2/21/2017
Những nạn nhân Song Ngọc bị hành hung khi đi nộp đơn khiếu kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of wordpress.com
Một tuần sau vụ chính quyền Việt Nam cho công an và an ninh đàn áp những người công giáo ở Nghệ An đi tuần hành ôn hòa khiếu kiện Công ty Formosa, những nạn nhân của vụ đàn áp vẫn chưa hết bàng hoàng, bất chấp những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm xoa dịu tình hình.
Mất lòng tin vào chính quyền
Đã một tuần trôi qua kể từ ngày 14 tháng 2, ngày bị an ninh mặc thường phục đánh cho đến ngất xỉu, chị Bùi Thị Lài, một giáo dân ở Giáo xứ Song Ngọc, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh cho biết chị vẫn còn đau:
Giờ vẫn còn đau và choáng lắm. Mấy ngày trước còn thấy đỡ đỡ. Mấy ngày nay thì thấy choáng và cứ nôn mửa thôi. Tôi cũng đi gặp bác sĩ mà họ nói là bị va đập mạnh, bị một thời gian rồi thôi.
Chị Lài là một trong khoảng 20 người bị đánh đến thương nặng phải đi bệnh viện khi tham gia cuộc tuần hành ôn hòa của khoảng 700 giáo dân Giáo xứ Song Ngọc từ Nghệ An đến thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa xả thải ra môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam hồi năm ngoái.
7 ngày sau vụ đàn áp, linh mục Nguyễn Đình Thục, người đứng đầu Giáo xứ và dẫn đầu đoàn người, đồng thời cũng là một nạn nhân của vụ đàn áp, đã đến thăm những giáo dân trong Giáo xứ của mình. Cảm nhận mà ông có được từ sau vụ đàn áp và những chuyến thăm viếng giáo dân là tình cảm bị tổn thương và mất lòng tin của người dân vào chính quyền.
Trước hết về người dân, những người bị nạn bị công an và an ninh đánh đập thì họ cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Họ bị mất đi tất cả những niềm tin và thiện cảm mà lâu nay họ vẫn có với chính quyền. Không chỉ riêng những người bị đánh đập mà cả bà con của địa bàn chúng tôi đi kiện Formosa vừa rồi, và các Giáo xứ hòa vào đoàn chúng tôi. Những người chứng kiến vụ đàn áp rất dã man của chính quyền ngày 14 tháng 2 thì hầu như họ mất hết niềm tin và ít nhiều thiện cảm lâu nay vẫn còn với chính quyền.
Ngày 20 tháng 2, văn phòng tòa Giám mục Giáo phận Vinh chính thức ra thông báo trên trang web của giáo phận lên án vụ đàn áp. Thông báo viết ‘chính quyền Nghệ An dùng các lực lượng an ninh ngăn cản người dân đi nạp đơn khởi kiện là vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân Việt Nam đã được các Công ước Quốc tế, Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam bảo vệ’. Lãnh đạo công giáo Giáo phận Vinh cũng ‘lên án hành vi dùng bạo lực tân công người dân một cách dã man và thô bạo của các lực lượng an ninh’
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 20 tháng 2 cũng ra thông cáo lên án vụ tấn công. Theo Ân xá quốc tế đã có ít nhất 15 người bị công an bắt đi, đánh đập và đưa đến nơi xa để tự tìm đường về nhà. Theo tổ chức này, có ít nhất một người đàn ông đã bị đánh đến dập xương sống, gẫy răng trong khi ba người khác hiện vẫn phải nằm viện. Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết có khoảng 30 người đã bị công an và an ninh bắt khỏi nơi tuần hành. Tất cả những người này sau đó đã được thả.
Chính quyền tìm cách xoa dịu
Ngay ngày hôm sau vụ đàn áp, lãnh đạo địa phương đã đến gia đình một số người bị hại để thăm hỏi. Chị Lài cho biết:
Ông bên xã hay bên công an gì đó nói là đến thăm xem có tổn hại gì không để cho bồi thường nhưng chồng tôi nói không cần tiền của các ông.
Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng cho biết những nạn nhân cũng thông báo với ông về những chuyến thăm của đại diện chính quyền địa phương đến nhà nhưng không được người dân đón tiếp.
Tôi đến mấy người bị đánh trọng thương ở đây thì họ bảo có mấy người ở chính quyền xã đến thăm hỏi, không giúp đồng xu nào. Họ nói sự việc xảy ra không ai muốn. Người dân bảo là thấy mấy người đó đến thì họ rất căm tức và không tiếp.
Theo linh mục Nguyễn Đình Thục, việc làm tiếp theo của chính quyền chỉ là biện pháp xoa dịu nhưng không có thực chất
Về phía chính quyền thì tôi nghĩ là họ vẫn thể hiện rõ bản chất của họ lâu nay là độc ác và gian dối. Nghĩa là họ đánh rồi bây giờ họ tìm cách đến giải thích hoặc xoa dịu bằng cách này hay cách khác. Họ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Họ làm theo cách thức của ban tuyên giáo lâu nay là vừa đánh lại vừa xoa để lừa dối người dân. Lâu nay người dân trong địa bàn của tôi vẫn bị mắc lừa và vẫn tin vào sự tốt lành của chính quyền này. Nhưng bây giờ thì ít nhiều tình cảm còn sót lại giờ mất cả rồi.
Nhận chuyển đơn nhưng không một lời xin lỗi
Vào ngày 18 tháng 2, đại diện chính quyền tỉnh Nghệ An cùng đại diện công an tôn giáo đã có buổi làm việc chính thức với đại diện Giáo phận Vinh về vụ đàn áp và vụ kiện của những người công giáo đối với Công ty Formosa. Linh mục Phan Sỹ Phương, Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, người có mặt trong cuộc họp cho biết về kết quả cuộc gặp
Bây giờ lãnh đạo của Nghệ An sẽ đứng ra nhận đơn để chuyển chứ đi xa thì không đi. Theo nguyên tắc là chuyển vào tận nơi xảy ra, nơi đóng đô của công ty nhưng mà đi như vậy thì nguy hiểm cho dân cho nên chính quyền Nghệ An hứa là đứng ra nhận đơn. Có thể sắp tới một số đại diện ban sẽ chuyển đơn cho họ.
Tổng số có 619 đơn kiện của các hộ gia đình ở Giáo xứ Song Ngọc dự định nộp lên tòa thị xã Kỳ Anh hôm 14 tháng 2, với tổng tiền đòi bồi thường lên đến 450 tỷ đồng. Những người nộp đơn là những người làm nghề biển và cho rằng họ đã bị thiệt hại nặng nề do thảm họa biển miền Trung mà Công ty Formosa của Đài Loan gây ra từ hồi tháng 4 năm ngoái. Những hộ này không nằm trong danh sách đền bù của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã xác định chỉ có 4 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại của Formosa là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Chính quyền tỉnh Nghệ An hứa sẽ chuyển đơn của những người khiếu kiện lên tòa ở tỉnh Hà Tĩnh và cũng hứa sẽ trả lời kết quả. Tuy nhiên linh mục Phan Sỹ Phương cho biết ông cũng chỉ biết hy vọng chứ không chắc tòa sẽ chấp nhận đơn của người dân.
Hồi tháng 10 năm ngoái, tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng thông báo trả lại hơn 500 hồ sơ kiện của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An kiện Công ty Formosa. Lý do được đưa ra là các đơn không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.
Điều đáng chú ý là cũng tại cuộc họp giữa đại diện người công giáo Vinh và chính quyền tỉnh Nghệ An, phía chính quyền địa phương đã không đưa ra một lời xin lỗi chính thức nào đối với những nạn nhân của vụ đàn áp, mặc dù theo linh mục Phan Sỹ Phương thì buổi nói chuyện rất thẳng thắn.
Nhận lỗi thì tôi nghĩ là bữa đó cũng không nhận lỗi cái gì nhưng hai bên thông tin cho nhau và nhìn nhận vấn đề chứ không có nhận lỗi gì hết.
Linh mục Phan Sỹ Phương cho rằng buổi gặp khó có thể giúp hàn gắn lại lòng tin của người dân với chính quyền mà chỉ để tìm ra hướng giải quyết vụ nộp đơn kiện của người dân.
Còn đối với chị Bùi Thị Lài, vụ đàn áp mà chị gọi là dã man đã khiến chị nhận ra sự tàn bạo của chính quyền. Nhưng chị nói chị vẫn cầu nguyện chúa và đức mẹ cho những người đã đánh đập chị để chúa hoá giải cho họ.
V.H.
Những nạn nhân Song Ngọc bị hành hung khi đi nộp đơn khiếu kiện Formosa hôm 14/2/2017. Courtesy of wordpress.com
Một tuần sau vụ chính quyền Việt Nam cho công an và an ninh đàn áp những người công giáo ở Nghệ An đi tuần hành ôn hòa khiếu kiện Công ty Formosa, những nạn nhân của vụ đàn áp vẫn chưa hết bàng hoàng, bất chấp những cố gắng của chính quyền địa phương nhằm xoa dịu tình hình.
Mất lòng tin vào chính quyền
Đã một tuần trôi qua kể từ ngày 14 tháng 2, ngày bị an ninh mặc thường phục đánh cho đến ngất xỉu, chị Bùi Thị Lài, một giáo dân ở Giáo xứ Song Ngọc, tỉnh Nghệ An, thuộc Giáo phận Vinh cho biết chị vẫn còn đau:
Giờ vẫn còn đau và choáng lắm. Mấy ngày trước còn thấy đỡ đỡ. Mấy ngày nay thì thấy choáng và cứ nôn mửa thôi. Tôi cũng đi gặp bác sĩ mà họ nói là bị va đập mạnh, bị một thời gian rồi thôi.
Chị Lài là một trong khoảng 20 người bị đánh đến thương nặng phải đi bệnh viện khi tham gia cuộc tuần hành ôn hòa của khoảng 700 giáo dân Giáo xứ Song Ngọc từ Nghệ An đến thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để kiện Công ty Formosa xả thải ra môi trường biển các tỉnh miền Trung Việt Nam hồi năm ngoái.
7 ngày sau vụ đàn áp, linh mục Nguyễn Đình Thục, người đứng đầu Giáo xứ và dẫn đầu đoàn người, đồng thời cũng là một nạn nhân của vụ đàn áp, đã đến thăm những giáo dân trong Giáo xứ của mình. Cảm nhận mà ông có được từ sau vụ đàn áp và những chuyến thăm viếng giáo dân là tình cảm bị tổn thương và mất lòng tin của người dân vào chính quyền.
Trước hết về người dân, những người bị nạn bị công an và an ninh đánh đập thì họ cảm thấy bị tổn thương nặng nề. Họ bị mất đi tất cả những niềm tin và thiện cảm mà lâu nay họ vẫn có với chính quyền. Không chỉ riêng những người bị đánh đập mà cả bà con của địa bàn chúng tôi đi kiện Formosa vừa rồi, và các Giáo xứ hòa vào đoàn chúng tôi. Những người chứng kiến vụ đàn áp rất dã man của chính quyền ngày 14 tháng 2 thì hầu như họ mất hết niềm tin và ít nhiều thiện cảm lâu nay vẫn còn với chính quyền.
Ngày 20 tháng 2, văn phòng tòa Giám mục Giáo phận Vinh chính thức ra thông báo trên trang web của giáo phận lên án vụ đàn áp. Thông báo viết ‘chính quyền Nghệ An dùng các lực lượng an ninh ngăn cản người dân đi nạp đơn khởi kiện là vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân Việt Nam đã được các Công ước Quốc tế, Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam bảo vệ’. Lãnh đạo công giáo Giáo phận Vinh cũng ‘lên án hành vi dùng bạo lực tân công người dân một cách dã man và thô bạo của các lực lượng an ninh’
Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 20 tháng 2 cũng ra thông cáo lên án vụ tấn công. Theo Ân xá quốc tế đã có ít nhất 15 người bị công an bắt đi, đánh đập và đưa đến nơi xa để tự tìm đường về nhà. Theo tổ chức này, có ít nhất một người đàn ông đã bị đánh đến dập xương sống, gẫy răng trong khi ba người khác hiện vẫn phải nằm viện. Linh mục Nguyễn Đình Thục cho biết có khoảng 30 người đã bị công an và an ninh bắt khỏi nơi tuần hành. Tất cả những người này sau đó đã được thả.
Chính quyền tìm cách xoa dịu
Ngay ngày hôm sau vụ đàn áp, lãnh đạo địa phương đã đến gia đình một số người bị hại để thăm hỏi. Chị Lài cho biết:
Ông bên xã hay bên công an gì đó nói là đến thăm xem có tổn hại gì không để cho bồi thường nhưng chồng tôi nói không cần tiền của các ông.
Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng cho biết những nạn nhân cũng thông báo với ông về những chuyến thăm của đại diện chính quyền địa phương đến nhà nhưng không được người dân đón tiếp.
Tôi đến mấy người bị đánh trọng thương ở đây thì họ bảo có mấy người ở chính quyền xã đến thăm hỏi, không giúp đồng xu nào. Họ nói sự việc xảy ra không ai muốn. Người dân bảo là thấy mấy người đó đến thì họ rất căm tức và không tiếp.
Theo linh mục Nguyễn Đình Thục, việc làm tiếp theo của chính quyền chỉ là biện pháp xoa dịu nhưng không có thực chất
Về phía chính quyền thì tôi nghĩ là họ vẫn thể hiện rõ bản chất của họ lâu nay là độc ác và gian dối. Nghĩa là họ đánh rồi bây giờ họ tìm cách đến giải thích hoặc xoa dịu bằng cách này hay cách khác. Họ làm theo chỉ đạo của cấp trên. Họ làm theo cách thức của ban tuyên giáo lâu nay là vừa đánh lại vừa xoa để lừa dối người dân. Lâu nay người dân trong địa bàn của tôi vẫn bị mắc lừa và vẫn tin vào sự tốt lành của chính quyền này. Nhưng bây giờ thì ít nhiều tình cảm còn sót lại giờ mất cả rồi.
Nhận chuyển đơn nhưng không một lời xin lỗi
Vào ngày 18 tháng 2, đại diện chính quyền tỉnh Nghệ An cùng đại diện công an tôn giáo đã có buổi làm việc chính thức với đại diện Giáo phận Vinh về vụ đàn áp và vụ kiện của những người công giáo đối với Công ty Formosa. Linh mục Phan Sỹ Phương, Trưởng Ban hỗ trợ các nạn nhân ô nhiễm biển Giáo phận Vinh, người có mặt trong cuộc họp cho biết về kết quả cuộc gặp
Bây giờ lãnh đạo của Nghệ An sẽ đứng ra nhận đơn để chuyển chứ đi xa thì không đi. Theo nguyên tắc là chuyển vào tận nơi xảy ra, nơi đóng đô của công ty nhưng mà đi như vậy thì nguy hiểm cho dân cho nên chính quyền Nghệ An hứa là đứng ra nhận đơn. Có thể sắp tới một số đại diện ban sẽ chuyển đơn cho họ.
Tổng số có 619 đơn kiện của các hộ gia đình ở Giáo xứ Song Ngọc dự định nộp lên tòa thị xã Kỳ Anh hôm 14 tháng 2, với tổng tiền đòi bồi thường lên đến 450 tỷ đồng. Những người nộp đơn là những người làm nghề biển và cho rằng họ đã bị thiệt hại nặng nề do thảm họa biển miền Trung mà Công ty Formosa của Đài Loan gây ra từ hồi tháng 4 năm ngoái. Những hộ này không nằm trong danh sách đền bù của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đã xác định chỉ có 4 tỉnh miền Trung chịu thiệt hại của Formosa là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế.
Chính quyền tỉnh Nghệ An hứa sẽ chuyển đơn của những người khiếu kiện lên tòa ở tỉnh Hà Tĩnh và cũng hứa sẽ trả lời kết quả. Tuy nhiên linh mục Phan Sỹ Phương cho biết ông cũng chỉ biết hy vọng chứ không chắc tòa sẽ chấp nhận đơn của người dân.
Hồi tháng 10 năm ngoái, tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng thông báo trả lại hơn 500 hồ sơ kiện của ngư dân huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An kiện Công ty Formosa. Lý do được đưa ra là các đơn không đưa ra được tài liệu, chứng cứ chứng minh về những thiệt hại thực tế.
Điều đáng chú ý là cũng tại cuộc họp giữa đại diện người công giáo Vinh và chính quyền tỉnh Nghệ An, phía chính quyền địa phương đã không đưa ra một lời xin lỗi chính thức nào đối với những nạn nhân của vụ đàn áp, mặc dù theo linh mục Phan Sỹ Phương thì buổi nói chuyện rất thẳng thắn.
Nhận lỗi thì tôi nghĩ là bữa đó cũng không nhận lỗi cái gì nhưng hai bên thông tin cho nhau và nhìn nhận vấn đề chứ không có nhận lỗi gì hết.
Linh mục Phan Sỹ Phương cho rằng buổi gặp khó có thể giúp hàn gắn lại lòng tin của người dân với chính quyền mà chỉ để tìm ra hướng giải quyết vụ nộp đơn kiện của người dân.
Còn đối với chị Bùi Thị Lài, vụ đàn áp mà chị gọi là dã man đã khiến chị nhận ra sự tàn bạo của chính quyền. Nhưng chị nói chị vẫn cầu nguyện chúa và đức mẹ cho những người đã đánh đập chị để chúa hoá giải cho họ.
V.H.
No comments:
Post a Comment