11/30/2015

Xoá dần môn Lịch Sử để triệt tiêu tinh thần dân tộc? (chuẩn bị cho 2020 khi CSVN thực thi Quyết Định Thành Đô năm 1990?- mvn)

Văn Chu
11/30/2015
.
Gần đây Bộ Giáo dục dự tính tích hợp môn Lịch sử với Giáo dục Công dân và An ninh Quốc phòng thành môn Công dân với Tổ quốc. Dự thảo này đã gặp nhiều chống đối từ các nhà khoa học, chuyên gia, giáo viên dạy lịch sử, điển hình qua các ý kiến được phát biểu trong Hội thảo về “Môn Lịch sử trong Giáo dục phổ thông” ngày 15-11 vừa qua do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.
.
Giáo sư Vũ Dương Ninh (ĐHQG Hà Nội) cho ý kiến: “…Vị trí của môn Sử và một vài môn khác bị đẩy lùi dần thành môn phụ trên thực tế và đến nay, nó mất tên chính danh trong chương trình Trung học cơ sở dưới cái vỏ “Công dân và Tổ quốc”. Nó bị lẫn vào môn Khoa học xã hội (tự chọn) trong chương trình cho học sinh theo phân ban khoa học tự nhiên và chỉ còn là môn học chính thức đối với học sinh chọn phân ban khoa học xã hội. Có nghĩa rằng lớp trí thức trẻ tương lai (trừ số ít chọn ngành khoa học xã hội) sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử của dân tộc mình, về lịch sử của đất nước mình”.
.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Vũ Quang Hiển (Khoa Lịch sử, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGHN) đặt câu hỏi: “Lịch sử là một bộ môn khoa học. Giáo dục lịch sử phải là giáo dục tri thức khoa học. Thế nhưng một cán bộ có trách nhiệm xây dựng Dự thảo chương trình cho rằng, “môn Lịch sử không thể biến thành khoa học Lịch sử (đây là phần dành cho những nhà nghiên cứu)”. Quả là một nhận thức mơ hồ, lệch lạc. Nếu như giáo dục lịch sử không phải là giáo dục những tri thức khoa học thì giáo dục cái gì?”

Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Thanh Bình (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) nêu vấn đề: “Chúng tôi nghĩ rằng, có những vấn đề đặt ra mà những người làm chương trình phải tính toán lại, đừng chỉ vì cố hoàn thành dự án mà để lại hậu quả, sẽ tác động không tốt tới xã hội. Trước hết chương trình này sẽ dẫn đến hệ lụy làm “teo” môn lịch sử trong trường phổ thông, lớp trẻ không còn biết sự hy sinh của các bậc tổ tiên để có đất nước như ngày hôm nay….”.

Trước đó Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch Sử VN, được website VTC dẫn lời, cho rằng việc tích hợp như cách làm của Bộ Giáo dục trên thực tế sẽ khai tử môn lịch sử.

Và còn nhiều ý kiến từ các chuyên gia nghiên cứu, giảng dậy môn lịch sử. Nói chung hầu hết đều không tán thành dự thảo, bày tỏ nỗi ưu tư các thế hệ tương lai sẽ không còn biết gì đến lịch sử dựng nước và giữ nước với bao công ơn, hy sinh xương máu của tiền nhân. Chính những giòng lịch sử này mới là chất liệu căn bản của cái hồn Việt, của tinh thần dân tộc; không còn biết đến lịch sử là sẽ mất đi bản gốc của mình.
.
Đây là những ưu tư không phải cho tương lai xa mà cho thực tế đang xẩy ra trong hiện tại. Trong một chương trình trên VTV1 phóng viên có hỏi 40 em học sinh ở Hà Nội từ 9 tới 15 tuổi biết gì về sự liên hệ giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ, 90% các em đều trả lời sai
(xem tại đây https://youtu.be/DXAciDUdqMo ).
.
Ấy là lúc môn Lịch sử vẫn còn là một môn học bắt buộc và riêng biệt chưa bị làm loãng đi mất hẳn danh xưng, chìm vào trong sự tích hợp với hai môn khác để gộp thành một môn tự chọn, không bắt buộc ở cấp Trung học Phổ thông như theo dự tính của bộ Giáo dục.

Dự thảo của Bộ Giáo dục nói trên không phải là dự thảo tự phát của bộ. Nó là sự khai triển từ Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường". Nói cách khác đây là chủ trương của Đảng.

Qua những khẩu hiệu mỹ từ hướng về hiện tại và tương lai trong nghị quyết trên, ta thấy thiếu vắng yếu tố đáp ứng một thực tế hiện tại và tương lai, đó là sự toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo đang bị đe doạ bởi láng giềng phương Bắc. Đây là cái quên vô tình hay cố ý?

Bởi nếu thực sự quan tâm đến chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, đảng cầm quyền, qua Bộ Giáo dục, đã phải cũng có một hướng giáo dục xây dựng niềm tự hào dân tộc, vun đắp truyền thống đấu tranh chống Bắc Thuộc từ tổ tiên truyền lại. Và như thế khó có cách nào hay hơn là chú trọng nhiều đến môn lịch sử, vì Việt sử là một tranh đấu sử nghìn đời chống ngoại xâm phần lớn từ phương Bắc.
.
Thế nhưng thực tế cho thấy môn lịch sử đang từ từ bị xuống cấp từ trước đến nay. Từ chương trình và cách dạy khô khan có hệ thống, chỉ biết nhồi nhét vào đầu non trẻ những ngày tháng, địa danh, sự kiện vô hồn làm học sinh chán nản không muốn hoc. Đến chuyện Hai Bà Trưng đánh giặc mà học sinh không được cho biết là giặc nào để né chỉ đích danh giặc Tàu xâm lược.

Từ chuyện các giai đoạn trước thời kỳ đảng Cộng sản Đông dương và ông Hồ xuất hiện, không được ưu tiên cho học sinh học kỹ như là đối với thời kỳ Cộng Sản chống Pháp, Nhật, Mỹ, mang ơn sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc… vĩ đại. Đến chuyện cuộc chiến biên giới 1979 và lịch sử chủ quyền của ta trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã bị bỏ qua trong các sách giáo khoa.
.
Chả trách các trí thức chuyên gia, giáo viên môn lịch sử của ta không khỏi có những quan ngại sâu sắc kể trên, về viễn cảnh môn lịch sử và tinh thần dân tộc sẽ bị triệt tiêu.

Có sự chủ mưu gì chăng? Nhất là trong bối cảnh của những lời đồn đại về thoả thuận trong Hội nghị Thành Đô giữa hai đảng CS Hoa-Việt năm 1990, theo đó nước Việt sẽ chỉ còn là một phiên bang tự trị trong “tổ quốc” Trung Hoa vào năm 2020?

Văn Chu

Độc Tài Toàn Trị Cộng Sản Là Di Họa Khủng Khiếp Của Hồ

Lê Nguyên - Vietbao.com
29/11/201501


Thời Hồ Chí Minh công cụ loa đài độc quyền là bùa phép để “tuyên giáo đảng ta” nhào nặn, hô biến cho Hồ từ một tên gian manh, xảo quyệt, độc ác, bạo tàn, tay sai ngoại bang thành một người có đầy đủ phẩm chất đạo đức như một anh hùng dân tộc, như thánh nhân “không biết mùi đàn bà” suốt đời hy sinh cho dân cho nước. Cũng qua công cụ loa đài “tuyên giáo đảng ta” đã biến đảng cộng sản, một đảng cướp chuyên nghề cướp của giết người không gớm tay thành đảng dân tộc, đảng cách mạng và mở loa đài lu loa rằng không có bác đảng lãnh đạo “sáng suốt tài tình” thì Việt Nam không có độc lập, thống nhất, phát triển vượt bực như ngày hôm nay! (sic)

Thời nay là thời tin học với công cụ truyền thông hiện đại đã dần thay thế, xóa sổ công cụ loa đài của thời đại Hồ Chí Minh và loa đài của “đảng ta” không thể bưng bít, tuyên truyền dối trá như thời đại Hồ được nữa. Giờ thì rất hiếm người không biết đảng cộng sản thực chất là một đảng cướp và Hồ Chí Minh là tên tay sai, làm công ăn lương hoạt động tình báo cho cộng sản quốc tế.

Tạm gát chuyện đảng cộng sản qua một bên và tập trung vào nhân vật Hồ để không làm loãng chủ đề sự thật Hồ Chí Minh.

Nhiều bằng chứng của nhiều người tây lẫn ta “tò mò” nghiên cứu, tìm hiểu nhân thân, tìm biết cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Với các dữ kiện trưng dẫn, rất có khả năng Hồ là tên tình báo Tàu nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc, người được ghi nhận là đã chết vì bệnh lao ở nhà tù Hongkong và Hồ được tổ chức chỉ định thay thế Nguyễn xâm nhập Việt Nam hoạt động cho Nga-Tàu nhuộm đỏ Việt Nam theo chỉ đạo của cộng sản quốc tế?
.

Nội dung bài viết này sẽ không chứng minh Hồ giả Hồ thật, Hồ Tàu Hồ Việt vì Hồ nào cũng là tên tình báo trăm tên nghìn mặt hoạt động cho cộng sản quốc tế và Hồ nào cũng đã gây tội ác, đã để lại di họa nghiêm trọng khó khắc phục cho dân tộc, đất nước Việt Nam.

Sự thật không thể chối cãi. Hồ là người truyền bá rao giảng, đem chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, là nhân vật chủ chốt tổ chức thành lập đảng cộng sản Việt Nam, là tên chủ mưu cướp chính quyền non trẻ Trần Trọng Kim của vua Bảo Đại, dựng nên nhà nước độc tài toàn trị cộng sản với danh xưng Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa – một nước chư hầu nằm trong hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa của thời mồ ma cộng sản còn cường thịnh.

Nội dung bài viết cũng sẽ không kể lể tội ác, không kiểm kê tài sản “lưu manh” của Hồ Chí Minh vì người Việt nam ai cũng biết tội ác và lưu manh của Hồ, kể cả những đứa cháu ngoan ngu muội có số má của Hồ. Nội dung bài viết chỉ sẽ nói đến di họa cốt lõi như cuộn chỉ đỏ rối bời đầy thảm họa khó tháo mở do Hồ làm ra, phát tán trên đất nước Việt Nam:
.

Thứ nhất di họa của Hồ là tài sản Mao-Hồ vun đắp với tư tưởng “...Bên ni biên giới là nhà...bên kia biên giới cũng là quê hương...Bác Mao nào ở đâu xa...Bác hồ ta đó chính là bác Mao...”Từ ý tưởng ngây ngô, nô thuộc Tàu lộ liễu, có sự tiếp tay của các thế hệ “cháu ngoan” lưu manh lẫn mê muội nhào nặn, biến tướng thành 16 vàng 4 tốt, thành tài sản chung quý báu “Mao-Hồ” khiến cho Việt Nam mãi nằm trong tay áo Tàu không thể thoát ra được và chính sự lệ thuộc Tàu toàn diện là rào cản, bít lối phát triển của đất nước Việt Nam.
.

Thứ hai di họa Hồ là chân rết của tình báo Hoa Nam từ thời Mao-Hồ “xây dựng, vun đắp” đã sinh sôi nẩy nở như quân nguyên leo cao luồn sâu vào mọi ngõ nghách, nắm giữ những chức vụ trọng yếu trong đảng, chính quyền tiếp tay cho Tàu Cộng cướp đất biên giới, cướp biển đảo Việt Nam không cần tiếng súng. Tất cả nhằm phục vụ ý đồ, hình thành bản đồ lưỡi bò chín đoạn trên biển Đông của bá quyền Đại Hán và nó đã được một bộ phận không nhỏ những tên hồn Hoa da Việt ra sức gìn giữ, phát huy.
.

Thứ ba di họa Hồ cũng là lý do để cho lãnh đạo tay sai bán nước đương quyền bám víu chủ nghĩa Mác-Lê, hô hào kiên trì tiến lên xã hội chủ nghĩa, bám giữ đảng độc quyền lãnh đạo nhằm bảo vệ quyền lực quyền lợi do đảng cộng sản thu tóm, cướp bóc của dân của nước và cứ mồm loa mép vãi bảo là Hồ lựa chọn. Những tên lãnh đạo lưu manh đương quyền đổ thừa, vì chúng biết xác Hồ chỉ có giá trị lợi dụng chứ không thể ngồi bật dậy mắng chúng “nói láo!”
.

Thứ tư di họa Hồ là chế độ độc tài toàn trị là nguyên nhân của mọi tai ương, thảm họa, chết chóc khổ đau, nghèo đói triền miên phủ chụp lên đầu nhân dân Việt Nam, nhấn chìm nhân dân Việt Nam xuống dưới đáy chín tầng địa ngục của cái gọi là xã hội chủ nghĩa. Một chế độ phản động với kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, với đất đai sở hữu toàn dân nhưng thực chất không người dân nào được quyền sở hữu đất đai của ông bà tổ tiên mình để lại.

Giờ đây các tài liệu bí mật trong đảng ngoài đảng, trong nước ngoài nước đã đươc bạch hóa tràn ngập trên các trang mạng xã hội. Mọi sự đã rõ, sự thật lịch sử đã chỉ ra di sản của Hồ là độc tài toàn trị, là đảng cộng sản Việt Nam...là nguồn gốc thảm họa của đất nước, dân tộc Việt Nam. Đống di sản tạp nhạp, rùng rợn của Hồ có nhiều không sao kể xiết, trong đó có chế độ độc tài toàn trị cộng sản, một thiết chế chính trị dã man, tàn bạo nhất trong giòng lịch sử phát triển của xã hội loài người.
.

Chế độ độc tài cộng sản còn tồi tê hơn chế độ độc tài quân chủ, vì độc tài quân chủ chỉ có một ông vua độc quyền quyền lực, chỉ cha truyền con nối cho mỗi ông vua và chỉ có một ông vua thôi. Còn độc tài cộng sản có rất nhiều vua và chuyện cha truyền con nối không chỉ áp dụng cho vua như trong chế độ độc tài quân chủ mà “hủ tục” cha truyền con nối còn được áp dụng cho cả quan chức chế độ độc tài toàn trị cộng sản.

Điển hình là con cái của lãnh đạo đảng, chính phủ, các quan đầu tỉnh đã được “truyền ngôi” qua cái gọi là cơ cấu cán bộ nguồn “đúng quy trình” từ trung ương cho đến địa phương như: Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Minh Triết con của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng; Nguyễn Xuân An con của Nguyễn Văn Chi nguyên chủ nhiệm ủy ban trung ương đảng; Lê Phước Hoài Bảo con của Lê Phước Thanh nguyên bí thư tỉnh Quảng Nam; Lê Trương Hải Hiếu con của Lê Thanh Hải bí thư thành ủy Hồ Chí Minh; Lê Hoàng Ngân con của Lê Hoàng Quân chủ tịch ủy ban nhân dân HCM...

Độc tài cộng sản không chỉ tồi tệ hơn độc tài quân chủ. Độc tài toàn trị cộng sản còn tồi tệ hơn chế độ độc tài quân phiệt vì độc tài quân phiệt còn có chỗ cho tinh thần dân tộc trổi dậy để những tên lãnh đạo độc tài biết hổ thẹn “vung gươm xốc tới” bảo vệ thanh danh cho tổ quốc, giống nòi khi bị ngoại bang đe dọa, ức hiếp, làm nhục. Còn độc tài cộng sản, các tên lãnh đạo đảng bất hiếu, bất nhân không có tổ tiên nòi giống để hướng về. Trong đầu tôm của chúng chỉ có ông tổ Mác-Lê, chỉ biết tổ quốc xã hội chủ nghĩa để tôn thờ và người dân sống trong chế độ cộng sản bị nòng súng kê vào đầu chỉ biết vâng lời làm theo để được yên thân chứ không được lựa chọn nào khác như nông nô sống trong lãnh địa của các lãnh chúa âu châu thời quân chủ phong kiến.

Như mọi người thấy, từ quá khứ cho đến hiện tại độc tài cộng sản Việt Nam có nhiều cơ hội thoát Trung, nhưng rồi cuối cùng không thể thoát ra khỏi vòng kim cô chủ nghĩa Mác-Lê, chủ nghĩa xã hội, thế giới đại đồng nên Việt Cộng bị nhốt tù trong tay áo của Tàu Cộng không thể thoát ra được. Riêng độc tài quân phiệt Miến Điện không bị ràng buộc những thứ vớ vẩn của ý thức hệ, của đảng cộng sản anh em, của tổ quốc xã hội chủ nghĩa nên đã vùng lên thoát vòng lệ thuộc Tàu Cộng – thay đổi thể chế độc tài sang dân chủ rất thông minh và ngoạn mục trong cuộc bầu cử tự do vừa qua.
.

Cuộc sống thực tiễn của chế độ dân chủ và của chế độ độc tài là bằng chứng cụ thể chỉ ra, chế độ độc tài toàn trị cộng sản là chế độ độc tài tồi tệ nhất so với các hình thức độc tài đã diễn ra trong giòng lịch sử nhân loại. Chế độ độc tài cộng sản là chế độ phản động đi ngược chiều tiến hoá của nhân loại, là nguồn gốc của bất công xã hội, của nghèo đói lạc hậu chậm tiến, của đầy máu và nước mắt dân tộc Việt Nam...

Ngày nay đa phần thế giới đã vất bỏ Mác-Lê, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa, thiết lập chính thể dân chủ hiện đại theo chiều tiến hóa văn minh, tiến bộ của nhân loại, là sự thật đời sống chính trị của thế giới loài người đang sống và hướng tới. Chính thể dân chủ là chính thể nhân bản, văn minh, tiến bộ mang đến ấm no, tự do, hạnh phúc, thịnh vượng thực chất cho loài người thời hiện đại.

Chừng nào lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam còn ngu muội, còn vì đảng, vì Mac-Lê nhắm mắt đi theo con đường cộng sản hoang tưởng của Hồ hoặc giả vờ ngu muội lợi dụng tư tưởng, đạo đức không có gì của Hồ để mưu cầu lợi ích cá nhân phe nhóm, để vinh thân phì da, để độc quyền lãnh đạo là chừng đó thời gian người dân Việt Nam vẫn còn chìm ngập trong vũng lầy khổ đau nghèo đói, đất nước mãi còn tụt hậu không thể phát triển và nguy cơ mất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp phương bắc chỉ còn là vấn đề thời gian có thể trông thấy được.
.

Đảng cộng sản với chế độ độc tài toàn trị là cặp đôi tương sinh cộng sinh trong vô số “di sản khủng khiếp” của tội đồ dân tộc, của tội phạm chống nhân loại Hồ Chí Minh - tên cộng sản quốc tế trăm tên nghìn mặt mà tên nào cũng gian manh, mặt nào cũng nanh vuốt, máu me rất ghê sợ. Vạch ra di họa Hồ không phải nói xấu, vu khống Hồ Chí Minh vì sự thật Hồ Chí Minh vốn như thế, chỉ cần căn cứ trên sự thật, nói lên sự thật sẽ thấy tràn ngập thủ đoan lọc lừa, gian manh độc ác của Hồ Chí Minh chẳng cần chi phải bịa đặt, vu khống?

Cụ thể dễ thấy hơn, di hoạ của thể chế độc tài toàn trị do bác đảng làm ra phát tán, là người dân thấp cổ bé miệng sống trong chế độ dù có oan ức, khổ sở thế nào cũng chỉ trùm mền rên la, khóc lóc, kể lể thấu tận trời xanh cũng không gây chút mảy may xúc động, không động lòng trắc ẩn của những tên lãnh đạo đảng viên thú tính, máu lạnh đánh mất trái tim người.

Cũng trong chế độ độc tài toàn trị cộng sản, giới trí thức, doanh nhân, công nhân, nông dân, sinh viên, học sinh... những ai còn nặng lòng yêu nước thương dân, thấy được trách nhiệm lên tiếng phản biện, chống lại những hành vi sai trái của lãnh đạo đảng, nhà nước đương quyền. Cụ thể là có thái độ với cán bộ, quan chức làm ngơ lẫn ngấm ngầm chỉ đạo côn an, côn đồ đàn áp dân oan, hung hăng trấn áp người dân yêu nước xuống đường chống xâm lược Tàu nhưng lại như cọng bún thiu nhắm mắt bịt tai để mất dần đất liền, mất biển đảo và để đất nước ngày càng một lệ thuộc vào Tàu Cộng…

Trước viễn cảnh đen tối của tổ quốc Việt Nam, mọi tiếng nói cảnh báo, phản biện về nguy cơ mất nước vào tay bá quyền đại Hán đều bị đàn áp thô bạo, dã man như chính chúng là kẻ thù xâm lược thời man di, mọi rợ của dân tộc Việt Nam.
.

Tóm lại di họa đảng độc quyền lãnh đạo với chế độ độc tài toàn trị cộng sản của Hồ là “cặp bài trùng” cai trị người dân trên nòng súng, dùi cui, trại tù với chướng khí khủng bố bao trùm thường trực khắp mọi ngõ ngách đời sống của các tên đao phủ cộng sản.

Đảng cộng sản với chế độ độc tài toàn trị cộng sản do Hồ lập ra, qua nhiều chục năm độc quyền lãnh đạo đã phá tan hoang đất nước, con người Việt Nam, chúng biến con người trở nên vô cảm không còn tính người, tình người. Chúng biến một dân tộc kiêu hùng bất khuất trở nên nhu nhược đớn hèn trước hành động ngang ngược của kẻ thù truyền kiếp phương bắc và chúng biến người dân cả nước thành người tù dự khuyết vật vờ trong một nhà tù lớn phủ trùm bạo lực khủng bố mang tên cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đảng độc tài độc ác với chế độ toàn trị phi nhân phản động, xây dựng quyền lực nhà nước trên tuyên truyền dối trá, trên bạo lực khủng bố là di họa khủng khiếp của Hồ đã làm băng hoại con người, làm rệu rã văn hóa dân tộc, là thảm họa của tổ quốc Việt Nam. Chế độ độc tài toàn trị phi nhân tính cộng sản phải bị loại bỏ khỏi đời sống dân tộc Việt vì nó là thảm họa... không có lý do tồn tại lâu hơn nữa trên đất nước Việt Nam.

Chiêu thức mới trong chiến lược bịp: Dự luật báo chí của nước CHXHCNVN

Vũ Ngọc Yên
11/24/2015




Trước những đòi hoỉ của nhiều quốc gia dân chủ đã ký kết chấp nhận Việt Nam tham gia vào các thỏa ước thương mại tự do (FTA) và áp lực hội nhập kinh tế thế giới cũng như hiện tình chính trị trong nước ngaỳ càng căng thẳng, Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) và chế độ độc đảng đả tiến hành soạn thảo một loạt dự luật cho nhiều lãnh vực ( luật tạm giam, luật biểu tình, luật lập hội luật tôn giáo, luật tố tụng hình sự, luật dân sự, luật bầu cử đại biểu quốc hội và Hội đồng nhân dân, luật báo chí…)

Ba Dự luật được dư luận trong và ngoài nước quan tâm là Dự thảo luật tín ngưỡng và tôn giáo, luật lập hội và luật báo chí. Đây cũng là những đề tài đang gây tranh cãi gay gắt trước khi Đại hội lần thứ 12 của ĐCSVN dự kiến được triệu tập vào năm tới.

Vai trò của Báo Chí-Truyền Thông.

Một quốc gia dân chủ lập hiến với Tam quyền (Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp) phân lập.Ba cơ quan hiến định hoạt đông độc lập, nhưng chịu sự giám sát hỗ tương. Tuy nhiên,trong tiến trình xây dựng dân chủ, vẫn xảy ra nhựng vụ lợi dụng và lạm dụng quyền lực ở Tam quyền,nên xã hội và công luận mong có thêm một cơ quan khác bổ sung cho Tam quyền và có khả năng giám sát, minh bạch hóa các hoạt động của cả ba cơ quan hiến định.Từ quan điểm này, Báo chí,truyền thông, một phương tiện thông tin đại chúng đã được vinh danh thành đệ Tứ quyền ở các quốc gia dân chủ -đa đảng.Trong nhiều thập niên qua ,báo chí-truyền thông đã minh chứng vai trò độc lập thông tin, phản biện những chính sách liên hệ đến quyền lợi đất nước và lợi ich của người dân. Đệ Tứ quyền đã trở thành một bộ phận quan trọng giúp chế độ dân chủ ngày càng cải thiện và Tam quyền cũng hoạt động hiệu quả hơn.

Việt Nam là một quốc gia độc đảng.Mọi quyền lực quốc gia đều do ĐCSVN chi phối.Nhân Quyền và Dân Quyền còn chưa được tôn trọng , nói chi đến quyền tự do báo chí. Đệ Tứ quyền vẫn là từ ngữ xa lạ với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Nhận xét về Dự luật báo chí CHXHCNVN.

Số liệu báo chí tính đến 31.12.2013: Việt nam có 838 Cơ quan báo chí với 1111 ấn phẩm (199 báo in và 639 tạp chí),90 Cơ quan báo chí điện tử, 67 Đài phát thanh, truyền hình . 18.000 nhà báo được cấp thẻ và 5000 phóng viên đang hoạt động báo chí nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo.Toàn bộ phương tiện truyền thông đều được trợ cấp tài chính và đăt dưới sự quản lý của đảng và nhà nước.

Chỉ riêng con số các cơ quan truyền thông và sự gia tăng nhanh chóng của các mạng xã hội khiến Bộ Công an và Ban Tuyên giáo của ĐCSVN ngày càng trở nên không thể thực hiện được việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát đầy đủ. Hơn nữa lãnh vực báo chí, truyền thông có y nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội va là một lãnh vực rất nhậy cảm cho tính chính danh cầm quyền của chế độ độc đảng.,Hơn 90 % các vụ tham nhũng được phát hiện nhờ nhân dân và báo chí.Đảng và nhà nước cần một luật báo chi mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy hoạch hóa lại toàn bộ hệ thống báo chí –truyền thông.

Dự thảo Luật Báo chí gồm 6 chương với 59 điều, trong đó có 30 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành.

Phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật quy định tổ chức và hoạt động báo chí; quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và liên quan đến hoạt động báo chí; đối tượng thành lập cơ quan báo chí; những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí; lãnh đạo cơ quan báo chí; giấy phép; liên kết trong hoạt động báo chí…

Không tư nhân hóa báo chí-Báo chí là công cụ của đảng.

Bộ trưởng Bộ thông tin tuyên truyền Nguyễn Bắc Son cho biết đây là dự luật khá “nhạy cảm, phức tạp” và đã được sửa đổi tới 18 lần trước khi trình ra Ủy ban Thường vụ QH. Bộ trưởng cũng cho biết trong quá trình xây dựng dự luật, tại các hội thảo có nhiều ý kiến cho rằng để đảm bảo tự do báo chí phải cho phép tư nhân hóa báo chí.

Lý giải cho việc tư nhân hóa báo chí không được đưa vào dự luật, Bộ trưởng Son cho biết đây là quan điểm của Đảng. Quan điểm của Đảng khẳng định “báo chí là phương tiện thông tin, là phương tiện truyền thông và là vũ khí tư tưởng quan trọng đặc biệt của Đảng, Nhà nước… Đảng, Nhà nước phải nắm chắc công cụ này”.

Các văn bản này cũng nêu rõ: “Báo chí VN là báo chí cách mạng, phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện trực tiếp của Đảng, quản lý của nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Không thương mại hóa, không tư nhân hóa báo chí”.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí

1. Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của nhân dân.

2. Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng, thực hiện và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội…

Điều 15. Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí

1. Cơ quan của Đảng; cơ quan nhà nước; tổ chức chính trị; tổ chức chính trị – xã hội; tổ chức chính trị – xã hội, nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội – nghề nghiệp từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên; cơ quan trung ương của các tổ chức tôn giáo hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Các đối tượng sau đây được thành lập Tạp chí khoa học:
a) Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học;
b) Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ;
c) Bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên.

Phủ nhận quyền tự do báo chí của công dân

Chương II quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận là cần thiết, nhưng lại phân biệt quyền tự do báo chí dành cho cơ quan báo chí và nhà báo, còn quyền tự do ngôn luận trên báo chí thì dành cho công dân

Điều 11. Quyền tự do báo chí
2. Báo chí, nhà báo hoạt động báo chí trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ.
3. Nhà báo, công dân có quyền tiếp cận các thông tin mà nhà nước không cấm theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ cho việc thông tin trên báo chí.
4. Công dân có quyền được biểu đạt thông tin; tham gia giám sát, phản biện xã hội trên báo chí,
5. Không ai được hạn chế, cản trở cơ quan báo chí, nhà báo, công dân hoạt động báo chí đúng pháp luật.
6. Báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, phát sóng và truyền dẫn trên môi trường mạng.
Điều 12. Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới.
2. Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về nội dung thông tin.
3. Phát biểu ý kiến trên báo chí về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến vào việc xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp ý, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí theo quy định của pháp luật.

Kiểm soát, chế tài và răn đe báo chí

Dự luật báo chí được soạn thảo không vì mục đích tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do ngôn luận , tự do báo chí và tự do xuất bản, mà chủ yếu nhắm vào quản lý và kỷ luật hóa hệ thống báo chi-truyền thông .Dự luật gia tăng các áp lực mới đối với các tổng biên tập, kiểm soát nhân sự, và cấp giấy phép hàng năm.Dự luật quy định 9 nội dung cấp giấy phép và 4 nội dung phải thông báo với sự chấp thuận bằng văn bản của cớ quan quản lý nhà nước về báo chí .

Người đứng đầu cơ quan báo chí (Tổng giám đốc,giám đốc,phó giám đốc, tổng biên tập ,phó tổng biên tập ) phải do chính quyền bổ nhiêm.Thêm vào đó Dự luật nêu ra một loạt những biện pháp trừng phạt khi vi phạm về nội dung,quy định 12 nội dung và 10 hành vi bị cấm.

Điều 10. Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí

1. Nghiêm cấm thông tin trên báo chí những nội dung sau đây:

Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hộ.; Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược.; Thông tin xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại, bí mật đời tư của cá nhân e) Thông tin sai sự thật; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan.; Lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân….

2.Nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau:

Hoạt động cơ quan báo chí, xuất bản bản tin, đặc san không có giấy phép; In báo chí không có giấy phép; In, phát hành và truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy; Nhập khẩu báo chí in có nội dung bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật;..

Điều 57. Xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí

1. Cơ quan báo chí, tổ chức, tham gia hoạt động báo chí vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị cảnh cáo, phạt tiền và bị áp dụng biện pháp thu hồi, tịch thu ấn phẩm, băng đĩa ghi âm, ghi hình; đình bản tạm thời hoặc thu hồi giấy phép trong hoạt động báo chí theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Cơ quan báo chí bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản thêm ấn phẩm báo chí, phụ trương, sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo chí điện tử và cơ quan, tổ chức bị thu hồi giấy phép xuất bản đặc san, bản tin khi đăng, phát thông tin vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

Kết luận

Xét qua toàn văn bản, dư luật đã không thể hiện được mục đích cao cả của môt Luật báo chí: Đảm bảo quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận,tự do báo chí và xuất bản của mọi công dân.Nội dung Dự luật chỉ tập trung vào chủ trương siết chặt quản lý hệ thống báo chí- truyền thông của đảng và nhà nước.

Đảng và chính quyền luôn hứa hẹn sẻ cải cách, nhưng nhìn qua các dự luật mà ĐCSVN và chính quyền đưa ra cho thấy luật mới làm ra không nhằm đáp ứng những quyền chính đáng và tự nhiên của người dân như đã được công nhận qua các Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội , mà chỉ nhằm duy trì tư duy xin cho, ban phá ân huệ của chế độ một đảng toàn tri tệ hại.Quyền và nghĩa vụ của công dân chỉ do đảng quyết định.

Trong quá khứ chính quyền CS thường sử dụng các điều luật có nội dung mơ hồ và diễn giải tùy tiện trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để bỏ tù những người bất đồng chính kiến ,nhất là những nhà báo điều tra tham nhũng ở các quan chức lãnh đạo đãng và nhà nước .Các cáo buộc như hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc,phá rối an ninh ,tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN, lợi dụng các quyền tự do dân chủ ,gây rối trật tự công cộng,trốn thuế… sẽ thay thế bằng những cáo buộc “cụ thể” dựa theo các điều của luật mới trong tương lai.

Trong bối cảnh hiên nay, chế độ đang đứng trước những áp lực phải dân chủ hóa thật sự để tạo điều kiện cho đất nước canh tân và phát triển. Nhưng ĐCSVN lại vẫn chủ trương độc đảng i và kiên trì theo đuổi một chủ nghĩa xã hội lỗi thời nên các dự luật được trưng bầy chỉ là những chiêu thức mới nhằm lứa bịp dư luân trong và ngoài nước hầu dễ dàng trấn áp và kết án những thành phần khác chính kiến.

© Vũ Ngọc Yên

© Đàn Chim Việt

Đến khi nào CSVN mới dám công bố tầu và lính Trung cộng giết người Việt đánh cá trên vùng biển VN?

BBC
11/30/2015

Ngư dân 'bị bắn chết gần Trường Sa'

Image copyrightGettyImage captionNgư dân miền Trung Việt Nam (ảnh minh họa)

Truyền thông Việt Nam nói một ngư dân tỉnh Quảng Ngãi bị người nước ngoài bắn thiệt mạng ở vùng biển Trường Sa.

Các báo nói người tử nạn là ông Trương Đình Bảy, 42 tuổi, người thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện chưa biết những kẻ bắn chết ông là người nước nào.

Theo báo Tuổi Trẻ, ông Bảy bị bắn chết ngày 26/11 tại khu vực biển cách đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền khoảng 30 hải lý.

Lúc bị bắn, ông Trương Đình Bảy cùng 14 thuyền viên khác trên tàu cá QNg 95861 của ông Bùi Văn Cu đang làm công việc đánh bắt hải sản.

Báo Tuổi Trẻ dẫn lời Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu nói đây là khu vực biển "lâu nay ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt bình thường chưa bao giờ có sự việc bị tàu nước ngoài tấn công hay xua đuổi".

Theo nghiệp đoàn, "một nhóm khoảng 5 người có vũ trang đã nhảy lên tàu của ông Cu, trấn áp và bắn chết ngư dân Trương Đình Bảy".

"Ngay sau khi xảy ra sự việc, các ngư dân đã dùng icom báo cáo sự việc với Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu và đang trên đường trở về đất liền."

Được biết khoảng 1-2 ngày nữa tàu chở thi thể ông Bảy mới về đến đất liền.

Khu vực đánh bắt được nói không xa đá Vành Khăn, là nơi Trung Quốc đã xây dựng cơ sở hạ tầng khá kiên cố. Tuy nhiên, hiện chưa có cơ sở xác định liệu những kẻ tấn công có phải người Trung Quốc hay không.

Đây không phải lần đầu tiên ngư dân Việt Nam bị bắn chết khi hoạt động tại các vùng biển xa.

Tháng 8/2013, một tàu cá Việt Nam bị 'tàu lạ' nổ súng tấn công khi đang hoạt động ở vùng biển giáp ranh với Campuchia, khiến một ngư dân thiệt mạng.

Trong một diễn biến khác, hôm 13/11, tàu đổ bộ số hiệu 995 và hai tàu hải cảnh số hiệu 2305, 35115 của Trung Quốc bị cáo buộc đã vây ép tàu tiếp tế Hải đăng 05 của Công ty bảo đảm An toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo của Việt Nam.

Vị trí vây ép được nói là gần đá Su Bi cũng thuộc Trường Sa. Tàu của Việt Nam là tàu tiếp vận, không trang bị vũ khí.

Trong khi CSVN trả tiền cho trên 3000 chuyến công du và nghiên cứu nước ngoài hàng năm cũng như cho phép cán bộ đảng được quyền có xe hơi đủ loại để "làm nhiệm vụ", thì Brasil làm chuyện này để tiết kiệm ngân sách:

BBC
11/30/2015

Lãnh đạo Brazil 'hủy thăm VN vì ngân sách'


Image copyrightPR

Tổng thống Brazil Dilma Rousseff hoãn công du tới Nhật Bản và Việt Nam để tiết kiệm tiền cho ngân sách nhà nước.

Trước đó Tổng thống Dilma Rousseff ra lệnh ngưng chi tiêu trong ngân sách 10 tỉ reais (2,60 tỷ USD), nhằm tuân thủ luật trách nhiệm tài chính sau khi khi Quốc hội nước này không thông qua được vào tuần trước nhằm để cắt giảm chi tiêu của chính phủ cho năm nay.

Theo luật, chính phủ phải khống chế chi tiêu để đáp ứng mục tiêu tiết kiệm tài chính đã đưa ra từ ban đầu.

"Đây không phải là vấn đề về tài chính mà là ngân sách," một phát ngôn viên tổng thống nói với các phóng viên. "Bắt đầu từ tháng 12 chính phủ không được chi tiêu tùy ý bất kỳ khoản mới nào ngoại trừ chi cho việc cần thiết cho hoạt động của nhà nước."

Đối mặt với suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập niên, bà Rousseff đang chật vật nhằm ổn định ngân sách của đất nước sau nhiều năm chi tiêu công quá nhiều.

Thực trạng bội chi đã và đang bào mòn niềm tin của các nhà đầu tư trong nền kinh tế một thời bùng nổ.

Bà Rousseff cũng là áp lực phải tuân theo luật ngân sách sau khi Tòa án Liên bang ra phán quyết rằng bà xào nấu báo cáo tài chính công của nước này trong năm 2014.

Đối thủ chính trị của bà nói Quốc hội cần luận tội bà vì đã vi phạm luật pháp.

Đại sứ quán Nhật Bản tại Brazil được truyền thông Nhật dẫn lời xác nhận việc Tổng thống Brazil hủy chuyến công du được lên lịch vào đầu tháng 12 này.

Truyền thông đưa tin Tổng thống Rousseff vẫn sẽ dự hội nghị khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Paris được khai mạc vào ngày thứ Hai 30/11.

11/26/2015

Việt Nam kêu gọi Nga, Thổ Nhĩ Kỳ không làm căng thẳng tình hình (Việt Nam không đủ uy tín và sức mạnh để đưa ra lời đề nghị này cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ - nmvn)

Nam Hằng - Dântri
25/11/2015

Dân trí Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho rằng hai nước cần kiềm chế, không làm căng thẳng thêm tình hình sau vụ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một chiến đấu cơ của Nga.

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều ngày 26/11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã nêu rõ phản ứng của Việt Nam về vụ chiến đấu cơ Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ở gần khu vực biên giới Syria.


Chiếc Su-24 Nga bốc cháy ngùn ngụt sau khi bị tên lửa chiếc đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn trúng (Ảnh: Anadolu)

"Chúng tôi cho rằng các bên liên quan cần kiềm chế, không có các hành động làm leo thang căng thẳng thêm tình hình, xử lý các vụ việc vừa qua trên cơ sở luật pháp quốc tế, hành động đóng góp có trách nhiệm vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới", ông Lê Hải Bình nói.

Cuộc tấn công xảy ra vào ngày 24/11 đã khiến một trong hai phi công đang nhảy dù từ chiếc Su-24 bị thiệt mạng. Người còn lại đã giải cứu và đưa về căn cứ Hmeymim ở Syria.

Trong bức thư gửi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định 2 chiếc Su-24 đã đi vào không phận nước này trong vòng 17 giây. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ ngày 25/11 cũng công bố một loạt băng ghi âm cảnh báo chiến đấu cơ Su-24 của Nga đã vi phạm không phận của nước này nhưng phía Nga vẫn lờ đi.

Điều này hoàn toàn trái ngược với những gì một phi công Nga sống sót trong vụ việc tiết lộ với báo giới ngày 25/11 rằng Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra cảnh báo và máy bay Su-24 không vi phạm không phận.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin đã gọi hành động bắn hạ máy bay Nga của Thổ Nhĩ Kỳ là “đâm sau lưng”, gọi nước này là “đồng phạm với khủng bố”, đồng thời cảnh báo về “hậu quả lớn”.

Không quân Nga ngày 25/11 đã tiến hành ít nhất 12 vụ không kích vào khu vực các phiến quân Turkmen hoạt động, nơi chiến đấu cơ Su-24 bị bắn rơi.

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Pháp Hollande đều hối thúc Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đàm phán trực tiếp sau sự cố để ngăn chặn bất kỳ sự gia tăng căng thẳng.

NATO cũng gọi “đây là tình huống tồi tệ” nhưng bác bỏ thông tin rằng máy bay chiến đấu Su-24 không vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ, một nước thành viên của khối này.

Nam Hằng

11/25/2015

John McCain kêu gọi Việt Nam và những nước khác tuần tra tuần tra đảo nhân tạo ở Biển Đông

Trọng Giáp
vnexpress.net
11/2015

Chủ tịch ủy ban quân vụ Thượng viện Mỹ muốn thấy không chỉ Nhật, mà các nước như Việt Nam, Philippines triển khai tàu vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng trái phép ở Trường Sa.



John McCain trong cuộc trả lời phỏng vấn Asahi Shimbun ở Washington D.C. Ảnh:AsahiShimbun

"Tôi nghĩ tất cả các nước cần có quyền được đi lại trên biển ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép", ông McCain nói trong cuộc phỏng vấn đăng hôm qua trên báo Nhật Asahi Shimbun. Ông trả lời cho câu hỏi liệu Nhật Bản có nên triển khai các tàu thuộc lực lượng phòng vệ hàng hải vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông hay không.

Khi được hỏi liệu ông có nghĩ sẽ tốt hơn khi các nước khác, trong đó có Nhật, tham gia thực hiện quyền này cùng Mỹ hay không, McCain trả lời: "Về lý tưởng, tôi mong thấy một số nước khác làm điều đó, trong đó có Việt Nam, Philippines và thậm chí cả Indonesia".

Ông cho rằng tất cả các nước trên có lợi ích trong việc đảm bảo lưu thông trên Biển Đông, một trong những đường giao thương lớn nhất thế giới, không bị cản trở, đảm bảo các nước đều có thể sử dụng các đường hàng hải trên vùng biển quốc tế.

"Tôi nghĩ rằng Trung Quốc, khi đối mặt với sự thống nhất đó, sẽ không có hành động nào để ngăn chặn", ông nói.

Trọng Giáp

Hãy lấy chuyện gần mà nói sử xa

Phạm Trần - Dânlàmbáo
11/2015


Cuộc tranh cãi để riêng hay trộn Lịch sử vào hai môn “Giáo dục công dân” và “An ninh quốc phòng” cho thành môn mới “Công dân với Tổ quốc" đang diễn ra ở Việt Nam chỉ rối ren thêm nếu không ai dám nói “học sử như bây giờ thì thà đừng học còn hơn.”

Sau đây là những lý do dựa theo chuyện gần để nói tại sao:

Bắt đầu từ chuyện Hoàng Sa và Trường Sa. Sử ta từ Thế kỷ 17 đã chứng minh Việt Nam là chủ nhân ông duy nhất trên hai quần đảo này. Khi quân Trung Hoa đánh chiếm tháng 1/1974 từ tay Quân đội của nhà nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam Việt Nam thì đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi ấy làm chủ nửa nước ở miền Bắc, không dám phản đối.

Tại sao không phản đối thì câu chuyện kể của ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa, về lý giải của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xảy ra vụ Hoàng Sa đã nói được những gì?

Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: “Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.

Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?"

Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.

Phóng viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?

Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?

Dương Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.

Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:

"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?

Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...

Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."

Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông.”

Ông Dy “thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Do đó, chuyện Chính phủ miền Bắc, vì ơn nghĩa với sự giúp đỡ của Trung Quốc và vì tham vọng đánh chiếm cho được miền Nam nên người Cộng sản không coi nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quan trọng cho bằng giữ trọn tình nghĩa với Trung Hoa.

Bây giờ, có muốn sáng mắt ra cũng đã quá muộn vì lỡ há miệng nên phải mắc quai và bị lịch sử nguyền rủa là chuyện tất nhiên.

Về cuộc chiến ở Hoàng Sa giữa Quân đội Việt Nam Cộng hòa và quân Trung Quốc tháng 1/1974 thì sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” của Viện sử học-Viện Khoa học Xã hội chỉ viết: “Ngày 19 tháng Một-1974, Trung Quốc cho hải quân tiến đánh quân ngụy Sài Gòn và chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20 tháng Một-1974, Trung Quốc cho máy bay ném bom xuống ba đảo Hữu Nhật, Quang Anh và Hoàng Sa, sau đó quân Trung Quốc đánh chiếm phần phía tây của quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về tình hình quần đảo Hoàng Sa để biện hộ hành động của họ.

Đại diện chính quyền Sài Gòn tại Liên Hiệp Quốc gửi Công hàm thông báo hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc tại Hoàng Sa cho Hội đồng Bảo an và Tổng Thư ký Liên hợp quốc. Chính quyền Sài Gòn thông báo tình hình Trường Sa cho các bên Định ước Pari và các nước khác trên thế giới.”

74 người lính Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh tại cuộc chiến này, nhưng cuốn sách không nói gì đến họ. Cho đến bây giờ, 41 năm sau, họ vẫn bị đảng và nhà nước CSVN kỳ thị, coi như không phải là những người Việt Nam đã chết vì chống giặc Trung Quốc xâm lược lãnh thổ của Tổ tiên để lại.

Đáng chú ý là cách hành văn và dùng chữ của những cán bộ biên soạn sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975” đã lộ ra chân tướng không coi Hoàng Sa là của cả nước Việt Nam mà của riêng miền Nam. Bây giờ Chính phủ ở miền Nam không còn nữa nên Chính phủ Cộng sản kế thừa nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không có trách nhiệm gì với Hoàng Sa hay sao?

Vì vậy sách sử của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa không có dấu vết gì về biến cố hệ trọng này. Tại sao? Giấu đi có được không? Người Việt Nam, các thế hệ người Việt bị ngăn cấm biết chuyện Hoàng Sa để làm lợi cho ai?

Đến cuộc tấn công chiếm 7 đảo và đá ở quần đảo Trường Sa của quân Trung Quốc diễn ra ngày 14/3/1988, 14 năm sau biến cố Hoàng Sa, có 64 người lính Quân đội Nhân dân hy sinh tại đây.

Vậy mà, không có bất cứ một dấu vết gì của cuộc chiến Trường Sa được ghi lại trong Sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000”. Trang 316 của sách này chỉ ghi lại những sự việc “Từ ngày 11 đến 12 tháng 3, 1988” ghi lại sự kiện“Khai mạc đại hội đại biểu toàn quốc Hội Chữ thập đỏ lần thứ năm” rồi tiếp theo “Từ ngày 15 đến 17 tháng Ba, 1988”, ghi sự việc "Ngành Nội thương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả bước đầu chuyển hoạt động thương nghiệp sang hoạch toán kinh doanh XHCN (Xã hội Chủ nghĩa)."

Ai cũng biết hai ngày 13 và 14 tháng 3, 1988 là thời gian quân Tầu hạ sát và thâu tóm lính Việt Nam còn sống sót ở Trường Sa.

Trong khi ấy thì tài liệu của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của cuộc chiến trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đaovà bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Do ba bãi đá này không có quân đội đồn trú nên Hải quân Nhân dân Việt Nam phải đưa quân ra bảo vệ, đánh trả và cuộc chiến nổ ra vào ngày 14 tháng 3 năm 1988. Phía Việt Nam mất ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam, 64 thủy binh Việt Nam đã thiệt mạng. Trung Quốc bị hư hại tàu chiến, thương vong 24 thủy binh. Kể từ đó Trung Quốc đã chiếm đóng bãi đá Gạc Ma và hai nước cùng cho hải quân ra đóng giữ một số đá ngầm khác mà hai bên cùng tuyên bố chủ quyền.

Trong các tài liệu của Hải Quân Việt Nam, sự kiện này được biết đến với tên gọi CQ-88 (Chủ quyền-88).”

Như vậy thì lịch sử đau thương của cả Hoàng Sa và Trường Sa đã bị xóa đi không thương tiếc thì môn sử có lý do tồn tại để tiếp tục bị bôi nhọ không?

Hương hồn của 76 lính VNCH và 64 lính CSVN hy sinh vì chống lại quân xâm lược Tầu ở Hoàng Sà và Trường Sa đã bị bỏ quên sẽ nghĩ gì về chế độ và những người còn sống, nhất là các thế hệ con cháu sau này?

Chiến tranh biên giới phía Bắc

Nối tiếp chuyện Hoàng Sa-Trường Sa phải kể đến biến cố cuộc chiến biên giới phía Bắc giữa Việt Nam và quân xâm lăng Trung Quốc từ 17/2 đến 18/3/1979, và sau đó tiếp tục lần 2 từ 1984 đến 1987 trong vùng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

6 Tỉnh biên giới gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh đã bị 600 ngàn lính Trung Quốc tấn công giết hại trên 40 ngàn quân và dân.

Tư liệu của Việt Nam kể: “Ngày 12/7/1984, quân đội Việt Nam phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang), 820 chiến sĩ đã bị thương, sư đoàn 356 có khoảng 600 người hy sinh.

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều, đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/3.

Dù Trung Quốc rút quân, nhưng trong thư gửi chiến sĩ, đồng bào các tỉnh biên giới quân khu 2, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng lúc bấy giờ nhấn mạnh: "chiến sĩ đồng bào cần nêu cao cảnh giác, vì kẻ địch còn ngoan cố và tiếp tục gây thêm nhiều tội ác mới. Cần tăng cường đoàn kết các dân tộc anh em, đoàn kết quân dân, đoàn kết phía trước và phía sau, thực hiện tốt hơn nữa cuộc vận động “phát huy bản chất tốt đẹp, nâng cao sức mạnh chiến đấu” của các lực lượng vũ trang nhân dân".

Tài liệu chính thức của Việt Nam kể tiếp: “Đúng như lời dự đoán, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

Thị xã Hà Giang đầu năm 1984, đường phố hối hả với đủ loại xe vận chuyển lương thực, thực phẩm, đạn dược… lên trận địa…Từ tháng 4/1984, súng nổ không ngừng ở biên giới Hà Tuyên (Hà Giang, Tuyên Quang). Trung Quốc dùng cả bộ binh và pháo binh, tấn công chiếm một số điểm cao ở vùng núi Hà Tuyên…

Lấn chiếm biên giới tại mặt trận Thanh Thuỷ, Vị Xuyên là một phần cuộc chiến tranh phá hoại mà Trung Quốc tiến hành từ sau thất bại của cuộc chiến xâm lược quy mô lớn trên các tỉnh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Đây là một dạng chiến tranh đặc biệt về phương thức tác chiến, vũ khí sử dụng, thời gian và không gian… Trung Quốc vừa dùng máy bay, thám báo, biệt kích luồn sâu sang đất Việt Nam nắm tình hình, vừa kết hợp bắn cấp tập pháo cối, chế áp các điểm cao, trục đường giao thông và lực lượng bộ binh tấn công lấn chiếm đất ta. Cách đánh của chúng không theo quy luật, không kể ngày đêm, tập trung mật độ lớn với mức độ hủy diệt vào những khu vực trọng điểm như đồi Đài, Cô Ích, cao điểm 685, Cót Ép, khu 4 hầm. Số lượng đạn, pháo cối địch sử dụng trung bình mỗi ngày từ 10.000 đến 20.000 quả. Có ngày tới trên 65.000 quả (7/1/1987).”

Trong số tội ác ghê tởm của lính Trung Quốc, tư liệu Việt Nam đã ghi lại vụ thảm sát ngày 9 tháng 3/1979 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã “dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình.”

Nhưng sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” chỉ ghi vỏn vẹn ở Trang 109: “Từ ngày 17 tháng Hai đến 18 tháng Ba-1979 Quân đội và nhân dân Việt Nam giành thằng lợi trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biện giới phía Bắc.”

“Ngày 17-2-1979, Trung Quốc huy động lực lượng với 32 sư đoàn, mở cuộc tiến công dọc biên giới phía Bắc từ Quảng Ninh Lai Châu.

Để bảo vệ toàn vẹn toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, quân và dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã trực tiếp chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút ra khỏi lãnh thổ nước ta.”

Sách này không có chữ nào nói về cuộc chiến đẫm máu thứ 2 giữa Việt Nam và Trung Hoa từ 1984 đến 1987 xảy ra ở núi Lão Sơn (cao điểm 1509, tức Núi Đất), vùng Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Như thế thì sách in ra để làm gì, ngoài mục đích để bôi nhọ và nói láo với lịch sử?

Học tập cải tạo-thuyền nhân

Ngoài ra cũng không người Việt Nam nào có thể quên được 2 chuyện đau thương do người Cộng sản gây ra sau khi họ chiếm miền Nam năm 1975.

Đầu tiên là quyết định đem từ miền Bắc vào Chế độ cải tạo lao động rập theo khuôn mẫu của Trung Quốc đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước 1975.

Tài liệu của Bách khoa Toàn thư (mở) viết: “Chính quyền Cộng hòa Miền NamĐảng Lao động Việt Nam đề ra bốn thành phần cần phải tập trung đưa đi cải tạo:

- "Ngụy quân": sĩ quan từ cấp úy đến cấp tướng;
- "Ngụy quyền": cảnh sát, tư pháp, hành chánh;
- “Đảng phái phản động: đảng viên hoạt động từ cấp quận trở lên;
- “Đầu hàng, phản bội: hồi chánh.

Ngoài ra có những người không thuộc bốn diện trên nhưng có hoạt động người cộng sản cho là chống phá như nhà văn, nhà báo, liệt kê và "biệt kích cầm bút" cũng phải đi học tập cải tạo.'

Công việc triệu tập các đối tượng để đưa đi học tập cải tạo bắt đầu từ Tháng Năm, 1975. Đối với hạ sĩ quan (cấp úy trở xuống), sau trình diện thì phải theo học một khóa chính trị ngắn rồi được cấp giấy chứng nhận để cho về. Đối với các cấp chỉ huy thì có lệnh trình diện bắt đầu từ ngày 13 đến 16 Tháng Sáu, 1975. Chiếu theo đó thì sĩ quan sẽ đi học tập 15 ngày trong khi các viên chức dân sự cùng những đảng viên các tổ chức chính trị của miền Nam thì thời gian học tập là một tháng. Người trình diện phải mang theo 21 kilôgam gạo làm lương thực trong đó có mọi ngành từ quận trưởng trở lên hoặc đối với các viên chức hành chánh là trưởng phòng trở lên. Các văn nghệ sĩ cũng phải ra trình diện.”

Đó là cách nói ngon ngọt của những kẻ “chiến thắng” Cộng sản miền Bắc dành cho “người bại trận” miền Nam. Thực tế thì khác.

Tất cả tù nhân phải lao động cực nhọc nhưng thiếu ăn và không được chăm nom sức khỏe. Đã có rất nhiều người bị giam tới 17 năm và có nhiều người nổi tiếng đã chết trong tù như nguyên Thủ tướng Phan Huy Quát, nguyên Phó Thủ tướng Trần Văn Tuyên và Thi sỹ Vũ Hoàng Chương.

Bách khoa Toàn thư mở cũng ghi: “Sau năm 1975 ở miền Nam có hơn 1.000.000 người thuộc diện phải ra trình diện. Riêng ở Sài Gòn có 443.360 người ra trình diện, trong số đó có 28 viên tướng, 362 đại tá, 1.806 trung tá, 3.978 thiếu tá, 39.304 sĩ quan cấp úy, 35.564 cảnh sát, 1.932 nhân viên tình báo, 1.469 viên chức cao cấp trong chính quyền, và 9.3306 người trong các đảng phái “phản động…Tổng cộng có đến hơn 80 trại cải tạo phân bố trên toàn đất nước, nhất là những vùng biên thùy.”

Sách “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” không có chữ nào về kế họach lao động cảo tạo giả hiệu của đảng CSVN.

Chuyện kế tiếp phải kể là tội ác của đảng CSVN và phe chiến thằng đối với số hàng chục ngàn người, kể cả trẻ em, đàn bà và người già đã bỏ mình ở Biển Đông và trên đất liền trên đường vượt biên tìm tự do từ sau năm 1975.

Cả thế giới tự do và nhân bản đã chấn động. Nhiều nước ở Á Châu như Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Nhật Bản, Thái Lan và bán đảo Hồng Kông đã tham gia chiến dịch cứu vớt và cho người sống sót tạm trú trước khi được định cư ở các nước thứ ba.

Chính quyền Việt Nam không hề mảy may có phản ứng nào của con người, nói chi đến tình nghĩa đồng bào. Đã có thời gian từ 1978 đến 1979 khi xung đột Trung-Việt căng thẳng, nhà nước CSVN đã tổ chức đuổi người Việt gốc Hoa ra khỏi Việt Nam để lấy của và đòi tiền mãi lộ.

Sách sử Việt Nam thời Cộng sản cũng đã làm ngơ để phủi trách nhiệm trước lịch sử.

Đánh tư sản mại bản

Cuối cùng cũng đừng quên tội ác kinh tế của nhà nước Cộng sản đối với dân miền Nam và nền kinh tế thời Việt Nam Cộng hòa.

Quyết định số 100/CP ngày 12/04/1977 của Phó Thủ tướng Phạm Hùng đã đưa ra“chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư nhân ở các tỉnh phía Nam.”

Quyết định viết: “Trên cơ sở xây dựng và phát triển thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã theo đúng đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ, thực hiện xóa bỏ thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, xây dựng thị trường xã hội chủ nghĩa thống nhất, trong đó thương nghiệp quốc doanh giữ vai trò chủ đạo.”

“Thương nghiệp quốc doanh phải hoàn toàn nắm vững khâu bán buôn (bán sỉ) và phần lớn khâu bán lẻ, trước hết nhằm vào những mặt hàng thuộc nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và xuất khẩu; trên cơ sở đó mà không ngừng mở rộng giao lưu hàng hóa có tổ chức, bảo đảm cho sản xuất không ngừng phát triển, cải thiện từng bước đời sống của nhân dân.”

Đây là chủ trương phá hoại nền kinh tế trù phú và tự do của miền Nam để hạ thấp đời sống của người dân miền Nam xuống hàng bần cùng như đồng bào miền Bắc. Mãi 10 năm sau khi Việt Nam đã sát bên bờ vực thẳm thì người Cộng sản mới mở mắt ra để thi hành chủ trương “Đổi mới hay là chết” năm 1986 thời Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh.

Sai lầm lịch sử này, cùng với chủ trương ăn cướp tài sản của những thương gia ở bên này chiến tuyến đã để lại vết đen không tẩy uế được cho nhà nước mới sau 1975.

Việc này có chứng minh trong Quyết định của Phạm Hùng:

- “Đối với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp của Mỹ ngụy, của tư sản mại bản, của tư sản có tội đã bỏ trốn ra nước ngoài, của bọn ngụy quân, ngụy quyền có nhiều tội ác, của tư sản gian thương lớn, thì tịch thu và tổ chức thành quốc doanh.

- “Đối với các cơ sở kinh doanh thương nghiệp vắng chủ, mà không có người thừa kế hợp pháp, hoặc người đang quản lý không có đủ giấy ủy quyền hợp pháp, thì Nhà nước trực tiếp quản lý, sau này khi người chủ về, Nhà nước sẽ tùy từng trường hợp cụ thể mà giải quyết theo chính sách chung.

- Đối với một số người muốn xin hiến tài sản cho Nhà nước, sẽ xét và chấp nhận cho hiến theo đúng tinh thần quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 434/TTg ngày 30 tháng 10 năm 1976.

- Có thể trưng thu hoặc trưng mua những cơ sở và phương tiện kinh doanh còn tốt của tư sản thương nghiệp. Số tiền trưng mua sẽ được Nhà nước chuyển qua Ngân hàng Nhà nước và trả dần trong một số năm, tùy theo nhu cầu hợp lý về vốn để sản xuất và sinh hoạt của từng hộ tư sản.

Thương nghiệp quốc doanh có thể lựa chọn để sử dụng một số nhà tư sản có kỹ thuật và nghiệp vụ quản lý kinh doanh, trước đây quan hệ tốt với cách mạng và hiện nay có thái độ tuân thủ và chấp hành các chính sách, luật pháp của Nhà nước.”

Tất nhiên, Cuốn “Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1975-2000” đã không dám ghi lại “những thành tích” này của người Cộng sản.

Ngoài ra cũng nên nhớ cách viết sử của người Cộng sản là quân ta luôn luôn thắng và địch lúc nào cũng thua to, để lại nhiều xác chết và vũ khí từng đống.

Tỷ dụ như họ đã nói phét như thế này: “Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đã giành được thắng lợi có ý nghĩa chiến lược. Chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã diệt, loại khỏi vòng chiến đấu 147.000 tên địch (có 43.000 tên Mỹ), phá hủy 34 kho vật tư dự trữ chiến tranh của Mỹ ở miền Nam, phá tan 4200 trong tổng số 5400 “ấp chiến lược” ở miền Nam, giải phóng thêm 1,4 triệu dân…” (Trích Việt Nam-Những sự kiện Lịch sử 1945-1975).

Tuyệt nhiên không có số chết, bị thương và mất tích (hay bị bắt) của phía Lực lượng Cộng sản trong suốt mấy tháng trời giao tranh thì chỉ có là “quân Ma” mới không đánh mà thắng như thế!

Hơn thế nữa, làm sao mà số thiệt hại về người và vật chất của đối phương không có số lẻ mà lại toàn số chẵn tròn chĩnh đến hoa cả mắt?

Cũng liên quan đến Mậu Thân, sách Sử của Nhà nước cũng lơ luôn chuyện cả chục ngàn người dân và Quân-Cán-Chính VNCH bị lính Cộng sản thảm sát ở cố đô Huế trong thời gian 28 ngày họ chiếm đóng.

Như vậy, môn Lịch sử như cách viết bóp méo hiện nay thì có nên tồn tại không, hay xóa luôn cả chế độ đã bịa ra nhiều chuyện giả cho tiện việc sổ sách?

Bằng chứng như câu chuyện Bộ trưởng Tuyên truyền Cộng sản Trần Huy Liệu đã sáng chế ra nhân vật anh hùng giả tạo 18 tuổi tên Lê Văn Tám với hành động yêu nước là tự tẩm xăng vào người để chạy vào đốt kho xăng của Pháp ở Thị Nghè (Gia Định) ngày 1/1/1946.

Chuyện bịa đặt này cũng đã được dựng bảng tên đường và dạy ở trường học trong 69 năm qua thì chỉ có những người viết sử Cộng sản mới thông manh đến mức như thế. -/-

(11/015)

Bà già và cái phone tay


Xa xưa bà nhóm nhém trầu
Cau xanh vôi trắng đượm mầu sắt son
Bây giờ non nước chẳng còn
Trong phone hỏi thử mình còn cái chi

nmvn




nmvn

Thức dậy đi! Các em nhi đồng yêu quý của bác




Thân chào bạn đọc,

Từ nhiều năm nay đảng viên nhà ta tuyên bố nhiều câu "xanh dờn hay vàng khè", rồi những câu này sẽ đi sâu vào trong lòng quần chúng. Ngày Mai Việt Nam thấy cần cất lại những cái này một nơi sau khi đảng viên cho ra, nếu không sẽ làm nhiễm trùng người khác. Những câu này được đem về từ nhiều nguồn khác nhau, nmvn xin cảm tạ những tác giả đã "đóng khung nó lại".

Đầu Bã Mía
Ngaymaivietnam
25/11/2015



Đảng niên thứ 70, Dân khốn nạn niên thứ 70




Óc Bã Đậu cũng khá lắm, trong có một câu mà nói lên được đến 2 chữ "nước". Đầu Bã Mía thì nghĩ rằng chú đảng viên này đang nói đến nước trong lu, ai mà chẳng tự nhiên ieu nước, cần gì phải học lịch sử. Mà từ yêu nước trong lu đến hiểu được truyền thống dân tộc, thì chắc dân mình không có thói quen uống nước đun sôi.

Sản phẩm bã đậu nhiều đến nỗi nmvn phải mở một trang riêng (trong một thời gian ngắn, vì Mụ Đầu Bã Mía sắp về hưu rồi, 70 tuổi đảng đâu có ít)

Mụ
Đầu Bã Mía
25/11/2015

ĐMCS - Đề nghị xây tượng Quan công cao 36 mét nhìn ra biển Đông, ngu (hèn, âm mưu) hết chỗ nói (trong nhà thì không ai phản đối):

Hoàng Đan
24/11/2015




Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp Hồ Chí Minh)


Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Tượng Phật Thích ca, Phật Quan âm... xây dựng lớn ở Việt Nam thì đã có, còn tượng Quan Công lớn thì chưa có và không bình thường.

Chủ tịch tỉnh UBND tỉnh Sóc Trăng, ông Nguyễn Trung Hiếu cho biết, đơn vị không đồng ý với đề xuất xây tượng Quan Công của chủ đầu tư Dự án Khu du lịch tâm linh biển Vĩnh Châu ở thị xã Vĩnh Châu.

Liên quan đến vụ việc này, trao đổi với chúng tôi bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho hay, Quan Công ai cũng biết là người Trung Quốc nhưng đối với tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì là người chính trực.

Tuy vậy, không nên thấy tình hình căng thẳng giữa Việt Nam - Trung Quốc để rồi cấm yêu mến, thờ cúng nhân vật Quan Công.

"Chúng ta có thờ cúng Quan Công, kể cả người gốc Hoa hay người Việt cũng vậy. Ở một số miếu, đền vẫn có tượng Quan Công, cho nên ở đây không có vấn đề chính trị mà là vấn đề văn hóa.

Mà văn hóa này cũng tồn tại từ rất lâu rồi. Ông Quan Công là tượng trưng cho người trung thực, nghĩa khí", ông Nghĩa nói.

Tuy đánh giá như vậy nhưng ông Nghĩa cho rằng, nếu xây dựng tượng Quan Công to lớn với chiều cao dự kiến là 36m bằng vật liệu bê tông cốt thép trên diện tích rộng 18ha hướng ra Biển Đông thì ở Việt Nam chưa bao giờ làm.

"Tượng Phật Thích ca, Phật Quan âm, tượng Chúa xây dựng lớn ở Việt Nam thì đã có, còn bây giờ mà làm tượng Quan Công to lớn đến như vậy thì đúng là đáng phải suy nghĩ.

Đúng là các nơi thờ tự ở nước ta có tượng nhân vật này, nhân vật kia của Trung Quốc nhưng làm tượng to đến thế thì câu hỏi là vì sao phải làm?

Việc này có hợp lý hay không? Khi đã không bình thường thì cần xem lại động cơ của chủ đầu tư đó là vì sao lại làm như thế.

Tại sao ở đây không phải là tượng Trần Hưng Đạo hay Quang Trung (Nguyễn Huệ) mà lại là tượng Quan Công. Theo tôi, chúng ta cần phải trao đổi lại với doanh nghiệp để có câu trả lời rõ ràng", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Nhắc lại câu chuyện Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa (Đài Loan) xây dựng miếu thờ trong dự án ở Hà Tĩnh mà ông đã từng phát biểu trước Quốc hội, ông Nghĩa bày tỏ:

"Về việc xây miếu thờ trong Formosa thì tôi cũng đã nói rồi. Người nước ngoài, nhất là người Trung Quốc sang đây xây dựng các công trình thờ cúng sẽ phức tạp.

Còn nếu việc xây dựng tượng Quan Công là của doanh nghiệp Việt Nam bình thường thì nên trao đổi qua lại.

Tuy nhiên, đừng vì chuyện này mà công kích hay khuyên bảo người ta không nên sùng bái ông Quan Công. Đó là chuyện không nên".

Say What! Có chữ chửi thề, cẩn thận nếu bạn không muốn đọc




Luật sư kêu goi toàn dân đóng góp 42 triệu để trả cho ...công an, một hình thức hợp pháp hoá bản án xử Nguyễn Trung Tuấn. Dân Việt không bị lừa như vậy!








NGA TRUNG HỢP SỨC PHÂN TÁN SỨC MẠNH HOA KỲ XOAY TRỤC THÁI BÌNH DƯƠNG

BS Hồ Hải
25/11/2015



SỰ KIỆN

Hôm qua, 24/11/2015, NATO họp khẩn sau khi Nga dùng phi đạn hành trình bắn vào nơi đồn trú của quân nổi dậy chống Bashar al-Assad vào ngày 20/11/2015 như clip này của VOA, và liên tục xâm phạm lãnh thổ NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bịkhông quân Thổ hạ 1 chiến đấu cơ Su-24 của Nga.

Hạm đội Biển Caspi của Nga phóng phi đạn hành trình hướng tới Syria

Tình hình Trung Đông và Bắc Phi nóng trở lại, khi tổng thống Putin viếng thăm Iran sau 8 năm cấm vận Uranium đối với Iran. Ông Putin đã đem đến 2 thông điệp mới cho Iran là:

1. Ngang nhiên phủ quyết và xóa lệnh cấm vận cung cấp Uranium cho Iran của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc. Trong đó, Nga đơn phương cung cấp và cho phép Iran làm giàu Uranium phục vụ cho việc Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. Và Nga cùng Iran là 2 đối tác chiến lược toàn diện cùng nhau ủng hộ chính quyền Bashar al-Assad ở Syria.

2. Ông Putin còn đề nghị với Giáo chủ Ayatollah Ali Khamenei xin phép được sử dụng bản quyền kinh Koran - cuốn Thánh kinh của Hồi giáo - để sử dụng cho nền giáo dục nước Nga, theo Đạo luật tác quyền năm 1976, điều số 107 là: " Nga được thực hiện cho "sử dụng công bằng" cho các mục đích như phê bình, nhận xét, báo cáo tin tức, học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Nga được sử dụng hợp lý và được phép theo luật bản quyền cho mục đích phi lợi nhuận, sử dụng cho giáo dục một cách hợp lý".

Tổng thống Putin mang 2 thông điệp đến Iran

Trước đó, ngày 22/11/2015, hãng thông tấn Reuter đưa tin, Trung cộng chi 10 tỷ đô la để cho vay các quốc gia chậm tiến ở trong khối Asean, từ Ngân hàng Đầu tư Cở sở Hạ tầng Châu Á - The Asian Infrastructure Investment Bank (AIIB). Một ngân hàng mới vừa thành lập tháng 6/2015 ở Trung Quốc, có 21 thành viên tham gia, trong đó có Việt Nam.

PHÂN TÍCH

Đây là một hành động Trung cộng đấm mõm bằng tiền cho vay các quốc gia chậm phát triển trong khối Asean. Với kiểu cách này, các quốc gia trong hiệp hội Đông Nam Á sẽ ngậm bồ hoàn làm ngọt, và chuyện biển Đông đang được Hoa Kỳ và Asean làm nóng bằng ký kết Hiệp ước Quan hệ Đối tác Chiến lược trong cuộc họp thượng đỉnh Kuala Lumpur ngày 20/11/2015 vừa qua trở nên nguội lạnh.

Việc Trung cộng tung đòn cho vay từ AIIB sẽ là đòn nặng ký mà, World Bank, IMF và cả ADB cũng lo sốt vó chứ không đơn giản là mua chuộc. Vì khác với các ngân hàng của tư bản giãy chết, AIIB không sử dụng quyền phủ quyết của các thành viên có cổ đông tham gia, mà chỉ có Trung cộng đóng góp nhiều nhất quyết định toàn bộ tài sản 50 tỷ đô la của AIIB cho vay; Ngoài ra, việc cho vay này cũng không đòi hỏi đến điều kiện khả thi của các dự án.

Nga đang dùng con bài Syria để làm yếu châu Âu bằng làn sóng tỵ nạn Hồi giáo cực đoan sang và vụ khủng bố ngày thứ Sáu, 13/11/2015 tại nhà hàng của Do Thái giáo Bataclan, Paris là một ví dụ điển hình. Giờ, sau khi Iran vẫn còn bất đồng với Hội nghị 5 bên giữa Iran và 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Do Thái về vấn đề làm giàu hạt nhân thì Nga đơn phương ủng hộ Iran chế tạo vũ khí hạt nhân.

Giờ Nga lấy cớ tấn công Nhà nước Hồi giáo - IS: Islamic State - để tiêu diệt nhóm nổi dậy của người Kurd chống chính quyền Bashar al-Assad. Các nhà truyền giáo của Nhà nước Hồi giáo cực đoan hô hào rằng: ""Châu Âu, họ đã mất khả năng sinh sản. Vì vậy, họ đang tìm kiếm khả năng sinh sản ở cộng đồng Hồi giáo của chúng ta. Chúng ta sẽ cho họ sự truyền giống nòi. Những đứa trẻ của chúng ta sẽ lớn lên ở châu Âu. Hỡi những người tỵ nạn Hồi giáo, chúng ta phải là giống loài tối thượng, hãy nhanh chân biến châu Âu thành một chính phủ đi theo luật Hồi giáo - Caliphate - của người kế nghiệp tiên tri Hồi giáo Muhammad"

Châu Âu đang tự sát vì làn sóng tỵ nạn của người Hồi giáo từ cuộc chiến ở Syria

Nga sau khi bị giá dầu rớt mạnh, và bị phương Tây cấm vận ở cuộc xâm lược Crimea của Ukraina, giờ chỉ còn là con rùa lật ngữa. Việc Nga sẽ có suy sụp kinh tế và chuyển đổi xã hội độc tài của Putin hậu cộng sản vẫn là một kiểu cộng sản khác là chuyện sớm muộn.

Hoa Kỳ sau chiến tranh thế giới II đã lập phòng tuyến đồng minh Bắc Đại Tây Dương - NATO - và đồng minh với khu vực Thái Bình Dương - Nhật, Phi, Việt Nam Cộng Hòa, Úc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), nhằm đối đầu làn sóng cộng sản tràn khắp thế giới, và tiêu diệt những chế độ độc tài do cộng sản quốc tế tạo ra là tội phạm của nhân loại. Nhưng trong phòng tuyến ấy mắc xích Việt Nam Cộng Hòa buộc phải bỏ, để dồn sức qua Trung Đông theo kế hoạch của nhà chiến lược Ba Lan lưu vong Zbigniew Brzezinski - The Grand Failure - đã thành công hạ gục cộng sản Liên Xô và Đông Âu ngay nơi nó sinh ra.

Vì thế nhìn cục diện toàn cầu thì Nga và Trung cộng chỉ có 2, mà Hoa Kỳ có cả thế giới. Thế giới tam quốc phân tranh - Mỹ, Nga, Trung - nhưng là 2 đấu trăm thì 2 không chột cũng què.

Giờ Hoa Kỳ xoay trục sang Thái Bình Dương - hay nói cách khác là trở về mái nhà xưa - nhằm tiêu diệt cộng sản đàn em đang biến tướng kiểu phong kiến hoang dã là tội ác của nhân loại còn lại 3 quốc gia: Trung cộng, Bắc Hàn và Việt Nam là điều rất dễ hiểu.

KẾT

Trong cơn hấp hối cả về chính trị mục nát, nhân tình tha hóa, kinh tế suy sụp sau 30 năm tăng trưởng thần kỳ không còn hợp thời nữa, và bạo loạn sắc tộc ở Tân Cương và Tây Tạng thì liệu Trung cộng có còn đủ sức để chạy đua cuộc chiến tranh tiền tệ với Hoa Kỳ mà tôi đã viết vào tháng 3/2015 này? Sớm muộn chỉ trong vòng một thập niên tới, vết xe đổ Liên Xô cũ lên nền chính trị Trung cộng là chuyện dễ dàng thấy được như bài viết của tôi 5 năm trước: Tương lai Trung Hoa về đâu?. Trung Hoa đi về đâu, thì chắc chắc Việt Nam và Bắc Hàn cũng sẽ về nới ấy - xa vắng!


Featured Image: Pixabay
Chưa bao giờ tôi thấm lời bài hát "Đường vinh quang xây xác quân thù" trong bài quốc ca Việt Nam cộng sản của nhạc sĩ Văn Cao như bây giờ.
Nhìn xung quanh mà xem, từ các cơ quan, đoàn thể, đến các cán bộ nhà sản không tập thể và cá nhân nào lại không phung phí tiền thuế người dân.
Trong giờ làm việc ở một toà án, các cán bộ tổ chức ăn nhậu linh đình. Khi báo chí làm rùm beng lên thì một cán bộ cấp cao trơ trẽn trả lời rằng: "Chúng tôi không ăn nhậu chỉ có uống bia thôi."
Cuộc sống no say xây dựng trên sự nghèo đói, cùng quẫn của một tầng lớp nhân dân không đủ cái ăn hàng ngày. Tuyệt vời!
Chuyện kể rằng có nhiều tổ tuần tra thay vì làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, họ lại kéo nhau vào quán nhậu chén cha chén chú, có nhóm lại ngồi sát phạt nhau trên gánh bạc đỏ đen. Tiệc tùng, bài bạc trong giờ làm việc nhưng hàng tháng vẫn lĩnh lương (tiền thuế) người dân trả. Công an kiểu này chẳng khác nào hút máu dân nghèo, dân lương thiện, vì bọn họ với lũ cướp giật chẳng khác nhau là mấy.

Làm công an thật là quá sướng!

Nhưng đau đớn hơn là chuyện của một quốc hội. Họ tự xưng là đại biểu nhân dân, mỗi lần tụ họp là chỉ biết gật đầu. Có những cái gật vì mỏi cổ, có những cái gật vì ngủ gật, có những cái gật vì chiến thắng trên trò chơi điện tử, nhưng hầu như có một cái gật mà đại biểu nào cũng giống nhau, gật đầu đồng ý với kiến nghị định sẵn.
Họ không chỉ là nguyên nhân gây thâm hụt ngân sách mà còn nguyên nhân làm cho đất nước ngày càng hoang tàn. Không chính kiến, không thắc mắc, không phản biện mà chỉ biết gật. Vì thế, nhân dân thay vì gọi họ là đại biểu quốc hội, lại gọi họ với cái tên "nghị gật". (Quá đã! Làm đại biểu dễ như ăn cháo thế này, tôi cũng muốn làm.)
Chuyện kể rằng, có một vị tướng cấp cao trong ngành công an từng phát biểu rằng: "Công an Việt Nam thuộc loại điều tra giỏi nhất thế giới."
Giỏi nhất thế giới theo cách hiểu của tôi nghĩa là nhanh, và nhanh. Và sự thật thì chẳng có công an nào nhanh như Việt Nam.
Vụ thảm sát ở Bình Dương tình tiết vụ án vẽ ra nhóm hung thủ rất chuyên nghiệp trong việc ra tay giết người và xoá dấu vết, thế mà chỉ vài ngày công an đã bắt được hai đối tượng. Nhưng theo báo chí thì những đối tượng này là những thanh niên chơi bời và chẳng có gì là những tay sát thủ chuyên nghiệp. Đúng là quá nhanh?
Một cậu bé 17 tuổi, chỉ vì ham chơi game đã ăn trộm số tiền gần 2 triệu đồng, vật chứng, tang chứng có sẵn ấy thế mà công an đã bắt giam gần hai tháng, một hành động làm sai những quy định về luật tố tụng hình sự đối với trẻ chưa vị thành niên, nhưng chỉ sau hai tháng không cần một phiên toà nào xét xử, cậu bé ham chơi đó đã ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ. Cái chết oan ức với những vết thương bầm tím trên khắp cơ thể của em đã cho thấy em đã bị đánh đập một cách dã man, thế mà ngừoi ta vu vạ cho em chết vì rửa bát không bẩn. Câu chuyện này đã đủ chứng minh công an Việt Nam quá giỏi.
Có một thống kê cho thấy rằng: một năm trong các trại giam số người chết vì bị dùng nhục hình lên đến con số vài trăm. Và có một thực tế không được thống kê chỉ ra rằng: đang có rất nhiều tử tù bị oan vì quá trình điều tra của công an có nhiều vấn đề.

Vinh quang của ngành công an đúng là xây dựng trên xác người dân vô tội

(Công an! Ôi nghề hot ở Việt Nam, tôi ước được một lần khoác trên mình chiếc áo công an, chỉ để đánh người mà không bị truy tố hình sự.)
Lại nói tới vinh quang tôi lại nghĩ tới các quan chức trong bộ máy chính quyền. Có một bộ phận không nhỏ, có thể nói là hầu hết quan chức Việt Nam sống vương giả bằng tham nhũng.
Tham nhũng là tội ác, nó còn ghê gớm hơn tội của Năm Cam, hay một tên sát nhân nào khác. Tham nhũng huỷ hoại nền kinh tế nước nhà, làm cho hàng triệu người dù làm cả ngày cũng không đủ ăn. Tham nhũng là thủ phạm tiếp tay tạo ra hàng loạt cái chết nhanh, cái chết từ từ, cái chết oan ức của người dân.
Nhờ tham nhũng mà những con đường nghìn tỷ thành vài chục tỷ, và tạo ra hàng loạt hố gà, hố voi, ghê gớm hơn nữa là hố tử thần. Tham nhũng biến những công trình giao thông trở thành trò chơi với tử thần đối với người dân. Và hơn hết là biến những khoản nợ cá nhân thành nợ chung, gọi cho chữ nghĩa là "nợ công", để từ đó biến những đứa trẻ ngây thơ gánh lên vai mình khoản nợ 1.200 USD.
Đọc hết về tham nhũng lại nhớ tới câu nói của ông Trọng, TBT ĐCSVN: "Thời đại HCM là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc." Đúng là vinh quang này lại một lần nữa xây dựng trên xác nhân dân.
Và cuối cùng, một vinh quang khác không thể không nhắc tới khi nói về thành quả cách mạng của những người cộng sản ở Việt Nam.

"Thiên đường"

Vâng! Chẳng có ai dám tin mình sẽ sống ở thiên đường khi còn chưa chết, vậy mà người dân Việt Nam lại được sống ở "thiên đường" khi họ còn phải lo lắng từng ngày cái ăn cái mặc.
Đó không là một vinh quang thì còn cái gì có thể nói là vinh quang nữa. Chẳng có một đât nước nào dám vỗ ngực tự cho mình là thiên đường như Việt Nam. Quá tự hào và vinh quang.
Và sự thật thì thiên đường đó lại chỉ thuộc về các đảng viên cộng sản, còn phần còn lại của đất nước lại sống trong nô lệ.
Không được nói lãnh đạo "kênh kiệu" cho dù mặt có kênh kiệu đi nữa. Không được nói xấu cán bộ độc ác, tham lam, hại dân, hại nước cho dù cán bộ có làm những điều đó. Nếu dám nói sẽ quy vào tội chống phá chính quyền, nói xấu lãnh đạo, là phản động.
Không được phàn nàn về cán bộ dù cán bộ có hạch sách, sách nhiễu, chặn tiền, móc tiền, cưỡng chế đất, đánh, giết, hiếp vì như vậy là phá hoại công cuộc cách mạng của đảng và nhà nước.
Không được tố cáo cán bộ, hay yêu cầu cán bộ công khai thu nhập, cũng như chính quyền minh bạch nguồn thu chi ngân sách... vì đó là bí mật quốc gia.
Cán bộ lương tháng mấy triệu nhưng có nhiều lô đất, nhiều biệt thự, con cái du học nước ngoài, hay được phân công làm lãnh đạo đất nước khi tuổi đời còn non choẹt và tầm hiểu biết có hạn... đó là hạnh phúc của nhân dân, dân không được ý kiến, đứa nào ý kiến cho vào tù hết.
Đồ ăn có độc hại thì cũng ngậm bồ hòn mà ăn. Tại nạn giao thông có giết hàng nghìn người thì cũng không được quên đóng phí đường bộ. Bệnh viện tiêm nhầm vacxin giết vài trăm trẻ, hay mổ sai gây chết người cũng không được quên ngày bác sĩ Việt Nam. Giáo dục có nhồi sọ, biến học sinh, sinh viên thành công cụ chính trị thì cũng không quên ngày 20/11 mà tặng quà, tặng phong bì cho nhà giáo.
Nói chung là dân sống nô lệ, sống như trại tù thì cũng phải biết rằng chúng ta đang sống trong thiên đường của những người cộng sản.
...
Cảm ơn đảng và nhà nước vì đã tạo ra một thiên đường cho ba triệu đảng viên nhưng chôn vùi gần 80 triệu dân trong một trại tập trung mang tên Việt Nam. Một lần nữa điều này lại chứng minh lời bài quốc ca "Đường vinh quang xây xác quân thù" của nhạc sỹ Văn Cao thật là chí tình chí lý.
Nhìn cho tỏ, nghe cho hết, nghĩ cho kỹ bạn sẽ nhận ra lời khuyên sau đây luôn hợp lý: "Đừng nghe những gì cộng sản nói, hãy nhìn những gì cộng sản làm."

Dư luận quanh vụ xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn

Dư luận quanh vụ xử em Nguyễn Mai Trung Tuấn

Posted by adminbasam on 24/11/2015
14-11-2015
H1
Phạt 4 năm 6 tháng tù Mai Trung Tuấn, đứa trẻ sinh năm 2000, vào tháng 4/2015, khi 15 tuổi có hành vi gây thương tích cho một cán bộ đi cưỡng chế nhà em, tỷ lệ thương tật 35%, hôm nay toà án huyện Thạnh Hoá ở tỉnh Long An đã thực thi công lý?
____

Những chiêu trò đểu xung quanh phiên tòa Thạnh Hóa, Long An

24-11-2015
Trước cửa tòa án. Nguồn: FB Long Dinh Duc
Trước cửa tòa án. Nguồn: FB Long Dinh Duc
1. Luật sư Nguyễn Văn Miếng không nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử và giấy triệu tập theo đúng quy định của pháp luật.
2. Cho an ninh bám theo và dùng cảnh sát giao thông chặn xe của luật sư và người tham dự trên đường đến khu vực tòa án.
4. Cảnh sát giao thông dọa lái xe để lấy danh sách người tham dự báo cáo cấp trên.
4. Cảnh sát cơ động, anh ninh chìm nổi, công an xã..vv.. vây kín những người đến dự phiên tòa. Quay phim, chụp hình từ mọi phía đoàn người dự xét xử.
5. Phiên tòa công khai nhưng thực tế người dân không được vào dự.
6. Khi bị chất vấn thì đồng ý cho năm đại biểu vào dự, nhưng rồi trở mặt không cho ai vào hết.
7. Người tham dự chỉ được nghe xét xử qua loa phóng thanh tại phòng văn hóa huyện Thạnh Hóa, cách xa nơi phiên tòa diễn ra.
8. Trong khi nghe xét xử thì an ninh chìm nổi các loại soi mói, quay phim, chụp ảnh người tham dự. Đặc biệt có một đại úy công an mang theo chiếc loa rè, sẵn sàng hú còi inh ỏi khi muốn đàn áp dân (thực tế đã hú còi phá rối trật tự nhiều lần).
9. Trong lúc mọi người dự xét xử thì dọa lái xe là “mọi người đã bị bắt hết rồi”, lấy cớ để lái xe hủy hợp đồng, bỏ về Sài Gòn, không ở lại đón đoàn.
10. Xì lốp bánh xe máy và ăn trộm mũ bảo hiểm của một vài anh em đi xe máy đến dự tòa, sau đó cho an ninh chìm bám theo để chờ cơ hội bắt cóc họ.
11. Khi kết thúc phiên tòa, giữa trưa nắng đoàn người đi bộ tìm xe khác thì bị hàng trăm an ninh các loại bao vây, chia cắt. Thậm chí khi vào quán ăn trưa cũng bị họ bám sát, đe dọa.
12. Nhờ luật sư Miếng giúp đỡ nên cuối cùng đoàn đã thuê được 3 chuyến xe khác để trở về Sài Gòn an toàn.
Những việc đoàn đã làm được tại phiên tòa:
1. Thể hiện việc phản đối bản án bất công một cách ôn hòa.
2. Ủng hộ lý lẽ bào chữa của luật sư Nguyễn Văn Miếng bằng những tràng vỗ tay kéo dài, khiến cho công an khó chịu.
3. Trong lúc chờ nghị án cùng nhau hát vang bài “Trả lại cho dân”, gây bất ngờ, lung túng cho những kẻ cầm quyền.
4. Thường xuyên đưa tin về diễn biến phiên tòa cho các cơ quan ngôn luận trong nước, quốc tế.
5. Thông báo kịp thời cho các đoàn ngoại giao ( Mỹ, Úc…) khi bị bao vây, cô lập trên đường về vì phải đi bộ tìm xe khác.
6. Thăm gia đình chị Nguyễn Thị Kim Liên, ăn bữa cơm đoàn kết, thắng lợi.
Một vài nhận xét:
1. Phiên tòa này đã bộc lộ rõ bản chất cái gọi là “ nhà nước của dân, do dân và vì dân”. Họ tuyên bố một đường, làm một nẻo. Thực chất là lừa dân.
2. Chính quyền coi những người đến dự phiên tòa như kẻ thù, tìm mọi thủ đoạn đe dọa, trả thù vặt hèn hạ.
3. Người đại diện viện kiểm sát, giữ quyền công tố nhưng không biết luật. Khi tranh luận với luật sư Miếng thì lòi cái dốt ra. Ông ta chỉ giỏi kết tội một đứa trẻ vị thành niên với khung hình phạt nặng.
4. Thử hỏi, một đứa trẻ xưa nay học giỏi, ngoan, không có tiền án tiền sự, bỗng chốc phạm tội với khung hình phạt nặng, thì đó có phải là thành tích :”trăm năm trồng người”, của chế độ này không?
5. Nếu như gia đình các vị quan tòa, viện kiểm sát hôm nay cũng bị thu hồi đất với giá rẻ mạt như đã đền bù cho gia đình cháu Tuấn, thì liệu các vị có chấp hành không?
6. Tức nước vỡ bờ, sớm muộn các vị ngày hôm nay xét xử cháu Tuấn sẽ phải đối diện với một phiên tòa của lịch sử, khi nhân dân đứng lên đòi quyền sống, quyền làm người, như lời của bài hát” Trả lại cho dân”.
____

Nhìn thấy một viễn cảnh hãi hùng

24-11-2015
Tuấn bị xử ở Long An làm tôi nhớ Phương Uyên, cô sinh viên trong sáng ngày nào cũng bị ra tòa tại xứ này.
Tuấn còn nhỏ hơn Phương Uyên nhiều, khi “phạm tội” em mới 15 tuổi.
Tôi nhớ và tôi hy vọng, rằng họ ít nhất cũng e dè một chút với dư luận, Phương Uyên được thả tại tòa, hy vọng Tuấn sẽ được nằm trong vòng tay những người dũng cảm tham dự phiên tòa hôm nay. Nhưng điều đó đã không xảy ra!
Nghe bản án 4 năm 6 tháng tù và số tiền “bồi thường 42 triệu 600 ngàn đồng và tiên xử án hơn 2 triệu đồng”, bao nhiêu người đã uất lên, trong đó có tôi. Hận thù cứ chất chồng cho dân tộc đầy bất hạnh này. Từng ngày từng ngày qua, không cần nằm mộng, tôi như đã nhìn thấy một viễn cảnh hãi hùng!
____
24-11-2015
Đến dự phiên toà xét xử Nguyễn Mai Trung Tuấn có thầy giáo chủ nhiệm năm lớp 9 là năm học cuối cùng của cuộc đời học sinh của em.
Thầy cho biết liên tục từ lớp 6 đến lớp 9 em là học sinh ngoan luôn luôn đạt hạnh kiểm tốt. Mẹ em, bị cáo của phiên toà trước, cũng xuất hiện trước toà cho biết em là đứa con ngoan hiền trong gia đình, tuy còn nhỏ nhưng đã biết giúp đỡ cha mẹ và lo lắng cho em.
Điều gì đã đẩy một cậu bé ngoan hiền như em vào con đường chống lại cả một hệ thống cơ quan quyền lực?
Phát biểu tại toà, ông Nguyễn Trung Cang, cha em đã nói nếu chính quyền địa phương vận dụng quyết định 3047 và 2282 (?) thay vì các quyết định 3629 và 2772 liên quan đến đền bù giải toả thì đã không đẩy gia đình ông vào bước đường cùng như hôm nay: mất đất, tan nhà, hai vợ chồng vào tù và đứa con 15 tuổi bé bỏng của ông cũng đối diện với phiên toà.
Miếng đất mà gia đình ông sinh sống trên đó từ bao đời, nhờ vào đó mà gia đình ông mới mở quán buôn bán làm ăn mang đến nguồn thu nhập để nuôi hai con ăn học. Cướp miếng đất đó đi không những là cướp đi chỗ ở duy nhất mà còn triệt tiêu phương tiện sinh sống từ bao lâu nay của gia đình ông.
Gia đình ông quyết liệt chống lại lệnh cưỡng chế vì sự vận dụng phi lý của chính quyền địa phương và vì không còn con đường sống.
Sáng ngày 14/4/2015 là ngày lực lượng cưỡng chế đến trấn áp gia đình bất hạnh đó, cậu bé Trung Tuấn quá thương cha mẹ không thể cắp sách đến trường được. Cậu quyết định ở lại nhà với… bom xăng và ná cao su để ngăn cản lực lượng cưỡng chế hùng hậu được vũ trang đến tận răng theo như tư duy trẻ con của cậu.
Cậu đã ném bom xăng xuống mặt đường trước cửa nhà với hy vọng ngăn cản không cho lực lượng hung dữ đó vào nhà bắt cả nhà cậu đi. Đám lửa nhỏ nhoi ấy cũng không ngăn cản được ai, cậu hoảng hốt dùng đến ná cao su bắn vào đoàn người cưỡng chế. Nhưng cậu cũng chẳng bắn trúng được ai.
Khi lực lượng cưỡng chế do trung tá công an dẫn đầu tràn vào thì ngôi nhà bùng lên bốc cháy. Hoảng loạn cũng bùng lên. Hoảng loạn đến mức viên trung tá chỉ huy cũng quay lưng bỏ chạy ra ngoài. Trong bối cảnh đó, lại vang lên các tiếng thét của lực lượng cưỡng chế: Bắt lấy nó, bắt lấy nó!
Cậu bé không còn biết suy nghĩ gì nữa, sẵn ca axit của ba cậu dùng để chế bình accu xe (ba cậu làm nghề sửa xe) để gần đó cậu đã chụp và tạt ra ngoài, ngẫu nhiên trúng vào lưng ông trung tá công an đang xoay lưng bỏ chạy vì hoảng loạn.
Nếu thương tật của ông trung tá ở mức 30% thì Tuấn đã vô tội. Nhưng luật sư Nguyễn Văn Miếng cho rằng có vấn đề trong chuyện giám định thương tật. Cơ quan giám định của địa phương chưa khách quan, thủ tục giám định có sai trái, bản kết quả giám định đưa ra toà là bản sao chứ không phải bản chính, hai giám định viên được luật sư yêu cầu ra làm chứng cũng không có mặt…Luât sư Miếng nghi ngờ mức thương tật 35% mà giám định đưa ra, cái mức vừa đủ khít để cò thể truy tố Tuấn về hành vi tấn công gây ra thương tích.
Trực tiếp nghe phiên toà (qua loa bắt ra ngoài) tôi thấy cả một hệ thống toà án đang truy bức cậu bé. Từ chủ toạ phiên toà, đến hai vị hội thẩm đến công tố viên đều đặt ra những câu hỏi áp chế, mớm cung để gài cậu bé từ hành vi không cố ý thành hành vi cố ý.
Luôn miệng những người nầy dùng từ “trừng trị” “răn đe” khi xét hỏi cậu bé 15 tuổi.
Bản án đã tuyên y như mức mà công tố viên đã hăm hở đề nghị. Tất cả những bào chữa hợp lý của luật sư Miếng đều bị gạt bỏ.
Cả một hệ thống vào cuôc một cách thô thiển, thô bỉ và tàn bạo đến bất nhân để đẩy một gia đình dân lành vào bước đường cùng.
Phiên toà kết thúc, tôi đứng lên và bắt gặp ngay cô bé Nguyễn Mai Thảo Ly em gái của Tuấn. Em cố gượng cười để tôi chụp ảnh, nhưng miệng em cứ méo dần đi. Mắt em buồn rười rượi. Em sẽ đi về đâu khi không còn nhà, không còn cha, không còn mẹ và không còn cả người anh trai thương yêu, sẵn sàng đi chăn vịt để kiếm tiền nuôi em đi học khi cha mẹ đã vào tù.
H1Em gái Thảo Ly của bị cáo 15 tuổi. Nguồn: FB Huỳnh Ngọc Chênh
H2Đến dự phiên toà công khai bên ngoài hành lang là đông đảo dân oan từ khắp mọi miền. Nguồn: FB Huỳnh Ngọc Chênh
H2Công an khắp mọi nơi bám theo người dân đến dự phiên toà. Nguồn: FB Huỳnh Ngọc Chênh
____
24-11-2015
Kết án tù bốn năm rưỡi một đứa trẻ nghèo 15 tuổi, (Nguyễn Mai Trung Tuấn, cha mẹ đều đã phải đi tù vì giữ đất) chỉ vì kiên quyết chống lại việc cưỡng chế đất, thì bản án dành cho những kẻ nhân danh nhà nước, lợi dụng chính sách quái thai “sở hữu toàn dân” để trắng trợn cướp đất rồi bỏ tù nhân dân, phải là vài trăm năm chưa đủ.
____
24-11-2015
Nguồn: FB Nguyễn Thiện Nhân
Nguồn: FB Nguyễn Thiện Nhân
Kết thúc phiên tòa, Tuấn bị kết án 4 năm 6 tháng tù giam.
Thử hỏi nếu gia đình Tuấn chấp nhận đền bù giá rẻ mạt 300.000đ/m2 thì làm sao họ đủ tiền mua đất cất nhà khác? Chẳng lẽ họ chấp nhận bị “cướp đất” để sống cảnh màn trời chiếu đất hay sao?
Mang nỗi bức xúc ra về, lại gặp chuyện bực mình khác. Công an đã đuổi chiếc xe thuê chở anh em đến tòa. Công an và dân phòng dày đặc kè theo mọi người khi ra về. Mọi người phải chờ thuê xe khác đến rước về.
Tôi đi xe máy tới nơi xử án, khi ra về bị bọn ác nhơn lấy mất nón bảo hiểm và xì bánh xe. Phải nhờ một chị dân oan đi mua giúp cái ống bơm tay. Và cùng vài anh em đi xe máy cùng về. Bị bọn an ninh chìm kè theo từ Thạnh Hóa đến tận Tân An (gần nhà cô Kim Kiên).
Anh em đã ghé thăm nhà cô Kim Liên, ăn cơm do cô nấu và chụp hình kỷ niệm. Đoàn kết là sức mạnh. Lẻ loi sẽ bị bạo quyền ức hiếp.
____
24-11-2015
Sau vụ tòa án Long An xử cháu bé Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi với một hình phạt khốn nạn như vậy thì tôi phải sửa lại câu “Công lý ở Việt Nam chỉ là một anh hề” thành “Công lý ở Việt Nam là một thằng lưu manh” mới đúng nghĩa của nó.
Khi nhà cầm quyền VN đã dồn người dân đến bước đường cùng, tìm đủ mọi thủ đoạn để cướp đoạt quyền sống của họ thì sự phản kháng là điều tất yếu.
Tôi không tin rằng những kẻ vừa tuyên án vụ này đã tự chọn cho cháu Tuấn cái án đó. Tôi tin rằng có sự chỉ đạo từ trên mà có khả năng là từ những kẻ đang ngồi ở các vị trí cao nhất. Lũ ngu đó không biết rằng những hành vi mất tính người của bọn “quan tòa” cùng lũ côn an, dân phòng khốn nạn, tàn ác sẽ là những nhát xẻng góp phần tự đào mồ chôn chính mình.
Tôi đả đảo chế độ hại dân, hại nước này và cầu mong nó nhanh chóng bị thiêu trụi bởi lòng phẫn uất của nhân dân.
____
24-11-2015
Lôi một thằng bé 15 tuổi ra xử án mà không sợ bị lên án, còn ngu mà mở miệng nói: 15 tuổi có ai làm gì bị cáo cả, tại sao phải tự vệ?  Thế thằng con nào đưa thằng bé 15 tuổi ra tòa? Chúng mày có ác và ngu thì cũng vừa thôi chứ.
_____
24-11-2015
A xít à? Ná cao su à? Muỗi!  Ngày xưa nhà em đọc báo, thấy nói mấy chú bé cắt tóc cho lính Mỹ, còn dùng dao lam cứa họng lính Mỹ kìa. Báo viết, vì lính Mỹ ko nghi ngờ trẻ em, nên thích trẻ em cắt tóc cho hơn. Đó là báo nói đấy nhé. Thực hư thế nào nhà em không kiểm chứng được.  Đừng nói là chiến tranh thì kể làm gì. Thời bình mà còn bị cướp thì còn khốn nạn hơn.  Không ai cổ súy bạo lực và cái ác. Song hãy chỉ cho họ phải làm gì.
_____
24-11-2015
Ở Việt Nam hôm nay, tại Thạnh Hóa, Long An có một phiên toà, phiên toà có “quan toà” xử một em bé 15 tuổi. Trong khi hôm qua, 23/11/2015 tại cuốc hội Việt Nam đang cãi nhau về luật “TRẺ EM”. Tuồng!
___
24-11-2015
Trưa nay tại phiên toà xử cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn. Lâm có gặp và nói chuyện hỏi thăm cháu Nguyễn Mai Thảo Vy, là em của Tuấn. Và nhân đây, Lâm gởi đến gia đình cháu 150 usd từ quỹ Cứu Trợ Dân Oan.
H1Facebooker Peter Lam Bui và cháu Nguyễn Mai Thảo Vy. Nguồn: FB Peter Lam Bui
Nhưng cháu có nhờ mình là “chú đừng đưa con lúc này, vì con đến đây có một mình à, bọn an ninh nó đang theo con, có gì chú giữ đó rồi gởi vào tài khoản mà lần trước chú gởi cho con ấy”. Mình đồng ý và nói sẽ đổi ra tiền Việt gởi vào tài khoản cho cháu. Sau phiên toà, có một em sinh viên chạy đến đưa mình một 100k và nói nhờ mình gởi cho gia đình em Tuấn, mình nhận.
Về đến Sài Gòn thì trời đã tối, ngày mai mình sẽ gởi cho cháu Vy.
___

Bị phạt 4 năm 6 tháng tù vì tạt axit vào người thi hành công vụ

Linh Bảo
24-11-2015
NDĐT – Sáng 24-11, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa (Long An) đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự về tội “cố ý gây thương tích” đối với bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn (15 tuổi) ngụ phố 3, thị trấn Thạnh Hóa, huyện Thạnh Hóa.
H1Bị cáo Nguyễn Mai Trung Tuấn tại phiên tòa.
Do cha, mẹ bị cáo cũng đang liên quan đến vụ án khác nên cậu ruột Mai Quốc Viễn là người giám hộ cho bị cáo tại phiên tòa (bị cáo chưa đủ tuổi thành niên).
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Thạnh Hóa, trước đó, vào sáng 14-4-2015, đoàn cưỡng chế của huyện Thạnh Hóa đến nhà ông, bà Nguyễn Trung Can, Mai Thị Kim Hương ngụ phố 3, thị trấn Thạnh Hóa vận động chấp hành quyết định cưỡng chế của UBND huyện Thạnh Hóa về giải tỏa đất làm dự án đê bao chống lũ, xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, ông Can và hơn chục thành viên trong gia đình đã cố thủ trong nhà, sau đó sử dụng chai xăng, bình gas, dao, kéo, axit, gậy, búa chống trả lại đoàn vận động cưỡng chế.
Khi đó, Nguyễn Mai Trung Tuấn (con trai ông Can, bà Hương) đã dùng ca đựng axit tạt vào phía sau người đang thi hành công vụ là ông Nguyễn Văn Thủy – Trưởng Công an xã Thạnh An (Thạnh Hóa), khiến ông Thủy bị bỏng khá nặng phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện. Kết quả giám định, ông Nguyễn Văn Thủy bị thương tích 35%.
Sau khi xảy ra sự việc, Tuấn đã bỏ trốn khỏi địa phương và bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã. Đến ngày 6-8-2015, Tuấn bị bắt tại huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Tại phiên tòa, ông Phạm Hoàng Tấn – giáo viên chủ nhiệm của Tuấn (Tuấn đang học lớp 9/5 trường THCS thị trấn Thạnh Hóa) và người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy đều mong HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo để bị cáo sớm làm lại cuộc đời.
Sau khi nghe ý kiến của đại diện Viện Kiểm sát, luật sư bào chữa cho bị cáo, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa đã tuyên phạt Nguyễn Mai Trung Tuấn 4 năm 6 tháng tù giam. Thời gian chấp hành án tù tính từ ngày bắt tạm giam 6-8-2015.
Cha, mẹ của Tuấn là ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương có trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị hại là ông Nguyễn Văn Thủy hơn 42 triệu đồng.
___
Mời xem lại: NGUYỄN MAI TRUNG TUẤN: BƯỚC ĐƯỜNG CÙNG! (DL/ BS). – Nguyễn Mai Trung Tuấn không thể có tội? (TMCNN/ BS). – Ước mơ của cậu bé ‘tội phạm bất đắc dĩ’ Nguyễn Mai Trung Tuấn (TMCNN/ BS). – Thiếu niên Nguyễn Mai Trung Tuấn bị truy tố tội trạng lên đến 15 năm tù (DL/ BS). – Trương Minh Tam – Nhìn lại vụ án 13 người dân Thạnh Hoá tỉnh Long an Cố ý gây thương tích và chống người thi hành công vụ (DL/ BS). – 27 năm tù giam cho những người dân oan bảo vệ đất chống cưỡng chế (DL/ BS). – Vụ xử 12 dân oan: Phóng viên bị khống chế khi chụp hình ngoài khu vực tòa (TT/ BS). – Long An: Sắp xử vụ án Tiên Lãng 2 (BS). – Thư mời gọi đồng bào tham dự phiên toà xét xử dân oan huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An vào ngày 15 tháng 9 năm 2015 (FB Phạm Dương Đức Tùng/ BS). – Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An! (GPDC/ BS). – Cô bé 14 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ và anh trai (VOA/ BS).