4/23/2016
(TBKTSG) - Những tháng ngày nắng hạn, có lẽ chính là lúc để khóc không chỉ cho mỗi dòng sông Mêkông, mà cho cả nhiều dòng sông khác đang trong cảnh cạn kiệt hoặc chịu ô nhiễm, cùng những thảm rừng xanh đã biến mất một cách không thương tiếc!
Khóc những dòng sông, khóc những cánh rừng, nhưng khác với trong bài hát, 90 triệu dân này chẳng thể rời đi, phải ở nguyên tại chỗ mà gánh chịu khô hạn, nước mặn, mất nguồn nước uống... Tuần rồi, đi rửa xe, ngồi nói chuyện với một ông già Nam bộ, nghe ông kể: “Nước mặn chát! Tưởng nuôi con cua, con tôm sẽ được, nào ngờ nước mặn như ruộng muối, tôm cua nào sống cho đặng? Phải mò lên thành phố, bám thằng con làm ở đây!”.
Ai cũng biết đến mối quan hệ hữu cơ giữa giữ rừng và giữ nguồn nước, nhất là những người am tường chuyên môn trong lĩnh vực này đang làm ở các bộ, ngành. Song, rừng bị phá, nguồn nước bị đe dọa, thì không thấy nhà thông thái có chức quyền nào ngăn! Giờ này, báo chí cả nước ta thán nạn phá rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả trang web của Chính phủ cũng giựt tít : ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” (*). Tiếc thay, những ta thán đó đã quá muộn màng.
Khi báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13-8-2015 khởi đăng Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai: Bài 1: Vội vàng phá rừng để trồng cao su?, thì rừng cũng đã mất rồi! Từ chính trang web của bộ này có thể tạm chép dữ liệu thô về “lịch sử phá rừng ở Việt Nam” như sau:
“...Nằm trong dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2008, tỉnh Gia Lai được phân chỉ tiêu 50.000/100.000 héc ta của toàn khu vực Tây Nguyên.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép 44 dự án trồng cao su trên đất có rừng tự nhiên nghèo, cho 17 doanh nghiệp thuê đất trồng cao su trên địa bàn năm huyện Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai, với diện tích 32.555,6 héc ta. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4.670,2 tỉ đồng”.
Tổng kết lại thì thấy: “...Hàng chục ngàn héc ta rừng tự nhiên bị đốn hạ để thay thế bằng cao su. Do công tác khảo sát bước đầu được tiến hành quá vội vàng và chủ quan nên đã để lại nhiều hậu quả. Sau bảy năm thực hiện, đến nay các doanh nghiệp đã khai hoang 27.642 héc ta, diện tích đã trồng cao su 25.547,4 héc ta, 7.008 héc ta diện tích đất khai hoang chưa trồng, diện tích chưa khai hoang 4.913,5 héc ta. Nhiều diện tích cao su bị chết hoặc chậm phát triển do điều kiện đất đai không phù hợp...”. Hậu quả là: “Đã có 2.598,8/25.547,4 héc ta cao su bị chết và kém phát triển, chiếm 10,2% diện tích. Một số diện tích có chất lượng sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp (65%), có lô bị chết hoàn toàn... Có lô cao su đã trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng cây vẫn không thể phát triển”.
Hàng ngàn héc ta rừng đã bị phá rụi bất chấp hậu quả môi trường, kéo theo đó là tình trạng “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép ở những diện tích rừng nằm gần khu vực dự án. Hậu quả môi trường thì đã hiển hiện song hậu quả xã hội thì khôn lường, “...nhiều diện tích đất của người dân (phần lớn là của người đồng bào dân tộc thiểu số) bị thu hồi đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế, xã hội ngay tại khu vực dự án. Cho đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong vùng dự án giữa người dân với doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để...”.
Giờ đây, khi rừng đã mất, nước đã kiệt, ta chỉ nghe mỗi một lời phê phán ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” rồi thôi! Có ai còn nhớ ai đã “đẻ ra” quy hoạch này? Khi “thai nghén” nó, liệu đã cân nhắc cẩn trọng hay chưa? Và liệu dự án đã được nghe... phản biện một cách thấu đáo? Không chỉ dự án này, còn bao nhiêu dự án khác như thế?
(TBKTSG) - Những tháng ngày nắng hạn, có lẽ chính là lúc để khóc không chỉ cho mỗi dòng sông Mêkông, mà cho cả nhiều dòng sông khác đang trong cảnh cạn kiệt hoặc chịu ô nhiễm, cùng những thảm rừng xanh đã biến mất một cách không thương tiếc!
Khóc những dòng sông, khóc những cánh rừng, nhưng khác với trong bài hát, 90 triệu dân này chẳng thể rời đi, phải ở nguyên tại chỗ mà gánh chịu khô hạn, nước mặn, mất nguồn nước uống... Tuần rồi, đi rửa xe, ngồi nói chuyện với một ông già Nam bộ, nghe ông kể: “Nước mặn chát! Tưởng nuôi con cua, con tôm sẽ được, nào ngờ nước mặn như ruộng muối, tôm cua nào sống cho đặng? Phải mò lên thành phố, bám thằng con làm ở đây!”.
Ai cũng biết đến mối quan hệ hữu cơ giữa giữ rừng và giữ nguồn nước, nhất là những người am tường chuyên môn trong lĩnh vực này đang làm ở các bộ, ngành. Song, rừng bị phá, nguồn nước bị đe dọa, thì không thấy nhà thông thái có chức quyền nào ngăn! Giờ này, báo chí cả nước ta thán nạn phá rừng tự nhiên để trồng cao su, kể cả trang web của Chính phủ cũng giựt tít : ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” (*). Tiếc thay, những ta thán đó đã quá muộn màng.
Khi báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 13-8-2015 khởi đăng Chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su ở Gia Lai: Bài 1: Vội vàng phá rừng để trồng cao su?, thì rừng cũng đã mất rồi! Từ chính trang web của bộ này có thể tạm chép dữ liệu thô về “lịch sử phá rừng ở Việt Nam” như sau:
“...Nằm trong dự án chuyển đổi rừng nghèo sang trồng cao su của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2008, tỉnh Gia Lai được phân chỉ tiêu 50.000/100.000 héc ta của toàn khu vực Tây Nguyên.
Để thực hiện dự án, UBND tỉnh Gia Lai đã cho phép 44 dự án trồng cao su trên đất có rừng tự nhiên nghèo, cho 17 doanh nghiệp thuê đất trồng cao su trên địa bàn năm huyện Chư Prông, Chư Pưh, Đức Cơ, Ia Pa và Ia Grai, với diện tích 32.555,6 héc ta. Tổng kinh phí đầu tư hơn 4.670,2 tỉ đồng”.
Tổng kết lại thì thấy: “...Hàng chục ngàn héc ta rừng tự nhiên bị đốn hạ để thay thế bằng cao su. Do công tác khảo sát bước đầu được tiến hành quá vội vàng và chủ quan nên đã để lại nhiều hậu quả. Sau bảy năm thực hiện, đến nay các doanh nghiệp đã khai hoang 27.642 héc ta, diện tích đã trồng cao su 25.547,4 héc ta, 7.008 héc ta diện tích đất khai hoang chưa trồng, diện tích chưa khai hoang 4.913,5 héc ta. Nhiều diện tích cao su bị chết hoặc chậm phát triển do điều kiện đất đai không phù hợp...”. Hậu quả là: “Đã có 2.598,8/25.547,4 héc ta cao su bị chết và kém phát triển, chiếm 10,2% diện tích. Một số diện tích có chất lượng sinh trưởng, phát triển kém, tỷ lệ sống đạt thấp (65%), có lô bị chết hoàn toàn... Có lô cao su đã trồng đi, trồng lại nhiều lần nhưng cây vẫn không thể phát triển”.
Hàng ngàn héc ta rừng đã bị phá rụi bất chấp hậu quả môi trường, kéo theo đó là tình trạng “lâm tặc” khai thác gỗ trái phép ở những diện tích rừng nằm gần khu vực dự án. Hậu quả môi trường thì đã hiển hiện song hậu quả xã hội thì khôn lường, “...nhiều diện tích đất của người dân (phần lớn là của người đồng bào dân tộc thiểu số) bị thu hồi đã gây ra nhiều bất ổn về kinh tế, xã hội ngay tại khu vực dự án. Cho đến nay, tình trạng tranh chấp đất đai trong vùng dự án giữa người dân với doanh nghiệp vẫn đang diễn ra và chưa được giải quyết triệt để...”.
Giờ đây, khi rừng đã mất, nước đã kiệt, ta chỉ nghe mỗi một lời phê phán ““Vỡ” quy hoạch trồng cao su có trách nhiệm địa phương” rồi thôi! Có ai còn nhớ ai đã “đẻ ra” quy hoạch này? Khi “thai nghén” nó, liệu đã cân nhắc cẩn trọng hay chưa? Và liệu dự án đã được nghe... phản biện một cách thấu đáo? Không chỉ dự án này, còn bao nhiêu dự án khác như thế?
No comments:
Post a Comment