4/30/2016
Hỏi bạn về ngày 30/4/2016
Chào bạn đọc,
Khi bạn vào trang nmvn để đọc, thì chắc những câu hỏi sau sẽ không cần thiết. Tuy nhiên, mời bạn tự trả lời những câu hỏi sau đây:
1. Ngày 30/4/2016 bạn đã/sẽ đi coi đốt pháo bông để vui mừng ngày CSVN chiếm được chính quyền từ VNCH?
2. Bạn nghĩ rằng CSVN đã giải phóng miền Nam khỏi sự nghèo đói, bóc lột và sự cai trị của đế quốc Mỹ?
3. Bạn có muốn đi biểu tình ngoài Hà Nội ngày 1/5/2016 để chống lại sự ô nhiễm mội trường không?
4. Bạn có nghĩ rằng CSVN đã nhượng bộ quá nhiều cho Hoa cộng không?
5. Bạn có nghĩ rằng đất nước Việt Nam đã phần nào bị mất vĩnh viễn vào tay Hoa cộng không?
6. Bạn có đặt niềm tin vào giới lãnh đạo hiện nay là sẽ hành động có hiệu quả mang lại hạnh phúc, cơm no áo ấm cho những người nghèo VN không?
7. Bạn có suy tư nhiều về tình trạng đất nước hiện nay không?
8. Bạn dự định sẽ làm gì nếu những câu hỏi trên làm bạn phải nghĩ ngợi?
Vui lòng email những gì bạn nghĩ về: blognmvn@gmail.com, hay bạn viết vài dòng trong phần comment của blog này. Ý kiến của bạn sẽ hiện ra ngay, nmvn không kiểm duyệt hay đọc trước, dù bạn ký tên hay chỉ là anonymous (vô danh).
nmvn
Tự Do và Nhà Tù
Nhiều người trong Việt Nam đã thực hiện những sự đòi hỏi Tự Do và Dân Chủ dù bị cầm tù. Họ đã vượt qua được sự sợ hãi và nhà tù:
Người ta cho tôi
Ba phần tư quyền Dân Chủ
Tôi không nhận
Người lại cho tôi gần hết
Chỉ giữ lại một phần
Tôi cũng không nhận
Vì dù có 99 phần trăm
Tôi vẫn chưa có được quyền này
Người ta cho tôi
100 phần trăm quyền Dân Chủ
Tôi cũng đành không nhận
Vì không muốn nợ ơn ai
Nhưng nhân danh ai
Mà người ta cho tôi quyền đó
Dân Chủ không thể xin
Dân Chủ không thể cho
Người ta cho tôi
99 phần trăm sự Tự Do
Tôi cười từ chối
Người ta cho tôi
100 phần trăm sự Tự Do
Tôi cũng vẫn từ chối
Vì nhân danh ai
Người cho tôi quyền đó
Nhân danh ai
Người lại có thể cho tôi cái phải thuộc về tôi
Tự Do không thể cho
Tự Do không thể nhận
Tự Do ở sẵn trong tôi
Như hơi thở trong buồng phổi
Đừng bịt mũi và miệng tôi
Hãy bỏ bàn tay đang che
Tự Do sẽ trào ra gấp bội
Người ta bao vây
và muốn tước đoạt Tự Do của tôi
Nếu người ta không cho tôi đi bằng đôi chân
Tôi sẽ đi bằng khối óc
Người ta không cho tôi viết bằng mực
Tôi viết bằng những ngày tù ngục
Để báo cho mọi người là Tự Do của tôi đã bị tước đoạt
Nếu người ta muốn bóp chặt
Quyền Dân Chủ và sự Tự Do của tôi
Muốn bóp cho nghẹt thở
Bằng những bàn tay sắt
Tôi sẽ lòi ra qua những kẽ ngón
Càng siết tôi càng vùng vẫy
Và tôi càng thoát ra khỏi
Tôi sẽ không chết
và lại đi tìm không khí ngoài sự kiềm tỏa
Tự Do là hơi thở
Tôi vẫn có Tự Do
Vì tôi vẫn sống
Nhưng Tự Do một mình
Là Tự Do của cô độc và vô nghĩa
Tôi muốn cùng em
Tôi muốn cùng anh
Tôi muốn cùng người quen
Tôi muốn cùng người lạ
Chia sẻ cho nhau cái hạnh phúc đơn độc này
Để Tự Do góp lại trở thành những ngọn đèn
Soi sáng màn đêm nơi chúng ta quay quần trò truyện
Không có Tự Do
Thì làm gì có Dân Chủ
Đáng lẽ Dân Chủ như ánh trăng
Đáng lẽ Tự Do như nguồn sáng
Ai nhìn cũng thấy
Ai muốn cũng được
Người nào cũng có
Trăng chẳng của riêng ai
Nhưng thuộc khắp mọi người
Vì ánh trăng thật gần
Trăng chẳng thể tranh giành
Vì trăng thật xa
Không ai với được
Và ngàn đời ai cũng có thể êm đềm nhìn trăng sáng
Nhưng đêm nay
Em ơi
Quê nhà
Trăng vẫn sáng
Còn em
Có lúc nào ngửa mặt nhìn trăng
Ba phần tư quyền Dân Chủ
Tôi không nhận
Người lại cho tôi gần hết
Chỉ giữ lại một phần
Tôi cũng không nhận
Vì dù có 99 phần trăm
Tôi vẫn chưa có được quyền này
Người ta cho tôi
100 phần trăm quyền Dân Chủ
Tôi cũng đành không nhận
Vì không muốn nợ ơn ai
Nhưng nhân danh ai
Mà người ta cho tôi quyền đó
Dân Chủ không thể xin
Dân Chủ không thể cho
Người ta cho tôi
99 phần trăm sự Tự Do
Tôi cười từ chối
Người ta cho tôi
100 phần trăm sự Tự Do
Tôi cũng vẫn từ chối
Vì nhân danh ai
Người cho tôi quyền đó
Nhân danh ai
Người lại có thể cho tôi cái phải thuộc về tôi
Tự Do không thể cho
Tự Do không thể nhận
Tự Do ở sẵn trong tôi
Như hơi thở trong buồng phổi
Đừng bịt mũi và miệng tôi
Hãy bỏ bàn tay đang che
Tự Do sẽ trào ra gấp bội
Người ta bao vây
và muốn tước đoạt Tự Do của tôi
Nếu người ta không cho tôi đi bằng đôi chân
Tôi sẽ đi bằng khối óc
Người ta không cho tôi viết bằng mực
Tôi viết bằng những ngày tù ngục
Để báo cho mọi người là Tự Do của tôi đã bị tước đoạt
Nếu người ta muốn bóp chặt
Quyền Dân Chủ và sự Tự Do của tôi
Muốn bóp cho nghẹt thở
Bằng những bàn tay sắt
Tôi sẽ lòi ra qua những kẽ ngón
Càng siết tôi càng vùng vẫy
Và tôi càng thoát ra khỏi
Tôi sẽ không chết
và lại đi tìm không khí ngoài sự kiềm tỏa
Tự Do là hơi thở
Tôi vẫn có Tự Do
Vì tôi vẫn sống
Nhưng Tự Do một mình
Là Tự Do của cô độc và vô nghĩa
Tôi muốn cùng em
Tôi muốn cùng anh
Tôi muốn cùng người quen
Tôi muốn cùng người lạ
Chia sẻ cho nhau cái hạnh phúc đơn độc này
Để Tự Do góp lại trở thành những ngọn đèn
Soi sáng màn đêm nơi chúng ta quay quần trò truyện
Không có Tự Do
Thì làm gì có Dân Chủ
Đáng lẽ Dân Chủ như ánh trăng
Đáng lẽ Tự Do như nguồn sáng
Ai nhìn cũng thấy
Ai muốn cũng được
Người nào cũng có
Trăng chẳng của riêng ai
Nhưng thuộc khắp mọi người
Vì ánh trăng thật gần
Trăng chẳng thể tranh giành
Vì trăng thật xa
Không ai với được
Và ngàn đời ai cũng có thể êm đềm nhìn trăng sáng
Nhưng đêm nay
Em ơi
Quê nhà
Trăng vẫn sáng
Còn em
Có lúc nào ngửa mặt nhìn trăng
BHL
Nhớ đi biểu tình ngày 1/5/2016
Khi bạn đọc ở Việt Nam thức dậy sáng 1/5/2016, nhớ tham dự những cuộc biểu tình gần nơi bạn ở, dù chỉ đứng ngoài ủng hộ.
Mục đích những cuộc "xuống đường" này là để phản đối Hoa cộng và CSVN vì những quyền lợi riêng tư, đã toa rập để hủy hoại "môi trường sống lành mạnh" cho người dân Việt Nam, đặc biệt lần này là khu biển Vũng Áng với sự thải độc của nhà máy thép Hoa cộng ra bờ biển Việt Nam làm chết hàng ngàn tấn cá và những hải sản còn sống sót sẽ nhiễm bệnh và lây sang người tiêu thụ.
Chào bạn và mong bạn giữ gìn sự an toàn cho bản thân.
Ngaymaivietnam
4/29/2016
Đã đến lúc phải nghĩ đến việc để tang cho một Việt Nam đang chết dần mòn qua sự phản bội dân tộc của CSVN.
Chết từ phương Bắc vì núi rừng đã về tay Hoa cộng;
chết từ phương Tây, vì Cửu Long đang cạn nước do Hoa cộng;
chết từ phương Đông khi Hoa cộng bao vây cửa ngõ biển vào Việt Nam, và đầu độc hàng trăm cây số bờ biển;
chết từ phương Nam vì người Việt khi chạy Hoa cộng, chỉ còn chìm xuống nước;
và chết từ trong đất liền từ Bắc vào Nam do nhiễm độc từ thức ăn đến dồ gia dụng,
cũng từ Hoa cộng.
Đảng CSVN phải chịu tội trước người dân và tiền nhân
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
TRẦN THỊ LAM
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.
Trường PTTH chuyên Hà Tĩnh.
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
Bốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi...
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỉ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay...
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa...
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu...
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời dùm đất nước sẽ về đâu...
"Đất nước mình ngộ quá phải không anh" - Thanh niên nam nữ trong Việt Nam không còn sợ hãi CSVN nữa
Chỉ trong vòng 3 ngày, đã có trên 200000 lần vào nghe những bài hát phổ nhạc
bài thơ của một cô giáo trong Việt Nam,
bài "Đất nước mình ngộ quá phải không anh".
Cho đế hôm nay, đã có ít nhất 5 bản nhạc phổ từ bài thơ này.
Vô liêm sỉ khi CSVN vẫn hung hăng ăn mừng "chiến thắng 30/4/1975" khi đất nước càng tàn tạ và nhiễm độc từ con người đến lãnh hải, do Hoa cộng gây ra dưới sự cộng tác của CSVN
Hôm nay ngày 30 tháng 4 năm 2016, đúng 41 năm ngày CSVN chiếm đất của VNCH sau vĩ tuyến 17. Với bao nhiêu sự thất bại trên hầu hết mọi phương diện, ngọai trừ những cao thự phục vụ đảng viên và những người làm việc với họ, thật là thiếu liêm sỉ khi CSVN vẫn "ăn mừng chiến thắng không có ý nghĩa này", nhất là đang khi người dân cả nước lo lắng về tình trạng nhiễm độc hàng 200 cây số biển Việt Nam do Hoa cộng gây ra, với sự bao che và lờ đi của CSVN.
Ai làm ‘bức tường’ cho Formosa Hà Tĩnh?
Pham Chi Dung
4/28/2016
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân phát biểu trong cuộc họp báo về việc cá chết hàng loạt ở bờ biển miền trung Việt Nam gần đây, tại Hà Nội, Việt Nam ngày 27 tháng 4 năm 2016
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang dậy sóng những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.
Tại sao “trung ương” chỉ đạo xử lý quá nhanh và quá nghiêm vụ án khởi tố oan chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM, trong khi một sự kiện nghiêm trọng liên quan đến môi trường - xã hội gây hậu quả ghê gớm và bị dân chúng phản kháng mạnh mẽ hơn nhiều là vụ “cá chết Formosa” ở Hà Tĩnh vào cùng thời gian thì lại được xử lý quá chậm và còn cho thấy có những dấu hiệu “bảo kê cao cấp”?
Tại sao liên quan đến vụ “cá chết Formosa”, Tổng Bí thư Trọng lại thực hiện một chuyến “kiểm tra tiến độ dự án Formosa” đầy bất thường, nếu không nói việc một tổng bí thư bận rộn trăm công nghìn việc lại đi kiểm tra tiến độ của một công trình là… rất vớ vẩn?
Câu hỏi cuối cùng là: Formosa đang thuộc về quốc tịch nào? Liệu có một lực lượng chính trị đủ mạnh và đủ hiểm ở Việt Nam “chống lưng” cho Formosa, hoặc nói cách khác là làm “bức tường” cho doanh nghiệp quá tai tiếng về ô nhiễm môi trường và còn có những dấu hiệu khuất tất về chính trị này?
‘Xin Chào’: Lấy điểm với dân hay ‘làm nhân sự’?
Gần cuối tháng 4/2016, chỉ một tuần sau khi báo chí nhà nước, đặc biệt các báo trung ương loan tải về vụ chủ quán cà phê Xin Chào bị Công an Huyện Bình Chánh khởi tố cực kỳ vô lý, chính trưởng công an huyện lỵ này là Đại tá Nguyễn Văn Quý đã bị tạm đình chỉ công tác. Quyết định này được đưa ra từ cuộc họp ngày 25/4 của Ban thường vụ Đảng ủy Ban giám đốc Công an TP.HCM.
Phó đội cảnh sát điều tra Kinh tế và Chức vụ thuộc Công an Bình Chánh - Thiếu tá Nguyễn Hoàng Tuấn - cũng bị cho là có sai phạm nên cũng bị tạm đình chỉ.
Sự kiện trên là hiếm có tiền lệ ở Sài Gòn - địa phương mà từ rất nhiều năm qua bị dư luận xã hội xem là “đất” của Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đã xảy ra quá nhiều bất công công quyền cùng nạn công an trị.
Cũng trong nhiều năm qua, báo chí đã nhiều lần đăng tải về những trường hợp doanh nhân, doanh nghiệp và người làm ăn cá thể phải chịu oan ức từ bộ máy hành chính và ngành công an, nhưng hệ thống công quyền vẫn hầu như chìm vào bóng đêm trù mưu tính kế. Cũng không ít trường hợp doanh nhân công khai hoặc âm thầm phản ánh về việc bị công an khởi tố và bắt tạm giữ để điều tra, nhưng thực ra đó lại là cách để một số công an viên tìm cách tống tiền doanh nghiệp. Sau khi “chung chi” đủ, doanh nhân được thả ra với cam kết không khiếu nại hay tố cáo cơ quan hoặc cán bộ công an.
Nhìn lại “hoàn cảnh lịch sử” như thế mới thấy, việc Trung tướng giám đốc công an TP.HCM Lê Đông Phong buộc phải ra lệnh tạm đình chỉ công tác cấp dưới trực tiếp của mình là Trưởng công an huyện Bình Chánh có thể cho thấy có một sức ép đủ lớn từ “trung ương” đối với công an thành phố này.
Một động thái cần chú ý từ cấp “trung ương” là ngay sau khi được điều động từ Ban Nội chính trung ương sang nhậm chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí đã rất mạnh tay yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tạm đình chỉ một phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh.
Trước khi ra Hà Nội đảm nhiệm chức Phó ban Nội chính trung ương, ông Lê Minh Trí là “người miền Nam”. Quá trình của ông xuất thân từ ngành công an, là thư ký cho ông Võ Viết Thanh vào thời ông Bảy Thanh là chủ tịch TP.HCM. Sau khi ông Bảy Thanh nghỉ, ông Trí “lên” dần đến chức phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM. Nhưng tương tự trường hợp ông Lê Mạnh Hà (con trai cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh), ông Trí đã không thể “trụ” được ở TP.HCM mà nghe nói do không được lòng “Anh Hai” (Bí thư Lê Thanh Hải), bởi thế đã “bắn” ra trung ương. Với quá trình này, hẳn ông Lê Minh Trí là người rất am tường về các ngóc ngách chính trường và tình hình “vây cánh” tại thành phố này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là trong vụ Xin Chào, vai trò của tân bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khá mờ nhạt. Tựu trung, ông Thăng chỉ có một bút phê có vẻ nước đôi yêu cầu đối với Công an thành phố giải quyết vụ Xin Chào - khác hẳn lối chỉ đạo miệng quá sức ồn ào của chính ông trong khoảng thời gian hơn một tháng tính từ ngày nhậm chức bí thư thành ủy TP.HCM từ trước Tết nguyên đán 2016.
Nhưng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại thình lình qua mặt ông Thăng. Thủ tướng Phúc đã khiến dư luận ngạc nhiên bằng một văn bản của Văn phòng chính phủ truyền đạt ý kiến ông, yêu cầu dừng ngay vụ khởi tố chủ nhân quán Xin Chào.
Hiển nhiên, “trung ương” đã bỏ qua vai trò “đầu tàu” của TP.HCM để ra lệnh thị uy. Toàn bộ giới lãnh đạo của TP.HCM, đặc biệt là Công an TP.HCM và kể cả Bí thư Thăng, đã bị “mất mặt”.
Có dư luận đoan chắc rằng vào thời “hậu Lê Thanh Hải” tất phải diễn ra những cái hậu dành cho lớp đàn em của ông Hải - được cho là phủ rộng khắp các sở ngành và quân huyện TP.HCM. Vụ Xin Chào chỉ là một cái cớ để nhẹ nhất là “luân chuyển cán bộ”.
Cũng có dư luận cho rằng tân thủ tướng và có thể cả tổng bí thư muốn lấy điểm với dân.
Chỉ có điều, sự tréo ngoe là trong lúc “làm” quá mạnh trong vụ Xin Chào, “trung ương” lại để vụ “cá chết Formosa” kéo dài đến gần cả tháng trời mà vẫn không có động thái xử lý dứt khoát nào.
Đụng “tường” chăng?
‘Bức tường’ nào?
Còn lâu mới chấm hết, dư luận xã hội đang ồn ào và bức bối về việc Tổng Bí thư Trọng "bỗng dưng kiểm tra tiến độ Formosa", mà về thực chất là một cách khiến các bộ ngành phải "vuốt mặt nể mũi" để không dám thẳng tay điều tra và xử lý doanh nghiệp Formosa xả nước thải kịch độc gây chết cá hàng loạt khiến điêu đứng dân sinh.
Không những không thăm hỏi ngư dân miền Trung như đã từng vào Nam vấn an nông dân ở miền Tây trong đợt hạn hán và nhiễm mặn vào tháng 3/2016, ông Nguyễn Phú Trọng còn không một lời hỏi thăm tình cảnh ngư dân Hà Tĩnh sống chết ra sao.
Cũng có dư luận cho rằng “trung ương” quyết định làm mạnh vụ Xin Chào là nhằm hướng công luận vào vụ việc này để cho thấy đảng cùng chính phủ luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, thay vì để công luận rúng động phẫn nộ bởi vụ “cá chết Formosa”.
Hồi năm 2011, Formosa đã là cái tên khiến nhiều giáo dân Hà Tĩnh phải nổi giận. Không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, Formosa còn “thuê” công an địa phương tìm cách trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt 5 công an, nhốt lại cả ngày mà chính quyền không dám phản ứng mạnh. Chỉ nhờ có sự can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được các giáo dân thả ra.
Formosa cũng là một trong những cái tên chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2014, Formosa Hà Tĩnh, dù chỉ là một doanh nghiệp, còn gửi một công văn cho Chính phủ Việt Nam đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Tại sao quá nhiều ưu đãi được dành cho Formosa Hà Tĩnh?
Người ta đang tự hỏi Formosa Hà Tĩnh là của ai?
Theo một số tin tức không chính thức, với khởi đầu đăng ký là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, nhưng điều có vẻ quái lạ là cho đến nay Formosa Hà Tĩnh không còn như ban đầu. Trong quá trình hoạt động, Formosa Hà Tĩnh đã chuyển nhượng vốn, nhưng thông tin về đối tác được chuyển nhượng đã không hề được công bố trên trang web của doanh nghiệp này.
Cũng đã xuất hiện một lời đồn đoán khác: đối tác chuyển nhượng của Formosa Hà Tĩnh chính là một doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu thông tin trên là đúng, bản chất vấn đề sẽ hoàn toàn khác: Formosa Hà Tĩnh trở thành cái tên đặc biệt “nhạy cảm” không chỉ về vấn đề môi trường và xã hội, mà còn có thể liên quan đến cả những mầm mống đang gây ra xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vùng lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông
Ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là một tổng bí thư làm thay hành pháp bằng việc “kiểm tra tiến độ Formosa”, sẽ giải thích ra sao trước công luận trong nước và quốc tế về mối liên hệ hết sức nhạy cảm trên, và cả về chuyến thị sát “không biết để làm gì” của bản thân ông tại Formosa ngay trong thời gian cá chết trắng biển?
Biểu hiện mới nhất là bất chấp chuyến thị sát Formosa của Tổng Bí thư Trọng nhằm mục đích hoặc mang ẩn ý gì, doanh nghiệp bị xem “có yếu tố Trung Quốc” này vẫn trắng trợn tuyên bố “không liên can” đến vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, khiến rất nhiều người dân và trí thức Việt đang hết sức phẫn nộ và phản ứng.
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang vang lên những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang dậy sóng những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.
Tại sao “trung ương” chỉ đạo xử lý quá nhanh và quá nghiêm vụ án khởi tố oan chủ quán cà phê Xin Chào ở TP.HCM, trong khi một sự kiện nghiêm trọng liên quan đến môi trường - xã hội gây hậu quả ghê gớm và bị dân chúng phản kháng mạnh mẽ hơn nhiều là vụ “cá chết Formosa” ở Hà Tĩnh vào cùng thời gian thì lại được xử lý quá chậm và còn cho thấy có những dấu hiệu “bảo kê cao cấp”?
Tại sao liên quan đến vụ “cá chết Formosa”, Tổng Bí thư Trọng lại thực hiện một chuyến “kiểm tra tiến độ dự án Formosa” đầy bất thường, nếu không nói việc một tổng bí thư bận rộn trăm công nghìn việc lại đi kiểm tra tiến độ của một công trình là… rất vớ vẩn?
Câu hỏi cuối cùng là: Formosa đang thuộc về quốc tịch nào? Liệu có một lực lượng chính trị đủ mạnh và đủ hiểm ở Việt Nam “chống lưng” cho Formosa, hoặc nói cách khác là làm “bức tường” cho doanh nghiệp quá tai tiếng về ô nhiễm môi trường và còn có những dấu hiệu khuất tất về chính trị này?
‘Xin Chào’: Lấy điểm với dân hay ‘làm nhân sự’?
Gần cuối tháng 4/2016, chỉ một tuần sau khi báo chí nhà nước, đặc biệt các báo trung ương loan tải về vụ chủ quán cà phê Xin Chào bị Công an Huyện Bình Chánh khởi tố cực kỳ vô lý, chính trưởng công an huyện lỵ này là Đại tá Nguyễn Văn Quý đã bị tạm đình chỉ công tác. Quyết định này được đưa ra từ cuộc họp ngày 25/4 của Ban thường vụ Đảng ủy Ban giám đốc Công an TP.HCM.
Phó đội cảnh sát điều tra Kinh tế và Chức vụ thuộc Công an Bình Chánh - Thiếu tá Nguyễn Hoàng Tuấn - cũng bị cho là có sai phạm nên cũng bị tạm đình chỉ.
Sự kiện trên là hiếm có tiền lệ ở Sài Gòn - địa phương mà từ rất nhiều năm qua bị dư luận xã hội xem là “đất” của Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải và đã xảy ra quá nhiều bất công công quyền cùng nạn công an trị.
Cũng trong nhiều năm qua, báo chí đã nhiều lần đăng tải về những trường hợp doanh nhân, doanh nghiệp và người làm ăn cá thể phải chịu oan ức từ bộ máy hành chính và ngành công an, nhưng hệ thống công quyền vẫn hầu như chìm vào bóng đêm trù mưu tính kế. Cũng không ít trường hợp doanh nhân công khai hoặc âm thầm phản ánh về việc bị công an khởi tố và bắt tạm giữ để điều tra, nhưng thực ra đó lại là cách để một số công an viên tìm cách tống tiền doanh nghiệp. Sau khi “chung chi” đủ, doanh nhân được thả ra với cam kết không khiếu nại hay tố cáo cơ quan hoặc cán bộ công an.
Nhìn lại “hoàn cảnh lịch sử” như thế mới thấy, việc Trung tướng giám đốc công an TP.HCM Lê Đông Phong buộc phải ra lệnh tạm đình chỉ công tác cấp dưới trực tiếp của mình là Trưởng công an huyện Bình Chánh có thể cho thấy có một sức ép đủ lớn từ “trung ương” đối với công an thành phố này.
Một động thái cần chú ý từ cấp “trung ương” là ngay sau khi được điều động từ Ban Nội chính trung ương sang nhậm chức Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ông Lê Minh Trí đã rất mạnh tay yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân TP.HCM tạm đình chỉ một phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Bình Chánh.
Trước khi ra Hà Nội đảm nhiệm chức Phó ban Nội chính trung ương, ông Lê Minh Trí là “người miền Nam”. Quá trình của ông xuất thân từ ngành công an, là thư ký cho ông Võ Viết Thanh vào thời ông Bảy Thanh là chủ tịch TP.HCM. Sau khi ông Bảy Thanh nghỉ, ông Trí “lên” dần đến chức phó chủ tịch Ủy ban nhân dân TP.HCM. Nhưng tương tự trường hợp ông Lê Mạnh Hà (con trai cựu chủ tịch nước Lê Đức Anh), ông Trí đã không thể “trụ” được ở TP.HCM mà nghe nói do không được lòng “Anh Hai” (Bí thư Lê Thanh Hải), bởi thế đã “bắn” ra trung ương. Với quá trình này, hẳn ông Lê Minh Trí là người rất am tường về các ngóc ngách chính trường và tình hình “vây cánh” tại thành phố này.
Một chi tiết đáng chú ý khác là trong vụ Xin Chào, vai trò của tân bí thư thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng khá mờ nhạt. Tựu trung, ông Thăng chỉ có một bút phê có vẻ nước đôi yêu cầu đối với Công an thành phố giải quyết vụ Xin Chào - khác hẳn lối chỉ đạo miệng quá sức ồn ào của chính ông trong khoảng thời gian hơn một tháng tính từ ngày nhậm chức bí thư thành ủy TP.HCM từ trước Tết nguyên đán 2016.
Nhưng tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại thình lình qua mặt ông Thăng. Thủ tướng Phúc đã khiến dư luận ngạc nhiên bằng một văn bản của Văn phòng chính phủ truyền đạt ý kiến ông, yêu cầu dừng ngay vụ khởi tố chủ nhân quán Xin Chào.
Hiển nhiên, “trung ương” đã bỏ qua vai trò “đầu tàu” của TP.HCM để ra lệnh thị uy. Toàn bộ giới lãnh đạo của TP.HCM, đặc biệt là Công an TP.HCM và kể cả Bí thư Thăng, đã bị “mất mặt”.
Có dư luận đoan chắc rằng vào thời “hậu Lê Thanh Hải” tất phải diễn ra những cái hậu dành cho lớp đàn em của ông Hải - được cho là phủ rộng khắp các sở ngành và quân huyện TP.HCM. Vụ Xin Chào chỉ là một cái cớ để nhẹ nhất là “luân chuyển cán bộ”.
Cũng có dư luận cho rằng tân thủ tướng và có thể cả tổng bí thư muốn lấy điểm với dân.
Chỉ có điều, sự tréo ngoe là trong lúc “làm” quá mạnh trong vụ Xin Chào, “trung ương” lại để vụ “cá chết Formosa” kéo dài đến gần cả tháng trời mà vẫn không có động thái xử lý dứt khoát nào.
Đụng “tường” chăng?
‘Bức tường’ nào?
Còn lâu mới chấm hết, dư luận xã hội đang ồn ào và bức bối về việc Tổng Bí thư Trọng "bỗng dưng kiểm tra tiến độ Formosa", mà về thực chất là một cách khiến các bộ ngành phải "vuốt mặt nể mũi" để không dám thẳng tay điều tra và xử lý doanh nghiệp Formosa xả nước thải kịch độc gây chết cá hàng loạt khiến điêu đứng dân sinh.
Không những không thăm hỏi ngư dân miền Trung như đã từng vào Nam vấn an nông dân ở miền Tây trong đợt hạn hán và nhiễm mặn vào tháng 3/2016, ông Nguyễn Phú Trọng còn không một lời hỏi thăm tình cảnh ngư dân Hà Tĩnh sống chết ra sao.
Cũng có dư luận cho rằng “trung ương” quyết định làm mạnh vụ Xin Chào là nhằm hướng công luận vào vụ việc này để cho thấy đảng cùng chính phủ luôn quan tâm và bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, thay vì để công luận rúng động phẫn nộ bởi vụ “cá chết Formosa”.
Hồi năm 2011, Formosa đã là cái tên khiến nhiều giáo dân Hà Tĩnh phải nổi giận. Không những gây ảnh hưởng về môi trường làm ăn của ngư dân, Formosa còn “thuê” công an địa phương tìm cách trấn áp sự phản kháng của dân chúng. Kết quả sau nhiều ngày chịu đựng, giáo dân đã bắt 5 công an, nhốt lại cả ngày mà chính quyền không dám phản ứng mạnh. Chỉ nhờ có sự can thiệp của linh mục giáo xứ, 5 công an mới được các giáo dân thả ra.
Formosa cũng là một trong những cái tên chịu nhiều tai tiếng trên thế giới về hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.
Năm 2014, Formosa Hà Tĩnh, dù chỉ là một doanh nghiệp, còn gửi một công văn cho Chính phủ Việt Nam đề xuất thành lập đặc khu kinh tế gang thép Vũng Áng.
Tại sao quá nhiều ưu đãi được dành cho Formosa Hà Tĩnh?
Người ta đang tự hỏi Formosa Hà Tĩnh là của ai?
Theo một số tin tức không chính thức, với khởi đầu đăng ký là doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, nhưng điều có vẻ quái lạ là cho đến nay Formosa Hà Tĩnh không còn như ban đầu. Trong quá trình hoạt động, Formosa Hà Tĩnh đã chuyển nhượng vốn, nhưng thông tin về đối tác được chuyển nhượng đã không hề được công bố trên trang web của doanh nghiệp này.
Cũng đã xuất hiện một lời đồn đoán khác: đối tác chuyển nhượng của Formosa Hà Tĩnh chính là một doanh nghiệp Trung Quốc.
Nếu thông tin trên là đúng, bản chất vấn đề sẽ hoàn toàn khác: Formosa Hà Tĩnh trở thành cái tên đặc biệt “nhạy cảm” không chỉ về vấn đề môi trường và xã hội, mà còn có thể liên quan đến cả những mầm mống đang gây ra xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội trong vùng lãnh hải Việt Nam ở Biển Đông
Ông Nguyễn Phú Trọng, với tư cách là một tổng bí thư làm thay hành pháp bằng việc “kiểm tra tiến độ Formosa”, sẽ giải thích ra sao trước công luận trong nước và quốc tế về mối liên hệ hết sức nhạy cảm trên, và cả về chuyến thị sát “không biết để làm gì” của bản thân ông tại Formosa ngay trong thời gian cá chết trắng biển?
Biểu hiện mới nhất là bất chấp chuyến thị sát Formosa của Tổng Bí thư Trọng nhằm mục đích hoặc mang ẩn ý gì, doanh nghiệp bị xem “có yếu tố Trung Quốc” này vẫn trắng trợn tuyên bố “không liên can” đến vụ cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, khiến rất nhiều người dân và trí thức Việt đang hết sức phẫn nộ và phản ứng.
Một lần nữa sau cuộc biểu tình lên đến hàng chục ngàn người phản đối giàn khoan Hải Dương 981 vào giữa năm 2014, mạng xã hội đang vang lên những lời kêu gọi biểu tình phản đối Formosa vào ngày chủ nhật 1/5 tới đây.
Xuống đường 1/5: Kẻ nào đồng lõa với tội hủy hoại môi trường? Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!”
Pham Chi Dung
4/29/2016
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?
Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.
“Mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải” - bản tuyên bố về “Tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam” của hàng trăm trí thức Việt đồng thanh tố cáo.
“Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội”.
“Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản - tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia - đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy”.
Tháng Tư đang lặp lại. Tháng Tư năm 2015, gần 100.000 công nhân ở Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ đã đổ ra đường biểu tình để phản đối chính sách nhà nước không cho nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Chính quyền ngay lập tức đã phải “sửa sai”.
“Cả nước hãy cùng xuống đường vào 09h00 ngày 1/5/2016. Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền. Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1. Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook” - những lời kêu gọi vừa quyết liệt vừa tha thiết trên mạng xã hội. Cho một cuộc biểu tình đồng cảm với nỗi đau ngư dân miền Trung và đòi hỏi phải tìm bằng được thủ phạm giết biển.
“Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được”.
“Đây là giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai họa do các dự án từ khai khoáng (như bauxite Tây Nguyên) đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan khắp đất nước, bất chấp những cảnh báo tâm huyết của trí thức và nhân dân. Đã đến lúc nhà cầm quyền phải nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, nếu cần thì hủy bỏ các dự án bất lợi cho sự phát triển bền vững, cho an ninh quốc phòng, nhất là các dự án của China, không để tiếp tục xảy ra những tai hoạ về môi sinh cũng như về các mặt khác”.
Đã đến nước này, hãy đừng nói rằng chỉ có giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền mới quan tâm đến hiện tình khốn quẫn của đất nước. Đã đến nước này, mỗi nạn nhân môi trường cùng mỗi người dân trằn trọc đều có thể trở thành một mũi lao, một viên đạn phản biện và phản kháng.
Bao giờ cũng thế, những cuộc xuống đường và biểu tình bùng nổ từ trong lòng lịch sử. Để kết thúc cái lịch sử ấy.
Tháng 5/2015, hàng ngàn người dân Hà Nội đổ ra đường biểu tình phản đối hành vi chặt hạ 6.700 cây xanh. Ngay lập tức chiến dịch thảm sát cây xanh phá sản. Một thời gian sau, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị “mất chức”.
Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Bất cứ một chính quyền và công an địa phương nào đang tâm cản phá cuộc xuống đường hiến định ngày 1/5 tới đều sẽ bị xem là đồng lõa với tội hủy hoại môi trường và phải bị nhân dân khởi kiện!
Hãy để cho người dân được quyền tồn tại và lên tiếng tố cáo!
“Người dân Việt Nam quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi sinh của đất nước, hi sinh quyền lợi của dân nghèo, hi sinh chủ quyền quốc gia;
Người dân Việt Nam quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì lợi lộc, tham vọng cá nhân và phe đảng;
Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!”
4/29/2016
Việt Nam mùa hè 2016. Tháng Tư lặp lại. Tháng Tư tái hiện bùng nổ phản kháng xã hội.
“Cá chết Formosa” đã không chỉ giết biển và tước đoạt những hạt gạo cuối cùng của ngư dân miền Trung, mà còn vinh danh một vết bẩn đáng kinh tởm đến tận cùng trên gương mặt “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ở Việt Nam.
Formosa Hà Tĩnh là một “vụ án” chính trị?
Hàng loạt bằng chứng “chống lưng” cho Formosa Hà Tĩnh liên tiếp và dồn dập hiện hình: thái độ chậm chạp, vô cảm lẫn vô trách nhiệm đến mức kinh ngạc của chính quyền Hà Tĩnh cùng các bộ ngành hữu quan Việt Nam trước vụ “cá chết Formosa”; chuyến thị sát “kiểm tra tiến độ công trình Formosa” mà bị dư luận hiểu như một cách “bảo kê” của Tổng Bí thư Trọng. Kết cục nhưng chưa hề kết thúc: giới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường sau họp kín là hủy họp báo, rồi lại họp báo chỉ vỏn vẹn 10 phút để chẳng hề công bố được một nguyên nhân xác đáng nào về vụ cá chết hàng loạt gây điêu đứng dân sinh ở ít nhất 4 tỉnh miền Trung.
“Mặc dù được một số thế lực bao che và tìm cách hoãn binh để phi tang, nhiều bằng chứng đã chỉ ra nghi phạm số một của vụ đầu độc biển Vũng Áng: Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Đài Loan đóng tại Vũng Áng Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã xả số lượng lớn chất cực độc ra biển trong quá trình súc rửa đường ống xả thải” - bản tuyên bố về “Tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam” của hàng trăm trí thức Việt đồng thanh tố cáo.
“Vụ Formosa càng bộc lộ rõ hơn sự vô trách nhiệm, vô cảm và bất chấp lợi ích quốc gia, cuộc sống của người dân, cũng như bất lực của cả một hệ thống quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương trước một đại nạn quy mô lớn của quốc gia, khi vụ việc được người dân phát hiện gần một tháng mới có sự khởi động điều tra. Sự chậm trễ ấy rất nhiều khả năng đã tạo điều kiện cho nghi can có thì giờ xoá tang tích để thoát tội”.
“Người dân càng phẫn nộ trước phát ngôn hàm ý bao che cho nghi phạm, đánh lừa, xoa dịu dư luận của một số quan chức cấp bộ và tỉnh, trước hành vi hết sức khó hiểu của người đứng đầu Đảng Cộng sản - tổ chức tự cho mình độc quyền lãnh đạo toàn diện quốc gia - đã đến thăm nghi can số một, thay vì thăm hỏi người dân bị nạn, đúng vào thời điểm mọi mũi dùi công luận chĩa hết vào nghi can ấy”.
Tháng Tư đang lặp lại. Tháng Tư năm 2015, gần 100.000 công nhân ở Sài Gòn và miền Tây Nam Bộ đã đổ ra đường biểu tình để phản đối chính sách nhà nước không cho nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Chính quyền ngay lập tức đã phải “sửa sai”.
“Cả nước hãy cùng xuống đường vào 09h00 ngày 1/5/2016. Tại Hà Nội: Nhà hát lớn, số 1 Tràng Tiền. Tại Sài Gòn: Công viên 30/4, Lê Duẩn, Quận 1. Tại các tỉnh: ở bất cứ đâu với bất cứ ai có thể xuống đường với một biểu ngữ trong tay và một tài khoản facebook” - những lời kêu gọi vừa quyết liệt vừa tha thiết trên mạng xã hội. Cho một cuộc biểu tình đồng cảm với nỗi đau ngư dân miền Trung và đòi hỏi phải tìm bằng được thủ phạm giết biển.
“Đây là một tội ác hủy hoại môi trường sinh thái và diệt chủng tiềm tàng. Trước mắt là cá và các loài thủy hải sản chết hàng loạt, và đã có người chết; sau đó sẽ gây ra bệnh tật nguy hiểm cho con người và các vật nuôi như đã từng xảy ra ở một số nơi trên thế giới trước đây cùng nhiều hệ lụy chưa thể lường hết được”.
“Đây là giọt nước tràn ly sau quá nhiều tai họa do các dự án từ khai khoáng (như bauxite Tây Nguyên) đến thủy điện, nhiệt điện, chế biến… tràn lan khắp đất nước, bất chấp những cảnh báo tâm huyết của trí thức và nhân dân. Đã đến lúc nhà cầm quyền phải nghiêm túc rà soát, điều chỉnh, nếu cần thì hủy bỏ các dự án bất lợi cho sự phát triển bền vững, cho an ninh quốc phòng, nhất là các dự án của China, không để tiếp tục xảy ra những tai hoạ về môi sinh cũng như về các mặt khác”.
Đã đến nước này, hãy đừng nói rằng chỉ có giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền mới quan tâm đến hiện tình khốn quẫn của đất nước. Đã đến nước này, mỗi nạn nhân môi trường cùng mỗi người dân trằn trọc đều có thể trở thành một mũi lao, một viên đạn phản biện và phản kháng.
Bao giờ cũng thế, những cuộc xuống đường và biểu tình bùng nổ từ trong lòng lịch sử. Để kết thúc cái lịch sử ấy.
Tháng 5/2015, hàng ngàn người dân Hà Nội đổ ra đường biểu tình phản đối hành vi chặt hạ 6.700 cây xanh. Ngay lập tức chiến dịch thảm sát cây xanh phá sản. Một thời gian sau, Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị “mất chức”.
Hà Nội, TP.HCM, Hà Tĩnh, Quảng Bình… Bất cứ một chính quyền và công an địa phương nào đang tâm cản phá cuộc xuống đường hiến định ngày 1/5 tới đều sẽ bị xem là đồng lõa với tội hủy hoại môi trường và phải bị nhân dân khởi kiện!
Hãy để cho người dân được quyền tồn tại và lên tiếng tố cáo!
“Người dân Việt Nam quyết không chọn con đường tăng trưởng kinh tế với cái giá hi sinh môi sinh của đất nước, hi sinh quyền lợi của dân nghèo, hi sinh chủ quyền quốc gia;
Người dân Việt Nam quyết không chấp nhận những kẻ cầm quyền ngu dốt, tham lam, bán rẻ dân tộc vì lợi lộc, tham vọng cá nhân và phe đảng;
Người dân Việt Nam quyết không chịu chết thảm như những con cá nhiễm độc ở Biển Đông!”
TƯỢNG THƯƠNG TIẾC Ở NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI- ĐỈNH DANH VỌNG VÀ ĐÁY ĐỊA NGỤC
Nguyễn Tuấn Khoa
29-4-2016
Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 không ai không biết đến điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng Thương Tiếc đặt tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa năm 1966. Chính đứa con mà ông yêu quý nhất này đã đưa ông lên đỉnh danh vọng để rồi đẩy ông xuống đáy địa ngục. Ký ức tháng Tư đen cùng câu chuyện hơn 41 năm qua lời kể của thầy tôi, thật nặng nề.
Thầy Thu tuổi Giáp Tuất (1934), dạy môn Hội Họa cho tôi, anh em tôi và những ai đã từng học tại trung học Võ Trường Toản (VTT) từ năm 1958. Ông có dáng người chắc khỏe, tầm thước, đi dạy bằng xe Jeep cao màu xanh dương, mặc áo chemise trắng, đeo cravat đỏ luồn vào trong bụng dưới khuy áo thứ 2. Cá tính rất mạnh, nghiêm khắc, khó gần. Ông dạy học trò cầm bút chì theo kiểu cầm archet khi chơi violon. Ông dễ nổi nóng và đánh đòn học sinh nào cầm bút theo kiểu viết, dùng thước “vẽ” đường thẳng. Mỗi buổi học ông chọn ra 2, 3 bài vẽ tệ nhất, dùng dây kẽm cột chổi để treo bài lên cổ người vẽ, bắt đứng trước lớp cho đến khi hết giờ. Nguyễn Minh Trí, bạn học của chúng tôi từ lớp 6/5 cũng là con trai của ông, thường xuyên bị đòn đau; lớp tôi ai cũng thương nó vì nghĩ rằng nó chịu đòn thay cho cả lớp. Có lẽ nhờ sự nghiêm khắc của ông mà trình độ hội họa của chúng tôi lúc đó như người khổng lồ so với các học sinh cấp II bây giờ?
Ông kể rằng ông được TT Thiệu chọn thực hiện từ ý tưởng đến tượng đài tại NTQĐ. Sau 7 ngày, ông được mời vào dinh để trình bày 5 phác thảo nhưng vào cuối buổi ông nói phác thảo mà ông yêu thích nhất là phác thảo thứ 6 ông mới vẽ nháp trên bao thuốc lá Quân Tiếp Vụ trong khi chờ ngoài hành lang của dinh. Ý tưởng 6 lấy từ hình ảnh của hạ sĩ Võ Văn Hai (hiện vẫn còn sống) khóc bạn tại quán nước trước NTQĐ cũ ở Gò Vấp mà ông nhìn thấy 1 tuần trước đó. Phác thảo 6 được chọn và chỉ sau 2 tháng rưỡi, bức tượng đồng Thương Tiếc cao 9 m được hình thành, đưa ông lên đỉnh cao danh vọng ở tuổi 32 với sự kính trọng của các giới chức và quân nhân thời đó.
Tháng Tư đen đã đẩy gia đình ông xuống địa ngục. Tháng 12/1975, tại lớp 10C5 trường VTT, Trí được lệnh rời lớp mang theo cặp lên văn phòng. Hiệu trưởng Nguyễn Quang Hồng, dân Nam tập kết, môi mỏng, đầu hói, lạnh lùng nói: ”Ba em nợ máu với nhân dân, em không được học ở đây. Từ hôm nay”. Linh cảm chuyện không lành, tôi đợi Trí tại nhà xe, Trí lầm lủi, khóc nấc và nói: “Tao bị đuổi học”. Trí giấu mẹ nó vì sợ bà đau buồn, sinh bệnh mà chết. Mỗi sáng nó vẫn ra khỏi nhà, chui lổ chó vào sở thú ngồi cho đến giờ về, nhìn buồn sang trường cũ nơi có tượng cụ Võ Trường Toản do Ba nó tạc năm 1972. Hôm qua tôi nhắc chuyện Trí, thầy Thu cay đắng: “41 năm rồi, sao không ai kể cho thầy chuyện này? Tôi làm tôi chịu, sao nỡ đối xử với con tôi như vậy?”. Lần đầu tiên tôi tin rằng: “Đá cũng biết khóc”…
Trại tập trung Hàm Tân, một buổi sáng cũng khoảng thời gian Trí bị đuổi, thiếu tá Thu bị gọi lên chất vấn về thành tích không khai trong lý lịch: tượng “Ngày về” (giải thưởng VHNT Ngô Đình Diệm 1963) và tượng “Thương tiếc”. Sau ít phút lắng nghe ý nghĩa của các bức tượng, 6 tên cai ngục đã thay nhau đánh đập ông dã man trong 3 ngày, chúng dùng cánh tay hộ pháp vỗ mạnh vào 2 mang tai khiến ông chảy máu tai và điếc luôn từ ngày đó. Ông bị biệt giam trong conex, 8 tháng không thấy mặt trời.
Ít lâu sau, chúng yêu cầu ông tạc tượng HCM, suy nghĩ hồi lâu ông đồng ý với điều kiện: được về Gia Định để thăm mẹ già, vợ con và chuẩn bị vật liệu. Ngày trở về thăm mẹ tại cư xá VN Thương Tín (Hàng Xanh), trong khi người em gái ý tứ giữ chân 4 tên an ninh ở phòng khách, dưới bếp bà nghiêm khắc nói: “Mẹ đẻ ra con, mẹ hiểu giờ con muốn gì. Nếu trái ý, mẹ sẽ tự tử ngay. Cố gắng ở thêm ít năm rồi về”. Biết tính mẹ, ông đành bỏ kế hoạch trốn sau khi thăm vợ con ở Gò Vấp, trở về địa ngục, miễn cưỡng tạc tượng kẻ thù với một mật kế mới. Hàng ngày, ông nuốt vào những lời sỉ vả của chiến hữu nhắm vào ông và bức tượng đang hình thành. Những ngày cuối tháng 8 ông càng miệt mài thức khuya, chiến hữu càng ghẻ lạnh, ông càng kính trọng sự bất khuất của chiến hữu.
Sáng ngày 01/09, cả trại tù náo loạn khi nhận ra: đây không phải tượng HCM mà là TT Nguyễn Văn Thiệu! Những ngày sau đó ông sống ở đáy địa ngục, ông chết đi rồi bị cứu sống nhiều lần để chịu tiếp những trận đòn thù hội đồng. Một ngày tháng 10, ông bị lôi ra khỏi conex lúc 4g sáng để đưa đến pháp trường. Mạng ông lớn, lệnh hành quyết được bãi bỏ ở những giây cuối cùng. Biệt giam, đòn thù, thiếu ăn… tính mạng thật mong manh nên ông được tha năm 1983 (8 năm).
Sau 4 năm dưỡng thương, buồn cảnh gia đình tan nát, ông quyết tâm vượt biên bằng đường bộ mà trong túi không có một xu theo nghĩa đen. Hành trình gian khổ ly kỳ này (sẽ được hầu chuyện vào dịp khác) đưa ông đến Thái Lan, sau đó định cư ở Mỹ hơn 10 năm, rồi trở về VN cho đến nay.
Ở Mỹ trong lần nói chuyện với đồng bào tại Cali, cảm kích về việc dựng tượng trong trại tù Hàm Tân, TT Thiệu đã xuống tận chỗ ngồi của ông thăm hỏi, ông rất cảm động. Giờ ông chỉ còn mong gặp lại 3 người trong đó có hạ sĩ Hai- ghé thăm gia đình ông vài lần trong lúc ông ở tù; và hai người phụ nữ mà ông mang ơn cứu mạng: cô Lan (canteen trại Hàm Tân) người giao cơm khi ông bị biệt giam với miếng thịt dấu ở đáy chén; cô Oanh- người tình của trùm du đãng xóm chài Sa Tưng (Campuchia). Ở tuổi 84, ông đang ấp ủ một việc làm cuối cùng: dựng tượng cho chính mình ngay sau khi tôi thực hiện xong album chân dung của ông.
Cầu chúc ông sớm đạt nguyện để lớp hậu sinh sau này có dịp viếng ông, nghiêng mình thương tiếc trước một người lính VNCH can trường.
Nguyễn Tuấn Khoa (VTT 1971)
Nghĩa Trang Quân Đội. Ảnh: internet
29-4-2016
Thầy Nguyễn Thanh Thu và học trò Nguyễn Tuấn Khoa. Ảnh tác giả gửi tới.
Miền Nam Việt Nam trước 1975 không ai không biết đến điêu khắc gia (ĐKG) Nguyễn Thanh Thu, tác giả bức tượng Thương Tiếc đặt tại nghĩa trang quân đội trên xa lộ Biên Hòa năm 1966. Chính đứa con mà ông yêu quý nhất này đã đưa ông lên đỉnh danh vọng để rồi đẩy ông xuống đáy địa ngục. Ký ức tháng Tư đen cùng câu chuyện hơn 41 năm qua lời kể của thầy tôi, thật nặng nề.
Thầy Thu tuổi Giáp Tuất (1934), dạy môn Hội Họa cho tôi, anh em tôi và những ai đã từng học tại trung học Võ Trường Toản (VTT) từ năm 1958. Ông có dáng người chắc khỏe, tầm thước, đi dạy bằng xe Jeep cao màu xanh dương, mặc áo chemise trắng, đeo cravat đỏ luồn vào trong bụng dưới khuy áo thứ 2. Cá tính rất mạnh, nghiêm khắc, khó gần. Ông dạy học trò cầm bút chì theo kiểu cầm archet khi chơi violon. Ông dễ nổi nóng và đánh đòn học sinh nào cầm bút theo kiểu viết, dùng thước “vẽ” đường thẳng. Mỗi buổi học ông chọn ra 2, 3 bài vẽ tệ nhất, dùng dây kẽm cột chổi để treo bài lên cổ người vẽ, bắt đứng trước lớp cho đến khi hết giờ. Nguyễn Minh Trí, bạn học của chúng tôi từ lớp 6/5 cũng là con trai của ông, thường xuyên bị đòn đau; lớp tôi ai cũng thương nó vì nghĩ rằng nó chịu đòn thay cho cả lớp. Có lẽ nhờ sự nghiêm khắc của ông mà trình độ hội họa của chúng tôi lúc đó như người khổng lồ so với các học sinh cấp II bây giờ?
Ông kể rằng ông được TT Thiệu chọn thực hiện từ ý tưởng đến tượng đài tại NTQĐ. Sau 7 ngày, ông được mời vào dinh để trình bày 5 phác thảo nhưng vào cuối buổi ông nói phác thảo mà ông yêu thích nhất là phác thảo thứ 6 ông mới vẽ nháp trên bao thuốc lá Quân Tiếp Vụ trong khi chờ ngoài hành lang của dinh. Ý tưởng 6 lấy từ hình ảnh của hạ sĩ Võ Văn Hai (hiện vẫn còn sống) khóc bạn tại quán nước trước NTQĐ cũ ở Gò Vấp mà ông nhìn thấy 1 tuần trước đó. Phác thảo 6 được chọn và chỉ sau 2 tháng rưỡi, bức tượng đồng Thương Tiếc cao 9 m được hình thành, đưa ông lên đỉnh cao danh vọng ở tuổi 32 với sự kính trọng của các giới chức và quân nhân thời đó.
Tháng Tư đen đã đẩy gia đình ông xuống địa ngục. Tháng 12/1975, tại lớp 10C5 trường VTT, Trí được lệnh rời lớp mang theo cặp lên văn phòng. Hiệu trưởng Nguyễn Quang Hồng, dân Nam tập kết, môi mỏng, đầu hói, lạnh lùng nói: ”Ba em nợ máu với nhân dân, em không được học ở đây. Từ hôm nay”. Linh cảm chuyện không lành, tôi đợi Trí tại nhà xe, Trí lầm lủi, khóc nấc và nói: “Tao bị đuổi học”. Trí giấu mẹ nó vì sợ bà đau buồn, sinh bệnh mà chết. Mỗi sáng nó vẫn ra khỏi nhà, chui lổ chó vào sở thú ngồi cho đến giờ về, nhìn buồn sang trường cũ nơi có tượng cụ Võ Trường Toản do Ba nó tạc năm 1972. Hôm qua tôi nhắc chuyện Trí, thầy Thu cay đắng: “41 năm rồi, sao không ai kể cho thầy chuyện này? Tôi làm tôi chịu, sao nỡ đối xử với con tôi như vậy?”. Lần đầu tiên tôi tin rằng: “Đá cũng biết khóc”…
Trại tập trung Hàm Tân, một buổi sáng cũng khoảng thời gian Trí bị đuổi, thiếu tá Thu bị gọi lên chất vấn về thành tích không khai trong lý lịch: tượng “Ngày về” (giải thưởng VHNT Ngô Đình Diệm 1963) và tượng “Thương tiếc”. Sau ít phút lắng nghe ý nghĩa của các bức tượng, 6 tên cai ngục đã thay nhau đánh đập ông dã man trong 3 ngày, chúng dùng cánh tay hộ pháp vỗ mạnh vào 2 mang tai khiến ông chảy máu tai và điếc luôn từ ngày đó. Ông bị biệt giam trong conex, 8 tháng không thấy mặt trời.
Ít lâu sau, chúng yêu cầu ông tạc tượng HCM, suy nghĩ hồi lâu ông đồng ý với điều kiện: được về Gia Định để thăm mẹ già, vợ con và chuẩn bị vật liệu. Ngày trở về thăm mẹ tại cư xá VN Thương Tín (Hàng Xanh), trong khi người em gái ý tứ giữ chân 4 tên an ninh ở phòng khách, dưới bếp bà nghiêm khắc nói: “Mẹ đẻ ra con, mẹ hiểu giờ con muốn gì. Nếu trái ý, mẹ sẽ tự tử ngay. Cố gắng ở thêm ít năm rồi về”. Biết tính mẹ, ông đành bỏ kế hoạch trốn sau khi thăm vợ con ở Gò Vấp, trở về địa ngục, miễn cưỡng tạc tượng kẻ thù với một mật kế mới. Hàng ngày, ông nuốt vào những lời sỉ vả của chiến hữu nhắm vào ông và bức tượng đang hình thành. Những ngày cuối tháng 8 ông càng miệt mài thức khuya, chiến hữu càng ghẻ lạnh, ông càng kính trọng sự bất khuất của chiến hữu.
Sáng ngày 01/09, cả trại tù náo loạn khi nhận ra: đây không phải tượng HCM mà là TT Nguyễn Văn Thiệu! Những ngày sau đó ông sống ở đáy địa ngục, ông chết đi rồi bị cứu sống nhiều lần để chịu tiếp những trận đòn thù hội đồng. Một ngày tháng 10, ông bị lôi ra khỏi conex lúc 4g sáng để đưa đến pháp trường. Mạng ông lớn, lệnh hành quyết được bãi bỏ ở những giây cuối cùng. Biệt giam, đòn thù, thiếu ăn… tính mạng thật mong manh nên ông được tha năm 1983 (8 năm).
Sau 4 năm dưỡng thương, buồn cảnh gia đình tan nát, ông quyết tâm vượt biên bằng đường bộ mà trong túi không có một xu theo nghĩa đen. Hành trình gian khổ ly kỳ này (sẽ được hầu chuyện vào dịp khác) đưa ông đến Thái Lan, sau đó định cư ở Mỹ hơn 10 năm, rồi trở về VN cho đến nay.
Ở Mỹ trong lần nói chuyện với đồng bào tại Cali, cảm kích về việc dựng tượng trong trại tù Hàm Tân, TT Thiệu đã xuống tận chỗ ngồi của ông thăm hỏi, ông rất cảm động. Giờ ông chỉ còn mong gặp lại 3 người trong đó có hạ sĩ Hai- ghé thăm gia đình ông vài lần trong lúc ông ở tù; và hai người phụ nữ mà ông mang ơn cứu mạng: cô Lan (canteen trại Hàm Tân) người giao cơm khi ông bị biệt giam với miếng thịt dấu ở đáy chén; cô Oanh- người tình của trùm du đãng xóm chài Sa Tưng (Campuchia). Ở tuổi 84, ông đang ấp ủ một việc làm cuối cùng: dựng tượng cho chính mình ngay sau khi tôi thực hiện xong album chân dung của ông.
Cầu chúc ông sớm đạt nguyện để lớp hậu sinh sau này có dịp viếng ông, nghiêng mình thương tiếc trước một người lính VNCH can trường.
Nguyễn Tuấn Khoa (VTT 1971)
Nghĩa Trang Quân Đội. Ảnh: internet
Nguyễn Minh Trí. Ảnh: tác giả cung cấp
NHẬN ĐỊNH CỦA DÂN OAN MIỀN NAM TRẦN NGỌC ANH VỀ ĐCSVN SAU 41 NĂM THỐNG TRỊ CẢ NƯỚC
Ngoc Anh Tran
Nay tôi muốn nói với các lãnh đạo của đảng CSVN rằng:
Mỗi lần đến ngày 30-4 thì các ông tổ chức linh đình mừng cái gọi là "đại thắng mùa xuân năm 1975". Các ông còn tự hào đã "đánh được Mỹ cút Ngụy nhào"
Sự thật ra sao bây giờ thì đã phơi bầy tất cả rồi. Các ông hãy chấm dứt ngay cái trò gian trá này đi, các ông hãy bỏ ngay 4 chữ "giải phóng miền Nam" đi bởi vì, thực tế là các ông cướp chiếm Miền Nam, các ông áp bức bần cùng hóa người dân Miền Nam, các ông đày đọa toàn quân dân Miền Nam. Nhân dânMiền Nam không bao giờ cần các ông giải phóng đâu. Giải phóng gì khi mà các ông cướp chiếm nhà cửa tài sản ruộng đất là nguồn sống của người dân Miền Nam chúng tôi. Giải Phóng gì khi các ông tước đoạt Quyền Làm Người, bắt toàn dân Việt phải câm lặng gục đầu sống hèn nhục như súc vật ?????
Các ông nói Tự Do, sao chúng tôi bị tù đày ?????
Các ông nói ấm no, sao chúng tôi phải đói rét ??????
Các ông nói Hạnh Phúc. sao chúng tôi phải khổ đau?????
Các ông nói Độc Lập sao trên khắp nước VN bây giờ giặc Tàu ngang ngược hoành hành khắp nơi ?????
Trước Năm 1975
Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền chỉ 9 năm, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền cũng chỉ 9 năm. Nhưng VNCH là một quốc gia thịnh vượng được mệnh danh là con rồng Đông nam Á, Hàn quốc cũng không bằng, còn thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore thì cũng mơ ước bằng Sài gòn thôi.
Trong thời của TT Ngô Đình Diệm rồi sau đó thời TT Nguyễn Văn Thiệu, toàn dân VN được tư hữu, nông dân nghèo từ thân phận người thuê đất của giới địa chủ giàu mà cày cấy thì được chánh quyền quốc gia cấp không cho mỗi gia đình mấy mẫu ruộng làm tài sản riêng để mưu sinh. Trong chiến dịch cải cách ruộng đất thời TT Ngô Đình Diệm và người cày có ruộng thời TT Nguyễn Văn Thiệu, chính phủ mau đất của điền chủ trả dài hạn để cấp không cho nông dân nghèo. Xã hội được ổn định, nông dân được có ruộng đất mà không tốn một giọt máu hoặc một sinh mạng nào hết. Trái lại, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc thì sao?. Gần 200 ngàn người dân phải nằm xuống một cách oan uổng vì cha con, chồng vợ, thân nhân dòng họ đấu tố lẫn nhau đến nỗi chính chủ tịch Hồ chí minh của các ông phải xin lỗi và lau nước mắt trước nhân dân.
Nhưng trong 41 năm qua khi cộng sãn các ông xâm chiếm miền Nam VNCH năm 1975 thì chưa đầy một năm sau, tức là vào năm 1976 các ông đã cưỡng bức dân Miền Nam phải vào rừng sâu nước độc gọi bằng mỹ từ "Đi Vùng Kinh Tế Mới"
Tới năm 1992 khi người dân chúng tôi đã đổ bao mổ hôi nước mắt, có gia đình đổ cả mạng người, để khai khẩn rừng núi thành ruộng rẫy thì các ông lại bày ra đủ thứ luật lệ bất công để chiếm tất cả tài sãn, ruộng rẫy của chúng tôi đã hao tốn biết bao mồ hôi xương máu khai khẩn tạo nên. Các ông đã biến người dân chúng tôi trở thành những nô lệ và công cụ cho các ông hưởng thụ.
41 năm đảng CS các ông thống trị đất nước là 41 năm đảng CS các ông bần cùng hóa toàn dân, vô sản hoá toàn dân, toàn dân đã bị các ông tước đoạt từ Quyền Làm Người đến Quyền Tư Hữu... Chính đảng CS các ông đã đẩy đất nước xuống địa ngục cho nên hiện nay kinh tế của đất nước mới tụt hậu và đang trên đường phá sản vì nợ công đang đụng trần. Nhân dân phải gánh một món nợ khổng lồ trên 110 tỷ đô la và con số này sẽ còn tiếp tục tăng.
Nông dân thì mất đất, mất nhà, mất nhân phẩm, mất nguồn sống...
Gọi là "giải phóng" mà như thế này sao?????
Suốt 41 năm rồi kể từ khi các ông giành độc quyền toàn trị thao túng, các ông đã chà đạp lên ý nguyện của toàn dân, đã gây muôn vàn áp bức bất công tang tóc tổn hại cho dân tộc, đã chà đạp hung bạo Quyền làm người của dân Việt mà giới dân oan chúng tôi là nạn nhân thảm khốc nhất ..........
Một xã hội VN ngày nay,, các ông đã gây ra quá nhiều tội ác và bất công; đặc biệt tệ nạn thảm nhũng tất cả đều do chính quyền của các ông gây ra.
Chính vì CS các ông dung túng bao che cho các quan chức bất lương bất nghĩa vô tâm nên đại nạn tham nhũng đang làm hư nát toàn diện xã hội VN
KÍNH THƯA ĐỒNG BÀO VÀ CÁC THÂN HỮU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..
PT chúng tôi coi ngày 30-4 là Ngày Tang Của Dân Tộc.
Đây là ngày toàn dân Miền Nam bị tước đoạt Quyền Sống,
Quyền Làm Người nên phải sống khổ nhục hèn hạ như loài vật từ ngày 30-4 năm 30-4 năm 1975 tới nay.
Từ hai năm trước đây, đúng vào ngày 30-4 này,
PT chúng tôi đã xuống đường ngay tại Thủ đô Sài Gòn, chúng tôi đã hiên ngang gọi ngày 30-4 là NGÀY TANG DÂN TỘC,
và chúng tôi cũng đã dõng dạc gọi đây là THỦ ĐÔ SÀI GÒN...
Dân Oan chúng tôi không nói bóng gió xa xôi mà đã chỉ thẳng mặt bè lũ CSVN
và gọi chúng bằng cái tên đích đáng là: TÀ QUYỀN ÁC ĐẢNG
Chúng tôi đã khẳng định công khai rằng ĐẢNG CSVN LÀ MỘT TẬP ĐOÀN TỘI ÁC
CÓ TỔ CHỨC ÁP BỨC BÓC LỘT NHÂN DÂN.
ĐẢNG CSVN LÀ MỘT TẬP ĐOÀN TỘI ÁC
CÓ TỔ CHỨC CHUYÊN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC ĐỂ ĐƯỢC GIÀU SANG PHÚ QUÝ.
CHÚNG LÀ MỘT BÈ LŨ CỰC KỲ HÈN VỚI TÀU CỘNG
NHƯNG LẠI VÔ CÙNG GIAN ÁC HUNG TÀN BẠO NGƯỢC VỚI DÂN.
Nếu dân Việt Nam muốn được sống như một con người có Nhân Quyền, có Nhân Phẩm,
có Thịnh Vượng thì chúng ta phải dám vùng lên tranh đấu CHỚ KHÔNG THỂ NGỒI Ỷ LẠI CHỜ NGƯỜI KHÁC XẢ THÂN TRANH ĐẤU THAY TA.
Cũng đừng bao giờ chờ mong bè lũ ác qủy CSVN này hồi tâm phục thiện rồi tự nguyện trả lại Quyền Sống và Quyền Tự Quyết cho dân.
Chúng ta phải tranh đấu, phải tranh đấu để giành lại QUYỀN SỐNG, QUYỀN LÀM NGƯỜI THÌ MỚI THOÁT SỐ PHẬN KHỐN KHỔ NHƯ LOÀI VẬT TRONG ĐỊA NGỤC CỦA CS NÀY .....
4/30/2016
Tôi là Trần Ngọc Anh, một Dân oan Miền Nam đã từng bị côn an, an ninh đàn áp và đánh đập đến nỗi hôm nay thân 'bại liệt"
Nay tôi muốn nói với các lãnh đạo của đảng CSVN rằng:
Mỗi lần đến ngày 30-4 thì các ông tổ chức linh đình mừng cái gọi là "đại thắng mùa xuân năm 1975". Các ông còn tự hào đã "đánh được Mỹ cút Ngụy nhào"
Sự thật ra sao bây giờ thì đã phơi bầy tất cả rồi. Các ông hãy chấm dứt ngay cái trò gian trá này đi, các ông hãy bỏ ngay 4 chữ "giải phóng miền Nam" đi bởi vì, thực tế là các ông cướp chiếm Miền Nam, các ông áp bức bần cùng hóa người dân Miền Nam, các ông đày đọa toàn quân dân Miền Nam. Nhân dânMiền Nam không bao giờ cần các ông giải phóng đâu. Giải phóng gì khi mà các ông cướp chiếm nhà cửa tài sản ruộng đất là nguồn sống của người dân Miền Nam chúng tôi. Giải Phóng gì khi các ông tước đoạt Quyền Làm Người, bắt toàn dân Việt phải câm lặng gục đầu sống hèn nhục như súc vật ?????
Các ông nói Tự Do, sao chúng tôi bị tù đày ?????
Các ông nói ấm no, sao chúng tôi phải đói rét ??????
Các ông nói Hạnh Phúc. sao chúng tôi phải khổ đau?????
Các ông nói Độc Lập sao trên khắp nước VN bây giờ giặc Tàu ngang ngược hoành hành khắp nơi ?????
Trước Năm 1975
Tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền chỉ 9 năm, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu cầm quyền cũng chỉ 9 năm. Nhưng VNCH là một quốc gia thịnh vượng được mệnh danh là con rồng Đông nam Á, Hàn quốc cũng không bằng, còn thủ tướng Lý Quang Diệu của Singapore thì cũng mơ ước bằng Sài gòn thôi.
Trong thời của TT Ngô Đình Diệm rồi sau đó thời TT Nguyễn Văn Thiệu, toàn dân VN được tư hữu, nông dân nghèo từ thân phận người thuê đất của giới địa chủ giàu mà cày cấy thì được chánh quyền quốc gia cấp không cho mỗi gia đình mấy mẫu ruộng làm tài sản riêng để mưu sinh. Trong chiến dịch cải cách ruộng đất thời TT Ngô Đình Diệm và người cày có ruộng thời TT Nguyễn Văn Thiệu, chính phủ mau đất của điền chủ trả dài hạn để cấp không cho nông dân nghèo. Xã hội được ổn định, nông dân được có ruộng đất mà không tốn một giọt máu hoặc một sinh mạng nào hết. Trái lại, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc thì sao?. Gần 200 ngàn người dân phải nằm xuống một cách oan uổng vì cha con, chồng vợ, thân nhân dòng họ đấu tố lẫn nhau đến nỗi chính chủ tịch Hồ chí minh của các ông phải xin lỗi và lau nước mắt trước nhân dân.
Nhưng trong 41 năm qua khi cộng sãn các ông xâm chiếm miền Nam VNCH năm 1975 thì chưa đầy một năm sau, tức là vào năm 1976 các ông đã cưỡng bức dân Miền Nam phải vào rừng sâu nước độc gọi bằng mỹ từ "Đi Vùng Kinh Tế Mới"
Tới năm 1992 khi người dân chúng tôi đã đổ bao mổ hôi nước mắt, có gia đình đổ cả mạng người, để khai khẩn rừng núi thành ruộng rẫy thì các ông lại bày ra đủ thứ luật lệ bất công để chiếm tất cả tài sãn, ruộng rẫy của chúng tôi đã hao tốn biết bao mồ hôi xương máu khai khẩn tạo nên. Các ông đã biến người dân chúng tôi trở thành những nô lệ và công cụ cho các ông hưởng thụ.
41 năm đảng CS các ông thống trị đất nước là 41 năm đảng CS các ông bần cùng hóa toàn dân, vô sản hoá toàn dân, toàn dân đã bị các ông tước đoạt từ Quyền Làm Người đến Quyền Tư Hữu... Chính đảng CS các ông đã đẩy đất nước xuống địa ngục cho nên hiện nay kinh tế của đất nước mới tụt hậu và đang trên đường phá sản vì nợ công đang đụng trần. Nhân dân phải gánh một món nợ khổng lồ trên 110 tỷ đô la và con số này sẽ còn tiếp tục tăng.
Nông dân thì mất đất, mất nhà, mất nhân phẩm, mất nguồn sống...
Gọi là "giải phóng" mà như thế này sao?????
Suốt 41 năm rồi kể từ khi các ông giành độc quyền toàn trị thao túng, các ông đã chà đạp lên ý nguyện của toàn dân, đã gây muôn vàn áp bức bất công tang tóc tổn hại cho dân tộc, đã chà đạp hung bạo Quyền làm người của dân Việt mà giới dân oan chúng tôi là nạn nhân thảm khốc nhất ..........
Một xã hội VN ngày nay,, các ông đã gây ra quá nhiều tội ác và bất công; đặc biệt tệ nạn thảm nhũng tất cả đều do chính quyền của các ông gây ra.
Chính vì CS các ông dung túng bao che cho các quan chức bất lương bất nghĩa vô tâm nên đại nạn tham nhũng đang làm hư nát toàn diện xã hội VN
KÍNH THƯA ĐỒNG BÀO VÀ CÁC THÂN HỮU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ..
PT chúng tôi coi ngày 30-4 là Ngày Tang Của Dân Tộc.
Đây là ngày toàn dân Miền Nam bị tước đoạt Quyền Sống,
Quyền Làm Người nên phải sống khổ nhục hèn hạ như loài vật từ ngày 30-4 năm 30-4 năm 1975 tới nay.
Từ hai năm trước đây, đúng vào ngày 30-4 này,
PT chúng tôi đã xuống đường ngay tại Thủ đô Sài Gòn, chúng tôi đã hiên ngang gọi ngày 30-4 là NGÀY TANG DÂN TỘC,
và chúng tôi cũng đã dõng dạc gọi đây là THỦ ĐÔ SÀI GÒN...
Dân Oan chúng tôi không nói bóng gió xa xôi mà đã chỉ thẳng mặt bè lũ CSVN
và gọi chúng bằng cái tên đích đáng là: TÀ QUYỀN ÁC ĐẢNG
Chúng tôi đã khẳng định công khai rằng ĐẢNG CSVN LÀ MỘT TẬP ĐOÀN TỘI ÁC
CÓ TỔ CHỨC ÁP BỨC BÓC LỘT NHÂN DÂN.
ĐẢNG CSVN LÀ MỘT TẬP ĐOÀN TỘI ÁC
CÓ TỔ CHỨC CHUYÊN BUÔN DÂN BÁN NƯỚC ĐỂ ĐƯỢC GIÀU SANG PHÚ QUÝ.
CHÚNG LÀ MỘT BÈ LŨ CỰC KỲ HÈN VỚI TÀU CỘNG
NHƯNG LẠI VÔ CÙNG GIAN ÁC HUNG TÀN BẠO NGƯỢC VỚI DÂN.
Nếu dân Việt Nam muốn được sống như một con người có Nhân Quyền, có Nhân Phẩm,
có Thịnh Vượng thì chúng ta phải dám vùng lên tranh đấu CHỚ KHÔNG THỂ NGỒI Ỷ LẠI CHỜ NGƯỜI KHÁC XẢ THÂN TRANH ĐẤU THAY TA.
Cũng đừng bao giờ chờ mong bè lũ ác qủy CSVN này hồi tâm phục thiện rồi tự nguyện trả lại Quyền Sống và Quyền Tự Quyết cho dân.
Chúng ta phải tranh đấu, phải tranh đấu để giành lại QUYỀN SỐNG, QUYỀN LÀM NGƯỜI THÌ MỚI THOÁT SỐ PHẬN KHỐN KHỔ NHƯ LOÀI VẬT TRONG ĐỊA NGỤC CỦA CS NÀY .....
4/26/2016
Nước mắt người tù chính trị 17 năm. “Chúng tôi đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Chúng tôi không có tội”. Nói đến đây, ông bật khóc
CTV Danlambao
4/26/2016
Ông Nguyễn Văn Phương, một thành viên của tổ chức Việt Nam Tự Do vừa mãn hạn bản án 17 năm tù giam vào ngày 20/4/2016.
Ông là một trong 38 người bị bắt vào năm 1999 trong một vụ xâm nhập bí mật về Việt Nam nhằm kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản.
Nhóm của ông hầu hết là những người Việt sinh sống và lưu lạc tại Campuchia, Thái Lan.
“Tất cả đều cùng chung lý tưởng, hoài bão mong muốn đất nước tự do, dân chủ, phồn vinh như nhiều nước khác trên thế giới”, ông Nguyễn Văn Phương hồi tưởng lại.
Chết đi, sống lại
Trong chuyến xâm nhập về Việt Nam thực hiện nhiệm vụ rải truyền đơn và kêu gọi người dân đứng lên đòi tự do dân chủ, ông cùng các chiến hữu bị bắt vào ngày 20/4/1999 tại khu vực biên giới thuộc huyện Châu Đốc, An Giang.
Tại đây, ông bị đánh đến mức “chết đi, sống lại”.
“Khi mà chúng nhào vô bắt, tôi hoàn toàn không biết gì hết. Chỉ nghe thấy tiếng lên đạn và chúng đánh tôi tơi bời cho đến khi ngất xỉu. Khi mở mất ra thì thấy tôi đang ở nơi giam giữ của quân khu 9, Cần Thơ”
“Khi bị đưa về giam giữ tôi ở Sài Gòn, khi những vết thương đã khô lại, hai bên sườn tôi lột ra từng miếng do bị họ đá bằng giầy quân nhân”.
Sau đó ít lâu, nhóm 38 người của ông bị kết án tổng cộng 454 năm 6 tháng tù giam với các cuộc buộc như: “lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “khủng bố”…
Ngoài ra, hàng ngàn người dân vô tội khác cũng bị chế độ CS bắt giam oan uổng để điều tra theo kiểu bắt lầm còn hơn bỏ sót, lý do duy nhất chỉ vì họ vô tình về nước cùng thời điểm xảy ra vụ việc.
“Khủng bố”
Nói về bản án tù mang tên “khủng bố” suốt 17 tù năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Phương cho biết:
“Tôi không hiểu vì sao họ khép tôi vào tội khủng bố. Tôi đấu tranh cho chính nghĩa và tự do cho dân tộc. Tại sao tôi lại phải khủng bố để làm tổn thương cho người khác, trong đó có tôi và gia đình tôi?”
Ông cũng cho rằng, chế độ cộng sản muốn khép ông vào tội khủng bố nhằm mục đích kết án nhiều năm, khiến ông có thể chết trong tù.
“Nhưng đó là một sự sai lầm của họ. Tôi vẫn còn sống và tôi sẽ nói lên tất cả sự thật”.
“Tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Tôi chỉ rải truyền đơn, treo cờ và đi kêu gọi người dân chống lại sự bất công và tàn bạo của cộng sản. Việc làm của tôi không có tính chất bạo động, và không bao giờ muốn có sự đổ máu”, người tù chính trị 17 năm này xác quyết.
Ông Nguyễn Văn Phương - người tù chính trị bị kết án 17 năm.
Nước mắt người tù
Hầu hết những người trong cùng vụ án với ông Nguyễn Văn Phương đều có cùng hoàn cảnh rất khó khăn và thương tâm.
“Đa số đều không có nhà cửa, không nơi cư trú và cũng không ai tiếp nhận. Khi về đến xã hội, người thì vợ mất, người thì cha mẹ mất, hoặc con cái lưu lạc như bản thân tôi. Giờ mỗi đứa một nơi vẫn chưa tìm ra được”.
Nói về những anh em, chiến hữu hiện đang tiếp tục bị đày đoạ, hay đã qua đời trong nhà tù cộng sản, người tù 52 tuổi này không kìm được nước mắt.
“6 người anh em, chiến hữu của tôi đã nằm xuống vĩnh viễn trong nhà tù cộng sản”.
Ngoài ra, 7 người còn lại trong cùng vụ án vẫn đang tiếp tục bị giam giữ, gồm có:
1. Lê Kim Hùng
2. Danh Hưởng
3. Đỗ Văn Thái
4. Văn Ngọc Hiếu
5. Hồ Long Đức
6. Trần Thị Huệ
7. Sơn Nguyễn Anh Điền
Theo ông, trong số 7 người còn lại này, “không biết họ còn có thể sống và trở về hay không”.
Ba năm cuối cùng trước khi mãn án, ông Phương và ông Sơn Nguyễn Thanh Điền đều bị biệt giam chỉ vì đấu tranh chống lại sự áp bức trong nhà tù.
Ông Sơn Nguyễn Thanh Điền còn khoảng hơn 3 tháng nữa sẽ mãn hạn tù, nhưng tình trạng hiện đang rất nguy kịch do thường xuyên bị ngược đãi.
Không khuất phục, dù còn hơi thở cuối cùng
Bất chấp 17 năm ngục tù cộng sản, nếm trải biết bao đoạ đày, ông Nguyễn Văn Phương vẫn khẳng định sẽ không bao giờ khất phục, dù chỉ còn hơi thở, giọt máu cuối cùng.
“Mong các bạn hãy hiểu cho, chúng tôi đấu tranh vì chính nghĩa. Không một đàn áp, bạo lực nào khiến chúng tôi khuất phục dù cho chúng tôi chỉ còn một hơi thở, một giọt máu cuối cùng”.
Dù vậy, giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt khắc khổ của người tù này. Ông không khóc vì những đắng cay tủi nhục, nhưng ông khóc vì đã phải chịu sự phân biệt đối xử của những kẻ ác miệng dành cho những anh em, chiến hữu của ông.
“Không ai giựt dây, kích động chúng tôi. Đừng nghe những lời xảo ngôn, nguỵ biện của cộng sản. Đừng để anh em chúng tôi lại bị oan ức thêm một lần nữa và không bao giờ rửa sạch được nỗi nhục này”.
“Chúng tôi đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Chúng tôi không có tội”. Nói đến đây, ông bật khóc.
Hiện sức khỏe của người tù yêu nước Nguyễn Văn Phương rất kém, mắt bị mờ và không còn thấy rõ, tai phải bị điếc, huyết áp cao, viên dạ dày, thấp khớp….
Trong tù, do không được chữa trị đàng hoàng nên bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng hơn.
Dự định trước mắt của ông sẽ là đi khám và điều trị bệnh, nhưng bản thân ông vẫn chưa biết sẽ phải đi đâu, về đâu.
Giấy tờ tuỳ thân duy nhất của ông hiện nay là một văn bản mãn hạn 17 năm tù vì án “khủng bố”.
Trao đổi với CTV Danlambao, bất chấp những khó khăn từ tương lai bất định, ông vẫn khẳng định: “Nguyện vọng duy nhất của tôi là đất nước sẽ phải được tự do thật sự!”.
Đây cũng chính là nguyện vọng chung của toàn bộ 90 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
Ông là một trong 38 người bị bắt vào năm 1999 trong một vụ xâm nhập bí mật về Việt Nam nhằm kêu gọi người dân đứng lên đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản.
Nhóm của ông hầu hết là những người Việt sinh sống và lưu lạc tại Campuchia, Thái Lan.
“Tất cả đều cùng chung lý tưởng, hoài bão mong muốn đất nước tự do, dân chủ, phồn vinh như nhiều nước khác trên thế giới”, ông Nguyễn Văn Phương hồi tưởng lại.
Chết đi, sống lại
Trong chuyến xâm nhập về Việt Nam thực hiện nhiệm vụ rải truyền đơn và kêu gọi người dân đứng lên đòi tự do dân chủ, ông cùng các chiến hữu bị bắt vào ngày 20/4/1999 tại khu vực biên giới thuộc huyện Châu Đốc, An Giang.
Tại đây, ông bị đánh đến mức “chết đi, sống lại”.
“Khi mà chúng nhào vô bắt, tôi hoàn toàn không biết gì hết. Chỉ nghe thấy tiếng lên đạn và chúng đánh tôi tơi bời cho đến khi ngất xỉu. Khi mở mất ra thì thấy tôi đang ở nơi giam giữ của quân khu 9, Cần Thơ”
“Khi bị đưa về giam giữ tôi ở Sài Gòn, khi những vết thương đã khô lại, hai bên sườn tôi lột ra từng miếng do bị họ đá bằng giầy quân nhân”.
Sau đó ít lâu, nhóm 38 người của ông bị kết án tổng cộng 454 năm 6 tháng tù giam với các cuộc buộc như: “lật đổ chính quyền”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “khủng bố”…
Ngoài ra, hàng ngàn người dân vô tội khác cũng bị chế độ CS bắt giam oan uổng để điều tra theo kiểu bắt lầm còn hơn bỏ sót, lý do duy nhất chỉ vì họ vô tình về nước cùng thời điểm xảy ra vụ việc.
“Khủng bố”
Nói về bản án tù mang tên “khủng bố” suốt 17 tù năm vừa qua, ông Nguyễn Văn Phương cho biết:
“Tôi không hiểu vì sao họ khép tôi vào tội khủng bố. Tôi đấu tranh cho chính nghĩa và tự do cho dân tộc. Tại sao tôi lại phải khủng bố để làm tổn thương cho người khác, trong đó có tôi và gia đình tôi?”
Ông cũng cho rằng, chế độ cộng sản muốn khép ông vào tội khủng bố nhằm mục đích kết án nhiều năm, khiến ông có thể chết trong tù.
“Nhưng đó là một sự sai lầm của họ. Tôi vẫn còn sống và tôi sẽ nói lên tất cả sự thật”.
“Tôi đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền. Tôi chỉ rải truyền đơn, treo cờ và đi kêu gọi người dân chống lại sự bất công và tàn bạo của cộng sản. Việc làm của tôi không có tính chất bạo động, và không bao giờ muốn có sự đổ máu”, người tù chính trị 17 năm này xác quyết.
Ông Nguyễn Văn Phương - người tù chính trị bị kết án 17 năm.
Nước mắt người tù
Hầu hết những người trong cùng vụ án với ông Nguyễn Văn Phương đều có cùng hoàn cảnh rất khó khăn và thương tâm.
“Đa số đều không có nhà cửa, không nơi cư trú và cũng không ai tiếp nhận. Khi về đến xã hội, người thì vợ mất, người thì cha mẹ mất, hoặc con cái lưu lạc như bản thân tôi. Giờ mỗi đứa một nơi vẫn chưa tìm ra được”.
Nói về những anh em, chiến hữu hiện đang tiếp tục bị đày đoạ, hay đã qua đời trong nhà tù cộng sản, người tù 52 tuổi này không kìm được nước mắt.
“6 người anh em, chiến hữu của tôi đã nằm xuống vĩnh viễn trong nhà tù cộng sản”.
Ngoài ra, 7 người còn lại trong cùng vụ án vẫn đang tiếp tục bị giam giữ, gồm có:
1. Lê Kim Hùng
2. Danh Hưởng
3. Đỗ Văn Thái
4. Văn Ngọc Hiếu
5. Hồ Long Đức
6. Trần Thị Huệ
7. Sơn Nguyễn Anh Điền
Theo ông, trong số 7 người còn lại này, “không biết họ còn có thể sống và trở về hay không”.
Ba năm cuối cùng trước khi mãn án, ông Phương và ông Sơn Nguyễn Thanh Điền đều bị biệt giam chỉ vì đấu tranh chống lại sự áp bức trong nhà tù.
Ông Sơn Nguyễn Thanh Điền còn khoảng hơn 3 tháng nữa sẽ mãn hạn tù, nhưng tình trạng hiện đang rất nguy kịch do thường xuyên bị ngược đãi.
Không khuất phục, dù còn hơi thở cuối cùng
Bất chấp 17 năm ngục tù cộng sản, nếm trải biết bao đoạ đày, ông Nguyễn Văn Phương vẫn khẳng định sẽ không bao giờ khất phục, dù chỉ còn hơi thở, giọt máu cuối cùng.
“Mong các bạn hãy hiểu cho, chúng tôi đấu tranh vì chính nghĩa. Không một đàn áp, bạo lực nào khiến chúng tôi khuất phục dù cho chúng tôi chỉ còn một hơi thở, một giọt máu cuối cùng”.
Dù vậy, giọt nước mắt đã rơi xuống trên khuôn mặt khắc khổ của người tù này. Ông không khóc vì những đắng cay tủi nhục, nhưng ông khóc vì đã phải chịu sự phân biệt đối xử của những kẻ ác miệng dành cho những anh em, chiến hữu của ông.
“Không ai giựt dây, kích động chúng tôi. Đừng nghe những lời xảo ngôn, nguỵ biện của cộng sản. Đừng để anh em chúng tôi lại bị oan ức thêm một lần nữa và không bao giờ rửa sạch được nỗi nhục này”.
“Chúng tôi đứng lên giành lại độc lập, tự do cho dân tộc mình. Chúng tôi không có tội”. Nói đến đây, ông bật khóc.
Hiện sức khỏe của người tù yêu nước Nguyễn Văn Phương rất kém, mắt bị mờ và không còn thấy rõ, tai phải bị điếc, huyết áp cao, viên dạ dày, thấp khớp….
Trong tù, do không được chữa trị đàng hoàng nên bệnh tình của ông ngày càng trầm trọng hơn.
Dự định trước mắt của ông sẽ là đi khám và điều trị bệnh, nhưng bản thân ông vẫn chưa biết sẽ phải đi đâu, về đâu.
Giấy tờ tuỳ thân duy nhất của ông hiện nay là một văn bản mãn hạn 17 năm tù vì án “khủng bố”.
Trao đổi với CTV Danlambao, bất chấp những khó khăn từ tương lai bất định, ông vẫn khẳng định: “Nguyện vọng duy nhất của tôi là đất nước sẽ phải được tự do thật sự!”.
Đây cũng chính là nguyện vọng chung của toàn bộ 90 triệu người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
"Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm" (hôm nay tập đoàn Formosa đã xin lỗi)
Nguyễn Tuyền
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:""Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm"
Trả lời Dân trí về phát ngôn trên của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm".
TS Lưu Bích Hồ:"Nhà máy thép không là cái gì mà phải đánh đổi". Ảnh: Mai Công Thành
"Không thể chấp nhận được thông điệp chọn 1 trong 2, điều này không đúng với chủ trương trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Không thể và không ai có quyền bắt Việt Nam phải chọn 1 trong 2, đánh đổi kinh tế để hy sinh điều kiện sống. Việt Nam phải chọn cả hai, không được hy sinh cái gì cả", CGKT Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
Trao đổi kỹ hơn với Dân trí, TS Lưu Bích Hồ nói:"Kinh nghiệm và thực tế của tôi khẳng định rằng: Nhà máy gang thép, điện hạt nhân nằm ven biển không phải là cái gì to tát mà phải đánh đổi. Việt Nam không phải trường hợp đầu tiên nên chúng ta không phải chọn cách trả giá".
"Gang thép chưa phải là cái gì ghê gớm, tôi từng đi qua Nhật Bản, họ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ven biển, xả nước thải qua xử lý ra biển nhưng người dân vẫn thoải mái tắm ở nguồn nước đó, thậm chí họ còn nói nước thải ấy có thể sinh hoạt được. Đấy, nước thải nhà máy điện hạt nhân, nước thải có chứa chất phóng xạ nhưng họ đã xử lý tận gốc trước khi xả ra tự nhiên", ông nói.
Vị chuyên gia này nói thêm: "Tôi cho rằng, chúng ta đã cho phép Formosa xây đường ống xả thải là đã tin tưởng họ thì họ cũng phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của Việt Nam. Phải có nhà máy thép và có cá tôm bình thường như lâu nay chúng ta vẫn làm".
4/26/2016
Như Dân trí đã dẫn tin, hôm qua (25/4), ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh khi trả lời báo chí về hiện tượng không có sinh vật biển: tôm, cá...sống xung quanh khu vực xả thải nhà máy này đã nói rằng:" Nhiều khi mình không được cả hai thì mình phải lựa chọn. Tôi muốn bắt cá, bắt tôm hay là tôi muốn xây một cái nhà máy thép hiện đại". Một số chuyên gia kinh tế (CGKT) Việt Nam tỏ ý sửng sốt về phát ngôn này.
TS Lê Đăng Doanh:"Không thể chấp nhận được" !
TS Lê Đăng Doanh:"Không thể chấp nhận được" !
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh:""Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm"
Trả lời Dân trí về phát ngôn trên của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng: "Đây là tuyên bố đầy thách thức và xúc phạm".
Ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh với phát ngôn gây "bão":"Hoặc là chọn nhà máy thép hiện đại, hoặc là chọn con cua, con cá".
"Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau", ông nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, "Chúng ta không thể có lựa chọn hy sinh tài nguyên môi trường, đó là sự vi phạm công ước quốc tế về môi trường". Vị CGKT này còn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường kiểm tra các giấy phép nhập khẩu các loại chất độc và cực độc; giấy chứng nhận đầu tư, các cam kết về môi trường...của công ty này.
"Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng tuyên bố này là thái độ bàng quan trước vấn nạn của một đất nước. Thái độ thách thức của nhà đầu tư đối với người Việt Nam là không thích hợp. Tôi được biết, trước đó, Formosa đã nhập một lượng lớn các chất độc, cực độc về Việt Nam để súc rửa đường ống. Chúng ta phải yêu cầu họ báo cáo số chất đó đi đâu? Ai cho phép họ nhập về?", ông nêu câu hỏi.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác định xem động cơ của tuyên bố này như thế nào?. "Không thể bỏ qua mà không nói gì được. Tôi cực lực lên án lời phát ngôn đầy thách thức này vì nó không đúng với tinh thần của Việt Nam, vị thế của nhà đầu tư lớn và những ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư", ông Doanh bày tỏ thái độ.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: "Đây là hệ quả rất nghiêm trọng khi chúng ta quá nuông chiều các tập đoàn, các doanh nghiệp ngoại... Không thể nào để cho một nhà đầu tư tuyên bố thay Việt Nam chọn thép để đánh đổi lấy sự mất đi của tài nguyên thiên nhiên. Cái giá đó quá đắt và chúng ta sẽ kể lại cho hậu thế như thế nào đây?".
"Cùng với tuyên bố này, nếu kết luận điều tra đúng với thực tế, chúng ta hoàn toàn có quyền khởi kiện. Khi đó, họ không chỉ vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ các sinh vật biển", ông nói thêm.
TS Lưu Bích Hồ:"Nhà máy thép không có gì to tát mà phải đánh đổi"
Nêu ý kiến về phát ngôn "hoặc chọn nhà máy thép, hoặc chọn tôm cá" của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ:"Tôi nghe mà rất bất bình, chúng ta đặt ra yêu cầu đầu tư luôn gắn bảo vệ môi trường, ai cũng vậy, doanh nghiệp trong nước phải làm, doanh nghiệp nhà nước càng phải làm mà doanh nghiệp nước ngoài càng phải thực thi tốt hơn vì họ đến từ nước phát triển hơn chúng ta".
"Tôi phản đối tuyên bố đầy thách thức và có tính chất đầy xúc phạm đến đất nước Việt Nam của vị giám đốc doanh nghiệp trên. Dù chúng ta chưa có kết luận chính xác vụ việc, nhưng việc một doanh nghiệp tuyên bố như vậy không thể chấp nhận được. Chúng ta cho phép Formosa đầu tư nhưng cũng yêu cầu họ phải đảm bảo các điều kiện sống cho tự nhiên, cho thế hệ mai sau", ông nói.
Theo TS Lê Đăng Doanh, "Chúng ta không thể có lựa chọn hy sinh tài nguyên môi trường, đó là sự vi phạm công ước quốc tế về môi trường". Vị CGKT này còn đề nghị các cơ quan có trách nhiệm như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên Môi trường kiểm tra các giấy phép nhập khẩu các loại chất độc và cực độc; giấy chứng nhận đầu tư, các cam kết về môi trường...của công ty này.
"Dù chưa xác định chính xác nguyên nhân, nhưng tuyên bố này là thái độ bàng quan trước vấn nạn của một đất nước. Thái độ thách thức của nhà đầu tư đối với người Việt Nam là không thích hợp. Tôi được biết, trước đó, Formosa đã nhập một lượng lớn các chất độc, cực độc về Việt Nam để súc rửa đường ống. Chúng ta phải yêu cầu họ báo cáo số chất đó đi đâu? Ai cho phép họ nhập về?", ông nêu câu hỏi.
Cũng theo TS Lê Đăng Doanh, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để xác định xem động cơ của tuyên bố này như thế nào?. "Không thể bỏ qua mà không nói gì được. Tôi cực lực lên án lời phát ngôn đầy thách thức này vì nó không đúng với tinh thần của Việt Nam, vị thế của nhà đầu tư lớn và những ưu đãi của Việt Nam dành cho nhà đầu tư", ông Doanh bày tỏ thái độ.
TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh: "Đây là hệ quả rất nghiêm trọng khi chúng ta quá nuông chiều các tập đoàn, các doanh nghiệp ngoại... Không thể nào để cho một nhà đầu tư tuyên bố thay Việt Nam chọn thép để đánh đổi lấy sự mất đi của tài nguyên thiên nhiên. Cái giá đó quá đắt và chúng ta sẽ kể lại cho hậu thế như thế nào đây?".
"Cùng với tuyên bố này, nếu kết luận điều tra đúng với thực tế, chúng ta hoàn toàn có quyền khởi kiện. Khi đó, họ không chỉ vi phạm các quy định pháp luật Việt Nam mà còn vi phạm các công ước quốc tế về bảo vệ các sinh vật biển", ông nói thêm.
TS Lưu Bích Hồ:"Nhà máy thép không có gì to tát mà phải đánh đổi"
Nêu ý kiến về phát ngôn "hoặc chọn nhà máy thép, hoặc chọn tôm cá" của Giám đốc đối ngoại Formosa Hà Tĩnh, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ:"Tôi nghe mà rất bất bình, chúng ta đặt ra yêu cầu đầu tư luôn gắn bảo vệ môi trường, ai cũng vậy, doanh nghiệp trong nước phải làm, doanh nghiệp nhà nước càng phải làm mà doanh nghiệp nước ngoài càng phải thực thi tốt hơn vì họ đến từ nước phát triển hơn chúng ta".
TS Lưu Bích Hồ:"Nhà máy thép không là cái gì mà phải đánh đổi". Ảnh: Mai Công Thành
"Không thể chấp nhận được thông điệp chọn 1 trong 2, điều này không đúng với chủ trương trong thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Không thể và không ai có quyền bắt Việt Nam phải chọn 1 trong 2, đánh đổi kinh tế để hy sinh điều kiện sống. Việt Nam phải chọn cả hai, không được hy sinh cái gì cả", CGKT Lưu Bích Hồ nhấn mạnh.
Trao đổi kỹ hơn với Dân trí, TS Lưu Bích Hồ nói:"Kinh nghiệm và thực tế của tôi khẳng định rằng: Nhà máy gang thép, điện hạt nhân nằm ven biển không phải là cái gì to tát mà phải đánh đổi. Việt Nam không phải trường hợp đầu tiên nên chúng ta không phải chọn cách trả giá".
"Gang thép chưa phải là cái gì ghê gớm, tôi từng đi qua Nhật Bản, họ xây dựng nhà máy điện hạt nhân ven biển, xả nước thải qua xử lý ra biển nhưng người dân vẫn thoải mái tắm ở nguồn nước đó, thậm chí họ còn nói nước thải ấy có thể sinh hoạt được. Đấy, nước thải nhà máy điện hạt nhân, nước thải có chứa chất phóng xạ nhưng họ đã xử lý tận gốc trước khi xả ra tự nhiên", ông nói.
Vị chuyên gia này nói thêm: "Tôi cho rằng, chúng ta đã cho phép Formosa xây đường ống xả thải là đã tin tưởng họ thì họ cũng phải tuân thủ các quy định và yêu cầu của Việt Nam. Phải có nhà máy thép và có cá tôm bình thường như lâu nay chúng ta vẫn làm".
Hiện tượng cá chết hàng loạt có thể tái diễn trong thời gian tới
Tin từ Việt Nam
4/25/2016
Đó là cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố có biển, về việc tiếp tục thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cá chết nằm dọc bờ biển với số lượng lớn đã gây tâm lý hoang mang cho người dân (Ảnh: Tiến Hiệp).
Trước tình trạng cá biển, bao gồm cả cá nuôi, chết hàng loạt trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang tích cực phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế và các cơ quan khác có liên quan xác định các nguyên nhân.
Trong thời gian xác định nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt và các giải pháp khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, ngăn ngừa tác động xấu đến sức khỏe, sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển và môi trường sinh thái, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các địa phương có biển đẩy mạnh thực hiện ngay một số công việc.
Cụ thể, đối với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết hiện tượng cá chết hàng loạt; quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân trước các thông tin về nguyên nhân gây ra cá chết chưa được cơ quan có thẩm quyền xác minh, công bố. Đồng thời chỉ đạo tiến hành khẩn trương công tác làm sạch môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm do cá chết, áp dụng các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng ven biền.
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng làm nhiệt độ nước biển gần bờ tăng cao, làm gia tăng tốc độ phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ nước thải, rác thải nên có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm bùng phát tảo độc, lan truyền dịch bệnh và các chất độc hại.
“Thêm vào đó, hiện tượng gia tăng phân tầng mật độ nước biển do nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến làm giảm lượng ô xy trong các lớp nước sâu là một trong những nguyên nhân có thể tiếp tục gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt”- Bộ Tài nguyên và Môi trường dự liệu.
Để phòng tránh các hiện tượng nêu trên, Bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại bờ biển; ngăn chặn mọi hình thức đồ rác thải tại các khu vực ven biển, ven sông; tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất ở vùng đất ven biển, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
“Các địa phương phải kịp thời thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan nhà nước khác có liên quan khi phát hiện các hiện tượng bất thường về môi trường, sinh thái biển để kịp thời có giải pháp xử lý”- công văn hỏa tốc yêu cầu.
Thế Kha
Đó là cảnh báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công văn hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố có biển, về việc tiếp tục thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm phòng ngừa, giảm thiểu tác hại của hiện tượng cá chết hàng loạt.
Cá chết nằm dọc bờ biển với số lượng lớn đã gây tâm lý hoang mang cho người dân (Ảnh: Tiến Hiệp).
Trước tình trạng cá biển, bao gồm cả cá nuôi, chết hàng loạt trên vùng biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đang tích cực phối hợp với các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế và các cơ quan khác có liên quan xác định các nguyên nhân.
Trong thời gian xác định nguyên nhân tình trạng cá chết hàng loạt và các giải pháp khắc phục hậu quả, giảm thiểu thiệt hại, ngăn ngừa tác động xấu đến sức khỏe, sinh kế của người dân, cộng đồng dân cư ven biển và môi trường sinh thái, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị UBND các địa phương có biển đẩy mạnh thực hiện ngay một số công việc.
Cụ thể, đối với các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế cần tiếp tục thực hiện một số biện pháp khẩn cấp nhằm giải quyết hiện tượng cá chết hàng loạt; quan tâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, ổn định tâm lý người dân trước các thông tin về nguyên nhân gây ra cá chết chưa được cơ quan có thẩm quyền xác minh, công bố. Đồng thời chỉ đạo tiến hành khẩn trương công tác làm sạch môi trường ở các khu vực bị ô nhiễm do cá chết, áp dụng các giải pháp hiệu quả để ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng ven biền.
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng làm nhiệt độ nước biển gần bờ tăng cao, làm gia tăng tốc độ phân hủy chất hữu cơ có nguồn gốc từ nước thải, rác thải nên có thể gây ra hiện tượng phú dưỡng, làm bùng phát tảo độc, lan truyền dịch bệnh và các chất độc hại.
“Thêm vào đó, hiện tượng gia tăng phân tầng mật độ nước biển do nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến làm giảm lượng ô xy trong các lớp nước sâu là một trong những nguyên nhân có thể tiếp tục gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt”- Bộ Tài nguyên và Môi trường dự liệu.
Để phòng tránh các hiện tượng nêu trên, Bộ này đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại bờ biển; ngăn chặn mọi hình thức đồ rác thải tại các khu vực ven biển, ven sông; tăng cường giám sát công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất ở vùng đất ven biển, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường biển.
“Các địa phương phải kịp thời thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan nhà nước khác có liên quan khi phát hiện các hiện tượng bất thường về môi trường, sinh thái biển để kịp thời có giải pháp xử lý”- công văn hỏa tốc yêu cầu.
Thế Kha
4/25/2016
Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết'
Người-Việt.com
4/25/2016
HÀ TĨNH (NV) - Đã 20 ngày kể từ khi cá chết trắng đoạn bờ biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nhưng hệ thống công quyền ở Việt Nam vẫn chưa hết lúng túng.
Cá chết trắng biển từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. (Hình: Tuổi Trẻ)
Sự kiện “cá chết” không chỉ làm ngư dân và những người kiếm sống bằng việc mua bán cá bế tắc về sinh kế, mà còn khiến các cơ sở thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực du lịch (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển) tê liệt do ế ẩm, bởi cá chết trên diện rộng vừa làm môi trường bị ô nhiễm, vừa khiến du khách hoang mang, sợ tắm biển cũng sẽ chết như... cá!
Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp phải tới bệnh viện cấp cứu ở huyện Phúc Trạch, tỉnh Quảng Bình, vì ăn các loại hải sản nghi bị nhiễm độc. Tại huyện Quảng Trạch cũng có khoảng 200 thực khách được mời tới dự tiệc khai trương của một nhà hàng bị trúng độc sau khi ăn các món hải sản.
Điều khiến tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang trực tiếp gánh chịu hậu quả từ sự kiện “cá chết,” quan tâm là vì sao cá lại chết trên diện rộng như vậy? Tuy nhiên, đến cuối tuần qua, đại diện liên Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên-Môi Trường và đại diện bốn tỉnh chỉ có thể báo cáo với công chúng rằng, cá chết trắng biển là do trong nước biển có độc tố cực mạnh.
Những đại diện cho hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không thể trả lời được hai câu hỏi rất căn bản khác là loại độc chất làm cá chết tên gì (?) và độc chất đó từ đâu mà ra!
Cá bắt đầu chết trắng biển kể từ ngày 6 Tháng Tư nhưng mãi tới ngày 20 Tháng Tư, ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, mới yêu cầu chính quyền các địa phương có cá chết trắng biển “phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi để người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm cũng như làm thức ăn chăn nuôi.”
Đến ngày 23 Tháng Tư, trước sự chỉ trích kịch liệt của công chúng về lối hành xử hết sức chậm chạp, kém hiệu quả của hệ thông công quyền từ trung ương đến địa phương, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, lại bảo rằng, những con cá bị nhiễm độc đều đã chết và đã được chôn nên bây giờ, nếu bắt được cá sống thì có thể... ăn. Khi bị báo giới chất vấn, làm sao biết được cá còn sống không bị nhiễm độc? Ông Tám bảo rằng: “Phải chờ cơ quan có chức năng xét nghiệm khẳng định” và “sắp tới mới làm!”
Ông Tám còn động viên mọi người tắm biển nhưng lại không trả lời thắc mắc là đã có nghiên cứu nào xác định biển đã an toàn hay chưa (?).
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì tại cuộc họp của đại diện hệ thống công quyền của trung ương với đại diện bốn tỉnh có cá chết trắng biển, báo giới không được phép tham dự. Ở cuộc họp báo sau đó, các viên chức đại diện chính quyền trung ương và địa phương “thi nhau nhắc nhở” truyền thông là nên thông tin sự việc một cách chừng mực, không làm tình hình thêm phức tạp, gây hoang mang trong nhân dân, dẫn đến thiệt hại cho nhân dân. Thậm chí, có viên chức còn dọa, nếu hệ thống truyền thông không “khéo” thì sẽ “ảnh hưởng đến việc xuất cảng thủy sản, hải sản.”
Cách nay vài ngày, khi lặn xuống biển săn hải sản, ông Nguyễn Xuân Thành, một ngư dân ngụ ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, tìm thấy một “đường ống khổng lồ” dài khoảng 1.5 cây số, đường kính khoảng 1.1 mét, chạy từ Formosa Hà Tĩnh thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng ra biển.
Formosa Hà Tĩnh là tên gọi dự án đầu tư của tập đoàn Formosa của Đài Loan tại Hà Tĩnh. Chính quyền Việt Nam đã dành cho tập đoàn Formosa nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh.
Ông Thành kể rằng “đường ống khổng lồ” mà ông thấy được đặt trên bề mặt đáy biển và được che đậy bằng các bao cát và đá hộc. Ông Thành phát giác “đường ống khổng lồ” vì nước được bơm rất mạnh từ trong lòng ống vào lòng biển và có màu vàng đục, sền sệt, nặng mùi. Ông Thành đã báo phát giác của ông cho Đồn Biên Phòng Đèo Ngang, thuộc Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Hà Tĩnh.
Trước đây, nhiều người từng bày tỏ nghi ngờ sự kiện “cá chết” là do Formosa Hà Tĩnh lén lút xả nước thải và chất thải ra biển, phát giác của ông Thành về “đường ống khổng lồ” củng cố những nghi ngờ này. Cuối tuần qua, đại diện chính quyền Việt Nam tuyên bố họ không hề bất ngờ về sự hiện diện của “đường ống khổng lồ” vì chính họ cấp giấy phép cho Formosa Hà Tĩnh. (G.Đ.)
HÀ TĨNH (NV) - Đã 20 ngày kể từ khi cá chết trắng đoạn bờ biển chạy dọc bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế nhưng hệ thống công quyền ở Việt Nam vẫn chưa hết lúng túng.
Cá chết trắng biển từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. (Hình: Tuổi Trẻ)
Sự kiện “cá chết” không chỉ làm ngư dân và những người kiếm sống bằng việc mua bán cá bế tắc về sinh kế, mà còn khiến các cơ sở thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực du lịch (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển) tê liệt do ế ẩm, bởi cá chết trên diện rộng vừa làm môi trường bị ô nhiễm, vừa khiến du khách hoang mang, sợ tắm biển cũng sẽ chết như... cá!
Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp phải tới bệnh viện cấp cứu ở huyện Phúc Trạch, tỉnh Quảng Bình, vì ăn các loại hải sản nghi bị nhiễm độc. Tại huyện Quảng Trạch cũng có khoảng 200 thực khách được mời tới dự tiệc khai trương của một nhà hàng bị trúng độc sau khi ăn các món hải sản.
Điều khiến tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang trực tiếp gánh chịu hậu quả từ sự kiện “cá chết,” quan tâm là vì sao cá lại chết trên diện rộng như vậy? Tuy nhiên, đến cuối tuần qua, đại diện liên Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, Tài Nguyên-Môi Trường và đại diện bốn tỉnh chỉ có thể báo cáo với công chúng rằng, cá chết trắng biển là do trong nước biển có độc tố cực mạnh.
Những đại diện cho hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương không thể trả lời được hai câu hỏi rất căn bản khác là loại độc chất làm cá chết tên gì (?) và độc chất đó từ đâu mà ra!
Cá bắt đầu chết trắng biển kể từ ngày 6 Tháng Tư nhưng mãi tới ngày 20 Tháng Tư, ông Võ Tuấn Nhân, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, mới yêu cầu chính quyền các địa phương có cá chết trắng biển “phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi để người dân không sử dụng cá chết làm thực phẩm cũng như làm thức ăn chăn nuôi.”
Đến ngày 23 Tháng Tư, trước sự chỉ trích kịch liệt của công chúng về lối hành xử hết sức chậm chạp, kém hiệu quả của hệ thông công quyền từ trung ương đến địa phương, ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn, lại bảo rằng, những con cá bị nhiễm độc đều đã chết và đã được chôn nên bây giờ, nếu bắt được cá sống thì có thể... ăn. Khi bị báo giới chất vấn, làm sao biết được cá còn sống không bị nhiễm độc? Ông Tám bảo rằng: “Phải chờ cơ quan có chức năng xét nghiệm khẳng định” và “sắp tới mới làm!”
Ông Tám còn động viên mọi người tắm biển nhưng lại không trả lời thắc mắc là đã có nghiên cứu nào xác định biển đã an toàn hay chưa (?).
Theo tường thuật của báo chí Việt Nam thì tại cuộc họp của đại diện hệ thống công quyền của trung ương với đại diện bốn tỉnh có cá chết trắng biển, báo giới không được phép tham dự. Ở cuộc họp báo sau đó, các viên chức đại diện chính quyền trung ương và địa phương “thi nhau nhắc nhở” truyền thông là nên thông tin sự việc một cách chừng mực, không làm tình hình thêm phức tạp, gây hoang mang trong nhân dân, dẫn đến thiệt hại cho nhân dân. Thậm chí, có viên chức còn dọa, nếu hệ thống truyền thông không “khéo” thì sẽ “ảnh hưởng đến việc xuất cảng thủy sản, hải sản.”
Cách nay vài ngày, khi lặn xuống biển săn hải sản, ông Nguyễn Xuân Thành, một ngư dân ngụ ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, tìm thấy một “đường ống khổng lồ” dài khoảng 1.5 cây số, đường kính khoảng 1.1 mét, chạy từ Formosa Hà Tĩnh thuộc Khu Kinh Tế Vũng Áng ra biển.
Formosa Hà Tĩnh là tên gọi dự án đầu tư của tập đoàn Formosa của Đài Loan tại Hà Tĩnh. Chính quyền Việt Nam đã dành cho tập đoàn Formosa nhiều ưu đãi khi đầu tư dự án Formosa Hà Tĩnh.
Ông Thành kể rằng “đường ống khổng lồ” mà ông thấy được đặt trên bề mặt đáy biển và được che đậy bằng các bao cát và đá hộc. Ông Thành phát giác “đường ống khổng lồ” vì nước được bơm rất mạnh từ trong lòng ống vào lòng biển và có màu vàng đục, sền sệt, nặng mùi. Ông Thành đã báo phát giác của ông cho Đồn Biên Phòng Đèo Ngang, thuộc Bộ Chỉ Huy Biên Phòng Hà Tĩnh.
Trước đây, nhiều người từng bày tỏ nghi ngờ sự kiện “cá chết” là do Formosa Hà Tĩnh lén lút xả nước thải và chất thải ra biển, phát giác của ông Thành về “đường ống khổng lồ” củng cố những nghi ngờ này. Cuối tuần qua, đại diện chính quyền Việt Nam tuyên bố họ không hề bất ngờ về sự hiện diện của “đường ống khổng lồ” vì chính họ cấp giấy phép cho Formosa Hà Tĩnh. (G.Đ.)
Hoa cộng chuẩn bị cho ngày hưởng thụ trên quê hương VN: DN Hồng Kông, Macau tham gia dự án tỉ đô ở Quảng Nam -
Quốc Hùng
3/24/2015
UBND tỉnh Quảng Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp vào chiều 23-3 -Ảnh: báo Nhân Dân online
(TBKTSG Online) - Tập đoàn Chow Tai Fook (Hồng Kông) và Sun City (Macao) là hai nhà đầu tư mới chính thức thay thế Genting Berhad (Malaysia) trong dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ được cấp phép từ năm 2010 ở tỉnh Quảng Nam.
UBND tỉnh Quảng Nam chiều hôm qua (23-3) đã chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh đối với dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Nam Hội An nói trên cho ba nhà đầu tư chính thức thực hiện gồm hai nhà đầu tư mới là Tập đoàn Chow Tai Fook và Tập đoàn Sun City, cùng đối tác cũ trong dự án này là Tập đoàn VinaCapital.
Nhà đầu tư trước trong dự án này là Genting Berhad Malaysia chính thức rút khỏi dự án đầu tư này tại khu vực hai huyện: Duy Xuyên và Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam.
Trao đổi với TBKTSG Online qua điện thoại sáng nay 24-3, ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai - đơn vị tư vấn cho tỉnh về dự án này - cho biết trước đây, khi hợp tác với Genting Berhad Malaysia, VinaCapital nắm giữ cổ phần chi phối trong dự án. Với việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mới này thì giờ đây nhà đầu tư mới là tập đoàn Chow Tai Fook (Hồng Kông) sẽ nắm tỉ lệ cổ phần chi phối trong dự án.
Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai cho biết đã xác minh rất kỹ về năng lực của hai nhà đầu tư mới này và cho thấy đây là hai nhà đầu tư lớn có tiềm lực mạnh về tài chính để rót vốn thúc đẩy việc triển khai nhanh dự án đầu tư này.
Chow Tai Fook là một tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý của Hồng Kông và Sun City là một tập đoàn chuyên kinh doanh lĩnh vực khách sạn, giải trí, trong đó có casino của Macao.
Ông Diện cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh của dự án này thì giai đoạn một của dự án sẽ được triển khai với số vốn 500 triệu đô la Mỹ gồm xây khách sạn, sân golf, khu trò chơi có thưởng cho người nước ngoài... Theo kế hoạch, nhà đầu tư sẽ hoàn thành giai đoạn một để đưa vào khai thác vào cuối năm 2018, đầu năm 2019.
Ông Diện cho rằng vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ cho việc triển khai toàn dự án Nam Hội An sẽ không thay đổi, nhưng có một số thay đổi liên quan đến quy mô và tiến độ triển khai thực hiện.
Dự án Nam Hội An có tổng vốn đăng ký 4 tỉ đô la Mỹ được cấp phép vào cuối năm 2010 với mục tiêu xây dựng một khu nghỉ dưỡng phức hợp, trong đó có hạng mục khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu, đây là dự án liên doanh giữa VinaCapital và Genting Berhad Malaysia, trong đó VinaCapital nắm giữ 80% cổ phần trong dự án, còn Genting chỉ là 20%.
Tuy nhiên, cuối năm 2012, Genting Berhad đã tuyên bố rút khỏi dự án, khiến cho VinaCapital phải nỗ lực tìm kiếm đối tác mới để duy trì dự án. Tháng 11 năm 2013, VinaCapital đã đề xuất với Quảng Nam tập đoàn Peninsula Pacific thay thế Genting Berhad. Tuy nhiên, trong khoảng một năm sau đó, thông tin về đối tác phát triển dự án Nam Hội An cùng với VinaCapital vẫn chưa ngã ngũ.
Nhưng cuối cùng giờ đây tập đoàn Chow Tai Fook và Sun City lại chính thức thay thế Genting Berhad Malaysia chứ không phải Peninsula Pacific.
Trước đó, vào cuối năm ngoái thông tin Chow Tai Fook muốn đầu tư dự án khu nghỉ mát kèm casino có vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ này ở tỉnh Quảng Nam cũng được đại diện tập đoàn này chia sẻ trên Bloomberg, nhưng không tiết lộ tên và chi tiết của dự án. Theo Bloomberg, Chow Tai Fook nằm dưới sự kiểm soát của gia đình người giàu thứ tư của Hồng Kông là Cheng Yu-Tung.
Hiện tại, ở Việt Nam, đối với các dự án casino quy mô lớn mới chỉ có Hồ Tràm Strip đã đi vào hoạt động một phần giai đoạn I. Việc dự án Nam Hội An có hai nhà đầu tư mới thay thế Genting tham gia đầu tư cho thấy nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trở lại các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng phức hợp có khu trò chơi có thưởng cho người nước ngoài ở Việt Nam. Hai dự án casino có quy mô lớn khác là ở Vân Đồn và Phú Quốc hiện cũng chưa tìm được nhà đầu tư.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ngoài dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An nói trên, chiều hôm qua 23-3 chính quyền tỉnh còn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án khác, trong đó có 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu đô la Mỹ và 5 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn 1.685 tỉ đồng.
Trong số này có dự án nhà máy may, dệt, nhuộm Tam Thăng (Khu Công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) của Công ty PanKo (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 30 triệu đô la Mỹ; và nhà máy sản xuất hàng may mặc ONEWOO (Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được) của Công ty One Woo – Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư 6 triệu đô la Mỹ.
Các dự án trong nước đều liên quan đến lĩnh vực dệt-may, trong đó có Khu liên hợp Sợi – Dệt – Nhuộm – May (tại huyện Quế Sơn) của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng; Nhà máy sợi Bình Phục (huyện Thăng Bình) của Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, với vốn đầu tư 180 tỉ đồng; Nhà máy may thêu xuất khẩu Sơn Hà (huyện Duy Xuyên) của Công ty Sơn Hà, với tổng vốn đầu tư 160 tỉ đồng; và Nhà máy may xuất khẩu (Khu Công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc) của Công ty TNHH May Nam Vương với tổng vốn đầu tư 95 tỉ đồng…
3/24/2015
UBND tỉnh Quảng Nam trao Giấy chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp vào chiều 23-3 -Ảnh: báo Nhân Dân online
(TBKTSG Online) - Tập đoàn Chow Tai Fook (Hồng Kông) và Sun City (Macao) là hai nhà đầu tư mới chính thức thay thế Genting Berhad (Malaysia) trong dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ được cấp phép từ năm 2010 ở tỉnh Quảng Nam.
UBND tỉnh Quảng Nam chiều hôm qua (23-3) đã chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh đối với dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng Nam Hội An nói trên cho ba nhà đầu tư chính thức thực hiện gồm hai nhà đầu tư mới là Tập đoàn Chow Tai Fook và Tập đoàn Sun City, cùng đối tác cũ trong dự án này là Tập đoàn VinaCapital.
Nhà đầu tư trước trong dự án này là Genting Berhad Malaysia chính thức rút khỏi dự án đầu tư này tại khu vực hai huyện: Duy Xuyên và Thăng Bình thuộc tỉnh Quảng Nam.
Trao đổi với TBKTSG Online qua điện thoại sáng nay 24-3, ông Đỗ Xuân Diện, Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai - đơn vị tư vấn cho tỉnh về dự án này - cho biết trước đây, khi hợp tác với Genting Berhad Malaysia, VinaCapital nắm giữ cổ phần chi phối trong dự án. Với việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư mới này thì giờ đây nhà đầu tư mới là tập đoàn Chow Tai Fook (Hồng Kông) sẽ nắm tỉ lệ cổ phần chi phối trong dự án.
Ban quản lý khu kinh tế mở Chu Lai cho biết đã xác minh rất kỹ về năng lực của hai nhà đầu tư mới này và cho thấy đây là hai nhà đầu tư lớn có tiềm lực mạnh về tài chính để rót vốn thúc đẩy việc triển khai nhanh dự án đầu tư này.
Chow Tai Fook là một tập đoàn chuyên kinh doanh vàng bạc, đá quý của Hồng Kông và Sun City là một tập đoàn chuyên kinh doanh lĩnh vực khách sạn, giải trí, trong đó có casino của Macao.
Ông Diện cho biết, theo giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh của dự án này thì giai đoạn một của dự án sẽ được triển khai với số vốn 500 triệu đô la Mỹ gồm xây khách sạn, sân golf, khu trò chơi có thưởng cho người nước ngoài... Theo kế hoạch, nhà đầu tư sẽ hoàn thành giai đoạn một để đưa vào khai thác vào cuối năm 2018, đầu năm 2019.
Ông Diện cho rằng vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ cho việc triển khai toàn dự án Nam Hội An sẽ không thay đổi, nhưng có một số thay đổi liên quan đến quy mô và tiến độ triển khai thực hiện.
Dự án Nam Hội An có tổng vốn đăng ký 4 tỉ đô la Mỹ được cấp phép vào cuối năm 2010 với mục tiêu xây dựng một khu nghỉ dưỡng phức hợp, trong đó có hạng mục khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu, đây là dự án liên doanh giữa VinaCapital và Genting Berhad Malaysia, trong đó VinaCapital nắm giữ 80% cổ phần trong dự án, còn Genting chỉ là 20%.
Tuy nhiên, cuối năm 2012, Genting Berhad đã tuyên bố rút khỏi dự án, khiến cho VinaCapital phải nỗ lực tìm kiếm đối tác mới để duy trì dự án. Tháng 11 năm 2013, VinaCapital đã đề xuất với Quảng Nam tập đoàn Peninsula Pacific thay thế Genting Berhad. Tuy nhiên, trong khoảng một năm sau đó, thông tin về đối tác phát triển dự án Nam Hội An cùng với VinaCapital vẫn chưa ngã ngũ.
Nhưng cuối cùng giờ đây tập đoàn Chow Tai Fook và Sun City lại chính thức thay thế Genting Berhad Malaysia chứ không phải Peninsula Pacific.
Trước đó, vào cuối năm ngoái thông tin Chow Tai Fook muốn đầu tư dự án khu nghỉ mát kèm casino có vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ này ở tỉnh Quảng Nam cũng được đại diện tập đoàn này chia sẻ trên Bloomberg, nhưng không tiết lộ tên và chi tiết của dự án. Theo Bloomberg, Chow Tai Fook nằm dưới sự kiểm soát của gia đình người giàu thứ tư của Hồng Kông là Cheng Yu-Tung.
Hiện tại, ở Việt Nam, đối với các dự án casino quy mô lớn mới chỉ có Hồ Tràm Strip đã đi vào hoạt động một phần giai đoạn I. Việc dự án Nam Hội An có hai nhà đầu tư mới thay thế Genting tham gia đầu tư cho thấy nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trở lại các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng phức hợp có khu trò chơi có thưởng cho người nước ngoài ở Việt Nam. Hai dự án casino có quy mô lớn khác là ở Vân Đồn và Phú Quốc hiện cũng chưa tìm được nhà đầu tư.
Theo UBND tỉnh Quảng Nam, ngoài dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An nói trên, chiều hôm qua 23-3 chính quyền tỉnh còn cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 11 dự án khác, trong đó có 6 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đầu tư gần 50 triệu đô la Mỹ và 5 dự án đầu tư trong nước, với tổng vốn 1.685 tỉ đồng.
Trong số này có dự án nhà máy may, dệt, nhuộm Tam Thăng (Khu Công nghiệp Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ) của Công ty PanKo (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư 30 triệu đô la Mỹ; và nhà máy sản xuất hàng may mặc ONEWOO (Cụm công nghiệp Hà Lam - Chợ Được) của Công ty One Woo – Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư 6 triệu đô la Mỹ.
Các dự án trong nước đều liên quan đến lĩnh vực dệt-may, trong đó có Khu liên hợp Sợi – Dệt – Nhuộm – May (tại huyện Quế Sơn) của Tập đoàn Dệt may Việt Nam, với tổng vốn đầu tư 1.200 tỉ đồng; Nhà máy sợi Bình Phục (huyện Thăng Bình) của Tổng Công ty Dệt May Hòa Thọ, với vốn đầu tư 180 tỉ đồng; Nhà máy may thêu xuất khẩu Sơn Hà (huyện Duy Xuyên) của Công ty Sơn Hà, với tổng vốn đầu tư 160 tỉ đồng; và Nhà máy may xuất khẩu (Khu Công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc) của Công ty TNHH May Nam Vương với tổng vốn đầu tư 95 tỉ đồng…
CSVN và Hoa cộng xây khu giải trí cho dân Hoa cộng trong tương lai: Quảng Nam khởi công dự án du lịch 4 tỉ đô la Mỹ
Quốc Hùng
4/24/2016
Phối cảnh một tiểu khu của dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An ở tỉnh Quảng Nam
(TBKTSG Online) - Sáng nay, 24-4, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (HASD) đã tổ chức khởi công xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp trò chơi có thưởng với tổng vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ vốn bị chậm triển khai nhiều năm nay. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và nhấn nút khởi công dự án.
Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có diện tích 985,6 héc ta thuộc ba xã Duy Hải, Duy Nghĩa (Duy Xuyên) và xã Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), do tập đoàn VinaCapital và tập đoàn Gold Yield Enterprises đầu tư, và HASD là nhà phát triển dự án.
Dự án đặt mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp, giải trí có thưởng, khu vui chơi cao cấp tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ với những hạng mục như khối khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu căn hộ dịch vụ; các công trình thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, triển lãm, thể dục thể thao; các công trình nhà ở như biệt thự, nhà liền kề, chung cư, công viên giải trí, bến du thuyền… và các tiện ích khác.
Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2035 và được chia làm bảy giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 sẽ dược phát triển trên diện tích 163 héc ta với mức đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ, gồm sân golf 18 lỗ, khu nghỉ dưỡng 1.000 phòng được thiết kế theo hình thức biệt thự hay khách sạn, khu trung tâm thương mại... Trong giai đoạn 1 của dự án, khu nghĩ dưỡng sẽ có khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài (casino).
Trước đó, theo đại diện tập đoàn VinaCapital, khi dự án đưa vào khai thác từng phần từ năm 2019 sẽ tạo ra 2.000 việc làm cho người lao động địa phương. Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết mở trường đào tạo nghiệp vụ du lịch phi lợi nhuận theo chuẩn quốc tế cho dân cư vùng bị di dời.
Theo chinhphu.vn, phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng cho rằng dự án có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chiến lược du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư, nhất là trong việc huy động vốn trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư bảo đảm tiến độ triển khai dự án như cam kết, bố trí đầy đủ nguồn vốn thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Trước đó, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết cho tới thời điểm hiện tại, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An là dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh. Dự án sẽ góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh, biến khu vực khó khăn về kinh tế trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ, giải trí đẳng cấp quốc tế.
Dự án Nam Hội An được cấp phép vào cuối năm 2010 với mục tiêu xây dựng một khu nghỉ dưỡng phức hợp, trong đó có khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu, đây là dự án liên doanh giữa VinaCapital và Genting Berhad Malaysia, trong đó VinaCapital nắm giữ 80% cổ phần trong dự án, còn Genting chỉ là 20%. Tuy nhiên, cuối năm 2012, Genting Berhad đã tuyên bố rút khỏi dự án, khiến cho VinaCapital phải nỗ lực tìm kiếm đối tác mới để duy trì dự án. Và đến giờ này là đối tác Gold Yield Enterprises như nói trên.
Phối cảnh một tiểu khu của dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An ở tỉnh Quảng Nam
(TBKTSG Online) - Sáng nay, 24-4, UBND tỉnh Quảng Nam và Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An (HASD) đã tổ chức khởi công xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp trò chơi có thưởng với tổng vốn đầu tư 4 tỉ đô la Mỹ vốn bị chậm triển khai nhiều năm nay. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự và nhấn nút khởi công dự án.
Dự án khu nghỉ dưỡng Nam Hội An có diện tích 985,6 héc ta thuộc ba xã Duy Hải, Duy Nghĩa (Duy Xuyên) và xã Bình Dương (Thăng Bình, Quảng Nam), do tập đoàn VinaCapital và tập đoàn Gold Yield Enterprises đầu tư, và HASD là nhà phát triển dự án.
Dự án đặt mục tiêu xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp, giải trí có thưởng, khu vui chơi cao cấp tiêu chuẩn 5 sao, trung tâm văn hóa, thương mại dịch vụ với những hạng mục như khối khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu căn hộ dịch vụ; các công trình thương mại, trung tâm mua sắm, trung tâm hội nghị, triển lãm, thể dục thể thao; các công trình nhà ở như biệt thự, nhà liền kề, chung cư, công viên giải trí, bến du thuyền… và các tiện ích khác.
Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2035 và được chia làm bảy giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1 sẽ dược phát triển trên diện tích 163 héc ta với mức đầu tư khoảng 500 triệu đô la Mỹ, gồm sân golf 18 lỗ, khu nghỉ dưỡng 1.000 phòng được thiết kế theo hình thức biệt thự hay khách sạn, khu trung tâm thương mại... Trong giai đoạn 1 của dự án, khu nghĩ dưỡng sẽ có khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài (casino).
Trước đó, theo đại diện tập đoàn VinaCapital, khi dự án đưa vào khai thác từng phần từ năm 2019 sẽ tạo ra 2.000 việc làm cho người lao động địa phương. Ngoài ra, chủ đầu tư cam kết mở trường đào tạo nghiệp vụ du lịch phi lợi nhuận theo chuẩn quốc tế cho dân cư vùng bị di dời.
Theo chinhphu.vn, phát biểu tại Lễ khởi công, Thủ tướng cho rằng dự án có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển đất nước, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện chiến lược du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.
Đánh giá cao nỗ lực của nhà đầu tư, nhất là trong việc huy động vốn trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều khó khăn, Thủ tướng yêu cầu nhà đầu tư bảo đảm tiến độ triển khai dự án như cam kết, bố trí đầy đủ nguồn vốn thực hiện, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái.
Trước đó, ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết cho tới thời điểm hiện tại, Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An là dự án có vốn đầu tư lớn nhất tại tỉnh. Dự án sẽ góp phần thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội của tỉnh, biến khu vực khó khăn về kinh tế trở thành trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, dịch vụ, giải trí đẳng cấp quốc tế.
Dự án Nam Hội An được cấp phép vào cuối năm 2010 với mục tiêu xây dựng một khu nghỉ dưỡng phức hợp, trong đó có khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Theo giấy chứng nhận đầu tư ban đầu, đây là dự án liên doanh giữa VinaCapital và Genting Berhad Malaysia, trong đó VinaCapital nắm giữ 80% cổ phần trong dự án, còn Genting chỉ là 20%. Tuy nhiên, cuối năm 2012, Genting Berhad đã tuyên bố rút khỏi dự án, khiến cho VinaCapital phải nỗ lực tìm kiếm đối tác mới để duy trì dự án. Và đến giờ này là đối tác Gold Yield Enterprises như nói trên.
Rừng mất, nước kiệt....
Danh Đức
4/23/2016
(TBKTSG) - Những tháng ngày nắng hạn, có lẽ chính là lúc để khóc không chỉ cho mỗi dòng sông Mêkông, mà cho cả nhiều dòng sông khác đang trong cảnh cạn kiệt hoặc chịu ô nhiễm, cùng những thảm rừng xanh đã biến mất một cách không thương tiếc!
Khóc những dòng sông, khóc những cánh rừng, nhưng khác với trong bài hát, 90 triệu dân này chẳng thể rời đi, phải ở nguyên tại chỗ mà gánh chịu khô hạn, nước mặn, mất nguồn nước uống... Tuần rồi, đi rửa xe, ngồi nói chuyện với một ông già Nam bộ, nghe ông kể: “Nước mặn chát! Tưởng nuôi con cua, con tôm sẽ được, nào ngờ nước mặn như ruộng muối, tôm cua nào sống cho đặng? Phải mò lên thành phố, bám thằng con làm ở đây!”.
Ai cũng biết đến mối quan hệ hữu cơ giữa giữ rừng và giữ nguồn nước, nhất là những người am tường chuyên môn trong lĩnh vực này đang làm ở các bộ, ngành. Song, rừng bị phá, nguồn nước bị đe dọa, thì không thấy nhà thông thái có chức quyền nào ngăn! Giờ này, báo chí cả nước ta thán nạn phá rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả trang web của Chính phủ cũng giựt tít : ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” (*). Tiếc thay, những ta thán đó đã quá muộn màng.
Khi báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13-8-2015 khởi đăng Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai: Bài 1: Vội vàng phá rừng để trồng cao su?, thì rừng cũng đã mất rồi! Từ chính trang web của bộ này có thể tạm chép dữ liệu thô về “lịch sử phá rừng ở Việt Nam” như sau:
“...Nằm trong dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2008, tỉnh Gia Lai được phân chỉ tiêu 50.000/100.000 héc ta của toàn khu vực Tây Nguyên.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép 44 dự án trồng cao su trên đất có rừng tự nhiên nghèo, cho 17 doanh nghiệp thuê đất trồng cao su trên địa bàn năm huyện Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai, với diện tích 32.555,6 héc ta. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4.670,2 tỉ đồng”.
Tổng kết lại thì thấy: “...Hàng chục ngàn héc ta rừng tự nhiên bị đốn hạ để thay thế bằng cao su. Do công tác khảo sát bước đầu được tiến hành quá vội vàng và chủ quan nên đã để lại nhiều hậu quả. Sau bảy năm thực hiện, đến nay các doanh nghiệp đã khai hoang 27.642 héc ta, diện tích đã trồng cao su 25.547,4 héc ta, 7.008 héc ta diện tích đất khai hoang chưa trồng, diện tích chưa khai hoang 4.913,5 héc ta. Nhiều diện tích cao su bị chết hoặc chậm phát triển do điều kiện đất đai không phù hợp...”. Hậu quả là: “Đã có 2.598,8/25.547,4 héc ta cao su bị chết và kém phát triển, chiếm 10,2% diện tích. Một số diện tích có chất lượng sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp (65%), có lô bị chết hoàn toàn... Có lô cao su đã trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng cây vẫn không thể phát triển”.
Hàng ngàn héc ta rừng đã bị phá rụi bất chấp hậu quả môi trường, kéo theo đó là tình trạng “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép ở những diện tích rừng nằm gần khu vực dự án. Hậu quả môi trường thì đã hiển hiện song hậu quả xã hội thì khôn lường, “...nhiều diện tích đất của người dân (phần lớn là của người đồng bào dân tộc thiểu số) bị thu hồi đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế, xã hội ngay tại khu vực dự án. Cho đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong vùng dự án giữa người dân với doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để...”.
Giờ đây, khi rừng đã mất, nước đã kiệt, ta chỉ nghe mỗi một lời phê phán ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” rồi thôi! Có ai còn nhớ ai đã “đẻ ra” quy hoạch này? Khi “thai nghén” nó, liệu đã cân nhắc cẩn trọng hay chưa? Và liệu dự án đã được nghe... phản biện một cách thấu đáo? Không chỉ dự án này, còn bao nhiêu dự án khác như thế?
(TBKTSG) - Những tháng ngày nắng hạn, có lẽ chính là lúc để khóc không chỉ cho mỗi dòng sông Mêkông, mà cho cả nhiều dòng sông khác đang trong cảnh cạn kiệt hoặc chịu ô nhiễm, cùng những thảm rừng xanh đã biến mất một cách không thương tiếc!
Khóc những dòng sông, khóc những cánh rừng, nhưng khác với trong bài hát, 90 triệu dân này chẳng thể rời đi, phải ở nguyên tại chỗ mà gánh chịu khô hạn, nước mặn, mất nguồn nước uống... Tuần rồi, đi rửa xe, ngồi nói chuyện với một ông già Nam bộ, nghe ông kể: “Nước mặn chát! Tưởng nuôi con cua, con tôm sẽ được, nào ngờ nước mặn như ruộng muối, tôm cua nào sống cho đặng? Phải mò lên thành phố, bám thằng con làm ở đây!”.
Ai cũng biết đến mối quan hệ hữu cơ giữa giữ rừng và giữ nguồn nước, nhất là những người am tường chuyên môn trong lĩnh vực này đang làm ở các bộ, ngành. Song, rừng bị phá, nguồn nước bị đe dọa, thì không thấy nhà thông thái có chức quyền nào ngăn! Giờ này, báo chí cả nước ta thán nạn phá rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả trang web của Chính phủ cũng giựt tít : ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” (*). Tiếc thay, những ta thán đó đã quá muộn màng.
Khi báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13-8-2015 khởi đăng Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai: Bài 1: Vội vàng phá rừng để trồng cao su?, thì rừng cũng đã mất rồi! Từ chính trang web của bộ này có thể tạm chép dữ liệu thô về “lịch sử phá rừng ở Việt Nam” như sau:
“...Nằm trong dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2008, tỉnh Gia Lai được phân chỉ tiêu 50.000/100.000 héc ta của toàn khu vực Tây Nguyên.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép 44 dự án trồng cao su trên đất có rừng tự nhiên nghèo, cho 17 doanh nghiệp thuê đất trồng cao su trên địa bàn năm huyện Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai, với diện tích 32.555,6 héc ta. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4.670,2 tỉ đồng”.
Tổng kết lại thì thấy: “...Hàng chục ngàn héc ta rừng tự nhiên bị đốn hạ để thay thế bằng cao su. Do công tác khảo sát bước đầu được tiến hành quá vội vàng và chủ quan nên đã để lại nhiều hậu quả. Sau bảy năm thực hiện, đến nay các doanh nghiệp đã khai hoang 27.642 héc ta, diện tích đã trồng cao su 25.547,4 héc ta, 7.008 héc ta diện tích đất khai hoang chưa trồng, diện tích chưa khai hoang 4.913,5 héc ta. Nhiều diện tích cao su bị chết hoặc chậm phát triển do điều kiện đất đai không phù hợp...”. Hậu quả là: “Đã có 2.598,8/25.547,4 héc ta cao su bị chết và kém phát triển, chiếm 10,2% diện tích. Một số diện tích có chất lượng sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp (65%), có lô bị chết hoàn toàn... Có lô cao su đã trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng cây vẫn không thể phát triển”.
Hàng ngàn héc ta rừng đã bị phá rụi bất chấp hậu quả môi trường, kéo theo đó là tình trạng “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép ở những diện tích rừng nằm gần khu vực dự án. Hậu quả môi trường thì đã hiển hiện song hậu quả xã hội thì khôn lường, “...nhiều diện tích đất của người dân (phần lớn là của người đồng bào dân tộc thiểu số) bị thu hồi đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế, xã hội ngay tại khu vực dự án. Cho đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong vùng dự án giữa người dân với doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để...”.
Giờ đây, khi rừng đã mất, nước đã kiệt, ta chỉ nghe mỗi một lời phê phán ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” rồi thôi! Có ai còn nhớ ai đã “đẻ ra” quy hoạch này? Khi “thai nghén” nó, liệu đã cân nhắc cẩn trọng hay chưa? Và liệu dự án đã được nghe... phản biện một cách thấu đáo? Không chỉ dự án này, còn bao nhiêu dự án khác như thế?
4/24/2016
Dân chủ: Lịch sử sang trang?
Nguyễn Văn Trần
4/23/2016
Bắt đầu thoái trào
Trong bài "Faire face à la récession démocratique" (Facing Up to the Democratic Recession) đăng trên Journal of Democracy số gần đây (của Cơ quan Phát triển Dân chủ - National Endowment for Democracy do Quốc Hội Huê kỳ tài trợ - Courrier International, số 1274), tác giả, Ông Larry Diamond, Chủ biên, chuyên viên về Dân chủ ở Đại học Stanford, nhận xét: “Sự mở rộng tự do và dân chủ trên thế giới bị khựng lại từ năm 2006 và kéo dài từ đó. Cho tới nay, không thấy có thêm những quốc gia dân chủ do bầu cử xuất hiện. Con số quốc gia dân chủ trên thế giới vẫn đông lạnh giửa 114 và 119 nước. Tính theo tỷ lệ, có 60 %. Hậu quả của tình trạng này là mức độ tự do của dân chúng được hưởng bắt đầu bị giới hạn”.
Cũng theo học giả Larry Diamond, từ năm 2000, có 25 quốc gia dân chủ sụp đổ không vì bị quân đội đảo chánh hay xung đột nội bộ, mà vì luật pháp và nề nếp dân chủ dần dần bị biến chất và thoái hóa. Một số hiện tượng này xảy ra tại những quốc gia dân chủ nửa vời, nhưng nhìn chung, hệ thống tranh cử tự do và sanh hoạt dân chủ đảng phái ở đó đã bị bãi bỏ hoặc xuống cấp dưới tiêu chuẩn tối thiểu của chế độ dân chủ”.
Nước Nga của T.T Poutine và nước Thổ-nhỉ-kỳ (La Turqie) của T.T Erdogan là hai trường hợp điển hình cho xu hướng dân chủ suy đồi này ở Âu châu. Cùng xu hướng, có thể kể thêm Thái lan, Venezuela, Bangladesh, Kenya, … Ở Turquie và Nga, như ta biết, đảng cầm quyền ngày càng mở rộng sự thao túng nền tư pháp và hành chánh quốc gia. Nhà báo bị bắt giam, những người bất đồng chánh kiến bị khủng bố, những xí nghiệp bị nghi tài trợ cho những hoạt động chống nhà cầm quyền bị đóng cửa, đảng phái chống đối, những người phản kháng đều bị án tù để bị loại ra khỏi đời sống chánh trị quốc gia. Tất cả nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà cầm quyền.
Tổ chức “Freedom House” của Huê kỳ cũng nhận định từ 2006 tới 2014 số quốc gia mất tự do gia tăng so với số quốc gia cải thiện chế độ để có tự do.
Học giả Larry Diamond giải thích xu hướng mới này là những nhà độc tài học hỏi rất mau những kỷ thuật cai trị của thời đại tin học, khéo léo vận dụng thông tin và luật pháp để giới hạn tầm hoạt động của những tổ chức xã hội dân sự, ngăn chận mọi nguồn viện trợ, ủng hộ của các tổ chức quốc tế. Mặt khác, tâm lý quần chúng phấn khởi trước đà dân chủ, sau khi khối cộng sản sụp đổ, nay không còn nữa, đời sống khó khăn là thực tế, họ lợi dụng ngay tình hình thay đổi mà áp dụng đường lối độc tài cai trị và tham nhũng tùy tiện.
Trong xu hướng dân chủ thoái hóa nhường bước cho độc tài tiến lên không có nước Tàu vì Tàu là một nước chưa bao giờ có dân chủ, chưa từng biết những tiêu chuẩn dân chủ là gì. Trong văn hóa lâu đời của Tàu không có dân chủ và tự do. Tàu chỉ biết theo đuổi triết lý “lượm bạc cắc” và khắc phục nguyên lỳ “ăn cơm chưa”. Tham vọng của Tàu là thay thế Huê kỳ cai trị thế giới, bắt đầu làm anh chị ở Phi châu trước. Trong lúc đó Nga vì là một quốc gia âu châu, lo sợ ảnh hưởng từ phía Tây âu nên vội tái chiếm các nước láng giềng để kịp ngăn chặn làn sóng dân chủ.
Nhưng chìu kích đáng lo ngại hơn hết về sự thụt lùi của dân chủ là dân chủ ngày càng giảm hiệu năng cải thiện đời sống xã hội, suy giảm sự tin tưởng ở giá trị dân chủ của dân chúng đặc biệt là ở Mỹ và Âu châu.
Cụ thể, ở phía Đông Đức, dân chúng sau 26 năm lần đầu tiên đi bầu cử hoàn toàn tự do, đã thấy dân chủ không còn thật sự hào hứng nữa. Trong cuộc bầu cử địa phương vừa qua, gần phân nửa cử tri không đi bầu, giải thích lý do vắng mặt “một xã hội tự do vận hành được không cần có cử tri”.
Tham dự bầu cử, đảng “Thiên chúa giáo-Dân chủ” đưa ra khẫu hiệu vận động “Mác đã chết, Jésus còn sống”. Chính cách đề cao thái quá sự chiến thắng của tự do dân chủ đã làm tổn thương giá trị thật của mô hình Tây phương “dân chủ và kinh tề thị trường”, làm cho các nước vừa mới thay đổi dân chủ hay muốn thay đổi phải xét lại. Mỹ và Âu châu chủ quan mà không nghĩ rằng quan niệm về tự do, chánh trị đa đảng có thật sự là ước mơ của các nước vừa thu hồi độc lập sau chiến tranh lạnh kết thúc hay không? Hay bức tường Bá-linh sụp đổ tháng 3/1990 là chiến thắng của dân chủ mà cũng vừa là báo hiệu độc tài bắt đầu xuất hiện?
Các nước Đông Nam Á vì những yếu tố địa lý và nhơn văn phức tạp nên dễ ngã theo xu hướng phản ứng chống lại dân chủ. Theo Tổ chức Quan sát Nhơn quyền (Humman Right Watch), chánh phủ các quốc gia trong vùng đều vi phạm nhơn quyền ngày càng trầm trọng.
Không nên để mất niềm tin dân chủ
Ai cũng biết dân chủ không phải là chiếc đủa thần. Có dân chủ là có tất cả. Nhưng có điều chắc chắn dân chủ vẫn còn là chế độ ít tồi tệ hơn các chế độ độc tài, nhứt là thứ độc tài cộng sản như ở Tàu và Việt nam (ý của Cựu Thủ tướng Anh, Ông Winston. Churchill). Nhưng dân chủ cũng có nhiều thứ, nhiều mức độ giá trị khác nhau.
Tổ chức Liên Hiệp Quốc có 193 Quốc gia thành viên (thừa nhận 197 quốc gia) phần lớn đều có bầu cử tương đối tự do nhưng nên hiểu chưa hẳn có dân chủ thật sự hay đúng mức.
Một đơn vị nghiên cứu «The Economist Intelligence Unit” thiết lập Chỉ tiêu Dân chủ để mô tả tình trạng dân chủ thế giới năm 2014. Dựa trên một số tiêu chuẩn liên quan tới cách thức bầu cử, những quyền tự do công dân, sanh hoạt đa đảng, tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, cách chánh phủ vận hành, tự do lập hội và hội họp, quyền hưởng chế độ tư pháp độc lập, các nước trên thế giới được chia ra làm “dân chủ thật sự”, “dân chủ không hoàn hảo”, “dân chủ nửa vời”, “độc tài”, “độc tài triệt để”.
Vậy khi nói “dân chủ thật sự” thì dân chủ đó phải có nội dung như thế nào? Đây là điều mà người Việt nam ai cũng mong đợi khi chế độ cộng sản không còn trên đất nước nữa.
Trải qua kinh nghiệm lich sử, từ khi chưa mất nước đến lúc mất nuớc, rồi cộng sản, Việt nam chưa bao giờ có một chế độ dân chủ thật sự. Đúng nghĩa của nó. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Việt nam không có những lúc người dân sống thật sự thoải mái, những quyền căn bản được tôn trọng và bảo vệ. Dầu sống suốt thời gian dài dưới chế độ quân chủ, đời sống của người dân cũng không đến nổi bi thảm như dưới chế đệ cộng sản ác ôn ngày nay. Sau cùng, trong gần đây, chế độ Việt nam Cộng hòa bị cộng sản Hồ Chí Minh biêu ríu là Mỹ Ngụy kìm kẹp, bốc lột nhân dân, vẫn chưa thấm vào đâu so với chế độ Hán Ngụy hiện tại. Nền dân chủ ở Miền nam trước 30/04/1975 tuy còn non nớt nhưng đủ cho phép việt công lợi dụng chống phá thẳng tay, bảo vệ VC khi bị bắt và ở tù về mặt luật pháp khá tốt, có báo chí tư nhơn, có bầu cử và ứng cử tương đối tự do, …Việt nam ngày nay không từ bỏ cộng sản để thay đổi thì một trăm năm nữa chắc chắn dân trí và chánh trị vẫn chưa đạt tới trình độ của Miền nam trước 4/1975.
Một nền dân chủ mà nhiều người mong đợi phải là nền “Dân chủ pháp trị”. Khi nói “pháp trị” là ý muốn nói luật pháp là chủ quyền quốc gia. Đặt tính của chế độ dân chủ là những quyền tinh thần với những quyền hợp pháp chỉ có một và công lý lý tưởng với công lý hợp pháp cũng chỉ có một. Nên tự do dân chủ có nghĩa là tự do hưởng thụ quyền tinh thần trên nền tảng công lý lý tưởng.
Dân chủ pháp trị sẽ tôn trọng những nguyên tắc cơ bản: tính đại biểu trực tiếp toàn dân, tính hợp hiến, hợp pháp và chính thống. Một chế dộ không hội đũ những nguyên tắc này không có lý do dể tồn tại, bởi đó chỉ là một chế độ phản dân hại nước. Như thứ chế độ Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa hiện nay ở Việt nam.
Khi nói dân chủ ở Việt nam, tưởng không thể không để ý đến hoàn cảnh địa lý lịch sử cụ thể của Việt nam để qua đó quan niệm một chế độ chính trị cho phù hợp với một đất nước quá dài với những tâm lý địa phương khác nhau do lịch sử tạo nên. Trong hoàn cảnh đó, thiết nghĩ chỉ có một thể chế liên bang là phù hợp hơn hết. Chế độ liên bang để thực hiện đại đoàn kết toàn dân vì thống nhứt quốc gia trong sự tôn trọng những đặc thù địa phương. Chấm dứt tình trạng đảo Thổ Châu hiện nay ở Rạch giá. Tên Thổ Châu có từ thời lập quốc nay bổng nhiên bị đổi thành Thổ “Chu”.. Thử hỏi có cần phải đổi Thổ Châu thành Thổ Chu không? Đổi như vậy có xúc phạm tiên tổ không? Và phải chăng ở Rạch giá thật sự không tìm ra được một tên việt cộng người Rạch gìá có khả năng cấp huyện để phải đưa người từ Miền Bắc vào cai trị? Hay vì các đảo trong vịnh Phú quốc dễ hái ra tiền?
Sau cùng, trong tình hình Việt nam ngày mai, vì hậu quả của thời gian dài do thực dân và cộng sản để lại, tưởng chế độ Tổng Thống chế sẽ có những yếu tố tốt để đem lại ổn định cho Việt nam hầu tránh những hình thức độc tài khác tái diễn và cả những xáo trộn xã hội thường xảy ra trong buổi đầu sau thay đổi chế độ.
Không ai nghi ngờ dân chủ không phải là chế độ tối ưu nhưng chắc chắn đó là chế độ ít tồi tệ nhứt. Nhưng phải là dân chủ pháp trị. Nó gợi hứng cho mọi người có sáng kiến đóng góp xây dựng và cải thiện đời sống xã hội vì trong chế độ dân chủ, người dân tự mình cai trị chính mình.
Nguyễn Văn Trần
Tản Mạn Tháng Tư
Thiêm Võ
Những kẻ mang tên ngày. Nguồn: internet
Tháng Tư lại về, năm nay nơi tôi ở có vài cơn mưa nhẹ đổ về bất chợt làm tôi nhớ cơn mưa Sài Gòn ngày ấy. Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, trời Sài Gòn u ám, mưa lất phất nhẹ trong cái xôn xao, hỗn loạn của một thành phố đang hồi vô chủ. Nỗi sợ hãi, bi thương, tiếc nuối trong lòng người lan tỏa vào không gian. Rờn rợn như cái rùng mình cuối cùng của một sinh vật trước khi đi vào cõi chết. Thành phố như một ổ kiến bị phá vỡ. Con hẻm nhỏ khu nhà tôi có đông người hơn từ cả tháng qua, đồng bào tỵ nạn từ miền Trung vào, từ Tây nguyên tràn xuống. Nhốn nháo, vội vã và nỗi âu lo hiển hiện trên khuôn mặt mỗi người. Người ta lui tới tìm nhau thì thầm, bịn rịn. Đồng thời bạn bè, chòm xóm cũng bắt đầu trao nhau ánh mắt thăm dò và cái mầm nghi kỵ đã đâm chồi.
Sáng ngày 30 tháng Tư tiếng súng nổ đì đùng. Vài người lính miền Nam chạy vào trong hẻm cởi bỏ quân phục… Ngoài đường phố, những người hơi bạo gan và hiếu kỳ đứng hai bên nhìn đoàn xe tăng Liên Xô phủ đầy lá, mang cờ đỏ sao vàng và cờ nửa xanh nửa đỏ nghiến lên những tiếng kêu đầy hăm dọa trên mặt đường. Xung quanh vài chiếc xe gắn máy chạy theo phất cờ, cánh tay họ đeo băng đỏ, nét mặt “hồ hởi, khẩn trương”. Người trên xe là bộ đội Việt cộng với vẻ mặt còn ngỡ ngàng đến ngờ nghệch và những kẻ lăn xăn chạy theo là người của thời cuộc, bọn nằm vùng và cả những kẻ mang tên ngày – bọn người “30 Tháng Tư”. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với Việt cộng còn sống. Việt cộng, cũng là đồng bào của tôi, mà như có cái gì rất xa lạ, bí hiểm, man man rợ rợ của rừng thiêng chết chóc.
Đó là một kết thúc và cũng là một bắt đầu. Kết thúc của một xã hội tự do dẫu từng ngày phải trải qua chiến tranh đầy máu lửa và bắt đầu những thảm kịch đầy nước mắt. Phỏng tôi có cần phải nhắc lại từng thảm cảnh đó và có đủ giấy mực để ghi lại hay không? Thảm kịch liên tục xảy ra trên đất nước chúng ta 41 năm qua và hôm nay hậu quả của nó đã trực tiếp ảnh hưởng lên mọi người. Phía này phía kia, ai cũng là nạn nhân. Nạn nhân của mất mát, ly tán, tù tội, đọa đày. Nạn nhân của sự ngu muội, sa đọa, chai mòn lương tâm…
Một chút hồi tưởng lại những ngày xa xưa. Ngày đó, cũng như hầu hết những người trẻ khác, tôi cũng mang nhiều hoài bão. Hoài bão lớn nhất là một ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất trong tự do, thương yêu, đoàn kết và nhân tài cả nước sẽ sánh vai nhau góp phần xây dựng tổ quốc. Tôi mơ một ngày kia nước mình sẽ văn minh, giàu mạnh như nước Nhật, nước Mỹ… Trong cảnh hừng hực của chém giết và hận thù, ước mơ của tôi chỉ là điều xa vời, nhưng đó là sự thực mà tôi nghĩ không chỉ có ở riêng tôi.
Tôi tin rằng do những năm dài chiến tranh, ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong tận cùng trong đáy lòng của mỗi người dân Việt vẫn có không gian cho một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Với người dân Miền Nam, chiến tranh đã hết; cái đang đến dù mơ hồ, bấp bênh, đe dọa nhưng bóng ma bất ổn, chết chóc đã đi qua. Thôi thì lịch sử đã sang trang và hãy cố hy vọng cho một ngày mới, niềm hy vọng ấu trĩ, mong manh của người chờ phép lạ.
Nhưng rồi những gì đã xảy ra như mọi người đều thấy. Thay vì là ngày thống nhất, ngày 30 tháng Tư chỉ ghi thêm một dấu mốc đau lòng trong lịch sử dân tộc. Làm sao gọi là thống nhất được khi mọi thứ chưa qui về một mối. Về mặt lãnh thổ, hải đảo vẫn còn trong tay giặc, biên giới đất liền bị mất thêm và về mặt nhân tâm, lòng người vẫn còn ngăn cách. Giấc mơ về một đất nước hòa bình, hàn gắn, đoàn kết, xây dựng đã không tới. Thay vào đó là đọa đày, phân biệt, khủng bố. Dù không còn tiếng súng nhưng tiếng kêu khóc oan khuất trải dài khắp nước mỗi ngày, kéo dài cho đến tận hôm nay.
Người ta thường truyền nhau câu nói của ông Võ Văn Kiệt khi về hưu, rằng “ngày 30 tháng Tư có cả triệu người vui và cả triệu người buồn”. Cả triệu người buồn thì dĩ nhiên rồi, dẫu nay có người đã quên đi, một cách vô tình hay cố ý. Nhưng trong số những người vui, có bao nhiêu người vẫn cứ vui nếu qua năm tháng họ biết được sự thực của quá khứ? Có người nào có lòng trăn trở về thực trạng của đất nước hôm nay mà vẫn cứ vui? Tôi tin con số đó rất nhỏ nhoi, chỉ giới hạn trong những người mất nhân tính.
Hôm nay tôi là một trong số những người may mắn, sự may mắn có phần chua chát của một kẻ đã thoát được ra khỏi quê hương mình. Đời sống của tôi trên xứ người đã ổn định, dù vậy trong lòng tôi vẫn không. Tôi ray rức về thực trạng nước nhà, chỉ đơn thuần vì tôi là người Việt Nam. Đất nước tôi là một phần của cuộc đời tôi vì thế tôi không thể nào thờ ơ khi nghĩ về. Tôi tin rằng tình cảm ấy xuất phát từ nền giáo dục mà tôi hấp thụ từ tấm bé. Tôi yêu đất nước tôi một cách tự nhiên, không mưu cầu và toan tính nào cho cá nhân. Không có gì to tát hay khoa trương khi nói lên điều này.
Bây giờ là những ngày cuối tháng Tư năm 2016, niềm ray rức ấy lại về như sự tuần hoàn của máu. Những ngày này, người tỵ nạn ở hải ngoại hoài niệm về một đại tang, người trong nước tiếp tục oằn mình dưới sự áp bức của cường quyền. Chắc rằng ngày 30 tháng Tư năm nay rồi cũng sẽ như 41 năm qua. Trong nước nhà cầm quyền cộng sản lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, ngoài nước đồng bào sẽ tổ chức tưởng niệm ngày Quốc hận… Phải làm gì để ngày 30 tháng Tư đi vào lịch sử mà không trở về hằng năm dằn vặt chúng ta? Ai là người sẽ xoa dịu vết thương này trong lòng dân tộc? Thực tế cho thấy nhà cầm quyền cộng sản không có đủ lương tri để làm điều đó. Thế thì phần còn lại là của tất cả chúng ta, những người con nước Việt trong và ngoài nước.
Nhưng làm gì, với ai, sức lực nào… là những câu hỏi mà tôi thường gặp, tuy cay đắng nhưng rất thực tế. Là một người dân không tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng mơ hồ về một câu trả lời, chỉ biết chắc một điều như nhạc sĩ Việt Khang đã viết: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng”. Xin hãy đừng bàng quan, hãy làm một điều gì đó dù nhỏ nhoi cho đất nước, cho đồng bào. Xin nguyện cầu cho một ngày thống nhất đích thực. Ngày đó người dân cả nước nắm tay nhau không có phân biệt, không thù hận. Chỉ như thế mới có thể làm phai mờ ngày 30 tháng Tư trong lòng mỗi chúng ta.
San Diego, 4-22-2016
4/23/2016
Những kẻ mang tên ngày. Nguồn: internet
Tháng Tư lại về, năm nay nơi tôi ở có vài cơn mưa nhẹ đổ về bất chợt làm tôi nhớ cơn mưa Sài Gòn ngày ấy. Những ngày cuối tháng Tư năm 1975, trời Sài Gòn u ám, mưa lất phất nhẹ trong cái xôn xao, hỗn loạn của một thành phố đang hồi vô chủ. Nỗi sợ hãi, bi thương, tiếc nuối trong lòng người lan tỏa vào không gian. Rờn rợn như cái rùng mình cuối cùng của một sinh vật trước khi đi vào cõi chết. Thành phố như một ổ kiến bị phá vỡ. Con hẻm nhỏ khu nhà tôi có đông người hơn từ cả tháng qua, đồng bào tỵ nạn từ miền Trung vào, từ Tây nguyên tràn xuống. Nhốn nháo, vội vã và nỗi âu lo hiển hiện trên khuôn mặt mỗi người. Người ta lui tới tìm nhau thì thầm, bịn rịn. Đồng thời bạn bè, chòm xóm cũng bắt đầu trao nhau ánh mắt thăm dò và cái mầm nghi kỵ đã đâm chồi.
Sáng ngày 30 tháng Tư tiếng súng nổ đì đùng. Vài người lính miền Nam chạy vào trong hẻm cởi bỏ quân phục… Ngoài đường phố, những người hơi bạo gan và hiếu kỳ đứng hai bên nhìn đoàn xe tăng Liên Xô phủ đầy lá, mang cờ đỏ sao vàng và cờ nửa xanh nửa đỏ nghiến lên những tiếng kêu đầy hăm dọa trên mặt đường. Xung quanh vài chiếc xe gắn máy chạy theo phất cờ, cánh tay họ đeo băng đỏ, nét mặt “hồ hởi, khẩn trương”. Người trên xe là bộ đội Việt cộng với vẻ mặt còn ngỡ ngàng đến ngờ nghệch và những kẻ lăn xăn chạy theo là người của thời cuộc, bọn nằm vùng và cả những kẻ mang tên ngày – bọn người “30 Tháng Tư”. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với Việt cộng còn sống. Việt cộng, cũng là đồng bào của tôi, mà như có cái gì rất xa lạ, bí hiểm, man man rợ rợ của rừng thiêng chết chóc.
Đó là một kết thúc và cũng là một bắt đầu. Kết thúc của một xã hội tự do dẫu từng ngày phải trải qua chiến tranh đầy máu lửa và bắt đầu những thảm kịch đầy nước mắt. Phỏng tôi có cần phải nhắc lại từng thảm cảnh đó và có đủ giấy mực để ghi lại hay không? Thảm kịch liên tục xảy ra trên đất nước chúng ta 41 năm qua và hôm nay hậu quả của nó đã trực tiếp ảnh hưởng lên mọi người. Phía này phía kia, ai cũng là nạn nhân. Nạn nhân của mất mát, ly tán, tù tội, đọa đày. Nạn nhân của sự ngu muội, sa đọa, chai mòn lương tâm…
Một chút hồi tưởng lại những ngày xa xưa. Ngày đó, cũng như hầu hết những người trẻ khác, tôi cũng mang nhiều hoài bão. Hoài bão lớn nhất là một ngày hết chiến tranh, đất nước thống nhất trong tự do, thương yêu, đoàn kết và nhân tài cả nước sẽ sánh vai nhau góp phần xây dựng tổ quốc. Tôi mơ một ngày kia nước mình sẽ văn minh, giàu mạnh như nước Nhật, nước Mỹ… Trong cảnh hừng hực của chém giết và hận thù, ước mơ của tôi chỉ là điều xa vời, nhưng đó là sự thực mà tôi nghĩ không chỉ có ở riêng tôi.
Tôi tin rằng do những năm dài chiến tranh, ngày 30 tháng 4 năm 1975 trong tận cùng trong đáy lòng của mỗi người dân Việt vẫn có không gian cho một tiếng thở phào nhẹ nhõm. Với người dân Miền Nam, chiến tranh đã hết; cái đang đến dù mơ hồ, bấp bênh, đe dọa nhưng bóng ma bất ổn, chết chóc đã đi qua. Thôi thì lịch sử đã sang trang và hãy cố hy vọng cho một ngày mới, niềm hy vọng ấu trĩ, mong manh của người chờ phép lạ.
Nhưng rồi những gì đã xảy ra như mọi người đều thấy. Thay vì là ngày thống nhất, ngày 30 tháng Tư chỉ ghi thêm một dấu mốc đau lòng trong lịch sử dân tộc. Làm sao gọi là thống nhất được khi mọi thứ chưa qui về một mối. Về mặt lãnh thổ, hải đảo vẫn còn trong tay giặc, biên giới đất liền bị mất thêm và về mặt nhân tâm, lòng người vẫn còn ngăn cách. Giấc mơ về một đất nước hòa bình, hàn gắn, đoàn kết, xây dựng đã không tới. Thay vào đó là đọa đày, phân biệt, khủng bố. Dù không còn tiếng súng nhưng tiếng kêu khóc oan khuất trải dài khắp nước mỗi ngày, kéo dài cho đến tận hôm nay.
Người ta thường truyền nhau câu nói của ông Võ Văn Kiệt khi về hưu, rằng “ngày 30 tháng Tư có cả triệu người vui và cả triệu người buồn”. Cả triệu người buồn thì dĩ nhiên rồi, dẫu nay có người đã quên đi, một cách vô tình hay cố ý. Nhưng trong số những người vui, có bao nhiêu người vẫn cứ vui nếu qua năm tháng họ biết được sự thực của quá khứ? Có người nào có lòng trăn trở về thực trạng của đất nước hôm nay mà vẫn cứ vui? Tôi tin con số đó rất nhỏ nhoi, chỉ giới hạn trong những người mất nhân tính.
Hôm nay tôi là một trong số những người may mắn, sự may mắn có phần chua chát của một kẻ đã thoát được ra khỏi quê hương mình. Đời sống của tôi trên xứ người đã ổn định, dù vậy trong lòng tôi vẫn không. Tôi ray rức về thực trạng nước nhà, chỉ đơn thuần vì tôi là người Việt Nam. Đất nước tôi là một phần của cuộc đời tôi vì thế tôi không thể nào thờ ơ khi nghĩ về. Tôi tin rằng tình cảm ấy xuất phát từ nền giáo dục mà tôi hấp thụ từ tấm bé. Tôi yêu đất nước tôi một cách tự nhiên, không mưu cầu và toan tính nào cho cá nhân. Không có gì to tát hay khoa trương khi nói lên điều này.
Bây giờ là những ngày cuối tháng Tư năm 2016, niềm ray rức ấy lại về như sự tuần hoàn của máu. Những ngày này, người tỵ nạn ở hải ngoại hoài niệm về một đại tang, người trong nước tiếp tục oằn mình dưới sự áp bức của cường quyền. Chắc rằng ngày 30 tháng Tư năm nay rồi cũng sẽ như 41 năm qua. Trong nước nhà cầm quyền cộng sản lại tổ chức ăn mừng chiến thắng, ngoài nước đồng bào sẽ tổ chức tưởng niệm ngày Quốc hận… Phải làm gì để ngày 30 tháng Tư đi vào lịch sử mà không trở về hằng năm dằn vặt chúng ta? Ai là người sẽ xoa dịu vết thương này trong lòng dân tộc? Thực tế cho thấy nhà cầm quyền cộng sản không có đủ lương tri để làm điều đó. Thế thì phần còn lại là của tất cả chúng ta, những người con nước Việt trong và ngoài nước.
Nhưng làm gì, với ai, sức lực nào… là những câu hỏi mà tôi thường gặp, tuy cay đắng nhưng rất thực tế. Là một người dân không tham gia tổ chức chính trị nào, tôi cũng mơ hồ về một câu trả lời, chỉ biết chắc một điều như nhạc sĩ Việt Khang đã viết: “Tôi không thể ngồi yên khi nước Việt đang ngả nghiêng”. Xin hãy đừng bàng quan, hãy làm một điều gì đó dù nhỏ nhoi cho đất nước, cho đồng bào. Xin nguyện cầu cho một ngày thống nhất đích thực. Ngày đó người dân cả nước nắm tay nhau không có phân biệt, không thù hận. Chỉ như thế mới có thể làm phai mờ ngày 30 tháng Tư trong lòng mỗi chúng ta.
San Diego, 4-22-2016
Tận cùng của sự hèn hạ
Thạch Đạt Lang
Mấy ngày vừa qua, tin tức về việc cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ tại nhiều nơi trên bờ biển Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) qua Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên, Huế được loan báo dồn dập trên nhiều tờ báo online trong và ngoài nước, kể cả các tờ báo lề phải trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên…
Đọc những tin tức này, nhìn những hình ảnh cá đủ các loại nằm chết la liệt trên các bờ biển, đầu óc tôi tê liệt, không còn suy nghĩ được điều gì. Tôi muốn viết ra điều gì đó để biểu lộ sự tức giận, căm phẫn nhưng quả thật không biết mình nên bắt đầu từ đâu.
Thôi thì nghĩ được điều gì viết điều đó. Bài viết không nói đến những nguyên nhân còn đang được điều tra, tìm hiểu, chỉ nói đến sự im lặng một cách kỳ lạ, khó hiểu của 4 người lãnh đạo cao nhất trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bốn nhân vật lãnh đạo đất nước này hoàn toàn im lặng trước một biến cố mang tầm vóc quốc gia đang gây chấn động trong dân chúng. Vì lý do gì?
Sự viêc xẩy ra đã hơn nửa tháng, từ những phát hiện đầu tiên về đường ống dẫn thải chất độc màu vàng dài 1,5 km, đường kính 1,1m ở khu công nghiệp Vũng Áng Formosa,liên tục phun chất độc ra biển, lẽ ra phải được báo động nhanh chóng và có biện pháp tức khắc để ngăn chận thiệt hại, ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan chức năng nào quan tâm hay phản ứng mà chỉ báo cáo, xin chỉ thị. (1)
Thiệt hại về kinh tế cho 4 tỉnh dọc theo ven biển là bao nhiêu? Chưa ai dự đoán được nhưng chắc không dưới con số vài tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên ảnh hưởng môi trường mới quan trọng, chắc chắn sẽ kéo dài vài chục năm, nếu cá chết do nước biển bị nhiễm độc bởi nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng. Thiếu phương tiện, tài chánh, chuyên môn, kỹ thuật... việc tái tạo môi sinh là điều nan giải.
Nghĩ xa hơn, đời sống những ngư dân trong các vùng biển này sẽ ra sao trong thời gian sắp tới? Những sa sút về thu nhập trong gia đình khi không còn đánh cá được nữa sẽ dẫn tới xáo trộn kinh tế trong xã hội, trở thành phản ứng dây chuyền. Thất nghiệp, đói kém sẽ tăng, ngư dân sẽ rời bỏ làng mạc, tràn về thành phố, đưa tới tình trạng trộm cướp là điều khó tránh khỏi khi họ không tìm được việc làm hay phương tiện sinh nhai khác.
Chuyện quốc gia đại sự, không ai trong tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân quan tâm, chỉ thấy 2 ông Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Phúc thi nhau lên tiếng trong vụ quán cà phê Xin Chào bị kết án vi phạm hình sự vì khai trương với giấy phép trễ 5 ngày.
Giải quyết một việc chỉ cần viên chức chuyên môn ở cấp quận, huyện lại phải lụy đến 2 nhân vật cao cấp nằm trong bộ chính trị, một là thủ tướng, một là bí thư thành ủy. Thật không còn biết dùng ngôn từ nào để diễn tả khả năng lãnh đạo, sự hiểu biết tối thiểu của người cộng sản.
Lãnh đạo quốc gia ở các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Nam Hàn... khi có biến cố trọng đại thì dù đang nghỉ hè hay đi công du ở hải ngoại cũng bỏ ngang, trở về nước để họp nội các, tìm biện pháp, lên truyền hình thông báo đường lối của chính phủ, trấn an, chia buồn với dân chúng.
Lãnh đạo của cộng sản Việt Nam thì ngược lại, khi có biến cố trọng đại như vụ giàn khoan HD 981 của Tầu cộng năm 2014 xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì trốn chui trốn nhủi, câm như hến, không một người nào ló mặt ra hay có một lời nói nào để động viên, bày tỏ sự quan tâm của chính phủ đến biến động.
Chắc chắn Phú Trọng, Xuân Phúc, Đại Quang, Kim Ngân phải biết rõ sự việc cá chết hàng loạt nhưng họ không lên tiếng, chỉ cho một đàn em, thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường tuyên bố một cách ngu xuẩn là cá chết hàng loạt do hiện tượng thủy văn, nước biển nóng lên và thiếu oxy trong khi đã có những báo cáo về vụ xả chất thải độc hai ở Vũng Áng.
Tại sao? Chẳng qua khu công nghiệp Formosa do Tầu cộng tài trợ toàn bộ. Ra lệnh cho thuộc cấp điều tra, "làm rõ vụ việc" thì đụng chạm mạnh đến ông bạn láng giềng tham lam, hung ác, nham hiểm đang chống lưng cho chế độ.
Ngày 22.04.2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về cá chết hàng loạt tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Nguyễn Phú Trọng thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, đồng thời làm việc với ban chấp hành tỉnh bộ nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao. (2)
Sự lẩn tránh trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền nói lên bản chất hèn hạ, khốn nạn tột cùng của các lãnh đạo trong chế độ cộng sản Việt Nam.
23/4/2016
Mấy ngày vừa qua, tin tức về việc cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ tại nhiều nơi trên bờ biển Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) qua Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên, Huế được loan báo dồn dập trên nhiều tờ báo online trong và ngoài nước, kể cả các tờ báo lề phải trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên…
Đọc những tin tức này, nhìn những hình ảnh cá đủ các loại nằm chết la liệt trên các bờ biển, đầu óc tôi tê liệt, không còn suy nghĩ được điều gì. Tôi muốn viết ra điều gì đó để biểu lộ sự tức giận, căm phẫn nhưng quả thật không biết mình nên bắt đầu từ đâu.
Thôi thì nghĩ được điều gì viết điều đó. Bài viết không nói đến những nguyên nhân còn đang được điều tra, tìm hiểu, chỉ nói đến sự im lặng một cách kỳ lạ, khó hiểu của 4 người lãnh đạo cao nhất trong chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.
Bốn nhân vật lãnh đạo đất nước này hoàn toàn im lặng trước một biến cố mang tầm vóc quốc gia đang gây chấn động trong dân chúng. Vì lý do gì?
Sự viêc xẩy ra đã hơn nửa tháng, từ những phát hiện đầu tiên về đường ống dẫn thải chất độc màu vàng dài 1,5 km, đường kính 1,1m ở khu công nghiệp Vũng Áng Formosa,liên tục phun chất độc ra biển, lẽ ra phải được báo động nhanh chóng và có biện pháp tức khắc để ngăn chận thiệt hại, ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan chức năng nào quan tâm hay phản ứng mà chỉ báo cáo, xin chỉ thị. (1)
Thiệt hại về kinh tế cho 4 tỉnh dọc theo ven biển là bao nhiêu? Chưa ai dự đoán được nhưng chắc không dưới con số vài tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên ảnh hưởng môi trường mới quan trọng, chắc chắn sẽ kéo dài vài chục năm, nếu cá chết do nước biển bị nhiễm độc bởi nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng. Thiếu phương tiện, tài chánh, chuyên môn, kỹ thuật... việc tái tạo môi sinh là điều nan giải.
Nghĩ xa hơn, đời sống những ngư dân trong các vùng biển này sẽ ra sao trong thời gian sắp tới? Những sa sút về thu nhập trong gia đình khi không còn đánh cá được nữa sẽ dẫn tới xáo trộn kinh tế trong xã hội, trở thành phản ứng dây chuyền. Thất nghiệp, đói kém sẽ tăng, ngư dân sẽ rời bỏ làng mạc, tràn về thành phố, đưa tới tình trạng trộm cướp là điều khó tránh khỏi khi họ không tìm được việc làm hay phương tiện sinh nhai khác.
Chuyện quốc gia đại sự, không ai trong tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân quan tâm, chỉ thấy 2 ông Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Phúc thi nhau lên tiếng trong vụ quán cà phê Xin Chào bị kết án vi phạm hình sự vì khai trương với giấy phép trễ 5 ngày.
Giải quyết một việc chỉ cần viên chức chuyên môn ở cấp quận, huyện lại phải lụy đến 2 nhân vật cao cấp nằm trong bộ chính trị, một là thủ tướng, một là bí thư thành ủy. Thật không còn biết dùng ngôn từ nào để diễn tả khả năng lãnh đạo, sự hiểu biết tối thiểu của người cộng sản.
Lãnh đạo quốc gia ở các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Nam Hàn... khi có biến cố trọng đại thì dù đang nghỉ hè hay đi công du ở hải ngoại cũng bỏ ngang, trở về nước để họp nội các, tìm biện pháp, lên truyền hình thông báo đường lối của chính phủ, trấn an, chia buồn với dân chúng.
Lãnh đạo của cộng sản Việt Nam thì ngược lại, khi có biến cố trọng đại như vụ giàn khoan HD 981 của Tầu cộng năm 2014 xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì trốn chui trốn nhủi, câm như hến, không một người nào ló mặt ra hay có một lời nói nào để động viên, bày tỏ sự quan tâm của chính phủ đến biến động.
Chắc chắn Phú Trọng, Xuân Phúc, Đại Quang, Kim Ngân phải biết rõ sự việc cá chết hàng loạt nhưng họ không lên tiếng, chỉ cho một đàn em, thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường tuyên bố một cách ngu xuẩn là cá chết hàng loạt do hiện tượng thủy văn, nước biển nóng lên và thiếu oxy trong khi đã có những báo cáo về vụ xả chất thải độc hai ở Vũng Áng.
Tại sao? Chẳng qua khu công nghiệp Formosa do Tầu cộng tài trợ toàn bộ. Ra lệnh cho thuộc cấp điều tra, "làm rõ vụ việc" thì đụng chạm mạnh đến ông bạn láng giềng tham lam, hung ác, nham hiểm đang chống lưng cho chế độ.
Ngày 22.04.2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về cá chết hàng loạt tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Nguyễn Phú Trọng thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, đồng thời làm việc với ban chấp hành tỉnh bộ nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao. (2)
Sự lẩn tránh trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền nói lên bản chất hèn hạ, khốn nạn tột cùng của các lãnh đạo trong chế độ cộng sản Việt Nam.
23/4/2016
Subscribe to:
Posts (Atom)