1/31/2016

Dứt khoát từ bỏ Trung cộng: Câu chuyện nước Lào

Lê Phan
1/30/2016

Trong khi thế giới chỉ chú mục vào đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam, cách ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam kết thúc đại hội chưa đầy một tuần, Đảng Cộng Sản Lào đã có một quyết định làm Bắc Kinh choáng váng khi họ lật đổ toàn bộ hàng lãnh tụ thân Bắc Kinh và đưa một nhân vật vốn lâu nay bị gạt sang một bên chờ về hưu lên cầm quyền.

Đảng Cộng Sản Lào đã bầu lên một vị phó chủ tịch nước nước đã 78 tuổi, có liên hệ mật thiết với Việt Nam như là tân lãnh tụ hôm Thứ Sáu 23 tháng 1 vừa qua, trong một chỉ dấu là quốc gia này muốn có một liên hệ mạnh mẽ hơn với Hà Nội thay vì trông cậy quá nhiều vào Trung Cộng.

Ông Bounnhang Vorachith sẽ thay thế Tướng Choummaly Sayasone, 79 tuổi, làm tổng bí thư, trong cuộc bỏ phiếu vào ngày cuối của Đại Hội Thứ 10 của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào. Ông Choummaly đã cầm quyền từ 10 năm nay.

Ông Bounnhang bắt đầu gia nhập Pathet Lao, Đảng Tiền Thân của đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào hiện nay, vào năm 1952, và đã là người được Hà Nội đưa về để thành lập nên nước Lào hiện nay sau năm 1975. Theo Thông Tấn Xã Nikkei, ông có liên hệ mật thiết với Hà Nội, đã được huấn luyện quân sự ở Việt Nam và sau cuộc nội chiến ở Lào, đã theo học các khóa huấn luyện tư tưởng ở Hà Nội. Cũng như nhiều lãnh tụ Lào, ông thông thạo tiếng Việt.

Nikkei cũng cho biết là thay đổi lãnh đạo lần này bao gồm cả sự ra đi của ông Somsavat Lengsavad, một phó thủ tướng đứng hàng thứ tám trong hàng kế vị ở Lào và được nổi tiếng thân Trung Cộng. Nói tiếng Hoa giỏi, ông Somsavat đã tham gia nội các trong vai trò ngoại trưởng năm 1993, và được cho là đã đưa đầu tư của doanh nghiệp Trung Cộng vào Lào. Trong những năm gần đây, ông đã giúp thực hiện một loạt các dự án do Trung Cộng tài trợ, kể cả việc phóng lên vệ tinh đầu tiên của Lào, sự khởi đầu của một chương trình hỏa xa nằm trong chương trình Con Đường Lụa Trên Đất Liền của Bắc Kinh.

Dẫn thống kê của Văn Phòng Vientiane của Tổ Chức Mậu Dịch Ngoại Quốc của Nhật Bản, Nikkei cho biết là đầu tư của doanh nghiệp Trung Cộng vào Lào đã tăng vọt nhờ sự cố gắng của ông Somsavat. Năm 2014, đầu tư của Trung Cộng chiếm đến gần 30% tổng số đầu tư ở Lào, vượt Việt Nam để chiếm vị trí đứng đầu trong số đầu tư ngoại quốc ở Lào.

Cùng ra đi với ông Choummaly là Thủ Tướng Thongsing Thammavong. Ông Thongsing, tuy mới làm thủ tướng được năm năm, đã bị nhiều tố cáo tham nhũng, quản trị kinh tế sai và chỉ trích là ông quá thân Trung Cộng. Với chính phủ của ông bị ảnh hưởng bởi một loạt những ồn ào quốc tế liên quan đến vụ mất tích của ông Sombath Somphone, một nhà tranh đấu cho nông dân, ông Thongsing có lẽ được nghĩ là không nên chủ trì đất nước khi mà năm nay Lào sẽ là chủ tịch luân phiên của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á (Asean). Hà Nội hẳn sẽ hài lòng vì ông Thongsing, theo Tạp Chí The Diplomat, chính là người đã có kế hoạch xây dựng những đập thủy điện khổng lồ trên sông Mekong và các phụ lưu vốn đang ảnh hưởng lớn đến đời sống và nền kinh tế của các quốc gia hạ lưu như Việt Nam.

Ông Thongsing đã làm nhiều người không bằng lòng với những dự án hạ tầng cơ sở khổng lồ, kể cả một hệ thống hỏa xa chạy ngang dọc khắp nước mà ông ta dự định tài trợ với tiền vay từ Bắc Kinh, mặc dầu quốc gia nhỏ bé của ông không có bao nhiêu nhu cầu và chỉ có một nền kinh tế với GDP vỏn vẹn có 12 tỷ đô la.

Trong khi đó, Đài Á Châu Tự Do (RFA) loan tin là cựu Bộ Trưởng Tài Chánh Phouphet Khamphounvong và Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương Somphao Sayasith đã bị bắt về tội tham nhũng. Như vậy bản tin của RFA kết luận, “Toán lãnh đạo mới của quốc gia độc đảng bí ẩn này được coi như là thân Hà Nội trong khi những người hiện đang nắm quyền đã là đồng minh với Bắc Kinh.”

Sự việc Lào có vẻ như đột ngột thay đổi không những hàng lãnh đạo chóp bu mà còn thay đổi luôn cả lập trường đối với nước láng giềng khổng lồ phương Bắc, có thể nói bắt nguồn từ vị trí địa lý của Lào cũng như từ lịch sử của đảng Cộng Sản Lào.

Lào là một quốc gia hoàn toàn nằm trong lục địa, ráp ranh với năm quốc gia láng giềng, quốc gia nào cũng lớn hơn họ. Lào có một liên hệ sắc tộc và lịch sử với Thái Lan. Hai dân tộc này là một, cho đến nay họ còn hiểu nhau, nhất là người Thái miền Bắc. Nhưng ngoài liên hệ đặc biệt đó với Thái Lan, Lào còn có một liên hệ mật thiết nhưng nhiều khi khó khăn với hai nước láng giềng Cộng Sản anh em.

Ảnh hưởng của Hà Nội đối với Lào bắt đầu từ thập niên 1950 và từ lúc khởi thủy của phong trào Cộng Sản Lào. Đảng Pathet Lào được thành lập ở Việt Nam. Cho đến năm 1975, với sự giúp đỡ của Hà Nội, Pathet Lào chiến thắng, lật đổ được chính phủ hoàng gia. Sau năm 1975, Lào tiếp tục “lệ thuộc” vào Hà Nội. Lào còn cho phép Hà Nội duy trì một lực lượng quân sự ở trên đất họ. Trên giấy tờ thì lực lượng của Hà Nội đã được rút đi từ năm 1989 nhưng quân đội Lào và quân đội Hà Nội vẫn tiếp tục có liên hệ khá thân thiện. Nhưng từ khi Trung Cộng bắt đầu phục hồi kinh tế sau công cuộc đổi mới của ông Đặng Tiểu Bình, sự hiện diện của Trung Cộng ngày càng gia tăng.

Từ thập niên 1990 trở đi, sự canh tranh giữa Bắc Kinh và Hà Nội ngày càng gay go. Đó là giai đoạn mà khi Hà Nội xây nhà Hữu Nghị Lào Việt ở một bên đường thì ngay bên kia, Trung Cộng phải xây một tòa nhà Hữu Nghị Trung Lào cao hơn, lớn hơn và “hoành tráng” hơn.

Mặc dầu không giúp đỡ gì cho Pathet Lao trong giai đoạn dành quyền, cho đến khi Liên Xô sụp đổ, nền kinh tế của Hà Nội sụp đổ theo, Bắc Kinh có vẻ không chú ý bao nhiêu đến nước láng giềng nhỏ bé này. Nhưng sự việc này thay đổi sau khi Bắc Kinh thấy Lào có thể cho họ con đường đi xuống Đông Nam Á dễ dàng hơn mà không phải qua Việt Nam. Tham vọng của Trung Cộng trong việc thiết lập đường xe lửa Côn Minh-Singapore nối liền tỉnh Vân Nam với thị quốc và cũng là hải cảng quan trọng của Đông Nam Á này, phải có sự đồng thuận của Lào. Dự trù chỉ mất 10 tiếng đồng hồ một khi hoàn tất, Con Đường Lụa Đông Nam Á đó, ngay cả nếu không hoàn tất được đoạn cuối qua Malaysia, cũng giúp Trung Cộng có đường ra biển Andaman và Vịnh Bengal cùng Ấn Độ Dương qua Eo Biển Kra.

Nhưng cũng chính con đường xe lửa này đã là khởi điểm của những lo ngại cho Lào về đàn anh Trung Cộng. Được dự định là một dự án liên doanh giữa chính phủ Lào và Tập Đoàn Hỏa xa Trung Quốc và đáng lẽ khởi công từ tháng 4 năm 2011 nhưng năm đó là năm Bộ trưởng Hỏa Xa Lưu Chí Quân bị cách chức vì vụ tàu cao tốc đụng nhau nên dự án này nằm ụ trong nhiều năm.

Trong khi đó vào tháng 10 năm 2011, một vụ sát hại xảy ra trên hai con tàu chở hàng của Trung Cộng trên sông Mekong đã cho các chính phủ trong vùng thấy rõ bộ mặt thật của Bắc Kinh.

Số là vào sáng sớm ngày 5 tháng 10 năm 2011, hai tàu chở hàng của Trung Cộng mang tên là Hua Ping và Yu Xing 8 bị tấn công ở vùng Tam Giác Vàng của sông Mekong, ráp ranh giữa Miến Điện, Thái Lan và Lào. Theo các nhân chứng, có khoảng 8 tay súng đã xông lên hai con tàu này trong vùng giang phận của Miến Điện. Tất cả 13 thủy thủ đoàn của hai con tàu bị giết và ném xác xuống sông. Đây là cuộc sát hại tệ hại nhất cho công dân Trung Cộng ở thời hiện đại. Cuối ngày hôm đó, cảnh sát tuần giang của Thái ở tỉnh Chiang Rai đụng độ với những tên cướp và sau một vụ chạm súng lấy lại được hai con tàu. Họ nói họ tìm thấy 900,000 viên amphetamine trị giá 3 triệu đô la. Sau đó thi thể của những người Hoa được vớt lên. Cảnh sát Thái nghi thủ phạm là một tướng cướp người Shan, một sắc tộc của Miến Điện, vốn được coi là phụ tá của Trùm Khun Sa. Tên tướng cướp này, tên là Nor Kham (hay Naw Kham) có khoảng 100 đàn em và hoành hành trên sông Mekong.

Trước áp lực của Trung Cộng, vốn gửi lực lượng xuống đóng cửa sông Mekong ở đoạn này, Nor Kham sau cùng bị bắt ở Lào. Những nguồn tin địa phương nói là Bắc Kinh đã gửi lực lượng xuống bắt Nor Kham và chở hắn về Trung Cộng, không cho Lào biết chuyện gì xảy ra cả. Nor Kham và đồng bọn sau bị đem ra xử ở Côn Minh và Nor Kham cùng ba phụ tá bị kết án tử hình.

Và từ đó, Trung Cộng, mượn tiếng thành lập một lực lượng đa quốc tuần phòng trên sông Mekong, đã gửi lực lượng xuống canh phòng. Có lúc có hơn 200 cảnh sát biên phòng của tỉnh Vân Nam đi tuần trên sông nói là tham gia lực lượng đa quốc nhưng thật ra hoạt động độc lập.

Cái vốn được gọi là vụ thảm sát trên sông Mekong này đã trở thành một mốc cho sự thay đổi thái độ không những của Lào mà còn của Miến Điện nữa trong liên hệ với Trung Cộng. Thái độ coi thường chủ quyền của các quốc gia liên hệ đã làm cho các ông tướng Miến Điện chuyển hướng, cho phép đối lập hoạt động, để có thể chuyển sang phía Hoa Kỳ và các đồng minh Tây Phương của Hoa Kỳ.

Nó cũng khởi đầu một sự thức tỉnh ở Lào. Cũng vào khoảng những năm này, Trung Cộng, trong đoàn đi thực hiện điều tra về dự án hỏa xa, đã chiếm một vùng đất của Lào và biến nó thành một thành phố kiểu Vegas ngay trên đất Lào nhưng chỉ dành cho người Hoa sang ăn chơi và đánh bạc.

Cộng với tham vọng và sự tham lam của những người theo Trung Cộng trong hàng lãnh đạo, vốn đã làm ngơ cho Trung Cộng lấn chiếm đất đai, hoành hành trên đất nước mình, một số trong hàng lãnh đạo đảng Cộng Sản Lào bắt đầu tính chuyện đổi hướng trở lại với Việt Nam và qua Việt Nam, bắt tay với Hoa Kỳ. Và nhân cơ hội năm nay Lào trở thành chủ tịch luân phiên Asean, họ đã ra tay.

Chuyện khỉ

Bùi Bảo Trúc
1/30/2016

Khỉ là anh em họ hàng rất gần với chúng ta. Ở một thời điểm mù mờ nào đó mà các nhà nhân chủng học vẫn chưa khẳng định được, chúng ta ở trên cây leo xuống đất, vĩnh viễn giã từ đời sống trên cây, đi bằng hai chân, và sau đó, vì hai bàn chân không còn được dùng để leo trèo nữa nên khả năng cầm, nắm cũng dần dần biến đi.

Khỉ và người xa nhau từ đó. Lối sống mới đưa tới rất nhiều thay đổi cho người trong khi khỉ không có được bao nhiêu đổi thay, tiến hóa. Khỉ cũng biết sử dụng các dụng cụ tìm thấy được ở chung quanh như dùng cành cây nhỏ chọc vào hang mối, khều những thứ ở xa và đánh nhau... Trong khi đó, người thì luôn luôn không ngừng phát triển chế tạo thêm những dụng cụ khác, không chỉ dùng những thứ có sẵn trong thiên nhiên, mà còn sáng chế ra ngôn ngữ để thông tin với nhau và những ký hiệu càng ngày càng phức tạp, được hệ thống hóa thành văn phạm, nhiều cách ăn nói với nhau, để còn thơ phú, ví von, bóng gió, xỏ xiên, cãi nhau, chửi thề, văng tục... Khỉ không làm được như thế. Trong phòng thí nghiệm, con đười ươi Koko được dạy để có thể dùng dấu hiệu bằng tay nói chuyện với một chuyên gia về tâm lý loài vật bằng những mệnh lệnh giản dị. Nhưng tự loài khỉ thì không sáng chế ra được ngôn ngữ. Nó chỉ có thể học từ con người nhưng cũng không học được cách diễn tả những ý niệm trừu tượng như buồn vui , thất vọng, chán đời, ghen tuông, giận hờn, làm duyên hay điệu rơi điệu rụng...

Khi xuống đất, khỉ di chuyển bằng tất cả tứ chi, chỉ khi cần lắm như khi phải dùng tay cầm hay mang vật gì thì mới đi bằng hai chân nhưng leo trèo thì không động vật nào giỏi bằng khỉ.

Khỉ có mặt ở gần hết mọi nơi trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ, Châu Đại Dương, Âu Châu, Bắc và Nam Cực. Có tất cả 260 giống khỉ khác nhau. Giống nhỏ nhất chỉ bằng nửa bàn tay. Giống lớn nhất có thể to và nặng đến 200 kilô.

Có ba giống đại hầu là đười ươi (gorilla), hắc tinh tinh (chimpanzee) sống tại Phi Châu, orang utang sống tại Borneo (Á Châu). Cả ba đều là những giống được bảo vệ rất kỹ, nếu không chúng có thể bị tuyệt giống vì môi trường sống của chúng đang ngày càng bị thu hẹp lại lấy chỗ cho người. Hai loài đại hầu ở Phi Châu còn bị săn để lấy thịt (bushmeat) và chính vì ăn thịt hắc tinh tinh mà siêu vi khuẩn gây bệnh Aids đã truyền sang người. Tất cả ba giống đại hầu này đều rất giống người và rất thông minh. Loài chimpanzee giống người nhất. Chúng sống thành từng bầy, có gia đình, đẳng cấp rõ ràng, biết kéo đi đánh nhau với những bầy khác, bắt tù binh, ăn thịt nhau, biết ăn một vài thứ lá khi ăn thịt sống hệt như chúng ta ăn rau thơm, khi đau bụng cũng biết tìm một thứ lá cây nhai. Như vậy chúng cũng biết dùng dược thảo vậy. Chỉ không đem quảng cáo bán trên truyền hình mà thôi. Chúng mắc một số bệnh như người như cảm cúm, lao, sưng phổi... Chúng cũng có những liên hệ đồng tính và có ý niệm rõ về cái chết. Chúng có trí nhớ và có thể học và hiểu, diễn tả được một số tiếng người bằng cách ra hiệu (sign language). Có những con bắt chước người hút thuốc lá và nghiện nặng như ở một vài sở thú. Thiếu thuốc chúng cũng bị vật và thấy người thì chạy tới, ra hiệu xin thuốc hút. Trong tiếng Việt, chúng được gọi chung là khỉ đột hay khỉ độc.

Những nghiên cứu về hai giống đại hầu đáng kể nhất là của Dian Fossey và Jane Goodall. Dian Fossey người Mỹ chuyên nghiên cứu về đười ươi đã bị bọn săn đười ươi bất hợp pháp giết năm 1985. Jane Goodall, người Anh, chuyên nghiên cứu về hắc tinh tinh trong suốt nửa thế kỷ.

Người ta thường phân biệt những con có đuôi là monkeys; những con không có đuôi là apes. Tất cả các giống khỉ đều giỏi bắt chước, thấy sao là bắt chước làm theo liền: “monkey see, monkey do” là câu tiếng Anh bồi để nói về cái tính hay bắt chước (mù quáng) đó. Động từ “to ape” cũng có nghĩa là bắt chước. Do khả năng bắt chước giỏi và tính thông minh, khỉ được dạy làm xiếc và giúp người trong nhiều việc. Chúng còn có thể được huấn luyện để giúp đỡ cho người tàn tật không dùng được tay chân làm các công việc như đóng cửa, mở cửa, lấy thuốc, lấy nước, xúc thức ăn... cho người. Đó là khỉ capuchin, một giống khỉ ở Nam Mỹ, tuy nhỏ chỉ như một con mèo nhưng được coi là giống thông minh nhất, có thể hiểu được nhiều mệnh lệnh của người.

Khỉ đã được cho bay lên thượng tầng khí quyển trước cả người. Chuyến bay của một hỏa tiễn V2 năm 1949 đã đưa khỉ Abert II lên không gian từ một căn cứ không quân của quân đội Mỹ. Khỉ cũng được dùng rất nhiều trong phòng thí nghiệm vì chúng rất giống người trong các phản ứng với các loại thuốc. Các tổ chức bảo vệ loài vật đã phản đối dữ dội nhưng không thành công mấy.

Khỉ là giống vật gần với người nhất. Vị trí của các bộ phận cơ thể đều được sắp xếp ở những vị trí tương tự như ở người, ngoại trừ một số có đuôi trong khi người thì không. Tại sao ông trời sinh ra khỉ giống người thì không ai biết được. Bàn tay của khỉ rất giống bàn tay người có cả chỉ tay, vân ngón tay. Khỉ có thể phối hợp ngón tay cái và 4 ngón kia nên chúng khéo tay hệt như người, vượt xa khỏi các sinh vật khác. Móng tay khỉ rất giống móng tay người và mặc dầu không phải đi làm nail ở tiệm, lúc nào móng tay khỉ cũng như vừa được cắt và mài giũa xong.

Khỉ cũng bị người săn bắt lấy thịt để ăn như ở Á Châu, Phi Châu và Nam Mỹ. Dưới triều nhà Thanh, các nhà ngoại giao Tây phương đã ít nhất một lần được mời ăn món óc khỉ. Những con khỉ còn sống la thét bị trói chặt, đầu được đẩy qua những chiếc lỗ trên mặt bàn ăn. Người ta dùng những chiếc búa làm bằng vàng đập vỡ đầu những con khỉ đang la thét đó rồi dùng muỗng múc óc những con khỉ đó lên để ăn. Đúng là cách ăn uống của mấy anh Tàu: Con gì ngọ nguậy là nấu lên đớp liền.

Trong văn chương ít thấy các nhà thơ nhắc tới khỉ. Có lẽ chỉ đôi ba lần như trong một bài Phan Văn Trị họa lại bài xướng của Tôn Thọ Tường là có nhắc tới khỉ: “Chớ mượn hơi hùm rung nhát khỉ / Lòng ta sắt đá há lung lay.” Nguyễn Du không nhắc tới khỉ một lần nào trong suốt mấy ngàn câu Kiều. Ông Tú Xương chỉ bóng gió nói về khỉ :“... Bồng bế nhau lên chúng ở non.” Nguyễn Nhược Pháp chỉ có một câu có hình bóng những con khỉ: “Sau núi Oản, Gà, Xôi / Bao nhiêu là khỉ ngồi...”

Trong tiểu thuyết của Ngô Thừa Ân, con khỉ Tôn Ngộ Không được nhân cách hóa và là nhân vật chính trong Tây Du Ký.

Có một số khỉ đã bị các nhà sinh vật học bỏ quên nên hiện chưa có được những nghiên cứu nghiêm túc và chi tiết về chúng.

Thí dụ khỉ khô là giống khỉ không biết xuống nước để tắm, khác hẳn một giống khỉ ở Nhật trong mùa Đông cũng xuống các suối nước nóng để tắm. Giống khỉ này ít gặp nên hễ nhắc tới chúng thì bao giờ cũng là câu “Không có con khỉ khô nào cả” hay “Không ra cái khỉ khô gì hết.”

Khỉ mốc là giống cũng khó kiếm. Thỉnh thoảng chúng bị ướt, không biết lau cho khô nên hay bị mốc.

Khỉ Tầu là giống khỉ quê quán tại Hoa Lục, cùng quê hương với người vượn Bắc Kinh theo một số nhà nhân chủng học. Giống khỉ Tầu này rất khốn nạn và mất dậy. Chúng có thói quen ở bẩn, khạc nhổ phóng uế khắp nơi, chỗ nào lấn được là chúng lấn. Cả thế giới đều ghê tởm chúng.

Khỉ dòm nhà thường được người nuôi trong nhà như một giống thú cưng nhưng nhiều khi lại gây ra rắc rối cho gia chủ hệt như nuôi ong tay áo để lấy sữa ong chúa, sữa chẳng thấy đâu lại bị ong chích cho sưng vù lên thì có.

Nỡm cũng là một giống khỉ sống gần với người. Tườu là một loài khỉ mà ở Bắc Việt Nam gọi là tiều nhưng lại viết là tườu. Bà Huyện Thanh Quan có lần trông thấy tận mắt mấy con tiều này xuống bến sông đón thuyền đi chợ: “Lang thang dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên sông chợ mấy nhà.” Tuy thế, gọi ai là khỉ tườu hay đồ con tườu thì đó là một lối lăng mạ khá nặng.

Bú dù là một giống khỉ mà người Pháp đem vào Việt Nam. Giống bú dù được lồng vào một câu để chào nhau hồi người Pháp còn ở Việt Nam: “Mẹc xà lù bú dù con khỉ!” Mẹc là do danh từ merde của tiếng Pháp có nghĩa là cứt. Xà lù là từ danh từ salaud nghĩa là đồ khốn nạn.

Khẹc là một giống khỉ khác. Đây có thể lá một tiếng tượng thanh bắt chước tiếng kêu của nó. Khi nói đồ con khẹc thì cũng hệt như gọi người đó là đồ khỉ vậy.

Khỉ gió rất dễ ghét. Khỉ gió đùng lăn ngã ngửa là cảnh nham nhở và sàm sỡ của loài khỉ này. Hiện chưa biết nguyên do vì sao chúng lại có cái tên kỳ lạ đó. Có thể là do hai chữ phong hầu (?) ra chăng.

Giống đười ươi có một thời sống tại Việt Nam và được cho cắp sách đến trường ăn học tử tế nhưng sau sinh tật lười biếng, cúp cua, trốn học bỏ váo rừng rồi không trở ra nữa. Ông Cao Bá Quát có lúc đã dạy học cho mấy con: “Nhà trống ba gian: Một thầy, một cô, một chó cái / Học trò dăm đứa: Nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi.” Hồi ấy mấy em nữ sinh đười ươi đi học cũng diện lắm khiến một nhà thơ vô cùng đáng yêu của Việt Nam, ông Bùi Giáng cũng phải ngậm ngùi trong nhiều bài lục bát của ông: “Ta về giũ áo đười ươi / Trút tờ phong nhã cho người phụ nhau” rồi lại “Em về giũ áo mù sa / Tiền trình vạn lý anh là đười ươi.” Sự giao tiếp giữa người và đười ươi là có như trong một truyền thuyết nói là ông Mạc Đĩnh Chi, một danh sĩ thời Hậu Lê tương truyền là có máu đười ươi trong người vì thân mẫu của ông vào rừng bị đười ươi bắt và về nhà thì mang thai rồi sinh ra ông diện mạo rất xấu xa nhưng cực kỳ thông minh được cả Trung Hoa và Việt Nam coi là lưỡng quốc trạng nguyên. Theo báo Sài Gòn Mới của bà Bút Trà thì ở Cà Mâu cũng có một vụ tương tự. Xét về mặt khoa học thì những chuyện người và khỉ đều không thể xẩy ra. Con đười ươi King Kong chỉ là tưởng tượng để làm thành phim kiếm tiền. Phim được thực hiện hai lần đều để kiếm tiền.

Khỉ già thường sống thành từng cặp sau khi bọn khỉ con học hành xong, có nghề nghiệp bỏ nhà ra đi chỉ còn hai con khỉ già sống với nhau ít được các khỉ con ngó ngàng tới.

Khỉ cũng biết mặc quần áo chứ không phải lúc nào cũng một bộ lông quanh năm suốt tháng. Vì thế, áo maillot còn có tên là áo khỉ. Túi khỉ là cái túi may ở trước bụng của áo lót dùng để giữ an toàn cho cái bóp tầm phơi.

Tại một ngôi đền Thần Đạo ở Nikko, Nhật có tượng của ba con khỉ tên là Mizaru, Mikazaru và Mazaru. Con Mizaru lấy tay bưng mắt, Mikazaru bịt tai và Mazaru che miệng. Tượng của ba con khỉ này được tạc từ thế kỷ thứ 17 và được coi là tóm gọn được phần nào nguyên tắc sống của Khổng Tử: Không nhìn những chuyện xấu, không nghe những chuyện xấu và không nói ra những điều xấu. Một con thứ tư được thêm vào một cách không chính thức. Con này dùng tay ôm lấy bộ phận chiến lược của nó, ý nói không làm những chuyện xấu. Nhưng con thứ tư này không được tạc thêm vào những bức tượng ở đền Thần Đạo mà chỉ thấy bán ở những cửa tiệm bán đồ kỷ niệm. Cũng có thể điều khuyên của con này không được bao nhiêu người nghe và làm theo chăng.

Khỉ được thờ trong Ấn Độ Giáo từ 5 thế kỷ trước Công Nguyên. Khỉ tượng trưng cho thần Shiva, cho sự thông minh, trung thành, dũng cảm. Tại những ngôi đền thờ khỉ, bọn khỉ tự do đi lại như chốn không người, mặc tình cướp phá chợ búa, cửa hàng của dân chúng, cảnh sát cố gắng can thiệp cũng không ăn thua gì.

Nhưng qua tới Việt Nam, khỉ không có được bao nhiêu mỹ cảm. Những người ra đời trong năm khỉ thì than thở đứng ngồi:

Người ta tuổi Ngọ tuổi Mùi
Riêng tôi ngậm ngùi vì nỗi tuổi Thân
Tuổi Thân con khỉ ăn bần

Có một điều kỳ lạ là người Việt khi chửi nhau thì lại chỉ lôi cha của khỉ ra mà không bao giờ lôi mẹ của khỉ ra cả. Chúng ta nói “bố khỉ nhà nó” chứ có nói “mẹ khỉ” bao giờ đâu ? Trong một cách nói về một điều không mấy xứng ý, chúng ta cũng đem khỉ ra:“ Rõ khỉ !”

Nhưng khi gọi ai là “Anh khỉ này!” hay “Đồ nỡm!” hay “Đồ khỉ chửa nào!” thì chưa chắc người đó đã bị ghét mà có thể là rất đáng yêu là khác.

Trong tiếng Mỹ, monkey hay ape là những tiếng cực kỳ độc địa để gọi người da đen. Chính Tổng Thống Obama cũng đã bị một tờ báo đăng một bức hí họa vẽ ông là một con khỉ. Ông Bush con cũng bị dùng photoshop để biến ông thành một con hắc tinh tinh. Đùa ông Bush thì không sao nhưng tờ báo diễu ông Obama thì phải xin lỗi lia lịa.

Ngày Tết người Việt kiêng không nhắc đến khỉ vì sợ gặp phải những chuyện không may thế nên chuyện khỉ không nên đem ra nói quá rông dài.

Bởi thế xin chấm dứt ở đây.

Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?

Lê Chân Nhân
1/30/2016


Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.


(Minh họa: Ngọc Diệp)

Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...

Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ.

Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người.

Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.

Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.

Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.

Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.

Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.

Lê Chân Nhân

Vì sao khách nước ngoài đến Việt Nam giảm mạnh?

NGUYỄN VĂN MỸ, Hiệp hội Lữ hành Việt Nam
1/30/2016


Du lịch Việt Nam sẽ không đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực nếu không chịu thay đổi.

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam (VN) sụt giảm mạnh trong khi ở hầu hết các nước khác trong khu vực, lượng khách vẫn tăng cao.

Campuchia, Lào sẽ qua mặt VN

Theo Tổng cục Du lịch, lượng khách quốc tế đến VN trong năm 2015 đạt gần 8 triệu lượt người, chỉ tăng gần 0,9% so với năm 2014. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng sáu năm trở lại đây. Cụ thể năm 2010 tăng 35%, 2013 tăng 11%, 2012 tăng 14%, 2011 tăng 19% và 2014 tăng 4%.

Biểu đồ tăng trưởng du lịch inbound (khách nước ngoài vào VN) cho thấy đối tượng khách này đang tụt dốc thê thảm, chẳng khác nào xe đứt thắng!

Điều đáng nói là nhiều thị trường khách quan trọng của du lịch VN sụt giảm mạnh. Ví dụ khách Nga giảm 7,1%; khách Trung Quốc giảm 8,5%. Giảm mạnh nhất là khách Campuchia, giảm đến 43,8%. Chỉ có một số thị trường khách tăng tương đối khả quan như Hàn Quốc, Singapore, châu Phi.

Trong khi du lịch VN ảm đạm thì các nước ASEAN vẫn tăng trưởng tốt. Đơn cử Campuchia cán mốc 5 triệu lượt khách, tăng 11%; Lào gần 4,3 triệu, tăng 5%. Đặc biệt, Thái Lan dù trải qua vụ khủng bố gây chấn động ở Bangkok nhưng vẫn tăng đến hơn 20% với khoảng 30 triệu lượt khách. Nhật Bản tăng 47%, đạt 20 triệu lượt. Tính chung cả thế giới, dù gặp đủ thứ khó khăn vẫn tăng trưởng 4,4%.

Không chỉ vậy, vị trí đứng đầu nửa cuối của ASEAN về du lịch của VN đang bị Philippines hăm he vượt qua. Nếu không kịp chấn chỉnh và cải thiện tình hình, cứ đà này thì 3-4 năm nữa cả Campuchia, Lào, Myanmar cũng sẽ qua mặt VN về lượng khách.

Bởi xét về mặt hiệu quả đón khách du lịch trên dân số của ASEAN, VN hiện chỉ xếp trên Indonesia và Myanmar.



Du khách nước ngoài đến tham quan, mua sắm đồ lưu niệm tại TP Đà Nẵng. Ảnh: LÊ PHI

Thua toàn tập

Vậy đâu là lý do khiến khách nước ngoài vào VN gần như giậm chân tại chỗ? Các quan chức ngành du lịch cho rằng do kinh tế khó khăn, giá dầu sụt giảm. Nhưng khó khăn này là của cả thế giới, đâu riêng gì VN. Có người lại đổ lỗi do khách Trung Quốc và khách Nga giảm nhiều.

Trong buổi làm việc giữa đoàn Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội với Hiệp hội Du lịch TP.HCM mới đây, Tổng Cục trưởng Du lịch VN Nguyễn Văn Tuấn nhấn mạnh: “Cản trở lớn nhất của du lịch VN là visa, visa và visa”.

Song giả sử VN miễn visa cho toàn thế giới thì lượng khách quốc tế đến VN cũng chưa thể sánh với Singapore (15 triệu) chứ đừng mơ bằng Thái Lan hay Malaysia. Mặt khác, visa đi Mỹ rất khó và đắt nhưng người Việt vẫn ùn ùn rồng rắn xếp hàng đăng ký sang du lịch nước này. Các nước Kyrgyzstan, Dominica, Ecuador, Panama… miễn visa cho hộ chiếu phổ thông VN nhưng thử hỏi có bao nhiêu người Việt du lịch đến đó?

Như vậy, visa chỉ là một trong rất nhiều nguyên nhân cản trở khách nước ngoài vào VN.

Hỏi ý kiến bỏ túi nhiều du khách, cả nội địa và quốc tế, chúng tôi nhận thấy có ba lý do ngán ngại nhất khi du lịch VN. Thứ nhất là an ninh xã hội chưa tốt với nạn ăn xin, bán hàng rong chèo kéo, móc túi, cướp giật, “chặt chém” và trấn lột. Tiếp theo là vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm. Thứ ba là giao thông hỗn loạn, kẹt xe, ách tắc, trạm thu phí dày đặc, nguy cơ tai nạn, mất quá nhiều thời gian ngồi trên xe.

Có thể bổ sung thêm là tinh thần và thái độ phục vụ du khách chưa tốt, chưa chuyên nghiệp. Dịch vụ du lịch định giá tùy tiện, thường cao hơn nhiều nước. Sản phẩm du lịch trùng lắp, nghèo nàn… Có thể nói là chúng ta thua toàn tập.

Nếu không khắc phục những khiếm khuyết trên và có những giải pháp đồng bộ, đúng hướng, kịp thời thì du lịch VN sẽ tiếp tục tụt dốc không thắng. Vấn đề quan trọng nhất là phải bắt đầu từ con người, trước hết là từ nhận thức của tư lệnh ngành. Sau đó mới đến sự liên kết và phối hợp đồng bộ giữa các ngành và toàn xã hội.

Không phát triển du lịch giá rẻ

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, nói năm vừa qua do nhiều yếu tố đã làm sụt giảm đột ngột khách từ thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó thị trường Nga cũng giảm sút do có nhiều biến động từ trong nước.

Tuy nhiên, từ tháng 7 năm ngoái đến bây giờ tình hình đã khả quan hơn nhiều. Cụ thể, tháng 1-2016, khách quốc tế lần đầu tiên đạt trên 800.000 và tăng 5,8% so với tháng 12-2015. Đó là một dấu hiệu tốt.

"Tôi lưu ý Thái Lan vừa rồi tăng trưởng chủ yếu là thị trường Trung Quốc, bởi vì họ áp dụng các chính sách giảm giá rất sâu. Chúng ta không chủ trương phát triển một ngành du lịch giá rẻ mà phải duy trì chất lượng dịch vụ thay vì giảm giá. Dĩ nhiên hiện tại ngành du lịch phải cố gắng nhưng nếu không có sự vào cuộc đồng bộ của các ngành, chính quyền các cấp thì du lịch không thể nâng cao được"- ông Tuấn nói.

Giá sản phẩm du lịch VN cao

Tại lễ tổng kết tình hình du lịch 2015 trên địa bàn TP.HCM mới đây, đại diện Công ty Du lịch Vietravel cho hay khi trao đổi với các đối tác thì được biết nguyên nhân khiến khách quốc tế không đến là do sản phẩm du lịch VN không có gì mới trong khi giá lại cao hơn các nước. Điều này dẫn đến du lịch VN không thể cạnh tranh nổi với Malaysia, Myanmar…

Ông Lại Minh Duy, đại diện Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cũng thừa nhận trong khu vực ASEAN, giá sản phẩm du lịch của VN cao hơn so với nhiều nước.

Thường xuyên nói cảm ơn, xin lỗi

Ngày 29-1, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Chí Cường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP Đà Nẵng, cho biết đã ban hành bộ quy tắc ứng xử trong hoạt động du lịch bằng hình ảnh minh họa sinh động.

Bộ quy tắc ứng xử khuyến cáo du khách, người dân TP nên và không nên làm việc gì đối với hoạt động du lịch trên địa bàn. Chẳng hạn ăn mặc lịch sự, đặc biệt là ở những nơi tôn nghiêm; xếp hàng khi sử dụng các dịch vụ công cộng; luôn chào nhau bằng nụ cười, thường xuyên nói cảm ơn, xin lỗi; không đeo bám, chèo kéo du khách; không khạc nhổ, vứt rác nơi công cộng...

V.THỊNH -TÚ UYÊN-LÊ PHI

Bà Merkel: Người tị nạn phải trở về nước khi chiến tranh kết thúc

HỒNG THỦY
1/31/2016

(GDVN) - Một khi hòa bình được lập lại ở Syria, IS bị đánh bại ở Iraq, thì các bạn cần phải quay về quê hương.


Thủ tướng Đức Angela Merkel, ảnh: Reuters.

Reuters ngày 31/1 đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm Thứ Bảy đã cố gắng xoa dịu dư luận trước những chỉ trích ngày càng tăng nhằm vào quyết định của bà mở cửa cho phép những người tị nạn từ Syria và Iraq vào Đức. Bà khẳng định rằng, hầu hết những người tị nạn đến từ Syria và Iraq sẽ phải trở về nước khi chiến tranh ở quốc gia của họ kết thúc.

Mặc dù ngày càng bị cô lập, Thủ tướng Merkel vẫn chống lại các áp lực từ một số chính trị gia đòi bà hạn chế dòng người tị nạn, hoặc phải đóng cửa biên giới. Tỉ lệ ủng hộ dành cho đảng của Thủ tướng Merkel đã tụt xuống vì chính phủ Đức quyết định nhận 1,1 triệu người di cư đến nước này năm ngoái.

Trong khi đó các hoạt động tội phạm và vấn đề an ninh liên quan đến người nhập cư đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận sau một loạt các cuộc tấn công của đối tượng được cho là người nhập cư nhằm vào phụ nữ Đức ở Cologne.

"Chúng tôi cần phải nói với mọi người rằng, tình trạng cư trú của các bạn là tạm thời và chúng tôi hy vọng rằng, một khi hòa bình được lập lại ở Syria, IS bị đánh bại ở Iraq, thì các bạn cần phải quay về quê hương", Thủ tướng Đức nói.

Bà Merkel cho biết, 70% những người tị nạn chạy trốn sang Đức từ Nam Tư cũ vào những năm 1990 đã quay trở về đất nước họ. Bà cũng kêu gọi các nước châu Âu khác có thêm trợ giúp, vì con số nhập cư phải được giảm hơn nữa chứ không phải tăng trở lại vào mùa xuân này.

Trong khi đó Fabrice Leggeri, người đứng đầu cơ quan biên giới của Liên minh châu Âu nói, theo ước tính của Liên Hợp Quốc, có đến một triệu người di cư có thể cố gắng đi đến châu Âu qua Địa Trung Hải và Tây Balkan trong năm nay, đó là một thực tế.

Chỉ cần giữ được con số nhập cư vào châu Âu "ổn định" đã là một thành tựu lớn, Leggeri nói với tạp chí Der Spiegel.

Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?

TS TRẦN CÔNG TRỤC
1/31/2016

(GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...

LTS: Xung quanh hành động bất ngờ của Hải quân Mỹ phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 30/1, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

The Wall Street Journal ngày 30/1 đưa tin, hôm qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo, cùng ngày Hải quân Hoa Kỳ đã phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1974 đến nay).

Động thái này bất ngờ là vì lâu nay Mỹ chỉ tiến hành các hoạt động tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp phức tạp với 5 nước 6 bên yêu sách, trong đó Trung Quốc đang quân sự hóa nhanh chóng khu vực này bằng việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, cản trở tự do hàng không hàng hải trong khu vực. Chưa bao giờ Mỹ có hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Hoàng Sa.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động của tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) di chuyển bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vẫn nhắm mục tiêu thể hiện quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Sự kiện này tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Đông? Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, Việt Nam có bị tác động ảnh hưởng gì từ sự kiện này?

Hoa Kỳ đánh đồng quan điểm của Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan về tự do hàng hải ở Hoàng Sa là một sự hiểu lầm đáng tiếc

Lầu Năm Góc tuyên bố, hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur nhằm thách thức các nỗ lực của cả ba bên tranh chấp, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do xung quanh các thực thể địa lý mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua không gây hại trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải của các thực thể ở Biển Đông.

Đầu tiên cần phải lưu ý rằng, mục tiêu, đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Quốc, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.

Câu hỏi đặt ra là, vậy yêu sách của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đối với các vùng biển hiệu lực xung quanh các thực thể ở Hoàng Sa khác nhau như thế nào? Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.


Tàu khu trục USS Curtis Wilbur, ảnh: Military.com.

Thứ nhất, đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định rõ trong Điều 12 - Chế độ pháp lý của lãnh hải:

2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Còn Phần 3, Điều 21 UNCLOS về luật pháp và các quy định của quốc gia ven biển liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải:

1. Các quốc gia ven biển có thể THÔNG QUA CÁC LUẬT VÀ QUY ĐỊNH, phù hợp với các quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế, liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải, đối với tất cả hay bất kỳ những điều sau đây: (....)

3. Các quốc gia ven biển có trách nhiệm cung cấp cho công chúng tất cả các luật và quy định đó.

4. Tàu nước ngoài thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải phải tuân thủ tất cả các luật và quy định và các quy định quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.

Như vậy có thể thấy rõ, Luật Biển Việt Nam không hề mâu thuẫn với UNCLOS, không hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu nước ngoài trong lãnh hải 12 hải lý của mình bằng việc buộc các tàu này phải XIN PHÉP.

Về việc tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, điều này không những góp phần hỗ trợ các hoạt động đi qua vô hại trong lãnh hải Việt Nam của tàu nước ngoài được diễn ra thuận lợi và đúng luật, mặt khác còn bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam như Khoản 1 Điều 21 Phần 3 UNCLOS đã nêu.

Trung Quốc thì ngược lại, họ đòi tàu nước ngoài khi đi qua 12 hải lý lãnh hải mà họ yêu sách (vô lý, phi pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa) phải XIN PHÉP nước này.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/1 dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.


Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.

Bởi vậy, thiết nghĩ Lầu Năm Góc không nên đánh đồng Việt Nam vào một nhóm với Trung Quốc, Đài Loan trong vấn đề quyền tự do hàng hải ở Hoàng Sa, Trường Sa để có hành động phản đối.

Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng là thành viên UNCLOS, tuân thủ đầy đủ quy định của Công ước, bao gồm việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trung Quốc thì đang làm ngược lại.

Tại sao Mỹ lại chọn Hoàng Sa để "ra tay"?

Như đã nói ở phần trên, Hoa Kỳ chỉ thách thức các "đòi hỏi quá đáng", yêu sách làm phương hại đến quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông chứ không đứng về bên nào khi nói đến CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trường Sa là nơi 5 nước 6 bên có yêu sách. Quần đảo này lại án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu và là nơi Trung Quốc đang quân sự hóa mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ can thiệp là điều dễ hiểu.

Còn Hoàng Sa dưới góc nhìn của Mỹ là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, không liên quan nhiều đến hoạt động hàng không, hàng hải, tại sao Mỹ lại lựa chọn làm đối tượng để thực hiện việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lúc này?

Cá nhân tôi cho rằng, sở dĩ Hoa Kỳ chọn đảo Tri Tôn, Hoàng Sa để tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải lúc này, ngoài khả năng có thể Mỹ đã phát hiện thấy Trung Quốc đang có động thái nào đó về mặt quân sự ở Hoàng Sa, Washington còn có mục đích phá vỡ mưu đồ của Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Tạm gác lại câu chuyện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ riêng việc ứng dụng và giải thích UNCLOS đối với 2 quần đảo này, Trung Quốc đã bộc lộ những mưu đồ nguy hiểm nhằm độc chiếm Biển Đông về mặt pháp lý.

Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS và ban hành quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Nước này tuyên bố xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa bằng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng chỉ áp dụng cho các quốc gia quần đảo, để nối liền 28 điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Hoàng Sa.


Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.

Bắc Kinh có thể đang nhăm nhe công bố đường cơ sở lãnh hải đối với quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough với cùng một thủ đoạn tương tự. Nếu điều này xảy ra mà không vấp phải sự ngăn cản nào, Trung Quốc có thể hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Vấn đề ở đây là, cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough không phải quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS, chúng không có một đời sống kinh tế riêng, do đó không thể áp dụng quy chế xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải như các quốc gia quần đảo.

Cả Hoàng Sa, Trường Sa hay bất kỳ thực thể riêng biệt nào trong 2 quần đảo này và Scarborough đều không đủ điều kiện hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS vì chúng không có đời sống kinh tế riêng.

Tuy nhiên Trung Quốc lại đang tìm cách bẻ cong UNCLOS để đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough là những đối tượng họ yêu sách. Chỉ cần từ 3 điểm này, Trung Quốc vạch bán kính 200 hải lý là gần hết Biển Đông, bằng cách này Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Để ngăn chặn và phá tan âm mưu này, Hoa Kỳ không chỉ cho tàu, máy bay tuần tra ở Xu Bi, Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, mà nay còn bắt đầu tuần tra ở Tri Tôn, Hoàng Sa.

Tất nhiên có thể giữa các nước lớn họ có những tính toán khác nữa, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực và trên Biển Đông.

Trung Quốc có thể vin cớ các hoạt động này của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Nhưng dù Mỹ tuần tra hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ cứ làm tới. Bằng chứng là 3 đường băng quân sự và 7 đảo nhân tạo khổng lồ họ mới bồi đắp ở Trường Sa hay việc điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm, Hoàng Sa và nối dài đường băng quân sự...

Vấn đề chủ quyền và UNCLOS

Qua việc Mỹ cho tàu tuần tra bên trong 12 hải lý ở Tri Tôn, Hoàng Sa, một lần nữa chúng ta với tư cách một bên liên quan trực tiếp có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần nhận thức rõ ràng, tách bạch giữa vấn đề CHỦ QUYỀN với vấn đề áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gần đây cũng đã giải thích rõ hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen bên trong phạm vi 12 hải lý đá Xu Bi, Trường Sa, Khánh Hòa ngày 27/10 năm ngoái trong một bức thư trả lời thắc mắc của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain.

Một số quan điểm cho rằng các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm "thách thức yêu sách CHỦ QUYỀN" của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cần phải được hiểu chính xác là, Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough chứ không phải vấn đề CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.

Bởi nếu chúng ta nhầm lẫn điều này, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay, tiếp sức cho Trung Quốc trong việc tung hỏa mù với dư luận, đánh tráo các khái niệm pháp lý để Bắc Kinh trục lợi phi pháp.

Mặc dù chính quyền và các quan chức Mỹ rất công khai, minh bạch và nhất quán lập trường không thiên vị bên nào trong các bên yêu sách CHỦ QUYỀN ở Biển Đông, nhưng Mỹ kiên quyết chống lại các "đòi hỏi quá mức", yêu sách bành trướng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS gây cản trở tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.

Còn Trung Quốc thì vẫn cứ cố tình hiểu sai và tuyên truyền sai.

Người Mỹ chưa bao giờ nói "các đảo ở Biển Đông" thuộc về quốc gia nào như Trung Quốc đang tuyên truyền. Họ chỉ quan tâm các thực thể này có hiệu lực pháp lý đến đâu. Không thể đòi 12 hải lý lãnh hải cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Càng không thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ thực thể nào ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Scarborough.

Đó là lý do tại sao ông Mã Anh Cửu vội vã ra đảo Ba Bình, Trường Sa lấy một ít rau trái, nước ngọt về để thanh minh rằng đảo này có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Tòa Trọng tài Thường trực PCA tới đây sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng giải thích sai UNCLOS, trong đó có nội dung các thực thể ở Trường Sa không phải là một "Island" để hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Câu chuyện về chủ quyền chúng ta phải đấu tranh theo một hệ thống pháp lý riêng, không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS. Tách bạch rõ hai điều này, chúng ta mới có thể đấu tranh hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp ở Biển Đông, không bị rơi vào những cái bẫy pháp lý đối phương đang cố tình giăng ra.

Thiết nghĩ chỉ có như vậy, chúng ta mới tận dụng tối đa được vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc bao gồm Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, ngăn chặn mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực.

1/30/2016

SAU ĐẠI HỘI XII CÁI GÌ SẼ XẢY RA ?

Lão Ngoan Đồng
1/20/2016

Tác gỉa Lão Ngoan Đồng viết bài này từ ngày 1/20/2016 (nmvn)




Chim Lạc Việt cất cánh bay cao lên bầu trời đầy Tự Do

Lão Ngoan Đồng – Theo tình hình hiện tại, dù các bè đảng của những tên chúa chổm việt cộng đấm đá nhau kịch liệt, nhưng rồi cũng sẽ có kết quả. Tuy chưa biết phe nào, kẻ nào sẽ nắm quyền lực, nhưng nếu vẫn còn là những tên trong ao cá vồ Ba Đình, thì điều chắc chắn là đảng cộng sản vẫn tồn tại và ngự trị nước Việt Nam, vẫn là một nước Việt Nam của đảng cộng sản lệ thuộc tàu cộng, vẫn là chế độ độc tài toàn trị, cai quản gần 90 triệu nô lệ, vốn là người dân Việt Nam, truyền nhân của Tổ Tiên Hồng Lạc.

Có những người mong cho phe nầy thắng, phe kia bại, để rồi sẽ có thay đổi đường lối chính trị, sẽ cởi mở cho đời sống con người được khá hơn; Lại có người mong muốn ai đó sẽ làm một Gorbachev, để nước Việt Nam được có một bộ mặt mới, có Tự Do Dân Chủ…

Những mong muốn đó chắc không thể xảy ra.

Nhìn lại các đại hội đảng việt cộng từ đại hội 1 đến đại hộ 11, lần nào cũng có chạy áp-phe của các tên trong ban chấp hành trung ương đảng, dèm pha, nói xấu nhau, lôi cả ông bà ông vải ra để chữi nhau, để tranh giành những cái ghế thơm như múi mít, có quyền ra lệnh sinh sát, có quyền thâu tóm tiền tài.

Nhưng rồi sau kết quả bầu bán thì đâu ra đấy, vẫn như cũ, vẫn là những “đảng viên trung kiên” nối chí “Bác Hồ” làm tay sai cho Tàu cộng. Chẳng khác nào cá vồ cũng vẫn là cá vồ, chẳng thể nào là cá hóa Long được.

Trong hầm cá, gồm đủ các lọai cá vồ, cá chốt, lòng tong… vẫn sống chung ngày nầy qua ngày khác, cùng chia nhau chất thải của loài người. Con nào miệng lớn đớp cục lớn, miệng nhỏ đớp những mảnh vụn, rồi cùng mập phì ra, chẳng có con nào ốm o vì chết đói cả. Thỉnh thoảng vì tranh ăn, con nầy cắn con kia một miếng, lắm khi cắn nhau cho đến chết vì rủi ro. Bọn việt cộng cũng giống như vậy thôi, đâu có gì lạ, đâu có gì mới !

Lần nầy đại hội 12 “khai trương” vào ngày 20 tháng 1, và sẽ kết thúc vào ngày 28 tháng 1 năm 2016, sẽ không có gì khác về bản chất của cộng sản sau đại hội như những lần trước: cũng là “đảng lảnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, độc lập, tư do, hạnh phúc” (láo), “hủy bỏ điều 4 hiến pháp là tự sát”, bla, bla. bla…

Nếu có thay đổi họa chăng là có một cuộc chính biến. Điều nầy có khả năng sẽ xảy ra:

- Hiện tượng khơi màu là vụ Nguyễn phú Trọng đem nhiều ngàn quân, vũ khí trang bị tận răng, có cả xe tăng thiết giáp nói là để bảo vệ cho đại hội đảng.

Cảnh đó làm kẻ viết bài nầy liên tưởng đến xe tăng thiết giáp của quân cộng sản Nga Xô, đem về thành phố mốt-Cu (Moskva) tháng 8 năm 1991, và chính quân lính và xe tăng đó đã lật đổ chế độ cộng sản tại Nga ngày 25 tháng 12 năm 1991. Tương tự như vậy, không biết tin đồn Trọng lú bị tố cáo tội bán nước có thật hay không, nếu là thật thì việc đó có thể 1 trong bọn chúng hoặc một sĩ quan chỉ huy đơn vị bộ đội nào đó, sẽ lãnh đạo nhóm quân giữ an ninh cho đại hội làm chính biến, có khả năng sẽ xảy ra. Những người “lính cụ hồ” đã cùng một lòng với nhân dân, oán hận chế độ bán nước tham nhũng, nên sẽ dùng vũ khí trang bị tận răng đó để lật đổ đảng cộng sản việt nam.

- Hiện tượng thứ hai xảy ra rất bất ngờ, mà từ trước đến nay chưa từng có:

“Sáng ngày 19/1/2016 Dân Oan 3 miền biểu tình tại trụ sở tiếp dân của trung ương đảng và nhà nước số 1 Ngô Thì Nhậm - Hà Đông hô to những khẩu hiệu, yêu cầu phế truất đảng cộng sản. Đảng CS tham nhũng, đảng CS không xứng đáng lãnh đạo nhân dân, đả đảo đảng cộng sản....”. (https://www.youtube.com/watch?v=KtqlOWwvZRM).

Hiện tượng nầy nói lên lòng căm phẩn đối với bè lủ việt cộng bán nước đã đến tột cùng. Người dân biết rằng biểu tình chống đảng cộng sản công khai là sẽ bị trù dập, bị tù, bịn đánh đập và có thể sẽ bị chết trong đồn công an, nhưng dân cứ vẫn hiên ngang biểu tình tại Hà Nội, tại cái hang ổ cuối cùng của cộng phỉ.

Nhìn hai hiện tượng trên, nó khích lệ cho toàn thể cho đồng bào đang hoặc đã có lòng tranh đấu cho một Việt Nam không cộng sản, có thêm đầy đủ dũng khí, tranh đấu sống còn với bầy đàn cộng sản bán nước cầu vinh.

Ngọai trừ những tên cộng sản Việt Nam vẫn còn trung thành với chủ nghĩa cộng sản, vẫn còn thần phục và làm tay sai cho bọn Hán cộng, người Việt Nam chân chính nào cũng nhận biết rằng, cộng sản không thể cải cách hay sửa đổi, mà phải bị tiêu diệt, mới mong mầm móng nhân họa của nhân lọai biến mất trên trái đất nầy.

Tóm lại, nếu sau ngày 28 tháng 1 năm 2016 nầy, đại hội 12 của đảng việt cộng có thể hoàn tất không trở ngại, sẽ chẳng có gì thay đổi, chỉ có thêm một vài bộ mặt mới, hoặc vẫn như cũ, vẫn những tên việt cộng tay sai cho Hán cộng, cầm chịch trong các chiếc ghế nạm vàng, vẫn tha hồ tham nhũng, tha hồ thi triển chế độ độc tài toàn trị.

Không có tên chúa trùm việt cộng nào theo Mỹ, theo Tây Phương, chẳng có thay đổi chế độ chính trị nào theo cách con người văn minh đang theo đuổi. Chỉ là thay đổi ngôi vị trong bọn chóp bu với nhau mà thôi.

- Đừng hy vọng sẽ có thay đổi sau đại hội khỉ của bọn chúng, rồi mới quyết định đường lối tranh đấu cho tự do !

- Đừng hy vọng những con khỉ biết nói tiếng người !

- Đừng hy vọng “miệng lằn lưỡi mối” của những tên việt cộng phản quốc biết nói tiếng yêu nước thật lòng !

Lủ của chúng chỉ biết chiếm đọat quyền thế, yêu đồng tiền và yêu “xã hội chủ nghĩa” của Tàu ban phát cho mà thôi !

Những màn chống đối, chữi bới, chèn ép nhau chỉ là chúng đang diển màn kịch “ông thiện ông ác” (good cops, bad cops), do ông chủ gánh hát xiệc Hán cộng đạo diển.

Biết như vậy, xin tất cả người Việt Nam chân chính hảy cùng nhau:

- Đừng trông chờ kết quả gì sau đại hội khỉ của việt cộng, chúng ta đã biết nó sẽ là cái gì và như thế nào rồi, sẽ không có thay đổi hay cải cách gì cả.

- Chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân, “vì đại nghĩa mà diệt hung tàn” việt cộng;

- Chấp nhận khó khăn, nguy hiểm khi đối mặt với kẻ thù buôn dân bán nước việt cộng; hảy nghiền ngẫm câu nói oanh liệt của bà Trần thị Hài: “6 tháng tù như một giấc ngủ trưa !”

- Hảy tổ chức cùng nhau xuống đường biểu dương lực lượng của người Việt Nam yêu nước, bảo vệ sự tồn vong của dân tộc, đả đảo cộng sản, lôi đầu bọn việt gian bán nước ra khỏi hang ổ để xử tội phản quốc của chúng, lập lại kỷ cương cho một nước Việt Nam không cộng sản.

- Hảy là đoàn Chim Việt đã thức tỉnh, cất cánh bay cao trên bầu trời Tự Do

Đó là một hành động khẩn thiết trong lúc bọn chúng đang họp đại hội khỉ, và đó cũng là hy vọng sau cùng của toàn dân Việt Nam trong cũng như ngoài nước, để dân tộc Việt Nam thoát khỏi cảnh nước mất nhà tan, khi mật ước Thành Đô giữa Tàu và việt cộng bắt đầu có hiệu lực vào năm 2010 tới đây.





Lão Ngoan Đồng

Nguyễn Phú Trọng với “CNXH hoàn thiện”

Đại Nghĩa (danlambao)
1/30/2016



Kết thúc màn đấu đá tranh giành quyền lực trong kỳ Đại hội XII của đảng CSVN, phe kiên trì CNXH của đương kim Tổng Lú là bên thắng cuộc “100% tuyệt đối”. Thế là đồng chí X được “toại nguyện” theo đơn xin về nhà lo việc “quản gia”. Đồng chí Tổng Lú thì tiếp tục lo việc đi tìm “lá diêu bông”, hay nói rõ hơn là đi tìm “CNXH hoàn thiện”. Trong bài phát biểu trước Đại hội đảng đồng chí Tổng Lú đã lớn tiếng hô hào: “Việt Nam nhất định thành công trên con đường đi lên CNXH, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. (ĐaNang online ngày 21-1-2016)

“Theo AFP ông Nguyễn Phú Trọng, được xem là người thân Bắc Kinh đã phát biểu khi khai mạc Đại hội đảng lần thứ 12 rằng, con đường XHCN vẫn phù hợp cho thực tế ở Việt Nam...

Ông TBT lại nhấn mạnh định hướng đi lên XHCN là phù hợp với xu thế. Người đọc báo chưa quên lần ông TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu ở một phiên thảo luận ở Quốc hội vào tháng 10-2013, lúc đó ông nói ‘không biết đến cuối thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (RFA online ngày 21-1-20116)

Tôi còn nhớ, chính TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, Tổng Trọng nói nguyên văn:

“Có thể nói là trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc chứ không nên nói trong công cuộc xây dựng CNXH và đổi mới. Đổi mới chỉ là giai đoạn, còn xây dựng CNXH còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (Thanh Nien online ngày 26-10-2013)

Từ Hà Nội Đại tá công an Nguyễn Đăng Quang, người đã ký tên trong bức thư ngỏ của 61 đảng viên Cộng sản gửi BCH Trung ương yêu cầu từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng CNXH nhận định câu nói của Tổng Trọng như sau:

“Cho đến nay, như TBT Nguyễn Phú Trọng đã nói rằng đến hết thế kỷ này cũng không biết Việt Nam đã có CNXH hoàn chỉnh hay chưa? Theo tôi một người đứng đầu của đảng mà nói như thế thì chính ông ấy cũng không tin vào CNXH. Dẫn dắt một dân tộc đến hết thế kỷ này còn không biết đi về đâu thì tôi thấy rất là phiêu lưu”. (RFA online ngày 2-8-2014)

Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh triết Việt Nam nói rõ ý nghĩa của chữ hoàn thiện mà Nguyễn Phú Trọng đã đề cập về CNXH ở Việt Nam.

“Ở Việt Nam khi càng hô khẩu hiệu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH, thì đất nước ngày càng kiệt quệ, bi đát. Đổi mới, rồi chỉ coi là định hướng. Nay thì chính TBT của đảng đã phải thú nhận ‘trăm măm nữa biết có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay không’. Cần chú ý hai chữ hoàn thiện. Hoàn nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh, tròn đầy…Như thế là cái XHCN ở Việt Nam hôm nay là không thể hoàn thiện, nó chỉ là cái méo mó, cái nửa vời, què quặt, nó bất thiện nghĩa là ác, không tốt đẹp gì”. (Boxitvn online ngày 17-9-2015)

Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam trong bài “Tản mạn mùa Đông 2015” cho thấy đảng CSVN lãnh đạo đất nước một cách “lúng túng” có hại cho sự phát triển của đất nước, ông viết:

“Tất nhiên, trong đường lối của đảng CSVN không chỉ có vấn đề thị trường mà còn có những vấn đề rất hệ trọng khác rơi vào tình trạng bế tắc về lý luận tương tự, như: ‘xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN’, ‘Xây dựng nền dân chủ XHCN’, ‘xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN’ v.v... (chiến lược năm 2011) đều là những khái niệm tù mù, mơ hồ, có hại đối với quá trình phát triển của quốc gia, dân tộc Việt Nam…

Mù mờ trong chủ thuyết, lúng túng trong lãnh đạo, lùng nhùng trong tổ chức, giả dối trong tuyên truyền là những đặc điểm cơ bản hiện nay ở nước ta”. (Boxitvn online ngày 10-11-2015)

Theo Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống thì đứng trước tình thế ngày hôm nay Việt Nam cần phải cải cách chính trị là một nhu cầu cấp thiết vì nếu không thì nó sẽ thành lỗi thời và trở thành lạc hậu.

“Chế độ cộng sản, chủ nghĩa Marx Lenin (CNML) mang đến cho nhân loại lợi ít hại nhiều, đang trên đường thoái hóa, không sớm thì muộn thế nào cũng sụp đổ hoàn toàn, sự níu kéo chỉ là tạm thời...

Tuyệt đại đa số các nghiên cứu về Việt Nam đều khẳng định, để phát triển đất nước thì điều kiện tiên quyết là phải cải cách thể chế chính trị. Nếu cứ kiên trì con đường xây dựng XHCN theo CNML thì chỉ đưa đất nước tụt hậu xa hơn nữa. Một số cán bộ của đảng CSVN kêu gào bảo vệ chế độ, bảo vệ đảng, kiên trì CNML bằng mọi giá, thực chất là để bảo vệ đặc quyền đặc lợi của họ”. (Boxitvn online ngày 21-12-2015)

Tại Hội nghị T-Ư 10, Nguyễn Phú Trọng nói về “đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế”, phát biểu trong phiên bế mạc ông nói:

“Đổi mới chính trị, không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của đảng, nhà nước. Mà chỉ là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy, lề lối làm việc, cải cách hành chính v.v...”

Nhà giáo Nguyễn Thượng Long từ Hà Nội nhận định lời của ông Trọng như sau:

“... TBT Nguyễn Phú Trọng cho rằng cải cách chính trị không phải là việc thay đổi về thể chế thì tôi nghĩ rằng nó vẫn y nguyên và vẫn như cũ. Điều đó sẽ làm cho nhiều người muốn có một sự thay đổi tích cực ở Việt Nam sẽ hết sức thất vọng. Cái kết quả này nói lên đảng CSVN giữ nguyên đường lối cũ mà chẳng có sự thay đổi nào cả”. (RFA online ngày 17-1-2015)

Qua lời phát biểu ngu ngơ của Tổng Trọng, Đại tá QĐND Phạm Xuân Phương, người nhiều năm phục vụ trong Cục Chính trị của QĐND trả lời câu hỏi tại sao Tổng Trọng không thay đổi mục tiêu tiến tới CNXH, Đại tá Phương đáp:

“Cơ bản ông ấy không đủ khả năng để ông ấy hiểu nhưng bên cạnh ấy nó cũng là quyền lợi. Ông ta ngu dốt lại hưởng tất cả mọi quyền lợi thì việc gì mà thay đổi trong khi ông ta đang làm vua ở xứ sở này”. (RFA online ngày 30-10-2013)

Đối với đồng chí láng giềng 16 chữ vàng thì cứ mỗi lần CSVN muốn “hòa bình”, “bạn” lại lặng lẽ gậm nhấm thêm biển đảo và sau mỗi lần như thế thì CSVN chỉ oang oang phản đối lấy lệ, và phản đối mấy năm nay thì Trung cộng đã đưa máy bay vào tận vùng trời Sài Gòn. Cứ mỗi lần địch tiến thì ta lùi để giữ “hòa bình”, một ngày nào đó không còn chỗ để lùi nữa thì đảng Cộng sản sẽ đi đâu?

TBT Nguyễn Phú Trọng chọn con đường “bảo vệ hòa bình” để được bình yên tổ chức Đại hội đảng trong khi đó Tập Cận Bình lợi dụng thời cơ đưa giàn khoan HD 981 trở lại vùng biển đang tranh chấp trong vịnh Bắc bộ để thăm dò dầu khí.

Trong buổi tiếp xúc với cử tri quận Ba Đình ngày 8-12-2015, Nguyễn Phú Trọng đã nói một câu bất hủ được báo điện tử Bauxite Việt Nam chọn làm một trong mười phát ngôn ấn tượng nhất trong năm 2015:

“Nếu để xảy ra đụng độ gì [ở Biển Đông] thì tình hình bây giờ bất ổn thế nào, chúng ta có ngồi đây mà bàn việc tổ chức đại hội đảng được không?” (Boxitvn online ngày 1-1-2016)

Cựu Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng, người đã từ bỏ đảng sau hơn 40 năm phục vụ vì cảm thấy tình yêu nước của mình bị phản bội và đất nước bị đem ra làm vật hy sinh cho sự tồn vong của đảng Cộng sản độc tài. Đại tá Trọng đã thẳng thắn chỉ tên những kẻ bán nước trong bài “Công thức giữ đảng”.

“Ông đảng trưởng đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng và ông đảng trưởng tiền nhiệm Nông Đức Mạnh là hai ông đầu đảng đã rước Tàu cộng vào nước ta ồ ạt nhất, sâu rộng nhất. Tàu cộng làm chủ những dảy rừng đầu nguồn chiến lược rộng lớn ở biên cương. Tàu cộng rầm rập kéo đến mảnh đất bô xít Tây nguyên. Tàu cộng lặng lẽ nhưng cấp tập đổ bộ vào những vùng đất đắt địa về kinh tế, hiểm yếu về quân sự dọc bờ biển nước ta”. (Danlambao online ngày 22-11-2015)

“Thư ông Nguyễn Khắc Mai kiến nghị bắt giam Nguyễn Phú Trọng”viết từ Hà Nội ngày 21-1-2016 gửi Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ:

“Nhân đọc thấy thông tin trong một bài báo tố cáo ông Nguyễn Phú Trọng TBT của đảng phạm 14 tội danh đều có tính chất phản quốc, làm hại đến chủ quyền và lợi ích Quốc gia của Việt Nam”. (DanChimViet online ngày 21-1-2016)

Tiến sĩ Địa chất Nguyễn Thanh Giang, người sống và làm việc tại Hà Nội đã can đảm lên tiếng vạch trần những tội mà trời không dung đất không tha của TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng như sau:

“Có thể nhiều phê phán, quy kết được xem là thiếu cơ sở, nhưng những sai trái đến mức tội trạng sau đây là hoàn toàn có thật, có thể dẫn ra từ chính lời nói của ông, văn bản của ông, việc làm của ông:

- Tội cõng rắn cắn gà nhà. Ký kết Tuyên bố chung với Hồ Cẩm Đào chính thức mở đường cho công an TQ vào hoành hành ở Việt Nam…

- Tội bán nước. Xác nhận với Tập Cận Bình rằng Việt Nam đồng ý giữ ‘nguyên trạng’ Hoàng Sa và một phần Trường Sa là của TQ.

- Tội chống đảng. Ký quyết định 244 phủ nhận Điều lệ đảng CSVN hiện hành.

- Tội triệt phá lòng tin vào chủ trương Hòa hợp Hòa giải dân tộc bằng lời tuyên bố TBT đảng phải là người miền Bắc.

Nguyễn Phú Trọng không xứng đáng làm một đảng viên bình thường, một công dân bình thường chứ đừng nói ở vị trí lãnh tụ tối cao của đảng và Đất nước”.(DanChimViet online ngày 25-1-2-16)

Giáo sư Đặng Phong, chuyên gia kinh tế Chính trị của Đại học Kinh tế Quốc dân trước khi tạ thế có giải thích tại sao lãnh đạo CSVN khư khư ôm lấy cái thuyết đã phá sản là CNXH như sau:

“Xã hội chủ nghĩa là sự vớt vát thuộc quá khứ mà mình không thể chấp nhận nữa nhưng mình không thể thẳng thắn tuyên bố giả từ nó cho nên dùng một chữ rất mơ hồ chung chung như vậy. Bây giờ mải mê đi tìm xã hội chủ nghĩa thì không bao giờ tìm thấy giá trị thật của nó đâu”. (RFA online ngày 30-10-2013)

Từ Hà Nội, nữ Đại tá QĐND Nguyễn Nguyên Bình nói với Thông tín viên Anh Vũ, đài RFA nhận định của Bà về CNXH ở Việt Nam từ trước đến nay như sau:

“Có một câu nói của Lenin là ‘Thà là Chủ nghĩa Tư bản thông minh còn hơn CNXH ngu dốt’, thì tôi thấy trong bao nhiêu năm qua ở trước mắt tôi, đất nước Việt Nam này chỉ có cái CNXH ngu dốt mà không thấy cái CNXH thông minh ở đâu cả”. (RFA online ngày 2-8-2014)

Tổng Trọng nghĩ sao?

Thu nhập của người Việt 'thụt lùi' so với Hàn Quốc 35 năm, Malaysia 25 năm

Phương Dung
1/28/2016

Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.



Khoảng cách về GDP bình quân đầu người của Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và có nguy cơ bị nới rộng.

Báo cáo tại Hội thảo “Cải cách thể chế kinh tế Việt Nam để hội nhập và phát triển giai đoạn 2015-2035”, Tổng cục Thống kê cho biết, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang thụt lùi so với Hàn quốc khoảng 30-35 năm, Malaysia khoảng 25 năm, Thái Lan khoảng 20 năm, Indonesia và Philippines khoảng 5-7 năm.

Theo báo cáo của cơ quan thống kê, nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng quy mô kinh tế còn nhỏ so với các nước trong khu vực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) luôn duy trình tăng trưởng khá, bình quân thời kỳ 1990-2014 đạt 6,9% đưa Việt Nam từ một quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 2052 USD, gấp 21 lần mức bình quân năm 1990.

Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực, mức GDP hơn 186 tỷ USD đạt được năm 2014 vẫn còn nhỏ. GDP của Indonesia gấp 4,8 lần GDP của Việt Nam, Thái Lan gấp 2 lần, Malaysia gấp 1,8 lần, Singapore gấp 1,7 lần và Philippines gấp 1,5 lần.

Mặc dù đã trở thành quốc gia có thu nhập trung bình nhưng khoảng cách về GDP bình quân đầu người Việt Nam so với các nước trong khu vực còn lớn và nguy cơ bị nới rộng.

Từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD. Tuy nhiên, với mức bình quân này, Việt Nam tiếp tục thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp và chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.

Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Index – GCI) của Việt Nam thấp hơn nhiều so với Thái Lan, Malaysia và Indonesia, theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF).

Về năng suất lao động, trong giai đoạn 1994-2013, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 4,87%, là mức tăng cao nhất trong ASEAN. Tuy nhiên, ngoại trừ Brunei và Philippines, khoảng cách tuyệt đối tính bằng chênh lệch năng suất lao động của Việt Nam với hầu hết các nước ASEAN ở trình độ phát triển cao hơn lại gia tăng trong giai đoạn trên.

Với giả sử Việt Nam và một số nước vẫn duy trì liên tục tốc độ tăng trưởng năng suất lao động trung bình như trong giai đoạn 2007-2012 vừa qua thì phải đến năm 2018 Việt Nam mới bắt kịp năng suất lao động của Philippines và đến năm 2069 mới bắt kịp Thái Lan.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, những khác biệt thể chế đang cản trở kinh tế Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách. Thêm vào đó, dù phát triển tốt nhưng thực tế là nền kinh tế Việt Nam kém cạnh tranh và có nguy cơ thất bại trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay.

Theo ông Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nền kinh tế Việt Nam đang có nguy cơ tụt hậu. Với tốc độ tăng trưởng 5%, đến năm 2020, GDP của Việt Nam chỉ bằng 7% Thái Lan và nếu tăng trưởng 7% thì “may ra” mới đuổi kịp được.

“Năng suất lao động chưa cải thiện, tăng chủ yếu nhờ chuyển dịch lao động. Vốn đầu tư chỉ đổ vào các ngành năng suất thấp như tài chính - ngân hàng bất động sản là điều bất hợp lý, khiến thị trường sai lệch”, ông Cung nói thêm.

Theo Phương Dung/Dân Trí

Tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là bóng đen bao phủ cuộc họp các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế toàn cầu tại Davos, Thụy Sĩ.

V. Minh
1/30/2016

Tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là bóng đen bao phủ cuộc họp các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế toàn cầu tại Davos, Thụy Sĩ.

Thấp nhất 25 năm

Hàng loạt các thông tin xấu đến với nền kinh tế thế giới trong những ngày đầu năm mới: Căng thẳng leo thang ở vùng vịnh Ba Tư, trên bản đảo Triều Tiên, giá dầu thế giới lao dốc… Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà kinh tế lo ngại nhất đối với triển vọng thế giới là sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2015 thấp hơn so với dự báo của giới phân tích, chỉ đạt 6,8%. Tính chung cả năm 2015, tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ 2 thế giới tăng trưởng 6,9%, thấp hơn mức mục tiêu 7% mà Chính phủ nước này đã đề ra.


Tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại đáng lo ngại.

Tốc độ tăng trưởng GDP vừa được công bố là một tin xấu đối với TQ. Đây là mức tăng trưởng theo quý thấp thấp kể từ 2009 còn tăng trưởng theo năm thấp nhất trong 25 năm vừa qua, kể từ 1990.

Trên thực tế, so với thế giới, mức tăng trưởng 6,9% không phải thấp. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm tăng trưởng dần đều của Trung Quốc là một vấn đề đáng bán. Từ mức 7,4% trong quý III/2014, tăng trưởng GDP đã giảm xuống còn 7,2% trong quý IV, rồi 7% trong quý I và II/2015 và quý cuối 2015 là 6,8%. Trước đó, trong suốt thời kỳ 1980-2012, TQ đạt mức tăng GDP trung bình 10%.

Kinh tế TQ chậm lại một cách khó kiểm soát. Hàng loạt các nỗ lực giúp nền kinh tế tăng tốc trở lại như: 4-5 lần hạ lãi suất, vài lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, phá giá đồng nhân dân tệ và phê duyệt đầu tư công trị giá hàng trăm tỷ USD… đã thất bại. Tốc độ bơm tiền khá lớn nhưng kết quả không như mong đợi.

Không những thế, TQ bị tố “bơm” số liệu tăng trưởng. Hồi cuối 2015, có khá nhiều ý kiến bảy tỏ nghi ngờ rằng chính quyền Bắc Kinh đã tô hồng số liệu tăng trưởng 6,9% trong quý III/2015.

Trước đó, hồi đầu tháng 9/2015, theo Bloomberg, TQ đã điều chỉnh GDP 2014 từ mức 7,4% xuống 7,3% do có sự điều chỉnh về tăng trưởng ngành dịch vụ. Trên thực tế, ngành dịch vụ của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,8% thay vì 8,1% trong năm 2014.

Cho dù 6,9% là mức thấp theo quý nhất kể từ 2009 nhưng trên AFP, đại diện ANZ Banking Group cho rằng, kinh tế vẫn sẽ còn suy giảm vì nhiều nguy cơ còn tồn tại. Trên Wall Street Journal, Capital Economics thậm chí còn cho rằng, TQ thực tế chỉ đạt 4,5%. Ngân hàng Barclay's còn đưa ra con số 3%. Trước đó, nhiều chuyên gia thậm chí còn nghi ngờ con số tăng trưởng trong nửa đầu năm 2015 là 7% hay chỉ 2%.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cỗ xe kinh tế TQ đang chững lại và mất đà tăng trưởng. TQ phải cần đến hơn 5 ngàn tỷ USD cũng chưa chắc đã tìm lại được đà tăng trưởng trước đó. Các biện pháp bơm thêm tiền sẽ chỉ khiến núi nợ của các DNNN tại quốc gia này tăng nhanh.

Hầu hết các chỉ số vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế TQ đang đồng loạt đi xuống theo từng quý. Sản lượng công nghiệp tháng cuối 2015 chỉ tăng 5,9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 6,2% trong tháng liền trước.

Sự suy giảm nhanh chóng tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới thế giới.

Lo ngại kinh tế toàn cầu

Trong một dự báo mới nhất ngày 19/1, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2016 xuống còn 3,4% với lý do chính là sự sụt giảm tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi như TQ.

Tốc độ tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc là bóng đen bao phủ cuộc họp các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế toàn cầu tại Davos, Thụy Sĩ.

Thấp nhất 25 năm

Hàng loạt các thông tin xấu đến với nền kinh tế thế giới trong những ngày đầu năm mới: Căng thẳng leo thang ở vùng vịnh Ba Tư, trên bản đảo Triều Tiên, giá dầu thế giới lao dốc… Tuy nhiên, điều mà nhiều nhà kinh tế lo ngại nhất đối với triển vọng thế giới là sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc.

Tổng cục Thống kê Trung Quốc vừa công bố tốc độ tăng trưởng GDP quý IV/2015 thấp hơn so với dự báo của giới phân tích, chỉ đạt 6,8%. Tính chung cả năm 2015, tăng trưởng GDP của nền kinh tế thứ 2 thế giới tăng trưởng 6,9%, thấp hơn mức mục tiêu 7% mà Chính phủ nước này đã đề ra.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại đáng lo ngại.

Tốc độ tăng trưởng GDP vừa được công bố là một tin xấu đối với TQ. Đây là mức tăng trưởng theo quý thấp thấp kể từ 2009 còn tăng trưởng theo năm thấp nhất trong 25 năm vừa qua, kể từ 1990.

Trên thực tế, so với thế giới, mức tăng trưởng 6,9% không phải thấp. Tuy nhiên, tốc độ suy giảm tăng trưởng dần đều của Trung Quốc là một vấn đề đáng bán. Từ mức 7,4% trong quý III/2014, tăng trưởng GDP đã giảm xuống còn 7,2% trong quý IV, rồi 7% trong quý I và II/2015 và quý cuối 2015 là 6,8%. Trước đó, trong suốt thời kỳ 1980-2012, TQ đạt mức tăng GDP trung bình 10%.

Kinh tế TQ chậm lại một cách khó kiểm soát. Hàng loạt các nỗ lực giúp nền kinh tế tăng tốc trở lại như: 4-5 lần hạ lãi suất, vài lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM, phá giá đồng nhân dân tệ và phê duyệt đầu tư công trị giá hàng trăm tỷ USD… đã thất bại. Tốc độ bơm tiền khá lớn nhưng kết quả không như mong đợi.

Không những thế, TQ bị tố “bơm” số liệu tăng trưởng. Hồi cuối 2015, có khá nhiều ý kiến bảy tỏ nghi ngờ rằng chính quyền Bắc Kinh đã tô hồng số liệu tăng trưởng 6,9% trong quý III/2015.

Trước đó, hồi đầu tháng 9/2015, theo Bloomberg, TQ đã điều chỉnh GDP 2014 từ mức 7,4% xuống 7,3% do có sự điều chỉnh về tăng trưởng ngành dịch vụ. Trên thực tế, ngành dịch vụ của Trung Quốc chỉ tăng trưởng 7,8% thay vì 8,1% trong năm 2014.

Cho dù 6,9% là mức thấp theo quý nhất kể từ 2009 nhưng trên AFP, đại diện ANZ Banking Group cho rằng, kinh tế vẫn sẽ còn suy giảm vì nhiều nguy cơ còn tồn tại. Trên Wall Street Journal, Capital Economics thậm chí còn cho rằng, TQ thực tế chỉ đạt 4,5%. Ngân hàng Barclay's còn đưa ra con số 3%. Trước đó, nhiều chuyên gia thậm chí còn nghi ngờ con số tăng trưởng trong nửa đầu năm 2015 là 7% hay chỉ 2%.

Nhiều chuyên gia cho rằng, cỗ xe kinh tế TQ đang chững lại và mất đà tăng trưởng. TQ phải cần đến hơn 5 ngàn tỷ USD cũng chưa chắc đã tìm lại được đà tăng trưởng trước đó. Các biện pháp bơm thêm tiền sẽ chỉ khiến núi nợ của các DNNN tại quốc gia này tăng nhanh.

Hầu hết các chỉ số vĩ mô đều cho thấy nền kinh tế TQ đang đồng loạt đi xuống theo từng quý. Sản lượng công nghiệp tháng cuối 2015 chỉ tăng 5,9% so với cùng kỳ, thấp hơn mức 6,2% trong tháng liền trước.

Sự suy giảm nhanh chóng tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ được dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới thế giới.

Lo ngại kinh tế toàn cầu

Trong một dự báo mới nhất ngày 19/1, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu 2016 xuống còn 3,4% với lý do chính là sự sụt giảm tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi như TQ.

Sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới.

Dự báo mới này thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng được dự báo giảm ở mức tương tự xuống còn 2,6% trong 2 năm 2016 và 2017 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế TQ được dự báo chỉ còn tăng 6,3% trong năm 2016 và 6% trong năm 2017.

Nền kinh tế thế giới được cho sẽ gặp nguy vì TQ.

Trên thực tế, TQ vẫn là nền kinh tế có thặng dư xuất khẩu lớn. TQ cung cấp ròng hàng hóa cho thế giới. Do vậy, sự giảm tốc của kinh tế TQ được xem không hẳn là cú sốc cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với vai trò là một nước nhập lớn đối với các nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng tới các thị trường như hàng hóa như dầu mỏ, khoáng sản… là rất lớn.

Trên WSJ, các chuyên gia cho rằng, các nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ TQ đã không thể mang lại kết quả như mong đợi và điều này sẽ tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu. Quy mô của nền kinh tế TQ trong suốt 7 năm qua đóng góp tới 30%.

Trước đó, theo các nhà kinh tế học của JPMorgan Chase, cứ mỗi điểm phần trăm kinh tế TQ suy giảm, kinh tế thế giới sẽ mất 0,5 điểm phần trăm. Các thị trường mới nổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Và kinh tế thế giới có thể bước vào một thời kỳ suy thoái do TQ và một số thị trường mới nổi cắt giảm mạnh chi tiêu.

Biểu hiện rõ nét nhất của tác động suy giảm kinh tế TQ lên thế giới chính là thị trường hàng hóa. Giá dầu trong tuần thứ 3 của năm mới 2016 đã lần đầu tiên trong vòng 12 năm xuống dưới 28 USD/thùng khiến toàn cầu lo sợ. Đây là mức giá thấp hơn mức đáy xác lập trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Chỉ số hàng hóa của Bloomberg cũng đã mất 20% trong năm 2015 và tiếp tục giảm mạnh trong những ngày đầu năm mới 2016. Giá dầu được dự báo sẽ xuống 20 USD/thùng, thậm chí 10 USD nếu kinh tế TQ tiếp tục suy yếu.

Sự suy giảm tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới có thể ảnh hưởng lớn tới thế giới.
Dự báo mới này thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với dự báo trước đó. Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng được dự báo giảm ở mức tương tự xuống còn 2,6% trong 2 năm 2016 và 2017 trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế TQ được dự báo chỉ còn tăng 6,3% trong năm 2016 và 6% trong năm 2017.

Nền kinh tế thế giới được cho sẽ gặp nguy vì TQ.

Trên thực tế, TQ vẫn là nền kinh tế có thặng dư xuất khẩu lớn. TQ cung cấp ròng hàng hóa cho thế giới. Do vậy, sự giảm tốc của kinh tế TQ được xem không hẳn là cú sốc cho nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, với vai trò là một nước nhập lớn đối với các nguyên liệu đầu vào, ảnh hưởng tới các thị trường như hàng hóa như dầu mỏ, khoáng sản… là rất lớn.

Trên WSJ, các chuyên gia cho rằng, các nỗ lực vực dậy nền kinh tế của Chính phủ TQ đã không thể mang lại kết quả như mong đợi và điều này sẽ tác động mạnh đến kinh tế toàn cầu. Quy mô của nền kinh tế TQ trong suốt 7 năm qua đóng góp tới 30%.

Trước đó, theo các nhà kinh tế học của JPMorgan Chase, cứ mỗi điểm phần trăm kinh tế TQ suy giảm, kinh tế thế giới sẽ mất 0,5 điểm phần trăm. Các thị trường mới nổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Và kinh tế thế giới có thể bước vào một thời kỳ suy thoái do TQ và một số thị trường mới nổi cắt giảm mạnh chi tiêu.

Biểu hiện rõ nét nhất của tác động suy giảm kinh tế TQ lên thế giới chính là thị trường hàng hóa. Giá dầu trong tuần thứ 3 của năm mới 2016 đã lần đầu tiên trong vòng 12 năm xuống dưới 28 USD/thùng khiến toàn cầu lo sợ. Đây là mức giá thấp hơn mức đáy xác lập trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009.

Chỉ số hàng hóa của Bloomberg cũng đã mất 20% trong năm 2015 và tiếp tục giảm mạnh trong những ngày đầu năm mới 2016. Giá dầu được dự báo sẽ xuống 20 USD/thùng, thậm chí 10 USD nếu kinh tế TQ tiếp tục suy yếu.

Nguồn: Vietnamnet

Khác hẳn CSVN (thâu tóm và chia chác quyền hành/quyền lợi co một nhóm đảng viên), Singapore quyết định thêm đối lập để đất nước tiến nhanh hơn nữa

NGỌC VIỆT 
1/30/2016

(GDVN) - Ông Lý Quang Diệu đã biết trước xã hội Singapore sẽ hình thành lực lượng đối lập trong chính trị dù đất nước có phát triển và đạt được nhiều thành công.

Ngày 27/1 The Straits Times đưa tin, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra đề xuất ba điểm cho việc đổi mới chính trị tại nước Cộng hòa Singapore mà theo ông là để cho kịp với sự phát triển của đất nước trong thời đại mới.

Trong ba điểm chính ấy có nội dung về việc nâng số lượng ghế tối thiểu cho các Nghị sĩ đối lập trong Quốc hội Singapore bởi vì hiện nay số ghế của các lực lượng đối lập giành được quá ít – chỉ có 9 ghế giành được trong cuộc bầu cử hồi tháng 9/2015. Số tối thiểu mà ông Lý Hiển Long đề xuất cho phe đối lập trong các cuộc bầu cử tiếp theo là 12 ghế.

Theo đề xuất mới này, sẽ có những đại diện của phe đối lập không trúng cử vì giành được ít phiếu bầu nhưng sẽ trở thành những Nghị sĩ không đầy đủ, có quyền và nghĩa vụ gần như một Nghị sĩ quốc hội thực thụ.


Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ảnh: AP.

Tại sao Thủ tướng Lý Hiển Long lại tạo điều kiện cho những người đối lập với mình khẳng định sức mạnh, bởi theo lẽ thường tình thì sức mạnh của họ sẽ là mầm móng đe dọa sự chính quyền của ông và đảng Nhân dân Hành động (PAP) cầm quyền?

Không lãng phí nhân tài

Đề xuất đảm bảo số ghế tối thiểu cho những người đối lập, những người bất đồng chính kiến với chính phủ và đảng Nhân dân Hành động đã được cố Thủ tướng Lý Quang Diệu nêu lên từ nắm 1984 – khi mà đảng PAP chiến thắng tuyệt đối mọi cuộc bầu cử tại đảo quốc Sư tử này, theo The Straits Times.

Dư luận cho rằng ý tưởng này có thể được xem là tầm nhìn “vượt thời đại” của ông Lý Quang Diệu bởi hai lý do. Thứ nhất, ông đã nhìn thấy sự phát triển của xã hội bắt đầu từ bất ổn rồi được định hình trong sự ổn định. Và trong quá trình phát triển ổn định thì những mầm mống của sự bất ổn xã hội lại hình thành.

Nghĩa là, theo cảm nhận thì ông Lý Quang Diệu đã biết trước xã hội Singapore sẽ hình thành lực lượng đối lập trong chính trị dù đất nước có phát triển và đạt được nhiều thành công như thế nào đi chăng nữa. Bởi lẽ, mọi lợi ích kinh tế mà người dân nhận được sẽ luôn nằm trong sự cảm nhận là họ không công bằng với những người khác.

Từ không công bằng về lợi ích kinh tế sẽ hình thành nên bất bình đẳng về lợi ích chính trị và từ đó sẽ xuất hiện những người đối lập về chính trị, bất đồng về chính kiến. Lực lượng đối lập với chính quyền sẽ hình thành và dần sẽ trở thành một lực lượng tham gia vào đời sống chính trị. Điều đó sẽ hình thành nên sự cạnh tranh chính trị trong các cuộc bầu cử tự do.

Lý do thứ hai, sẽ có rất nhiều người muốn đóng góp công sức và trí tuệ cho việc xây dựng đất nước nhưng họ không đồng tình với cương lĩnh chính trị của đảng PAP và không đồng ý với chương trình hành động của chính phủ của PAP.

Điều đó gây ra hai hệ quả. Thứ nhất sẽ có nhiều người rất tài năng nhưng không có cơ hội cống hiến vì bất đồng chính kiến với PAP. Hệ quả tiếp theo là khi những trí tuệ tuyệt vời nằm trong những tư tưởng bất đồng mà không được trọng dụng thì nó sẽ hình thành nên những diễn đàn tranh luận bán công khai, những hoạt động có thể gây nên bất ổn xã hội.



Tổng thống Singapore Tony Tan, Thủ tướng Lý Hiển Long và các thành viên Nội các, ảnh: The Straits Times.

Vì vậy cần có một cơ chế, vừa thu hút được nhân tài phục vụ đất nước, vừa có thể triệt tiêu mầm mống gây bất ổn xã hội bởi những tài năng “hợp lòng nhưng không chung ý” với chính quyền.

Cảm nhận của ông Lý Quang Diệu đã đúng khi lực lượng đối lập gần đây đã có những sự gia tăng đáng kể ảnh hưởng và uy tín qua các cuộc bầu cử tại Singapore, nhất là từ khi Thủ tướng Lý Hiển Long nắm quyền.

Người ta cho rằng ông Lý Hiển Long và PAP kém về chiến lược tranh cử nên để mất ghế. Nhưng theo cá nhân người viết, thực tế không phải như vậy và điều này đã được ông Lý Quang Diệu tiên liệu từ trước.

Tuy nhiên, vì mức sống của người dân Singapore khá cao và xã hội khá ổn định nên người ta dành sự ưu ái cho lực lượng đối lập chưa nhiều. Hiện nay, Quốc hội khóa 13 của Cộng hòa Singapore chỉ có 9/89 ghế Nghị sĩ đối lập được bầu.

Với số lượng ít ỏi như vậy, tiếng nói của họ bị hạn chế và sự dân chủ trở thành hình thức. Từ đó sẽ có những người đối lập có tài năng nhưng không có cơ hội thể hiện tài năng của mình, đóng góp cho đất nước.

Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, những tư tưởng bất đồng sẽ trở nên lợi hại hơn nếu như nó xuất hiện trên mạng xã hội và hình thành nên một lực lượng chống đối bắt đầu từ cộng đồng mạng. Ông Lý Hiển Long đã nhìn thấy nguy cơ ấy nên đã đề xuất giành số ghế tới thiểu là 12/89 ghế cho phe đối lập.

Nghĩa là nếu phe đối lập giành được ít ghế hơn thì sẽ có những người không đủ số phiều bầu vẫn trở thành những Nghị sĩ không đầy đủ theo cơ chế này. Những người này có quyền lợi và nghĩa vụ gần như Nghị Sĩ Quốc hội được bầu chính thức, chỉ bị hạn chế một số quyền mang tính hiến định dành cho Nghị sĩ thực thụ.

Cùng với 9 Nghị sĩ được chỉ định, Quốc hội luôn đảm bảo sẽ có ít nhất 21 Nghị sĩ quốc hội không phải là thành viên đảng PAP.

Điều này giúp cho chính quyền đạt được cả hai mục đích là thu hút nhân tài và đảm bảo ổn định xã hội. Bởi lẽ, dân chủ không đã còn là hình thức nữa, nó làm cho phe đối lập thấy họ được trân trọng và họ hy vọng tiếng nói của họ sẽ có giá trị trong cơ quan lập pháp. Bên cạnh đó những người đối lập đã được nhà nước tạo một cơ chế để họ thể hiện quan điểm của mình.

Nghĩa là nếu trước đây nhiều ý kiến của họ có thể chỉ là dư luận thì nay được nhà nước tạo cơ chế để trở thành công luận. Vì vậy, họ sẽ không nêu quan điểm của mình qua những trang mạng xã hội và từ đó sẽ không gây nên làn sóng dư luận bất đồng chính kiến mà chính phủ Singapore không thể kiểm soát.

Bất ổn xã hội luôn bắt đầu từ dư luận xã hội. Nay dư luận có cơ hội trở thành công luận thì đương nhiên bất ổn xã hội đã được ngăn chặn từ xa. "Quốc hội luôn luôn là nơi thảo luận và quyết định các chính sách quan trọng, nơi quan điểm đối lập sẽ không bao giờ bị gạt ra và Chính phủ sẽ vận dụng những ý tưởng đối lập vào chương trình hành động của mình”, Thủ tướng Lý Hiển Long nói, theo The Straits Times.

Như vậy, đây là một sự tiết kiệm cho tương lai, mà cụ thể là không lãng phí tài năng và không phải sử dụng tài năng vào việc khống chế hay triệt tiêu những tài năng khác vì bất đồng chính kiến – bất bình đẳng trong lợi ích chính trị.

Bảo vệ sự bền vững cho chế độ

Sẽ có người người đặt câu hỏi rằng sự đối lập trong chính trị là nguy cơ làm suy yếu chế độ thì tại sao lại quan niệm đề xuất tăng cường sức mạnh cho phe đối lập tại Cộng hòa Singapore lại là cách thức bảo vệ chế độ được.



Tổng thống Singapore Tony Tan. Ảnh: The Straits Times.

Tuy nhiên, theo người viết thì bản chất sự việc không hẳn như vậy. Thứ nhất, chế độ chính trị là một thể chế mà biểu hiện thực thể đặc trưng của nó là nhà nước và các tổ chức chính trị khác hình thành nên hệ thống chính trị. Như vậy theo nguyên lý biện chứng, nó sẽ là sự thống nhất của hai mặt đối lập và sự thống nhất ấy đảm bảo sự tồn tại của chế độ.

Ông Lý Hiển Long nói: "Chúng ta cần phải có một hệ thống chính trị mà tất cả các đảng phái chính trị phải chiến đấu hết mình, đáp ứng mong đợi của mọi người dân, và giành quyền trở lại trong mỗi cuộc bầu cử".

Thứ hai, việc đề xuất của Thủ tướng Singapore là tận dụng nhân tài và ngăn chặn nguy cơ gây bất ổn xã hội nên từ đó đảm bảo sự bền vững cho chế độ. Đây là một cơ chế bảo vệ rất “mềm” nhưng rất “chặt”. Bởi lẽ người ta “ăn cây nào rào cây đó” – nghĩa là ai, tổ chức nào, chế độ nào tạo điều kiện và đảm bào quyền lợi cho người dân thì đương nhiên họ sẽ bảo vệ.

Chính quyền Singapore tạo điều kiện cho những người đối lập được đảm bảo quyền lợi chính trị thì họ không thể muốn lật đổ chính quyền, còn những tư tưởng, ý kiến không đồng thuận với chính quyền được xem là góp phần vào việc xây dựng chính quyền trong sạch hơn, vững mạnh hơn theo phép biện chứng về hai mặt đối lập.

Và cũng chính trong việc tranh luận với những ý kiến trái chiều mà chính quyền sẽ thẩm định, sàng lọc để đưa ra được những chính sách, những biện pháp quản lý ưu việt hơn, hợp lòng dân hơn. Nghĩa là chính quyền có một sự phản biện trực tiếp tuyệt vời thông qua cơ chế công luận hóa dư luận bất đồng. Chính quyền sẽ tốt hơn với tất cả người dân - Chính quyền sẽ mạnh hơn.

Còn với đảng Nhân dân Hành động cầm quyền thì giữa họ với những đảng phái đối lập sẽ giảm bớt sự khác biệt - mà có thể hình thành nên nhưng cực đoan mâu thuẫn - thông qua cơ chế đối thoại “người nói có người nghe” này.

Đặc biệt, với những người bất đồng chính kiến, khi đã có “người nghe” rồi thì họ không thể nói vô tổ chức, nói không đúng cách – nghĩa là không thể “bạ đâu nói đó”. Chính quyền Singapore có thể dùng biện pháp của sức mạnh nhà nước đối với những người có tư tưởng đối lập, ý kiến bất đồng không thể hiện theo cơ chế nhà nước đã tạo ra cho họ mà qua đó vị thế và vai trò của họ được nâng lên.

Qua việc thực hiện cơ chế Nghị sĩ Quốc hội không đầy đủ tại Singapore, có thể thấy rằng cố Thủ tướng Lý Quang Diệu, và vây giờ là Thủ tướng Lý Hiển Long đã nghĩ tới việc đảm bảo giá trị của những di sản quý giá mà những người đi trước để lại cho thế hệ mai sau.

Giá trị của những di sản quý giá đó không chỉ là những thành quả mà nhân dân và đất nước Singapore đã đạt được mà còn là cách thức giữ gìn những thành quả ấy – đó là tạo ra những chính sách “vượt thời gian” để khẳng định chế độ chính trị tại Cộng hòa Singapore hiện nay và mai sau luôn là một chế độ ưu việt của toàn thể nhân dân Singapore và nó sẽ luôn luôn bền vững.

“Không ai có thể dự đoán tương lai hay nói về nhu cầu của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào. Chúng ta xây dựng hệ thống chính trị là để phục vụ cho các thế hệ tương lai được tốt. Và chúng ta có trách nhiệm thường xuyên tái kiểm định, điều chỉnh và cải thiện hệ thống chính trị quốc gia, trong khi vẫn giữ vững những nguyên tắc nền tảng của nó'', Thủ tướng Lý Hiển Long kết luận.

1/25/2016

Viên chức Việt Nam trơ trẽn đến mức gây sửng sốt

Người Việt
1/24/2016


HÀ NỘI (NV) - Chẳng riêng dân chúng mà hệ thống truyền thông của chính quyền Việt Nam cũng chịu không nổi sự trơ trẽn của viên chức Việt Nam khi nó vượt khỏi mức độ chịu đựng của nhiều người.



Một người bán vé số đang mưu sinh. Theo tuyên bố của giám đốc Sở Tài Chính Tiền Giang thì đây đều là những “tỷ phú.” (Hình: Người Lao Động)

Sau khi phanh phui hàng loạt công ty xổ số của các tỉnh thi nhau sử dụng công quỹ để mua chuộc lãnh đạo của tỉnh bằng cách bao họ và thân nhân đi du lịch ngoại quốc dưới chiêu bài “học hỏi kinh nghiệm về tổ chức - quản lý hoạt động xổ số,” báo chí Việt Nam tiếp tục thu thập và công bố hàng loạt thông tin liên quan đến thu nhập của những viên chức là lãnh đạo các công ty xổ số.

Từ chuyện những viên chức này lãnh khoảng 700 đến 800 triệu đồng/năm, nhiều người cho rằng, các công ty xổ số tại Việt Nam và Sở Tài Chính các tỉnh hết sức bất nhân khi chỉ bỏ túi và phung phí chứ không chia sẻ lợi nhuận khổng lồ đó cho giới bán vé số - vốn hết sức cùng khổ.

Đáp lại những chỉ trích này, ông Hồ Kinh Kha, giám đốc Sở Tài Chính Tiền Giang, vừa khuyến cáo đừng chỉ trích các công ty xổ số vì những công ty này góp phần đáng kể đối với an sinh xã hội. Nhiều người nhà nghèo, trở thành thạc sĩ, tiến sĩ là nhờ bán vé số mà có tiền ăn học. Ở Tiền Giang, có nhiều đứa trẻ đi học một buổi, buổi còn lại đi bán vé số, kiếm được từ 100,000 đồng đến 200,000 đồng. Còn ở An Giang, có những người tàn tật dùng xe lăn đi bán vé số có thể bán mỗi ngày 3,000 tờ.

Sau tuyên bố vừa kẻ của ông Kha, tờ Lao Động tạm tính, nếu mỗi tờ vé số đem lại cho người bán 1,100 đồng tiền lời, một ngày bán được 3,000 tờ thì mỗi ngày, một người bán vé số kiếm được đến ba triệu đồng, một tháng kiếm được hàng... trăm triệu thì chắc sắp có nhiều người tự bẻ lọi giò để... đi bán vé số. Tờ Lao Động kêu gọi những người Việt do bế tắc về sinh kế, đang trốn chui, trốn nhủi ở ngoại quốc để kiếm cơm nuôi gia đình nên quay về ngay để gặp ông Hồ Kinh Kha, hỏi thăm bí quyết thành tỷ phú nhờ bán vé số.

Dường như muốn chứng tỏ rằng “trung ương không thua địa phương về mức độ trơ trẽn, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, bộ trưởng Y Tế, lập tức đăng đàn tuyên bố tại Đại Hội Đảng CSVN lần thứ 12 rằng, Việt Nam là một trong 39 quốc gia trên thế giới làm chủ được công nghệ sản xuất vaccine, tự nghiên cứu sản xuất và cung ứng đủ 11/12 loại vaccine.




Chen lấn giành phiếu chích ngừa dịch vụ. Việt Nam là một 39 quốc gia trên thế giới làm chủ được công nghệ sản xuất vaccine nhưng những cảnh như trong ảnh đã kéo dài suốt nhiều năm ở nhiều nơi. (Hình: Zingnews)


Tuyên bố của bà Tiến được đưa ra trong bối cảnh, đến nay, Việt Nam vẫn ngửa tay nhận Quinvaxem (loại vaccine “5 trong 1” do Nam Hàn sản xuất, ngừa các bệnh: Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi B, viêm màng não mủ) từ WHO (Tổ Chức Y Tế Thế Giới). Tuy Quinvaxem được tổ chức chích miễn phí nhưng vì có nhiều đứa trẻ thiệt mạng sau khi chích Quinvaxem, Bộ Y Tế Việt Nam từng phải ra lệnh tạm ngưng sử dụng Quinvaxem nên dân chúng Việt Nam chấp nhận trả tiền cho con chích các loại vaccine khác.

Bởi vaccine ngừa những loại bệnh nguy hiểm cho trẻ rất hiếm, chuyện ông bà, cha mẹ phải xếp hàng từ đêm hôm trước cho tới sáng hôm sau nhằm giành cho bằng được một phiếu chích ngừa dịch vụ (chích ngừa phải trả tiền) đã kéo dài nhiều năm. Do vaccine dạng “dịch vụ” khan hiếm, nhiều phụ huynh khá giả phải đưa con cháu của họ sang những quốc gia lân cận như Thái Lan, Singapore để... chích ngừa!

Tờ Lao Động dẫn sự kiện hồi cuối tháng trước, dân Hà Nội đạp lên nhau để tìm một phiếu chích ngừa dịch vụ cho con cháu được chích Pentaxim (một loại vaccine 5 trong 1 giống như Quinvaxem) kèm nhận định, Việt Nam chưa làm chủ được “công nghệ xếp hàng” khi muốn chích ngừa. Tờ báo này thắc mắc, tại sao thứ dân cần Bộ Y Tế làm chủ thì lại không có khiến cho phụ nữ ngại... đẻ? (G.Đ)

Báo cáo Chính trị-Kinh tế của Nguyễn Phú Trọng báo hiệu: Đất nước tiếp tục bị dìm trong độc tài, tụt hậu, tham nhũng, thối nát và đứng trước nguy cơ lệ thuộc !

Âu Dương Thệ
24-1-2016

Sáng ngày 21.1.16 Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đương nhiệm, đã trình bày suốt gần một giờ trước trên 1500 đại biểu tham dự Đại hội 12 bản tóm lược Báo cáo chính trị-kinh tế 5 năm vừa qua của Khóa 11 (2011-16) và mục tiêu cũng như kế hoạch cho Khóa 12 (2016-20). Trong toàn bộ Báo cáo dài 13 trang, ông Trọng đã vạch ra một sợi chỉ đỏ không ai có thể lầm lẫn được, đó là ĐCS vẫn muốn giữ độc quyền toàn diện trong mọi lãnh vực và chủ nghĩa Marx-Lenin vẫn là kim chỉ nam của ĐCSVN. Nghĩa là sau hơn một phần tư thế kỉ Liên xô và các nước CS Đông Âu đã chầu trời và luồng gió mát Dân chủ đa nguyên đang tràn vươn tới nhiều nước trên thế giới, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ngủ mê, nuôi giấc mơ muốn tiếp tục duy trì chế độ độc tài toàn trị lên đầu lên cổ trên 90 triệu nhân dân VN. Dù ngay cả ông đã thừa nhận là, không biết bao giờ mới thực hiện được chế độ Xã hội chủ nghĩa ở VN!

Chúng ta đang sống trong một bối cảnh thế giới đang thay đổi toàn diện từ chính trị, kinh tế tới khoa học và kĩ thuật vào đầu Thế kỉ 21. Nhân loại đang bước vào kỉ nguyên toàn cầu hóa và cách mạng truyền thông điện tử, nhưng Nguyễn Phú Trọng lại cố lôi kéo đất nước phải lùi lại thời kì tiền bán Thế kỉ 20, như Ủy viên Trung ương kiêm Bộ trưởng kế hoạch-đầu tư Bùi Quang Vinh vừa cảnh báo nghiêm khắc ngay trước Đại hội 12:

„70 năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi.“ (BBC 22.1.16)

Nhưng tình hình và điều kiện hoàn toàn mới của thế giới vào đầu Thế kỉ 21 đối nghịch triệt để với những tư duy cực kì giáo điều bảo thủ của ông Trọng. Chính vì thế Nguyễn Phú Trọng và phe cánh đã phải nặn óc vận dụng những lí luận sai trái và ngụy biện, bằng cách dựng lên các định đề và học thuyết kiểu như rắn độc có thể ngủ chung với rồng, hổ sống chung được với heo….để ru ngủ nhân dân và đánh lừa thế giới!

Khi sinh thời chính tướng Võ Nguyên Giáp, một đại thần khai sáng chế độ, vào những năm cuối đời và sau khi Liên xô tan rã một thập niên đã thức tỉnh đưa ra lời cảnh báo đanh thép „Cái thời đại dựa vào sách vở để tranh luận cương lĩnh Chủ nghĩa xã hội đã qua rồi“:

„Chủ nghĩa xã hội ở ngay trong thực tiễn…Không nên chỉ dựa vào kinh nghiệm để bàn về Chủ nghĩa xã hội…Cái thời đại dựa vào sách vở để tranh luận cương lĩnh Chủ nghĩa xã hội đã qua rồi. Ngày nay tất cả đều do thực tiễn…, lí luận được thực tiễn cung cấp sức sống, được thực tiễn sửa đổi và thực tiễn kiểm nghiệm.“ (Võ Nguyên Giáp, „Thấm nhuần hơn nữa quan điểm thực tiễn, phát triển sáng tạo lí luận, đưa đất nước tiến lên nhanh hơn, vững vàng hơn“, Tạp chí Cộng sản số 15, 5.2002, tr. 13)

Nhưng 15 năm sau Nguyễn Phú Trọng đã không biết nghe lời cảnh báo đúng đắn của tướng Giáp! Hãy nhìn vào kết quả thực tiễn hơn 70 năm thực hành Chủ nghĩa xã hội Marx-Lenin đất nước phất lên hay đang tụt hậu, nhân dân được hưởng dân chủ hay vẫn phải chịu ách độc tài, độc lập vững vàng hay đang đứng trước nguy cơ lệ thuộc phương Bắc?

Những định đề chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa… theo chiều hướng giáo điều và ước muốn chủ quan trong Báo cáo của Nguyễn Phú Trọng đã bị thực tiễn bác bỏ, đã rơi vào sọt rác, hoặc chứa đựng đầy mâu thuẫn như nước với lửa, trắng với đen! Thay vì thành thực nghiêm túc học hỏi những điều mới, cơ hội tốt; nhưng ông Trọng lại dùng quyền lực của người cầm đầu chế độ toàn trị tìm cách ngụy biện, trí trá vẫn đề cao một ý thức hệ đã sai lầm và cổ vũ độc tài bạo lực để bảo vệ quyền lợi cá nhân và phe nhóm. Chính thái độ này đã tự minh chứng tư cách rất xấu và đạo đức rất tồi của những người cầm quyền, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng!

Trong Báo cáo trước Đại hội 12, Nguyễn Phú Trọng đã lập lại „con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử“, và „vận dụng sáng tạo, phát triển, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh“. Đây là một định đề, một khẳng định cực kì chủ quan và sai trái đã bị thực tế phủ nhận, như tại Liên xô cũ và Đông Âu. Từ định đề tư tưởng và ý thức hệ sai lầm này ông Trọng đòi duy trì tiếp tục toàn bộ hệ thống xã hội theo mô hình đảng trị, trong kinh tế „Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa“, trong pháp luật „pháp quyền Xã hội chủ nghĩa“, quân đội và công an phải trung thành tuyệt đối với đảng… Thế rồi Nguyễn Phú Trọng phóng tay kết luận bản Báo cáo bằng một câu để ru ngủ 1500 đại biểu: „Chúng ta nhất định thành công trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội“!

Định đề cực kì sai trái khác của Nguyễn Phú Trọng khi ông khẳng định, phải „bảo vệ Đảng“, „bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa“ thì mới bảo vệ được độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Khi diễn tả ý này Nguyễn Phú Trọng cố dùng lối lí luận ngụy biện hạ cấp theo kiểu „ta với mình tuy hai mà một“. Trong bản Báo cáo, ông Trọng -tự coi là nhà lí luận uyên bác- đã đưa ra một khẳng định cố tình chắp vá lối tam đoạn luận ngụy tạo, trong đó các vế hoàn toàn không ăn khớp với nhau: „Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ Xã hội chủ nghĩa luôn luôn gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau.“

Trong khoa học chính trị hiện đại thì độc lập, chủ quyền, thống nhất của một nước thuộc bình diện toàn dân, toàn quốc, chứ không tùy thuộc hay là sở hữu riêng của một nhóm hay đảng nào. Một chính đảng và ý thức hệ của nó chỉ liên hệ tới đảng này và các đảng viên của nó. Nó không có quyền tự đặt cho mình là „quốc đảng“ và bắt toàn dân phải theo! Một đảng ra đời, tồn tại hay mất đi qua thời gian, nhưng dân tộc đó vẫn trường tồn, giữ được độc lập, chủ quyền và thống nhất…và vẫn vươn lên. Ngày nay đó là trường hợp của hầu hết các nước trên thế giới, từ các quốc gia trong khu vực như Nhật, Đại hàn, Nam dương, Ấn độ, hay trên thế giới như Hoa kì, Gia nã đại và EU…Tại đó các chính đảng với các ý thức hệ khác nhau và các chính sách khác nhau đã thay nhau cầm quyền, tùy theo quyết định của nhân dân trong các cuộc bầu cử tự do dân chủ!

Cả trong lãnh vực kinh tế, xương sống của một nước, Nguyễn Phú Trọng cũng đưa ra một định đề cực kì mâu thuẫn. Một mặt ông đưa ra mục tiêu rất cao,„phát triển nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại“. Ông còn hô hào „vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo qui luật Kinh tế thị trường“ và „tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh“. Nhưng đồng thời Nguyễn Phú Trọng vẫn đòi phải gò bó nền kinh tế của VN trong khuôn khổ Kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và ông đưa ra định nghĩa cực kì ngụy biện và đầy mâu thuẫn, đó là:

„Nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.“ Và „Nhiều thành phần kinh tế, trong đó Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.“ Rõ ràng ông Trọng đang cố dựng lên một truyền thuyết, rắn độc ngủ chung với rồng và hổ sống chung với heo!

Như vậy các tập đoàn và tổng công ti nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo và được độc quyền cũng như ưu tiên trong vay tiền của Ngân hàng Nhà nước, tiếp nhận độc quyền mỗi năm nhiều tỉ Mĩ kim từ nguồn vay các nước ngoài (ODA), tự do sử dụng mặt bằng và xây dựng các cơ sở từ ngân sách nhà nước… Như thế làm sao lại bảo là „cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh“ được?! Suốt mấy chục năm nay tư doanh luôn luôn bị bạc đãi, thiệt thòi. Không những thế, mỗi khi có tranh chấp đất đai, nhà cửa thì bọn quan tham cấu kết với công an đàn áp dân lành; nếu phải ra tòa án thì các thẩm phán (đảng viên) lại xử theo„pháp chế Xã hội chủ nghĩa“ rất tùy tiện!

Như thế thật là rõ, định đề phát triển kinh tế trong Báo cáo của Nguyễn Phú Trọng cực kì mâu thuẫn; duy trì „Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo“, tức là cố tình thủ tiêu „cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh“ của một nền Kinh tế thị trường thực sự! Ông Trọng thừa nhận rằng, thời gian tới phải giải quyết nợ công ngày càng cao chống chất, trong đó các tập đoàn và tổng công ti nhà nước chiếm phần nợ lớn nhất. Chính nó từ nhiều năm nay, nhất là thời Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng, đang trở thành ổ tham nhũng của bọn tham quan. Duy trì Kinh tế nhà nước làm chủ đạo là duy trì những cách làm ăn bất công, cổ vũ cho nạn tham nhũng, làm cho kinh tế tư nhân không thể đi lên. Như vậy thì làm sao có thể làm cho kinh tế phát triển, đất nước giầu mạnh, làm sao chống được tham nhũng?

Chính định đề phát triển kinh tế mà Nguyễn Phú Trọng đã trình bày trong Báo cáo tại Đại hội 12 chứa đầy những mâu thuẫn và sai trái, mơ ra biển lớn mà lại chỉ loay hoay bằng chiếc thuyền thúng và người lái lại chẳng biết coi địa bàn, cho nên sau hơn 40 năm thống nhất nhưng VN vẫn tụt hậu so ngay với các nước trong khu vực. Tuy thế, Nguyễn Phú Trọng vẫn ngang ngược chống lại đổi mới toàn diện cả kinh tế và chính trị. Vì thế ông vẫn đội lên đầu chủ nghĩa Marx-Lenin, giữ chế độ độc đảng, kinh tế nhà nước làm chủ đạo, biến quân đội và công an thành công cụ đàn áp nhân dân để bảo vệ chế độ toàn trị!

Kinh tế suy yếu, nhân dân nghèo đói, giáo dục lạc hậu và chính quyền thối nát, chia rẽ là cửa mở mời các thế lực đế quốc can thiệp và thôn tính. Chính vì thế trong khi Đại hội 12 đang họp thì Bắc kinh đưa giàn khoan HD 981 trở lại biển Đông, lập phi trường quân sự trên các đảo chiếm đóng của VN, cho phi cơ xâm phạm không phận VN và bắn phá các tầu đánh cá và giết hại ngư dân VN!

***

Một chính trị gia chỉ có khả năng làm thủ lãnh một đảng, hay có thể trở thành một chính khách quốc gia có uy tín, điều này tùy thuộc ở tầm nhìn, tiêu chuẩn giá trị và ý chí của họ, chứ không tùy thuộc ở tham vọng và ước muốn chủ quan của họ. Nếu họ chỉ lợi dụng quyền lực để thu vén cho gia đình và phe nhóm thì họ chỉ là người lo xôi thịt, như trường hợp Nguyễn Tấn Dũng. Nếu họ chỉ biết đội lên đầu chủ nghĩa không tưởng và sẵn sàng sử dụng cả bạo lực để bảo vệ cho phe đảng, bất kể những giá trị chính đáng và cao đẹp khác, cùng lắm họ chỉ là thủ lãnh của một đảng độc tài bảo thủ, đây là trường hợp của Nguyễn Phú Trọng.

Muốn trở thành một chính khách quốc gia, lãnh tụ của dân tộc thì chính trị gia đó phải có tầm nhìn sâu và rộng, có tâm và trí, có lí có tình, dứt khoát phải đặt và thực hành đúng tiêu chuẩn giá trị đảng dưới dân trên, quyền lợi của dân tộc và đất nước cao hơn sự tồn tại của đảng, nhân dân hạnh phúc thì đảng mới vui…

Đảng CSVN với trên 4,5 triệu đảng viên đang đứng trước một chọn lựa quan trọng, nhưng rất khó khăn về nhân sự cấp cao tương lai. Liệu đảng này có còn tư cách tồn tại, có còn chính danh cầm quyền nữa không? Câu hỏi rất quan trọng và khẩn thiết này tùy thuộc vào 4,5 triệu đảng viên, trong đó với trên 1.500 đại biểu đang tham dự Đại hội 12, có đủ ý chí và ý thức được rằng, không phải chỉ phải chọn giữa Nguyễn Phú Trọng hay Nguyễn Tấn Dũng, như thế có khác nào chọn giữa bệnh dịch tả hay bệnh dịch hạch…!