9/30/2016

BẾ TẮC

Huỳnh Ngọc Chênh
9/30/2016


Những người cộng sản đang cai trị đất nước chưa bao giờ lường hết sức bung lên của người dân Việt sau bao năm bị quản thúc dưới cơ chế độc đảng phản động.
Chính sức bung lên đó đã làm tan nát hàng rào bao cấp để đưa sinh hoạt người dân về với cơ chế thị trường.
Ít ai nghĩ rằng chính những người chạy chợ mang vài viên thuốc tây trong túi quần, mang vài đôi dép nhựa cùng một chiều dưới chân, khoác trong người hai ba lớp áo quần để mở "cừa hàng lưu động" bán thuốc tây, bán thời trang trước chợ Bến Thành là những người tiên phong phá tan thành luỹ bao cấp.
Nhưng chính cơ chế thị trường bung ra tự phát ấy, cộng thêm cái định hướng XHCN quái dị, đã làm nó phát triển hỗn loạn và méo mó dẫn theo sinh hoạt của toàn xã hội cũng hỗn loạn và méo mó tương thích.
Sài Gòn và Hà Nội là hai trung tâm đỉnh cao của sự hỗn loạn và méo mó.
Có nhiều cái để dẫn ra, nhưng rõ nét và bức thiết nhất hiện nay là giao thông đô thị và thoát nước.
Những người lãnh đạo hai đô thị lớn nhất nước nầy, từ trước đến ngay hiện nay đều không có kiến thức cơ bản về quản lý đô thị. Họ là những nhà chính trị được xây dựng lên để cai trị chứ không phải để quản trị, do vậy họ chỉ được học chính trị cao cấp theo kiểu của cộng sản chứ không hề được học về quản lý đô thị.


Quy hoạch sai và manh múm về nhà ở và giao thông, cho phát triển xe hai bánh áo ạt là nguyên nhân đưa đến tình trạng hoàn toàn bế tắc về giao thông và thoát nước của hai thành phố lớn hiện nay.
Từ những năm 90 của thế kỷ trước các bài báo cảnh báo về việc cho nhập xe gắn máy ào ạt (của tôi và của vài nhà chuyên môn) không những bị nhà cấm quyền lạnh nhạt mà còn bị phản ứng tiêu cực của phần lớn xã hội. Hồi đó dùng biện pháp hành chánh hoặc kinh tế ngăn cấm xe gắn máy đồng thời với việc phát triển mạng lưới giao thông công cộng còn kịp, chứ bây giờ thì không thể nào làm được nữa.

Vấn nạn kẹt xe và ngập nước của hai đô thị lớn rơi vào thế bế tắc không có lối ra.

Ấy thế mà lãnh đạo đất nước hiện nay lại phân về hai thành phố này những người cai trị nhằm phục vụ mục tiêu đấu đá nội bộ tranh giành quyền lực chứ không phải nhằm mục tiêu giải quyết những vấn nạn bức thiết của xã hội và của người dân.

Sau đại hội 12, đưa về Sài Gòn và Hà Nội một ông Đinh La Thăng và một ông Hoàng Trung Hải quá nhiều lỗi lầm để cô lập hoặc để tạo vây cánh chứ không phải đưa về những người quản lý đô thị tài năng để giải quyết bức xúc đô thị.

Giữa lúc Sài Gòn đang ngập toàn diện thì người lãnh đạo cao nhất đang nằm trên lửa để đối phó với bản cáo trạng gần như chính thức từ nội bộ tung ra, mà nếu đúng theo đó có thể đưa ông ra toà nhận mức án tử hình chứ không thể nhẹ hơn. Lòng dạ ông ta bây giờ chỉ tràn ngập chuyện chống án chứ còn chỗ nào nữa cho việc chống ngập và chống kẹt.

Ông Hà Nội cũng chẳng hơn gì, đang ngay ngáy lo lục lại hồ sơ tội lỗi cũ để bưng bít và lo đi cúng bái tứ phương để tìm chữ yên thân chứ lòng dạ nào mà lo yên dân, yên nước.

Ôi, chưa bao giờ thấy Mao lại đúng như bây giờ ở VN, phải làm cho thiên hạ đại loạn...

Các ông làm loạn để cai trị chứ chưa hề nghĩ đến việc quản trị để yên dân.

Bế tắc, không chỉ Sài Gòn- Hà Nội và không chỉ giao thông- thoát nước, mà toàn tập bế tắc.

HNC

Clinton và Trump đổi chiến thuật sau lần tranh luận thứ nhất

Sổ Tay Bầu Cử
9/30/2016

Lần tranh luận thứ nhất giữa Trump và Clinton đã chấp dứt được 5 ngày nhưng dư âm vẫn còn đang xôi sục. Trump nhiều lần tuyên bố là mình thắng vì các cuộc thăm dò của các đài trên mạng đều có kết quả là Trump thắng từ 80% đến 90% của tổng số người gọi vào hay bấm con chuột chỗ Trump thằng. Lối thăm dò này người ta gọi là "Reader Polls", nghĩa là đọc giả của đài đó tự do bấm nút, không giới hạn chỉ một lần.

Clinton thì tuy không tuyên bố chính thức là mình thắng nhưng những người ủng hộ đưa ra những (không nhiều) thăm dò có tính cách khoa học hơn, theo đúng nguyên tắc thống kê và thăm dò. Theo đó, Clinton thắng lần tranh luận này, dù không nhiều hơn Trump với con số đáng kể.

Cho đến hôm nay thứ Sáu 9/30, những kết quả của một số hãng thống kê cho biết là Clinton bắt đầu quật ngược lại và dẫn đầuTrump trong tiểu bang Florida từ 2% đến 4%. Tiểu bang quan trọng này, với 29 số phiều cử tri đoàn, có vẻ đang ngả về Clinton vì Trump đang bị Newsweek đưa ra một bài báo tố cáo rằng Trump trong năm 1998 đã lén lúc tìm hiểu việc làm ăn với Cuba, khi mà đang có lệnh của nước Mỹ cấm cản việc này. Florida có rất nhiều người đứng tuổi không muốn làm ăn với Cuba, và nếu tin này có thực thì Trump khó có thể thắng ở Florida vì ở đây, số phiếu của ngưòi Cuba rất quan trọng. Ngoài ra Clinton cũng đang nỗ lực tranh phiếu của trên 1.7 triệu cử tri da đen.

Clinton cũng đang có nhiều phiếu hơn tại North Carolina, Colorado, Nevada và có thể thắng Trump ở hai tiểu bang này mà trước đây Trump dẫn đầu. Nevada đang đỏ nhạt trở thành xanh nhạt, nghiêng về Clinton.

Ohio cũng là một tiểu bang quan trọng, Clinton và Trump thay nhau đẫn truóc người kai. tuy nhiên trong vài tuần này, Trump dẫn trên Clinton khỏang 2% số phiếu thăm dò. Tờ báo Cộng Hoà Bảo Thủ Cincinati Enquirer của Ohio mới ủng hộ Clinton, sau 76 năm ủng hộ ứng cử viện Cộng Hòa, có thể làm đảo cán cân giữa Trump và Clinton. Trump đang dẫn đâu Clinton khoảng 1% cho đến lúc này.

Ở Arizona, tờ báoArizona Republican cũng ra mặt ủng hộ Clinton sau 126 năm ủng hộ ứng cử viên Cộng Hoà, tuy nhiên Trump vẫn dẫn nhiều hơn Clinton ở tiểu bang này.

Tờ báo USA Today, một ờ báo phát hành khắp nước Mỹ cũng không muốn dân bầu cho Trump (USA Today, Arizona Rep và Cincinati Enquirer đều có 1 chủ).

Trump sau một tuần choáng váng vì bị tấn công, đang có kế hoạch phản hồi và Trump củng những nguòi ửng hộ đang đánh vào đời tư và quá khử của Bill Clinton, với hy vọng làm xấu vài trò và hình ảnh của bà Clinton, trong quá khứ đã không bỏ Clinton, lại còn chỉ trích những người mà Bill Clinton có liện hệ tình dục.

Clinton cũng không vừa, vì sau khi nói Trump không có những ngôn ngữ tốt đẹp với phụ nữ không đẹp hay mập trong buổi tranh luận, đã giúp cựu hoa hậu thế giới là cô Machado ra một Video cũng như họcp báo để hâm nóng lại đề tài này. Điều đó khiến Trump đã viết trong Twitter lúc 3,4 giờ sáng phê bình Machado thậm tê và rủ độc giả hãy kiếm và xem video Machado làm tình. Clinton cứ thỉnh thoảng lại chọc giận vài câu để Trump tiếp tục viết về phụ nữ. Clinton cũng đang đổi chiến thuật, không nhắm vào những thành phần bảo thủ của đảng Cộng hòa nữa, mà tập trung vào những lá phiếu khác. Nhóm của Clinton bằt đầu đi vào sâu từng khu vực (ground game) để khuyến khích người đi bầu, và để vận động One To One.

Chúng ta sẽ chờ xem chuyện gì sẽ đến vào chiều nay và ngày mai.

Mấy hôm truóc nmvn có đăng lên một biểu đồ của trang fivethirtyeight.com về sự thăm dò ai thắng thua, hôm nay nmvn sẽ đăng tin tức thăm dò mới nhất (trang này update từng giờ hay mỗi khi có sự mới lạ về thống kê hay thăm dò dư luận):


Ngày 9/26/2016 và ngày 9/30/2016:



 9/30/2016 (ngày 9/26 Clinton có hơn Trump 10% cơ hội thắng, ngày 9/30, cơ hội này đã tăng lên tới 34.6%)


9/26/2016:

 9/30/2016:

9/26/2016:

9/30/2016: (Florida, Trump ngày 9/25 dẫn R+1.0, ngày 9/30, Clinton dẫn lại D+0.9. 1,9% thay đổi lợi cho Clinton.)





9/26/2016

Tin mới nhất về buổi tranh luận của 2 ứng cử viên TT tối nay 9/26/2016

Sổ Tay Bầu Cử
9/26/2016

3 tiếng nữa Clinton và Trump sẽ tranh luận. Nhiều hãng thống kê đandg thăm dò dư luận mỗi giờ và cho đến lúc này, Clinton đang dẫn đầu trên toàn quốc với 5%. Nếu không có đảng Libertarian và Green thì Clinton dẫn 7%.

Clinton sẽ bị (được) hỏi trước, và theo dự đoán thì câu hỏi đầu sẽ là câu hỏi về Do Thái: Clinton có ủng hộ Thủ Đô của Do Thái là Jesuralem hay không (vì Trump hôm qua đã hứa với Thủ tướng Do Thái điều này nếu Trump là tổng thống Mỹ). Clinton ở trong thế phải trả lời.

Trong lần tranh luận này, người ta đặt nhiều áp lực trên Clinton vì bà đã ở trong chính trường trên 24 năm, nên có nhiều kinh nghiệm và nói giỏi là chuyện tự nhiên. Còn Trump, người ta đã quen với lối nói ngang, nói đại của Trump rồi nên nếu Trump có hiền lành hơn, thì chỉ có tốt hơn cho ông ta thôi.

Gửi bạn một thăm dò của hãng Fivethirtyeight.com. Bạn đọc sẽ so sánh trong vài tiếng nữa hay trong 1 hay 2 ngày, chắc chắn sẽ có những thay đổi nhiều:


Biểu đồ này cho biết ngay lúc này, Clinton có 55% cơ hội thắng đối với 45% của Trump. Những tìểu bang màu Xanh Nhạt hay Hồng Nhạt là những tiều bang còn ngang ngửa, chưa biết sẽ bầu cho ai.



Biều đồ này chỉ sự thay đổi về phần trăm được làm tổng thống của Clinton hay Trump. Chỉ mới hôm qua Clinton có 60% cơ hội, hôm nay đã xuống đến 55%. Trước đó nữa , khoảng giữa tháng 8, Clinton có đến 85% thắng cử.

Biểu đồ dưới đây là kết quả sự thăm dò của những tiểu bang Xôi Đậu, hay Swing states, hay Chưa Ngã Ngũ. Thí dụ Florida, R+1.0, nghĩa là Florida đang nghiêng về đảng Cộng Hoà (Trump), Trump hơn Clinton 1.0%. Còn con số 17.8% cho biết là kết quả của tiểu bang này có 17.8% ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử. Tiểu bang kế là Pennsylvania, với Dân chủ hay Clinton dẫn đầu với 2.6%  D+2.6



9/25/2016

Clinton gài Trump vào thế phải quyết định không mời Gennifer vào dự ngồi hàng đầu trong buổi tranh luận

Sổ Tay và Bầu Cử
9/25/2016

Sáng nay, văn phòng ứng cử của Clinton ra tuyên bố liên quan đến Trump mời Gennifer, rằng "Trong khi Clinton dự định tranhluận với rump về những vấn đề quan trọng của nước Mỹ, thì Trump lại muốn buổi tranh luận đi về hướng khác (ý nói lại mang đời tư của Bill Clinton ra để tạo sự chú ý của người nghe tranh luận)". Không hiểu có phải vì lý do đó hay không, mà bà Conway, Campain Manager của Trump mới tuyên bố rằng Trump không mời Gennifer Flowers tham dự nữa..

Theo sự thăm dò mới nhất của Washington Post và NBC thì tên 1/3 cử tri người được thăm dò cho biết là cuộc tranh luận này rất quan trọng cho quyết định của họ, là sẽ bầu cho ai.

Cũng theo thăm dò mới nhất cuả ABC, Clinton chỉ hơn Trump có 2% số phiếu trên toàn quốc, mà sự sai biệt của thống kê là 2.5-3.5% nên coi như là 2 bên ngang ngửa.

Trong khi đó ứng cử viên của đảng Green Party và Libertarian được khoảng 7% số phiếu. Nếu giống như năm 2000, khi đảng Green Party giúp Bush đánh bại Dân Chủ, liệu hai ứng cử viên này sẽ lại lấy phiếu của Trump hay Clinton, để làm nghiêng cán cây hay không?

Ảnh hưởng (dấu hiệu) của Do Thái trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ: Clinton và Trump gặp riêng Thủ tướng Do Thái trước ngày tranh luận


Sổ Tay Bầu Cử
9/25/2016

Chỉ một ngày truóc khi tranh luận, Clinton và Trump đều bỏ thì giờ quan trọng ra để gặp riêng Netanỳahu, Thủ tướng Do Thái khi ông này còn ở lại NewYork sau khi họp Hội Đồng LIên Hiệp Quốc, và nội dung của 2 cuộc họp này đều không được tiết lộ. Điều này nói lên sự quan trọng của Do Thái trong cuộc bầu cử và cũng nói lên ảnh hưởng của giới tư bản Do Thái đối với nền chính trị của nước Mỹ và khiến chúng ta nhớ lại ảnh hưởng của Do Thái trong thời chiến tranh Việt Nam trước 1975.
Năm 1972, khi Kissinger, Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Nixon, một nguòi gốc Do Thái đã tìm cách chấm dứt chiến tranh Việt Nam để những số tiền chi tiêu cho chiến tranh Việt Nam sẽ là những số tiền chi cho Do Thái và bảo vệ Do Thái. Ông tướng Một Mắt của Do Thái cũng tuyên bố rằng, Mỹ và VNCH phải thua CSVN, thì sau này mới thắng được. "Tất cả chỉ vì Do Thái, cho Do Thắi"....
Chính trị của nươc Mỹ khó hiểu nhưng cũng .... dễ hiểu

Sau đây là một bài báo hôm nay 9/25/2016 nói về sự gặp gỡ riêng này, cùng một số lời bình luận của nguòi Mỹ:

Netanyahu to meet Clinton and Trump during U.S. visit: sources

Reuters 21 hours ago 

Truyền thông mạng đang đi trước báo chí

  • 24 tháng 9 2016
Tiến sỹ Khuất Thu Hồng
Image captionTiến sỹ Khuất Thu Hồng cho rằng truyền thông mạng đang phát huy được sức mạnh giám sát và phản biện của mình và ngày càng phát triển rộng rãi.
Truyền thông mạng xã hội, truyền thông 'lề dân' hay 'lề trái' đang 'đi trước' báo chí chính thống của nhà nước và loại hình truyền thông này thực sự đang phát huy được sức mạnh 'giám sát, phản biện', theo ý kiến của chuyên gia và khách mời Bàn tròn trực tuyến của BBC.
Trao đổi với Bàn tròn thứ Năm về chủ đề 'Truyền thông dân và phản ứng quan' hôm 22/9/2016, Tiến sỹ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) từ Hà Nội, nói:
"Mạng xã hội ngày nay đang ngày càng trở thành một kênh thông tin để cho các vị lãnh đạo, các cơ quan thực thi công vụ, những cơ quan công quyền của nhà nước tham khảo, nó càng ngày càng trở nên một kênh thông tin để tham khảo và hành động.
"Việc hai vị bí thư ở hai tỉnh phải có phản hồi ngay lại dư luận ở trên mạng xã hội bắt đầu phản ánh việc các vị hành động, cũng như chuyện Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có phản hồi lại dư luận xã hội trên mạng về đoàn xe hộ tống của Thủ tướng đi vào Hội An cho thấy không chỉ là nghe...
"Tôi tin rằng từ trước đến bây giờ nguồn thông tin ở trên mạng vẫn được tham khảo, vẫn được nghiên cứu, có thể nói rất là kỹ, nhưng để phản hồi, để có những hành động, thì bắt đầu từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tiếp đây là hai ông bí thư với tư cách là những vị lãnh đạo cấp cao.
"Ngoài ra, mạng xã hội cũng là nguồn thông tin mà tôi thấy hiện nay rất thú vị ở chỗ rằng những thông tin từ mạng xã hội lại đi trước báo chí và nó trở thành nguồn dinh dưỡng, hay nguồn cung cấp thức ăn rất phong phú cho báo chí.
"Nhiều khi báo chí lại đến sau mạng xã hội. Ví dụ như chuyện chở tử thi ở Sơn La chẳng hạn, có một ai đó chụp được một cái ảnh đưa lên và lúc đó báo chí đưa vào và mạng xã hội cũng lên tiếng rất là mạnh mẽ và cuối cùng chính quyền tỉnh Sơn La, Bệnh viện Lao ở tỉnh Sơn La và ngành y tế đã phải vào cuộc.
"Tôi thấy rằng mạng xã hội hiện nay thực sự đang phát huy được sức mạnh của nó, sức mạnh giám sát, sức mạnh phản biện, sức mạnh cung cấp thông tin và chia sẻ thông tin ngày càng rộng rãi hơn và tôi cũng xin chia sẻ với nhà báo Trương Duy Nhất cũng như chị Mạc Việt Hồng (khách mời tại Bàn tròn) rằng chính quyền, các nhà lãnh đạo đã bắt đầu có những phản hồi tích cực hơn với những thông tin từ mạng xã hội.
"Bằng chứng là việc hai ông Bí thư (Tỉnh ủy) phải thanh minh, rồi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý xin lỗi việc làm của đoàn xe hộ tống của ông, cho thấy rằng bây giờ không phải lúc người ta có thể bỏ qua mạng xã hội nữa rồi, mà phải sử dụng nó, đấy là một cách phản ứng rất thông minh, một cách phản ứng rất sáng suốt, tôi cho là như vậy," Tiến sỹ Xã hội học Khuất Thu Hồng nói với BBC.

'Chuyên nghiệp hơn rất nhiều'

Image captionPhóng viên Lan Phương của BBC cho rằng chất lượng của truyền thông mạng nói chung đã được nâng cao rất nhiều.
Phóng viên Lan Phương của BBC Việt ngữ từ Bangkok, trong tư cách khách mời, chia sẻ với Bàn tròn một nhận định về chất lượng của truyền thông mạng xã hội ở Việt Nam:
"Lý do mà các quan chức (Việt Nam) đã phản hồi rất nhanh trước sự kiện này cho thấy có một yếu tố mà chúng ta quên nhắc đến đó là trình độ của chính độc giả và những người tạo ra thông tin trên mạng đã tăng lên rất nhiều so với trước đây.
"Có thể lấy một ví dụ là trước đây chúng ta đọc thấy một tin trên mạng xã hội thì nó có thể chỉ là một vài cái hình, có rất nhiều cảm tính, bình luận, vì tôi nghĩ rằng người đọc và người tạo thông tin trên mạng xã hội thời điểm đó chắc chắn ban đầu không phải là những nhà báo chuyên nghiệp.
"Họ viết một cách bản năng, viết những cảm giác của họ và họ chưa thuyết phục được độc giả vào thời điểm đó, nhưng đến thời điểm này họ đã càng ngày càng chuyên nghiệp hơn.
"Ví dụ, khi một sự việc nào đó xảy ra thì họ bật máy và làm 'live-stream' (trực tiếp), sau đó họ gọi điện đến các cơ quan để xác minh, sau đó họ đối chiếu thông tin với những trang chính thức của chính phủ.
"Tôi lấy ví dụ việc ông Bí thư Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh, có nhiều người thân làm các vị trí, thì các trang đó đã đi tìm thông tin của ông ở trên các trang chính thức của nhà nước, sau đó họ đối chiếu lại rồi mới đăng bài.
"Tức là họ có đi qua quá trình xử lý thông tin như nhà báo chúng tôi, họ không còn dừng lại ở mức mô tả thông tin nữa, họ đã xử lý thông tin. Rồi lấy ví dụ ông Nguyễn Xuân Phúc đi vào phố cổ, rất nhiều ý kiến nói là Thủ tướng 'trăm công, nghìn việc' nên không thể đi bộ vào được.
"Thế nhưng có những người đã đo khoảng cách con phố đó để nói rằng con phố đó rất là ngắn và lẽ ra để tỏ ra văn minh thì Thủ tướng có thể đi bộ vào. Thế tức là sự phản biện của cư dân mạng đã tăng trình độ, điều đó khiến cho nhà nước cảm thấy rằng không thể nào dừng ở mức độ im lặng được nữa.
"Và họ phản ứng lại, họ đang đối thoại với những thông tin ngày càng có uy tín hơn, chứ không phải là đối thoại như những cuộc tranh cãi lộn xộn ở ngoại chợ ngày trước nữa," nhà báo Lan Phương nói với Tọa đàm.

Chính thống và ba sàm

Nhà báo Mạc Việt HồngImage copyrightMAC VIET HONG
Image captionNhà báo Mạc Việt Hồng cho rằng truyền thông mạng xã dù ở mô hình xã họi nào cũng đều có những tác động tích cực.
Từ Warsaw, thủ đô Ba Lan, nhà báo Mạc Việt Hồng bình luận với bàn tròn về vai trò và tác động xã hội của truyền thông mạng xã hội ở nước này, bà nói:
"Tôi nghĩ rằng mạng xã hội này đối với bất kỳ nước nào, tùy theo mô hình chính trị của mỗi nước có thể có những tác động khác nhau, nhưng ở bất kỳ mô hình xã hội nào thì nó đều có những tác động tích cực nhất định.
"Ở Ba Lan, người ta có quyền tự do hội họp, tự do biểu tình, có điều gì đó bất bình với chính phủ, gần đây nhất là cuộc 140 nghìn người kéo đi biểu tình, thì những cuộc biểu tình đó người ta đều hô hào trên mạng xã hội.
"Và cái đó mạng xã hội có thể biến thành các cuộc biểu tình, ở Việt Nam quyền biểu bình vẫn còn bị ngăn chặn, cho nên mạng xã hội ở một mặt nào đó chưa có một tác động trực tiếp như đối với ở Ba Lan mà chỉ sau một cuộc kêu gọi, chỉ sau một, hai, ba ngày, một trăm nghìn người có thể xuống đường ngay.
"Ở Việt Nam, vì những lý do mà ai cũng biết, chúng ta chưa thể có được những sự kiện như thế," nhà báo Mạc Việt Hồng nói với BBC.
Cũng tại cuộc Tọa đàm, nhà báo Trương Duy Nhấtcho hay ông đánh giá cao hành động của các quan chức ở Việt Nam khi họ có phản hồi với mạng xã hội, ông nói:
"Tôi đánh giá cao sự phản ứng trả lời lại của phía các quan chức, bởi vì nếu anh không trả lời, anh tạo một hình ảnh xấu, hành vi xấu cho các quan chức đó.
"Ví dụ như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc..., nếu mà ông không trả lời chuyện đó, thì nó tạo ra một hình ảnh rất xấu của Thủ tướng, nhưng khi ông chọn cách đối thoại như thế, thì ông lại lấy điểm rất nhanh và lấy điểm rất sáng trong cách nhìn của người dân, của bạn đọc."
Nhân đây, blogger từ Đà Nẵng cũng đưa ra một bình luận mang tính so sánh giữa tính chất của truyền thông mạng xã hội và báo chí chính thống nhà nước qua một sự kiện thời sự là vụ xét xử phúc thẩm blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và động sự:
"Ngày nay đang xét xử Ba Sàm, thì có một câu nhận định là báo chí chính thống toàn nói chuyện ba sàm, nhưng trang Ba Sàm thì toàn nói chuyện chính thống," nhà báo Trương Duy Nhất nói với BBC.
Nhà báo, blogger Trương Duy Nhất
Image captionNhà báo, blogger Trương Duy Nhất đánh giá cao hành động phản hồi mạng xã hội của các quan chức ở Việt Nam mới đây.