2/25/2017

Về sự kiện dựng tượng đài Hồ Chí Minh bất thành tại nước Áo (CSVN lãng phí tiền dân xây tượng HCM ở trong nước chưa đủ, định mang tặng ngoại quốc, bị từ chối-nmvn)

Đặng Hà
Danlambao
2/25/2017




Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Áo, nhà nước Việt Nam mong muốn tặng thủ đô Viên của nước Áo một bức tượng bán thân Hồ Chí Minh, dự định được đặt trong công viên Donau. Mặc dù đã được cấp giấy phép, nhưng trước làn sóng chỉ trích, chống đối dữ dội thành phố Viên đã rút lại quyết định, đình chỉ dự án này.



Bức tượng Hồ Chí Minh cao hơn 2 mét (kể cả bục) dự định được đặt trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước ÁoHội Hữu nghị Áo-Việt

Dự án thành lập tượng đài HCM được xúc tiến bởi Hội Hữu nghị Áo - Việt (một tổ chức thân nhà nước Việt Nam) có trụ sở ở thủ đô Viên của Áo. Năm ngoái ngày 03.08.2016 hội Hữu nghị Áo-Việt đã vui mừng thông báo trên trang web chính thức của hội rằng, thành phố Viên đã cấp giấy phép xây dựng tượng đài trong công viên Donau tại thủ đô Viên của nước Áo.

Chi phí xây dựng tượng đài ở công viên Donau sẽ do phía Việt Nam đảm nhận. Khi hoàn tất sẽ bàn giao cho giới hữu trách thành phố Viên quản lý, chăm sóc và bảo trì.

Dự kiến tượng đài Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành vào cuối năm nay nhân kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Áo-Việt (1/12/1972 - 1/12/2017).

Ông Marcus Strohmeier thành viên Hội đồng quản trị của hội Hữu nghị Áo-Việt đồng thời là đảng viên của đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) là người đi vận động hành lang (Lobby) để chính quyền thành phố Viên cấp giấy phép cho dự án.

Ông từng trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 06.12.2014 về đề tài quân đội nhân dân Việt Nam (https://www.youtube.com/watch?v=jhuNmQNAvyA) và ông đem ra khoe bức ảnh chụp ông hân hạnh được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên Giáp, người học trò xuất sắc của chủ tịch HCM.



Ông Marcus Strohmeier khoe ảnh chụp ông được tiếp kiến đại tướng Võ Nguyên Giáp



Ảnh nhỏ: Ông Marcus Strohmeier (đứng ở giữa) bắt tay Võ Nguyên GiápLàn sóng phẫn nộ của người Việt khắp nơi trên thế giới

Thời gian kéo dài cho đến đầu năm 2017, mọi việc tưởng chừng như trôi chảy êm xuôi, chỉ còn chờ lễ khánh thành tượng đài HCM vào cuối năm nay. Nhưng vài ngày trước Tết ta, tổ chức Diễn đàn Việt Nam 21 ở Đức đã phát giác ra dự án này, lập tức viết thư phản đối gửi đến chính quyền thủ đô Viên của Áo và báo động cho đồng bào không những ở nước Đức mà khắp nơi trên thế giới. Trong kháng thư gửi đến chính quyền thành phố Viên được nhấn mạnh: "Chúng tôi chống xây dụng tượng đài Hồ Chí Minh vì quan niệm rằng tệ trạng sùng bái cá nhân, một dấu hiện nhận diện ra độc tài, dành cho một nhân vật chính trị và lịch sử mờ ám không phù hợp cho khung cảnh chính trị của xã hội dân chủ-tự do ở Áo."

Ngay sau đó Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức đã tổ chức thu chữ ký khắp nơi trên thế giới phản đối dự án này, đồng thời viết thư phản kháng gửi đến chính quyền Áo, các chính đảng và liên lạc với các hội đoàn người Việt ở Áo để kết hợp đấu tranh.

Hội Việt-Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã phối hợp với các hội đoàn người Việt tị nạn cộng sản ở Áo, ở châu Âu để làm kiến nghị phản đối gửi đến các giới chức, dân biểu Áo và báo chí truyền thông.

Ngoài ra còn có nhiều hội đoàn và đoàn thể cũng như nhiều cá nhân khi hay tin đã nhiệt tình dấn thân góp phần đấu tranh dẹp bỏ tượng đài HCM.

Đặc biệt là Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ đã vận động chính giới Áo rất thành công và có sự kết hợp làm việc chặt chẽ giữa Hội Việt Áo Văn Hóa và Dân Chủ và Liên hội người Việt tỵ nạn tại CHLB Đức.

Bùng nổ làn sóng chỉ trích, phê phán ở Áo

Nhờ vào các hình thức phản đối và đấu tranh nêu trên của người Việt tỵ nạn tại Áo vả Đức cũng như từ khắp nơi trên thế giới, chính giới và báo chí Áo đã chú ý đến dự án thành lập tượng đài HCM này.

Sau khi tuần báo Falter là tờ báo đầu tiên ở Áo đưa tin về dự án thành lập tượng đài HCM với câu hỏi: "Tại sao lại như thế?" thì báo chí nước Áo bắt đầu nhập cuộc.

Tờ báo Krone viết: "Vô số tội phạm chiến tranh, Hàng triệu người chết, tra tấn có hệ thống và khủng bố đẫm máu. Bảng thành tích đầy xác người này rõ ràng là điều kiện lý tưởng để được vinh danh với một tượng đài ở thành phố Viên", và bài báo trích lời của nữ ký giả trên tuần báo Falter: "thành phần 68 (phản chiến) trong cánh tả của tòa thị chính thủ đô Viên lại quên không nhắc đến những chiến dịch thanh trừng, những phát súng bắn vào gáy, những màn tra tấn ghê tởm nhất đối với những phi công Mỹ bị bắt hay những trại tù cải tạo cộng sản của Hồ Chí Minh".

Tờ Kleine Zeitung, ký giả Christian Weniger viết: "Một điều không thể hiểu được là tại sao nước Áo lại cần lập đài tưởng niệm cho một nhà chính trị cộng sản nhiều thị phi, khi mà đất nước của ông ta không phải là mảnh đất phì nhiêu cho tự do và nhân quyền".

Tờ Die Presse, ký giả Erich Kocina viết: "Đài tưởng niệm cho một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh cãi không dễ dàng thuyết phục được ai. Hồ Chí Minh, người đã kết thúc chế độ thực dân Pháp không phải người là có thanh danh tốt đẹp nhất. Nhà lãnh đạo Cộng sản, chết năm 1969, bị tố cáo là tra tấn và giết các đối thủ chính trị".

Tại Đức, bài của bà Vera Lengfeld (cựu dân biểu liên bang Đức) trên tờ ef có đoạn: "Vào tháng 10 năm nay một đài tưởng niệm tên độc tài và kẻ giết người hàng loạt Hồ Chí Minh sẽ được khánh thành tại công viên Donau ở thủ đô Viên. Cán bộ công đoàn Marcus Strohmeier trong hội đồng quản trị Hội Áo-Việt đã thành công trong việc vận động Tòa thị chính thành phố Viên cho dự án này".

Các chính đảng Áo lên tiếng phản kháng

Chống đối mạnh nhất là đảng Nhân dân Áo (ÖVP). Ông Manfred Juraczka, Chủ tịch khối nghị viên đảng ÖVP thủ đô Viên, đã bình phẩm việc xây đài tưởng niệm Hồ Chí Minh: "Đây đúng là một sự sỉ nhục khi thành phố Viên không sợ liên hệ đến một kẻ sát nhân hàng loạt". Còn bà Maria Fekter, nữ phát ngôn văn hóa của đảng ÖVP thì mỉa mai rằng, "Đây có lẽ là một chuyện đùa của lễ hóa trang".

Ông Gernot Blümel, Chủ tịch chi bộ đảng ÖVP thành phố Viên nói: "Thật kỳ lạ, người ta muốn dựng tượng đài cho một nhân vật lịch sử cực kỳ gây tranh cãi như Hồ Chí Minh ngay trong lúc thành phố Viên đang bàn luận chuyện đổi tên quảng trường Heldenplatz".

Đảng tự do Áo (FPÖ) cũng lên tiếng chỉ trích liên minh 2 đảng Đỏ-Xanh (SPÖ – Grüne) đang cầm quyền thủ đô Viên về quyết định cho phép dựng tượng đài. Ông Norbert Hofer, Phó chủ tịch FPÖ và Đệ tam chủ tịch Hội đồng quốc gia cho rằng, "Bộ trưởng văn hóa liên bang Drozda phải lên tiếng chống đối chuyện dựng tượng đài ở công viên Donau vinh danh kẻ sát nhân hàng loạt Hồ Chí Minh".

Sau đó đảng Xanh là đảng đang liên minh với đảng SPÖ (đảng Dân chủ Xã hội Áo) cầm quyền thủ đô Viên đã lên tiếng bằng Tweeter rằng, "đảng bộ địa phương và thành phố đã không hề đồng ý với dự án dựng tượng đài HCM". Trước làn sóng chỉ trích và phản đối mãnh liệt trên, ông Peter Jankowitsch, Chủ tịch Hội Áo - Việt và là cựu Bộ trưởng ngoại giao (thuộc đảng Dân chủ Xã hội SPÖ) đã biện luận, "Để chào mừng 45 năm kỷ niệm mối bang giao Áo - Việt, nhà nước Việt Nam hoạch định nhiều việc, trong đó có ý kiến tặng thủ đô Viên một tượng bán thân Chủ tịch HCM”. Nguyện vọng này đã đề đạt lên thành phố Viên và được sự đồng ý".

Ông Jankowitsch không hoàn toàn hiểu được những chỉ trích quyết định vì tai tiếng Hồ Chí Minh. "Đối với Việt Nam hiện nay, ông ấy là một anh hùng dân tộc, như vua Franz Jopsef ở Áo – Hung xa xưa. Điều này người ta có thể chấp nhận hay phủ nhận. Nhưng trong bang giao, thật khó khăn để chúng ta từ chối biểu tượng quốc gia của họ".

Ông Jankowitsch cho rằng, cáo buộc Hồ Chí Minh là kẻ sát nhân hàng loạt là "nực cười". Điều này lịch sử không minh chứng. "Ở đây ta cũng có thể nói Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson là kẻ sát nhân hàng loạt vì đã tiến hành chiến tranh Việt Nam". Những cáo buộc là phần "chiến dịch trả thù" mà người Việt lưu vong đang thực hiện.

Chính quyền thủ đô Viên quyết định đình chỉ dự án

Cuối cùng, chiều thứ năm ngày 23.02.2017 tại văn phòng của Nghị viên thành phố phụ trách văn hóa, Andreas Mailath-Pokony (Đảng dân chủ xã hội Áo -SPÖ), một nữ phát ngôn của ông đã tuyên bố với thông tấn xã Áo (APA): "Thành phố Viên đã cho ngưng lại dự án xây dựng tượng đài HCM".

Bà nhấn mạnh: "Các căn cứ quyết định sẽ được thẩm định lại". Ngoài ra cần phải hoàn thiện những quy định cho rõ ràng để tương lai tránh được trường hợp những tượng đài được thiết lập "mà không phù hợp với giá trị mỹ thuật hoặc giá trị lịch sử văn hóa và không liên quan gì đến thành phố Viên"./.

2/24/2017

Những Ngọn Lửa Không Còn

BHL
2008










Lửa bập bùng
Đâu cũng thấy lửa

Lửa từ những nhúm rạ
nhóm lên từ đống tro vùi
Giậy lên những ký ức
Củ khoai vùi nhăn nhúm
nhả mật nóng bỏng trên tay
Bếp hồng sưởi ấm chiều nay
Buồn thiu những ngày mưa rả rích

Những tim đèn dầu hỏa
Nhập nhòe ngọn lửa không đều khi dầu đã cạn
Trong vội vã mẹ đã nối đều ánh sáng
Mùi dầu hỏa vẫn còn thoảng đâu đây
Nhớ những giọt dầu loang trên bàn gỗ
Nay còn đâu
Những tiếng nói của đêm bên ngọn đèn cũng đã vào quá khứ
Đèn đêm cũng đã không còn
Ai đã tắt đi ngọn đèn năm xưa
Buồn thiu những ngày mưa rả rích

Đêm nghe tiếng mưa rơi
Nằm yên trong chăn ấm
Mẹ khơi ngọn đèn vàng vọt qua vải mùng thưa
Bàn tay mẹ nhẹ nhàng rèm chặt
Đã bao năm rồi
Tiếng mưa đêm xưa như khơi buồn bâng khuâng
Êm đềm nhưng hoang mang
Dỗ dành giấc ngủ những ngày chưa lớn

Lửa cháy đều thanh củi
Bếp nhà tỏa khói
Nhớ những lần cay mắt
Thổi bay những tàn tro khơi lại lửa hồng

Đêm nay, tắt đi ngọn đèn sáng rực
Đón về những ngọn lửa
Cũng đã tắt từ lâu

Formosa – Cái giá phải trả

Bạch Hoàn
2/23/2017


Formosa Hà Tĩnh – một siêu dự án thép được phê duyệt thần tốc, ưu đãi tột khung, quản lý nuông chiều… đã khiến đất nước và nhân dân VN phải trả một cái giá vô cùng đau đớn.

Võ Kim Cự, người từng giữ vị trí chủ tịch UBND tỉnh, bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh, hiện là chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN và Nguyễn Thái Lai, nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng nhiều quan chức khác là những người đã gián tiếp tạo ra bi kịch cho nhân dân miền Trung nói riêng và VN nói chung như ngày hôm nay. Họ sẽ phải trả giá, tất nhiên là như vậy. Nhưng cái giá ấy đắt hay rẻ lại phụ thuộc vào thái độ của Chính phủ trước những đớn đau, mất mát của nhân dân.

Phần 1: Lạc nước hai Xe đành bỏ phí…

Võ Kim Cự từng nói, đưa Formosa vào Hà Tĩnh, ông không có gì sai cả. Hôm nay, một lần nữa tôi sẽ chỉ cho Võ Kim Cự thấy chẳng có cá nhân nào có thể lấy tay che trời. Bởi dưới ánh mặt trời này luôn có chỗ cho sự thật. Tôi cũng sẽ chỉ cho Nguyễn Thái Lai thấy rằng, lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt.

Hôm qua, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã công bố kết luận, nhấn mạnh sai phạm của Võ Kim Cự, Nguyễn Thái Lai đã để lại hậu quả nghiêm trọng, cần kỉ luật. Bằng bài viết này, tôi cố gắng giúp các anh chị và những người có trách nhiệm có thêm thông tin và cái nhìn đầy đủ hơn về những sai phạm của hai cá nhân trên.

1. Cõng rắn cắn gà nhà.

Cõng rắn cắn gà nhà, đó là câu nói mà những công dân có lương tri trên đất nước này dành cho Võ Kim Cự, người đã phê duyệt thần tốc cho Formosa, lập kỷ lục về thời gian giải phóng mặt bằng ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh để giao cho nhà đầu tư này, người đã hứa hẹn Formosa sẽ giúp nhân dân Hà Tĩnh đổi đời.

Đưa được Formosa vào Vũng Áng vào tháng 6-2008, Võ Kim Cự khi ấy là trưởng Ban quản lý các khu kinh tế Hà Tĩnh, kiêm phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh. Sau đó, Võ Kim Cự đã lần lượt leo lên vị trí chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, phó bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh, rồi bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh. Từ một địa phương khốn khó, hiện nay, Võ Kim Cự được đưa ra Thăng Long thành, là thành viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN.

Formosa đã đổi đời Võ Kim Cự. Formosa cũng đổi đời cho người dân Hà Tĩnh và cả nhân dân miền Trung. Chỉ có điều, một người thì thăng quan tiến chức, giày hoa áo gấm thênh thang quan trường, hưởng bổng lộc từ ngân khố của quốc gia, trong khi hàng trăm ngàn người dân lại rơi vào cảnh thất nghiệp, ngư dân có thuyền mà chẳng thể ra khơi, tiểu thương không thể buôn bán, du lịch thì đìu hiu…

Tôi cho rằng, những ai bình luận Võ Kim Cự là con tốt thí là người hoàn toàn không hiểu về vụ việc Formosa. Võ Kim Cự là tác giả của dự án Formosa Hà Tĩnh. Võ Kim Cự cũng từng là người đứng đầu một tỉnh, hiện là người đứng đầu một tổ chức nhà nước với hơn 30 triệu thành viên, tuyệt đối không phải con Tốt.

• Báo cáo sai sự thật về Formosa.

Đầu tiên, tôi sẽ nói về đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chủ trương đầu tư. Chỉ vỏn vẹn một ngày sau khi Formosa gửi thư cho UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định đã nghiên cứu dự án tiền khả thi dự án nhà máy luyện cán thép và cảng biển Sơn Dương, Võ Kim Cự khi ấy với vị trí là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh nhảu ký văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị cho phép Formosa triển khai dự án tại Vũng Áng. Văn bản ấy ký ngày 16-1-2008, tôi post ở hình 1.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Võ Kim Cự nhấn mạnh qua nghiên cứu thực tế và hồ sơ cho thấy, Formosa là tập đoàn có nguồn lực và kinh nghiệm đầu tư các dự án lớn, đặc biệt là dự án cảng biển và luyện thép. Đây chính xác là hành vi dối trên lừa dưới. Võ Kim Cự báo cáo sai sự thật, bởi không có thực tế và hồ sơ nào có thể chứng minh Formosa có kinh nghiệm trong lĩnh vực luyện cán thép. Dự án Khu liên hợp gang thép Formosa Hà Tĩnh là dự án đầu tiên của Formosa đầu tư vào lĩnh vực luyện thép. Trước đó, tập đoàn này chưa từng làm thép nên họ đương nhiên chẳng có bất cứ kinh nghiệm nào. Chính Formosa đã từng thừa nhận, Formosa Hà Tĩnh ra đời để hiện thực hoá giấc mơ làm thép của những người sáng lập tập đoàn này.

Đối với một dự án quy mô lớn, nhà nước phải bỏ ra vô số nguồn lực hỗ trợ về hạ tầng, mặt bằng, ưu đãi tối đa các loại thuế phí, cuộc sống của hàng chục ngàn người dân bị xáo trộn, nguy cơ ảnh hưởng môi trường lớn, đòi hỏi phải có những nhà đầu tư đủ năng lực. Kinh nghiệm là một trong những yếu tố để đánh giá năng lực. Năng lực của Formosa là do Võ Kim Cự vẽ ra, một thứ năng lực không có trên thực tế. Thời điểm đó, trong tất các cổ đông góp vốn vào Formosa Hà Tĩnh, không có bất kỳ cổ đông nào có kinh nghiệm làm thép.
.
• Cấp phép vượt thẩm quyền

Nhờ báo cáo sai sự thật về năng lực của Formosa, đồng thời bỏ qua khâu xem xét hồ sơ đen với những thành tích nổi cộm về phá hoại môi trường của Formosa, đề xuất cho phép Formosa đầu tư vào Vũng Áng của Võ Kim Cự được chấp thuận.

Với vai trò là trưởng Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, kiêm phó chủ tịch tỉnh, Võ Kim Cự là người ký giấy phép đầu tư cho Formosa. Trong giấy phép này, Võ Kim Cự cho phép Formosa được thực hiện dự án trong 70 năm, vượt thẩm quyền. Thời điểm đó, Luật Đầu tư quy định dự án muốn được cấp phép 70 năm cần có sự chấp thuận của Chính phủ. Không có bất cứ văn bản nào cho thấy Chính phủ đồng ý cho Hà Tĩnh cấp phép 70 năm.

Ông Võ Kim Cự từng nói, các bộ ngành và Chính phủ đã đồng ý nên ông thấy mình không sai. Thực tế, các bộ ngành chỉ tham gia ý kiến và Chính phủ chỉ chấp thuận cho Formosa đầu tư vào Hà Tĩnh. Điều đó có nghĩa là chấp thuận cho Formosa đầu tư thời hạn 50 năm chứ không phải 70 năm như Võ Kim Cự bao biện. Đó là lý do Thanh tra Chính phủ đã có kết luận Hà Tĩnh cấp phép 70 năm cho Formosa là trái thẩm quyền.

Không thể suy đoán rằng Võ Kim Cự phải được Thủ tướng Chính phủ khi ấy cho phép mới dám làm. Bởi thực tế vào năm 2015, Chính phủ đã đồng thuận với kết luận của Thanh tra Chính phủ về sai phạm của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, Võ Kim Cự đặt Chính phủ vào tình thế có bầu phải cưới, giấy phép đầu tư cho một dự án 10 tỉ USD không thể như một trò đùa trẻ con. Thế nên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phải đề xuất Chính phủ chấp thuận thời hạn 70 năm mà Hà Tĩnh đã cầm đèn chạy trước ô tô.

Hơn nữa, trước khi gửi văn bản xin ý kiến của các bộ ngành và trước khi có sự chấp thuận của Chính phủ vào cuối tháng 5-2008, thì vào ngày 9-4-2008, Võ Kim Cự đã ký một văn bản gửi riêng Formosa, trong đó đã ghi rõ cho Formosa thuê đất 70 năm. Hết thời hạn này, nếu Formosa có nhu cầu thì sẽ được ưu tiên cho thuê tiếp. Văn bản này gồm 2 trang, tôi post ở hình 2, hình 3.

Có một điều rất kỳ lạ là, ông Cự ký văn bản cho Formosa thuê đất 70 năm với vai trò là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh. Nhưng người đề xuất điều này lại là trưởng ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cũng có tên là Võ Kim Cự. Tự ký duyệt cho đề xuất của chính mình thì còn hơn cả nhóm lợi ích, một hành động coi thường Pháp luật, coi trời bằng vung.

* Tự ý cho xây dựng đường ống xả thải ra biển

Theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt vào năm 2008 của Formosa, nơi tiếp nhận nguồn thải là sông Quyền. Đến tháng 12-2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Formosa xả thải ra biển Vũng Áng.

Tuy nhiên, ngày 18-7-2013, Võ Kim Cự với vai trò là chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh đã ký văn bản chấp thuận cho Formosa giải phóng mặt bằng để xây dựng đường ống nước xả thải ra biển Vũng Áng. Mặc dù, thời điểm này Formosa chưa thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung khi xả thải ra biển. Hành động cho phép Formosa xây dựng đường ống xả thải ra biển của Võ Kim Cự là không đúng quy trình.

Văn bản này tôi post ở hình 4.

* Hình phạt nào cho Võ Kim Cự?

Còn hàng loạt vấn đề trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án tái định cư, kiểm tra giám sát quá trình thực hiện dự án Formosa, nhưng tôi chỉ phân tích ba vấn đề trên đã thấy Võ Kim Cự cần được xem xét hành vi vi phạm pháp luật chiếu theo Bộ Luật Hình sự.

Cụ thể, Điều 229 - tội phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng có quy định người có chức vụ quyền hạn vi phạm quy định trong lĩnh vực xây dựng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ 8-12 năm.

Điều 174 - vi phạm các quy định về quản lý đất đai có nêu rõ, người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn giao đất, thu hồi, cho thuê đất có giá trị đất có diện tích lớn, giá trị lớn thì bị phạt tù từ 2-7 năm. Võ Kim Cự cho Formosa thuê đất trong 70 năm trái thẩm quyền. Giá trị thuê đất tới hơn 90 tỉ đồng.

Điều 285 – tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có quy định, người nào vì thiếu trách nhiệm mà thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3-12 năm.

Thực tế, Chính phủ đã công bố Formosa gây ra thiệt hại 0,3% GDP VN, tức gần 15.000 tỉ đồng. Hệ sinh thái biển miền Trung bị phá huỷ phải mất hàng chục năm mới có thể phục hồi.

Võ Kim Cự là người trực tiếp thực hiện dự án Formosa, thẩm định, phê duyệt, giám sát Formosa nhưng đã không thẩm định đầy đủ, cấp phép sai phạm, giám sát lỏng lẻo dẫn đến hàng loạt sai phạm ở dự án Formosa. Theo các anh chị, Võ Kim Cự sẽ nhận mức án nào phù hợp và bao nhiêu năm thì thoả đáng. Tôi không biết rồi đây ông Cự sẽ bị xử lý ra sao. Nhưng cá nhân tôi cho rằng, để thực sự thuyết phục được người dân, gầy dựng niềm tin trong dân về một xã hội công bằng, minh bạch, không thể chỉ kỷ luật Võ Kim Cự về mặt hành chính, mà nhất thiết phải thực hiện các bước kỷ luật khai trừ Đảng, cách chức chủ tịch Liên minh hợp tác xã VN, miễn nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội và cuối cùng là truy tố hình sự.

2. Hoàng hôn nhiệm kỳ, chuyến tàu vét

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Formosa xả thải ra biển ven bờ vịnh Sơn Dương vào ngày 11-12-2015. Người ký giấy phép đưa nguồn chất độc từ Formosa ra biển và giết chết và vùng biển miền Trung là Nguyễn Thái Lai. Không sai khi thấy ở đây có bóng dáng của chuyến tàu vét vào những ngày hoàng hôn nhiệm kỳ đã từng được cảnh báo ở Quốc hội. Bởi khi ký giấy phép, Nguyễn Thái Lai chỉ còn ngồi ghế thứ trưởng vỏn vẹn 20 ngày nữa là về hưu. Trong ngày 11-12-2015, Nguyễn Thái Lai ký hai giấy phép xả thải cho Formosa và nhà máy giấy Lee & Man Hậu Giang.

Riêng với giấy phép cho Formosa, Nguyễn Thái Lai đã làm trái quy định của Luật Bảo vệ môi trường như không lấy ý kiến của người dân địa phương bị ảnh hưởng, cho phép Formosa xả thải bằng cống ngầm đặt dưới đáy biển, nằm ngoài khơi vịnh Sơn Dương, không thể quan sát, không thuận tiện cho giám sát theo quy định.

Với những sai phạm này, tôi cho rằng không thể kỷ luật Nguyễn Thái Lai bằng hình thức tước tư cách “nguyên thứ trưởng” tương tự cách làm với ông Vũ Huy Hoàng, người từng được gọi là nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương. Thay vào đó, sai phạm của Nguyễn Thái Lai cũng cần phải xem xét hình sự. Theo quy định tại Điều 285 – tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng có quy định, người nào vì thiếu trách nhiệm mà thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3-12 năm.

Bài viết quá dài vì tôi chỉ ra chi tiết những sai phạm với bằng chứng rõ ràng kèm theo những quy định pháp luật. Hi vọng mọi người đọc sẽ có thêm hình dung về câu chuyện này, lên tiếng để những kẻ làm sai phải trả đúng cái giá cần trả.

Trong cá nhân này, tôi lưu tâm nhiều hơn về người tên Võ Kim Cự. Người ta nói, "Lạc nước hai Xe đành bỏ phí. Gặp thời một Tốt cũng thành công". Võ Kim Cự là người nhờ Formosa mà gặp thời một Tốt cũng thành công. Nhưng bây giờ đã đến lúc lạc bước hai Xe đành bỏ phí.
---
Còn tiếp...




Liệu chiến thuật 'trị' Trump của TQ có hiệu quả?

Carrie Gracie
Phóng viên chuyên về Trung Quốc
2/24/2017



Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionChủ tịch Tập Cận Bình đã chơiột cuộc chơi kiên nhẫn với Tổng thống Trump

Đã một tháng trôi qua và thách thức to lớn cho Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vẫn là làm sao thích ứng được với Donald Trump

Tân Tổng thống Hoa Kỳ bước vào nhiệm kỳ với hàng loạt thông điệp khiêu khích và khó lường về Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh cần đến thiện ý, thị trường và công nghệ của Mỹ để xây dựng được cái gọi là "sức mạnh toàn diện" cho mình.

Mối quan hệ hiệu quả với Hoa Kỳ là lợi ích chiến lược cốt lõi của Trung Quốc - đây là điều hiển nhiên, tuy nhiên vẫn cần được nhắc lại.

Hiện ít nhất thì ông Trump có vẻ như đã ngừng xúc phạm và đe dọa Bắc Kinh - mặc dù hôm thứ Sáu 24/02 ông nhắc lại rằng ông vẫn cho Trung Quốc là "nhà vô địch thế giới trong thao túng tiền tệ".

Những gương mặt quan trọng trong chính quyền Trump nay có vẻ nhã nhặn hơn trên điện thoại.

Vậy chiến thuật của Trung Quốc là gì, và họ đã làm thế nào?
1. Chăm sóc gia đình, chăm bạn bè

Bắc Kinh nhanh chóng hiểu ra rằng cách điều hành chính quyền của Tổng thống Trump không hề giống với những người tiền nhiệm.


Bản quyền hình ảnhEPAImage captionHình ông Trump hóa voi trong một cửa tiệm Trung Quốc sản xuất xe diễu hành cho Đức

Phía Trung Quốc nhận thức được tầm quan trọng của gia đình.

Trước khi chính ông Trump hoặc các thành viên quan trọng trong chính quyền của ông nói chuyện với nhân vật chủ chốt ở Trung Quốc, và trong lúc dân mạng Trung Quốc xì xào về việc ông Trump không có chút thông điệp thiện ý nào vào dịp Tết Nguyên đán, ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc ở Washington, đã khéo léo làm thân với con gái ông Trump, cô Ivanka.

Cô làm cầu nối thay cho khoảng cách trong quan hệ chính thức giữa hai nước, với sự xuất hiện được truyền thông rộng rãi trong một sự kiện mừng năm mới ở Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington.

Chồng cô, Jared Kushner cũng liên hệ với Bắc Kinh qua các đối tác kinh doanh Trung Quốc của mình.

Và một người con gái khác của ông Trump, cô Tiffany cũng đóng vai trò nhất định khi ngồi ở hàng ghế đầu trong đêm trình diễn của nhà thiết kế người Trung Quốc Taoray Wang tại Tuần lễ Thời trang New York.


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionNhà thiết kế Wang và Tiffany Trump đã giành lời khen lợi lẫn nhau

Để đẩy mạnh mạng lưới quan hệ không chính thức này, doanh nhân nổi tiếng của Trung Quốc, Jack Ma gặp ông Trump và hứa sẽ tạo hàng triệu việc làm cho người Mỹ bằng việc bán hàng của Mỹ trên trang Alibaba của ông.

Ngay cả trong các công ty tư nhân tại Trung Quốc cũng có chi bộ đảng cộng sản, và khối kinh tế tư nhân được yêu cầu phải tuân thủ mệnh lệnh của Bắc Kinh trong các vấn đề liên quan tới lợi ích quốc gia.

Jack Ma mang theo một nhiệm vụ và thông điệp. Với 100 doanh nghiệp tài trợ cho thông điệp năm mới của Trung Quốc tới ông Trump ở trên biển quảng cáo ở Quảng trường Times, New York.

Trump: Mỹ phải đứng đầu quyền lực hạt nhân
2. Tặng quà

Đế chế kinh doanh đầy tranh cãi của Trump có một số vụ việc liên quan tới đăng ký thương hiệu đang nằm chờ ở tòa án Trung Quốc.

Bắc Kinh không giấu diếm chuyện trên thực tế tòa án nước này cũng phải tuân thủ Đảng Cộng sản.

Việc thúc đẩy tiến độ đăng ký thương hiệu cho công ty dịch vụ xây dựng, điều mà ông Trump đã cố gắng đạt được trong cả chục năm nay, là điều mà Trung Quốc có thể dễ dàng thực hiện, nhất là khi việc này cũng phù hợp với chủ trương chung trong việc chống lại tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng, lấy các tên tuổi lớn làm thương hiệu.

Trong trường hợp của Trump, các bước đi cần thiết này được thực hiện nhanh chóng, không ồn ào trong mùa thu năm ngoái và đã khép lại với thắng lợi cho ông Trump hồi tuần trước


Bản quyền hình ảnhCHINATOPIX/APImage captionSau nhiều năm chờ đợi, tòa án Trung Quốc đã cho phép ông Trump quyền kinh doanh dưới tên của mình ở nước này

3. Nhỏ nhẹ cho tới khi cần lớn tiếng

Trung Quốc thường khá lớn tiếng với các lực lượng thù địch nước ngoài và cáo buộc chính quyền nước ngoài làm tổn thương tình cảm của người Trung Quốc.

Trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump xúc phạm và đe dọa Trung Quốc, gọi nước này là kẻ cắp, kẻ hiếp đáp hoạt động thương mại và thách thức vị thế của Bắc Kinh đối với Đài Loan. Quan chức Hoa Kỳ cũng cảnh báo sẽ có thái độ cứng rắn hơn trên Biển Đông.

Nhưng trong suốt quá trình, Bắc Kinh tỏ ra luôn duy trì được kỷ luật thép và thái độ kiềm chế.


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTrung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đa phần Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ phủ nhận quan điểm này

Tân Hoa xã nhận xét về ông Trump: "Ông ta sẽ sớm nhận ra rằng lãnh đạo của hai nước sẽ cần dùng đến những cách hiệu quả và chín chắn hơn để giao tiếp, thay vì có những trao đổi gai góc qua Twitter."

Sau đợt bầu cử hồi tháng 9, truyền thông Trung Quốc bị kiểm soát chặt chẽ, bị bắt phải dùng những lời lẽ nhàn nhạt của Tân Hoa xã trong các bài tường thuật về Hoa Kỳ.

Trump ủng hộ chính sách ‘Một Trung Quốc’

4. Không lên tiếng cho tới khi kịch bản đã được duyệt

Không giống các lãnh đạo thế giới khác, Chủ tịch Tập nổi tiếng là chậm nghe điện thoại.

Quan sát các cuộc gọi không mấy thành công giữa Tổng thống Trump với lãnh đạo Mexico và Úc, Bắc Kinh quyết tâm tránh để xảy ra các vụ việc không đúng chuẩn mực ngoại giao.

Bằng cách chờ cho tới khi các nhân vật chín chắn hơn như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis và Ngoại trưởng Rex Tillerson vào ngồi cùng một phòng (về mặt hình tượng và đôi khi là sự thực), Trung Quốc đảm bảo có được kịch bản mình mong muốn.


Bản quyền hình ảnhAPImage captionHai lãnh đạo không nói chuyện với nhau cho tới khi ông Trump đã trò chuyện với nhiều lãnh đạo khác

Khi cuộc gọi giữa Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập cuối cùng cũng diễn ra, Bắc Kinh giành được thêm cam kết mới của Hoa Kỳ tôn trọng chính sách Một Trung Quốc và có được cuộc gặp xứng đáng.

Chủ tịch Tập lại càng uy tín thêm với tính cứng rắn và nhẫn nại.

Tổng thống Trump đã nói về quan điểm tiếp cận mới với Đài Loan, nhưng nay lại lùi bước.
5. Trao đổi hữu hảo

Kể từ sau cuộc gọi đó, các đường dây kết nối giữa Bắc Kinh và Washington DC đã hoạt động tích cực.

Tân Bộ trưởng Ngân khố vừa được chính thức bổ nhiệm, Steve Mnuchin, đã trao đổi với một số quan chức cao cấp của Trung Quốc phụ trách vấn đề chính sách kinh tế. Ông Tillerson đã gặp người tương nhiệm, Ngoại trưởng Vương Nghị, và quan chức ngoại giao cao cấp, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì.

Bắc Kinh đã bắt đầu trao đổi về việc thực hiện "sự đồng thuận đã đạt được giữa Chủ tịch Tập và Tổng thống Trump" về mối quan hệ "không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi".
6. Đưa ra những nhượng bộ

Về mặt thực tế, Trung Quốc biết rằng tình thế hai bên cùng có lợi sẽ đồng nghĩa với việc phải đưa ra những nhượng bộ và hợp tác ở bất kỳ lĩnh vực nào họ có thể. Và họ cũng đã tỏ rõ ý nguyện trong một mảng mà Hoa Kỳ quan tâm, với việc ngưng nhập khẩu than từ Bắc Hàn.


Bản quyền hình ảnhAFPImage captionTrung Quốc tăng áp lực với Bình Nhưỡng bằng việc ngừng nhập khẩu than

Tất nhiên, Bắc Kinh nói rằng quyết định này mang tính chuyên môn kỹ thuật, và có dựa trên hạn mức cần thiết.

Thế nhưng nếu xét tới thái độ khiêu khích của Bình Nhưỡng trong cuộc thử tên lửa mới nhất và tới sự quan ngại ngày càng tăng của Mỹ đối với những bước tiến của chương trình hạt nhân Bắc Hàn, thì đây nhiều khả năng là kết quả của sự toan tính kỹ lưỡng từ phía Trung Quốc trong việc nên đưa ra củ cà rốt nào về phía Donald Trump, và cây gậy nào sẽ giơ ra cho Kim Jong-un.
7. Biến điểm yếu của đối phương thành sức mạnh của mình

Trên diễn đàn quốc tế, Chủ tịch Tập đã thể hiện một cách hữu hiệu cho thế giới thấy bản thân ông không giống như Donald Trump.

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, ông nổi tiếng là người đấu tranh cho toàn cầu hóa và tự do thương mại.

Tất nhiên, Trung Quốc không phải là mô hình mẫu mực về tự do thương mại, với việc bảo hộ kỹ càng cho thị trường nội địa. Thế nhưng trong một thế giới với những "sự thật song song" thì sự hùng biện có tác động rất mạnh.

Trên diễn đàn khu vực, Trung Quốc đang quảng bá bản thân như một nhà lãnh đạo thương mại đa phương, nhất là sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGESImage captionTuy TPP không bao gồm Trung Quốc, thỏa thuận này đã gặp phải phản đối ở Hoa Kỳ

Trong chính trị Trung Quốc, ông Trump đang gián tiếp làm các công việc thay cho ông Tập.

Đảng Cộng sản đôi khi gặp khó khăn trong việc bảo vệ "tính ưu việt" của chế độ độc tài toàn trị trước sự hào nhoáng, hấp dẫn của một nước Mỹ tự do, cởi mở và dân chủ. Thế nhưng những cảnh tượng biểu tình trên đường phố nước Mỹ và những hỗn loạn từ quyết định hủy chiếu khán nhập cảnh mà ông Trump đưa ra trong tháng đầu nhậm chức quả là món quà quý để Bắc Kinh tuyên truyền.
Những chiến thuật có tác dụng

Bắc Kinh sẽ thấy rất vừa lòng về những gì họ đã thể hiện cho tới nay. Thế nhưng đây là cuộc chơi nhiều bên, với nhiều nguy hiểm và cạm bẫy về dài hạn.

Bắc Kinh đã làm tốt việc tháo gỡ các rủi rõ và khai thác các cơ hội có trong tháng đầu Tổng thống Trump nhậm chức.

Vòng Một - Trung Quốc thắng. Sẽ còn nhiều vòng đấu nữa diễn ra trong thời gian tới.

Những người ngủ đêm giữa nghìn ngôi mộ ở Sài Gòn (Saigon dễ sống: Âm Dương sống cùng nơi)

Thien Chuong (ngoisao.net)
2/23/2017

Dùng bia mộ làm ghế, lấy nấm mồ tựa lưng, dựng lều mắc võng, hàng chục người đang sống như thế trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa.



Bình Hưng Hòa là nghĩa trang có diện tích lớn nhất tại TP HCM với hơn 75.000 ngôi mộ. Năm 2011, nghĩa trang bị đóng cửa để di dời giải tỏa, xây dựng trung tâm thương mại phức hợp, tháp lưu tro cốt và công viên cây xanh.



Dù được quy hoạch tách bạch với khu dân cư, song từ bao năm nay, nghĩa trang Bình Hưng Hòa vẫn ẩn chứa trong không ít phận người. Họ là những người có hoàn cảnh khó khăn, số ít là dân trốn nợ hay nghiện ngập.



Với họ, nghĩa trang là nơi ăn chốn ở. Những người sống lâu năm trồng rau cải, nuôi gà, cho chúng đi tìm thức ăn quanh những nấm mộ.



Họ chăn bò và cũng cho chúng ăn trên những ngôi mộ.



Chó là vật nuôi mà nhà nào cũng có. Do kẻ gian hay bắt chó nên nuôi chó phải làm chuồng. Chuồng chó nằm trên ngôi mộ cũ. Giải thích việc tại sao nuôi chó, người bảo "nuôi để giữ nhà", người chỉ cười cười bí hiểm bảo "để cho chúng sủa ma".



Chiều chiều, họ leo lên mộ ngồi hóng mát, nhìn về phía khu dân cư đông đúc cách đó non cây số. Lý giải cho việc chọn bãi tha ma sinh sống, hầu hết đều than nghèo. "Chẳng ai muốn sống cùng mồ mả âm hồn làm gì. Mấy chục năm thèm mua được cái nhà ở đàng hoàng tử tế. Nhưng hoàn cảnh quá khó", một người trong số họ tâm sự.



Một cư dân nghĩa trang tranh thủ đan lưới bắt chim khi trời dần tối. Số tiền anh kiếm được bằng nghề này đủ cho ba bữa cơm mỗi ngày. Tối về lại lăn ra mộ ngủ.



Túp lều của bà Thủy, người có hàng chục năm sống tại nghĩa trang. "Nghèo lắm, không có tiền mua nhà, con cái lại nghiện ngập nên tôi dựng cái lều để có chỗ che nắng che mưa", bà Thủy nói.



Tại nơi bà Thủy ở, tứ bề là mộ. Mộ trở thành bếp nấu, mộ cũng là bàn ăn. Ngày rằm ngày tết, cả khu vực này bị dọn sạch để thắp nhang, mẹ con bà phải đi tạm chỗ khác ở.



Cách lều bà Thủy chừng trăm dãy mộ là nơi trú ngụ của một cặp vợ chồng đến từ miền Tây. Người vợ cho biết "do hoàn cảnh nên vào nghĩa trang ở từ trước tết". Họ chọn nơi đây ngủ nghỉ vì nhà mồ lớn có mái vòm che nắng che mưa.



Còn ngôi mộ này từ hơn nửa năm qua trở thành "nhà" của người thanh niên nghiện rượu. Tài sản duy nhất của anh là chiếc võng mắc trên chiếc lồng sắt của nấm mộ.



Người sống ở đây ít khi thắp nến ở chỗ mình nằm, nhưng cứ khi trời tối, mỗi người đều cầm hộp quẹt đi quanh quanh, rồi đốt đèn thắp cho các miếu thờ hoặc các ngôi mộ của những người mà họ chỉ biết mặt trên bia đá. Theo kế hoạch của UBND TP HCM, nghĩa trang Bình Hưng Hòa sẽ hoàn tất việc di dời vào tháng 4 năm nay.


2/23/2017

Người Công giáo mất lòng tin vào chính quyền (CSVN )

Việt Hà, phóng viên RFA
2/21/2017



Những nạn nhân Song Ngọc bị hành hung khi đi nộp đơn khiếu kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of wordpress.com

Một tuần sau vụ chính quyền Việt Nam cho công an và an ninh đàn áp những người công giáo ở Nghệ An đi tuần hành ôn hòa khiếu kiện Công ty Formosa, những nạn nhân của vụ đàn áp vẫn chưa hết bàng hoàng, bất chấp những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm xoa dịu tình hình.

Mất lòng tin vào chính quyền

Đã một tuần trôi qua kể từ ngày 14 tháng 2, ngày bị an ninh mặc thường phục đánh cho đến ngất xỉu, chị Bùi Thị Lài, một giáo dân ở Giáo xứ Song Ngọc, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh cho biết chị vẫn còn đau:

Giờ vẫn còn đau và choáng lắm. Mấy ngày trước còn thấy đỡ đỡ. Mấy ngày nay thì thấy choáng và cứ nôn mửa thôi. Tôi cũng đi gặp bác sĩ mà họ nói là bị va đập mạnh, bị một thời gian rồi thôi.

Chị Lài là một trong khoảng 20 người bị đánh đến thương nặng phải đi bệnh viện khi tham gia cuộc tuần hành ôn hòa của khoảng 700 giáo dân Giáo xứ Song Ngọc từ Nghệ An đến thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa xả thải ra môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam hồi năm ngoái.

7 ngày sau vụ đàn áp, linh mục Nguyễn Đình Thục, người đứng đầu Giáo xứ và dẫn đầu đoàn người, đồng thời cũng là một nạn nhân của vụ đàn áp, đã đến thăm những giáo dân trong Giáo xứ của mình. Cảm nhận mà ông có được từ sau vụ đàn áp và những chuyến thăm viếng giáo dân là tình cảm bị tổn thương và mất lòng tin của người dân vào chính quyền.

Trước hết về người dân, những người bị nạn bị công an và an ninh đánh đập thì họ cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Họ bị mất đi tất cả những niềm tin và thiện cảm mà lâu nay họ vẫn có với chính quyền. Không chỉ riêng những người bị đánh đập mà cả bà con của địa bàn chúng tôi đi kiện Formosa vừa rồi, và các Giáo xứ hòa vào đoàn chúng tôi. Những người chứng kiến vụ đàn áp rất dã man của chính quyền ngày 14 tháng 2 thì hầu như họ mất hết niềm tin và ít nhiều thiện cảm lâu nay vẫn còn với chính quyền.

Ngày 20 tháng 2, văn phòng tòa Giám mục Giáo phận Vinh chính thức ra thông báo trên trang web của giáo phận lên án vụ đàn áp. Thông báo viết ‘chính quyền Nghệ An dùng các lực lượng an ninh ngăn cản người dân đi nạp đơn khởi kiện là vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân Việt Nam đã được các Công ước Quốc tế, Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam bảo vệ’. Lãnh đạo công giáo Giáo phận Vinh cũng ‘lên án hành vi dùng bạo lực tân công người dân một cách dã man và thô bạo của các lực lượng an ninh’

Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 20 tháng 2 cũng ra thông cáo lên án vụ tấn công. Theo Ân xá quốc tế đã có ít nhất 15 người bị công an bắt đi, đánh đập và đưa đến nơi xa để tự tìm đường về nhà. Theo tổ chức này, có ít nhất một người đàn ông đã bị đánh đến dập xương sống, gẫy răng trong khi ba người khác hiện vẫn phải nằm viện. Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết có khoảng 30 người đã bị công an và an ninh bắt khỏi nơi tuần hành. Tất cả những người này sau đó đã được thả.
Chính quyền tìm cách xoa dịu

Ngay ngày hôm sau vụ đàn áp, lãnh đạo địa phương đã đến gia đình một số người bị hại để thăm hỏi. Chị Lài cho biết:

Ông bên xã hay bên công an gì đó nói là đến thăm xem có tổn hại gì không để cho bồi thường nhưng chồng tôi nói không cần tiền của các ông.

Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng cho biết những nạn nhân cũng thông báo với ông về những chuyến thăm của đại diện chính quyền địa phương đến nhà nhưng không được người dân đón tiếp.

Tôi đến mấy người bị đánh trọng thương ở đây thì họ bảo có mấy người ở chính quyền xã đến thăm hỏi, không giúp đồng xu nào. Họ nói sự việc xảy ra không ai muốn. Người dân bảo là thấy mấy người đó đến thì họ rất căm tức và không tiếp.

Theo linh mục Nguyễn Đình Thục, việc làm tiếp theo của chính quyền chỉ là biện pháp xoa dịu nhưng không có thực chất

Về phía chính quyền thì tôi nghĩ là họ vẫn thể hiện rõ bản chất của họ lâu nay là độc ác và gian dối. Nghĩa là họ đánh rồi bây giờ họ tìm cách đến giải thích hoặc xoa dịu bằng cách này hay cách khác. Họ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Họ làm theo cách thức của ban tuyên giáo lâu nay là vừa đánh lại vừa xoa để lừa dối người dân. Lâu nay người dân trong địa bàn của tôi vẫn bị mắc lừa và vẫn tin vào sự tốt lành của chính quyền này. Nhưng bây giờ thì ít nhiều tình cảm còn sót lại giờ mất cả rồi.
Nhận chuyển đơn nhưng không một lời xin lỗi

Vào ngày 18 tháng 2, đại diện chính quyền tỉnh Nghệ An cùng đại diện công an tôn giáo đã có buổi làm việc chính thức với đại diện Giáo phận Vinh về vụ đàn áp và vụ kiện của những người công giáo đối với Công ty Formosa. Linh mục Phan Sỹ Phương, Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, người có mặt trong cuộc họp cho biết về kết quả cuộc gặp

Bây giờ lãnh đạo của Nghệ An sẽ đứng ra nhận đơn để chuyển chứ đi xa thì không đi. Theo nguyên tắc là chuyển vào tận nơi xảy ra, nơi đóng đô của công ty nhưng mà đi như vậy thì nguy hiểm cho dân cho nên chính quyền Nghệ An hứa là đứng ra nhận đơn. Có thể sắp tới một số đại diện ban sẽ chuyển đơn cho họ.

Tổng số có 619 đơn kiện của các hộ gia đình ở Giáo xứ Song Ngọc dự định nộp lên tòa thị xã Kỳ Anh hôm 14 tháng 2, với tổng tiền đòi bồi thường lên đến 450 tỷ đồng. Những người nộp đơn là những người làm nghề biển và cho rằng họ đã bị thiệt hại nặng nề do thảm họa biển miền Trung mà Công ty Formosa của Đài Loan gây ra từ hồi tháng 4 năm ngoái. Những hộ này không nằm trong danh sách đền bù của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã xác định chỉ có 4 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại của Formosa là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.

Chính quyền tỉnh Nghệ An hứa sẽ chuyển đơn của những người khiếu kiện lên tòa ở tỉnh Hà Tĩnh và cũng hứa sẽ trả lời kết quả. Tuy nhiên linh mục Phan Sỹ Phương cho biết ông cũng chỉ biết hy vọng chứ không chắc tòa sẽ chấp nhận đơn của người dân.

Hồi tháng 10 năm ngoái, tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng thông báo trả lại hơn 500 hồ sơ kiện của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An kiện Công ty Formosa. Lý do được đưa ra là các đơn không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.

Điều đáng chú ý là cũng tại cuộc họp giữa đại diện người công giáo Vinh và chính quyền tỉnh Nghệ An, phía chính quyền địa phương đã không đưa ra một lời xin lỗi chính thức nào đối với những nạn nhân của vụ đàn áp, mặc dù theo linh mục Phan Sỹ Phương thì buổi nói chuyện rất thẳng thắn.

Nhận lỗi thì tôi nghĩ là bữa đó cũng không nhận lỗi cái gì nhưng hai bên thông tin cho nhau và nhìn nhận vấn đề chứ không có nhận lỗi gì hết.

Linh mục Phan Sỹ Phương cho rằng buổi gặp khó có thể giúp hàn gắn lại lòng tin của người dân với chính quyền mà chỉ để tìm ra hướng giải quyết vụ nộp đơn kiện của người dân.

Còn đối với chị Bùi Thị Lài, vụ đàn áp mà chị gọi là dã man đã khiến chị nhận ra sự tàn bạo của chính quyền. Nhưng chị nói chị vẫn cầu nguyện chúa và đức mẹ cho những người đã đánh đập chị để chúa hoá giải cho họ.

V.H.

Khẩu hiệu ‘Made in the USA’ của Trump là vô nghĩa

Robert Reich | Trà Mi Dich
2/21/2017


Khi Donald Trump phát biểu cuối tuần trước tại xưởng máy của Boeing ở Bắc Charleston, Nam Carolina – nhân dịp ra mắt máy bay Boeing 787 “Dreamliner” – ông chúc mừng Boeing vì đã làm máy bay “ngay tại đây” ở Nam Carolina.

Đó là chuyển ảo tưởng. Tôi sẽ giải thích cho bạn đọc biết lý do tại sao ở phần sau.

Trump cũng nhân dịp hô hào khẩu hiệu kinh tế “Mỹ trước nhất” của ông, nói rằng


“Mục tiêu của chúng ta ở vị trí một quốc gia là cần phải ít phụ thuộc hơn vào hàng nhập cảng và dùng nhiều hơn nữa các sản phẩm sản xuất ở đây, tại Hoa Kỳ […] chúng ta muốn sản phẩm được sản xuất do công nhân của chúng ta tại các nhà máy của chúng ta đóng dấu bốn chữ tuyệt vời, “Made in the USA” (Làm tại nước Mỹ).

Để đạt được mục tiêu này Trump sẽ phải áp đặt “mức phạt vạ rất đáng kể” vào những công ty đuổi công nhân Mỹ và chuyển việc làm sang nước khác để sản xuất, và sau đó đem hàng hoá về Mỹ bán lại.

Cà rốt [cho những công ty] “đã đưa việc làm của chúng ta sang những nước khác” sẽ là mức thuế thấp hơn và ít quy định hơn.

Trump dường như hoàn toàn không biết gì về sự cạnh tranh toàn cầu – và về những gì đang thực sự trói tay công nhân Mỹ.



Donald Trump tại buổi ra mắt máy bay Dreamliner 787-10 tại cơ sở South Carolina của Boeing ngày 17 tháng 2, năm 2017 ở Bắc Charleston, Nam Carolina. Dreamliner của Boeing không phải là “sản xuất ở Mỹ”. Nó được lắp ráp tại Hoa Kỳ. Nhưng hầu hết các bộ phận đến từ nước ngoài. Những bộ phận sản xuất ở nước ngoài tổng cộng gần một phần ba giá thành của chiếc máy bay. Nguồn: Sean Rayford / Getty

Bắt đầu với chính chiếc máy bay Dreamliner của Boeing. Nó không phải là sản phẩm “làm tại nước Mỹ”. Nó được lắp ráp tại Hoa Kỳ. Nhưng hầu hết các bộ phận đến từ nước ngoài. Những bộ phận làm ở nước ngoài tổng cộng gần một phần ba giá thành của toàn bộ chiếc máy bay Dreamliner 787.



Sơ đồ của máy bay Boeing 787 với chi tiết của các bộ phận và nơi sản xuất. Ảnh: REUTERS / www.businessinsider.com

Ví dụ:
Công ty Ý Alenia Aeronautica làm thân tàu và bộ phận giữ thăng bằng ngang (cánh đuôi).
Công ty Pháp Messier-Dowty làm hệ thống hạ cánh và cửa ra vào của máy bay.
Công ty Đức Diehl Luftfahrt Elektronik cung cấp hệ thống đèn trong cabin chính.
Công ty Thụy Điển Saab Aerostructures làm hệ thống cửa đưa hàng hoá vào máy bay.
Công ty Nhật Bản Jamco làm cho các bộ phận cho nhà vệ sinh, nội thất phòng lái và phòng bếp.
Công ty Pháp Thales làm hệ thống chuyển đổi năng lượng điện.
Thales chọn GS Yuasa, một công ty Nhật Bản, vào năm 2005 để cung cấp pin lithium-ion của hệ thống.
Công ty Anh Rolls Royce làm rất nhiều động cơ phản lực.
Một công ty Canada làm bộ phận lái trên cánh (hậu duyên).

Đáng chú ý là những công ty này không trả lương thấp cho công nhân. Trong thực tế, khi cộng thêm phần phúc lợi sức khỏe và quỹ hưu trí – hoặc trực tiếp từ những công ty đó cho công nhân của họ, hoặc trong các hình thức của lợi ích công cộng mà những công ty đó đóng góp – hầu hết công nhân nước ngoài có được việc làm với phúc lợi tốt hơn so với công nhân của Boeing tại Mỹ. (Mức lương trung bình cho công nhân sản xuất và bảo trì của Boeing ở Nam Carolina là 20,59 $ mỗi giờ, hoặc 42,827 USD một năm). Họ, công nhân nước ngoài, cũng có nhiều ngày nghỉ được trả lương hơn công nhân ở Mỹ.

Các quốc gia này cũng cung cấp đa số những người trẻ tuổi với mức độ giáo dục và đào tạo kỹ thuật tuyệt vời. Họ liên tục nâng cấp kỹ năng của người lao động. Và họ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế cho mọi người.

Để trả tiền cho tất cả những phúc lợi này, những quốc gia đó cũng đã đặt mức thuế cao hơn đối với các tập đoàn và cá nhân giàu có hơn so với Hoa Kỳ. Và quy định của họ về sức khỏe, an toàn, các môi trường và lao động nghiêm ngặt hơn.

Không phải là tình cờ, họ có công đoàn mạnh hơn.

Vậy tại sao rất nhiều bộ phận của chiếc Dreamliner của Boeing lại được làm ở những nơi có mức lương cao, thuế cao, chi phí cao?

Bởi vì các bộ phận do công nhân ở các nước đó chế tạo tốt hơn, bền hơn và đáng tin cậy hơn những bộ phận làm ở bất cứ nơi nào khác.

Có một bài học ở đây.

Cách để làm cho lực lượng lao động Mỹ trở nên cạnh tranh hơn không phải là xây một bức tường kinh tế vây quanh Mỹ. Mà đó là đầu tư nhiều hơn và đầu tư tốt hơn trong việc giáo dục và kỹ năng của người Mỹ, vào huấn-luyện-khi-tập-sự, có một hệ thống chăm sóc sức khỏe cho nhiều người hơn trong chúng ta và gìn giữ cho người dân luôn khỏe mạnh. Và để cho công nhân có tiếng nói trong công ty của họ qua những công đoàn vững mạnh.

Nói cách khác, chúng ta sẽ có được một lực lượng lao động hạng nhất bằng cách đầu tư vào năng lực sản xuất của Mỹ – và trả cho họ với mức lương cao xứng đáng.

Tất cả đều trái ngược với những gì Trump đang đưa ra.

Chiếc Dreamliner đầu tiên dự định sẽ được giao cho khách hàng vào năm tới – đó là Singapore Airlines. Những khách đặt mua Dreamliner 787 hiện tại gồm Air France, British Airways, và hãng hàng không chính của Mexico, Aeromexico.

Boeing cũng đang đợi Trung Quốc mua gần 1 nghìn tỷ USD giá trị của những máy bay thương mại trong hai mươi năm sắp tới, gồm cả máy bay phản lực thân rộng như chiếc 787 Dreamliner. Trung Quốc đã chiếm một phần năm doanh thu của công thi Boeing.

Nhưng nếu Trump thành công trong việc tạo một bức tường kinh tế vây quanh nước Mỹ, các hãng hàng không của những quốc gia khác có thể sẽ suy nghĩ lại về việc mua máy bay của Boeing. Họ có thể chọn một chiếc máy bay từ một đất nước cởi mở hơn với hàng xuất cảng của họ – ví dụ như chiếc Airbus [một công ty đa quốc gia gốc ở châu Âu].

Kinh tế “Mỹ trên hết” của Trump là chính sách mị dân thuần túy. Cường điệu hô hào bài ngoại không làm tăng khả năng cạnh tranh của công nhân Mỹ. Nó cũng không làm tăng khả năng của công ty Mỹ.

Giỏi lắm thì nó chỉ đánh bóng cho Trump thôi.


Về tác giả | Robert Reich là giáo sư danh dự về chính sách công tại Đại học California, Berkeley, và một thành viên cao cấp tại Trung tâm Blum về Phát triển Kinh tế. Ông từng là Bộ trửng Lao động trong chính quyền Clinton, và tạp chí Time gọi ông là một trong 10 Bộ trưởng có hiệu quả nhất của thế kỷ 20. Ông đã viết 14 cuốn sách, trong đó có những cuốn bán chạy nhất như “Aftershock, The Work of Nations”, “Beyond Outrage” và và gần đây nhất, “Saving Capitalism”. Ông cũng là một biên tập viên sáng lập của tạp chí The American Prospect, chủ tịch của Common Cause, một thành viên của Viện Hàn lâm Mỹ thuật và Khoa học và đồng tác giả của phim tài liệu đoạt giải thưởng “Inequality for All”.

© DCVOnline

2/22/2017

Donald Trump nhà chính trị

Ngô Nhân Dụng
February 21, 2017



Trong cuộc tranh luận cuối cùng giữa hai ứng cử viên tổng thống năm ngoái, bà Hillary Clinton đã tấn công ông Donald Trump một đòn nặng nhất, nói thẳng rằng ông không “fit” làm tổng thống Mỹ. Không “fit” có thể dịch là “không thích hợp” hoặc là “không xứng đáng,” tùy theo muốn nói nhẹ hay nói nặng.

Ông Donald Trump đã làm tổng thống hơn một tháng. Bà Clinton có thể xoa bụng tự khen mình nói đúng. Ông Trump đóng vai tổng thống có vẻ không “fit,” hiểu nhẹ nhất là không thích hợp! Ông bổ nhiệm một cố vấn an ninh quốc gia, chưa đầy tháng đã phải yêu cầu ông này từ chức. Guồng máy quản trị nước còn trống: Nhiều chức vụ trong Tòa Bạch Ốc và trong chính quyền chưa được bổ nhiệm hoặc thông qua, chậm trễ nhất so với các vị tổng thống khác trong mấy chục năm qua. Ông ký hàng loạt sắc lệnh thay đổi đường lối chính phủ cũ, nhưng chưa thấy hiệu lực nào đáng kể. Ra lệnh giảm bớt việc thi hành luật bảo hiểm y tế cũ nhưng chưa làm gì để xóa bỏ Obamacare, còn lâu mới thay thế nó bằng luật mới. Ông ra lệnh xây bức tường ở biên giới Mexico và vẫn bắt nước này phải trả tiền, nhưng cả nước đó họ nói không, ông tổng thống Mexico đã bãi bỏ không qua Mỹ thăm xã giao như thông lệ. Ông đã dọa xóa bỏ hiệp ước thương mại tự do NAFTA (thứ hiệp ước tồi tệ nhất, ông nói) nhưng lại vui vẻ tiếp đón thủ tướng Canada và hứa hẹn hai nước sẽ tiếp tục mua bán như cũ. Ông muốn thay đổi chính sách di dân nhưng các mệnh lệnh ông bị hai cấp tòa án bác bỏ. Ông nặng lời công kích các quan tòa nhưng lại không dám khiếu nại lên cấp cao nhất là Tối Cao Pháp Viện. Ông công khai tỏ ý nghi ngờ quy tắc “Một nước Trung Hoa” rồi chỉ mấy tuần sau lại gọi điện thoại cho Tập Cận Bình nói rằng ông sẽ theo đúng quy tắc “Một nước Trung Hoa.” Ông công khai đả kích các cơ quan tình báo quốc gia nhưng nếu không có các thông tin do họ thu lượm thì không vị tổng thống nào có thể đối phó được với các nước thù nghịch. Chưa có vị tổng thống nào đem chuyện riêng của gia đình mình ra tuyên bố trước dư luận: Con gái ông bị mất một mối bán hàng, ông đả kích nêu đích danh công ty bán lẻ “thủ phạm” và bênh con. Phát ngôn viên của ông còn công khai kêu gọi mọi người hãy mua quần áo thời trang do cô con gái bán. Ông tiếp tục gán tội tất cả giới truyền thông là “loan tin bịa đặt” về liên hệ giữa ban tham mưu của ông và tình báo Nga, nhưng càng ngày càng thêm tin tức được tiết lộ chứng tỏ quan hệ đó có thật. Ông tố cáo các báo các đài đi moi móc các “nguồn tin dấu tên” cho thấy nội bộ ban tham mưu của ông lủng củng, nhưng không làm gì được để chấm dứt nạn “dò rỉ” từ bên trong Tòa Bạch Ốc. Trong khi đó một báo mạng mà vị cố vấn chiến lược gia của ông từng điều khiển lại đăng một bài dài bêu xấu người đang làm chánh văn phòng tổng thống! Rồi họ lại tuyên bố họ vẫn thân thiện và cộng tác mật thiết, khó ai có thể tin được!

Bao nhiêu câu hỏi đó khiến người ta có cảm tưởng Tổng Thống Donald Trump đang lúng túng trong vai trò điều khiển một quốc gia lớn với bao nhiêu vấn đề phức tạp. Ông có “fit” với vai trò ông đang đóng hay không?

Câu trả lời có, hay không, tùy thuộc quan niệm của người ta về vai trò của một ông tổng thống Mỹ. Khi bà Hillary Clinton chê ông Trump không “fit,” bà dựa trên những “mẫu mực” có sẵn. Mẫu mực này dựa trên những gì người ta đã thấy, đã biết về công việc và hành vi của các vị tổng thống Mỹ trong hơn 200 năm qua, nhất là trong những thập niên gần đây. Nhưng không ai có thể quả quyết rằng chỉ có một khuôn mẫu hành sử mà tất cả các vị tổng thống Mỹ phải theo! Các vị tổng thống Mỹ trước đây thường đã tham gia chính trị, dù là nghị sĩ, dân biểu, là thống đốc tiểu bang, và một số đã điều khiển quân đội. Ông Donald Trump không có bất cứ kinh nghiệm nào trong cả hai lãnh vực đó. Ông là một nhà kinh doanh. Ông mang cung cách một doanh nhân, một người đã làm giầu nhờ địa ốc, ông là một mẫu tổng thống hoàn toàn mới!

Ông Donald Trump đang làm tổng thống Mỹ, cung cách của ông khác hẳn những vị tổng thống trước, nhưng ông vẫn là tổng thống! Ông có thể tự khen mình đang thay đổi hình ảnh quen thuộc của một người đóng vai tổng thống nước Mỹ! Sau ông chắc nhiều vị tổng thống khác sẽ còn thay đổi thêm nữa! Chưa thể phán đoán rằng thay đổi như thế là tốt hơn hay xấu hơn! Thước đo sau cùng để phán đoán một người có “fit” với vai trò tổng thống hay không là ông ấy, hay bà ấy làm gì cho dân Mỹ sau bốn năm hoặc tám năm nắm quyền. Một tháng trời không đủ!

Nhưng khi theo dõi những lời tuyên bố và hành động của ông Trump trong một tháng đầu tiên, một điều mọi người đồng ý là ông vẫn… hăng say vận động tranh cử! Ông đang chuẩn bị cho cuộc tranh cử năm 2000! Chưa biết ông sẽ thành một vị tổng thống giỏi hay không, nhưng có thể nói ông đã đóng vai một chính trị gia tài giỏi! Điều này thật bất ngờ đối với tất cả các nhà chính trị đã chạy đua với ông trong một năm qua, tới lúc họ biết thì quá trễ! Khi các đối thủ của ông trong đảng Cộng Hòa và bà Hillary Clinton bị thua Donald Trump, họ mới nhận ra họ đều là “tay non” khi đứng trước một người bước vào thế giới chính trị lần đầu tiên trong đời!

Donald Trump đã khởi sự cuộc vận động tranh cử của mình bằng những lời nói và hành động không một chính trị gia chuyên nghiệp nào dám làm. Ông công kích cả một nước Mexico bằng những lời thậm tệ! Ông gắn các nhãn hiệu tệ hại nhất cho các đối thủ, cùng đảng hoặc thuộc đảng đối nghịch. Ông hô hào những chủ trương mà các nhà chuyên môn nghĩ không thể nào thực hiện được! Ông làm cho tất cả các đối thủ “mất thăng bằng” vì những món võ ông dùng hoàn toàn xa lạ, có thể nói là “kỳ quặc” đối với võ lâm chính phái! Cuối cùng, ông đã hạ tất cả các cao thủ, giựt ngôi tổng thống Mỹ!

Lối đấu võ của ông Trump đã được rèn luyện trong cuộc đời kinh doanh nửa thế kỷ. Một món võ ông đã điêu luyện là dùng tiền vốn của người khác! Ông bỏ một số tiền nhỏ ra để mở sòng bài, nhưng gom được số vốn lớn do người khác góp, rồi đi vay ngân hàng với lãi suất cao chóng mặt khó tin – nhưng họ vẫn cho vay. Khi sòng bài tuyên bố phá sản thì các ngân hàng và người góp vốn lãnh quả, còn ông Trump đã thâu đủ tiền vốn lẫn lời rồi!

Năm ngoái, nhiều người trong đảng Cộng Hòa chê ông Trump không phải là Cộng Hòa chính cống! Họ tố cáo ông chỉ mạo danh Cộng Hòa để tranh cử. Nhưng ông Trump đã thu hút được một số cử tri căn bản làm “căn cứ địa,” họ ủng hộ ông cuồng nhiệt. Ông càng bị chỉ trích thì họ càng ủng hộ, vì ông dương ngọn cờ “thay đổi” mà người ta trông đợi! Nhờ họ, sau cùng ông thắng tất cả các chính trị gia chuyên nghiệp! Dù số cử tri căn bản ông đã lôi cuốn được cũng chỉ là một thiểu số trong số người vẫn bàu cho đảng Cộng Hòa, nhưng tất cả các cử tri còn lại cũng phải bỏ phiếu cho ông, nghĩ rằng thà Trump còn hơn Clinton! Họ bỏ phiếu cho ông Trump là hợp lý! Vì khi làm tổng thống ông sẽ xóa bỏ Obamacare, sẽ đầy lùi các luật lệ bảo vệ môi trường mà những công ty ủng hộ đảng Cộng Hòa rất ghét, sẽ xóa cả những luật lệ mà họ coi là gây trở ngại cho giới kinh doanh, sẽ bổ nhiệm một thẩm phán Tối Cao Pháp Viện bảo thủ, vân vân. Nếu tẩy chay Trump mà không đi bỏ phiếu, tất cả các mục tiêu này sẽ không đạt được! Ông Trump đả kích tất cả giới lãnh đạo đảng, nhưng cuối cùng họ vẫn phải ủng hộ ông hoặc giữ im lặng chờ đợi! Ông đã “mượn vốn” của đảng Cộng Hòa để đấu với bà Clinton! Có nhà chính trị nào ở nước Mỹ làm được như vậy hay không? Người ta chê ông Trump là “tay mơ” mới bước vào chính trị, nhưng ông cho thấy chính ông là một chính trị gia lão luyện! Vẫn dùng chiến thuật mượn vốn của người khác mà sinh lời!

Trong một tháng qua, ông Trump hầu như chỉ chú trọng đến một điều: Bảo vệ “căn cứ địa” của mình. Hầu hết các sắc lệnh ông Trump ký trong tháng qua đều nhắm chứng tỏ ông thực hành đủ những lời hứa hẹn với những người hăng hái ủng hộ mình. Họ ghét Obamacare? Ông ký một sắc lệnh. Họ bỏ phiếu cho ông vì lời hứa xây bức tường Mexico, ông ký một sắc lệnh khác. Họ ghét di dân lậu? Ông đánh, đáng lây sang các di dân hợp pháp cũng không sao. Họ ghét khủng bố? Ông cấm di dân tị nạn từ bẩy nước Hồi Giáo.

Các nhà chính trị khác sẽ hỏi: Các sắc lệnh của ông Trump có đi tới đâu không? Ông đã hứa sẽ xóa bỏ và thay thế Obamacare ngay trong ngày đầu tiên vào Tòa Bạch Ốc, ông đã làm được chưa? Tại sao ông lại mới tuyên bố chắc qua năm 2018 mới thay thế được Obamacare? Rồi Mexico có trả tiền xây tường hay không? Tòa bác bỏ lệnh cấm di dân, rồi sao? Bao giờ thì ông đánh thuế 45% hàng nhập cảng từ nước Tàu? Bao giờ ông bắt đầu kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở để tạo thêm công việc làm? Bao giờ ông cải tổ hệ thống thuế vụ?

Những người đặt các câu hỏi đó đều không thuộc thành phần những cử tri đã cuồng nhiệt ủng hộ ông Trump! Những cử tri này chỉ thấy ông Trump đang hết sức thực hiện các lời hứa hẹn quyến rũ họ, như thế là đủ rồi! Nếu ông chưa làm được gì cụ thể, chắc chắn họ tin rằng ông đã bị “các thế lực thù nghịch” phá hoại! Ngay từ đầu ông đã nêu đích danh hai thế lực: Giới truyền thông và Giới Tình báo! Ông tấn công họ không tiếc lời, giữa tiếng hoan hô của các người yêu ông. Ông mới thêm một loại mới: “Cái gọi là” thẩm phán!

Phải công nhận Donald Trump làm chính trị giỏi hơn những nhà chính trị chuyên nghiệp cùng thời! Mới bước chân vào Tòa Bạch Ốc, ông đã chuẩn bị cho cuộc tranh cử năm 2000 rồi! Tới năm đó có ai trong đảng Cộng Hòa hy vọng giành giựt được với ông không? Đảng Dân Chủ có đưa ra được người nào khá hơn bà Clinton hay không?

Nhưng sau cùng, không quên rằng ông Donald Trump mới làm tổng thống có một tháng. Ông không thể nào chỉ “tiếp tục tranh cử” trong bốn năm sắp tới. Trong hai, ba năm thôi, dân Mỹ sẽ thấy rõ ngoài tài “làm chính trị” ra ông Trump có tài “trị quốc” hay không. Quản trị một quốc gia khác hẳn việc quản trị thương mại, dần dần ông Trump sẽ thấy. Rồi tới năm 2020 lá phiếu của người dân sẽ quyết định.

2/21/2017

Thư yêu cầu đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội

Nguyen Tuong Thuy
2/21/2017


Ngày 21-2-2017, một nhóm những người đấu tranh vì chủ quyền của Tổ Quốc đã gửi thư yêu cầu đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Thanh phố Hà Nội. Nội dung bức thư xoay quanh sự kiện buổi tưởng niệm 38 năm ngày Trung quốc xâm lược Việt Nam 17-2 bị đàn áp.

Sau khi nhắc lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc thôn tính lãnh thổ Việt Nam trong thời kỳ hiện đại 19-1-1974, 17-2-1979, 14-3-1988, gây nên cái chết của hàng chục nghìn chiến sĩ và đồng bào ta, bức thư nêu lên một thực tế phũ phàng:

“Thế nhưng giờ đây, rất nhiều người Việt Nam hoàn toàn không hề nhớ đến, hay biết đến những ngày này. Không chỉ lớp trẻ sinh sau những biến cố đau thương đó không biết đến, mà cả người lớn cũng quên”.

Sau khi nhắc lại sự việc một nhóm mang theo cờ đảng, phá rối lễ tưởng niệm ngày 14/3/2014 bị dư luận và báo chí kịch liệt lên án, thiết tưởng “việc tưởng niệm này đã trở thành một nếp văn hóa tâm linh tốt đẹp của người Hà Nội. Nó không chỉ phù hợp với văn hóa người Việt, mà còn là quyền tự do dân chủ của người dân Việt Nam”, bức thư tố cáo:

“Thế nhưng ngày 17/2/2017 vừa qua, nhiều người đã bị chặn cửa không cho họ ra khỏi nhà, hoặc bị bắt bớ một cách thô bạo bởi một lực lượng dân sự khi họ đang trên đường tới địa điểm thắp hương và bị đưa vào đồn công an. Tại đồn công an, họ bị vu khống là tụ tập đông người trái phép, gây rối trật tự công cộng, bị khám xét một cách trái phép đồ đạc, thân thể, lục lọi thông tin cá nhân trong điện thoại. Có người bị xóa hết hình ảnh về cuộc tưởng niệm, cướp tài khoản facebook trong điện thoại. Có người bị phá hỏng các thiết bị đắt tiền như máy ảnh, điện thoại”…

Và khẳng định: “Tất cả những hành vi này của công an Hà Nội đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do dân chủ của người dân, xúc phạm thô bạo đến vong linh của những người đã chết vì Tổ Quốc”

Cuối cùng, những người ký đơn yêu cầu được đối thoại với ông Nguyễn Đức Chung với tư cách là Chủ tịch thành phố Hà Nội hoặc người có thẩm quyền, nhằm chấm dứt việc ngăn cản, bắt bớ những người đi tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ Quốc.

17 người đã ký tên vào bức thư này. Nhóm khởi xướng không có điều kiện lấy được nhiều chữ ký hơn.

Một cuộc đối thoại với lãnh đạo theo yêu cầu của người bị xâm hại quyền lợi là hoàn toàn phù hợp với pháp luật nhưng khả năng được đáp ứng là vô cùng thấp do họ thói quen coi dân như cỏ rác, hoặc trốn tránh vì biết rõ việc làm vô pháp luật của mình. Thông thường, những đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị như thế này, nhà chức trách không đáp ứng, thậm chí không cần đọc.

Tuy nhiên, chị Đặng Bích Phượng một trong những người khởi xướng cho rằng việc không chịu đối thoại là việc của họ, mình yêu cầu là việc của mình chứ không thể để họ muốn làm gì thì làm. Mình mà im lặng là mặc nhiên chấp nhận cái sai của họ.







2/20/2017

Người Sài Gòn nuối tiếc ‘bùng binh chợ Bến Thành’

Việt Hùng/Người Việt
2/19/2017



Bùng binh chợ Bến Thành bị vây lại để phá bỏ làm tuyến tàu điện Metro. (Hình: zing.vn)

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Bùng binh chợ Bến Thành” là tên gọi quen thuộc mà người Sài Gòn thường nói tới khi chỉ đường cho nhau. Nó ám chỉ vòng xoay Quách Thị Trang, mặt tiền của ngôi chợ nổi tiếng Bến Thành, hiện đang bị nhà cầm quyền đập bỏ, để xây dựng tuyến tàu điện Metro Bến Thành đi Suối Tiên, Thủ Đức.

Cùng với nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, thương xá Tax, chợ Bến Thành và công trường Quách Thị Trang đã tạo nên hình chữ nhật trung tâm Sài Gòn. Khách du lịch đến Sài Gòn đều ghé thăm vùng đất đắt đỏ, sầm uất nhất và đồng thời cùng là nơi lưu lại nhiều ký ức của người Sài Gòn xưa và nay.

Trước khi mang tên gọi Quách Thị Trang, bùng binh lịch sử này được đặt theo tên họ của thị trưởng Sài Gòn thời Pháp thuộc, ông Francois Jean Baptiste Cuniac. Cùng với sự tồn tại của chợ Bến Thành, bùng binh này cũng tồn tại hơn 100 năm tuổi.

Ghi nhận tại hiện trường vào chiều ngày 19 Tháng Hai, thì toàn bộ vòng xoay đã được hàng rào nhựa màu xanh che kín mít, một trạm điều khiển của công trình xây dựng được dựng lên. Trước chợ Bến Thành, từng lô cốt khoan cắt đào đường để chuẩn bị cho việc xây dựng ga tàu điện Metro được mọc lên.

Mọi con đường hướng về vòng xoay đều bị cảnh sát giao thông phân luồng, và cấm các xe ô tô cỡ lớn lưu thông vào khu vực này.

Nhiều người dân đứng chụp hình, lưu lại những hình ảnh còn sót lại của vòng xoay này, trước khi nó sẽ biến mất trong vài ngày tới.

Ông Trần Thanh Lạng, 74 tuổi, nhà ở đường Lê Lợi, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Ngay từ khi còn nhỏ, bùng binh này đã có rồi. Lúc đó, cứ mỗi khi học được điểm cao hay đạt được điều gì là cha mẹ lại thưởng bằng cách dẫn đi bộ qua vòng xoay này, để vào chợ Bến Thành mua món đồ gì đó. Thế mà không bao lâu nữa, nó sẽ bị phá bỏ. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng.”

Ông Nguyễn Trung Đông, một người dân sinh sống khu vực Bến Thành này từ trước những năm 1975, cho biết: “Để chuẩn bị cho việc phá bỏ bùng binh này, cuối năm 2014, hai tượng đài biểu tượng của bùng binh đã lần lượt bị di dời về những địa điểm khác nhau. Tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về bảo quản ở công viên Phú Lâm, quận 6. Còn tượng bán thân nữ liệt sĩ Quách Thị Trang thì được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, Sài Gòn.”

Nói về cảm nghĩ của mình khi nhìn thấy vòng xoay này bị phá bỏ, ông Đông nói: “Tôi cảm thấy nhói lòng khi một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, nay sẽ bị phá bỏ. Với tôi vòng xoay này nó gắn liền với tôi từ nhỏ, nên hình ảnh nó rất thân thuộc. Bây giờ nó mất đi, không những tôi mà mọi người dân sống ở khu Bến Thành này đều luyến tiếc.”

Còn ông Nguyễn Anh Tài, tổ trưởng tổ xe ôm khu vực chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi sống ở đây đã 30 năm. Vòng xoay này là một trong số ít những địa điểm cuối cùng còn giữ được chất cổ kính rất riêng của Sài Gòn. Giữa nhịp sống hối hả đến chóng mặt như hiện nay, thì những cây xanh được trồng trên vòng xoay làm dịu mát cả một vùng đất sầm uất này.”

“Tôi tiếc nuối, nhưng nghĩ rằng, quy luật khắc nghiệt của sự phát triển, những thứ đã cũ phải ra đi để nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại hơn. Tôi nghĩ khi có nhà ga điện ngầm Metro hiện đại, thì nó sẽ giúp nhiều hơn cho việc đi lại nâng cao đời sống của người dân,” ông Tài nói.

Khác với ông Tài, ông Trần Xuân Ninh, 60 tuổi, bán hàng nước ở trước “bùng binh Bến Thành,” cho biết: “Tôi đồng ý với việc khi xã hội phát triển, thì cần có những công trình mới, tốt hơn. Nhưng vòng xoay này đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Chúng ta không nên phá bỏ.”

“Tôi nghĩ nếu họ dời nhà ga qua vài trăm mét thôi, là đã có cả một mảnh đất khá tốt bên cạnh công viên 23 Tháng Chín, nơi đây có thể thoải mái để xây dựng làm nhà ga. Thế mà họ nhất định phá bỏ vòng xoay này để xây dựng mà không có một phương án nào để phục hồi tái tạo lại hình ảnh cũ,” ông Ninh nói một cách buồn bã.

Còn bà Trần Thị Tính, làm hướng dẫn viên du lịch, có công ty ở đầu đường Lê Lợi, chia sẻ: “Nhờ công việc của mình, tôi đã đến được nhiều nước ở Châu Âu. Tôi thấy, ở những nước ấy, dù rất phát triển, các công trình mới liên tục mọc lên nhưng họ vẫn giữ nguyên những công trình kiến trúc đã được xây dựng hàng trăm năm.”

“Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao chính quyền này không chọn phương án nào khả dĩ hơn mà phải phá bỏ một bùng binh mà hầu như người Sài Gòn nào cũng biết đến, hoặc một lần đi ngang qua. Thật buồn cho việc làm này. Họ tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm? Nếu họ hỏi ý kiến của người dân, tôi tin là vòng xoay này không thể bị phá bỏ, mà sẽ có phương án khác tốt hơn,” chị Tính nêu suy nghĩ của mình.

Còn chị Lều Thị Khánh Hưng, một nhân viên bán hàng ở chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi chỉ là dân nhập cư nhưng sống ở Sài Gòn đã 20 năm. Từ lâu, tôi đã xem thành phố này là quê hương thứ hai của mình. Tôi biết trong thâm tâm người Sài Gòn đang sống ở đây hoặc đang sinh sống ở hải ngoại, đều xem bùng binh Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… là biểu tượng của Sài Gòn. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng, thành phố này phát triển nhưng công trình ấy sẽ vẫn được giữ nguyên vẹn.”

Như vậy, sau thương xá Tax, lần này đến lượt “bùng binh Bến Thành” lại bị xóa sổ. Thêm một hình ảnh quen thuộc đã đi vào lòng biết bao thế hệ người dân Sài Gòn sẽ mất đi trong sự tiếc nuối của nhiều người.

Thưa Thủ tướng, không lẽ ông Thiệu luôn luôn đúng?

Canhco
2/19/2017


Tin tức về Formosa tiếp tục xả chất thải đỏ ối một vùng đang làm cho nhiều người lo ngại. Cư dân chung quanh khu vực đã đành mà lần này giới chức Hà Tĩnh cũng sốt vó không kém. Bởi cả nước đã và đang theo dõi tin tức lớn nhỏ dính tới Vũng Áng, Formosa. Từ việc giáo dân khởi kiện ầm ỉ cho tới đền bù không thỏa đáng ở các địa phương khác từ số tiền 500 triệu mà Formosa dùng để bịt miệng chính phủ.

Nhưng người lo lắng nhất có lẽ là Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Ông lo không phải vì môi trường, ừ thì nó đã ô nhiễm rồi mà. Nỗi lo của ông cũng không phải chén cơm manh áo của ngư dân miền Trung, thì họ vốn đã khổ nay khổ thêm chút cũng không làm cho tình hình rối thêm. Ông lo cho ông vì đã trót cam kết trước bá quan văn võ triều đình: “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa”.

“Tại kỳ họp thứ 2 của phiên họp thường kỳ tháng 6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, không thể vì phát triển kinh tế, vì thu hút đầu tư mà bỏ qua môi trường, nhất là môi trường sống của người dân.

Thủ tướng lưu ý thêm, yêu cầu quan trọng nhất sau việc này (Formosa chấp nhận bồi thường) là Formosa phải cam kết không tái diễn hành vi vi phạm, nếu tái diễn sẽ kiên quyết đóng cửa. Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.”

Đúng như thế. Câu nói “Nếu Formosa tái phạm, sẽ kiên quyết đóng cửa” đã bị phê phán ngay từ khi nó xuất hiện trên mặt báo và người dân thì thào rằng “Ông ấy nói lấy được chứ đóng thế quái nào, khi mà cả chính phủ lẫn Ban bí thư rồi Ban chấp hành ít nhiều gì tay đã nhúng vết chàm của Formosa, đóng cửa cho mà chết?

Chiều 19-2 năm 2017 ông Võ Tá Đinh, giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Hà Tĩnh, cho biết sau khi có về khu vực cảng Sơn Dương (thuộc Công ty Formosa Hà Tĩnh) xuất hiện dải nước đỏ, Viện Khoa học Công nghệ đã lấy mẫu để phân tích.

Chính báo chí lề phải và Sở Tài nguyên Môi trường Hà Tĩnh xác định sự kiện này, và hơn ai hết chính Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải được báo cáo ngay lập tức vào sáng ngày hôm sau nếu ông dã căn dặn cán bộ dưới quyền sau khi tuyên bố “như đinh đóng cột” vừa dẫn.

Đã vài chục năm qua, câu nói của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã trở thành chân lý bởi nó được bồi đắp bằng chính những động thái, sự việc khiến phát sinh những phát biểu từ các nhân vật cao cấp nhất của chế độ. “Đừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”

Rõ ràng ông Thiệu trực tiếp ám chỉ Cộng sản Việt Nam nói riêng qua kinh nghiệm mà ông tích lũy được. Câu nói ấy chế độ Cộng sản Việt Nam lại không mấy quan tâm, và dám đánh cược với ai tìm ra một bài chính luận của báo chí dòng chính, nhất là các tờ như Tạp chí Cộng sản, hay tờ Nhân Dân có bài viết phê phán “luận điệu” này.

Câu nói ấy đã trở thành bất hủ với thời gian khi nào mà cộng sản vẫn còn cầm quyền tại Việt Nam.

Nhiều người không muốn tin vào một câu nói, trong đó có tôi, dù chính xác bao nhiêu cũng phải có sai số. Đó là quy luật xã hội. Tôi tin rằng sẽ có một ai đó đủ tầm trong chính phủ bằng hành động cụ thể làm cho câu “thành ngữ” này bớt ảnh hưởng lòng dân bằng việc làm cụ thể có ý nghĩa nhất trong khi Đàng cộng sản vẫn đang cầm quyền.

Cơ hội này đang ở trong tay ông Phúc, với cương vị Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trả lời cho ông Thiệu, nguyên Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hòa.

Chỉ cần ông Phúc ký quyết định “Đóng cửa Formosa vì đã vi phạm lời hứa với chính phủ Việt Nam, tiếp tục xả chất thải độc hại hủy diệt môi trường của vùng biển mà trước đây Formosa đã gây ô nhiễm”.

Ông Phúc sẽ là người đầu tiên chứng minh cho toàn thể nhân dân Việt Nam rằng lời đồn đoán chủ quyền quốc gia đã bị bán cho Trung Quốc một hay nhiều phần hoàn toàn là vô căn cứ. Ông cũng chứng minh cho Formosa thấy rằng sức mạnh của nó không thể lay chuyển sức mạnh của chính phủ do lòng dân đã tập trung vào vùng biển đầy sóng gió này. Và trong lĩnh vực chính trị, phản tuyên truyền, ông chứng minh cho người trong và ngoài nước thấy rằng câu nói của Tổng thống Thiệu không phải là chân lý.

Đã quá lâu người dân sống trong câu nói ấy, đây có phải là lúc cần phải “giải thiêng” nó hay không?

Ông sẽ là người nổi tiếng nếu tận dụng được thời cơ. Cờ đã được Formosa trao tay, báo chí nơm nớp chờ đợi được viết những bài có cánh về ông, không lẽ ông lại chờ cho tới khi con người ngã ra hàng loạt vì chất độc thì ông mới lên tiếng buộc Formosa… xin lỗi?

Đừng để quá muộn, chính trị cũng như lửa, nó cháy hết mình khi có cơ hội và sau đó là lạnh lẽo triền miên nếu vì sợ hãi mà bỏ qua cơ hội, thưa Thủ tướng.

2/19/2017

Tại sao người Việt lại vượt biên, lại bị bắt...

Thanh Truc/ RFA
2/17/2017




Ảnh chụp màn hình bài báo của thông tấn xã Đài Loan cho thấy cảnh 40 thuyến nhân Việt Nam đang bị lực lượng biên phòng Đài Loan cầm giữ tối 6/1/2017. - Screenshot of CNA

Chiếc tàu cá Đài Loan chở 46 người, trong đó 40 là người Việt Nam, 6 người kia là chủ tàu và thủy thủ, bị tuần duyên bản xứ phát hiện và bắt giữ tối ngày 6 tháng một tại vùng biển Nghi Lan gần một cảng cá lớn của Đài Loan.

Qua Đài Loan để làm gì?

Nhà chức trách Đài Loan công bố tin tức và hình ảnh những người Việt nhập cư Đài Loan trái phép bằng đường biển trong một cuộc họp báo. Thông tin được trình chiếu lại trên hệ thống truyền hình Đài Loan.
Một công nhân Việt Nam ở Đài Trung, yêu cầu được giấu tên, cho đài Á Châu Tự Do biết trong số những người Việt bị bắt có người nhà và người quen của cô:
Tại vì hôm đấy em xem video thì em nhận ra được chị của em với một anh bạn đi cùng với chị của em ở trong video đấy, em biết là chuyến tàu đã bị bắt. Người ta nói là bắt ở Yilan, đi 40 người mà mỗi người hết 6.000 Đô, bây giờ mất hết mà người cũng không biết ở đâu. Em không biết làm thế nào mà em rất sợ, không biết chị em bây giờ đang ở đâu.
Bạn em bảo bây giờ nên gọi cho cha, cha tên là cha Hùng, thì may ra cha giúp chứ em ở đây cũng chẳng biết ai mà cũng chẳng nhờ được ai. Em chỉ mong chị em bình an và về lại quê thôi.
Người mà chị công nhân vừa nói tới, linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc văn phòng trợ giúp pháp lý cho công nhân và cô dâu Việt đến Đài Loan, nói rằng đây không phải lần đầu tiên chuyện người Việt vượt biển đến Đài Loan xảy ra, tuy nhiên đây là lần đầu tiên có một lúc 40 người bị bắt như vậy:
Đây là sự tiếp nối việc nhập cảnh lậu của người Việt Nam đến Đài Loan bằng thuyền. Chuyện như vậy thỉnh thoảng xảy ra nhưng không phải một lần 40 người như lần này. Tôi nghĩ lần này là lần người nhập cư bất hợp pháp bị bắt nhiều nhất.
Khoảng thời gian trước thì người Việt Nam, có người làm nghề đánh cá, một số không phải người đánh cá, họ mua tàu đến Đài Loan xong rồi bỏ tàu nhảy xuống biển và họ bơi vô. Nhưng lần này họ có thuyền của người Đài Loan đưa từ Trung Quốc qua. Khi tàu này còn cách Yilan chừng 9 hải lý thì bị tuần duyên Đài Loan phát hiện, họ bị bắt và đưa ra cuộc họp báo. Tôi được biết một người từ Việt Nam đi theo dạng này phải trả khoảng 6.000 Đô Mỹ, Đi như vậy thì không được bảo đảm sẽ đi đến nơi hoặc trong trường hợp bị trả về thì được hoàn trả lại tiền.
Vẫn theo lời linh mục Nguyễn Văn Hùng, nếu nhập cảnh lậu mà không bị bắt đi nữa thì những người Việt này vẫn là những lao động bất hợp pháp rất vất vả ở Đài Loan:
Những người này sẽ lên các vùng núi, làm việc trong các nông trại của người Đài Loan, đó là những gì mà tôi biết.
Được hỏi nhà chức trách nước sở tại sẽ xử lý như thế nào đối với 40 người nhập cảnh lậu bị bắt tuần trước, linh mục Nguyễn Văn Hùng nói theo chỗ ông biết thì:
Thông thường bên cơ quan thi hành luật pháp họ chuyển cái án này lên tòa án. Trong thời gian điều tra thì không ai được tiếp xúc trừ khi những người này có luật sư vào thăm. Sau khi họ ra tòa một lần, xử án xong thì người ta đưa những người này đến các trại giam dành cho người nhập cư bất hợp pháp. Trong khi ở các trại giam thì những người này phải tự lo kiếm tiền mua vé máy bay để về nước.
Trước kia văn phòng cũng có đi thăm viếng những trường hợp như thế này. Cho những người không có thân nhân ở Đài Loan thì văn phòng cũng giúp cho họ tiền máy bay để họ có thể trở về Việt Nam.
Những người bị bắt ở Nghi Lan đã khai như thế nào được chị công nhân giấu tên kể lại như sau:
Họ hỏi là tại sao đến Đài Loan, sang bên này hết bao nhiêu tiền thì người bạn của chị em nói là đi từ Việt Nam sang Trung Quốc đóng 1.500, xong đi từ Trung Quốc sang Đài Loan là đóng 4.500, tất cả là 6.000 (Đô La).
Em cũng đã khuyên chị em là đừng có đi bởi vì sợ người ta lừa, nhưng chị nói là những bạn của chị ở quê vừa rồi cũng đi nhiều lắm mà sang đến bên này cứ gọi điện cho chị nói là sang đi không sao đâu. Chị em ở Vĩnh Phúc còn anh kia thì ở Hà Tĩnh, hầu như chúng em tuyền ở vùng quê thôi, phần đa là người miền Bắc với miền Trung nhiều.

Vì sao họ phải ra đi?



Lao động Việt tại Đài Loan biểu tình phản đối công ty Formosa hôm 10 tháng 8 năm 2016. AFP photoNghèo, không tiền, không việc làm là lý do những người ra đi viện tới để biện minh cho hành động vượt biên của họ:
Bởi vì ở quê bọn em làm ăn khó khăn lắm, kiếm được đồng tiền rất chi là cực khổ, làm ruộng chẳng được bao nhiêu, chẳng có đủ ăn nữa.
Thực ra sang đây cũng khổ lắm, tuyền đi theo người ta, đàn ông đi xây nhà, mình đi phụ vữa với lại dọn dẹp trong công trình người ta xây nhà. Cực khổ lắm nhưng một tháng người ta cũng trả cho được khoảng độ 1.000 Đô, suông sẻ thì làm cũng nhanh hơn ở quê, gởi về Việt Nam thì được nhiều hơn.
Vài năm trở lại đây có những người trong nước, không chỉ vượt biển qua Đài Loan mà còn đi xa hơn, tới tận Australia hay New Zealand. Điển hình là vụ vượt biên gồm 21 người đi từ cảng Long Hải, tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, hồi tháng Năm 2016, bị tàu hải quân Australia bắt trả về Việt Nam.
Theo giới thẩm quyền Australia thì Việt Nam cam kết không trừng phạt và bỏ tù những người bị trả về mà sẽ tạo điều kiện công ăn việc làm đồng thời cho con cái họ đi học bình thường.
Thế nhưng hôm 13 tháng Mười Hai 2016, tòa án Bà Rịa Vũng Tàu mở phiên sơ thẩm xét xử 4 bị cáo can tội dùng thuyền đưa 21 người vượt biển đến New Zealand nhưng bị cơ quan chức năng Australia bắt trả về Việt Nam.
Kết quả người tên Nguyễn Giao Thông bị 3 năm 6 tháng tù giam, người thứ hai tên Nguyễn Tuấn Kiệt 30 tháng tù giam. Hai bị can còn lại mỗi người 18 tháng tù cho hưởng án treo.
Trước đó, tháng Năm 2016, tòa án La Ghi tỉnh Bình Thuận mở phiên xét xử vụ 46 người, trong đó có trẻ em mà cháu nhỏ nhất là 4 tuổi, dùng thuyền vượt biển đến Australia hồi tháng Bảy năm 2015. Tàu của họ bị hải quân Úc chận bắt và sau đó gởi trả về về Việt Nam. Khi đó Australia cũng được Việt Nam hứa sẽ không trả thù. Sau đó tòa Bình Thuận tuyên phạt án tù đối với nhóm 4 người tổ chức vụ vượt biên này.
Luật sư Võ An Đôn, nhận bào chữa cho cả hai vụ án vừa kể, nói rằng những người vượt biên trình bày chỉ muốn một cuộc sống tốt hơn cho họ và con cái của họ.
Trở lại vụ 40 người Việt nhập cảnh lậu Đài Loan, đã bị bắt giữ hôm thứ Sáu ngày 6, chị công nhân giấu tên ở Đài Trung có người thân trong số những người bị bắt, bày tỏ:
Em khuyên mọi người đừng có bao giờ đi như vậy nữa, rất nguy hiểm. Ở quê chị em đã bị môi giới lừa mất bốn năm nghìn đô rồi, sang đây bây giờ lại năm sáu nghìn đô nữa.
Sang đây bất hợp pháp, ốm đau cũng chẳng được khám, rất nhiều người bõ mang bên này, sợ ơi là sợ.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng cũng cho hay đang theo dõi trình tự pháp lý của vụ việc để có thể giúp đỡ hỗ trợ phần nào cho nhóm 40 người bi bắt mới nhất này ở Đài Loan.


.

GIÃ TỪ GIÃ TỪ

TSL
2008


Tôi muốn nói cùng em về những ngày xưa
Khi con trâu đủng đỉnh rời đồng ruộng
Lang thang qua những khu vườn lạ
Lòng không thấp thỏm
Ý không lo ngại
Hân hoan ngậm những đọt cỏ xanh
Xanh biếc vườn người

Em tuổi đôi mươi
Tóc buồn buông thả bên tôi
Bâng khuâng nhặt cho nhau những bong bóng nước trong mưa
Để mơ tình láng giềng đằm thắm
Mơ ngày sau lòng vui trong phương trời rộng mở
Tung cánh bao la
Thả xuống trần gian những hạnh phúc mầu nhiệm
Như hạt mưa xuân

Con trâu ngày xưa đi mãi
Quên cả lối về
Lòng buồn rười rượi
Ý xốn xang

Em tôi cũng đã yên nghỉ ngày đó
Buồn hiu trong một góc quê hương
Tiếng sáo diều trên bầu trời cũ chiều chiều réo rắt
Nhắn nhủ
Cho em
Cho con trâu già mỏi mệt nằm bên bờ ruộng khô
Theo âm xưa mà nhớ lại
Nhưng thôi
Hãy quên đi đường về
Nhớ quên đi đường về
Con trâu già đã khuỵu đôi chân
Còn em, mình chỉ còn kỷ niệm
Nơi anh, mỗi nơi anh

2/18/2017

Chuyện Hà Nội và “văn minh ứng xử”

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
2/15/2017

Hà Nội có thể bêu tên người mặc “hở hang, phản cảm”. Theo dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng, người dân “không nên mặc trang phục không phù hợp thuần phong mỹ tục, gây phản cảm”, nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai.


Các ngôi sao thường chọn cho mình những bộ trang phục gợi cảm
để phô diễn vẻ đẹp nên các cô gái “văn minh” thường bắt chước theo.

Tôi chưa thấy thành phố Sài Gòn có dự thảo hay ý kiến ý cò gì trong vấn đề này. Có lẽ các cô gái Hà Nội ngày nay “văn minh tân tiến” hơn các cô gái Sài Gòn chăng? Vì thế người dân Sài Gòn vẫn thản nhiên như không, ăn mặc búa xua theo ý mình chẳng ai nhắc nhở phê bình gì. Nhắc nhở nhiều khi lại bị các cô phản ứng cho ăn vài cái gót giầy lỗ đầu. “Anh làm gì có quyền nhắc nhở tôi, anh không là bồ của tôi hay chồng tôi, đừng có ấm ớ, anh định tán tôi hay sao?”.
Nhưng ở Hà Nội thì ai cũng có quyền được nhắc nhở, phê bình theo đúng “luật” quy tắc ứng xử. “Cô ăn mặc “thiếu vải” tôi có quyền phê bình công khai.”
Vậy hãy thử nhìn xem cái quy tắc đó của mấy ông ở Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội đang tham khảo ý kiến người dân về dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, trong đó đáng chú ý nhất là hình phạt bêu tên người ăn mặc hở hang trên báo chí.
Quy tắc gồm có những gì?
Ngày 3/2 vừa qua, Hà Nội bắt đầu tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng.
Theo dự thảo, các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn không nên nói to, gây ồn ào; nói tục, chửi bậy; hút thuốc, khạc nhổ, phóng uế tùy tiện; xả rác thải, chất thải trái nơi quy định; viết bậy, bôi bẩn lên các công trình công cộng và không mặc trang phục hở hang trái với thuần phong mỹ tục, gây phản cảm…


Cô gái lưng trần lái xe trên đường phố Hà Nội

Tại khu vui chơi giải trí, điểm tham quan, nhà ga, bến tàu hay sân bay… dự thảo nêu quy tắc không chen lấn, xô đẩy, gây rối; ăn uống, ngủ, nghỉ tùy tiện… Người bán không tranh giành khách, chèo kéo; nâng giá hàng hóa và dịch vụ đối với khách du lịch.
Hà Nội cho rằng việc ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng nhằm từng bước xây dựng những chuẩn mực đạo đức hướng tới thành phố thanh lịch, văn minh; góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của thủ đô và đất nước.
Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy tắc sẽ được biểu dương, khen thưởng và nếu vi phạm sẽ bị nhắc nhở, phê bình công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Quy định có rất nhiều chi tiết, chắc chắn không có một người dân Hà Nội nào dù thông minh đến đâu cũng không thể nhớ hết. Vì nếu nó được thành hình, dán lên tường, đứng đọc cũng đã thấy mỏi mắt rồi, nhớ một hai điều đã khó, nhớ đến hàng trăm “điều nên làm” và “không nên làm” thì xin thua thôi.
Tôi chỉ xin tường thuật đôi dòng đầu tiên:
Điều 1. Mục đích
1. Từng bước xây dựng, hình thành những chuẩn mực đạo đức nhằm điều chỉnh lời nói, thái độ, hành vi của cá nhân, tổ chức nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, xây dựng Thành phố thanh lịch, văn minh.
2. Góp phần giữ gìn và phát triển truyền thống văn hóa tốt đẹp của Thủ đô và đất nước, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Điều 2. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng của Quy tắc là nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Đối tượng áp dụng của Quy tắc là các tổ chức và cá nhân làm việc, sinh sống, công tác, tham quan, học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương II
QUY TẮC ỨNG XỬ CHUNG
Điều 3: Quy tắc ứng xử chung. Có hàng trăm điều “Nên làm” và “Không nên làm”…
Nói rõ hơn là tất cả mọi công dân của TP Hà Nội đều phải tuân theo, không ngoại trừ bất cứ ai già trẻ lớn bé gái trai ông già bà già và trẻ con…


Các cô gái này có thể bị bêu tên người mặc hở hang, phản cảm

Đúng là một văn bản dài dòng làm ra cho có thôi. Chẳng ai nhớ đâu, ngay cả đến mấy ông chịu trách nhiệm cũng không thể nhớ hết được nên sẽ chẳng có ai làm, chẳng có ai nhắc nhở phê bình đâu.
Vì thế dự thảo vừa ló đầu ra đã bị người dân phản ứng quyết liệt.
7 câu hỏi trước khi ‘bêu’ ăn mặc hở hang
Theo báo Pháp Luật Online: Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội đang tham khảo ý kiến người dân về dự thảo Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn TP, trong đó đáng chú ý nhất là hình phạt bêu tên người ăn mặc hở hang trên báo chí.
Khoan bàn tới chuyện vi phạm chính những luật lệ đang có như quy định xử phạt vi phạm hành chính, quyền riêng tư cá nhân, điều khoản trên của dự thảo này vẫn vấp phải hàng loạt bất cập đến phi lý.
Ở góc độ một người dân chưa bao giờ ăn mặc hở hang khi ra đường, người viết cũng có thể chỉ ra những điểm vô lý đi ngược thời đại, ngược ý dư luận và ngược cả đà phát triển tự nhiên của con người.
– Thời này là thời nào?
Trong các khẩu hiệu xây dựng các đô thị lớn trong cả nước, tiêu chí hiện đại, nghĩa tình luôn được đề cao. Thế nào là hiện đại? Nôm na đó là phát triển và tự do. Thời hiện đại là con người được cởi bỏ những rào cản gò bó, không cần thiết để tư tưởng được thực sự tự do, thúc đẩy óc sáng tạo.
Ăn, mặc, ở, đi lại là những hoạt động căn bản, thiết yếu nhất của con người… Thời này mà còn có chuyện bắt mặc cái này, không cho mặc cái nọ thì đến trẻ con nó cũng phản đối.
– Thế nào là hở?
Câu này rất hóc búa, hở trên hay dưới, chiều ngang hay chiều sâu, hở là không có vải hay có vải mà cũng như không, hở bao nhiêu centimet thì được coi là hở hang? Nếu muốn phạt phải có quy định cụ thể, chỉ số rõ ràng, nếu không người đi phạt có nguy cơ bị kiện ngược.
– Lúc bắt được “đối tượng” sẽ làm gì? Lấy thước ra đo hay kính lúp ra soi để xác định độ hở, còn ghi biên bản chứ. Khi thực hiện những việc này, người đi phạt coi chừng “ăn đạn” vì cố chỉ ra chỗ hở của đối phương mà quên là mình đang rất khiếm nhã.
– Phân biệt phản cảm và gợi cảm thế nào?
Đối với nữ giới, gợi cảm chính là một nét đẹp. Nhu cầu được phô diễn, thưởng thức cái đẹp qua những bộ trang phục gợi cảm là vô cùng chính đáng của tất cả chúng ta. Phân biệt gợi cảm và phản cảm đôi khi rất rõ ràng nhưng có lúc lại rất khó khăn và đầy tính chủ quan.

Nếu không làm rõ được căn cứ thì lấy gì để người bị phạt tâm phục khẩu phục.
– Mặc hở đi đâu?




Chỉ nên có khuyến cáo về trang phục ở những nơi nhất định
như đền, chùa, lăng tẩm.

Có thể giới showbiz, thiết kế thời trang… sẽ phản ứng với điều luật này mạnh nhất. Ai cũng biết khi đi dự sự kiện, dạo phố… diễn viên, ca sĩ thường diện những bộ cánh rất bắt mắt. Nếu muốn phạt, chỉ cần bước vào một sự kiện của showbiz chắc sẽ hốt được một rổ người đẹp với đủ loại trang phục xuyên thấu, cắt cúp táo bạo, thiếu trên, hụt dưới…
Tất nhiên có vài bộ váy thiếu thẩm mỹ trong số này nhưng tôi tin là các nhà thiết kế cũng sẽ khóc ròng nếu bắt họ chỉ được may những bộ váy kín.
Các nước cũng chỉ có thể phê bình, xử phạt trang phục không phù hợp ở một số địa điểm nhất định như đền chùa, lăng tẩm… thôi.
– Ai sẽ đi canh?
Lực lượng nào sẽ đảm nhận nhiệm vụ đi tuần tra, xử lý người ăn mặc hở hang, phản cảm. Hiện nay chúng ta đã đủ lực lượng để đi kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn những vấn nạn gây hại cho xã hội như trộm cắp, hành hung, giết người, ma túy, thực phẩm bẩn… chưa? Có khi nào khi chia quân đi xử lý váy hở thì sẽ có thêm một vụ hàng gian, hàng giả, rau tưới hóa chất sinh ra không?
– Bêu tên ở đâu?
Báo chí nào sẽ đăng bảng bêu tên người mặc hở trong khi xã hội còn quá nhiều vấn đề khác cần phản ánh, đấu tranh? Nếu là lên án cái xấu thì xã hội còn cả tỉ hành vi khác xấu, ác, hại hơn một chút phóng khoáng trong ăn mặc của thiên hạ.
Nói kiểu báo chí thì đây là dạng đề tài không có bạn đọc, ngoại trừ khuyến khích trí tò mò, bới móc của một nhóm thiểu số. Ai trả tiền để đọc những cái tên này? Ngoài ra, bêu bao nhiêu cho đủ, một hay hai trang, chi phí ở đâu ra trong khi hiện nay tờ báo nào gồng gánh phần nội dung của mình cũng đã đủ… đuối.
– Đó là chưa kể đến chuyện bêu tên người ăn mặc hở hang là phạm luật (theo Điều 72 của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì chỉ được bêu tên trong 14 trường hợp vi phạm hành chính bị xử phạt, trong đó không có trường hợp này).
– Đố lấy được tên người vi phạm
Nếu họ đã mặc thiếu vải thì chỗ để cất giấy tờ tùy thân đã ít hẳn đi rồi. Họ nói không mang theo giấy tờ thì lực lượng chức năng sẽ làm gì, chẳng lẽ lục soát người. Lúc này lực lượng chức năng hoàn toàn có thể vi phạm pháp luật chỉ để bảo vệ một quy tắc ứng xử. Một cái tên thôi mà, muốn nói tên gì mà không được, việc bêu tên lúc đó sẽ hoàn toàn vô giá trị.
Có thể thấy quy định này không có lợi cho ai mà còn gây ra nhiều phản ứng bất đồng trong xã hội, làm tăng sự chống đối trong dư luận người dân đối với các cơ quan chức năng. Tóm lại là lợi bất cập hại…

Mặc hở thế này mà đi lễ chùa à?
Với những phản ứng như trên của người dân, một kịch bản cười ra nước mắt có thể xảy ra như thế này:
Kịch vỉa hè
Một cô gái Hà Nội đang đi trên đường, bỗng có một anh nhảy ra cản đường la toáng lên rằng: Cô kia, sao ăn mặc phản cảm thế, thiếu trên hở dưới như thế à?
Cô gái sững sờ dừng lại hỏi: Anh nói cái gì?
Anh thanh niên trả lời: Tôi “phê” cô đấy!
(Xin lưu ý là các quan Hà Nội thường hay nói tắt mất chữ cho nhanh thí dụ như “cấp trên đã quyết định rồi” thì chỉ nói “trên đã quyết rồi”. Phê bình thì chỉ cần nói là “phê” thôi)
Cô gái đỏ mặt mắng: Tôi ăn vận thế nào là quyền của tôi, anh có quyền gì mà “phê” tôi? Dân chơi chúng tôi gọi “phê” là mê ma túy đấy. Anh mê tôi à? Đi chỗ khác chơi, đồ dở hơi.
Chàng thanh niên lớn tiếng: “Ừ tôi phê có đấy, tôi phê theo đúng luật nhà nước, cô không tin thì đến Sở Văn Hóa Thông Tin với tôi. Ở đấy cô sẽ biết thế nào là đúng “phê đúng luật”.
Cô gái vênh mặt: Tôi không đi đâu cả, Sở Văn Hóa nhà anh làm gì có quyền đưa ra luật cho người dân. Anh có muốn đi thì đến Ủy Ban Luật Pháp Quốc Hội với tôi. Luật nào cấm tôi không được ăn mặc theo ý mình?
Anh Thanh niên vẫn vênh mặt: Luật mới đấy, tôi có quyền “phê” cô công khai.
Hai bên cãi nhau nhùng nhằng, chẳng bên nào thua bên nào. Anh cảnh sát cũng chỉ biết cầm dùi cui đứng nhìn, thấy hai người cùng có lý, chẳng biết ai đúng ai sai. Người dân vỉa hè được một phen cười bể bụng.

Vở kịch vỉa hè này rất có thể đã diễn ra rồi, các cụ chưa biết đấy thôi. Đừng nói tôi “phịa’ ra nhé!