5/31/2015

Lý do vì sao kinh tế chủ nghĩa xã hội thất bại


Ku Búa
31/5/2015
 
Giới thiệu: bài viết này giải thích ngắn gọn và dễ hiểu vì sao Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH) lại thất bại trong việc đạt tới mục đích tối cao của nó. Không phải vì CNXH xấu, hoặc những con người tin vào nó thiếu tâm trí hoặc tinh thần. Cũng không phải vì điều kiện tài nguyên hay vì chất xám con người. CNXH thất bại, hoặc có thể nói là CNXH không thể nào hoạt động được và bất khả thi, đơn giản vì nó thiếu vắng và kìm nén những động cơ kinh tế và động lực để con người phát triển.

 Bài viết được dựa theo cuốn sách tên ‘Socialism‘ (Chủ Nghĩa Xã Hội) của Ludwig von Mises, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của trường phái kinh tế học Áo (Austrian Economics). Đối với riêng tôi, đây là tác phẩm phân tích về nền kinh tế CNXH hay nhất cho đến nay.

Lưu ý: Nếu các đọc giả muốn đọc thêm thì xin vào đây, Mises Institute.

 Sau đây là 8 lý do vì sao nền kinh tế CNXH không thể hoạt động và phát triển được:

Không cho phép quyền sở hữu cá nhân.
Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc.
Sự công bằng và bất công bằng.
Thiếu vắng giá cả.
Không có động lực cá nhân, lòng tham.
Thiếu vắng Lời và Lỗ.
Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt.
Dùng tiền của người khác cho người khác.

Lý do số 1: Không cho phép quyền sở hữu cá nhân

Trong nền kinh tế CNXH, hoàn toàn không có quyền và sự tư hữu. Tất cả các tài sản đều được đồng sở hữu, nghĩa là tất cả mọi thứ đều sở hữu bởi chính phủ thay cho mọi người. Đây là một lý tưởng không có gì sai trên lý thuyết. Nhưng khi áp dụng thì nó đi ngược lại tâm lý và lịch sử con người. Nếu một cá nhân không có quyền sở hữu thì cá nhân đó có động lực để quan tâm và duy trì những tài sản tạm thời của cá nhân đó không?

Hãy tự hỏi bản thân bạn. Bạn là một nông dân, bạn làm việc nhưng bạn lại không có quyền sở hữu những thành quả của bạn làm ra, cũng như trang trại của bạn. Bạn có chịu thức khuya dậy sớm để làm việc không? Dĩ nhiên là không. Vì tại sao bạn phải làm việc khi những thành quả của bạn sẽ không bao giờ thuộc về bạn? Vậy còn gì là động lực để con người phấn đấu và phát triển?

Lý do số 2: Sự tham gia tự nguyện và tham gia bắt buộc

Khi con người làm việc với con người một cách tự nguyện, điều đó chỉ xảy ra khi cả hai bên đều có lợi. Nhưng điều đó không xảy ra với chính phủ, đơn giản vì chính phủ là bắt buộc, là bạo lực. Bạn phải tuân theo cho dù không nhận được giá trị gì. Vậy bạn thích làm theo cách nào: tự nguyện hay bắt buộc? Và bạn nghĩ cách nào sẽ có lợi hơn có bạn, cho cả hai bên và cho xã hội?

Lý do số 3: Sự công bằng và bất công bằng

CNXH dựa trên nền tảng là mọi người đều công bằng, mọi người đều như nhau. Theo CNXH, ai cũng phải làm việc như nhau, không hơn và không kém.

Nhưng thực tế là gì? Hãy quan sát, mọi người quanh bạn có như nhau không? Hoàn toàn không. Mỗi cá nhân trong xã hội đều khác nhau. Tôi thích làm việc 12 tiếng 1 ngày, người kia thích làm việc 8 tiếng. Người kia thích mạo hiểm kinh doanh, người kia thì thích ăn lương tháng. Người kia muốn làm trong ngành dầu khí, trong khi người nọ thích làm nhạc sĩ. Mỗi người đều khác nhau hoàn toàn và không thể gom chung lại với nhau.

Vì mỗi người khác nhau nên giá trị lao động cũng khác nhau, đồng nghĩa với việc lương mỗi người cũng khác nhau. Thị trường quyết định giá trị của từng người chứ không phải là chính phủ.

Mượn câu nói của Milton Friedman:

“Một xã hội ưu tiên sự công bằng trước tự do sẽ không có công bằng và tự do. Nhưng một xã hội mà ưu tiên tự do trước sự công bằng sẽ có được một mức độ cao của cả hai.”

Lý do số 4: Thiếu vắng giá cả

Một trong những thứ căn bản của nền kinh tế là giá cả. Giá cả là gì? Nó không đơn thuần chỉ là một con số. Nó là một sự phản ảnh của sự cung cầu của một và mọi thứ hàng hóa và dịch vụ. Nó cho con người biết món hàng đó phải tốn bao nhiêu công sức để sản xuất ra, tiền lời là bao nhiêu, và sự khang hiếm của vật liệu cần thiết để làm ra nó.

Các doanh nhân dựa vào giá cả để đánh giá mức độ cần thiết của nó và dựa theo nó để phân phối và sử dụng tài nguyên. Giá tăng có nghĩa là người mua sẵn lòng trả thêm để có nó, cũng đồng nghĩa với việc là doanh nhân sẽ có thêm lời và động lực, cũng đồng nghĩa với việc để làm ra một món hàng thì phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn. Giá cả là sự phản ảnh cuối cùng của thị trường về nhu cầu và sự khang hiếm của một món hàng.

CNXH thì không cho phép giả cả linh hoạt và phản ảnh thực trạng. Trong thị trường, giá cả được quyết định bởi tất cả thành viên tham gia. Nhưng trong nền kinh tế CNXH thì nó được quyết định bởi một nhóm quan chức làm việc trong một tòa nhà đâu đó xa xôi. Vấn đề là gì? Vấn đề là một nhóm người đó thì làm sao thấy và phản ứng linh hoạt bằng tất cả mọi người?

CNXH dựa trên nền tảng một nhóm người có sự hiểu biết nhiều hơn cả trăm triệu người đang hoạt động linh hoạt với nhau. Một nền tảng phi lý. Chính phủ không thể nào định giá linh hoạt và chính xác bằng thị trường được.

Để ví dụ. 1 kg cà phê được thị trường định giá là 100 VND. Không ai có thể giải thích được vì sao lại là 100 VND nhưng mọi người đều chấp nhận giao dịch với giá đó vì mọi người cảm thấy hài lòng. Mọi người đều tìm được giá trị riêng từ 1 kg cà phê với giá 100 VND đó. Còn chính phủ sẽ định giá bao nhiêu? 90 VND? 150 VND? Sẽ mất bao lâu để các quan chức đưa ra quyết định đó, và khi họ đưa ra quyết định rồi giá đó còn phản ứng thực trạng của thị trường không? Rất khó, gần như bất khả thi. Sự thất bại của ‘Kinh tế mới’ năm 1976-1986 ở Việt Nam là ví dụ điển hình.

Lý do số 5: Không có động lực cá nhân, lòng tham (???- nmvn )

Trong nền kinh tế CNXH, mọi thứ đều được đồng sở hữu, ai cũng nhu ai. Không ai được giàu hơn và không ai được nghèo hơn, mọi người đều như nhau. Nếu bạn không được quyền sở hữu những thành quả của bạn thì bạn có chịu làm việc không?

Ở trong cái làng kia có 10 người, mỗi người một sào ruộng. Quy luật là không cần biết và không phân biệt ai làm bao nhiêu giờ, ai làm nhiều hay ít. Cứ cuối mùa thu hoạch là mọi người gom chung lại và chia đều nhau. Khi áp dụng ngoài đời thì nếu một người siêng năng chịu làm hơn nhưng vẫn phải chia đều cho những người còn lại mặc dù họ không chịu làm, thì tại sao người siêng năng đó phải làm và phải siêng năng hơn?

Ai cũng có tâm lý thụ động, ai cũng muốn hưởng chứ không muốn làm. 1 người làm còn 9 người kia không muốn làm thì chẳng có lý do gì để phát triển. Làm việc và phát triển làm gì khi mình không được sở hữu thành quả của mình và phải chia đều cho những người không siêng năng như mình? Đó là tại sao mô hình Hợp Tác Xã lại thất bại, vì nó tiêu diệt động lực và lòng tham trong từng cá nhân. Làm cho họ lười biếng và thụ động. Chỉ khi nào những cá nhân đó được sở hữu thành quả của mình, hưởng lợi theo sức lao động của mình thì họ mới có động lực để cạnh tranh và phát triển.

Mô hình làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là một triết lý rất lý tưởng và khả thi nếu mọi người đều siêng năng như nhau. Nhưng thực tế thì không. Xã hội có người lười người siêng. Tại sao người siêng phải chia đều công lao của mình cho người làm biếng? Bạn làm bài được 10 điểm, bạn có chịu và chấp nhận chia điểm cho người được 5 điểm không? Thật bất công phải không? Nhưng đó chính là nền tảng của CNXH.

 Lý do số 6: Thiếu vắng Lời và Lỗ

Trong nền kinh tế thị trường, Lời & Lỗ là tín hiệu, như đèn giao thông. Lời là đèn xanh, hãy đi tiếp. Lỗ là đèn đỏ, hãy ngưng lại. Khi một doanh nhân làm việc có lời, điều đó nghĩa là lĩnh vực đó có tiềm năng, khách hàng có nhu cầu sử dụng món hàng đó. Doanh nhân đó sẽ dựa theo mức lời để tái đầu tư và báo hiệu cho các doanh nhân khác cùng tham gia. Nhưng nếu là lỗ thì có nghĩa là lĩnh vực đó hay anh ta đã làm gì đó sai, hoặc khách hàng không có nhu cầu, lỗ ra tín hiệu cho các doanh nhân đầu tư vào chỗ khác, tránh việc tiếp tục đầu tư vào một việc không tạo ra giá trị.

Nền kinh tế XHCN thì không có chuyện lời lỗ. Phải nói chính xác hơn là không có chuyện lỗ, vì doanh nghiệp nhà nước thì không lỗ được. Bởi vì không có Lời & Lỗ nên các quan chức không biết phải phân phối tài nguyên như thế nào, Không biết nên đầu tư vào lĩnh vực gì, với kinh phí bao nhiêu và quan trọng hơn là nên ngừng lại ở điểm nào. Nếu không có Lời & Lỗ thì làm sao một nền kinh tế và các thành viên trong nền kinh tế đó có thể đưa ra quyết định được?

Lý do số 7: Quyết định tập trung thay vì quyết định linh hoạt

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi người sẽ có một quyết định riêng và khác nhau. Sự quyết định này linh hoạt và thay đổi theo từng năm, từng tháng, từng ngày, từng giờ. Vì sao? Vì khi một ai đó thay đổi thì sẽ ảnh hưởng lớn nhỏ đến sự quyết định của người khác. Hôm nay người ta thích dùng Blackberry, ngày mai lại thích iPhone. Nền kinh tế phát triển dựa trên sự linh hoạt này.

Nhưng trong nền kinh tết CNXH, mọi quyết định đều do một nhóm người ban hành. Vì sao đây lại là vấn đề? Vì tại sao một nhóm người này lại có sự hiểu biết để đưa ra quyết định thay cho những người còn lại trong xã hội? Ai là người đã bầu họ để họ ra quyết định? Nếu họ quyết định đúng thì không sao, nhưng rất hiếm và rất khó. Nếu họ quyết định sai thì mọi người đều bị ảnh hưởng. Tư duy này được FA Hayek gọi là sự ‘lừa dối hoặc ngạo mạn của trí thức‘.

Làm sao một nhóm người nào đó ở một nơi xa xôi nào đó có thể có đủ kiến thức và sự linh động để đưa ra quyết định thay cho hàng trăm triệu người được? Nếu họ nghĩ họ có đủ khả năng đó thì sao không cho người khác suy nghĩ và đưa ra quyết định thay cho họ? Đây là tư duy ngạo mạn, phi lý.

Nền kinh tế và xã hội chỉ phát triển được khi mỗi con người có tự do tự quyết.

Lý do số 8: Dùng tiền của người khác cho người khác (nền tảng của các cơ quan chính phủ)

Khi bạn dùng tiền của người khác cho người khác, bạn sẽ không quan tâm và không có động lực để tối đa hóa giá trị. Vì sao? Đơn giản vì đó đâu phải tiền của bạn, bạn không cảm thấy xót và vì thế bạn không quan tâm. Bạn không quan tâm số tiền đó là bao nhiêu, cũng như số tiền đó sẽ được chi tiêu ra sao, giá trị đổi lại có đáng giá không. Bạn cũng không phí thời gian cân nhắc, trả giá, phấn đấu hoặc thương lượng khi dùng nó như lúc bạn dùng tiền bản thân cho bản thân.

Đây chính là nền tảng của các cơ quan chính phủ, từ các cơ quan xã hội cho đến các công ty quốc doanh. Nếu các nhân viên chính phủ dùng tiền không hiệu quả cũng không có ai trừng phạt, họ cũng không cần phải cạnh tranh vì doanh nghiệp nhà nước thì không có chuyện lỗ, vì luôn được ngân sách bù đắp. Họ cũng không thấy xót khi nhìn số tiền này bị tham nhũng, lạm dụng hay ăn cắp, vì đâu phải tiền có họ nên chẳng có lý do gì chính đáng để họ quan tâm.

Bạn hãy so sánh tác phong làm việc giữa các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân và nhà nước. Vì sao cũng con người đó mà lại 2 tác phong và 2 kết quả hoàn toàn khác nhau? Vì một bên dùng tiền của mình, phải cân nhắc và cạnh tranh, vì họ cảm thấy xót. Còn một bên thì dùng tiền người khác cho người khác, nên chẳng có gì để xót. Đây là nguyên nhân vì sao các cơ quan chính phủ lại hoạt động kém và tham nhũng.
Cán Bộ Cao Cấp VC Đua Nhau Mua Biệt Thự,
Thương Xá, Chung Cư Sang Trọng Ở Nước Ngoài


Người giàu ở Hà Nội tìm cách di-cư sang Mỹ .... NHƯNG..


 - Điều kiện khó nhất cho họ là làm sao đễ minh chứng nguồn gốc tài sản
 - Đó là phương cách "rữa tiền"


HÀ NỘI (NV) - Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.

Sự chênh lệch giàu nghèo thể hiện rõ trên đường phố Hà Nội
như trong hình một người buôn gánh bán bưng đi ngang qua
cửa hàng thời trang nổi tiếng thế giới Louis Vuitton.

* Hào nhoáng và bất an

Có mặt tại Hà Nội trong những ngày này, người ta không khó để bắt gặp những chiếc xe BMW, Bentley, Roll-Royce bóng lộn, trị giá cả vài trăm ngàn đô la xuất hiện ngạo nghễ trên những con phố chật hẹp. Nhưng trong tầm mắt của du khách cũng có cả những người buôn thúng, bán bưng chật vật với chuyện kiếm được dăm ba chục ngàn đồng mỗi ngày. Quang cảnh khiến người ta nhớ đến khái niệm “phồn vinh giả tạo” mà một nhà thơ đã dùng để miêu tả thời thế. Con đường dẫn vào khu Ciputra ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, khiến tôi có cảm giác như mình mới lạc vào một vương quốc của người giàu. Những chiếc xe hơi hạng sang như Roll Royce đậu trước mỗi nhà. Được biết mỗi khu là một tập thể nhà giàu có cùng điểm chung: cùng là “soái Nga” (từng làm ăn lớn ở Nga) hoặc dân Mộc Châu-Lạng Sơn, hoặc cùng ngành công an, thuế vụ...

An ninh của khu này được bảo đảm với những vòng bảo vệ nghiêm ngặt nên không có chuyện xe sang để ngoài đường bị bẻ kính chiếu hậu, ăn cắp vặt.

Người bạn dẫn đường là thổ địa tiết lộ, giá nhà biệt thự ở đây bét nhất từ 45 tỷ đồng, tức hơn $2 triệu/căn. Chuyện một cư dân Ciputra sở hữu cùng lúc ba, bốn căn biệt thự, chưa kể một, hai căn nhà ở phố cổ trị giá triệu Mỹ kim là việc hết sức bình thường.

Mà Hà Nội bây giờ không chỉ có mình Ciputra, người ta có thể kể thêm một loạt những The Manor, Indochina, Pacific Palace,Golden West Lake... như là minh chứng về đẳng cấp của giới thượng lưu tại thủ đô.

Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy có khi là tâm thế bất an trước thời cuộc. Rất kín kẽ khi đề cập đến chuyện làm ăn, nhưng một nhà giàu mà tôi có dịp tiếp xúc bộc lộ mối quan ngại về rủi ro mà nguyên văn lời ông ta là “báo động đỏ.”

“Nói thật với chú, tôi có nhiều tiền mà chẳng biết làm gì cho hết, tiền nhà cho thuê tại các con phố trung tâm lại dùng để mua đất và tích lũy. Hai đứa con đi học ở Canada, vợ chồng tôi có đi du lịch Châu Âu mỗi năm vài ba chuyến cũng chẳng hết tiền,” vị này nói.

Tôi tin là ông ta nói thật, chứ không khoe mẽ như một số vị đại gia nửa mùa khoe khoang ảnh ăn tiệc cá anh vũ với giá 3 triệu đồng, tức $150/kg trên mạng xã hội để chứng tỏ đẳng cấp hơn người.

Vấn đề cấp bách của vị doanh nhân này cũng như nhiều đại gia kín kẽ khác tại Hà Nội là tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ, cũng như bảo toàn khối tài sản của họ.

Người đàn ông ở tuổi trung niên này bày tỏ rằng ông không tin vào hệ thống ngân hàng trong nước, những cuốn sổ tiết kiệm với dãy số hàng chục con số không, có nguy cơ trở thành tờ giấy lộn kể cả bất động sản cũng thành bã trong tình hình này.

* Công ty môi giới định cư ăn nên làm ra

Tuy đề nghị không nêu tên thật trên mặt báo nhưng một chuyên gia báo chí làm việc tại đại sứ quán một nước phương Tây ở Hà Nội thẳng thắn cho biết, “Chưa bao giờ khoảng cách giàu nghèo tại Hà Nội trở nên rõ rệt như lúc này. Điều này dễ dàng nhận thấy qua nhà đất, ăn uống và y tế. Người giàu ở nhà to đẹp, có bảo vệ, mỗi mét vuông tính bằng ngàn Mỹ kim. Họ ăn thực phẩm sạch hoặc dùng hàng nhập cảng. Họ đi chữa bệnh ở các bệnh viện quốc tế hoặc ra nước ngoài điều trị.”

“Những người giàu nhờ có chức vụ cao trong chính quyền hoặc tham gia buôn bán, chính sách thường cho cho con cái đi học ở nước ngoài chứ không làm thẻ xanh đi Mỹ vì họ phải tỏ ra trung thành với chính quyền.”

Theo chuyên gia nêu trên, những người giàu do làm ăn buôn bán tại Hà Nội có thể chia làm hai nhóm: Một tin rằng các điều kiện ở Việt Nam vẫn tốt và Đảng Cộng Sản sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhóm còn lại thì bi quan trước thực tại nên tìm cách lo cho cả gia đình ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư định cư.

Bản thân vị chuyên gia này cũng tin rằng nhóm thứ hai mới là nhóm đa số. Bởi trong bối cảnh mỗi ngày mở báo ra đọc là thấy tin chém giết, thực phẩm bẩn, hối lộ, tham nhũng tràn lan, người ta thật khó để bình tĩnh và lạc quan về tương lai của con em mình, nhất là khi họ có điều kiện tài chính để chọn lựa cơ hội đổi đời.

Vị chuyên gia báo chí cũng cho rằng một khi không còn kỳ vọng về sự thay đổi tốt đẹp hơn tại Việt Nam, sẽ ngày càng có nhiều người muốn có cơ hội lấy thẻ xanh vào Mỹ hoặc Canada, nên những công ty môi giới định cư sẽ phát đạt.

*Mỹ là miền đất hứa

Điều này được minh chứng trong thực tế. Gần đây, các buổi hội thảo giới thiệu chương trình đầu tư định cư EB-5 lấy thẻ xanh Mỹ được tổ chức dồn dập ngay tại thủ đô Hà Nội và thường không còn một chỗ trống.

Bình quân sau mỗi buổi hội thảo, công ty định cư làm thủ tục cho hàng chục khách hàng với phí dịch vụ khoảng hơn $40,000/trường hợp.

Tuy vậy, theo một doanh nhân làm lĩnh vực môi giới định cư cho biết thách thức lớn nhất đối với công ty ông và các luật sư đối tác là chứng minh nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Thực tế, trong số những người giàu nứt đố đổ vách tại Hà Nội hoặc được tôn vinh trong danh sách doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam hàng năm, sẽ thật khó tìm một nhân vật tay trắng làm nên hoặc làm giàu một cách minh bạch, đóng thuế đầy đủ. Những yếu tố này khiến họ không thể minh bạch nguồn gốc tài sản và nguồn tiền trong quá trình làm thủ tục đầu tư định cư.

Cái khó ló cái khôn, trước khi chính danh tham gia chương trình EB-5 để lấy thẻ xanh tại Mỹ, các đại gia Hà Nội đang được những công ty môi giới định cư mách nước cho chiêu thức đảm bảo tài sản bằng cách tham gia đầu tư sang nước ngoài, chẳng hạn Singapore, Hồng Kông...

Tại thời điểm này, thị trường môi giới định cư đang nở rộ, các công ty làm dịch vụ này phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng. Do vậy, thị phần khách Hà Nội được xem là béo bở tuy không dễ nuốt vì vấn đề “họ giàu thì quá giàu nhưng khó có thể biết nguồn tiền họ kiếm được ở đâu ra.”

* Khi dân Hà Nội không “chịu” dân Hà Nội

Giám đốc một công ty môi giới dịch vụ định cư ở Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn tiết lộ, khách hàng tại Hà Nội của ông thường không chịu nhân viên người Hà Nội làm tại chi nhánh ở thủ đô tư vấn với lý do, “Nhìn mặt và nghe giọng không đáng tin cậy!”

Họ đòi nhân viên từ Sài Gòn, nói giọng miền Nam gọi điện ra hoặc họ bay vào Sài Gòn tư vấn trực tiếp. Mặt khác, khi nhân viên tư vấn hỏi về nguồn tiền, câu trả lời quen thuộc của khách hàng tại Hà Nội là, “Tiền do ông bà để lại” hoặc “Hồi trước, tôi đi Nga về.”

Vẫn theo vị giám đốc này, “cách hành xử, thái độ trịch thượng của khách hàng Hà Nội cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến tầng lớp trưởng giả Trung Quốc hiện nay.”

Ai làm ngơ và tiếp tay cho Tàu cộng ở Trường Sa?

 Phan Châu Thành (Danlambao)






Nhờ CSVN mà Tàu cộng cắm được 7 tiền đồn quân sự lớn ở giữa Trường Sa, và nhờ đó mà đường lưỡi bò của Tàu cộng liếm đến điểm dưới 9 độ Vĩ tuyến Bắc tại bãi Châu Viên - ngang với Mũi Cà Mau! Hơn thế nữa, hệ thống 7 đảo quân sự đó làm Tàu cộng rất hung hăng, đe dọa an ninh khu vực Biển Đông, làm cả thế giới lo ngại. Công lớn đó của CSVN trong chiến lược hiện thực hóa đường lưỡi bò chín khúc của Tàu cộng tất nhiên đã được Tàu cộng và thế giới ghi nhận và “ghi nhận”...


Công dân Việt Nam biết gì về Trường Sa từ đảng cộng sản?

Cả tháng 5/2015 này vấn đề Trường Sa, mà cụ thể là về 7 bãi đá ngầm của Việt Nam mà Tàu cộng chiếm năm 1988 và đang xây cất từ đó, nổi lên như sự kiện nóng nhất toàn cầu, át cả tình hình Ucraine và Nga, át chiến tranh chống bọn Hồi giáo cực đoan tàn bạo ISIS, át cả vấn nạn thuyền nhân đang diễn ra ở châu Âu và châu Á...

Vậy ngoài Trường Sa đang có chuyện gì mà cả thế giới đổ dồn con mắt và lo ngại về đó, mà hầu như cả thế giới lên án Tàu cộng xây dựng căn cứ quân sự trên biển quốc tế, mà nước Mỹ đang phải đem tầu sân bay, khu trục hạm, máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát vào đó để ngăn cản Tàu cộng xây dựng trái luật Quốc tế... trong khi chúng ta - những công dân CHXHCN VN - quốc gia đang có chủ quyền những hòn đảo đó dường không biết chuyện gì?

Về Hoàng Sa và Trường Sa, công dân VN được đảng cho biết/thú nhận muộn như sau:

Năm 1958, đảng qua công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó công nhận Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu cộng.

Năm 1974, Tàu cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ hải quân VNCH, đảng cho dân biết Tàu cộng giải phóng Hoàng Sa và giữ hộ cho Việt Nam - có nghĩa là CSVN gửi tạm Hoàng Sa tay Tàu cộng. Đến nay đảng vẫn im tịt không đòi và Tàu cộng giữ hộ vẫn chưa trả.

Năm 1988, Tàu cộng “chiếm” 7 bãi đá ngầm của VN ở Trường Sa, nhưng CSVN không thông báo chính thức cho dân biết. Chỉ sau này thông tin tự lọt ra từ cả hai phía, CSVN và CS Tàu, thì CSVN mới chính thức thú nhận sự thật đó, nhưng vẫn giấu diếm chuyện 7 cụm đảo của VN đó đã thực sự “bị Tàu chiếm” như thế nào. Ngày nay, chúng ta biết tại duy nhất một cụm đá là Gạc Ma (Johnson Reef) một lực lượng nhỏ của Hải quân VN đã có mặt nhưng được lệnh (từ bộ trưởng quốc phòng lúc đó là tướng Lê Đức Anh) không nổ súng mà chỉ làm bia nhận đạn Tàu. 78 chiến sĩ đã hy sinh như thế. Không có một thông tin nào về việc 6 cụm đã ngầm khác (Subi, Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Chigua và Vành Khăn) đã bị “chiếm” thế nào? Nếu “bị chiếm” là không có mặt để bảo lãnh thổ của mình, là im lặng coi như không biết và sau đó “biết rồi” lại càng im lặng hơn không một lời ca thán... thì CSVN đã định nghĩa “CSVN bị chiếm” có nghĩa là CSVN đã dâng lãnh thổ cho Tàu.

Từ năm 1988 đến nay, hầu như nhà cầm quyền CSVN không có thông báo gì cho dân về tình hình và kế hoạch đòi 7 cụm đảo “bị chiếm” ở Trường Sa đó của VN cả.

Cho đến tháng 5/2015 này, sau 27 năm im lặng và cố tình dập tắt mọi tiếng nói về 7 cụm đá ở Trường Sa, CSVN mới bất ngờ tuyên bố yêu cầu Tàu cộng ngừng xây dựng ở đó - chỉ sau khi cả thế giới đã phản đối cả tháng nay.

Chuyện này thật “thú vị”, vì đến 26/5 cả Quốc hội VN thấy thế giới phản đối Tàu xây dựng ở Trường Sa mà VN “không biết gì” nên mới cử đoàn cán bộ bay ra khảo sát và xác nhận là Tàu có xây dựng ở mức độ nguy hiểm đe dọa an ninh khu vực. Thú vị, là vì 27 năm qua từ khi bị chiếm CVSN vẫn nói với thế giới rằng 7 cụm đảo đá đó là lãnh thổ của VN, mà VN không hề biết Tàu làm gì khi luôn có hàng nhiều ngàn lính Hải quân VN đóng thường trực trên 27 đảo đồn trú ở Trường Sa! Tóm lại là, 27 đồn và 27 năm đồn trú, CSVN không biết Tàu cộng đã và đang làm gì ở Trường Sa! Có lẽ họ chỉ được lệnh ở đó để đợi “bị Tàu chiếm”?

Cuốc hội mà còn “không biết gì” về tình hình rất là tình hình của Trường Sa hiện nay thế, thì dân Việt “biết gì”?!

Chuyện gì thực sự đã xảy ra ở Trường Sa với 7 cụm đảo “bị Tàu chiếm” 1988?

Thứ nhất, năm 1988, VN có bị Tàu “bất ngờ chiếm” Trường Sa? Không hề, nếu không muốn nói là hai bên đã phải có đồng thuận.

Nếu nhìn vị trí các đảo “bị chiếm” thì ta thấy đa số chúng rất gần, thậm chí lọt thỏm giữa các đảo đang có hải quân VN đồn trú. Cụ thể bãi Châu Viên nằm giữa 4 đảo của/có quân VN là Trường Sa, Đá Đông, Đá Tây và Phan Vinh, trong đó đảo Đá Đông chỉ cách Châu Viên khoảng 10 kms; bãi Subi chỉ cách đảo Thị Tứ khoảng 15 kms về hướng tây-nam; bãi Gaven chỉ cách đảo Nam Yết khoảng 5 kms về phái tây; còn bãi Chigua và Gạc Ma cùng nằm trong một cụm đảo với đảo Sinh Tồn và Sinh Tồn Đông...

Thứ hai, từ 1988 đến 2012, CSVN có biết Tàu cộng xây dựng các bãi đá chiếm được từ 0m2 mỗi bãi lên thành 4,128 m2 ở 4 bãi Gạc Ma, Châu Viên, Gaven, Chigua và lên 1,000 m2 ở 3 bãi Subi, Chữ Thập và Vành khăn? Có chứ, vì giai đoạn đó hai bên cùng nhau thi đua xây dựng mà. Cuộc thi đua này cả Philippines, Malaysia và Taiwan tham gia nữa. Và giải quán quân thuộc về Tàu cộng vì xây được 4 bãi đá thành đảo bê-tông có diện tích và thiết kế như nhau là 4,128 m2 (gồm 1 tòa nhà 6 tằng, một cầu cảng, một bãi trực thăng...). Việt Nam chỉ xây được những khối đảo bê-tông nhỏ khoảng 200-300m2 khoảng trên 14 bãi đá.

Dường như đã có việc phân chia nhau các bãi đá theo lựa chọn của Tàu cộng, với CSVN giai đoạn trước và sau 1988.

Thứ ba, CSVN có biết từ 2012 Tàu cộng xây dựng mở rộng 7 khối bê-tông trên thành diện tích bồi lắp mới lên đến nhỏ nhất là 7,2ha (đảo Chigua) và lớn nhất là 76 ha (đảo Subi), như cả thế giới biết và đang lên án Tàu cộng, không? Tất nhiên là có.

Tổng cộng đến nay Tầu cộng đang xây dựng thêm trên diện tích đến khoảng 169,2 ha cát bồi trên 7 bãi đá chìm đó (1,692,000 m2) bao gồm: Subi +76ha; Gạc Ma +10,9ha; Chau Viên +24,6ha; Gaven +13,5ha; Chữ Thập +10ha; Chigua +7,2ha và Vành Khăn +27ha;

Chỉ có ai bị tâm thần (như 500 nghị gật của Cuốc hội VN) mới “không biết” và phải cho người bay ra Trường Sa tuần qua để “thị sát kiểm tra” cho không kém gì quân đội Mỹ thôi.

Vậy chuyện gì đã thực sự xảy ra ở Trường Sa?

Ngoài việc CSVN đã có thỏa thuận “kính dâng” chính xác các bãi đá ngầm trên cho Tàu cộng vào 1988, từ đó đến nay VSCN đã hỗ trợ Tàu nhiệt liệt bằng mọi cách, mà làm ngơ là một cách, để Tầu cộng biến từ 0m2 đảo ở Trường Sa thành khoảng 19,592 m2 bê-tông năm 2012 rồi thành khoảng 1 triệu 692 ngàn m2 đảo nhân tạo bê-tông và cát bồi năm 2015 (tăng trên 80 lần diện tích sau 3 năm).

“Công lao” của CSVN sẽ được ghi nhận?

Nhờ CSVN mà Tàu cộng cắm được 7 tiền đòn quân sự lớn ở giữa Trường Sa, và nhờ đó mà đường lưỡi bò của Tàu cộng liếm đến điểm dưới 9 độ Vĩ tuyến Bắc tại bãi Châu Viên - ngang với Mũi Cà Mau!

Hơn thế nữa, hệ thống 7 đảo quân sự đó làm Tàu cộng rất hung hăng, đe dọa an ninh khu vực Biển Đông, làm cả thế giới lo ngại.

Công lớn đó của CSVN trong chiến lược hiện thực hóa đường lưỡi bò chín khúc của Tàu cộng tất nhiên đã được Tàu cộng và thế giới ghi nhận và “ghi nhận”.

Nhờ 'công lớn' đó, nếu chiến tranh xảy ra giữa Tàu và Mỹ ở Biển Đông, thì CSVN sẽ được Tàu cộng giao vinh dự lại lên tuyến đầu chống Mỹ! Chả thế mà ngày 30/4 CSVN đã giao cho tưởng thú 3X lại chửi đế quốc Mỹ xâm lược như hát hay…

Chỉ có điều, lần này mà vẫn theo Tàu chống Mỹ thì CSVN chắc chết, vì dân Việt chẳng thấy có lý do nào để làm thế cả, nhưng lại quá thừa lý do để chống Tầu, tức là dân sẽ chống chính CSVN mà thôi, và trước hết.


31.05.2015

Tranh chấp tại Biển Đông: Những điều bạn cần biết




Bãi đá ngầm Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Photo: Asia Maritime Transparency Initi


The Sydney Morning Herald * Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam (Danlambao) lược dịch-
 
Trung cộng đang xây cất các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở vật chất trong khu vực Biển Đông mặc dù nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền một phần của khu vực đó. Nhưng tại sao và bằng cách nào mà Trung cộng làm việc này? Dưới đây là các câu trả lời.


Trung cộng đang xây dựng những gì tại Biển Đông?


Dùng kỹ thuật nạo vét và bồi lấn đất, Trung cộng đã biến đổi những rạn san hô chìm tại quần đảo Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng dùng làm các phi trường, cảng nước sâu và các cơ sở sẵn sàng cho các hoạt động quân sự. Những bức hình chụp từ vệ tinh đã cho thấy công tác xây cất bến tàu, các nhà máy làm xi măng và một bải đáp trực thăng, như các cấu trúc này trên rạn san hô Gạc Ma - Johnson Reef.



Chuyên viên phân tích thuộc Viên nghiên cứu Quốc phòng Jane đã đưa ra ý kiến rằng những hình ảnh cho thấy "một chiến dịch có bài bản và hoạch định kỹ lưỡng để tạo ra một chuổi pháo đài có khả năng phòng không và bảo vệ hải phận" xuyên suốt dãy các hòn đảo.

Điều gì đưa đến tình trạng tranh chấp Biển Đông?

Khu vực Biển Đông nắm giữ vị trí chiến lược rất to lớn do vị trí của nó - được bao bọc về phía Nam nước Tàu, phía Tây Phi Luât Tân, Bắc nước Mã Lai, phía Đông của Việt Nam và Cam Bốt - chiếm hơn phân nữa số lượng hàng hóa giao thương của Úc.


Vùng đó cũng chứa nhiều dầu và khí đốt thiên nhiên dưới lòng biển có khả năng khai thác cao.

Những vùng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, cụ thể:

Fiery Cross Reef (được chụp theo thời gian:



Mischief Reef, được chụp ngày 17/03/2015:



Hughes Reef, được chụp ngày 14/11/2014:



Cuarteron Reef, được chụp ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian:





Gaven Reef, ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian:





Có sáu quốc gia đòi chủ quyền trên các vùng biển bao gồm các đảo trùng lấp nhau: Trung cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai và Brunei. Trung cộng, quốc gia đánh dấu vùng chủ quyền trên bản đổ của họ với đường lãnh hải "chín đoạn", dành chủ quyền đền gần 90% diện tích Biển Đông.

Tranh chấp lãnh hải, vốn bắt đầu từ nhiều thế kỷ qua, đã nhanh chóng gia tăng cường độ trong những tháng qua, phát xuất từ công tác bồi lấn đất với qui mô lớn và nhanh chóng tại các rạn san hô ngầm trong quần đảo Trường Sa, làm cho các nước trong khu vực lo lắng rằng Bắc Kinh có ý đồ dùng chúng cho các mục đích quân sự.

Tại sao Trung cộng đang xây dựng trên Biển Đông?

Lý luận của Trung cộng thật là trơ trẻn: Họ bảo họ có quyền chủ quyền để xây dựng tại khu vực này. Bộ Quốc phòng TC đã so sánh việc xây dựng các đảo nhân tạo là những công tác xây dựng bình thường, như đang xảy ra tại những nơi khác trong nước Tàu.

Trung cộng cũng cho biết các đảo nhân tạo mới sẽ được sử dụng cho mục đích nhân đạo, bảo vệ môi trường, nghề cá và các mục đích khác.

Nhưng các nước đang tranh chấp chủ quyền khác trong khu vực, cũng như Mỹ và Úc, đã nêu lên câu hỏi về ý đồ thực sự của Trung cộng và coi việc cho tiếp tục xây dựng trong khi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chưa được giải quyết là việc làm không giúp giải quyết các tranh chấp. "Việc xây dựng các đảo nhân tạo chỉ gây thêm tình trạng tệ hại nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực trong khi chưa có giãi quyết rỏ ràng về tình trạng đòi chủ quyền", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho biết.
Trung cộng đã thường xuyên biện hộ rằng Việt Nam và Mã Lai Á cũng đã tiến hành bồi lấn đất tại các đảo họ đang kiểm soát, mặc dầu tầm mức các việc làm của Bắc Kinh vượt xa so với hai nước láng giềng này.

Công tác xây dựng (các đảo nhân tạo) được thực hiện ra sao?

Theo Cơ quan Minh Bạch về Hàng hải Á châu, trong một thí dụ, Rạn san hô Fiery Cross Reef, công tác tạo dựng thêm đất (bồi lấn đất) bắt đầu vào năm ngoái và đã mở rộng một vùng đất dài 3 km và rộng 200-300 m. Trước kia rạn san hô này nằm dưới mặt nước biển khi thủy triều lên "chỉ nhô hai mô đá".

Đây là cấu trúc cũ nhất trên đảo này, cho thấy nó được xây trên mực nước biển trước khi công tác bồi lấn đất được thực hiện:


Và cùng một cấu trúc trong thời gian gần đây:



Không ảnh từ vệ tinh đã xác định vài nhà máy sản xuất xi măng trên đảo (nhân tạo)



Những cấu trúc hiện nay bao gồm lên đến 80% các tòa nhà cố định hay bán cố định và một đường băng máy bay dài 3110 mét có khả năng được các loại máy bay sử dụng kể cả các phi cơ chiến đấu:



Các cơ sở bến cảng gồm năm bến tàu.



Các hệ lụy gì từ việc tạo dựng các đảo nhân tạo?

Phi Luật Tân, một trong số các quốc gia giành chủ quyền khác ngoài Trung cộng đã lên tiếng lo ngại rằng, Trung cộng với sự to lớn về kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đang sử dụng các hoạt động xây dựng của mình để áp đặt quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và Biển Đông, và nhự vậy nhằm bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng là Hoa Xuân Oánh đã phản pháo: "Đây là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến Philippines - Trung cộng sẽ không bắt nạt các nước nhỏ, trong khi đó, các nước nhỏ sẽ không được cố ý không ngừng làm cho tình hình rắc rối".

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, "hòn đảo" được công nhận quyền lãnh thổ quan trọng hơn nhiều so với mỏm đá hoặc hình dạng khác. Các nước láng giềng của Trung cộng lo sợ việc xây dựng hòn đảo nhân tạo của Trung cộng là nhằm củng cố hành động tuyên bố chủ quyền của TC, từ đó thể suy ra các quyền hàng hải và độc quyền khai thác tài nguyên năng lượng dưới lòng biển.

"Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng là không có bất kỳ số lượng nạo vét, xây dựng sẽ làm thay đổi hoặc tăng cường sức mạnh pháp lý của yêu sách lãnh thổ của một quốc gia," Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương cho biết. "Dù cho bạn có đổ bao nhiêu đống cát trên một rạn san hô ở Biển Đông, bạn không thể sản xuất ra chủ quyền lãnh thổ".

Tại sao Mỹ và Úc can dự vào?

Xuất phát từ số lượng hàng hóa di chuyền xuyên qua khu vực Biển Đông, Mỹ và các nước khác trong cộng đồng quốc tế nói rằng họ muốn bảo đảm không có những mối đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Đó cũng là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ "chuyển trục" hướng về châu Á.

Nhưng Bắc Kinh đã nổi giận trước sự can dự của Mỹ, gán cho hành động của Mỹ là "phá quẩy" thúc đẩy bởi lòng mong muốn của Washington nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung cộng.

Giống như Mỹ, Úc cho biết họ không đứng về phía bên nào liên quan đến các yêu sách lãnh thổ, nhưng phản đối các hành động khiêu khích có thể làm mất ổn định đến hiện trạng của khu vực Biển Đông, lý do vì lợi ích quốc gia cần bảo đảm an toàn trên các tuyến đường hàng hải, cùng với sự ổn định và tự do hàng hải, và các đường bay xuyên ngang Biển Đông.


Ngày 31/05/2015

Nguồn:

The Sydney Morning Herald
South China Sea dispute: What you need to know
http://www.smh.com.au/world/south-china-sea-dispute-what-you-need-to-know-20150528-ghbk6u.html

Thứ trưởng Quốc phòng VN nói gì với đô đốc Trung Quốc?

 31.05.2015 




Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng nếu đúng là Trung Quốc đã đặt hai khẩu pháo tự hành trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông thì đó là một diễn biến đáng lo ngại.

Người dẫn đầu đoàn quân sự Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La nói với trưởng đoàn Trung Quốc rằng Bắc Kinh “cần hành xử đúng với luật pháp quốc tế, không làm tổn hại đến lợi ích và mối quan hệ của nhân dân hai nước” trong vấn đề biển Đông.

Theo báo chí trong nước, trong cuộc gặp hôm 30/5 với với Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, ông Nguyễn Chí Vịnh cũng “bày tỏ quan ngại về hành động xây dựng trái phép của Trung Quốc trên các đảo đá tại Trường Sa”, và nói rằng “đây là lo ngại chung của nhân dân Việt Nam”.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc dẫn lời ông Tôn bày tỏ hy vọng rằng phía “Việt Nam cần hiểu rõ hơn động cơ của những nước ngoài khu vực đang tìm cách can thiệp vào vấn đề Biển Đông”.

Ngoài ra, quan chức quốc phòng cấp cao của Trung Quốc cũng bày tỏ tin tưởng rằng “thông qua những nỗ lực chung, hai nước láng giềng có thể giải quyết ổn thỏa tranh chấp Biển Đông”.

Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc không nói rõ “những nước ngoài khu vực” là quốc gia nào, nhưng những tuần gần đây, quan chức Hoa Kỳ đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về các hoạt động lấp biển, xây đảo của Trung Quốc tại biển Đông.

'Lắng nghe'

Ngoài cuộc trao đổi với phía Trung Quốc, ông Vịnh cũng đã gặp trưởng đoàn một quốc gia cũng có tranh chấp khác là Philippines, và khẳng định “sẽ tiếp tục hợp tác trên lĩnh vực hải quân, an ninh biển” với Manila.

Trong cuộc gặp với báo giới tại Singapore, ông Vịnh cho biết rằng tại diễn đàn an ninh khu vực lần này “Việt Nam lắng nghe là chính, không phát biểu”.

Tranh chấp trên biển là một trong những vấn đề nằm cao trong nghị trình năm nay tại cuộc đối thoại Shangri-La kéo dài từ ngày 29 tới 31/5.

Trả lời hãng tin Reuters, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói rằng nếu đúng là Trung Quốc đã đặt hai khẩu pháo tự hành trên đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông thì đó là một diễn biến đáng lo ngại.

Ông Vịnh được trích lời nói: “Nếu thực sự điều đó đã xảy ra, thì đó là một dấu hiệu rất xấu đối với tình hình vốn đã rất phức tạp ở biển Đông”.

Trước đó, Hoa Kỳ tuần này loan báo Trung Quốc đã đặt các hệ thống vũ khí trên một đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp.

Theo VOV, Reuters, Xinhua, VOA

Một đất nước khác trong đầu của giới trẻ Việt Nam





Chính thức là một nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa, nhưng thật ra là một xã hội hỗn loạn chạy theo đồng tiền – 40 năm sau ngày chiến tranh chấm dứt, Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm. Ðất nước này phát triển theo hướng nào sẽ còn tùy vào sự chuyển đổi thế hệ sắp tới.

Vào những ngày xuân ở Hà Nội hơi ẩm lạnh thấm vào quần áo đến nỗi mọi người cảm thấy co ro. Một cảm giác không diễn tả được, lưng chừng đâu đó giữa ấm và lạnh, giống như trong thành phố này, đất nước này, nói tóm lại tất cả đều không có gì nhất định cả.

25 năm trước đây, lúc tôi rời nơi chôn nhau cắt rốn, Việt Nam vẫn còn là một nước thời hậu chiến. Kể từ đó, cứ mỗi lần trở về quê hương, tôi có cảm tưởng như đến một đất nước khác, thấy phố phường lạ, những toà nhà mới, nếp suy nghĩ của mọi người cũng khác đi. Ðiều duy nhất còn lại là sự thay đổi không ngừng và sự hoài nghi thường trực.

Đường xá chừng như bị xuất huyết

Mùa xuân năm nay tôi chứng kiến một sự thay đổi như thế. Chạy xuyên qua thành phố, tôi đã thấy những con đường với hàng cây đã bị đốn ngã. Ngổn ngang trên đường xá là những thân cây mầu đỏ xậm, thoạt trông tưởng chừng như huyết mạch đang tuôn chảy. Tôi hỏi bác tôi, ông nói người ta đã quyết định đốn 6700 cây trong số 29600 cây của thành phố. Phía chính quyền nói rằng có nhiều cây đã già và hư mọt, cây nhiều loại khác nhau làm xấu thành phố, cần phải thay bằng những cây mới thuần nhất.

Nhưng nơi nào cây bị đốn, nơi đó để lại hình ảnh không khác gì như một bãi hoang và từ lâu rồi người dân ở nước này không còn tin các nhà chính trị nũa. Tướng Võ Nguyên Giáp, viên tướng đã chiến thắng quân Pháp và qua đời 2 năm trước đây là người cuối cùng còn có được sự tin tưởng của nhân dân. Chính ông đã chỉ trích sự sa sút giá trị trong xã hội lúc còn sinh thời. Người dân Hà Nội nghi ngờ rằng các quan chức tham nhũng đứng phía sau, lần nầy muốn bán phi pháp số gỗ quý từ các hàng cây đã có hằng trăm năm nay, hoặc dọn chỗ trống cho các dự án xây cất. Họ tỏ ra vô cùng phẩn nộ, đã vận động phản đối trên Facebook cũng như tổ chức các vụ biểu tình phản kháng trên đường phố, một điều hiếm xảy ra trong một nước xã hội chủ nghĩa.

Một xã hội của đồng tiền đầy hỗn loạn

Tôi hỏi bác tôi có phải đó là dấu hiệu của xã hội dân sự đang dấn thân mạnh lên và có sự thay đổi nào đó về chính trị phải không. Nhưng bác tôi khuơ tay. Chống lại mấy người chính trị không làm gì được đâu, họ muốn làm gì thì họ cứ tự tiện làm. Và mọi người ở đây từ nhiều năm qua không thèm đếm xỉa gì đến chính trị nữa. Không phải là họ không tha thiết đến chính trị, nhưng sự bất lực đã làm tê liệt ý chí hành động và phản ứng ít khi bộc phát. Về mặt chính thức Việt Nam là một nước độc đảng theo xã hội chủ nghĩa, nhưng trong thực tế, đất nước này có một xã hội hỗn độn chỉ biết chạy theo đồng tiền.

Tình trạng mất trật tự, nạn tham nhũng lan tràn, sự kiểm soát của nhà cầm quyền, một thời kỳ Pháp thuộc và cả ngàn năm dưới sự đô hộ của Trung quốc, tất cả đã để lại dấu tích trong sự suy nghĩ chính trị và cách hành xử của con người. Người Việt Nam đang tìm đường né tránh nhà cầm quyền. 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam nay đã trở thành một đất nước khác.

Ðiều này người ta thấy rõ nhất ở thành phố HCM mà ai cũng gọi là Sài Gòn. Nơi đây, có vẻ như quá xa giai cấp quyền lực nên nếp sống của thành phố gần như ở Tây phương. Sự thật không hoàn toàn như vậy nếu ngẩng mặt nhìn lên. Các hàng cây treo đầy dẫy những chuỗi đèn trang trí lòe loẹt với cờ Việt Nam và cờ Việt Cộng đóng khung bởi vòng hoa đào và chim hoà bình, chuẩn bị cho lễ hội ăn mừng kỷ niệm chiến tranh chấm dứt. Tôi hỏi ông lái taxi có phải tất cả mọi chuyện này đều hơi lố bịch hay không. Không trả lời câu hỏi của tôi, nhưng ông ta cho tôi cảm nhận sự khinh bỉ của ông trong suốt chuyến đi xuyên qua các con đường mang tên những vị anh hùng, anh thư của Việt Nam chẳng khác nào miền Bắc như Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi hoặc Hai Bà Trưng, những nhân vật mà ở Việt Nam ngày nay không một ai buồn để ý đến.

Hình ảnh chiến tranh vẫn còn trong tâm khảm

Ở Tây phương từ lâu không còn ai biết đến nước Việt Nam nữa. Nó đồng nghĩa với sự phát động một cuộc chiến với nhiều sai lầm và hình ảnh chiến tranh tiêu biểu cho sự khốn khổ. Hình ảnh nhà tu tự thiêu của Malcolm Browne, hình đứa bé gái bị cháy bỏng vì bom Napalm của Nick Ut, hình chụp một cảnh sát miền Nam xử tử một người Việt cộng hoặc cảnh thảm sát Mỹ Lai của Ronald Haeberle. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước tôi qua nhiều thập niên. Chính những ống kính này đã bắn tan nát chính nghĩa của cường quốc Hoa Kỳ.

Ở Ðức khi tôi bắt đầu kể về Việt Nam thì bố mẹ các bạn tôi thường nói về những hoạt động phản chiến trong thời thanh niên của họ, bị kích động từ những hình ảnh đó. Và hành động chính trị trong tuổi thanh niên của chính tôi, cũng còn nhớ về phong trào phản chiến ngày xưa, dẫn đến thái độ chống Mỹ cũng như phản đối cuộc chiến ở A Phú Hãn và Iraq của tôi. Ðiều mà họ không nói ra là sau đó Việt Nam chỉ còn là hình bóng của một cuộc chiến trong tâm tưởng của họ.

Trong câu chuyện của cha mẹ tiếng bom đạn của thời thơ ấu vẫn còn vang vọng

40 năm trước, sau khi Sài Gòn thất thủ và tiếp theo là sự thống nhất của 2 miền Nam Bắc, Việt Nam biến mất khỏi tầm mắt của dư luận thế giới. Quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam để lại một đất nước bị bom đạn tàn phá, đầy bãi mìn và bị tác hại bởi chất khai quang. Họ để lại một đất nước mà các đế quốc đã khơi dậy cuộc nội chiến Bắc-Nam, giữa những người có quyền lực mới và và giới tiểu tư sản cũ, trong những dòng họ, hậu quả là những người khác chính kiến tiếp tục bị đàn áp. Cuộc chiến kế tiếp với Trung quốc năm 1979, sự cô lập với thế giới do chính sách cấm vận của Mỹ cũng như việc mất viện trợ từ Liên Xô đã làm cho Việt Nam hoàn toàn xuất huyết.

Mãi đến khi chính sách đổi mới đưa ra năm 1986, mở cửa kinh tế thị trường và Hoa Kỳ hủy bỏ cấm vận năm 1994, Việt Nam mới bắt đầu phát triển. Lúc tôi rời Việt Nam, dấu vết của cuộc chiến vẫn còn thấy ở khắp nơi. Cũng như phần lớn dân chúng Việt Nam tôi đã không phải sống qua thời chiến. Nhưng vào thập niên 90 cái gì cũng thiếu thốn không khác gì thời hậu chiến, trong thành phố cũng như thôn quê vẫn còn những khu vực đầy dẫy mìn, trong các câu chuyện mà cha mẹ tôi kể lại vẫn còn vang vọng tiếng bom đạn của thời thơ ấu.

Giữa quá khứ và tương lai

Cho dù tàn tích của chiến tranh có phai nhạt đi nhưng vẫn chưa mất hẳn sau 40 năm. Qua hình dáng tật nguyền của anh bà con của tôi do hậu quả chất khai quang bỏ xuống vùng mà cha của các anh làm việc ngày xưa, tôi thấy tàn tích chiến tranh vẫn còn đó cho đến ngày nay, và có lẽ mỗi gia đình Việt Nam vẫn thấy như vậy. Trên các phố phường vẫn còn đầy dẫy loa tuyên truyền của nhà nước mà không còn ai nghe, guồng máy vận hành của chính quyền không hiệu quả càng tạo thêm nhiều bấp bênh trong đời sống.

Ðất nước nơi tôi sinh ra đang đứng lơ lửng ở đâu đó giữa hôm qua và ngày mai. Các thành phố là cả một sự hỗn loạn, cách làm ăn kinh tế tư bản lan tràn khắp nơi trên một đất nước gọi là xã hội chủ nghĩa, biển quảng cáo nhiều đến độ người ta không còn thấy nhà cửa đâu nữa. Sự phát triển ở đây giống hệt như các thành phố mở mang vô trật tự, như những đường phố tràn ngập xe gắn máy. Một cuộc cách mạng sẽ không xảy ra bởi vì chính quyền chỉ nhượng bộ vừa đủ để dân chúng không nổi dậy. Và mặc dù các tướng lãnh già vẫn còn chễm chệ giữ những chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước, nhưng trong đầu óc của thế hệ trẻ từ lâu đã có một đất nước khác.

Thế hệ trẻ là những người đã lớn lên trong hoàn cảnh tương đối khá giả. Nhiều người trong số này được huấn luyện ở nước ngoài, một số khác là Việt kiều hồi hương. Chính những nhân sự vừa kể sẽ tạo dấu ấn lên đất nước này nhiều hơn là các thành phần lãnh đạo cũ. Và Việt Nam có thay đổi ra sao, câu hỏi này tùy thuộc sự chuyển đổi thế hệ sẽ diễn ra trong những năm sắp tới.
Nguyên bản tiếng Đức trên Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ), một tờ báo hàng đầu của CHLB Đức:

Quynh Tran. Vietnam – In den Köpfen der Jungen ein anderes Land, FAZ 30.04.2015

Trền Huê dịch

Bản tiếng Việt do Diễn Đàn VN 21 gửi đăng

5/30/2015

30 Ranh Ngôn "để đời" Xuống Hàng Chó Ngựa (XHCN)


Thứ Bảy, ngày 30 tháng 5 năm 2015






**

- “Cầu sập là do quá tải.., lý do “vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh”
Thiếu tướng CS Trần Duân, giám đốc công an Lai Châu - sập cầu treo Chu Va 6, 9 người chết, 41 người bị thương.


**
- “Quốc Hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai đây?..”


- “Sai thì phải sửa… Nếu cách chức hết thì lấy ai làm việc. Cứ dẹp đi là bầu sao kịp?”
Những tuyên bố “trí tuệ”của Chủ tịch Quốc Hội CS Nguyễn Sinh Hùng.


**
- “Nếu chúng ta không giáo dục cho con cháu rưng rưng khi hát quốc ca, thì đất nước không thể giàu mạnh được!!!”
Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng CS


**
- ”Nợ xấu chủ yếu là bất động sản, nên chỉ có thơm lên thôi, chứ không thối được. Nợ xấu cũng là nguồn dự trữ tốt cho tương lai !!!”
Nguyễn Đức Hưởng, Hội đồng cộng sản Quản trị Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.


**
- “Cán bộ thị trường phải kiểm tra chất lượng phân bón bằng … miệng !!!”
Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương CS.
























































































































































Giúp một thầy giáo già, gần đất xa trời bị vu khống, hãm hại, cướp tài sản.

 
Blogger Vương Hoàng Nhờ Lên Tiếng:

HÃY SHARE CÙNG TÔI - HÃY CÙNG LÊN TIẾNG ĐỂ XOÁ BỎ BẤT CÔNG.

Xin hãy lên tiếng cứu, giúp một thầy giáo già, gần đất xa trời bị vu khống, hãm hại, cướp tài sản.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Tp Hồ Chí Minh ngày 20-4-2015

ĐƠN TỐ CÁO 


Tên tôi là: Nguyễn Trung Thành
Trú tại : 745/149 Kp3 Quang Trung F12 Q.Gò Vấp Tp.HCM
Bố tôi :Nguyễn Đình Chử . Sinh năm 1940
Giáo viên đã nghỉ hưu – Nguyên Hiệu trưởng trường Tư thục Thiên Đức tại thị trấn Hồ - Huyện Thuận Thành – Tỉnh Bắc Ninh
Trú tại:Thôn: Đại Mão –Xã:Hoài Thượng –Huyện:Thuận Thành –Tỉnh: Bắc Ninh

 Bố tôi bị cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo điều 280 Bộ luật hình sự về tội “Lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản”. Với lý do là “lợi dụng chức vụ là Hiệu trưởng Trường THPT Thiên Đức ông Nguyễn Đình Chử đã tự ý chuyển nhượng tài sản trên đất (nhà lớp học số 1, 2, phòng hội đồng …….. thu 2.500.000.000 sử dụng cá nhân”. Về việc này, Tôi xin trình bày như sau:

 Trước hết, tôi khẳng định Bố tôi không phạm tội như cơ quan điều tra và cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã truy tố.Gia đình tôi đã gửi đơn kêu cứu khắp nơi từ địa phương đến Trung ương, thuê Luật sư – Đoàn Luật sư thành phồ Hà Nội ; Chỉ rõ , tranh tụng tại Toà án Tỉnh Bắc Ninh về sự việc của Bố tôi . Bố tôi đã trình bày , có nhân chứng, bằng chứng , với đầy đủ giấy tờ , tài liệu chứng minh mình vô tội với cơ quan điều tra , Vks Bắc Ninh , Toà án Bắc Ninh -Từ những tranh chấp dân sự của một bộ phận giáo viên và một số lao động già làm thuê bị đuổi việc với hội đồng quản trị mới , bố tôi đã và đang bị gán cho tội danh hình sự .

Trường do Bố tôi thành lập từ năm 1998 là “gọi” trường dân lập và sau này là trường tư thục nên Bố tôi có quyền trong việc chuyển nhượng ngôi trường này .Tôi khẳng định và chịu trách nhiệm rằng, Trường THPT Thiên Đức chỉ do một mình Bố tôi đầu tư, không có một ai khác ngoài Bố tôi đầu tư vào đó, ngôi trường cũng không có Hội đồng quản trị, mà chỉ có Bố tôi là Hiệu trưởng và đứng ra quản lý, điều hành, thuê lao động để nhà trường hoạt động.

 Ngày 17-9-2014 Viện kiểm sát tỉnh Bắc Ninh đã chuyển hồ sơ sang Toà án Tỉnh Bắc Ninh ; Tại toà Ông thẩm phán toà án Bắc Ninh đã chỉ ra rằng việc gán cho Bố tôi tội danh như trên là không có cơ sở pháp lý , nên Toà án tỉnh Bắc Ninh đã trả toàn bộ hồ sơ về Viện Kiểm sát Bắc Ninh . Sự việc đã nhiều tháng nay thế nhưng nhiều lần Vks tỉnh Bắc Ninh còn có giấy đòi “ triệu tập “ tôi và em tôi ; điều tra công an Bắc Ninh đòi “gặp “ bố tôi . Họ đang “đe doạ , khủng bố “ gia đình tôi ?.

 Hiện nay, Bố tôi đang ốm rất nặng ; Gia đình tôi suy sụp tinh thần , thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế , ảnh hưởng rất lớn về sức khỏe vì việc làm của cơ quan cảnh sát điều tra và cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bắc Ninh. Bằng lá đơn này, tôi khẩn thiết kêu cầu các Ông chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của mình cứu giúp Bố tôi một nhà giáo suốt đời đi theo sự nghiệp giáo dục , một người gần đất xa trời đang và đã hơn hai năm nay bị hãm hại .Tôi và gia đình tôi xin cung cấp Tài liệu ; Đoạn ghi âm ….của một số kẻ tiếp tay tuyên truyền, đồng loã trong vụ việc nêu trên : Đó là Chủ tịch huyện Thuận Thành – Bắc Ninh ; Giám đốc và một số cán bộ Sở GD tỉnh Bắc Ninh ; Nhân viên , cán bộ Vks Bắc Ninh và cái gọi là “điều tra” của công an Bắc Ninh . Một số kẻ có chức , có quyền đã lôi kéo , “chỉ đạo “ cấp dưới vào vụ việc , đồng loã , khủng bố , áp đặt bôi nhọ bố tôi , gia đình tôi . Là những người được Đảng , Nhà nước đào tạo , trả lương : Hiểu rõ và đang thực thi pháp luật nhưng cấu kết cùng nhau vu khống Bố tôi , gia đình tôi , nhằm chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi.

 Tôi , gia đình tôi và người dân thấy rằng đây là hành động của một số kẻ biến chất , sử dụng chức , quyền hòng chiếm đoạt tài sản của gia đình tôi , liên quan đến một kẻ là lao động già nhiều năm “ăn bám” nhà trường làm việc không hiệu quả đã bị hội đồng quản trị mới đuổi việc , vì “sĩ diện” , vì “nhục nhã “ và động cơ thấp hèn nên chúng đã cấu kết với nhau vu khống ,hãm hại gia đình tôi . Chính Chủ tịch huyện Thuận Thành đã nói ,đe doạ gia đình tôi là : đang phải đối mặt với một “thế lực chính trị” .Trong thời gian Bố tôi bị “điều tra “ có rất nhiều kẻ lạ mặt , không rõ danh tính thường xuyên đe doạ , nhắn tin , gọi điện thoại khủng bố đến tôi hòng ngăn cản tôi tố cáo sự việc với các cơ quan bảo vệ pháp luật Trung ương.

Rất mong lãnh đạo các cơ quan của Đảng ; Nhà nước ; Cơ quan bảo vệ pháp luật ; Viện Kiểm sát Tối Cao ; Ngành Tư pháp Trung ương ……. - Không trực thuộc tỉnh Bắc Ninh - quan tâm lá đơn này./.

Người làm đơn

Nguyễn Trung Thành
(Tôi , gia đình tôi xin gửi đến một số tài liệu và toàn bộ hồ sơ kèm theo )


 Hình ảnh các "đầy tớ của dân " "công và quyền" đến "kê biên " nhà em tôi , giấy tờ đất lại tên của người khác .Đe doạ , khủng bố là "thủ đoạn " ......Mới đây "thày cai " của "đầy tớ của dân "........ cũng cho "về hưu " hòng chạy tội ???????????????

Đã gần 3 năm nay không một cơ quan , không một VksTT ......... Bộ CA ..... hình như họ đều làm ngơ ; Gia đình tôi đã gửi có đến vài trăm lá đơn thư bảo đảm , email đến báo trí , các cơ quan ????????????. Ôi khốn khổ cho Bố tôi một người gần đất xa trời , đến nay ĐTV Ca Bắc Ninh vẫn thường xuyên đến nhà tôi đe doạ khủng bố , kẻ viết lệnh khởi tố thì " về hưu non " , vtvks Bn vẫn tại vị , Kẻ chủ mưu thự sự hiện mới bị " đuổi về lại đất Thuận Thành " ................Không biết đến bao giờ , đến khi nào " các ông công - quyền " mới " minh chứng pháp luật còn tồn tại ".Công an Bắc Ninh hiện đang "cầm giữ của gia đình tôi hơn 500 triệu , bao gồm tiền mặt và 01 sổ tiết kiệm của bố mẹ tôi , khi đến "khám nhà " và đe doạ bắt giam Bố tôi

28/05/15 - PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: Thăm nhà của Đại úy Nguyễn Văn Đương nhân ngày giỗ thứ 44

05/28/2015
28/05/15 - PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: Thăm nhà của Đại úy Nguyễn Văn Đương nhân ngày giỗ thứ 44


 
  
Đại úy Nguyễn Văn Đương - Pháo đội trưởng của Pháo đội 3, Tiểu đoàn 3 Pháo binh - Nhảy dù, chính là người anh hùng trong nhạc phẩm Anh Không Chết Đâu Anh của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Đại úy Đương đã tuẩn tiết vào ngày 25/02/1971 tại căn cứ đồi 31, mặt trận hạ Lào và xác của anh vẫn còn nằm lại trên đất Lào cho đến nay. Nhân ngày giỗ thứ 44 của cố Đại úy Đương, phóng viên SBTN đã đến thăm gia đình của cố đại úy cùng với một số cựu quân nhân VNCH tại quận 11, Sài Gòn. Mời quý vị cùng lắng nghe những tâm tình của bà Nguyễn Thị Mai- vợ của Đại úy Đương lúc hay tin chồng mất tích và cuộc sống bấp bênh cho đến bây giờ.