4/29/2017
Di ngôn của Trung Tá Hạnh Nhơn
Trong tang lễ, con gái TT Hạnh Nhơn đã đọc bài di ngôn (bút) của bà, trong đó bà mong những người ở lại tiếp tục lo cho thương phế binh và quả phụ VNCH
Live. Đám tang Cố Trung Tá Hạnh Nhơn
Đám tang co Trung Tá Hạnh Nhơn đang bắt đầu tại Westminster California.
Bà Hạnh Nhơn đã nhiều năm qua điều hành Hội Thương Binh và Quả Phụ VNCH
Luật Magnitsky Toàn Cầu: BPSOS công bố danh sách đề nghị chế tài đợt 2
BPSOS
4/27/2017
21 nhân vật liên can hồ sơ cướp đất bằng bạo lực ở Cồn Dầu, Đà Nẵng
Mạch Sống, ngày 27 tháng 4, 2017
http://machsongmedia.com
Hôm nay BPSOS công bố danh sách đợt 2, gồm 21 nhân vật, trong đó có 19 giới chức chính quyền cấp thành phố, huyện và phường liên quan đến vụ cướp đất của người dân ở thôn Cồn Dầu, Thành Phố Đà Nẵng mà đã kéo dài từ năm 2010 đến nay. Danh sách còn có 2 người không thuộc chính quyền nhưng liên quan mật thiết đến vụ cướp đất lớn này.
Danh sách Cồn Dầu thuộc bộ hồ sơ Số 4 trong tổng cộng 6 bộ hồ sơ mà BPSOS đã nộp cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ từ cuối tháng 2 và đang được 20 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế xem xét để cùng vận động cho việc chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu.
“Hồ sơ này đặc biệt ở chỗ nó liên quan đến cả 2 thành phần đối tượng của Luật Magnistky Toàn Cầu: đàn áp nhân quyền nghiêm trọng và tham nhũng lớn,” Ts Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, nhận định.
Các hành vi đàn áp nhân quyền nghiêm trọng trong hồ sơ Cồn Dầu gồm có tra tấn và đánh chết người.
Ngày 4 tháng 5, 2010 Ông Trần Văn Minh, lúc ấy là Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng, đã trực tiếp chỉ huy cuộc tấn công của nhiều trăm công an, cảnh sát cơ động và côn đồ nhắm vào đoàn người tiễn quan tài của cụ bà Maria Đặng Thị Tân, 93 tuổi, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Trên 100 giáo dân đưa tang đã bị đánh đập dã man, trong đó có 2 phụ nữ đã bị sẩy thai. Sau đó 62 người đã bị đưa về đồn công an. Công an đã tra tấn họ liên tục trong nhiều ngày để ép cung.
Công an tiếp tục lùng bắt những giáo dân Cồn Dầu bị tình nghi đóng vai trò chủ chốt trong việc chống lại chính sách cướp đất. Một thanh niên khoẻ mạnh, Nguyễn Thành Nam, đã bị tra tấn nhiều lần và lần cuối thì Ông đã chết do chấn thương. Tháng 10, 2010, 6 giáo dân Cồn Dầu bị tuyên án tù.
Người chủ chốt đằng sau kế hoạch cướp đất Cồn Dầu là Ông Nguyễn Bá Thanh, lúc ấy là Bí Thư Thành Uỷ kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng. Dù bị nhiều lần cáo buộc về tham nhũng, Ông Thanh vẫn không bị điều tra và xử lý. Không những vậy, Ông Thanh đã được điều ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương của Đảng Cộng Sản với chức năng chống tham nhũng.
“Theo góp ý của luật sư mà chúng tôi tham khảo, dù đã qua đời Ông ấy vẫn cần bị nêu tên trong danh sách vì là tâm điểm của mạng lưới những thủ phạm liên can trong hồ sơ đàn áp nhân quyền và tham nhũng này,” Ts. Thắng giải thích.
Đến nay Luật Magnitsky Toàn Cầu chưa thực sự hiệu lực vì các cơ quan chấp pháp chưa hoàn tất thủ tục và thể thức để thực thi luật.
"Dù vậy, chúng tôi vẫn lần lượt công bố các danh sách đề nghị chế tài để chứng tỏ rằng chúng tôi đã sẵn sàng”, Ts. Thắng nói.
Giải thích về lý do công bố hồ sơ đợt 2 vào ngày hôm nay, Ts. Thắng cho biết cuối tháng tư là thời điểm mà Luật Magnitsky Toàn Cầu đòi hỏi Tổng Thống nộp bản báo cáo đầu tiên về thực thi luật cho Quốc Hội.
Đáp ứng đòi hỏi này, ngày 20 tháng 4 vừa qua Tổng Thống Donald Trump gửi văn thư cho Quốc Hội để khẳng định “sự ủng hộ của Hành Pháp của tôi cho đạo luật quan trọng này và nói rõ về cam kết của chúng tôi đối với việc chấp pháp mạnh mẽ và đầy đủ.”
Văn thư giải thích thêm, “Hành Pháp của tôi đang tích cực nhận diện các cá nhân và thực thể mà Luật có thể áp dụng và đang thu thập chứng cớ cần thiết để áp dụng nó.”
Sau lần báo cáo đầu tiên này, hàng năm Tổng Thống Hoa Kỳ phải nộp bản phúc trình cho Quốc Hội vào dịp Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, tức ngày 10 tháng 12. Bản phúc trình kế tiếp sẽ là ngày 10 tháng 12, 2017. Cuộc vận động chung của khoảng 20 tổ chức nhân quyền Hoa Kỳ và quốc tế, trong đó có BPSOS, nhắm vào thời điểm này.
Hiệp Hội Giáo Dân Cồn Dầu, đã cộng tác với BPSOS trong chiến dịch Cứu Cồn Dầu từ năm 2010, cho biết là hồ sơ dùng để vận động chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu cũng đã được chuyển cho một số tổ hợp luật sư để khai thác Tu Chính Án Hickenlooper (22 U.S. Code § 2370) trong Luật Ngoại Viện năm 1961, Luật Mậu Dịch năm 1974, Luật Miễn Truy Tố Chính Quyền Ngoại Quốc năm 1976, và Luật Bảo Vệ Nạn Nhân Tra Tấn năm 1972. Các luật này cho phép công dân hay cư dân Hoa Kỳ kiện chính quyền ngoại quốc trong các vụ soán đoạt tài sản với mục đích thương mại và và cá nhân các giới chức chính quyền ngoại quốc can dự vào các hành vi tra tấn.
Tổng Thống Trump đã nhận lời tham gia Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC 2017 sẽ diễn ra giữa tháng 11 này tại khu nghỉ mát InterContinental của Sun Group ở TP Đà Nẵng. Sun Group là chủ đầu tư của khu du lịch sinh thái Hòa Xuân, trong đó có giáo xứ Cồn Dầu. Công ty này đồng loã với chính quyền Đã Nẵng để cướp đất của các giáo dân Cồn Dầu rồi chia lô bán lẻ cho các chủ đầu tư. Tổng trị giá của các lô đất này lên đến 1.2 tỉ Mỹ kim.
"Chúng tôi đã báo động với Hành Pháp Hoa Kỳ về điều này," Ts. Thắng cho biết.
***
Danh sách đợt 2 đề nghị chế tài theo Luật Magnitsky Toàn Cầu:
(1) Ông Nguyễn Bá Thanh (sinh ngày 18 tháng 4, 1953, lìa đời ngày 13 tháng 2, 2015), cố Ủy viên Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, cựu Thành Uỷ kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố Đà Nẵng: Được những người “tay trong” mệnh danh là “Ông 10%”, Ông Thanh bị nhiều cáo buộc về tham nhũng mà nổi bật là vụ Cầu Sông Hàn năm 2000. Ông Thanh là người chủ chốt đằng sau chính sách cướp trắng đất của Giáo Xứ Cồn Dầu để giao cho Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn Mặt Trời (Sun Group) chia lô bán cho các nhà đầu tư. Trị giá của toàn bộ khu đất này được ước tính là 1.2 tỉ Mỹ kim. Có nghi vấn là, khi còn sống, Ông Thanh đã chuyển một phần tài sản của gia đình sang Hoa Kỳ qua các người con du học và một số thân nhân ở quốc gia này.
(2) Ông Trần Văn Minh (sinh năm 1955), nguyên Chủ Tịch Uỷ Ban Nhân Dân TP Đà Nẵng (2006-2011): Ông Minh là người thực thi chính sách do Ông Thanh đề ra. Ngày 4 tháng 5, 2010 chính Ông Minh đã thiết lập “trung tâm chỉ huy” ở một căn hộ của giáo dân Cồn Dầu để điều động cuộc bố ráp đám tang của cụ bà Maria Đặng Thị Tân. Ông Minh cũng là người ra lệnh cho công an tấn công và bắt người trong ngày này và sau đó để khảo tra và ép họ ký tên chấp nhận giao đất cho Sun Group.
Ông Trần Văn Minh
(3) Ông Võ Văn Thương (sinh năm 1958), nguyên Chủ Tịch UBND Quận Cẩm Lệ (2010-2016), đương kim Bí Thư kiêm Chủ Tịch UBND Huyện Hải Châu, TP Đà Nẵng: Trong vai trò Chủ Tịch UBND Quận Cẩm Lệ, Ông Thương đã ký giấy cưỡng chế đất và nhà của các giáo dân Cồn Dầu để giao cho Sun Group. Ông Thương có mặt trong hầu hết các cuộc họp của chính quyền và giáo dân Cồn Dầu để đe dọa và cưỡng ép họ ký nhận giao đất. Ông là một trong những cán bộ chỉ huy cuộc đàn áp ngày 4 tháng 5, 2010 tại nghĩa trang giáo xứ Cồn Dầu.
Ông Võ Văn Thương
(4) Ông Lê Quang Nam (sinh năm 1970), Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP Đà Nẵng (tháng 7, 2016 đến giờ): Trước đó, Ông Nam là Bí Thư Quận Cẩm Lệ, trức tiếp chịu trách nhiệm về chính sách trục xuất và tái định cư các gia đình thuộc Giáo Xứ Cồn Dầu để giao đất cho Sun Group. Trong vai trò Giám Đốc Sở TNMT, Ông Nam chỉ đạo việc phối hợp giữa Công Ty Quản Lý và Khai Thác Đất TP Đà Nẵng trực thuộc Sở TNMT, với Sun Group để chia lô và bán đất Cồn Dầu cho các nhà đầu tư.
Ông Lê Quang Nam
(5) Đại Tá Lê Văn Tam (sinh năm 1959): nguyên phó Giám Đốc Công An TP Đà Nẵng (2009 - 2015), Giám Đốc Công An TP Đà Nẵng (tháng 5, 2015 đến nay). ĐT Tam là công an cao cấp nhất của thành phố Đà Nẵng chỉ huy toàn bộ lực lượng công an trong cuộc tấn công vào đám tang ngày 4 tháng 5, 2010.
Đại Tá Lê Văn Tam
(6) Đại Tá Nguyễn Văn Tiến, nguyên Trưởng Công An Quận Cẩm Lệ (nghỉ hưu cuối năm 2014): ĐT Tiến trực tiếp ra lệnh bắt và tra khảo trên 60 Giáo Dân Cồn Dầu trong ngày 4 tháng 5, 2010. ĐT Tiến có măt tại một số cuộc thẩm vấn nơi xảy ra tra tấn. Ông trực tiếp thẩm vấn một số người bị bắt. Ông cũng là người ra lệnh bắt Nguyễn Thành Năm, một giáo dân Cồn Dầu đã chết vì thương tích do tra tấn gây ra.
Đại Tá Nguyễn Văn Tiến
(7) Đại Tá Trần Mưu (sinh ngày 23 tháng 5, 1962), nguyên Phó Giám Đốc Công An Quận Cẩm Lệ (2009–2015), đương kim Phó Giám Đốc Sở Công An TP Đà Nẵng: Khi còn là Phó Giám Đốc Công An Quận Cẩm Lệ, Trung Tá Mưu trực tiếp điều động công an tấn công các giáo dân Cồn Dầu trong đám tang cụ bà Maria Đặng Thị Tân, gây thương tích cho trên 100 người, trong đó có 2 phụ nữ bị sẩy thai. Trung Tá Mưu trực tiếp điều động việc tra tấn 62 giáo dân Cồn Dầu.
Đại Tá Trần Mưu
(8) Ông Huỳnh Đức Thơ (sinh ngày 10 tháng 4, 1962), Chủ Tịch UBND TP Đà Nẵng (2015 đến giờ), nguyên Phó Chủ TỊch UBNS TP Đà Nẵng (tháng 4, 2014 – tháng 1, 2015), nguyên Giám Đốc Sở Kế Hoạch và Đầu Tư TP Đà Nẵng (tháng 1, 2010 – tháng 4, 2014): Dưới sự chỉ đạo của Ông Thơ, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư đã chấp thuận cho Sun Group thực hiện dự án khu đô thị sinh thái trên đất của Giáo Xứ Cồn Dầu. Ông Thơ bị nhiều tố cáo về tham nhũng.
Ông Huỳnh Đức Thơ
(9) Ông Nguyễn Điểu: Nguyên Giám Đốc Sở Tài Nguyên Môi Trường TP Đà Nẵng (về hưu năm 2016): Trong vai trò ấy, Ông Điểu đã “sang tay” đất Cồn Dầu cho Sun Group. Công ty Quản Lý và Khai Thác Đất, trực thuộc Sở TNMT mà Ông là Giám Đốc, là đối tác của Sun Group trong việc chia lô và bán đất Cồn Dầu cho các nhà đầu tư. Ngày 1 tháng 4, 2017 Ông Điểu nhận Huân Chương Lao Động Hạng Nhì của Chủ Tịch Nước Trần Đại Quang.
Ông Nguyễn Điểu
(10) Ông Nguyễn Văn Toàn (sinh năm 1960), Bí Thư kiêm Chủ Tịch UBND Phường Hoà Xuân: Ông Toàn là người trực tiếp điều động việc di dời 1,600 ngôi mộ trong nghĩa trang Cồn Dầu. Ông đã cho lệnh bốc trên 400 ngôi mộ bất chấp sự phản đối của thân nhân của người quá cố để di dời sang nghĩa trang do chính quyền chị định. Không ai có thể phối kiểm xương cốt được cải táng là của thân nhân mình.
Ông Nguyễn Văn Toàn
(11) Ông Lê Viết Lam (sinh năm 1969), Tổng Giám Đốc Sun Group (2007 đến giờ): Ông là chủ đầu tư chính trong dự án Khu Du Lịch Sinh Thái Hoà Xuân, bao gồm 110 mẫu đất của Giáo Xứ Cồn Dầu. Dùng chính quyền Đà Nẵng làm bình phong, Ông Lam là động lực chính đằng sau vụ cướp đất của Giáo Xứ Cồn Dầu để rồi chia lô và bán cho các nhà đầu tư với giá 200 – 300 lần cao hơn mức bồi thường cho khổ chủ. Giá một mét vuông đất ruộng đền bù cho giáo dân Cồn Dầu vào năm 2010 là từ 30 đến 50 ngàn đồng Việt Nam. Giá một mét vuông đất tại Cồn Dầu hiện đang được rao bán trên thị trường từ 8 đến 10 triệu đồng Việt Nam.
Ông Lê Viết Lam
(12)Bà Hồ Thị Nga (sinh năm 1974): Là một giáo dân Cồn Dầu, Bà Nga đã là công cụ đắc lực của chính quyền Quận Cẩm Lệ và TP Đà Nẵng trong việc gạt lấy “sổ đỏ” của trên 100 hộ gia đình giáo dân Cồn Dầu để vay và quịt nợ ngân hàng. Tháng 2 năm 2017, Bà Nga bị bắt về tội lường gạt và bị cáo buộc là đã hối lộ các giới chức các cấp phường, quận và thành phố để ký và chuyển nhượng các “sổ đỏ”.
Bà Hồ Thị Nga
(13) Thượng Tá Lê Viết Hiếu: Thượng Tá Công An Quận Cẩm Lệ, trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(14) Thượng Tá Phan Hữu Phùng: Thượng Tá Công An, Trưởng Toán Hình Sự, Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(15) Trung Tá Nguyễn Ngọc Tuấn: Trung Tá Công An Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(16) Ông Đặng Hồng Phúc: Công an Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(17) Trung Tá Tuấn: Trung Tá Công An Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(18) Trung Tá Liên: Trung Tá Công An Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(19) Trung Tá Thanh: Trung Tá Công An Quận Cẩm Lệ trực tiếp tra tấn nhiều giáo dân Cồn Dầu tại đồn công an.
(20) Bà Tán Thị Thu Dung, chánh án Toà Án Nhân Dân Quận Cẩm Lệ: Tháng 10 năm 2010 Bà Thu Dung đã cản không cho văn phòng Luật Cù Huy Hà Vũ đại diện cho các giáo dân Cồn Dầu bị truy tố. Tại phiên toà ngày 27 tháng 10, 2010, Bà Dung cấm các bị cáo khai sự thật là đã bị công an tra tấn để ép cung. Bà đã xử tù 6 giáo dân Cồn Dầu.
(21) Bà Nguyễn Thị Cảnh, Chánh Án Toà Án Phúc Thẩm Quận Cẩm Lệ: Tại phiên toà phúc thẩm ngày 26 tháng 1, 2011, Bà Cảnh không cho phép bị can phát biểu để tự bào chữa hay tố giác việc công an sử dụng tra tấn để ép cung, và giữ nguyên mức án.
Đinh La Thăng, điều phải đến đã đến
Bui Quang Vom (danlambao)
Hội nghị TƯ 5 dự định diễn ra trong nửa đầu tháng 5/2017 có thể phải chuyển nội dung trọng tâm từ chuyên đề tăng trưởng và cân đối vĩ mô cho nền kinh tế đang có nguy cơ sụt giảm không thể cứu vớt, các chỉ tiêu lớn có khả năng bị phá sản, sang một vấn đề nóng bỏng và gay cấn hơn là vấn đề nhân sự, vốn là nội dung trọng tâm được sắp đặt cho hội nghị trung ương 6 dự kiến vào khoảng tháng 10/2017.
Ngày 27/04/2017 Ủy ban kiểm tra Trung ương, công bố kiến nghị Bộ chính trị kỷ luật đảng đối với ông Đinh La Thăng, Nguyên Bí thư, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị.
Những gì phải đến đã đến và đang đến. Dù công bố của ủy ban kiểm tra trung ương có hơi đột ngột, nhưng là công bố được chờ đợi từ lâu.
Đây có thể là phát súng đầu tiên của một chiến dịch có quy mô tổng hợp, được bắt đầu từ nghị quyết 4 khóa XI, năm 2012, nhưng ngay lúc đó, ít ai hình dung được tính chất trầm trọng và quy mô chiến dịch tới mức độ như hiện đang bộc lộ.
Nghị quyết TW 4, ban hành ngày 16/01/2012, có viết “một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Cuộc vận động được ông Trọng phát động trong hàng ngũ lãnh đạo trung ương để kỷ luật một cán bộ cao cấp, được hiểu về sau này, là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, ông Dũng được trên 75%, khiến kế hoạch kỷ luật của ông Trọng và những người ủng hộ ông thất bại, và trước micro, trước 200 ủy viên Trung ương, trước hơn 90 triệu người dân, tại hội nghị TƯ 6, ông Trọng uất ức đến phát khóc.
Cái uất ức ấy đã được ông Trương Tấn Sang chuyển thành thông điệp, như nói hộ cho ông "Dứt khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không thể để Nghị quyết Trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này".
Đây chính là quyết tâm của Bộ chính trị trên danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng được thúc đẩy bằng sự thèm khát rửa hận của ông Trọng và ông Sang cùng những người mà vì lòng tham mê muội, gần cuối, ông Dũng đã biến họ thành kẻ thù.
Cái quyết tâm và nỗi khao khát đó là nền tảng của những kế hoạch được thành hình từ ngày đó, và mục tiêu của nó hướng tới điểm cuối cùng là ông Dũng.
Chính vì vậy mà tất cả những sợi dây liên kết với ông Dũng sẽ lần lượt được bóc tách.
Có thể thấy thế này:
Mũi số 1- Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng - Nguyễn Tấn Dũng.
Mũi số 2 - Vũ Kim Cự - Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng.
Mũi số 3- Trầm Bê - Nguyễn Văn Bình - Nguyễn Tấn Dũng.
Cả 3 mũi “giáp công” hiện đang được đồng thời tiến hành, đều dẫn đến ông Dũng và để đòi món nợ “Trung ương 6”.
Còn những mũi khác, chẳng hạn như vụ kỷ luật Bí thư và phó bí thư Hậu Giang đích thân xin Trịnh Xuân Thanh về làm phó chủ tịch tỉnh, vụ kỷ luật bí thư và phó bí thư Bình Định cố tình cơ cấu Nguyễn Minh Triết, con trai út ông Dũng, 24 tuổi, vào Ban chấp hành tỉnh ủy, chỉ là dẹp bỏ vây cánh của ông Dũng tại địa phương. Còn Tỉnh ủy Kiên Giang nữa, Nguyễn Thanh Nghị có lẽ sắp phải nhận công tác khác.
Trong các kết luận của Ủy ban kiểm tra, ông Đinh La Thăng còn được ghi thêm tội tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều này muốn nói rằng, nếu đề xuất một việc phạm pháp mà chịu kỷ luật, thì người ký duyệt quyết định phi pháp đó không thể không bị kỷ luật. Đây là phần sẽ dành cho ông Dũng, là cánh cửa hé mở tới chỗ ngài nguyên thu tướng.
Tin rò rỉ mới nhất tiết lộ, Ban Bí thư đã quyết định hình thức cảnh cáo đối với ông Thăng. Cảnh cáo là mức kỷ luật nặng thứ hai sau mức khai trừ. Nó mở màn cho các quyết định cách chức hàng loạt chức danh khác. Cùng với Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh La Thăng khó thoát được án ngồi tù.
Và nếu ông Vũ Huy Hoàng đã bị kỷ luật cách chức nguyên Bí thư đảng đoàn Bộ Công thương, ông Vũ Kim Cự bị cách các chức nguyên bí thư và nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, thì ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Tấn Dũng làm sao thoát kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng và nguyên Thủ tướng.
Người ta đã thắc mắc và không hiểu cái trò kỷ luật quá khứ, kỷ luật chức vụ không còn giữ nữa là trò chơi gì, ai là tác giả của cái trò quái dị này. Bây giờ mới ngộ ra rằng, đích ngắm của nó là ông Dũng. Ông Dũng sẽ bị cách chức nguyên thủ tướng.
Đây thực chất là cái kỷ luật mà ông Dũng phải chịu từ ngày 15/01/2012, vì thực ra các quyết định kỷ luật ông đã được dự thảo ngay tại hội nghị trung ương 6, nghĩa là kỷ luật thì thuộc quá khứ, nhưng bây giờ mới công bố. Nghĩa là ông Trọng không hề thất bại. Và sự ngạo mạn xuẩn ngốc của ông Dũng phải trả giá. Ông sẽ bị tước hết mọi thứ kể từ ngày đó. Ông đã vênh vênh đi ra khỏi phòng họp, nhưng không phải ông là người thắng cuộc. Ông Dũng phải hiểu như vậy.
Sau khi bị kỷ luật đảng, hồ sơ sẽ được truy cứu tiếp. Tiếp theo là các căn cứ hình sự sẽ được “phát hiện”, và không ai dám chắc, ông Dũng liệu có thoát được một cái án tù 10 năm không, vì một là, những dấu hiệu chứng minh ông Dũng trực tiếp tham nhũng không thiếu, hai là, khi đã truy xét trách nhiệm, thì thiệt hại hàng triệu tỷ đồng của ngân quỹ quốc gia, do nguyên nhân tham nhũng của bộ máy chính phủ, không có vụ tham nhũng nào nằm ngoài trách nhiệm của ông Dũng. Vả lại, đã đến nước cùng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng cũng sẽ tự tìm cách gỡ tội. Không lẽ chỉ có hai ông này tẩu tán hết 7 tỷ đôla tiền lãi do trượt giá dầu khí những năm 2009-2011.
Nhưng cho đến thời điểm này, người ta có lẽ vẫn chưa xác quyết được kẻ phát hiện ra số tiền 7 tỷ đô nằm nghỉ trong két Tập đoàn dầu khí những năm 2007-2008 là ông Dũng hay ông Vũ Huy Hoàng. Đây là số tiền lãi trời cho chỉ do giá dầu thế giới tăng vọt từ 50 lên xấp xỉ 140 đô la một thùng. Tiền vào két mà không phải chi phí nào phát sinh, thì chỉ cần một động tác kế toán là xong, có thể rút ra một cách an toàn. Ông Dũng vốn chỉ có sẵn lòng tham, chứ nghiệp vụ kế toán, chưa chắc ông biết được gì. Cho nên, nhiều suy đoán cho là kẻ phát hiện được số tiền này và nghĩ ra được cách tẩu tán nó, là ông Vũ Huy Hoàng và ông kế toán trưởng của Bộ Công thương, vì chính hai vị này là chủ quản vốn nhà nước tại PVN.
Nhưng phát hiện ra Đinh La Thăng lại là thiên tài của ông Dũng.
Ông Thăng vừa có kinh nghiệm 7 năm kế toán trưởng siêu Tổng công ty Sông Đà, vừa có kinh nghiệm 5 năm Tổng giám đốc. Vừa biết cách rút tiền, vừa biết lấp liếm bằng sổ sách kế toán.
Theo kế hoạch của ông Thăng, một sự phối hợp nhịp nhàng bắt đầu. Ông Dũng phát hành quyết định quy chế Tập đoàn Đa ngành, cho phép các tập đoàn đầu tư ngoài nghiệp vụ chính. Ông Thăng trình thủ tướng phê duyệt hàng loạt dự án, từ đó cho ra đời hàng loạt Ban Quản lý dự án và một đầu mối quan trọng nhất là Tổng Công ty xây lắp PVC của Trịnh Xuân Thanh. Tiền trong két PVN được rót xuống cho các Ban Quản lý, rồi từ các Ban Quản lý chuyển cho Tổng công ty xây lắp. Tổng công ty xây lắp thành lập hàng loạt công ty thi công xây lắp và các thầu phụ. Tiền từ Tổng công ty xây lắp PVC giải ngân thanh toán cho các công ty thi công và thầu phụ xây lắp. Từ đây, tiền thanh toán cho các công ty ma và các khối lượng xây lắp khống sẽ quay trở lại PVC cho Trịnh Xuân Thanh. Trịnh Xuân Thanh là người trực tiếp phân phối lại cho toàn bộ hệ thống. Như vậy, Trịnh Xuân Thanh là người biết tất cả, ít nhất cũng tới chỗ ông Đinh La Thăng. Từ ông Đinh La Thăng tới ông Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thanh chắc chắn biết, nhưng biết một cách cụ thể, thì chỉ có ông Thăng và tay hòm chìa khoá của ông Thăng là Vũ Đức Thuận.
Những chuyện tày đình này, ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng tài chính lúc đó có biết không? Có thể khẳng định được rằng là có, vì sau khi ông Thăng được thuyên chuyển về bộ Giao thông, ông Ninh tiếp tục lên phó thủ tướng phụ trách tài chính.
Ngoài những nguồn khác, có thể một trong những người phát hiện ra vụ việc là ông Vương Đình Huệ, lúc đó là Tổng kiểm toán nhà nước.
Điều đáng được nhắc lại là tại đại hội 12, theo tin từ dư luận, để loại ông Dũng ra khỏi Trung ương, ông Trọng và bộ chính trị đã phải nhượng bộ ông Dũng bằng cách chấp nhận cơ cấu ông Nguyễn Văn Bình, ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải vào bộ chính trị. Vì vậy mới có chuyện lội ngược dòng của 3 ông này mà theo phỏng đoán của dư luận thì phải ra khỏi đảng.
Tuy nhiên, bộ chính trị đã đẩy hai ông Hải và Thăng xuống hai thành phố, với ý định cách ly Ban bí thư, nơi hình thành và sản sinh các quyết định của bộ chính trị, còn ông Bình, sau một thời gian rất lâu không được phân công, cuối cùng, nhận Ban Kinh tế, và sau đó thì được giao đặc trách khu Tây Bắc.
Như vậy, sau kỷ luật của ông Đinh La Thăng, không biết ông Trọng có đi tới tận cùng không, nghĩa là cả ông Hải lẫn ông Bình sẽ ra khỏi bộ chính trị?
Vì chính ông Trọng từng nói, “chống tham nhũng là ta đánh ta”, nghĩa là ông đang làm yếu chính ông, hay đang làm yếu cái đảng cộng sản mà ông đang là người đứng đầu. Hội nghị trung ương 6 đứng trước một khó khăn khó có lời giải thỏa đáng.
Vụ án PVN sắp tới cùng với 12 vụ đại án phải xét xử trong năm nay sẽ còn đưa hàng nghìn đảng viên, kể cả đảng viên cốt cán vào tù, gây ra một tâm lý hoảng loạn, nghi kị nội bộ, chỉ còn lo việc che chắn, lợi dụng cơ hội hại nhau và chiếm chỗ của nhau, cả hệ thống sẽ tê liệt, không còn ai quan tâm tới sản xuất.
Những đảng viên nếu biết làm, thì không thể không biết biển thủ công quỹ và trở thành xấu. Những đảng viên còn tốt, chỉ là những đảng viên không biết làm, tức là những đảng viên vô dụng.
Trước mắt, phải thay bí thư Sài Gòn. Ông Nguyễn Thành Phong nếu lên bí thư, thì ông Tất Thành Cang sẽ lên phó bí thư, chủ tịch thành phố. Phương án này ít tốn kém và ít tổn hại nhất, nhưng cần có sự thoả hiệp giữa ông Phong và ông Cang. Mặc dù cùng có xuất thân “Thanh niên”, nghĩa là cùng thuyền với Lê Thanh Hải trước đây, nhưng ông Phong về Sài Gòn trên danh nghĩa đặc phái viên của ông Trọng, nhằm cùng với ông Võ Văn Thưởng giải giáp ông Lê Thanh Hải, trong khi ông Cang và ông Võ Tiến Sĩ, bí thư Quận 5, là hai nhân vật được coi là con tin của ông Hải nằm lại trong hệ thống mới. Giải pháp cách mạng triệt để sẽ là ông Võ Văn Thưởng bí thư, ông Nguyễn Thành Phong tiếp tục phó bí thư, chủ tịch. Đây là phương án hoàn hảo, Bộ chính trị sẽ nắm hoàn toàn thành phố, loại được mầm cát cứ. Nhưng Ban tuyên giáo, nếu không quay lại cho ông Đinh Thế Huynh thì nguy cơ rơi vào tay ông Trương Minh Tuấn, đúng ý của phái cơ hội bảo thủ, sẽ là một thảm họa cho chế độ, tuyệt đường cải cách.
Nếu phải bầu bổ sung Bộ chính trị lấp vào chỗ cả ba ông Thăng, Hải, Bình, thay bí thư, phó bí thư cho các tỉnh Hậu Giang, Bình Định, và Kiên Giang, có thể cả Lai Châu, cùng với việc đi hay ở của ông Trọng, thì Hội nghị Trung ương 6 sẽ gần như một hội nghị trù bị cho một Đại hội giữa nhiệm kỳ vào đầu hay giữa năm 2018.
Nếu bỏ qua mục đích trả thù cá nhân ông Dũng, khiến ông Trọng phải lao tâm khổ tứ (thực chất là “một công đôi việc”), những diễn biến từ sau đại hội XII cho thấy, ông Trọng và Bộ chính trị có quyết tâm chống tham nhũng rất lớn với tham vọng làm trong sạch đảng, bằng cách đó củng cố vị thế của đảng và bảo vệ sự tồn tại của chế độ.
Cái tâm huyết mà ông dồn vào đấy, một mặt cho thấy ông trong sạch, ông thậm chí kỷ luật ông Cự với máu lạnh, chỉ vì có một tấm ảnh ghi hình ông Cự ghé tai ông như chuyện thầm thì giữa hai kẻ đồng lõa. Nhưng mặt khác chứng tỏ ông là một người giáo điều mụ mẫm. Ông vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại. Tham nhũng thực chất là ăn cắp. Luật phòng chống tham nhũng định nghĩa: tham nhũng là lợi dụng quyền chức để chiếm đoạt của công. Như vậy chống tham nhũng trước hết là kiểm soát quyền lực. Muốn kiểm soát quyền lực thì Pháp luật phải độc lập. Tư pháp, cảnh sát và tòa án, phải được phi chính trị hoá, không có tính đảng, độc lập với quyền lực chính trị, không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái, hay giáo phái nào. Thứ hai là không để bất cứ tài sản nào là tài sản công. Vì tài sản công với đối tượng nào đó, trong phạm vi nào đó là một thứ tài sản vô chủ, có thể biến được thành của riêng. Đất đai và tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước chính là các tài sản công. Như vậy, chống tham nhũng chỉ có hai việc, một là Tam quyền phân lập, tối thiểu là độc lập Tư pháp, hai là tư hữu hoá đất đai và tài sản công.
Muốn chống những kẻ tham nhũng như ông Dũng, thì thứ nhất là cơ quan điều tra phải độc lập với chính phủ và Pháp luật có thể bỏ tù được ông Dũng, thứ hai là không có cái khoản tiền như khoản 7 tỷ đô la tiền xuất khẩu dầu khí, gọi là tiền quốc gia, nhưng thực chất là vô chủ, để ông Dũng và tay chân của ông ta nổi máu tham.
Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.
Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền Dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất.
Ngày 27/04/2017 Ủy ban kiểm tra Trung ương, công bố kiến nghị Bộ chính trị kỷ luật đảng đối với ông Đinh La Thăng, Nguyên Bí thư, chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị.
Những gì phải đến đã đến và đang đến. Dù công bố của ủy ban kiểm tra trung ương có hơi đột ngột, nhưng là công bố được chờ đợi từ lâu.
Đây có thể là phát súng đầu tiên của một chiến dịch có quy mô tổng hợp, được bắt đầu từ nghị quyết 4 khóa XI, năm 2012, nhưng ngay lúc đó, ít ai hình dung được tính chất trầm trọng và quy mô chiến dịch tới mức độ như hiện đang bộc lộ.
Nghị quyết TW 4, ban hành ngày 16/01/2012, có viết “một bộ phận không nhỏ đảng viên hư hỏng, thoái hóa, biến chất, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Cuộc vận động được ông Trọng phát động trong hàng ngũ lãnh đạo trung ương để kỷ luật một cán bộ cao cấp, được hiểu về sau này, là nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, ông Dũng được trên 75%, khiến kế hoạch kỷ luật của ông Trọng và những người ủng hộ ông thất bại, và trước micro, trước 200 ủy viên Trung ương, trước hơn 90 triệu người dân, tại hội nghị TƯ 6, ông Trọng uất ức đến phát khóc.
Cái uất ức ấy đã được ông Trương Tấn Sang chuyển thành thông điệp, như nói hộ cho ông "Dứt khoát phải tiến hành thành công. Ðó là mệnh lệnh của nhân dân. Không thể để Nghị quyết Trung ương 4 không thành công, là phụ lòng tin của dân, của Ðảng, là không vì lợi ích của nhân dân, của Tổ quốc. Chúng ta không có con đường nào khác, chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải thành công. Cho dù phải chấp nhận những biện pháp đau đớn cũng phải làm, vì đó là sự sống còn của Ðảng, của chế độ và tương lai tươi sáng của đất nước này".
Đây chính là quyết tâm của Bộ chính trị trên danh nghĩa chống tham nhũng, nhưng được thúc đẩy bằng sự thèm khát rửa hận của ông Trọng và ông Sang cùng những người mà vì lòng tham mê muội, gần cuối, ông Dũng đã biến họ thành kẻ thù.
Cái quyết tâm và nỗi khao khát đó là nền tảng của những kế hoạch được thành hình từ ngày đó, và mục tiêu của nó hướng tới điểm cuối cùng là ông Dũng.
Chính vì vậy mà tất cả những sợi dây liên kết với ông Dũng sẽ lần lượt được bóc tách.
Có thể thấy thế này:
Mũi số 1- Trịnh Xuân Thanh - Vũ Huy Hoàng - Đinh La Thăng - Nguyễn Tấn Dũng.
Mũi số 2 - Vũ Kim Cự - Hoàng Trung Hải - Nguyễn Tấn Dũng.
Mũi số 3- Trầm Bê - Nguyễn Văn Bình - Nguyễn Tấn Dũng.
Cả 3 mũi “giáp công” hiện đang được đồng thời tiến hành, đều dẫn đến ông Dũng và để đòi món nợ “Trung ương 6”.
Còn những mũi khác, chẳng hạn như vụ kỷ luật Bí thư và phó bí thư Hậu Giang đích thân xin Trịnh Xuân Thanh về làm phó chủ tịch tỉnh, vụ kỷ luật bí thư và phó bí thư Bình Định cố tình cơ cấu Nguyễn Minh Triết, con trai út ông Dũng, 24 tuổi, vào Ban chấp hành tỉnh ủy, chỉ là dẹp bỏ vây cánh của ông Dũng tại địa phương. Còn Tỉnh ủy Kiên Giang nữa, Nguyễn Thanh Nghị có lẽ sắp phải nhận công tác khác.
Trong các kết luận của Ủy ban kiểm tra, ông Đinh La Thăng còn được ghi thêm tội tham mưu, đề xuất Thủ tướng cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật. Điều này muốn nói rằng, nếu đề xuất một việc phạm pháp mà chịu kỷ luật, thì người ký duyệt quyết định phi pháp đó không thể không bị kỷ luật. Đây là phần sẽ dành cho ông Dũng, là cánh cửa hé mở tới chỗ ngài nguyên thu tướng.
Tin rò rỉ mới nhất tiết lộ, Ban Bí thư đã quyết định hình thức cảnh cáo đối với ông Thăng. Cảnh cáo là mức kỷ luật nặng thứ hai sau mức khai trừ. Nó mở màn cho các quyết định cách chức hàng loạt chức danh khác. Cùng với Trịnh Xuân Thanh, ông Đinh La Thăng khó thoát được án ngồi tù.
Và nếu ông Vũ Huy Hoàng đã bị kỷ luật cách chức nguyên Bí thư đảng đoàn Bộ Công thương, ông Vũ Kim Cự bị cách các chức nguyên bí thư và nguyên chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh, thì ông Hoàng Trung Hải, ông Nguyễn Tấn Dũng làm sao thoát kỷ luật nguyên Phó Thủ tướng và nguyên Thủ tướng.
Người ta đã thắc mắc và không hiểu cái trò kỷ luật quá khứ, kỷ luật chức vụ không còn giữ nữa là trò chơi gì, ai là tác giả của cái trò quái dị này. Bây giờ mới ngộ ra rằng, đích ngắm của nó là ông Dũng. Ông Dũng sẽ bị cách chức nguyên thủ tướng.
Đây thực chất là cái kỷ luật mà ông Dũng phải chịu từ ngày 15/01/2012, vì thực ra các quyết định kỷ luật ông đã được dự thảo ngay tại hội nghị trung ương 6, nghĩa là kỷ luật thì thuộc quá khứ, nhưng bây giờ mới công bố. Nghĩa là ông Trọng không hề thất bại. Và sự ngạo mạn xuẩn ngốc của ông Dũng phải trả giá. Ông sẽ bị tước hết mọi thứ kể từ ngày đó. Ông đã vênh vênh đi ra khỏi phòng họp, nhưng không phải ông là người thắng cuộc. Ông Dũng phải hiểu như vậy.
Sau khi bị kỷ luật đảng, hồ sơ sẽ được truy cứu tiếp. Tiếp theo là các căn cứ hình sự sẽ được “phát hiện”, và không ai dám chắc, ông Dũng liệu có thoát được một cái án tù 10 năm không, vì một là, những dấu hiệu chứng minh ông Dũng trực tiếp tham nhũng không thiếu, hai là, khi đã truy xét trách nhiệm, thì thiệt hại hàng triệu tỷ đồng của ngân quỹ quốc gia, do nguyên nhân tham nhũng của bộ máy chính phủ, không có vụ tham nhũng nào nằm ngoài trách nhiệm của ông Dũng. Vả lại, đã đến nước cùng, ông Vũ Huy Hoàng và ông Đinh La Thăng cũng sẽ tự tìm cách gỡ tội. Không lẽ chỉ có hai ông này tẩu tán hết 7 tỷ đôla tiền lãi do trượt giá dầu khí những năm 2009-2011.
Nhưng cho đến thời điểm này, người ta có lẽ vẫn chưa xác quyết được kẻ phát hiện ra số tiền 7 tỷ đô nằm nghỉ trong két Tập đoàn dầu khí những năm 2007-2008 là ông Dũng hay ông Vũ Huy Hoàng. Đây là số tiền lãi trời cho chỉ do giá dầu thế giới tăng vọt từ 50 lên xấp xỉ 140 đô la một thùng. Tiền vào két mà không phải chi phí nào phát sinh, thì chỉ cần một động tác kế toán là xong, có thể rút ra một cách an toàn. Ông Dũng vốn chỉ có sẵn lòng tham, chứ nghiệp vụ kế toán, chưa chắc ông biết được gì. Cho nên, nhiều suy đoán cho là kẻ phát hiện được số tiền này và nghĩ ra được cách tẩu tán nó, là ông Vũ Huy Hoàng và ông kế toán trưởng của Bộ Công thương, vì chính hai vị này là chủ quản vốn nhà nước tại PVN.
Nhưng phát hiện ra Đinh La Thăng lại là thiên tài của ông Dũng.
Ông Thăng vừa có kinh nghiệm 7 năm kế toán trưởng siêu Tổng công ty Sông Đà, vừa có kinh nghiệm 5 năm Tổng giám đốc. Vừa biết cách rút tiền, vừa biết lấp liếm bằng sổ sách kế toán.
Theo kế hoạch của ông Thăng, một sự phối hợp nhịp nhàng bắt đầu. Ông Dũng phát hành quyết định quy chế Tập đoàn Đa ngành, cho phép các tập đoàn đầu tư ngoài nghiệp vụ chính. Ông Thăng trình thủ tướng phê duyệt hàng loạt dự án, từ đó cho ra đời hàng loạt Ban Quản lý dự án và một đầu mối quan trọng nhất là Tổng Công ty xây lắp PVC của Trịnh Xuân Thanh. Tiền trong két PVN được rót xuống cho các Ban Quản lý, rồi từ các Ban Quản lý chuyển cho Tổng công ty xây lắp. Tổng công ty xây lắp thành lập hàng loạt công ty thi công xây lắp và các thầu phụ. Tiền từ Tổng công ty xây lắp PVC giải ngân thanh toán cho các công ty thi công và thầu phụ xây lắp. Từ đây, tiền thanh toán cho các công ty ma và các khối lượng xây lắp khống sẽ quay trở lại PVC cho Trịnh Xuân Thanh. Trịnh Xuân Thanh là người trực tiếp phân phối lại cho toàn bộ hệ thống. Như vậy, Trịnh Xuân Thanh là người biết tất cả, ít nhất cũng tới chỗ ông Đinh La Thăng. Từ ông Đinh La Thăng tới ông Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Thanh chắc chắn biết, nhưng biết một cách cụ thể, thì chỉ có ông Thăng và tay hòm chìa khoá của ông Thăng là Vũ Đức Thuận.
Những chuyện tày đình này, ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng tài chính lúc đó có biết không? Có thể khẳng định được rằng là có, vì sau khi ông Thăng được thuyên chuyển về bộ Giao thông, ông Ninh tiếp tục lên phó thủ tướng phụ trách tài chính.
Ngoài những nguồn khác, có thể một trong những người phát hiện ra vụ việc là ông Vương Đình Huệ, lúc đó là Tổng kiểm toán nhà nước.
Điều đáng được nhắc lại là tại đại hội 12, theo tin từ dư luận, để loại ông Dũng ra khỏi Trung ương, ông Trọng và bộ chính trị đã phải nhượng bộ ông Dũng bằng cách chấp nhận cơ cấu ông Nguyễn Văn Bình, ông Đinh La Thăng và ông Hoàng Trung Hải vào bộ chính trị. Vì vậy mới có chuyện lội ngược dòng của 3 ông này mà theo phỏng đoán của dư luận thì phải ra khỏi đảng.
Tuy nhiên, bộ chính trị đã đẩy hai ông Hải và Thăng xuống hai thành phố, với ý định cách ly Ban bí thư, nơi hình thành và sản sinh các quyết định của bộ chính trị, còn ông Bình, sau một thời gian rất lâu không được phân công, cuối cùng, nhận Ban Kinh tế, và sau đó thì được giao đặc trách khu Tây Bắc.
Như vậy, sau kỷ luật của ông Đinh La Thăng, không biết ông Trọng có đi tới tận cùng không, nghĩa là cả ông Hải lẫn ông Bình sẽ ra khỏi bộ chính trị?
Vì chính ông Trọng từng nói, “chống tham nhũng là ta đánh ta”, nghĩa là ông đang làm yếu chính ông, hay đang làm yếu cái đảng cộng sản mà ông đang là người đứng đầu. Hội nghị trung ương 6 đứng trước một khó khăn khó có lời giải thỏa đáng.
Vụ án PVN sắp tới cùng với 12 vụ đại án phải xét xử trong năm nay sẽ còn đưa hàng nghìn đảng viên, kể cả đảng viên cốt cán vào tù, gây ra một tâm lý hoảng loạn, nghi kị nội bộ, chỉ còn lo việc che chắn, lợi dụng cơ hội hại nhau và chiếm chỗ của nhau, cả hệ thống sẽ tê liệt, không còn ai quan tâm tới sản xuất.
Những đảng viên nếu biết làm, thì không thể không biết biển thủ công quỹ và trở thành xấu. Những đảng viên còn tốt, chỉ là những đảng viên không biết làm, tức là những đảng viên vô dụng.
Trước mắt, phải thay bí thư Sài Gòn. Ông Nguyễn Thành Phong nếu lên bí thư, thì ông Tất Thành Cang sẽ lên phó bí thư, chủ tịch thành phố. Phương án này ít tốn kém và ít tổn hại nhất, nhưng cần có sự thoả hiệp giữa ông Phong và ông Cang. Mặc dù cùng có xuất thân “Thanh niên”, nghĩa là cùng thuyền với Lê Thanh Hải trước đây, nhưng ông Phong về Sài Gòn trên danh nghĩa đặc phái viên của ông Trọng, nhằm cùng với ông Võ Văn Thưởng giải giáp ông Lê Thanh Hải, trong khi ông Cang và ông Võ Tiến Sĩ, bí thư Quận 5, là hai nhân vật được coi là con tin của ông Hải nằm lại trong hệ thống mới. Giải pháp cách mạng triệt để sẽ là ông Võ Văn Thưởng bí thư, ông Nguyễn Thành Phong tiếp tục phó bí thư, chủ tịch. Đây là phương án hoàn hảo, Bộ chính trị sẽ nắm hoàn toàn thành phố, loại được mầm cát cứ. Nhưng Ban tuyên giáo, nếu không quay lại cho ông Đinh Thế Huynh thì nguy cơ rơi vào tay ông Trương Minh Tuấn, đúng ý của phái cơ hội bảo thủ, sẽ là một thảm họa cho chế độ, tuyệt đường cải cách.
Nếu phải bầu bổ sung Bộ chính trị lấp vào chỗ cả ba ông Thăng, Hải, Bình, thay bí thư, phó bí thư cho các tỉnh Hậu Giang, Bình Định, và Kiên Giang, có thể cả Lai Châu, cùng với việc đi hay ở của ông Trọng, thì Hội nghị Trung ương 6 sẽ gần như một hội nghị trù bị cho một Đại hội giữa nhiệm kỳ vào đầu hay giữa năm 2018.
Nếu bỏ qua mục đích trả thù cá nhân ông Dũng, khiến ông Trọng phải lao tâm khổ tứ (thực chất là “một công đôi việc”), những diễn biến từ sau đại hội XII cho thấy, ông Trọng và Bộ chính trị có quyết tâm chống tham nhũng rất lớn với tham vọng làm trong sạch đảng, bằng cách đó củng cố vị thế của đảng và bảo vệ sự tồn tại của chế độ.
Cái tâm huyết mà ông dồn vào đấy, một mặt cho thấy ông trong sạch, ông thậm chí kỷ luật ông Cự với máu lạnh, chỉ vì có một tấm ảnh ghi hình ông Cự ghé tai ông như chuyện thầm thì giữa hai kẻ đồng lõa. Nhưng mặt khác chứng tỏ ông là một người giáo điều mụ mẫm. Ông vẫn giữ một đức tin không lay chuyển rằng, tham nhũng có nguồn gốc đạo đức, và chỉ cần cải tạo đạo đức là thủ tiêu được tham nhũng. Đạo đức là sản phẩm của giáo dục, trong khi tham nhũng là thuộc tính bản năng. Bằng giáo dục đạo đức, tham nhũng có thể giảm, nhưng chỉ buông lỏng giáo dục, tham nhũng bùng phát trở lại. Tham nhũng thực chất là ăn cắp. Luật phòng chống tham nhũng định nghĩa: tham nhũng là lợi dụng quyền chức để chiếm đoạt của công. Như vậy chống tham nhũng trước hết là kiểm soát quyền lực. Muốn kiểm soát quyền lực thì Pháp luật phải độc lập. Tư pháp, cảnh sát và tòa án, phải được phi chính trị hoá, không có tính đảng, độc lập với quyền lực chính trị, không chịu sự lãnh đạo của bất cứ đảng phái, hay giáo phái nào. Thứ hai là không để bất cứ tài sản nào là tài sản công. Vì tài sản công với đối tượng nào đó, trong phạm vi nào đó là một thứ tài sản vô chủ, có thể biến được thành của riêng. Đất đai và tài sản trong các doanh nghiệp nhà nước chính là các tài sản công. Như vậy, chống tham nhũng chỉ có hai việc, một là Tam quyền phân lập, tối thiểu là độc lập Tư pháp, hai là tư hữu hoá đất đai và tài sản công.
Muốn chống những kẻ tham nhũng như ông Dũng, thì thứ nhất là cơ quan điều tra phải độc lập với chính phủ và Pháp luật có thể bỏ tù được ông Dũng, thứ hai là không có cái khoản tiền như khoản 7 tỷ đô la tiền xuất khẩu dầu khí, gọi là tiền quốc gia, nhưng thực chất là vô chủ, để ông Dũng và tay chân của ông ta nổi máu tham.
Ông Thăng, ông Dũng và những gì trái lòng người không thể không bị phán xử. Cái phải đến đã đến và sẽ còn đến.
Nhưng một cái tất đến khác, cái tất đến lớn hơn, là một nền Dân chủ đích thực cho dân tộc Việt Nam cũng sẽ đến và thực sự đang đến. Bởi đơn giản là cái độc đảng chuyên chế và cái sở hữu toàn dân là những cái không hợp quy luật tự nhiên và trái lòng người, sẽ tự nó biến mất.
4/28/2017
Hồi tưởng của cựu binh miền Bắc 42 năm sau chiến tranh
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-04-27
Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.
AFP photo
Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh
Cuộc chiến Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư 1975, ngày mà cố thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt nói triệu người vui thì cũng có triệu người buồn.
Nhuộm đỏ đất nước theo XHCN
Hôm nay là ngày 27, chỉ còn 3 hôm nữa là 30 tháng Tư 2017, 42 năm im tiếng súng mà lòng người vẫn chưa yên, là cảm nghĩ từ một số cựu binh từng vượt Trường Sơn gọi là vào giải phóng miền Nam 42 năm trước:
Ngày 27 tháng Tư năm 1975 thì tôi đang công tác ở rừng U Minh Thượng thuộc Long Châu Hà theo cách gọi của phía cộng sản tức là gồm Long Xuyên, Châu Đốc và Hà Tiên. Đến ngày 30 tháng Tư, đơn vị chúng tôi được lệnh tiến ra tiếp quản các cơ sở kinh tài, ngân hàng, ngân khố, kho bạc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Vượt hơn một ngày trời bằng đường bộ và bằng ghe xuồng trên các kênh rạch ở miền Nam, đến đêm ngày 1 tháng Năm tiến vào thị xã Long Xuyên, tiếp quản Ngân Hàng Công Thương cũng như Kho Bạc, Ty Ngân Khố, Sở Nông Nghiệp của tình An Giang lúc đó.
Tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
- Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn
Đó là hồi tưởng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn khi chưa đầy 20 tuổi:
Nhưng mà tôi đã thấy một thành phố phồn thịnh, sầm uất ở miền Nam. Tháng Chín 1975 tôi có dịp lên bệnh viện Chợ Rẫy chữa vết thương trong chiến tranh, được tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường và có nhận thức hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
Càng nhận thức càng thêm ngậm ngùi và tiếc nuối, là tâm trạng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn 42 năm sau, khi quyết định trở thành một người hoạt động cho dân chủ và dân oan ở Hà Nội:
Đi vào miền Nam dưới khẩu hiệu giải phóng, thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, nhưng bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc. Lẽ ra cuộc chiến này không nên có. Đất nước thì cần phải thống nhất nhưng thống nhất bằng con đường hòa bình, thương lượng, đàm phán như tấm gương của Cộng Hòa Liên Bang Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đức thì tốt hơn. Gọi là đi giải phóng miền Nam mà chế độ miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã có đầy đủ những đặc trưng của một xã hội tiến bộ, người dân được tự do làm ăn kinh doanh, một xã hội văn minh. Tiến hành một cuộc chiến để thu hồi nốt miền Nam, để nhuộm đỏ toàn bộ đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ảo vọng, chỉ là một thử nghiệm thì nay cũng đã sụp đổ hết.
Ngày 30 tháng Tư 1975 đã theo đoàn quân 203 vào tiếp quản Sài Gòn, cựu chiến binh Bùi Đình Toàn:
Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội, dân lúc bấy giờ người ta cũng không ưa cộng sản lắm. Nó hay là con người ta sống thoải mái hơn ngoài Bắc. Lúc bấy giờ tôi còn đi thăm một số cô dì chú bác di cư năm 54. Năm 77 tôi lại vào trong ấy một lần nữa thì coi như là một số gia đình đã đi hết, một số nữa đến năm 80 thì cũng đi hết không còn ai.
Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. AFP photo
Ông Bùi Đình Toàn đã làm việc 6 năm tại Công Ty Xổ Số tỉnh Đồng Tháp. Năm 1983, khi xin chuyển về Bắc mà không được chấp thuận, ông bỏ việc trở lại Hà Nội, đi làm trong một số cơ quan ở đây. Đến giờ đã luống tuổi, ông là thợ sửa vá xe đạp tại phố Quán Sứ, Hàng Bông:
Tôi là người Phố Cổ mà cũng là người nhiều đời ở phố này rồi, ngồi sửa xe lặt vặt được hào nào hay hào ấy, năm nay tôi 64 rồi.
Ngày 30 tháng Tư mỗi năm là lúc ông Bùi Đình Toàn cảm thấy buồn cho mình nhất và nhớ thương đồng đội đã ngã gục ở chiến trường hơn bao giờ hết:
Tôi chả có chế độ gì cả mặc dù mình là người lính là người từng cầm súng đi đánh giặc bao năm. Thật ra cái số cũng còn may mắn, đơn vị tôi nhiều người chết lắm, 10 người chết đến 7 mà bao nhiêu trận là tôi thoát chết.
Đáng nhẽ những người lính như tôi và một số đồng đội về là phải có sự ưu đãi nhưng thực tế thì chả có cái gì ưu đãi cả. Những năm tháng còn trẻ thì mình gian khổ trong chiến trường dọc theo các nơi mà thực tế cuộc chiến này cũng chẳng mang lại cái gì cả. Giải phóng rồi cuộc sống cao lên thì nó là là tiến triển chung của xã hội, còn nói chung những người lính như chúng tôi thiệt thòi nhất là những năm tháng trẻ tuổi mà phải đi cầm súng, bao nhiêu người hy sinh bao nhiêu người chết, không tưởng tượng được chiến tranh nó kinh khủng thế nào đâu. Những người bạn của tôi, 50 người, về chỉ còn 3 người.
Theo lời ông Bùi Đình Toàn, chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của bao trai tráng Việt Nam mà còn biến họ thành phế phẩm xã hội như tình cảnh của ông hiện giờ.
Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội.
- Cựu binh Bùi Đình Toàn
Ngày 30 tháng Tư 1975 cựu binh Nguyễn Duy Huân, quê ở Tuyên Quang, đang cùng sư đoàn 308 có mặt tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1977 ông được chuyẻn ngành vể làm công tác báo chí tại Tuyên Quang. Năm 1995, ông bị qui kết chiếm đoạt tài sản nhà nước do cấp trên vu cáo, liên quan đến tuyến đường Tân Trào Tuyên Quang mà Bộ Chính Trị khóa VIII đảng cộng sản khởi xướng để kỷ niệm 105 ngày sinh Hồ Chí Minh và 50 năm ngày thành lập nước:
Tôi chỉ là người làm công mà họ qui kết cho tôi là bao nhiêu vật liệu là tôi chiếm đoạt hết để họ bắt đưa đi tù.
Suốt 21 năm qua, cựu binh Nguyễn Duy Huân đi gỏ cửa nhiều nơi cấp trung ương nhưng vì thấp cổ bé miệng nên cứ bị đẩy từ cơ quan này qua cơ quan khác mà không được giải quyết rốt ráo:
Năm nay là năm thứ 21 rồi, thông qua vụ việc của tôi và một số dân oan khác thì nói thực bây giờ tôi chẳng còn tin gì cái đảng cộng sản này, nó là một đảng ăn cướp chứ không còn là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hợi nữa, nó từ cấp cơ sở đến cấp trung ương rồi. Nói thực qua cuộc chiến đồng đội của tôi hy sinh rất nhiều, biết bao nhiêu người đã chết ở Quảng Trị, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, xương máu của đồng đội tôi đổ xuống sông xuống biển hết, nó chả mang lại ý nghĩa gì cả. Sau khi đã có độc lập tự do rồi những người như chúng tôi, là những người có công, lại trở thành người mất hết không còn gì cả. Trong quá trình 20 năm khiếu kiện ròng rã như thế tôi mới được biết người đi khiếu kiện ở cấp trung ương là rất đông, phải tới 2/3 là những trường hợp gia đình có công với cách mạng đang bị trù dập..
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. AFP photo
Đó là một trong những lý do mà cựu binh Võ Văn Tạo, vốn may mắn được hoàn cảnh học tập và sinh hoạt thuận lợi hơn anh em đồng ngũ khác, không bao giờ muốn vào đảng mà chỉ muốn làm một cây bút phản biện như đang làm:
Năm 1972 tới có mặt tại chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” tôi có mặt 14 tháng trong Quảng Trị. Tóm lại tôi có tham gia cuộc chiến đầy đủ từ lúc trinh sát cho đến lúc kết thúc. Khi về trường đại học tôi đã nghiên cứu về chủ nghĩa Mác với một tư duy phân tích độc lập và một số anh em chúng tôi biết cái đó là sai lầm rồi cho nên là tôi không vào đảng.
Tôi chỉ mong một đất nước Việt Nam làm sao để xứng đáng như hồi chúng tôi bắt đầu hăm hở vượt Trường Sơn đi vào Nam, và sau này tiến lên chủ nghĩa xã hội như đảng và nhà nước tuyên truyền là ưu việt.
Từ năm 75 đến giờ thì đất nước đã vượt qua những giai đoạn tăm tối nhất nhưng so với thế giới thì vẫn tụt hậu. Kinh tế phát triển đã chậm mà xã hội có nhiều bất ổn đẻ ra từ một cơ chế không có đối lập không có đa nguyên không có cạnh tranh chính trị cho nên kết quả không được như chúng tôi mong muốn.
Bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc.
- Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn
Trong mặt trận ở Quảng Trị, chỉ trong một mùa hè mà gần 30.000 người ngã xuống thì tôi cảm thấy như mình mắc nợ anh em, mình còn sống mà để cho đất nước mình như thế này. Cho nên còn một ngày thì tôi còn cố gắng góp ý để cho đất nước mình không tụt hậu, không xa lạ, không dị hợm với nhân loại tiến bộ. Để cho con cháu mình nở mày nở mặt và đồng đội của tôi nằm dưới suối vàng cũng mát lòng mát dạ.
Sau cùng là cựu binh Nguyễn Đức Giang, không đi B tức không vào miền Nam vì còn nhỏ tuổi, nhưng sau này có tham gia trận chiến biên giới phía bắc 1979, nói rằng sau 30 tháng Tư 75 ông đã đủ lớn để nhìn thấy và hiểu biết về miền Nam Việt Nam thông qua những thứ mà các anh chị bộ đợi trở về và mang theo như những chiến lợi phẩm:
Nghe các anh chị bộ đội kể lại trong cuộc chiến thì báo chí, đài, cứ ca ngợi giải phóng miền Nam là giải phóng đồng bào khỏi ách thống trị của Việt Nam Cộng Hòa, của đế quốc Mỹ. Nhưng mà sau khi giải phóng miền Nam xong thì các sĩ quan quân đội từ tiểu đoàn, trung đoàn trưởng là bê ra Bắc nào Tivi, tủ lạnh, quạt, xe máy...Còn lính tráng không được phép mang thì bổ xà phòng ra rồi giấu đồng hồ trong đấy. Một cái đồng hồ hồi ấy mang ra có thể có giá trị hàng cây vàng, bán một cái quạt Sanyo là có thể đổi lấy được một cái nhà ở nông thôn.
Ngoài Bắc sau 75 thì đồ miền Nam mới được xài nhiều chứ ngày xưa làm gì có tivi để xem. Băng nhạc thì nhiều nhà có điều kiện hoặc có bà con trong Nam ra là bắt đầu mang ra những giàn Akai, loa Pioneer, thế là bật nhạc tiền chiến nghe thích lắm. Cũng chỉ nghe nhỏ thôi, nghe to là công an nó đến tịch thu, không cho nghe nhạc vàng.
Tôi thấy cuộc chiến này là anh em đánh nhau, huynh đệ tương tàn chứ chả phải giải phóng miền Nam gì cả. Đến giờ phút này tôi thấy đất nước dưới chế độ cộng sản thì càng ngày dân chúng càng bất bình, nhưng có điều là có người dám lên tiếng và có người không dám lên tiếng.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
2017-04-27
Bộ đội Bắc Việt ở Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1975.
AFP photo
Hồi tưởng của cựu binh Bắc Việt 42 năm sau chiến tranh
Cuộc chiến Việt Nam kết thúc ngày 30 tháng Tư 1975, ngày mà cố thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt nói triệu người vui thì cũng có triệu người buồn.
Nhuộm đỏ đất nước theo XHCN
Hôm nay là ngày 27, chỉ còn 3 hôm nữa là 30 tháng Tư 2017, 42 năm im tiếng súng mà lòng người vẫn chưa yên, là cảm nghĩ từ một số cựu binh từng vượt Trường Sơn gọi là vào giải phóng miền Nam 42 năm trước:
Ngày 27 tháng Tư năm 1975 thì tôi đang công tác ở rừng U Minh Thượng thuộc Long Châu Hà theo cách gọi của phía cộng sản tức là gồm Long Xuyên, Châu Đốc và Hà Tiên. Đến ngày 30 tháng Tư, đơn vị chúng tôi được lệnh tiến ra tiếp quản các cơ sở kinh tài, ngân hàng, ngân khố, kho bạc của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Vượt hơn một ngày trời bằng đường bộ và bằng ghe xuồng trên các kênh rạch ở miền Nam, đến đêm ngày 1 tháng Năm tiến vào thị xã Long Xuyên, tiếp quản Ngân Hàng Công Thương cũng như Kho Bạc, Ty Ngân Khố, Sở Nông Nghiệp của tình An Giang lúc đó.
Tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
- Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn
Đó là hồi tưởng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn khi chưa đầy 20 tuổi:
Nhưng mà tôi đã thấy một thành phố phồn thịnh, sầm uất ở miền Nam. Tháng Chín 1975 tôi có dịp lên bệnh viện Chợ Rẫy chữa vết thương trong chiến tranh, được tiếp xúc với bà con họ hàng thân thuộc đã di cư từ Bắc vào Nam năm 1954 thì tôi chính thức có lập trường và có nhận thức hoàn toàn khác với những gì mà đảng cộng sản và cả hệ thống giáo dục miền Bắc nhồi nhét cho tôi.
Càng nhận thức càng thêm ngậm ngùi và tiếc nuối, là tâm trạng của cựu binh Nguyễn Khắc Toàn 42 năm sau, khi quyết định trở thành một người hoạt động cho dân chủ và dân oan ở Hà Nội:
Đi vào miền Nam dưới khẩu hiệu giải phóng, thống nhất đất nước, chống Mỹ cứu nước, nhưng bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc. Lẽ ra cuộc chiến này không nên có. Đất nước thì cần phải thống nhất nhưng thống nhất bằng con đường hòa bình, thương lượng, đàm phán như tấm gương của Cộng Hòa Liên Bang Đức và Cộng Hòa Dân Chủ Đức thì tốt hơn. Gọi là đi giải phóng miền Nam mà chế độ miền Nam và Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã có đầy đủ những đặc trưng của một xã hội tiến bộ, người dân được tự do làm ăn kinh doanh, một xã hội văn minh. Tiến hành một cuộc chiến để thu hồi nốt miền Nam, để nhuộm đỏ toàn bộ đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Xã hội chủ nghĩa chỉ là một ảo vọng, chỉ là một thử nghiệm thì nay cũng đã sụp đổ hết.
Ngày 30 tháng Tư 1975 đã theo đoàn quân 203 vào tiếp quản Sài Gòn, cựu chiến binh Bùi Đình Toàn:
Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội, dân lúc bấy giờ người ta cũng không ưa cộng sản lắm. Nó hay là con người ta sống thoải mái hơn ngoài Bắc. Lúc bấy giờ tôi còn đi thăm một số cô dì chú bác di cư năm 54. Năm 77 tôi lại vào trong ấy một lần nữa thì coi như là một số gia đình đã đi hết, một số nữa đến năm 80 thì cũng đi hết không còn ai.
Tổng thống Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Sài Gòn, rời dinh tổng thống ngày 30 tháng 4 năm 1975 sau khi tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. AFP photo
Ông Bùi Đình Toàn đã làm việc 6 năm tại Công Ty Xổ Số tỉnh Đồng Tháp. Năm 1983, khi xin chuyển về Bắc mà không được chấp thuận, ông bỏ việc trở lại Hà Nội, đi làm trong một số cơ quan ở đây. Đến giờ đã luống tuổi, ông là thợ sửa vá xe đạp tại phố Quán Sứ, Hàng Bông:
Tôi là người Phố Cổ mà cũng là người nhiều đời ở phố này rồi, ngồi sửa xe lặt vặt được hào nào hay hào ấy, năm nay tôi 64 rồi.
Ngày 30 tháng Tư mỗi năm là lúc ông Bùi Đình Toàn cảm thấy buồn cho mình nhất và nhớ thương đồng đội đã ngã gục ở chiến trường hơn bao giờ hết:
Tôi chả có chế độ gì cả mặc dù mình là người lính là người từng cầm súng đi đánh giặc bao năm. Thật ra cái số cũng còn may mắn, đơn vị tôi nhiều người chết lắm, 10 người chết đến 7 mà bao nhiêu trận là tôi thoát chết.
Đáng nhẽ những người lính như tôi và một số đồng đội về là phải có sự ưu đãi nhưng thực tế thì chả có cái gì ưu đãi cả. Những năm tháng còn trẻ thì mình gian khổ trong chiến trường dọc theo các nơi mà thực tế cuộc chiến này cũng chẳng mang lại cái gì cả. Giải phóng rồi cuộc sống cao lên thì nó là là tiến triển chung của xã hội, còn nói chung những người lính như chúng tôi thiệt thòi nhất là những năm tháng trẻ tuổi mà phải đi cầm súng, bao nhiêu người hy sinh bao nhiêu người chết, không tưởng tượng được chiến tranh nó kinh khủng thế nào đâu. Những người bạn của tôi, 50 người, về chỉ còn 3 người.
Theo lời ông Bùi Đình Toàn, chiến tranh không chỉ cướp đi tuổi thanh xuân đẹp đẽ nhất của bao trai tráng Việt Nam mà còn biến họ thành phế phẩm xã hội như tình cảnh của ông hiện giờ.
Lần đầu tiên vào thành phố Hồ Chí Minh thì rất ngỡ ngàng, rất xa lạ. Phải nói là lối sống của thành phố Hồ Chí Minh nó hay gấp bao lần Hà Nội.
- Cựu binh Bùi Đình Toàn
Ngày 30 tháng Tư 1975 cựu binh Nguyễn Duy Huân, quê ở Tuyên Quang, đang cùng sư đoàn 308 có mặt tại chiến trường Quảng Trị. Năm 1977 ông được chuyẻn ngành vể làm công tác báo chí tại Tuyên Quang. Năm 1995, ông bị qui kết chiếm đoạt tài sản nhà nước do cấp trên vu cáo, liên quan đến tuyến đường Tân Trào Tuyên Quang mà Bộ Chính Trị khóa VIII đảng cộng sản khởi xướng để kỷ niệm 105 ngày sinh Hồ Chí Minh và 50 năm ngày thành lập nước:
Tôi chỉ là người làm công mà họ qui kết cho tôi là bao nhiêu vật liệu là tôi chiếm đoạt hết để họ bắt đưa đi tù.
Suốt 21 năm qua, cựu binh Nguyễn Duy Huân đi gỏ cửa nhiều nơi cấp trung ương nhưng vì thấp cổ bé miệng nên cứ bị đẩy từ cơ quan này qua cơ quan khác mà không được giải quyết rốt ráo:
Năm nay là năm thứ 21 rồi, thông qua vụ việc của tôi và một số dân oan khác thì nói thực bây giờ tôi chẳng còn tin gì cái đảng cộng sản này, nó là một đảng ăn cướp chứ không còn là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hợi nữa, nó từ cấp cơ sở đến cấp trung ương rồi. Nói thực qua cuộc chiến đồng đội của tôi hy sinh rất nhiều, biết bao nhiêu người đã chết ở Quảng Trị, Khe Sanh, Đường 9 Nam Lào, xương máu của đồng đội tôi đổ xuống sông xuống biển hết, nó chả mang lại ý nghĩa gì cả. Sau khi đã có độc lập tự do rồi những người như chúng tôi, là những người có công, lại trở thành người mất hết không còn gì cả. Trong quá trình 20 năm khiếu kiện ròng rã như thế tôi mới được biết người đi khiếu kiện ở cấp trung ương là rất đông, phải tới 2/3 là những trường hợp gia đình có công với cách mạng đang bị trù dập..
Người Sài Gòn di tản hôm 29/4/1975. AFP photo
Đó là một trong những lý do mà cựu binh Võ Văn Tạo, vốn may mắn được hoàn cảnh học tập và sinh hoạt thuận lợi hơn anh em đồng ngũ khác, không bao giờ muốn vào đảng mà chỉ muốn làm một cây bút phản biện như đang làm:
Năm 1972 tới có mặt tại chiến dịch “mùa hè đỏ lửa” tôi có mặt 14 tháng trong Quảng Trị. Tóm lại tôi có tham gia cuộc chiến đầy đủ từ lúc trinh sát cho đến lúc kết thúc. Khi về trường đại học tôi đã nghiên cứu về chủ nghĩa Mác với một tư duy phân tích độc lập và một số anh em chúng tôi biết cái đó là sai lầm rồi cho nên là tôi không vào đảng.
Tôi chỉ mong một đất nước Việt Nam làm sao để xứng đáng như hồi chúng tôi bắt đầu hăm hở vượt Trường Sơn đi vào Nam, và sau này tiến lên chủ nghĩa xã hội như đảng và nhà nước tuyên truyền là ưu việt.
Từ năm 75 đến giờ thì đất nước đã vượt qua những giai đoạn tăm tối nhất nhưng so với thế giới thì vẫn tụt hậu. Kinh tế phát triển đã chậm mà xã hội có nhiều bất ổn đẻ ra từ một cơ chế không có đối lập không có đa nguyên không có cạnh tranh chính trị cho nên kết quả không được như chúng tôi mong muốn.
Bây giờ nhìn lại cuộc chiến đã kết thúc cách đây 42 năm thì rất buồn bởi đó là cái bi kịch lớn của dân tộc.
- Cựu binh Nguyễn Khắc Toàn
Trong mặt trận ở Quảng Trị, chỉ trong một mùa hè mà gần 30.000 người ngã xuống thì tôi cảm thấy như mình mắc nợ anh em, mình còn sống mà để cho đất nước mình như thế này. Cho nên còn một ngày thì tôi còn cố gắng góp ý để cho đất nước mình không tụt hậu, không xa lạ, không dị hợm với nhân loại tiến bộ. Để cho con cháu mình nở mày nở mặt và đồng đội của tôi nằm dưới suối vàng cũng mát lòng mát dạ.
Sau cùng là cựu binh Nguyễn Đức Giang, không đi B tức không vào miền Nam vì còn nhỏ tuổi, nhưng sau này có tham gia trận chiến biên giới phía bắc 1979, nói rằng sau 30 tháng Tư 75 ông đã đủ lớn để nhìn thấy và hiểu biết về miền Nam Việt Nam thông qua những thứ mà các anh chị bộ đợi trở về và mang theo như những chiến lợi phẩm:
Nghe các anh chị bộ đội kể lại trong cuộc chiến thì báo chí, đài, cứ ca ngợi giải phóng miền Nam là giải phóng đồng bào khỏi ách thống trị của Việt Nam Cộng Hòa, của đế quốc Mỹ. Nhưng mà sau khi giải phóng miền Nam xong thì các sĩ quan quân đội từ tiểu đoàn, trung đoàn trưởng là bê ra Bắc nào Tivi, tủ lạnh, quạt, xe máy...Còn lính tráng không được phép mang thì bổ xà phòng ra rồi giấu đồng hồ trong đấy. Một cái đồng hồ hồi ấy mang ra có thể có giá trị hàng cây vàng, bán một cái quạt Sanyo là có thể đổi lấy được một cái nhà ở nông thôn.
Ngoài Bắc sau 75 thì đồ miền Nam mới được xài nhiều chứ ngày xưa làm gì có tivi để xem. Băng nhạc thì nhiều nhà có điều kiện hoặc có bà con trong Nam ra là bắt đầu mang ra những giàn Akai, loa Pioneer, thế là bật nhạc tiền chiến nghe thích lắm. Cũng chỉ nghe nhỏ thôi, nghe to là công an nó đến tịch thu, không cho nghe nhạc vàng.
Tôi thấy cuộc chiến này là anh em đánh nhau, huynh đệ tương tàn chứ chả phải giải phóng miền Nam gì cả. Đến giờ phút này tôi thấy đất nước dưới chế độ cộng sản thì càng ngày dân chúng càng bất bình, nhưng có điều là có người dám lên tiếng và có người không dám lên tiếng.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
4/21/2017
Không chỉ tại Đồng Tâm, còn nhiều “mafia chính trị” đang tung hoành chiếm đất vô tội vạ
Nguồn: Facebook Linh San
4/21/2017
Không phải vô cớ mà những người dân chân lấm tay bùn tại xã Đồng Tâm lại cả gan bắt nhốt nhiều cảnh sát và cán bộ trong vài ngày qua. Miếng cơm manh áo của họ đặt trọn vào mảnh đất ấy, nay lại bị một số cán bộ địa phương o ép buộc thu hồi cho dự án quốc phòng, trong khi đất quốc phòng thực sự thì lại đang bị một nhóm quan chức xã tự ý chia chác sử dụng bất chấp vi phạm pháp luật. Sự bất công ấy không chỉ đang xảy ra ở Đồng Tâm, nó còn hiện diện ở nhiều dự án, công trình do những Tập đoàn lớn đầu tư bằng cách “nuốt trọn” đất của người dân khắp mọi tỉnh thành dưới sự bảo trợ của các một số quan chức địa phương.
Bất cứ nơi nào có sự góp mặt của FLC thì người dân nơi đó rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất đất, mất nhà,
Sự việc tại Đồng Tâm đã bắt đầu từ năm 2014 nhưng mâu thuẫn chỉ thực sự trở nên căng thẳng vào tháng 11/2016, khi Viettel được giao 6,8ha đất tại làng này để thực hiện dự án A1. Diện tích 6,8ha đó là đất nông nghiệp nằm ngoài khu vực 47,68 ha đã bàn giao làm sân bay Miếu Môn nhưng một số cán bộ UBND xã Đồng Tâm lại ngang nhiên lấy đất của dân để giao cho Viettel làm dự án. Bức xúc lên tới tột cùng, người dân xã Đồng Tâm “bùng nổ”.
Tuy nhiên, hiện nay không chỉ dân Đồng Tâm lâm vào cảnh mất đất, người dân nhiều tỉnh thành khác cũng đang gặp tình cảnh tương tự. Hàng loạt sai phạm, coi thường kỷ cương phép nước đã bị vạch trần trong suốt thời gian qua. Điển hình là các dự án của Tập đoàn FLC do Trịnh Văn Quyết đứng đầu. Bất cứ nơi nào có sự góp mặt của FLC thì người dân nơi đó rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất đất, mất nhà,… đặc biệt là tại Thanh Hóa. Bí thư Trịnh Văn Chiến khi còn giữ chức Chủ tịch UBND Thanh Hóa đã sử dụng quyền hạn của mình ban hành các văn bản thu hồi đất để o ép, cưỡng chế buộc dân phải giao đất với giá rẻ bèo, tạo điều kiện cho FLC “cắt xén, phân lô” bán với giá cao gấp 50, 60 lần.
Mới đây tại Thái Bình, Tập đoàn Đại Cường ngang nhiên “cướp” đất canh tác của dân khi bất ngờ dựng rào tôn quây kín 26 ha đất mà chưa đền bù tiền đất cho dân để triển khai Dự án New City Thái Bình. Đây là dự án thương mại, đáng nhẽ chủ đầu tư sẽ tự thỏa thuận đền bù với người dân. Thế nhưng, một số cán bộ UBND tỉnh Thái Bình lại can thiệp đưa ra quyết định buộc người dân phải chấp nhận giao đất và đền bù theo giá của nhà nước. Chính các cán bộ đã “bật đèn xanh” cho chủ đầu tư vi phạm pháp luật, dung túng cho phép doanh nghiệp trắng trợn cướp đất, phục vụ cho lợi ích của một nhóm cá nhân.
Để xây dựng dự án sân golf Yên Dũng, nhiều đồi cây bị chặt phá không thương tiếc.
Trên đây chỉ là vài trường hợp điển hình, nhưng cũng đủ cho thấy mức độ lạm chức lạm quyền của một số quan chức địa phương nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân, bất chấp việc đẩy hàng triệu người dân vào cảnh mất sinh kế. Hệ quả là, chỉ tính riêng năm 2014, Bộ Tài nguyên môi trường đã nhận được 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, trong đó tranh chấp đất đai chiếm hơn 94% đơn tố cáo.
Rõ ràng, không chỉ ở Đồng Tâm, người dân tại nhiều tỉnh thành khắp cả nước cũng đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ các hành vi “đứng trên” hay ngoài luật pháp để tìm kiếm nguồn lợi nhuận riêng thông qua việc hút máu hàng triệu người dân. Nếu không kịp thời xử lý hành vi “tham nhũng đất” của một số cán bộ “làm rầu nồi canh” thì vụ việc tại Đồng Tâm có thể là mồi lửa làm bùng cháy những nỗi bức xúc khác gây hệ quả khôn lường.
4/21/2017
Không phải vô cớ mà những người dân chân lấm tay bùn tại xã Đồng Tâm lại cả gan bắt nhốt nhiều cảnh sát và cán bộ trong vài ngày qua. Miếng cơm manh áo của họ đặt trọn vào mảnh đất ấy, nay lại bị một số cán bộ địa phương o ép buộc thu hồi cho dự án quốc phòng, trong khi đất quốc phòng thực sự thì lại đang bị một nhóm quan chức xã tự ý chia chác sử dụng bất chấp vi phạm pháp luật. Sự bất công ấy không chỉ đang xảy ra ở Đồng Tâm, nó còn hiện diện ở nhiều dự án, công trình do những Tập đoàn lớn đầu tư bằng cách “nuốt trọn” đất của người dân khắp mọi tỉnh thành dưới sự bảo trợ của các một số quan chức địa phương.
Bất cứ nơi nào có sự góp mặt của FLC thì người dân nơi đó rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất đất, mất nhà,
Sự việc tại Đồng Tâm đã bắt đầu từ năm 2014 nhưng mâu thuẫn chỉ thực sự trở nên căng thẳng vào tháng 11/2016, khi Viettel được giao 6,8ha đất tại làng này để thực hiện dự án A1. Diện tích 6,8ha đó là đất nông nghiệp nằm ngoài khu vực 47,68 ha đã bàn giao làm sân bay Miếu Môn nhưng một số cán bộ UBND xã Đồng Tâm lại ngang nhiên lấy đất của dân để giao cho Viettel làm dự án. Bức xúc lên tới tột cùng, người dân xã Đồng Tâm “bùng nổ”.
Tuy nhiên, hiện nay không chỉ dân Đồng Tâm lâm vào cảnh mất đất, người dân nhiều tỉnh thành khác cũng đang gặp tình cảnh tương tự. Hàng loạt sai phạm, coi thường kỷ cương phép nước đã bị vạch trần trong suốt thời gian qua. Điển hình là các dự án của Tập đoàn FLC do Trịnh Văn Quyết đứng đầu. Bất cứ nơi nào có sự góp mặt của FLC thì người dân nơi đó rơi vào cảnh cùng quẫn vì mất đất, mất nhà,… đặc biệt là tại Thanh Hóa. Bí thư Trịnh Văn Chiến khi còn giữ chức Chủ tịch UBND Thanh Hóa đã sử dụng quyền hạn của mình ban hành các văn bản thu hồi đất để o ép, cưỡng chế buộc dân phải giao đất với giá rẻ bèo, tạo điều kiện cho FLC “cắt xén, phân lô” bán với giá cao gấp 50, 60 lần.
Mới đây tại Thái Bình, Tập đoàn Đại Cường ngang nhiên “cướp” đất canh tác của dân khi bất ngờ dựng rào tôn quây kín 26 ha đất mà chưa đền bù tiền đất cho dân để triển khai Dự án New City Thái Bình. Đây là dự án thương mại, đáng nhẽ chủ đầu tư sẽ tự thỏa thuận đền bù với người dân. Thế nhưng, một số cán bộ UBND tỉnh Thái Bình lại can thiệp đưa ra quyết định buộc người dân phải chấp nhận giao đất và đền bù theo giá của nhà nước. Chính các cán bộ đã “bật đèn xanh” cho chủ đầu tư vi phạm pháp luật, dung túng cho phép doanh nghiệp trắng trợn cướp đất, phục vụ cho lợi ích của một nhóm cá nhân.
Dự án New City Thái Bình được công ty cổ phần tập đoàn Đại Cường quây tôn rào kín trong khi người dân chưa nhận tiền đền bù và vẫn đang canh tác.
Không chỉ ở Thái Bình, nhóm lợi ích cũng xuất hiện ngay tại Hà Nội, tiêu biểu là vụ cao ốc 50 tầng tại Quảng Võ do các Tập đoàn T&T và Tân Hoàng Minh đầu tư xây dựng. Sau khi được các cán bộ cá biệt tuồn thông tin sắp sửa có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, các Tập đoàn này chớp thời cơ lập tức tung tin giả cho biết số đất này sẽ được quy hoạch làm triển lãm, nhằm mua lại với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2 từ người dân. Sau khi chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp chính thức ban hành, giá đất lập tức tăng vọt lên 200–300 triệu đồng/m2, nhóm lợi ích hả hê ôm số tiền lợi nhuận khủng kiếm được từ việc lừa gạt người dân.
Không chỉ ở Thái Bình, nhóm lợi ích cũng xuất hiện ngay tại Hà Nội, tiêu biểu là vụ cao ốc 50 tầng tại Quảng Võ do các Tập đoàn T&T và Tân Hoàng Minh đầu tư xây dựng. Sau khi được các cán bộ cá biệt tuồn thông tin sắp sửa có chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp, các Tập đoàn này chớp thời cơ lập tức tung tin giả cho biết số đất này sẽ được quy hoạch làm triển lãm, nhằm mua lại với giá chỉ 21,5 triệu đồng/m2 từ người dân. Sau khi chính sách quy hoạch xây chung cư cao cấp chính thức ban hành, giá đất lập tức tăng vọt lên 200–300 triệu đồng/m2, nhóm lợi ích hả hê ôm số tiền lợi nhuận khủng kiếm được từ việc lừa gạt người dân.
Trong khi người dân nghèo Thanh Hóa đang rơi nước mắt thì ông Trịnh Văn Chiến – Bí thư tỉnh Thanh Hóa và Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vẫn tươi cười sau mỗi dự án được thi công.
Tại Bắc Giang, cuộc sống yên bình của người dân bỗng nhiên bị phá vỡ bởi hàng chục chiếc máy xúc, xe ben ngày đêm gầm rú, san ủi phá tan hoang đất sản xuất, nhà cửa, hoa màu của bà con nông dân để xây dựng dự án sân golf Yên Dũng do Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang làm chủ đầu tư. Tất cả thay đổi đến chóng mặt biến nơi đây thành “đại công trường”, phục vụ lợi ích của một nhóm người trong xã hội. Giống như tại Đồng Tâm, người dân nơi đây cũng rơi vào cảnh khiếu kiện kéo dài, không có hồi kết với chính quyền địa phương vì bị chiếm dụng đất vô lý.
Tại Bắc Giang, cuộc sống yên bình của người dân bỗng nhiên bị phá vỡ bởi hàng chục chiếc máy xúc, xe ben ngày đêm gầm rú, san ủi phá tan hoang đất sản xuất, nhà cửa, hoa màu của bà con nông dân để xây dựng dự án sân golf Yên Dũng do Công ty Cổ phần QNK Bắc Giang làm chủ đầu tư. Tất cả thay đổi đến chóng mặt biến nơi đây thành “đại công trường”, phục vụ lợi ích của một nhóm người trong xã hội. Giống như tại Đồng Tâm, người dân nơi đây cũng rơi vào cảnh khiếu kiện kéo dài, không có hồi kết với chính quyền địa phương vì bị chiếm dụng đất vô lý.
Để xây dựng dự án sân golf Yên Dũng, nhiều đồi cây bị chặt phá không thương tiếc.
Trên đây chỉ là vài trường hợp điển hình, nhưng cũng đủ cho thấy mức độ lạm chức lạm quyền của một số quan chức địa phương nhằm tìm kiếm lợi ích cá nhân, bất chấp việc đẩy hàng triệu người dân vào cảnh mất sinh kế. Hệ quả là, chỉ tính riêng năm 2014, Bộ Tài nguyên môi trường đã nhận được 3.300 đơn thư tố cáo khiếu nại, trong đó tranh chấp đất đai chiếm hơn 94% đơn tố cáo.
Rõ ràng, không chỉ ở Đồng Tâm, người dân tại nhiều tỉnh thành khắp cả nước cũng đang gánh chịu hậu quả nặng nề từ các hành vi “đứng trên” hay ngoài luật pháp để tìm kiếm nguồn lợi nhuận riêng thông qua việc hút máu hàng triệu người dân. Nếu không kịp thời xử lý hành vi “tham nhũng đất” của một số cán bộ “làm rầu nồi canh” thì vụ việc tại Đồng Tâm có thể là mồi lửa làm bùng cháy những nỗi bức xúc khác gây hệ quả khôn lường.
THÁNG TƯ: GỌI TÊN CUỘC CHIẾN
Tran Trung Dao
4/2017
Ngày 23 tháng 3, 2017, Giáo sư Drew Gilpin Faust, Viện trưởng Viện Đại Học Harvard viếng thăm Đại học Fulbright Việt Nam. Nhân dịp này bà đọc một diễn văn tại Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn. Phần khá dài của diễn văn, bà dành để nói về Chiến tranh Việt Nam, nội chiến Hoa Kỳ và hòa giải Nam Bắc Mỹ.
Trong suốt diễn văn bà Drew Faust không hề nhắc đến sự chịu đựng của người dân miền Nam Việt Nam hay nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chính phủ đại diện cho hơn một nửa dân số Việt Nam ngày đó.
Người viết không nghĩ bà dè dặt hay không muốn làm buồn lòng quốc gia chủ nhà. Nhưng giống như một số khá đông các trí thức Mỹ trước đây, sau 44 năm từ khi các đơn vị trực tiếp chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, bà vẫn chưa nhìn sâu được vào bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam trong diễn văn của bà Drew Faust là Cộng Sản Việt Nam.
Bà Drew Faust không hiểu được trên con đường Việt Nam đầy máu nhuộm chạy dài suốt 158 năm, từ khi viên đại bác của Rigault de Genouilly bắn vào Sơn Chà, Đà Nẵng sáng ngày 1 tháng 9, 1859 cho tới hôm nay, nhiều triệu người Việt đã hy sinh vì độc lập tự do dân tộc. Đảng CS là một nhóm rất nhỏ, và chỉ ra đời vào tháng 3, 1930. Cộng Sản thắng chỉ vì họ có mục đích thống trị rõ ràng, dứt khoát, kiên trì và bất chấp mọi phương tiện để hoàn thành mục tiêu đã vạch ra.
Bà Drew Faust là người học nhiều, hiểu rộng. Chắc chắn điều đó đúng. Nhưng nghe một câu chuyện và cảm thông với những nạn nhân trong câu chuyện là một chuyện khác. Ngôn ngữ không diễn tả được hết nỗi đau và đôi mắt thường không thấy được những vỡ nát bên trong một vết thương.
Là một sử gia, bà biết lịch sử được viết bởi kẻ cưỡng đoạt không phải là chính sử. Chính sử vẫn còn sống, vẫn chảy nhưng chỉ được hiểu bằng nhận thức khách quan, tinh tế, chia sẻ với những tầng lớp người đang chịu đựng thay vì đứng về phía giới cầm quyền cai trị.
Một ví dụ về chính sử. Năm 1949 tại Trung Cộng, trong cuộc bỏ phiếu bầu chức vụ Chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Mao tin tưởng tuyệt đối 547 đại biểu sẽ bỏ phiếu cho ông ta. Không, chỉ có 546 người bỏ phiếu thuận, nhà nghiên cứu triết học Zhang Dongsun bỏ phiếu chống lại Mao. Zhang Dongsun bị đày đọa và chết trong tù nhưng lịch sử Trung Hoa ngày sau sẽ nhớ đến ông như một người viết chính sử Trung Hoa.
Việt Nam cũng thế. Chính sử vẫn đang được viết không phải từ những người đang đón tiếp bà mà bằng những người đang ngồi trong tù, đang bị hành hạ, đày ải, trấn áp dưới nhiều hình thức. Khát vọng độc lập, tự do, từ những ngày đầu tháng 9, 1859 ở Cẩm Lệ, Quảng Nam, nơi máu của Đô Thống Lê Đình Lý chảy xuống để bảo vệ thành Đà Nẵng cho đến hôm nay, vẫn cùng một dòng và chưa hề gián đoạn.
Nhân dịp tháng Tư năm 2017, người viết xin phân tích một số định nghĩa về nội dung của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Bài này tổng hợp một số bài ngắn của người viết đã phổ biến trên Facebook trước đây.
Chiến tranh Việt Nam là Chiến tranh Ủy nhiệm (Proxy War)?
Chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) là cuộc chiến tranh mà các quốc gia bên ngoài, thường là cường quốc, không tham gia trực tiếp cuộc chiến nhưng qua hình thức cung cấp võ khí, tài chánh cho các phe cánh, lực lượng trong quốc gia đó đánh nhau vì quyền lợi riêng của các phe nhóm này nhưng cũng tương hợp với quyền lợi của nước bên ngoài.
Chiến tranh đang diễn ra tại Syria thường được báo chí gọi là chiến tranh ủy nhiệm. Mỹ, Nga, Iran, Thổ, Anh, Pháp, Saudi Arabia và Qatar góp phần tàn phá Syria khi yểm trợ cho các phe nhóm, nhiều khi bất cần hành vi khủng bố của các phe nhóm này, để tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên của vùng Trung Đông.
Không ít báo chí quốc tế và nhà nghiên cứu Chiến tranh Lạnh gọi chiến tranh Việt Nam trước khi Mỹ đổ bộ vào tháng Năm, 1965, là chiến tranh ủy nhiệm, trong đó Trung Cộng, Liên Xô một bên, Mỹ và đồng minh một bên.
Định nghĩa chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ủy nhiệm chỉ đúng khi nhìn cuộc chiến từ quan điểm đế quốc dù là Mỹ, Liên Xô hay Trung Cộng chứ không phải từ vết thương, từ vị trí của nạn nhân buộc phải chiến đấu để sống còn như dân và quân miền Nam Việt Nam.
Như có lần người viết dẫn chứng, một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được.
Không ai “ủy nhiệm” anh lính Nghĩa Quân cả. Anh không bảo vệ chiếc cầu giùm cho Mỹ mà cho chính anh và bà con trong thôn xóm của anh. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng to lớn bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó.
Trong phần lớn chiều dài của cuộc chiến, quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á và quyền lợi của VNCH tương hợp. VNCH đã nhận hầu hết viện trợ quân sự của Mỹ kể cả nhân lực nhưng không đánh thuê cho Mỹ như CS tuyên truyền.
Sau Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 và Hiệp Định Paris năm 1973, chính sách của Mỹ tại Đông Nam Á thay đổi, quyền lợi VNCH và Mỹ do đó không còn tương hợp nữa. Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ quân sự quá chênh lệch so với nguồn viện trợ quân sự CSVN nhận từ Liên Xô, Trung Cộng và phong trào CS Quốc Tế.
Cho dù cạn kiệt nguồn cung cấp, quân và dân VNCH vẫn chiến đấu và hy sinh cho tự do của họ, không phải chỉ sau Hiệp định Paris 1973, không phải đến ngày 30-4-1975 mà cả sau 30-4-1975, hôm nay và cho đến khi chế độ CS còn hiện diện tại Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam là Nội chiến (Civil War)?
Nhiều người chỉ nhìn vào mái tóc, màu da, khuôn mặt, chủng tộc, dòng máu và kết luận chiến tranh Việt Nam là nội chiến. Thật ra, mái tóc, màu da, khuôn mặt, dòng máu chỉ là hình thức.
Thế nào là nội chiến?
Theo các định nghĩa chính trị học, Nội chiến (Civil War) là cuộc chiến tranh giữa hai thành phần có tổ chức trong cùng một quốc gia vốn trước đó thống nhất, mục đích của một bên là chiếm đoạt bên kia để hoàn thành ý định chinh phục lãnh thổ hay thay đổi chính sách nhưng không thay đổi thể chế.
Theo định nghĩa này, chiến tranh Nam-Bắc Mỹ là nội chiến, hoặc xung đột võ trang giữa chính phủ da trắng và Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) gọi tắt là ANC chống chính sách Phân biệt Chủng tộc tại Nam Phi là nội chiến.
Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của TT Abraham Lincoln thắng cuộc nội chiến Mỹ nhưng chỉ thay đổi chính sách nô lệ, trong lúc cơ chế chính trị và chính phủ cấp tiểu bang gần như không thay đổi nhiều.
Tại Nam Phi cũng vậy. Sau cuộc đấu tranh dài dưới nhiều hình thức, cuối cùng ANC đã thắng nhưng cũng chỉ hủy bỏ chính sách Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid) tại Nam Phi nhưng không xóa bỏ chế độ Cộng Hòa hay nền kinh tế thị trường. Không chỉ cựu Tổng thống de Klerk trở thành cố vấn của TT Nelson Madela mà nhiều viên chức trong chính phủ của de Klerk, các tư lịnh quân binh chủng, lực lượng cảnh sát quốc gia đều tiếp tục nhiệm vụ của họ.
Sau Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam Cộng Hòa không có ý định chiếm đoạt lãnh thổ miền Bắc hay lật đổ cơ chế CS miền Bắc. Chính phủ và nhân dân VNCH hoàn toàn không muốn chiến tranh. Sau một trăm năm chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ dưới ách thực dân, mục đích trước mắt của nhân dân miền Nam là có được cơm no, áo ấm, có được cuộc sống tự do và xây dựng miền Nam thành một nước cộng hòa hiện đại.
Giấc mơ tươi đẹp của nhân dân miền Nam đã bị ý thức hệ CS với vũ khí của Liên Xô, Trung Cộng tàn phá vào buổi sáng 30-4-1975.
Sau khi VNCH bị cưỡng chiếm, đảng CSVN không phải chỉ thay đổi về chính sách như trường hợp Mỹ hay Nam Phi mà thay đổi toàn bộ cơ chế. Nói theo lý luận CS đó là sự thay đổi tận gốc rễ từ thượng tầng kiến trúc chính trị đến hạ tầng cơ sở kinh tế bằng các phương pháp dã man không thua kém Mao, Stalin.
Do đó, gọi chiến tranh Việt Nam là nội chiến chỉ đúng về hình thức, nội dung vẫn là chiến tranh của các chính phủ và nhân dân miền Nam chống ý thức hệ CS xâm lược.
Chiến tranh Việt Nam là “Chiến tranh chống Mỹ Cứu Nước”?
Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Hai, 1950 đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Theo William J. Duiker trong Ho Chi Minh: A Life, Stalin nói với Hồ Chí Minh tại Moscow “Từ bây giờ về sau, các đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Liên Xô, đặc biệt hiện nay sau thời kỳ chiến tranh, thặng dư của chúng tôi còn rất nhiều, và chúng tôi sẽ chuyển đến các đồng chí qua ngả Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện thiên nhiên, chính yếu vẫn là Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu chúng tôi sẽ cung cấp.” Sau đó tới phiên Mao, y cũng lần nữa xác định với Hồ “Bất cứ những gì Trung Quốc có mà Viêt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp.”
Theo Trương Quảng Hoa trong Hồi ký của những người trong cuộc, Hồ Chí Minh thưa với Mao trên xe lửa từ Liên Xô về Trung Cộng “Mao Chủ tịch, Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.”
CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng, không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn mặc, cách chào hỏi. Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm Điện Biên Phủ.
Sau xung đột Eo Biển Đài Loan, và trầm trọng hơn, sau chiến tranh Triều Tiên với gần 400 ngàn quân Trung Cộng bị giết, trong số đó có Mao Ngạn Anh (Mao Anying), con trai trưởng và gần gũi nhất của Mao, từ đó kẻ thù lớn nhất của Mao Trạch Đông là Mỹ. Mao chỉ thị toàn bộ bộ máy tuyên truyền tại Trung Cộng phải chống Mỹ bằng mọi giá. Chống Mỹ từ xa, chống Mỹ ở gần, chống Mỹ trong lý luận, chống Mỹ trong thực tế, chống Mỹ khi có mặt Mỹ và chống Mỹ khi không có mặt Mỹ.
Tuân lệnh Mao, trong Hội nghị Lần thứ Sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.”
Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” được thai nghén từ quan điểm và thời điểm này.
Nhưng “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” phải hiểu là nước Tàu chứ không phải nước Việt, lý do trong thời điểm này chưa có một người lính hay một cố vấn Mỹ nào ở Việt Nam. Hôm đó, ngay cả Hiệp định Geneva 1954 cũng còn chưa ký.
Với chỉ thị của Mao và kiên trì với mục đích CS hóa Việt Nam đề ra từ 1930, vào tháng 5, 1959, Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động sau khi biết rằng việc chiếm miền Nam bằng phương tiện chính trị không thành, đã quyết định đánh chiếm miền Nam bằng võ lực dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” như Hồ Chí Minh đã nói. Gần hết đồng bào miền Bắc bị đảng lừa vào cuộc chiến “giải phóng dân tộc” và hàng triệu người đã uống phải viên thuốc độc bọc đường “chống Mỹ cứu nước” nên bỏ thây trên khắp hai miền.
Lý luận chính phủ VNCH không thực thi “thống nhất đất nước” theo tinh thần Hiệp định Geneva chỉ là cái cớ tuyên truyền.
Thực tế chính trị thế giới của giai đoạn sau Thế Chiến thứ Hai là thực tế phân cực và sự chọn lựa của thời đại là chọn lựa giữa ý thức hệ Quốc gia và Cộng sản. Không chỉ các quốc gia bị phân chia như Nam Hàn, Tây Đức mà cả các quốc gia không bị phân chia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… cũng chọn thế đứng dân chủ Tây Phương để làm bàn đạp phát triển đất nước.
Giả sử, nếu có bầu cử để “thống nhất đất nước” và đảng CS thua, liệu họ sẽ giải nhiệm các cấp chính trị viên và sáp nhập vào quân đội quốc gia, giải tán bộ máy công an chìm nổi, đóng cửa các cơ quan tuyên truyền, từ chức khỏi tất cả chức vụ điều hành đất nước? Trừ phi mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông điều đó không bao giờ xảy ra.
“Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng…”
Câu ca dao quen thuộc mà ai cũng biết. Đó là chưa kể đến mây xám, mây đen, mây hồng, mây tím trong thơ và nhạc. Nhưng mây màu gì? Mây thực sự chỉ là màu trắng. Màu mây thay đổi do ánh nắng mặt trời tùy theo mỗi khoảnh khắc trong ngày.
Cuộc chiến Việt Nam cũng vậy. Tên gọi của cuộc chiến khác nhau tùy theo quan điểm, góc nhìn, quyền lợi và mục đích, nhưng với nhân dân miền Nam Việt Nam, đó chỉ là cuộc chiến tự vệ của những người Việt yêu tự do dân chủ chống lại ý thức hệ CS độc tài toàn trị xâm lược.
Không thấy rõ bản chất xâm lược của ý thức hệ CS sẽ khó có thể chọn con đường đúng để phục hưng Việt Nam.
Trần Trung Đạo
Trong suốt diễn văn bà Drew Faust không hề nhắc đến sự chịu đựng của người dân miền Nam Việt Nam hay nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), chính phủ đại diện cho hơn một nửa dân số Việt Nam ngày đó.
Người viết không nghĩ bà dè dặt hay không muốn làm buồn lòng quốc gia chủ nhà. Nhưng giống như một số khá đông các trí thức Mỹ trước đây, sau 44 năm từ khi các đơn vị trực tiếp chiến đấu Mỹ rút khỏi Việt Nam vào tháng Ba năm 1973, bà vẫn chưa nhìn sâu được vào bản chất của cuộc Chiến tranh Việt Nam.
Việt Nam trong diễn văn của bà Drew Faust là Cộng Sản Việt Nam.
Bà Drew Faust không hiểu được trên con đường Việt Nam đầy máu nhuộm chạy dài suốt 158 năm, từ khi viên đại bác của Rigault de Genouilly bắn vào Sơn Chà, Đà Nẵng sáng ngày 1 tháng 9, 1859 cho tới hôm nay, nhiều triệu người Việt đã hy sinh vì độc lập tự do dân tộc. Đảng CS là một nhóm rất nhỏ, và chỉ ra đời vào tháng 3, 1930. Cộng Sản thắng chỉ vì họ có mục đích thống trị rõ ràng, dứt khoát, kiên trì và bất chấp mọi phương tiện để hoàn thành mục tiêu đã vạch ra.
Bà Drew Faust là người học nhiều, hiểu rộng. Chắc chắn điều đó đúng. Nhưng nghe một câu chuyện và cảm thông với những nạn nhân trong câu chuyện là một chuyện khác. Ngôn ngữ không diễn tả được hết nỗi đau và đôi mắt thường không thấy được những vỡ nát bên trong một vết thương.
Là một sử gia, bà biết lịch sử được viết bởi kẻ cưỡng đoạt không phải là chính sử. Chính sử vẫn còn sống, vẫn chảy nhưng chỉ được hiểu bằng nhận thức khách quan, tinh tế, chia sẻ với những tầng lớp người đang chịu đựng thay vì đứng về phía giới cầm quyền cai trị.
Một ví dụ về chính sử. Năm 1949 tại Trung Cộng, trong cuộc bỏ phiếu bầu chức vụ Chủ tịch Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Mao tin tưởng tuyệt đối 547 đại biểu sẽ bỏ phiếu cho ông ta. Không, chỉ có 546 người bỏ phiếu thuận, nhà nghiên cứu triết học Zhang Dongsun bỏ phiếu chống lại Mao. Zhang Dongsun bị đày đọa và chết trong tù nhưng lịch sử Trung Hoa ngày sau sẽ nhớ đến ông như một người viết chính sử Trung Hoa.
Việt Nam cũng thế. Chính sử vẫn đang được viết không phải từ những người đang đón tiếp bà mà bằng những người đang ngồi trong tù, đang bị hành hạ, đày ải, trấn áp dưới nhiều hình thức. Khát vọng độc lập, tự do, từ những ngày đầu tháng 9, 1859 ở Cẩm Lệ, Quảng Nam, nơi máu của Đô Thống Lê Đình Lý chảy xuống để bảo vệ thành Đà Nẵng cho đến hôm nay, vẫn cùng một dòng và chưa hề gián đoạn.
Nhân dịp tháng Tư năm 2017, người viết xin phân tích một số định nghĩa về nội dung của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Bài này tổng hợp một số bài ngắn của người viết đã phổ biến trên Facebook trước đây.
Chiến tranh Việt Nam là Chiến tranh Ủy nhiệm (Proxy War)?
Chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War) là cuộc chiến tranh mà các quốc gia bên ngoài, thường là cường quốc, không tham gia trực tiếp cuộc chiến nhưng qua hình thức cung cấp võ khí, tài chánh cho các phe cánh, lực lượng trong quốc gia đó đánh nhau vì quyền lợi riêng của các phe nhóm này nhưng cũng tương hợp với quyền lợi của nước bên ngoài.
Chiến tranh đang diễn ra tại Syria thường được báo chí gọi là chiến tranh ủy nhiệm. Mỹ, Nga, Iran, Thổ, Anh, Pháp, Saudi Arabia và Qatar góp phần tàn phá Syria khi yểm trợ cho các phe nhóm, nhiều khi bất cần hành vi khủng bố của các phe nhóm này, để tranh giành ảnh hưởng và tài nguyên của vùng Trung Đông.
Không ít báo chí quốc tế và nhà nghiên cứu Chiến tranh Lạnh gọi chiến tranh Việt Nam trước khi Mỹ đổ bộ vào tháng Năm, 1965, là chiến tranh ủy nhiệm, trong đó Trung Cộng, Liên Xô một bên, Mỹ và đồng minh một bên.
Định nghĩa chiến tranh Việt Nam là chiến tranh ủy nhiệm chỉ đúng khi nhìn cuộc chiến từ quan điểm đế quốc dù là Mỹ, Liên Xô hay Trung Cộng chứ không phải từ vết thương, từ vị trí của nạn nhân buộc phải chiến đấu để sống còn như dân và quân miền Nam Việt Nam.
Như có lần người viết dẫn chứng, một người lính nghĩa quân gác chiếc cầu ở đầu làng để mấy anh du kích khỏi về giựt sập cũng là một biểu hiện hùng hồn của lý tưởng tự do và chủ quyền. Chiếc cầu là huyết mạch kinh tế của làng, là trục giao thông chính của làng, là vẻ đẹp của làng, và bảo vệ chiếc cầu là nhiệm vụ sống còn mà người lính nghĩa quân phải làm cho bằng được.
Không ai “ủy nhiệm” anh lính Nghĩa Quân cả. Anh không bảo vệ chiếc cầu giùm cho Mỹ mà cho chính anh và bà con trong thôn xóm của anh. Lý tưởng tự do của một dân tộc dù thiêng liêng to lớn bao nhiêu cũng bắt nguồn từ những hình ảnh nhỏ nhoi nhưng đầy ý nghĩa đó.
Trong phần lớn chiều dài của cuộc chiến, quyền lợi của Mỹ ở Đông Nam Á và quyền lợi của VNCH tương hợp. VNCH đã nhận hầu hết viện trợ quân sự của Mỹ kể cả nhân lực nhưng không đánh thuê cho Mỹ như CS tuyên truyền.
Sau Thông Cáo Chung Thượng Hải năm 1972 và Hiệp Định Paris năm 1973, chính sách của Mỹ tại Đông Nam Á thay đổi, quyền lợi VNCH và Mỹ do đó không còn tương hợp nữa. Mỹ rút quân và cắt giảm viện trợ quân sự quá chênh lệch so với nguồn viện trợ quân sự CSVN nhận từ Liên Xô, Trung Cộng và phong trào CS Quốc Tế.
Cho dù cạn kiệt nguồn cung cấp, quân và dân VNCH vẫn chiến đấu và hy sinh cho tự do của họ, không phải chỉ sau Hiệp định Paris 1973, không phải đến ngày 30-4-1975 mà cả sau 30-4-1975, hôm nay và cho đến khi chế độ CS còn hiện diện tại Việt Nam.
Chiến tranh Việt Nam là Nội chiến (Civil War)?
Nhiều người chỉ nhìn vào mái tóc, màu da, khuôn mặt, chủng tộc, dòng máu và kết luận chiến tranh Việt Nam là nội chiến. Thật ra, mái tóc, màu da, khuôn mặt, dòng máu chỉ là hình thức.
Thế nào là nội chiến?
Theo các định nghĩa chính trị học, Nội chiến (Civil War) là cuộc chiến tranh giữa hai thành phần có tổ chức trong cùng một quốc gia vốn trước đó thống nhất, mục đích của một bên là chiếm đoạt bên kia để hoàn thành ý định chinh phục lãnh thổ hay thay đổi chính sách nhưng không thay đổi thể chế.
Theo định nghĩa này, chiến tranh Nam-Bắc Mỹ là nội chiến, hoặc xung đột võ trang giữa chính phủ da trắng và Nghị Hội Toàn Quốc Nam Phi (African National Congress) gọi tắt là ANC chống chính sách Phân biệt Chủng tộc tại Nam Phi là nội chiến.
Bắc Mỹ dưới sự lãnh đạo của TT Abraham Lincoln thắng cuộc nội chiến Mỹ nhưng chỉ thay đổi chính sách nô lệ, trong lúc cơ chế chính trị và chính phủ cấp tiểu bang gần như không thay đổi nhiều.
Tại Nam Phi cũng vậy. Sau cuộc đấu tranh dài dưới nhiều hình thức, cuối cùng ANC đã thắng nhưng cũng chỉ hủy bỏ chính sách Phân Biệt Chủng Tộc (Apartheid) tại Nam Phi nhưng không xóa bỏ chế độ Cộng Hòa hay nền kinh tế thị trường. Không chỉ cựu Tổng thống de Klerk trở thành cố vấn của TT Nelson Madela mà nhiều viên chức trong chính phủ của de Klerk, các tư lịnh quân binh chủng, lực lượng cảnh sát quốc gia đều tiếp tục nhiệm vụ của họ.
Sau Hiệp định Geneva 1954, Việt Nam Cộng Hòa không có ý định chiếm đoạt lãnh thổ miền Bắc hay lật đổ cơ chế CS miền Bắc. Chính phủ và nhân dân VNCH hoàn toàn không muốn chiến tranh. Sau một trăm năm chịu đựng không biết bao nhiêu đau khổ dưới ách thực dân, mục đích trước mắt của nhân dân miền Nam là có được cơm no, áo ấm, có được cuộc sống tự do và xây dựng miền Nam thành một nước cộng hòa hiện đại.
Giấc mơ tươi đẹp của nhân dân miền Nam đã bị ý thức hệ CS với vũ khí của Liên Xô, Trung Cộng tàn phá vào buổi sáng 30-4-1975.
Sau khi VNCH bị cưỡng chiếm, đảng CSVN không phải chỉ thay đổi về chính sách như trường hợp Mỹ hay Nam Phi mà thay đổi toàn bộ cơ chế. Nói theo lý luận CS đó là sự thay đổi tận gốc rễ từ thượng tầng kiến trúc chính trị đến hạ tầng cơ sở kinh tế bằng các phương pháp dã man không thua kém Mao, Stalin.
Do đó, gọi chiến tranh Việt Nam là nội chiến chỉ đúng về hình thức, nội dung vẫn là chiến tranh của các chính phủ và nhân dân miền Nam chống ý thức hệ CS xâm lược.
Chiến tranh Việt Nam là “Chiến tranh chống Mỹ Cứu Nước”?
Stalin, trong buổi họp với Mao và Hồ Chí Minh tại Moscow giữa tháng Hai, 1950 đã phó thác sinh mạng CSVN vào tay Trung Cộng. Theo William J. Duiker trong Ho Chi Minh: A Life, Stalin nói với Hồ Chí Minh tại Moscow “Từ bây giờ về sau, các đồng chí có thể tin tưởng vào sự giúp đỡ của Liên Xô, đặc biệt hiện nay sau thời kỳ chiến tranh, thặng dư của chúng tôi còn rất nhiều, và chúng tôi sẽ chuyển đến các đồng chí qua ngả Trung Quốc. Tuy nhiên vì điều kiện thiên nhiên, chính yếu vẫn là Trung Quốc sẽ giúp đỡ các đồng chí. Những gì Trung Quốc thiếu chúng tôi sẽ cung cấp.” Sau đó tới phiên Mao, y cũng lần nữa xác định với Hồ “Bất cứ những gì Trung Quốc có mà Viêt Nam cần, chúng tôi sẽ cung cấp.”
Theo Trương Quảng Hoa trong Hồi ký của những người trong cuộc, Hồ Chí Minh thưa với Mao trên xe lửa từ Liên Xô về Trung Cộng “Mao Chủ tịch, Stalin không chuẩn bị viện trợ trực tiếp cho chúng tôi, cũng không ký hiệp ước với chúng tôi, cuộc chiến tranh chống Pháp từ nay về sau chỉ có thể dựa vào viện trợ của Trung Quốc.”
CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng, không chỉ phương tiện chiến tranh, kinh tế, quốc phòng, hệ ý thức, cơ sở lý luận mà cả cách nói, cách ăn mặc, cách chào hỏi. Mao gần như đơn phương quyết định mọi hoạt động quân sự của Việt Minh kể cả việc chọn ngày, chọn tháng cần phải chiếm Điện Biên Phủ.
Sau xung đột Eo Biển Đài Loan, và trầm trọng hơn, sau chiến tranh Triều Tiên với gần 400 ngàn quân Trung Cộng bị giết, trong số đó có Mao Ngạn Anh (Mao Anying), con trai trưởng và gần gũi nhất của Mao, từ đó kẻ thù lớn nhất của Mao Trạch Đông là Mỹ. Mao chỉ thị toàn bộ bộ máy tuyên truyền tại Trung Cộng phải chống Mỹ bằng mọi giá. Chống Mỹ từ xa, chống Mỹ ở gần, chống Mỹ trong lý luận, chống Mỹ trong thực tế, chống Mỹ khi có mặt Mỹ và chống Mỹ khi không có mặt Mỹ.
Tuân lệnh Mao, trong Hội nghị Lần thứ Sáu của Trung ương Đảng CSVN từ ngày 15 đến 17 tháng 7 năm 1954, Hồ Chí Minh và Bộ chính trị đảng CSVN đã nghĩ đến chuyện đánh Mỹ: “Hiện nay đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân thế giới và nó đang trở thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Đông Dương, cho nên mọi việc của ta đều nhằm chống đế quốc Mỹ.”
Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” được thai nghén từ quan điểm và thời điểm này.
Nhưng “nước” trong khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước” phải hiểu là nước Tàu chứ không phải nước Việt, lý do trong thời điểm này chưa có một người lính hay một cố vấn Mỹ nào ở Việt Nam. Hôm đó, ngay cả Hiệp định Geneva 1954 cũng còn chưa ký.
Với chỉ thị của Mao và kiên trì với mục đích CS hóa Việt Nam đề ra từ 1930, vào tháng 5, 1959, Ban Chấp hành Trung ương đảng Lao Động sau khi biết rằng việc chiếm miền Nam bằng phương tiện chính trị không thành, đã quyết định đánh chiếm miền Nam bằng võ lực dù phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” như Hồ Chí Minh đã nói. Gần hết đồng bào miền Bắc bị đảng lừa vào cuộc chiến “giải phóng dân tộc” và hàng triệu người đã uống phải viên thuốc độc bọc đường “chống Mỹ cứu nước” nên bỏ thây trên khắp hai miền.
Lý luận chính phủ VNCH không thực thi “thống nhất đất nước” theo tinh thần Hiệp định Geneva chỉ là cái cớ tuyên truyền.
Thực tế chính trị thế giới của giai đoạn sau Thế Chiến thứ Hai là thực tế phân cực và sự chọn lựa của thời đại là chọn lựa giữa ý thức hệ Quốc gia và Cộng sản. Không chỉ các quốc gia bị phân chia như Nam Hàn, Tây Đức mà cả các quốc gia không bị phân chia như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ v.v… cũng chọn thế đứng dân chủ Tây Phương để làm bàn đạp phát triển đất nước.
Giả sử, nếu có bầu cử để “thống nhất đất nước” và đảng CS thua, liệu họ sẽ giải nhiệm các cấp chính trị viên và sáp nhập vào quân đội quốc gia, giải tán bộ máy công an chìm nổi, đóng cửa các cơ quan tuyên truyền, từ chức khỏi tất cả chức vụ điều hành đất nước? Trừ phi mặt trời mọc ở hướng tây và lặn ở hướng đông điều đó không bao giờ xảy ra.
“Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng…”
Câu ca dao quen thuộc mà ai cũng biết. Đó là chưa kể đến mây xám, mây đen, mây hồng, mây tím trong thơ và nhạc. Nhưng mây màu gì? Mây thực sự chỉ là màu trắng. Màu mây thay đổi do ánh nắng mặt trời tùy theo mỗi khoảnh khắc trong ngày.
Cuộc chiến Việt Nam cũng vậy. Tên gọi của cuộc chiến khác nhau tùy theo quan điểm, góc nhìn, quyền lợi và mục đích, nhưng với nhân dân miền Nam Việt Nam, đó chỉ là cuộc chiến tự vệ của những người Việt yêu tự do dân chủ chống lại ý thức hệ CS độc tài toàn trị xâm lược.
Không thấy rõ bản chất xâm lược của ý thức hệ CS sẽ khó có thể chọn con đường đúng để phục hưng Việt Nam.
Trần Trung Đạo
4/19/2017
Giải mã chiến thuật ba bước của ngoại giao Trung Quốc
BBC
4/18/2017
4/18/2017
Dân Trung Quốc 'bộc phát' phản đối siêu thị Lotte của Hàn Quốc vì vụ triển khai hệ thống THAAD
Trung Quốc tiếp tục phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao THAAD ở Hàn Quốc trong khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đang đến vùng Đông Bắc Á nhằm răn đe Bắc Hàn.
Nhưng cách xử lý cuộc khủng hoảng mà tác giả Niall Ferguson (Sunday Times 16/04/2017) gọi là 'của chính Trung Quốc", cũng làm lộ ra những chiêu thức Bắc Kinh đã áp dụng trong ngoại giao khu vực.
Grant Newsham, trong bài 'The Real Reason China Is Desperate to Stop THAAD' (National Interest, 25/03/2017 ) nêu ra mô thức hành xử quen thuộc (familiar Chinese modus operandi) của Trung Quốc.
Đây là cách Trung Quốc làm gần đây nhất nhắm vào Hàn Quốc giống như đã làm với Nhật Bản, Đài Loan và Philippines trước đây.
Sự kiện nhỏ - thách thức lớn
Về cơ bản, theo tác giả, mục tiêu của Trung Quốc là làm lung lay các cam kết của Hoa Kỳ trợ giúp đồng minh có hiệp ước hoặc đối tác trong vùng thông qua các bước đi nhỏ, cụ thể, tưởng như không có liên quan gì đến nhau.
Ông Grant Newsham mô tả rằng trong vụ gây sức ép lên Seoul, Bắc Kinh đã:
quan hệ với Hoa Kỳ không đáng cái giá phải trả về kinh tế và an ninh nếu làm xúc phạm Cộng hòa Nhân dân Trung HoaLời nhắn từ Trung Quốc
1. Chọn cách đánh vào một hành động bị Trung Quốc coi là mang tính tấn công - vụ triển khai tên lửa THAAD - dù Hoa Kỳ nói nó chỉ nhằm ngăn chặn tên lửa Bắc Hàn.
2. Đe dọa liên tiếp và gây thiệt hại về kinh tế: cấm tập đoàn Lotte, xóa tour du lịch và chặn mua bán hàng Hàn Quốc trên mạng.
3. Chối bỏ thẳng thừng rằng sự việc có chỉ đạo mà nói phản ứng chính đáng chỉ đến từ người dân Trung Quốc 'bị xúc phạm'.
Trung Quốc cũng tìm cách nhắn nhủ Hàn Quốc rằng quan hệ với Hoa Kỳ không đáng cái giá phải trả về kinh tế và an ninh nếu làm xúc phạm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo Grant Newsham.
Kể cả khi Seoul vẫn tiếp tục kế hoạch nhận hệ thống THAAD, liên minh quân sự với Hoa Kỳ ít ra cũng bị rung động và các bên có thể sẽ phản tự hạn chế trong quan hệ tương lai vì lo ngại về phản ứng của Trung Quốc.
Chính thức mà nói, Trung Quốc, qua lời Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã cảnh báo 'xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào' trong khi căng thẳng về chủ đề Bắc Hàn gia tăng.
Trung Quốc tiếp tục phản đối việc triển khai hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tầm cao THAAD ở Hàn Quốc trong khi hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hoa Kỳ đang đến vùng Đông Bắc Á nhằm răn đe Bắc Hàn.
Nhưng cách xử lý cuộc khủng hoảng mà tác giả Niall Ferguson (Sunday Times 16/04/2017) gọi là 'của chính Trung Quốc", cũng làm lộ ra những chiêu thức Bắc Kinh đã áp dụng trong ngoại giao khu vực.
Grant Newsham, trong bài 'The Real Reason China Is Desperate to Stop THAAD' (National Interest, 25/03/2017 ) nêu ra mô thức hành xử quen thuộc (familiar Chinese modus operandi) của Trung Quốc.
Đây là cách Trung Quốc làm gần đây nhất nhắm vào Hàn Quốc giống như đã làm với Nhật Bản, Đài Loan và Philippines trước đây.
Sự kiện nhỏ - thách thức lớn
Về cơ bản, theo tác giả, mục tiêu của Trung Quốc là làm lung lay các cam kết của Hoa Kỳ trợ giúp đồng minh có hiệp ước hoặc đối tác trong vùng thông qua các bước đi nhỏ, cụ thể, tưởng như không có liên quan gì đến nhau.
Ông Grant Newsham mô tả rằng trong vụ gây sức ép lên Seoul, Bắc Kinh đã:
quan hệ với Hoa Kỳ không đáng cái giá phải trả về kinh tế và an ninh nếu làm xúc phạm Cộng hòa Nhân dân Trung HoaLời nhắn từ Trung Quốc
1. Chọn cách đánh vào một hành động bị Trung Quốc coi là mang tính tấn công - vụ triển khai tên lửa THAAD - dù Hoa Kỳ nói nó chỉ nhằm ngăn chặn tên lửa Bắc Hàn.
2. Đe dọa liên tiếp và gây thiệt hại về kinh tế: cấm tập đoàn Lotte, xóa tour du lịch và chặn mua bán hàng Hàn Quốc trên mạng.
3. Chối bỏ thẳng thừng rằng sự việc có chỉ đạo mà nói phản ứng chính đáng chỉ đến từ người dân Trung Quốc 'bị xúc phạm'.
Trung Quốc cũng tìm cách nhắn nhủ Hàn Quốc rằng quan hệ với Hoa Kỳ không đáng cái giá phải trả về kinh tế và an ninh nếu làm xúc phạm Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo Grant Newsham.
Kể cả khi Seoul vẫn tiếp tục kế hoạch nhận hệ thống THAAD, liên minh quân sự với Hoa Kỳ ít ra cũng bị rung động và các bên có thể sẽ phản tự hạn chế trong quan hệ tương lai vì lo ngại về phản ứng của Trung Quốc.
Chính thức mà nói, Trung Quốc, qua lời Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị đã cảnh báo 'xung đột có thể xảy ra bất cứ lúc nào' trong khi căng thẳng về chủ đề Bắc Hàn gia tăng.
Chuối từ Philippines trở thành đối tượng vụ trả đũa vì bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc tự nhiên đến chặn lối
Đây là cách 'kiểu gì Trung Quốc cũng thắng'.
Grant Newsham nhắc lại vụ việc tương tự với Philippines năm 2012 sau khi Tổng thống Aquino sát lại gần Hoa Kỳ.
1. Trung Quốc chọn một điểm tưởng như chẳng có gì quan trọng là bãi cạn Scarborough, nằm trong Vùng Kinh tế Đặc quyền của Philippines, đưa thuyền vào nhằm nắn gân Hoa Kỳ đi kèm với lời hứa (suông) rằng Trung Quốc sẽ rút ra nếu Hải quân Philippines cũng rút khỏi vùng này.
2. Gây sức ép về kinh tế như chặn nhập khẩu chuối từ Philippines và dọa sẽ còn làm nặng tay hơn.
3. Hoa Kỳ phản ứng èo uột trong vụ Trung Quốc ngăn lối vào Scarborough và có vụ Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ hành vi của Trung Quốc. Điều này tạo ra nghi ngờ về khả năng Hoa Kỳ giữ cam kết theo hiệp ước phòng thủ với Philippines.
Cùng với nhiệm kỳ tổng thống của ông Rodrigo Duterte vốn đã không mặn mà với Mỹ, liên minh Hoa Kỳ- Philippines không tan rã nhưng bị lung lay.
Trung Quốc cũng làm như vậy với Đài Loan (dùng đe dọa trực diện, tiếp theo là trả đũa kinh tế...) và thậm chí với cả Nhật Bản.
Đây là cách 'kiểu gì Trung Quốc cũng thắng'.
Grant Newsham nhắc lại vụ việc tương tự với Philippines năm 2012 sau khi Tổng thống Aquino sát lại gần Hoa Kỳ.
1. Trung Quốc chọn một điểm tưởng như chẳng có gì quan trọng là bãi cạn Scarborough, nằm trong Vùng Kinh tế Đặc quyền của Philippines, đưa thuyền vào nhằm nắn gân Hoa Kỳ đi kèm với lời hứa (suông) rằng Trung Quốc sẽ rút ra nếu Hải quân Philippines cũng rút khỏi vùng này.
2. Gây sức ép về kinh tế như chặn nhập khẩu chuối từ Philippines và dọa sẽ còn làm nặng tay hơn.
3. Hoa Kỳ phản ứng èo uột trong vụ Trung Quốc ngăn lối vào Scarborough và có vụ Tòa án Trọng tài Thường trực bác bỏ hành vi của Trung Quốc. Điều này tạo ra nghi ngờ về khả năng Hoa Kỳ giữ cam kết theo hiệp ước phòng thủ với Philippines.
Cùng với nhiệm kỳ tổng thống của ông Rodrigo Duterte vốn đã không mặn mà với Mỹ, liên minh Hoa Kỳ- Philippines không tan rã nhưng bị lung lay.
Trung Quốc cũng làm như vậy với Đài Loan (dùng đe dọa trực diện, tiếp theo là trả đũa kinh tế...) và thậm chí với cả Nhật Bản.
Thanh niên Trung Quốc trèo cây đốt cờ Nhật Bản 'vì Điếu Ngư'
Năm 2012, Trung Quốc chọn cớ Nhật Bản "quốc hữu hóa" quần đảo Senkaku mà Tokyo nắm để tung ra cuộc khẩu chiến, rồi liên tiếp cho tàu cá và tàu hải giám vào biển của Nhật, có tàu Hải quân Quân Giải phóng đứng trông coi.
Trung Quốc cũng cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật với lý do là loại khoáng sản này chỉ còn đủ cho khách hàng Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình "tự phát" bài Nhật và vì 'quần đảo Điếu Ngư' cũng đột nhiên bùng lên ở Trung Quốc, gồm cả các vụ đập phá cơ sở kinh doanh của Trung Quốc.
Thậm chí lái những xe do Nhật Bản sản xuất cũng trở nên rủi ro với một số người.
Tất cả chỉ nhằm tạo ra nghi ngờ ở Nhật về cam kết của Hoa Kỳ, và cũng tạo ra lo ngại ở Mỹ sợ bị lôi kéo vào một cuộc chiến nhân danh Nhật Bản "chỉ vì vài khối đá ngoài biển", tức quần đảo Senkaku.
Chỉ giỏi chiến thuật nhưng phản tác dụng?
Theo kết luận của Grant Newsham, các nỗ lực của Trung Quốc gây sức ép lên Nhật Bản lại tạo ra hậu quả không trông đợi.
Nhật Bản đã tăng quyết tâm thúc đẩy quốc phòng và công chúng Nhật cũng có thái độ cứng rắn hơn trước Trung Quốc.
Hai Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh lại cam kết phòng thủ với Nhật Bản, gồm cả việc bảo vệ lãnh thổ cho Nhật.
Năm 2012, Trung Quốc chọn cớ Nhật Bản "quốc hữu hóa" quần đảo Senkaku mà Tokyo nắm để tung ra cuộc khẩu chiến, rồi liên tiếp cho tàu cá và tàu hải giám vào biển của Nhật, có tàu Hải quân Quân Giải phóng đứng trông coi.
Trung Quốc cũng cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật với lý do là loại khoáng sản này chỉ còn đủ cho khách hàng Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình "tự phát" bài Nhật và vì 'quần đảo Điếu Ngư' cũng đột nhiên bùng lên ở Trung Quốc, gồm cả các vụ đập phá cơ sở kinh doanh của Trung Quốc.
Thậm chí lái những xe do Nhật Bản sản xuất cũng trở nên rủi ro với một số người.
Tất cả chỉ nhằm tạo ra nghi ngờ ở Nhật về cam kết của Hoa Kỳ, và cũng tạo ra lo ngại ở Mỹ sợ bị lôi kéo vào một cuộc chiến nhân danh Nhật Bản "chỉ vì vài khối đá ngoài biển", tức quần đảo Senkaku.
Chỉ giỏi chiến thuật nhưng phản tác dụng?
Theo kết luận của Grant Newsham, các nỗ lực của Trung Quốc gây sức ép lên Nhật Bản lại tạo ra hậu quả không trông đợi.
Nhật Bản đã tăng quyết tâm thúc đẩy quốc phòng và công chúng Nhật cũng có thái độ cứng rắn hơn trước Trung Quốc.
Hai Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh lại cam kết phòng thủ với Nhật Bản, gồm cả việc bảo vệ lãnh thổ cho Nhật.
Hoa Kỳ và Hàn Quốc vẫn quyết tâm triển khai hệ thống THAAD dù Trung Quốc phản đối
Tác giả này cho rằng Trung Quốc cũng từng dùng chiêu thức tương tự gần đây với Singapore, đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong ASEAN và có thể nhắm vào cả liên minh Mỹ - Úc cũng như khai thác vấn đề nội bộ ở Malaysia và Thái Lan để làm yếu đi vị thế của Mỹ.
Nhưng lời kết luận là Trung Quốc có thể chỉ giỏi tính về chiến thuật hơn là chiến lược và chiến thuật của họ cũng không phải lúc nào cũng có hiệu quả.
Tác giả kêu gọi Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Donald Trump nên tránh không bị Trung Quốc lôi kéo vào các sự kiện cụ thể mà hãy nhìn toàn bộ bức tranh khu vực, tập trung đặt ưu tiên cho việc xây đắp các liên minh chính thức và không chính thức trong toàn vùng Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Điểm mấu chốt, theo Grant Newsham là Hoa Kỳ cần hiểu rằng "THAAD ở Nam Hàn không phải chỉ là hỏa tiễn và Biển Nam Trung Hoa không phải chỉ là chuyện tranh chấp cá".
Tác giả này cho rằng Trung Quốc cũng từng dùng chiêu thức tương tự gần đây với Singapore, đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ trong ASEAN và có thể nhắm vào cả liên minh Mỹ - Úc cũng như khai thác vấn đề nội bộ ở Malaysia và Thái Lan để làm yếu đi vị thế của Mỹ.
Nhưng lời kết luận là Trung Quốc có thể chỉ giỏi tính về chiến thuật hơn là chiến lược và chiến thuật của họ cũng không phải lúc nào cũng có hiệu quả.
Tác giả kêu gọi Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ Donald Trump nên tránh không bị Trung Quốc lôi kéo vào các sự kiện cụ thể mà hãy nhìn toàn bộ bức tranh khu vực, tập trung đặt ưu tiên cho việc xây đắp các liên minh chính thức và không chính thức trong toàn vùng Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương.
Điểm mấu chốt, theo Grant Newsham là Hoa Kỳ cần hiểu rằng "THAAD ở Nam Hàn không phải chỉ là hỏa tiễn và Biển Nam Trung Hoa không phải chỉ là chuyện tranh chấp cá".
Trung Quốc : Phương Tây tẩy chay thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa
Trọng Nghĩa
4/18/2017
Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị họp báo tại Bắc Kinh ngày 18/04/2017.GREG BAKER / AFP
Trong danh sách được ngoại trưởng Trung Quốc công bố ngày 18/04/2017, trong số khách đã nhận lời mời đến dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa mới, tổ chức vào tháng 5/2017, chỉ có duy nhất một lãnh đạo nhóm G7 là thủ tướng Ý. Đối với một hội nghị mà Bắc Kinh muốn là sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm, sự vắng mặt của các lãnh đạo tầm cỡ trên thế giới đã rất được chú ý.
Phát biểu nhân dịp giới thiệu hội nghị, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhấn mạnh trên con số đại diện của 110 quốc gia đến tham dự, trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ. Trong số này, dĩ nhiên là có lãnh đạo những nước được cho là thân thiết với Bắc Kinh, từ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho đến thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.
Bên cạnh đó là một số nước muốn giao hảo tốt với Trung Quốc, từ tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, thủ tướng Malaysia Najib Razak, tổng thống Indonesia Joko Widodo hay bà Aung San Suu Kyi, nhân vật số một trong chính quyền Miến Điện hiện nay, cho đến tổng thống Kazakhstan, thủ tướng Thụy Sĩ, Cộng Hòa Séc, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hungari, Serbia và Ba Lan.
Thế nhưng, ngoài thủ tướng Ý Paolo Gentiloni, danh sách không có tên 6 lãnh đạo còn lại trong nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhu Nhật, Mỹ, Anh, cho đến Pháp, Đức. Thủ tướng Úc cũng vắng mặt, tương tự như các lãnh đạo Ấn Độ, Hàn Quốc…
Theo hãng tin Anh Reuters, các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ Trung Quốc đã hy vọng là sẽ có ít nhất là một lãnh đạo cấp cao phương Tây đến dự hội nghị, chẳng hạn như thủ tướng Anh Theresa May, để tăng thêm uy tín cho kế hoạch Con Đường Tơ Lụa, và nhất là xóa đi hình ảnh đó là sản phẩm Trung Quốc.
Thế nhưng, ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay đã phải công nhận rằng Luân Đôn chỉ cử bộ trưởng Tài Chính Philip Hammond, đi thay, trong lúc Paris và Berlin cũng chỉ dự trù một phái đoàn cao cấp mà thôi vì cả Pháp lẫn Đức đều bận bịu với những cuộc bầu cử.
Bị phóng viên chất vấn là liệu Bắc Kinh có tức giận trước sự vắng mặt của hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây hàng đầu hay không, ông Vương Nghị xác định rằng Trung Quốc không muốn chính trị hóa một sự kiện mang tính chất « hợp tác tích cực ».
Tuy nhiên, Reuters đã nhắc lại vào năm 2015, nội bộ giới lãnh đạo Bắc Kinh đã rất tức tối vì phần lớn các lãnh đạo phương Tây khước từ lời mời tham gia lễ duyệt binh rầm rộ mà Trung Quốc tổ chức để đánh dấu 70 năm kết thúc Thế Chiến Thứ II.
Các lãnh đạo phương Tây khi ấy không hài lòng với danh sách khách mời của Bắc Kinh, trong đó có tổng thống Nga Putin, người đã dùng võ lực chiếm vùng Crimée của Ukraina một năm trước đó. Phương Tây cũng cảnh giác với thông điệp mà Trung Quốc muốn bắn đi khi phô trương sức mạnh quân sự nhân dịp đó.
Lần này cũng vậy. Mặc dù Trung Quốc đã mô tả kế hoạch Con Đường Tơ Lụa như là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người, nhiều nước phương Tây đã lo ngại về sự thiếu vắng minh bạch và chi tiết trong dự án này và rất nghi ngờ các ý đồ chính trị thâm sâu của Trung Quốc.
Một lần nữa, theo các nguồn tin ngoại giao được Reuters trích dẫn, sự hiện diện của tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo khác từ các quốc gia có hồ sơ đáng ngờ về nhân quyền, như Philippines và các nước Trung Á, đã góp phần làm cho phương Tây không muốn tham dự.
Trong danh sách được ngoại trưởng Trung Quốc công bố ngày 18/04/2017, trong số khách đã nhận lời mời đến dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa mới, tổ chức vào tháng 5/2017, chỉ có duy nhất một lãnh đạo nhóm G7 là thủ tướng Ý. Đối với một hội nghị mà Bắc Kinh muốn là sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm, sự vắng mặt của các lãnh đạo tầm cỡ trên thế giới đã rất được chú ý.
Phát biểu nhân dịp giới thiệu hội nghị, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nhấn mạnh trên con số đại diện của 110 quốc gia đến tham dự, trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia hay thủ tướng chính phủ. Trong số này, dĩ nhiên là có lãnh đạo những nước được cho là thân thiết với Bắc Kinh, từ tổng thống Nga Vladimir Putin, thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif cho đến thủ tướng Cam Bốt Hun Sen.
Bên cạnh đó là một số nước muốn giao hảo tốt với Trung Quốc, từ tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, thủ tướng Malaysia Najib Razak, tổng thống Indonesia Joko Widodo hay bà Aung San Suu Kyi, nhân vật số một trong chính quyền Miến Điện hiện nay, cho đến tổng thống Kazakhstan, thủ tướng Thụy Sĩ, Cộng Hòa Séc, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Hungari, Serbia và Ba Lan.
Thế nhưng, ngoài thủ tướng Ý Paolo Gentiloni, danh sách không có tên 6 lãnh đạo còn lại trong nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển nhu Nhật, Mỹ, Anh, cho đến Pháp, Đức. Thủ tướng Úc cũng vắng mặt, tương tự như các lãnh đạo Ấn Độ, Hàn Quốc…
Theo hãng tin Anh Reuters, các nguồn tin ngoại giao ở Bắc Kinh tiết lộ Trung Quốc đã hy vọng là sẽ có ít nhất là một lãnh đạo cấp cao phương Tây đến dự hội nghị, chẳng hạn như thủ tướng Anh Theresa May, để tăng thêm uy tín cho kế hoạch Con Đường Tơ Lụa, và nhất là xóa đi hình ảnh đó là sản phẩm Trung Quốc.
Thế nhưng, ngoại trưởng Trung Quốc hôm nay đã phải công nhận rằng Luân Đôn chỉ cử bộ trưởng Tài Chính Philip Hammond, đi thay, trong lúc Paris và Berlin cũng chỉ dự trù một phái đoàn cao cấp mà thôi vì cả Pháp lẫn Đức đều bận bịu với những cuộc bầu cử.
Bị phóng viên chất vấn là liệu Bắc Kinh có tức giận trước sự vắng mặt của hầu hết các nhà lãnh đạo phương Tây hàng đầu hay không, ông Vương Nghị xác định rằng Trung Quốc không muốn chính trị hóa một sự kiện mang tính chất « hợp tác tích cực ».
Tuy nhiên, Reuters đã nhắc lại vào năm 2015, nội bộ giới lãnh đạo Bắc Kinh đã rất tức tối vì phần lớn các lãnh đạo phương Tây khước từ lời mời tham gia lễ duyệt binh rầm rộ mà Trung Quốc tổ chức để đánh dấu 70 năm kết thúc Thế Chiến Thứ II.
Các lãnh đạo phương Tây khi ấy không hài lòng với danh sách khách mời của Bắc Kinh, trong đó có tổng thống Nga Putin, người đã dùng võ lực chiếm vùng Crimée của Ukraina một năm trước đó. Phương Tây cũng cảnh giác với thông điệp mà Trung Quốc muốn bắn đi khi phô trương sức mạnh quân sự nhân dịp đó.
Lần này cũng vậy. Mặc dù Trung Quốc đã mô tả kế hoạch Con Đường Tơ Lụa như là một cố gắng của Bắc Kinh nhằm chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người, nhiều nước phương Tây đã lo ngại về sự thiếu vắng minh bạch và chi tiết trong dự án này và rất nghi ngờ các ý đồ chính trị thâm sâu của Trung Quốc.
Một lần nữa, theo các nguồn tin ngoại giao được Reuters trích dẫn, sự hiện diện của tổng thống Nga Putin và các lãnh đạo khác từ các quốc gia có hồ sơ đáng ngờ về nhân quyền, như Philippines và các nước Trung Á, đã góp phần làm cho phương Tây không muốn tham dự.
4/02/2017
Donald Trump – Từ thất bại cho tới… thất bại thảm hại!
Thạch Đạt Lang
Nữ diễn viên hài Samatha Bee trong show diễn của bà, mô tả sự thất bại của Trump (trái) qua kế hoạch hủy bỏ Obamacare. Ảnh chụp màn hình.
Dường như có một nguyên lý: Những chính trị gia hàng đầu lỗi lạc thường không thành công khi điều hành một tập đoàn, tổ hợp sản xuất. Nguyên lý này cũng chứng minh điều ngược lại, mọi người có thể thấy rõ qua Donald Trump. Những chỉ dấu cho thấy rõ ràng Trump chỉ thành công trên các show truyền hình và điều đình, kinh doanh về địa ốc, Trump hoàn toàn không có khả năng làm tổng thống, nhất là tổng thống Mỹ.
Sau ba thất bại lớn, dự luật cải tổ y tế Trumpcare hay AHCA (American Health Care Act) không thể thông qua ở Hạ viện, không có kinh phí để xây bức tường giữa biên giới Mỹ – Mexico ngăn chận di dân lậu, hai sắc lệnh di dân kỳ thị tôn giáo bị chánh án liên bang ách lại, ai cũng có thể thấy rõ, con người tự kiêu, tự đại, bệnh hoạn như Trump đang cần có một chính sách, kế hoạch nào đó khả dĩ thành công để thỏa mãn lòng tự ái “cực cao” của mình.
Thất bại trong chuyện cải tổ bảo hiểm sức khỏe cho thấy Donald Trump không phải là một bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán như cuốn sách “The Art of the Deal” mà Trump nhờ Tony Schwartz viết rồi cùng đứng tên. Trump chỉ là Zampano – một chuyên viên bốc phét, cho rằng chuyện gì mình cũng làm được. Biểu tượng con sư tử Trump với cái bờm vàng đã bị rệu rã vì những thất bại ê chề.
Tuy nhiên công bằng mà nói, về mặt đối ngoại Donald Trump cũng đạt được những thành quả phải nói rất ư “hoành tráng”. Rất tiếc là những thành công của Trump không mang lại lợi ích cho người dân hay xã hội Mỹ. Những thành công đó, chỉ riêng Trump và gia đình ông ta được hưởng, còn người dân Mỹ – những người đã được Trump bầu lên – tiếp tục vêu mỏ. Đó là Tập Cận Bình đã cho Trump những hợp đồng béo bở, xây dựng, kinh doanh chuỗi khách sạn Trump ở China trong 10 năm tới, cùng cả trăm mặt hàng sản xuất tại China mang nhãn hiệu Ivanka Trump khác, như quần áo, giầy dép, túi xách, nữ trang, bàn ghế trang trí…cũng như con rể Trump, Jared Kushner nhận 400 triệu đô la của Anbang Insurance Group để đầu tư vào tòa dinh thự do Kushner sở hữu.
Để đổi lấy những thành công đầy “ấn tượng” này, Donald Trump cũng phải nhượng bộ “chút đỉnh”, rút lại lời hăm he đánh thuế 45% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng vào Mỹ, đúng theo nguyên tắc thương mại “công bằng”, đôi bên cùng có lợi Win-Win. Bên cạnh đó, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Mỹ là Nga với Putin, về mặt nào đó đã trở thành bạn thân của Trump.
Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, lời lẽ trở nên hòa dịu, nhã nhặn hơn rất nhiều, không còn hung hăng như trước. Chuyện Trung Cộng bồi đắp, tiếp cận các đảo nhân tạo không còn được Tillerson nhắc tới. Tillerson tuyên bố, Mỹ sẽ hợp tác chứ không đối đầu với Trung Cộng và ông ta đang chuẩn bị cho cuôc họp mặt sắp tới của Tập và Trump, cho thấy đám mây mù, âm u che phủ biển Đông đã tan. Thế giới không còn nguy cơ chiến tranh trực diện giữa 2 cường quốc nguyên tử hàng đầu Mỹ – Trung nữa.
Điểm qua những lời hứa hẹn của Trump khi tranh cử, dễ dàng nhận ra Donald Trump còn một con bài tẩy cuối cùng trong canh xì phé đánh với cử tri Mỹ. Đó là “quả đấm thép” về chính sách thuế, sẽ được quốc hội bàn thảo, biểu quyết trong những ngày sắp tới. Gọi là “Quả Đấm Thép” cho vui chứ các chuyên viên tài chánh thấy rõ, quả đấm về thuế chỉ bằng nhựa bọc một lớp thép mỏng manh, có thể chưa kịp đấm ai nhưng đã vỡ tan như chuyện bảo hiểm y tế.
Kể từ ngày đắc cử tổng thống thứ 45 của Donald Trump hơn 4 tháng trước, đồng Mỹ kim đã lấy lại được sức mạnh trong một thời gian, nhưng có vẻ đang suy yếu trở lại. Thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones vượt mốc 21.100 điểm vào đầu tháng 3.2017, nhưng cũng đã bắt đầu xao động trong mấy ngày qua, sau khi đảng Cộng Hòa thất bại, không thể biểu quyết thay thế Obamacare bằng Trumpcare.
Chịu ảnh hưởng nặng nhất trong chuyện này là cổ phiếu của các nhà băng Mỹ. Tuy nhiên, Dow Jones đã lấy lại được thăng bằng sau những ngày chao đảo, chứng tỏ thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn mất tin tưởng vào những kế hoạch hứa hẹn phát triển kinh tế của Trump và nội các.
Tuy vậy có một điều rất rõ ràng là: Liệu Donald Trump có sẵn sàng đón nhận những thất bại nặng nề nữa hay không? Nếu không thì chính sách cải cách thuế vụ phải thành công. Nhưng nếu ai đó tin vào lời tiên tri của bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin “Đàm phán về cải cách thuế sẽ đơn giản hơn chính sách bảo hiểm sức khỏe rất nhiều, tất cả chỉ là hình thức, thủ tục”, thì đúng là họ mắc bệnh hoang tưởng.
Nhiều chính trị gia của đảng Dân Chủ cũng đồng ý phải có cải tổ về thuế doanh nghiệp vì Mỹ là một nước có thuế suất cao trong kinh doanh so với các nước công nghiệp ở Âu Châu. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư ngại ngùng, sợ hãi khi đặt cơ sở kinh doanh, sản xuất ở Mỹ. Bên cạnh đó, việc thu thuế cũng không đạt được hiệu quả vì quá phức tạp, cần phải đơn giản hóa rất nhiều.
Tuy nhiên cho đến giờ phút này, mọi chuyện vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Không riêng gì ở đảng Dân Chủ, ngay trong nội bộ đảng Cộng Hòa, mọi người vẫn hoàn toàn im lặng về bản phác thảo, chưa biết luật thuế sẽ được thay đổi ra sao.
Thử đặt câu hỏi: Ai sẽ là người được hưởng lợi trong kế hoạch cải tổ về thuế? Nhiều dân biểu đảng Cộng Hòa đòi hỏi việc giảm thuế không nên mang lại quá nhiều lợi ích cho người dân hay doanh nghiệp. Ngân sách sẽ thiếu hụt, phát sinh từ việc giảm thuế. Việc giảm gánh nặng về thuế do đó phải, một là giảm ít thôi, không nên quá nhiều như những lời hứa hẹn của Donald Trump khi tranh cử, hai là phải quân bình, bù đắp từ các nguồn thu nhập khác. Nguồn thu nhập trông đợi từ việc xóa bỏ Obamacare để bù đắp cho ngân sách đã tiêu tan hi vọng.
Việc ai là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong việc giảm thuế cũng gây tranh cãi không kém. Trong lúc tranh cử, Donald Trump hứa hẹn giảm gánh nặng cho giai cấp trung lưu (middle class – Thu nhập bình quân của 2 vợ chồng khoảng 160.000 Mỹ kim trở lên), đồng thời Mnuchin cũng nhấn mạnh nhiều lần là việc giảm thuế sẽ không nhắm đến 1% thuộc giai cấp giầu có nhất của xã hội Mỹ. Nhưng trong đảng Cộng Hòa có một giáo điều rất xưa cũ là việc giảm thuế cho những người có thu nhập cao nhất có tác động đến sự phát triển kinh tế nhiều nhất (không biết giáo điều này do ai nghĩ ra). Có thể vì lý do này này nên Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, Kevin Brady, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, đều muốn dây máu ăn phần, tìm cách gây ảnh hưởng, tác động đến dự luật cải cách thuế.
Nếu những điều trên không thay đổi, việc cộng tác với dân biểu của đảng Dân Chủ sẽ bất khả thi. Thay vì tìm cách thay đổi các điều khoản căn bản về thuế vụ từ hơn 3 thập kỷ qua, trong trường hợp này, các dân biểu đảng Cộng Hòa chỉ có thể quyết định giảm thuế từng phần trong một thời gian nhất định nào đó để không gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến việc tiêu thụ và sẵn sàng đầu tư của người dân cũng như các nhà kinh doanh.
Phần sẽ gây tranh cãi nhất của dự thảo là ý tưởng của Ryan và Brady. Qua đó thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được thay thế bởi thuế cân bằng biên giới (border compensation tax) vào khoảng 20%. Thay vì đánh thuế vào thu nhập của doanh nghiệp, chính phủ sẽ đánh thuế vào nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu. Với số thâm thủng mậu dịch quốc tế hàng năm vào khoảng 500 tỉ thì số thuế thu được sẽ là 100 tỉ đô la. Ít nhất là về mặt lý thuyết, việc giảm thuế suất doanh nghiệp sẽ được cân bằng, đồng thời làm giảm sự thâm thủng xuất-nhập khẩu,
Đề nghị này phù hợp với cái nhìn ban đầu về kế hoạch của Donald Trump nhằm gia tăng sản xuất nội địa, hạn chế hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu. Chuyện gì sẽ xẩy ra khi hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu bị tăng thuế? Sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng, đó là những xí nghiệp, tập đoàn trong ngành buôn bán lẻ thực phẩm như Walmart, Costco…, hoặc thuộc ngành kinh doanh năng lượng, công nghiệp hàng không, những lãnh vực đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu nhập khẩu, cũng như cung cấp hàng hóa cho cả thế giới.
Một đề nghị khác cũng đáng cho Trump suy nghĩ là việc giảm gánh nặng thuế cho người dân có thể chia ra nhiều mức, thực hiện từng thời gian hoặc phải từ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Đối với Tổng thống Donald Trump, đó toàn điều không thể chấp nhận được. Đã bị 3 thất bại choáng váng, tối tăm mắt mũi, Trump cần có một thành công để có thể vênh váo, vào Twitter mà ngôn rằng: “Thấy chưa? Trump đã nói giảm thuế là giảm thuế. Tin Trump đi! Chỉ có Trump mới làm được chuyện đó”.
Cái giá phải trả của người dân, của nền kinh tế Mỹ có nặng nề như thế nào đi nữa thì Trump chẳng quan tâm. Trump chỉ cần tự ái của mình được vuốt ve, thỏa mãn. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Dow Jones đã được báo trước sau quyết định này của Trump.
Nữ diễn viên hài Samatha Bee trong show diễn của bà, mô tả sự thất bại của Trump (trái) qua kế hoạch hủy bỏ Obamacare. Ảnh chụp màn hình.
Dường như có một nguyên lý: Những chính trị gia hàng đầu lỗi lạc thường không thành công khi điều hành một tập đoàn, tổ hợp sản xuất. Nguyên lý này cũng chứng minh điều ngược lại, mọi người có thể thấy rõ qua Donald Trump. Những chỉ dấu cho thấy rõ ràng Trump chỉ thành công trên các show truyền hình và điều đình, kinh doanh về địa ốc, Trump hoàn toàn không có khả năng làm tổng thống, nhất là tổng thống Mỹ.
Sau ba thất bại lớn, dự luật cải tổ y tế Trumpcare hay AHCA (American Health Care Act) không thể thông qua ở Hạ viện, không có kinh phí để xây bức tường giữa biên giới Mỹ – Mexico ngăn chận di dân lậu, hai sắc lệnh di dân kỳ thị tôn giáo bị chánh án liên bang ách lại, ai cũng có thể thấy rõ, con người tự kiêu, tự đại, bệnh hoạn như Trump đang cần có một chính sách, kế hoạch nào đó khả dĩ thành công để thỏa mãn lòng tự ái “cực cao” của mình.
Thất bại trong chuyện cải tổ bảo hiểm sức khỏe cho thấy Donald Trump không phải là một bậc thầy trong nghệ thuật đàm phán như cuốn sách “The Art of the Deal” mà Trump nhờ Tony Schwartz viết rồi cùng đứng tên. Trump chỉ là Zampano – một chuyên viên bốc phét, cho rằng chuyện gì mình cũng làm được. Biểu tượng con sư tử Trump với cái bờm vàng đã bị rệu rã vì những thất bại ê chề.
Tuy nhiên công bằng mà nói, về mặt đối ngoại Donald Trump cũng đạt được những thành quả phải nói rất ư “hoành tráng”. Rất tiếc là những thành công của Trump không mang lại lợi ích cho người dân hay xã hội Mỹ. Những thành công đó, chỉ riêng Trump và gia đình ông ta được hưởng, còn người dân Mỹ – những người đã được Trump bầu lên – tiếp tục vêu mỏ. Đó là Tập Cận Bình đã cho Trump những hợp đồng béo bở, xây dựng, kinh doanh chuỗi khách sạn Trump ở China trong 10 năm tới, cùng cả trăm mặt hàng sản xuất tại China mang nhãn hiệu Ivanka Trump khác, như quần áo, giầy dép, túi xách, nữ trang, bàn ghế trang trí…cũng như con rể Trump, Jared Kushner nhận 400 triệu đô la của Anbang Insurance Group để đầu tư vào tòa dinh thự do Kushner sở hữu.
Để đổi lấy những thành công đầy “ấn tượng” này, Donald Trump cũng phải nhượng bộ “chút đỉnh”, rút lại lời hăm he đánh thuế 45% hàng hóa nhập khẩu từ Trung Cộng vào Mỹ, đúng theo nguyên tắc thương mại “công bằng”, đôi bên cùng có lợi Win-Win. Bên cạnh đó, kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Mỹ là Nga với Putin, về mặt nào đó đã trở thành bạn thân của Trump.
Ngoài ra, ngoại trưởng Mỹ, Rex Tillerson qua Bắc Kinh gặp Tập Cận Bình, lời lẽ trở nên hòa dịu, nhã nhặn hơn rất nhiều, không còn hung hăng như trước. Chuyện Trung Cộng bồi đắp, tiếp cận các đảo nhân tạo không còn được Tillerson nhắc tới. Tillerson tuyên bố, Mỹ sẽ hợp tác chứ không đối đầu với Trung Cộng và ông ta đang chuẩn bị cho cuôc họp mặt sắp tới của Tập và Trump, cho thấy đám mây mù, âm u che phủ biển Đông đã tan. Thế giới không còn nguy cơ chiến tranh trực diện giữa 2 cường quốc nguyên tử hàng đầu Mỹ – Trung nữa.
Điểm qua những lời hứa hẹn của Trump khi tranh cử, dễ dàng nhận ra Donald Trump còn một con bài tẩy cuối cùng trong canh xì phé đánh với cử tri Mỹ. Đó là “quả đấm thép” về chính sách thuế, sẽ được quốc hội bàn thảo, biểu quyết trong những ngày sắp tới. Gọi là “Quả Đấm Thép” cho vui chứ các chuyên viên tài chánh thấy rõ, quả đấm về thuế chỉ bằng nhựa bọc một lớp thép mỏng manh, có thể chưa kịp đấm ai nhưng đã vỡ tan như chuyện bảo hiểm y tế.
Kể từ ngày đắc cử tổng thống thứ 45 của Donald Trump hơn 4 tháng trước, đồng Mỹ kim đã lấy lại được sức mạnh trong một thời gian, nhưng có vẻ đang suy yếu trở lại. Thị trường chứng khoán, chỉ số Dow Jones vượt mốc 21.100 điểm vào đầu tháng 3.2017, nhưng cũng đã bắt đầu xao động trong mấy ngày qua, sau khi đảng Cộng Hòa thất bại, không thể biểu quyết thay thế Obamacare bằng Trumpcare.
Chịu ảnh hưởng nặng nhất trong chuyện này là cổ phiếu của các nhà băng Mỹ. Tuy nhiên, Dow Jones đã lấy lại được thăng bằng sau những ngày chao đảo, chứng tỏ thị trường chứng khoán chưa hoàn toàn mất tin tưởng vào những kế hoạch hứa hẹn phát triển kinh tế của Trump và nội các.
Tuy vậy có một điều rất rõ ràng là: Liệu Donald Trump có sẵn sàng đón nhận những thất bại nặng nề nữa hay không? Nếu không thì chính sách cải cách thuế vụ phải thành công. Nhưng nếu ai đó tin vào lời tiên tri của bộ trưởng tài chánh Steven Mnuchin “Đàm phán về cải cách thuế sẽ đơn giản hơn chính sách bảo hiểm sức khỏe rất nhiều, tất cả chỉ là hình thức, thủ tục”, thì đúng là họ mắc bệnh hoang tưởng.
Nhiều chính trị gia của đảng Dân Chủ cũng đồng ý phải có cải tổ về thuế doanh nghiệp vì Mỹ là một nước có thuế suất cao trong kinh doanh so với các nước công nghiệp ở Âu Châu. Điều đó khiến cho các nhà đầu tư ngại ngùng, sợ hãi khi đặt cơ sở kinh doanh, sản xuất ở Mỹ. Bên cạnh đó, việc thu thuế cũng không đạt được hiệu quả vì quá phức tạp, cần phải đơn giản hóa rất nhiều.
Tuy nhiên cho đến giờ phút này, mọi chuyện vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng. Không riêng gì ở đảng Dân Chủ, ngay trong nội bộ đảng Cộng Hòa, mọi người vẫn hoàn toàn im lặng về bản phác thảo, chưa biết luật thuế sẽ được thay đổi ra sao.
Thử đặt câu hỏi: Ai sẽ là người được hưởng lợi trong kế hoạch cải tổ về thuế? Nhiều dân biểu đảng Cộng Hòa đòi hỏi việc giảm thuế không nên mang lại quá nhiều lợi ích cho người dân hay doanh nghiệp. Ngân sách sẽ thiếu hụt, phát sinh từ việc giảm thuế. Việc giảm gánh nặng về thuế do đó phải, một là giảm ít thôi, không nên quá nhiều như những lời hứa hẹn của Donald Trump khi tranh cử, hai là phải quân bình, bù đắp từ các nguồn thu nhập khác. Nguồn thu nhập trông đợi từ việc xóa bỏ Obamacare để bù đắp cho ngân sách đã tiêu tan hi vọng.
Việc ai là người sẽ được hưởng lợi nhiều nhất trong việc giảm thuế cũng gây tranh cãi không kém. Trong lúc tranh cử, Donald Trump hứa hẹn giảm gánh nặng cho giai cấp trung lưu (middle class – Thu nhập bình quân của 2 vợ chồng khoảng 160.000 Mỹ kim trở lên), đồng thời Mnuchin cũng nhấn mạnh nhiều lần là việc giảm thuế sẽ không nhắm đến 1% thuộc giai cấp giầu có nhất của xã hội Mỹ. Nhưng trong đảng Cộng Hòa có một giáo điều rất xưa cũ là việc giảm thuế cho những người có thu nhập cao nhất có tác động đến sự phát triển kinh tế nhiều nhất (không biết giáo điều này do ai nghĩ ra). Có thể vì lý do này này nên Paul Ryan, Chủ tịch Hạ viện, Kevin Brady, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn chi, đều muốn dây máu ăn phần, tìm cách gây ảnh hưởng, tác động đến dự luật cải cách thuế.
Nếu những điều trên không thay đổi, việc cộng tác với dân biểu của đảng Dân Chủ sẽ bất khả thi. Thay vì tìm cách thay đổi các điều khoản căn bản về thuế vụ từ hơn 3 thập kỷ qua, trong trường hợp này, các dân biểu đảng Cộng Hòa chỉ có thể quyết định giảm thuế từng phần trong một thời gian nhất định nào đó để không gây ảnh hưởng tâm lý nặng nề đến việc tiêu thụ và sẵn sàng đầu tư của người dân cũng như các nhà kinh doanh.
Phần sẽ gây tranh cãi nhất của dự thảo là ý tưởng của Ryan và Brady. Qua đó thuế thu nhập của doanh nghiệp sẽ được thay thế bởi thuế cân bằng biên giới (border compensation tax) vào khoảng 20%. Thay vì đánh thuế vào thu nhập của doanh nghiệp, chính phủ sẽ đánh thuế vào nguyên liệu, hàng hóa nhập khẩu. Với số thâm thủng mậu dịch quốc tế hàng năm vào khoảng 500 tỉ thì số thuế thu được sẽ là 100 tỉ đô la. Ít nhất là về mặt lý thuyết, việc giảm thuế suất doanh nghiệp sẽ được cân bằng, đồng thời làm giảm sự thâm thủng xuất-nhập khẩu,
Đề nghị này phù hợp với cái nhìn ban đầu về kế hoạch của Donald Trump nhằm gia tăng sản xuất nội địa, hạn chế hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu. Chuyện gì sẽ xẩy ra khi hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu bị tăng thuế? Sẽ có nhiều người bị ảnh hưởng, đó là những xí nghiệp, tập đoàn trong ngành buôn bán lẻ thực phẩm như Walmart, Costco…, hoặc thuộc ngành kinh doanh năng lượng, công nghiệp hàng không, những lãnh vực đòi hỏi rất nhiều nguyên liệu nhập khẩu, cũng như cung cấp hàng hóa cho cả thế giới.
Một đề nghị khác cũng đáng cho Trump suy nghĩ là việc giảm gánh nặng thuế cho người dân có thể chia ra nhiều mức, thực hiện từng thời gian hoặc phải từ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn đầu.
Đối với Tổng thống Donald Trump, đó toàn điều không thể chấp nhận được. Đã bị 3 thất bại choáng váng, tối tăm mắt mũi, Trump cần có một thành công để có thể vênh váo, vào Twitter mà ngôn rằng: “Thấy chưa? Trump đã nói giảm thuế là giảm thuế. Tin Trump đi! Chỉ có Trump mới làm được chuyện đó”.
Cái giá phải trả của người dân, của nền kinh tế Mỹ có nặng nề như thế nào đi nữa thì Trump chẳng quan tâm. Trump chỉ cần tự ái của mình được vuốt ve, thỏa mãn. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Dow Jones đã được báo trước sau quyết định này của Trump.
Donald Trump đón tiếp Tập Cận Bình
Ngô Nhân Dụng
March 31, 2017
Một tuần lễ trước ngày mở cửa Mar-a-Lago tại Florida đón tiếp Chủ Tịch Tập Cận Bình, Tổng Thống Donald Trump không quên hai chục triệu người kiên định đã bỏ phiếu cho mình. Ông viết cho họ, vẫn qua mạng twitter: “Không thể chấp nhận số khiếm hụt mậu dịch khổng lồ (khiến nước Mỹ) mất bao nhiêu công việc làm!” Ông tuýt thêm một câu, có vẻ hiệu lệnh, “Các công ty Mỹ phải tìm cách khác!”
Ông Tập Cận Bình đọc những câu “tuýt” đó chắc phải hài lòng. Năm ngoái, đang tranh cử ông Trump đã đập Trung Quốc tơi bời về chuyện bán hàng sang Mỹ quá nhiều, mua của Mỹ quá ít (mua $116 tỷ, bán $463 tỷ, chênh lệch $347 tỷ trong năm 2016). Bây giờ, ông Trump chỉ nói chung chung, không chỉ đích danh thủ phạm. Cũng không thấy ông Trump nhắc lại lời hứa sẽ tăng thuế trên hàng Tàu nhập cảng vào Mỹ từ 9% lên 45%. Ông Trump cũng không nhắc đến lời đe dọa sẽ kết tội Bắc Kinh “cố ý hạ giá đồng nguyên để lũng đoạn thị trường” như năm ngoái vẫn nói. Sau khi báo động khiếm hụt mậu dịch khổng lồ và công nhân mất việc, ông Trump lại quay vào bên trong, bảo các xí nghiệp Mỹ phải “tìm cách khác.” Ông Tập có thể hiểu rằng ông Trump coi đó là trách nhiệm của các công ty ở Mỹ! Không phải việc nhà nước, Mỹ hay Trung Cộng! Hai nhà lãnh đạo còn nhiều vấn đề quan trọng hơn, sẽ thư thả bàn với nhau.
Chắc ông Trump cũng đang hài lòng. Ông vẫn hô lớn những khảu hiệu làm sôi máu những cử tri đã ủng hộ ông. Họ mất việc khi xí nghiệp đóng cửa, vì không cạnh tranh nổi với các công nhân Tàu lãnh lương chưa bằng một phần ba lương họ. Họ sẽ tiếp tục say mê ông như thần tượng. Nhưng ông biết nói khéo, tránh không đụng độ với vị quốc khách sắp đến khu nghỉ mát do ông làm chủ.
Tản bộ trên sân cù (golf), Tập Cận Bình sẽ kể cho ông Trump nghe mới sai cơ quan thông tấn của nhà nước khen ngợi con gái ông, hai lần. Tháng trước, Tân Hoa Xã yêu cầu một tỷ dân Trung Hoa thử so sánh dung nhan cô Ivanka, ái nữ của tổng thống, với một cô đào trẻ nổi tiếng, Lý Băng Băng (Li Bingbing, 李冰冰). Cơ quan tuyên truyền quốc gia đã đăng hình hai cô, hỏi độc giả có thấy dung nhan họ trông giống hệt nhau không? Tân Hoa Xã dùng loại thông điệp “tweetter,” bắt chước ngôn ngữ quen thuộc của ông tổng thống Mỹ: Ngắn, gọn, mỗi lần viết không quá 140 chữ, người đọc không cần mệt óc suy nghĩ. Trong tuần lễ sau đó, Tân Hoa Xã lại đăng hình cô Ivanka Trump, cô đang đi thăm mấy viện bảo tàng ở Mỹ. Và nhà báo đảng ngợi khen Ivanka, nói cô có “phong cách cao nhã” (Ưu nhã đích phong cách, 優雅的風格). Những chữ này lâu nay báo chí của nhà nước Bắc Kinh chỉ dùng để khen ngợi bà Bành Lệ Viên (Peng Liyuan, 彭丽媛), nữ trung tướng, ca sĩ nổi danh, phu nhân chủ tịch Tập Cận Bình! Người thứ nhì được cũng khen cao nhã là Nữ Công Tước Catherine, vợ Hoàng Tử William bên nước Anh.
Trước khi hội kiến, cả hai vị nguyên thủ quốc gia đều đang hài lòng. Cho nên, giáo sư Lý Đạo Quỳ (Li Daokui, 李稻葵) (từng ngồi trong hội đồng tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh) đã nói với đài CNBC rằng mối bang giao Mỹ – Trung bây giờ rất tốt đẹp – ông so sánh, tốt đẹp hơn cả quan hệ giữa Mỹ và Australia! Trump – Tập sẽ gặp gỡ như hai người bạn!
Vì cá tính họ có thể chơi với nhau. Ông Trump vẫn tỏ ra khâm phục những “người hùng,” mà chính ông cũng muốn được coi như một người hùng. Ông Trump từng mô tả biến cố Thiên An Môn năm 1989 là một “cuộc biểu dương sức mạnh” chứ không coi đó là một cuộc tàn sát sinh viên, công nhân đòi tự do dân chủ. Ông vẫn khen ngợi tài trị quốc của Tổng Thống Putin, mà ông tổng thống Nga được đối đãi rất thân mật khi sang Tàu.
Ông Tập phải hài lòng trước khi qua Mỹ, vì trong hai tháng qua ông Trump tỏ ra rất biết “nhún nhường.” Đối với Trung Cộng, ông Trump không phải chỉ “giơ cao đánh khẽ.” Ông đưa cây gậy lên cao dọa dẫm, nhưng sau đó lại bỏ gậy xuống, vuốt ve xoa dịu, và sẵn thay đổi ý kiến. Thí dụ, sau khi tiếp điện thoại của bà Thái Anh Văn, tổng thống Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan, một nước Trung Hoa khác) ông Trump đã công khai đặt câu hỏi: Tại sao chính phủ Mỹ cứ phải theo quy tắc chỉ có “Một nước Trung Hoa?” Nhưng sau khi nhậm chức một tháng, Tổng Thống Trump đã điện thoại cho Tập Cận Bình; chỉ với mục đích xác nhận mình vẫn tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa.” Báo, đài cả thế cho biết Tập Cận Bình chỉ bằng lòng nghe điện thoại sau biết khi ông Trump sẽ nói mình cũng tôn trọng quy tắc mà các vị tổng thống Mỹ trong 40 năm qua, từ Nixon, Reagan đến Obama, vẫn đồng ý.
Tín hiệu hòa hoãn sau cùng được Ngoại Trưởng Rex Tillerson đem tới Bắc Kinh trong chuyến công du Châu Á đầu tiên. Trung Cộng coi chuyến công du này là một thắng lợi mỹ mãn. Trung Quốc Nhật Báo loan tin ông Tillerson long trọng tuyên bố bang giao Mỹ -Trung phải được xây dựng trên nền tảng “không đối đầu, không xung đột, tương kính, và cộng tác để hai bên đều thắng lợi.” Hoàn Cầu Thời Báo, một tiếng nói mạnh của Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh rằng những quy tắc đó đã được Bắc Kinh nêu lên làm kim chỉ nam ngoại giao từ bao năm nay, còn nhận xét rằng chính quyền Barack Obama chưa bao giờ mở miệng nhắc đến các quy tắc đó. Các vị tổng thống Mỹ trước đều đề cao điều kiện tôn trọng những quyền tự do của người dân Trung Quốc.
Trước khi ông Tillerson tới, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng trên các bãi ngầm Scarborough Shoal của Philippines, Hải Quân Trung Cộng đã chiếm từ năm 2012. Ngoại trưởng Mỹ không nói một lời nào phản đối khiến tổng thống Philippines phải nổi giận, kể tội chính phủ Mỹ xưa nay chỉ nói mà không làm gì khi đồng minh cần giúp đỡ. Tất cả các nước đang tranh chấp với Trung Cộng trong vùng Biển Đông đã nhận được một thông điệp về đường lối mới của Mỹ. Ở Bắc Kinh, ông Tillerson không nhắc đến Biển Đông mà chỉ nói có thể tấn công Bắc Hàn – một lời đe dọa không ai biết sẽ thực hiện ra sao (sẽ bàn trong một bài khác).
Nhưng ông Tập Cận Bình đã nhận được một món quà quý báu ngay khi Tổng Thống Donald Trump mới bước vào Tòa Bạch Ốc. Ông đã xé bỏ Hiệp Ước Cộng Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trung Cộng bỗng dưng “vớ bở!”
Thử tưởng tượng, nếu Donald Trump ngồi vào bàn thương thuyết với Tập Cận Bình không phải chỉ như người đứng đầu nước Mỹ mà còn đại diện cả một khối kinh tế 12 nước với sản lượng bằng 40% GDP toàn thế giới! Sau khi bị chính phủ Mỹ bỏ rơi, nhiều quốc gia, từ Australia, Malaysia đến Peru bị hụt cẳng, đang nghĩ phải tham gia khối mậu dịch tự do Bắc Kinh khởi xướng!
Điều Tập Cận Bình vui nhất là kinh nghiệm hơn 60 ngày đầu tiên của chính phủ Donald Trump là ông tổng thống Mỹ nói rất nhiều lời đe dọa mà sau đó không làm gì cả. Dọa tăng thuế nhập cảng hàng bên Tàu. Dọa xét lại quy tắc coi Trung Quốc là một nước “đang phát triển” để được hưởng các ưu đãi trong WTO. Dọa kết tội Bắc Kinh ghìm giá tiền tệ để thủ lợi. Dọa sẽ hành động mạnh nếu Trung Cộng chiếm cứ các đảo ở Biển Đông. Dọa xóa bỏ quy tắc Một Nước Trung Hoa. Chưa thấy hành động nào sau những lời đe dọa đó. Bắc Kinh có thể thấy một cơ hội cho họ tiếp tục làm tới, như họ đã thử với Philippines.
Đầu Tháng Tư là thời gian rất thuận lợi để Tập Cận Bình gặp Donald Trump. Chính phủ Mỹ chưa cho thấy một chiến lược ngoại giao nói chung, kể cả đối với chủ trương chuyển trục qua Châu Á của chính quyền Obama. Tổng Thống Trump tính cắt ngân sách Bộ Ngoại Giao đến 30% cũng tạo một cơ hội tốt cho Bắc Kinh. Trung Cộng sẵn sàng chi hàng tỷ đô la để củng cố “Sức mạnh mềm” trong khi chính phủ Mỹ chỉ quan tâm tăng cường “Sức mạnh cứng” của Bộ Quốc Phòng! Sau hai tháng, ông Trump chưa bổ nhiệm đủ các chức vụ then chốt trong Bộ Ngoại Giao, kể cả người phụ trách vùng Á Đông. Ông Rex Tillerson muốn cử một người nhiều kinh nghiệm làm thứ trưởng nhưng bị Tòa Bạch Ốc bác bỏ vì ông này đã theo một ứng cử viên Cộng Hòa khác, đã đả kích ông Trump trong thời gian tranh cử sơ bộ.
Cuộc gặp gỡ tại khu sân cù do ông Trump làm chủ chắc sẽ không đưa tới những quyết định quan trọng. Hai nhà lãnh đạo hai quốc gia kinh tế mạnh nhất hoàn cầu chắc sẽ chỉ cho thấy họ có thể nói chuyện với nhau, không đối đầu, không xung đột, cộng tác để hai bên cùng có lợi. Năm 2013, ông Obama đã gặp Tập Cận Bình ở khu nghỉ hè Sunnylands, California, hai bên cũng vui vẻ báo tin giống như vậy. Nhưng sau đó, hai quốc gia với quyền lợi khác biệt và xung khắc vẫn tiếp tục đối đầu, từ vụ Biển Đông tới chuyện Bắc Hàn.
Tổng Thống Trump có vẻ quan tâm đặc biệt tới bom hạch tâm của Bắc Hàn. Ông có đem chuyện đó ra nói với Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago hay không? Nhưng đó cũng là một mối nhức đầu cho chính quyền Trung Cộng! Câu chuyện này sẽ bàn trong một bài khác.
March 31, 2017
Một tuần lễ trước ngày mở cửa Mar-a-Lago tại Florida đón tiếp Chủ Tịch Tập Cận Bình, Tổng Thống Donald Trump không quên hai chục triệu người kiên định đã bỏ phiếu cho mình. Ông viết cho họ, vẫn qua mạng twitter: “Không thể chấp nhận số khiếm hụt mậu dịch khổng lồ (khiến nước Mỹ) mất bao nhiêu công việc làm!” Ông tuýt thêm một câu, có vẻ hiệu lệnh, “Các công ty Mỹ phải tìm cách khác!”
Ông Tập Cận Bình đọc những câu “tuýt” đó chắc phải hài lòng. Năm ngoái, đang tranh cử ông Trump đã đập Trung Quốc tơi bời về chuyện bán hàng sang Mỹ quá nhiều, mua của Mỹ quá ít (mua $116 tỷ, bán $463 tỷ, chênh lệch $347 tỷ trong năm 2016). Bây giờ, ông Trump chỉ nói chung chung, không chỉ đích danh thủ phạm. Cũng không thấy ông Trump nhắc lại lời hứa sẽ tăng thuế trên hàng Tàu nhập cảng vào Mỹ từ 9% lên 45%. Ông Trump cũng không nhắc đến lời đe dọa sẽ kết tội Bắc Kinh “cố ý hạ giá đồng nguyên để lũng đoạn thị trường” như năm ngoái vẫn nói. Sau khi báo động khiếm hụt mậu dịch khổng lồ và công nhân mất việc, ông Trump lại quay vào bên trong, bảo các xí nghiệp Mỹ phải “tìm cách khác.” Ông Tập có thể hiểu rằng ông Trump coi đó là trách nhiệm của các công ty ở Mỹ! Không phải việc nhà nước, Mỹ hay Trung Cộng! Hai nhà lãnh đạo còn nhiều vấn đề quan trọng hơn, sẽ thư thả bàn với nhau.
Chắc ông Trump cũng đang hài lòng. Ông vẫn hô lớn những khảu hiệu làm sôi máu những cử tri đã ủng hộ ông. Họ mất việc khi xí nghiệp đóng cửa, vì không cạnh tranh nổi với các công nhân Tàu lãnh lương chưa bằng một phần ba lương họ. Họ sẽ tiếp tục say mê ông như thần tượng. Nhưng ông biết nói khéo, tránh không đụng độ với vị quốc khách sắp đến khu nghỉ mát do ông làm chủ.
Tản bộ trên sân cù (golf), Tập Cận Bình sẽ kể cho ông Trump nghe mới sai cơ quan thông tấn của nhà nước khen ngợi con gái ông, hai lần. Tháng trước, Tân Hoa Xã yêu cầu một tỷ dân Trung Hoa thử so sánh dung nhan cô Ivanka, ái nữ của tổng thống, với một cô đào trẻ nổi tiếng, Lý Băng Băng (Li Bingbing, 李冰冰). Cơ quan tuyên truyền quốc gia đã đăng hình hai cô, hỏi độc giả có thấy dung nhan họ trông giống hệt nhau không? Tân Hoa Xã dùng loại thông điệp “tweetter,” bắt chước ngôn ngữ quen thuộc của ông tổng thống Mỹ: Ngắn, gọn, mỗi lần viết không quá 140 chữ, người đọc không cần mệt óc suy nghĩ. Trong tuần lễ sau đó, Tân Hoa Xã lại đăng hình cô Ivanka Trump, cô đang đi thăm mấy viện bảo tàng ở Mỹ. Và nhà báo đảng ngợi khen Ivanka, nói cô có “phong cách cao nhã” (Ưu nhã đích phong cách, 優雅的風格). Những chữ này lâu nay báo chí của nhà nước Bắc Kinh chỉ dùng để khen ngợi bà Bành Lệ Viên (Peng Liyuan, 彭丽媛), nữ trung tướng, ca sĩ nổi danh, phu nhân chủ tịch Tập Cận Bình! Người thứ nhì được cũng khen cao nhã là Nữ Công Tước Catherine, vợ Hoàng Tử William bên nước Anh.
Trước khi hội kiến, cả hai vị nguyên thủ quốc gia đều đang hài lòng. Cho nên, giáo sư Lý Đạo Quỳ (Li Daokui, 李稻葵) (từng ngồi trong hội đồng tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương ở Bắc Kinh) đã nói với đài CNBC rằng mối bang giao Mỹ – Trung bây giờ rất tốt đẹp – ông so sánh, tốt đẹp hơn cả quan hệ giữa Mỹ và Australia! Trump – Tập sẽ gặp gỡ như hai người bạn!
Vì cá tính họ có thể chơi với nhau. Ông Trump vẫn tỏ ra khâm phục những “người hùng,” mà chính ông cũng muốn được coi như một người hùng. Ông Trump từng mô tả biến cố Thiên An Môn năm 1989 là một “cuộc biểu dương sức mạnh” chứ không coi đó là một cuộc tàn sát sinh viên, công nhân đòi tự do dân chủ. Ông vẫn khen ngợi tài trị quốc của Tổng Thống Putin, mà ông tổng thống Nga được đối đãi rất thân mật khi sang Tàu.
Ông Tập phải hài lòng trước khi qua Mỹ, vì trong hai tháng qua ông Trump tỏ ra rất biết “nhún nhường.” Đối với Trung Cộng, ông Trump không phải chỉ “giơ cao đánh khẽ.” Ông đưa cây gậy lên cao dọa dẫm, nhưng sau đó lại bỏ gậy xuống, vuốt ve xoa dịu, và sẵn thay đổi ý kiến. Thí dụ, sau khi tiếp điện thoại của bà Thái Anh Văn, tổng thống Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan, một nước Trung Hoa khác) ông Trump đã công khai đặt câu hỏi: Tại sao chính phủ Mỹ cứ phải theo quy tắc chỉ có “Một nước Trung Hoa?” Nhưng sau khi nhậm chức một tháng, Tổng Thống Trump đã điện thoại cho Tập Cận Bình; chỉ với mục đích xác nhận mình vẫn tôn trọng quy tắc “Một nước Trung Hoa.” Báo, đài cả thế cho biết Tập Cận Bình chỉ bằng lòng nghe điện thoại sau biết khi ông Trump sẽ nói mình cũng tôn trọng quy tắc mà các vị tổng thống Mỹ trong 40 năm qua, từ Nixon, Reagan đến Obama, vẫn đồng ý.
Tín hiệu hòa hoãn sau cùng được Ngoại Trưởng Rex Tillerson đem tới Bắc Kinh trong chuyến công du Châu Á đầu tiên. Trung Cộng coi chuyến công du này là một thắng lợi mỹ mãn. Trung Quốc Nhật Báo loan tin ông Tillerson long trọng tuyên bố bang giao Mỹ -Trung phải được xây dựng trên nền tảng “không đối đầu, không xung đột, tương kính, và cộng tác để hai bên đều thắng lợi.” Hoàn Cầu Thời Báo, một tiếng nói mạnh của Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh rằng những quy tắc đó đã được Bắc Kinh nêu lên làm kim chỉ nam ngoại giao từ bao năm nay, còn nhận xét rằng chính quyền Barack Obama chưa bao giờ mở miệng nhắc đến các quy tắc đó. Các vị tổng thống Mỹ trước đều đề cao điều kiện tôn trọng những quyền tự do của người dân Trung Quốc.
Trước khi ông Tillerson tới, Bắc Kinh đã công bố kế hoạch xây dựng trên các bãi ngầm Scarborough Shoal của Philippines, Hải Quân Trung Cộng đã chiếm từ năm 2012. Ngoại trưởng Mỹ không nói một lời nào phản đối khiến tổng thống Philippines phải nổi giận, kể tội chính phủ Mỹ xưa nay chỉ nói mà không làm gì khi đồng minh cần giúp đỡ. Tất cả các nước đang tranh chấp với Trung Cộng trong vùng Biển Đông đã nhận được một thông điệp về đường lối mới của Mỹ. Ở Bắc Kinh, ông Tillerson không nhắc đến Biển Đông mà chỉ nói có thể tấn công Bắc Hàn – một lời đe dọa không ai biết sẽ thực hiện ra sao (sẽ bàn trong một bài khác).
Nhưng ông Tập Cận Bình đã nhận được một món quà quý báu ngay khi Tổng Thống Donald Trump mới bước vào Tòa Bạch Ốc. Ông đã xé bỏ Hiệp Ước Cộng Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trung Cộng bỗng dưng “vớ bở!”
Thử tưởng tượng, nếu Donald Trump ngồi vào bàn thương thuyết với Tập Cận Bình không phải chỉ như người đứng đầu nước Mỹ mà còn đại diện cả một khối kinh tế 12 nước với sản lượng bằng 40% GDP toàn thế giới! Sau khi bị chính phủ Mỹ bỏ rơi, nhiều quốc gia, từ Australia, Malaysia đến Peru bị hụt cẳng, đang nghĩ phải tham gia khối mậu dịch tự do Bắc Kinh khởi xướng!
Điều Tập Cận Bình vui nhất là kinh nghiệm hơn 60 ngày đầu tiên của chính phủ Donald Trump là ông tổng thống Mỹ nói rất nhiều lời đe dọa mà sau đó không làm gì cả. Dọa tăng thuế nhập cảng hàng bên Tàu. Dọa xét lại quy tắc coi Trung Quốc là một nước “đang phát triển” để được hưởng các ưu đãi trong WTO. Dọa kết tội Bắc Kinh ghìm giá tiền tệ để thủ lợi. Dọa sẽ hành động mạnh nếu Trung Cộng chiếm cứ các đảo ở Biển Đông. Dọa xóa bỏ quy tắc Một Nước Trung Hoa. Chưa thấy hành động nào sau những lời đe dọa đó. Bắc Kinh có thể thấy một cơ hội cho họ tiếp tục làm tới, như họ đã thử với Philippines.
Đầu Tháng Tư là thời gian rất thuận lợi để Tập Cận Bình gặp Donald Trump. Chính phủ Mỹ chưa cho thấy một chiến lược ngoại giao nói chung, kể cả đối với chủ trương chuyển trục qua Châu Á của chính quyền Obama. Tổng Thống Trump tính cắt ngân sách Bộ Ngoại Giao đến 30% cũng tạo một cơ hội tốt cho Bắc Kinh. Trung Cộng sẵn sàng chi hàng tỷ đô la để củng cố “Sức mạnh mềm” trong khi chính phủ Mỹ chỉ quan tâm tăng cường “Sức mạnh cứng” của Bộ Quốc Phòng! Sau hai tháng, ông Trump chưa bổ nhiệm đủ các chức vụ then chốt trong Bộ Ngoại Giao, kể cả người phụ trách vùng Á Đông. Ông Rex Tillerson muốn cử một người nhiều kinh nghiệm làm thứ trưởng nhưng bị Tòa Bạch Ốc bác bỏ vì ông này đã theo một ứng cử viên Cộng Hòa khác, đã đả kích ông Trump trong thời gian tranh cử sơ bộ.
Cuộc gặp gỡ tại khu sân cù do ông Trump làm chủ chắc sẽ không đưa tới những quyết định quan trọng. Hai nhà lãnh đạo hai quốc gia kinh tế mạnh nhất hoàn cầu chắc sẽ chỉ cho thấy họ có thể nói chuyện với nhau, không đối đầu, không xung đột, cộng tác để hai bên cùng có lợi. Năm 2013, ông Obama đã gặp Tập Cận Bình ở khu nghỉ hè Sunnylands, California, hai bên cũng vui vẻ báo tin giống như vậy. Nhưng sau đó, hai quốc gia với quyền lợi khác biệt và xung khắc vẫn tiếp tục đối đầu, từ vụ Biển Đông tới chuyện Bắc Hàn.
Tổng Thống Trump có vẻ quan tâm đặc biệt tới bom hạch tâm của Bắc Hàn. Ông có đem chuyện đó ra nói với Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago hay không? Nhưng đó cũng là một mối nhức đầu cho chính quyền Trung Cộng! Câu chuyện này sẽ bàn trong một bài khác.
Subscribe to:
Posts (Atom)