10/18/2016

BỌN CƯỚP NGÀY Ở NÔNG THÔN VN

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
10/12/2016

Bọn cướp ngày ở nông thôn VN ngày nay rất trắng trợn, vì sao?

Ở đây tôi chỉ kể 3 chuyện khốn nạn của bọn quan lại nông thôn ngày nay. Đó không phải là chuyện riêng ở một địa phương nào mà là tình trạng chung khiến người dân vô cùng khốn khổ. Làm ăn đầu tắt mặt tối, thiên tai lũ lụt thường xuyên mà còn bị bọn quan lại địa phương cướp công cướp của, đè hầu bóp cổ bất cứ khi nào. Kêu ai, ai xử? Chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu thôi. Quan trên có biết nhưng coi như không biết. Một bọn vô lương tâm chỉ nói mồm, chẳng bênh vực gì cho quyền lợi của người dân.Ngay cả tiền trợ cấp đền bù thiệt hại cấp cho người dân đói khổ cũng bị chia đều. Quan đểu thật.



Bà Nguyễn Thị Thu cán bộ địa chính xã cũng ăn tiền như các sếp cũ

Đây là chuyện mới nhất xẩy ra tại Phú Yên:
Tiền cứu trợ chưa đến tay đã lấy lại để chia đều
Năm 2013, trận lũ lụt lịch sử chưa từng xảy ra tại Thị xã (TX) Hoàng Mai, Nghệ An.
Thời gian đó, hầu hết TX này đều chịu thiệt hại rất nặng nề. Có những gia đình lâm vào cảnh trắng tay khi không còn một hạt thóc trong nhà để ăn, tài sản thì đều bị ngập nước hư hỏng hoặc trôi theo dòng nước lũ.
Để kịp thời chia sẻ khó khăn với nhân dân thị xã Hoàng Mai, các tổ chức, cá nhân … trên cả nước đã cùng nhau quyên góp ủng hộ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ đồng bào trong lúc khốn cùng nhất.
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm rồi và câu chuyện về việc phát số tiền hỗ trợ vào thời điểm đó giờ mới bị phanh phui. Sự việc xảy ra tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai. Người dân địa phương cho biết, sau trận lũ lịch sử phường Quỳnh Xuân được nhận 55 triệu đồng do Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế ủng hộ.
Mức hỗ trợ được quy định rõ: Đối với gia đình có 1 khẩu (tức chỉ có1 người) thì số tiền hỗ trợ là 1 triệu đồng, từ 2 – 4 “khẩu” (có 2 đến 4 người) số tiền là 1,4 triệu đồng, trên 4 khẩu được nhận số tiền hỗ trợ là 2,1 triệu đồng.
24 gia đình nói trên sau đó được chính quyền mời đến nhà văn hóa khối 11 của phường để nhận tiền hỗ trợ. Tại đây, cán bộ phường “phổ biến quy chế” đồng thời dặn dò số tiền hỗ trợ cho các gia đình được hưởng toàn bộ và không phải san sẻ, hay nộp lại cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, khi những đồng tiền hỗ trợ cầm chưa về đến nhà, chưa kịp vui mừng thì bị cán bộ Hội chữ thập đỏ từng khối thu lại hơn phân nửa. Lý do mà những gia đình này phải nộp lại tiền là: Thu lại để phường chia sẻ cho những gia đình khác cũng chịu thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ.



Chị Lê Thị Thới cùng chung cảnh với những gia đình khác.

Ông Lê Khắc Trung (SN 1949) – Bí thư chi bộ khối 12, phường Quỳnh Xuân cho biết:
Họ đến từng gia đình thu lại người ít người nhiều cũng chỉ được hưởng 500.000 đồng/1 gia đình.
Lúc đó họ nói thu lại tiền để san sẻ cho những gia đình khác bị thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ,
để bà con cùng giúp đỡ nhau vượt lên khó khăn.
“Lúc đó tôi trực tiếp đi thu lại tiền cũng rất khó xử thậm chí còn bị người ta nói nặng lời. Nhưng vì ý kiến của trên xuống nên tôi làm theo. Phải vận động bà con mới thu lại đủ số tiền trên”. Ông Trung cũng cho biết trên địa bàn khối 12 có 8 gia đình nhận được số tiền trợ cấp này với mức là 1.400.000 – 2.100.000/1 gia đình.
Sau khi các gia đình dân nhận tiền, chính ông đã đi thu lại của từng người và chỉ để lại 500.000 đồng cho 1 gia đình.
Đồng nghĩa với gia đình 2,1 triệu đồng sẽ bị thu lại 1,6 triệu đồng; gia đình chỉ nhận được 1,4 triệu tức là bị thu lại 900 ngàn đồng. Đó là quy định từ trên phường xuống nên ông Trung phải làm theo.
Sau khi thu đủ số tiền này, ông Trung đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thao – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân thời điểm bấy giờ.
Anh Nguyễn Đình Nghị (SN 1974, trú khối 12) một trong 8 gia đình may mắn nhận được “những đồng tiền vàng” nhớ lại: “Khi đó lụt to lắm, nhà tôi bị nước ngập hết, còn được ít lúa thì cũng bị nước lũ ngâm nảy mầm … khốn khổ vô cùng.
Sau khi họ về trực tiếp tại gia đình để xác minh và đến khi hỗ trợ tôi nhận được 1,4 triệu đồng.
Nhưng khi nhận tiền ở nhà văn hóa khối 11 thì đã bị thu lại mất 900 ngàn đồng. Tôi thấy họ nói là thu lại để san sẻ cho những gia đình khác khó khăn không được hỗ trợ nên đã đồng ý và nộp lại”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thìn (SN 1970, trú tại khối 12) cũng chung số phận. Chị Thìn cho biết:
“Lúc đó ai cũng khốn khó cả, họ nói nộp lại để san sẻ cho những người khác thì ai nỡ lòng nào.
Nhà tôi được 1,4 triệu đồng họ cũng thu lại mất 900.000 đồng”.



Ông Nguyễn Đức Bằng trưởng công an xã Việc thu tiền là do UBND xã chỉ đạo!

Chính quyền xã không biết số tiền đã thu lại đi về đâu?
Để làm rõ hơn vấn đề trên, phóng viên báo chí đã tìm gặp ông Nguyễn Đình Thao – Người thời điểm đó làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân. Ông Thao là người trực tiếp “lệnh” cho các khối thu lại tiền cứu trợ, và cũng chính ông đã mang những đồng tiền này lên nạp lại cho phường.
Ông Thao cho biết, sau khi thu lại số tiền đó ông đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thụ – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường Quỳnh Xuân thời điểm đó. Hiện tại ông Thụ đang giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Phường Quỳnh Xuân.
Thời điểm đó ông Thao đã nạp cho ông Nguyễn Đình Thụ là 21 triệu đồng, còn một khối khác nạp lại 12 triệu.
Nhưng ông Nguyễn Đình Thụ “quanh co”:
“Cái đó Hội chữ thập đỏ họ làm tôi làm gì biết, làm gì có chuyện thu lại”. Ông Thụ cũng phủ nhận và cho rằng số tiền đó phường không thu lại.
Trong khi ông Thao cho biết chính ông đã trực tiếp nộp lại số tiền này cho cá nhân ông Thụ và còn cho phóng viên xem bản ký nhận, giao số tiền này cho ông Thụ. Như vậy chính ông Nguyễn Đình Thụ đã cướp cạn số tiền đó của dân.
Việc người dân nộp tiền cứu trợ lại là hoàn toàn có thật. Vậy số tiền này đã đi đâu?
Việc “ăn cướp” những đồng tiền nhân đạo ấy quả là việc làm vô cùng thất đức.
Các quan ơi, ăn cả cái khố rách của dân thì còn thứ gì nữa mà các ông không dám ăn.
Như vậy, với tổng số tiền 55.000.000 đồng người dân được nhận từ Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế, phường đã “cấn” lại mất 33.000.000 đồng còn các gia đình dân chỉ được hưởng 22.000.000 đồng.
Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ đều phải có tiền.



Danh sách những người phải nạp tiền cho cán bộ xã mới được làm sổ đỏ

Một chuyện nhỏ như cái hộ khẩu là chuyện lẽ ra người dân đương nhiên được cấp nếu đã đủ điều kiện làm chủ.
Nhưng không dễ dàng như thế. Vẫn phải xì tiền ra cho quan.
Cán bộ địa chính xã bị dân tố “vòi” tiền khi làm sổ đỏ
Để làm được một chiếc sổ đỏ cho gia đình nhiều người dân phải nộp cho cán bộ địa chính xã từ 1 triệu đến 7 triệu đồng.
Số tiền này được cán bộ địa chính xã “ém” vào túi cá nhân, nhiều gia đình mất tiền
mà sổ đỏ cũng chẳng thấy ở đâu.
Những ngày gần đây, PV báo Dân trí nhận được đơn tố cáo cũng như nhiều thông tin phản ánh rất bức xúc của nhiều hộ dân tại xã Quang Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) “tố” cán bộ địa chính xã đã “ăn tiền” bỏ túi riêng khi làm sổ đỏ.
Qua phản ánh cũng như đơn thư, PV Dân trí đã vào cuộc tìm hiểu, điều tra việc dân tố cán bộ ở xã này thực hư thế nào và được biết, thời gian gần đây trên địa bàn xã Quang Thành nhu cầu làm sổ đỏ là rất nhiều. Cũng vì thế mà nhiều người dân đã trực tiếp “liên hệ” với cán bộ địa chính xã để được làm sổ đỏ càng sớm càng tốt.
Thế nhưng, thay vì hướng dẫn cho người dân, cán bộ địa chính đã nhận một số tiền của người dân khi làm sổ đỏ.
Theo đơn tố cáo của anh Thái Văn Hạnh, ở xóm Thị Tứ, xã Quang Thành thì trong năm 2012 gia đình anh có nhu cầu làm sổ đỏ nên đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Đồng (nguyên cán bộ địa chính xã từ năm 2006-2013) để làm sổ đỏ. Biết nhu cầu của anh Hạnh nên ông Đồng đã gợi ý: “Nếu gia đình anh chị làm sổ đỏ thì chi phí khoảng 7 triệu đồng (bảy triệu đồng) chỉ trong vòng 2 tháng là có sổ ngay. Tin vào lời ông Đồng nên tôi đã đi vay mượn khắp nơi đưa cho ông ấy số tiền trên. Thế nhưng mãi 2 năm sau gia đình tôi mới nhận được sổ đỏ”, anh Hạnh cho biết.
Không những thế, sau khi làm sổ đỏ cho gia đình anh Hạnh xong, ông Đồng còn đòi anh Hạnh đưa thêm 2 triệu đồng nữa nhưng anh không chấp nhận?
Cùng chung cảnh như gia đình anh Hạnh, có gia đình anh Thái Văn Lương, ở thôn Quang Long. Năm 2010, gia đình anh Lương cũng có nhu cầu làm sổ đỏ nên đã liên hệ với ông Đồng và phải nộp cho ông này số tiền là 3,8 triệu đồng.



Chị Trần Thị Lợi (SN 1977, vợ anh Nguyễn Đình Nghị) cho biết gia đình mình nhận được 1.400.000 đồng tiền hỗ trợ những phải nộp lại 900.000 đồng.

“Sếp cũ, sếp mới”… làm việc giống nhau?
Sau khi ông Nguyễn Tiến Đồng chuyển công tác khác (chuyển sang phụ trách xây dựng), thì chị Nguyễn Thị Thu đảm trách công việc này. Điều đáng nói, cũng như “sếp cũ” của mình, bà Nguyễn Thị Thu cũng đi theo lối “ngựa quen đường cũ”.
Cũng vì thế mà trong thời gian gần đây nhiều người dân ở xã Quang Thành đã “tố” chị Nguyễn Thị Thu (hiện là cán bộ địa chính xã Quang Thành) tiếp tục nhận tiền của nhiều người dân để làm sổ đỏ.
Công an bảo kê máy gặt lúa phải nộp hai triệu đồng
Để được hoạt động yên ổn trên địa bàn xã, các chủ máy gặt phải ký vào bản cam kết và đóng số tiền cho công an lên tới 2 triệu đồng. Vấn đề này đang diễn ra tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) và gây phẫn nộ trong nhân dân.
Mua được cái máy gặt lúa với số tiền khá lớn, lại từ tỉnh bạn vào Nghệ An để đi gặt lúa thuê nhưng ông Nguyễn Đức Khoái (quê ở tỉnh Nam Định) đã phải đóng 2 triệu đồng. Ông Khoái cho biết: “Khi tôi đưa máy về đây để gặt lúa cho bà con thì không hiểu sự việc gì đang xảy ra, chỉ biết công an xã ra tận ruộng lúa thu của tôi số tiền 2 triệu đồng mà không có lý do, không có hóa đơn hay một giấy tờ nào. Khi tôi hỏi thì được công an trả lời số tiền này là để “bao máy” hoạt động yên ổn trên địa bàn”.


Để được gặt trên cánh đồng, thì mỗi máy gặt phải trả cho xã 2 triệu đồng

Còn anh P.V.D chủ máy gặt người trên địa bàn cho hay: “Bất kể máy trên địa bàn hay các máy gặt lúa nơi khác đến đều phải đóng tiền nếu muốn làm ăn. Còn không đóng tiền cho công an thì không được phép gặt ở đây”.
Việc công an thu tiền bất chính để “bảo kê” cho các máy gặt hoạt động như thế thì Công an xã biến thành xã hội đen rồi. Thế nên tình trạng cướp công khai, cướp nhân danh “luật pháp” đang hoành hành dữ dội. Ai cứu người dân nông thôn VN bây giờ đây? Chẳng có ai lên tiếng cả. Người người nông dân VN cô đơn bị bóc lột tàn nhẫn nhất trong lịch sử dân tộc.

SÀI GÒN CÓ KIỂU MƯA MỚI: MƯA CỰC ĐOAN

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
10/5/2016


Thật nực cười mỗi khi các ông quan gặp “sự cố” hay việc quá tầm tay, vượt quá sự hiểu biết của mình trở nên khó ăn khó nói, khó giải thích với người dân bèn nghĩ ra một kiểu chơi chữ mới. Cơn mưa quá lớn ngày 26/9 vượt xa thiết kế hệ thống thoát nước của TP Sài Gòn (nay gọi là TP. TP.HCM). Theo Trung tâm Chống ngập nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngập lụt như trên là do trận mưa chiều ngày 26/9 là trận “mưa cực đoan”.

Lần đầu tôi mới được nghe cái kiểu mưa ấy. Ngồi nghĩ mãi không ra mưa cực đoan là thế nào. Chữ nghĩa VN đâu có thiếu. Nào mưa rào, mưa xuân, mưa thu, mưa phùn, mưa bụi, mưa ngâu, mưa đền cây, mưa lâm thâm, mưa rỉ rắc, mưa tí tách… không biết rồi đây cứ mỗi mùa mưa Sài Gòn sẽ còn có bao nhiêu kiểu mưa nữa. Có thể là mưa lang thang, mưa đột xuất, mưa đầu đường, mưa xó chợ cho đến khi làm sập mấy cái chung cư như chung cư tôi đang ở sẽ có thứ mưa đổ chung cư.

Bữa đó vào buổi chiều, tôi đang nằm dài coi phim trên TV. Bỗng thấy lạnh và nghe gió rít mạnh tôi mới bật dậy nhìn qua cửa sổ. Mưa gió làm tôi nổi hứng lấy cái Iphone chụp hình cái chung cư của tôi gửi cho bạn bè, tôi gọi là “tác phẩm mưa buồn chung cư”. Ôi, cái đầu óc của tôi vẫn chỉ là anh ngồi gõ bàn phím tưởng chuyện gì cũng nên thơ. Tôi ở lầu 1 nên cứ thản nhiên nhìn mưa tơi tả chẳng ảnh hưởng gì tới tôi và nhà hàng xóm.


Đây là cảnh “Mưa buồn chung cư” tôi đã chụp ngay hôm đó gửi cho bạn bè

Nhưng chỉ một lát sau xem báo qua internet mới thấy cảnh hãi hùng của những người dân đang lặn lội ngoài đường cách nhà tôi không quá 100m.

Chuyện càng trở nên gay cấn thêm khi tất cả các phương tiện thông tin ở VN đều đưa tin chi tiết và hàng ngàn hình ảnh vể nỗi khốn khổ của người dân Sài Gòn và Hà Nội trong cơn mưa này. Điều đáng nói là người ta đi tìm nguyên nhân tại sao năm nào cũng lụt từ năm ấy qua năm khác, chính quyền ở đâu? Con số mấy chục ngàn tỉ của các dự án chống ngập đi đâu rồi mà sao ngập vẫn hoàn ngập?

Vậy 20.000 tỷ đã giải ngân chống ngập đi đâu? Chả nhẽ nó cũng bị cuốn trôi theo dòng nước hay vào túi các quan?

Đi tìm nguyên nhân mới biết các quan ngày nay thua các cụ thời xa xưa

Từ trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, ông Lê Doãn Hợp – Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam – nêu một thực tế “ngược đời”: Phố cũ, phố cổ không ngập; trong khi hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày…

Trận lụt lịch sử năm 2008 tại Hà Nội, chúng ta nên rút ra 3 bài học:

Một là: Phố cổ không ngập, chứng minh cha ông mình tuyệt vời. Hai là: Phố cũ không ngập chứng tỏ người Pháp cũng đáng học tập. Ba là:Hầu hết các khu phố mới đều ngập và ngập dài ngày, khi các cơ quan chuyên môn của chúng ta hiện nay đông hơn, bằng cấp cao hơn so với cha ông, là một thực tế đáng suy ngẫm”.

Đó mới chỉ là ba điều ông Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam tìm ra. Cái “thực tế đáng suy ngẫm” chỉ là cách nói “né đòn” của ông này thôi. Ông không dám nói thẳng ra là các quan nhà ta ngày nay dốt, bằng cấp đi mua, làm quan do bè cánh họ hàng kéo nhau vào làm đủ thứ dù mù tịt về chuyên môn. Cụ thể như thông tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, có vợ, em trai, em gái và một số người thân được cất nhắc, nắm giữ một số vị trí lãnh đạo cơ quan, ban – ngành tại tỉnh Hà Giang.

Bà Phạm Thị Hà, vợ ông Vinh, đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang. Ba em trai ông Vinh cũng được bố trí làm lãnh đạo gồm: ông Triệu Tài Phong, Bí thư huyện ủy Quang Bình; ông Triệu Sơn An, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì; ông Triệu Tài Tân, Phó Giám đốc Sở Bưu chính – Viễn thông. Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang cũng đang giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Mạc Văn Cường, em rể ông Vinh, làm Phó Giám đốc Công an TP Hà Giang… Ngoài ra, còn một số chức danh lãnh đạo khác là anh em họ hàng với ông Vinh.

Ngày 17-9, trao đổi với báo chí, ông Triệu Tài Vinh thừa nhận một số mối quan hệ của ông với lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của tỉnh là chính xác. Tuy nhiên, ông Vinh khẳng định việc bổ nhiệm các chức vụ nêu trên đều tuân thủ đúng quy định của Đảng, nhà nước.

Lại cái bùa “đúng quy trình” mang ra là bình phong. Nếu ông không là bí thư tỉnh ủy thì cái sự “đúng quy trình” ném vào sọt rác. Ông là bí thư nên chỉ cần một cái gật là đàn em giơ tay đồng ý hết. Thằng nào không giơ tay thì biết tay ông ngay.

Đó chính là nguyên nhân gây ra mọi thứ “tiêu cực”, ngu dốt, bất lực của các cơ quan nhà nước làm “Tê liệt”, “rối loạn”, tắc nghẽn”, “bất lực”… trong các trận mưa “lịch sử” của Hà Nội và TP. HCM trong bao nhiêu năm qua.



Mưa mù trời tại TPHCM

Một địa danh mới

Năm nay lại vừa xuât hiện một địa danh mới đanh lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội: Sông Hà Lội, biển Sài Ùm.

Cái tên Hà Lội đã có lâu rồi. Những bài ca thật và ca tếu Hà Nội, nơi “chưa mưa đã ngập” từng được gọi là Hà “Lội”, cái miền đất nhiều lần đi vào thơ ca, nhạc họa với bài ca dao đời mới “Ai về Hà Nội mùa mưa – Nhớ rằng không được quên mua bản đồ – Bản đồ chỗ lội, chỗ khô – Chô nào dùng đến ca nô, tàu thuyền – Chỗ nào nước cống duềnh lên – Chỗ nào rác rưởi phủ trên mặt đường…”.

Hà “Lội” trong nhạc phẩm “Hà Nội mùa vắng những cơn mưa” của nhạc sĩ Trương Quý Hải được biến tấu “Hà Lội mùa này phố cũng như sông”… đã chính thức mất ngôi vào chiều 26-9, khi một cơn mưa “khủng” trút xuống làm người dân cả thành phố nhao nhác. Thế nên Sài Gòn được gọi là “Sài Gòn ùm” có nghĩa là dân Sài Gòn nhảy “ùm” xuống đường tắm và bắt cá. Thậm chí nhạc sĩ dạy bơi ở phòng khách và y tá bắt lươn trong bệnh viện.



– Nhạc sĩ Đông Duy dạy bơi ở Phòng Khách

Tối 26/9, cơn mưa lớn đã làm nước tràn vào nhà nhạc sĩ Đông Duy (quận Thủ Đức, TP HCM). Nhân dịp này anh tự quay một đoạn video vui, dạy mọi người các kiểu bơi ếch, bơi bướm, bơi sải… ngay trong phòng khách. Sau hai ngày đoạn video được nhạc sĩ chia sẻ lên Facebook cá nhân đã thu hút gần 2 triệu lượt xem, hơn 37.000 người thích và 25.000 lượt chia sẻ.



– Y tá bắt lươn trong bệnh viện Trưng Vương

Tại bệnh viện Trưng Vương (quận 10) nước ngập qua mắt cá chân người lớn, các nhân viên y tá đã cầm túi, vui cười đi bắt lươn bơi vào khu nhà. Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, video này lập tức đã gây chú ý cộng đồng. (Chuyện hoàn toàn có thật (mời bạn xem ảnh )

Khôi hài hơn là anh N.Q.C (36 tuổi, làm nghề thợ hồ) trùm chiếc mềm màu đỏ cho biết, trận mưa vào chiều 26/9 gây ngập, gần như toàn bộ quần áo của anh bị nước cuốn trôi. “Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng. Khi có người vào nhà phải lấy mềm trùm lên người cho đỡ ngại”



Khôi hài hơn, anh NQC chi biết: Tôi chỉ còn 2 bộ đồ nhưng cũng đã ướt và phải ở truồng!

8 nguyên nhân khác khiến cả nước lụt

Thật ra gần như cả nước từ Cần Thơ cho đến Đà Lạt, Huế, Vinh, mưa to đều thành sông, thành biển, nguyên nhân do đâu? Tôi xin tóm tắt 8 những nguyên nhân căn bản đó:
Thoát nước tự nhiên: Xem bản đồ Hà Nội xưa và Sài Gòn xưa, các bạn có thấy gì không: thành Hà Nội xưa hồ là hồ, hồ ở khắp mọi nơi. Thành Sài Gòn thì hệ thống kênh rạch chằng chịt, đó chính là nơi điều tiết nước mưa, là nơi chứa nước khi mưa, làm mát không khí thành phố dịu mát và thoát nước khi mưa lớn.

Bây giờ quay về Hà Nội mà tìm được hồ mới lạ: hồ lớn thì còn tí xíu, hồ nhỏ thì sau một thời gian đổ rác lấp, nay nhà đã mọc san sát.

Kênh rạch ở Sài Gòn cũng vậy, dân sống ở trên, xả rác xuống, lại lấn chiếm nữa, thế là hết, thế thì phải ngập thôi. Sài Gòn xây Khu đô thị ở quận 7 cũng lấp bao nhiêu kênh rạch, thay bằng ống cống nhỏ xíu.



Bên trong khu đỗ sân bay Tân Sơn Nhất mênh mông nước
Đô thị hóa: Sân bay Tân Sơn Nhất trước 1975 diện tích 3.600 hecta, gấp 3 lần sân bay Changi ngày nay.

Nay toàn bộ vùng đất dự phòng mở rộng xung quanh sân bay đã bị đô thị hóa: đường Hồ Văn Huê, Bạch Đằng, Trường Sơn, Phổ Quang, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám v.v… trước kia đều là doanh trại quân đội nay nhà cửa mọc lên, hệ thống thoát nước bị bóp cổ, sân bay phải ngập thôi, còn xây sân golf trong sân, nay chỉ còn 1.500 ha, thế thì sao không ngập.
Bê tông hóa: thành phố không còn chỗ nào thoát nước nữa, nhà bê tông, đường bê tông, vỉa hè bê tông, vỉa hè đá hoa cương.
Cây xanh: Hà Nội, Sài Gòn xưa đi trên máy bay nhìn xuống cứ tưởng công viên, không thấy nhà cửa đường xá đâu (toàn cây). Bản thân cây xanh giữ nước, rễ cây cũng giữ nước, đất dưới cây xanh thoát nước; chặt hết cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi để thay vào đó là những cây bằng cái que thì phải chịu thôi.
Mưa: Sài Gòn diện tích 2.000 km2, tôi chỉ lấy khu trung tâm 225 km2 thôi, nếu mưa 10 cm xuống diện tích đó, thì tức là đã có 225.000.000 (vâng 225 triệu) mét khối nước đổ xuống, tức là 225 triệu tấn nước đổ xuống (tương đương thủy điện Sông Bung vừa rồi vỡ cửa đập!!!), mà mưa hôm 26/9 là 20 cm – gấp đôi số trên.
Cao độ công trình: Các thành phố lớn chưa quyết được cao độ là bao nhiêu thì chịu được bão và triều cường cấp 3, mạnh ai nấy làm, công trình sau cao hơn công trình trước thì sẽ đổ về nơi thấp hơn.
Nước ngầm: Các nhà máy bia, nước ngọt, nước khoáng, sắt thép, dệt may, da giày tiêu thụ hàng tỷ mét khối nước ngầm, thế thì mỗi năm Hà Nội Sài Gòn phải lún. Mỗi năm lún 2 cm, một nhiệm kỳ 10 cm, nhưng vài nhiệm kỳ là sải tay rồi!
Một vấn đề cũng nóng bỏng: Đó là thủy điện, mỗi khi khánh thành thủy điện ta thường nói, đã trị thủy được sông…, từ nay vùng… sẽ không còn thiếu nước, vì mưa lũ thì sẽ giữ nước lại ở thủy điện, mùa khô sẽ cấp nước. Trong khi thực tế, thủy điện mưa là xả lũ, vỡ đập, mùa khô hồ chứa nước dưới mức nước chết, đó là chưa kể đôi lúc còn thay đổi dòng chảy của nước.

Đó là 8 lý do các quan chức VN “tài tình, sáng tạo” đã làm nên Hà Lội và Sài Gòn thành sông khi mùa mưa tới. Biết đến bao giờ hay không bao giờ thay đổi được đây. Chắc chắn không thể thay đổi trừ khi xóa sổ hết nhà cửa lập một thành phố khác. Lúc đó Sài Gòn chết và Hà Nội cũng tiêu luôn. Tội của các quan lớn lắm còn lưu tuyền mãi trong lịch sử dân tộc.

Văn Quang

Thêm một nút thắt vào cổ Ðinh La Thăng

Tư Ngộ (Nguoi-Viet)
10/17/2016




Ðinh La Thăng khi thôi chức chủ tịch PVN sang làm bộ trưởng Giao Thông-Vận Tải. (Hình: Getty Images)

SÀI GÒN (NV) – Ông Ðinh La Thăng, ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN, bí thư Thành Ủy Sài Gòn, lại bị thêm một nút thắt vào cổ qua bài viết của nhà báo Osin Huy Ðức vừa đăng trên trang Facebook cá nhân hôm 17 tháng 10, mang tựa đề “Những ‘Vinashin’ của Ðinh La Thăng.”

*Vô tiền khoáng hậu

Ðây là bài viết thứ 3 liên tiếp, sau hai bài “Thanh hay Thăng” và “Tảng Băng Nổi” được nhà báo Huy Ðức đưa lên facebook trong hai ngày 26 và 27 tháng 9. Cả ba bài viết tập trung vào các thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng trong thời kỳ ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN, từ 2006-2011) đã thu hút hàng chục ngàn người “like” và lan truyền nhanh chưa từng thấy.

Sự kiện này được coi là “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử chính trị tại Việt Nam từ khi đảng Cộng Sản cầm quyền. Khi mà một ủy viên Bộ Chính Trị đầy quyền uy bị một nhà báo “đánh trực diện” và phanh phui các biểu hiện tham nhũng hoặc bảo kê cho tham nhũng, trong 3 bài báo liên tiếp trong vòng 20 ngày mà ông Ðinh La Thăng, cũng như nội bộ đảng Cộng Sản, chưa có phản ứng nào đáp trả hay thanh minh.

Trở lại bài viết “Những ‘Vinashin’ của Ðinh La Thăng,” Huy Ðức liệt kê ra một số dự án kinh doanh của PVN dưới thời ông Ðinh La Thăng làm chủ tịch mà Huy Ðức ví như những dự án ma bùn của tổng công ty Vinashin đã làm thiệt hại cho nhà nước hàng tỉ đô la.

Những dự án mà Huy Ðức liệt kê ra với những con số và chi tiết rất cẩn trọng và tỉ mỉ không biết từ ai cung cấp, người ta thấy, nếu đúng như thế, là những dự án kinh doanh chỉ nhờ tài phù phép, ngược với quy định của luật pháp. Tất cả đều dẫn tới thất bại, đổ vỡ mà trăm nghìn tỉ đồng “bị ném qua cửa sổ.”

Ðiều kỳ lạ nhất là thủ phạm chính thì ngày một leo cao hơn trong hệ thống quyền lực đảng và nhà nước. Có lẽ nhờ vậy mà an toàn nhất chăng?

Theo Huy Ðức dẫn chứng, Ðinh La Thăng khi về cầm đầu PVN, ông nâng cấp công ty Tài Chánh Dầu Khí (công ty con của PVN) thành Tổng Công Ty Tài Chánh Cổ Phần Dầu Khí (PVFC) trong kế hoạch biến PVN thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Ông Thăng đã đẻ ra các công ty con, công ty cháu bằng chính tiền của mẹ, của con rồi lại lấy “cháu mua mẹ” để làm đẹp sổ sách.

Huy Ðức kể: “Theo phương án mà Hội Ðồng Quản Trị Tổng Công Ty Dầu Khí lúc đó (do Ðinh La Thăng làm chủ tịch) phê chuẩn, công ty con PVFC đã dùng 500 tỷ ‘đẻ’ ra công ty cháu PVFC Invest và rót 671 tỷ khác để PVFC Invest mua cổ phần công ty mẹ với giá đạt ‘mục tiêu chính trị’ (70,000 đồng/cổ phiếu).”

“Theo luật, PVFC chỉ được góp tối đa vào PVFC invest 11%. Nghị quyết của PVN phê duyệt cho PVFC góp 11% (55 tỷ đồng), đồng thời phê duyệt thêm cho cán bộ công nhân viên (CBCNV) góp 38% (190 tỷ đồng). Trên thực tế, PVFC dùng tiền nhà nước góp tới 295 tỷ đồng [Ngoài 55 tỷ đồng đứng tên trực tiếp, PVFC còn dùng 240 tỷ góp dưới dạng cho cá nhân (CBCNV) ‘ủy thác đầu tư trả chậm mua cổ phần PVFC Invest’ – Bản chất là cho cá nhân vay trá hình không có tài sản bảo đảm].”

“Sau đó, bằng hàng loạt ‘hợp đồng ủy thác đầu tư’, PVFC chuyển xuống cho PVFC Invest 671 tỷ, bao gồm các khoản: Chuyển trực tiếp 200 tỷ cho PVFC Invest; Chuyển thông qua công ty con khác, PVFC Land, 400 tỷ; Chuyển thông qua công ty PV Inconess (PVFC là cổ đông lớn 30%) 71 tỷ.”

“Vì PVFC Invest cũng không thể dùng hết số tiền 671 tỷ này để mua cổ phần nên phải chuyển 510 tỷ cho CBCNV ‘vay’ dưới dạng nhận ủy thác đầu tư để mua cổ phần với tỷ lệ 50-50 (CBCNV bỏ ra 50%, công ty cho ‘vay’ 50%). Bằng cách này, PVFC Invest đã ‘thắng’ 20 triệu cổ phần với giá 71,000 đồng trong đó có 14 triệu cổ phần do ‘CBCNV mua’ (sau cổ phần hóa, PVFC là một tổng công ty có vốn điều lệ 5000 tỷ, Tập Ðoàn PVN nắm 78%; như trên đã nói, 22% còn lại cũng chủ yếu được mua bằng tiền nhà nước).”

Trong một “phi vụ” khác về đầu tư du lịch ở Quảng Ngãi, Ðinh La Thăng giao cho PVFC lập ra công ty Mỹ Khê Việt Nam có vốn điều lệ trên giấy là 400 tỷ.

Theo Huy Ðức, “Cũng như PVFC Invest, Mỹ Khê Việt Nam đã sai luật ngay từ khi ra đời vì có tới 99.98% vốn ở Mỹ Khê VN được góp từ PVFC trong khi mức cho phép không quá 11% (thực góp 210.1 tỷ trong đó, PVFC góp 210 tỷ, hai cổ đông khác góp 100 triệu).”

“Mỹ Khê Việt Nam sau đó còn được PVFC biến thành một công ty đầu tư bất động sản trái phép với hai dự án: ‘Ðầu tư’ 192.5 tỷ vào dự án 99C Phổ Quang (Sài Gòn); ‘Ðầu tư’ 360 tỷ vào dự án 168 Nguyễn Ðình Chiểu (Sài Gòn). Với ba ‘dự án’ này, Mỹ Khê VN đã ‘nướng’ của PVFC 762.6 tỷ.”

Theo Huy Ðức, “Gần 10 năm trôi qua, phần vốn 210 tỷ đồng đã hết, Biển Mỹ Khê vẫn chỉ có… cát; khoản chi đáng kể nhất của công ty này là để phá 10 hecta rừng dương dọc bãi biển. Mỹ Khê còn: Ðưa ngay 192.5 tỷ cho công ty tư nhân Lạc Hồng trong khi 99C Phổ Quang đang là đất của Satraco và Lạc Hồng chưa hề có ‘mảnh giấy lộn’ nào chứng minh công ty này là chủ đầu tư hay đồng sở hữu; Ðưa ngay 360 tỷ cho công ty cổ phần Phúc Thịnh chỉ để nắm được một bản photo giấy tờ đất 168 Nguyễn Ðình Chiểu trong khi Phúc Thịnh chưa phải là chủ sở hữu và không được cấp phép đầu tư.”

Một công ty con khác có tên là PVN Assets có trị giá tài sản được ghi là 707 tỷ đồng nhưng PVFC đã bán 23 triệu cổ phiếu của mình trong VN Assets cho một công ty tư nhân, ATC (Công ty cổ phần dầu khí An Thịnh), với giá chỉ 1 đồng/cổ phiếu (hợp đồng 16/2003/PVFC-ATC) trong khi giá vốn là 10.000 đồng/cổ phiếu (thất thoát khoảng 230 tỷ đồng).

Vẫn theo Huy Ðức, PVFC rót vốn cho ATC 120 tỉ để xây nhà máy sản xuất xơ sợi Hưng Yên trong đó 40 tỉ làm vốn lưu động. Thay vì nhập thiết bị của Ðức thì “ATC đã dùng số tiền đó để nhập một dây chuyền ‘nghĩa địa’ về. Nhà máy hoạt động được một năm rưỡi thì đóng cửa. Thay vì tìm cách thu hồi nợ, PVFC đã âm mưu ‘chuyển đổi’ 40 tỷ vay làm vốn lưu động này thành vốn góp (do không thực hiện được nên đã phải trích lập 100% dự phòng). Tháng 6 năm 2009 nhà máy ngưng hoạt động. Tháng 7 năm 2011, PVFC kêu bán thanh lý. Mãi tới tháng 2 năm 2012 mới bán được với giá… 3.9 tỷ.”

“Trong số 240 tỷ ‘ủy thác đầu tư’ dưới hình thức góp vốn lập nên PVFC Invest qua cán bộ công nhân viên (CBCNV) mà Ngân Hàng Nhà Nước cho là ‘cố ý làm trái’ (công văn 9788-2009), tới nay chỉ mới thu hồi được 10 tỷ (gây hậu quả nghiêm trọng, thất thoát 230 tỷ). Trong số 510 tỷ ‘ủy thác’ dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi.”

Một dự án đầy sai trái khác của PVN dưới thời Ðinh La Thăng là dự án mua sân vận động Chi Lăng ở Ðà Nẵng và có liên quan đến Hà Văn Thắm (chủ tịch ngân hàng Ocean Bank) và Phạm Công Danh (chủ tịch ngân hàng Xây Dựng).

Theo Huy Ðức kể, “Ngày 1 tháng 12, 2010, để mua sân vận động Chi Lăng Ðà Nẵng với giá 1,393 tỷ, Phạm Công Danh lập 10 công ty (con của tập đoàn Thiên Thanh) để đứng tên 10 sổ đỏ [có tổng diện tích 55,061m2, giá 25.3 triệu/m2). Ngay sau khi Ðà Nẵng giao sổ đỏ, 28 tháng 1, 2011, Danh đem cắm cả 10 vào OceanBank để vay 1,254 tỷ đồng.”

“Hơn một tháng sau đó, 4 tháng 3, 2011, đất sân Chi Lăng được PVFC – nơi mà PVN của Ðinh La Thăng nắm 78% cổ phần – định giá lên hơn gấp đôi: 57 triệu/m2; sau khi ‘tham chiếu các kết quả tư vấn khác’, PVFC đưa giá xuống một chút, 54.9 triệu/m2, và quyết định mua gần phân nửa sân Chi Lăng từ tay Danh với giá 1,510 tỷ (27,000m2, thuộc 5 sổ đỏ).”

“Hơn 1,306 tỷ được PVFC chuyển thẳng cho OceanBank, thanh toán cả gốc lẫn lãi cho Phạm Công Danh; 20 tỷ được chuyển vào tài khoản của tập đoàn Thiên Thanh; 183 tỷ chuyển trực tiếp vào tài khoản cá nhân của Danh. Như vậy, với thương vụ mua bán sân vận động Chi Lăng, chỉ trong một tháng, Danh lấy lại được vốn, cầm về 5 sổ đỏ ‘sạch’ (28,000m2) và vẫn còn dư 203 tỷ.”

Theo Huy Ðức, chưa thấy cơ quan điều tra nhắc đến thương vụ này, ít nhất là khoản “trốn thuế” không dưới 160 tỷ. Không chỉ là vấn đề lời lãi, cơ quan điều tra cũng cần làm rõ bản chất của nó và đường đi lắt léo của các dòng tiền [tháng 5-2011, PVFC lại bán 27,000m2 đất này cho Seabank AMC (công ty mua bán nợ của Seabank) với giá không lời, không lỗ].

Khoản tiền 1,510 tỷ mà PVFC trả cho thương vụ nửa sân Chi Lăng đã giúp Phạm Công Danh có “lực” để mua TrustBank từ tay Hà Văn Thắm, có vai trò như bàn tay của một bà đỡ giúp Danh “đẻ ra” ngân hàng Xây Dựng.

“Nếu Ðinh La Thăng không quyết định góp 800 tỷ đồng (20% vốn) và ‘lái’ phần lớn dòng tiền của PVN chảy qua Ocean Bank thì ngân hàng này đã khó mà tồn tại [Từ thời Thăng làm chủ tịch Tập Ðoàn Dầu Khí gần như tất cả các công ty thành viên của PVN đều phải mở tài khoản tại Ocean Bank; tổng cộng PVN đã đem hơn 50 nghìn tỷ đồng gửi Thắm].”

Huy Ðức viết, “Khi Thắm ‘chìm’ theo Ðại Dương – OceanBank bị mua với giá 0 đồng – PVN không chỉ mất 800 tỷ VND góp vốn (theo quyết định của Ðinh La Thăng) mà còn kẹt ‘dưới đáy’ Ðại Dương hơn 10 nghìn tỷ (bao gồm cả 70 triệu USD của Vietsopetro).”

Tưởng cũng nên nhắc lại hai bài viết “Thanh hay Thăng” và “Tảng Băng Nổi” được đưa lên facebook trong hai ngày 26 và 27 tháng 9, Huy Ðức dẫn một số tài liệu để viết về những trò kinh doanh ma mãnh trái luật dẫn đến thất thoát hàng ngàn tỉ đồng tại Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí (PVC, công ty con của PVN), kết luận rằng kẻ chịu trách nhiệm chính là Ðinh La Thăng, sếp ngồi trên Trịnh Xuân Thanh và Vũ Ðức Thuận. Trịnh Xuân Thanh hiện đã trốn ra nước ngoài, Vũ Ðức Thuận và 3 đàn em khác mới bị bắt giam

* Siết dần dây thòng lọng

Từ khi có mạng xã hội, đặc biệt là facebook, cư dân mạng chắc hẳn chưa quên rất nhiều blogger hay facebooker bị “xử lý,” thậm chí vào tù, chỉ ít lâu sau khi bài của họ xuất hiện trên mạng xã hội vì bị cáo buộc tiết lộ thông tin cấm kỵ, hay chỉ trích các lãnh đạo cấp cao tại Việt Nam.

Có thể kể ra các trường hợp như nhà báo Nguyễn Ðắc Kiên bị mất việc sau khi chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng; blogger “Cô Gái Ðồ Long” bị bắt vào tù về thông tin gia đình tướng công an Nguyễn Khánh Toàn; hai cán bộ bị phạt 5 triệu đồng vì chê “cái mặt kênh kiệu” của chủ tịch tỉnh An Giang, cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh bị ép gỡ bài thơ “Ðất nước mình lạ quá phải không anh?”; và gần đây nhất là ông Giang Kiên Huy, chủ trang “I love Danang” bị phạt hơn 8 triệu đồng vì “xúc phạm lãnh đạo Ðà Nẵng”…

Ðó là chưa nói tới hàng loạt các nhà báo, nhà hoạt động, blogger, facebooker có chủ trương đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền trên mạng xã hội bị bắt giam, khởi tố, bỏ tù, với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” mà blooger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là trường hợp mới nhất.

Trong trường hợp 3 bài viết của nhà báo Huy Ðức “đánh trực diện” vào Ðinh La Thăng, dư luận đặt câu hỏi rằng, phải chăng có một thế lực rất mạnh “chống lưng” cho Huy Ðức, và thế lực ấy đang siết dần sợi dây thòng lọng vào cổ Đinh La Thăng, tạo dư luận để có thể dẫn đến việc điều tra, khởi tố một ủy viên Bộ Chính Trị vì tham nhũng – nếu thế, thì sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN.

Bởi người ta thấy đã nhiều lần nghe những lời cả quyết từ các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN là chống tham nhũng “không có vùng cấm.” Nhưng để coi, cái chế độ xưa nay vốn quen thói nói một đàng làm một nẻo, có dám hành tội một ủy viên chính trị, một kẻ ngồi ở tầng cao nhất của đảng ra trị tội?

Cũng trong ngày Thứ Hai, 17 tháng 10, 2016, Tổng Bí Thư Ðảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nói với cử tri quận Ba Ðình, thành phố Hà Nội là, “đánh tham nhũng là ta đánh vào ta.” Vậy nếu đánh Ðinh La Thăng là “đánh vào ta” rồi còn gì!

10/17/2016

"Được làm vua, thua làm giặc" hay là "được làm vua, thua làm tiền"

Sổ Tay Bầu Cử
10/17/2016

Hai tháng trước đây, con rể của Trump, chủ của tờ báo New York Observer (tờ báo ủng hộ Trump) đã liên lạc với một công ty vê Truyền Hình, mà người ta đoán là để bàn về sự hợp tác hay mua lại hệ thống truyền hình để Trump và gia đình sẽ hoạt động sau khi sự bầu cử tổng thống chấm dứt.

Trump là một nguòi có đầu óc kinh doanh và chắc chắn ông không để lỡ cơ hội nhẩy vào ngành truyển thông vừa có tiếng lại vừa có miếng. Trump đã có sẵn tối thiểu 14 triệu người tuyệt đối ủng hộ ông trong kỳ tranh cử sơ bộ của đảng Cộng Hòa và chắc chắn nhiều trong số này sẽ theo Trump đi khắp nơi.

Ngành tuyền thông đem lại nhiều tiền, Đài truyền hình Fox News, Fox Business,...hàng năm mang lại lợi tức trên dưới 1 tỉ Dollars cho nên nếu Trump và gia đình có cơ hội vào ngành truyền thông thì dù nếu Trump có thua Clinton, thì Trump vẫn có cách làm giầu từ vụ bầu cử này, cho nên "được thì làm tổng thống mà thua thì lại....làm tiền".

Trump và Clinton chuẩn bị cho lần tranh luận cuối cùng tối 10/19

Sổ Tay Bầu Cử
10/17/2016

Cho đến chiều hôm nay, theo như sự thăm dò, Trump đã không mất nhiều phiều mặc dù đã bị mang lên báo chí và truyền hình liên tục trong 2 tuần nay về vụ Tape "2015". Tuy nhiên, Trump vẫn mất dần sự ủng hộ và cho đến nay Clinton đang dẫn hơn Trump từ 6% đến 11%.

Trump đánh Clinton trên 2 mặt:

1. Cuộc bầu cử này đã được sắp đặt sẵn do báo chí và Clinton đồng lõa với nhau cho nên những người ủng hộ Trump, theo Trump, thì phải đề phòng sự gian lận của cử tri tại nhiều thùng phiếu mặc dù trong lịch sử bầu cử Mỹ, chuyện gan lận này rất ít khi xẩy ra.

2. Theo như tài liệu do WikiLeaks đưa ra thì Clinton đã phát biểu trong những bài diễn văn do nhiêu công ty trả tiền ngược hẳn khi bà ta phát biểu truóc công chúng, như vậy Clinton đã không thành thật với cử tri

Thê nhưng, một phần là do cử tri không để ý đến chuyện đó nữa (ngoại trừ cử tri ủng hộ Trump), một phần vì nhiều báo chí và truyền hình không nói nhiều về chuyện Clinton nói khác khi đọc diễn văn trong những công ty, nên sự ảnh hưởng tiêu cực cũng không đến với Clinton theo như dự đoán. Hơn nữa, phe Clinton đã nhiều lần nói rằng những tài liệu này do Russia và WikiLeaks ăn cắp để tạo ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ nên họ gieo vào đầu cử tri Mỹ là những tài liệu này có thể giả mạo, không thật, và nói rằng cử tri không thể tin vào những tài liệu do sự ăn cắp đưa ra.

Còn Clinton, bà ít lên tiếng chỉ trích Trump và dành chuyện đó cho những người giúp Clinton trong những chuyến vận động tranh cử cho Clinton, như vợ chồng Obama, Bill Clinton, Biden, Sanders,.... Bà Clinton đang dồn thì giờ để chuẩn bị cho cuộc tranh luận thứ Ba và cuối cùng vào tối thứ Tư này.

Theo như nhận định của nhiều người, cuộc bầu cử tổng thống lần này là một cuộc bầu cử "bẩn" nhất lịch sử và mức độ "không thích" của người dân đối với Clinton và Trump đã lên đến 53% và 60%.


Những báo đã lên tiếng ửng hộ Clinton, Trump hay Johnson

2016 Presidential Election Newspaper Endorsements
10/17/2016

Newspaper2016 EndorsementEndorsement Date

10/15/2016

Bà Clinton: Mỹ có thể gọi Thái Bình Dương là 'biển Hoa Kỳ'

VOA tiếng Việt
14.10.2016



Ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ Hillary Clinton.

Ứng cử viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton từng nói rằng nếu Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ biển Đông thì Mỹ cũng có thể gọi Thái Bình Dương là “biển Hoa Kỳ”.

Những email mới nhất được WikiLeaks tiết lộ cho biết bà Clinton đã nói như vậy trong một bài phát biểu với các lãnh đạo của tập đoàn tài chính đa quốc của Mỹ Goldman Sachs vào năm 2013, 8 tháng sau khi kết thúc nhiệm kỳ ngoại trưởng Mỹ.

Khi còn giữ chức vụ ngoại trưởng, bà Clinton là cánh tay phải của tổng thống Barack Obama, bà đóng góp vào việc hoạch định và quảng bá cho chính sách tái cân bằng lực lượng của Mỹ, xoay trục sang châu Á nhằm củng cố phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực sau khi Trung Quốc tìm cách bành trướng thế lực trong khu vực, và đẩy mạnh ý định độc chiếm biển Đông.

Năm 2010, bà Clinton, lúc đó còn là bộ trưởng ngoại giao dưới quyền Tổng thống Obama lần đầu tiên đưa ra vấn đề “tự do hàng hải” trên biển Đông tại một hội nghị của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức ở Hà Nội. Đó cũng là thời gian bắt đầu có sự gia tăng căng thẳng về quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc.

Biển Đông được coi là một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới nơi qua lại của gần 50% thương mại toàn cầu. Qua tiết lộ của WikiLeaks, bà Clinton nói đó là một phần lý do vì sao Trung Quốc muốn thống lĩnh toàn bộ biển Đông. Bà nói với các lãnh đạo ngân hàng của Goldman Sachs trong cuộc gặp mặt riêng năm 2013 rằng Mỹ cần phải kiềm chế Bắc Kinh để ngăn, không để hình thành “một sợi dây thòng lọng siết chặt thương mại thế giới.”

Bà Clinton nói bà đã đối đầu với các quan chức Trung Quốc về vấn đề biển Đông trong suốt thời gian làm bộ trưởng ngoại giao.

Trung Quốc đã vẽ ra đường lưỡi bò 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền của họ trên hầu hết biển Đông. Nhưng những tuyên bố này đã bị các nước cũng đòi chủ quyền một phần biển Đông, như Việt Nam và Philippines, mạnh mẽ phản đối. Trong vụ kiện do Philippines phát động chống các tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, Tòa Trọng tài Quốc tế ở La Haye hồi tháng 7 đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền của cái gọi là “đường lưỡi bò” cho rằng các tuyên bố chủ quyền trên biển của Trung Quốc là không có cơ sở.

Theo South China Morning Post, Breibart.com

Vụ Mẹ Nấm trên The New York Times: Việt Nam bắt Mẹ Nấm, một blogger hàng đầu, vì phê phán chính quyền

Mike Ives, The New York Times ngày 11/10/2016
Bản dịch của Bauxite Việt Nam




Blogger người Việt Nguyễn Ngọc Như Quỳnh năm 2015. Jonas Gratzer/Civil Rights Defenders

(Hồng Kông) – Hôm thứ Ba, nhà cầm quyền Việt Nam thông báo họ đã bắt một blogger nổi tiếng vì đã chỉ trích chính quyền độc đảng trong nước qua những đề tài chính trị nhạy cảm, bao gồm sự việc hàng tấn chất độc hóa học hủy hoại cộng đồng ngư dân và làm khơi dậy các cuộc biểu tình.

Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 37 tuổi, đã bị bắt vào hôm thứ Hai tại Khánh Hòa, một tỉnh phía Nam Trung bộ. Theo truyền thông Việt Nam, hôm thứ Ba, bà bị cáo buộc đã xuyên tạc sự thật và tuyên truyền chống phá nhà nước. Cáo buộc đưa lại mức án cao nhất lên đến 12 năm tù. Ngày xét xử chưa được thông báo.

Bà Quỳnh, dưới bút danh Mẹ Nấm, là nhà đồng sáng lập Mạng lưới Blogger Việt Nam, một trong số ít các tổ chức những cây bút độc lập tại Việt Nam. Ngành xuất bản và truyền thông trong nước bị Đảng Cộng sản cầm quyền kiểm soát chặt chẽ, còn những người cầm bút nằm ngoài hệ thống và thách thức chính quyền thường xuyên bị bắt giam dưới các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia.

Phạm Đoan Trang, một cây bút bất đồng chính kiến tại Hà Nội và là thành viên của Mạng lưới Blogger Việt Nam, cho rằng nhà cầm quyền bắt bà Quỳnh nhằm đe dọa những blogger trẻ được truyền cảm hứng từ các cuộc vận động trên mạng của bà – qua Facebook và blog độc lập – nhằm phản đối tham nhũng, bất công xã hội và công an bạo hành. Nhưng bà Trang dự đoán mưu tính này sẽ thất bại.

“Nhiều người ủng hộ cô ấy”, bà Trang nói về blogger Quỳnh trong một cuộc phỏng vấn qua Messenger Facebook hôm thứ Ba. “Nhiều người trong họ sẽ thay thế cô ấy hay đi theo con đường của cô”.

Bà Trang trích dẫn từ một hãng tin cho biết nhà điều tra tìm thấy tài liệu có nội dung chỉ trích ứng phó của chính quyền trước sự việc một nhà máy thép Đài Loan thải hóa chất xuống biển miền Trung gây ra tình trạng cá chết hàng loạt. Đây được xem là thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại.

Mặc dù công ty thép Formosa đồng ý trả 500 triệu đô la Mỹ đền bù thiệt hại, nhiều người Việt Nam phản đối việc chính quyền đã giữ im lặng từ đầu trước nguyên nhân ô nhiễm và sau đó từ chối cung cấp đầy đủ chi tiết đúng đắn về tác động môi trường và sức khỏe. Vụ bê bối này làm dấy lên nỗi bất bình kéo dài nhiều tháng trời và làm nổ ra các cuộc biểu tình tại miền trung Việt Nam.

Năm 2009, bà Quỳnh từng bị giam giữ hơn một tuần sau bài viết về dự án khai thác bô-xit ở Tây Nguyên Việt Nam do một công ty Trung Quốc bỏ thầu. Tầm ảnh hưởng của kinh tế Trung Quốc là một đề tài chính trị nhạy cảm mà nhà nước Việt Nam gắng làm dịu đi. Bà không bị buộc tội vào thời điểm đó.

“Những gì đang diễn ra trong xã hội chúng tôi thật xấu xí”, bà Quỳnh phát biểu trong cuộc phỏng vấn vào năm 2014 với Ủy ban Bảo vệ các nhà báo (Committee to Protect Journalists), một nhóm vận động tại New York. “Trang blog của tôi đặt ra câu hỏi: “Tại sao chúng ta phải đồng ý với chính phủ về mọi thứ? Tại sao ta không thể có ý kiến trái chiều?”.

Năm 2015, bà Quỳnh được trao giải “Người bảo vệ nhân quyền” của Civil Rights Defenders, một tổ chức vận động đóng tại Stockholm. Robert Hardh, giám đốc điều hành của tổ chức này, phát biểu vào hôm thứ Ba rằng ông rất buồn khi hay tin bà Quỳnh bị bắt giữ.

“Người ta thường vẽ ra bức tranh về Việt Nam như là một trong “những con hổ kinh tế” và đất nước du lịch”, ông Hardh nói qua cuộc phỏng vấn bằng điện thoại. “Nhưng thực tế thì, những người bảo vệ nhân quyền đang ở trong tình trạng thảm khốc”.

M. I.

Bà Clinton từng dọa "bao vây" Trung Quốc bằng hỏa tiễn, nói Bắc Kinh giành chủ quyền Biển Đông từ "những mảnh gốm"

VienDongDaily.Com
10/14/2016



Bà Hillary Clinton tại Seattle ngày thứ Sáu. (Getty Images)


Bà Hillary Clinton đã đe dọa “bao vây” Trung Quốc bằng những hỏa tiễn phòng ngự, nếu Bắc Kinh không kiềm chế Bắc Hàn. Một số thư email được tiết lộ cho biết như vậy, khi trình bày về một bài diễn văn riêng tư mà bà đọc cách đây ba năm.

Nữ ứng cử viên tổng thống Dân Chủ này cũng quy trách nhiệm cho quân đội Trung Quốc là đồng minh lớn nhất của Bình Nhưỡng, theo những bức email cho biết, bị tin tặc đánh cắp và được Wikileaks tiết lộ mới đây.

Những lời phát biểu của vị cựu ngoại trưởng phản ảnh nỗi thất vọng đang diễn ra tại Hoa Thịnh Đốn, về việc Trung Cộng không chịu dùng ảnh hưởng của họ, với tư cách là đối tác thương mại và đồng minh lớn nhất của Bắc Hàn, để khuyến khích chế độ này nên chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân.

Mối đe dọa của một sự hiện diện quân sự gia tăng của Mỹ trong khu vực này sẽ gây báo động ở Trung Quốc. Trong tháng Bảy, Bắc Kinh bày tỏ sự tức giận sau khi Nam Hàn quyết định khai triển một hệ thống của Mỹ phòng thủ chống hỏa tiễn, để đối phó với những mối đe dọa từ Bắc Hàn.

Trước đó trong năm nay, Bình Nhưỡng thực hiện vụ thử hạt nhân lần thứ năm. Bắc Kinh nói rằng ảnh hưởng của họ bị hạn chế trên các nhà lãnh đạo Bắc Hàn.

Theo những dữ liệu bị tiết lộ, bà Clinton nói với một hội nghị Goldman Sachs trong tháng Sáu năm 2013, “Quý vị biết đấy, tất cả chúng tôi đã nói với Trung Quốc rằng nếu Bắc Hàn tiếp tục phát triển chương trình hỏa tiễn này, và họ có được một loại hỏa tiễn đạn đạo liên lục địa [ICBM, viết tắt từ.

Intercontinental Ballistic Missile], có khả năng mang vũ khí hạt nhân cỡ nhỏ, đó là điều mà họ tính làm, thì chúng tôi không thể nào chấp nhận được. Bởi vì họ không những có thể gây thiệt hại cho các đồng minh hiệp ước của chúng tôi, cụ thể là Nhật Bản và Nam Hàn, mà họ thực sự còn có thể bắn hỏa tiễn tới tận Hawaii và Duyên Hải Miền Tây nước Mỹ, xét về mặt lý thuyết, và chúng tôi sẽ bao vây Trung Quốc bằng những hỏa tiễn phòng ngự. Chúng tôi sẽ đặt thêm lực lượng của chúng tôi trong khu vực. Vì vậy, này Trung Quốc, hãy kiểm soát Bắc Hàn, nếu không thì chúng tôi sẽ phải bảo vệ chống lại họ.”
Bà Clinton cũng nói, “Những người ủng hộ lớn nhất cho một nước Bắc Hàn khiêu khích chính là Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân.”

Bài diễn văn ấy xuất hiện trong những bức email từ trương mục cá nhân của chủ tịch ban vận động tranh cử của bà Clinton.

Những bức email ấy cho thấy cách thức bà có thể hành động nếu bà trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Nhưng những bức điện thư ấy có thật hay không là điều chưa được xác nhận hoặc phủ nhận bởi những phụ tá của bà Clinton, theo giới truyền thông Mỹ cho biết.

Những trích đoạn khác cho thấy bà Clinton nói với các giới chức Trung Quốc rằng bà phản đối những tuyên bố chủ quyền mở rộng của Bắc Kinh trên Biển Đông, một khu vực chiến lược quan trọng.
Bà nói rằng những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển bị tranh chấp đều dựa vào “những mảnh gốm từ một số chiếc tàu đánh cá bị mắc cạn tại một đảo san hô ở đâu đó.” Bà nói rằng cứ theo lối lập luận như vậy thì Mỹ có thể tuyên bố chủ quyền trên Thái Bình Dương.

Bà Clinton nói, “Chúng tôi đã giải phóng Thái Bình Dương, chúng tôi đã bảo vệ biển ấy. Chúng tôi có nhiều tuyên bố chủ quyền trên toàn thể Thái Bình Dương. Và chúng tôi có thể gọi biển đó là Biển Mỹ, và nó có thể trải dài từ Duyên Hải Miền Tây của California sang tới tận Phi Luật Tân.”

10/14/2016

Về cuốn Lịch sử Việt Nam hiện đại của Christopher Goscha

Joshua Kurlantzick – Điểm sách | Trà Mi
10/12/2016



Đây là cuốn sách một tập hay nhất về lịch sử cận đại Việt Nam bằng tiếng Anh. Nó đập đổ nhiều huyền thoại, và đặt câu hỏi về tương lai chính trị của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.



Di tích chiến tranh ở Điện Biê Phủ. Nguồn: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images

Trong 40 năm qua, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã thay đổi rất nhiều. Năm 1975, Mỹ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hà Nội sau khi kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam (còn gọi là cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai), với hơn một triệu người Việt Nam và hơn 58.000 người Mỹ thiệt mạng. Giới lãnh đạo của Mỹ (ở miền Nam) và đồng minh Việt Nam Cộng hoà đã chạy trốn khỏi Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) trong một cuộc không vận bằng trực thăng nổi tiếng và lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Đến nay, dù vẫn là một chính quyền áp bức, một quốc gia gọi là cộng sản, Việt Nam đã trở thành một trong những nước bạn mến yêu nhất của Washington ở châu Á.

Hải quân Mỹ thường xuyên ghé đến hải cảng của Việt Nam. Tổng thống Obama đã dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương, đã có từ khi chiến tranh kết thúc, cho Hà Nội. Thương mại song phương giữa hai quốc gia lên đến khoảng 45 tỉ đô-la tỷ hàng năm. Khi người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam thăm Washington năm ngoái, ông ta đã đi một vòng thăm viếng chính thức, ngồi vào cuộc đàm phán chính thức, đọc diễn văn ở những think tank và nghe báo cáo như một người hùng chiến thắng.

Sự thay đổi mối quan hệ giữa hai nước như thế xem chừng không bình thường. Kể từ khi cuộc chiến tranh Việt Nam đưa người Mỹ đến Việt Nam, báo giới, sử gia và nhiều nhà lãnh đạo nước ngoài đã nhìn quốc gia này qua một lăng kính hẹp: Việt Nam là một nước nhỏ nhiều lần bị các cường quốc xâm lược, từ đế quốc Trung Hoa đến thực dân Pháp rồi Mỹ; nó là một quốc gia có một dân tộc kiên cường, được hun đúc qua bao nhiêu trận chiến chống ngoại xâm. Những anh hùng hàng đầu của Việt Nam, chẳng hạn như hoàng đế Quang Trung ở thế kỷ thứ 18, và Hồ Chí Minh, là những người chiến đấu đánh đuổi các nước lớn, mạnh ra khỏi Việt Nam.



Nhà xuất bản Allen Lane (July 26 2016)

Nhưng cuốn sách mang tính đột phá của Christopher Goscha cho thấy, Việt Nam luôn luôn là một nơi phức tạp hơn như vậy nhiều – về mọi mặt, chính trị, chiến lược, kinh tế và văn hóa – hơn hình ảnh của một đất nước kiên cường, đoàn kết chiến đấu. Goscha đã cố gắng cho đọc giả thấy (là một việc không phải dễ) sự phức tạp của Việt Nam mà không làm người đọc lạc lối vì quá nhiều chi tiết. Goscha biết rằng Việt Nam là một đất nước mà các đại cường thèm muốn từ lâu – đó là một giải đất hẹp cạnh biển với những vùng đồng bằng màu mỡ, là một một trong những đoạn đường thương mại quan trọng nhất trên thế giới. Nhưng nó, Việt Nam, cũng đã là một cường quốc trong khu vực. Có lúc, nó đã chiến đấu chống lại thế lực nước ngoài, nhưng những lúc khác, nó đã tìm cách liên minh ngoại giao, hoặc đón nhận người nhập cư vào một nước rất đa dạng về sắc tộc và tôn giáo.

Việt Nam đã có những giai đoạn thống nhất trong lịch sử, nhưng ngay cả đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang chia rẽ hơn hầu hết mọi người ngoại cuộc có thể nhận thấy. Và hôm nay, sự thống nhất của Việt Nam có có những rạn nứt nghiêm trọng.

Đơn giản là Goscha đã viết một cuốn sách rất hay, rất dễ đọc, chỉ một tập[400 trang – TM], tóm gọn hầu hết lịch sử cận đại của Việt Nam bằng tiếng Anh. Goscha đánh đổ một số huyền thoại dai dẳng về Việt Nam.

Thứ nhất, Việt Nam đã và đang không ngừng bị săn đuổi. Trong thời kỳ tiền thuộc địa, các đế chế của Đông Nam Á liên tục xâm chiếm lẫn nhau. Một loạt các đế chế Việt Nam đã xâm chiếm nhiều vùng đất của Lào và Campuchia ngày nay trong khoảng giữa thế kỷ 15 và 19, cùng lúc luân phiên vừa đối đầu vừa xoa dịu giới lãnh đạo Bắc Triều, những người đã coi Việt Nam như là một nước chư hầu.

Thứ hai, Goscha cho thấy các triều đại Việt nam đã tích cực hiện đại hóa đất nước trước khi bị thực dân Pháp chiếm làm thuộc địa vào giữa đến cuối thế kỷ 19. Các triều nhà Nguyễn đã lập hệ thống thuế khoá và thủy lợi, trường học và một bộ máy quan liêu hiện đại khi Pháp tuyên bố chế độ thực dân ở Đông Dương.

Dưới thời nhà Nguyễn, người Pháp và hai chính phủ ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ, đất nước này là hầu như không phải là đồng chủng, dù những hình ảnh mà hầu hết người Mỹ thấy ở Việt Nam là của một dân tộc Việt. Việt Nam, như Goscha lập luận, từ lâu đã bị ảnh hưởng không chỉ vì khối đa số người Việt và văn hóa Nho giáo của Trung Hoa, chạy cả vào nam qua nhiều thế kỷ, mà còn bị ảnh hưởng của một số lớn những nền văn hóa và những dân tộc khác.



Một cuộc tấn công bằng bom napalm gần toán quân Mỹ đang tuần tiễu ở miền Nam Việt Nam, 1966. Nguồn: Ảnh AP

Trong thời Pháp và Mỹ còn ở Việt Nam, Paris và Washington đã coi trọng việc bảo vệ tôn giáo thiểu số bị áp bức là điều cần thiết — phần lớn là để bảo vệ người Thiên Chúa giáo Việt Nam — như một lý do để can thiệp quân sự ở Đông Dương. (Đây không phải là động lực chính của chính sách của Mỹ, dựa trên các tính toán chiến lược, nhưng nó là một công cụ hùng biện có hiệu quả.) Cuộc di cư của gần một triệu người miền Bắc, đa số là người Thiên Chúa giáo, vào Nam sau khi Việt Nam bị chia đôi vào năm 1954, bằng những chiến hạm một phần do lực lượng Hải quân Mỹ cung cấp, đã hằn sâu trong trí óc của người Mỹ và châu Âu. Cuộc di cư đó cũng đã tạo nên hình tượng những anh hùng dân gian như Tom Dooley, một Bác sĩ Hải quân Thiên Chúa giáo Mỹ, đẹp kiểu Kennedyesque, nhân vật đã giúp những người di cư tị nạn và sau đó đã viết một cuốn sách bán rất chạy về nó.

Một số người phương Tây khác lại thấy người Thiên Chúa giáo và những tôn giáo ít tín đồ khác một cách nào đó không phải là đại diện cho Việt Nam – một ý tưởng không đứng vững vì trên thực tế Tổng thống Ngô Đình Diệm, người lãnh đạo đệ I Việt Nam Cộng hoà, là một Ki-tô hữu [và cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, đệ II Cộng hoà, cũng vậy – TM.] Nhưng, ở đây Goscha cũng đưa vào những vấn đề phức tạp. Ông đã cho thấy rằng người Thiên Chúa giáo, giới Phật giáo cấp tiến và nhiều tôn giáo địa phương được sự ủng hộ rộng lớn của quần chúng, và đã thường là những lực lượng hiện đại hóa và cũng là thế lực làm thoái hoá xã hội. Và các chính sách của Pháp và Mỹ không phải lúc nào cũng đơn giản là ủng hộ giới Thiên Chúa giáo. Trong thời kỳ thuộc địa, nước Cộng hoà Pháp là một nhà nước gay gắt chống giáo sĩ, và chính quyền ở Paris vốn đã không tin tưởng vào các linh mục Thiên Chúa giáo Pháp ở Việt Nam, những người đi truyền đạo bằng ngôn ngữ địa phương và thường tinh tế làm suy yếu chế độ thuộc địa.

Goscha cũng thêm vào đống những bằng chứng cho thấy rằng hầu như tất cả các chính sách sai lầm do Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã được Pháp thực hiện, gần như giống y, trong chiến tranh Đông dương trong khoảng 1946 và 1954. Goscha nhận định, tất nhiên, quân đội Mỹ đã tăng cường đáng kể trong cuộc chiến tranh không cân xứng khi tham gia vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Các chiến dịch ném bom của Mỹ quy mô và rất khác với khi Pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, những người lập chính sách ở Mỹ khẳng định khi đó – và sau này một số vẫn cả quyết – là họ đã hành động khác với Pháp, rằng nước Mỹ không phải là một quyền lực thực dân tại Việt Nam và Mỹ có thể thành công, họ nghĩ, bằng cách làm việc với các nhà lãnh đạo quốc gia. Mỹ đã làm như vậy ở Philippines, ủng hộ anh hùng sau chiến tranh thế giới thứ hai, Ramon Magsaysay, và giúp ông đánh bại cuộc nổi dậy của cộng sản trong những năm 1950. Nhưng Magsaysay đã có sự ủng hộ mạnh mẽ trong quần chúng, và hoàn cảnh ở Philippines không có ở Việt Nam.

Từ năm 1975, khi đất nước đã thống nhất vào cuối cuộc chiến, và đầu những năm 90, xã hội bầm dập của Việt Nam đã trải qua nhiều biến động nà ít người ở ngoài có thể hiểu được. Quân đội Nhân dân Việt Nam xâm lược Campuchia và loại bỏ cựu đồng minh của nó là Khmer Đỏ vào năm 1979. Hà Nội đã đụng độ với Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh biên giới vào cùng một năm. Sau đó, Việt Nam đã phải vật lộn suốt mười năm với nghèo đói. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến nước này phải xây dựng lại toàn bộ cơ sở hạ tầng, và di sản của chiến tranh vẫn còn nán lại 15 năm sau đó, khi Mỹ vẫn áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Hà Nội.



Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn cũ, bây giờ là một siêu đô thị nhộn nhịp. Ảnh: Alamy

Việt Nam đã bắt tay vào cải cách kinh tế trong những năm cuối thập niên 80 và đầu những năm 90, cùng lúc với sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh cho phép Mỹ và các nước láng giềng Đông Nam Á của Việt Nam, khôi phục lại quan hệ ngoại giao và kinh tế với quốc gia này. Những đổi mới [kinh tế] này đã nuôi dưỡng hai mươi năm tăng trưởng và chuyển hóa thành phố Hồ Chí Minh thành một siêu đô thị châu Á đang phát triển.

Nhưng những cải cách đã mở ra một phần của nền kinh tế và cũng đã để lại một số lượng tham nhũng và nợ trong các doanh nghiệp nhà nước đáng kinh ngạc. Thay đổi kinh tế đã không đi kèm với thay đổi chính trị. Giới trẻ Việt Nam đã quen với cuộc sống xã hội tự do và một mức độ tự do nào đó trên mạng Internet; họ tổ chức các cuộc biểu tình chống lại sự phá hủy môi trường và tính hai mặt của nhà chức trách, và họ không còn sẵn sàng chấp nhận sự cai trị của Hà Nội mà không đặt vấn đề.

Tuy nhiên, lãnh đạo đảng Cộng sản vẫn khá mơ hồ, và lằn ranh – giữa những người được coi là cấp tiến với nhóm ủng hộ các quy luật khắc nghiệt của chế độ độc đảng – rất khó mà phân biệt.

Nền kinh tế Việt Nam đang tiến về phía trước nhưng người ta khó mà tưởng tượng được các bước tiến tiếp theo cho nền chính trị Việt Nam sẽ ra sao.

Cuốn “A Great Place to Have a War: America in Laos and the Birth of a Military CIA” của Joshua Kurlantzick sẽ được Simon & Schusterxuất bản. Cuốn “The Penguin History of Modern Vietnam” do NXB Allen Lane phát hành. Có bán trên Amazon và những nhà sách.

Nếu đăng lại, xin ghi nguồn và đọc “Thể lệ trích đăng lại bài từ DCVOnline.net”

© DCVOnline

Nguồn: The Penguin History of Modern Vietnam by Christopher Goscha. Joshua Kurlantzick, The Guardian.com, Saturday 8 October, 2016.