5/30/2016

Quê nhà, Quê người Tôi là Ai? Việt hay Mỹ?

Kim Thu Source: Bất Khuất 
5/20/2016





Một bài viết hay dành cho những người Việt tại Hoa Kỳ...


****

Có phải nếu mình ở một nơi nào trên dưới ba mươi năm thì mình là người thuộc địa phương đó, đúng không? Đã biết bao nhiêu lần tôi đặt ra câu hỏi đó sau một ngày nhìn vào lịch thấy con số ghi năm đã bước vào năm thứ ba mươi của một người tị nạn.

Bây giờ có ai mới quen gặp tôi, hỏi: Bà ở đâu đến vậy? Thì chắc tôi sẽ trả lời rất tự nhiên, tôi ở San Jose , hay khi đang đi du lịch thì sẽ trả lời, tôi ở Mỹ đến. Tôi sẽ không trả lời là tôi ở Việt Nam đến nữa, chỉ trừ người ta hỏi, bà là người nước nào? Thì lúc đó tôi chắc chắn nói, tôi là người Việt Nam , để cho họ không nhầm với người Trung Hoa, Nhật, hay Phi.

Đúng, tôi ở Mỹ trên dưới ba mươi năm rồi, tôi là một người Mỹ. Bây giờ thử xem lại con người Mỹ của tôi.

Trước tiên mặt mũi, chân tay tôi chẳng có gì thay đổi cả. Vẫn khuôn mặt cấu trúc ít góc cạnh của người Á Đông và cái mũi tẹt khiêm tốn, tóc sợi to và đen, khi có tóc bạc thì nhìn thấy ngay, muốn giấu thì phải nhuộm.

Đối với người Á Đông thì tôi được gọi là người có nước da trắng, nhưng mầu trắng này thực ra là mầu ngà, và đứng cạnh một ông Tây, bà Mỹ nào thì nó vẫn cho cái căn cước da vàng rất rõ rệt. Khi tôi nói tiếng Anh thì cách phát âm vẫn có vấn đề, đôi khi nói nhanh quá thì sẽ vấp phải lỗi nói tiếng Anh theo cách dịch tiếng Việt trong đầu. Như thế bị chê là nói tiếng Anh bể (broken English). Về cách phục sức, nhà ở, xe cộ bên ngoài, tôi có thể không kém một người Mỹ chính gốc.

Nhưng khi bước vào nhà tôi, từ những bức tranh treo ở phòng khách, bát đũa bầy ở bàn ăn, chai nước mắm, hũ dưa cải trong bếp và nhất là sách, báo tiếng Việt ở khắp nơi trong nhà, thì chắc ai cũng sẽ nhận ra ngay đó là một gia đình Việt Nam. Như thế thì tôi là người San Jose hay người Hà Nội, người Mỹ hay người Việt? Tôi ở đất này đến ba mươi năm rồi cơ mà.

Người ở Lạng Sơn, Thanh Hóa ra Hà Nội ở trên dưới ba mươi năm thì tự nhận mình là người Hà Nội; người ở Hải Phòng, Hải Dương vào Sài Gòn lập nghiệp từ năm 75, 76 tự nhận mình là người trong Nam.

Tôi ở Mỹ tìm về Việt Nam không ai chịu nhận tôi là người Việt nữa, dù tôi có yêu quê hương đến quặn thắt cả ruột gan, có gặp lại họ hàng nước mắt khôn cầm thì khi thăm viếng, hỏi han, họ vẫn thỉnh thoảng nói rất tự nhiên: chị đâu có phải là người Việt nữa, bây giờ chị là người Mỹ rồi, chắc cái này không hạp với chị, cái kia chị không ăn được, cái nọ chị không biết đâu.

Những lúc đó tôi chẳng biết mình phải phản ứng thế nào cho đúng. Cứ cãi tôi vẫn Việt, hay nhận đúng rồi tôi là Mỹ? Không, cả hai cùng sai cả. Những khi cần quyên tiền đóng góp vào việc công ích nào ở Việt Nam thì ai ai cũng nhắc lại cho tôi đến ngàn lần tôi là một người Việt Nam chính gốc. Rằng tôi phải có bổn phận và tình thương với đất nước, đồng bào. Tình thương thì nhất định lúc nào tôi cũng đầy ắp trong ngực rồi, tôi chẳng cần ai nhắc nữa, nhưng bổn phận thì cho tôi... nghĩ lại.

Tôi đã đóng góp bổn phận của tôi cho đất nước đó rồi. Một mối tình chết tức tưởi trong chiến tranh hơn ba mươi năm về trước, xương thịt của người tôi yêu nằm trong lòng đất, rồi lại phải đào lên, đốt thành tro than, bị đuổi mộ như đuổi nhà, đã trả bổn phận đó thay tôi rồi. Không đủ hay sao?

Bây giờ tôi phải có bổn phận đóng thuế hàng năm ở đất nước tôi đang sống để phụ với chính phủ sửa đường, xây trường học và nuôi những người ở khắp nơi mới tới, như trước kia đất nước này đã nuôi người Việt, vì giấy tờ cá nhân hiện tại xác định tôi là người Mỹ. Tôi phải làm bổn phận công dân.

Có những ngày tôi lái xe bị kẹt ở xa lộ vào một buổi chiều mưa mùa thu; hay một buổi sáng mùa xuân vắng lặng, êm ả, đứng trong nhà nhìn ra mặt hồ, tôi cảm nhận được nơi mình đang hiện diện không phải là quê mình, không phải nước mình.

Chẳng có một lý do gì cụ thể, chỉ là những giọt mưa đập vào kính xe, chỉ là mặt nước hồ gờn gợn sóng. Mưa trên xa lộ Mỹ nhắc nhớ đến những cơn mưa tháng Năm ở Thị Nghè, nhà mình ở Trần Quý Cáp, nhà anh ở trước rạp ciné Eden đứng trú mưa với nhau.

Nước ở hồ San Jose trước nhà nhắc đến nước sông ở bến Bạch Đằng mỗi lần qua phà sang bên kia Thủ Thiêm chơi với bạn, hay sóng nước ở bắc Mỹ Thuận những lần qua phà đi thăm họ hàng ở tận Bạc Liêu. Những lúc đó tôi bất chợt bắt gặp mình Việt Nam quá, vì những cái bóng Việt Nam thật mờ, thật xa lại chồng lên hình ảnh rõ rệt ngay trước mặt mình. Và kỳ diệu làm sao, những cái bóng đó nó mạnh đến nỗi mình quên mất là mình đang ở Mỹ. Chắc tại tôi là người Việt Nam .

Lại có những lần ở Việt Nam , tôi bị muỗi đốt kín cả hai ống chân, bị đau bụng liên miên cả tuần lễ. Đi đâu cũng phải hỏi đường, ai nhìn mình cũng biết mình từ đâu đến và đang đi lạc. Tiền bạc tính hoài vẫn sai. Nhiều khi đứng chênh vênh trên đường phố Sài Gòn, biết đất nước này vẫn là quê hương mình, những người đi lại chung quanh là đồng bào mình, nhưng sao không giống Việt Nam của mình, hình như đã có điều gì rất lạ.

Ngôn ngữ Việt thì thay đổi quá nhiều, pha trộn nửa Hán nửa Ta, chắp đầu của chữ này với cuối chữ của chữ kia, làm nên một chữ mới thật là "ấn tượng". Cách phát âm của người Hà Nội bây giờ không giống cách phát âm cũ của ông bà, cha mẹ tôi ngày trước, và họ nói nhanh quá, tôi nghe không kịp. Cái tiếng nói trầm bổng, thanh lịch, chậm rãi, rõ ràng từng chữ của thời xa xưa bây giờ chỉ còn là cổ tích.

Ngửng mặt lên nhìn bầu trời, vẫn bầu trời xanh biếc của thời tuổi trẻ, cúi xuống nhìn mặt đất, vẫn mặt đất thân quen, nhưng sao lòng hoang mang quá đỗi, và thấy đã có một khoảng cách nghìn trùng vô hình giữa mình và quê hương đất Việt. Chắc tôi là người Mỹ!

So sánh thời gian tôi sinh ra, sống ở Việt Nam và thời gian tôi bỏ Việt Nam ra đi, sống ở Mỹ, hai con số đó đã gần ngang nhau. Tôi được học từ nhỏ quê hương là nơi tổ tiên lập nghiệp, là nơi chôn nhau cắt rốn. Ở trong nước có bài hát nổi tiếng “Quê hương mỗi người có một”, như là chỉ một mẹ thôi. Nhưng có người lại nói: Nơi nào mình sống ở đó suốt một quãng đời dài, có những người thân chung quanh mình, hưởng những ân huệ của phần đất cưu mang mình, thì nơi đó cũng được gọi là quê hương mình. Như vậy thì tôi có một hay hai quê?

Tôi sống ở Mỹ thì bạn bè gặp nhau thường nói: Cái này người Việt mình không hạp, hoặc người Mỹ họ mới thích nghi được việc này, người Việt mình không quen.

Khi đi dự buổi tiệc cuối năm của một công ty lớn ở Mỹ, toàn là những người Mỹ sang trọng thì thấy rõ ngay mình là người Việt đi lạc, dù mình có sang trọng, lịch sự như họ. Hóa ra ở Mỹ hay về Việt Nam mình đều lạc chỗ cả.

Tôi nhớ mấy năm trước có lần trò chuyện với mẹ của một người bạn, lúc đó cụ ngoài 80 hãy còn minh mẫn, cụ theo đạo Phật. Trưởng nam của cụ và con dâu cụ tự nhiên rủ nhau theo đạo Công giáo. Găp tôi, cụ hỏi: Không biết anh Bình nhà tôi khi chết thì đi đâu? Phật giận anh ấy, vì anh ấy bỏ đi, Chúa chắc gì cho anh ấy vào, vì anh ấy mới quá! Năm nay cụ ngoài 90 tuổi rồi và không may, cụ bị Alzheimer. Vậy là cụ không còn minh mẫn để lo con mình không có chỗ dung thân cho phần hồn. Bây giờ thỉnh thoảng nghĩ lại những lời cụ nói, thấy mình ngay ở đời sống này cũng đã là một vạt nắng phất phơ bay. Quê nhà, quê người, quê Mỹ, quê Việt. Chao ôi! Cái thân cỏ bồng.

Nhưng lạ lắm, tôi biết chắc mình là người Việt, nhất là khi tôi nằm mơ. Trong giấc ngủ tôi thường gặp cha mẹ, gặp ngay trong những ngôi nhà cũ ở Việt Nam , gặp bạn bè cũng gặp trên đường phố Việt Nam từ ngày rất xa xưa, và bao giờ trong mơ cũng đối thoại bằng tiếng Việt. Tỉnh dậy đôi khi vẫn ứa nước mắt, dù là một giấc mơ vui. Thấy nhớ quê nhà quá đỗi!

Tôi nhớ lại trong những truyện ngắn, những bài thơ Đường tôi đọc thời rất xa xưa về người bỏ làng đi xa lâu năm trở về không ai nhận ra nữa. Hồi đó sao mà mình thương những ông già trong thơ đó thế! Bây giờ nghĩ lại thì người trong sách đó còn may mắn hơn mình, họ đâu có đi đến tận một nước khác như mình. Họ chỉ bỏ làng, chứ không bỏ nước. Thế mà khi về còn ngơ ngác, bùi ngùi, tủi thân vì lạc chỗ ngay trong làng mình.

So sánh tôi với người bỏ làng ra đi trong những trang sách đó thì hoàn cảnh của tôi đáng buồn hơn nhiều. Không những đã bỏ làng, bỏ nước đi, còn nhận quốc tịch của một nước khác.

Khi về đổi họ thay tên.
Núi chùng bóng tủi, sông ghen cạn dòng.

Kim Thu tùy bút

Trích từ Adelaide Tuần Báo

Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ

Mỹ “ra tay không thương tiếc” nếu Trung Quốc khai chiến Biển Đông

Lê Viết Dũng Source:
5/29/2016



Hải quân Mỹ và Nhật Bản tập trận trên biển gần Philippines.
Theo trang tin tiếng Trung Worldjournal ngày 11/5, đô đốc Harry trả lời phỏng vấn tờ Thời báo New York cho hay lực lưông dưới quyền ông đã làm tốt chuẩn bị để có thể sẵn sàng ngày đêm khai chiến. Theo Worldjournal phát biểu này của Đô đốc Harry Harris được chuyên gia cho là đã tiết lộ kế họach sự dùng vũ lực tiềm t2ng của quân đội Mỹ tại khu vực Biển Đông.
Vào tháng trước, Trung tâm nghiên cứu Toàn cầu hóa Canada công bố một báo cáo cho rằng, hiện nay, Mỹ triển khai hành động tự do đi lại thực chất là để bảo đảm cho các tàu chiến Mỹ có thể tự do ra vào Biển Đông. Đây là một phần trong kế hoạch sẵn sàng chiến đấu với Trung Quốc của Lầu Năm Góc.
Chiến lược tác chiến hợp nhất không-hải quân của Mỹ cho thấy, nếu xảy ra một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, một là Mỹ sẽ tiến hành ném bom quy mô lớn đối với Trung Quốc, hai là Mỹ sẽ ngăn chặn tàu thuyền Trung Quốc vận chuyển năng lượng và nguyên vật liệu trên Biển Đông. Dự kiến, Toà trọng tài thường trực Liên hợp quốc sẽ nhanh chóng đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Dư luận quốc tế phổ biến cho rằng, tòa sẽ đưa ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh, điều này sẽ làm cho quan hệ Trung-Mỹ đang ngày càng yếu ớt có sự thay đổi đột ngột.



Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương.

Theo trang thông tin tiếng Trung Quốc này, tổng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris sẽ “ra tay không thương tiếc” đối với Trung Quốc. Các phát biểu cứng rắn của ông không chỉ đã chọc giận Bắc Kinh, mà còn khiến cho Washington khó xử.
Khi được hỏi về khả năng khai chiến vì bãi cạn Scarborough, Đô đốc Harry Harris cho hay, để bảo vệ lợi ích của Mỹ, “tôi không thể không sử dụng công cụ mà mình có, đó là công cụ quân sự, là công cụ rất tuyệt vời”.
Tướng Harry Harris cho rằng, ông hoàn toàn không lo ngại giữa Quân đội Trung Quốc và quân đội các nước khác ở Biển Đông sẽ xảy ra hiểu lầm. “Tôi cho rằng, họ là quân đội chuyên nghiệp”.
Rủi ro lớn hơn ở chỗ, các cuộc xung đột do tàu bán quân sự của Trung Quốc gây ra có thể sẽ buộc lực lượng Mỹ phải triển khai công tác phòng thủ của đồng minh Mỹ. Hiện nay, Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines. Việc Trung Quốc một mực từ chối tham gia, chấp nhận vụ kiện này được nhiều học giả dự báo là, 99% Trung Quốc sẽ thua kiện Philippines.
Các học giả cho rằng, một khi Trung Quốc thua kiện, các nước xung quanh Biển Đông như Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia sẽ đi theo Philippines, khởi kiện Trung Quốc ra tòa, khiến cho Trung Quốc phải mệt mỏi ứng phó. Đồng thời, các nước như Mỹ, Nhật Bản đã sẵn sàng cho một cuộc bao vây toàn diện đối với Trung Quốc, ngoại giao Trung Quốc sẽ rơi vào cục diện bất lợi.



Tàu khu trục USS William P. Lawrence Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Rappler.com.

Vấn đề chủ yếu mà Đô đốc Harry Harris quan tâm là, Trung quốc sẽ đưa ra phản ứng cứng rắn thế nào đối với phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Nếu Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy hoạt động kiểm soát tuyến đường hàng hải Biển Đông, bất kể là ngắn hạn hay dài hạn, Mỹ đều phải áp dụng đáp trả quân sự nhất định.
Gần đây, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cảnh báo, nếu bất cứ bên nào liên quan đến vụ kiện Biển Đông không tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài sẽ tạo ra tiền lệ nguy hiểm cho trật tự quốc tế và biện pháp giải quyết hòa bình tranh chấp được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Bốn năm trước, Trung Quốc cướp đi bãi cạn Scarborough từ tay Philippines. Một quan chức Mỹ cho rằng, sự lợi hại có liên quan là cực kỳ lớn. Bởi vì, khi gặp gỡ nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở Washington gần đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng cảnh báo, Trung Quốc không được có hành động ở bãi cạn Scarborough hoặc lập ra cái gọi là “vùng nhận dạng phòng không” (ADIZ).
Bất kỳ bên nào đều không hy vọng để xảy ra xung đột vì những đảo đá bé nhỏ trên Biển Đông. Nhưng, khả năng này cần phải cân nhắc. Quan chức Lầu Năm Góc cho rằng, Mỹ có thể sẽ làm rõ lập trường đối với bãi cạn Scarborough.
Điều cần lưu ý là, hiện nay, Mỹ đã tăng cường hiện diện quân sự ở Philippines. Philippines đã mở cửa 5 căn cứ quân sự cho Quân đội Mỹ triển khai luân phiên, tạo khả năng cho Mỹ triển khai các hành động phản ứng nhanh khi Biển Đông xảy ra xung đột.
Trong các cuộc tập trận thường niên giữa Mỹ-Philippines như Balikatan, hai nước đã tổ chức diễn tập nhiều khoa mục, trong đó có tập đổ bộ đánh chiếm đảo. Ngoài ra, vào tháng 4 vừa qua, Mỹ đã phô trương sức mạnh quân sự răn đe Trung Quốc bằng cách điều 6 máy bay tấn công A-10C và 2 máy bay trực thăng Pave Hawk bay trên bầu trời bãi cạn Scarborough, khu vực Trung Quốc cưỡng đoạt của Philippines từ năm 2012.

Theo Viettimes

Giấc Chiêm Bao Ngắn Ngủi của Người Việt Đêm Qua !

CHIẾN TRANH HOA KỲ & TRUNG HOA

Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng 
5/29/2016


Tổng Thống Obama vừa viếng thăm Việt Nam ngày Chủ Nhật 22 tháng 5 vừa qua. Chuyến đi này của Obama có thể hiểu như đây là một sửa soạn cho cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ xảy đến trong thời gian gần.
Lý do là trong những tính toán của các chiến lược gia của Ngũ Giác Đài, Việt Nam nắm giữ địa điểm chiến lược quan trọng bậc nhất trong cuộc chiến sắp tới này. Hiện nay 99% thời giờ của những người sửa soạn chiến lược tầm xa cho Hoa Kỳ đều được dành cho việc đối phó với Trung Hoa. Ngay cả Nga với Putin và vùng Trung Đông và hiểm họa khủng bố của Islamic State cũng chỉ được dành cho 1% còn lại! Điều này cho thấy đối với bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, cuộc chiến với Trung Hoa đã chiếm ngự hoàn toàn mọi tính toán và sửa soạn, cũng như những dự trù cho ngân sách chi tiêu về vũ khí đủ loại, tất cả chỉ với mục đích đánh bại Trung Hoa trong cuộc chiến gần kề!
Trước khi Obama tới Việt Nam, thứ trưởng quốc phòng Daniel Russell, phụ trách vùng Đông Á Thái Bình Dương, đã sang trước để thương thảo với chính quyền cộng sản Hà Nội về việc quân lực Hoa Kỳ trở lại và xử dụng vịnh Cam Ranh. Chính phủ Việt Nam trước giờ trong thế leo dây giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa vẫn phủ nhận việc để Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh. Nhưng với đe dọa và áp lực của Trung Hoa ngày càng nặng, cộng thêm việc Trung Hoa gần như chiếm cứ toàn vùng biển Đông và xây các hòn đảo nhân tạo với cơ sở quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam sẽ bắt buộc phải đi với Hoa Kỳ và để Hoa Kỳ xử dụng vịnh Cam Ranh.
Ngày 10 tháng 3 vừa qua, Việt Nam đã cho khánh thành một cơ sở hải cảng quốc tế tại Cam Ranh, nói là để dùng cho dân sự, nhưng cơ sở này có thể xử dụng cho các tàu chiến. Một số các tàu của Nga, Nhật và Singapore đã bắt đầu đến và xử dụng Vịnh Cam Ranh. Việc Hoa Kỳ trở lại có thể sẽ không được làm rùm beng để tránh phản ứng trả đũa mạnh mẽ của Trung Hoa. Nhưng sau cùng mục đích của Hoa Kỳ vẫn đạt được. Là xử dụng hải cảng Cam Ranh cho hải quân Hoa Kỳ và sau này sẽ là căn cứ quân sự cho quân lực Hoa Kỳ, để đối phó trực tiếp và hữu hiệu với Trung Hoa, hiện đang có căn cứ hải quân với lực lượng tiềm thủy đĩnh ngay tại đảo Hải Nam về phía Bắc của Cam Ranh.
Mấy tháng trước đây Hoa Kỳ đã giải quyết được việc dùng Phi Luật Tân làm căn cứ quân sự khi Tối Cao Pháp Viện của Phi cho phép Hoa Kỳ được xử dụng các căn cứ quân sự trước đây Hoa Kỳ đã dùng trong cuộc chiến Việt Nam nhưng sau đó bị Phi đòi lại. Đây là các căn cứ Subic Bay và Clark Air Force Base. Ngoài ra còn có các căn cứ khác như Antonio Bautista tại Palawan, Fort Magsaysay, Basa Airbase và Benito Ebuen Airbase. Các căn cứ quân sự này của Phi rất hữu ích cho Hoa Kỳ trong trường hợp Hoa Kỳ quyết định tấn công các phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Hoa trên 5 hòn đảo nhân tạo tại Hoàng Sa.
Tuy nhiên đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ, các căn cứ quân sự của Phi này không thể sánh được với vị trí thuận lợi và địa điểm chiến lược, cũng như mức độ sâu và bảo vệ an toàn cho các hàng không mẫu hạm của Vịnh Cam Ranh.
Cam Ranh quan trọng vô cùng cho chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ. Vì thế có thể chính quyền cộng sản Hà Nội không ra thông cáo hay ký kết gì cả một cách công khai. Nhưng sau chuyến đi này của Obama, nhiều phần trong thời gian sau đó, quân lực Hoa Kỳ sẽ từ từ và kín đáo trở lại Cam Ranh để sau cùng lập lại căn cứ quân sự vĩ đại tại đây! Những thương thuyết hiện tại về việc bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam hay ngay cả những đòi hỏi về nhân quyền và đòi chính phủ cộng sản thả tù nhân chính trị, chỉ là hình thức bề ngoài. Mục tiêu chính vẫn là việc Hoa Kỳ trở lại Cam Ranh! Hiện tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ gần như đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh với Trung Hoa có thể xảy ra bất cứ lức nào. Một đạo luật về quốc phòng ít được để ý đến gọi là SouthEast Asia Maritime Security Initiative vừa thông qua đầu năm 2016, cho bộ Quốc Phòng huấn luyện, trang bị và yểm trợ các xứ Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Nam Dương và Thái Lan với ngân sách là 406 triệu Mỹ Kim cho 4 năm 2016 – 2020. Bộ trưởng quốc phòng Ashton Carter cũng đã cho vận chuyển các hệ thống chống phi đạn tối tân nhất như Howitzer Paladin, M-777 và các dàn phòng thủ gọi là THAAD, Patriot và Army Tactical Missile System về vùng biển Đông Hải, để sẵn sàng xử dụng trong cuộc chiến tranh với Trung Hoa.
Hải quân Hoa Kỳ cũng đã sẵn sàng cho cuộc hải chiến với Trung Hoa. Trong khoảng mấy năm gần đây, Trung Hoa đã có chiến lược gọi là Anti-Access, Area-Denial dùng phi đạn có tầm bắn xa và phá được các chiến hạm của Hoa Kỳ, kể cả hàng không mẫu hạm. Các dàn phi đạn này đặt dọc theo bờ biển, ngăn chặn hạm đội của Hải Quân Hoa Kỳ không đến gần ven bờ Trung Hoa được. Nhưng Hoa Kỳ đã lập tức chế tạo các hệ thống tối tân hơn, trang bị cho các chiến hạm loại DDG 51, Arleigh-Burke class destroyers các hệ thống gọi là NIFC-CA (Naval Integrated Fire ConTrol - Counter Air), có khả năng bắn hạ các phi đạn của Trung Hoa và vô hiệu hóa chiến lược ngăn chặn Anti Access Area Denial như nói trên của Trung Hoa. Điều này có nghĩa hiện nay Hoa Kỳ đã dồn hết nỗ lực vào việc tối tân hóa các vũ khí chiến lược với mục tiêu duy nhất là triệt hạ Trung Hoa và sẵn sàng cho chiến tranh với Trung Hoa. Các chiến lược gia Hoa Kỳ hiện nay gần như đã đi đến kết luận là chính quyền Tập Cận Bình không sớm thì muộn sẽ gây ra chiến tranh trước với Hoa Kỳ! Lý do là kinh tế Trung Hoa sẽ sụp đổ trong tương lai gần. Và Tập Cận Bình sẽ bắt buộc phải dùng đến chiến tranh để đánh lạc hướng dư luận dân Tàu, không để cho làm loạn và lật đổ chính quyền cộng sản Trung Hoa, một khi kinh tế khủng hoảng nặng và thất nghiệp lan tràn.
Họ Tập từ khi lên cầm quyền đã tỏ ra là kẻ quốc gia cực đoan, muốn trả mối thù với Nhật đã chiếm Trung Hoa trước kia. Điều đáng chú ý là tháng 9 năm 2015, trong cuộc diễn hành tại Thiên An Môn, họ Tập đã cho đoàn quân cầm cờ của PLA (People’s Liberation Army) diễn hành bước đúng 121 bước đến cắm cờ tại giữa sân Thiên An Môn. Con số 121 năm là để nhớ đến mối hận Trung Hoa bị Nhật chiếm đóng năm 1894 và Tập Cận Bình thề sẽ phải trả mối thù này với Nhật! Cũng như việc họ Tập cương quyết chiếm cả vùng biển Đông, coi các quốc gia khác ven bờ Thái Bình Dương đều là thuộc Tàu, muốn làm gì thì làm. Thái độ quá khích này của họ Tập bất kể đến luật lệ quốc tế cho thấy Trung Hoa chỉ còn một con đuờng duy nhất là sẽ gây ra chiến tranh với Nhật và muốn chiếm đóng các xứ toàn vùng Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương…..v..v. Đây là lý do tại sao mấy tháng trước đây, Nhật đã ký kết với Phi Luật Tân thỏa ước hỗ tương quân sự. Phi cũng có một thỏa ước quân sự với Hoa Kỳ và Hoa Kỳ sẽ bắt buộc phải bảo vệ Phi nếu bị Trung Hoa tấn công.
Đây sẽ là khởi đầu cho một cuộc chiến giữa Hoa Kỳ, Nhật với Trung Hoa. Và sẽ mở màn bằng một cuộc đụng độ giữa hải quân Trung Hoa và hải quân Phi trong việc tranh chấp các hòn đảo thuộc Hoàng Sa gần lãnh thổ Phi. Vì các thỏa ước hỗ tương quân sự giữa Phi với Hoa Kỳ và Nhật, cuộc chiến sẽ lan rộng.
Tập Cận Bình sẽ theo gương vụ Trân Trâu Cảng thời Đệ Nhị Thế Chiến và ra tay tấn công trước. Chiến thuật của Hoa Kỳ là đợi cho Trung Hoa khởi đầu, chịu đựng nửa ngày và lập tức trả đũa. Như trong ngày nhậm chức chỉ huy vùng Thái Bình Dương tháng 5 năm 2015, tướng Harry B Harris, chỉ huy Pacific Command đã tuyên bố: “Nếu bị tấn công, chúng ta sẽ trả đũa ngay trong đêm đó”
Đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ, thực sự việc Trung Hoa cho xây các hòn đảo nhân tạo và các căn cứ quân sự tại Hoàng Sa là cơ hội tốt để tấn công Trung Hoa. Vì Hoa Kỳ sẽ dễ dàng cho dội bom và bắn phi đạn phá tan thành bình địa các hòn đảo nhân tạo này. Lực lượng hải quân của Trung Hoa trên đường đến tiếp cứu sẽ là miếng mồi ngon, dễ dàng bị đánh chìm. Và Hoa Kỳ nhân cớ này sẽ cho phá hủy hàng không mẫu hạm duy nhất của Trung Hoa, như một con vịt què nằm trên hồ sitting duck, đợi ăn phi đạn để chìm sâu xuống lòng biển. Các căn cứ tiềm thủy đĩnh của Trung Hoa tại đảo Hải Nam sẽ là mục tiêu khác của Hoa Kỳ để triệt hạ ngay. Cũng như các căn cứ quân sự khác trong nội địa của Trung Hoa cũng sẽ bị phá hủy nhanh chóng với các cruise missile tối tân nhất của Hoa Kỳ. Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa sẽ chấm dứt từ vài ngày đến một hai tuần lễ là tối đa khi chính quyền Tập Cận Bình sụp đổ trước sự tấn công vũ bão của Hoa Kỳ.
Chiến tranh Hoa Kỳ – Trung Hoa như thế là điều không thể tránh khỏi được. Một số viên chức Quốc Phòng Hoa Kỳ cho rằng Tập Cận Bình đã cho sửa soạn và sẽ sẵn sàng để tấn công vào giữa hay cuối năm 2016. Tuy nhiên có thể họ Tập sẽ đợi đến khi qua bầu cử của Hoa Kỳ và chiến tranh sẽ khởi đầu vào những tháng đầu của năm 2017. Dù thế nào chăng nữa, hiện nay biển Đông đã trở thành lò thuốc súng, chỉ cần đợi một ngọn lửa để nổ bùng.
Như tuần lễ trước đây, hai chiến đấu cơ của Trung Hoa đã bay lên đi kẹp sát một phi cơ thám thính của Hoa Kỳ, chỉ cách nhau 50 đến 100 feet. Đây là khoảng cách dễ dàng gây ra đụng chạm giữa hai phi cơ như đã xảy ra trong trường hợp tương tự hai mươi mấy năm trước đây thời nhiệm kỳ đầu của George W Bush. Lúc đó phi cơ của Trung Hoa nổ tan và phi cơ thám thính Hoa Kỳ phải đáp xuống đảo
Trong giai đoạn này, một vụ tương tự như thế hay một đụng chạm giữa các chiến hạm tại biển Đông sẽ nhiều phần là mồi lửa đưa đến chiến tranh dễ dàng.
Tóm lại, cuộc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa đã gần kề và khó lòng tránh khỏi được. Máu lửa và chết chóc sẽ lan tràn. Nhưng cũng có thể đây sẽ là khởi đầu cho chấm dứt của cộng sản Trung Hoa khi Tập Cận Bình bị tiêu diệt. Và Việt Nam cũng sẽ phải thay đổi theo. Chúng ta hãy chờ xem.
22 tháng 5, 2016

Khuất Phong Nguyễn Đình Phùng
www.nguyendinhphung.com

NGUYÊN NHÂN THẢM HỌA MIỀN TRUNG - CHÍNH QUYỀN KHÔNG MUỐN BẠN BIẾT!

Nguyễn Thùy Trang
5/29/2016

Thảm họa Miền Trung nước biển bị nhiễm độc, cá chết hằng loạt nhưng chính quyền im lặng tìm cách trấn áp thông tin. Nếu tin tức nầy lộ ra ngoài thì khó ăn nói, tuy nhiên họ sẽ không qua mặt được các khoa học gia...

NGHI VẤN NHÀ MÁY THÉP TRÁ HÌNH?

Điều bạn chưa biết là nhà máy luyện thép Formosa đã vào VN hoạt động cách đây 7 năm (2009), sau 5 năm (2014) thì nhà máy bắt đầu hoạt động xả thải ra biển. Năm thứ 7 tức vào tháng 3/2016 thì Formosa xả thải ra biển số lượng nhiều hơn những năm đầu.

Nghi vấn (1) Nếu Formosa là một nhà máy luyện thép thì hàm lượng hóa chất xả thải ra biển sẽ không độc hại như vậy, đồng thời sẽ khó làm cho cá chết nhiều. Chúng ta thấy hiện tượng thảm họa trong tháng 3-4 vừa qua không những cá chết mà chất độc còn hủy hoại cả hệ thống môi sinh dưới đáy biển.

Nghi vấn (2) Tại Huế, các khoa học gia đo được kết quả cho thấy các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép. Và hiện nay Crôm trong nước biển Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên vẫn cao hơn 10-15 lần cho phép.
Nghi vấn (3) Phần khác, tại khu vực Vũng Áng Hà Tĩnh, phóng xạ alpha cao hơn 15 lần, phóng xạ beta cao hơn 20 lần và phóng xạ gamma cao hơn từ 30-40 lần trong không gian.

Nghi vấn (4) Formosa 7 năm chưa sản xuất ra được cọng thép nào!

(*) Qua 4 nghi vấn trên thì chúng ta có thể lấy khảo sát khoa học để KHẲNG ĐỊNH là Formosa KHÔNG làm thép mà đang luyện TITAN!

VÌ SAO LÀ LUYỆN TITAN KHÔNG PHẢI THÉP?

Tập đoàn Formosa làm giàu trên thế giới nhờ vào công nghệ làm nhựa (Plastic) chứ không phải làm thép - Nhà máy Thép Formosa chưa từng nghe qua! Như vậy điều chúng ta nghi vấn rất khả thi là nhà máy THÉP chỉ là trá hình để luyện TITAN vì titan dioxit rất cần thiết cho quá trình làm nhựa (Plastic).

VÌ SAO PHẢI CHỌN HÀ TĨNH?

Vùng Nghệ An – Hà Tĩnh: đây là nơi có tiềm năng lớn nhất về quặng titan ở Việt Nam. Các mỏ sa khoáng vùng này có quy mô từ nhỏ đến lớn. Người ta đã phát hiện 15 mỏ và điểm quặng. Tổng trữ lượng đã được thăm dò của 14 mỏ là hơn 5 triệu tấn ilmenit và 320 ngàn tấn ziricon.(*a)

Khai thác TITAN rất độc hại cho môi trường, thải ra các hóa chất từ luyện Titan độc hơn khai thác thép cả trăm lần hơn. Nước biển Miền Trung hiện nay chứa nhiều kim loại nặng như chì, cadmium, asen, kẽm, sắt...và đây chính là NGUYÊN NHÂN khai thác TITAN chứ không phải là THÉP vì luyện thép KHÔNG có những đặc tính hóa chất thải ra như vậy.

Trong quá trình khai thác TITAN, tuyển quặng nó sẽ thải ra môi trường nhiều hóa chất độc hại khiến cá chết, người hay gia súc uống phải nước nhiễm độc nầy nhẹ thì sẩy thai, gầy sút, nặng thì mất mạng...

Đây chính là NGUYÊN NHÂN vì sao nhà nước im lặng, không dám nói lời nào!

Nguyễn Thùy Trang 
Tiến sĩ Sinh Vật/Hóa Học

(*a) Theo giáo sư Nguyễn Quốc Khánh: "Sản xuất và chế biến quặng Titan ở việt nam (Phần I)"

Báo động: Người Trung Quốc đã lập căn cứ sát nách Cửa Việt-Quảng Trị

Blog VOA
Lê Anh Hùng
5/29/2016




Vị trí khu vực bị Trung Quốc thâu tóm trên bản đồ toàn cảnh (bấm vào để phóng to). Courtesy Photo.

Trong một bài bình luận mới đây trên website của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, một học giả Trung Quốc đã nói huỵch toẹt âm mưu của Bắc Kinh một khi chiến tranh Trung – Việt nổ ra là sẽ tìm cách chia cắt Việt Nam từ phía biển.

Xin trích một đoạn trong bài “Học giả Trung Quốc bày mưu chia cắt Việt Nam từ phía biển” trên trang Giaoduc.net ngày 19/4/2016:“…Một khi lực lượng hải quân ngoại bang triển khai từ trên biển thì về mặt địa hình, Việt Nam như ‘dưa hấu gặp dao sắc’, có thể bị tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo đường bờ biển đất liền… Nói cách khác, nếu Việt Nam để mất quyền kiểm soát Biển Đông thì bố trí quân sự của Việt Nam ở miền Bắc mất hẳn chỗ dựa, đầu đuôi khó ứng cứu cho nhau…”

Mặc dù Trung Quốc có thể tấn công đổ bộ từ bất kỳ địa điểm nào dọc theo bờ biển Việt Nam, nhưng tất nhiên họ sẽ nhắm đến những vị trí xung yếu nhất về an ninh quốc phòng.

Đó là những vị trí đáp ứng được ít nhất một trong những tiêu chí sau: (I) thuận tiện cho việc đổ bộ – vùng biển nơi đổ bộ phải đủ sâu cho tàu trọng tải lớn cập bờ, cho phép cả binh lính lẫn các loại vũ khí hạng nặng đổ bộ; (II) nếu đổ bộ thành công, Trung Quốc , họ sẽ khống chế được một khu vực rộng lớn có tầm quan trọng chiến lược; (III) chỉ cần một lực lượng quân sự vừa phải là đủ sức chia cắt Việt Nam tại đó; và (IV) tại vị trí đối diện bên kia biên giới Lào – Việt hoặc Campuchia – Việt Nam, Trung Quốc cũng thiết lập được căn cứ phố hợp, nhằm khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ hiệp đồng tác chiến với lực lượng đổ bộ từ biển vào (hoặc với cả lực lượng nằm vùng tại vị trí đổ bộ) để hình thành nên một gọng kìm nguy hiểm.

Hiện nay, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được hoặc đang tìm cách chiếm lĩnh nhiều vị trí xung yếu nằm dọc theo bờ biển Việt Nam như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), Silver Shores (Đà Nẵng), Vĩnh Tân (Bình Thuận), Duyên Hải (Trà Vinh), hay Châu Thành (Hậu Giang), v.v.

Cách đây hơn 2 năm, chúng tôi đã từng báo động về việc Trung Quốc sắp lập căn cứ tại Cửa Việt thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm. Nhờ sự lên tiếng kịp thời của công luận, dự án này hiện đang bị tạm dừng.

Tuy nhiên, nếu ai đó vội tin rằng Trung Quốc vì thế mà đã từ bỏ âm mưu lập căn cứ ở Cửa Việt thì nhầm to. Đơn giản, Cửa Việt là một trong không nhiều nơi dọc theo bờ biển Việt Nam hội đủ cả 4 tiêu chí nêu trên. Vì thế, nó đã lọt vào “mắt xanh” của các ông chủ Trung Nam Hải từ lâu.

Trong dịp trở lại thăm Cửa Việt vừa qua, chúng tôi lại phát hiện ra là Trung Quốc đang lập một căn cứ khác sát nách cảng Cửa Việt thông qua thủ đoạn núp bóng người Việt để thâu tóm một doanh nghiệp thuỷ sản ở địa phương – đó là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế tại thôn Phú Hội, xã Triệu An, huyện Triệu Phong.

Trước kia, đây là một cơ sở thuộc Công ty Thuỷ sản Quảng Trị, một doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Công ty Thuỷ sản Quảng Trị bị phá sản. Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Trị giao cơ sở thuỷ sản này cho một doanh nghiệp nhà nước khác là Công ty Xi măng Quảng Trị. Sau 3 năm trực thuộc Công ty Xi măng Quảng Trị và không hoạt động gì, đến năm 2010, cơ sở này lại được bán cho Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế. Và đến Tết Bính Thân vừa rồi, nó đã bị Trung Quốc thâu tóm thông qua một người Việt tên là Hoà, quê ở Thanh Hoá, với mức giá 8 tỷ VNĐ.

Hiện nay, các ông chủ người Hán đang gấp rút sửa sang lại nhà xưởng và xây dựng khu nhà ở cho công nhân trong khi tiếp tục hoàn thiện các thủ tục pháp lý còn lại để cho ra đời một doanh nghiệp Trung Quốc trá hình tại khu vực hết sức nhạy cảm về an ninh quốc phòng này.

Vị trí do người Trung Quốc kiểm soát bao gồm 2 khu: khu văn phòng + nhà ở công nhân và khu nhà xưởng. Tổng diện tích 2 khu này lên tới khoảng 9.000m2.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết, nền móng khu nhà ở công nhân được xây hết sức kiên cố và đặc biệt là sâu khác thường: khoảng cách từ nền nhà xuống đáy móng lên đến 2,3m. Các hố móng được lấp đầy cát trắng, với các ống nhựa cắm xung quanh, nghĩa là lượng cát đó có thể được hút ra bất cứ lúc nào để trở thành một hệ thống hầm ngầm bí mật.


Khu vực đã bị Trung Quốc thâu tóm và các vị trí nhạy cảm về an ninh quốc phòng xung quanh


Trước khi rơi vào tay Trung Quốc, đây là Chi nhánh Quảng Trị của Công ty Cổ phần Phát triển Thuỷ sản Huế.


Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.


Khu văn phòng & nhà ở công nhân (bên trái) và khu nhà xưởng (bên phải) nhìn từ cầu Cửa Việt.

Từ Cửa Việt lên cửa khẩu Lao Bảo chỉ khoảng 80km, giao thông rất thuận tiện nhờ tuyến đường nhựa lớn nối với quốc lộ 9 chạy thẳng lên Lao Bảo. Bên kia cửa khẩu Lao Bảo là tỉnh Savanakhet, một địa bàn tập trung rất nhiều người Hán cùng các “dự án kinh tế” của họ trên đất Lào.[i] Một khi chiến tranh Việt – Trung nổ ra, lực lượng Trung Quốc từ Savanakhet đánh sang và lực lượng ngoài biển phối hợp với đội quân nằm vùng ở Cửa Việt đánh vào sẽ tạo nên một gọng kìm vô cùng nguy hiểm, đe doạ chia cắt Việt Nam ở khu vực này.

Những căn cứ ven biển của Trung Quốc không chỉ nguy hiểm về mặt quân sự mà, giống như đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung thời gian qua, chúng còn âm thầm đầu độc môi trường biển, khiến ngư dân – những “cột mốc chủ quyền” trên biển – không còn tha thiết với việc ra khơi để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Về lâu dài, tình trạng ô nhiễm môi trường biển sẽ làm thui chột nòi giống Việt trong tương lai.

Trong khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam vẫn không ngớt tụng niệm câu thần chú “4 tốt, 16 vàng”, lãnh đạo Bộ Quốc phòng vẫn chìm đắm trong vòng xoáy kim tiền cùng các màn “giao lưu quốc phòng” với “bạn” thì những gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán vẫn đang ngày đêm âm thầm siết chặt dải đất hình chữ S của chúng ta.

TÁI HIỆN GHÊ RỢN CUỘC ĐẤU TỐ TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT

LS Lê Văn Luân
5/30/2016



Khi nhìn kỹ bức ảnh này tôi mới biết ba khuôn mặt xuất hiện trong tấm hình: MC Phan Anh đóng vai người đàn ông đứng dúm dó trước sự đấu tố theo kiểu “em là bà nội của anh” bởi một mụ đàn bà “mắt lia mày láu, miệng thơn thớt liên hồi” với một con lợn Hồng nhỏ cắp nách mà âm Thanh phát Quang.

Tôi bật cười vì không chịu nổi sự hài hước của nó, nhưng bất chợt tôi thấy xót xa vì cái thời cải cách ruộng đất những năm 1953 – 1954 nó đã lùi sâu hơn 60 năm cho đến bây giờ, mà nay nó lại được tái hiện lại công khai trên truyền hình một cách đầy vui vẻ lẫn hứng khởi giữa cái thời mà người ta ca ngợi là văn minh, là dân chủ tột độ.

Khi tham gia ứng cử đại biểu quốc hội kỳ này, tôi chỉ mong để được đóng góp sức mọn cho công cuộc lập pháp quốc gia, để cải thiện luật pháp, để cải thiện nhân quyền, để phá tan sự dối trá, sự đê hèn và bát nháo lên ngôi. Tôi muốn thay đổi giáo dục, đó là công cuộc vì lợi ích lâu dài trồng người, sẽ phải mất vài thế hệ mới mong có được những sản phẩm tốt không còn bị nhồi sọ hay tẩy não bởi những học thuyết, thứ chủ nghĩa giáo điều, lầm lạc. Và tôi đã bị đấu tố một cách bất chấp, dã tâm đến đê tiện.

Cải cách ruộng đất, bà Năm Cát Hanh Long là người khởi đầu cho công cuộc cải cách đẫm máu một thời thực sự đau đớn và nhem nhuốc của lịch sử. Nay có lẽ MC Phan Anh sẽ đóng vai tương tự bà ấy khi đã bị vùi dập một cách trơ trẽn, thô bỉ và đầy mục đích của bọn sai nha kền kền chỉ chăm chăm đục khoét, bới móc, xúc xỉa người khác. Tôi nghĩ anh, cũng như nhạc sỹ Tuấn Khanh, nghệ sỹ Thành Lộc, ca sỹ Mai Khôi hay một số nghệ sỹ khác mới thực sự là những con người có nhân cách và phẩm giá, xét về khía cạnh trách nhiệm đồng loại và với xã hội.

Ca sỹ Mỹ Linh nếu chỉ dừng lại việc hát biến tấu quốc ca thì có thể cũng còn thông cảm được, nhưng không ngờ cô ấy lại đăng tiếp sau đó một dòng trạng thái đánh lừa dư luận thông qua một câu chuyện với một người bạn Mỹ tự vẽ ra về việc “ở Mỹ cũng có chuyện cá chết hàng loạt không rõ nguyên nhân” nên đừng lo lắng hay phải vội vàng gì cả. Cô ấy đã vô tình hay hữu ý đạp lên chút danh sỹ còn lại của mình trong làng chài hát. Vì cô ta không phải là một trong hàng vạn, hàng triệu người dân đang từng ngày oặt oẹo khổ sở vì biển độc, cá chết, muối, mắm không an toàn.

Có lẽ nào, giờ người ta lại trở nên khốn nạn với nhau, với dân chúng đến thế hay sao, họ coi dân trí, xã hội là một cái thùng rác, chẳng xá gì một phường toàn quân ô lại tụ họp chờ sự chém giết của chúng đem ra cho xem mà hả hê, như thời người ta cổ vũ, hò hét để chia đất, chia ruộng của địa chủ, cường hào vậy.

Một đấu trường La Mã đẫm máu ở thành Rome đang được trình diễn trên những nỗi đau đớn và trước sự thờ ơ đối với vạn triệu người dân khốn khổ mà mua vui?

Nhưng đừng lầm lẫn nữa, giờ, dân chúng không còn “ngu si” và dễ bị lừa phỉnh nữa đâu.

Nhất là cho những cảnh tượng:

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong”
(Tố Hữu).

_____

Infonet

Các nhà báo nói gì về chương trình “đấu tố” MC Phan Anh trên VTV?

Hồng Chuyên
30-5-2016

Tối 29/5, clip chương trình 60 phút mở với chủ đề “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” của VTV được đăng tải trên mạng đã “gây bão”. Đây là đề tài truyền thông hay, nhưng chỉ mới phát đã có những ý kiến rất khác nhau và VTV đã gỡ clip.

Nhân vật chính trong chương trình này là MC Phan Anh. Cách đây không lâu, MC Phan Anh đã chia sẻ clip của VTC thực nghiệm cá chết. Clip này sau đó được chứng minh là dàn dựng có chủ đích, không đúng sự thật.

60 phút mở đã mời Phan Anh và các khách mời để bàn luận với chủ đề: “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?”.

Xem clip, có người thấy chương trình đang “soi mói” dồn ép MC Phan Anh, có người lại cho rằng đó là chương trình hay, nó hơn hẳn những chương trình giải trí một chiều thiếu sự tương tác mà bấy lâu vẫn phát. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, những video chia sẻ trên mạng xã hội về chương trình này đã lần lượt bị xóa.

Có quan điểm khen vấn đề mà VTV đề cập tới. Nhà báo Chiến Văn chia sẻ trên facebook: “Tôi là người trực tiếp xem Chương trình 60 phút mở phát trên VTV1 và cảm giác đầu tiên là tôi thấy sự mới mẻ, hấp dẫn của format chương trình. Chủ đề của chương trình rất thời sự, hay, bổ ích, giúp khán giả có được cái nhìn nhiều chiều về sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng nhiều chiều của nó”.

“Tuy nhiên, tôi thấy chị Tạ Bích Loan dẫn chương trình có vẻ hơi thiếu độ trung tính cần thiết, nhiều lúc hơi để cảm xúc cá nhân chi phối. Khách mời thì tôi thấy các vị chuyên sâu về lĩnh vực nghiên cứu mạng xã hội, chuyên gia tâm lý chủ yếu đưa ra các lý thuyết, cung cấp kiến thức và con số thống kê”- Nhà báo Chiến Văn chia sẻ thêm.

Theo Nhà báo Chiến Văn, có 3 nhà báo đưa ra quan điểm riêng thì anh Hồng Thanh Quang hơi gay gắt, áp đặt, có thể do bị cắp cúp ý kiến nên phần đầu hơi khiên cưỡng. Còn anh Hoàng Minh Trí (Cu Trí), anh Na Sơn đều đưa ra quan điểm riêng một cách trách nhiệm, thận trọng. MC Phan Anh là người được các khách mời tập trung tranh luận nhiều nhất có lẽ do chương trình có quay đến thông tin sai mà anh chia sẻ.

Các ý kiến tranh luận đều thẳng thắn nên khiến mọi người nghĩ Phan Anh đang bị “quây hội đồng”. Tôi thì thấy không hẳn như vậy. Trong tranh luận kiểu bàn tròn như vậy, ý kiến nào đưa ra mà không thuyết phục được người khác sẽ bị tập trung phản biện lại là đương nhiên. Còn tôi tin các nhà báo kia họ đủ bản lĩnh, danh dự của mình để khách quan khi tranh luận, không dễ gì bị ai áp đặt suy nghĩ cả.

Dù sao, tôi vẫn thấy thông điệp của chương trình là tốt, vì quả thật, nếu chúng ta cứ thoải mái chia sẻ những thông tin, vụ việc chưa rõ ràng, tính xác thực không cao sẽ gây ảnh hưởng rất xấu tới xã hội. Chúng ta không im lặng, nhưng chúng ta cũng nên tỉnh táo, thận trọng và trách nhiệm.

Nhà báo Chiến Văn nhấn mạnh: “Nếu người dẫn chương trình Tạ Bích Loan khéo léo hơn, trung tính hơn, thì chương trình đã thành công hơn”.

Phản bác lại những ý kiến đồng tình, nhà báo Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Việc nghiên cứu, bàn luận về tâm lý, hành vi của người dùng mạng xã hội là một đề tài thú vị và rất “thời sự”. Tuy nhiên, việc lựa chọn dẫn chứng như chương trình “60 phút mở” để gán với cái gọi là “tâm lý bầy đàn”, “lên đồng tập thể” theo tôi là chưa thuyết phục”.

Thể hiện quan điểm gay gắt hơn, Nhà báo Lê Hồng Kỹ bày tỏ: “Clip mà MC Phan Anh chia sẻ là clip được phát trên một kênh truyền hình chính thống, tức là thông tin đã được sàng lọc, kiểm duyệt bởi các khâu biên tập của đài. Sau đó, thông tin có thể được chứng minh là không đúng sự thật, thì đó là trách nhiệm trước pháp luật của cơ quan xuất bản, phát sóng chứ không phải là trách nhiệm của người chia sẻ.

Nếu tư duy theo lối tự người chia sẻ phải chịu trách nhiệm, không được tin tưởng vào truyền hình, báo chí chính thống, thì tốt nhất là nên đóng cửa các đài, các báo và cũng nên chặn hết các mạng xã hội. Lúc đó, tự mỗi người sẽ đi xác minh mọi thông tin mà mình quan tâm trên đời, và giữ nó làm của riêng”.

Chia sẻ nhận xét về chương trình anh Lê Hồng Kỹ cho rằng: “Tôi đã xem nhiều chương trình đối thoại, tranh luận trên các đài truyền hình nước ngoài, và thấy rằng đó là cách làm ngày càng phổ biến. Các khách mời có thể tấn công nhau trực diện, đấy cũng là cách tạo nên sự hấp dẫn, cuốn hút cho chương trình. Những chương trình kiểu này có thể được hiểu như một show diễn, trong đó mỗi khách mời đều là diễn viên”.

Tuy nhiên, cũng theo nhà báo Lê Hồng Kỹ, ngoài cảm xúc của những người tham gia chương trình, tôi nghĩ cần quan tâm đến cảm xúc của công chúng. Bạn có thể tăng rating của chương trình bằng nhiều cách, trong đó cách làm tổn thương đến cảm xúc của người xem. Lựa chọn của bạn nói lên chính bạn. Một diễn viên có thể trở nên nổi tiếng nhờ những vai diễn đi vào lòng người, cũng có thể nổi tiếng nhờ “bán thịt”.

Nhà báo Thanh Hằng lại chỉ thẳng vào việc mổ xẻ một thông tin được kết luận “dàn dựng” ở đài truyền hình khác sẽ khiến người xem liên tưởng đến những “sự cố” không kém phần của VTV.

Nhà báo Thanh Hằng cho rằng: “Lẽ ra, MC Tạ Bích Loan phải là người có thái độ trung dung để dẫn dắt câu chuyện thì đằng này, cô ấy lại như người cầm mồi lửa hừng hực để tạo nên không khí muốn “thiêu sống” nhân vật và phỉ báng người chơi Facebook… ! Bởi hàng nghìn, thậm chí vài chục nghìn tài khoản không thể đại diện cho vài chục triệu người dùng Facebook được!”

Nhà báo Thanh Hằng gay gắt: “Chương trình mang tên “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì”, còn người xem thì có quyền đặt câu hỏi: Làm một chương trình (bằng tiền thuế của dân) phản cảm thế này để làm gì?

Clip cá của VTC với clip dùng chổi quét rau của VTV có khác gì nhau đâu mà công kích như thể trong sạch lắm ý”.

Những người bị câu lưu do lên tiếng vụ cá chết

FB Hoàng Dũng
29-5-2016




Lã Việt Dũng đòi chính quyền minh bạch. Nguồn: Facebook

Đúng như đã tuyên bố, sáng nay Lã Việt Dũng đến khu vực Bờ Hồ cất tiếng vì môi trường để yêu cầu chính quyền thực hiện các việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.

2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau.

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.

Để làm được việc đó, anh đã phải rời khỏi nhà từ chiều hôm trước (tránh bị chặn). Chỉ sau vài phút, anh đã bị bắt đi.

Ngay sau khi hình ảnh được công bố, đã có hàng ngàn lượt chia sẻ hình ảnh.

Theo một thống kê nghiệp vụ trước kia, mỗi bài viết của một acc fb nào đó đat 300 lượt chia sẻ trở lên, thì an ninh phải tìm cách xử lý nó. Nay những lượt chia sẻ có thể lên đến hàng chục ngàn, không sao cả.

Tôi tự hỏi: Bao nhiêu tháng nữa thì thay vì chia sẻ thế này, ngay sau khi Lã Dũng bị bắt thì ở nơi khác, có một Lã Dĩnh nào đó lại đứng ra cầm bảng với nội dung y hệt như thế, và sau khi Dĩnh bị đưa đi, Dẽo nào đó lại xuất hiện… Cứ thế…

Bao lâu nữa?

____

FB Thúy Hạnh Liberty

CÁ CẦN NƯỚC SẠCH, DÂN CẦN MINH BẠCH!

29-5-2016

Tôi đã về nhà sau khi bị đưa đến CA Phan Chu Trinh rồi chuyển về CA Khương Thượng. Cám ơn mọi người đã quan tâm chia sẻ.

Sáng nay chúng tôi đã có mặt ở Hồ Gươm, ôn hoà, với mong muốn một môi trường sạch cho cộng đồng.
Nhưng họ đã vô cớ bắt giữ trái phép chúng tôi.

Vì “Tình hữu nghị Việt Trung” họ đã dã tâm thoả hiệp để kẻ xâm lược đầu độc biển, đầu độc dân mình, và giờ đây họ quyết tâm đè đầu bịt miệng những ai muốn minh bạch thông tin. Vụ Formasa đang bị chìm xuồng.

Nhưng bịt miệng sao nổi 90 triệu người dân muốn một môi trường sạch vì mạng sống của chính họ và gia đình họ!

CHÚNG TA KHÔNG THỂ IM LẶNG!!!

____

Blog Tễu
NÓNG: HÀ NỘI – LÊN TIẾNG VÌ MÔI TRƯỜNG, 5 NGƯỜI BỊ BẮT ĐƯA ĐI

29-5-2016

Ra khỏi nhà từ chiều Thứ Bảy 28.05, Anh Lã Việt Dũng sáng nay đã tới Đài Phun nước, Quảng trường Đông Kinh Nghĩa thục, nơi có nhiều người dân và khách du lịch qua lại để tọa kháng lên tiếng vì môi trường. Anh đã có mặt ở đây ít phút và giơ biểu ngữ “TÔI MUỐN BIẾT VÌ SAO CÁ CHẾT”, thì bị các lực lượng chức năng đưa lên xe taxi chở đi. Cùng bị đưa lên taxi còn có chị Thúy Nga (Hà Nam). Hình ảnh từ hiện trường do Chị Thảo Terasa ghi lại được:







Nguyễn Huy Tuấn


SOS

Hiện tại đã có năm người ( Nga Thuy, Lã Việt Dũng, Dung Truong, Phượng Bích Đặng Liberty) bị công an, an ninh bắt đưa đi đâu chưa rõ khi đến khu vực bờ hồ Hoàng Kiếm – Hà Nội để tọa kháng ôn hòa lên tiếng vì môi trường biển đang bị đầu độc.



Mong mọi người quan tâm chia sẻ!

Cập nhật: Ba người bị bắt và đưa đi. Hiện biết bà Bích Phượng được đưa về Công an Phường Dịch Vọng là phường bà cư trú.
Bạch Hồng Quyền : Hình ảnh chị Thuy Nga bị bắt cóc bởi lực lượng an ninh Hoàn Kiếm tại bờ hồ sáng nay.









12h20: Nguyễn Văn Phương Tôi vừa ra khỏi công an Phường Khương Mai. Sáng nay, khi đang đi xe máy trong khu phố cổ thì bị CSGT chặn lại vì lỗi không có gương chiếu hậu. Tôi yêu cầu lập biên bản xử phạt tại chỗ nhưng họ không nghe và 10 phút sau họ đưa lực lượng công an phường, an ninh đến cưỡng chế thô bạo tôi lên xe thùng trước sự chứng kiến của nhiều người dân 2 bên đường để về đồn công an Phường Cửa Nam.

Tại CAP Cửa Nam, họ cho 6,7 công an sắc phục và thường phục đã dùng vũ lực thô bạo đè tôi xuống sàn nhà, dùng chân dẫm đạp lên ngực, cổ tôi để cướp chìa khoá xe máy trong túi quần tôi. Và sau đó, họ lại dùng vũ lực lôi tôi lên xe 7 chỗ về Phường Khương Mai để làm việc tiếp.
—-
Tôi phản đối hành vi vi phạm trắng trợn luật pháp, dùng vũ lực xâm hại sức khỏe, thân thể để chiếm đoạt tài sản cá nhân tôi ngay tại trụ sở của nghành công an. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, chia sẻ cho tôi!!!
_______

Cập nhật: Cho đến khoảng 14h00 tất cả những người bị bắt giữ đều đã được trả tự do (trừ chị Thúy Nga hiện chưa có thông tin).

An ninh Hà Nội lo sợ các anh chị tọa kháng giữa trưa nắng nên đã nhanh chóng đưa người nào về phường ấy, giao cho Công an phường canh chừng, đến giờ cơm thì để họ ra về, chẳng có biên bản gì cả, vì bên công an cũng biết đó là trò mèo.

Riêng anh Lã Việt Dũng thì được đưa về Công an phường Kim Liên, và giữ ở đó đến 14h mới thả, khi ở ngoài anh em bè bạn đã tề tựu chuẩn bị đòi người và biểu tình bên ngoài.



Anh Lã Việt Dũng khi vừa ra khỏi đồn công an Kim Liên còn lành lặn, nguyên vẹn.
_________


Lã Việt Dũng

Thông báo tọa kháng
9h sáng ngày Chủ nhật 29/5/2016, tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Thưa các bạn!

Đã hơn 50 ngày trôi qua kể từ lúc thảm hoạ môi trường gây chết cá ở Miền Trung xảy ra nhưng chính quyền Việt Nam vẫn im bặt không công bố nguyên nhân, không thực hiện các biện pháp khẩn cấp ngăn chặn thảm hoạ này và không có cách thức hữu hiệu nhằm khôi phục niềm tin trong nhân dân để cứu biển cứu dân Miền Trung. Trong lúc đó, cá tiếp tục chết, người dân ngày càng hoang mang



Vì vậy, tôi tuyên bố sẽ toạ kháng tại khu vực Bờ Hồ – Hoàn Kiếm – Hà Nội để yêu cầu chính quyền thực hiện những việc sau:

1. Đóng cửa Formosa và các nhà máy công nghiệp ven biển cho tới khi có kết luận rõ ràng về nguyên nhân cá chết biển Miền Trung.

2. Trình bày phương án kiểm soát Formosa để không thải độc ra biển, tránh hiểm hoạ môi trường về sau.

3. Công bố chi tiết các số liệu tìm kiếm nguyên nhân đã thu thập được; đưa ra thời hạn cùng tên chuyên gia, đơn vị chịu trách nhiệm trả lời.

4. Chấm dứt việc kiểm duyệt thông tin, đe doạ nhà báo và người dân đến lấy tin, đăng tin về thảm hoạ môi trường và cuộc sống người dân Miền Trung.

5. Chấm dứt việc bắt bớ, đánh đập người biểu tình ôn hoà về môi trường.Rất mong mọi người đến hỗ trợ quay phim chụp ảnh, cung cấp các băng rôn khẩu hiệu phù hợp và toạ kháng cùng tôi.Lã Việt Dũng kính báo!

5/29/2016

Ai có thể cứu Trần Huỳnh Duy Thức ?

nguyenthituhuy - Paris
5/28/2016


Ở thời điểm này, tôi chỉ thấy có hai trường hợp sau đây là cứu được Trần Huỳnh Duy Thức (nếu mọi người nhìn thấy những khả năng khác, xin cứ trình bày, biết đâu những thảo luận có thể giúp chúng ta cứu được ông ấy) :

1/ Có khoảng 80-90% người lao động Việt Nam ngừng làm việc vô thời hạn, làm tê liệt nền kinh tế và sự vận hành của toàn bộ quốc gia, cho đến khi tính mạng của Trần Huỳnh Duy Thức được cứu sống. Một vài người hay một vài nhóm người tuyệt thực cùng ông ấy trong một vài ngày thì có thể bày tỏ sự chia sẻ, bày tỏ mối quan tâm, bày tỏ tình đồng loại, nhưng không thể cứu được Trần Huỳnh Duy Thức.

Có thể xảy ra việc 90% dân số lao động ngừng làm việc để cứu sống Trần Huỳnh Duy Thức không ? Điều này chỉ có thể xảy ra với điều kiện là 90% dân số lao động ở Việt Nam được biết về tình trạng của Trần Huỳnh Duy Thức, được biết về ý nghĩa của hành động tuyệt thực của ông, đồng thời họ phải và vượt qua được sự vô cảm đã trở thành căn bệnh mãn tính, sự vô cảm đã đạt đến giới hạn tàn nhẫn, và vượt qua được nỗi sợ hãi (chính là nguyên nhân của sự vô cảm). Điều này có thể xảy ra hay không, tùy thuộc vào chính những người đồng bào của Trần Huỳnh Duy Thức, những người đang sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

Và để chín mươi phần trăm số người lao động được biết về Trần Huỳnh Duy Thức, điều này lại tùy thuộc hoàn toàn vào truyền thông chính thống (báo chí, truyền hình…). Cần phải đối diện với sự thật là mạng xã hội chỉ có thể tác động tới một bộ phận rất nhỏ trong xã hội. Vì thế, số phận của Trần Huỳnh Duy Thức, ông ấy có thể sống hay chết, phụ thuộc rất lớn vào truyền thông chính thống, phụ thuộc rất lớn vào nhận thức, trách nhiệm, tình người của đội ngũ nhà báo chính thống.

Hơn tất cả các bộ phận dân cư khác trong xã hội, các nhà báo chính thống là những người có khả năng nhiều nhất để cứu sống Trần Huỳnh Duy Thức. Họ có muốn cứu ông ấy hay không, hay họ để cho ông ấy chết ? Chỉ có họ mới có câu trả lời, không ai trả lời thay họ được.

2/ Nhà nước sẽ thả Trần Huỳnh Duy Thức vô điều kiện, hoặc đáp ứng yêu cầu của ông ấy.

Thực ra, trong bối cảnh hiện nay, chỉ có nhà nước Việt Nam mới có thể cứu Trần Huỳnh Duy Thức một cách nhanh chóng nhất, để ngăn ngừa những hậu quả tai hại về thể chất mà cuộc tuyệt thực khiến Trần Huỳnh Duy Thức phải gánh chịu.

Nếu cả hai trường hợp trên đây đều không xảy ra, nếu chẳng may Nhà nước để cho Trần Huỳnh Duy Thức chết, thì sao ?

Người Việt Nam có chấp nhận điều ấy không ? Người Việt Nam sẽ nghĩ gì về chính mình ?

Thế giới sẽ nghĩ gì về Nhà nước và người dân Việt Nam ? Nếu Nhà nước, trong khi có đủ mọi phương tiện để cứu Trần Huỳnh Duy Thức nhưng lại để ông ấy chết thì có thể xem là một vụ giết người cố ý không?

Dĩ nhiên, còn cần phải nói rất nhiều về việc này, và sẽ còn có rất nhiều người nói về việc này.

Paris, 28/5/2016

Nguyễn Thị Từ Huy

Tại sao người ta khom lưng? Muốn cứu con người, phải chấm dứt chế độ đó: CSVN

Ngô Nhân Dụng, Nguoi-Viet
5/27/2016

Sau khi Tổng Thống Mỹ Barack Obama rời Việt Nam, trên mạng Internet có người đem hai bức hình ra so sánh. Bức hình thứ nhất chụp ngày 25 Tháng Năm, một ông “quan nhỏ bước ra khỏi xe hơi, trong lúc mặt đường ngập lụt. Một anh quân hầu vội vác chiếc ghế tới cửa xe cho quan bước lên, rồi một anh khác khom lưng cõng ông vào bậc thềm, cách cửa xe hai mét. Bức hình thứ hai chụp trước đó, cảnh ông Obama đang ở Việt Nam, tay cầm dù che cho hai nhân viên cùng bước với mình sau khi xuống máy bay gặp trận mưa lớn.

Một công dân mạng bình phẩm: “Không cần phải nói nhiều, hai tấm hình này cũng đủ nói lên bản chất của hai chế độ.”

Không sống dưới chế độ độc tài thì không thể hiểu tại sao anh quân hầu lại sẵn sàng khom lưng cõng ông “quan nhà báo.” Tại sao ông quan làm báo lại sẵn sàng cưỡi lên lưng người ta để bảo vệ đôi giầy của mình? Tại sao người ta cư xử với nhau với những phản ứng tự nhiên như vậy? Ðây chắc phải là một cảnh bình thường, trong đời sống hàng ngày. Cậu lính hầu thấy quan đang lo sợ ướt giầy, ướt gấu quần, thì đưa lưng ra cõng. Phản ứng tự nhiên, vì xưa nay cậu đã quen hầu các quan rồi. Ông quan thấy có đứa đưa lưng ra cõng thì ung dung cưỡi lên lưng người ta, không thắc mắc gì cả. Sau này ông kể, “sự việc diễn ra khá nhanh, lúc đó tôi cũng không nghĩ gì...” Ðúng ra, việc diễn ra nhanh hay chậm thì chắc ông cũng không thấy cần phải nghĩ gì cả. Ông cử động theo thói quen hàng ngay. Dù sao ông cũng biết xấu hổ khi bức hình lan truyền trên mạng, nên tìm cách giải thích, rằng vì ông già cả nên được anh quân hầu trẻ tuổi cõng. Chưa đầy 60 tuổi đã thấy mình già, nhưng nếu ông không quyền, không chức, thì có anh chị nào xin cõng hay không?

Chúng ta không cần nêu danh tính, in chân dung của ông quan và anh quân hầu trong câu chuyện này. Vì thực ra họ đều “ngay tình,” chỉ “phản ứng tự nhiên.” Họ không suy nghĩ gì khi khom lưng xuống hoặc cưỡi lên lưng đồng loại. Họ không cảm thấy hành động của mình có ý nghĩa nào về đạo đức cá nhân hay đạo đức xã hội. Cuộc sống trong chế độ Cộng Sản đã tạo ra kiểu hành vi, thái độ này, người trên thì vênh vang hưởng thụ, thằng dưới thì khúm núm xun xoe. Nền văn minh xã hội chủ nghĩa sản xuất ra các hoạt cảnh bình thường như thế, bởi vì người ta sống như thế từ lâu, đã thành tập quán rồi. Thằng dưới phải khúm núm, sợ hãi thằng trên. Thằng trên coi thằng dưới như “gia nhân, đầy tớ.”

Những chữ “gia nhân, đầy tớ” tôi mới thấy trong cuốn “Lời Ai Ðiếu,” hồi ký của nhà báo Lê Phú Khải, Người Việt xuất bản. Ông Khải đã làm việc nhiều năm cho các đài truyền hình của Cộng Sản. Trong một đoạn, ông thuật lại mấy câu chuyện nghe cô em họ nói; cô đã từng phục vụ các quan Bộ Chính Trị trong các buổi họp. Cô kể rằng, “Khi họp Bộ Chính Trị, Bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không ai dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời.” Và ông Lê Duẩn, tổng bí thư đảng Cộng Sản, “mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ.” Ông Lê Phú Khải lại kể một lần Võ Nguyên Giáp mặc trào phục oai nghi, đi xe hơi có tài xế lái, đến dự một buổi họp quan trọng. Lê Duẩn trông thấy, bảo, “Anh không được dự.” Thế là ông đại tướng quay đầu lủi thủi lên xe ra về.

Cung cách cư xử từ trên đã như vậy, xuống dưới không thay đổi, mức sợ hãi có thể còn tăng cường độ. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng được coi là y sĩ có uy tín nhất miền Bắc. Một vị tướng cảnh sát, từng làm thứ trưởng Bộ Công An, đã chứng kiến cảnh ông bác sĩ “quá lo sợ, mồ hôi vã ra như tắm.” Chỉ vì ông phải ra làm chứng trong một vụ nghi án. Hai phe Bộ Công An đánh nhau, bên nói nạn nhân bị giết, các thủ phạm đã bị đưa ra tòa, kết án, còn bên kia cố chứng minh người đó tự tử. Bác Sĩ Tôn Thất Tùng biết rằng nếu phát biểu ý kiến trái với phe công an mạnh thì không biết sự nghiệp và cả cuộc đời của mình sẽ ra sao! Là người ngoài, ông đâu biết phe nào mạnh hơn? Ông Tùng rút khăn trong túi ra lau mồ hôi, rút theo mấy gói bột ngọt, đánh rơi cả xuống đất. Thấy ông Tùng run quá, vị tướng cảnh sát cúi nhặt mấy gói “mì chính,” để lại trong túi cho ông, để ông còn cho vào tô khi đi ăn phở. Ông cho biết, Bác Sĩ Tùng phải thuộc hạng sang lắm (trong chế độ xã hội chủ nghĩa) mới có thứ bột ngọt này cất trong túi. Ông Tùng run, nhưng đủ bình tĩnh, khôn ngoan, không cho ý kiến nào cả. Chắc ông đã quyết định theo kế thoát thân đó trước khi dự buổi thẩm tra, vậy mà vẫn còn sợ, run, toát mồ hôi. Mà Bác Sĩ Tùng không thuộc hàng dân thấp cổ bé họng.

Thói quen sợ hãi người có quyền, có thế đã lan tràn. Xuống dưới nữa thì chúng ta mới thấy, cảnh anh quân hầu khom lưng cõng ông tổng biên tập một tạp chí của hội nhà báo. Làm chức tổng biên tập mà oai quyền đến thế sao? Người sống tự do quen không thể nào hiểu nổi lý do nào khiến con người khom lưng cõng nhau như vậy! Thời tôi sống ở Montréal, Canada, một bữa tôi đến trường đứa con út học, ngồi chờ để gặp các thầy, cô giáo; ngày hôm đó các thầy cô phải tiếp các phụ huynh. Ðang ngồi đọc báo chờ, thấy một người đến ngồi cùng băng ghế, tôi ngẩng lên, rồi vội cười chào. Ông ta lễ phép chào lại. Phụ huynh mới tới đó là Luật Sư Pierre Trudeau, người làm thủ tướng nước Canada mấy lần. Năm đó hình như đảng ông mới thất cử, nhưng vài năm sau ông lại trở về ngồi ghế thủ tướng.
Tại sao trong một nước tự do dân chủ thì ông thủ tướng hay anh dân thường đều tự coi họ bình đẳng như nhau? Tại sao trong xã hội Cộng Sản thì thói đội trên đạp dưới trở thành căn bệnh kinh niên, nặng nề như vậy?

Tất cả là do môi trường tạo ra. Trong chế độ độc tài đảng trị, thì các quan trên, dù chỉ đứng hạng nhì, hạng ba trong một hội nhà báo, khi được đảng Cộng Sản tin dùng là đủ thấy mình có quyền thế, coi những kẻ dưới mình như gia nhân, tôi tớ. Trong chế độ dân chủ, muốn làm thủ tướng hay tổng thống thì phải được dân bỏ phiếu, được dân ủy quyền. Cho nên có người nhận xét về hai bức hình, hình người cõng người và hình ông Obama che dù cho nhân viên, “Chúng cho thấy sự khác biệt: Một bên là đảng cử, một bên do dân bầu.”

Chính guồng máy dân chủ làm cho mọi người sống bình đẳng, một cách tự nhiên. Cái guồng máy đó chạy trong đời sống xã hội, thế là ai cũng cư xử, hành động theo quy luật dân chủ. Cứ như thế, sau một thế hệ, cùng lắm là hai thế hệ, ai cũng thấy mình không thua kém những kẻ có chức có quyền. Và những kẻ có quyền chức cũng thấy mình chẳng hơn gì đám dân ngoài phố. Nhất là các nhà chính trị. Họ phải chật vật đi xin phiếu của dân, xin dân bỏ phiếu cho mình. Họ phải tìm mọi cách chứng tỏ là mình gần với dân, thông cảm dân, vì mình không khác gì những người đi bỏ phiếu.

Người Việt Nam ở Mỹ nhìn cảnh ông tổng thống của họ đi ăn bún chả, ngồi trên cái ghế đẩu, xắn tay áo cầm chai bia mà tu, không ai ngạc nhiên cả. Ông ta đứng trú mưa dưới mái nhà tôn cái quán chông chênh bên đường ở huyện Từ Liêm, lại mời cô chủ và các khách hàng ra chụp hình với mình. Cũng không người Mỹ nào coi là chuyện lạ lùng. Nhiều người còn hỏi: Ủa cái ông Obama này, ổng tính tranh cử lần nữa hay sao? Bà con mình ở Hà Nội hay Sài Gòn đâu có quyền đi bỏ phiếu bầu tổng thống Mỹ?

Những gì ông Obama đã quen làm ở Mỹ, cách ông ta cư xử với dân Mỹ, ông ta chỉ làm giống hệt như vậy khi tới nước Việt Nam. Một là coi mình với người khác đều ngang hàng, bình đẳng. Hai là có cơ hội là bày tỏ tình thân thiện với mọi người. Nghĩ một cách tự nhiên, làm cũng tự nhiên như thế. Thái độ và hành vi này đã trở thành loại “bản năng thứ hai” của những người làm chính trị trong các xã hội dân chủ tự do. Họ được huân tập trong guồng máy dân chủ.

Vì vậy, sau khi ông Obama đi rồi, một người ở Sài Gòn viết trên mạng “những ấn tượng ông để lại trên mảnh đất chữ S này thì mãi mãi còn.” Cô Nguyễn Thị Ngọc Anh, 24 tuổi, nói với nhà báo: “Tôi muốn nước tôi có một người lãnh đạo như ông Obama.” Ông Nguyễn Quang Chơn viết trên blog của mình: “Ông Obama. Tôi kính mến, quí trọng và muốn được học tập ông... đối với người dân Việt, cái mà ông Obama đem đến chính là phong cách của ông, con người của ông...” Phải nói, mọi người dân Việt Nam đều khao khát những người cầm quyền ở nước mình cũng biết cư xử với dân như một ông tổng thống Mỹ.

Ông Obama có biệt tài khi nói trước đám đông mà khiến cho mọi người đều cảm thấy ông ta nói với chính mình. Ông đã trổ tài này khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, rồi kết luận với “của tin, chút này” của Nguyễn Du. Ông ta có thói quen thổ lộ những kinh nghiệm và tâm tình mà người khác có thể chia sẻ ngay lập tức. Ngày hôm qua, tới Hirosima, nơi bom nguyên tử Mỹ đã giết 140 ngàn người Nhật, ông đã làm nhiều người rơi lệ khi nhắc đến những đứa trẻ lúc chết còn sững sờ không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nghĩ đến những em bé chết oan vì tội lỗi của người lớn, ai cũng nhận được bản thông điệp hòa bình này.

Giống như vậy, tôi đã từng đọc bài thi sĩ Hữu Loan kể cha mẹ vợ ông bị đấu tố trong cải cách ruộng đất. Các cụ bị chôn sống đứng, nhô đầu trên mặt đất, rồi người ta cho kéo cầy đi qua. Nghĩ đến cảnh đó đủ rợn người. Nhưng gần đây tôi còn rùng mình hơn, khi đọc một đoạn hồi ký về cuộc Cách Mạng Văn Hóa của Trung Cộng; nhân năm nay là 50 năm kỷ niệm thảm họa đó. Một nhân chứng kể ở tỉnh Sơn Tây người ta đem chôn sống một bà già và đứa cháu. Nhân chứng kể nghe thấy tiếng đứa bé kêu khóc: “Bà ơi, cát chui vào mắt con đau quá!” Rồi nghe tiếng bà trả lời: “Lát nữa sẽ hết đau, con ạ.”

Tại sao con người có thể tàn ác với nhau như thế? Chế độ Cộng Sản đã thay đổi con người, tạo ra những hành vi chúng ta không hiểu nổi. Tàn ác cực độ. Hoặc hèn hạ kinh khủng.

Muốn cứu con người, phải chấm dứt chế độ đó.

Ai mang cá chết từ miền Trung ra miền Bắc?

Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) 
5/28/2016


Theo VnMedia, chiều tối ngày 23/5, đội cảnh sát giao thông số 14 (công an Hà Nội) đã phát hiện và bắt giữ 1 xe ô tô chở khoảng 4 tấn cá thối đang trên đường vận chuyển vào Hà Nội.

Chiếc xe chở cá thối mang biển kiểm soát 36C - 082.86 do Bùi Văn Lâm điều khiển. Qua khai nhận ban đầu, chủ lô hàng là Nguyễn Văn Linh ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa và Lâm chỉ là người chở thuê.

Hiện tượng cá chết gây ô nhiễm biển và trở thành thảm họa môi trường kéo dài đã gần 2 tháng nay. Chưa có một kết luận chính thức nào mang tính khoa học và đủ thuyết phục công luận từ phía Nhà nước. Mọi nỗ lực, đòi hỏi của người dân yêu cầu minh bạch hóa thông tin thảm họa môi trường đều bị ngăn cản và dập tắt. Đặc biệt, qua sự việc cá chết, Nhà nước đã coi người dân là kẻ thù khi đánh đập, đàn áp, tra tấn, bắt bớ, bắt cóc, giam giữ những người biểu tình ôn hòa.

Và bây giờ, mọi chuyện đã gần như bị chìm xuồng.

Nhân dân được quyền hỏi:

- Vì sao cá chết?

- Vì sao biển ô nhiễm?

- Ngư dân bốn tỉnh miền Trung sẽ sống như thế nào?

- Ai được hưởng lợi lớn nhất từ Formosa?

- Khi bắt những công dân biểu tình ôn hòa về đồn, côn an lý luận: “chuyện này đã có nhà nước lo. Chính phủ đang điều tra và sẽ có kết luận sau”. Vậy người dân Việt Nam cần chờ đợi trong bao lâu để nhà nước, chính phủ có kết luận?

- Nhà nước sẽ làm gì và cần bao nhiêu thời gian để khắc phục thảm họa này?

- Tại sao vẫn có xe vận chuyển cá chết từ miền Trung tuồn ra Hà Nội trong khi những vùng nhiễm độc đã trở thành “vùng cấm” với sự kiểm soát, rình rập của công an, mật vụ từ khi tin tức cá chết bùng nổ? Nếu ai muốn phản bác chi tiết này thì xin hãy hỏi những Trương Minh Tam, Chu Mạnh Sơn. Hai người này đã bị bắt khi đến miền Trung tìm hiểu thông tin. Chưa kể có nhiều người vừa bén mảng đến vùng đất này đã phải quay về vì có quá nhiều ánh mắt hình viên đạn săm soi, đe dọa. Với sự kiểm soát chặt chẽ như thế, người ta làm cách nào để “tuồn” cá chết từ miền Trung ra Hà Nội? Hay có một thế lực nào đằng sau bảo kê?

- Chuyến xe trên có phải chuyến duy nhất chở cá đi tiêu thụ? Còn bao nhiêu chuyến vận chuyển cá chết đi những nơi khác không bị phát hiện?

- Ngoài Hà Nội, cá chết đã và sẽ được vận chuyển đi những đâu?

- Bao nhiêu người trong số 90 triệu dân sẽ mang bệnh, thậm chí sẽ tử vong khi ăn phải cá nhiễm độc?

- Bao nhiêu lít nước mắm sẽ được làm từ những con cá chết trắng bụng ngoài biển kia?

- Bao nhiêu tấn muối sẽ được làm từ biển nhiễm độc?

- Trong chúng ta, ai dám chắc mình và gia đình mình hoàn toàn đứng ngoài mọi hệ lụy từ thảm họa môi trường?

Nếu nhà nước tiếp tục duy trì chính sách bưng bít thông tin và đàn áp mọi tiếng nói chính đáng của người dân, có lẽ thảm họa không chỉ dừng lại ở Môi Trường. Nó sẽ báo trước cho những khủng hoảng toàn diện xảy ra trong tương lai. Khủng hoảng về niềm tin, khủng hoảng về y tế, kinh tế, văn hóa, kể cả chính trị. Tất cả những thứ khủng hoảng đó, nếu không thể tháo gỡ và giải quyết sẽ dễ dàng trở thành thảm họa. Thảm họa mang tên Việt Nam.

Chả lẽ, chúng ta chấp nhận ngồi chờ một ngày mai đầy bóng tối?


Dù vô cảm, vui vẻ hay dữ dằn thì cũng đều ăn cá hết đó nha. Photo bạn đọc Danlambao

ĐỪNG VỘI VÀNG KẺO HY VỌNG HÃO! (Chuyện Nhân quyền và bán vũ khí sát thương trong chuyến thăm của Tổng thống Obama)

Hà Sĩ Phu
5/27/2016

Bài nói chuyện của Tổng thống Obama ngày 24-5 trước nhân dân Việt Nam phải công nhận là hay và giỏi, rất văn hóa và chính trị cao tay, thậm chí gây nhiều hứng khởi. Nhưng chất lượng bài diễn văn là một chuyện, hiệu quả của chuyến thăm trong bối cảnh chính trị phức tạp của tương quan Việt-Mỹ-Trung thế nào lại là chuyện khác.

1/ Về tác động của Hoa Kỳ đến nền dân chủ-nhân quyền của Việt Nam

Giữ lịch sự, Obama không cần chỉ trích VN về tự do-dân chủ-nhân quyền (TD-DC-NQ), ngược lại còn khen Hiến pháp VN đã có những cái đó, nhưng lại giành thời gian để nói rõ, để giảng giải về ích lợi của TD-DC-NQ một cách ngắn gọn và sáng tỏ. Chính điều ấy đã vô hình trung ngầm bảo cho biết rằng VN còn rất kém về TD-DC-NQ! Vâng, thử nghĩ xem, Obama có bao giờ cần giảng giải vể TD-DC-NQ ở diễn đàn một nước dân chủ như Pháp, Đức… không, và ngược lại một người cầm đầu ĐCSVN dân chủ giả hiệu có bao giờ lại giảng giải về sự ích lợi của TD-DC-NQ trước một nhân dân Mỹ tự do như Obama đã nói trước dân VN hay không?

Obama nói như vậy vừa nêu cao được chế độ tôn trọng TD-DC-NQ của Hoa Kỳ, là cái mà VN chưa có, nhưng chỉ nói như vậy cho biết thôi chứ không thể can thiệp gì cụ thể, hoặc tạo áp lực trực tiếp hay gián tiếp chi cả, vậy thì tác động vào tình trạng thiếu dân chủ của VN hầu như không có gì! Phía VN chẳng phải “trả giá” gì cho cái phần thưởng có vẻ rất to là giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương.

2/ Về quyết định hủy lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam

ĐCSVN khuyếch trương thắng lợi khi Hoa Kỳ tuyên bố đơn phương hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, nhưng việc ấy chỉ là thắng lợi chủ yếu để tuyên truyền, cho dân nghe mà khấp khởi hy vọng gì đó chăng, chứ thực chất chẳng phải điều lớn lao gì quyết định đến cục diện chính trị trong tương quan Việt-Mỹ-Trung, vì 2 lý do:

– Một nước nhỏ phải giữ nước trước hết bằng đường lối chính trị, vũ khí chỉ có ý nghĩa khi có ý chí chiến đấu, ở tư thế chiến đấu, nếu chính trị đã sa bẫy hoặc đầu hàng thì vũ khí cũng cũng chỉ là cục sắt. Việc này trước hết có lợi cho Mỹ là chủ yếu vì các Công ty vũ khí của Mỹ sẽ bán được hàng.

– Bỏ chủ trương cấm vận vũ khí sát thương không có nghĩa VN muốn mua vũ khí gì thì Mỹ phải bán cho ngay. Quyền bán hay không vẫn thuộc về người bán là chính phủ Mỹ, xét xem có nên bán vũ khí đó hay không, bán vũ khí cụ thể đó cho VN thì có lợi hay có hại cho Hoa Kỳ, có lợi thì bán, nếu không muốn bán thì Hoa Kỳ vẫn thiếu gì lý do? Trong quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc, giữa vai trò một đầu tàu của nhân loại văn minh với quyền lợi quốc gia của Hoa kỳ, trong sai khác giữa ngoại giao nhân dân và ngoại giao nhà nước, đứng giữa những giằng co ấy đừng quên chính cường quốc Hoa Kỳ cũng đang phải “đu dây”!

Tóm lại việc hủy cấm vận này chí có lợi cho Hoa Kỳ, còn đối với VN thì việc bán vũ khí ấy có lợi cho nhân dân VN hay không, Hoa Kỳ có thể giúp Việt Nam thoát Trung hay không còn tùy thuộc vào sức mạnh dân sự có đủ khiến cho ĐCSVN phải chấp nhận dân chủ thật sự để cùng nhân dân ra khỏi quỹ đạo cũ sai lầm, để kiên quyết chống lại cái quy trình xâm lăng quái ác đã được định hình rất bài bản của Trung Cộng hay không?

Nếu VN cứ giữ bài bản “kiên quyết giữ vững hòa bình và hữu nghị” triền miên như bấy lâu nay, từng bước rồi từng bước, cho đến ngày không còn gì để mất, thì rốt cuộc nhân dân chỉ mất tiền mua vũ khí để làm hại cho mình mà thôi!

Bài học lịch sử xương máu cho dân mình là đừng vội vàng hy vọng hão!


Vụ Formosa sắp bùng nổ lớn?

Lữ Giang

5/26/2016


Trong 8 năm qua, các nhà quan sát đều nhận thấy rằng việc chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan thành lập nhà máy gang thép và khai thác cảng Sơn Dương ở Vũng Án, Hà Tĩnh, là một chuyện hoàn toàn bất bình thường, xét cả về phương diện hành chánh, pháp lý, kinh tế lẫn quốc phòng. Biến cố này đã gây ra một cuộc tranh luận gay cấn trên các báo chí do nhà nước quản lý, kéo dài từ ngày công ty này được thành lập cho đến ngày xảy ra vụ cá chết thì đột nhiên ngưng lại. Sự kiện này khiến nhiều người tin rằng vụ Formosa đã đến thời điểm phải được thanh toán.

PHẢI NHÌN VÀO MẶT TRÁI ĐÀNG SAU

Cho đến khi nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép tại Việt Nam, Công ty Formosa Plastics Group của Đài Loan chưa hề có kinh nghiệm gì về ngành này. Thế nhưng khi công ty nộp đơn xin đầu tư mở nhà máy sản xuất gang thép tại Vũng Áng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải chỉ xem xét qua loa rồi cấp giấy phép ngay và dành cho công ty rất nhiều ưu đãi, bất chấp những hậu quả có thể xảy ra. Ngày 6.4.2016, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã bị Quốc Hội bãi nhiệm. Theo các báo trong nước, cũng trong ngày đó, dân vùng biển Kỳ Anh ở Hà Tỉnh bắt đầu phát hiện cá chết nổi lên trong vùng… Chuyện gì đã xảy ra?



Sau khi tiễn đưa Tổng Thống Obama đi rồi, nhà cầm quyền CSVN chắc chắn sẽ lần lượt đưa ra các pháp chiêu để phá những đòn phép của Công ty Formosa, của nhóm Nguyễn Tấn Dũng cũng như của các nhà đấu tranh. Chưởng pháp đó như thế nào, chưa ai có thể đoán được chính xác, vì đây là một biến cố rất phức tạp. Tuy nhiên, nếu không chịu nghiên cứu để hiểu rõ “địch” và “đồng minh” đang làm gì, cứ múa may quay cuồng theo các bong bóng được thả ra, đất nước ta có thể bị bán đứng từng phần và khi nhận ra thì đã quá muộn!

TỪ MỘT CÔNG TY SẢN XUẤT ĐỒ NHỰA

Công ty Formosa Plastics Group (FPG) là một công ty sản xuất đồ nhựa và các sản phẩm hóa dầu, được thành lập năm 1954 tại Đài Loan do hai anh em Vương Vĩnh Khánh (Wang Yung-ching) và Vương Vĩnh Tại (Wang Yung-tsai). Ngày nay, công ty này đã trở thành một trong những nhà sản xuất nhựa lớn nhất châu Á, hoạt động đa ngành và đã phát triển ra một mạng lưới hàng trăm công ty con. Theo sự xếp hạng của Forbes, cả 4 công ty lớn của FPG đều đứng trong Top 1000 công ty sản xuất lớn nhất thế giới năm 2015. Tổng số doanh thu của 4 công ty này đạt hơn 60 tỷ USD và vốn hóa thị trường đạt gần 70 tỷ USD.

Một số công ty con của Formosa Plastics Group đã hoạt động tại Việt Nam. Các công ty này đều có quy mô vốn cũng như doanh thu lên đến cả trăm triệu USD, đáng kể nhất là Cty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Đồng Nai. Formosa Đồng Nai là một trong những doanh nghiệp FDI lớn nhất đang hoạt động tại Việt Nam. Năm 2014, doanh thu của công ty này trên 17.100 tỷ đồng.

NHỮNG CHUYỆN BẤT THƯỜNG XẢY RA

Đầu năm 2008, tập đoàn Đài Loan Formosa Plastic Group đã đăng ký thành lập Formosa Ha Tinh (Cayman) Limited (Công ty trách nhiệm hữu hạn Formosa Hà Tĩnh (Cayman) tại quần đảo Cayman, một thiên đường thuế lớn và rửa tiền trong vùng Caribean. Trụ sở hoạt động đặt ở số 201 đường Đôn Hóa Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty nộp đơn xin đầu tư sản xuất gang thép và khai thác cảng nước sâu Sơn Dương ở Hà Tĩnh.

Ngày 4.3.2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký công văn mang số 323/TTg-QHQT với nội dung: đồng ý cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Formosa được thành lập Công ty Formosa Hà Tĩnh.
Ngày 21.5.2008, Công ty Formosa Hà Tĩnh nộp đơn xin chấp nhận Dự án đầu tư nhà máy liên hợp thép tại Khu kinh tế Vũng Áng và Dự án cảng nước sâu Sơn Dương của công ty.
Ngày 6.6.2008 Phó Thủ Tướng Hoàng Trung Hải đã ký Công văn số 869/TTg-QHQT đồng ý cho Công ty Formosa Hà Tĩnh thực hiện hai dự án nói trên.

Ngày 12.6.2008 Ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận mang số 282023000001 cho Công ty Formosa đầu tư lần đầu với thời hạn hoạt động của dự án là 70 năm. Dự án này được quyền sử dụng trong 70 năm một diện tích 3.300 ha ở vị trí địa lý chiến lược, bao gồm 2.000 ha đất liền và 1.200 ha mặt nước ở phía Nam Vịnh Vũng Áng Hà Tĩnh.

Hợp đồng thuê đất ngày 6.2.2009 quy định: “Đảm bảo không thu hồi đất vì mục đích cộng đồng và phát triển kinh tế hay các mục đích khác; đối với thu hồi đất vì lý do quốc phòng, an ninh, hai bên tiến hành thảo luận đi đến thống nhất bồi thường dứt điểm trước khi thực hiện”. Như vậy, dự án này còn nằm ngoài sự chi phối của Điều 38 Luật Đất đai 2003 quy định về việc nhà nước thu hồi đất.

Ngoài ra, Chính phủ còn thiết lập cơ chế bảo hộ ngành thép, cho Công ty Formosa được cân đối ngoại tệ trong phạm vi hạng mục kinh doanh, được vay vốn từ các tổ chức tài chính nước ngoài, được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu, miễn thu thuế khấu trừ tại nguồn, được miễn thuế thu nhập 50% tức chỉ đóng 10% thay vì 20% như các doanh nghiệp khác.

TẦM VÓC DỰ ÁN SẼ THỰC HIỆN

Công ty TNHH Formosa Hà Tĩnh là một công ty có vốn 100% của ngoại quốc. Công ty do 9 cổ đông góp vốn, trong đó có 7 cổ đông là các đơn vị thành viên của Formosa Plastics Group, nắm gần 95% cổ phần với số vốn đầu tư lúc đầu là 9,9 tỷ USD. Hai cổ đông còn lại là Công ty China Steel (nắm giữ 5% vốn) và Sunsco Enterprise (0,037%). Cả hai đều của Đài Loan.



Tuy chỉ góp vốn 5%, Công China Steel là doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất gang thép, nên “sẽ hỗ trợ nhiều cho quá trình thực hiện dự án”. Sau này có thêm Công ty JFE, một tập đoàn thép lớn của Nhật Bản nhập cuộc. Nếu thương vụ China Steel nâng tỷ lệ cổ phần lên 25% và JFE mua 5%, Dự án Formosa Hà Tĩnh coi như hoàn tất.

Formosa công bố kế hoạch sẽ nâng tổng vốn đầu tư của Dự án lên 27 tỷ USD nhằm đưa Formosa Hà Tĩnh trở thành khu liên hợp gang thép có quy mô lớn nhất Đông Nam Á. Với kế hoạch này, vào năm 2020, Dự án sẽ có 6 lò cao, sản lượng thép thô đạt 22,5 triệu tấn.

Dự án khai thác Cảng nước sâu Sơn Dương ở Vũng Áng dự trù sẽ xây cất tại đây 32 bến tàu, với lượng hàng hóa thông qua cảng là 85 triệu tấn. Ngoài ra, Công ty còn có một nhà máy điện với công suất lắp đặt 2.150 MW.

VƯỢT RA NGOÀI LUẬT PHÁP

Những vi phạm trong việc bao che cho Công ty Formosa Hà Tĩnh hình thành và hoạt động quá nhiều, chúng tôi chỉ ghi lại vài nét chính.

UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chọn chủ đầu tư là đơn vị không chuyên ngành, chưa có kinh nghiệm, trong khi dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, có tính chất đa mục tiêu, gồm nhiều hạng mục phức tạp, thi công trên địa bản trải rộng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, thời tiết khắc nghiệt. Thủ tục chọn chủ đầu tư dự án không tuân thủ theo quy định, thể hiện sự nóng vội và chủ quan.

Thanh tra cho rằng việc Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư với thời hạn 70 năm cho Công ty Formosa khi chưa được Chính phủ đồng ý là vi phạm Luật Đầu Tư 2005, vì luật này chỉ cho phép đầu tư 50 năm, trong trường hợp đặc biệt nếu có phép chính phủ mới được đầu tư 70 năm.

Thanh tra cũng phát hiện nhiều khuyết điểm từ năm 2012 về trước, chẳng hạn như Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển Vũng Áng đã quyết định phê duyệt dự án khi chưa xác định được nguồn vốn đầu tư là không đúng quy định, vi phạm Điều 72 của Luật Xây dựng năm 2003 và Điều 27 của Luật Thực hiện tiết kiệm chống lãng phí năm 2005. Khi chưa xác định được phần vốn nhà nước trong tổng mức đầu tư đã phê duyệt mà đến ngày 15.3.2013 đã giải ngân số tiền 240/600,4 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước (chiếm gần 40%), vi phạm các quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Điều 20 Luật Đấu thầu và Điều 101 của Luật Xây dựng 2003.

NHỮNG PHẢN KHÁNG GAY CẤN

1.- Formosa muốn trở thành một đặc khu biệt lập

Ngày 25.6.2014, Công ty Formosa Hà Tĩnh đã gởi văn thư mang số 1406022/CV-FHS đến Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề nghị thiết lập “Đặc Khu Kinh Tế Vũng Áng” để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện.

Trong bản trình bày đính theo, Formosa Hà Tĩnh nói rằng “Điều lệ quản lý thiết lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng” có rất nhiều điểm đặc thù như: xin đưa nhân viên kỹ thuật nước ngoài vào làm việc, được xây bệnh viện, trường học với lớp học song ngữ… Formosa Hà Tĩnh còn nêu ý tưởng thiết lập vành đai xanh cách ly giữa người dân xung quanh với đặc khu và quy hoạch riêng khu sinh hoạt cho nhân viên nước ngoài.

Ngoài ra, Công ty còn đề nghị đặt Formosa trực thuộc một Văn Phòng Chính Phủ, tức công ty sẽ không còn bị ai dòm ngó nữa!
Lâu nay, khu kinh tế Vũng Áng bị đồn đoán là nơi tập hợp lực lượng bí ẩn của chính quyền Trung Quốc tại Việt Nam. Cuộc bạo loạn ngày 14.5.2014 đã làm cho Trung Quốc rút đi hơn 4000 công nhân và kỹ sư về nước, nhưng số lượng này vẫn chỉ là một phần nhỏ. Hiện nay còn khoảng 10.000 người Trung Quốc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh. Từ lâu nay, người Trung Quốc đến đây xây dựng con đường riêng, khu phố riêng, lấy vợ Việt… biến vùng này trở thành một China Town ở một cứ điểm trọng yếu của Việt Nam. Đáng lo là phần lớn công nhân ở đây đều không có giấy tờ để kiểm soát, thậm chí dân trong vùng còn cho biết rất nhiều nhóm người Trung Quốc ở đây bí mật vũ trang, phong cách không khác quân đội.

Như vậy Trung Quốc đang hình thành một nước Trung Quốc bên trong nước Việt Nam?

Bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, nói rằng yêu cầu thành lập đặc khu kinh tế là do Chính phủ quyết định chứ không phải theo yêu cầu của một nhà đầu tư riêng lẻ như Formosa.

2.- Thị trường không cho phép phát triển ngành gang thép

Nhiều chuyên gia đã ngạc nhiên không hiểu tại sao chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lại cho đầu tư xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép rất lớn tại Vũng Án Hà Tĩnh vào lúc kỹ nghệ gang thép đang càng này càng xuống giốc trên thế giới. Giá thép giảm mạnh trên khắp các châu lục đến mức 45% trong một năm qua. Nguyên nhân chính là do giá nguyên liệu như quặng sắt lao dốc cộng với nhu cầu tiêu thụ yếu trong khi nguồn cung dư thừa. Năm 2015, các nhà sản xuất tại Trung Quốc đã đổ ra thị trường quốc tế 112 triệu tấn thép, khiến thị trường toàn cầu điêu đứng vì giá thép hạ.

Hiện nay Việt Nam đã có 5 khu sản xuất gang thép là Thái Nguyên, Cao Bằng, Lao Cai, Quảng Ngãi và Ba Rịa. Nếu Formosa Hà Tĩnh đưa ra một sản lượng gang thép cao như nói trên, số phận của các khu sản xuất gang thép này sẽ đi về đâu?

GS Nguyễn Đình Lương cho rằng phát triển ngành sắt, thép không phải là xu hướng của quốc tế. Trong khi thế giới đang tìm mọi cách để đẩy ra thìViệt Nam vẫn đang và luôn luôn làm một thùng rác để nước ngoài trút bỏ vào đó.

3.- Không quan tâm đến môi trường

Về môi trường, Ông Võ Tuấn Nhân Nhân, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ “cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam“. Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý. Tuy nhiên, một vài chuyên gia cho rằng để tiết kiệm, có thể công ty đã không lọc 100% nước thải, mà chỉ lọc một phần lấy lệ rồi thải ra, nên nước thải ra đã đưa tới hiện tượng cá chết như hiện nay. Đây là vấn đề đang được điều tra.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện chỉ có 5 nhà máy cán thép nhỏ, nhưng vấn đề xử lý bụi lò đã và đang là bài toán nan giải của các nhà máy này nói riêng và cả tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung. Lượng bụi lò ngày càng tồn dư, đe dọa ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nếu 6 nhà máy lớn của Công ty Formosa xây cất xong và hoạt động, những nguy hại về môi trường sẽ như thế nào?

4.- Không quan tâm đến an ninh quốc phòng
Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc gia. Đó là khu hẹp nhất ở lãnh thổ miền Trung, nối liền Bắc và Nam, nếu chận ở đây đất nước sẽ bị cắt làm đôi. Ngày xưa các Chúa Trịnh – Nguyễn cũng đã phân chia lãnh thổ ở khu vực này. Trong vùng còn có quốc lộ 12-A nối liền Việt Nam với Lào và Thái Lan, nếu cắt đức sẽ phương hại về an ninh và kinh tế.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế, nghi ngờ lập luận thành lập khu kinh tế Vũng Áng với lý do để phát triển kinh tế. Bà nói rằng nguyên tắc đầu tiên là bất cứ quốc gia nào cũng không thể vì lợi ích kinh tế mà hy sinh những lợi ích về quốc phòng. Vị trí mà Formosa đang làm là vị trí rất nhạy cảm về quốc phòng, do đó không thể vì bất cứ lợi ích kinh tế nào để hy sinh lợi ích quốc phòng.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, từng bày đỏ sự quan ngại sâu sắc:

“Hà Tĩnh là cái yết hầu của miền Trung và hơn nữa nó xây dựng thành một thứ căn cứ, ở trong đó phức tạp lắm chứ không phải chỉ đơn giản là chỗ luyện thép đâu. Cho nên tôi cho là những người lãnh đạo chỉ huy các tỉnh chỉ thấy tiền mà không thấy nguy hiểm cho đất nước.”


Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành lưu ý:

“Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng thì cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc”.

GS Nguyễn Đình Lương cho rằng vị trí nhà đầu tư xây dựng ở đây không chỉ có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng mà ở đâyngười ta còn nói tới một chiến lược biến Việt Nam thành “cục sắt”.

CHỜ TRẬN ĐÁNH SẮP TỚI

Nhiều nhà phân tích tin rằng việc cho thành lập và bảo trợ dự án gang thép Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương là một trong những lý do chính khiến Đảng CSVN phải loại Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi các vai trò lãnh đạo Đảng và Nhà Nước. Từ năm 2012 đến nay, các báo chí trong nước đã liên tục đưa ra những phê phán nặng nề về khu tự trị Vũng Áng. Nhưng Formosa tin rằng còn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Trung Hải, họ sẽ đứng vững. Bất thần vào đầu tháng 4 vừa qua, Quốc Hội đã bãi nhiệm sớm Nguyễn Tấn Dũng và Hoàng Trung Hãi, Formosa trở tay không kịp. Nhiều người nghi ngờ vụ cá chết là một đòn khá nặng Formosa đã giáng vào hệ thống cầm quyền mới hiện nay của Đảng và Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam.
Trước sau gì rồi thủ phạm cũng sẽ bị phát hiện và cách êm đẹp nhất là Formosa tự động từ bỏ hai dự án gang thép Vũng Án và cảng sâu Sơn Dương với tổn thất khỏang 4 tỷ USA. Các cuộc biểu tình mạnh ở địa phương đang góp phần vào việc đẩy Formosa ra khỏi Hà Tĩnh. Cũng có thể các cuộc bạo loạn sẽ xảy ra ở Vũng Áng như vào tháng 5 năm 2014.

Trong khi các báo do Nhà nước quản lý được lệnh tạm ngưng oanh kích Công ty Formosa, hệ thống websites bênh vực Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng thời cơ, đã đẩy mạnh chiến dịch “cho đám Nguyễn Phú Trọng đo ván”. Nhưng về lâu về dài thì Nguyễn Tấn Dũng sẽ lãnh đủ và lãnh nặng.

Xin đợi xem các chưởng pháp hai bên sắp tung ra.

Nancy Nguyễn: 'Họ không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần'

Ngọc Lan/Người Việt
Friday, May 27, 2016 5:28:22 PM

*Phỏng vấn Nancy Nguyễn từ Thái Lan, sau khi bị trục xuất khỏi Việt Nam


WESTMINSTER, Calif. (NV) - “Em khỏe. Em ổn rồi. Em đang ở Thái Lan.”
Nancy Nguyễn, một người trẻ được biết đến nhiều bởi những hành động liên quan đến việc lên tiếng cho dân chủ, nhân quyền trong nước, mở đầu như thế trong cuộc trò chuyện với phóng viên Người Việt qua điện thoại vào tối Thứ Năm, 26 Tháng Năm, sau khi bị an ninh trục xuất khỏi Việt Nam.

Mất tích vì “bị câu lưu do sử dụng giấy tờ giả”

Như tin đã đưa, Nancy Nguyễn, một cư dân của Quận Cam, đến Sài Gòn từ ngày 17 Tháng Năm, với lý do, như cô viết trên trang Facebook của mình gửi cho bố mẹ, “Con là một trong số những đứa đứng ra phát động xuống đường, con không thể chỉ ngồi chốn an toàn mà xúi người khác xung phong. Con cảm ơn ba mẹ đã cảm thông mà cho phép con về đứng bên cạnh các bạn con. Chúng con cần nhau trong những tháng ngày này.”

Tuy nhiên, từ tối ngày 19 Tháng Năm, thì tất cả người thân, bạn bè đều không thể liên lạc được với cô.

Thông tin “Nancy Nguyễn mất tích” được gửi ra khắp nơi. Nhiều đại diện chính quyền tại Mỹ cũng lên tiếng về điều này.

Cho đến hôm nay, sau khi đặt chân đến Thái Lan, Nancy mới cho biết, “Vào khoảng 11 giờ đêm ngày 19 Tháng Năm, khi tôi đang ở trong khách sạn, có người đập cửa yêu cầu kiểm tra an ninh. Và sau đó là họ 'câu lưu' tôi theo điều 266, tức là sử dụng giấy tờ giả.”

“Thế Nancy có sử dụng giấy tờ giả không?”

- “Nếu tôi sử dụng giấy tờ giả thì chắc họ không thả tôi ra rồi. Tôi vô Việt Nam một cách hợp pháp bằng passport và visa thật,”Nancy trả lời.

Tuy nhiên, như Nancy nói, “Đó chỉ là cái cớ để họ tạm giam tôi tại trại tạm giam P34 trong 6 ngày trước khi trục xuất tôi khỏi Việt Nam vào tối ngày Thứ Tư, 25 Tháng Năm.”

Mục đích bắt giữ: 'Muốn khai ra những người khác'

“Vậy mục đích cuối cùng họ bắt giữ Nancy là họ muốn gì?” phóng viên Người Việt nêu thắc mắc.

“Tất nhiên là họ muốn thông qua mình để điều tra những người khác, muốn tôi khai ra những người khác,” Nancy cho biết.

Cô nói, “Một danh sách dài lắm được họ nêu ra xem tôi có mối quan hệ như thế nào. Những người ở hải ngoại thì hầu như đều là những người mình biết ở mặt nổi, như Trịnh Hội, Đoàn Viết Hoạt, Nguyễn Gia Kiểng, Lê Minh Nguyên. Trong nước thì Huỳnh Ngọc Chênh, mấy người hoạt động nói chung thuộc về mặt nổi.”

“Chỉ nói là có quen biết với những người đó,” là câu trả lời của Nancy với những người hỏi cung cô.

Không chỉ vậy, Nancy cho rằng họ còn “chụp” cho cô nhiều “chiếc mũ” khác, như, “Họ chụp cho tôi là thành viên Việt Tân.”

“Tôi nói tôi không phải. Họ nói họ có bằng chứng tôi vừa được kết nạp. Tôi nói tôi cần coi bằng chứng. Rồi họ nói tôi đi về đây là có chỉ đạo từ bên ngoài. Họ nói nhiều lắm. Nhưng tất cả mình đều biết là không phải, thành ra họ có nói gì chăng nữa thì mình cũng chỉ thấy buồn cười thôi. Khi họ nói tôi về có chỉ đạo, có nhiệm vụ, tôi chỉ nói ok, mấy anh muốn nói gì mấy anh nói,”Nancy kể.

Nancy cho biết cô được giam chung phòng với một phụ nữ bị án kinh tế.

Không đánh đập nhưng tra tấn tinh thần

Theo Nancy, có khoảng 30-40 người canh cô, khoảng 10 người trong số đó trực tiếp thẩm vấn cô. Và “mỗi ngày tôi bị hỏi cung 3 lần, mỗi lần khoảng 3 tiếng.”

“Thực ra, họ không đánh đập, không bức cung, không nhục hình, nhưng tôi nghĩ khi mình thực sự trải nghiệm thì mình mới biết chuyện đánh đập nhiều khi lại không cần. Không cần phải đánh đập, thì người ta vẫn có cách để đe dọa tinh thần mình,” Nancy nhận xét

Cô nói thêm, “Mình biết là ở ngoài có vận động cho mình. Mình biết là họ không thể nào bắt mình về những việc mình làm. Vậy đó, mà việc không thể liên lạc được với bên ngoài vẫn là một áp lực tâm lý rất lớn.”

Nancy cho rằng những người hỏi cung, thẩm vấn cô tỏ ra “lịch sự” nhưng “trong cách họ nói đã mang đầy sự đe dọa, họ nói có thể giữ tôi ở lại vài ngày, vài tháng hay có thể bị đưa ra xét xử để ở vài năm hoặc chục năm.”

Cũng theo Nancy, “Họ không đánh đập, không làm gì hết, nhưng mà sự biệt giam, tức là giam cách ly, đã là một hình thức tra tấn.”

“Họ không cho tôi liên lạc với người nhà, không cho liên lạc với người ngoài, không cho liên lạc với lãnh sự, không cho liên lạc với bất cứ ai hết,” Nancy nhớ lại.

Trả lời cho câu hỏi “Những điều có có khiến Nancy bị căng thẳng không?”, cô cho rằng “Không.”

“Tại vì chuyện gì mình làm thì mình làm, chuyện gì mình không làm thì mình không làm, mình biết mọi chuyện mình làm đều trong khuôn khổ pháp luật hết. Với lại tôi không bị 'stress' phần lớn vì tôi biết tôi là người nước ngoài,” cô giải thích.

“Như vậy cái quốc tịch nước ngoài cho mình niềm tin là mình sẽ không bị gì quá nguy hiểm, phải không?” Tôi hỏi lại.

“Tôi biết chắc như vậy,” Nancy khẳng định. “Nhưng mà họ vẫn đe dọa. Họ vẫn nói là đừng có hy vọng vào bất cứ một sự can thiệp nào đó từ bên ngoài.”

Từ bản thân, nghĩ đến những nhà tranh đấu

“Trước khi đặt chân về Việt Nam, hay khi viết những dòng tâm huyết nóng bỏng trên Facbook của mình, Nancy đã có sự chuẩn bị cho những gì xảy ra không?” Tôi hỏi.

“Có, tôi có nghĩ tới. Nhưng khi đối diện với ánh đèn trong phòng hỏi cung, khi đối diện với cửa nhà giam, mọi chuyện trở nên khác lắm,” Nancy nói.

Cô chia sẻ, “Ở trong đó, tôi luôn hiểu được tâm thế của mình là họ không có làm gì được tôi. Thế mà ngay cả khi đã biết như vậy rồi, biết đó là một niềm an ủi lớn của mình rồi, mà mình vẫn cảm nhận được một áp lực rất nặng về vấn đề tâm lý. Thành ra lúc nào tôi cũng nghĩ, giả sử tôi không phải là người Mỹ thì còn chuyện gì xảy đến với tôi nữa.”

“Tôi không có chửi bới, không có đòi lật đổ chính quyền, không có chửi Đảng, không chửi nhà nước, mà còn như vầy, thì cứ tưởng tượng những người không nắm hộ chiếu Mỹ, mà lại lên tiếng một cách mạnh mẽ hơn, thì thử hỏi khi vào trong đó họ sẽ phải chịu như thế nào nữa,” cô băn khoăn.

Khi được hỏi, “Điều gì thôi thúc Nancy quyết định về Việt Nam và Nancy suy nghĩ về chuyện đó trong bao lâu trước khi thực hiện?”, cô cho rằng, “Không có gì thôi thúc hết, mọi chuyện đều phải có tính toán và đến lúc cần làm thì làm thôi.”

“Sau 6 ngày bị giam giữ, cảm giác của Nancy là gì khi bước ra khỏi trại tạm giam?” - “Tôi cũng không biết nữa... Không biết. Tôi cũng đoán trước được ngày tôi được thả, nói chung là nhiều thứ mình đoán được lắm, thành ra mọi sự cũng còn nằm trong suy nghĩ của tôi,” Nancy trả lời sau một thoáng ngập ngừng.

Nancy cho biết cô sẽ trở lại Mỹ vào ngày 1 Tháng Sáu.