6/2/2016
HÀ NỘI (NV) - Một thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho hay, chỉ trong hai năm đã có 4,000 tàu cá Việt Nam “gặp nạn” trên Biển Đông và đây là nguyên nhân khiến 2,300 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, bị thương hay mất tích.
Ngư dân đưa thi thể ông Trương Đình Bảy ngụ tại Bình Sơn, Quảng Ngãi ngư dân tàu QNg 95861 bị bắn chết tại Trường Sa hồi cuối Tháng Mười Một, 2015, lên bờ. (Hình: VOV)
Việt Nam có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù chính quyền Việt Nam thường xuyên hứa hẹn hỗ trợ, thậm chí khẳng định, ngư dân là lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu có vũ trang của ngoại quốc bắt giữ, đâm chìm hay phá hỏng), hoặc thiên tai (gió bão), thì chủ tàu phá sản.
Trong một phóng sự được đặng hồi cuối tuần vừa qua, tờ Người Lao Động kể rằng, cả chủ tàu đánh cá KH 96640 lẫn chủ tàu đánh cá KH 95797 cùng ở Khánh Hòa đều đang kêu trời. Tàu KH 96640 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và tàu KH 95797 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” khác đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Hai chủ tàu cùng xin ngân hàng khoanh nợ (tạm ngưng thu cả vốn lẫn lãi) nhưng cùng bị từ chối. Họ phải vay nóng với lãi suất cao để trả tiền cho ngân hàng và giờ thì chìm trong nợ.
Những chủ tàu đánh cá bị các tàu đã được xác định là của Trung Quốc tấn công, đập phá, cưỡng đoạt ngư cụ cũng không thoát khỏi tình trạng vừa kể.
Theo một thống kê do chính quyền tỉnh Quảng Ngãi công bố thì trong năm 2015, riêng Quảng Ngãi đã có 100 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh này bị những con tàu “không rõ quốc tịch” tấn công, xua đuổi khi đang hành nghề ở những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù ngập trong nợ, các nạn nhân vẫn cố vay mượn, sửa chữa tàu, sắm lại ngư cụ, tiếp tục ra khơi vì không còn biết làm gì để sống.
Để sống, nhiều tàu đánh cá đành tránh xa ngư trường truyền thống để đến đánh cá ở những vùng biển khác và trở thành đối tượng cho các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei…) săn đuổi, bắt giữ do xâm nhập và đánh bắt trái phép.
Số tàu đánh cá và ngư dân Việt bị các quốc gia khác bắt giữ với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép đang tăng rất nhanh. Đó là hậu quả của tình trạng Việt Nam mất biển.
Hồi đầu năm nay, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau công bố một thống kê, theo đó, từ 2010 đến 2015, riêng Cà Mau có 248 tàu đánh cá và 2,269 ngư dân bị “nước ngoài bắt giữ.” Trong đó có một tàu bị bắn chìm, 187 tàu bị tịch thu, 9 tàu bị tịch thu ngư cụ. Chỉ mới có 51 tàu và 481 ngư dân được thả. Thống kê này cho biết, nếu tính theo quốc gia thì có 159 tàu và 1,753 ngư dân bị Thái Lan bắt giữ. 35 tàu và 358 ngư dân bị Malaysia bắt giữ. 18 tàu bị Campuchia bắt giữ,...
Thống kê vừa kể là những số liệu liên quan đến tàu đánh cá và ngư dân Cà Mau bị “nước ngoài bắt giữ.” Nếu tính số lượng tàu đánh cá và ngư dân các tỉnh khác bị “nước ngoài bắt giữ” thì con số chắc chắn sẽ gây choáng nhưng không có cơ quan hữu trách nào của Việt Nam làm chuyện đó.
Dựa trên thông tin do một số quốc gia khác công bố, người ta biết rằng, riêng năm ngoái, Indonesia đã bắt giữ 59 tàu đánh cá và 659 ngư dân Việt Nam vì xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Con số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp ba lần so với năm 2014.
Trước đó, Malaysia cảnh báo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải Malaysia nhất. Từ 2010 đến 2015, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252 trên 273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam thường im lặng, không xác nhận đúng-sai trong tất cả các vụ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ,” trừ vụ hải cảnh Thái Lan xả súng vào các tàu đánh cá của Việt Nam ở vịnh Thại Lan hồi tháng chin năm 2015, khiến một ngư dân chết, hai trọng thương.
Đa số các tàu đánh cá của Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ” đều bị tịch thu, chỉ có một số rất ít được trả lại nhưng chủ tàu phải đóng tiền phạt rất nặng. Để dằn mặt ngư dân ngoại quốc, có những quốc gia như Indonesia đã tổ chức phá hủy hàng trăm tàu đánh cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Khoảng hai phần ba số tàu đánh cá bị Indonesia phá hủy là tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.
Dù các quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện nhiều đợt phóng thích những ngư dân ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của họ song người ta ước đoán vẫn còn nhiều ngàn ngư dân Việt Nam đang bị các lân bang giam giữ. Trong đó có những người đã bị giam giữ hơn hai năm. Có những ngư dân là thuyền trưởng hoặc thợ máy chính bị phạt tù tới bốn năm.
Giờ thì chính quyền Việt Nam tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn về việc “hỗ trợ ngư dân bám biển,” kể cả “thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực để hỗ trợ ngư dân.” Trong năm năm bừa qua, những hội thảo, hội nghị kiểu này đã được tổ chức hàng trăm lần nhưng tình hình chỉ tồi hơn so với trước.
Đó dường như và sẽ là điều tất nhiên khi một chính quyền bỏ biển, mặc kệ ngư dân tự xoay.(G.Đ)
HÀ NỘI (NV) - Một thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam cho hay, chỉ trong hai năm đã có 4,000 tàu cá Việt Nam “gặp nạn” trên Biển Đông và đây là nguyên nhân khiến 2,300 ngư dân Việt Nam thiệt mạng, bị thương hay mất tích.
Ngư dân đưa thi thể ông Trương Đình Bảy ngụ tại Bình Sơn, Quảng Ngãi ngư dân tàu QNg 95861 bị bắn chết tại Trường Sa hồi cuối Tháng Mười Một, 2015, lên bờ. (Hình: VOV)
Việt Nam có hơn một triệu ngư dân và 28,000 tàu đánh bắt xa bờ. Dù chính quyền Việt Nam thường xuyên hứa hẹn hỗ trợ, thậm chí khẳng định, ngư dân là lực lượng giữ vai trò tiên phong trên biển, song ngư dân Việt Nam luôn phải tự lực cánh sinh. Họ phải tự vay nóng, trả lãi cao để có vốn thực hiện các chuyến đi biển. Nếu gặp nhân tai (tàu có vũ trang của ngoại quốc bắt giữ, đâm chìm hay phá hỏng), hoặc thiên tai (gió bão), thì chủ tàu phá sản.
Trong một phóng sự được đặng hồi cuối tuần vừa qua, tờ Người Lao Động kể rằng, cả chủ tàu đánh cá KH 96640 lẫn chủ tàu đánh cá KH 95797 cùng ở Khánh Hòa đều đang kêu trời. Tàu KH 96640 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” đâm chìm ở vùng biển Hoàng Sa và tàu KH 95797 bị một con tàu “không rõ quốc tịch” khác đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Hai chủ tàu cùng xin ngân hàng khoanh nợ (tạm ngưng thu cả vốn lẫn lãi) nhưng cùng bị từ chối. Họ phải vay nóng với lãi suất cao để trả tiền cho ngân hàng và giờ thì chìm trong nợ.
Những chủ tàu đánh cá bị các tàu đã được xác định là của Trung Quốc tấn công, đập phá, cưỡng đoạt ngư cụ cũng không thoát khỏi tình trạng vừa kể.
Theo một thống kê do chính quyền tỉnh Quảng Ngãi công bố thì trong năm 2015, riêng Quảng Ngãi đã có 100 tàu đánh cá của ngư dân tỉnh này bị những con tàu “không rõ quốc tịch” tấn công, xua đuổi khi đang hành nghề ở những vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Dù ngập trong nợ, các nạn nhân vẫn cố vay mượn, sửa chữa tàu, sắm lại ngư cụ, tiếp tục ra khơi vì không còn biết làm gì để sống.
Để sống, nhiều tàu đánh cá đành tránh xa ngư trường truyền thống để đến đánh cá ở những vùng biển khác và trở thành đối tượng cho các lực lượng vũ trang của nhiều quốc gia khác (Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei…) săn đuổi, bắt giữ do xâm nhập và đánh bắt trái phép.
Số tàu đánh cá và ngư dân Việt bị các quốc gia khác bắt giữ với cáo buộc xâm nhập và đánh bắt trái phép đang tăng rất nhanh. Đó là hậu quả của tình trạng Việt Nam mất biển.
Hồi đầu năm nay, Sở Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn tỉnh Cà Mau công bố một thống kê, theo đó, từ 2010 đến 2015, riêng Cà Mau có 248 tàu đánh cá và 2,269 ngư dân bị “nước ngoài bắt giữ.” Trong đó có một tàu bị bắn chìm, 187 tàu bị tịch thu, 9 tàu bị tịch thu ngư cụ. Chỉ mới có 51 tàu và 481 ngư dân được thả. Thống kê này cho biết, nếu tính theo quốc gia thì có 159 tàu và 1,753 ngư dân bị Thái Lan bắt giữ. 35 tàu và 358 ngư dân bị Malaysia bắt giữ. 18 tàu bị Campuchia bắt giữ,...
Thống kê vừa kể là những số liệu liên quan đến tàu đánh cá và ngư dân Cà Mau bị “nước ngoài bắt giữ.” Nếu tính số lượng tàu đánh cá và ngư dân các tỉnh khác bị “nước ngoài bắt giữ” thì con số chắc chắn sẽ gây choáng nhưng không có cơ quan hữu trách nào của Việt Nam làm chuyện đó.
Dựa trên thông tin do một số quốc gia khác công bố, người ta biết rằng, riêng năm ngoái, Indonesia đã bắt giữ 59 tàu đánh cá và 659 ngư dân Việt Nam vì xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Con số ngư dân Việt Nam bị Indonesia bắt giữ tăng gấp ba lần so với năm 2014.
Trước đó, Malaysia cảnh báo, Việt Nam là quốc gia có nhiều tàu đánh cá xâm phạm lãnh hải Malaysia nhất. Từ 2010 đến 2015, Malaysia đã bắt giữ 273 tàu đánh cá ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Malaysia và 252 trên 273 tàu đánh cá này là của Việt Nam.
Chính quyền Việt Nam thường im lặng, không xác nhận đúng-sai trong tất cả các vụ tàu đánh cá và ngư dân Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ,” trừ vụ hải cảnh Thái Lan xả súng vào các tàu đánh cá của Việt Nam ở vịnh Thại Lan hồi tháng chin năm 2015, khiến một ngư dân chết, hai trọng thương.
Đa số các tàu đánh cá của Việt Nam bị “nước ngoài bắt giữ” đều bị tịch thu, chỉ có một số rất ít được trả lại nhưng chủ tàu phải đóng tiền phạt rất nặng. Để dằn mặt ngư dân ngoại quốc, có những quốc gia như Indonesia đã tổ chức phá hủy hàng trăm tàu đánh cá xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải Indonesia. Khoảng hai phần ba số tàu đánh cá bị Indonesia phá hủy là tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam.
Dù các quốc gia Đông Nam Á đã thực hiện nhiều đợt phóng thích những ngư dân ngoại quốc xâm nhập và đánh bắt trái phép trong lãnh hải của họ song người ta ước đoán vẫn còn nhiều ngàn ngư dân Việt Nam đang bị các lân bang giam giữ. Trong đó có những người đã bị giam giữ hơn hai năm. Có những ngư dân là thuyền trưởng hoặc thợ máy chính bị phạt tù tới bốn năm.
Giờ thì chính quyền Việt Nam tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội nghị bàn về việc “hỗ trợ ngư dân bám biển,” kể cả “thiết lập đường dây nóng giữa các quốc gia trong khu vực để hỗ trợ ngư dân.” Trong năm năm bừa qua, những hội thảo, hội nghị kiểu này đã được tổ chức hàng trăm lần nhưng tình hình chỉ tồi hơn so với trước.
Đó dường như và sẽ là điều tất nhiên khi một chính quyền bỏ biển, mặc kệ ngư dân tự xoay.(G.Đ)
No comments:
Post a Comment