Tưởng Năng Tiến)
6/1/2017
Một lời nói tử tế có thể làm ấm lòng người suốt cả mùa Đông.
Ngạn ngữ Nhật Bản
*
Cứ theo như dư luận chung (chung) thì ông Võ Văn Thưởng tuy là một đảng viên nhưng tốt. Ít nhất thì ông cũng không đến nỗi quá xấu như những người tiền nhiệm: Đinh Thế Huynh, Tô Huy Rứa, Nguyễn Khoa Điềm, Hà Đăng ...
Mặt tốt này của đương kim Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương vừa được hé lộ, tại một hội nghị trực tuyến,vào hôm 18 tháng 5 vừa qua:
Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý.
Phải chi hồi thập niên 60 hay 70 của thế kỷ trước mà ông (nguyên) Trưởng Ban Tuyên Huấn Trung Ương, Tố Hữu, cũng nói được một câu tương tự thì qúi hóa biết chừng nào. Tuy ông Võ Văn Thưởng phát ngôn hơi bị muộn nhưng dư luận, xem ra, vẫn khá ... lạc quan - như thường lệ:
"Dự định đề nghị xem xét mở 'đối thoại' với bất đồng chính kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đảng CSVN, ông Võ Văn Thưởng, là tín hiệu mới, đáng khích lệ và là 'lời mời rất quý báu', một 'cơ hội' cần được 'chớp lấy', theo một số ý kiến bình luận, quan sát của khách mời tại Tọa đàm cuối tuần của BBC Việt ngữ."
Một trong những vị khách mời này, T.S Cù Huy Hà Vũ, cho rằng quan điểm của ông Thưởng "rất đáng chú ý và rất đáng khuyến khích.”
Lê Công Định thì dè dặt hơn đôi chút: "Tôi ngờ rằng đây không phải là chủ trương mới của Đảng Cộng Sản."Trí nhớ của vị luật sư trẻ tuổi này, quả nhiên, không tệ.
Khi chưa vào tù, nhà báo Trương Duy Nhất cũng đã có lúc mừng (hụt) vì cái "chủ trương rất đáng chú ý và khuyến khích" này:
Phát biểu tại hội nghị công tác Tuyên giáo toàn quốc 2012 diễn ra sáng nay 9/12/2013, ông Hồ Quang Lợi, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói: "Đã tổ chức đội ngũ 900 dư luận viên trên toàn thành phố nhằm phát huy sức mạnh của đội ngũ tuyên truyền miệng. Trong khi đó, báo chí thủ đô thực hiện ý kiến chỉ đạo về những vụ việc nhạy cảm; thành lập các tổ phóng viên bấm nút, phản ứng nhanh. Tổ chức “nhóm chuyên gia” đấu tranh trực diện trên mạng internet, tham gia bút chiến trên internet...
Một thông tin khá bất ngờ, tạo cho tôi cảm giác thích thú...
Hãy công khai tranh luận một cách chính danh quân tử, thay vì sử dụng những biện pháp kỹ thuật lén lút cướp phá không khác gì bọn hacker, hoặc chụp mũ chính trị và kết án một cây bút chỉ vì những bài viết góp ý, phê bình phản biện của họ. Trước một thông tin, trước một tác phẩm, một bài viết, một cây bút, một góp bàn phản biện, chỉ được phép dùng chính phương cách truyền thông “tham chiến”, chứ không được phép dùng đến cái còng số 8, nòng súng và nhà giam...
Trương Duy Nhất & Võ Văn Thưởng. Ảnh: RFA
Trương Duy Nhất đã lãnh đủ ca ba (“còng số 8, nòng súng và nhà giam”) trước khi ông có cơ hội "đối thoại" với đám dư luận viên của chế độ hiện hành. Sau đó, sau khi bước ra khỏi nhà tù vào hôm 26 tháng 5 năm 2015, cũng không thấy nhà báo của chúng ta "bút chiến" hay "tranh luận" với một ông (hay bà) dư luận viên nào ráo trọi.
Sợ chăng?
E không phải thế đâu. Và cũng chả riêng gì trường hợp Trương Duy Nhất. Tôi chưa hề thấy một tù nhân lương tâm nào ở đất nước mình đã tỏ ra khiếp sợ và giữ im lặng sau sau khi ra khỏi nhà tù cả. Chỉ có những vị đã đi tù lần nữa, hoặc đang sẵn sàng chuẩn bị để ngồi tù tiếp tục - nếu cần!
Sở dĩ không có tranh luận hay đối thoại gì ráo trọi giữa những nhà bất đồng chính kiến với Nhà Nước Việt Nam, theo tôi, chả qua là vì bất đồng ngôn ngữ mà thôi. Cái "tầng ngôn ngữ" của đội ngũ dư luận viên hiện nay, rõ ràng, hơi quá xa lạ với số đông dân Việt:
No comments:
Post a Comment