4/21/2015

Người Nhật nói thẳng vụ tắm miễn phí công viên Hồ Tây

                   
Nhiều ý kiến của người nước ngoài đang sống tại Việt Nam khi thấy hình ảnh trèo rào, sàm sỡ phụ nữ trong công viên nước Hồ Tây vừa qua:                   

Ryosuke Fujii: "Người Việt Nam như thế là bình thường"

Là người học tập và làm việc ở Việt Nam hơn 2 năm, khi nhìn thấy những hình ảnh được phản ánh trên báo ở công viên nước Hồ Tây ngày 19/4, Ryosuke Fujii (người Nhật Bản) không cảm thấy quá bất ngờ.

Bởi anh cho rằng: “Người Việt Nam như thế là bình thường. Nếu Việt Nam không như vậy thì không vui nữa”. Nhận xét của anh khá cay đắng khi nhìn nhận về cách ứng xử của người Việt trong mắt người nước ngoài.

Anh dẫn chứng tình trạng giao thông hỗn loạn, chen lấn, lượn lách trên vỉa hè, bấm còi inh ỏi thậm chí là xung đột va chạm vào giờ cao điểm tại Hà Nội, hay cảnh tượng người mua xăng ở trạm không theo hàng lối, trật tự mà lộn xộn...

So sánh ở Nhật, anh nói người Nhật Bản trong giờ cao điểm bị tắc đường hàng dài khi tham gia giao thông nhưng không có chuyện chen lấn lên vỉa hè. Người dân luôn xếp hàng đúng lối khi đợi tàu điện ngầm.


Hình ảnh đám thanh niên "vây" một cô gái bị rách bikini tại công viên nước hồ Tây.

“Đó là những điều mà tôi chứng kiến hàng ngày và không cảm thấy bất ngờ khi người dân Việt Nam trèo hàng rào, chen chúc nhau để tắm miễn phí mặc dù bảo vệ đã ngăn cản vì quá đông người rồi”, anh Ryosuke nói.

Anh nói cảnh tượng này hiện nay ở Nhật Bản đương nhiên không bao giờ xảy ra, nếu có thì xảy ra cách đây 10 hay 20 năm về trước.

“Những đứa trẻ Nhật từ khi bắt đầu đến trường đều được dạy văn hóa xếp hàng, cư xử văn hóa và lớn lên chúng vẫn vậy”, anh Ryosuke cho hay.

Khi chúng tôi cho anh xem đoạn video clip ghi lại cảnh cô gái mặc bikini màu đỏ bị cả đám đông con trai reo hò tấn công trêu chọc đến tuột cả nội y, người đàn ông Nhật Bản này kêu lên: “Ối giời ơi!”.

Anh bảo mình thực sự “sốc” vì ở Nhật những người có hành vi xấu với phụ nữ trên xe buýt như sàm sỡ nếu bị phát hiện đều bị bắt giam và bị buộc thôi việc tùy vào mức độ.

Blonde Thảo Nguyễn: “Đừng làm xấu mặt đàn ông Việt”

Hiện nay Blonde Thảo Nguyễn (24 tuổi) là thiết kế thời trang và cô làm việc tại Việt Nam được 6 tháng nay. Cô mang dòng máu lai Hàn - Việt (gốc Hàn Quốc) và đã từng ở Nga, Thái, Triều Tiên.

Mặc dù chưa tiếp xúc nhiều với người Việt nhưng trước sự việc xảy ra ở công viên nước Hồ Tây hôm 19/4, cô cho biết mình vô cùng thất vọng về cách ứng xử "tồi tệ, không đẹp mắt" của đại đa số những thanh niên hôm đó.

“Thật không ngờ khi chỉ vì một ngày mở miễn phí 2 tiếng đồng hồ lại khiến sự việc trở nên hỗn loạn như vậy.

Còn những hành vi của các bạn nam đối với phụ nữ thì cực kỳ xấu. Họ không giúp đỡ mà còn châm chọc, thậm chí là tranh thủ có hành vi đồi bại nữa.

Tôi mong các bạn hãy trưởng thành hơn nữa chứ đừng làm xấu mặt con trai, đàn ông Việt Nam", Blonde Thảo Nguyễn thẳng thắn.


Người dân trèo rào vào công viên nước Hồ Tây vào sáng 19/4

Cô cho rằng, vấn đề ứng xử của nam giới trong trường hợp này chủ yếu do ý thức và cô hy vọng các bài học giáo dục công dân, ý thức về lối sống được đề cao hơn trong trường lớp tại Việt Nam.

Anh Xomchit Rorward (22 tuổi, mang 2 dòng máu Việt - Lào) nói: “Mình cảm thấy buồn, sững sờ và thấy phản cảm nhất là hình ảnh cô gái trẻ bị nhiều nam thanh niên quây trêu chọc, hò reo, sàm sỡ đến khi cô ấy bị rách bộ bikini.

Thực sự hành động đó rất đáng xấu hổ! Việc xé rách hoặc thấy một cô gái có bộ đồ bikini bị rách lại tập trung vào trêu trọc là một việc khó chấp nhận được. Nếu cô gái bị rách bikini, bị trêu chọc đó là người yêu bạn hay là em gái của bạn, bạn có xót không?".

Nên học cách cư xử của người Nhật Bản

Bạn đọc T-Vinh chia sẻ trên báo Đất Việt: "Giáo dục phải từ trong trứng nước trong đó môi trường gia đình, nhà trường là quyết định tất cả. Khi đến cả người lớn không làm được gương cho trẻ nhỏ thì đứa trẻ sẽ học những điều hay lẽ phải của ai đây?

Người Việt Nam nên chăng phải học về cách cư xử của người Nhật Bản. Mặc dù thiên tai động đất như vậy nhưng mọi người từ người lớn đến trẻ con rất có ý thức như việc đứng xếp hàng trật tự để nhận hàng cứu trợ..."

Còn bạn có nickname là Hay nói: "Biết nói làm sao nhỉ? Thôi cơ chế thị trường mà, phải nhanh, mạnh nếu không là chết, mắc người phía sau kêu cứu. Ngẫm lại câu chuyện người Nhật nhường nhau lúc di chuyển trong toà nhà cao tầng để tránh động đất sóng thần mà khâm phục và ngẫm lại chuyện ở nước mình mà buồn, mà bực nhưng không hiểu sao những tật xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc là y như rằng người Việt mình cũng làm theo".


Bất chấp nguy hiểm, nhiều người trèo qua hàng rào sắt, thậm chí bế theo trẻ con để vào được công viên nước tắm miễn phí

"Cứ chỗ nào có cái chữ “miễn phí” là y như rằng, chúng ta được chứng kiến bao chuyện cười ra nước mắt. Thế nên ai, doanh nghiệp nào muốn quảng cáo hình ảnh của mình một cách nhanh nhất, ấn tượng nhất, hãy gắn hai chữ " miễn phí " vào nhé", độc giả Nguyễn Thanh Hải chia sẻ.

Bạn đọc Trần Sơn xót xa bình luận: “Niềm tin yêu, hy vọng..." là đây sao?". “Lâu lắm rồi không tắm, nghe tắm miễn phí kéo nhau đi ào ào” – bạn đọc Huu Nhat viết.

Bạn đọc Tư Nổ cảm thán: “Đi tắm mà phải cực khổ như thế sao? Về quê tôi tắm sông miễn phí cả ngày lẫn đêm, rất thoải mái”. “Cái giá của "free" (miễn phí) thường là như vậy thôi mà. May mà không có em nào té gãy cổ” – bạn đọc Nguyễn Tuấn nhận định.


Theo ĐL/ĐVO



Sau đây là một số ý kiến của người sau khi đọc bài này (không sửa đổi nội dung cũng như hình thức nên hơi khó đọc - nmvn)


Xuan Thuy 16:00 ngày 21/04/2015
Đây là kết quả của nền giáo dục chỉ biết dạy chữ, làm toán nhưng không dạy làm người. BGD chỉ lo biên soạn sách mới nặng về trí tuệ, tư duy cùng với lớp các nhà sư phạm mới xem việc kiếm tiền từ phụ huynh là mục đích chính, phụ huynh thì chỉ muốn con mình có điểm tuyệt đối để nở mày nở mặt với mọi người nên học sinh chỉ chăm chăm vào việc làm thế nào để có điểm tuyệt đối mà không ai quan tâm xem nhà trường, giáo viên có dạy con mình trở thành người tốt hay không, mục tiêu duy nhất của mọi người là học sinh phải tiến thẳng vào đại học và bỏ qua mọi thứ khác xung quanh
  • cld 20:48 ngày 21/04/2015
    TIEN HOC LE HAU HOC VAN,KHONG CON NƯA,dau sao cung co nguoi doc!!!!!
  • DNS 21:13 ngày 21/04/2015
    không đồng tình hoàn toàn với bạn, giáo dục nhân phẩm con người dù là bất cứ ở đất nước hay nền văn hóa nào thì nền tảng vẫn là ở gia đình, người thân
  • Sondaubang 15:59 ngày 21/04/2015
    He quả của nền giáo dục . Chạy theo thành tích
  • Dan Viet 16:02 ngày 21/04/2015
    Chả phải học ai cả. Dân mình trước đây có thế này đâu, những năm trở lại đây mới xuống cấp tệ hại. Tâm lý bầy đàn ngày càng xuất hiện nhiều. Chừng nào còn bầy đàn, a dua thì không thể làm được việc gì tử tế.
  • Huy 16:03 ngày 21/04/2015
    Hậu quả của nền giáo dục nhồi nhét, nhiều những mon học không để là gì khi trưởng thành. Nhưng lại quá thiếu nhiều thứ khi trưởng thành.
  • smith 16:03 ngày 21/04/2015
    đó là kết quả của một nền giáo dục kém
    • nt bình 20:49 ngày 21/04/2015
      quá tồi tệ, sao không xử cả BGĐ bể bơi

  • DO KIM ANH 15:59 ngày 21/04/2015
    THAT XAU HO CHO NGUOI VIET NAM
  • van.dng 16:14 ngày 21/04/2015
    Buồn cho "Hà Nội".
  • Nguyễn Văn Pha 16:03 ngày 21/04/2015
    Bạn Ryosoke Người Nhật thân mến, bạn nói những hiện tượng trên ở nước bạn nếu có thì chỉ xảy ra cách đây 10 hoặc 20 năm. Xin thưa với bạn, cách đây 10 hoặc 20 năm ở VN không có những hiện tượng đó.
    • cld 21:13 ngày 21/04/2015
      chinh xac do ban Pha
  • Zero 16:04 ngày 21/04/2015
    Lên xe buýt, đi xe điện ngầm, đi nơi đông người ... tật tần tật đều phải xếp hàng, do vậy họ dạy trẻ con từ thuở còn thơ về ý thức xếp hàng. Còn VN mình có NỀN VĂN MINH XE MÁY tiên tiến bậc nhất TG, do vậy cái thói mạnh ai nấy đi, chen lấn giành giật ... không biết xếp hàng là gì đã theo con trẻ từ ngày cắp sách đến trường, nó thành thói quen rồi thì khó bỏ. Cứ đến các trường tiểu học, THCS tại VN xem là biết ngay, nhếch nhác từ ngay cổng trường rồi
  • hà văn nội 17:23 ngày 21/04/2015
    Thanh niên Hà Nội giờ thật quá đáng, đó là hậu quả của người lớn mà ra


  • No comments:

    Post a Comment