2/4/2016
Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói, không dám viết. Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng, Ngô Xuân Thọ, Ngô Xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa.
Tôi không phải đảng viên và không để tâm tìm hiểu điều sau: Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng, các vị còn chờ gì nữa? Các vị không muốn hay là không dám?
Không muốn ra khỏi Đảng vì còn trông chờ gì đó hoặc ngại phải làm thủ tục này kia. Có gì mà phải thủ tục? Xin vào mới phải thủ tục chứ từ bỏ thì chỉ nói cho người ta biết là được. Không dám từ bỏ Đảng có lẽ chủ yếu là sợ. Cái sợ này do Đảng tạo ra để khống chế mọi người. Đã mang danh là trí thức thì cũng nên giảm bớt đến vứt bỏ nỗi sợ. Sợ lắm làm người ta trở nên hèn yếu và có thể rơi vào cảnh chịu nhục nhã. Tại các nước cộng sản Đông Âu, trước khi nổ ra cuộc cách mạng 1989 có rất nhiều đảng viên cộng sản từ bỏ đảng, trong đó ở Ba Lan có trên 50% đảng viên, chủ yếu là trí thức và công nhân đã vứt bỏ thẻ đảng.
Khi nhận xét về trí thức Việt Nam, ngoài những phẩm chất tốt đẹp, người ta hay đề cập đến một nhược điểm là hèn. Loại trừ những trí thức dổm, có bằng cấp, có học vị nhưng không có trình độ và phẩm chất (loại này đang nhan nhãn ở VN, đặc biệt là trong hàng ngũ quan chức và lãnh đạo), chỉ kể đến các trí thức thứ thiệt, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ thứ thiệt thì không ít trong số họ vẫn mang tiếng hơi bị hèn, thấy sai mà không dám nói, thấy đúng mà không dám làm, chỉ vì sợ, quá sợ. Mà thực ra chỉ là sợ bóng, sợ gió chứ hiện nay việc tuyên bố từ bỏ đảng, hoặc nhẹ nhàng hơn là xin ra khỏi đảng, cùng lắm là bị vài tiếng xì xào của những người kém hiểu biết chứ không đến mức bị bắt bỏ tù, bị đàn áp, đánh đập, không đến mức có ảnh hưởng xấu đến con cháu.
Trước Đại hội 12 nhiều đảng viên còn hy vọng có thể góp ý kiến để Đảng đổi mới thể chế, vì vậy có thư của 61 đảng viên, lại có thư của 128 cán bộ và trí thức gửi ĐH (cả 2 thư đều do Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu danh sách). Lại cũng có nhiều thư của cá nhân góp ý cho văn kiện, cho đường lối. Bây giờ, sau ĐH, nhiều chuyện đã rõ ràng là nếu không phụ họa, không ca ngợi đường lối của Đảng thì không thể phản biện được gì, không thể góp ý được gì, Đảng vẫn kiên trì CNML và con đường toàn trị, vẫn quyết tâm bảo vệ ý thức hệ lạc hậu.
Vậy các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép mầu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng?
Tôi nghĩ rằng, một vài người ra khỏi Đảng thì Đảng chẳng thiệt gì, nhưng nếu hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên tuyên bố từ bỏ đảng thì đó là một áp lực buộc lãnh đạo đảng phải thay đổi, phải chấp nhận cải cách. Trong việc này các trí thức nên đi tiên phong để làm gương, các vị còn chờ gì nữa?
C.N.D.
GS Nguyễn Đình Cống gửi BVN
Tôi là một trí thức già không đảng phái. Vừa rồi đọc thông báo từ bỏ ĐCSVN của GS Nguyễn Đình Cống mà cứ ngẫm nghĩ cái sự đời. Trước đây, khi đọc những bài ông viết, vạch ra sai lầm của Mác và phê phán Chủ nghĩa Mác Lênin (CNML), muốn được đối thoại với Tuyên huấn của Đảng, đề nghị Đảng thay đổi thể chế chính trị, tôi vừa cảm phục vừa coi thường. Cảm phục vì một trí thức, một đảng viên CS đã thắng được sợ hãi mà viết ra những điều nhiều người biết rõ nhưng không dám nói, không dám viết. Coi thường vì ông đã thấy CNML là sai mà vẫn đeo bám đảng, không dám từ bỏ đảng như nhiều người khác đã làm, trong đó tôi biết một số như Nguyễn Hộ, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Đăng Quang, Phạm Đình Trọng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Hữu Vinh, Trần Anh Kim, Vi Đức Hồi, Đặng Xương Hùng, Ngô Xuân Thọ, Ngô Xuân Phú và nhiều người khác nữa. Tôi đoán ông Cống này khi vào đảng cũng nhằm kiếm chút lợi lộc gì đó và cố ở lại cũng để được cái danh hão năm mươi, sáu mươi, bảy mươi năm tuổi đảng. Thế nhưng, sau khi đọc thông báo từ bỏ ĐCS của ông thì té ra không phải như thế, có thể tôi đã nghi oan cho ông, tôi không còn coi thường nữa.
Tôi không phải đảng viên và không để tâm tìm hiểu điều sau: Các đảng viên, đặc biệt là các trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng, đã thấy sự lãnh đạo của Đảng thực chất là sự toàn trị, mất dân chủ, thế mà họ vẫn cúi đầu chấp nhận thì họ phải chịu sự mâu thuẩn trong nội tâm đến như thế nào, tư tưởng, tình cảm bị giằng xé đến mức nào. Đáng lẽ như vậy thì họ không nên vào Đảng, đã lỡ vào rồi thì tìm cách ra khỏi càng sớm càng tốt. Tại sao các vị không ra khỏi Đảng, các vị còn chờ gì nữa? Các vị không muốn hay là không dám?
Không muốn ra khỏi Đảng vì còn trông chờ gì đó hoặc ngại phải làm thủ tục này kia. Có gì mà phải thủ tục? Xin vào mới phải thủ tục chứ từ bỏ thì chỉ nói cho người ta biết là được. Không dám từ bỏ Đảng có lẽ chủ yếu là sợ. Cái sợ này do Đảng tạo ra để khống chế mọi người. Đã mang danh là trí thức thì cũng nên giảm bớt đến vứt bỏ nỗi sợ. Sợ lắm làm người ta trở nên hèn yếu và có thể rơi vào cảnh chịu nhục nhã. Tại các nước cộng sản Đông Âu, trước khi nổ ra cuộc cách mạng 1989 có rất nhiều đảng viên cộng sản từ bỏ đảng, trong đó ở Ba Lan có trên 50% đảng viên, chủ yếu là trí thức và công nhân đã vứt bỏ thẻ đảng.
Khi nhận xét về trí thức Việt Nam, ngoài những phẩm chất tốt đẹp, người ta hay đề cập đến một nhược điểm là hèn. Loại trừ những trí thức dổm, có bằng cấp, có học vị nhưng không có trình độ và phẩm chất (loại này đang nhan nhãn ở VN, đặc biệt là trong hàng ngũ quan chức và lãnh đạo), chỉ kể đến các trí thức thứ thiệt, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ thứ thiệt thì không ít trong số họ vẫn mang tiếng hơi bị hèn, thấy sai mà không dám nói, thấy đúng mà không dám làm, chỉ vì sợ, quá sợ. Mà thực ra chỉ là sợ bóng, sợ gió chứ hiện nay việc tuyên bố từ bỏ đảng, hoặc nhẹ nhàng hơn là xin ra khỏi đảng, cùng lắm là bị vài tiếng xì xào của những người kém hiểu biết chứ không đến mức bị bắt bỏ tù, bị đàn áp, đánh đập, không đến mức có ảnh hưởng xấu đến con cháu.
Trước Đại hội 12 nhiều đảng viên còn hy vọng có thể góp ý kiến để Đảng đổi mới thể chế, vì vậy có thư của 61 đảng viên, lại có thư của 128 cán bộ và trí thức gửi ĐH (cả 2 thư đều do Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đứng đầu danh sách). Lại cũng có nhiều thư của cá nhân góp ý cho văn kiện, cho đường lối. Bây giờ, sau ĐH, nhiều chuyện đã rõ ràng là nếu không phụ họa, không ca ngợi đường lối của Đảng thì không thể phản biện được gì, không thể góp ý được gì, Đảng vẫn kiên trì CNML và con đường toàn trị, vẫn quyết tâm bảo vệ ý thức hệ lạc hậu.
Vậy các đảng viên, đặc biệt là đảng viên trí thức, đã thấy rõ CNML là sai, CNCS là không tưởng, thấy rõ không thể bằng việc góp ý kiến để Đảng thay đổi, là những người yêu nước chân chính, muốn phát triển đất nước để mang lại tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân, để thoát khỏi gông cùm ý thức hệ cộng sản, thì còn chờ đợi gì nữa, còn trông mong vào phép mầu nào nữa mà không tuyên bố từ bỏ đảng?
Tôi nghĩ rằng, một vài người ra khỏi Đảng thì Đảng chẳng thiệt gì, nhưng nếu hàng vạn, hàng chục vạn đảng viên tuyên bố từ bỏ đảng thì đó là một áp lực buộc lãnh đạo đảng phải thay đổi, phải chấp nhận cải cách. Trong việc này các trí thức nên đi tiên phong để làm gương, các vị còn chờ gì nữa?
C.N.D.
GS Nguyễn Đình Cống gửi BVN
No comments:
Post a Comment