6/03/2017

Một dân tộc đang tang thương và bất lực

Thân chào bạn đọc,

NMVN đã không đăng một bài nào từ ngày cuối tháng tư cho đến hôm nay. Trên một tháng không đến với bạn được, nhưng có thể giống như bạn, chúng tôi vẫn theo dõi những chuyện liên quan đến Việt Nam, và trình bày với bạn một vài ý nghĩ, dưới đây:

1. Sau nhiều năm viết bài và đăng bài của nhiều người Việt, đóng góp hay nhận xét, phê bình cho sự tiến triển hay thay đổi dẫn đến tự do dân chủ của VN, tình trạng của Việt Nam trên nhiều phương diện, đã không sáng sủa hơn sau hơn 42 năm CSVN quản trị đất nước. Điều này khiến chúng tôi phải suy nghĩ đến hiệu quả của sự đóng góp rất nhỏ của riêng cá nhân cũng như của một số người mà chúng tôi đã mang bài vào để bạn đọc tìm hiểu thêm (mặc dù bây giờ, bạn đọc có thể tìm dễ dàng trên internet). Chúng tôi vẫn loay hoay với "nhiệm vụ" không ai bắt buộc này, ngọai trừ chính sự suy nghĩ của mình. Sau hơn một tháng loay hoay, chúng tôi hôm nay lại từ từ từng bước một trở về với bạn đọc, như một người bị đau đang còn uống thuốc, ngồi dậy.

2. Thế giới biến chuyển thật nhanh chóng, nhưng trong Việt Nam, sự thay đổi còn nhanh chóng hơn và sự thay đổi trong Việt Nam làm cho chúng ta phải bàng hoàng. Không ai có thể tưởng tượng chỉ vì một nhà máy thép, mà do sự cẩu thả và bao bọc của CSVN, biển miền Trung Việt Nam đã trở thành nghĩa địa cá, và bờ biển cũng như sâu trong đất liền, miền Trung Việt Nam đã và sẽ trở thành những vùng đất thưa người dân sinh sống vì nguồn sống của họ đã bị đầu độc cho đến hàng chục năm, và họ sẽ phải bỏ làng xóm ra đi. Sự độc ác và lơ là đến đời sống người dân của CSVN đã lên đến mức không thể tưởng tượng nổi. Chúng tôi, trong sự bất lực của mình, chỉ biết im lặng ngưỡng mộ những người dân đang vật vã và liên tục tranh đấu cho sự sinh sống của gia đình nơi những vùng đang bị nhiễm độc đó. Họ đã không quản bị bắt bớ, giam cầm, đánh đập. liên tục biểu tình tranh đấu cho những nguồn nuôi sống gia đình.

Trong thời gian vắng trên nmvn này, chúng tôi cũng đã nhận được những tin tức của những người đang phải phấn đấu để tìm cách giữ lại nhà cửa, đất đai ruộng vườn của họ trong mấy chục năm nay, bây giờ có lệnh phải bỏ lại tất cả cho nhà nước và những tổ chức đầu tư, mặc dù sự đền bù không thể bằng một phần gia tài của họ gầy dựng bao nhiêu năm nay. Chúng tôi thực tình thấu hiểu sự oan ức và uất hận của những người dân này, có một ít thời gian để tìm hiểu thêm về những bế tắc của người dân trong những hoàn cảnh nêu trên.

3.Trump lên làm tổng thống nước Mỹ, có nhiều người ưa và cũng có nhiều người không đồng ý về những quyết định của ông Trump cho đến hôm nay. Dù ý kiến thế nào, người Việt Nam cũng muốn biết chính sách của Trump và của chính quyền Mỹ về biển Đông, về Việt Nam. Cho đến hôm nay (3 tháng 6, 2017), cũng chưa có dâu hiệu lạc quan nào về sự bang giao giữa 2 nước, ngoại trừ Trump muốn cân bằng cán cân mậu dịch giữa 2 nước, không muốn số nhập từ Việt Nam bỏ xa số xuất cảng từ Mỹ qua VN.

Người Việt cũng muốn biết thêm, khi nhờ Trung cộng áp lực Bắc Hàn về vũ khí nguyên tử, Mỹ đã đánh đổi gì với Trung cộng, và để yên cho Trung cộng lấn áp biển Đông có phải là một sự trao đổi hay không?

4. Mỹ mới giao cho CSVN 4 tầu tuần tra biển Đông. Điều này làm cho chúng tôi suy nghĩ đến khả năng "quốc phòng" đất nước của CSVN. Cho đến năm nay, kiểm điểm lại, CSVN CHƯA CHẾ TẠO NỔI MỘT CHIẾN XA, CHIẾN CỤ, VŨ TRANG, SÚNG ĐẠN, VŨ KHÍ HẠNG NẶNG HAY NHẸ, MÁY BAY, TẦU CHIẾN LỚN NHỎ nào. Tại sao lại yếu đến như thế? Tại sao dân số đứng hàng thứ 10 trên thế giới, và đã "độc lập" trên 42 năm rồi mà nền "quốc phòng" của VN lại dựa 100% vào vũ khí của thế giới. Hậu quả của sự lệ thuộc vào vũ khí của nhiều nước trên thế giới (vừa bạn lẫn thù vì hôm nay là bạn, ngày mai có thể thành thù, hay ngược lại), nhất là những vũ khí này thường hay được điều khiển bằng computer software,dễ bị khóa lại bởi nước cung cấp, thì cái khả năng tự tin và trong thế mạnh để thương thuyết cho sự độc lập và vững mạnh của CSVN sẽ không có đủ. (chúng tôi mong sẽ có dịp trở lại với đề tài này)

NMVN chúc quý bạn đọc một ngày vui khỏe.

No comments:

Post a Comment