7/31/2015

Xã hội hoá - Đừng là tống tiền hoá hay hối lộ hoá!


Người Buôn Gió

1/8/2015


Xã hội hoá nguồn tiền bắt đầu từ những chủ trương "nhà nước và nhân dân cùng làm". Chủ trương này ban đầu nhằm cải thiện hệ thống đường sá ở nông thôn. Người dân góp tiền, công sức cùng làm với nhà nước. Ở nhiều nơi người dân thực hiện giám sát chặt chẽ việc thi công. Kết quả chất lượng công trình tương đối tốt. Nhiều ngõ ngách ở làng quê đã được bê tông hoá, sạch sẽ, thuận tiện cho việc sinh hoạt của bà con. Lợi ích thiết thực và trông thấy rõ ràng.

Trong một đất nước còn khó khăn, ngân sách nhà nước hạn hẹp, việc huy động đóng góp của người dân để cải tạo hạ tầng cơ sở, đường sá là việc bất đắc dĩ. Càng làm những công trình phải huy động [dân chúng càng thấu hiểu họ bỏ tiền ra đem lại được lợi ích gì thiết rthực cho chính mình]. Cho nên chủ trương chỉ dành cho những việc mang lợi ích thực tế.

Gần đây một số địa phương đã lợi dụng "xã hội hoá" để dùng cho những việc tổ chức lễ hội, kỷ niêm, tượng đài...

Đặc biệt là thành phố Hà Nội dưới thời của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Việc huy động nguồn tiền xã hội hoá dành cho các chương trình lễ hội hoành tráng diễn ra rất nhiều lần, rất tốn kém, như việc bắn pháo hoa hết 30 tỷ đồng, tiếp đến vụ thay thế hàng ngàn cây xanh rồi lại đến vụ bắn 21 pháo đại bác ở ngày Quốc khánh [sắp] tới đây.

Có phải cứ tiền xã hội hoá là muốn làm gì cũng được không?

Chả lẽ các quan chức có thể tuỳ tiện dùng tiền huy động từ các doanh nghiệp để tổ chức lễ hội, không cần phải chịu sự kiểm soát nào, miễn là tiền không lấy từ ngân sách nhà nước thì có thể tự do làm gì thì làm?

Đất nước ta còn đang đói nghèo. Báo cáo năm 2010 Việt Nam đã thoát đói nghèo, nhưng thực tế thì tháng 7 năm 2015 này, Chính phủ đã phải nói khó để Ngân hàng Thế giới tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp tục được vay nguồn vốn IDA, tức nguồn vốn lãi suất ưu đãi cho các nước nghèo đói.

Không cần thiết phải liệt kê những nơi còn khó khăn đến từng bữa ăn, từng đàn trẻ đu dây qua cầu. Không cần phải đọc những trường hợp đau thương của bọn phản động lề trái đưa ra để nhằm mục đích xuyên tạc hình ảnh đất nước.

Hãy cứ nhìn vào những chương trình từ thiện của báo Dân trí, “Cơm có thịt” của nhà báo Trần Đăng Tuấn, diễn đàn “Mẹ và Bé”, “webtretho”... sẽ thấy trên khắp đất nước này, cái nghèo đói, không tiền chữa bệnh, không tiền đóng học khiến nước mắt đang rơi khắp chiều diện tích đất nước từ vùng cao đến miền duyên hải.

Thế nhưng thành phố Hà Nội liên tục tổ chức những lễ hội tốn kém để làm gì?

Như họ giải thích là tiền từ xã hội hoá. Mục đich là cho dân vui, dân nghèo cần thấy pháo hoa để ấm lòng.

Xã hội hoá nguồn tiền, nói trắng ra là tiền từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp lấy tiền ở đâu, lấy tiền từ dân, từ người lao động. Tiền ở giá thành, tiền ở mức lương chi trả cho người lao động. Tiền từ trốn thuế, từ việc giảm bớt những chất lượng sản phẩm, bỏ qua những công đoạn bảo vệ vệ sinh, môi trường để giảm chi phí giá thành.... Chỉ có những doanh nghiệp như thế mới sẵn sàng đóng tiền để thành phố Hà Nội tổ chức những việc vô bổ như vậy. Hay đây là hình thức biến thái của việc hối lộ.

Doanh nghiệp có tiền bằng mồ hồi, trí óc, lành mạnh ngày nay hiếm lắm. Và nếu có những người có tâm như vậy, lẽ nào họ bỏ đồng tiền xương máu để làm những việc phù phiếm, xa hoa. Trừ khi họ bị ép buộc như dạng tống tiền. Không đóng góp sẽ bị gây khó khăn, cản trở.

Dân nghèo, người lao động họ có cần xem một buổi bắn pháo hoa để xua tan được nỗi cực nhọc, khốn khổ suốt kiếp đeo đuổi họ không. Dân nghèo, người lao động có cần phải chặt đi hàng cây xanh để thay thế loại cây mới mà hàng [mấy] chục năm nữa mới biết nó có mang bóng mát hay bầu không khí trong lành lại cho họ hay không?

Chưa kể đến yếu tố chính trị, trong khi Chính phủ [còn đang] vật lộn để điều chỉnh bội thu ngân sách, giảm mức thuế cho doanh nghiệp, gắng duy trì quỹ bảo hiểm xã hội, cân nhắc từng đồng tiền. Mặt khác lo trả lãi hàng năm cho khoản nợ đến hơn trăm tỷ USD. Phải muối mặt vật nài vay mọi khoản có thể vay được, thậm chí là cả vốn IDA dành cho các nước nghèo đói nữa.

Vây thì xã hội hoá lấy nguồn tiền của nhân dân để tổ chức lễ hội xa hoa là nhằm mục đích gì?

Muốn vả cái tát vào những đề nghị vay tiền từ WB, IMF của Chính phủ, rằng đồng tiền chúng mày cho tao vay đói nghèo, nhưng đất nước tao vẫn thừa tiền để xa hoa, lãng phí đấy.

Hay muốn chứng tỏ rằng, dù đất nước này nghèo đói, đi vay từng đồng, nhưng riêng lãnh đạo Hà Nội lúc nào cũng sẵn tiền, lúc nào cũng có nguồn tiền riêng rất phong phú, đa dạng, cần lúc nào cũng có.

Đến lúc Chính phủ cần phải làm rõ việc huy động nguồn tiền xã hội hoá của thành phố Hà Nội, xem xét việc tổ chức lễ hội hoành tráng có cần thiết hay không. Những doanh nghiệp đóng góp làm ăn có lành mạnh hay không. Tâm lý của người đóng góp có thực sự vui vẻ hay không. Việc xã hội hoá nguồn tiền vào lễ hội có làm ảnh hưởng đến việc huy động tiền xã hội hoá vào việc xây dựng hạ tầng cơ sở hay không. Đặc biệt là ý đồ chính trị của thành phố Hà Nội trong việc tổ chức lễ hội hoành tráng, tốn kém quá mức là gì.

N.B.G.

Phản ứng về việc Tướng Vịnh đề cao hợp tác Trung Quốc


Posted by adminbasam on 01/08/2015

Nam Nguyên, phóng viên RFA
31-07-2015




Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam.

Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định quan hệ Việt Trung không bao giờ thay đổi và Trung Quốc luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng. Ông Vịnh đã phát biểu như vừa nói vào tối 28/7 vừa qua nhân dịp Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội tổ chức chiêu đãi kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Hòa hiếu hay thần phục?

Nam Nguyên phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang nhà bất đồng chính kiến với Đảng Cộng sản Việt Nam từ 40 năm qua. Từ Hà Nội, trước hết TS Nguyễn Thanh Giang nhận định:

TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi cho rằng, Việt Nam rất không may mắn có vị trí địa dư nằm sát với Trung Quốc, ở bên cạnh một anh khổng lồ mà rất không tử tế. Anh ấy không chỉ không tử tế đối với Việt Nam mà anh ấy đang cố gắng trỗi dậy bằng những thủ đoạn xấu xa, một khi đã trỗi dậy thì anh ấy sẽ không tử tế với nhiều dân tộc trên thế giới. Cho nên đấy là cái họa của dân tộc Việt Nam. Nhưng vì đã trót ở bên cạnh anh ấy rồi cho nên cũng đành phải hòa hiếu với anh ấy. Lâu nay tôi vẫn nói rằng, Việt Nam nếu muốn có thể tồn tại bên cạnh Trung Quốc thì Việt Nam phải vận dụng sức ủng hộ mạnh mẽ của thế giới đặc biệt của Hoa Kỳ. Cho nên Việt Nam trước hết phải xiết chặt được giao hảo tốt đẹp với Hoa Kỳ. Tôi cho rằng đáng lẽ lần đi vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ, thì ông phải làm được việc nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược nhưng ông ấy đã không làm được việc rất cần thiết này cho dân tộc.

Nhưng mà bên cạnh giao hảo hữu nghị với Hoa Kỳ, tôi nghĩ cũng vẫn cần hữu nghị với Trung Quốc. Nhưng tôi đặc biệt căm giận những ai mà có tư tưởng thần phục Trung Quốc và muốn đẩy dân tộc này vào ách đô hộ mềm của Trung Quốc. Nói giao hảo hữu nghị là cần thiết đấy không nên đối địch với họ, nhưng tôi rất không ưng một số người trong đó có ông Nguyễn Chí Vịnh, trong đó có những người như ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, như là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh… họ không chỉ giữ tinh thần muốn hòa hiếu với cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ mà họ còn muốn tuyên truyền cho một thứ gọi là thần phục Trung Quốc, coi Trung Quốc là bậc thầy, coi Trung Quốc là Thiên tử mà mình phải rắp tâm cung phụng và theo họ.

Nam Nguyên: Chính sách đi dây của Việt Nam như nhiều nhà bình luận nói. Theo Tiến sĩ có còn thích hợp hay không, nhất là khi Trung Quốc đã thể hiện tham vọng chiếm trọn Biển Đông.

TS Nguyễn Thanh Giang: Việt Nam ở một thế kẹt như vậy, thì vẫn phải giữ trạng thái đu dây giữa hai thế lực lớn là Trung Quốc và Hoa Kỳ . Nhưng mà cách đu dây như thế nào lại là một cái tài của nhà lãnh đạo, đu dây mà không phải là đu dây. Đu dây mà thực chất vẫn phải nghiêng về phía Hoa Kỳ để cho có thể tạo được một sức mạnh có thể đương đầu được với Trung Quốc. Những người lãnh đạo phải hiểu cho được là làm sao phải thực hiện cho được các đường lối chủ trương của mình, làm sao phải thực sự coi Hoa Kỳ bây giờ là người bạn mà mình thực sự dựa vào, để mình giữ lấy toàn vẹn lãnh thổ.

Đu dây không có nghĩa là cân bằng bên này một tí bên kia một tí, mà trong tình hình này phải thấy Trung Quốc là kẻ thù thực sự rồi. Trước đây ta quan niệm Mỹ là kẻ thù, không bằng cớ, Mỹ không có âm mưu xâm chiếm nước ta, không chiếm đoạt đất đai tài nguyên của chúng ta. Mà lúc bấy giờ chỉ là cuộc chiến tranh vô nghĩa, đi theo cái gọi là ý thức hệ. Còn bây giờ Trung Quốc nó là một kẻ xâm lược thực sự, nó đã xâm lược Việt Nam, nó đang xâm lược Việt Nam, nó không chỉ xâm lăng ở Bản Giốc, ở Ải Nam Quan, nó thực sự xâm lăng Hoàng Sa, nó đang xâm lăng Trường Sa và xâm lăng trên toàn bộ mặt biển.

Cho nên mình phải nuốt hận vào lòng mà nói ‘hảo hảo’với nó, nhưng thực chất phải xem nó là kẻ thù. Hảo hảo với nó không có nghĩa sợ nó mà làm sao để ngược lại Trung Quốc phải sợ mình. Trung Quốc sợ mình thì có hai điều kiện. Một là mình làm cho nội lực dân tộc mình mạnh mẽ lên. Hai là mình phải dựa vào được sự bảo trợ của các lực lượng tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt là Mỹ và xung quanh đây là Nhật, Úc và khối Đông Nam Á.

Nam Nguyên: Thưa Tiến sĩ, hồi tháng 5 vừa qua, theo tin ghi nhận khi Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh họp với tướng Thường Vạn Toàn của Trung Quốc ở Lào Cai, ông Thanh đã đảm bảo sự tin cậy chính trị với Trung Quốc. Bây giờ Tướng Vịnh nhấn mạnh, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác quốc phòng vào chiều sâu và chiều rộng. Điều này có là nguy hiểm hay không? Khi mà TQ đang tiến hành âm mưu chiếm trọn Biển Đông?

TS Nguyễn Thanh Giang: Còn để cho những nhân vật như là Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh thao túng nền quân sự, nền chính trị của Việt Nam thì đấy rõ ràng là một hiểm họa hết sức to lớn cho dân tộc. Tôi nghĩ chúng ta phải hết sức cảnh giác đối với những con người đó. Nhưng tôi cho là hệ thống ý kiến của Nguyễn Chí Vịnh trong thời gian qua mà nhiều lần tôi đả kích, tôi vẫn nghi ngờ đó là cánh tay thân thiết của tình báo Hoa Nam, đặc biệt trong thời gian mà Nguyễn Chí Vịnh còn nắm Tổng Cục 2.

Nam Nguyên: Thưa, nghiên cứu quốc tế cho biết Trung Quốc là mối bận tâm hàng đầu của người Việt Nam, nhưng Tướng Nguyễn Chí Vịnh còn nhấn mạnh rằng quan hệ hai nước hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Việt Nam đã cho mở Viện Khổng Tử ở Đại học Quốc gia Hà Nội, điều này tạo thêm mối lo sợ là sau kinh tế, chính trị, quân sự bây giờ lại thêm ảnh hưởng nhiều quá vào văn hóa Trung Quốc?

TS Nguyễn Thanh Giang: Lâu nay chúng ta ngộ nhận, cứ ca ngợi nền văn hóa của hai nước tương đồng nhau. Thực ra đạo Nho cũng có giá trị trong thời gian lịch sử nhất định. Trước đây nó cũng ảnh hưởng được vào trí thức, vào nền văn hóa nước ta làm cho trí thức của nước ta cũng có được một nếp sống đạo lý và đặc biệt tập hợp được lực lượng để chống cường quyền, chống ngoại xâm. Lúc bấy giờ có một giai đoạn lịch sử nó ảnh hưởng tích cực đến nền văn hóa và tâm lý dân tộc. Nhưng hiện nay, phải nói đạo Nho và cái văn hóa chính trị mà nói chung Trung Quốc dựa vào cho đến bây giờ, là thứ văn hóa chính trị lạc hậu, chỉ để giữ đời sống con người không thể vươn tới được nhân quyền và tự do dân chủ.

Nam Nguyên: Cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đã trả lời phỏng vấn.

Chuyện tục nữa, cấm cười - Lão Hói mang về

Cũng đéo định kể đâu nhưng....
Chuyện này lâu lắm rồi, định sống để vậy chết mang theo nhưng không được, thằng này ngày xưa nó mất dạy, tưởng sau này nó thay đổi ai ngờ....
Ba Ếch ngày xưa còn làm y tá, cũng đua đòi mở phòng khám, khám bệnh kê đơn như đúng rồi...nhiều khi bí khách thì trâu bò, lợn gà lão cũng nhận khám xét như thường.
Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, đéo ai còn tin tưởng đến thăm khám nữa. Ế khách quá Ếch đành nghĩ ra một kế, lão ta trưng tấm biển ra trước phòng khám , nói rằng :
" trị dứt bệnh thì tính 200 ngàn , còn không dứt bệnh thì bồi thường 500 ngàn ".
Bên cạnh phòng khám có lão Hùng Hói chuyên hành nghề coi bói nhưng nói phét nhiều, người ta biết xạo nên cũng đói dài cổ. Thấy Ếch treo tấm biển vậy Hói bèn sang phòng khám của Ếch định kiếm 500 ngàn kiếm bữa qua ngày. Bước vào Hói trầm ngâm:
- Tao bị mất khứu giác, mày trị giùm tao cái.
Ếch chạy vào lấy lọ thuốc số 69 mà lão đã chiết xuất và nhỏ vào lỗ mũi Hói hai giọt, vừa nhỏ xong Hói hét lên:
- Đ...ị...t cụ thằng Ba Ếch, sao mày nhỏ mắm tôm vào mũi tao ?
Ba Ếch bình tĩnh nói:
- Chúc mừng mày đã lấy lại được khứu giác . Trả tao 200 ngàn.
Hói giận run người, ba ngày sau trở lại phục hận. Hói bước vào, vỗ tay 3 cái lên cái đầu hói:
- Tao bị mất trí nhớ , mày trị giùm tao cái coi.
Ba Ếch đi vào lấy tiếp lọ thuốc số 69 đưa cho Hói nhìn và bảo:
- Cái này đặc trị đây.
Hói nhìn thấy lọ thuốc lại gào lên:
- Tổ sư mày, vẫn lọ 69, vẫn mang lọ mắm tôm lần trước ra lừa bố à.
Ba Ếch cười nham hiểm:
- Mày đã lấy lại được trí nhớ . Trả mau cho tao 2 lít tiền trị bệnh.
Cú dái không làm gì được, Hói ở nhà một tuần nghiên cứu phục hận.
Hôm đó Hói khua gậy lại lần mò sang nhờ Ếch khám hy vọng trả thù:
- Tao bị mất thị giác, mày trị giùm tui cái .
Ếch nhìn qua rồi lắc đầu:
- Cái này thì tao chịu thua . Đây là tờ 500 ngàn tao bồi thường cho mày.
Hói nhìn tờ bạc rồi chửi:
- Mả bố mày, lừa ông à, đây là tờ 20 ngàn, đâu phải 500 ngàn . Định gạt tao à , không được đâu .
Ếch cười ha hả:
- Đấy! Tao đã lấy lại được thị giác cho mày . Trả bố 2 lit lẹ lên.

Lão Hói gửi đăng

Chuyện tục cấm cười - Lão Hói mang về

Lê Quang Huy (FB)

 
Chuyện này bí mật, cấm share không có thằng xấu hổ.

Như mọi buổi tối, sau khi nhậu nhẹt lanh tanh bành, Lão Trư trèo lên giường nằm phơi dái cạnh vợ và lăn ra ngủ. Nửa đêm đột nhiên, lão tỉnh giấc và thấy một người đàn ông râu tóc um tùm, mặc áo choàng màu đen đứng bên giường. Lão Trư giật mình vùng dậy:
– Mày là thằng đéo nào sao lại chui vào phòng ngủ tao thế, định hấp diêm con mái già nhà tao à ?
Người đàn ông vuốt râu điềm tĩnh:
– Đây không phải là phòng ngủ của mày và giới thiệu cho mày biết tao là thần chết đây, mày đang ở dưới địa ngục đấy.
Lão Trư hoảng hốt rụi mắt nhìn quanh...thôi chết mẹ, đúng rồi, chỗ này rất tăm tối, căn phòng ngủ sơn son thiếp vàng đâu mất, két sắt to bằng cái mả bố cũng không thấy...Lão hét lên:
– Cái gì? Mày nói vậy ý là tao chết rồi à? Tao đéo muốn chết.....tao còn quá trẻ mà, cho tao sống lại....xin mày...xin mayyyyyy
Thần chết trả lời:
– Không dễ dàng như thế đâu, nể mày khi còn sống làm đề tài con heo mập muôn thuở cho dân chúng chửi, nay chỉ có thể quay trở lại bằng việc đầu thai là một con chó hoặc một còn gà mái. Tùy mày chọn đấy.
Lão Trư suy nghĩ một lúc và tính toán rằng làm chó mà phải ăn cứt thì nhục lắm, chứ làm gà mái thì có cuộc sống có khi tốt đẹp và nhàn hạ hơn. Cả ngày chỉ ngửa phao câu cho gà trống chịch cũng không đến nỗi tệ. Nghĩ xong Lão quả quyết:
– Tao muốn quay về làm con gà mái.
Và thế là chỉ một giây sau, Lão thấy mình trong sân nuôi gà vịt, với một bộ lông tuyệt đẹp. Nhưng Lão cảm thấy như phần đít như sắp sửa nổ tung ra. Lúc đó thì một con gà trống đi tới:
– Này, chắc hẳn cô là cô gà mái mới mà thần chết đã bảo tôi, thế làm gà mái thì thấy thế nào?
Lão Trư đáp:
– Cũng ổn, tao nghĩ thế, nhưng tao có cảm giác phần đít như sắp nổ tung ra vậy:
Gà trống giải thích:
– À! Đó là cô cần đẻ một quả trứng.
Lão Trư hỏi tiếp:
– Thế tao làm thế nào bây giờ?
Gà Trống dạy:
– Kêu cục cục vài tiếng, và cố hết sức banh lỗ đẩy nó ra.
Lão Trư làm theo cục cục hai phát và lấy hết sức đẩy mạch, và phịch một quả trứng lăn ra đất.
– Ái chà! Cảm giác thật tuyệt!
Và thế là Lão lại cục tác và làm như lần trước. Không thể tin được lại phọt ra thêm quả trứng nữa. Lần thứ ba kêu cục tác, Lão thấy như ai vả một cái như trời giáng và nghe thấy tiếng mụ vợ la toáng lên:
– Tổ cụ thằng heo mập, mày hốc cho đẫy vào, tỉnh dậy ngay! Cục tác cái tiên sư mày, cứt ra khắp giường đây này!

Lão Hói gửi nmvn

Nguyễn Chí Vịnh: quan hệ hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi

Nguyễn Chí Vịnh âm thầm qua Mỹ nhiều lần, hay về California (Orange và San Diego) để thăm viếng những chiến hạm Mỹ, t2m hiểu, mua bán các loại vũ khí cần thiết. Khi Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ tháng 7, NCV cũng âm thầm đến trước, sau lần đến Cali sau tết. Người ta đoán NCV là một con bài của Mỹ.

nmvn


Nguyễn Chí Vịnh: quan hệ hữu nghị Việt-Trung không bao giờ thay đổi

Anhbasam
30-07-2015



Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh

Quan hệ hữu nghị giữa quân đội Việt Nam, Trung Quốc chứng kiến sự phát triển mới, và trở thành một trong những cột trụ quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa hai đảng và hai nhà nước, một quan chức cấp cao của quân đội Việt Nam nói.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đã tổ chức chiêu đãi nhân kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tối 28/7.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, ông Nguyễn Chí Vịnh, đã phát biểu nhân ngày lễ trọng đại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, đánh giá cao quan hệ hữu nghị hợp tác giữa quân đội hai nước và tin tưởng rằng mối quan hệ này sẽ có bước phát triển mới, xứng đáng là một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ Việt – Trung.

Ông Nguyễn Chí Vịnh nói: “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng thân thiện và điều đó không bao giờ thay đổi. Nhiều thế hệ đã qua, nhân dân hai nước đã thiết lập và duy trì mối quan hệ, cùng tồn tại, hình thành rất nhiều điểm tương đồng về văn hóa”.

Ông Vịnh cho biết thêm, Trung Quốc là đối tác hợp tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, và luôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ông Nguyễn Chí Vịnh nói, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục duy trì và thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội, đưa hợp tác quốc phòng vào chiều sâu và chiều rộng với những kết quả thiết thực.

Phát biểu tại buổi tiếp, tùy viên Quân sự Trung Quốc tại Việt Nam – ông Chân Trung Hưng – cho biết, các mối quan hệ quân sự là một phần quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Trong những năm gần đây, quân đội hai nước đã đạt được tiến bộ lớn trong các cuộc trao đổi cấp cao, đối thoại chiến lược, hợp tác lực lượng biên phòng và đào tạo nhân sự.

Ông Hưng nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau cũng như bình đẳng và hợp tác cùng có lợi, hai nước sẽ tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực quân sự và nỗ lực duy trì, phát triển lành mạnh và ổn định mối quan hệ song phương”.

Ông Hưng cho biết thêm, hiện nay, Trung Quốc đang thúc đẩy việc hiện đại hóa quốc phòng và đang phấn đấu để xây dựng lực lượng vũ trang tương xứng với an ninh và phát triển lợi ích quốc gia của Trung Quốc, và cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ cho việc thực hiện công cuộc hiện đại hóa của dân tộc Trung Hoa. Chính phủ Trung Quốc thực sự cam kết sẽ tuân thủ chính sách quốc phòng phòng thủ, không bao giờ giành quyền bá chủ và không bao giờ tham gia vào việc mở rộng quân sự.

Theo Xinhua, Quân đội Nhân dân

Trung quốc và Ấn Độ "có thể đánh nhau" do tranh sông làm thủy điện

 

Vĩnh Thụy (theo National Interest)
 31-07-2015



TQ xây đập thủy điện trên sông Nhã Lỗ Tạng

Ngoài việc Trung Quốc tuyên bố độc chiếm biển Đông khiến thế giới lo ngại, còn một sự kiện khác đáng thu hút sự chú ý: Trung Quốc - Ấn Độ có thể đánh nhau bởi tranh sông làm thủy điện, theo trang National Interest.

Chuyện Trung Quốc - Ấn Độ có thể đánh nhau do tranh sông làm thủy điện diễn ra ở vùng Himalaya, nơi có con sông Nhã Lộ Tạng – Brahmaputra dài 2.880 km bắt nguồn từ Tây Tạng (TQ gọi là sông Nhã Lộ Tạng) trước khi chảy đến đông bắc Ấn (sông Brahmaputra) và Bangladesh (sông Yamuna).

Việc TQ - Ấn tranh con sông có giá trị về thủy điện và nguồn nước này bắt đầu từ ngày 11.7.2000, sau khi một vụ vỡ đê ở Tây Tạng gây lũ lụt, khiến 30 người chết và gây tổn hại nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng đông bắc bang Arunachal Pradesh (Ấn).

Một số quan chức chính phủ Ấn Độ nghi TQ cố tình gây lũ lụt, thậm chí nghi TQ có thể biến con sông thành một thứ vũ khí gây họa, hoặc chặn dòng để dọa nạt Ấn.

TQ làm ầm lên về sự nghi ngờ này, sau đó vụ việc nhạt nhòa khi ảnh chụp vệ tinh xác nhận đê vỡ tự nhiên.

Cuối năm 2002, Ấn - Trung ký văn bản ghi nhớ đầu tiên về chia sẻ thông tin thủy học trong những tháng mưa. Hoạt động này từng bị gián đoạn sau khi Ấn - Trung có chiến tranh biên giới 1962.

Năm 2008, vụ tranh chấp bùng phát trở lại, khi Bắc Kinh tuyên bố bắt đầu xây dựng đập thủy điện Zangmu ở giữa sông Nhã Lỗ Tạng.

Các nhà quan sát Ấn nói đập này là sự khởi đầu của một dự án phân nhánh sông sẽ làm kiệt sông Brahmaputra. Những đồn đoán, nghi ngờ về chuyện này càng dày, vì TQ từ chối cung cấp thông tin, với lý do “đây là chuyện nội bộ”.

Nỗi quan ngại của Ấn khiến các nhà bình luận cảnh báo về một cuộc chiến tranh giành chủ quyền con sông này, và việc phân dòng có thể dẫn đến một lời tuyên chiến.

Vấn đề nghiêm trọng sớm gây quan ngại nơi quốc hội Ấn, và trở nên một trọng tâm trong những trao đổi song phương cấp cao. Trong những lần trao đổi này, Ấn tìm sự trấn an, thúc đẩy việc tăng cường chia sẻ dữ liệu thông tin.

Việc tranh chấp nguồn nước vì thế liên quan các kế hoạch xây đập và phân dòng. Sông Nhã Lỗ Tạng có tiềm năng thủy điện 79 gigawatt, TQ đang lên kế hoạch xây 20 đập dọc sông này.

Bên cạnh kế hoạch xây đập, TQ cũng xem xét kế hoạch phân nhánh nguồn nước từ miền tây lên miền bắc thường bị hạn hán nặng.

Ấn Độ sợ các kế hoạch của TQ sẽ làm “tắt” 30% nguồn nước của mình. Có số liệu rằng 70% nguồn nước của sông Brahmaputra là từ các cơn mưa rơi trên đất Ấn.

Tuy nhiên, dù kêu gọi minh bạch và có tư vấn, Ấn cũng đua xây các đập thủy điện trên sông Brahmaputra, nhằm tranh thủ tiềm năng thủy điện, cũng như củng cố tuyên bố chủ quyền ở bang Arunachal Pradesh, khu vực mà TQ gọi là “Nam Tây Tạng” thuộc TQ.

Theo trang National Interest, không có nhiều lý do để sợ một cuộc chiến tranh Ấn - Trung giành nguồn nước, vì nhiều yếu tố chỉ ra các hoạt động của TQ không tác động đến dòng sông. Ví dụ các đập TQ được xác nhận là không trữ nước. TQ cũng bác kế hoạch phân dòng do chi phí cao và tác động đến môi trường. Trên hết, lãnh đạo TQ nói họ không muốn hù dọa Ấn.

"Thuộc địa TQ sát gần Ấn"

Dù vậy, sự nghi kỵ vẫn tồn tại ở Ấn, vốn cũng lo ngại TQ có thể xây đảo nhân tạo gần Ấn. Nỗi sợ này từ việc quốc hội quần đảo Maldives thông qua hiến pháp sửa đổi, lần đầu tiên cho phép người nước ngoài đầu tư 1 tỉ USD để làm chủ đất ở Maldives, nơi vốn có 1.200 đảo trên Ấn Độ Dương.

Một số quan chức, nghị sĩ chống sửa đổi hiến pháp Maldives nói với trang The Diplomat: sự nhượng đất này sẽ khiến “đất nước chúng tôi trở thành thuộc địa của TQ”.

Bà Eva Abdullah, một trong 14 nghị sĩ bỏ phiếu chống, nói: “Điều tôi sợ là chúng tôi mở đường cho TQ lập các căn cứ ở Maldives, và biến đất nước thành một mặt trận giữa Ấn với TQ, từ đó làm rối loạn tình trạng cân bằng quyền lực hiện nay trên Ấn Độ Dương. Chúng ta chớ nên quên sự thù địch ngày càng tăng giữa TQ với Ấn”.

Dù vậy,các quan chức Maldives và TQ đang cố xóa tan nỗi sợ. Bộ Ngoại giao TQ nói Bắc Kinh luôn tôn trọng, ủng hộ nỗ lực bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Maldives và tuyên bố: "Những gì người ta nói việc TQ xây căn cứ ở Maldives là hoàn toàn thất thiệt”, vì TQ sẽ không bao giờ xây căn cứ quân sự ở nước ngoài.

Tổng thống Maldives, ông Abdulla Yameen cũng muốn xóa nỗi sợ TQ xây căn cứ quân sự: “Chính phủ Maldives đã bảo đảm với chính phủ Ấn cùng các nước láng giềng của chúng tôi, rằng sẽ giữ Ấn Độ Dương là một khu vực phi quân sự”.
Phó tổng thống Ahmed Adeeb nói với báo The Hindu (Ấn): “Chủ quyền của chúng tôi không phải để bán… Chúng tôi không muốn bất kỳ nước láng giềng nào, gồm Ấn… phải quan ngại. Chúng tôi không muốn ở vào một vị trí mà chúng tôi trở thành nỗi đe dọa cho các nước láng giềng”.


Người Maldives đón ông Tập Cận Bình

Chỉ mất một giờ sửa đổi hiến pháp

Xem ra chính phủ Ấn Độ chấp thuận sự trấn an của Maldives, nhưng các chuyên gia tỏ ra nghi ngờ. Nhà phân tích Anand Kumar thuộc Viện phân tích, nghiên cứu quốc phòng (IDSA, Ấn) lưu ý: “Hiến pháp Maldives sửa đổi có lợi cho TQ. Chỉ mỗi TQ có thể sở hữu 70% đất”.

Những người khác cảnh giác trước việc hiến pháp sửa đổi được thông qua quá nhanh. Các nguồn tin Ấn của National Interest lưu ý giới truyền thông Maldives đã ghi nhận việc thông qua các chủ trương ở Maldives thường mất hàng tuần hoặc hàng tháng.

Ngược lại, một nguồn tin nói với báo Indian Express: “Ủy ban sửa đổi thông qua hiến pháp chỉ sau một giờ… làm gióng lên chuông báo động”.

Ngay cả trước khi hiến pháp sửa đổi được thông qua, Ấn ngày càng gia tăng quan ngại với Maldives, một quốc gia được cho là chịu tầm ảnh hưởng của Ấn.

Đầu năm nay, Thủ tướng Ấn Narendra Modi hủy một chuyến thăm Maldives, sau khi một số thành viên đối lập bị chính quyền Maldives bỏ tù.

Cũng ngay trước khi hiến pháp sửa đổi được thông qua, các quan chức Ấn báo động vì mối quan hệ ngày càng tăng giữa Maldives với TQ, kể từ khi Tổng thống Yameen nắm quyền lực ở Maldives hồi tháng 11.2013.

TQ đầu tư mạnh vào quần đảo này trong những năm gần đây, như một phần chủ trương “Con đường tơ lụa trên biển” của Bắc Kinh. Năm ngoái, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình cũng thăm Maldives, hứa đầu tư mạnh hơn, gồm vào sân bay quốc tế Male.

Những năm gần đây, du khách TQ đến Maldives tăng ồ ạt, đem lại một nguồn lợi kinh tế béo bở cho quốc gia bé nhỏ này.

TQ cũng đang đầu tư nhiều vào các quốc gia Nam Á, như Sri Lanka, trong chiến lược “Chuỗi ngọc” nhằm để TQ hiện diện mạnh mẽ ở Ấn Độ Dương.

Vĩnh Thụy (theo National Interest)

Đồng bằng sông Cửu Long đang lâm nguy? (Đã lâm nguy - nmvn)

Đinh Hưng (Vĩnh Long)

31/7/2015



17 triệu người tại Việt Nam sống tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Theo dự báo đến năm 2030 khoảng 45% diện tích của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đối mặt với nguy cơ nhiễm mặn.

Ngăn xâm nhập mặn ĐBSCL, gìn giữ an toàn lương thực của một khu vực hàng năm đã đóng góp 27% GDP, 90% số lượng gạo xuất khẩu và gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và ổn định cuộc sống và an sinh cho trên 17 triệu người là việc làm bắt buộc vào lúc này mặc dù đã quá trễ.

Mặn đã đến chân

Không còn là kịch bản dự đoán nữa, biến đổi khí hậu đã hiện diện thực tế. ĐBSCL đang bị nước mặn xâm nhập, đất đai bị mặn hóa. Thảm họa này ngày càng gia tăng bởi tác động kép của biến đổi khí hậu do nước biển dâng cao và do việc tích nước hàng loạt tại các đập thủy lợi, thủy điện của các quốc gia lân cận ở thượng nguồn, làm giảm cao độ mực nước hệ thống sông Cửu Long vào mùa khô.

Hệ thống kênh vùng tứ giác Long Xuyên được xây dựng thời vua Nguyễn với mục đích thoát lũ, ngọt hóa, lưu thông, chinh phục được những vùng đất nhiễm phèn, nhiễm mặn biến thành những miệt vườn trù phú. Hệ thống kênh Phụng Hiệp, kênh xáng Cà No được xây dựng từ thời Pháp thuộc với chức năng ngọt hóa, khẩn hoang vùng đất nhiễm mặn của Bán đảo Cà Mau thành vùng đất màu mỡ cả trăm năm qua. Giờ đây thì ngược lại, hệ thống kênh rạch này bị nước biển xâm nhập đang lan tỏa xâm nhập mặn hầu hết khắp khu vực, đang biến đất đai tại đây thành đất bị thấm mặn.

Các dòng sông Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long đang bị xâm nhập mặn vào nội địa trên 70 km, và có chiều hướng tăng nhanh. Hiện một số địa phuơng trong vùng ĐBSCL đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng.



Những tháng gần đây tại ĐBSCL, việc nước mặn tấn công “Chưa từng thấy” làm “Đảo lộn cuộc sống”, không phải là bất ngờ mà là tất yếu theo dự đoán. Người dân các tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang đang phải “Chạy mặn” từng ngày.

Các tiểu vùng nước ngọt quanh năm bị đảo lộn, bị mặn xâm nhập, đã đe dọa cả trăm ngàn hecta đất nông nghiệp, nhiều vườn cây ăn trái nằm trên nguy cơ xóa sổ, thủy sản nước ngọt bị tổn thất lớn. Tất cả nguy hại đang đổ trên đầu người dân nơi đây.

Một bất ngờ khác là sự vô cảm bao trùm. Cộng đồng mạng không sục sôi như với những sự kiện khác bị kết luận một cách mơ hồ, võ đoán là có nguy cơ ảnh hưởng môi trường. Trong khi đó, một sự thật hiển nhiên đang đe dọa cư dân ĐBSCL là vấn đề nhiễm mặn đang hủy diệt môi trường sống, lại chỉ nhận được sự thờ ơ của nhiều tầng lớp xã hội, của truyền thông báo chí, không thấy sự lên tiếng đòi hỏi chính phủ về trách nhiệm, kế hoạch và phương pháp hữu hiệu để giải quyết “thảm họa”, về giá trị đầu tư phù hợp và hiệu quả cho giải pháp chống xâm nhập mặn - đang là mối đe dọa hiện hữu đến kinh tế, đến an toàn lương thực và dân sinh khu vực, thậm chí đe dọa đến số mệnh của cả quốc gia.

Đầu tư và hiệu quả của việc ứng phó

Nỗ lực của Chính phủ cùng với sự hỗ trợ quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam trong những năm qua, bằng nhiều nguồn vốn viện trợ không hoàn lại từ nhiều quốc gia trên thế giới, cũng đã đạt được một ít thành công. Ước tính trong 5 năm trở lại đây Việt Nam đã nhận được khoảng trên 1,3 tỷ USD cho ứng phó với biến đổi khí hậu.

Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2012 - 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, với tổng kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 171.700 tỷ đồng, chỉ gần bằng 1/3 tổng mức xây dựng Sân bay Long Thành - Đồng Nai.

Chính phủ đã có thể có quan điểm, mục tiêu rõ ràng, nhưng giải pháp qui hoạch tổng thể không đồng bộ, cụ thể, không có chiến lược rõ ràng, thực tế, triển khai hành động manh mún, nhiều bất cập. Kinh phí dành cho sứ mệnh thì không đủ đáp ứng, chủ yếu trông chờ vào nguồn vốn ODA và các nguồn vốn viện trợ của nước ngoài, không thể đem lại kết quả chống xâm nhập mặn triệt để cho ĐBSCL.

Thực tế “mặn nạn” nhãn tiền đó là do các nguyên nhân trên. Nhìn lại vài dự án được đầu tư, sứ mệnh ngăn mặn của các công trình thủy lợi bỗng dưng biến thành “thủy hại”: như cống đập Ba Lai và Âu thuyền Tắc Thủ Cà Mau đem lại kết quả “ngoài mặn và sâu bên trong cũng mặn”. Bởi hai con đập đâu ngăn được các khúc sông rồng thông với nhau và đã nhiễm mặn cả trăm cây số vào nội địa.

Thực trạng thảm họa tràn mặn, thấm mặn trên diện rộng đang diễn ra ở ĐBSCL cho thấy hiệu quả của giải pháp chống xâm nhập mặn của những năm gần đây hầu như thất bại, giống như sự bế tắc của công cuộc chống ngập ở Thành phố Hồ Chí Minh.

'Thức tỉnh'

Lãnh đạo khu vực hàng năm nhóm họp để có những cam kết hỗ trợ cho khu vực sông Mekong.

Việc nâng cao độ mực nước an toàn tối thiểu để ngăn xâm nhập mặn cả về nước mặt và thấm mặn toàn vùng, trữ được lượng nước ngọt lớn, sử dụng được phần lớn lượng nước ngọt do thượng nguồn đổ về, tạo dòng chảy một chiều của các cửa sông hệ thống sông Cửu Long đồng loạt, biến ĐBSCL thành đồng bằng vùng nước ngọt ở phía trên và vùng mặn ở phía dưới gần biển. Đó là biện pháp giải quyết phù hợp và triệt để vấn đề xâm nhập mặn đồng thời cải thiện rất tốt việc thoát lũ cho mùa lũ.

Các chuyên gia trong và ngoài nước có nhiều tâm huyết đã đề cập đến giải pháp kiểu đập ngầm (underwater sill) như trên sông Mississippi của Hoa Kỳ. Đó là một công trình ngăn mặn hữu hiệu và có tính địa lý tương đồng với hệ thống sông Cửu Long. Phải chăng chính phủ cần lắng nghe để tìm một hướng đi, một giải pháp đúng, có hiệu quả triệt để, phù hợp và đã muộn trước thảm họa gần kề?

Phải tỉnh táo, sáng suốt, dành nhiều trí lực, nguồn tài chính cho công cuộc chống biến đổi khí hậu. Đừng trông chờ sự cứu rỗi tình trạng xâm nhập mặn khu vực ĐBSCL vào lượng mưa thượng nguồn sông Mê Kông. Đừng để bức tranh sự sống trù phú của ĐBSCL đã bị hủy diệt một ngày nào đó sẽ được trưng bày giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có giá đầu tư lên đến 11.277 tỷ VND, như là mặc niệm cho chính sự thờ ơ và chủ quan của chúng ta!

Hãy dành nguồn vốn đang hạn hẹp bởi nợ công chồng chất để chống chọi nguy cơ hủy diệt đất nước hơn là đầu tư những dự án có những hiệu quả mơ mộng hay ý tưởng viển vông. Làm được sứ mệnh cứu Đồng bằng Nam Bộ không những không hổ thẹn với tiền nhân mà tránh được lỗi lớn với con cháu ngày sau.

Cấp báo: Nguy cơ vỡ bãi bùn thải của các mỏ than ở Quảng Ninh !!!

Tin cấp báo từ người dân địa phương

Nếu vỡ bãi, hàng tỉ m3 nước kèm bùn thải sẽ tràn ngập quốc lộ 18 và chia cắt tuyến đường huyết mạch nối Hạ Long với Móng Cái, toàn bộ các khu dân cư sống quanh đó bị đe dọa.

Quảng Ninh trời vẫn tiếp tục mưa, bên cạnh đó do lượng nước mưa đọng lại từ những ngày trước nên hàng tỉ m3 bùn thải của các mỏ than Mông Dương,790, Cọc 6 đang có nguy cơ tràn xuống, phủ kín một vùng thuộc phường Mông Dương.






7/30/2015

Bốn nguyên nhân có thể dẫn đến chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc

 
Nguyễn Hưng Quốc
31.07.2015


Trong bài “Trung Quốc có đánh Việt Nam?” đăng kỳ trước, tôi nêu lên bốn lý do chính khiến tôi đi đến kết luận là Trung Quốc sẽ không tấn công Việt Nam bằng các biện pháp quân sự. Xin nói ngay: đó chỉ là một sự suy đoán. Lịch sử, nhất là lịch sử chiến tranh, nhiều lúc đi ra ngoài, có khi ngược hẳn lại, lý trí con người. Vào ngày 7 tháng 7 năm 1937 khi Nhật Bản xâm lược Trung Quốc hay ngày 1 tháng 9 năm 1939 khi Đức tấn công Ba Lan, rất hiếm người xem đó như là những bước khởi sự cho chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể đặt vấn đề: Nếu Trung Quốc quyết định tấn công Việt Nam thì quyết định ấy đến từ đâu và trong những trường hợp nào? Hay nói cách khác: những nguyên nhân nào có thể làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc?

Theo tôi, có bốn nguyên nhân chính:

Thứ nhất, nếu Trung Quốc thấy việc chiếm Biển Đông là điều tuyệt đối không thể nhân nhượng. Xin lưu ý là việc Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông có hai lý do chính: Một là muốn làm chủ hoàn toàn một trong những con đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới; và hai là muốn khai thác các mỏ dầu khí được tin là rất lớn dưới lòng Biển Đông. Việc làm bá chủ con đường hàng hải có thể được tiến hành lâu dài, trong nhiều năm hay nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nếu việc thăm dò dầu khí cho biết kết quả khả quan, Trung Quốc có thể thúc đẩy quá trình độc chiếm Biển Đông nhanh hơn. Trong trường hợp đó, họ sẽ không ngần ngại dùng vũ lực để san bằng các thế lực chống đối.

Thứ hai, khi Trung Quốc có khủng hoảng về chính trị. Hầu hết các nước độc tài, khi tuyên chiến với nước khác, đều tuyên chiến khi họ đang ở thế yếu trước dân chúng, đặc biệt khi tính chính đáng của chế độ đang bị đe doạ. Những lúc như thế, người ta cần chiến tranh để, một là, khích động tinh thần quốc gia để đoàn kết mọi người đứng sau lưng chính quyền; hai là, đánh lạc hướng sự quan tâm của dân chúng: thay vì tập trung phê phán chính quyền, dân chúng sẽ đổ tất cả những oán hận của họ vào một quốc gia khác. Ở Trung Quốc hiện nay, sự bất mãn của dân chúng tuy khá lớn nhưng chưa trầm trọng đủ để thành một cuộc khủng hoảng. Những điều kiện để tạo ra một cuộc khủng hoảng như thế là: kinh tế bị suy thoái; nạn thất nghiệp tăng cao, khoảng cách giữa các tầng lớp giàu và nghèo thật lớn; ý thức dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh. Khi nào những điều kiện ấy chín muồi? Không ai có thể biết được. Nhưng khi chúng xảy ra, chiến tranh với nước ngoài sẽ là một trong những biện pháp chính quyền Trung Quốc có thể sẽ sử dụng để bảo vệ chế độ của họ.

Thứ ba là khi Việt Nam gây hấn với Trung Quốc trước. Thật ra, cho đến nay, chiến thuật Việt Nam sử dụng trước những sự gây hấn ngang ngược của Trung Quốc là nhường nhịn và né tránh mọi sự đối đầu. Tàu Trung Quốc cướp bóc hoặc đâm chìm các tàu đánh cá của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Khi Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào tận thềm lục địa Việt Nam, Việt Nam cũng chỉ chống cự bằng cách cho tàu đánh cá và tàu cảnh sát biển chạy lòng vòng chung quanh và dùng vòi nước xịt nhau chứ không huy động đến các tàu chiến. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Việt Nam có thể nhường nhịn mãi. Sự nhường nhịn bao giờ cũng có mức độ. Cái gọi là mức độ ấy có hai khía cạnh: Một là mức độ của quốc gia và hai là mức độ của từng cá nhân. Mức độ của quốc gia là khi giới lãnh đạo Việt Nam tuyên bố dứt khoát một lằn ranh nào đó: vượt qua lằn ranh ấy, người ta sẽ ra lệnh nổ súng. Hai là mức độ chịu đựng của cá nhân: Không thể loại trừ trường hợp đứng trước sự khiêu khích của Trung Quốc, một người bộ đội nào đó không thể chịu đựng được nữa và tự động nổ súng cả khi chưa được lệnh. Đó là chưa kể Trung Quốc là sẽ chủ động khiêu khích để những phản ứng nóng nảy như thế xảy ra hầu có cớ tấn công Việt Nam một cách chính đáng trước dư luận quốc tế.

Thứ tư là khi Việt Nam công khai và chính thức thiết lập liên minh quân sự với Mỹ. Không có gì để hoài nghi nữa cả, một trong những thách thức lớn nhất mà Trung Quốc phải đối diện trong những thập niên sắp tới là chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ. Trong chính sách ấy, Mỹ không những chuyển nhiều chiến hạm, tàu ngầm và các loại khí tài chiến tranh khác đến châu Á mà còn mở rộng liên minh phòng thủ với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Trung Quốc dễ dàng chấp nhận các liên minh giữa Mỹ với Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Philippines cũng như với Singapore vì những liên minh ấy đã có từ lâu, hơn nữa, không trực tiếp ảnh hưởng đến Trung Quốc. Điều Trung Quốc ngại nhất chắc chắn là một liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam. Lý do đơn giản là, một, Việt Nam nằm sát nách Trung Quốc; và hai, lãnh hải của Việt Nam trùng lắp lên con đường lưỡi bò của Trung Quốc. Một thế liên minh quân sự giữa Mỹ và Việt Nam, do đó, sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Chắc chắn Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để ngăn chặn việc liên minh ấy. Biện pháp ngăn chặn cuối cùng là tấn công Việt Nam TRƯỚC khi liên minh ấy được hình thành.

Với nguyên nhân thứ tư vừa nêu, chúng ta nhận ra ngay cái khó của Việt Nam: Một mặt, không liên minh với Mỹ thì sẽ có nguy cơ bị Trung Quốc nuốt chửng; mặt khác, việc liên minh ấy cũng có khả năng dẫn đến chiến tranh với Trung Quốc. Giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này là một trong những thách thức lớn nhất của nhà cầm quyền Việt Nam hiện nay.

Facebook - Báo Đảng: cuộc chiến không cân sức?

Nguyễn Điềm Gửi tới BBC từ Nghệ An
30 tháng 7 2015




Truyền thông dòng chính cũng dựa vào mạng xã hội để quảng bá thông tin.

Hiện tại có nhiều tranh cãi về một tài khoản Facebook đưa ra những thông tin gây chấn động trong thời gian qua. Có nên đọc hay tin vào những địa chỉ này?

Có thể nói rằng, ngay từ khi xuất hiện blog, mỗi cá nhân đã có thể tự ra một tờ báo của riêng mình. Facebook cũng là một dạng blog nhưng vượt trội hơn ở khả năng kết nối nên sức lan tỏa của các “bài báo cá nhân” này lớn hơn hẳn.

Điểm yếu của blog, mạng xã hội nói chung và Facebook nói riêng là tính chính danh, tức việc người khác không biết được đích xác những địa chỉ này là của ai. Chủ địa chỉ có thể dấu mặt hoặc đóng giả làm người khác. Vậy lấy gì làm niềm tin vào những nơi này?

Khi không rõ nguồn gốc, thứ duy nhất tạo dựng được sự tin tưởng chính là nội dung của những “bài báo” đó. Thông thường, những tờ báo (chính thống) lớn thường là nơi thu hút sự quan tâm nhất, báo càng nhỏ thì công việc thu hút độc giả càng khó khăn; vì vậy, những “tờ báo cá nhân” của hàng triệu người sử dụng mạng xã hội càng ít có cơ hội cạnh tranh hơn nữa.

Nhưng nghịch lý ở Việt Nam hiện nay là Blog và Facebook có khi còn thu hút nhiều người đọc hơn và sự tin tưởng nhiều khi còn cao hơn báo chính thống.
Vì sao lại thế?

Câu trả lời đã có ngay từ đầu: chính là niềm tin.

Đã bao năm qua người dân không thể biết những vấn đề nhạy cảm qua kênh chính thống. Đến nay báo chính thống được mặc định chủ yếu có hai nhiệm vụ: một là đưa nội dung câu khách rẻ tiền, hai là bưng bít thông tin.

Bất kỳ vấn đề chính trị đang gây gây xôn xao nào, người Việt Nam cũng tìm đến những trang ngoài lề, với họ thì những tin dạng này nếu báo chính thống có đưa thì gần như chắc chắn không bao giờ là sự thật.



Hàng trăm đại biểu đổ dồn con mắt về Bộ trưởng Quốc phòng sau nhiều tuần đọc tin đồn trên mạng.

Tất nhiên không phải do báo chí Việt kém cỏi, mà họ không còn cách nào khác. Những nơi đưa thông tin một cách chính danh đều bị kiểm soát và xử lý cả. Nên người ta có quyền nghi vấn nếu một ai đó cứ thoải mái “nói xấu chế độ” mà vẫn an toàn, người ta sẽ nghĩ trong đầu rằng: Liệu anh/chị này có phải công an nằm vùng hay không? Mà nếu thế thông tin có bị định hướng không và chẳng may trò chuyện hay bình luận thì có an toàn không?

Vì vậy, những nơi cung cấp thông tin mật đáng tin cậy nhất ở Việt Nam lại là những nơi không có tên tuổi, không biết ai lập ra và không cần phải dẫn nguồn ở đâu.

Những điều trên đã giải thích cho việc vài trang Blogspot và một địa chỉ Facebook gần đây lại thu hút sự chú ý như thế.

Thông tin là tất cả những gì người đọc quan tâm, chưa cần biết đúng sai, nó chỉ cần giải tỏa được cơn khát chính trị là đủ. Người dân biết ông này ông kia tham nhũng nhưng chẳng báo nào dám đưa, nên bất cứ nơi nào có thông tin mật về tài sản của những người này là đủ làm cho họ thích thú. Và nếu sau đó một trong những tin này được chứng minh là thật, sự tin tưởng sẽ tăng lên gấp bội.

Sau khi đã có được uy tín, bất kể điều gì mà những trang này đưa ra đều được thu nhận cả. Đấy là một điều hết sức bình thường. Cũng giống như một doanh nghiệp phải mất rất nhiều thời gian và công sức mới lấy được niềm tin nơi người tiêu dùng, sau đó thì bất cứ sản phẩm nào doanh nghiệp này đưa ra cũng được chào đón nồng nhiệt dù chưa biết hay dở ra sao, còn hơn là bỏ tiền ra cho một nhãn hàng hoàn toàn không có tên tuổi.

Nơi đưa ra thông tin cũng vậy, có thể có lúc đúng, có lúc sai, nhưng còn hơn là không bao giờ đúng hoặc toàn nói ngược với sự thật. Địa chỉ Facebook gây chú ý trong thời gian qua được nhiều người tín nhiệm vì trước đây đã đưa tin chính xác về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, đấy là “vốn liếng” quan trọng của trang này.

Một số người nói rằng không thể tin vào địa chỉ Facebook không rõ ràng này, nhưng trước đây người ta đọc Quan làm báo, đọc Chân dung quyền lực mà chẳng cần biết nguồn gốc, thì bây giờ việc gì phải xác định chủ tài khoản này thực chất là ai?
Tác động của những trang không chính danh



Người Việt ngày càng dựa vào báo điện tử.

Tác dụng đầu tiên của nó là bạch hóa (dù không chính thức) rất nhiều những xấu xa thối nát của chính quyền. Có thể động cơ là hạ thấp đối thủ, nhưng vì vậy mà người dân biết được những tin đáng được biết thì cũng tốt, chắc chắn tốt hơn là không biết.

Ý thức và hiểu biết chính trị của người dân sẽ được nâng lên đáng kể. Sự ngu dốt và thiếu hiểu biết không bao giờ tốt cho đất nước cả, nó chỉ tốt cho kẻ cầm quyền mà thôi.

Thứ hai là những thông tin này gây sức ép đáng kể lên cá nhân những nhân vật bị nêu tên, những hoạt động ngầm của họ ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng.

Thứ ba là tác động lên chính quyền. Việc một địa chỉ Facebook liên tục đưa ra những thông tin về sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh làm chính quyền Việt Nam phải chạy theo bở hơi tai là bằng chứng.

Nếu quả thật ông Thanh không hề hấn gì, Hà Nội cứ thản nhiên im lặng và thời gian sau cho vị Bộ trưởng xuất hiện trở lại. Không có tật thì chẳng việc gì phải giật mình.

Việt Nam hiện nay có khoảng 30 triệu người dùng Facebook, nếu cứ mỗi người đưa ra một tin đồn, nay ông này ốm, mai ông kia đau thì bộ máy tuyên truyền của Đảng chạy theo bằng cách nào? Rõ ràng nếu tài khoản Facebook của nhân vật kia không có gì đặc biệt, Đảng chẳng việc gì phải lên tiếng.

Chính quyền cứ úp mở mờ ám bằng những lời phát biểu không thể làm hài lòng ai. Nếu quang minh chính đại đi chữa bệnh, ngài Bộ trưởng có thể quay một video ngắn về bản thân để xua tan mọi nghi ngờ.

Thứ nữa, những tin trên mạng xã hội còn là thước đo lòng dân. Tại sao đa số người dân lại hí hửng trước một tin đồn, nói một cách khách quan là ác nghiệt như vậy? Niềm tin vào mọi thứ thuộc chế độ đang chạm đáy, vì thế mà người dân sẵn sàng tin vào những điều vô căn cứ, miễn là không thuộc chính quyền.
Ai chiến thắng trong trận chiến thông tin?



Việt Nam chưa cho phép tư nhân ra báo.

Đừng cho rằng những người nghe theo tin đồn, vào đọc trang Facebook cung cấp thông tin kia chỉ là những thanh niên thiếu hiểu biết dễ bị dụ dỗ. Cả nước Việt Nam đều đọc, đủ mọi tầng lớp, có điều không nói ra mà thôi.

Cứ nhìn báo chí đổ xô đi săn tin chụp ảnh, nhìn cái cách cả hội trường Bộ Quốc phòng toàn những vị tai to mặt lớn, các thanh niên tiêu biểu đổ dồn ánh mắt về Đại tướng Thanh thì rõ những người này có đọc tin đồn hay không. Ngay chính những người này còn nghi ngờ thì sao nhân dân lại không nghi ngờ?

Cả khi về Việt Nam rồi, chính quyền vẫn không làm cho người dân hết nghi vấn: Sao lúc xuống máy bay không cho báo chí tiếp cận, sao không phát biểu trực tiếp trên truyền hình và tại sao không về nhà mà ở lại Bộ Quốc phòng vì ở tại nơi làm việc để tránh tiếp xúc là việc làm ngược đời.

Và cũng đã có những đồn đoán vị Bộ trưởng Quốc phòng đương nhiệm đã "mất quyền lực hoàn toàn". Điều xảy ra là chỉ cần có sự logic là đủ để tin đồn lan ra và tìm được chỗ đứng.

Rồi không phải tự dưng mà người ta liên kết việc Phó thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ gấp gáp sang thăm Việt Nam với việc Bộ trưởng Phùng Quang Thanh về nước ngay sau đó với nhau.

Đến cả DPA – Hãng thông tấn lớn nhất nước Đức cũng đã đưa tin Bộ trưởng Thanh qua đời, chứng tỏ thông tin này hẳn đã có cơ sở nào đó chứ không thể chỉ xuất phát từ tin đồn.

Hãng thông tấn nước ngoài sai (và đã nhận mình sai), tin của Đảng đưa ra không mấy khi đúng sự thật, thì đòi hỏi gì hơn ở một địa chỉ Facebook?

Nói thế không phải là để cổ vũ tin đồn, mà cho thấy rằng nếu báo chí vẫn cứ bị trói tay thì cả bộ máy tuyên truyền vẫn mãi phải chạy theo một tài khoản ảo trên mạng trong một cuộc đua không cân sức giữa một bên được nói thoải mái, một bên chỉ biết “tuyên truyền và dối trá”.

-“Hãy phá đổ bức tường này!”


Võ Thị Hảo – RFA
2015-07-29




Từ trái qua: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi lăng cố chủ tịch Hồ Chí Minh hôm 20/10/2014.  AFP photo

Để sống sót

Theo nhiều nhà quan sát thì các phe nhóm cầm quyền Việt Nam vẫn canh chừng nhau, ăn miếng trả miếng. Quyền lực có lúc phân tán giữa phe thân TQ và phe thân Mỹ bởi rất nhiều người cơ hội gió chiều nào che chiều ấy.

Tình hình có biến chuyển gần đây. Theo báo Boxun của TQ và một số nguồn tin “phái thân TQ” đã phải đầu hàng “phái thân Mỹ”. Phái thân Mỹ hiện đã chiểm được sự ủng hộ của khoảng 80% ủy viên TW và rồi sẽ nắm ưu thế tuyệt đối.

Dưới sức ép đấu tranh trong nước và quốc tế đang dâng lên mạnh mẽ, người thâu tóm được quyền lực sẽ lựa chọn điều gì?

Có thể xẩy ra hai trường hợp: hoặc độc tài hơn và tàn bạo hơn, hoặc sẽ cải cách và đổi mới ở một mức độ tương thích để sống sót. Kinh tế, chính trị và ngoại giao VN sẽ sụp đổ và bế tắc nếu không thay đổi theo những giá trị dân chủ, tự do theo nguyện vọng của người dân.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung quốc cùng nhiều dấu hiệu cho thấy ngày tàn của đế chế “tư bản đỏ” TQ không xa. Tương tự thời kỳ mà chính Liên xô cũng đã không thể lo nổi phận mình, buộc phải buông các nước trong phe xã hội chủ nghĩa. Cái phao cứu sinh duy nhất của VN hiện nay là nước Mỹ và khối đồng minh.

Hiện trạng này khiến người ta nhớ lại Diễn văn lịch sử của Tổng thống Hoa kỳ Ronald Reagan ngày 12/6/1987 tại Bức tường Berlin:

“Tổng Bí thư Gorbachev, nếu ông mưu tìm hòa bình, nếu ông mưu tìm thịnh vượng cho Liên xô và Đông Âu,, nếu ông mưu tìm giải phóng, hãy đến đây nơi cổng này. Ổng Gorbachev, hãy mở cổng này, hãy phá đổ bức tường này!”

Răng và mắt đều “phát triển vượt bậc”

Người Việt Nam ít nhiều đều hoặc là người của Cộng sản hoặc nạn nhân của Cộng sản. Hành trình gần một thế kỷ trong con đường xã hội chủ nghĩa đã sinh ra những thế hệ thần tượng sự tăm tối, thế hệ ngu trung, thế hệ lầm lạc… Nhưng cho đến nay, trước đỉnh điểm phô bày những khối ung thư của thể chế này, thì ngay cả nhiều đảng viên đã cả đời trung thành với thể chế này cũng thấy rằng không thể chấp nhận nó nữa. Đơn giản chỉ vì họ biết họ đang lênh đênh trên một con thuyền thủng đáy. Tiếng sôi réo chết chìm đã vang động không gian.

Cuộc đấu đã đến một mất một còn. Hiện tượng Phùng Quang Thanh chết hay sống vừa rồi cùng với những che chắn vụng về của nhà cầm quyền cùng ngành tuyên giáo Việt Nam thật ly kỳ như phim trinh thám, khiến cho dân chúng được một phen mãn nhãn.


Đại tướng Phùng Quang Thanh đến hội trường Bộ Quốc phòng tối ngày 27/07/2015

Việc ông Phùng trở về, nhưng bỗng có sở thích khác thường như chỉ thích xem văn nghệ, không thích vào lăng viếng “Cha già”. Hình hài của ông sau khi xuất viện từ Pháp quốc có vẻ như là một hình ảnh quảng cáo siêu hiệu quả cho tài năng biến dạng của bệnh viện này. Khán giả tính toán ông trong ảnh của báo “lề phải” dường như cao hơn cả chục cm chỉ trong hơn một tháng nằm viện. Răng và mắt ông đều phát triển vượt bậc. Đặc biệt lại thêm sở thích kỳ lạ: không chịu về nhà, chỉ ở lại Bộ quốc phòng… Những hình ảnh của ông càng khiến dư luận thêm thắc mắc. Khổ là nhà cầm quyền và “lề phải” dối trá quá nhiều rồi nên ngay cả khi nói thật cũng chẳng ai tin. Tất cả những lùm xùm quanh vụ này tố cáo sự giằng co hai phe nhóm quyền lực.

Ai nắm được đồng thời cả công an và quân đội, người đó sẽ thắng.

Và người thắng ấy, nếu là “phái thân Mỹ”, sẽ có được vô số thuận lợi, được sự ủng hộ của dân VN trong và ngoài nước, được điều kiện vô tiền khoáng hậu để bảo vệ và tái thiết đất nước dưới sự hỗ trợ toàn diện của Mỹ và các nước đồng minh.
“Phá bỏ bức tường này”

Có thể cải tổ Đảng CS được không?

Cải tổ tương tự chữa một vết thương. Vết thương chỉ có thể lành khi đó không phải là khối ung thư. Với khối ung thư, không thể cải tổ. Dẫu là dạ dày, cũng phải cắt bỏ để thoát chết.

Đảng cộng sản với thể chế độc tài toàn trị có cải tổ được không?

Rất tiếc là không. Lịch sử đã minh chúng điều đó.

Nguyên Tổng Bí thư Đảng CS Liên xô Mikhain Gorbachev, khi trả lời phỏng vấn về những điều mà ông hối tiếc nhất, đã nói: “Đó là việc tôi nấn ná quá lâu với nỗ lực cải tổ đảng Cộng sản.”

Những người theo cộng sản Việt Nam nên hiểu rằng thay đổi thể chế chính trị sang dân chủ đa nguyên không phải với mục đích là trừng trị, cướp đoạt quyền lợi của họ, như đảng cộng sản đã làm với người dân trong Cải cách ruộng đất và sau này. Mà thay đổi thể chế chính trị là để sống sót, cứu tất cả mọi người và để cứu chính cả những người cộng sản.

Tại các nước khối Đông Âu đã không có tắm máu, thậm chí đời sống của người theo cộng sản trước đây đều được cải thiện vượt bậc theo mức sống chung cả nước. Đó không phải vì lòng tốt của một ai đó, mà chỉ vì trong chính thể chế chính trị dân chủ đa nguyên cùng nền tự do ngôn luận, hệ thống giám sát minh bạch đã tự động bảo vệ quyền lợi của mọi công dân khỏi những phân biệt đối xử và thù địch.

Tổng thống Nga V. Putin, vốn là một trong những con cưng và đồng phạm của chế độ cộng sản Liên Xô, lại là một cựu sĩ quan KGB, hẳn cũng khó tránh khỏi một số tội ác, chí ít là khi phải tuân lệnh cấp trên, đã nhận thức rất rõ về việc không thể để nước Nga quay lại thể chế cộng sản. Ông nói: “Đừng mong cái triều đại cộng sản gian tà ấy có cơ hội sống lại trên đất nước này khi dân tộc Nga còn tồn tại.”

Bàn tay nào?

Cán cân sẽ thay đổi, nếu có một ai đó trong tứ trụ triều đình đủ tài năng và khôn ngoan chớp thời cơ nắm cả ngành công an và quân đội để đưa Việt Nam đi theo con đường phong quang nhất mà Liên xô và các nước Đông Âu đã đi từ những năm 90.

Đó là con đường duy nhất để cứu Việt Nam lúc này. Nếu các phe phái nhận thức rõ tình thế, chịu ngồi lại với nhau theo quyền lợi đất nước thì người Việt Nam sẽ không phải đổ máu. Một cuộc thay đổi từ trên xuống, dưới áp lực của người dân Việt Nam và các lực lượng quốc tế. Tại sao không?

Nhiều người nghi ngờ khả năng này. Và ai mà chẳng phải ngờ, bởi các nhà cầm quyền Việt Nam đều đã gây ra quá nhiều thất vọng, đã làm mọi biện pháp để tước đoạt những quyền đương nhiên của các công dân và đẩy đất nước vào thảm họa.

Nhưng nếu ta nhìn lại lịch sử, những cuộc thay đổi thể chế từ trên xuống là điều không hiếm.

Mùa xuân năm 1991, Tổng Bí thư Đảng CS Liên xô Gorbachev đã bị mắc kẹt giữa hai khuynh hướng quyền lực khiến ông rất khó xoay chuyển tình hình. Một bên là phe bảo thủ cứ cố lật ngược mọi chính sách cải cách của ông. Bên kia là những người am hiểu thời thế, có lương tâm với đất nước, muốn ông thiết lập một hệ thống chính trị đa đảng và đi theo xu hướng cải cách thị trường. Ông phải lựa chọn.

Và nền dân chủ đã đến từ bàn tay của Mikhain Gorbachop. Đương nhiên đó không phải là bàn tay sạch. Ông vốn là một trong những kẻ thống soái thể chế độc tài cộng sản lớn nhất, gần một thế kỷ dìm nhân loại vào ác mộng.

Nhưng ông đã tỉnh ngộ, đã kịp thời hành động và được nhân loại mãi tri ân trên phương diện là người trực tiếp trả lại quyền dân chủ và tự do cho người dân. Lãnh đạo Liên bang Xô viết chỉ 6 năm nhưng nỗ lực của ông là không thể tính đếm. Ông đã giúp chấm dứt Chiến tranh lạnh, giải thể Liên bang Xô viết, làm sụp đổ hệ thống xã hội chủ nghĩa trái tự nhiên, chấm dứt gần một thể kỷ ác mộng của loài người trong chủ nghĩa cộng sản. Từ chỗ là một trong những thủ phạm lái con tàu độc tài cản trở phát triển, ông đã được trao giải Nobel Hòa bình và trở thành một anh hùng thời đại.

Có vô số ví dụ về việc con cưng của một thể chế chính trị – vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm, đã thức tỉnh và đứng lên thay đổi thể chế ấy.

Có thể có nhiều người có khát vọng hơn họ, trong sạch hơn họ, nhưng không hội đủ nguồn lực và tài năng, đủ thủ đoạn chính trị để đốn vào tử huyệt của chính thể hiện thời.

Tại sao Myanmar – chế độ độc tài quân phiệt đã đi theo khuynh hướng tự do dân chủ? Ngoài những nỗ lực của bà Aung San Suu Kyi, ai mà ngờ được rằng Than Shwe, kẻ độc tài có nhiều nợ máu với người dân lại là kiến trúc sư của nền dân chủ hiện tại của Myanmar?

Tổng thống Thein Seinn đương nhiệm chính là người được tiền nhiệm Than Shwe – vị tổng thống được cho là tàn nhẫn nhất trong các nhà độc tài quân sự của Myanmar lựa chọn. Thein Sein đã có công thúc đẩy cải cách thể chế chính trị này bằng việc thoát Trung và mở cửa, đi với Mỹ và phương Tây, bỏ cấm vận, dưới âm hưởng của cách mạng mùa xuân A rập.

Nền dân chủ đa nguyên sơ khai của Việt Nam có thể đến qua tay một vài nhân vật nào đó trong đám cầm quyền độc tài hiện tại, khi họ tận dụng được sự đấu tranh của người dân, áp lực quốc tế và thời cơ, là điều hoàn toàn tin được. (tác giả viết cái gì mà khó hiểu quá: "hoàn toàn tin được", đúng là viết dài quá hóa viết nhảm - nmvn)
Tốt nhất là có một Thánh Gióng. Nhưng Gióng là huyền thoại và chỉ biết đánh giặc rồi bay về trời.

Vậy thì cần những ai đó trong đám nhân quần, với những ưu nhược và vị thế sẵn có, dám sám hối và dâng tặng phần cuối cuộc đời mình cho dân nước Việt Nam, trước hết là cũng để cứu chính họ.

Sao không là một vài người nào đó trong Tứ trụ “Sang Trọng Hùng Dũng?” (họ thà qua Mỹ trước - nmvn)
Hoặc, sao không là Nguyễn Tấn Dũng? (tác giả đùa dai quá - nmvn)
Các vị này đã kịp hưởng thụ quá nhiều tiền rừng bạc bể mặn mồ hôi và máu của dân Việt. Họ chỉ còn thiếu việc biết sám hối bằng hành động “để có danh gì với núi sông.” (một sự mơ tưởng hão huyền - nmvn)
Võ Thị Hảo

Thông báo biểu tình chống văn hóa Cộng Sản


WASHINGTON, DC (NV) - Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ và Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, DC, Virginia và Maryland vừa gởi ra một thông cáo kêu gọi đồng hương Việt Nam tham gia biểu tình chống “Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch CSVN” vào lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, 8 Tháng Tám, tại The John F. Kennedy Center for the Performing Arts, 2700 F Street, NW Washington, DC, 20566.

Thông cáo do ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch Ủy Ban Điều Hợp Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Liên Bang Hoa Kỳ, và ông Đoàn Hữu Định, chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Vùng Washington, DC, Virginia và Maryland, ký.

Thông cáo được viết như sau: “CSVN đang chuẩn bị đưa một phái đoàn văn công hùng hậu sang Hoa Kỳ để trình diễn thời trang, ca vũ nhạc tại Hoa Thịnh Đốn và Nữu Ước trong thời gian từ ngày 8 cho đến ngày 12 Tháng Tám.”

“Chương trình này với chủ đề là 'Những Ngày Văn Hóa Việt Nam tại Hoa Kỳ' do Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch CSVN chủ trương, hướng dẫn hoạt động. Theo nguồn tin chính thức từ Hà Nội, Bộ Trưởng Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch CSVN Hoàng Tuấn Anh cũng sẽ sang Hoa Kỳ tham dự,” thông cáo cho biết tiếp.

Cũng theo thông cáo, “Việt Nam hiện đang vi phạm nhân quyền trầm trọng. Các quyền tự do căn bản của người dân không được tôn trọng. Tiếng nói đối kháng bị trù dập không ngừng. Mới nhất đây là cuộc đàn áp đổ máu của công an CSVN đối với những người thắp nến cầu nguyện hướng về tù nhân lương tâm tại Nha Trang.”

“Cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại không thể ngồi yên khi một nhân vật đứng đầu một cơ cấu phụ trách văn hóa của một nước đang đàn áp mãnh liệt tự do và nhân quyền, đem văn công đi tuyên truyền che lấp tội trạng của giới cầm quyền,” cũng theo thông cáo.

Thông cáo kêu gọi, “Để phản đối sự hiện diện của cán bộ và văn công văn hóa CSVN và nói lên lập trường, quan điểm đối với chế độ CSVN hiện nay, trân trọng kính mời quý đồng hương, quý hội đoàn, các tổ chức người Việt tị nạn Cộng Sản hãy tham dự cuộc biểu tình chính chống phái đoàn Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch CSVN.”

Thông cáo cho biết, xe bus của ban tổ chức sẽ đón đồng hương lúc 4 giờ 30 chiều ngày 8 Tháng Tám tại trung tâm Eden, Falls Church, Virginia, để đưa đến địa điểm biểu tình.

Thông cáo cũng cho biết thêm, sẽ có biểu tình tự phát không cần xin giấy phép với nhiều nhóm dưới 25 người cũng từ 5 giờ chiều trong các ngày 9, 10 và 11 Tháng Tám tại The John F. Kennedy Center for the Performing Arts.

Mọi chi tiết liên quan đến cuộc biểu tình xin liên lạc ông Nguyễn Văn Tánh (347) 481-8283 và ông Đoàn Hữu Định (703) 475-6186. (Đ.D.)

Bí ẩn của một ông tướng


VietTuSaiGon
30-07-2015

Câu chuyện về tướng Phùng Quang Thanh xem như đã ngả ngũ, ông vẫn còn sống và trở về nguyên vẹn, tiếp tục công việc. Trong khi đó, về phía dư luận cũng như báo giới quốc tế và khu vực, chuyện ông Thanh thật trở về hay đó là một ông Thanh silicon cũng như vì sao lại có những tin đồn trái chiều… Vẫn đang là câu hỏi lớn. Và có hay không có một sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh để xuất hiện một ông Thanh khác? Giữa dư luận và những giả thuyết có mối quan hệ như thế nào?

Ở câu hỏi thứ nhất: Có hay không có sự biến mất của tướng Phùng Quang Thanh? Và vì sao phải đặt ra giả thuyết này? Có thể nói rằng mặt dù hiện tại tướng Thanh đã được các phương tiện thông tin nhà nước Cộng sản Việt Nam đưa tin về sự có mặt của ông cũng như những hoạt động thăm viếng, dự đại hội này nọ của ông đều không thể xóa bỏ được mối hoài nghi về cái chết hoặc sự biến mất của ông.

Có hai đặc điểm để sự hoài nghi này có cơ sở đứng vững, đó là: Lịch sử Việt Nam đã từng có những cuộc đánh tráo nhân vật khiến cho thế giới phải ngỡ ngàng khi đọc ra sự thật và; Nhân tướng của ông Phùng Quang Thanh sau khi chữa bệnh ở Pháp quá khác so với nhân tướng của ông Phùng Quang Thanh lúc chưa sang Pháp.

Ở khía cạnh lịch sử Việt Nam, mặc dù chưa ngả ngũ nhưng hầu như tất cả những trí thức có trách nhiệm với đất nước đều cho rằng Hồ Chí Minh nằm trong lăng là một người Trung Quốc đóng giả, còn Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc đã chết vào năm 1932. Sau đó, một gián điệp người Trung Quốc đã vào vai Hồ Chí Minh để sang điều hành Việt Nam với mục tiêu lớn là sáp nhập Việt Nam làm một tỉnh lị nhỏ phía Nam Trung Quốc. Chuyện này mới nghe rất khó tin nhưng nếu chịu khó suy nghĩ về sách lược của Trung Quốc suốt mấy ngàn năm nay cũng như hiện tại họ đang bành trướng như thế nào thì cũng không đến nỗi thiếu cơ sở để tin rằng có một Hồ Chí Minh giả đang nằm trong lăng.

Và gần đây nhất là vụ việc về cái chết của ông Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, nguyên Trưởng Ban Nội Chính Trung ương Cộng sản Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều thông tin đáng tin cậy từ báo giới nước ngoài khẳng định về cái chết lâm sàn của ông Thanh nhưng báo chí nhà nước đưa tin là ông Thanh vẫn mạnh khỏe, thậm chí nói cười vui vẻ, không có gì đáng lo…

Nhưng vấn đề không phải là Hồ Chí Minh giả hay Nguyễn Bá Thanh khỏe mạnh có đủ cơ sở để đứng vững hay không mà là người Cộng sản đã làm gì để người dân hết tin tưởng vào chế độ, mọi chuyện dựng hay không dựng không quan trọng mà nó đi ngược với thông tin nhà nước, thông tin đảng thì lại có chỗ đứng trong nhân dân trong khi đó, các cơ quan tuyên truyền của đảng vẫn ra rả nói nhăng nói cuội suốt ngày này tháng nọ mà lại không có được niềm tin nhân dân bởi giữa hành động và lời nói của họ cách nhau một trời một vực.

Suốt hơn bảy mươi năm ở miền Bắc và bốn mươi năm ở miền Nam, người Cộng sản đã trị dân bằng bạo lực, thủ đoạn và sự trí trá chứ chưa bao giờ họ tạo được niềm tin từ nhân dân. Và đáp lại, nhân dân sống dưới chế độ Cộng sản bằng một bài toán đối phó, chịu đựng, cam chịu để giữ mạng sống, giữ nồi cơm gia đình hoặc là đào thoát đến một miền đất hứa nào đó cho dù đánh đổi bằng cả mạng sống. Chính vì không có bất cứ niềm tin nào vào chế độ đang nắm quyền mà nhân dân có thể tin bất cứ luồng dư luận nào có vẻ trái chiều với đảng. Đương nhiên niềm tin này luôn nằm trong vòng bí mật giữa những xung dư luận nhân dân.

Chính bởi luôn sống trong sợ hãi và mất niềm tin nên khi nhận được xung dư luận về cái chết của tướng Thanh, phản ứng từ phía nhân dân đâm ra phũ phàng: Mừng vui và tin điều đó. Đó cũng là hệ quả của việc đánh mất thiện cảm từ nhân dân mà chế độ Cộng sản đã tự gây ra cho họ và bên cạnh đó, thông tin của nhà nước đã mất hết khả năng thuyết phục. Nhưng, khi nhà cầm quyền công bố hình ảnh ông Thanh đi lại, nói năng thì nhân dân đã tin họ chưa?

Hầu như sự đi lại, nói cười của ông Thanh trên truyền hình cho ra hai kết quả khá tệ: Mối nghi về một Phùng Quang Thanh giả và sự sống của ông ta trở thành trò cười trong thiên hạ. Bởi xét về nhân tướng, Phùng Quang Thanh sau khi chữa bệnh rất khác với Phùng Quang Thanh trước lúc sang Pháp. Mới nhìn thì giống hệt nhau. Nhưng khi xét từng khía cạnh và tỉ lệ khuôn mặt, Phùng Quang Thanh có đường sống mũi ngắn, hơi hếch và mí mắt mọng, sệ, hàm răng không đều đặn mà bị so le hai răng cửa, da trắng. Trong khi đó, Phùng Quang Thanh xuất hiện trên truyền hình thuộc dạng khá điển trai và bí ẩn, mũi cao, sống mũi thẳng và dài, mí mắt không mọng, răng mọc đều, trắng, còn gọi là răng hột lựu, nước da ngăm đen.

Ở chi tiết nước da ngăm đen của Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về khiến cho mọi chuyện trở nên khôi hài, bởi sau một thời gian dài đi điều trị bệnh, sống trong phòng bệnh, một người da trắng bỗng dưng thành da ngăm đen. Rõ ràng là xứ tư bản giãy chết quá tệ. Bởi nếu không tệ thì đâu đến nỗi chữa bệnh cho người ta mà không cho được cái phòng tử tế để nằm dưỡng bệnh, phải nằm vật vạ để đen thùi lùi giống y thằng rúc rừng, lăn lộn thao trường như vậy?!

Và có thể nói rằng đây là trò cười tệ hại nhất. Bởi trong trường hợp trở về mà rắn rỏi, phong độ, cứng cáp như vậy, chỉ có một việc duy nhất là ông Thanh đã sang Pháp để chơi đá banh, bơi lội, đi thẩm mỹ viện. Bởi chỉ có ba hoạt động trên mới dẫn đến một kết quả là Phùng Quang Thanh trở nên phong độ, rắn rỏi ra. Và có một chi tiết khác rất khôi hài, đó là sau khi giao lưu với “người hâm mộ”, “báo chí”, tướng Thanh quyết định về luôn Bộ Quốc Phòng chứ không về nhà vì về nhà sợ người ta đến quấy rầy (?!).

Thử hỏi, ai có thể đến quấy rầy ở nhà một ông tướng tối cao của quân đội khi ông ta quyết định không tiếp khách để dưỡng bệnh? Và tại sao sau một thời gian dài đi trị bệnh, ông ta lại không về nhà với vợ con để gần gũi vợ con trong khi khoa học đã đưa ra kết quả là hơn 80% bệnh nhân nhanh chóng phục hồi nhờ ở cạnh người thân, gia đình. Lẽ nào giáo sư Phạm Gia Khải cũng không biết chuyện này? Vô tình, quyết định ở lì trong văn phòng Bộ Quốc phòng của ông Thanh từ Pháp trở về khiến cho dư luận về một tướng Thanh Silicon có chỗ đứng hơn bao giờ hết.

Chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam

Theo East Asia Forum
Biên dịch Nguyễn Thế Phương


Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.

Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác.

Một ví dụ khác của sự gia tăng quyền lực này chính là phiên bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có tiền lệ đối với 20 quan chức cấp cao nhất của Đảng vào tháng 1 năm 2015.

Cũng trong bối cảnh này, một thành viên cao cấp của Quốc hội thậm chí còn đưa ra một đề xuất được cho là táo bạo: Việt Nam nên áp dụng cơ quan lập pháp lưỡng viện, với Quốc hội hiện nay đóng vai trò Hạ viện, còn Ban chấp hành Trung ương đóng vai trò Thượng viện.

Quyền lực được nâng cao của Ban chấp hành Trung ương đánh dấu bước chuyển biến đáng chú ý trong cấu trúc quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam. Sau sự qua đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn năm 1986, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên cá nhân lãnh đạo nhiều quyền lực (strongman), quyền lực chính trị ở cấp cao nằm trong tay Bộ Chính trị. Hiện tại, với việc Ban Chấp hành Trung ương khẳng định vai trò của mình như là thể chế có tiếng nói cao nhất trong Đảng, quyền lực chính trị quốc gia đang ngày càng bị phân tán.

Cấu trúc quyền lực của Đảng Cộng sản hiện tại đang tựa như mô hình của một kim tự tháp ngược, với Ban Chấp hành Trung ương đóng vai trò là chủ thể quyền lực nhất, tiếp đến là Bộ Chính trị và ở dưới cùng là Tổng Bí thư. Thế nhưng quá trình chuyển biến này chỉ xảy ra tại tầng cao nhất trong cấu trúc quyền lực của Đảng. Hầu hết 3,6 triệu đảng viên, cũng như người dân, vẫn đứng ngoài cuộc chơi này, và hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào tới lịch trình nghị sự cũng như quá trình hoạch định chính sách của Ban Chấp hành Trung ương.

Chính vì thế, xu hướng này không phải là một chỉ dấu hướng tới dân chủ hoá tại Việt Nam. Thay vì vậy, nó là một chỉ dấu cho thấy quá trình tranh giành quyền lực đang diễn ra trong nội bộ giới tinh hoa chính trị của đất nước. Thủ tướng Dũng đã áp đặt ảnh hưởng ngày càng tăng của mình lên Ban Chấp hành Trung ương, đạt được nhiều quyền lực hơn so với các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Điều này giải thích lý do tại sao Ban Chấp hành Trung ương đã đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật ông Dũng, và từ chối cho ông Thanh và ông Huệ – những nhân vật hoặc là đối thủ chính trị hoặc không phải là đồng minh của ông Dũng – gia nhập Bộ Chính trị. Và điều này cũng phần nào được thể hiện thông qua thực tế rằng ông Dũng đã giành được kết quả cao hơn hẳn so với các đồng nghiệp trong phiên bỏ phiếu tín nhiệm vào tháng 1 năm 2015, mặc dù thành tích kinh tế gần đây của quốc gia vẫn còn nhiều điều phải cải thiện.

Vậy làm thế nào mà Thủ tướng Dũng có thể gây ảnh hưởng ngày càng lớn lên Ban Chấp hành Trung ương?

Ban Chấp hành Trung ương phần lớn là thành viên chính phủ và các lãnh đạo cấp cao từ các tỉnh, những người mà quá trình bổ nhiệm họ được quyết định hay ảnh hưởng lớn bởi ông Dũng. Vai trò quan trọng của ông Dũng trong quá trình phân bổ ngân sách quốc gia tới các chính quyền địa phương, bên cạnh các mối quan hệ tốt đẹp của ông với giới kinh doanh vốn thường giữ quan hệ gần gũi với các lãnh đạo tỉnh, cũng đã giúp ông có được nhiều sự ủng hộ chính trị. Ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông trước đây từng giữ chức Thứ trưởng) cũng mang lại cho ông nhiều lợi thế, bởi vì các đại diện xuất thân hoặc đến từ hai bộ này chiếm tới gần 15% số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.

Sau Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ tiếp tục tập trung nhiều quyền lực hơn, đặc biệt nếu các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với quan chức cấp cao của Đảng vẫn được duy trì và nếu như Thủ tướng Dũng có thể giành thêm được một nhiệm kỳ nữa trong Bộ Chính trị bất chấp giới hạn về tuổi tác.

Nếu như ông Dũng có thể tận dụng nguồn vốn chính trị hiện tại của mình để đưa những đồng minh của ông hay những người được ông đỡ đầu vào trong Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Dũng có khả năng rất cao sẽ đạt được tham vọng của mình là trở thành Tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong kịch bản ấy, Việt Nam sẽ có một ban lãnh đạo mạnh hơn và thống nhất hơn, đặc biệt khi thủ tướng tiếp theo có khả năng là một trong những nhân vật được ông Dũng bảo trợ. Điều này có thể có lợi cho Việt Nam vì đất nước cần một thế hệ lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả để theo đuổi những chính sách cải cách kinh tế và ngoại giao táo bạo hơn. Thế nhưng lãnh đạo mạnh có thể dẫn tới việc các cải cách chính trị có ý nghĩa cũng như cuộc chiến chống tham nhũng sẽ bị hạn chế.

Đội hình lãnh đạo chính trị Việt Nam trong tương lai còn phụ thuộc vào quá trình cạnh tranh quyền lực xảy ra trước thềm đại hội Đảng vào năm sau. Lợi thế trong trò chơi quyền lực hiện tại dường như đang nghiêng về phía Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng kết quả cuối cùng sẽ chưa thể xác định được cho tới khi đại hội kết thúc vào năm sau. -

 See more at: http://nghiencuuquocte.net/2015/03/06/dich-chuyen-quyen-luc-chinh-tri-viet-nam/#sthash.E2FhRz9H.dpuf

Phùng quang Thanh: nhìn răng để nhận diện thật hay giả


Nguyễn Phúc Liên
Geneva, 29.07.2015




Người ta có thể kiếm ra người giống như Phùng Quang Thanh. Người ta cũng có thể dùng chất dẻo để làm những bộ mặt giả rất tinh tế từng nếp nhăn, vết thẹo.

Đễ kiểm soát giả thiệt, người ta thường quan sát vành TAI vì vành Tai ít thay đổi. Nhưng một điểm rất đặc biệt nữa là quan sát hàm răng vì HÀM RĂNG và NHỮNG CÁI RĂNG là cá biệt cho mỗi người.

Rất may, tôi nhận được hai nụ cười của Phùng Quang Thanh thiệt và Phùng Quang Thanh giả để lộ HAI HÀM RĂNG để tôi có thể quan sát sự khác biệt.

Xin quý độc giả xem hình đính kèm

Nguyễn Phúc Liên
Geneva. 29.07.2015

Tịch thu trà đá miễn phí: muốn đặt phải xin quan phường


Liên quan đến thùng trà đá miễn phí bị tịch thu, theo trưởng CA nếu muốn tiếp tục thì phải có ý kiến lãnh đạo phường.

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trên đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, (Hà Nội) bị lực lượng công an phường tịch thu.

Anh Trần Nam Anh, người cùng với hai hộ dân pha trà đá miễn phí dành cho người lao động cho hay, ngày 24/5/2015, anh đã đặt một thùng trà đá miễn phí ở dưới gốc cây (đoạn đối diện số nhà 1031B đường Giải Phóng). Người dân, người lao động có nhu cầu đều có thể tạt vào uống nước miễn phí.

“Tuy nhiên, đến khoảng gần 16h chiều ngày 27/7/2015, khi đang ngồi trong cửa hàng tôi thấy đội trật tự, công an phường đến nói là thùng trà đá đặt ở vỉa hè như vậy là vi phạm và rồi 2 người mặc quần áo dân phòng đã bê thùng trà đá lên xe ô tô. Trên xe còn có 2 chiến sĩ thuộc công an phường”, anh Nam Anh nói.


Thùng trà đá miễn phí đặt trên đường Giải Phóng

Anh Nam Anh cho biết, mỗi ngày anh đặt một thùng trà đá khoảng 20 lít dưới gốc cây. 8h sáng thùng nước được đem ra, đến 19h tối thùng nước được cất vào nhà. Chi phí hết khoảng 50.000 đồng tiền mua nước, đá, chè. Số tiền này đều do mấy hộ dân tự đóng góp.

Ông Nguyễn Hữu Tường, trưởng công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.

Nói về trường hợp người dân bị lực lượng chức năng phường tịch thu thùng trá đá, đại diện cho phường Thịnh Liệt cho hay, khi anh Nam Anh đặt bình nước ở ngoài vỉa hè, nhiều lần tổ công tác đi qua và đã có nhắc nhở anh Nam Anh phải đặt thùng nước vào phía trong nhà.


Lực lượng chức phường thu giữ thùng trà đá (4 cán bộ)

“Anh Nam Anh để thùng trà đá để ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.

Theo ông Tường, trong trường hợp anh Nam Anh muốn tiếp tục để thùng trà đá ở vỉa hè cho người dân phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt. Nếu đồng ý, lãnh đạo phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp để anh Nam Anh thực hiện công việc tình nguyện của mình.

Trước đó anh Nam cùng những người bạn của mình tận dụng chiếc hộp giữ lạnh lớn sau đó mua các thứ về tự tay pha trà đá rồi để ngoài vỉa hè trước số 1031 Giải Phóng, Hà Nội cho mọi người cùng uống.


Người dân bán hàng rong tranh thủ uống cốc nước miễn phí

Không những thế anh còn làm một tấm biển với dòng chữ “Trà đá miễn phí, đừng ngại!” treo phía ngoài cho mọi người biết.

“Trà đá hoàn toàn miễn phí và mình cũng uống, mọi người cùng uống. Nhiều khi mọi người ngại nên phải ra tận nơi mời họ”, anh Nam Anh chia sẻ.

Do ngoài đường xe đi lại nhiều thường bụi nên nhóm cẩn thận lấy hộp nhựa để đựng cốc cho sạch sẽ.

Tại khu vực phố Hàng Gai – Hàng Trống (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng có một điểm nước uống miễn phí trên vỉa hè giúp mọi người.

Thanh Thanh (Tổng hợp DV, TTT)

Lầm Than - Ngụp dưới nước lũ đen ngòm vớt than bất chấp nguy hiểm



Chỉ còn thấy cái nón giữa bùn lầy đen


Bãi chứa than của nhiều công ty ở TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) bị nước lũ cuốn ra biển. Tiếc của, cả trăm người dân hai phường Cẩm Sơn và Cẩm Phú đổ ra suối B5-12 nạo vét than.



Đợt mưa lũ lịch sử ở Quảng Ninh với lượng mưa trong 3 ngày qua lên tới 600-800 mm không chỉ gây sạt núi, sập nhà làm 18 người chết, 6 người mất tích, mà còn cuốn trôi nhiều bãi chứa than của các công ty than Cọc 6, Mông Dương, Cao Sơn, đặt tại phường Mông Dương, thành phố Cẩm Phả. Hàng nghìn mét khối than đá, than cám đổ xuống suối B5-12 và theo dòng nước xiết chảy ra biển.



Bất chấp cảnh báo nguy hiểm từ chính quyền TP Cẩm Phả, gần trăm người dân tiếc "vàng đen" trôi ra biển đã nghĩ đủ cách để vớt. Trong ảnh, người dân dùng phên chắn ngang suối để hứng than.



Những người đàn ông to khỏe lao xuống lặn ngụp vét than, còn những người phụ nữ đứng trên bờ chuyển than.



Than nặng, chìm dưới lòng suối, người đàn ông này phải lặn rất sâu, duy nhất chiếc mũ nổi lên.



Thành quả sau một lần lặn sâu là rổ than đá lẫn bùn đất. Tuy nhiên, người vớt than phải đối mặt với nhiều hiểm nguy, như nước chảy xiết có thể cuốn trôi người; dẫm phải bơm kim tiêm, mảnh sành dưới lòng suối...

 


Với than cám rất khó thu gom khi dòng nước chảy xiết, một người dân nhà bên suối B5-12 nảy ra sáng kiến đưa máy nổ, ống hút đại xuống đáy suối như hút cát trên sông.



Trong hai ngày 27-28/7, hàng nghìn tấn than đã được người dân thu gom. Hiện tại, Quảng Ninh còn mưa nhỏ, lũ bắt đầu rút. Tuy nhiên, theo dự báo hai ngày tới địa phương này vẫn còn khả năng mưa to.



Đồi núi ngậm nước nhiều ngày nên lũ quét, sạt lở đất nguy cơ xảy ra rất cao. Toàn tỉnh đang gồng mình khắc phục hậu quả trận mưa lũ được đánh giá là lớn nhất trong 40 năm qua.


Giang Chinh-Minh Cương

7/29/2015

CHIẾN LƯỢC TRIỆT HẠ TRUNG QUỐC CỦA HOA KỲ BẮT ĐẦU


Nguyễn Đình Phùng

-Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước đến nay! Những diễn tiến dồn dập xảy đến trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một bối cảnh xung đột với Trung Hoa và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa, càng ngày càng ra mặt để khiêu khích.
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử, nhưng khởi sự bằng kinh tế và đặc biệt bằng cyberwarfare, chiến tranh vi tính! Và những biến chuyển của tuần lễ vừa qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán của Trung Hoa, đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Hoa về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán này của Trung Hoa?

Ngày thứ sáu 3 tháng 7 vừa qua, chỉ số về stock của Trung Hoa là Shangai Composite Index mất đi 5.8% đứng ở mức 3687. So với ngày 12 tháng 6, chỉ số này đứng ở mức 5166, có nghĩa chỉ trong vòng 3 tuần lễ, stock của Trung Hoa đã mất đi 29% giá trị. Sự sụp đổ nhanh chóng này đã làm mất đi 2.7 trillion tức 2700 tỷ Mỹ Kim giá trị của chứng khoán Trung Hoa. Và sự mất mát này đã đổ trên đầu của hàng trăm triệu gia đình dân Tàu, mấy năm nay đã đổ xô như điên cuồng vào việc chơi stock để làm giàu nhanh chóng, nay mất hết cơ nghiệp và tài sản vì sự sụp đổ này!

Thị trường chứng khoán Shangai có 112 triệu trương mục, thị trường chứng khoán tại Shenzhen có 142 triệu trương mục. Chỉ trong mùa xuân năm 2015 mỗi thị trường đã có thêm 20 triệu accounts do dân Tàu nhảy vào chơi stock! Khác với Hoa Kỳ, hiện nay cá nhân ít chơi stock, tại Trung Hoa 4/5 các trương mục trên thị trường chứng khoán hai nơi là của tư nhân, do dân Tàu giới trung lưu có ít tiền vốn để dành nhảy vào chơi stock kiểu đánh bạc, ăn thua đủ! Nay với stock sụp, cả trăm triệu người mất tiền hay sạt nghiệp. Trường hợp này còn lớn lao hơn thời sụp đổ của Wall Street thập niên 30’s dẫn dắt đến tai họa Great Depression cho Hoa Kỳ và toàn cầu.

Lý do thiệt hại nặng là dân Tàu chơi stock kiểu margin rất nhiều, có nghĩa đi vay để chơi stock, chỉ cần bỏ ra 10 – 20% vốn, phần còn lại đi vay của ngân hàng hay công ty đầu tư. Khi stock lên, chơi kiểu margin này lời lớn. Nhưng khi stock xuống, sẽ bị trường hợp gọi là margin call, khi giá trị stock xuống nhiều và nhanh, công ty đầu tư sẽ bắt châm thêm tiền vào, nếu không có, sẽ đương nhiên bị bán số stock đang có và tiền vốn bỏ ra lúc đầu sẽ mất sạch! Như thế, chơi stock kiểu đi vay margin rất nguy hiểm và như tuần lễ vừa qua tại Thượng Hải, khi stock đã mất đi gần 1/3 giá trị, hàng trăm triệu dân Tàu chơi stock kiểu margin này mất hết, tán gia bại sản!

Trong ba tuần lễ qua, Ngân Hàng Trung Ương tại Bắc Kinh đã tìm cách cứu thị trường chứng khoán Tàu bằng cách hạ lãi xuất, giảm bớt luật lệ hạn chế.v.v., nhưng không đi đến đâu. Các công ty lớn của Trung Hoa cũng tung tiền vào để mua stock nhằm giữ giá trị và Hiệp Hội Chứng Khoán của Trung Hoa, do chính quyền kiểm soát, cũng dự định sẽ tung tiền vào đến mức 120 tỷ nhân dân tệ hay renminbi, tương đương với 19.4 tỷ Mỹ Kim. Nhưng con số này được coi là quá ít ỏi, khó lòng làm thị trường chứng khoán tại Thượng Hải và tại Shenzhen đứng vững được. Có thể sẽ lên được vài ngày nhưng nhiều phần sẽ tiếp tục đi xuống.

Một trong những lý do stock của Tàu xuống nhiều và nhanh như vậy vì các công ty đầu tư đổ xô vào để bán short – selling, tức vay tiền để bán stock đi. Khi giá xuống nhiều sẽ mua lại để trả cho chủ nhân và kiếm lời bằng tiền sai biệt. Với kiểu bán stock short này, các công đầu tư kiếm lợi nhiều và làm giá xuống còn nhanh hơn!

Chính quyền Tàu hiện đang la hoảng vì short selling này của các công ty đầu tư ngoại quốc, đặc biệt là của Hoa Kỳ. Công ty đầu tư của Wall Street bị vạch mặt chỉ tên là Morgan Stanley, đã dùng phương cách short selling để kiếm lời tối đa. Nhưng câu hỏi sau hậu trường là các công ty đầu tư của Hoa Kỳ đã có sự khuyến khích hay giúp đỡ nào không của chính quyền Obama để lũng đoạn thị trường chứng khoán Trung Hoa, cũng như làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn, gây ra sụp đổ toàn diện cho stock market của Trung Hoa?

Dĩ nhiên tình trạng thị trường chứng khoán của Trung Hoa sụp đổ là chuyện không sớm thì muộn cũng xảy ra. Lý do là kinh tế Trung Hoa đã chậm đi nhiều, mức tăng trưởng trước kia từ 15 – 20%, nay chỉ còn 7% và năm nay 2015 sẽ còn xuống nhiều hơn. Với quả bóng địa ốc vỡ tan, khi các thành phố xây cất thành thành phố ma, các mall vĩ đại không một bóng người, các building xây cất bỏ không vì không có ai thuê, kinh tế Trung Hoa đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc vỡ nổ chưa lan rộng lắm. Nhưng kế tiếp cho sự tan vỡ kinh tế của Trung Hoa chính là thị trường chứng khoán như việc sụp đổ trong ba tuần lễ vừa qua, chính quyền Trung Hoa không che dấu nổi!

Có thể nói thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Hoa tan vỡ đã chín mùi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp cho quả bóng địa ốc vỡ tan. Và các công ty đầu tư Wall Street đã đánh hơi và tính toán đúng để nhảy vào lũng đoạn và giúp cho thị trường chứng khoán Tàu sụp nhanh hơn bằng kiểu short selling! Nhưng bàn tay của chính quyền Hoa Kỳ có thể đứng đằng sau giật dây là chuyện nhiều phần đã xảy ra! Lý do là gần đây chính quyền Obama đã hứa hẹn là sẽ trả đũa Trung Hoa về tội dùng hacking để lấy tài liệu cá nhân của hơn 4 triệu nhân viên làm việc trong chính quyền. Và tuy không nói ra, chính quyền Obama có thể đã dùng việc hacking vào chính các cơ sở của Trung Hoa và tại thị trường chứng khoán Thượng Hải để giúp cho thị trường stock này của Tàu sụp nhanh hơn?!!

Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80’s đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.

Trong chiến lược kinh tế tầm xa hơn, chính quyền Obama đã thành công khi cả 2 viện tại Quốc Hội đã thông qua luật để Obama thương thảo nhanh chóng cho thỏa ước mậu dịch Thái Bình Dương TPP, Trans Pacific Partnership. Đây là đòn để triệt hạ kinh tế Trung Hoa về lâu về dài, với Hoa Kỳ và các nước Thái Bình Dương khác, trong đó có Việt Nam, trao đổi mua bán với nhau và gạt hẳn Trung Hoa ra ngoài!

Điểm quan trọng của thỏa ước mậu dịch TPP này là Hoa Kỳ đã nhắm vào Việt Nam. Lý do là trong 12 quốc gia hợp thành tổ chức mậu dịch này, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất về mậu dịch và đầu tư là Việt Nam. Và Hoa Kỳ đã dùng việc thông qua thoả ước mậu dịch TPP, hy vọng sẽ hoàn tất vào năm đến để tách rời Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và thành đồng minh của Hoa Kỳ.

Lý do để Hoa Kỳ mong muốn và tìm đủ cách để kéo Việt Nam từ bỏ chuyện đi hàng đôi và trở thành đồng minh với Hoa Kỳ nằm trong hai chữ: Cam Ranh! Trong chiến lược kiềm tỏa Trung Hoa về mặt quân sự, vị thế đặc biệt của Cam Ranh nắm giữ tầm quan trọng bậc nhất với Ngũ Giác Đài. Phi Luật Tân đã mong muốn Hoa Kỳ trở lại Subic Bay tái lập căn cứ quân sự tại đây, nhưng Subic Bay không thể sánh với Cam Ranh về vị thế chiến lược hàng đầu được.

Một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ tại Cam Ranh sẽ trấn áp được hạm đội tiềm thủy đĩnh nguyên tử của Trung Hoa hiện đang đặt tại đảo Hải Nam. Hải quân Hoa Kỳ ở Cam Ranh sẽ giữ cho biển Đông Hải tự do giao thông, không e dè gì về việc Trung Hoa đang cho xây cất các hòn đảo nhân tạo làm phi đạo và thiết lập các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa, kiểm soát toàn thể vùng biển Đông. Hơn nữa căn cứ Cam Ranh sẽ giúp cho Hoa Kỳ tạo thành vòng đai nguyên tử bao vây Trung Hoa với các phi đạn gắn đầu đạn nguyên tử tầm gần loại Pershing như đã đặt tại Âu Châu thời chiến tranh lạnh, không cần đến hoả tiễn liên lục địa bắn đến Trung Hoa lâu hơn!

Tập Cận Bình đã đi sai một nước cờ khi cho kéo giàn khoan vào hải phận của Việt Nam và tạo nên làn sóng chống Tàu năm ngoái. Việc Hoa Kỳ cho chiếu các video với đài CNN thu hình chuyện Trung Hoa cho lập đảo nhân tạo và xây phi đạo cho phản lực cơ quân sự gần Hoàng Sa là sự cố ý của chính quyền Obama, trước hết để đánh thức dư luận dân chúng Hoa Kỳ về hiểm họa Trung Hoa, nhưng cũng là để lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo Tàu và đi hẳn với Hoa Kỳ.

Những diễn biến gần đây tại Việt Nam cho thấy chiến lược này của Hoa Kỳ đang thành hình. Trước hết một loạt các yếu nhân của Hoa Kỳ đã sang Việt Nam trong vài tháng nay như bộ trưởng quốc phòng Aston Carter, chủ tịch ủy ban quân lực tại Thượng Viện John McCain và gần đây nhất vào lễ quốc khánh Hoa Kỳ 4 tháng 7 là cựu tổng thống Bill Clinton. Clinton có thể là người đại diện cho Obama để thương thảo và đi đến thỏa thuận sau cùng về việc Việt Nam thành đồng minh của Hoa Kỳ và cho thiết lập căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh.

Tất cả những diễn biến này cho thấy Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo của Trung Hoa và nhiều phần sẽ được thoả thuận để lập căn cứ quân sự tại Cam Ranh, có thể sau chuyến Obama sang thăm Việt Nam vào tháng 11 năm nay.

Tuy nhiên điều quan trọng đối với Việt Nam là việc phải thương thảo để Hoa Kỳ ký kết một hiệp ước hỗ tương phòng thủ như Hoa Kỳ đã ký kết các hiệp ước này với Nhật Bản và Phi Luật Tân trước đây. Thực sự gọi là hỗ tương phòng thủ, nhưng điều đó có nghĩa Hoa Kỳ sẽ nhẩy vào bảo vệ Việt Nam một khi bị Trung Hoa tấn công. Vì phản ứng của Trung Hoa trước thế kiềm tỏa và chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ sẽ làm cho Việt Nam ở vào thế nguy hiểm dễ dàng bị Trung Hoa tấn công và xâm lăng. Chỉ một khi có được hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Hoa Kỳ và căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Cam Ranh thiết lập xong xuôi, lúc đó Việt Nam mới ở vào thế an toàn trước đe dọa của Trung Hoa được.

Tóm lại, chiến lược triệt hạ Trung Hoa của Hoa Kỳ đã thành hình và đã bắt đầu được thi hành, về phương diện kinh tế cũng như quân sự. Điều tốt nhất cho toàn cầu vẫn là Trung Hoa suy yếu và tan rã một khi dân chúng Tàu bị khó khăn kinh tế và thất nghiệp nổi loạn và thay đổi được chính quyền cộng sản Trung Hoa hiện tại.

Cũng như Việt Nam một khi đi với Hoa Kỳ, sẽ phải chịu điều kiện đổi mới lần II, nếu muốn hưởng lợi do thỏa ước mậu dịch TPP và được chiếc dù quân sự của Hoa Kỳ bảo vệ với căn cứ Hoa Kỳ tại Cam Ranh. Các chuyện này tuy còn xa vời nhưng điều gì cũng có thể xảy ra được. Và thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời rõ ràng nhất!



Nguyễn Đình Phùng
 
 

7/28/2015

THƯ RẤT CẢM ĐỘNG CỦA ĐẠI SỨ PHÁP TẠI SÀIGÒN




Đại sứ Pháp Jean-Marie Mérillon
NGÀY 1 THÁNG 5 NĂM 1975

Lúc phi cơ xoay qua một độ nghiêng, lấy hướng qua Bangkok, tôi nhìn xuống Sài Gòn lần chót. Tự nhiên trong lòng tôi dâng lên một niềm ngậm ngùi thương tiếc tất cả những gì đang xảy ra dưới đất. Tôi như người bại trận, hay nói cách khác, tôi xin được làm bạn với người bại trận, một người bạn đã không chia xẽ mà còn bắt buộc Việt Nam Cộng Hòa phải gánh chịu hết tất cả... trong những ngày sắp tới.

Việt Nam và tôi có rất nhiều kỷ niệm, có quá nhiều quan hệ mật thiết suốt đời không phai lạt. Sống ở Việt Nam lâu năm, tôi cảm thấy thương xứ sở này. Tội nghiệp cho họ, họ có thừa khả năng dựng nước, nhưng cái quyền làm chủ quê hương đã bị các cường quốc chuyền tay nhau định đoạt. Tôi xin lỗi người Việt Nam. Tôi đã làm hết sức mình nhưng không cứu vãn được nền hòa bình cho dân tộc Việt. Vĩnh biệt Sài Gòn, Sài Gòn vẫn hồn nhiên với những mạch sống dạt dào ơn nghĩa, một khi đã chọn bạn hữu thâm giao.

Năm 1979, Đại sứ Võ văn Sung có thư mời tôi trở lại thăm Sài Gòn. Tôi từ chối với lý do không quen với cái tên Hồ chí Minh. Sài Gòn đã mất, tôi trở lại đó thăm ai? Ở đời có khéo lắm cũng chỉ gạt được người ta lần thứ hai, làm sao lừa dối được người ta lần thứ ba?

Người cộng sản giả bộ ngây thơ (ở một khía cạnh nào đó) nên tưởng nhân loại cũng đều ngây thơ như họ. Liên tục nói dối hàng bao nhiêu năm, tưởng như vậy quần chúng sẽ nhập tâm tin là thật. Họ lầm. Nói láo để tuyên truyền chỉ có lợi trong chốc lát, nhưng về lâu về dài thì chân lý của loài người sẽ đè bẹp họ. Ngày xưa Liên Xô đã xiết chặt sai khiến họ, dùng Việt Nam làm phương tiện đóng góp cho Nga. Họ có muốn thoát ly, có muốn nhờ Tây Phương tháo gở cho họ cũng không được nữa, vì đã từng phạm lỗi lớn là đã lường gạt Tây Phương…

Sau hết, chế độ Việt Nam Cộng Hòa thua, nhưng thật ra người Việt Nam chưa thua cộng sản. Trận chiến chưa chấm dứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Mỗi năm, vợ chồng chúng tôi đều đi xuống Lourdes để kính lễ Đức Mẹ Lộ Đức. Luôn luôn tôi nhắc nhở nhà tôi, chúng tôi cùng cầu nguyện cho người Việt Nam đạt được nền hòa bình theo sở nguyện của họ. Tôi tin rằng Đức Chúa Trời và Đức Mẹ không bỏ rơi dân tộc Việt Nam.


Jean-Marie MÉRILLON
Cựu Đại Sứ Pháp tại Việt Nam

Đổi Trục: Chiến lược triệt hạ Trung Cộng của Hoa Kỳ


Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên | Dịch giả: ĐKN

18 Tháng Bảy , 2015


Những động thái chiến lược của Mỹ tại Biển Đông mới đây, nhất là việc Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam, Mỹ sắp bán máy bay F16 cho Việt Nam, Mỹ sẽ chính thức đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho Trung Cộng (TC) vô cùng lo sợ. Thậm chí, Trung Cộng cho mình là ‘nạn nhân lớn nhất’ trong tranh chấp Biển Đông!



Đường băng Trung cộng mới xây trên đảo Trường sa

1. Trung Cộng tức giận vì Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam.


Trang web tin tức quân sự Mỹ, Strategy Page, đã đăng một bài báo vào ngày 31 tháng 5 với tiêu đề “Tàu ngầm: Trung Quốc phản đối việc mua tên lửa Klub”, tuyên bố rằng Bắc Kinh đã đưa ra lời phản đối Nga, Việt Nam và Mỹ sau khi Moscow đồng ý bán cho Việt Nam 50 tên lửa 3M54 Klub được phóng từ tàu ngầm, theo trang Global Times của Trung Quốc.

Trích dẫn VĐKN: Nga bán tên lửa Klub cho Việt Nam

Bài báo đăng trên Strategy Page cho biết, trong khi Nga và Việt Nam cố gắng giữ im lặng về thỏa thuận thì 28 tên lửa Klub đã được chuyển giao cho Việt Nam. Trung Quốc đặc biệt lo lắng vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Bài báo cho rằng các tàu ngầm ở Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đang sử dụng những tên lửa rất hiệu quả, mặc dù tên lửa này trước đây phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến vụ thử tên lửa của Ấn Độ trong năm 2007.

2. Trung Cộng lo sợ Việt Nam sắp có máy bay F16 của Mỹ.


Thời gian qua, trong khi thông tin việc Mỹ gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Trung Quốc lo ngại trước việc Việt Nam có thể mua máy bay F-16 của Mỹ để sử dụng cho mục đích bảo vệ Trường Sa và Hoàng Sa.

Các bài phân tích của truyền thông Trung Quốc cho rằng, nếu Việt Nam mua được F-16 kể cả là cũ từ Mỹ sẽ tạo ra ưu thế vượt trội so với J-15 hay Su-30MK2 của Trung Quốc.

Lâu nay, TQ thường vỗ ngực tự hào quảng bá rằng các vũ khí do họ sản xuất là có tính năng ngang ngửa thậm chí vượt trội so với vũ khí của Nga hoặc Mỹ, nhưng khi đề cập đến những vũ khí Mỹ có thể bán cho Việt Nam, trong đó có F-16C/D thì Trung Quốc cũng không khỏi giật mình lo sợ.

Mặc dù, F-16 là hàng cũ nhưng khi được tân trang sẽ có sức mạnh vượt trội và đóng vai trò xoay chuyển tương quan về lực lượng không quân ở biển Đông.

3. Tin đồn Mỹ đưa hạm đội tàu chiến đến hải cảng Cam Ranh làm cho TC hoảng hốt.

Tình hình Biển Đông liên tục nóng lên. Trung Cộng ngang nhiên đòi chủ quyền đối với 90% diện tích Biển Đông, trong đó có cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Từ tháng 3/2014, Trung Cộng bị khám phá xây đắp đảo nhân tạo với mục đích biến chúng thành căn cứ quân sự tại quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo các bằng chứng mà Mỹ đưa ra, Trung Cộng đã cải tạo khoảng 2.000 mẫu Anh (hơn 800 ha) các đảo nhân tạo tại Biển Đông.

Khi hoàn thành các căn cứ quân sự tại Trường Sa, Trung Quốc sẽ trở thành mối họa đối với quân đội Hoa Kỳ.

Biết được nguyên nhân và hậu quả của những động thái trên đây của TC có thể giúp làm sáng tỏ chiến lược Đổi Trục của Hoa kỳ và Việt Nam.

Trước viễn tượng đen tối của nội tình Trung Cộng, xoay quanh cuộc đàn áp đẫm máu và diệt chủng Pháp Luân Công hiện đang tiếp diễn, mà Trung Cộng không còn cách nào để che dấu được, Chủ tịch Tập Cận Bình đã liều lĩnh chơi nước bài “vừa ăn cướp vừa la làng” nói trên, là để đánh lạc hướng, che mắt thế giới khỏi nhòm ngó vào nội tình đen tối của mình. Đó là nguyên nhân.

Còn hậu quả là do đó mà Mỹ cũng như các đồng minh tại Á châu/Thái Bình Dương đã bị báo động khẩn cấp và sẵn sàng chuẩn bị chiến lược liên minh để đối phó. Vậy, chiến lược Đổi Trục không có gì mới lạ. Nó chỉ là một bước chiến lược hợp lý trong chiến lược toàn cầu của Ngũ Giác Đài.

4. Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này.

Nếu Hoa Kỳ–Trung Cộng rơi vào cuộc chiến trên Biển Đông, Ngũ Giác Đài đã có sẵn kịch bản để khai triển hải quân tới khu vực này. Ba thế lực quân sự của Hải Quân Hoa Kỳ từ 3 khu vực khác nhau sẽ vượt qua những điểm nóng để đến được nơi xảy ra xung đột.

Đây là những nhận định mà Viện Nghiên cứu Chính sách Ngoại giao (FPRI: Foreign Policy Research Institute) đưa ra trong bài viết: “Sẵn sàng cho một cuộc chiến?: Mỹ sẽ phản ứng bằng cách nào với một cuộc khủng hoảng Biển Đông?”. (“Ready for a Fight?: How America Could Respond to a South China Sea Crisis”.)

5. Báo động biến cố mới nhất về Trung Cộng hà hiếp ngư dân Việt Nam:


11 ngư dân trên tàu cá Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đâm chìm đã được đưa về đến bờ an toàn ngày 15/7. Thêm một bằng chứng gây hấn nữa của TC.

Thông tin trên được ông Phan Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ngãi, xác nhận với BBC hôm 16/7.

Trước đó, báo điện tử Dân Trí hôm 10/7 dẫn lời Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi cho biết tàu cá số hiệu QNg 09559-TS của ông Trương Văn Đức, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn đã bị tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa.

Theo đó, tối 9/7, hai tàu Trung Quốc đã “dùng còi hú, đèn công suất lớn xua đuổi các tàu cá Việt Nam”. Các tàu cá Việt Nam được nói là đã “chạy né tránh”.

“Trong lúc tàu cá di chuyển chậm, bất ngờ tàu Trung Quốc đâm vào tàu cá QNg 90559-TS và gây chìm tàu. Sau đó, tàu Trung Quốc bỏ đi”, theo Dân Trí.

Cũng báo này cho biết các ngư dân trên tàu sau đó đã bám vào phao cứu sinh, thúng nhỏ và được tàu cá QNg 95248-TS của ngư dân Lê Văn An ở gần đó cứu giúp.

Những người này sau đó đã được chuyển lên một tàu cá khác, số hiệu QNg 95779-TS, và được đưa về bờ.
Hôm 10/7, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFIS) đã ra thông cáo phản đối việc làm “phi nhân đạo của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam”.

“Việc làm này vi phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, gây tổn hại đến tài sản và nguy hại đến tính mạng của ngư dân Việt Nam,” thông cáo viết.

“Yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt hành động phi pháp trên.”

VINAFIS cũng đề nghị các cơ quan chức năng “tăng cường lực lượng để hỗ trợ ngư dân hoạt động trên biển, ngăn chặn hành động vi phạm của phía Trung Quốc” đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc bồi thường tài sản cho các ngư dân Quảng Ngãi.

Nhiều tàu cá khác từ xã Bình Châu cũng đã bị tàu Trung Quốc tấn công trong thời gian qua.
Trích dẫn: BBC tiếng Việt

Chiến lược Đổi Trục.


Đúng vào lúc Trung Cộng đang lo sợ trước những động thái quân sự mới đây của Mỹ tại Biển Đông, tiếp theo cuộc viếng thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới đây, có nhiều lời đồn đoán cho rằng Việt Nam đang thảo luận với Mỹ về Chiến Lược Đổi Trục, một chiến lược liên hoàn Mỹ-Việt theo đó Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi quỹ đạo Trung Cộng và Việt Nam muốn sử dụng Mỹ như là một thế lực kiềm chế Trung Cộng (TC).

Hoa Kỳ muốn trở lại vùng Á châu và Thái Bình Dương vì lý do bảo vệ an ninh của thế giới đang bị Trung Cộng đe dọa. Đây là thời cơ cho VN, một tia hy vọng cho VN thoát khỏi vòng tay kiềm tỏa của Trung Cộng.

Đồng thời, những sự kiện trên xảy ra đúng vào thời điểm nội tình của TC rất là đen tối: cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự suy thoái kinh tế trầm trọng của TC.

– Cuộc đấu đá tranh giành quyền lực trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như chỉ muốn củng cố quyền lực bằng cách thanh toán phe đối lập qua chiêu bài chống tham nhũng. Ông không thực sự muốn bất cứ cải cách gì có lợi cho người dân. Lại còn cứng rắn hơn đối với những phong trào dân chủ, nhân quyền, và tiếp tục đàn áp tôn giáo, diệt tận gốc nền văn hóa truyền thống để thay vào Văn Hóa Đảng làm cho nền tảng xã hội bị lung lay vì không có sự hậu thuẫn của dân chúng và những phong trào dân chủ đối lập, và các tôn giáo mà Trung Cộng ra tay đàn áp vì rất lo sợ thế lực chống lại chủ nghĩa vô thần của chế độ độc tài đảng trị của Trung Cộng.

Xu thế cách mạng đang xảy ra chậm rãi nhưng chắc chắn. Xã hội Trung Quốc đang bị xói mòn, vì nhà nước sử dụng bừa bãi những nguồn lực xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa các tầng lớp, và suy đồi đạo đức. Theo thời gian, cách mạng trong nhân dân lớn dần lên, và chờ cơ hội để bùng phát.

– Suy thoái kinh tế trầm trọng.

Thời điểm cho thị trường chứng khoán của Trung Quốc tan vỡ đã chín muồi, bắt buộc phải xảy ra kế tiếp theo quả bóng địa ốc sắp vỡ tan.

Nhân tố dễ thúc đẩy cách mạng nhất ở Trung Quốc là khủng hoảng tài chính. Mặc dầu Trung Quốc đã ban hành một vài chính sách tài chính để cứu vãn thị trường chứng khoán, nhưng hiệu quả từ những chính sách này vẫn cần được xem xét. Tình trạng nền kinh tế thế giới là cực kỳ khó đoán, và có thể gây ảnh hưởng lớn đến Trung Quốc.

Theo bài bình luận trên mạng: Tình hình TC đen tối, nền Kinh tế của TC đang sụp đổ. Nhưng chỉ vì chính quyền cộng sản tìm đủ cách để ếm nhẹm và bịp bợm các nhà đầu tư ngoại quốc, hậu quả của quả bóng địa ốc nổ tung ra nhưng chưa lan rộng lắm. Tuy nhiên, sự tan vỡ kinh tế của TC chính là thị trường chứng khoán sụp đổ trong mấy tuần lễ vừa qua mà chính quyền Trung Quốc không che giấu được.

“Một khi quả bóng địa ốc vỡ tan và thị trường chứng khoán bị sụp, kinh tế sẽ đi vào suy thoái nặng nề. Trường hợp Nhật Bản thập niên 80 đã có kinh nghiệm này và mất đến hơn 20 năm vẫn chưa ra khỏi được suy thoái. Dĩ nhiên các chiến lược gia của Hoa Kỳ cũng hy vọng lịch sử sẽ tái diễn với Trung Hoa đi vào suy thoái nặng và mất đi tiềm năng kinh tế với việc sụp đổ vừa qua.”, theo bài bình luận.

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình không muốn thấy thị trường giảm sút thêm nữa, vì nó sẽ tạo cơ hội cho các đối thủ chính trị có cơ hội phản công, lật ngược thế cờ trong cuộc đấu đá tranh giành quyền lực đang diễn ra. Xem chi tiết.

Tình hình xấu đi trên đây của TC là cơ hội tốt cho cả Mỹ và Việt Nam liên kết nhau trong chiến lược “Đổi Trục”.

Nhất là đối với VN, một nước nhỏ ở vị trí địa lý bất lợi có cùng biên giới với một nước CS phương bắc khổng lồ rất hiếu chiến. VN vốn đã bị TC thôn tính nhiều lần, kinh qua bao nhiêu năm tủi nhục với bài học mà Đặng Tiểu Bình dạy VN khi TC phát động cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979. Đó là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước.

Sau khi cho VN “một bài học”, Trung Quốc tuyên bố hoàn thành rút quân vào ngày 16 tháng 3 năm 1979, sau khi chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Mục tiêu của Trung Quốc buộc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia không thành, nhưng cuộc chiến để lại hậu quả lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam và quan hệ căng thẳng giữa hai nước. Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Ngậm đắng nuốt cay hơn mấy thập niên! Quả thật là bài học đích đáng nhưng nó vạch trần bộ mặt phách láo của một đàn anh đã ăn ở với nhau qua nhiều thập kỷ thân thiết như “răng với môi”!

Đến nay mới có chút hy vọng rút ra khỏi vòng tay của TC, thì dĩ nhiên VN phải chộp lấy cơ hội. Nhưng liệu TC có để yên cho? Điều này còn quá sớm, chưa có thể đoán trước được.

Tính khả thi của chiến lược Đổi Trục, Xoay Trục hướng về nhau.


Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ mới đây, theo một vài nhà bình luận, là một chỉ dấu cho thấy sự thay đổi chiến lược, mà dư luận gọi là “xoay trục chiến lược” của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh Trung Cộng đang gia tăng các hành động nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, trong đó bao gồm khu vực mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định sự kiện này sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, khi Hoa Kỳ với chiến lược “xoay trục về châu Á” đang cần có sự hiện diện nhiều hơn trong khu vực Biển Đông mà Hoa Kỳ cũng đang có lợi ích trong đó.

“Chuyến đi Mỹ lần đầu tiên của một người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu hút khá nhiều sự chú ý của dư luận tại hai nước và quốc tế. Báo chí quốc tế gọi đây là chuyến đi “lịch sử” và cho rằng Mỹ đang cố gắng lôi kéo Việt Nam về phía mình trong khi Việt Nam sử dụng Mỹ như là một lực lượng đối trọng để đối phó với Trung Quốc”. (Trích Dẫn VĐKN)

Phó Tổng thống Joe Biden trong buổi tiếp đãi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trưa ngày 7 tháng 7 cũng khẳng định:

“Khi chúng tôi tiếp tục chiến lược tái cân bằng về khu vực châu Á Thái Bình Dương thì những đối tác như Việt Nam chưa bao giờ quan trọng hơn lúc này. Chúng ta chia sẻ lợi ích về hòa bình và ổn định trong khu vực, chia sẻ lợi ích trong khối ASEAN thịnh vượng và tăng cường quan hệ giữa hai nước chúng ta.”

Tuy nhiên, có dư luận nghi ngờ tính khả thi của chiến lược Đổi Trục dựa trên những khó khăn sau đây của Mỹ:

Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.

Dân chúng Mỹ chỉ muốn Tổng Thống Obama giải quyết các vấn đề nội bộ. Nhân dân Mỹ hình như không muốn Tổng Thống dính líu vào một cuộc chiến tranh khác nữa. Bài học của chiến tranh VN cho thấy Mỹ thua trận là do phong trào phản chiến. Lịch sử có thể lặp lại chăng?

Khó khăn tài chính và cắt giảm quốc phòng, cắt giảm nợ. Đây là một vấn đề an ninh quốc gia và cũng là vấn đề kinh tế trong nước. Câu hỏi là với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, liệu Quốc hội Mỹ có thể thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?

Các nước đồng minh Á châu-TBD còn ngần ngại, không muốn “làm mất lòng” TC, đang còn hy vọng hợp tác kinh tế với TC.

Ngoài ra, còn có yếu tố chính trị nội bộ của Việt Nam, phe thân Trung Cộng tuy yếu dần nhưng cũng là một cản trở đáng kể.