù có những sự căng thẳng, hai bên Mỹ và Trung cộng vẫn đang có những sự trao đổi trên bình diện quân sự, khi mới tuần trước một phái đoàn của Hải Quân Mỹ đã đến thăm viếng một hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung cộng cũng như thăm Học viện Tầu ngầm Chiến đấu của Trung cộng (!!!)

10/26/2015

Truyền hình và báo chí Mỹ đồng loạt loan tin Chiến hạm Mỹ đã "thách thức Trung cộng" khi đã vào quần đảo Truòng Sa, trong khu vực đá ngầm mà Trung cộng "ngăn cấm". Ai là cọp giấy





CBS


CNN


NBC

Nhà thờ Đức Bà - trăm năm mái cũ, tường xiêu (còn anh cán ngố còn nhiều tang thương - nmvn)



TO - Ngó bề ngoài, sau 135 năm xây dựng nhà thờ Đức Bà vẫn mang dáng dấp uy nghi, vững vàng nhưng thực tế nhiều hạng mục của nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng.



Nhà thờ Đức Bà nhìn từ phía đường Lê Duẩn - Ảnh: Nguyễn Công Thành

Nói như lời nhận xét của tổng giám mục Bùi Văn Đọc thì “sau 135 năm chịu đựng nắng mưa, khói bụi và những chấn động của xe cộ lưu thông xung quanh, nhiều hạng mục đã xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là “phần mái, tháp chuông, các đà chịu lực, các mái vòm phía cuối”.

Phong hóa thời gian

Tường nhà thờ là hạng mục mà chúng ta dễ nhìn thấy nhất. Tường nhà thờ gồm hai phần. Phần móng được xây dựng bằng đá tảng và phần tường xây bằng gạch nung già.

Theo các chuyên gia, phần móng khá vững chắc, dù có bị chấn động bởi xe cộ chạy quanh nhà thờ nhưng không ảnh hưởng lớn.

Riêng phần tường xây bằng gạch thì...

Hoàn toàn khác với những gì chúng ta nghĩ lâu nay, gạch xây nhà thờ không phải mang từ Pháp sang mà là gạch được sản xuất tại Sài Gòn.

Đây là loại gạch thẻ ngang 10cm, dài 20cm được nung già, đất chín đỏ sản xuất trong nước vào thế kỷ 19 khá bền chắc, màu sắc không thay đổi hoặc phai bởi thời gian, phong hóa, không bám bụi, rêu.

Chúng ta còn thấy được ở mặt ngoài tường nhà thờ được xây bằng loại gạch có thương hiệu Saigon, WT 1878 (Wang Tai). Các lớp kế tiếp xây bằng gạch thẻ thường không ghi thương hiệu.

Xin được mở ngoặc chỗ này nói một chút về Wang Tai. Wang Tai còn được gọi tên Việt Vương Đại hoặc Vương Thái là “đại gia số 1” người Hoa ở Sài Gòn từ giữa thế kỷ 19.

Ông có nhiều cơ sở buôn bán, sản xuất gạch ngói ở Sài Gòn và Chợ Lớn. Có người đoán rằng ông giàu có là nhờ buôn bán á phiện. Ông là chủ ngôi nhà gạch lớn xây dựng đầu tiên ở Sài Gòn vào giữa thế kỷ 19, mà hiện là trụ sở Hải quan thành phố Hồ Chí Minh.


Phần móng tường nhà thờ được xây dựng bằng đá tảng - Ảnh: C.M.C.

Tường nhà thờ dày 65cm lại được xây dựng bằng một kỹ thuật đặc biệt “một dọc - một ngang”, một kỹ thuật ít thấy trong các công trình xây dựng của Pháp ở Sài Gòn và khoảng cách giữa hai viên gạch rất nhỏ nên sức chịu lực rất tốt đến nay vẫn bền chắc.

Tường được thiết kế cách nhiệt, cách âm giúp không gian bên trong nhà thờ giảm tiếng ồn từ bên ngoài vọng vào.

Hiện mặt ngoài của gạch tường đã có nhiều điểm bị bong tróc do phong hóa, thời gian. Mặt khác, gạch tường còn bị những người thiếu ý thức viết, vẽ lên làm mất vẻ mỹ quan.

Mái nhà thờ hư hỏng nặng

Tuy nhiên, phần hư hỏng nặng nhất của nhà thờ chính là mái ngói.

Mái ngói chia làm ba vùng. Vùng mái ngói nhiều nhất bao trùm khu vực chánh điện của nhà thờ có diện tích 1.800m2 sử dụng ngói tây lớn loại 14 viên/m2, với 25.000 viên ngói. Ngói tây là loại ngói thường thấy sử dụng để lợp mái các công trình khác của Pháp ở Sài Gòn.

Đây loại ngói lớn, dài 30cm, ngang 20cm, dày và nặng. Một bên hông viên ngói có một gờ nhô lên để khớp với viên ngói kế tiếp.

Ưu điểm của loại ngói này là bền chắc (chúng tôi từng thấy một viên ngoại cùng loại rớt từ khoảng cách 4m xuống sàn ximăng chỉ bị sứt mẻ chớ không bể) và tiết diện lớn nên sử dụng ít đà bên dưới. Song điểm yếu của ngói là nặng nên mái nhà cần thiết kế thật vững chắc.


Mái nhà thờ hư hỏng nặng - Ảnh: T.N.V.

Vùng mái trung gian diện tích khoảng 1.200m2, với 78.000 viên (loại 67 viên/m2), dùng ngói vảy cá. Loại ngói này nhiều nhà giàu của người Việt sử dụng lợp nhà với tên gọi quen thuộc là ngói móc, đầu viên ngói thẳng có gờ để móc vào thanh đà và phần cuối có hình bán nguyệt.

Để lợp ngói này, nóc nhà phải đóng nhiều đà ngang nhỏ gần nhau để móc ngói do ngói nhỏ và ngắn. Khi lợp, khoảng ½ viên ngói lộ ra phần hình tròn của ngói nằm xếp lớp lên nhau giống như vảy cá.

Vùng mái thấp lợp ngói âm dương, diện tích 300m2 với 13.000 cặp ngói (loại 44 cặp/m2). Ngói âm dương là ngói thông dụng của người Việt ở miền Nam dùng để cất nhà ngói. Ngói này thường đi một cặp một sấp, một ngửa.

Cách lợp ngói âm dương chủ yếu là hệ thống thanh đà nằm song song, người ta để hai viên ngói nằm ngửa rồi lấy một viên ngói úp lên khoảng trống giữa hai viên nằm ngửa. Mái nhà lợp ngói âm dương không được quá dốc, vì ngói này chủ yếu là gác lên mái nhà không có gì để giữ lại, nếu mái nhà dốc thì ngói sẽ bị tuột, rớt.

Ưu điểm của ngói âm dương là dễ lợp, dễ thay thế khi có hư hỏng và ít tốn kém phần cây đà bên dưới. Song khuyết điểm là dễ bị rớt, tuột khi nhà bị rung lắc hay mưa gió quá lớn. Về sau, để tránh ngói bị tuột người ta dùng ximăng trét dưới chân viên mái dương để giữ ngói không tuột, rớt.

Một điểm nhấn quan trọng nữa của nhà thờ là kính màu. Hệ thống nhiều ô kính màu của nhà thờ Đức Bà khá đặc biệt. Những ô kính này không chỉ làm nhiệm vụ mang ánh sáng cho nhà thờ mà còn mang những hình ảnh diễn tả các nhân vật, sự kiện trong Kinh thánh và nhiều hoạt tiết khác.

Xung quanh tường nhà thờ phía dưới có 37 cửa kính màu. Trong số này có 25 ô có tranh vẽ mô tả các nhân vật hoăc sự kiện trong Kinh thánh do các giáo dân tặng năm 1948 và 1951; 12 ô trang trí các họa tiết hoa văn tinh tế. Số kính này đã bị bể khá nhiều.


Ô cửa kính màu được chụp ngày 19-12-2004 - Ảnh: Nguyễn Công Thành

Phía tường tầng trên có 43 ô cửa kính màu nhưng hiện chỉ còn có 3 ô. Phía cửa chính và cửa phụ có 27 bông hồng tròn và 26 cửa sổ tròn bằng kính có những hoạt tiết hoa lá nhiều màu theo kiểu thức Roman và Gothique.

Đáng tiếc tất cả đều đã bị bể và được thay bằng các bông gió như đang thấy hiện nay.

Toàn bộ các ô cửa kính mô tả trên đây đều do Hãng Lorin của tỉnh Chartres, Pháp sản xuất.

Tháp chuông nhà thờ được kiến trúc sư Fernand Gardes thiết kế và xây dựng năm 1895. Phần cao nhất của tháp chuông cao 37m. Cùng với thánh giá trên nóc cao 3,5m, kể từ mặt đất, tháp chuông vươn lên bầu trời 60,5m. Tường của tháp chuông dày 1,4m, mái lợp tôn và bên trong là một bộ khung sắt.

Hiện nay mái tôn của tháp chuông nhiều chỗ bị bong tróc phải buộc lại bằng dây kẽm, có nơi rớt tôn xuống đường khi mưa gió khiến nước mưa thấm vào bên trong làm ảnh hưởng đến khung sắt và cầu thang bằng gỗ đi lên tháp. Nhiều điểm khung sắt của tháp đã bị rỉ sét, lủng.

CSVN sợ dân, nói xạo là TAND chỉ mới lập Hội Đồng "thi hành án", chứ không phải "thi hành án tử hình" Lê văn Mạnh

Châu Văn Thi
25/10/2015
Tác giả gửi tới Dân Luận


DL - Các tờ báo nhà nước đồng loạt đưa tin "Hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh" vào những phút cuối trước khi bước qua ngày 26/10/2015. Báo Công Lý dẫn lời của Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn cho biết chưa có kế hoạch thi hành án đối với Lê Văn Mạnh.



Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Sơn. Ảnh: báo Công Lý.

Sau khi có các thông tin về việc gia đình tử tù Lê Văn Mạnh kêu oan và sẽ thi hành án vào sáng 26/10, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng của TANDTC làm việc với TAND tỉnh Thanh Hóa thì được biết, TAND tỉnh Thanh Hóa mới ra quyết định thành lập Hội đồng thi hành án, chứ chưa có kế hoạch thi hành án tử hình đối với tử tù Lê Văn Mạnh, Phó Chánh án Nguyễn Sơn chia sẻ.

Ông Phạm Quốc Bảo, chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa nói với báo Tuổi Trẻ là thật ra Hội đồng thi hành án tử hình tỉnh Thanh Hóa mới thông báo kế hoạch về việc họp hội đồng thi hành án đối với tử tù Lê Văn Mạnh chứ chưa quyết định sẽ thi hành án tử hình tử tù này.

Tin tức đến vào những phút chót của đêm 25/10 khiến cho những người lên tiếng đòi hoãn thi hành án đối với Lê Văn Mạnh vỡ oà.

Facebooker Dương Nghị chia sẻ: "Tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Đừng nghĩ lên tiếng sẽ không thu được gì. Trước hết, hãy lên tiếng!"

Anh Trung PM viết trên trang cá nhân: 'Khi lương tri đồng lòng lên tiếng, thì những kẻ dù hung hãn, vô cảm vẫn phải chùn tay. Làm bố, làm mẹ, làm con là phải như vậy. Nhìn cháu bé 13 tuổi lăn xả vào cứu chú đang bị công an vật ngã ra, hay gào thét vào đồn đang giam giữ bà nội cháu "thả người ra", thật không cầm được lòng. Đừng để thêm thế hệ Việt trẻ nào nữa mang trong mình uất hận, trả nợ máu.'

Được biết ngay chiều 25/10/2015, gia đình Lê Văn Mạnh đã có buổi tiếp xúc với các luật sư và báo chí nhà nước. Thông tin từ CTV Dân Luận cho biết Luật sư Trần Thu Nam tin tưởng Lê Văn Mạnh sẽ được hoãn thi hành án.

Một buổi lễ cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh với sự tham gia của hàng ngàn người cũng đã diễn ra tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội. Rất nhiều người đã cầm biểu ngữ đề nghị hoãn thi hành án đối với Lê Văn Mạnh.

Cũng xin được thông tin thêm, Kiến nghị hoãn thi hành án đối với tử tù Lê Văn Mạnh đến 12h tối 25/10 đã thu thập được hơn 8000 chữ ký chỉ sau 1 ngày đêm được cộng đồng mạng kêu gọi.



Buổi cầu nguyện cho tử tù Lê Văn Mạnh ở nhà thờ Thái Hà thu hút hàng ngàn người. Ảnh: Bạch Hồng Quyền



Gia đình có buổi tiếp xúc luật sư ngay trong chiều 25/10. Ảnh: CTV Dân Luận

- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20151025/hoan-thi-hanh-an-tu-hinh-doi-voi-le-van-manh-vao-phut-chot#sthash.c4YmBRTz.dpuf