7/12/2015

Tư bản Tài chính Mỹ đang thu tiền nước Tàu bằng chiến thuật NSS


Nguồn Facebook
July 8, 2015




NSS có nghĩa là Naked Short Sell, theo tiếng Việt là “bán (mua xuống) một cổ phiếu bằng sồ tiền mượn từ công ty giữ tài khoản “. Trong thị trường chứng khoán người ta dùng chữ naked là chữ có nghĩa trần truồng để nói đến số tiền hay số cổ phiếu của người có tài khoản mượn của công ty giữ tài khoản để bán hay mua xuống một cổ phiếu để cho giá trị cổ phiếu đi xuống tới mức mình muốn đúng với giá mua theo loại option mà kiếm lời.
Để cho dễ hiểu vấn đề này, khi chúng ta mở 1 tài khoản với số tiền 10.000 đô loại margin thì công ty giữ tài khoản cho chúng ta mượn thêm 1 số tiền tương đương là 10.000 đô nữa. Như thế chúng ta có quyền đầu tư 20.000 đô nhưng số tiền 10.000 đô mượn đó phải trả tiền lời khi đem ra sử dụng và bị công ty gìữ tài khoản kiểm soát hay thanh toán số cổ phiếu chúng ta đang có để bảo vệ số tiền mượn nếu cần.
Naked Short Sell được liệt vào loại bất hợp pháp ở nhiều nước Phương Tây bởi lẽ người giữ tài khoản và công ty giữ tài khoản lại là một hay cùng bắt tay nhau để thực hiện NSS, do đó số tiền mượn hay cổ phiếu mượn có thể tăng ở mức không thể kiểm soát được nên việc làm giá cho một một cổ phiếu đi xuống trở nên dễ dàng.
Sau cuộc đại suy thoái năm 1929 chính phủ Hoa kỳ điều tra và biết được công ty Jesse Livermore đã dùng 100 triệu đô để NSS nhiều cổ phiếu làm cho thị trường chứng khóan thời bấy giờ trở nên khủng hoảng, nên đã làm luật ngăn chặn NSS vào năm 1934.
Vài tháng sau khi thị trường sụp đổ vào tháng 10 năm 1987, Quốc hội Hoa Kỳ lại sửa đổi thêm nhiều luật lệ để bảo vệ những công ty nhỏ bị các Hedge Funds toa rập nhau dùng chiến thuật NSS đánh sụp. Đến năm 2005 lại tăng thêm nhiều điều luật khác chống chiến thuật NSS giúp cho thị trường chứng khoán được công bình hơn.
Cuộc khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 từ Hoa kỳ đang lan rộng ra toàn cầu làm cho các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Pháp Đức, Switzerland, Ireland, Canada và nhiều quốc gia khác áp dụng các điều luật ngăn chặn NSS để giữ vững thị trường chứng khóan trong nước được công bình hơn.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải mở cửa từ năm 2005 ( còn non trẻ) Trung Quốc là một quốc gia Cộng sản rất chậm chạp trong việc áp dụng luật pháp của Phương Tây. Có thể Trung Quốc chưa áp dụng được các điều luật chống chiến thuật NSS nên đã tạo một lỗ hổng để cho các nhà tư bản tài chánh Hoa Kỳ vào kiếm chút tiền tiêu.
Nhờ chiến thuật NSS các nhà tư bản tài chính Hoa Kỳ kiếm được số tiền trong 3 tuần qua tại thị trường chứng khóan Trung Quốc nghe đâu khoản chừng 2.700 tỷ đô. Công ty bị điểm mặt chỉ tên đã dùng chiến thuật NSS làm cho thị trường trung Quốc quẹo chấu là nhà băng Morgan Stanley.
Đằng sau vụ này có sự đồng ý của chính phủ Hoa Kỳ hay không ? không biết, nhưng điều chúng ta dám chắc là có sự tính toán của tập đoàn tài chánh tại Hoa Kỳ. Trước đây họ có kế hoạch chia Trung Quốc ra làm 5 nước nhỏ để trừ hậu hoạn. Phải chăng đây là cú đánh đầu tiên vào Trung Quốc trên lãnh vực kinh tế.

Triệu Vy, Phạm Băng Băng mất nghìn tỉ đồng vì cổ phiếu

Từ trung tuần tháng 6 đến nay, hai người trên đã bị thâm hụt hàng nghìn tỉ đồng vì giá cổ phiếu rớt mạnh.


Phạm Băng Băng thiệt hại nặng từ chứng khoán.

Phạm Băng Băng thâm hụt 420 tỉ đồng

Kể từ tháng 2.2015 đến nay, giá mỗi cổ phiếu của Phạm Băng Băng tại Hãng phim Đường Đức là 22,83 nhân dân tệ (NDT) (80.000 đồng) và có xu hướng tăng mạnh. Ngôi sao Võ Tắc Thiên trở thành cổ đông lớn thứ 4 của Đường Đức với 1,3 triệu cổ phiếu cùng khoản lợi nhuận lên đến hàng trăm triệu NDT.
Tính đến tháng 5.2015, mỗi cổ phiếu của Đường Đức có giá đỉnh điểm là 188 NDT, mang về cho Phạm Băng Băng số tiền hơn 200 triệu NDT (700 tỉ đồng). Tuy nhiên kể từ giữa tháng 6.2015 đến nay cổ phiếu của hãng phim này liên tục trượt giá mạnh khiến Phạm Băng Băng bị thâm hụt khoảng 120 triệu NDT (420 tỉ đồng).
Triệu Vy thiệt hại 14 nghìn tỉ đồng
“Én nhỏ” Triệu Vy có lẽ là người thiệt hại nặng nề nhất với chứng khoán trong thời gian này, mặc dù bản thân cô là một người có đầu óc kinh doanh khá nhạy bén, từng được truyền thông Trung Quốc phong là “Buffett phiên bản nữ thành công nhất Cbiz”.


Triệu Vy thân thiết với ông trùm Alibaba – Jack Ma

Kể từ tháng 12.2014, vợ chồng Triệu Vy đã chi gần 400 triệu USD, mua 9,2% cổ phần Alibaba Pictures thuộc Tập đoàn Alibaba của Jack Ma, trở thành cổ đông lớn thứ hai của công ty này. Ngoài ra, Triệu Vy cũng là một cổ đông lớn của Hãng phim Đường Đức, nắm giữ 1,2 triệu cổ phiếu.
Tính đến ngày 9.4.2015, giá cổ phiếu của Alibaba tăng 4,4 đô la Hồng Kông (12.000 đồng), giúp khối tài sản khổng lồ của Triệu Vy tăng thêm 5,4 tỉ NDT (19 nghìn tỉ đồng). Cùng ngày, giá cổ phiếu của Đường Đức là 103,93 NDT, mang lại cho Triệu Vy 95 triệu NDT (333 tỉ đồng).


Triệu Vy khóc ròng vì mất hàng ngàn tỉ đồng.

Thế nhưng, kể từ trung tuần tháng 6.2015, giá cổ phiếu của Alibaba và Đường Đức đều sụt giá mạnh khiến “Én nhỏ” mất gần 4 tỉ NDT (14 nghìn tỉ đồng).

Chứng khoán Trung Quốc: Càng cứu càng “tuyệt vọng”
By on July 8, 2015

“Tôi chưa từng chứng kiến sự sụt giảm như thế này bao giờ. Tôi cũng không nghĩ là ai đó đã từng chứng kiến điều này”...


Trong một dấu hiệu của sự “tuyệt vọng” chưa từng có tiền lệ, toàn bộ 3 chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Trung Quốc cùng sụt giảm – Ảnh: Bloomberg.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày hôm nay (8/7) đã rớt xuống mức thấp nhất trong 4 tháng khi các nhà đầu tư trong tâm trạng hoảng loạn đã mạnh tay bán tháo cổ phiếu. Đà sụt giảm chóng mặt của thị trường không hề bị cản lại dù trong ngày, nhà chức trách liên tục công bố các biện pháp hỗ trợ.
Tin từ Reuters cho biết, để “tự vệ” trước tình trạng “đứt phanh” của các chỉ số chứng khoán, hơn 500 công ty niêm yết trên thị trường Trung Quốc đại lục đã tuyên bố tạm ngừng giao dịch từ trước khi thị trường mở cửa phiên hôm nay. Như vậy, số công ty niêm yết ngừng giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã lên tới khoảng 1.300 công ty, chiếm gần một nửa trong tổng số 2.800 doanh nghiệp niêm yết.
Số cổ phiếu ngừng giao dịch này khiến lượng vốn 2,6 nghìn tỷ USD của các nhà đầu tư bị đóng băng, tương đương với khoảng 40% tổng mức vốn hóa của toàn thị trường. Vào giữa ngày, có tới 710 cổ phiếu giảm kịch sàn 10%.
“Tôi chưa từng chứng kiến sự sụt giảm như thế này bao giờ. Tôi cũng không nghĩ là ai đó đã từng chứng kiến điều này”, nhà phân tích Du Changchun thuộc công ty chứng khoán Northeast Securities phát biểu. “Thanh khoản của thị trường hoàn toàn xẹp lép”.
Chỉ số CSI 300 của các công ty lớn nhất niêm yết trên hai sàn Thượng Hải và Thâm Quyết sụt 6,8%, còn 3.663,04 điểm. Chỉ số Shanghai Composite Index mất 5,9%, còn 3.507,19 điểm.
Trong một dấu hiệu của sự “tuyệt vọng” chưa từng có tiền lệ, toàn bộ 3 chỉ số tương lai của thị trường chứng khoán Trung Quốc cùng sụt giảm kịch sàn biên độ 10%, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư đang vô cùng bi quan về tất cả các loại cổ phiếu, từ cỡ nhỏ, cỡ vừa cho tới blue-chips.
Trên toàn thị trường, có tổng số 1.439 cổ phiếu giảm giá, chỉ có 83 cổ phiếu tăng giá.
Một loạt cơ quan chức năng của Trung Quốc hôm nay cùng tung ra các biện pháp trước và trong phiên giao dịch nhằm hỗ trợ thị trường, bao gồm kêu gọi cổ đông lớn và sếp lớn tại các công ty niêm yết tự mua vào cổ phiếu, đồng thời cho phép các công ty bảo hiểm mua thêm cổ phiếu blue-chips.
Tuy vậy, thị trường vẫn có một phiên “đỏ lửa”. Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo, hoạt động giảm nợ và giải chấp trên thị trường chứng khoán Trung Quốc còn lâu mới tới hồi kết thúc, và thị trường sẽ chưa chạm đáy chừng nào Chính phủ nước này chưa trở thành người mua cuối cùng (buyer of last resort)!.

No comments:

Post a Comment