2/19/2017
Bùng binh chợ Bến Thành bị vây lại để phá bỏ làm tuyến tàu điện Metro. (Hình: zing.vn)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Bùng binh chợ Bến Thành” là tên gọi quen thuộc mà người Sài Gòn thường nói tới khi chỉ đường cho nhau. Nó ám chỉ vòng xoay Quách Thị Trang, mặt tiền của ngôi chợ nổi tiếng Bến Thành, hiện đang bị nhà cầm quyền đập bỏ, để xây dựng tuyến tàu điện Metro Bến Thành đi Suối Tiên, Thủ Đức.
Cùng với nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, thương xá Tax, chợ Bến Thành và công trường Quách Thị Trang đã tạo nên hình chữ nhật trung tâm Sài Gòn. Khách du lịch đến Sài Gòn đều ghé thăm vùng đất đắt đỏ, sầm uất nhất và đồng thời cùng là nơi lưu lại nhiều ký ức của người Sài Gòn xưa và nay.
Trước khi mang tên gọi Quách Thị Trang, bùng binh lịch sử này được đặt theo tên họ của thị trưởng Sài Gòn thời Pháp thuộc, ông Francois Jean Baptiste Cuniac. Cùng với sự tồn tại của chợ Bến Thành, bùng binh này cũng tồn tại hơn 100 năm tuổi.
Ghi nhận tại hiện trường vào chiều ngày 19 Tháng Hai, thì toàn bộ vòng xoay đã được hàng rào nhựa màu xanh che kín mít, một trạm điều khiển của công trình xây dựng được dựng lên. Trước chợ Bến Thành, từng lô cốt khoan cắt đào đường để chuẩn bị cho việc xây dựng ga tàu điện Metro được mọc lên.
Mọi con đường hướng về vòng xoay đều bị cảnh sát giao thông phân luồng, và cấm các xe ô tô cỡ lớn lưu thông vào khu vực này.
Nhiều người dân đứng chụp hình, lưu lại những hình ảnh còn sót lại của vòng xoay này, trước khi nó sẽ biến mất trong vài ngày tới.
Ông Trần Thanh Lạng, 74 tuổi, nhà ở đường Lê Lợi, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Ngay từ khi còn nhỏ, bùng binh này đã có rồi. Lúc đó, cứ mỗi khi học được điểm cao hay đạt được điều gì là cha mẹ lại thưởng bằng cách dẫn đi bộ qua vòng xoay này, để vào chợ Bến Thành mua món đồ gì đó. Thế mà không bao lâu nữa, nó sẽ bị phá bỏ. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng.”
Ông Nguyễn Trung Đông, một người dân sinh sống khu vực Bến Thành này từ trước những năm 1975, cho biết: “Để chuẩn bị cho việc phá bỏ bùng binh này, cuối năm 2014, hai tượng đài biểu tượng của bùng binh đã lần lượt bị di dời về những địa điểm khác nhau. Tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về bảo quản ở công viên Phú Lâm, quận 6. Còn tượng bán thân nữ liệt sĩ Quách Thị Trang thì được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, Sài Gòn.”
Nói về cảm nghĩ của mình khi nhìn thấy vòng xoay này bị phá bỏ, ông Đông nói: “Tôi cảm thấy nhói lòng khi một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, nay sẽ bị phá bỏ. Với tôi vòng xoay này nó gắn liền với tôi từ nhỏ, nên hình ảnh nó rất thân thuộc. Bây giờ nó mất đi, không những tôi mà mọi người dân sống ở khu Bến Thành này đều luyến tiếc.”
Còn ông Nguyễn Anh Tài, tổ trưởng tổ xe ôm khu vực chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi sống ở đây đã 30 năm. Vòng xoay này là một trong số ít những địa điểm cuối cùng còn giữ được chất cổ kính rất riêng của Sài Gòn. Giữa nhịp sống hối hả đến chóng mặt như hiện nay, thì những cây xanh được trồng trên vòng xoay làm dịu mát cả một vùng đất sầm uất này.”
“Tôi tiếc nuối, nhưng nghĩ rằng, quy luật khắc nghiệt của sự phát triển, những thứ đã cũ phải ra đi để nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại hơn. Tôi nghĩ khi có nhà ga điện ngầm Metro hiện đại, thì nó sẽ giúp nhiều hơn cho việc đi lại nâng cao đời sống của người dân,” ông Tài nói.
Khác với ông Tài, ông Trần Xuân Ninh, 60 tuổi, bán hàng nước ở trước “bùng binh Bến Thành,” cho biết: “Tôi đồng ý với việc khi xã hội phát triển, thì cần có những công trình mới, tốt hơn. Nhưng vòng xoay này đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Chúng ta không nên phá bỏ.”
“Tôi nghĩ nếu họ dời nhà ga qua vài trăm mét thôi, là đã có cả một mảnh đất khá tốt bên cạnh công viên 23 Tháng Chín, nơi đây có thể thoải mái để xây dựng làm nhà ga. Thế mà họ nhất định phá bỏ vòng xoay này để xây dựng mà không có một phương án nào để phục hồi tái tạo lại hình ảnh cũ,” ông Ninh nói một cách buồn bã.
Còn bà Trần Thị Tính, làm hướng dẫn viên du lịch, có công ty ở đầu đường Lê Lợi, chia sẻ: “Nhờ công việc của mình, tôi đã đến được nhiều nước ở Châu Âu. Tôi thấy, ở những nước ấy, dù rất phát triển, các công trình mới liên tục mọc lên nhưng họ vẫn giữ nguyên những công trình kiến trúc đã được xây dựng hàng trăm năm.”
“Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao chính quyền này không chọn phương án nào khả dĩ hơn mà phải phá bỏ một bùng binh mà hầu như người Sài Gòn nào cũng biết đến, hoặc một lần đi ngang qua. Thật buồn cho việc làm này. Họ tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm? Nếu họ hỏi ý kiến của người dân, tôi tin là vòng xoay này không thể bị phá bỏ, mà sẽ có phương án khác tốt hơn,” chị Tính nêu suy nghĩ của mình.
Còn chị Lều Thị Khánh Hưng, một nhân viên bán hàng ở chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi chỉ là dân nhập cư nhưng sống ở Sài Gòn đã 20 năm. Từ lâu, tôi đã xem thành phố này là quê hương thứ hai của mình. Tôi biết trong thâm tâm người Sài Gòn đang sống ở đây hoặc đang sinh sống ở hải ngoại, đều xem bùng binh Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… là biểu tượng của Sài Gòn. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng, thành phố này phát triển nhưng công trình ấy sẽ vẫn được giữ nguyên vẹn.”
Như vậy, sau thương xá Tax, lần này đến lượt “bùng binh Bến Thành” lại bị xóa sổ. Thêm một hình ảnh quen thuộc đã đi vào lòng biết bao thế hệ người dân Sài Gòn sẽ mất đi trong sự tiếc nuối của nhiều người.
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – “Bùng binh chợ Bến Thành” là tên gọi quen thuộc mà người Sài Gòn thường nói tới khi chỉ đường cho nhau. Nó ám chỉ vòng xoay Quách Thị Trang, mặt tiền của ngôi chợ nổi tiếng Bến Thành, hiện đang bị nhà cầm quyền đập bỏ, để xây dựng tuyến tàu điện Metro Bến Thành đi Suối Tiên, Thủ Đức.
Cùng với nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc Lập, thương xá Tax, chợ Bến Thành và công trường Quách Thị Trang đã tạo nên hình chữ nhật trung tâm Sài Gòn. Khách du lịch đến Sài Gòn đều ghé thăm vùng đất đắt đỏ, sầm uất nhất và đồng thời cùng là nơi lưu lại nhiều ký ức của người Sài Gòn xưa và nay.
Trước khi mang tên gọi Quách Thị Trang, bùng binh lịch sử này được đặt theo tên họ của thị trưởng Sài Gòn thời Pháp thuộc, ông Francois Jean Baptiste Cuniac. Cùng với sự tồn tại của chợ Bến Thành, bùng binh này cũng tồn tại hơn 100 năm tuổi.
Ghi nhận tại hiện trường vào chiều ngày 19 Tháng Hai, thì toàn bộ vòng xoay đã được hàng rào nhựa màu xanh che kín mít, một trạm điều khiển của công trình xây dựng được dựng lên. Trước chợ Bến Thành, từng lô cốt khoan cắt đào đường để chuẩn bị cho việc xây dựng ga tàu điện Metro được mọc lên.
Mọi con đường hướng về vòng xoay đều bị cảnh sát giao thông phân luồng, và cấm các xe ô tô cỡ lớn lưu thông vào khu vực này.
Nhiều người dân đứng chụp hình, lưu lại những hình ảnh còn sót lại của vòng xoay này, trước khi nó sẽ biến mất trong vài ngày tới.
Ông Trần Thanh Lạng, 74 tuổi, nhà ở đường Lê Lợi, chia sẻ: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây. Ngay từ khi còn nhỏ, bùng binh này đã có rồi. Lúc đó, cứ mỗi khi học được điểm cao hay đạt được điều gì là cha mẹ lại thưởng bằng cách dẫn đi bộ qua vòng xoay này, để vào chợ Bến Thành mua món đồ gì đó. Thế mà không bao lâu nữa, nó sẽ bị phá bỏ. Tôi cảm thấy tiếc nuối vô cùng.”
Ông Nguyễn Trung Đông, một người dân sinh sống khu vực Bến Thành này từ trước những năm 1975, cho biết: “Để chuẩn bị cho việc phá bỏ bùng binh này, cuối năm 2014, hai tượng đài biểu tượng của bùng binh đã lần lượt bị di dời về những địa điểm khác nhau. Tượng đài Trần Nguyên Hãn được đưa về bảo quản ở công viên Phú Lâm, quận 6. Còn tượng bán thân nữ liệt sĩ Quách Thị Trang thì được chuyển về công viên Bách Tùng Diệp, quận 1, Sài Gòn.”
Nói về cảm nghĩ của mình khi nhìn thấy vòng xoay này bị phá bỏ, ông Đông nói: “Tôi cảm thấy nhói lòng khi một trong những biểu tượng của Sài Gòn xưa, nay sẽ bị phá bỏ. Với tôi vòng xoay này nó gắn liền với tôi từ nhỏ, nên hình ảnh nó rất thân thuộc. Bây giờ nó mất đi, không những tôi mà mọi người dân sống ở khu Bến Thành này đều luyến tiếc.”
Còn ông Nguyễn Anh Tài, tổ trưởng tổ xe ôm khu vực chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi sống ở đây đã 30 năm. Vòng xoay này là một trong số ít những địa điểm cuối cùng còn giữ được chất cổ kính rất riêng của Sài Gòn. Giữa nhịp sống hối hả đến chóng mặt như hiện nay, thì những cây xanh được trồng trên vòng xoay làm dịu mát cả một vùng đất sầm uất này.”
“Tôi tiếc nuối, nhưng nghĩ rằng, quy luật khắc nghiệt của sự phát triển, những thứ đã cũ phải ra đi để nhường chỗ cho những phương tiện hiện đại hơn. Tôi nghĩ khi có nhà ga điện ngầm Metro hiện đại, thì nó sẽ giúp nhiều hơn cho việc đi lại nâng cao đời sống của người dân,” ông Tài nói.
Khác với ông Tài, ông Trần Xuân Ninh, 60 tuổi, bán hàng nước ở trước “bùng binh Bến Thành,” cho biết: “Tôi đồng ý với việc khi xã hội phát triển, thì cần có những công trình mới, tốt hơn. Nhưng vòng xoay này đã trở thành biểu tượng của Sài Gòn. Chúng ta không nên phá bỏ.”
“Tôi nghĩ nếu họ dời nhà ga qua vài trăm mét thôi, là đã có cả một mảnh đất khá tốt bên cạnh công viên 23 Tháng Chín, nơi đây có thể thoải mái để xây dựng làm nhà ga. Thế mà họ nhất định phá bỏ vòng xoay này để xây dựng mà không có một phương án nào để phục hồi tái tạo lại hình ảnh cũ,” ông Ninh nói một cách buồn bã.
Còn bà Trần Thị Tính, làm hướng dẫn viên du lịch, có công ty ở đầu đường Lê Lợi, chia sẻ: “Nhờ công việc của mình, tôi đã đến được nhiều nước ở Châu Âu. Tôi thấy, ở những nước ấy, dù rất phát triển, các công trình mới liên tục mọc lên nhưng họ vẫn giữ nguyên những công trình kiến trúc đã được xây dựng hàng trăm năm.”
“Tôi cứ băn khoăn mãi, tại sao chính quyền này không chọn phương án nào khả dĩ hơn mà phải phá bỏ một bùng binh mà hầu như người Sài Gòn nào cũng biết đến, hoặc một lần đi ngang qua. Thật buồn cho việc làm này. Họ tự cho mình cái quyền muốn làm gì thì làm? Nếu họ hỏi ý kiến của người dân, tôi tin là vòng xoay này không thể bị phá bỏ, mà sẽ có phương án khác tốt hơn,” chị Tính nêu suy nghĩ của mình.
Còn chị Lều Thị Khánh Hưng, một nhân viên bán hàng ở chợ Bến Thành, cho biết: “Tôi chỉ là dân nhập cư nhưng sống ở Sài Gòn đã 20 năm. Từ lâu, tôi đã xem thành phố này là quê hương thứ hai của mình. Tôi biết trong thâm tâm người Sài Gòn đang sống ở đây hoặc đang sinh sống ở hải ngoại, đều xem bùng binh Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành… là biểu tượng của Sài Gòn. Tôi vẫn luôn hy vọng rằng, thành phố này phát triển nhưng công trình ấy sẽ vẫn được giữ nguyên vẹn.”
Như vậy, sau thương xá Tax, lần này đến lượt “bùng binh Bến Thành” lại bị xóa sổ. Thêm một hình ảnh quen thuộc đã đi vào lòng biết bao thế hệ người dân Sài Gòn sẽ mất đi trong sự tiếc nuối của nhiều người.
No comments:
Post a Comment