Các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam tham dự đại hội 13. (Hình: Báo Công Giáo)
SÀI GÒN (NV) – Đó là một trong những điểm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu ra trong Thư Chung gửi giáo dân Công Giáo Việt Nam sau khi bế mạc đại hội lần thứ 13, kéo dài trong năm ngày, từ 3 đến 7 Tháng Mười, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Thư dành một phần đáng kể để đề cập đến hiện trạng Việt Nam. Theo đó, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, không thể không có những băn khoăn, lo lắng vì “Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây Nguyên, thảm họa môi trường biển tại các tỉnh miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe dọa hàng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trên các quầy hàng và trên bàn ăn của gia đình!”
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định, hiện trạng vừa kể do “những nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô,” chẳng hạn như nền giáo dục quá chú trọng đến bằng cấp, nặng hình thức mà không quan tâm đủ đến giáo dục nhân cách và tâm hồn. Chính sách kinh tế quá đề cao lợi nhận và hiệu năng sản xuất mà không lưu ý đến môi trường sống của người dân. Tình trạng thiếu minh bạch và yếu năng lực trong việc quản lý kinh tế và điều hành xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng và nhiều tệ nạn khác.
Một trong những “nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô” tạo ra hiện trạng khiến ai cũng băn khoăn, lo lắng, được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận diện và nêu ra trong Thư Chung là “khuynh hướng sử dụng bạo lực dưới nhiều hình thức để giải quyết vấn đề hơn là lắng nghe và đối thoại.”
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong những ngày này, họ “đang nghĩ đến những đau khổ mà đồng bào các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu vì thảm họa môi trường biển.” Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng, họ hy vọng “chính quyền Việt Nam lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của người dân cũng như những góp ý chân thành của các nhân sĩ, trí thức để thực sự xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà mọi người mong ước.”
Theo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngoài những “nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô” còn có những nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hành động của mỗi cá nhân dù nhỏ bé đều góp phần tích cực hoặc tiêu cực, lành mạnh hóa hoặc hủy hoại môi trường sống.
Giáo dân Công Giáo Việt Nam được kêu gọi góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội bằng những chọn lựa và hành động nhỏ bé trong công việc và trách nhiệm hàng ngày của mình, cá nhân cũng như gia đình. Can đảm sống theo lương tâm ngay thẳng giữa những cám dỗ, trở thành “khí cụ bình an” trong mọi hoàn cảnh, thành “muối ướp” cho nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống thay cho lối sống mang nặng hận thù và chết chóc.
Đại hội 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu Giám Mục Nguyễn Chí Linh, giám mục Giáo Phận Thanh Hóa, làm chủ tịch, và chọn Giám Mục Nguyễn Năng, vị chủ chăn của Giáo Phận Phát Diệm, làm phó chủ tịch. (G.Đ.)
SÀI GÒN (NV) – Đó là một trong những điểm mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nêu ra trong Thư Chung gửi giáo dân Công Giáo Việt Nam sau khi bế mạc đại hội lần thứ 13, kéo dài trong năm ngày, từ 3 đến 7 Tháng Mười, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn.
Thư dành một phần đáng kể để đề cập đến hiện trạng Việt Nam. Theo đó, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, không thể không có những băn khoăn, lo lắng vì “Làm sao không âu lo trước tình hình đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội ác gia tăng không những về số lượng mà cả về mức độ dã man, phá thai và nghiện ngập tràn lan, nhất là nơi giới trẻ! Làm sao vui được trước sự hoành hành của tệ nạn tham nhũng, vốn từ lâu đã được coi là quốc nạn nhưng đến nay vẫn không hề suy giảm! Làm sao không lo lắng trước tình trạng ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại các tỉnh Tây Nguyên, thảm họa môi trường biển tại các tỉnh miền Trung! Đó là chưa kể đến mối đe dọa hàng ngày từ các thực phẩm bẩn và độc hại, có thể ngay trên các quầy hàng và trên bàn ăn của gia đình!”
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận định, hiện trạng vừa kể do “những nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô,” chẳng hạn như nền giáo dục quá chú trọng đến bằng cấp, nặng hình thức mà không quan tâm đủ đến giáo dục nhân cách và tâm hồn. Chính sách kinh tế quá đề cao lợi nhận và hiệu năng sản xuất mà không lưu ý đến môi trường sống của người dân. Tình trạng thiếu minh bạch và yếu năng lực trong việc quản lý kinh tế và điều hành xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho tham nhũng và nhiều tệ nạn khác.
Một trong những “nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô” tạo ra hiện trạng khiến ai cũng băn khoăn, lo lắng, được Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhận diện và nêu ra trong Thư Chung là “khuynh hướng sử dụng bạo lực dưới nhiều hình thức để giải quyết vấn đề hơn là lắng nghe và đối thoại.”
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhấn mạnh rằng, trong những ngày này, họ “đang nghĩ đến những đau khổ mà đồng bào các tỉnh miền Trung đang phải gánh chịu vì thảm họa môi trường biển.” Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cũng nhấn mạnh rằng, họ hy vọng “chính quyền Việt Nam lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của người dân cũng như những góp ý chân thành của các nhân sĩ, trí thức để thực sự xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà mọi người mong ước.”
Theo Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, ngoài những “nguyên nhân khách quan ở tầm vi mô” còn có những nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hành động của mỗi cá nhân dù nhỏ bé đều góp phần tích cực hoặc tiêu cực, lành mạnh hóa hoặc hủy hoại môi trường sống.
Giáo dân Công Giáo Việt Nam được kêu gọi góp phần vào việc lành mạnh hóa xã hội bằng những chọn lựa và hành động nhỏ bé trong công việc và trách nhiệm hàng ngày của mình, cá nhân cũng như gia đình. Can đảm sống theo lương tâm ngay thẳng giữa những cám dỗ, trở thành “khí cụ bình an” trong mọi hoàn cảnh, thành “muối ướp” cho nền văn minh tình thương và văn hóa sự sống thay cho lối sống mang nặng hận thù và chết chóc.
Đại hội 13 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam bầu Giám Mục Nguyễn Chí Linh, giám mục Giáo Phận Thanh Hóa, làm chủ tịch, và chọn Giám Mục Nguyễn Năng, vị chủ chăn của Giáo Phận Phát Diệm, làm phó chủ tịch. (G.Đ.)
No comments:
Post a Comment