KAMI
07/16/2015
Trong những ngày này, các tin tức ở Việt nam đã khiến nhiều người có cảm giác có điều gì bất ổn sắp xảy ra. Việc di chuyển các thiết bị quân sự hay việc báo động ở một số quân khu từ phía Việt nam cho thấy có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột quân sự cục bộ giữa Việt nam và một vài nước láng giềng, mà kịch bản được khởi đầu giống như cuộc chiến tranh Biên giới tây nam và phía Bắc trong giai đoạn 1976-1979.
Điều đó cho thấy hình như lịch sử một lần nữa đang được tái lập lại sau khi cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc. Chỉ khác một điều là vào lúc này, nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Việt nam không còn đoàn kết, thống nhất thành một khối như thời kỳ đó. Tuy nhiên để bù đắp vào sự thiếu hụt đó là việc chính quyền Việt nam chính thức dựa vào Hoa kỳ, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung quốc trên Biển Đông sau chuyến thăm Hoa kỳ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Vậy những cái đó có liên quan gì đến việc biến mất đầy bí ẩn khỏi chính trường của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh?
Sự vắng mặt đầy bí ẩn của Tướng Thanh
Sự biến mất đầy bí ẩn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh, một nhân vật được coi là thân Trung quốc cho đến lúc này là một câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. Dư luận đã đưa ra nhiều dự đoán về khả năng biến mất của người đứng đầu quân đội, cho dù thông tin từ truyền thông nhà nước cho biết một cách chính thức rằng, ông Phùng Quang Thanh đang chữa bệnh tại Pháp và sẽ về nước trong một ngày gần đây. Song điều này đã trở thành chuyện tầm phào và gây cười, khi người ta liên hệ với chuyện vắng mặt một thời gian và cái chết sau đó của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội Chính TW. Được biết trước đó ông Nguyễn Bá Thanh cũng mắc bệnh ung thư được đưa sang Mỹ để điều trị và bị trả về vì không có khả năng chạy chữa. Còn nhớ lúc đó truyền thông nhà nước vẫn trấn an dư luận rằng, ông Thanh vẫn khẳng định "Tau khỏe, có chi mô" và cũng chỉ ít ngày sau thì ông Thanh đã qua đời.
Xung quanh việc vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh và sự thuyên chuyển đột ngột dàn lãnh đạo của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội, theo yêu cầu của thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đến có rất nhiều tin đồn khác nhau. Có tin đồn cho là ông Phùng QuangThanh bị ám sát ở Pháp, song khả năng này không có cở sở vì ông Thanh ở Pháp lúc đó trong tư cách là khách mời của Chính phủ Pháp, đồng thời truyền thông tại Pháp và quốc tế tại thời điểm đó hoàn toàn không đề cập đến. Tuy vậy, các luồng dư luận giả thiết khi cho rằng "Phải chăng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị phái cấp tiến bắt và giam giữ tại một địa điểm bí mật trước thời điểm Việt Nam muốn ngả sang Mỹ?" hoặc cho rằng "Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đào thoát sang Trung quốc tỵ nạn dưới sự bảo trợ của tình báo Trung quốc" được coi là có cơ sở hơn. Thậm chí người ta còn khẳng định rằng họ có trong tay các hình ảnh cho thấy, ông Phùng Quang Thanh đã rời Pháp qua ngả Thụy sĩ và cái đó rất có thể để khởi đầu cho một chuyến đi "bí mật" đến một nước khác.
Hầu như truyền thông nhà nước Việt nam muốn chứng tỏ rằng ông Phùng Quang Thanh hiện nay sức khỏe vẫn bình thường, thông quan tin tức cho biết Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng ngành Hậu cần quân đội hoặc gửi tham luậnđến một hội thảo khoa học do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức hôm 14/7/2015 tại Hà Nội. Cũng như trên trang facebook của nhà báo Huy Đức, một người được cho là có mối quan hệ với các quan chức cao cấp còn khẳng định "Phùng tướng quân về đã gần một tuần, bệnh không nguy kịch như đồn đại, để thiên hạ thôi thêu dệt tốt nhất là nên tạo tình huống xuất hiện ít phút trên truyền hình.".
Điều đó càng khẳng định sự vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh đã là một điều thực sự bí ẩn.
TBT Nguyễn Phú Trọng chợt tỏa sáng
Chuyến thăm Hoa kỳ đầu tiên của một Tổng BT Đảng CSVN là một sự kiện chính trị quan trọng, được dư luận quốc tế và khu vực hết sức quan tâm. Chuyến thăm lịch sử này được truyền thông quốc tế coi là thời điểm quan trọng đánh dấu chính thức việc khép lại quá khứ đau buồn của hai quốc gia, vốn là cựu thù cách đây 40 năm để mở sang một trang mới Hợp tác và Hữu nghị. Đồng thời chuyến thăm Hoa kỳ lần này được coi là thời điểm xoay trục quan hệ ngoại giao của Việt nam, khi ngày một xích lại gần gũi hơn với Hoa kỳ và lạnh nhạt với người đồng chí cùng ý thức hệ cộng sản Trung quốc.
Chắc chắn một điều đây là một kết quả đạt được mà ít người có thể ngờ tới, chỉ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ rất nhiều việc tưởng chừng không thể đã trở thành hiện thực. Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự thay đổi về tư duy và lập trường của người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN hiện nay là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một người vốn được dư luận thường đánh giá cho rằng là một nhân vật giáo điều và bảo thủ. Tuy vậy, trong chuyến thăm Hoa kỳ lần này các cụm từ "Chủ nghĩa Xã hội" hay "Kinh tế Thị trường định hướng XHCN" hầu như không được ông Trọng đề cập tới. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng.
Trong buổi hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và đáng chú ý nhất có lẽ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chính thức lập trường trong quan hệ Việt - Mỹ, đó là: "Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Qua chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đa số các nhà phân tích đều cho rằng với phong thái khá thỏa mái và tự tin của ông Tổng bí thư cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực và các ảnh hưởng sau đó của mình đối với chính trường Việt nam.
Tuy vậy bình luận của báo Boxun, Trung Quốc khi bình luận về lập trường của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định: "Nhưng gần đây, sau khi tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại, giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam đã có sự có thay đổi về lập trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được coi là thân Trung Quốc, luôn ủng hộ quan hệ Trung - Việt hữu hảo, trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh quan hệ Trung Việt luôn luôn được duy trì trên cơ sở hữu nghị. Tuy vậy gần đây nhất, ông Trọng đã có những biểu hiện chứng tỏ cho thấy giới cao cấp Việt Nam đã có sự chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Qua một số phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây đã chứng tỏ nhiều nhân vật cao cấp phái thân Trung Quốc đã thay đổi chính kiến để chuyển sang thân Mỹ.". Thì đây là điều cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm cho dư luận hoàn toàn bất ngờ trước việc ông ta đã xoay trục 180 độ.
Chính trường Việt nam đầy biến động
Dưới tựa đề "Phái thân Hoa thất thế và tai nạn của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam", báo Boxun, Trung Quốc gần đây có bình luận về tình hình chính trường và nội bộ của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định:
"Các nhà quan sát hiện nay cho rằng trong giới cấp cao ở Việt Nam lâu nay đang tồn tại hai lực lượng thân Trung Quốc và thân Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu phái thân Trung Quốc, vốn là người ủng hộ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nguời thuộc phái thân Mỹ, và có mưu cầu kiến lập một quan hệ mật thiết về kinh tế với Mỹ...
... Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Rất nhiều nguời hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc, chúng ta cần có sự chuẩn bị như thế nào?". Tuy không nói nhiều, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ cho thấy giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã có biểu hiện sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Đó là ba nhân vật đứng đầu (Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) đã thể hiện lập trường đối kháng với Trung Quốc. Điều này khiến cho nguời ta tin rằng phái thân Trung quốc trong ban lãnh đạo ở Việt Nam đã đầu hàng phái thân Mỹ."
Đánh giá về việc biến mất của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây, theo Boxun có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả của Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, mà theo họ đấy là thời điểm ngã ngũ trong việc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN. Bài viết khẳng định:
"Năm 2016 tới đây, sau Đại hội Đảng CSVN giới lãnh đạo của Việt Nam sẽ có thay đổi lớn, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái thân Mỹ rất có thể giành được vị trí Tổng Bí thư, điều đó cho thấy việc loại bỏ phái thân Trung quốc sẽ là đòi hỏi tất yếu trong giới lãnh đạo Việt Nam. Sự ra đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây cho thấy, đây là kết quả tất yếu của tình hình này. Đến lúc đó, phái thân Mỹ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối, còn phái thân Trung Quốc khó có thể trụ được trước sức mạnh của phái thân Mỹ do Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Điều đó cho thấy, có lẽ các lãnh đạo cao cấp thân Trung quốc buộc phải chấp nhận, và họ sẽ bị loại bỏ khỏi giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam để trở thành những nhân vật bên lề và cuối cùng phái thân Hoa cũng sẽ phải rời khỏi chính trường Việt nam."
Những phân tích trên đây hoàn toàn phù hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi vào chiếc ghế của người thống lãnh quân đội Việt nam tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức. Và trong những ngày này, người ta đã thấy sự xuất hiện lấp ló của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, người được coi là một tướng lĩnh có xu hướng thân phương Tây và chống Trung quốc triệt để. Đồng thời sẽ là người dự kiến nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, điều này thì Thủ tướng Dũng đã có đầy đủ thẩm quyền để ký bất kỳ lúc nào. Vấn đề chỉ là thời gian và thời điểm nào để yên lòng ba quân.
Điều nói trên cộng với các tin tức cho rằng, đến lúc này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe thân Mỹ của ông đã nắm trọn vào khoảng 80% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành TW. Cũng có nghĩa là ông Dũng đã chuẩn bị xong thế và lực để thâu tóm toàn bộ quyền lực chính trị trong chính trường Việt nam về tay một người. Điều vốn đã vắng bóng trong chính trường Việt nam từ năm 1986 đến nay, kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Và có lẽ từ đó việc cải cách sâu rộng ở Việt nam sẽ được triển khai và thúc đẩy một cách tích cực kể từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII (tháng Giêng năm 2016), theo những điều mà từ trước đến nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố. Điển hình là Thông điệp đầu năm mới - năm 2014, trên cơ sở đó để theo đuổi một thể chế chính trị tiến bộ hơn, tuy còn trong khuôn khổ của một lãnh tụ mang hơi hướng độc tài như chúng ta từng thấy ở Hàn quốc, Đài loan hay Indonexia trước kia, trước khi có một nền dân chủ và tiến bộ thực sự
Kết
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends gần đây đã cho thấy, 78 % người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc. Đây chính là điểm tựa vững chắc cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thực hiện những ước vọng của mình.
Ông Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam”. điều đó là hoàn toàn chính xác. Việt Nam với một vị trị địa chính trị đặc biệt quan trọng, con người Việt Nam thông minh cần cù, đát nước với tài nguyên thiên nhiên giàu có nên Việt Nam rất thuận lợi để phát triển và trở thành một quốc gia đứng đầu khu vực Asian. Vấn đề còn lại chỉ là bởi đất nước này đã bị kìm hãm bởi thể chế chính trị cộng sản đầy mâu thuẫn, không có tự do sáng tạo và không thu hút được nhân tài. Chính vì thế nó đã không tạo ra điều kiện tốt thúc đẩy cho sự phát triển cho đất nước, nên VN sau nhiều chục năm không thể trở thành những con Rồng, con Hổ như các quốc gia khác mà ta đã thấy. Hy vọng rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người mở ra trang sử mới cho đất nước Việt nam.
Tuy vậy, mọi phán đoán như trên chỉ là dự kiến và trong những tháng cuối của năm 2015, sẽ còn nhiều sự kiện có thể rất kinh hoàng có thể xảy ra mà không ai có thể ngờ tới, kể cả những việc ảnh hưởng tới sinh mạng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Người đồng chí phương Bắc sẽ không chịu ngồi yên và họ có thể làm được mọi cái nếu họ muốn. Chúng ta hãy cùng chăm chú theo dỗi những diễn biến đầy kịch tính trong màn đấu đá trang giành quyền lực của họ trong thời gian sắp tới.
Ngày 16/7/2015
© Kami
Trong những ngày này, các tin tức ở Việt nam đã khiến nhiều người có cảm giác có điều gì bất ổn sắp xảy ra. Việc di chuyển các thiết bị quân sự hay việc báo động ở một số quân khu từ phía Việt nam cho thấy có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột quân sự cục bộ giữa Việt nam và một vài nước láng giềng, mà kịch bản được khởi đầu giống như cuộc chiến tranh Biên giới tây nam và phía Bắc trong giai đoạn 1976-1979.
Điều đó cho thấy hình như lịch sử một lần nữa đang được tái lập lại sau khi cuộc chiến tranh Việt nam kết thúc. Chỉ khác một điều là vào lúc này, nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Việt nam không còn đoàn kết, thống nhất thành một khối như thời kỳ đó. Tuy nhiên để bù đắp vào sự thiếu hụt đó là việc chính quyền Việt nam chính thức dựa vào Hoa kỳ, để ngăn chặn sự bành trướng của Trung quốc trên Biển Đông sau chuyến thăm Hoa kỳ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.
Vậy những cái đó có liên quan gì đến việc biến mất đầy bí ẩn khỏi chính trường của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh?
Sự vắng mặt đầy bí ẩn của Tướng Thanh
Sự biến mất đầy bí ẩn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh, một nhân vật được coi là thân Trung quốc cho đến lúc này là một câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. Dư luận đã đưa ra nhiều dự đoán về khả năng biến mất của người đứng đầu quân đội, cho dù thông tin từ truyền thông nhà nước cho biết một cách chính thức rằng, ông Phùng Quang Thanh đang chữa bệnh tại Pháp và sẽ về nước trong một ngày gần đây. Song điều này đã trở thành chuyện tầm phào và gây cười, khi người ta liên hệ với chuyện vắng mặt một thời gian và cái chết sau đó của ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng Ban Nội Chính TW. Được biết trước đó ông Nguyễn Bá Thanh cũng mắc bệnh ung thư được đưa sang Mỹ để điều trị và bị trả về vì không có khả năng chạy chữa. Còn nhớ lúc đó truyền thông nhà nước vẫn trấn an dư luận rằng, ông Thanh vẫn khẳng định "Tau khỏe, có chi mô" và cũng chỉ ít ngày sau thì ông Thanh đã qua đời.
Xung quanh việc vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh và sự thuyên chuyển đột ngột dàn lãnh đạo của Bộ tư lệnh thủ đô Hà nội, theo yêu cầu của thủ trưởng Bộ Quốc phòng đã dẫn đến có rất nhiều tin đồn khác nhau. Có tin đồn cho là ông Phùng QuangThanh bị ám sát ở Pháp, song khả năng này không có cở sở vì ông Thanh ở Pháp lúc đó trong tư cách là khách mời của Chính phủ Pháp, đồng thời truyền thông tại Pháp và quốc tế tại thời điểm đó hoàn toàn không đề cập đến. Tuy vậy, các luồng dư luận giả thiết khi cho rằng "Phải chăng Đại tướng Phùng Quang Thanh đã bị phái cấp tiến bắt và giam giữ tại một địa điểm bí mật trước thời điểm Việt Nam muốn ngả sang Mỹ?" hoặc cho rằng "Đại tướng Phùng Quang Thanh đã đào thoát sang Trung quốc tỵ nạn dưới sự bảo trợ của tình báo Trung quốc" được coi là có cơ sở hơn. Thậm chí người ta còn khẳng định rằng họ có trong tay các hình ảnh cho thấy, ông Phùng Quang Thanh đã rời Pháp qua ngả Thụy sĩ và cái đó rất có thể để khởi đầu cho một chuyến đi "bí mật" đến một nước khác.
Hầu như truyền thông nhà nước Việt nam muốn chứng tỏ rằng ông Phùng Quang Thanh hiện nay sức khỏe vẫn bình thường, thông quan tin tức cho biết Đại tướng Phùng Quang Thanh đã gửi lẵng hoa đến chúc mừng ngành Hậu cần quân đội hoặc gửi tham luậnđến một hội thảo khoa học do Bộ Công an và Bộ Quốc phòng tổ chức hôm 14/7/2015 tại Hà Nội. Cũng như trên trang facebook của nhà báo Huy Đức, một người được cho là có mối quan hệ với các quan chức cao cấp còn khẳng định "Phùng tướng quân về đã gần một tuần, bệnh không nguy kịch như đồn đại, để thiên hạ thôi thêu dệt tốt nhất là nên tạo tình huống xuất hiện ít phút trên truyền hình.".
Điều đó càng khẳng định sự vắng mặt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt nam Phùng Quang Thanh đã là một điều thực sự bí ẩn.
TBT Nguyễn Phú Trọng chợt tỏa sáng
Chuyến thăm Hoa kỳ đầu tiên của một Tổng BT Đảng CSVN là một sự kiện chính trị quan trọng, được dư luận quốc tế và khu vực hết sức quan tâm. Chuyến thăm lịch sử này được truyền thông quốc tế coi là thời điểm quan trọng đánh dấu chính thức việc khép lại quá khứ đau buồn của hai quốc gia, vốn là cựu thù cách đây 40 năm để mở sang một trang mới Hợp tác và Hữu nghị. Đồng thời chuyến thăm Hoa kỳ lần này được coi là thời điểm xoay trục quan hệ ngoại giao của Việt nam, khi ngày một xích lại gần gũi hơn với Hoa kỳ và lạnh nhạt với người đồng chí cùng ý thức hệ cộng sản Trung quốc.
Chắc chắn một điều đây là một kết quả đạt được mà ít người có thể ngờ tới, chỉ sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ rất nhiều việc tưởng chừng không thể đã trở thành hiện thực. Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự thay đổi về tư duy và lập trường của người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CSVN hiện nay là ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một người vốn được dư luận thường đánh giá cho rằng là một nhân vật giáo điều và bảo thủ. Tuy vậy, trong chuyến thăm Hoa kỳ lần này các cụm từ "Chủ nghĩa Xã hội" hay "Kinh tế Thị trường định hướng XHCN" hầu như không được ông Trọng đề cập tới. Đây là một sự thay đổi hết sức quan trọng.
Trong buổi hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và đáng chú ý nhất có lẽ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định chính thức lập trường trong quan hệ Việt - Mỹ, đó là: "Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai". Qua chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đa số các nhà phân tích đều cho rằng với phong thái khá thỏa mái và tự tin của ông Tổng bí thư cho thấy đây là dấu hiệu cho thấy có thể ông Nguyễn Phú Trọng đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực và các ảnh hưởng sau đó của mình đối với chính trường Việt nam.
Tuy vậy bình luận của báo Boxun, Trung Quốc khi bình luận về lập trường của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định: "Nhưng gần đây, sau khi tình hình Biển Đông căng thẳng trở lại, giới lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam đã có sự có thay đổi về lập trường. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được coi là thân Trung Quốc, luôn ủng hộ quan hệ Trung - Việt hữu hảo, trước đó, ông nhiều lần nhấn mạnh quan hệ Trung Việt luôn luôn được duy trì trên cơ sở hữu nghị. Tuy vậy gần đây nhất, ông Trọng đã có những biểu hiện chứng tỏ cho thấy giới cao cấp Việt Nam đã có sự chuẩn bị đối phó với Trung Quốc. Qua một số phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng gần đây đã chứng tỏ nhiều nhân vật cao cấp phái thân Trung Quốc đã thay đổi chính kiến để chuyển sang thân Mỹ.". Thì đây là điều cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm cho dư luận hoàn toàn bất ngờ trước việc ông ta đã xoay trục 180 độ.
Chính trường Việt nam đầy biến động
Dưới tựa đề "Phái thân Hoa thất thế và tai nạn của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam", báo Boxun, Trung Quốc gần đây có bình luận về tình hình chính trường và nội bộ của ban lãnh đạo Việt nam đã khẳng định:
"Các nhà quan sát hiện nay cho rằng trong giới cấp cao ở Việt Nam lâu nay đang tồn tại hai lực lượng thân Trung Quốc và thân Mỹ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đứng đầu phái thân Trung Quốc, vốn là người ủng hộ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là nguời thuộc phái thân Mỹ, và có mưu cầu kiến lập một quan hệ mật thiết về kinh tế với Mỹ...
... Mới đây, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Thanh Niên, ông Nguyễn Phú Trọng đã nói: "Rất nhiều nguời hỏi tôi, nếu có chiến tranh với Trung Quốc, chúng ta cần có sự chuẩn bị như thế nào?". Tuy không nói nhiều, nhưng Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ cho thấy giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã có biểu hiện sẵn sàng đối phó với Trung Quốc. Đó là ba nhân vật đứng đầu (Tổng bí thư, Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ) đã thể hiện lập trường đối kháng với Trung Quốc. Điều này khiến cho nguời ta tin rằng phái thân Trung quốc trong ban lãnh đạo ở Việt Nam đã đầu hàng phái thân Mỹ."
Đánh giá về việc biến mất của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây, theo Boxun có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết quả của Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII, mà theo họ đấy là thời điểm ngã ngũ trong việc đấu đá và tranh giành quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN. Bài viết khẳng định:
"Năm 2016 tới đây, sau Đại hội Đảng CSVN giới lãnh đạo của Việt Nam sẽ có thay đổi lớn, Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu phái thân Mỹ rất có thể giành được vị trí Tổng Bí thư, điều đó cho thấy việc loại bỏ phái thân Trung quốc sẽ là đòi hỏi tất yếu trong giới lãnh đạo Việt Nam. Sự ra đi của Đại tướng Phùng Quang Thanh gần đây cho thấy, đây là kết quả tất yếu của tình hình này. Đến lúc đó, phái thân Mỹ sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối, còn phái thân Trung Quốc khó có thể trụ được trước sức mạnh của phái thân Mỹ do Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu. Điều đó cho thấy, có lẽ các lãnh đạo cao cấp thân Trung quốc buộc phải chấp nhận, và họ sẽ bị loại bỏ khỏi giới lãnh đạo cao cấp Việt Nam để trở thành những nhân vật bên lề và cuối cùng phái thân Hoa cũng sẽ phải rời khỏi chính trường Việt nam."
Những phân tích trên đây hoàn toàn phù hợp với việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ngồi vào chiếc ghế của người thống lãnh quân đội Việt nam tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX năm 2015 diễn ra sáng 1/7/2015, tại Hà Nội, do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng đã tổ chức. Và trong những ngày này, người ta đã thấy sự xuất hiện lấp ló của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng, người được coi là một tướng lĩnh có xu hướng thân phương Tây và chống Trung quốc triệt để. Đồng thời sẽ là người dự kiến nắm giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay cho Đại tướng Phùng Quang Thanh, điều này thì Thủ tướng Dũng đã có đầy đủ thẩm quyền để ký bất kỳ lúc nào. Vấn đề chỉ là thời gian và thời điểm nào để yên lòng ba quân.
Điều nói trên cộng với các tin tức cho rằng, đến lúc này Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe thân Mỹ của ông đã nắm trọn vào khoảng 80% số lượng Ủy viên Ban Chấp hành TW. Cũng có nghĩa là ông Dũng đã chuẩn bị xong thế và lực để thâu tóm toàn bộ quyền lực chính trị trong chính trường Việt nam về tay một người. Điều vốn đã vắng bóng trong chính trường Việt nam từ năm 1986 đến nay, kể từ khi Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời. Và có lẽ từ đó việc cải cách sâu rộng ở Việt nam sẽ được triển khai và thúc đẩy một cách tích cực kể từ sau Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII (tháng Giêng năm 2016), theo những điều mà từ trước đến nay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng tuyên bố. Điển hình là Thông điệp đầu năm mới - năm 2014, trên cơ sở đó để theo đuổi một thể chế chính trị tiến bộ hơn, tuy còn trong khuôn khổ của một lãnh tụ mang hơi hướng độc tài như chúng ta từng thấy ở Hàn quốc, Đài loan hay Indonexia trước kia, trước khi có một nền dân chủ và tiến bộ thực sự
Kết
Cuộc khảo sát của Pew Global Attitudes & Trends gần đây đã cho thấy, 78 % người Việt Nam được hỏi cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ, tăng hai điểm phần trăm so với năm 2014, chỉ có 13 phần trăm nói ngược lại. Trong khi đó, tới 74 phần trăm có cái nhìn không thân thiện về Trung Quốc. Đây chính là điểm tựa vững chắc cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong việc thực hiện những ước vọng của mình.
Ông Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã từng nói: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam”. điều đó là hoàn toàn chính xác. Việt Nam với một vị trị địa chính trị đặc biệt quan trọng, con người Việt Nam thông minh cần cù, đát nước với tài nguyên thiên nhiên giàu có nên Việt Nam rất thuận lợi để phát triển và trở thành một quốc gia đứng đầu khu vực Asian. Vấn đề còn lại chỉ là bởi đất nước này đã bị kìm hãm bởi thể chế chính trị cộng sản đầy mâu thuẫn, không có tự do sáng tạo và không thu hút được nhân tài. Chính vì thế nó đã không tạo ra điều kiện tốt thúc đẩy cho sự phát triển cho đất nước, nên VN sau nhiều chục năm không thể trở thành những con Rồng, con Hổ như các quốc gia khác mà ta đã thấy. Hy vọng rằng ông Nguyễn Tấn Dũng sẽ là người mở ra trang sử mới cho đất nước Việt nam.
Tuy vậy, mọi phán đoán như trên chỉ là dự kiến và trong những tháng cuối của năm 2015, sẽ còn nhiều sự kiện có thể rất kinh hoàng có thể xảy ra mà không ai có thể ngờ tới, kể cả những việc ảnh hưởng tới sinh mạng của ông Nguyễn Tấn Dũng. Người đồng chí phương Bắc sẽ không chịu ngồi yên và họ có thể làm được mọi cái nếu họ muốn. Chúng ta hãy cùng chăm chú theo dỗi những diễn biến đầy kịch tính trong màn đấu đá trang giành quyền lực của họ trong thời gian sắp tới.
Ngày 16/7/2015
© Kami
No comments:
Post a Comment