10/12/2016
Bọn cướp ngày ở nông thôn VN ngày nay rất trắng trợn, vì sao?
Ở đây tôi chỉ kể 3 chuyện khốn nạn của bọn quan lại nông thôn ngày nay. Đó không phải là chuyện riêng ở một địa phương nào mà là tình trạng chung khiến người dân vô cùng khốn khổ. Làm ăn đầu tắt mặt tối, thiên tai lũ lụt thường xuyên mà còn bị bọn quan lại địa phương cướp công cướp của, đè hầu bóp cổ bất cứ khi nào. Kêu ai, ai xử? Chỉ biết ngửa mặt lên trời kêu thôi. Quan trên có biết nhưng coi như không biết. Một bọn vô lương tâm chỉ nói mồm, chẳng bênh vực gì cho quyền lợi của người dân.Ngay cả tiền trợ cấp đền bù thiệt hại cấp cho người dân đói khổ cũng bị chia đều. Quan đểu thật.
Bà Nguyễn Thị Thu cán bộ địa chính xã cũng ăn tiền như các sếp cũ
Đây là chuyện mới nhất xẩy ra tại Phú Yên:
Tiền cứu trợ chưa đến tay đã lấy lại để chia đều
Năm 2013, trận lũ lụt lịch sử chưa từng xảy ra tại Thị xã (TX) Hoàng Mai, Nghệ An.
Thời gian đó, hầu hết TX này đều chịu thiệt hại rất nặng nề. Có những gia đình lâm vào cảnh trắng tay khi không còn một hạt thóc trong nhà để ăn, tài sản thì đều bị ngập nước hư hỏng hoặc trôi theo dòng nước lũ.
Để kịp thời chia sẻ khó khăn với nhân dân thị xã Hoàng Mai, các tổ chức, cá nhân … trên cả nước đã cùng nhau quyên góp ủng hộ với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách giúp đỡ đồng bào trong lúc khốn cùng nhất.
Tuy nhiên, đến nay đã 3 năm rồi và câu chuyện về việc phát số tiền hỗ trợ vào thời điểm đó giờ mới bị phanh phui. Sự việc xảy ra tại phường Quỳnh Xuân, thị xã Hoàng Mai. Người dân địa phương cho biết, sau trận lũ lịch sử phường Quỳnh Xuân được nhận 55 triệu đồng do Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế ủng hộ.
Mức hỗ trợ được quy định rõ: Đối với gia đình có 1 khẩu (tức chỉ có1 người) thì số tiền hỗ trợ là 1 triệu đồng, từ 2 – 4 “khẩu” (có 2 đến 4 người) số tiền là 1,4 triệu đồng, trên 4 khẩu được nhận số tiền hỗ trợ là 2,1 triệu đồng.
24 gia đình nói trên sau đó được chính quyền mời đến nhà văn hóa khối 11 của phường để nhận tiền hỗ trợ. Tại đây, cán bộ phường “phổ biến quy chế” đồng thời dặn dò số tiền hỗ trợ cho các gia đình được hưởng toàn bộ và không phải san sẻ, hay nộp lại cho bất kỳ ai.
Tuy nhiên, khi những đồng tiền hỗ trợ cầm chưa về đến nhà, chưa kịp vui mừng thì bị cán bộ Hội chữ thập đỏ từng khối thu lại hơn phân nửa. Lý do mà những gia đình này phải nộp lại tiền là: Thu lại để phường chia sẻ cho những gia đình khác cũng chịu thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ.
Chị Lê Thị Thới cùng chung cảnh với những gia đình khác.
Ông Lê Khắc Trung (SN 1949) – Bí thư chi bộ khối 12, phường Quỳnh Xuân cho biết:
Họ đến từng gia đình thu lại người ít người nhiều cũng chỉ được hưởng 500.000 đồng/1 gia đình.
Lúc đó họ nói thu lại tiền để san sẻ cho những gia đình khác bị thiệt hại nhưng không nhận được hỗ trợ,
để bà con cùng giúp đỡ nhau vượt lên khó khăn.
“Lúc đó tôi trực tiếp đi thu lại tiền cũng rất khó xử thậm chí còn bị người ta nói nặng lời. Nhưng vì ý kiến của trên xuống nên tôi làm theo. Phải vận động bà con mới thu lại đủ số tiền trên”. Ông Trung cũng cho biết trên địa bàn khối 12 có 8 gia đình nhận được số tiền trợ cấp này với mức là 1.400.000 – 2.100.000/1 gia đình.
Sau khi các gia đình dân nhận tiền, chính ông đã đi thu lại của từng người và chỉ để lại 500.000 đồng cho 1 gia đình.
Đồng nghĩa với gia đình 2,1 triệu đồng sẽ bị thu lại 1,6 triệu đồng; gia đình chỉ nhận được 1,4 triệu tức là bị thu lại 900 ngàn đồng. Đó là quy định từ trên phường xuống nên ông Trung phải làm theo.
Sau khi thu đủ số tiền này, ông Trung đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thao – Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân thời điểm bấy giờ.
Anh Nguyễn Đình Nghị (SN 1974, trú khối 12) một trong 8 gia đình may mắn nhận được “những đồng tiền vàng” nhớ lại: “Khi đó lụt to lắm, nhà tôi bị nước ngập hết, còn được ít lúa thì cũng bị nước lũ ngâm nảy mầm … khốn khổ vô cùng.
Sau khi họ về trực tiếp tại gia đình để xác minh và đến khi hỗ trợ tôi nhận được 1,4 triệu đồng.
Nhưng khi nhận tiền ở nhà văn hóa khối 11 thì đã bị thu lại mất 900 ngàn đồng. Tôi thấy họ nói là thu lại để san sẻ cho những gia đình khác khó khăn không được hỗ trợ nên đã đồng ý và nộp lại”.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thìn (SN 1970, trú tại khối 12) cũng chung số phận. Chị Thìn cho biết:
“Lúc đó ai cũng khốn khó cả, họ nói nộp lại để san sẻ cho những người khác thì ai nỡ lòng nào.
Nhà tôi được 1,4 triệu đồng họ cũng thu lại mất 900.000 đồng”.
Ông Nguyễn Đức Bằng trưởng công an xã Việc thu tiền là do UBND xã chỉ đạo!
Chính quyền xã không biết số tiền đã thu lại đi về đâu?
Để làm rõ hơn vấn đề trên, phóng viên báo chí đã tìm gặp ông Nguyễn Đình Thao – Người thời điểm đó làm Chủ tịch Hội chữ thập đỏ phường Quỳnh Xuân. Ông Thao là người trực tiếp “lệnh” cho các khối thu lại tiền cứu trợ, và cũng chính ông đã mang những đồng tiền này lên nạp lại cho phường.
Ông Thao cho biết, sau khi thu lại số tiền đó ông đã nộp lại cho ông Nguyễn Đình Thụ – Chủ tịch Mặt trận tổ quốc phường Quỳnh Xuân thời điểm đó. Hiện tại ông Thụ đang giữ chức Phó Bí thư Đảng ủy Phường Quỳnh Xuân.
Thời điểm đó ông Thao đã nạp cho ông Nguyễn Đình Thụ là 21 triệu đồng, còn một khối khác nạp lại 12 triệu.
Nhưng ông Nguyễn Đình Thụ “quanh co”:
“Cái đó Hội chữ thập đỏ họ làm tôi làm gì biết, làm gì có chuyện thu lại”. Ông Thụ cũng phủ nhận và cho rằng số tiền đó phường không thu lại.
Trong khi ông Thao cho biết chính ông đã trực tiếp nộp lại số tiền này cho cá nhân ông Thụ và còn cho phóng viên xem bản ký nhận, giao số tiền này cho ông Thụ. Như vậy chính ông Nguyễn Đình Thụ đã cướp cạn số tiền đó của dân.
Việc người dân nộp tiền cứu trợ lại là hoàn toàn có thật. Vậy số tiền này đã đi đâu?
Việc “ăn cướp” những đồng tiền nhân đạo ấy quả là việc làm vô cùng thất đức.
Các quan ơi, ăn cả cái khố rách của dân thì còn thứ gì nữa mà các ông không dám ăn.
Như vậy, với tổng số tiền 55.000.000 đồng người dân được nhận từ Hội chữ thập đỏ Trăng lưỡi liềm quốc tế, phường đã “cấn” lại mất 33.000.000 đồng còn các gia đình dân chỉ được hưởng 22.000.000 đồng.
Từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ đều phải có tiền.
Danh sách những người phải nạp tiền cho cán bộ xã mới được làm sổ đỏ
Một chuyện nhỏ như cái hộ khẩu là chuyện lẽ ra người dân đương nhiên được cấp nếu đã đủ điều kiện làm chủ.
Nhưng không dễ dàng như thế. Vẫn phải xì tiền ra cho quan.
Cán bộ địa chính xã bị dân tố “vòi” tiền khi làm sổ đỏ
Để làm được một chiếc sổ đỏ cho gia đình nhiều người dân phải nộp cho cán bộ địa chính xã từ 1 triệu đến 7 triệu đồng.
Số tiền này được cán bộ địa chính xã “ém” vào túi cá nhân, nhiều gia đình mất tiền
mà sổ đỏ cũng chẳng thấy ở đâu.
Những ngày gần đây, PV báo Dân trí nhận được đơn tố cáo cũng như nhiều thông tin phản ánh rất bức xúc của nhiều hộ dân tại xã Quang Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) “tố” cán bộ địa chính xã đã “ăn tiền” bỏ túi riêng khi làm sổ đỏ.
Qua phản ánh cũng như đơn thư, PV Dân trí đã vào cuộc tìm hiểu, điều tra việc dân tố cán bộ ở xã này thực hư thế nào và được biết, thời gian gần đây trên địa bàn xã Quang Thành nhu cầu làm sổ đỏ là rất nhiều. Cũng vì thế mà nhiều người dân đã trực tiếp “liên hệ” với cán bộ địa chính xã để được làm sổ đỏ càng sớm càng tốt.
Thế nhưng, thay vì hướng dẫn cho người dân, cán bộ địa chính đã nhận một số tiền của người dân khi làm sổ đỏ.
Theo đơn tố cáo của anh Thái Văn Hạnh, ở xóm Thị Tứ, xã Quang Thành thì trong năm 2012 gia đình anh có nhu cầu làm sổ đỏ nên đã liên hệ với ông Nguyễn Tiến Đồng (nguyên cán bộ địa chính xã từ năm 2006-2013) để làm sổ đỏ. Biết nhu cầu của anh Hạnh nên ông Đồng đã gợi ý: “Nếu gia đình anh chị làm sổ đỏ thì chi phí khoảng 7 triệu đồng (bảy triệu đồng) chỉ trong vòng 2 tháng là có sổ ngay. Tin vào lời ông Đồng nên tôi đã đi vay mượn khắp nơi đưa cho ông ấy số tiền trên. Thế nhưng mãi 2 năm sau gia đình tôi mới nhận được sổ đỏ”, anh Hạnh cho biết.
Không những thế, sau khi làm sổ đỏ cho gia đình anh Hạnh xong, ông Đồng còn đòi anh Hạnh đưa thêm 2 triệu đồng nữa nhưng anh không chấp nhận?
Cùng chung cảnh như gia đình anh Hạnh, có gia đình anh Thái Văn Lương, ở thôn Quang Long. Năm 2010, gia đình anh Lương cũng có nhu cầu làm sổ đỏ nên đã liên hệ với ông Đồng và phải nộp cho ông này số tiền là 3,8 triệu đồng.
Chị Trần Thị Lợi (SN 1977, vợ anh Nguyễn Đình Nghị) cho biết gia đình mình nhận được 1.400.000 đồng tiền hỗ trợ những phải nộp lại 900.000 đồng.
“Sếp cũ, sếp mới”… làm việc giống nhau?
Sau khi ông Nguyễn Tiến Đồng chuyển công tác khác (chuyển sang phụ trách xây dựng), thì chị Nguyễn Thị Thu đảm trách công việc này. Điều đáng nói, cũng như “sếp cũ” của mình, bà Nguyễn Thị Thu cũng đi theo lối “ngựa quen đường cũ”.
Cũng vì thế mà trong thời gian gần đây nhiều người dân ở xã Quang Thành đã “tố” chị Nguyễn Thị Thu (hiện là cán bộ địa chính xã Quang Thành) tiếp tục nhận tiền của nhiều người dân để làm sổ đỏ.
Công an bảo kê máy gặt lúa phải nộp hai triệu đồng
Để được hoạt động yên ổn trên địa bàn xã, các chủ máy gặt phải ký vào bản cam kết và đóng số tiền cho công an lên tới 2 triệu đồng. Vấn đề này đang diễn ra tại xã Bắc Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) và gây phẫn nộ trong nhân dân.
Mua được cái máy gặt lúa với số tiền khá lớn, lại từ tỉnh bạn vào Nghệ An để đi gặt lúa thuê nhưng ông Nguyễn Đức Khoái (quê ở tỉnh Nam Định) đã phải đóng 2 triệu đồng. Ông Khoái cho biết: “Khi tôi đưa máy về đây để gặt lúa cho bà con thì không hiểu sự việc gì đang xảy ra, chỉ biết công an xã ra tận ruộng lúa thu của tôi số tiền 2 triệu đồng mà không có lý do, không có hóa đơn hay một giấy tờ nào. Khi tôi hỏi thì được công an trả lời số tiền này là để “bao máy” hoạt động yên ổn trên địa bàn”.
Để được gặt trên cánh đồng, thì mỗi máy gặt phải trả cho xã 2 triệu đồng
Còn anh P.V.D chủ máy gặt người trên địa bàn cho hay: “Bất kể máy trên địa bàn hay các máy gặt lúa nơi khác đến đều phải đóng tiền nếu muốn làm ăn. Còn không đóng tiền cho công an thì không được phép gặt ở đây”.
Việc công an thu tiền bất chính để “bảo kê” cho các máy gặt hoạt động như thế thì Công an xã biến thành xã hội đen rồi. Thế nên tình trạng cướp công khai, cướp nhân danh “luật pháp” đang hoành hành dữ dội. Ai cứu người dân nông thôn VN bây giờ đây? Chẳng có ai lên tiếng cả. Người người nông dân VN cô đơn bị bóc lột tàn nhẫn nhất trong lịch sử dân tộc.
No comments:
Post a Comment