4/2/2016
Hẳn chúng ta thấy rất quen với “lập luận phản biện” của một số rất đông, khi ai đó phàn nàn về chính quyền, ca thán về những vấn đề xã hội nhức nhối, họ phán xanh rờn: “đã làm được gì cho đất nước mà suốt ngày kêu ca”, “nói hay lắm nhưng làm được cái gì”… v.v. Luận điều này không phải độc quyền của đám dư luận viên, mà tiếc thay, trên thực tế, nó là luận điệu, là “lí lẽ” của RẤT (nhấn mạnh) nhiều người.
Cách lập luận của đám đông người này làm chúng ta nhớ tới bài học ngụy biện: “trứng gà dở quá!”, “có làm ra trứng không mà đòi chê trứng dở”, “đẻ ra trứng đi rồi hãy chê bai”…
Đặc điểm lớn nhất trong cách tư duy của người Việt là cảm tính. Thói quen cảm tính trong tư duy dẫn tới hời hợt, nông cạn, dễ dãi, cả tin, a-dua, bầy đàn, không có khả năng phản biện, và tất yếu là ngụy biện. Họ ngụy biện mà không ý thức mình ngụy biện, họ ngụy biện rất hồn nhiên vì họ suy nghĩ cảm tính, không biết rạch ròi, logic.
Từ sự dễ dãi, a-dua bầy đàn, người Việt chúng ta luôn luôn sẵn sàng trình diễn thói quen “nhổ đó liếm đó”, cụ thể hơn, họ đòi dân chủ nhưng suy nghĩ như kẻ độc tài, họ chửi cộng sản nhưng họ cư xử hệt lũ cộng sản. Và có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cộng sản thành công ở Việt Nam.
Vài tháng gần đây, cư dân mạng xã hội lên cơn lên đồng tập thể vì một cuốn sách được ngành xuất bản (chính thống) tổ chức dịch, in ấn, và phát hành (“Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt”). Lập luận của họ: “Tại sao in sách ca ngợi kẻ thù?”, “Xuất bản sách ca ngợi kẻ thù là âm mưu bán nước!”
Tự do ngôn luận, theo John S. Mill, chính là tự do báo chí (tự do thảo luận) và tự do xuất bản (tự do trình bầy tư tưởng). Theo Mill thì đó là quyền “không cần bàn cãi” (“Bàn về tự do” – nhớ cho, cuốn sách của Mill ra đời cách nay đã 200 năm). Nếu nước Mỹ không tôn trọng quyền tự do xuất bản, hẳn ngày hôm nay chúng ta không có thi hào Want Whitman, không có nhà văn đầy cá tính Charles Bukowsky, không có lão quái thi Allen Ginsbert cùng Beat Gerenation… và v.v...
Ngăn cản một cuốn sách ra đời, với tư cách trí thức, đó là thái độ học phiệt; với đám đông, đó là thái độ mông muội.
Chẳng ai quên kẻ thù, cũng chẳng ai ca tụng kẻ thù sau khi đọc một cuốn sách về kẻ thù, thậm chí là “ca tụng kẻ thù”, mà có khi là ngược lại. Hơn nữa, học tập và hiểu biết về kẻ thù mới là thái độ khôn ngoan, đúng đắn.
Sách, dù tệ tới đâu thì quyền phán xét nó sẽ thuộc về độc giả, nó không thuộc thẩm quyền của giới xuất bản. Sách, không bao giờ làm nghèo đi mà luôn chỉ làm giầu có thêm trí tuệ, bất kể sách gì (trừ những tài liệu tuyên truyền khủng bố, cách chế bom, vũ khí… lưu hành trên mạng). Thậm chí, những tài liệu tuyên truyền, văn kiện Đảng Cộng Sản cũng có những giá trị nhất định mà một trong những giá trị đó, ngày hôm nay, là gây cười.
Những kẻ trợn mắt nghiến răng phản đối cuốn sách này với tâm lí bài Tầu, với tư cách “người yêu nước” đang hành xử hệt ban tuyên giáo, ban tư tưởng trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sự kiện đang nóng hổi gần đây là việc người ta phản đối bộ film Hàn Quốc (tôi chưa xem, và chắc sẽ không xem), hình như film “Hậu duệ mặt trời”. Người ta nói: “cảm thấy tức giận điên người khi ca sĩ X. Y. Z… trong bộ quân phục lính Hàn”, rồi người ta kể lể những tội ác của lính Hàn trên đất Việt thời kì chiến tranh Nam- Bắc, rồi người ta nguyền rủa một lớp người “quay lưng với lịch sử”, nguyền rủa “hội chứng quên”… Thật là khủng khiếp!
Chao ôi, thật đáng sợ và đáng thương cho lối tư duy thiển cận, cảm tính, dễ dàng qui chụp. Viết tới đây tôi chợt nhớ trường hợp diễn viên điện ảnh (thuộc hàng tài năng nhất Việt Nam) Đơn Dương. Chàng tài tử xi-nê này bị Đảng ta cấm đóng phim suốt đời chỉ vì chàng làm nghề của chàng, là đóng film. Đơn Dương bị xử lí vì dám đóng trong một bộ film của Mỹ “nói xấu Việt Nam” (khổ, anh ấy chỉ đóng một vai rất nhỏ, mờ nhạt bên cạnh siêu sao Mel Gibson)
Một bộ film, nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm văn hóa. Nó không có quyền năng xóa trí nhớ của bất cư ai. Hơn nữa, Hơn nữa, đặt giả thuyết, nếu thật sự nó là một “bộ film xuyên tạc, tuyên truyền” thì ngày hôm nay, với thông tin ngập tràn, sư tổ của tuyên truyền láo là cộng sản, còn đang thất bại, huống hồ sản phẩm văn hóa thuần túy.
Cuối cùng, có lẽ ta chỉ nên trách - khi các bạn trẻ chế hình mình trong trang phục lính Hàn - bộ quân phục của quân đội Việt Nam quá xấu!
Cộng Sản thành công ở Việt Nam và ngày hôm nay nó tha hóa thành một con quái vật đúng nghĩa, không nghi ngờ gì, lí do chính yếu nhất, nó hợp với tạng người Việt. Thứ người dễ dãi, nông cạn, đầy bản năng và hoàn toàn thiếu vắng lí trí.
“Cá tính, tâm hồn dân tộc quyết định số phận dân tộc” – Gustave Le Bone
Những người vỗ ngực tự xưng yêu dân chủ, tự do, nhưng hành xử, suy nghĩ hệt lũ độc tài, vừa mu muội vừa hung hãn, vậy thì có cần nhăn trán hỏi tại sao giờ này cộng sản vẫn chình ình cưỡi lên đầu lên cổ?!
“Nếu nước Pháp mất đi năm mươi nhà bác học hàng đầu, năm mươi nghệ sĩ hàng đầu, năm mươi nhà phát minh hàng đầu, đất nước này sẽ trở thành một cái xác không hồn, vì nó đã bị chặt đầu. Ngược lại, nước Pháp mất đi tất cả các quan chức, thì đất nước này chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ” – Saint Simon.
Có lẽ không còn cần bàn cãi, rằng, lực lượng quyết định sự tiến bộ của xã hội, chính là giới trí thức (*). Xã hội Việt Nam lạc hậu, chậm tiến, lỗi hoàn toàn ở giới trí thức. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là: Việt Nam có thật sự có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa hay chưa? Hình như chưa!
Trí thức Việt Nam, từ trước khi người Pháp tới khai hóa, là một lớp thầy nho, tụng sách Tầu, và quán triệt tinh thần “trung quân”. Những người gọi là trí thức thời kì đó, lấy việc phò vua (chính thống) làm lẽ sống. Như vậy, có thể kết luận, trước khi người Pháp sang Việt Nam, chúng ta không/chưa có trí thức.
Trí thức là kẻ hướng tới những giá trị mới, kẻ rình rập khám phá những điều chưa biết. Trí thức là một hành trình, mà đích của nó là chân lí. Một giá trị đã định hình luôn là những giá trị bắt đầu suy đồi, mà giá trị của chính thống là một ví dụ. Do đó, trí thức phò chính thống không phải là trí thức.
Khi tiếp xúc với người Pháp, văn minh phương Tây, dường như ở Việt Nam đang hình thành một lớp trí thức đúng nghĩa của từ này, nhưng tiếc rằng, trí thức nước ta mới đang ở giai đọan manh nha thì Đảng ta đuổi người Pháp đi. Từ đây, tinh thần trí thức lại bị đứt gẫy. Từ đây, lớp được coi là trí thức lại quay trở về với truyền thống trước đó: phò chính thống.
Trí thức chỉ nhăm nhăm phò chính thống, tất yếu chỉ là tha hóa, suy đồi. Và như vậy, giới trí thức Việt Nam là một tầng lớp vô dụng. Về điêu này, cách đây ba năm tôi đã có bài viết và dẫn chứng, ngay trên trang Dân Luận này, xin không nói thêm, chỉ xin trình bầy một ví dụ có tính thời sự: trên báo chính thống những ngày qua, người ta đăng loạt bài kể về các nhà báo, nhà văn hàng đầu Việt Nam hiện nay, tới nhà ngài thủ tướng xun xoe bợ đỡ một cách thảm hại (biểu hiện qua những tấm ảnh họ chụp chung với ngài thủ tướng, và loạt bài họ viết). Sau khi tới nhà ngài thủ tướng thì họ viết bài tâng bốc, họ tang bốc anh Ba nhân văn, biết yêu văn chương, thậm chí anh Ba thuộc lòng cả một truyện ngắn v.v…, nhưng trong lúc say sưa với chức năng điếm bút nô tài, họ đã đi quá đà khi hô biến “anh Ba” thành nhân tố khiến nhà văn Anh Đức cho ra đời tác phẩm Hòn Đất.
Albert Camus quả quyết rằng: “Nhà văn là kẻ không tuân phục bất cứ quyền lực nào ngòai quyền lực của lương tâm”. Chiểu theo tiêu chuẩn của Camus, chúng ta có thể thấy, Việt Nam không có nhà văn (là giới tiêu biểu cho hàng ngũ trí thức). Nhà văn Việt Nam, không chỉ vô lương tâm, mà họ còn tuân phục thứ quyền lực mà nhà văn có chút tự trọng trên thế gian này sẽ không bao giờ tuân phục: quyền lực chính trị.
Trong tác phẩm “Những qui luật tâm lí về sự tiến hóa của các dân tộc”, Gustave Le Bone cho rằng, cá tính một dân tộc được hình thành trước hết bởi tự nhiên (cấu tạo, đặc điểm hộp sọ), và hành trình hàng ngàn năm của dân tộc đó.
“Cá tính một dân tộc và những tín ngưỡng của dân tộc ấy là chìa khóa cho định mệnh của nó. Cá tính dân tộc, trong những yếu tố nền tảng, là bất biến, và chính bởi vì nó không biến thiên nên lịch sử của một dân tộc luôn luôn bảo tồn được sự thống nhất nhất định” – Gustave Le Bone
Trí thức của một dân tộc bị qui định bởi cá tính dân tộc đó, do đó, trí thức Việt luôn mang tâm thế nô tài, hay cụ thể hơn, trí thức Việt là thứ trí thức nửa mùa, giả cầy.
Có lẽ chúng ta nên đặt câu hỏi: tại sao, ngay tại khu vực đông nam á, cộng sản không thành công ở bất cứ đâu, mà chỉ thành công ở Việt Nam? Có lẽ câu trả lời khả dĩ nhất là, cá tính dân tộc Việt hợp với cộng sản.
Gần 200 năm trước, Lương Khải Siêu đã nói với Phan Bội Châu rằng: “Qúi quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập”. Câu nói này tới nay, ngẫm thấy vô cùng đúng đắn. Những giá trị mang tính phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền…, ngày nay tưởng như đã trở nên quá quen thuộc, nhưng nhìn vào “tư cách quốc dân” của chúng ta, rõ ràng những giá trị ấy không có nhiều cơ hội, đặc biệt ở tư cách giới được gọi là trí thức.
Cũng gần 200 năm trước, Phan Chu Trinh với chủ trương vô cùng đúng đắn “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh” đã không thành công (cần lưu ý, thể chế lúc đó, tuy chúng ta danh nghĩa là thuộc địa, nhưng tiến bộ văn minh hơn hiện nay khá nhiều), bởi vì sao? Có lẽ Phan tiên sinh không có đủ thời gian, và quan trọng hơn, việc “khai dân trí” không hợp cá tính dân tộc này.
Cũng theo Gustave Le Bone, thì cá tính dân tộc là gần như bất biến, giáo dục có tác động tới cá tính nhưng vô cùng nhỏ và vô cùng chậm chạp. Le Bone quả quyết rằng, một kẻ thuộc chủng hạ đẳng có thể sở đắc mọi bằng cấp giáo dục của kẻ thượng đẳng nhưng đứng trước một sự kiện, một biến cố, kẻ hạ đẳng ứng xử hòan tòan khác kẻ thượng đẳng.
Giáo dục, tuy tác động rất nhỏ lên cá tính, nhưng không phải không có tác động. Nhìn vào tình hình Việt Nam hiện tại, người ta cũng luôn trăn trở, giáo dục làm sao để nâng cao dân trí, để thay đổi nhận thức, tiến tới dần thay đổi cá tính người Việt?! Nhưng có điều nan giải ở đây: giáo dục là con đẻ của thể chế chính trị. Khi thể chế hiện tại còn tồn tại, việc mơ về một nền giáo dục tử tế, tiên tiến là giấc mơ hão huyền.
Chỉ có thay đổi thể chế, thì giáo dục mới thay đổi. Đặt một giả thiết tốt đẹp, là giáo dục Việt Nam sẽ trở nên tuyệt hảo ngay khi thể chế chính trị thay đổi, thì cá tính, tâm hồn người Việt vẫn cần một thời gian rất dài để nền giáo dục đó có tác động.
Đập phá thì nhanh, xây dựng thì lâu. Cộng sản Việt Nam có công phát huy tối đa cá tính bẩn bựa của Việt tộc, giờ đây, muốn hạn chế sự bẩn bựa và khơi gợi sự thơm tho, là một hành trình đằng đẵng và rất nhiều kiên trì, và điều kiện đầu tiên cần có để nền giáo dục ấy khởi động: thay đổi thể chế chính trị.
Tòan những công việc và điều kiện khiến những người lạc quan nhất cũng hình dung ra, rằng nó thuộc về một tương lai có tính gần như viễn tưởng.
Như đã trình bầy về tầng lớp trí thức, xin mạn phép chế biến trích dẫn ở đầu bài (theo cách buồn [để] cười): “nếu Việt Nam đột ngột mất đi một loạt các nhà tri thức hàng đầu thì nó sẽ chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ. Ngược lại, nếu Đảng ta mất đi, Việt Nam sẽ bị cụt đầu.”
________________
(*) phân biệt giữa TRÍ thức và TRI thức. Người ta có thể sở đắc những bằng cấp rất cao, nhưng người ta chưa chắc là trí thức, bởi bằng cấp chỉ chứng tỏ một lượng tri thức (kiến thức) mang tính chuyên môn nào đó.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160401/cong-san-song-dai-o-viet-nam-tai-sao-bai-2#sthash.P1NTkzjJ.dpuf
Hẳn chúng ta thấy rất quen với “lập luận phản biện” của một số rất đông, khi ai đó phàn nàn về chính quyền, ca thán về những vấn đề xã hội nhức nhối, họ phán xanh rờn: “đã làm được gì cho đất nước mà suốt ngày kêu ca”, “nói hay lắm nhưng làm được cái gì”… v.v. Luận điều này không phải độc quyền của đám dư luận viên, mà tiếc thay, trên thực tế, nó là luận điệu, là “lí lẽ” của RẤT (nhấn mạnh) nhiều người.
Cách lập luận của đám đông người này làm chúng ta nhớ tới bài học ngụy biện: “trứng gà dở quá!”, “có làm ra trứng không mà đòi chê trứng dở”, “đẻ ra trứng đi rồi hãy chê bai”…
Đặc điểm lớn nhất trong cách tư duy của người Việt là cảm tính. Thói quen cảm tính trong tư duy dẫn tới hời hợt, nông cạn, dễ dãi, cả tin, a-dua, bầy đàn, không có khả năng phản biện, và tất yếu là ngụy biện. Họ ngụy biện mà không ý thức mình ngụy biện, họ ngụy biện rất hồn nhiên vì họ suy nghĩ cảm tính, không biết rạch ròi, logic.
Từ sự dễ dãi, a-dua bầy đàn, người Việt chúng ta luôn luôn sẵn sàng trình diễn thói quen “nhổ đó liếm đó”, cụ thể hơn, họ đòi dân chủ nhưng suy nghĩ như kẻ độc tài, họ chửi cộng sản nhưng họ cư xử hệt lũ cộng sản. Và có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng cộng sản thành công ở Việt Nam.
Vài tháng gần đây, cư dân mạng xã hội lên cơn lên đồng tập thể vì một cuốn sách được ngành xuất bản (chính thống) tổ chức dịch, in ấn, và phát hành (“Đặng Tiểu Bình, một trí tuệ siêu việt”). Lập luận của họ: “Tại sao in sách ca ngợi kẻ thù?”, “Xuất bản sách ca ngợi kẻ thù là âm mưu bán nước!”
Tự do ngôn luận, theo John S. Mill, chính là tự do báo chí (tự do thảo luận) và tự do xuất bản (tự do trình bầy tư tưởng). Theo Mill thì đó là quyền “không cần bàn cãi” (“Bàn về tự do” – nhớ cho, cuốn sách của Mill ra đời cách nay đã 200 năm). Nếu nước Mỹ không tôn trọng quyền tự do xuất bản, hẳn ngày hôm nay chúng ta không có thi hào Want Whitman, không có nhà văn đầy cá tính Charles Bukowsky, không có lão quái thi Allen Ginsbert cùng Beat Gerenation… và v.v...
Ngăn cản một cuốn sách ra đời, với tư cách trí thức, đó là thái độ học phiệt; với đám đông, đó là thái độ mông muội.
Chẳng ai quên kẻ thù, cũng chẳng ai ca tụng kẻ thù sau khi đọc một cuốn sách về kẻ thù, thậm chí là “ca tụng kẻ thù”, mà có khi là ngược lại. Hơn nữa, học tập và hiểu biết về kẻ thù mới là thái độ khôn ngoan, đúng đắn.
Sách, dù tệ tới đâu thì quyền phán xét nó sẽ thuộc về độc giả, nó không thuộc thẩm quyền của giới xuất bản. Sách, không bao giờ làm nghèo đi mà luôn chỉ làm giầu có thêm trí tuệ, bất kể sách gì (trừ những tài liệu tuyên truyền khủng bố, cách chế bom, vũ khí… lưu hành trên mạng). Thậm chí, những tài liệu tuyên truyền, văn kiện Đảng Cộng Sản cũng có những giá trị nhất định mà một trong những giá trị đó, ngày hôm nay, là gây cười.
Những kẻ trợn mắt nghiến răng phản đối cuốn sách này với tâm lí bài Tầu, với tư cách “người yêu nước” đang hành xử hệt ban tuyên giáo, ban tư tưởng trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Sự kiện đang nóng hổi gần đây là việc người ta phản đối bộ film Hàn Quốc (tôi chưa xem, và chắc sẽ không xem), hình như film “Hậu duệ mặt trời”. Người ta nói: “cảm thấy tức giận điên người khi ca sĩ X. Y. Z… trong bộ quân phục lính Hàn”, rồi người ta kể lể những tội ác của lính Hàn trên đất Việt thời kì chiến tranh Nam- Bắc, rồi người ta nguyền rủa một lớp người “quay lưng với lịch sử”, nguyền rủa “hội chứng quên”… Thật là khủng khiếp!
Chao ôi, thật đáng sợ và đáng thương cho lối tư duy thiển cận, cảm tính, dễ dàng qui chụp. Viết tới đây tôi chợt nhớ trường hợp diễn viên điện ảnh (thuộc hàng tài năng nhất Việt Nam) Đơn Dương. Chàng tài tử xi-nê này bị Đảng ta cấm đóng phim suốt đời chỉ vì chàng làm nghề của chàng, là đóng film. Đơn Dương bị xử lí vì dám đóng trong một bộ film của Mỹ “nói xấu Việt Nam” (khổ, anh ấy chỉ đóng một vai rất nhỏ, mờ nhạt bên cạnh siêu sao Mel Gibson)
Một bộ film, nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm văn hóa. Nó không có quyền năng xóa trí nhớ của bất cư ai. Hơn nữa, Hơn nữa, đặt giả thuyết, nếu thật sự nó là một “bộ film xuyên tạc, tuyên truyền” thì ngày hôm nay, với thông tin ngập tràn, sư tổ của tuyên truyền láo là cộng sản, còn đang thất bại, huống hồ sản phẩm văn hóa thuần túy.
Cuối cùng, có lẽ ta chỉ nên trách - khi các bạn trẻ chế hình mình trong trang phục lính Hàn - bộ quân phục của quân đội Việt Nam quá xấu!
Cộng Sản thành công ở Việt Nam và ngày hôm nay nó tha hóa thành một con quái vật đúng nghĩa, không nghi ngờ gì, lí do chính yếu nhất, nó hợp với tạng người Việt. Thứ người dễ dãi, nông cạn, đầy bản năng và hoàn toàn thiếu vắng lí trí.
“Cá tính, tâm hồn dân tộc quyết định số phận dân tộc” – Gustave Le Bone
Những người vỗ ngực tự xưng yêu dân chủ, tự do, nhưng hành xử, suy nghĩ hệt lũ độc tài, vừa mu muội vừa hung hãn, vậy thì có cần nhăn trán hỏi tại sao giờ này cộng sản vẫn chình ình cưỡi lên đầu lên cổ?!
“Nếu nước Pháp mất đi năm mươi nhà bác học hàng đầu, năm mươi nghệ sĩ hàng đầu, năm mươi nhà phát minh hàng đầu, đất nước này sẽ trở thành một cái xác không hồn, vì nó đã bị chặt đầu. Ngược lại, nước Pháp mất đi tất cả các quan chức, thì đất nước này chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ” – Saint Simon.
Có lẽ không còn cần bàn cãi, rằng, lực lượng quyết định sự tiến bộ của xã hội, chính là giới trí thức (*). Xã hội Việt Nam lạc hậu, chậm tiến, lỗi hoàn toàn ở giới trí thức. Câu hỏi cần đặt ra ở đây là: Việt Nam có thật sự có một tầng lớp trí thức đúng nghĩa hay chưa? Hình như chưa!
Trí thức Việt Nam, từ trước khi người Pháp tới khai hóa, là một lớp thầy nho, tụng sách Tầu, và quán triệt tinh thần “trung quân”. Những người gọi là trí thức thời kì đó, lấy việc phò vua (chính thống) làm lẽ sống. Như vậy, có thể kết luận, trước khi người Pháp sang Việt Nam, chúng ta không/chưa có trí thức.
Trí thức là kẻ hướng tới những giá trị mới, kẻ rình rập khám phá những điều chưa biết. Trí thức là một hành trình, mà đích của nó là chân lí. Một giá trị đã định hình luôn là những giá trị bắt đầu suy đồi, mà giá trị của chính thống là một ví dụ. Do đó, trí thức phò chính thống không phải là trí thức.
Khi tiếp xúc với người Pháp, văn minh phương Tây, dường như ở Việt Nam đang hình thành một lớp trí thức đúng nghĩa của từ này, nhưng tiếc rằng, trí thức nước ta mới đang ở giai đọan manh nha thì Đảng ta đuổi người Pháp đi. Từ đây, tinh thần trí thức lại bị đứt gẫy. Từ đây, lớp được coi là trí thức lại quay trở về với truyền thống trước đó: phò chính thống.
Trí thức chỉ nhăm nhăm phò chính thống, tất yếu chỉ là tha hóa, suy đồi. Và như vậy, giới trí thức Việt Nam là một tầng lớp vô dụng. Về điêu này, cách đây ba năm tôi đã có bài viết và dẫn chứng, ngay trên trang Dân Luận này, xin không nói thêm, chỉ xin trình bầy một ví dụ có tính thời sự: trên báo chính thống những ngày qua, người ta đăng loạt bài kể về các nhà báo, nhà văn hàng đầu Việt Nam hiện nay, tới nhà ngài thủ tướng xun xoe bợ đỡ một cách thảm hại (biểu hiện qua những tấm ảnh họ chụp chung với ngài thủ tướng, và loạt bài họ viết). Sau khi tới nhà ngài thủ tướng thì họ viết bài tâng bốc, họ tang bốc anh Ba nhân văn, biết yêu văn chương, thậm chí anh Ba thuộc lòng cả một truyện ngắn v.v…, nhưng trong lúc say sưa với chức năng điếm bút nô tài, họ đã đi quá đà khi hô biến “anh Ba” thành nhân tố khiến nhà văn Anh Đức cho ra đời tác phẩm Hòn Đất.
Albert Camus quả quyết rằng: “Nhà văn là kẻ không tuân phục bất cứ quyền lực nào ngòai quyền lực của lương tâm”. Chiểu theo tiêu chuẩn của Camus, chúng ta có thể thấy, Việt Nam không có nhà văn (là giới tiêu biểu cho hàng ngũ trí thức). Nhà văn Việt Nam, không chỉ vô lương tâm, mà họ còn tuân phục thứ quyền lực mà nhà văn có chút tự trọng trên thế gian này sẽ không bao giờ tuân phục: quyền lực chính trị.
Trong tác phẩm “Những qui luật tâm lí về sự tiến hóa của các dân tộc”, Gustave Le Bone cho rằng, cá tính một dân tộc được hình thành trước hết bởi tự nhiên (cấu tạo, đặc điểm hộp sọ), và hành trình hàng ngàn năm của dân tộc đó.
“Cá tính một dân tộc và những tín ngưỡng của dân tộc ấy là chìa khóa cho định mệnh của nó. Cá tính dân tộc, trong những yếu tố nền tảng, là bất biến, và chính bởi vì nó không biến thiên nên lịch sử của một dân tộc luôn luôn bảo tồn được sự thống nhất nhất định” – Gustave Le Bone
Trí thức của một dân tộc bị qui định bởi cá tính dân tộc đó, do đó, trí thức Việt luôn mang tâm thế nô tài, hay cụ thể hơn, trí thức Việt là thứ trí thức nửa mùa, giả cầy.
Có lẽ chúng ta nên đặt câu hỏi: tại sao, ngay tại khu vực đông nam á, cộng sản không thành công ở bất cứ đâu, mà chỉ thành công ở Việt Nam? Có lẽ câu trả lời khả dĩ nhất là, cá tính dân tộc Việt hợp với cộng sản.
Gần 200 năm trước, Lương Khải Siêu đã nói với Phan Bội Châu rằng: “Qúi quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập”. Câu nói này tới nay, ngẫm thấy vô cùng đúng đắn. Những giá trị mang tính phổ quát như tự do, dân chủ, nhân quyền…, ngày nay tưởng như đã trở nên quá quen thuộc, nhưng nhìn vào “tư cách quốc dân” của chúng ta, rõ ràng những giá trị ấy không có nhiều cơ hội, đặc biệt ở tư cách giới được gọi là trí thức.
Cũng gần 200 năm trước, Phan Chu Trinh với chủ trương vô cùng đúng đắn “khai dân trí, trấn dân khí, hậu dân sinh” đã không thành công (cần lưu ý, thể chế lúc đó, tuy chúng ta danh nghĩa là thuộc địa, nhưng tiến bộ văn minh hơn hiện nay khá nhiều), bởi vì sao? Có lẽ Phan tiên sinh không có đủ thời gian, và quan trọng hơn, việc “khai dân trí” không hợp cá tính dân tộc này.
Cũng theo Gustave Le Bone, thì cá tính dân tộc là gần như bất biến, giáo dục có tác động tới cá tính nhưng vô cùng nhỏ và vô cùng chậm chạp. Le Bone quả quyết rằng, một kẻ thuộc chủng hạ đẳng có thể sở đắc mọi bằng cấp giáo dục của kẻ thượng đẳng nhưng đứng trước một sự kiện, một biến cố, kẻ hạ đẳng ứng xử hòan tòan khác kẻ thượng đẳng.
Giáo dục, tuy tác động rất nhỏ lên cá tính, nhưng không phải không có tác động. Nhìn vào tình hình Việt Nam hiện tại, người ta cũng luôn trăn trở, giáo dục làm sao để nâng cao dân trí, để thay đổi nhận thức, tiến tới dần thay đổi cá tính người Việt?! Nhưng có điều nan giải ở đây: giáo dục là con đẻ của thể chế chính trị. Khi thể chế hiện tại còn tồn tại, việc mơ về một nền giáo dục tử tế, tiên tiến là giấc mơ hão huyền.
Chỉ có thay đổi thể chế, thì giáo dục mới thay đổi. Đặt một giả thiết tốt đẹp, là giáo dục Việt Nam sẽ trở nên tuyệt hảo ngay khi thể chế chính trị thay đổi, thì cá tính, tâm hồn người Việt vẫn cần một thời gian rất dài để nền giáo dục đó có tác động.
Đập phá thì nhanh, xây dựng thì lâu. Cộng sản Việt Nam có công phát huy tối đa cá tính bẩn bựa của Việt tộc, giờ đây, muốn hạn chế sự bẩn bựa và khơi gợi sự thơm tho, là một hành trình đằng đẵng và rất nhiều kiên trì, và điều kiện đầu tiên cần có để nền giáo dục ấy khởi động: thay đổi thể chế chính trị.
Tòan những công việc và điều kiện khiến những người lạc quan nhất cũng hình dung ra, rằng nó thuộc về một tương lai có tính gần như viễn tưởng.
Như đã trình bầy về tầng lớp trí thức, xin mạn phép chế biến trích dẫn ở đầu bài (theo cách buồn [để] cười): “nếu Việt Nam đột ngột mất đi một loạt các nhà tri thức hàng đầu thì nó sẽ chỉ chịu thiệt hại rất nhỏ. Ngược lại, nếu Đảng ta mất đi, Việt Nam sẽ bị cụt đầu.”
________________
(*) phân biệt giữa TRÍ thức và TRI thức. Người ta có thể sở đắc những bằng cấp rất cao, nhưng người ta chưa chắc là trí thức, bởi bằng cấp chỉ chứng tỏ một lượng tri thức (kiến thức) mang tính chuyên môn nào đó.
- See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20160401/cong-san-song-dai-o-viet-nam-tai-sao-bai-2#sthash.P1NTkzjJ.dpuf
No comments:
Post a Comment