6/30/2016

Vẫn không thể tin Formosa và CSVN -CSVN và Formosa cần đưa ra chi tiết "sự sai sót" mà Formosa viết trong lá thư


Nội dung bức tâm thư:

Kính gửi: Toàn thể cán bộ nhân viên công ty Formosa

Thay mặt lãnh đạo Công ty Formosa Hà Tĩnh, tôi xin gửi lỗi chào trân trọng tới toàn thể cán bộ nhân viên công ty, thời gian qua mọi người đã vất vả rồi!

Công ty Formosa Hà Tĩnh năm 2008 bắt đầu đầu tư, trong quá trình xây dựng nhà máy gang thép hiện đại nhất Việt Nam, toàn thể cán bộ nhân viên cùng Công ty trải qua biết bao nhiêu khó khăn gian khổ.

Nhớ lại những ngày đầu khi mới đặt chân đến mảnh đất này và nhìn thành tựu mà tất cả chúng ta đã cùng nhau lập dựng suốt 8 năm qua, với tinh thần nghị lực kiên cường của tập thể công ty và những cống hiến cho công trình thế kỷ này, cá nhân vô cùng cảm phục, đồng thời cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất.

Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh Miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của Đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. (có nghĩa là tất cả những phương cách thành lập, xây cất nhà máy đều theo đúng tiêu chuẩn quốc tế hay sao? và biến cố này chỉ do sự sai sót? Sự sai sót này nó to lớn như thế nào? và cách sửa đổi do ai trách nhiệm và kiểm soát? Chúng ta vẫn phải đặt sự kiểm soát toàn bộ nhà máy về sự an toàn môi truòng vào sự chuyên môn của quốc tế, của Liên hiệp Quốc, không thể để nó nằm trong tay của CSVN nữa - ngaymaivietnam)

Mặc dù, đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ.

Hiện nay, công ty đang phối hợp chặt chẽ cùng cùng cơ quan chức năng để giải quyết từ sự việc nêu trên. Trong bất kì tình huống nào công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam.(còn lợi ích an toàn của người dân trong vùng cũng như trong những tỉnh, những vùng biển của Việt Nam thì Formosa đặt lên hàng ưu tiên thứ mấy? ngaymaivietnam)
Thay mặt, công ty chúng tôi xin hứa nỗ lực hết mình đảm bảo một môi trường làm việc ổn định, an toàn tuân thủ pháp luật.

Tôi mong toàn thể cán bộ nhân viên sẽ đoàn kết nhất trí, hiệp lực cùng công ty vượt qua khó khăn này và tiếp tục cùng công ty hoàn thành sứ mệnh xây dựng nhà máy, đặt công tác bảo vệ môi trường lên hàng đầu làm tốt công tác sản xuất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững tại Việt Nam, đóng góp to lớn ngành công nghiệp hiện đại, tiên tiến nhất tại Việt Nam.



Việt Nam: Formosa gây cá chết hàng loạt ở miền Trung

VOA Tiếng Việt
6/30/2016


Chính phủ Việt Nam xác định Formosa đã gây ra thảm họa cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, và cho biết rằng công ty của Đài Loan này đã “nhận trách nhiệm”.

Phát biểu tại cuộc họp báo được nhiều người chờ đợi ở Hà Nội chiều 30/6, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết rằng “trên 100 nhà khoa học của 30 cơ quan trong và ngoài nước tham gia điều tra vụ cá chết, cùng sự phản biện độc lập của chuyên gia quốc tế”.

Quan chức này nói rằng thảm họa cá chết tại 4 tỉnh miền Trung đã "gây thiệt hại lớn về môi trường, đời sống của người dân và an ninh trật tự".

Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, nói rằng "nguồn thải xuất phát từ khu vực Vũng Áng, Hà Tĩnh, chứa nhiều độc tố, theo dòng hải lưu di chuyển từ Hà Tĩnh tới Thừa Thiên Huế".

Theo quan chức này, cuộc điều tra phát hiện ra Formosa Hà Tĩnh "có một số hành vi vi phạm, nước thải có chứa độc tố vượt quá mức cho phép".

Ông nói: “Các bộ ngành và cơ quan chức năng của Việt Nam có liên quan đã thẩm định kỹ lưỡng, tham vấn các nhà khoa học trong nước và quốc tế, và đã kết luận: Những vi phạm và sự cố trong quá trình thi công vận hành thử nghiệm tổ hợp nhà máy của công ty Formosa Hà Tĩnh là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng, làm hải sản tại 4 tỉnh miền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chết bất thường trong tháng Tư vừa qua”.

Theo ông Dũng, Formosa "nhận trách nhiệm sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt, đồng thời cam kết công khai xin lỗi chính phủ và nhân dân Việt Nam; thực hiện bồi thường thiệt hại cho người dân; phục hồi môi trường với đầu tư 500 triệu đôla; khắc phục triệt để hạn chế của hệ thống xử lý nước thải".

Ông Mai Thạnh, một ngư dân ở Hà Tĩnh, nói rằng kết luận của chính phủ Việt Nam về sự liên quan của Formosa là “chính xác” và “đúng với cảm nhận” của ông.

Ông Thạnh nói thêm rằng tập đoàn của Đài Loan này phải “đền bù thỏa đáng cho dân”, vì “ba bốn tháng nay ông không làm được gì”.

'Đóng cửa vĩnh viễn'

Trước khi chính phủ Việt Nam công bố kết luận, Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh đã gửi thư tới toàn thể cán bộ, công nhân viên của công ty.

Bức thư có đoạn: “Đối với hiện tượng cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua, theo kết quả điều tra của đoàn kiểm tra liên ngành của do Bộ Tài Nguyên & Môi Trường chủ trì, nhận định rằng công ty trong giai đoạn vận hành thử, do những sai sót của các nhà thầu phụ gây ra cá chết. Mặc dù đây là một kết quả chúng tôi không mong muốn, nhưng công ty tôn trọng kết quả điều tra của Chính phủ".

Bức thư viết tiếp: "Trong bất kì tình huống nào, công ty vẫn giữ cho nhà máy tiếp tục hoạt động, đặt sự an toàn và lợi ích của toàn thể cán bộ nhân viên lên hàng đầu nỗ lực để phát triển bền vững và lâu dài tại Việt Nam".

Về tuyên bố này, ông Thạnh nói: “Chính Formosa gây ra tội ác cho những người làm biển. Yêu cầu của tôi là ngừng hoạt động Formosa để làm thế nào cho dân ổn định lại cuộc sống, nếu không dẫn sẽ chết đói. Nếu mà họ không đóng cửa dân sẽ nổi loạn đấy”.

Cho dù Formosa đã “nhận trách nhiệm”, “xin lỗi” và “đền bù thiệt hại”, hiện có nhiều ý kiến trên mạng xã hội đòi “đóng cửa vĩnh viễn” nhà máy của công ty này ở Hà Tĩnh.

Trong khi đó, phát biểu khai mạc phiên họp trực tuyến chính phủ thường kỳ chiều 30/6, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cho biết vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung là “vấn đề dân rất quan tâm” và “cần phải rút ra những bài học” từ vụ này.

Tờ VnExpress dẫn lời Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ rằng ông “vừa trải qua 84 ngày căng thẳng nặng trĩu”.

Xem tường thuật chi tiết của VOA tiếng Việt về buổi họp báo TẠI ĐÂY

6/29/2016

Nắn lưng Nguyễn Phú Trọng

Ngô Nhân Dụng (Người-Việt)
6/29/2016

Trong lúc ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện của Cộng Sản Trung Quốc, tới Việt Nam, thì báo Nhân Dân ở Bắc Kinh cho độc giả coi một cảnh đánh đòn rất ngoạn mục. Những nạn nhân chịu đòn là nhân viên của Ngân Hàng Nông Thôn Thương Nghiệp thành phố Trường Trị (长治), một trung tâm thương mại thuộc tỉnh Sơn Tây. Người đứng ra đánh là một vị thanh tra từ trên xuống, đóng vai cố vấn cho ngân hàng. Ðoạn phim video chụp bằng máy điện thoại di động cho thấy cảnh ông thanh tra la mắng các nhân viên ngân hàng làm ăn không ra gì cả, ông quát tháo ra lệnh họ từ nay phải thành khẩn thay đổi, rồi ông cầm roi đánh, y như thầy giáo trừng phạt đám học trò lười và dốt!

Ðoạn video này có vẻ kỳ lạ. Tờ nhật báo chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã “vạch áo cho người xem lưng,” cho thiên hạ chứng kiến hệ thống tài chánh, ngân hàng một nước giàu hạng nhì thế giới vẫn làm việc theo theo lối... thời tiền sử!

Dân Hà Nội quen kể chuyện tiếu lâm đã đặt câu hỏi rằng, có phải ông Dương Khiết Trì muốn nhờ Nhân Dân Nhật Báo gửi một thông điệp răn đe cho ông Nguyễn Phú Trọng và các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam hay không? Ðấy chỉ là câu hỏi đang truyền ngoài đường phố Hà Nội. Gần đây các du khách đều công nhận đi taxi ở xứ Ngàn Năm Văn Vật được nghe các ông tài xế chửi đảng và nhà nước thả giàn; còn ở Sài Gòn thì chỉ được nghe các bác tài nói chuyện cá độ giải Euro rồi nghe họ than thở bị Uber cạnh tranh!

Ðọc bản tin chính thức của nhà nước Cộng Sản thì chúng ta không thấy Dương Khiết Trì đe dọa câu nào cả. Cuộc họp của ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc vẫn nói những lời sáo mép giống hệt như năm ngoái, năm kia: Quan hệ giữa hai nước tiếp tục phát triển tích cực, mặc dù còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết; hai bên trao đổi những vấn đề quan trọng, hứa không hành động khiến tình hình phức tạp thêm; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế như DOC và COC, vân vân. Ngon lành!

Nếu chỉ cần lập lại những công thức cũ rích này thì tại sao ông Dương Khiết Trì phải quá bộ “du Giang Nam” một chuyến như vậy? Những chuyện lặt vặt như đem cho 129 triệu đô la Mỹ để xây Cung Văn Hóa Hữu Nghị Việ -Trung tại Hà Nội; việc mở Lãnh Sự Quán Trung Quốc tại Ðà Nẵng, cấp đại sứ cũng làm được rồi, đâu cần đến một ủy viên Quốc Vụ Viện?

Cho nên, chỉ trong hậu trường người ta mới biết lý do thực sự của chuyến đi Dương Khiết Trì. Trong hậu trường, Dương Khiết Trì phải nói đến vụ Tòa Trọng Tài Thường Trực quốc tế ở Den Haag (The Hague), nay mai sắp công bố bản phán quyết chắc chắn bất lợi cho Bắc Kinh. Tòa Trọng Tài Thường Trực xử vụ Philippines kiện Trung Cộng, chắc sẽ bác bỏ quyền của Trung Quốc làm chủ vùng Ðường Lưỡi Bò, còn gọi là vùng Chữ U. Từ cả năm nay, Bắc Kinh đã báo trước sẽ không công nhận thẩm quyền của Tòa Trọng Tài về vấn đề này, và họ tuyên bố đã có có ít nhất 47 quốc gia đã ủng hộ lập trường của họ.

Liệu ông Dương Khiết Trì có tới Hà Nội để yêu cầu Nguyễn Phú Trọng đưa tên Việt Nam vào làm nước thứ 48, sau nước Gambia ở Châu Phi, hay không?

Có thể thấy mục đích chuyến đi Dương Khiết Trì là để nắn lưng Nguyễn Phú Trọng coi cứng hay mềm! Cứng hơn, hay mềm hơn năm ngoái, khi còn đang đấm đá nội bộ chưa xong, cần thiên triều nâng đỡ!

Nhưng chắc Dương Khiết Trì không ngu dại đòi Nguyễn Phú Trọng phải trâng tráo ủng hộ lập trường của Bắc Kinh, là không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Ðòi như thế chẳng khác gì đòi người ta đào mả bố người ta lên.

Nhưng dân Hà Nội chắc đã đoán trúng mục đích chuyến thăm viếng của Dương Khiết Trì: Dọa!

Một điều mà Dương Khiết Trì có thể yêu cầu là sau khi có bản phán quyết, Cộng Sản Việt Nam cứ ngậm miệng không nói năng gì cả! Như vậy cũng đủ chứng tỏ lòng trung thành với đồng chí anh em 16 chữ vàng rồi! Trong bản tin chính thức của Cộng Sản Việt Nam, không thấy nhắc tới Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Mà đó là văn bản pháp lý được Tòa Trọng Tài sử dụng khi xét xử. Trung Cộng đã ký kết UNCLOS nhưng lại không chịu nghe lời tòa án trọng tài, một nghịch lý hiển nhiên. Ðể coi Nguyễn Phú Trọng có thấy như thế hay không.

Chúng ta sẽ biết cái xương sống của ông Nguyễn Phú Trọng nó mềm đến mức nào, có đủ mềm để khom lưng làm theo lệnh thiên triều hay không! Nguyễn Phú Trọng còn đang nghe ngóng, nhìn quanh chờ đợi! Nhìn qua Philippines, ông Trọng có thể thấy có thể khom lưng một chút cũng được!

Vai chính trong vụ kiện là Philippines; nhưng vị tổng thống mới đắc cử là ông Rodrigo Duterte, sẽ nhậm chức ngày 30 Tháng Sáu, lại đang ỡm ờ tỏ vẻ muốn hòa hoãn với Bắc Kinh. Ông Duterte mới cử một sứ giả đi Bắc Kinh, là Arthur Tugade, người sẽ làm bộ trưởng giao thông trong chính phủ ông sắp lập. Mục đích chuyến đi chắc là hỏi vay tiền với lãi suất ưu đãi! Ông Duterte muốn xây dựng một đường xe lửa trên đảo Mindanao là nơi dân chúng đã bỏ phiếu đưa ông lên ngôi tổng thống.

Thái độ hòa hoãn với Bắc Kinh của Duterte cũng là một đòn thách thức Mỹ. Ông Duterte từng nói thẳng: “Quý vị có trả giá ngang bằng chúng nó hay không? Nếu không, tôi sẽ chấp nhận thiện chí của Trung Quốc!” Ông Duterte còn tiết lộ rằng ông đã hỏi thẳng đại sứ Mỹ ở Manilla, “Các ông đứng về phía chúng tôi hay không?” Ông kể, Ðại Sứ Philip Goldberg trả lời: “Nếu các ông bị tấn công!” Ông Nguyễn Phú Trọng có thể nghe ngóng coi ông Duerte nói gì sau khi Tòa Trọng Tài phán quyết, để biết mà “nói theo,” vừa giữ thể diện, vừa không làm mất lòng thiên triều.

Cùng thời gian Dương Khiết Trì tới Hà Nội, một đoàn tàu Trung Cộng đang tham dự cuộc thao diễn hải quân với nhiều nước khác, trong đó có Mỹ và các nước đồng minh. Những nước Châu Á cũng có hải quân dự cuộc tập trận là Ấn Ðộ, Nam Hàn, Australia, New Zealand, Philippines, Brunei, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Ba nước Việt, Mên, Lèo không được mời, chắc vì hải quân chưa đủ tầm mức. Nhưng vương quốc Tonga, với 160 hòn đảo nằm giữa Thái Bình Dương, chỉ có hơn 100 ngàn dân, cũng có mặt.

Tất nhiên Ðài Loan không được mời tham dự cuộc thao diễn này vì có mặt Trung Cộng. Hơn nữa, Trung Cộng còn đang đe dọa Ðài Loan, đã cắt đứt mọi liên lạc, vì tân Tổng Thống Thái Anh Văn không chịu nói câu nào về “Nguyên tắc chỉ có một nước Trung Hoa.”

Nhưng xương sống lưng Bà Thái Anh Văn có vẻ còn cứng lắm; bà không tỏ ra sợ hãi. Chính phủ Ðài Bắc sắp đem bắn thử giàn phòng thủ chống hỏa tiễn PAC-3 đã mua của Mỹ từ năm 2008, năm đó Bắc Kinh đã la lối om sòm nhưng sau cùng cũng chẳng làm gì cả. Giàn phòng thủ này bảo vệ cả hòn đảo trong lúc Trung Cộng vẫn bày 1,500 hỏa tiễn trên bờ biển nhắm thẳng vào Ðài Loan. Cuộc bắn tập này sẽ diễn ra ở White Sands Missile Range, tiểu bang New Mexico, nước Mỹ, vào Tháng Bảy sắp tới. Quân đội Mỹ sẽ cung cấp mấy hỏa tiễn cũ để phóng lên, làm như tên lửa từ lục địa Trung Hoa tấn công. Ðiều đáng chú ý là hai chính phủ Mỹ và Ðài Loan không hề có quan hệ ngoại giao. Mỹ giúp Ðài Loan thử vũ khí chỉ là mối tương quan giữa người bán và kẻ mua, cũng như Mỹ vẫn cho Nhật Bản thử giàn phòng thủ PAC-3 trên đất Mỹ!

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có theo được cái lưng cứng rắn của bà Thái Anh Văn hay không?

Một người khác cũng có thể làm gương cho ông Nguyễn Phú Trọng là Bác Sĩ Mahathir Mohamad, cựu thủ tướng Malaysia. Ông già 90 tuổi này mới lên tiếng đả kích người kế vị, do chính ông nâng lên, là Thủ Tướng Najib Razak, về cái tội bán tài sản quốc gia cho Trung Cộng! Chính phủ Malaysia mới chấp nhận việc bán 1MDB, một công ty điện lực cho CGN, một công ty Trung Quốc, với giá hơn hai tỷ Mỹ kim. Chính phủ Najib đã cho CGN được miễn, mua nhiều hơn giới hạn 49% theo luật định. Ông Mahathir lên án: “Những nhà máy điện này là của nhân dân Malaysia! Ðem bán cho nước khác là sai!” Ông nói thay cho dân chúng: “Những người nông dân, những ngư dân nước mình chẳng ai hiểu những con số hàng chục tỷ đồng ringgit là cái gì cả!”

Ông Mahathir còn nói thẳng: “Ðây là một chính sách quốc gia sai lầm... Nước Malaysia chủ trương mở cửa, buôn bán với tất cả các nước, nhưng đối với Trung Quốc thì khác!... Chúng ta cởi mở và thân thiện, nhưng trước hết phải nghĩ đến nhu cầu của người dân!”

Vụ bán những nhà máy điện của 1MDB cũng không khác gì những vụ cho người Trung Quốc khai thác bô xít, vụ thuê rừng 50 năm, cho mở nhà máy Formosa với thời hạn 70 năm, vân vân. Ông Nguyễn Phú Trọng có thể học ông Mahathir la mắng ông Najib mà “nói thẳng” vào mặt... Nguyễn Tấn Dũng! Nhưng lên tiếng như vậy cũng đòi hỏi cái lưng của chính ông Nguyễn Phú Trọng còn đủ cứng!



Ðến ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực ở Den Haag tuyên án bác bỏ quyền của Trung Cộng trên vùng biển họ vẽ chữ U, mới biết sống lưng ông Nguyễn Phú Trọng có đủ cứng để cùng người dân Việt hô lớn “NO U” hay không.

Người dân không còn tin vào CSVN nữa

Thân chào bạn đọc,

Bây giờ là 11 giờ đêm bên Mỹ, 1 giờ trưa bên việt Nam, 8 giờ sáng bên Pháp, 3 giờ chiều bên Nhật và NMVN gửi lời thăm hỏi đến bạn ở những nước này,  HIÊN ĐANG vào thăm trang NMVN.

Bạn cũng đọc những bài nmvn vừa mang về, và "hình như" CSVN sẽ phải loan báo lý do tại sao cá chết, và AI đã gây ra điều này. Nhưng quan trọng hơn hết là CSVN sẽ có những quyết định nào để sự kiện hàng ngàn cây số biển và sông ngòi ở Việt nam bị độc hóa sẽ không còn bị nhiễm dộc trong tương lai nữa.

Chúng tôi không hy vọng là CSVN sẽ đưa ra những lý do chính xác để giải thích "sự cố tình hủy diệt đời sống sinh vật ở bờ biển Việt Nam" này của Formosa, và vì lý do đưa ra không chính xác nên những giải pháp để những sự đầu độc này cũng sẽ không chính xác và đúng đắn. Phải HỦY ống dẫn chất độc ra biển, và phải bắt FARMOSA NGƯNG HOẠT ĐỘNG cho đến khi QUỐC TẾ (international inspectors) hay LIÊN HIỆP QUỐC đến chứng nhận là Formosa đã xây dựng nhà máy "thép" đúng tiêu chuẩn quốc tế.

Tại sao phải cần đến quốc tế? Vì người dân không còn tin vào CSVN nữa.


NgàyMaiViệtNam

Việt Cộng: Đứa con hoang đàng của Trung Cộng

Viên D - Danlambao
6/29/2016




Trung Cộng từng gọi Việt Nam Cộng Sản (Việt Cộng) là "đứa con hoang đàng". Người Việt tức tối trước cách gọi hỗn xược đó, nhưng Trung Cộng có quyền gọi Việt Cộng là đứa con, đứa con hoang đàng. Điều đó hoàn toàn hợp lý. Nhưng cần phải phân biệt "Việt Cộng" và "Việt Nam" để chúng ta không phải lầm lẫn.

Chế độ cộng sản ở VN là một chế độ con đẻ của Trung Cộng và Nga Cộng, pha thêm vài yếu tố phong kiến. Hồ Chí Minh du nhập chủ thuyết Mác - Lê - Xít-ta-lin về Việt Nam. Hồ Chí Minh là người nhập cảng cái thể chế cai trị của Mao Trạch Đông. Hồ Chí Minh cũng là người chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến và giả bộ như một Nhà nho, nhưng là nhà Nho tài tử. Hồ Chí Minh và môn đệ của ông đã vun đắp và hòa quyện 3 "quái thú" đó thành một chế độ thống trị Việt Nam từ 1930 đến ngày nay. Vì cái chế độ Hồ Chí Minh dựng nên là một quái thai của 3 nguồn nên nó trở nên phi hệ thống và gây ra biết bao nhiêu tang thương cho đất nước.

Trong 3 quái thú đó, quái thú Trung Cộng có ảnh hưởng sâu sắc và lớn nhất đến Việt Nam. Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mao bàng bạc trong tất cả lĩnh vực hoạt động, từ chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục, đến văn hóa. Sự ảnh hưởng sâu đậm và theo thời gian đã biến Việt Cộng thành một nhân tố trong cái quỹ đạo của Trung Cộng. Việt Nam dưới chế độ cộng sản thực chất là một chư hầu, một Trung Cộng thu nhỏ. Do đó, có nhà báo người Nhật đánh đồng Việt Nam Cộng Sản với Trung Cộng là hoàn toàn có thể hiểu được.

Việt Cộng hoàn toàn không có một chủ thuyết nào của họ cả. Họ chỉ du nhập và làm theo ngoại bang. Cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" mà bộ máy tuyên truyền Việt Cộng quy chiếu cho Hồ Chí Minh là một sự gán ghép và lừa dối. Bản thân Hồ Chí Minh tự thú nhận rằng ông không có tư tưởng gì hơn là chủ nghĩa Mác Lê. Hồ Chí Minh nói rõ rằng "Tôi không viết lý luận. Bác Mao viết cả rồi!" Vậy thì cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" là một bịa đặt.

Hệ thống tổ chức chính trị của Việt Cộng rập khuôn theo Trung Cộng. Từ cấp trung ương đến địa phương, Trung Cộng có cơ quan nào là Việt Cộng có cơ quan đó. Trung Cộng có tuyên giáo, Việt Nam có tuyên giáo. Trung Cộng dựng Mao Trạch Đông làm thần tượng, Việt Cộng dựng Hồ Chí Minh làm thánh. Ngay cả tên gọi cơ quan Việt Cộng cũng bắt chước Trung Cộng. Trung Cộng phịa ra những cái cơ quan "nhân dân", Hồ Chí Minh cũng phịa ra "nhân dân" cho các cơ quan nhà nước. Trung Cộng có chương trình gì là Hồ Chí Minh có chương trình đó nhưng ở qui mô nhỏ hơn. Trung Cộng tiến hành cải cách điền địa thì Hồ Chí Minh làm cải cách ruộng đất. Trung Cộng có Cách Mạng Văn Hóa thì Việt Nam có Nhân Văn Giai Phẩm. Nhìn lại chúng ta sẽ kinh ngạc thấy Việt Cộng bắt chước Trung Cộng một cách trung thành và không xấu hổ.

Quân đội và công an Việt Cộng cũng mô hình theo quân đội "giải phóng" của Trung Cộng. Điều này thì không khó hiểu vì chính Trung Cộng là cha đẻ cái quân đội Việt Cộng trong quá khứ. Không chỉ là cha đẻ, quân đội Trung Cộng còn đóng vai trò mẹ nuôi cho quân đội Việt Cộng. Do đó, hai quân đội này trong thực tế có tổ chức như nhau. Thậm chí tên gọi cũng giống nhau. Trung Cộng có "quân ủy", Việt Cộng cũng bắt chước có "quân ủy". Trung Cộng có "thượng tướng", Việt Cộng cũng bắt chước làm theo. Ngay cả quân phục, Việt Cộng bắt chước gần như 100% theo Trung Cộng. Có người mỉa mai nói rằng nhìn hình hai viên tướng Trung Cộng và Việt Cộng bên nhau, người ta không biết ai là ai. Thật là nhục nhã cho một quân đội chư hầu.

Về kinh tế, Việt Cộng rập khuôn theo Trung Cộng từ hệ thống đến cái tên. Chế độ tem phiếu mà Việt Cộng áp dụng ở miền bắc có nguồn gốc từ Trung Cộng. Mô hình hợp tác xã có gốc từ Trung Cộng. Từ tổ chức ngân hàng đến cơ cấu kinh tế cá thể, tất cả đều được Việt Cộng du nhập từ Trung Cộng. Phải có dịp đi du lịch sang Trung Cộng thì mới thấy sự bắt chước của Việt Cộng sâu xa như thế nào.

Đến khi "mở cửa" Trung Cộng cho ra cái gọi là "Socialist market economy", thì Nguyễn Văn Linh và đồng bọn bưng nguyên xi về Việt Nam và dịch sang tiếng Việt là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Người ta phàn nàn rằng cái gọi là "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là một quái thai và không biết nó xuất phát từ đâu, nhưng người ta không chú ý rằng chủ nhân ông của cái quái thai đó chính là Trung Cộng. Việt Cộng chỉ rập khuôn theo mà thôi. Vậy mà Việt Cộng dám mị dân rằng đó là chủ thuyết của họ!

Ai cũng biết nền giáo dục Việt Nam dưới chế độ cộng sản là một thất bại lớn. Nhưng ít ai biết rằng cái nền giáo dục đó cũng là rập khuôn từ nền giáo dục Trung Cộng. Từ cách sắp xếp chương trình dạy, hệ thống trung và đại học, sách giáo khoa, tất tần tật đều mô phỏng theo Trung Cộng. Đó là một nền giáo dục bị chính trị hóa, mị dân và ngu dân. Chính trị hóa là vì tất cả các chương trình dạy đều được cái đặt nhiều thông tin chính trị có lợi cho đảng. Chính trị hóa còn được thực hiện với chủ trương "hồng hơn chuyên", ưu tiên cho thành phần dốt và thất học, nhưng vùi dập thành phần ưu tú trong xã hội. Cho đến ngày hôm nay, chính trị hóa giáo dục vẫn còn nhưng qua hình thức tuyên truyền.

Người ta cho rằng nền giáo dục Việt Cộng lẫn lộn giữa tuyên truyền và giáo dục. Không sai nhưng chưa đủ, vì đó là không phải là nền giáo dục mà là một sự tẩy não mang danh "giáo dục". Mị dân vì trong cái hệ thống tẩy não đó được lồng vào những thông tin và sự kiện giả tạo, ngụy tạo. Câu chuyện Lê Văn Tám là một trường hợp tiêu biểu về sự giả dối. Ngu dân là vì trong cái hệ thống tẩy não mang danh nghĩa giáo dục đó sửa sách sử nước nhà và thế giới và áp đặt những quan điểm của họ đến học sinh. Một nền giáo dục như thế chỉ có thể sản xuất ra những con người giả dối và bất tài.

Cái chế độ mà Hồ Chí Minh du nhập về nó làm lung lay tận nền tảng của xã hội Việt Nam cho đến ngày hôm nay. Một trong những bắt chước nguy hiểm nhất của Việt Cộng là phá nát cơ cấu gia đình xã hội. Chúng ta thấy dưới chế độ cộng sản, Hồ Chí Minh đã bắt chước Trung Cộng thiết lập một cơ chế gián điệp trong xã hội dày đặc trong mọi giai tầng xã hội. Xã hội Việt Nam dưới thời cộng sản là một mạng lưới gián điệp khổng lồ, người người làm gián điệp và theo dõi lẫn nhau. Trong cái chế độ đó con cái có thể tố cáo cha mẹ, đồng nghiệp có thể theo dõi và báo cáo cho công an. Không ai ngạc nhiên khi biết rằng cứ 6 người ở Việt Nam cộng sản thì có 1 người làm việc cho công an.

Cái hệ thống gián điệp đó làm tan rã các mối quan hệ xã hội truyền thống, làm loạn các chuẩn đạo đức xã hội, và làm cho người không còn tin vào người. Các cán bộ Việt Cộng là những kẻ sống 2 mặt. Ở cơ quan họ nói như con vẹt của chế độ. Ở nhà họ nói khác. Không ai dám chắc họ suy nghĩ gì, vì chính họ cũng không biết họ là ai và nói gì. Điều đó giải thích tại sao gian dối lan tràn trong xã hội. Trong xã hội Việt Nam cộng sản không ai tin ai. Một xã hội mà không ai tin ai thì sự sụp đổ chỉ là thời gian.

Về văn hóa, Hồ Chí Minh và đàn em du nhập gần như tuyệt đối những cái xấu của "văn hóa Mao" về Việt Nam và áp đặt lên người dân. Chúng ta ai cũng thấy cái nền văn nghệ Việt Cộng rất khác với cái nền văn nghệ trước thời cộng sản Hồ Chí Minh về chiếm Hà Nội. Đó là một nền văn nghệ bắt chước Trung Cộng. Cái nền văn nghệ đó có nhiệm vụ chính là tuyên truyền. Tuyên truyền bằng cách ca ngợi đảng, xây dựng thần tượng, ca ngợi đấu tranh giai cấp, ca ngợi giết chóc. Cái nền văn nghệ đó đã sản sinh ra một quái thai như Tố Hữu ca ngợi một tên giết người không gớm tay là Xít-ta-lin. Nói chung, đó là một nền văn nghệ thiếu nhân bản. Nền văn nghệ Trung Cộng mất cái nhân tính, thì Việt Cộng cũng thế. Thơ văn của họ nặng mùi súng đạn, máu me, và kém cái chất nhân văn, tình cảm. Thật buồn cười khi các cán bộ Việt Cộng than phiền là không có tác phẩm lớn!

Việt Cộng còn bắt chước sự tàn phá văn hóa của người thầy phương bắc của họ. Trung Cộng đập phá đền đài, chùa chiền, thì Việt Cộng cũng đập phá các di tích lịch sử của cha ông để lại.

Trung Cộng kiểm duyệt báo chí, Việt Cộng làm theo y chang. Trong chế độ cộng sản, Việt Nam không có một nền báo chí tự do đúng nghĩa. Nền báo chí Việt Cộng chỉ có những kẻ nô lệ, bởi vì trong cái hệ thống đó người viết chỉ làm theo chỉ thị của những kẻ dấu mặt trong đảng. Một viên tổng biên tập còn tự hào phát biểu rằng "nghề phóng viên phải như con chó ấy". Thật quá đúng! Đúng cho viên tổng biên tập đó. Không ngạc nhiên khi người trong đảng với nhau mà họ vẫn khinh thường giới báo chí. Có viên cán bộ kia nói thẳng vào mặt một phóng viên rằng "Mày là thằng chó báo chí nào"? Có quá đáng không nếu gọi cái nền báo chí Việt Cộng là "báo chí chó".

Chỉ cần điểm sơ qua những sự bắt chước Trung Cộng chúng ta thấy đất nước Việt Nam dưới thời cộng sản không còn là một Việt Nam nhân bản đúng nghĩa nữa. Từ chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, xã hội, đến văn nghệ, tất tần tật Việt Cộng đều du nhập từ Trung Cộng. Bởi thế, các cán bộ Trung Cộng hoàn toàn có quyền để gọi Việt Cộng là những "đứa con hoang đàng".

Du nhập ý tưởng và phương tiện từ nước ngoài không phải là một cái gì xấu xa, vì tư tưởng chính trị, kinh tế và văn nghệ giao thoa với nhau. Nhưng du nhập cái xấu xa và cặn bã của nước ngoài về quê hương là một trọng tội. Chủ nghĩa cộng sản là một cặn bã quốc tế, một tội ác chống nhân loại. Cái chủ nghĩa đó đã bị chính nơi khai sinh ra nó vứt vào sọt rác chính trị. Chủ nghĩa Mao là một tội ác chống nhân loại và đã bị chính cái đất nước sản sinh ra nó chối bỏ. Ấy vậy mà ông Hồ Chí Minh "nhập khẩu" những loại cặn bã về quê hương. Ông và những môn đồ của ông đã thiết lập một thể chế quái thai như thế trên đất nước Việt Nam và gây biết bao thảm họa cho dân tộc. Ảnh hưởng của những thảm họa đó vẫn còn hiện hữu cho đến ngày hôm nay.

Người cộng sản có vì tương lai đất nước không? Tôi dám chắc rằng họ nghĩ rằng họ yêu nước. Nhưng trong thực tế họ phản quốc, vì việc làm cho họ chống lại dân tộc và đang làm suy yếu quốc gia. Họ làm việc vì cái đảng của họ chứ không phải vì tương lai đất nước. Họ đã tàn phá đất nước. Họ đang tàn phá đất nước. Họ sẽ còn tàn phá đất nước. Nếu là người có suy nghĩ họ nên dừng tay ngay những hành động tội ác của họ.

Trung Cộng gọi Việt Cộng là những đứa con hoang đàng. Người Việt chân chính gọi Việt Cộng là những đứa con phản phúc.

CSVN đưa ra con số để thăm dò phản ứng của người dân: Formosa sẽ bồi thường cho ngư dân 11.000 tỷ đồng?

FB Chau Doan
6/29/2016

Con số 11.000 tỷ đồng nếu là thực thì như muối bỏ biển nhưng chúng ta không cần nói kĩ về một con số được đưa ra bởi tin đồn. Đọc lướt trên mạng thì một số bạn bảo con số ấy khá lớn nhưng các bạn sẽ thấy con số này không là gì cả khi chia cho những hộ gia đình sống bằng nghề đánh cá. Điều này chúng ta sẽ có dịp kiểm chứng dễ dàng. Nhưng khi đọc về con số này tôi vẫn có cảm giác lo lắng bởi biết đâu tin đồn này là thật.

Theo ý kiến của một nhà khoa học thì tác hại của thảm hoạ này như một quả bom nguyên tử dưới biển, di chứng của nó trong thiên nhiên còn kéo dài tới gần một trăm năm sau.

Theo Dân Trí: “Hiện nay, tại tỉnh Quảng Trị có đến 70% ngư dân làm nghề đánh bắt gần bờ. Thời gian qua, do ảnh hưởng cá chết, hầu hết ngư dân phải ngừng đánh bắt, làm thuê đủ nghề để kiếm sống. Một số bà con chuyển sang làm trang trại chăn nuôi bước đầu ổn định cuộc sống.”

Qua đây chúng ta thấy tác hại là kinh khủng đến đâu. Tôi đưa thêm thông tin này để các bạn thấy con số ấy là bèo bọt đến đâu. Hiện nay đang có một vụ kiện hãng Volkswagen ở Mỹ. Hãng này sẽ phải đền số tiền chừng 10 tỷ đô la Mỹ cho 475,000 người chủ của xe này về việc dùng một phần mềm lừa hệ thống kiểm định khí thải, 2,7 tỷ đô la cho đền bù môi trường và 2 tỷ đô la nữa cho nghiên cứu dòng xe bảo vệ môi trường tốt hơn trong tương lai.

So với thiệt hại ở Mỹ thì thảm họ môi trường của Việt Nam chắc hẳn phải lớn hơn nhiều.

Nếu quả thực con số này là thật thì đây là một trò đùa thô bỉ của cả chính quyền và Formosa. Có thể chính quyền tưởng con số này là lớn, bởi họ không có chuyên gia kinh tế tính toán giỏi và họ không quan tâm tới những vụ bồi thường tương tự trên thế giới. Nếu thế thì đây lại là một sai lầm vô cùng đáng tiếc của chính quyền.

Tôi xin lỗi đã sa đà vào một chủ đề tôi không dự định đi sâu khi con số chưa chính thức nhưng lòng tôi như lửa đốt vì sợ con số này là thật nên không đừng được. Ở đây có mấy điểm chính tôi muốn nói là:

1- Khi một thảm hoạ này nảy xảy ra thì nhất định phải có quan chức chịu trách nhiệm, họ phải từ chức, phải bị truy cứu trách nhiệm tại sao để thảm hoạ xảy ra.

Hãy bỏ đi cái kiểu xử lý chung chung không ai chịu trách nhiệm.

Quá trình này đòi hỏi một sự đấu tranh quyết liệt ngay trong nội bộ chính quyền. Nhưng đây là một việc làm cần thiết để lấy lại được lòng tin của dân chúng.

2- Khi có tiền đền bù, cũng giống như tiền phân bổ ngân sách về các tỉnh, sự thất thoát là rất lớn. Cần phải có một uỷ ban kiểm soát sự minh bạch trong việc phân bổ, chi tiêu. Đây cũng là một hành động cần thiết để lấy lòng tin của dân chúng.

3- Cần huy động lực lượng báo chí trong việc kiểm soát này. Bởi báo chí vẫn có một sự độc lập nhất định đối với những cơ quan thực hiện việc đền bù cho người dân.

4- Không phải chỉ đền bù cho người dân mà còn cần một khoản tiền để thực hiện một công việc vô cùng khó khăn và tốn kém là hút chất độc từ đáy biển lên. Việc này cần thiết để trả lại môi trường trong lành của biển. Và đây cũng là việc làm cần thiết để lấy lại lòng tin người tiêu dùng vào hải sản và cũng là củng cố niềm tin của dân chúng vào chính quyền.

Tuy nhiên, ở đây có hai loại chất độc, phản ứng nhanh và chậm. Phản ứng nhanh thì đã một phần vào cá. Phản ứng chậm như thuỷ ngân thì tác hại của nó sẽ thể hiện trong nhiều năm nữa. Do vậy, có được thành phần hoá học của chất xả thải là rất quan trọng.

5- Formosa phải mang ống thải nên mặt đất và có phương án xử lý chất thải trên bờ.

6- Bất luận điều gì sẽ được công bố sau cuộc họp báo thì người dân cũng không nên có hành động dại dột trong phản ứng với Formosa. Dân ta nông nổi, rất dễ manh động, nhất là sau thiệt hại nặng nề, ảnh hưởng tồi tệ đến chính cuộc sống hàng ngày thì điều này rất dễ xảy ra. Khi xảy ra hỗn loạn như năm 2014 thì lại phải tốn tiền đền bù.

FORMOSA ĐÃ NHẬN LỖI GÂY RA CÁ CHẾT VÀ NGUYÊN NHÂN LÀ DO ... MẤT ĐIỆN.. CSVN sẽ im lặng nhận sự giải thích này???

Cộng Hoà Thời Báo
6/29/2016

Ngay phần 1 lá thơ Formosa gởi Nguyễn xuân Phúc Formosa nhận lỗi gây ra cá chết hủy hoại môi trường. Formosa nêu rõ lý do bị mất điện.

Với một dự án trên 10 tỷ Mỹ Kim với sự trợ giúp tối đa của nhà cầm quyền cộng sản. Formosa có lãnh thổ riêng không ai được vào khu vực, có cả một nhà máy phát điện riêng mà trả lời thủ tướng cộng sản như thế đúng là Formosa coi nhà cầm quyền cộng sản không ra gì!!!

Formosa có thể cấu kết với nhà cầm quyền cộng sản nhưng tội ác hủy diệt môi trường không thể được dân tộc Việt Nam và cả thế giới tha thứ.

Việt Nam 'lấn cấn' trong việc công bố thông tin vụ cá chết

An Tôn
6/29/2016


Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn của Việt Nam, Văn phòng Chính phủ sẽ họp báo hôm 30/6 để công bố thông tin về nạn cá chết vừa qua ở miền trung. Công chúng cho rằng đã hơn hai tháng kể từ khi nạn cá chết bắt đầu, việc nhà nước chần chừ trong việc công bố cho thấy có vấn đề về sự minh bạch và trách nhiệm.

Nạn cá chết xảy ra từ đầu tháng Tư, bắt đầu ở Hà Tĩnh rồi xuất hiện liên tiếp ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nằm ở phía nam của Hà Tĩnh.

Nhiều người nghi ngờ rằng một khu phức hợp công nghiệp thuộc tập đoàn Formosa của Đài Loan ở Hà Tĩnh là thủ phạm, vì khu này sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa và hệ thống xả nước thải của nó không tuân theo các quy định của Việt Nam.

“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn...Vì nguyên nhân có thể liên quan đến nhà máy Formosa...Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này.

Cựu ký giả Huỳnh Ngọc Chênh nói.

Hồi đầu tháng này, ngày 2/6, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông nói đã xác định được nguyên nhân cá chết nhưng chưa công bố vì cần điều tra thêm để có “đầy đủ chứng cứ vi phạm pháp luật” nhằm xác định thủ phạm. Gần cuối tháng, một Phó Tổng cục trưởng của Bộ Công an nói có thể có họp báo vào ngày 29/6 để cung cấp thông tin về nạn cá chết.

Việc nhà chức trách trì hoãn công bố thông tin và dời ngày họp báo càng làm tăng thêm sự nghi ngại của công chúng về tính minh bạch. Cựu ký giả và hiện là một nhà hoạt động vì dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh nhận xét với VOA:

“Người dân cũng thấy rằng chính phủ đang có những cái mắc mớ rất lớn. […] Vì cái nguyên nhân có thể liên quan đến cái nhà máy Formosa. […] Nếu liên quan tới đó, thì do những sai sót từ hồi trước. Chính phủ đã cấp phép dễ dàng, không kiểm tra chuyện xử lý nước thải, và họ có một phần trách nhiệm lớn trong chuyện xả thải này”.

Xét đến tính đáng tin cậy của các cơ quan nhà nước Việt Nam, ông Chênh cho rằng không thể chắc chắn nhà chức trách sẽ công bố cụ thể nguyên nhân gì hay ai là thủ phạm gây ra nạn cá chết hay không. Ông nói thêm điều đáng quan tâm lúc này là hướng khắc phục như thế nào.

“Quan trọng là hướng khắc phục chứ không phải chỉ có chỉ ra nguyên nhân. Mà có nguyên nhân cho rõ ràng thì mới nói tới cái chuyện khắc phục được”.

Một thạc sỹ kỹ thuật môi trường, ông Đào Nhật Đình, nói với VOA ông không kỳ vọng cuộc họp báo ngày 30/6 sẽ công bố thủ phạm. Với kinh nghiệm 17 năm kinh nghiệm trong ngành môi trường và 10 năm trong công nghệ hóa, ông Đình nhận định:

“Phần lớn những cái mẫu lấy được như lần họp lần trước đã không chứng minh được cái gì cả, […] và sau đó vẫn tiếp tục lấy mẫu và có lẽ cũng không chứng minh được gì do đó mới kéo dài như vậy. Cái thứ hai, là hóa chất cụ thể gì thì cho đến nay vẫn là bí mật. Tôi chỉ đoán là người ta có thể lấy một trong những hóa chất tẩy rửa để người ta kết tội thôi”.

Tôi kỳ vọng nhất là chính phủ có nói là như vậy thì biển đã sạch chưa, bởi vì kết quả phân tích từ hôm 26/4 đến giờ cứ đều mỗi ngày lấy một lần thì như vậy biển đã sạch. Nhưng mà tại sao không ai dám công bố?
Thạc sỹ kỹ thuật môi trường, Đào Nhật Đình, nhận xét.

Ông Đình cho rằng cá ở các tỉnh chết ở các vùng nước nông sâu khác nhau vì vậy nhiều khả năng là do các độc tố khác nhau gây ra. Về phương pháp tìm nguyên nhân, ông góp ý:

“Quan điểm của riêng tôi thì nên tách cái vụ đó ra thành những vụ riêng biệt thì có lẽ sẽ dễ giải thích hơn”.

Mặc dù nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây cá chết, song ông Đình chỉ ra rằng lúc này chính phủ cũng cần phải cho biết biển miền trung Việt Nam đã sạch hay chưa.

“Tôi kỳ vọng nhất là chính phủ có nói là như vậy thì biển đã sạch chưa, bởi vì kết quả phân tích từ hôm 26/4 đến giờ cứ đều mỗi ngày lấy một lần thì như vậy biển đã sạch. Nhưng mà tại sao không ai dám công bố?”

Do lo ngại các vùng biển còn bị ô nhiễm, sinh kế của người dân ven biển sống nhờ vào đánh bắt hải sản và du lịch đã chịu tác động tiêu cực trong mấy tháng qua. Điều này có một phần liên quan đến việc chính quyền chần chừ công bố thông tin.

Tổ chức "Quan Tâm về Biển" (Oceancare) gửi thư cho Formosa

 Vụ Formosa: Chủ tịch OceanCare gửi thư cho Tổ chức Y tế Thế giới và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ

Posted by adminbasam on 30/06/2016
Người gửi: Chủ tịch Sigrid Lueber
OceanCare, Postfach 372, CH-8820 Wädenswil
Điện thoại: +41(0)447806688; email: info@oceancare.org; PC 80-60947-3
Người nhận: TS Shin Young-soo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới, Văn phòng Tây Thái Bình Dương
P.O. Box 2932, 1000 Manila, Phillipines; fax: +632-5211036 hoặc 5260279
Wädenswil ngày 29 tháng 6 năm 2016
Những quan ngại cho An toàn Thực phẩm ở Việt Nam (VN)
Kính thưa TS Shin Young-soo,
Chúng tôi đề nghị quí vị quan tâm đến những quan ngại sâu sắc của chúng tôi cho vấn đề an toàn thực phẩm nghiêm trọng ở VN.
Vào tháng trước chúng tôi nhận được một thỉnh cầu ủng hộ từ một nhóm các Tổ Chức Phi Chính Phủ  ở VN những người đã báo cáo về một lượng rất lớn cá đã chết hàng loạt dọc theo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Huế thuộc miền Trung. Lượng cá chết khổng lồ ước tính khoảng 100 tấn. Điều đó có lẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Những người thợ lặn địa phương cho biết còn có một lượng lớn cá đã chết hoặc đang ngắc ngoải sâu dưới mặt nước, khối lượng chưa được tính đến so với con số đã nêu.
Có lẽ một số kẻ vô đạo đức đã đang và sẽ buôn bán cá từ lượng cá chết nói trên; bởi vì những nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rõ rằng cá không an toàn đó đã được thu hoạch nhằm sản xuất loại nước mắm nổi tiếng của vùng.
Mặc dù chính quyền VN đã thông báo rằng họ đang trong quá trình điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, nêu lên vài giả thuyết trong số đó có giả thuyết từ hiện tượng tảo nở hoa hoặc do ô nhiễm từ chất thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra những cảnh báo cho dân về những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi tiêu thụ lượng cá chết đó.
Vì lý do đó chúng tôi liên hệ với quí vị và khích lệ Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) nhằm thông báo cho dân VN về các nguy cơ có thể liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Chúng tôi xin lưu ý với quí vị những thông tin sâu rộng hơn theo bốn bài báo sau đây:
  1. https://www.theguardian.com/environment/2016/apr/21/vietnam-investigates-mass-fish-deaths-pollution
  2. http://www.bbc.com/news/world-asia-36181575
  3. https://news.mongabay.com/2016/05/taiwanese-chemical-spill-thought-cause-mass-fish-die-off-vietnam/
  4. http://atimes.com/2016/05/vietnams-mass-fish-kill-isnt-simply-an-environmental-disaster/
Chúng tôi rất hân hạnh chuyển thông tin nói trên từ các Tổ Chức Phi Chính Phủ từ VN nếu quí vị vui lòng nhận lá thư này.
Xin chân thành cảm ơn thời gian cũng như các nỗ lực không mệt mỏi của quí vị cho sức khỏe của nhân loại nói chung cũng như cho nhân dân VN nói riêng.
Trân trọng,
Sigrid Lueber
Chủ tịch OceanCare đã ký
_____
Người gửi: Chủ tịch Sigrid Lueber
OceanCare, Postfach 372, CH-8820 Wädenswil
Điện thoại: +41(0)447806688; email: info@oceancare.org; PC 80-60947-3
Người nhận: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Viale delle Terme di Caracalla, I-00153 Rome, Ý
Wädenswil ngày 28 tháng 6 năm 2016
Những quan ngại cho An ninh Lương thực ở Việt Nam (VN)
Kính thưa quí bà và quí ông,
Chúng tôi đề nghị quí vị quan tâm đến những quan ngại sâu sắc của chúng tôi cho mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh lương thực ở VN.
Vào tháng trước (tháng năm) chúng tôi nhận được một thỉnh cầu ủng hộ từ một nhóm các Tổ Chức Phi Chính Phủ  ở VN những người đã báo cáo về một lượng rất lớn cá đã chết hàng loạt dọc theo bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình và Huế thuộc miền Trung. Lượng cá chết khổng lồ ước tính khoảng 100 tấn. Điều đó có lẽ chỉ là phần nổi của một tảng băng. Những người thợ lặn địa phương cho biết còn có một lượng lớn cá đã chết hoặc đang ngắc ngoải sâu dưới mặt nước, khối lượng chưa được tính đến so với con số đã nêu.
Có lẽ một số kẻ vô đạo đức đã đang và sẽ buôn bán cá từ lượng cá chết nói trên; bởi vì những nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rõ rằng cá không an toàn đó đã được thu hoạch nhằm sản xuất loại nước mắm nổi tiếng của vùng. Chúng tôi đặc biệt quan ngại cho vấn đề nghiêm trọng liên quan đến an toàn thực phẩm và cúng tôi gần đây đã liên hệ với Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho vấn đề này. Chúng tôi được thông báo chính quyền VN đến nay vẫn chưa đưa ra những cảnh báo cho dân về những  hệ lụy cho sức khỏe khi tiêu thụ lượng cá chết đó. Có lẽ chính quyền mới chỉ thông báo rằng họ đang trong quá trình điều tra nguyên nhân cá chết hàng loạt, nêu lên vài giả thuyết trong số đó có giả thuyết từ hiện tượng tảo nở hoa hoặc do ô nhiễm từ xả  thải của nhà máy thép Formosa.
Chúng tôi xin đề nghị Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc  điều tra nguyên nhân gây thảm họa này. Nếu điều tra cho kết luận thảm họa gây ra bởi nước thải của nhà máy thép Formosa thì yêu cầu họ có những hỗ trợ nhằm hiện đại hóa quy trình xử lý chất thải để phòng tránh trong tương lai việc xả thẳng nước thải nhiễm hóa chất độc hại ra biển.
Chúng tôi xin lưu ý với quí vị những thông tin sâu rộng hơn theo bốn bài báo sau đây:
  1. https://www.theguardian.com/environment/2016/apr/21/vietnam-investigates-mass-fish-deaths-pollution
  2. http://www.bbc.com/news/world-asia-36181575
  3. https://news.mongabay.com/2016/05/taiwanese-chemical-spill-thought-cause-mass-fish-die-off-vietnam/
  4. http://atimes.com/2016/05/vietnams-mass-fish-kill-isnt-simply-an-environmental-disaster/
Chúng tôi sẽ rất hân hạnh chuyển thông tin nói trên từ các Tổ Chức Phi Chính Phủ từ VN nếu quí vị vui lòng nhận lá thư này.
Xin chân thành cảm ơn thời gian cũng như các nỗ lực to lớn của quí vị cho sự nghiệp An toàn Thực phẩm cho tất cả mọi người.
Trân trọng,
Sigrid Lueber
Chủ tịch OceanCare đã ký

Tại sao CSVN bám váy Tàu cộng không thoát ra được?

Lê Nguyên - Danlambao
6/29/2016



Nghi can Formosa xả thải gây ra thảm họa môi trường làm cho cá chết trắng bờ khiến người dân phẫn nộ xuống đường biểu tình đòi minh bạch nguyên nhân cá chết. Nguyện vọng của nhân dân đã bị đảng, nhà nước cộng sản toàn trị trả lời bằng nắm đấm dùi cui, vu vạ cho các thế lực thù địch xúi dục và khảo cung tra tấn tàn bạo trong các cơ sở tạm giam, tạm giữ. Việc ra tay thô bạo, đàn áp đòi hỏi quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng trong khuôn khổ luật pháp, hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã làm lộ ra bộ mặt phản động, chống lại nhân dân của đảng, nhà nước CSVN.

Biến cố cá chết trắng bờ biển miền Trung được hệ thống truyền thông lề đảng lu loa với các tuyên bố dối trá, lấm liếm che giấu sự thật của các quan lãnh đạo cơ quan ban, ngành, sở, bộ... xem nhân dân như con nít khờ khạo, ngu ngốc không biết gì đã làm sôi sục, tạo ra làn sóng phẫn nộ trong lòng người dân Việt Nam trong nước ngoài nước, trong đảng ngoài đảng.

Chuyện cá chết chưa kịp lắng xuống thì sự kiện chiến đấu cơ SU 30MK2 bay diễn tập rơi tự do không rõ nguyên nhân? Tiếp theo sau là chiếc tuần thám CASA-212 đi tìm kiếm cứu hộ cũng tự nhiên rớt xuống biển tan xác? Vụ việc máy bay bị nạn lẫn đi cứu nạn bị rơi liên tiếp trong thời gian ngắn được loa đài của lề đảng công bố lý do rất con nít, là do thời tiết diễn biến xấu, thay đổi đột ngột bất thường nên gây ra sự cố tổ lái máy bay hốt hoảng “lạc tay lái” đâm đầu xuống biển banh xác!



Vụ việc chiến đấu cơ SU 30MK2 bay diễn tập “rơi anh dũng” và chiếc tuần thám CASA-212 đi tìm kiếm cứu hộ cũng đã “hào hùng” đâm đầu xuống biển tan xác do thời tiết thay đổi bất thường, làm dư luận trong ngoài đảng xôn xao bàn tán về các thông tin chính thống rất trẻ con do hệ thống truyền thông lề đảng đưa tin.

Tuyên bố tai nạn máy bay rơi của các của các ông tướng lãnh đạo quân đội cũng từa tựa, cũng giống như tuyên bố biến cố cá chết trắng bờ của các quan chức nhà nước. Chính xác là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hô hào, hò hét tập trung mọi nguồn lực chính trị vào cuộc điều tra làm rõ, không bao che bất cứ cá nhân, tổ chức nào sai phạm? Thế nhưng đã hơn hai tháng trôi qua đảng, chính phủ vẫn cù cưa cù nhầy, lấp la lấp lửng hứa hẹn chứ chưa chính thức công bố bản kết luận điều tra nguyên nhân cá chết và cá chết vẫn còn là bí mật quốc gia rất khó hiểu nhưng người dân đa phần đã hiểu, đã đoán ra nguyên nhân cá chết do đâu, vì đâu?

Cá chết đến thời điểm này, người dân chỉ được nghe thông tin chính thống từ các chiếc loa của đảng, nhà nước công bố và những thông tin đưa ra đều thuộc vào loại đỉnh cao trí tuệ “xe cán chó, chó cán xe” của các ông bà quan chức lãnh đạo cơ quan hữu trách, với các câu nói quanh co “láo không có căn” đại loại như: “...Hỏi nguyên nhân cá chết là tổn hại đến quốc gia... Biển đã sạch, an toàn... chất lượng nước đạt chuẩn cho phép của quy chuẩn Việt Nam...” (sic)

Phụ họa với các thông tin láo là các hình ảnh lãnh đạo sở, ban, ngành ở các khu vực có thảm họa môi trường, cởi trần khoe thân thể đẫy đà với cái bụng to, lội xuống biển tắm, cùng với đầy ắp hải sản trên các bàn ăn trong nhà hàng sang trọng được dàn dựng sẵn để quay phim, chụp ảnh phục vụ tuyên truyền cảm tính, không thông qua kết luận điều tra khoa học bài bản, chuyên nghiệp.



Quanh co láo không có căn, láo dưới tầm trí tuệ về nguyên nhân cá chết được CSVN tái lập kỷ lục trong các tuyên bố về sự kiện chiến đấu cơ SU 30KM2 rơi ở vùng biển Nghệ An và chiếc tuần thám CASA -212 rớt gần đảo Bạch Long Vỹ ở vịnh bắc bộ.

Chung quanh thông tin về sự kiện chiến đấu cơ rơi tự do không rõ nguyên nhân, được báo đài nhà nước đi tin là có hàng ngàn người chuyên lẫn không chuyên tham gia công tác cứu hộ, có hàng trăm phương tiện tàu thuyền dân sự lẫn quân sự, có cả phi cơ tuần tra, tuần thám biển nhập cuộc tìm kiếm. Rất không may, có một chiếc tuần thám CASA-212 không cẩn thận, thiếu chủ động đã bị giông lốc cuốn nhào đầu xuống biển tan xác, kéo thêm 9 người mất tích?



Khá bất ngờ là lực lượng hùng hậu của đảng, nhà nước vào cuộc cứu nạn, cứu hộ với phương tiện người và công cụ phong phú, dồi dào hiện đại nhưng cả hai phi công của chiến đấu cơ SU 30MK2, một người còn sống, một người chết đều được ngư dân tìm thấy cứu hộ, trục vớt và vị trí chiếc tuần thám CASA-212 rơi cũng do một chiếc tàu New Zealand phát hiện báo cáo lại chứ lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của đảng lãnh đạo “tài tình, sáng suốt” chẳng làm nên cơm cháo gì?

Sau nhiều ngày tìm kiếm xác máy bay lẫn nạn nhân trên hai chuyến bay định mệnh, các lực lượng cứu hộ, cứu nạn lu loa báo cáo thành tích trên loa đài rằng thì là... “đã đạt được những thành công nhất định nhưng còn nhiều hạn chế!” Nghĩa là không tìm được gì cả.

Dù vậy, khi Đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội lên tiếng giúp Việt Nam tìm kiếm cứu hộ thì bộ sậu lãnh đạo quân ủy trung ương vội vã họp kín phớt lờ thiện chí của Hoa Kỳ và thống nhất ý kiến cắt cử Thượng tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đi gặp đại sứ Tàu Cộng giúp đỡ tìm kiếm cứu hộ máy bay gặp nạn!

Với các thông tin “chó cán xe, xe cán chó” hơi buồn cười liên quan đến tai nạn máy bay rơi liên tiếp không bình thường đã khiến cho dư luận quần chúng nghi ngờ có mờ ám, không minh bạch nằm đằng sau vụ việc chiến đấu cơ và chiếc tuần thám gặp nạn trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là có nước thứ ba, nói thẳng là có bàn tay nhám nhúa của Tàu cộng can dự vào?

Việc nghi ngờ Tàu cộng can dự vào chuyện chiến đấu cơ với chiếc tuần thám Việt Nam tan xác là có cơ sở khả tín, vì trong lúc máy bay Việt Nam gặp “sự cố” là lúc quân đội Tàu cộng đang tập trận giả bắn đạn thật trên Biển Đông và cũng là thời điểm Tàu cộng âm thầm đơn phương thiết lập Vùng Nhận dạng Hàng không (ADIZ). Bên cạnh việc Tàu cộng tập trận, lập vùng cấm bay là máy bay Việt Nam rơi gần với thời điểm tòa án quốc tế sắp công bố phán quyết đơn kiện của Philippines về chủ quyền bãi cạn Scaborough trong quần đảo Trường Sa và không loại trừ khả năng chúng có liên hệ với nhau.

Có lẽ ai cũng có thể suy ra các kịch bản dẫn đến việc máy bay rớt đến từ một trong các nguyên nhân sau: Một là máy bay của không quân CSVN không được bảo trì đúng mức hoặc bị phá hoại ngầm ở khâu bảo trì; Hai là hệ thống điện tử điều khiển máy bay có bàn tay bí mật “áp chế, tác động” vào gây ra "sự cố rơi tự do"; Ba là hai máy bay bị tên lửa phòng không của Tàu bắn hạ lúc diễn tập và lúc tham gia cứu hộ, có khả năng xảy ra rất cao.

Do đó nếu đảng, nhà nước CSVN muốn che giấu sự thật máy bay rơi là phải căn cứ vào 3 nguyên nhân vừa nêu rồi xào nấu cho hợp lý chứ không thể đổ cho nguyên nhân thời tiết thay đổi đột ngột, thời tiết diễn biến xấu bất thường làm cho máy bay rơi, rất trẻ con, rất láo như thế làm sao bảo cho dân tin được?!

Thông tin láo về nguyên nhân máy bay rơi của đảng, nhà nước CSVN bại lộ là do những thông tin báo lề đảng vào cuộc săn tin những ngày đầu chưa được chỉnh sửa, đục bỏ theo định hướng lúc chiến đấu cơ SU 30MK2 với CASA-212 rơi và nhất là các nguồn thông tin phong phú của lực lượng dân báo đã vô hiệu hóa thông tin định hướng về việc máy bay “tử nạn anh dũng, hào hùng” sặc mùi hư cấu của hệ thống truyền thông lề đảng.

Thông tin ban đầu từ phi công thiếu tá Nguyễn Hữu Cường sống sót trong sự cố SU 30MK2 rơi là nghe một tiếng nổ lớn ở buồng lái và chiếc CASA-212 báo cáo thấy vật thể trên mặt biển giống chiếc thuyền phao nên đã hạ độ cao xuống thấp quan sát thì gặp tình trạng biến mất khỏi màn hình rada?

Bên cạnh thông tin của phi công SU 30MK2 Nguyễn Hữu Cường tiết lộ với phóng viên và tổ lái chiếc CASA-212 báo cáo về bộ chỉ huy trước khi rớt xuống biển tan xác là việc đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đã đề nghị trợ giúp tìm kiếm, cứu hộ ngay sau khi sự việc xảy ra mà Việt Nam không chấp nhận, là sao? Mọi người đều biết, tìm kiếm hoàn toàn là vấn đề nhân đạo, không có chi là bí mật quốc phòng và nếu được Hoa Kỳ hỗ trợ tham gia tìm kiếm, với phương tiện kỹ thuật hiện đại, họ sẽ sử dụng không ảnh từ vệ tinh cùng nhiều máy móc tối tân bí mật khác thì việc tìm kiếm sẽ mau chóng hơn nhiều.

Thế thì tại sao đảng, nhà nước CSVN từ chối sự giúp sức của Hoa Kỳ mà lại khẩn cấp triệu tập Thường vụ Quân ủy Trung ương họp mật, thống nhất ý kiến cắt cử Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh yêu cầu Bắc Kinh giúp đỡ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn? Hành động của CSVN càng khiến người dân thắc mắc, nghi ngờ về sự thật đằng sau sự việc máy bay rơi tan xác là có yếu tố Tàu cộng can dự vào!

Vậy, có phải quân ủy trung ương hợp khẩn lấy quyết định chung của nguyên tắc dân chủ tập trung là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, rồi cắt cử Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương - Thứ trướng Bộ Quốc phòng đi “chầu” quan thái thú Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Tàu cộng phối hợp, tạo điều kiện cho tàu, máy bay và lực lượng phòng không không quân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, đặc công nước, thợ lặn chuyên môn cao của Việt Nam triển khai hoạt động tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Đồng thời đề nghị quan thầy Bắc Kinh lập tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay, của các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi giạt sang phía Đông đường phân định?

Cuộc họp khẩn của các lãnh đạo trong thường vụ quân ủy trung ương bao gồm:

1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bí thư quân ủy trung ương.

2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đại tướng Ngô Xuân Lịch, phó bí thư quân ủy trung ương

3. Trần Đại Quang, Chủ tịch nước.

4. Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ.

5. Thượng tướng Lương Cường, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.

6. Trung tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

7. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cuộc họp khẩn, kín của thường vụ quân ủy trung ương đi đến quyết định loại trừ Hoa Kỳ, mời gọi Tàu cộng trợ giúp tham giam gia cứu hộ, cứu nạn chỉ là nhằm xóa dấu vết tội phạm cho nghi phạm Tàu cộng nhúng tay vào sự cố chiến đấu cơ SU 30MK2 và chiếc tuần thám CASA-212 rơi tan xác trên vùng biển, vùng trời thuộc chủ quyền của VN, không lan tỏa ra đại bộ phận quần chúng nhân dân Việt Nam.

Trong cuộc tìm kiếm phi công tử nạn, trục vớt xác máy bay lâm nạn thì việc tìm kiếm chiếc hộp đen là bộ phận chứa bí mật gây ra tai nạn máy bay rơi, rất có khả năng diễn ra kịch bản đảng, nhà nước CSVN tuyên bố là đã bất lực không thể tìm ra hoặc tìm được nhưng tuyên bố không đúng nội dung thật sự của các dữ liệu của chiếc hộp đen lư trữ! Đến nước này rồi, không cần bản kết luận điều tra tai nạn máy bay rơi của đảng, nhà nước CSVN thì mọi người đều có thể suy đoán ra được thủ phạm là ai?

Qua tai nạn máy bay rơi với cuộc họp khẩn của Thường vụ Quân ủy Trung ương theo cơ chế, nguyên tắc dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo mỗi người một phiếu để lấy quyết định chung. Với mô hình tổ chức như thế không khó cho tình báo Tàu mua phiếu bằng tiền, quyền để tác động lên chính sách, chủ trương của đảng CSVN.

Nguyên tắc, cơ chế dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo cũng được áp dụng trong bộ chính trị, trong nội các chính phủ nên những cá nhân lãnh đạo có tinh thần dân tộc đều bị các tên lãnh đạo nội gián do Tàu cài cấm trong nội bộ đảng CSVN vô hiệu hóa, loại trừ ra khỏi quyền lực đảng, nhà nước, thậm chí là ghép tội phản đảng để diệt trừ.

Cơ cấu tổ chức bộ máy đảng, nhà nước hiện hành, chính là cơ sở giải thích tại sao, người dân bình thường không cần thông minh lắm cũng nhận ra tham vọng bành trướng, nhận ra hiểm họa Tàu đè nặng lên đất nước, dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN vẫn cứ bám váy Tàu không thoát ra được? Đơn giản là do đội quân bí mật của cộng đảng Tàu khống chế, dẫn dắt lãnh đạo cộng đảng Việt dấn sâu vào vòng bắc thuộc và cho dù các cá nhân lãnh đạo CSVN có thật tâm yêu nước biết âm mưu thâm độc vẫn không thoát ra được, vẫn chỉ là như con cá vẫy vùng trong chiếc lưới cơ chế, cơ cấu tổ chức độc tài toàn trị cộng sản.

Nửa đầu năm 5.500 doanh nghiệp phá sản, 30,000 ngưng hoạt động


BBC tếng Việt
6/28/2016



Vụ cá chết bị cho là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới nền kinh tế

Tổng cục Thống kê cho hay trong sáu tháng đầu năm 2016, toàn quốc có 5.500 doanh nghiệp phá sản, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng trong nửa đầu năm, trên 31.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động, tăng 15%.

Báo Dân Trí dẫn nguồn tổng cục này cho biết "tổng số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản trong sáu tháng đầu năm 2016 là 36.600, bình quân mỗi tháng có hơn 6.000 doanh nghiệp phá sản và chờ phá sản".

Một chi tiết đáng chú ý là có hơn 5.100 doanh nghiệp chờ phá sản có quy mô vốn đăng ký mức 10 tỷ đồng.

Để so sánh, con số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản sáu tháng đầu năm 2015 là 31.700.

Tuy nhiên, con số doanh nghiệp mới đăng ký và thành lập trong nửa đầu năm nay là 54.500, tổng vốn 427.800 tỷ đồng, tăng 20% về số lượng và 51,5% về vốn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tỷ lệ tăng trưởng

Cũng theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) sáu tháng đầu năm 2016 ước tính tăng 5,52% so với cùng kỳ năm 2015.

Mục tiêu Quốc hội Việt Nam đề ra cho cả năm là 6,7% và để đạt được chỉ tiêu này, các ngành trong nền kinh tế phải nỗ lực nhiều hơn.

Hãng tin AFP dẫn nguồn thông cáo của Tổng cục Thống kê đưa ra các nguyên nhân gây ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.

"Thương mại và đầu tư chậm lại trên toàn cầu... các biến động khó lường tại các thị trường tài chính tiền tệ trên thế giới đã ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế của chúng ta."

Các yếu tố khác là nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập niên nay trong khu vực, gây thiệt hại tới 681 triệu đôla cho Việt Nam.

Vụ cá chết ở miền Trung, mà hiện chưa rõ lý do, cũng được coi là một nguyên nhân.

Tổng cục Thống kê viết: "Nạn hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, cũng như vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung đã gây ảnh hưởng trầm trọng tới cuốc sống vàs ản xuất của người dân".

Được biết chiều thứ Năm 30/6 cơ quan chức năng sẽ họp báo công bố chính thức nguyên nhân cá chết.

Bộ trưởng Công an ra lệnh ngăn chặn biểu tình

BBC tiếng Việt
6/28/2016




Cơ quan công an cáo buộc đã có kích động biểu tình

Bộ trưởng Tô Lâm vừa có chỉ đạo ngành công an chú trọng ngăn chặn "kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn".

Báo trong nước cho hay ông Tô Lâm đã có mặt tại Hội nghị sơ kết công tác sáu tháng đầu năm của Bộ Công an ở TP HCM sáng thứ Ba 28/6.

Tại đây, ông thượng tướng bộ trưởng đã chỉ đạo nhiệm vụ công tác trọng tâm sáu tháng cuối năm.

Ông nói ngành công an cần "tập trung đấu tranh, ngăn chặn hoạt động kích động biểu tình trái pháp luật, gây rối trật tự, bạo loạn, bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch".

Ông cũng yêu cầu "rà soát các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự tại các khu kinh tế, khu công nghiệp để bổ sung, chỉnh lý phù hợp với diễn biến của tình hình, đặc biệt là về môi trường".

Hôm 27/6, Trung tướng Trần Văn Vệ, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thuộc Bộ Công an, nói tại một cuộc họp báo rằng có khả năng ngày thứ Tư 29/6 cơ quan điều tra sẽ chính thức công bố nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở biển miền Trung những tháng qua.

Sau khi cá chết không rõ lý do từ đầu tháng Tư, một số cuộc biểu tình vì môi trường và đòi minh bạch đã nổ ra ở Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương khác. Nhà chức trách cáo buộc "các thế lực phản động bên ngoài" đứng đằng sau giật dây kích động biểu tình.
Công bố lý do


Biểu tình về cá chết

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng có mặt tại hội nghị sơ kết sáu tháng đầu năm của ngành công an.

Ông Phúc được dẫn lời nói "tình hình trong nước và thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, khó dự báo, đặt ra cho công tác bảo đảm an ninh trật tự nhiệm vụ rất nặng nề".

Ông yêu cầu ngành công an "nâng cao năng lực nắm, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp bảo vệ an ninh trật tự".

Trước đó, Bộ Công an đã được Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan chức năng và Bộ Tài nguyên-Môi trường làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo bộ này tập trung thu thập tài liệu chứng cứ, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật hình sự thì kiên quyết "xử lý nghiêm".

Đang có trông đợi là tại cuộc họp báo theo kế hoạch tổ chức ngày 29/6, cơ quan công an sẽ công bố rõ nguyên nhân, đối tượng gây ra tình trạng cá chết.

Brexit và tình trạng quân bình quyền lực

TS Đỗ Kim Thêm dịch, CTV Phía Trước
Joseph S. Nye, Project-Syndicate
6/28/2016


Năm 1973, Anh đã tham gia vào một thể chế mà sau này đã trở thành Liên Âu (European Union – EU). Vào ngày 23 tháng 6 năm nay, Anh tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu có nên ra đi hay không. Anh có nên ra khỏi Liên Âu không?


Các cuộc thăm dò dư luận hiện tại cho thấy là giới cử tri bị phân tán quá mức. Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng những nhượng bộ mà ông đã giành được từ các nước đối tác của Anh trong Liên Âu sẽ xoa dịu mối quan tâm của dân chúng về tình trạng mất chủ quyền đối với Brussels và dòng người lao động nước ngoài đến từ Đông Âu. Nhưng Đảng Bảo thủ của Cameron và nội các của ông đang chia rẽ nặng nề, trong khi Thị trưởng thành phố Luân Đôn, Boris Johnson, người có thái độ mị dân, đã tham gia vào giới ủng hộ việc ra đi của Anh.

Vấn đề các chi phí và lợi ích về vai trò thành viên của Anh trong Liên Âu cũng làm phân hoá giới báo chí Anh. Nhiều ấn phẩm dành cho giới bình dân hỗ trợ cho việc ra đi, trong khi báo chí tài chính cổ suý cho vai trò thành viên của Anh được tiếp tục. Lấy ví dụ như Tạp chí The Economist chỉ ra rằng có khoảng 45% hàng xuất khẩu của Anh nhập vào các nước khác trong Liên Âu, và bầu không khí đàm phán về một thỏa thuận thương mại sau việc ra đi dường như sẽ bị cô động.

Hơn nữa, đối với các nước không phải là thành viên như Na Uy và Thụy Sĩ, Liên Âu đã làm rõ là các nước này có thể có quyền thâm nhập toàn diện vào thị trường chung chỉ khi nào họ chấp nhận hầu hết các luật lệ, bao gồm cả quyền di chuyển tự do của con người, và đóng góp cho ngân sách Liên Âu. Nói cách khác, một nước Anh bên ngoài Liên Âu sẽ đạt được “chủ quyền” một số rất ít; trái lại, Anh sẽ mất đi quyền bỏ phiếu và gây ảnh hưởng của mình về các điều khoản của việc tham gia vào thị trường chung. Trong khi đó, các trung tâm tài chính cạnh tranh như Paris và Frankfurt sẽ nắm cơ hội để thiết lập các quy tắc mà có thể giúp họ giành phần thắng trong khi kinh doanh với Luân Đôn.

Các biến chuyển khác là về mặt chính trị: sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Scotland và của việc ra đi ảnh hưởng về sự tồn tại của Vương quốc Anh. Trong năm 2014, trong cuộc trưng cầu dân ý, Scotland đã bỏ phiếu để ở lại Anh; nhưng người theo chủ nghĩa dân tộc giành được gần như tất cả các ghế của Scotland trong cuộc tổng tuyển cử tám tháng sau đó. Quan điểm của Scotland hỗ trộ nhiều cho châu Âu hơn là cho Anh, nhiều người tin rằng việc ra đi sẽ dẫn đến một cuộc trưng cầu khác về tinh trạng độc lập [của Scotland]. Cameron có thể được nhớ đến như là thủ tướng, người đã giúp phá vỡ Anh (và có thể là Châu Âu).

Tại Hoa Kỳ, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rõ ràng về niềm tin của mình rằng Anh và châu Âu cả hai đoàn kết sẽ mạnh hơn. Ảo tưởng về một mối quan hệ đặc biệt với Mỹ thay thế ảnh hưởng của châu Âu là nhầm lẫn. Nhưng dân Anh sẽ cân nhắc liệu xem có nên hỗ trợ việc ra đi chăng, và khi có bàn tay can thiệp của Mỹ trong một quy mô có thể gây phản tác dụng.

Đồng thời, theo lời của Douglas Alexander, cựu ngoại trưởng trong bóng tối thuộc Đảng Lao động, thì “kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II, Mỹ đã vận hành một hệ thống trật tự quốc tế được xây dựng trên một Liên minh Xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ, ổn định, thể chế này được hỗ trợ bởi hai cột trụ là Liên minh Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên Âu (EU). Nếu Anh rời khỏi Liên Âu, một đồng minh thân cận nhất của Mỹ sẽ được đẩy ra ngoài lề … và toàn bộ dự án châu Âu có nguy cơ tan rã vào một thời điểm mà phương Tây đang đứng trước các đe dọa mới về kinh tế và an ninh. Đó không phải là chuyện ngạc nhiên khi Điện Kremlin của Vladimir Putin sẽ chào đón việc ra đi của Anh và can thiệp vào trong chính trị nội bộ của các nước châu Âu để cố làm cho Liên Âu suy yếu.

Những hậu quả địa chính trị trong việc ra đi của Anh có thể không thể hiện ngay. Liên Âu có thể thậm chí tạm thời gắn bó nhau. Nhưng ý nghĩa về sứ mệnh của châu Âu và quyền lực mềm về sự thu hút của châu Âu bị thiệt hại. Bảo đảm sự ổn định tài chính và giải quyết vấn đề di dân sẽ càng nhiều khó khăn hơn

Ngoài một sự hồi sinh về chủ trương ly khai của Scotland, trào lưu hướng nội của Anh trong những năm gần đây có thể tăng tốc. Và về lâu dài, các ảnh hưởng trên sự cân bằng quyền lực trong toàn cầu và một trật tự quốc tế tự do – trong đó Anh có một lợi ích quốc gia mạnh – sẽ là tiêu cực

Khi châu Âu hoạt động như một thực thể, châu Âu là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và dân số có gần 500 triệu lớn hơn nhiều nếu so với dân số của Mỹ là 325 triệu. Châu Âu có một thị trường lớn nhất thế giới, chiếm 17 % trong thương mại thế giới, và chi phí với 50% về viện trợ nước ngoài của thế giới. Châu Âu cũng có 27 trường đại học được xếp hạng đứng đầu trong 100 trên toàn thế giới, và các ngành công nghiệp sáng tạo đóng góp khoảng 7% GDP của các nước này. Thu nhập đầu người của Mỹ cao hơn, nhưng tính theo về nguồn nhân lực, công nghệ và xuất khẩu, thì châu Âu là một đồng đẳng kinh tế với Mỹ.

Xét về kinh phí quân sự, châu Âu đứng thứ hai chỉ sau Mỹ, chiếm 15% trong tổng số thế giới, so với 12% đối với Trung Quốc và 5% đối với Nga. Tất nhiên, các con số đó gây lầm lạc, khi đứng trước tình trạng thiếu kết hợp quân sự của châu Âu. Pháp và Anh là hai nguồn lực chính của lực lượng viễn chinh châu Âu.

Các nguồn lực của Hoa Kỳ và châu Âu củng cố cho nhau. Đầu tư trực tiếp trong cả hai chiều hướng là cao hơn so với châu Á, và thương mại Mỹ–châu Âu lại cân bằng hơn so với thương mại của Mỹ với châu Á. Ở cấp độ văn hóa, người Mỹ và người châu Âu chia sẻ với nhau về các giá trị dân chủ và nhân quyền nhiều hơn so với bất kỳ khu vực khác trên thế giới.

Đối mặt với một nước Trung Quốc đang trỗi dậy, một nước Nga đang suy tàn nhưng có khuynh hướng gây nguy cơ, và viễn cảnh của cuộc khủng hoảng kéo dài ở Trung Đông, hợp tác xuyên Thái Bình Dương sẽ rất quan trọng để duy trì một trật tự quốc tế tự do trong thời gian dài. Thừa nhận rằng việc ra đi của Anh, trong khi nó làm suy yếu cả châu Âu và Anh, dường như sẽ làm cho hệ thống quốc tế mất trật tự, phải đảo ngược tình trạng quân bình tạo thuận lợi cho việc duy trì nguyên trạng.

________

Joseph S. Nye là cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ và Chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Quốc Gia Hoa Kỳ, Giáo Sư Đại Học Harvard. Ông là tác giả “Is the American Century Over?”.

Nguyên tác: Brexit and the Balance of Power

6/28/2016

LỄ THÀNH HÔN MÀU CỜ SẮC ÁO TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC TẠI VN


Sài Gòn 25/6/2016





Chúng tôi Huỳnh Công Thuận & cô giáo Thanh Hai xin gởi lời cám ơn đến tất cả mọi người đã đến chung vui,

Đặc biệt xin cảm ơn LM VinhSơn Phạm Trung Thành đã có lời chúc phúc

- Bà Cố LM Giuse Đinh Hữu Thoại, LM Antôn Lê Ngọc Thanh, LM Giuse Trương Hoàng Vũ.

Cùng những người phương xa đã gởi lời chúc mừng cũng như gởi quà tặng,

Cám ơn Cameramen Tri Dung Nguyen

















Làm tiền trắng trợn: Bình Thuận: MẸ VỢ PGĐ SỞ 4T CHẾT, PHÁT TANG TOÀN TỈNH






Đúng là Sở Thông tin Truyền thông có khác.

Mẹ vợ ông Dương Tự, Phó giám đốc Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Bình Thuận chết, mà gửi Sở gửi công văn đưa tin buồn đi khắp nơi, bao gồm các cơ qua, phòng ban các thậm chí là cả rất rất nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực truyền thông của tỉnh.

Mẹ vợ ông Tự chết, hưởng thọ 90 tuổi vào ngày 23/6, ngày 24/6 bắt đầu viếng, mà mãi đến sáng 26/6 mới đưa đám. Sao trời nóng như đổ lửa mà để quàn trong nhà lâu thế!

.



Được đăng bởi Xuân Nguyên vào lúc 19:30
Gửi email bài đăng này BlogThis! Chia sẻ lên Twitter Chia sẻ lên Facebook Chia sẻ lên Pinterest

Nhãn: Bình Thuận , Tin tức , Văn hóa


22 nhận xét :


Nặc danh20:22 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Tiếp thông báo:Đề nghị các cơ quan,phòng,ban,các xã huyện trong toàn tỉnh đi phúng viếng đầy đủ,tuyệt đối không được đơn vị nào vắng mặt vì gia đình và ban lễ tang đã kéo dài thời gian lễ tang tới gần bốn ngày rồi nhé.Đơn vị nào không đến sau này"bà"quở phạt không được tráchTrả lời

Trả lời



Nặc danh17:42 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Ông giám đốc sở mà chết thì sở phải Cáo Phó, còn mẹ vợ ông giám đốc sở chết thì gia đình người ta Cáo Phó!
Vậy Sở ấy sai ở đâu? - Đó là vấn đề nội vụ trong cơ quan nhà nước chưa được minh bạch, nên hành xử cứ như gà mắc tóc vậy? vừa làm vừa run, nên chẳng ra sở mà cũng không ra không? Có cái hay là một anh nào đó sáng tác kiểu "ĐÓNG DẤU TREO" là cách phát ngôn "ỡm ờ" mà vẫn cứ tồn tại đến nay? Lạ thật!


Trả lời



Ho Trucbach20:53 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

He he he

Chuyện cực kỳ....kỳ cục - CÔNG TƯ BẤT PHÂN MINH - này chỉ có ở nước CHXHCNVN mà thôi.

Chả thua gì thời Phong Kiến, Cát Cứ, Bộ Tộc, Bộ Lạc ...cách đây hàng nghìn năm về trước.

Đúng là "phú quý giật lùi" !Tởm không chịu được !!
Trả lời

Trả lời



Nặc danh21:12 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Nhà Vật lý Stefan Hawking nói rùi: "tới Việt nam là tìm ra được MÁY ĐI NGƯỢC THỜi GIAN."


Trả lời



NhanDan21:07 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Tục lệ tang lễ ở các tỉnh phía nam thường để 3 đến 4 ngày mới chôn.Áo quan thường đóng kín, không có kính,xác được tẩm ướp để tránh phân hủy, thường là dùng chè để ướp.Trả lời



Trần Thị Thảo21:18 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Lê thị Bảy21:56 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh22:56 Ngày 24 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh02:19 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Mong Tứ Trụ : Trọng Quang Ngân Phúc bỏ chút thời gian vàng ngọc vể Trung thăm viếng cụ Bà.Trả lời



Nặc danh04:41 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



ban194604:56 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Loa!loa!loa!
Mẹ vợ phó Sở của ta
90 tuổi mới băng hà hôm nay
Các nơi nhận thông báo này:
Gần xa hãy đến viếng ngay tức thì…
Tháp tùng doanh nghiệp cùng đi
Hoa tang cùng với phong bì đội ơn!

Chết ba ngày mới đem chôn
Phó Sở quyết đợi “tình thương” bạn bè?

Trả lời



Nặc danh05:53 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh06:23 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh06:40 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh06:58 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Đây cũng là lý do tranh nhau chạy chức chạy quyền. Quá khốn nạn, bọn "công bộc của dân"!Trả lời



Nặc danh07:03 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Thế nghĩa là tỉnh này có bao nhiêu lãnh đạo từ cấp phó sở trở lên bố mẹ nội, ngoại chết rồi đều sẽ thế đấy. Con Cái Làm Nên Cha Mẹ Được Nhờ Thời CS!Trả lời



nguyên Tâm07:10 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.Trả lời



Nặc danh11:10 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

90 tuổi ra đi gặp cụ Mác là đúng quy trình rồi. Buồn lồm chi...Trả lời

Trả lời



Nặc danh13:46 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Mặt hàng hiếu thảo đang "hot"!


Trả lời



Nặc danh15:14 Ngày 25 tháng 06 năm 2016

Thời buổi kinh tế thị trường định hướng XHCM mà .Phải thu đúng,thu đủ ,thứ hết mới đủ tiền để chạy chức chạy quyền chứ .Không thì lấy tiền đâu mà lên giám đốc?Bà con thông cảm cho tui nha ,còn phải chạy nhiều lắm ,chạy mãi chạy mãi -chạy maratong -chảy muôn năm.Bao giờ không còn đằng này ,chế độ này thì mới hết chạy .Tui cũng khổ lắm chứ sung sướng cấy chi mô /Trả lời



Nặc danh18:57 Ngày 26 tháng 06 năm 2016

Sao không thấy thông báo để "tỉnh tang" ba ngày vậy?

Trả lời



Nặc danh21:50 Ngày 27 tháng 06 năm 2016

mong tiền viếng được nhiều nhiều...Trả lời