3/04/2015

Chuyến này phải nhờ đến bác Lão Ngoan Đồng và bác ONG


Đọc tin đăng dưới này về "hội thề chống tham nhũng", nmvn rất là tò mò, muốn nghe bài "Hịch" "chỉ trời vạch đất" để có cái cảm tưởng nó uy nghi và linh ứng thế nào mà các cán bộ, quan chức không dám ra thề.

Thường thì người ta hay "uống máu (của nhau) ăn thề" nghĩa là mỗi người cắt tí ngón tay để lấy máu hoà vào rượu và cùng uống. Bây giờ mà làm như vậy thì chắc cả làng sẽ cùng chết vì lây bịnh nói láo, bịnh "seda", bịnh...tham nhũng, cho nên rủ nhau cắt tiết gà vịt lấy máu mà cùng uống rồi thề nguyền với nhau thì không thể lây được. Cùng lắm là lây bệnh cúm gà hay ho gà như Đắc Kỷ mà thôi.

Bài báo nói rằng "tục lệ" này có hàng trăm năm trước, mới mang về lại từ năm 2003. Nmvn nghi quá, ai lại dại mà mang cái tục lệ này ra lúc này để cả làng phải nói dối với trời với đất vì sau khi thề xong, đều phải sống đạo đức kiểu ngày xưa (không phải kiểu đạo đức CS).

Mà tại sao lại "chỉ trời vạch đất". Để lời thề được linh thiêng trước trời đất, thì phải kính trọng trời đất, chứ tại sao lại "chỉ ngón tay" vào trời, và "vạch" đất ra. Ngày xưa khi cúng trời đất thì những hương sắc trong làng làm lễ dâng hương, rượu, hoa quả, khấn khứa, quỳ lạy nhiều lần chứ có ai lại hỗn láo chỉ trỏ trời đất như cái hội thề này. Đúng là CS vô thần.

Nmvn cũng thắc mắc là không biết có ai làm cái thống kê để xem sau mỗi năm, "đạo đức" của dân làng tiến bộ như thế nào không; thí dụ như có bao nhiêu người không còn bán phở với nước lèo nấu bằng xương heo thối tẩy bằng hoá chất nữa, hay không còn hối lộ công an giao thông hay cán bộ Nhân dân nữa, so với năm trước. Lời thề trước công chúng mà không có cách kiểm chứng, thưởng phạt thì cũng chỉ là cơ hội để...ăn nhậu mấy trăm con gà bị giết lấy máu để thay máu người.

Hay là bác Lão Ngoan Đồng, bác ONG giúp cho họ một bài Hịch Minh Thề để dân làng NMVN có dịp được biết cái Hịch này nó được trời được đất chứng minh như thế nào mà cán bộ đảng nhà ta nhất định ngoan cố không dám thề thốt, như đã nói ở trên.

ngaymaivietnam





Hải Phòng: Vắng người tham dự hội thề không tham nhũng 4/3/ 2015 
                                                  
          

HẢI PHÒNG (NV) .- Hội “Minh Thề” không tham nhũng ở huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, thì vắng bóng quan, nhưng  lễ hội “Khai ấn đền Trần” ở Nam Định thì tấp nập chen chân để xin thăng quan tiến chức.

Sau lễ dâng hương, chủ tế thực hiện nghi lễ “chỉ trời vạch đất”, vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. (Hình: báo Hải Phòng)
Sau tết nguyên đán, miền bắc Việt Nam có rất nhiều lễ hội dân gian tại nhiều địa phương giờ đã trở thành phong trào biến thái từ nhộn nhịp đến náo loạn mất ý nghĩa nguyên thủy. Theo báo Hải Phòng, lễ hội “Minh Thề” tại làng Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng, “long trọng tổ chức khai mạc lễ hội xuân 2014 di tích Đền - chùa Hòa Liễu. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ mồng 4 đến 6-3 (tức 14 đến 16 tháng Giêng) với điểm nhấn là hội Minh Thề”.


Theo nguồn tin trên “Đây cũng là năm thứ 23 lễ hội truyền thống của làng Hòa Liễu được phục dựng. Cụm đền - chùa Hòa Liễu được xếp hạng Di tích Lịch sử cấp quốc gia năm 1993, thờ Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toản, vợ Thái tổ Mạc Đăng Dung, người có công lập ấp Lan Hiểu (thôn Hòa Liễu ngày nay). Bà cùng dân làng lập ra hội Minh Thề, quy định lấy chí công làm trọng, thể hiện tinh thần tận trung, tận hiếu.”

Báo Hải Phòng thuật lại rằng “Tháng Giêng hằng năm, các bô lão, quan khách và dân làng tập trung tại đình làng theo thứ bậc. Sau lễ dâng hương, chủ tế thực hiện nghi lễ “chỉ trời vạch đất”, vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân miếu gọi là Đài thề. Đại diện tư văn dõng dạc đọc hịch văn Minh thề. Tiếp đến là nghi lễ cắt tiết gà trống hoà rượu trắng, mọi người trong làng cùng đọc lời thề và uống rượu thề để cầu chúc một năm làm nhiều việc tốt với tâm trí sáng tỏ.”

Với ý hướng như thế “Lễ hội Minh Thề được nhân dân làng Hoà Liễu gìn giữ trong suốt nhiều thế kỷ và được khôi phục lại vào năm 2003. Hội Minh Thề là phong tục đẹp của địa phương, có ý nghĩa giáo dục đạo đức nhân cách con người, quy định phép tắc ứng xử trong cộng đồng” báo Hải Phòng kể.

Theo báo Người Lao Động, diễn tả một cách cụ thể của lễ hội “Minh Thề”, đối với người dân thì “thề không trộm cắp”, còn những kẻ quan quyền thì “thề không tham nhũng”. Tờ Người Lao Động thuật lại rằng “Theo các bậc cao niên địa phương, trong suốt hơn 10 năm lễ hội, chỉ dân thề chứ không thấy quan to thề; có vài cán bộ... thôn, cao lắm là xã, thề mà thôi!”

Lời thề rất nghiệm chỉnh, rất độc là “Không tham nhũng, ai dùng của công xây dựng việc công xin thần linh ủng hộ, ngược lại người lấy của công về làm của tư, xin thần linh đả tử...; làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”.

Du khách kéo về đền Trần ngày càng đông. (Hình: Người Lao Động)

Trái với lễ hội “Minh Thề” chỉ thỉnh thoảng mới có một vài ông quan cấp thôn, cấp xã đến thề, lễ hội xin ấn đền Trần tại thành phố Nam Định thì hoàn toàn khác hẳn.

Theo sự mô tả của tờ Người Lao Động, năm nay, nửa đêm 4/3 sáng ngày 5/3/2015 tức là “Giờ Tý (0 giờ ngày rằm tháng giêng), lễ hội Khai ấn đền Trần (tỉnh Nam Định) mới diễn ra nhưng trước đó hàng vạn du khách đã đổ về ngày một đông. Tất cả các ngả đường dẫn vào đền dày đặc người và xe.”

Tất cả các nhà nghỉ (khách sạn) đều “cháy phòng” tức không có phòng trống dù giá thuê bị “đội” lên đắt hơn bình thường, giá tiền gửi xe máy dù được lệnh không thu quá 30,000 đồng/xe nhưng “nhiều bãi xe vẫn thu 50,000 đồng/xe”.

Sau khi nghi lễ khai hội xong thì Đền Trần phát những tờ giấy có đóng một cái “Ấn” mà người ta mang về nhà treo với niềm tin sẽ đem lại bình an hạnh phúc trong nhà, quan chức thì “hanh thông hoạn lộ”. Lời đồn đãi về sự linh thiêng của tờ “Ấn đền Trần” quá hấp dẫn nên có những năm người ta tranh cướp nhau, đạp lên nhau để cướp lấy tờ ấn.

Những ngày vừa qua, một số báo ở Việt Nam đưa ra những tấm hình chụp các “xe công” được sử dụng đi chùa, đi lễ hội ở những đền chùa và lễ hội nổi tiếng, dù từng có lệnh cấm quan chức các cấp lấy xe công đi việc cá nhân. (TN)


.

No comments:

Post a Comment