7/06/2015

Bộ Ngoại Giao Mỹ Phân Tích Đường 9 Đoạn Của TQ Trên Biển Đông


06/07/2015

Huỳnh Kim Quang dịch


(Bài này được trích dịch từ tài liệu có tên “Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển” (Limits In The Seas) mang số 143 với tựa đề “Trung Quốc: Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)” (China: Maritime Claims In The South China Sea) được Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Vùng Cực (Office of Ocean and Polar Affairs), Văn Phòng của Vụ Đại Dương và Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế (Bureau of Ocean and International Environmental and Scientific Affairs) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (US Department of State) công bố ngày 5 tháng 12 năm 2014 – (Nguồn: http://www.state.gov/documents/organization/234936.pdf ). Mục đích của nghiên cứu này là để xem xét tuyên bố về biển và/hay các biên giới của Bộ Ngoại Giao và đánh giá sự phù hợp với luật quốc tế. Nghiên cứu này đại diện quan điểm của Chính Phủ Hoa Kỳ chỉ đối với những vấn đề đặc biệt được thảo luận trong đó và không nhất thiết phản ảnh sự chấp thuận những giới hạn được tuyên bố. Các phân tích gia chính cho nghiên cứu này là Kevin Baumert và Brian Melchior.)

Giới Thiệu

Nghiên cứu này phân tích tuyên bố chủ quyền biển của nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong Biển Đông, đặc biệt tuyên bố chủ quyền “đường đứt đoạn” bao quanh các đảo và Biển Đông.(1)

Tháng 5 năm 2009, Chính Quyền Trung Quốc thông tri 2 Thư Phản Đối tới Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu rằng chúng được lưu hành cho tất cả Các Nước Thành Viên Liên Hiệp Quốc.(2)

Các Lá Thư năm 2009, chứa đựng những phản đối của Trung Quốc đối với các văn thư đệ trình chung bởi Việt Nam và Mã Lai Á và riêng bởi Việt Nam cho Ủy Ban Về Giới Hạn Thềm Lục Địa, tuyên bố như sau: Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh chấp trên các đảo tại Biển Đông và các vùng biển chung quanh, và hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lớp đất ở dưới đó (xem bản đồ đính kèm). Lập trường trên được bảo thủ chặt bởi chính quyền Trung Quốc, và được biết bởi cộng đồng quốc tế.

Bản đồ được viện dẫn trong Thư Phản Đối của Trung Quốc, được làm lại như là Bản Đồ 1 trong nghiên cứu này, vẽ 9 đường rời (đường đứt đoạn) bao bọc các biển, các đảo, và những thực thể khác của Biển Đông. Việt Nam, Nam Dương, và Phi Luật Tân sau đó đã phản đối nội dung của Thư Phản Đối năm 2009 của Trung Quốc, gồm việc xác nhận rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc phản ảnh trong bản đồ đường đứt đoạn là không có căn bản luật pháp quốc tế về biển.(3)

Năm 2011, Trung Quốc yêu cầu Thư Phản Đối khác được thông tri tới các Quốc Gia Thành Viên Liên Hiệp Quốc, lập lại câu thứ nhất được trích ở trên, và thêm rằng “Chủ quyền của Trung Quốc và quyền liên hệ và quyền tài phán trên Biển Đông được hậu thuẫn bởi nhiều chứng cứ lịch sử và pháp lý.”(4)

Trung Quốc đã không làm minh bạch qua pháp lý, tuyên ngôn, hay những tuyên bố chính thức khác về căn bản pháp lý hay bản chất của tuyên bố chủ quyền của họ nối kết với bản đồ đường đứt đoạn. Theo đó, nghiên cứu “Những Giới Hạn Trên Các Vùng Biển” này xem xét nhiều giải thích có thể về tuyên bố chủ quyền đường đứt đoạn và mức độ đối với những giải thích mà phù hợp với luật quốc tế về biển.

Các Bản Đồ Đường Đứt Đoạn

Nguyên Bản và Cải Tiến

Dù Trung Quốc đã không cung cấp sự giải thích chính thức nào, bản đồ đường đứt đoạn thứ nhất được báo cáo rộng rãi bởi các học giả và các nhà phê bình đối với thời gian trước khi nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có mặt, được phổ biến vào năm 1947 bởi chính quyền Quốc Gia của Cộng Trung Hoa.(5)

Bản đồ, cho thấy 11 đường đứt đoạn, được làm lại như Bản Đồ số 2 theo nghiên cứu này. Các giải thích có tính kinh viện cho thấy rằng bản đồ năm 1947, có tựa đề “Bản Đồ Của Các Đảo Biển Đông,” nguyên gốc từ một bản đồ trước đó có tên “Bản Đồ Các Đảo Trung Quốc Tại Biển Đông” (Zhongguo nanhai daoyu tu) được ấn hành bởi Cộng Hòa Trung Hoa Lục Địa và Ủy Ban Kiểm Tra Bản Đồ Biển vào năm 1935, và rằng các bản đồ Trung Quốc được tạo ra sau khi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 “xuất hiện theo sau những bản đồ cũ.”(6) Tuy nhiên, các bản đồ được ấn hành bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã xóa bỏ 2 đường đứt đoạn được vẽ lúc đầu bên trong Vịnh Tonkin.(7) Dù không còn được thấy trong bản đồ năm 2009 (Bản Đồ 1), các bản đồ hiện đại kể từ ít nhất năm 1984, gồm các bản đồ định hướng theo chiều đứng được ấn hành bởi Trung Hoa trong năm 2013 và 2014 (8) cũng gồm đường đứt đoạn thứ 10 ở vị trí phía đông của Đài Loan.

Mô Tả Địa Lý (9)

Bản đồ được bao gồm trong Thư Phản Đối năm 2009 của Trung Quốc chứa đựng đường 9 đoạn bao bọc các đảo, các vùng biển, và những thực thể khác của Biển Đông. Trung Quốc đã không ấn hành các tọa độ địa lý chỉ định vị trí của những đường đứt đoạn. Do đó, tất cả những tính toán trong nghiên cứu này liên quan tới đường đứt đoạn đều là phỏng đoán.(10)

Đường đứt đoạn bao bọc khoảng 2,000,000 kilômét vuông diện tích biển, một khu vực tương đương khoảng 22 phần trăm của diện tích đất liền Trung Quốc. Diện tích này chiếm phần trăm đáng kể của diện tích biển trong Biển Đông.(11) Ngoại trừ Đài Loan và Đảo Pratas (được biết với tên Trung Quốc là Quần Đảo Đông Sa), đường đứt đoạn bao gồm khoảng 13 kilômét vuông diện tích đất.(12) Diện tích đất này gồm 3 nhóm thực thể trong Biển Đông: (1) Quần Đào Hoàng Sa (được biết với tên Trung Quốc là Quần Đảo Tây Sa), (2) Quần Đảo Trường Sa (Quần Đảo Nam Sa), và (3) Bãi Đá Ngầm Scarborough (Hoàng Nham Đảo). Đảo lớn nhất trong các quần đào này là Đảo Phú Lâm (Woody Island) trong Quần Đào Hoàng Sa, với diện tích 2.4 kilômét vuông. Các đường đứt đoạn bao bọc nhiều thực thể chìm như Bãi Cạn Macclesfield Band (Quần Đảo Trung Sa) và Bãi Cạn James Shoal (Zengmu Ansha).(13) Bản Đồ số 3 trong nghiên cứu này vẽ đường đứt đoạn với con số đặt kề bên mỗi đường đứt đoạn chỉ với mục đích miêu tả. Nên lưu ý rằng Trung Quốc không đặt những con số cho các đường đứt đoạn. Những đường đứt đoạn không được phân bố đồng đều và được chia với một con số khác bởi giữa 106 hải lý (viết tắc nm) (những đường đứt đoạn 7 và 8) và 274 (các đường đứt đoạn 3 và 4). Các đường đứt đoạn ở vị trí tương đối sát với các bờ biển đất liền và các quần đảo dọc bờ biển của các quốc gia miền duyên hải chung quanh Biển Đông. Đường đứt đoạn số 1 cách bờ biển đất liền của Việt Nam 50 hải lý và cách quần đảo dọc bờ biển Lý Sơn của Việt Nam 36 hải lý. Đường đứt đoạn số 3 cách quần đảo Pulau Sekatung của quần đảo Nam Dương 75 hải lý. Đường đứt đoạn số 4 cách bờ biển Mã Lai Á trên quần đào Borneo 24 hải lý. Đường đứt đoạn số 5 cách quần đảo Balabac nằm ở phía đông nam của Phi Luật Tân 35 hải lý. Đường đứt đoạn số 9 cách quần đảo Y’Ami, quần đảo thuộc phía bắc trong Eo Biển Luzon của Phi Luật Tân.

Như được thấy trên Bản Đồ số 4 trong nghiên cứu này, các đường đứt đoạn thường nằm sát với các bờ biển chung quanh các quốc gia láng giềng hơn là với các quần đào gần nhất trong Biển Đông. Nói cách khác, các khoảng cách giữa những đường đứt đoạn và các quần đảo thường xa hơn các khoảng cách được đề cập ở trên với những bờ biển chung quanh. Ở những điểm gần nhất của chúng, các đường đứt đoạn cách 84 hải lý từ quần đảo gần nhất trong Quần Đảo Hoàng Sa (đường đứt đoạn số 1 tới Đảo Triton), hơn 46 hải lý cách quần đảo gần nhất trong Quần Đảo Trường Sa (đường đứt đoạn số 5 tới Bãi Cạn Hafl Moon Shoal), và gần 75 hải lý cách Bãi Đá Ngầm Scarborough Reef (đường đứt đoạn số 7). Một số đường đứt đoạn cách xa các đảo gần nhất trong Biển Đông. Chẳng hạn, đường đứt đoạn số 3 cách đảo gần nhất 235 hải lý, là Đảo Trường Sa. Đường đứt đoạn số 4 cách Bãi Cạn Louisa Reef 133 hải lý. Đường đứt đoạn số 8 cách đảo gần nhất trong Bãi Cạn Scarborough Reef 179 hải lý.

Viêc miêu tả địa lý của đường đứt đoạn của Trung Quốc là phức tạp qua những bất đồng giữa bản đồ năm 2009 của Trung Quốc và những bản đồ khác của Trung Quốc, như bản đồ năm 1947. Việc miêu tả địa lý ở trên là có thể áp dụng được với bản đồ năm 2009, nhưng không thể với bản đồ năm 1947 và ngay cả với những bản đồ đương thời của Trung Quốc bởi vì những bản đồ đó có vẻ mô tả những đường đứt đoạn trong các kích thước và vị trí khác nhau. Bản đồ số 5 theo nghiên cứu này mô tả đường đứt đoạn từ cả bản đồ năm 2009 và năm 1947, cho thấy rằng kích thước và vị trí của các đường đứt đoạn từ bản đồ năm 2009 thường ngắn và gần với các bờ biển của những quốc gia láng giềng hơn các đường đứt đoạn trong bản đồ năm 1947. Gần bờ biển Việt Nam, đường đứt đoạn số 2 từ bản đồ năm 2009 cách bờ biển Việt Nam 45 hải lý gần hơn đường đứt đoạn gần nhất trong bản đồ năm 1947, và đường đứt đoạn số 1 gần hơn 15 hải lý. Đường đứt đoạn số 4 cách bờ biển Mã Lai Á 8 hải lý gần hơn và đường đứt đoạn số 8 cũng cách phần phía bắc của đảo Luzon của Phi Luật Tân 19 hải lý gần hơn. Hơn nữa, đường đứt đoạn số 5 từ bản đồ năm 1947 cách đảo Pulau Sekatung của Nam Dương 15 hải lý gần hơn đường đứt đoạn số 3 từ bản đồ năm 2009. Dù có độ cong tương tự với đường đứt đoạn số 5 của bản đồ năm 2009, đường đứt đoạn số 7 của bản đồ năm 1947 dài hơn và gần hơn một chút đảo Palawan của Phi Luật Tân, cũng như các bờ biển trên đảo Borneo của Mã Lai Á và Brunei. Các đường đứt đoạn dùng trong bản đồ năm 1947 cũng được đặt khoảng cách gần hơn như chúng đã được đặt từ đoạn này tới đoạn khác của bản đồ năm 2009, với ngoại lệ của khoảng cách giữa đường đứt đoạn 8 và 9, là khoảng 290 hải lý. Trái lại, các đường đứt đoạn của bản đồ năm 1947 được tách ra từ đường này tới đường kia từ 31 hải lý (các đường đứt đoạn 10 và 11) tới 225 hải lý (các đường đứt đoạn 4 và 5).

Bản đồ đường đứt đoạn được phân phối bởi Trung Quốc cho ủy ban quốc tế vào năm 2009 cũng không tương xứng kỹ thuật bản đồ với các bản đồ Trung Quốc được ấn hành khác. Các đường đứt đoạn từ bản đồ năm 2009 không xuất hiện trong các vị trí địa lý xác định như các đường đứt đoạn từ các bản đồ năm 2013-2014 được ấn hành bởi Sinomaps và công ty trước của nó là Nhà Xuất Bản Cartographic Publishing House (Ditu Chubanshe), có niên đại ít nhất là năm 1984. Bản đồ 6 trong nghiên cứu này miêu tả sự khác biệt với đường đứt đoạn số 4.

Cơ Sở Phân Tích

Theo luật quốc tế, khuôn khổ pháp lý hiện hành cho việc đánh giá những tuyên bố chủ quyền biển là luật quốc tế về biển, như được phản ảnh trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc (LOS Convention).(14)

Các Vùng Biển

Theo luật quốc tế, như được phản ảnh trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chứa đựng các luật lệ chi phối quyền được hưởng các vùng biển của Quốc Gia có bờ biển.

Phần II của Công Ước đặt ra các luật lệ chi phối đường cơ sở dọc theo bờ biển, từ các giới hạn về phía biển của các vùng biển được đo đạt. Đường cơ sở thông thường là đường biển thấp dọc theo bờ biển, như được mô tả trong Điều 5 của Công Ước. Công Ước cũng cho phép phương pháp của những đường cơ sở thẳng được dùng “trong các vùng nơi mà đường ven biển bị lõm và cắt sâu vào, hay nếu có một cái mép của quần đảo dọc theo bờ biển tại vùng lân cận của nó” (Điều 7). Các biển hướng về phía đất liền của đường cơ sở là vùng biển nội địa (Điều 8).

Phần IV của Công Ước chứa đựng các điều luật xem đường cơ bản bao quanh các vùng biển quần đảo của các Đảo Quốc như Nam Dương và Phi Luật Tân.(15)

Phần II của Công Ước cũng đặt ra những luật lệ chi phối lãnh hải, có thể kéo dài tới 12 hải lý từ đường cơ sở, và trong đó Quốc gia có bờ biển thực hiện chủ quyền đối với quyền tự do hàng hải và những luật lệ khác của luật quốc tế. Thêm nữa, Phần II mô tả một vùng tiếp cận, kéo dài bên kia lãnh hải tới tối đa 24 hải lý từ đường cơ sở, trong đó Quốc gia ven biển có thể thực hiện sự kiểm soát cần thiết để ngăn chận và trừng phạt sự vi phạm các luật lệ và những quy định về quan thuế, tài chánh, di trú, hay vệ sinh và trong lãnh thổ hay lãnh hải của họ.

Phần V của Công Ước đặt ra những điều khoản liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế [EEZ], mà có thể kéo dài tới tối đa 200 hải lý từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Quốc gia ven biển có các quyền được liệt kê, đáng chú ý là, “quyền chủ quyền cho mục đích của việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên” và “quyền tài phán như được cung cấp cho” trong Công Ước đối với “sự thiết lập và sử dụng các đảo nhân tạo, những thiết đặt và cấu trúc” cũng như “nghiên cứu khoa học về biển” và “sự bảo vệ và duy trì môi trường đại dương” (Điều 56). Cùng lúc, tự do lưu thông hàng hải, bay qua không phận, thiết đặt và bảo trì các đường dây cáp ngầm dưới biển, và những sử dụng khác liên quan tới những quyền tự do được bảo quản trong vùng đặc quyền kinh tế [EEZ] (Điều 58).

Phần VII của Công Ước đặt ra các điều khoản liên quan tới thềm lục địa, kéo dài tới mép ngoài của rìa lục địa hay tời khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở, như được mô tả trong Điều 76. Quốc gia ven biển thực hiện quyền chủ quyền cho mục đích khám phá thềm lục địa và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ; những quyền này là “đặc quyền” và “không dựa vào sự xâm chiếm, ảnh hưởng hay khái niệm, hay dựa vào bất cứ sự tuyên bố nào” (Điều 77).

Phần VIII của Công Ước định nghĩa một đảo là “diện tích đất được hình thành tự nhiên, được bao quanh bởi biển, mà là trên mặt nước khi thủy triều cao” (Điều 121 (1). Điều khoản này cho thấy rằng quần đảo có cùng quyền lợi đối với các vùng biển nói trên như là lãnh thổ khác, ngoại trừ “bãi đá mà không thể duy trì sự sống của con người hay đời sống kinh tế của chính họ thì không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa” (Điều 121 (3)).

Những vùng đất chìm không nổi lên trên mặt nước lúc thủy triều cao thì không phải là “quần đảo” và không có quyền lợi như các vùng biển.(16) Chúng hình thành một phần của đáy biển và lòng đất dưới đáy, và là đối tượng đối với chế độ vùng biển mà trong đó chúng được tìm thấy. Công Ước cũng nói rõ rằng “các đảo nhân tạo, những cài đặt, và các cấu trúc không có vị thế hợp pháp của quần đảo. Chúng không có lãnh hải của chính chúng, và sự hiện hữu của chúng không ảnh hưởng đến sự phân định của lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế [EEZ] hay thềm lục địa” (Điều 60 (8)). Chúng cũng là đối tượng đối với chế độ của vùng biển mà trong đó chúng được tọa vị.

Các Biên Giới Biển

Các vấn đề phân định biên giới biển khởi lên khi các vùng biển của những lân bang chồng chéo lên nhau. Điều 15, 74, và 83 của Công Ước đặt ra những điều khoản liên quan tới việc phân định các biên giới biển giữa các quốc gia đối nghịch và lân cận. Điều 15, đề cập tới sự phân định lãnh hải, cho thấy rằng “không có sự đồng thuận ... đối với [quốc gia] đối nghịch,” một quốc gia không được phép “để nới rộng lãnh hải của mình vượt qua mọi điểm đường trung gian, mà cách đều từ những điểm gần nhất trên đường cơ sở từ nơi mà bề rộng của lãnh hải của một trong hai quốc gia được đo.” Tuy nhiên, điều khoản này “không áp dụng... nơi nó là cần vì lý do tên lịch sử hay những hoàn cảnh đặc biệt khác để phân định lãnh hải của hai quốc gia trong cách trái ngược với điều đó.”

Với phương diện phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, các Điều 74 và 83 cho thấy, theo thứ tự, rằng sự phân định “sẽ được hiệu lực bởi sự đồng thuận trên căn bản luật quốc tế, như được nói đến trong Điều 38 của Quy Chế Của Tòa Án Công Lý Quốc Tế, để đạt tới giải pháp công bằng.” Trong những năm gần đây, các tòa án và tòa án công lý quốc tế đã thường phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa bằng việc vẽ đường cách đều tạm thời và rồi điều chỉnh đường đó nếu cần trong sự soi sáng của hình thể và đặc điểm bờ biển, gồm đá và những đảo nhỏ khác.(17)

Các Vịnh và Tên “Lịch Sử”

Các điều khoản quan trọng của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc đề cập tới các vịnh hay tên “lịch sử” trong 2 trường hợp cụ thể. Thứ nhất, Điều 10 (“Các Vịnh”) nói rằng các khoản của điều đó xem các vịnh pháp lý “không áp dụng cho cái được gọi là những vịnh ‘lịch sử’.” Thứ hai, Điều 15, như đã nói trên, nói rằng luật chung chi phối việc phân định của lãnh hải chồng chéo nhau không áp dụng trong các trường hợp của “tên lịch sử hay những hoàn cảnh đặc biệt khác.” Các điều này giống hệt với những điều được chứa đựng trong Điều 7 và 12 của Công Ước năm 1958 về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp.(18)

Gánh nặng trách nhiệm của việc tạo dựng sự có mặt của vịnh lịch sử hay tên lịch sử là bên khiếu nại. Hoa Kỳ đã đưa ra quan điểm rằng, để tạo dựng sự có mặt của vịnh lịch sử hay tên lịch sử, một quốc gia phải chứng minh (1) thực hiện công khai, minh bạch, và hiệu quả thẩm quyền trên các vùng biển nằm trong chất vấn; (2) thực hiện liên tục thẩm quyền đó; và (3) sự bằng lòng bởi các quốc gia khác trong việc thực hiện thẩm quyền đó.(19) Những giới hạn này phù hợp với quan điểm của các thẩm quyền pháp lý quốc tế có ảnh hưởng, gồm Tòa Án Công Lý Quốc Tế và nghiên cứu năm 1962 về “Chế Độ Pháp Lý Của Các Biển Lịch Sử, Gồm Các Vịnh Lịch Sử,” được ủy nhiệm bởi Hội Nghị mà thực hiện theo Công Ước Geneva năm 1958 về luật biển.(20) Luật học quốc tế nói rằng các tuyên bố chủ quyền lịch sử bị giới hạn đối với (1) những tranh chấp liên quan đến các biên giới biển và chủ quyền trên lãnh thổ (21) và (2) những tranh chấp khác trên các vùng biển gần bờ, theo luật biển hiện hành, có thể gồm việc sử dụng phương pháp của đường cơ sở thẳng.(22)

Điều 10 và 15 giới hạn nghiêm ngặt theo địa lý và riêng biệt. Chúng chỉ áp dụng với phương diện các vịnh và các hình thể tương tự dọc theo bờ biển, không nằm trong các vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, hay vùng biển cả. Trong quá khứ, trước sự nổi lên của các vùng biển hiện nay, chế độ biển cả áp dụng rất gần với đường biển thấp dọc theo bờ biển, những ước muốn bảo vệ rộng lớn hơn các lợi ích-ước muốn của quốc gia ven biển -- mà trước đây được biết là “các biển lịch sử”(23) và những tuyên bố chủ quyền khác của các quốc gia ven biển trong sự vi phạm chế độ biển cả ngày xưa. Các chế độ của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc và những giới hạn địa lý của chúng chứa đựng những ước muốn đó, và đặt ra khuôn khổ chi phối tất cả khu vực của biển từ đó mà không có sự giành trước nào được cho phép (Điều 309).

Phân Tích

Những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc liên hệ tới các bản đồ đường đứt đoạn có thể được chia làm hai loại: tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và tuyên bố chủ quyền biển. Liên quan tới tuyên bố chủ quyền lãnh thổ, lập trường của Trung Quốc là rõ; họ tuyên bố chủ quyền trên các đảo trong đường đứt đoạn. Thư Phản Đối năm 2009 của Trung Quốc nói rằng “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo tại Biển Đông.” Sự quả quyết này, trong khi bị tranh chấp bởi các lân bang với những tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trên những đảo này, phù hợp với các tuyên bố chính thức trước đó của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, có niên đại ít nhất là luật lãnh hải năm 1992 của họ.(24) Như thế, rõ ràng là Trung Quốc có dụng ý các bản đồ đường đứt đoạn của họ cho thấy các đảo trong Biển Đông là nằm trong khu vực mà họ tuyên bố chủ quyền.(25) Liên quan tới các tuyên bố chủ quyền biển, Lập trường của Trung Quốc là rõ ràng. Vì thế, nghiên cứu này khảo sát dưới 3 sự giải thích có thể của tuyên bố đường đứt đoạn và mức độ mà những giải thích đó phù hợp với luật biển quốc tế.(26) Những giải thích thay thế này được xác nhận với sự tham khảo các nguồn tài liệu gốc, đáng chú ý là những tuyên bố và hành động chính thức của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.(27)

1/ Đường Đứt Đoạn Như Là Tuyên Bố Chủ Quyền Đối Với Các Đảo 

Thảo Luận

Theo sự giải thích khả thể này, đường đứt đoạn chỉ chỉ cho các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Không phải là bất thường để vẽ những đường ở biển trên bản đồ như phương tiện hữu hiệu và cụ thể để xác định một nhóm đảo. Nếu bản đồ chỉ miêu tả những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, thì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc, theo sự giải thích này, là những thứ được quy định trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Tuyên bố kèm theo bản đồ trong Thư Phản Đối năm 2009 của Trung Quốc được biết để hậu thuẫn ý nghĩa này:

Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên các đảo trong Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng các quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển có liên quan cũng như đáy biển và lớp đất ở dưới đó (xem bản đồ đính kèm).

“Chủ quyền” trên các vùng biển “lân cận” đối với các đảo có thể ám chỉ tới lãnh hải 12 hải lý, đúng ra là khu vực “chủ quyền” theo luật quốc tế.(28) Giống như, “quyền chủ quyền và quyền tài phán” có thể được hiểu là ám chỉ cho các chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, dùng cùng thuật ngữ để mô tả thẩm quyền của quốc gia ven biển trong các khu vực đó.(29) “Các vùng biển có liên quan” và “đáy biển và lớp đất dưới đó” có thể được hiểu hàm ý với các chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Sự hậu thuẫn cho giải thích này có thể được tìm thấy trong luật lệ và tuyên bố của Trung Quốc. Điều 2 của luật lãnh hải năm 1992 của Trung quốc tuyên bố chủ quyền lãnh hải 12 hải lý chung quanh “Các Đảo Đông Sa [Pratas], các Đảo Tây Sa [Paracel], các Đảo Nam Sa [Spratly] và những đảo khác thuộc Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”(30) Tuyên Bố Lãnh Hải năm 1958 của Trung Quốc tương tự tuyên bố chủ quyền.(31) Đối với các khu vực “có liên quan” hướng ra biển của lãnh hải, luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 của Trung Quốc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và mô tả các quyền thềm lục địa và quyền tài phán của Trung Quốc.(32) Thực tế, Thư Phản Đối năm 2011 của Trung Quốc đã làm rõ quan điểm của họ là “các đảo Nam Sa của Trung Quốc được hưởng đầy đủ quyền Lãnh Hải, Vùng Đặc Quyền Kinh Tế, và Thềm Lục Địa,” và không đề cập đến bất cứ tuyên bố chủ quyền biển nào khác.(33)

Bằng chứng bản đồ và các tuyên bố chính thức cũng cung cấp sự hậu thuẫn cho giải thích rằng đường đứt đoạn của Trung Quốc mô tả tuyên bố chủ quyền đảo không khác biệt tuyên bố chủ quyền biển. Như được đề cập ở trên, bản đồ đường đứt đoạn gốc của thập niên 1930s, mà trên đó những bản đồ đường đứt đoạn theo sau căn cứ vào, được đặt tên “Bản Đồ Các Đảo Của Trung Quốc Tại Biển Đông.” Bản đồ đó rõ ràng được mang vào sử dụng trong nội địa bởi Cộng Hòa Trung Hoa vào cuối thập niên 1940s trong thời gian khi mà luật quốc tế chi phối các tuyên bố chủ quyền biển qua hầu hết các bản phúc trình công nhận chỉ một vành đai hẹp của lãnh hải. Thay vì vậy, chính Bản Tuyên Bố của Trung Quốc về lãnh hải của họ năm 1958 nói rằng: Điều khoản này [lãnh hải 12 hải lý] áp dụng cho tất cả lãnh thổ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, gồm lục địa Trung Quốc và các đảo ven bờ của họ, như Đài Loan và những đảo chung quanh của nó, các Đảo Bành Hồ Huyện (Penghu Islands) và tất cả những đảo khác thuộc Trung Quốc được phân cách từ đại lục và những đảo ven bờ bằng biển cả [nhấn mạnh thêm].(34) Tài liệu tham khảo với “biển cả” – phần biển không nằm dưới quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào – phân cách với đại lục và các đảo ven bờ của Trung Quốc với “tất cả những đảo khác thuộc Trung Quốc” cho thấy rằng trong năm 1958 Trung Quốc không thực hiện một tuyên bố chủ quyền nào đối với toàn bộ vùng biển trong đường đứt đoạn.

Đánh Giá

Để ra ngoài những vấn đề liên quan tới việc cạnh tranh tuyên bố chủ quyền lãnh thổ và các biên giới biển chưa được giải quyết trong Biển Đông, nếu giải thích ở trên của tuyên bố đường đứt đoạn của Trung Quốc là đúng, thì các tuyên bố chủ quyền biển đã cung cấp cho trong luật nội địa của Trung Quốc có thể được giải thích để phù hợp với luật biển quốc tế, như sau:

1. Bờ đất liền Trung Quốc và Đảo Hải Nam thuộc quyền lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, bao gồm trong các khu vực nhô ra Biển Đông.(35)

2. Những đảo khác, như được định nghĩa bởi Điều 121(1) của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, được tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc trong Biển Đông sẽ giống như vậy được hưởng quyền đối với các khu vực biển được đề cập đến ở trên. Theo Điều 212(3) các đảo cấu tạo “bãi đá mà người không thể ở hay không thể sinh hoạt kinh tế trên đó” thì sẽ không được quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.(36)

3. Các đảo chìm dưới nước, là những đảo không nổi trên mặt nước lúc thủy triều cao, thì không phải là đối tượng đối với tuyên bố chủ quyền và không tạo ra bất cứ vùng biển nào của chính chúng.(37) Chúng là đối tượng đối với chế độ của vùng biển mà trong đó chúng được khám phá ra.

4. Các đảo nhân tạo, bồi đắp, và các cấu trúc tương tự thì không tạo ra bất cứ lãnh hải hay khu vực biển khác nào cả.(38)

Đánh giá này là đối tượng đối với nhiều cảnh báo quan trọng.

Trước hết, các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo trong Biển Đông đang có tranh chấp.(39) Quần Đảo Hoàng Sa cũng được Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền; Bãi đá ngầm Scarborough Reef cũng được Phi Luật Tân và Đài Loan tuyên bố chủ quyền; và một số hay tất cả Đảo Trường Sa cũng được Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Brunei, và Đài Loan tuyên bố chủ quyền. Bởi vì tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc đang bị tranh chấp, tuyên bố chủ quyền biển của họ được mô tả ở trên dựa vào những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ cũng bị tranh chấp tương tự.

Thứ hai, Trung Quốc chưa làm rõ các tuyên bố chủ quyền biển của họ liên quan tới vị thế địa lý nào chắc chắn trong Biển Đông. Chẳng hạn, Trung Quốc đã không làm rõ nét đặc điểm địa lý nào trong Biển Đông mà họ cho là “các đảo” (hay, nói cách khác, những đảo ngầm) và cũng không làm rõ cái nào, nếu có, “các đảo” mà họ cho là “bãi đá” mà không hưởng quyền đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa theo đoạn 3 của Điều 121 của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Về mặt Bãi Đá Ngầm Scarborough Reef và một số đảo trong Quần Đảo Trường Sa, những vấn đề này là chủ đề của những thủ tục tranh tụng giữa Phi Luật Tân và Trung Quốc theo Phụ Lục II của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc.(40)

Thứ Ba, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, và Brunei có các vùng biển kéo dài từ bờ biển trong đất liền ra Biển Đông. Giả sử vì lợi ích của việc tranh tụng rằng là Trung Quốc có chủ quyền trên tất cả các đảo tranh chấp trong Biển Đông, thì các khu vực biển được tạo ra bởi các đảo trong Biển Đông cũng nên chồng chéo lên những khu vực biển được tạo ra bởi các đường bờ biển đối lại của những quốc gia nói trên.

2/ Đường Đứt Đoạn Như Là Biên Giới Quốc Gia

Thảo Luận

Theo sự giải thích có thể này, đường đứt đoạn xuất hiện trên các bản đồ Trung Quốc cố ý cho thấy biên giới quốc gia giữa Trung Quốc và những nước láng giềng.

Như được cho thấy trên Bản Đồ 7 trong nghiên cứu này, các bản đồ Trung Quốc hiện đại và các tập bản đồ sử dụng một ký hiệu biên giới để miêu tả đường đứt đoạn trên Biển Đông. Thực tế, nghệ thuật vẽ ký hiệu trên các bản đồ Trung Quốc đối với các biên giới đất liền thì giống như nghệ thuật vẽ ký hiệu được dùng đối với các đường đứt đoạn, và các bản văn trong truyền thuyết của những bản đồ như vậy nói lên ký hiệu biên giới như là “biên giới quốc gia” hay “biên giới quốc tế”. Những bản đồ này cũng dùng ký hiệu biên giới khác, được xem như là biên giới quốc gia hay quốc tế “không xác định,” nhưng nghệ thuật ký hiệu này thì không được dùng cho đường đứt đoạn. Sự sắp đặt những đường đứt đoạn trong vùng biển cả là vẽ ra biên giới hay giới hạn biển.

Đánh Giá

Điều 74 và 83 của Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc cung cấp với lãnh vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong đó sự phân định biên giới “được thực hiện bởi sự thỏa thuận trên cơ sở luật quốc tế… để đạt tới giải pháp công bằng.”(41) Bởi vì các biên giới biển theo luật quốc tế được tạo ra bởi sự thỏa thuận (hay quyết định pháp lý) giữa các quốc gia láng giềng, một nước không thể đơn phương thiết lập biên giới biển với quốc gia khác. Giả sử vì lợi ích của việc tranh tụng rằng Trung Quốc có chủ quyền trên tất cả các đảo tranh chấp, thì những biên giới biển đang phân định chồng chéo lên các khu vực cũng nên được thương lượng với các quốc gia với những đường bờ biển đối lại – Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, và Brunei. Các đường đứt đoạn cũng thiếu mất những dấu hiệu xác nhận quan trọng của một biên giới quốc gia, như là danh sách được công bố của các tọa độ địa lý và đường liên tục, không đứt đoạn để phân chia vùng biển của 2 nước.

Với quy mô các đường đứt đoạn cho thấy lập trường đơn phương của Trung Quốc đối với vị trí đúng của biên giới biển với các nước láng giềng của họ, một lập trường như thế là đi ngược lại với thực tiễn quốc gia và luật pháp quốc tế về sự phân định biên giới biển. Trong việc quyết định vị trí các biên giới biển, các tòa án và tòa công lý quốc gia và quốc tế thường chấp nhận những đảo rất nhỏ cách xa bờ biển như những đảo trong Biển Đông bằng hay nhẹ hơn các đường bờ biển đối lại mà dài và liên tục.(42) (Bản Đồ 7 ở trên cho thấy các vị trí được chọn nơi mà những đường đứt đoạn được xem là gần bờ biển của các quốc gia khác hơn với các đảo ở Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.) Nếu đường đứt đoạn có ý mô tả tuyên bố biên giới biển đơn phương, thì sự giải thích này cũng không nói lên được nghi vấn liên quan về loại quyền hay quyền tài phán mà Trung Quốc đang tự khẳng định trong đường đứt đoạn. Đường đứt đoạn, mà phù hợp với luật quốc tế, không thể miêu tả giới hạn trên lãnh hải của Trung Quốc (và, do đó, chủ quyền của họ), khi các đường đứt đoạn ở vị trí vượt khỏi giới hạn tối đa 12 hải lý của lãnh hải của vùng đất mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Hơn nữa, các đường đứt đoạn 2, 3 và 8 không chỉ tương đối gần với bờ biển của các nước khác, mà tất cả hay một phần của những đoạn đó cũng vượt quá 200 hải lý từ bất cứ vùng đất nào được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. Do vậy, đường đứt đoạn không thể tượng trưng cho giới hạn biển của vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc phù hợp với Điều 57 của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, mà trong đó nói rằng bề rộng của vùng đặc quyền kinh tế “không kéo dài quá 200 hải lý” từ các đường cơ sở bờ biển.(43)

3/ Đường Đứt Đoạn Như Là Tuyên Bố Chủ Quyền Lịch Sử

Thảo Luận

Theo sự giải thích có thể này, đường đứt đoạn mà xuất hiện trên các bản đồ Trung Quốc là cố ý chỉ cho thấy cái gọi là tuyên bố chủ quyền “lịch sử.” Tuyên bố chủ quyền lịch sử có thể là một trong chủ quyền trên biển (“biển lịch sử” hay “tên lịch sử”) hay, cách khác, sự thiết lập nhỏ hơn của quyền (“quyền lịch sử”) đối với vùng biển.

Một số tuyên bố và luật của chính quyền Trung Quốc có thể được dùng để hậu thuẫn cho phiên bản của giải thích về tuyên bố chủ quyền lịch sử này.(44) Điều đáng lưu ý nhất là luật vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 của Trung Quốc, trình bày không có gì chi tiết thêm rằng “những điều khoản của Luật này không thể ảnh hưởng quyền lịch sử của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”(45) Thư Phản Đối năm 2011 của Trung Quốc nói rằng lập trường của Trung Quốc xem những tuyên bố của họ về “chủ quyền và các quyền và quyền tài phán liên quan” trong Biển Đông “được hậu thuẫn bởi nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý” (nhấn mạnh thêm). Mặc dù không phải do chính quyền Trung Quốc, một số cơ chế và nhà bình luận đã xem các bản đồ đường đứt đoạn miêu tả tên lịch sử hay quyền lịch sử của Trung Quốc trong Biển Đông.(46)

Hơn nữa, một số tuyên bố và hành động của chính quyền Trung Quốc liên quan tới Biển Đông không phù hợp với Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Trong khi những tuyên bố và hành động như thế không thêm được gì cho việc nói lên sự khẳng định của tuyên bố lịch sử, chúng có thể cho thấy rằng Trung Quốc xem nó như là một cơ sở thay thế – như tên lịch sử hay quyền lịch sử – đối với tuyên bố chủ quyền biển của họ trong Biển Đông.

Chẳng hạn, chính quyền Trung Quốc đã nói rằng Trung Quốc thực thi “chủ quyền” trong một số khu vực, hay ngay cả toàn bộ, của Biển Đông. Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc (MFA) đã đề cập đến Bãi Second Thomas Shoal như là nằm trong “chủ quyền” của Trung Quốc,”(47) dù nó nằm ở vị trí vượt ngoài giới hạn của bất cứ lãnh hải nào. Đi xa hơn nữa, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã nói rằng, “Tôi muốn khẳng định lại rằng Trung Quốc thừa hưởng chủ quyền không thể tranh cãi trên Biển Đông và các đảo.”(48) Tương tự, các tàu hải quân Trung Quốc được báo cáo thực hiện các lễ tuyên thệ định kỳ tại Bãi James Shoal để khẳng định “chủ quyền” trên bãi này. Dù Bãi James Shoal bị chìm dưới nước cách xa đảo được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, Trung Quốc rõ ràng xem bãi ngầm này như là “lãnh thổ cực nam” của họ.(49) Điều không rõ là những ám chỉ như thế đối với “chủ quyền” của Trung Quốc nên được hiểu theo từ chương, nhưng nếu như thế, thì cơ bản pháp lý của chúng không thể là Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc bởi vì “chủ quyền” của quốc gia ven bờ biển theo Công Ước không thể kéo dài quá giới hạn 12 hải lý của lãnh hải. Theo đó, có thể là Trung Quốc xem cơ bản pháp lý đối với chủ quyền biển được họ tuyên bố trong Biển Đông là một trong những vùng biển lịch sử.

Trong năm 2012 Công Ty Khai Thác Dầu Trung Quốc China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) giới thiệu các lô đất cho thuê đối diện bờ biển miền trung của Việt Nam mà có ngụ ý là nằm trong “vùng biển thuộc quyền tài phán của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”(50) Tuy nhiên, như được giải minh trong Bản Đồ 8 của nghiên cứu này, không còn nghi ngờ gì nữa, theo Điều 121 và những câu hỏi về việc phân định biên giới biển, các phần của 2 trong số những lô đất này (BS16, DW04) kéo dài mà không có sự giải thích đối với các vùng biển vượt xa hơn 200 hải lý từ bất cứ đảo nào được Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (cửa khẩu xanh). Đây là sự xác nhận quyền tài phán biển vượt quá điều đã được ấn định trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc.

Các luật lệ bên trong Trung Quốc cũng cho thấy rằng Trung Quốc xác nhận cơ bản pháp lý đối với những tuyên bố chủ quyền biển mà khác biệt, và thêm vào, đối với Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Thí dụ, Luật về Bảo Vệ Môi Trường Biển năm 1999 của Trung Quốc mô tả phạm vi áp dụng như bao gồm “các vùng biển nội địa, lãnh hải, khu vực tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và các vùng biển khác dưới quyền tài phán của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.”(51) Vì quyền tài phán của quốc gia ven bờ biển theo Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc được giới hạn tới các vùng biển được nói đến ở trên, không rõ điều gọi là “các vùng biển khác” được đề cập đến ở trên, và có lẽ nhóm từ này chỉ cho các vùng nơi mà Trung Quốc xem là họ có chủ quyền lịch sử. Đánh giá dưới đây trắc nghiệm có phải có cơ bản theo luật quốc tế đối với tuyên bố chủ quyền biển lịch sử và quyền lịch sử cúa Trung Quốc đối với các vùng biển trong đường đứt đoạn hay không.

Đánh Giá Phần I – Có Phải Trung Quốc Đã Tuyên Bố Chủ Quyền Lịch Sử ?

Vấn đề sơ khởi, như thảo luận trước cho thấy, Trung Quốc không thực sự tuyên bố chủ quyền thuộc phạm vi tòa án đối với “các vùng biển lịch sử” hay “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển của Biển Đông trong đường đứt đoạn.

Một quốc gia tuyên bố chủ quyền lịch sử phải công bố trước quốc tề về sự tuyên bố chủ quyền như thế.(52) Như được trình bày trong một nghiên cứu tổng quát gần đây về các vùng biển lịch sử, “sự thông báo chính thức về tuyên bố chủ quyền [lịch sử] như thế thông thường là cần thiết để có được sự minh bạch đầy đủ; để, ít nhất, những quốc gia khác có cơ hội phủ bác bất cứ sự đồng ý nào với sự tuyên bố chủ quyền qua việc phản kháng vân vân.”(53)

Với Biển Đông, có vẻ như là không có luật lệ, tuyên cáo, công bố, hay bất cứ tuyên bố chính thức nào của Trung Quốc mô tả và đặt cộng đồng quốc tế vào sự chú ý về tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với các vùng biển trong đường đứt đoạn. Việc đề cập đến “các quyền lịch sử” trong luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998 của Trung Quốc là, như là vấn đề pháp lý, một “điều khoản đặc miễn”; tuyên bố mà chính nó không tuyên bố chủ quyền, và luật không chứa đựng việc nói đến bản đồ đường đứt đoạn.(54) Mặc dù một số luật lệ của Trung Quốc nói tới “các vùng biển khác nằm trong quyền tài phán của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa,” nó không cho thấy tính bản chất, cơ bản, hay vị trí địa lý của quyền tài phán như thế, những điều luật đó cũng không đề cập đến các tuyên bố chủ quyền “lịch sử” thuộc bất cứ loại nào. Trong khi Thư Phản Đối năm 2011 của Trung Quốc nói rằng “chứng cứ lịch sử và pháp lý” hậu thuẫn “chủ quyền và các quyền liên quan và quyền tài pháp” của Trung Quốc, mà Thư Phản Đối, như luật về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1998, không phải là một công bố về tuyên bố chủ quyền. Hơn nữa, “chứng cứ lịch sử” có thể đề cập đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, và không phải các vùng biển.(55)

Sự ấn hành duy nhất bởi Trung Quốc đối với bản đồ đường đứt đoạn vào năm 1947 đã không thể tạo thành thông báo chính thức của tuyên bố chủ quyền biển. “Bản Đồ Các Đảo Biển Đông” của Trung Quốc đã không cho thấy đó là tuyên bố chủ quyền biển, và việc ấn hành trong nội địa bằng tiếng Trung Quốc không phải là hành động của công bố rộng rãi trên trường quốc tế đủ để báo động đúng cách cho cộng đồng thế giới về tuyên bố chủ quyền như thế, cho dù nó đã xác định như vậy.(56) Nhiều bản đồ đã được xuất bản bởi Trung Quốc cũng thiếu sự chính xác, rõ ràng, và nhất quán để có thể chuyển đạt tính bản chất và phạm vi của tuyên bố chủ quyền biển. “Tuyên bố của nguyên tắc” của Tòa Công Lý Quốc Tế (ICJ) trong Tranh Chấp Biên Giới giữa Burkina Faso và Mali mô tả hiệu lực pháp lý của các bản đồ như sau:

Cho dù trong những phân định biên giới hay xung đột lãnh thổ quốc tế, các bản đồ chỉ tạo ra thông tin mà sự chính xác thì thay đổi khác nhau theo mỗi trường hợp; đối với chinh nó, và chỉ qua công dụng của sự hiện hữu, chúng không thể tạo nên quyền sở hữu lãnh thổ, nghĩa là, một văn bản được luật quốc tế cấp cho với hiệu lực pháp lý có sẵn đối với mục đích lập thành quyền chủ quyền lãnh thổ. Tất nhiên, trong một số trường hợp, các bản đồ có thể đạt được hiệu lực pháp lý như thế, nhưng trong trường hợp này hiệu lực pháp lý không tự có chỉ từ công đức có sẵn của chúng: bởi vì các bản đồ như thế thuộc vào loại biểu hiện vật chất của ước muốn của một quốc gia hay nhiều quốc gia liên quan. Thí dụ, đây là trường hợp khi mà các bản đồ được phụ lục theo với một văn bản chính thức mà chúng tạo ra một thành phần không thể tách rời. Ngoại trừ trong trường hợp đã xác định rõ ràng này, các bản đồ chỉ là bằng chứng bên ngoài của độ tin cậy khác nhau hay không đáng tin cậy mà có thể được sử dụng, cùng với bằng chứng khác của loại tình huống, để tạo dựng hay tái cấu trúc các sự kiện thật.(57)

Tuyên Bố Lãnh Hải năm 1958 của Trung Quốc cũng trái ngược quan điểm rằng Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền của “các vùng biển lịch sử” hay “các quyền lịch sử” trong đường đứt đoạn. Tuyên bố đó đề cập tới “biển cả” tách rời đại lục và các đảo ven bờ của Trung Quốc với “tất cả những đảo khác thuộc Trung Quốc.” Khái niệm về “biển cả” như tách biệt pháp lý ra khỏi bất cứ loại vùng biển quốc gia nào khác và không phải là đối tượng chiếm hữu quốc gia hay sử dụng đặc quyền là một luật lệ được thành lập của luật quốc tế qua nhiều thế kỷ trước Tuyên Bố năm 1958 của Trung Quốc. Hơn nữa, phạm vi mà Tuyên Bố năm 1958 thực hiện tuyên bố chủ quyền lịch sử, đó là đối với một vùng biển khác -- Bột Hải (Bo Hai, Pohai), một cái vịnh nằm ở đông bắc Trung Quốc.(58) Nếu Trung Quốc vào năm 1958 đã xem các vùng biển trong đường đứt đoạn được ấn hành trong các bản đồ của họ tạo thành các vùng biển lịch sử của Trung Quốc, thì họ nên đề cập đến điều này trong Tuyên Bố năm 1958 cùng với tuyên bố chủ quyền của họ đối với Bột Hải. Thay vì vậy, nội dung của Tuyên Bố đó, đặc biệt phần nói về “biển cả,” cho thấy rằng Trung Quốc đã không xem các vùng biển trong đường đứt đoạn có đặc tính lịch sử.

Cộng đồng quốc tế phần lớn đã xem bản đồ đường đứt đoạn của Trung Quốc trong cách phù hợp với quan điểm này. Thực tế, một nghiên cứu toàn diện về các vùng biển lịch sử được xuất bản vào năm 2008 đã không chỉ không thảo luận đường đứt đoạn của Trung Quốc,(59) mà cũng không có đường đứt đoạn được xác định trong các bản tóm lược của Chính Phủ Hoa Kỳ về các tuyên bố chủ quyền biển lịch sử trong phạm vi công cộng.(60) Phản đối quốc tế chính thức về đường đứt đoạn chỉ bắt đầu sau khi Trung Quốc phát hành Thư Phản Đối năm 2009 của họ như được mô tả ở trên trong nghiên cứu này.(61)

Đánh Giá Phần 2 – Tuyên Bố Chủ Quyền Lịch Sử Có Giá Trị Không?

Trung Quốc đã không tiến tới một tuyên bố thuộc phạm vi lịch sử của chủ quyền trên vùng biển trong đường đứt đoạn (“các vùng biển lịch sử” hay “tên lịch sử”) hay một tập hợp quyền nhẹ hơn (“quyền lịch sử”) trong vùng biển đó. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc xem đường đứt đoạn xuất hiện trên các bản đồ của họ cho thấy chủ quyền lịch sử, như một tuyên bố chủ quyền thì trái ngược với luật quốc tế.

Những tranh luận thuận theo các tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc thường cho rằng Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc thừa nhận những tuyên bố chủ quyền như vậy.(62) Tuy nhiên, một tuyên bố chủ quyền biển lịch sử hay quyền lịch sử của Trung Quốc trong đường đứt đoạn sẽ không được thừa nhận bởi Công Ước. Văn bản và lịch sử soạn thảo của Công Ước nói rõ rằng, ngoài thể loại hẹp của “các vịnh ‘lịch sử’” gần bờ biển (Điều 10) và “tên lịch sử ” trong văn bản của sự phân định biên giới lãnh hải (Điều 15), luật quốc tế hiện đại về biển không thừa nhận lịch sử như căn bản cho quyền tài phán biển. Một tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong Biển Đông sẽ bao gồm các khu vực cách xa các vùng đất mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, và do đó sẽ dính tới các điều khoản của Công Ước liên quan vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, và có thể biển cả. Không giống Điều 10 và 15, các điều khoản của Công Ước liên quan tới các vùng biển không chứa đựng bất cứ ngoại trừ nào đối với tuyên bố chủ quyền lịch sử trong việc vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven bờ biển hay quyền tự do của tất cả các nước.(63)

Bởi vì các điều khoản của Công Ước liên quan tới vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, và biển cả không chứa đựng các ngoại lệ đối với các tuyên bố chủ quyền lịch sử, các điều khoản của Công Ước sẽ thắng bất cứ sự khẳng định nào của tuyên bố chủ quyền lịch sử được thực hiện trong các lãnh vực đó. Nghiên cứu năm 1962 về các vùng biển lịch sử được ủy nhiệm bởi Hội Nghị thực hiện theo Công Ước Geneva năm 1958 đạt được cùng kết luận này với sự tôn trọng đối với giải thích của Công Ước năm 1958 về Lãnh Hải và Khu Vực Tiếp Giáp.(64)

Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc năm 1982 tiếp tục phương pháp giải quyết này bằng việc giữ lại các điều khoản liên quan tới các vịnh lịch sử và các quyền sở hữu mà giống với những điều khoản chứa đựng trong Công Ước năm 1958. Nếu những nhà phác thảo Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc có ý cho phép các tuyên bố chủ quyền lịch sử của một quốc gia để bác bỏ quyền phát biểu của các nước khác, thì Công Ước đã phản ảnh chủ tâm này trong văn bản của họ. Thực tế, như với Công Ước năm 1958, Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc giới hạn sự xác đáng của các tuyên bố chủ quyền lịch sử đối với sự phân định các vịnh và lãnh hải.

Theo đó, đối với “quyền lịch sử” của Trung Quốc có thể trong Biển Đông,(65) bất cứ quyền nào như thế do đó cũng cần phù hợp với các điều khoản của Công Ước để đối phó với những hoạt động liên quan. Các luật lệ hàng hải được đặt ra trong Công Ước, và những luật này phản ảnh việc sử dụng lưu thông hàng hải truyền thống của biển. Các luật liên quan tới sự khai thác dầu hỏa và khí đốt thì cũng được đặt ra trong Công Ước, không có ngoại lệ nào đối với quyền lịch sử trong bất cứ văn bản nào. Cũng vậy, các luật đánh bắt cá được đặt ra trong Công Ước, gồm những luật giới hạn thuộc về việc sử dụng lịch sử mà không cung cấp căn cứ cho chủ quyền, quyền chủ quyền, hay quyền tài phán.(66)

Như trường hợp the Gulf of Maine Chamber của Tòa Án Công Lý Quốc Tế ghi trong phán quyết năm 1984 của họ, sự xuất hiện của quyền tài phán duy nhất của quốc gia ven bờ biển đối với nghề đánh bắt cá trong vòng 200 hải lý của bờ biển của họ bác bỏ việc sử dụng trước đây và quyền của các quốc gia khác trong khu vực đó.(67)

Cũng có những tranh luận rằng “tên lịch sử ” và “quyền lịch sử” là “những vấn đề không được quy định bởi Công Ước [và như thế] tiếp tục được chi phối bởi các luật lệ và nguyên tắc của luật quốc tế chung chung” ngoài Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc.(68) Lập trường này không được hậu thuẫn bởi luật quốc tế và hiểu sai phạm vi bao quát của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Công Ước đặt ra các chế độ pháp lý đối với tất cả khu vực của biển. Như đã thảo luận ở trên, những vấn đề như lưu thông hàng hải, khai thác dầu khí, và đánh bắt cá là nằm trong sự kiện “được quy định bởi Công Ước.” Do vậy, một quốc gia có thể không vi phạm các điều khoản của Công Ước trên những vấn đề như thế bằng cách tuyên bố chủ quyền biển lịch sử hay quyền lịch sử theo “luật quốc tế chung chung.” Dù một nước có thể cần viện dẫn “luật quốc tế chung chung” để xác định ý nghĩa của các điều khoản đặc biệt trong Công Ước – như các viện dẫn tới các vịnh lịch sử và tên lịch sử trong Điều 10 và 15, theo thứ tự -- Công Ước không cho phép một quốc gia dùng đến “luật quốc tế chung chung” như là căn bản thay thế đối với quyền tài phán biển mâu thuẫn với các điều khoản được trình bày trong Công Ước liên quan tới các vùng biển.

Thậm chí gỉa định rằng tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trong Biển Đông được quy định bởi “luật quốc tế chung chung” đúng hơn là Công Ước, thì tuyên bố cũng sẽ cần được chứng minh là đúng theo luật như thế. Trong vấn đề này, tuyên bố chủ quyền các vùng biển lịch sử của Trung Quốc trong Biển Đông sẽ không thể qua khỏi bất cứ yếu tố nào của cuộc trắc nghiệm pháp lý gồm 3 phần được mô tả ở trên theo Cơ Sở Phân Tích:

(1) Không công khai, minh bạch, và thực thi hiệu quả quyền lực trên Biển Đông. Trung Quốc đã không thông tri tính bản chất của tuyên bố của họ trong đường đứt đoạn trong thời gian khi mà Trung Quốc có thể hậu thuẫn để thiết lập một tuyên bố chủ quyền lịch sử; thực tế, tính bản chất của thẩm quyền của Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong đường đứt đoạn vẫn không được làm rõ ràng. Tương tự, Trung Quốc đã không thiết lập các tuyên bố chủ quyền của họ với sự nhất quán và sự chính xác. Như họ không thể làm thỏa mãn các đòi hỏi về “sự công khai” hay “sự minh bạch” với tuyên bố chủ quyền có giá trị đối với các vùng biển lịch sử.

(2) Không tiếp tục thực thi quyền lực trong Biển Đông. Từ lâu đã có sự sử dụng rộng rãi trong Biển Đông bởi những quốc gia tuyên bố chủ quyền khác trong cách mà không phù hợp với chủ quyền hay quyền tài phán đặc quyền của Trung Quốc. Nhiều đảo và những thực thể khác trong Biển Đông đã được chiếm không chỉ bởi Trung Quốc, mà còn bởi Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam, và Đài Loan, và các tuyên bố chủ quyền biển dựa vào đất liền của Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Brunei, Nam Dương, và Việt Nam cũng vươn ra Biển Đông. Các quốc gia này đã thực hiện nhiều hoạt động, như đánh bắt cá và khai thác dầu khí, trong vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền thuộc của họ mà không phù hợp với ‘hiệu lực” hay “sự thực thi liên tục” của chủ quyền hay đặc quyền của Trung Quốc trên vùng biển đó.

(3) Không có sự bằng lòng bởi các quốc gia ngoại quốc trong việc thực hiện quyền của Trung Quốc tại Biển Đông. Không có nước nào thừa nhận giá trị của tuyên bố chủ quyền lịch sử bởi Trung Quốc đối với khu vực trong đường đứt đoạn. Bất cứ sự đồng thuận ngầm được viện dẫn nào bởi các quốc gia đều có thể bị bác bỏ vì thiếu vắng sự minh bạch ý nghĩa của bất cứ tuyên bố chủ quyền lịch sử nào bởi Trung Quốc, đã được thảo luận ở trên. Do đó, một quốc gia tuyên bố chủ quyền không thể dựa vào các tuyên bố chủ quyền không công khai hay vật chất mơ hồ như nền tảng cho sự bằng lòng, nhưng thay vì vậy phải lập thành các tuyên bố chủ quyền của họ một cách rõ ràng và công khai, và với sự minh bạch đầy đủ, để các quốc gia khác có thể có nhận thức thực sự về bản chất và phạm vi của những tuyên bố chủ quyền đó.(69) Trong trường hợp đường đứt đoạn, theo thông tri chính thức đầu tiên của bản đồ đường đứt đoạn đối với cộng đồng quốc tế vào năm 2009, nhiều nước bị ảnh hưởng tức thì đã chính thức và công khai phản đối.(70) Thực tế Hoa Kỳ cũng đã lưu tâm tới phương diện thiếu vắng sự đồng thuận. Dù Chính Phủ Hoa Kỳ năng nỗ trong việc phản đối các tuyên bố chủ quyền lịch sử trên khắp thế giới mà họ thấy có vẻ quá đáng, Hoa Kỳ đã không phản đối đường đứt đoạn trên các căn cứ này bởi vì Hoa Kỳ không tin rằng một tuyên bố như thế lại được thực hiện bởi Trung Quốc. Đúng hơn, Hoa Kỳ đã đòi hỏi Chính Quyền Trung Quốc phải minh bạch các tuyên bố chủ quyền của họ.(71)

Sự thật là các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có trước Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc nên không cung cấp cơ sở theo Công Ước hay luật quốc tế cho việc vi phạm Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc.(72) Lời nói đầu của Công Ước nói rằng nó nhắm mục đích “để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan tới luật biển” và thiết lập trật tự pháp lý để nâng cao sự ổn định và sử dụng hòa bình các vùng biển.(73) Cứu cánh và mục đích của nó [Công Ước] là đặt ra chế độ pháp lý toàn diện, có thể tiên liệu, và rõ ràng mô tả các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia với phương diện biển. Việc cho phép các nước vi phạm những điều khoản của Công Ước bởi vì các tuyên bố chủ quyền của họ có trước là sự thực hiện của họ là trái ngược và phá hoại cứu cánh và mục đích này [của Công Ước]. Chỉ là, một quốc gia tuyên bố chủ quyền trên lãnh hải 200 hải lý vào thập niên 1950s không thể còn hợp pháp như một tuyên bố chủ quyền ngày nay, Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác cũng không thể duy trì tuyên bố chủ quyền biển lịch sử hay quyền lịch sử trong các vùng biển cách xa bờ biển của họ. Công Ước không cho phép những tuyên bố chủ quyền như thế, và ngoại trừ Công Ước thừa nhận bằng văn bản các tuyên bố chủ quyền lịch sử – như Điều 10 nói đến “các vịnh” – thì các điều khoản của Công Ước vượt thắng bất cứ tuyên bố chủ quyền lịch sử nào như vậy. Sự xuất hiện của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, như là luật công ước và sự phản ảnh luật quốc tế thông thường, đòi hỏi các quốc gia phải phù hợp các tuyên bố chủ quyền biển của họ với các điều khoản của nó [Công Ước].

Kết Luận

Trung Quốc đã không minh bạch các tuyên bố chủ quyền biển của họ liên quan tới những bản đồ đường đứt đoạn trong cách phù hợp với luật quốc tế. Những luật lệ, công bố, hành động chính thức, và những tuyên bố của Trung Quốc phô bày bằng chứng mâu thuẫn liên quan tới bản chất và phạm vi của những tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Bằng chứng có sẵn cho thấy ít nhất 3 giải thích khác nhau mà Trung Quốc có thể cố ý, gồm những đường đứt đoạn là (1) những đường mà trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên các đảo, cùng với những vùng biển mà các đảo đó tạo ra theo Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc; (2) những đường biên giới quốc gia; hay (3) các giới hạn của cái gọi là những tuyên bố chủ quyền biển lịch sử của nhiều loại khác nhau. Như giải thích thứ nhất, nếu những đường gạch trên các bản đồ của Trung Quốc được cố ý cho thấy chỉ những đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền thì, là phù hợp với luật biển, thì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc trong đường đứt đoạn cũng là những cái đặt ra trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, gọi là lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế, và thềm lục địa, vẽ theo Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc từ bở biển đại lục của Trung Quốc và những thực thể phù hợp với định nghĩa của một “đảo” theo Điều 121 của Công Ước.(74) Bởi vì chủ quyền trên các đảo ở Biển Đông bị tranh chấp, các vùng biển liên quan tới các đảo này cũng bị tranh chấp. Hơn nữa, ngay dù Trung Quốc có sở hữu chủ quyền các đảo, thì bất cứ vùng biển nào được tạo ra bởi các đảo đó theo Điều 121 cũng sẽ là đối tượng đối với sự phân định biên giới biển với các nước láng giềng.

Với giải thích thứ hai, nếu các đường gạch trên những bản đồ của Trung Quốc là cố ý cho thấy các đường biên giới quốc gia, thì những đường đó không có cơ sở pháp lý xác đáng theo luật biển. Theo luật quốc tế, các biên giới biển được tạo ra bởi sự đồng thuận giữa các quốc gia láng giềng; một nước không thể đơn phương thiết lập biên giới biển với nước khác. Hơn nữa, một biên giới như thế thì không phù hợp với thực tế quốc gia và luật học quốc tế, mà đã không chấp nhận các đảo biệt lập rất nhỏ như những đảo trong Biển Đông có trọng lượng trong việc quyết định vị trí của biên giới biển hơn các đường bờ biển đối ngược dài và liên tục.(75) Tuy nhiên, các đường gạch 2, 3, và 8 xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc không chỉ tương đối gần với các bở biển đất liền của các quốc gia khác, mà tất cả hay một phần của chúng là vượt xa hơn 200 hải lý từ bất cứ thực thể nào mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Sau cùng, nếu các đường gạch trên những bản đồ của Trung Quốc là cố tình chỉ vùng mà trong đó Trung Quốc tuyên bố chủ quyền được gọi là “các vùng biển lịch sử” hay “quyền lịch sử” đối với các vùng biển là đặc quyền đối với Trung Quốc, thì những tuyên bố chủ quyền như thế là không nằm trong thể loại hẹp của các tuyên bố chủ quyền lịch sử được công nhận trong Điều 10 và 15 của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Biển Đông là biển nửa kín lớn mà trong đó nhiều nước ven bờ có quyền hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, phù hợp với Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc; luật biển không cho phép những quyền lợi đó bị xâm đoạt bởi các tuyên bố chủ quyền biển của quốc gia khác dựa trên “lịch sử.” Ngược lại, mục đích chính và sự thành tựu của Công Ước là mang sự minh bạch và thống nhất đến các vùng biển mà những quốc gia ven bờ được quyền hưởng. Thêm nữa, ngay cả nếu sự trắc nghiệm pháp lý đối với các vùng biển lịch sử được áp dụng, thì tuyên bố chủ quyền đường đứt đoạn sẽ thất bại đối với từng yếu tố của trắc nghiệm đó.

Vì những lý do này, ngoại trừ Trung Quốc làm rõ rằng tuyên bố đường đứt đoạn chỉ phản ảnh tuyên bố chủ quyền các đảo trong đường đó và bất cứ vùng biển nào được tạo ra từ những thực thể đó theo luật quốc tế về biển, như được phản ảnh trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, bằng không tuyên bố chủ quyền đường đứt đoạn của họ [TQ] không phù hợp với luật quốc tế về biển.



Chú Thích:

(1) Tuyên bố chủ quyền này được đề cập tới bởi các hà bình luận qua nhiều tên khác nhau, gồm “Đường 9 Đoạn,” “Đường Dấu Chấm,” “Lưỡi Bò,” và “Đường Hình Chữ U.”

(2) Phái Đoàn Thường Trực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Thư Phản Đối CML/17/2009 và CML/18/2009, ngày 7 tháng 5 năm 2009, có sẵn trên trang mạng của Phân Bộ Về Vụ Đại Dương và Luật Biển (DOALOS) của Liên Hiệp Quốc:

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2009re_mys_vnm_e.pdf và

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/vnm37_09/chn_2009re_vnm.pdf

(3) Thư Phản Đối cũng có sẵn từ trang mạng của DOALOS:

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_mysvnm_33_2009.htm


4) Phái Đoàn Thường Trực của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, Thư Phản Đối CML/8/2011, ngày 14 tháng 4 năm 2011, có sẵn trên trang mạng của DOALOS:

http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/chn_2011_re_phl_e.pdf

Thư Phản Đối này không chứa bản đồ đường đứt đoạn.

(5) Các tác phẩm nghiên cứu để ngày xuất bản từ năm 1946 tới 1948. Đơn giản, nghiên cứu này nói tới “bản đồ năm 1947.” Xin xem, thí dụ, M. Sheng-Ti Gau, “The U-Shaped Line and a Categorization of the Ocean Disputes in the South China Sea” (Đường Hình Chữ U và Sự Phân Loại của Những Tranh Chấp Biển trong Biển Đông), Ocean Dev’t & Int’l L., 43:1, 57-69 tại 58 (2012) (nói rằng bản đồ được “xuất bản lần đầu” bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa vào tháng 12 năm 1946); K-H. Wang, “The ROC’s Maritine Claims and Practices with Special Reference to the South China Sea” (Tuyên Bố Chủ Quyền Biển của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Những Thực Tế với Sự Dẫn Chứng Đặc Biệt tới Biển Đông), Ocean Dev’t & Int’l L., 41:237-252 tại 243 (2010) (cho biết bản đồ được “công bố” vào năm 1947); L. Jinming và L. Dexia, “The Dotted Line on the Chinese Map of the South China Sea: A Note” (Đường Chấm Chấm Trên Bản Đồ Trung Quốc của Biển Đông: Ghi Chú), Ocean Dev’t & Int’l L., 34:387-95 tại 290 (2003) (nói rằng bản đồ được “in” vào năm 1947 và “được xuất bản” vào tháng 2 năm 1948).

(6) Jinming và Dexia, chú thích số 5 ở trên tại 289-90 (2003). Cũng xin xem,N. Alfred Hu, “South China Sea: Troubled Waters or a Sea of Opportunity?” (Biển Đông: Các Vùng Biển Tranh Chấp hay Biển Của Cơ Hội?”) Ocean Dev’t & Int’l L., 41:203-213 (2010).

(7) Khu vực này cuối cùng một phần được phân định bởi Trung Quốc và Việt Nam. Hiệp Ước Phân Định Lãnh Hải, Các Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Các Thềm Lục Địa trong Vịnh Beibu [Vịnh Tonkin] giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Bắc Kinh, ngày 25 tháng 12 năm 2000, có hiệu lực ngày 30 tháng 6 năm 2004, Thông Báo Luật Biển số 56, tại 137 (2004); V Internaional Maritime Boundaries [Các Biên Giới Biển Quốc Tế V] 3745-3758 (2005).

(8) Xem, thí dụ, “China’s New Weapon in the Battle for the South China Sea is… a Vertical Map” (Vũ Khí Mới Của Trung Quốc Trong Cuộc Chiến Giành Biển Đông Là… Bản Đồ Đứng), Wall Street Journal, ChinaRealTime blog, ngày 25 tháng 6 năm 2014. “Bản đồ đứng” này được xuất bản lần đầu tiên bởi Sinomaps vào năm 2013 và được làm lại sau đó bởi Human Map Publishing House vào năm 2014.

(9) Những tính toán đối với nghiên cứu này được thực hiện trong ESRI ArcMap 10. Những đường gạch được dùng trong việc miêu tả địa lý và những tính toán cho nghiên cứu này được kỹ thuật số hóa các bản đồ từ tỉ lệ 1:10,600,000 (năm 2009) và tỉ lệ 1:12,000,000 (năm 1947) và lấy tên dự án Mercator.

(10) Sự báo trước tương tự này áp dụng cho những tính toán đề cập tới đường đứt đoạn trên bản đồ năm 1947, phối hợp với bản đồ cũng đã không được xuất bản bởi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa hay Cộng Hòa Trung Hoa.

(11) Các tường trình truyền thông thường nói đến những phỏng đoán 80% hay cao hơn. Phần trăm chính xác tùy thuộc phạm vi địa lý giả định của Biển Đông. Đường đứt đoạn bao gồm 62% các vùng biển trong Biển Đông khi sử dụng những giới hạn được mô tả trong Các Giới Hạn S-23 Về Đại Dương và Các Vùng Biển của Tổ Chức Thủy Văn Quốc Tế (IHO) (năm 1953), có sẵn trên trang mạng của IHO ở địa chỉ: http://www.iho.int/iho_pubs/IHO_Download.htm#S-23. S-23 mô tả những giới hạn đối với Biển Đông như gồm Vịnh Đài Loan, Vịnh Tonkin, và điều mà đôi khi đề cập đến như là Biển Natuna Sea.

(12) Địa chỉ của CIA World Factbook vào các Đảo Trường Sa và Hoàng Sa: https://www.cia.gov/library/publications/theworld-factbook/

(13) Không có gì trong nghiên cứu này có ý định giữ lập trường khẳng định xem các thực thể trong Biển Đông là “các đảo” theo Điều 121 của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc hay bất cứ các đảo nào như thế là “những bãi đá” theo Điều 121 (3).

(14) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, Vịnh Montego Bay, đã mở rộng cho sự ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 1982, có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 1994, theo 1833 UNTS 397, có sẵn trên trang mạng của DOALOS tại địa chỉ:

http://www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/closindx.htm

Trung Quốc đã phê chuẩn Công Ước vào ngày 7 tháng 6 năm 1996. Hoa Kỳ xem các điều khoản của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc được trích trong nghiên cứu này là phản ảnh luật quốc tế thông lệ, như các tòa án và các toà công lý quốc tế cũng xem như vậy. Xem, thí dụ, J.A. Roach, “Today’s Customary International Law of the Sea” (Luật Quốc Tế Thông Lệ Về Biển Hiện Nay), Ocean Dev’t & Int’l L., 45:239-252 (2014).

(15) Một “’đảo quốc’ có nghĩa là một quốc gia được hình thành hoàn toàn bởi một hay nhiều đảo và có thể gồm những đảo khác.” Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, như chú thích 14 ở trên, Điều 46(a). Do đó, các Đảo Quốc không gồm các quốc gia trong lục địa như Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

(16) Tuy nhiên, Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, như chú thích 14 ở trên, Điều 13, nói rằng: “Nơi mà độ cao thủy triều thấp chiếm toàn bộ hay một phần ở khoảng cách không quá xa bề rộng của lãnh hải tính từ đất liền hay một đảo, dòng nước thấp trên độ cao đó có thể được dùng như đường cơ sở cho việc đo đạc bề rộng của lãnh hải.” “Độ cao thủy triều thấp” được định nghĩa như là “vùng đất được hình thành một cách thiên nhiên mà được bao quanh bởi và ở trên mặt nước lúc thủy triều thấp nhưng chìm dưới lúc thủy triều cao.” Nguồn trích ở trên.

(17) Xem, chẳng hạn, Territorial and Maritime Dispute (Nicaragua v. Colombia) (Tranh Chấp Lãnh Thổ và Biển (giữa Nicaragua và Colombia), I. C. J., Phán Quyết ngày 19 tháng 11 năm 2012.

(18) Công Ước Về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp, Geneva, ngày 29 tháng 4 năm 1958, có hiệu lực ngày 10 tháng 9 năm 1964, 516 UNTS 205, có sẵn trên trang mạng:

https://treaties.un.org/doc/Publication/UNTS/Volume%20516/v516.pdf

(19) Xem, thí dụ, Những Giới Hạn Trên Các Biển Số 112: “Hoa Kỳ Phản Ứng Trước Các Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Quốc Gia Đặc Quyền,” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 9 tháng 3 năm 1992; Bản Ghi Nhớ từ Bernard H. Oxman, Phụ Tá Cố Vấn Pháp Lý Về Hải Dương Vụ của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ (ngày 17 tháng 9 năm 1973), được chấp thuận thành Bản Tóm Tắc về Sự Thực Hiện của Hoa Kỳ Trong Luật Quốc Tế năm 1973, ở 244 (ấn bản của S. W. Rovine).

(20) Trường Hợp Ngư Nghiệp (Anh Quốc chống lại Na Uy), năm 1951 I.C.J. 116 (ngày 18 tháng 12), trang 130, 133, 138. 142: Tranh Chấp Biên Giới Đất Liền, Đảo và Biển (El Salvador/Honduras), năm 1992 I.C.J. 350 (ngày 11 tháng 9), các đoạn 384, 394; Ủy Ban Luật Quốc Tế, Chế Độ Pháp Lý của Các Vùng Biển Lịch Sử, Gồm Các Vịnh Lịch Sử, [năm 1962] 2 Y.B. Int’l L. Ủy Ban 1, Văn Bản Liên Hiệp Quốc. A/CN.4/143 [Nghiên Cứu của Liên Hiệp Quốc sau đây]. Cũng xin xem luật học của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ, thí dụ, Hoa Kỳ chống lại Louisiana, 394 Hoa Kỳ 11, 23 (năm 1969), và Hoa Kỳ chống lại California, 381 Hoa Kỳ 139, 172 (năm 1965).

(21) Xem, thí dụ, El Salvador/Honduras, chú thích 20 ở trên; Thềm Lục Địa (Tunisia/Libya), năm 1982 I.C.J. 18 (ngày 24 tháng 2); Eritrea/Yemen, Bồi Thường trong Giai Đoạn Đầu của Việc Tố Tụng, (Perm. Ct. Arb. Ngày 9 tháng 10 năm 1998) và Bồi Thường trong Giai Đoạn Thứ Hai của Việc Tố Tụng, các đoạn 103, 107 (Perm. Ct. Arb. Ngày 17 tháng 12 năm 1999), trang mạng: http://www.pcacpa.org/showpage.asp?pag_id=1160

(22) Trường Hợp Ngư Nghiệp, chú thích 20 ở trên.

(23) “Bởi ‘các vùng biển lịch sử’ thì thường có nghĩa là các vùng biển được đối xử như các vùng biển nội địa mà không có đặc tính đó thì nó không phải là sự hiện hữu của tên lịch sử.” Trường Hợp Ngư Nghiệp, chú thích 20 ở trên, trang 130.

(24) Luật về Lãnh Hải và Vùng Tiếp Giáp của ngày 25 tháng 2 năm 1992, có sẵn trên trang mạng của DOALOS ở địa chỉ:

http://www.un.org/depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/CHN_1992_Law.pdf

Xem Điều 2.

(25) Nghiên cứu này không cố xem xét giá trị của các tuyên bố chủ quyền bởi Trung Quốc hay các quốc gia khác đối với các thực thể trong Biển Đông. Hoa Kỳ đã nhiều lần xác định rằng họ không đứng ở lập trường như một quốc gia có chủ quyền trên các thực thể của Biển Đông. Chẳng hạn, xem Tuyên Bố bởi Quyền Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 10 tháng 5 năm 1995 (“Hoa Kỳ không đứng ở lập trường trên gía trị pháp lý của các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trên nhiều đảo, bãi đá ngầm, đảo san hô và cồn trong Biển Đông”). Điều này tiếp tục là lập trường của Hoa Kỳ, và không có gì trong nghiên cứu này nên được phân giải như là lập trường của Chính Phủ Hoa Kỳ liên quan tới giá trị của các tuyên bố chủ quyền cạnh tranh trên bất cứ đảo nào trong Biển Đông, mà không phải là vấn đề được chi phối bởi luật biển.

(26) Xem như trên.

(27) Trong việc đánh giá lập trường của Chính Phủ Trung Quốc với bình diện phạm vi các tuyên bố chủ quyền biển của họ trong Biển Đông, nghiên cứu này, bởi sự cần thiết, đã tập trung vào các quan điểm được xác nhận bởi Chính Phủ và không gán cho Trung Quốc những quan điểm hay phân tích của các nguồn không phải chính phủ, như các viện thuộc pháp luật hay các viện khác của Trung Quốc.

(28) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 2.

(29) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 56, 77, 79, 80, và 81.

(30) Luật Lãnh Hải, chú thích 24 ở trên.

(31) Tuyên Bố Về Lãnh Hải của Trung Quốc, được in lại trong Các Giới Hạn Trong Các Biển Số 43: “Những Đường Cơ Sở Eo Biển: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa,” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 7 năm 1972.

(32) Luật Vùng Đặc Quyền Kinh Tế và Thềm Lục Địa, được chấp thuận và thực hiện ngày 26 tháng 6 năm 1998, có sẵn trên trang mạng:

http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/PDFFILES/chn_1998_eez_act.pdf

Xem Điều 2.

(33) Thư Phản Đối, chú thích 4 ở trên.

(34) Tuyên Bố, chú thích 31 ở trên, đoạn 1 và 2.

(35) Các vùng biển này phải được vẽ từ những đường cơ sở phù hợp với những điều được đặt ra trong Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc. Hoa Kỳ đã phản đối việc Trung Quốc dùng các đường cơ sở eo biển (bao gồm trong lục địa của họ, Đảo Hải Nam, Quần Đảo Hoàng Sa) như vùng đặc quyền và không phù hợp với Công Ước. J. A. Roach và R. W. Smith, Các Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Đặc Quyền, ấn bản lần thứ 3 (Nijhoff, năm 2012) ở 98 và ghi chú 103. Cũng xin xem, Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển Số 117: “Tuyên Bố Chủ Quyền Các Đường Cơ Sở Eo Biển: Trung Quốc,” Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 9 tháng 7 năm 1996.

(36) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 121.Với phương diện quan điểm của Hoa Kỳ, xem chú thích 13 ở trên.

(37) Xem chú thích 16 ở trên, đề cập đến sự đo đạc của các vùng biển từ cao độ thủy triều thấp.

(38) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 60.

(39) Hoa Kỳ không đứng ở lập trường nào liên quan tới những tranh chấp chủ quyền này. Xem chú thích 25 ở trên.

(40) Chẳng hạn, xem “Notification and Statement of Claim” (Thông Báo và Tuyên Bố về Tuyên Bố Chủ Quyền), ngày 22 tháng 1 năm 2013, có sẵn trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao Phi Luật Tân ở địa chỉ: http://www.dfa.gov.ph/index.php/component/docman/doc_download/56-notification-andstatement-of-claim-on-west-philippine-sea?Itemid=546.

Những vấn đề liên quan tới trường hợp này có sẵn trên trang mạng của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ở địa chỉ: http://www.pca-cpa.org/showproj.asp?pag_id=1529

(41) Nhấn mạnh thêm. Xem thảo luận về Căn Bản của Phân Tích, ở trên.

(42) Chẳng hạn, xem Continental Shelf (Libya /Malta) (Thềm Lục Địa), 1985 I.C.J. 13, đoạn 73 (ngày 3 tháng 6) (xét rằng cả “bối cảnh địa lý nói chung mà trong đó các đảo của Malta có vẻ như là thực thể tương đối nhỏ” và “Sự khác biệt rất lớn trong chiều dài của các bờ biển có liên quan của 2 Bên.”). Cũng xin xem Nicaragua chống lại Colombia, chú thích 17 ở trên. Đối với thào luận của thực tiễn và luật học của quốc gia, thí dụ, xem V. Prescott và G. Triggs, “Islands and Rocks and their Role in Maritime Delimitation” (Các Đảo và Bãi Đá và Vai Trò của chúng trong Việc Phân Định Biển), Những Biên Giới Biển Quốc Tế, 3245-3280 (ASIL, 2005).

(43) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 76, đoạn 1, nói rằng các giới hạn thềm lục địa có thể kéo dài hơn 200 hải lý. Xét rằng diện mạo địa lý của đáy biển của Biển Đông và việc không khẳng định bởi Trung Quốc về quyền được hưởng đối với thềm lục địa hơn 200 hải lý trong Biển Đông, nghiên cứu này cho rằng Trung Quốc không xem rằng thềm lục địa được tạo ra bởi các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trong Biển Đông kéo dài hơn 200 hải lý.

(44) Xét rằng các bản đồ đường đứt đoạn có trước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quan điểm của Đài Loan cũng là thú vị. Trong năm 1993, Đài Loan chính thức chấp thuận “Các Hướng Dẫn Chính Sách đối với Biển Đông,” nói rằng quan điểm các vùng biển trong đường đứt đoạn là “giới hạn biển lịch sử” của họ trong cái mà Đài Loan “sở hữu tất cả quyền và lợi.” Trích trong K-H. Wang, “The ROC’s Maritime Claims and Practices with Special Reference to the South

China Sea” (Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Các Thực Tiễn Với Dẫn Chứng Đặc Biệt Đối Với Biển Đông), Ocean Dev’t & Int’l L., 41:237-252 (2010). Luật biển tiếp theo được ban hành bởi Đài Loan và, tuy nhiên, các tuyên bố công khai sau đó cho thấy rằng quan điểm này có thể không còn được chính phủ Đài Loan giữ nữa. Xem chẳng hạn, và Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển Số 127: “Taiwan’s Maritime Claims” (Các Tuyên Bố Chủ Quyền Biển Của Đài Loan), Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 11 năm 2005.

(45) Luật, chú thích 32 ở trên. Điều 14 (nhấn mạnh thêm).

(46) Chẳng hạn, xem Viện Biển Đông của Đại Học Xiamen, “Bản đồ mới thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển,” Báo South China Sea Bulletin, Bộ 2, Số 8, ngày 1 tháng 8 năm 2014, trang 1-2; Z. Gao và B.B. Jia, “The Nine-Dash Line in the South China Sea: History, Status, and Implications” (Đường 9 Đoạn Trong Biển Đông: Lịch Sử, Tình Trạng, và Những Liên Quan) Am. J. Int’l L. 107:98-124, 124 (2013); và Keyuan, chú thích 58 và 65 dưới đây.

(47) Cuộc Họp Báo Thường Lệ của phát ngôn viên Qui Gang của MFA, ngày 10 tháng 3 năm 2014, có sẵn trên trang mạng ở địa chỉ:

http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1136288.shtml

“Tất cả chúng ta được biết rằng Trung Quốc có chủ quyền trên các Đảo Nam Sa [Trường Sa] và những vùng biển quanh các đảo đó, gồm Bãi Đá Ngầm Ren’ai Reef” (nhấn mạnh thêm). Ren’ai là tên tiếng Trung Quốc chỉ Bãi Đá Second Thomas Shoal.

(48) “Trung Quốc báo cho biết về dầu hỏa ở Biển Đông,” báo Economic Times, ngày 15 tháng 9 năm 2011 (nhấn mạnh thêm).

(49) “Các tàu Trung Quốc tuần tra lãnh thổ miền cực nam,” theo Tân Hoa Xã, ngày 26 tháng 1 năm 2014. Cũng xem, B. Hayton, “How a non-existent island became China's southernmost territory” (“Làm cách nào một đảo không hiện hữu lại trở thành lãnh thổ cực nam của Trung Quốc”), báo South China Morning Post, ngày 9 tháng 2 năm 2013 và “Loss of James Shoal could wipe out state’s EEZ” (Mất Bãi Đá Ngần James Shoal có thể xóa sổ vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia”), báo Borneo Post, ngày 5 tháng 2 năm 2014. Những lễ này được báo cáo gồm việc đặt xuống những bảng đánh dấu bằng thép hay những hòn đá được chạm khắc một bên hông của tàu và trên bờ đá ngầm. Nguồn trích ở trên.

(50) Hãng CNOOC, “Thông Báo của Một Phần Những Lô Mở trong Các Vùng Biển theo quyền tài phán của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Sẵn Sàng Cho Sự Hợp Tác Ngoại Quốc vào năm 2012,” tài liệu có ở địa chỉ:

http://en.cnooc.com.cn/data/html/news/2012- 06-22/english/322127.html

CNOOC là “công ty quốc doanh hoạt động trực tiếp với Ủy Ban Giám Sát Tài Sản Công và Điều Hành của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.” Nguồn trích ở trên.

(51) Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Biển, năm 1999, Điều 2 và 39. Những đề cập tương tự tới “các vùng biển khác dưới quyền tài phán của Trung Quốc” có thể được tìm thấy trong Luật Khảo Sát và Lập Bản Đồ của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, năm 2002 (Điều 2, 7, 32, 41, và 51) và Các Quy Định của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa về Việc Quản Trị Nghiên Cứu Khoa Học Biển Liên Quan Tới Ngoại Quốc, năm 1996 (Điều 2, 4, 9, và 10).

(52) Xem, Nghiên Cứu Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 20 ở trên, ở các đoạn 125-130 (kết luận rằng có “các lý do vững mạnh để tin rằng sự minh bạch của việc thực hiện chủ quyền … được đòi hỏi …”) và đoạn 96.

(53) C. R. Symmons, Historic Waters in the Law of the Sea: A Modern Re-Appraisal (Các Vùng Biển Lịch Sử Trong Luật Biển: Tái Thẩm Định Lại Hiện Nay) (Nijhoff, 2008), ở 145. Nhấn mạnh trong nguyên gốc.

(54) Luật, chú thích 32 ở trên, Điều 14 (Các điều khoản của Luật này không ảnh hưởng quyền lịch sử…” (nhấn mạnh thêm).

(55) Thực tế, chứng cứ lịch sử là xác đáng theo luật quốc tế có thể áp dụng cho những vụ tranh chấp chủ quyền đất đai, và phần luật này thì riêng biệt từ luật biển. Xem, Nicaragua chống lại Colombia, chú thích 17 ở trên, các đoạn, 66-84 (áp dụng khái nhiệm “ngày quan trọng” và “hiệu quả” đối với tranh chấp chủ quyền các đảo).

(56) Nhấn mạnh thêm. Xem, E. Franckx và M. Benatar, “Dots and Lines in the South China Sea: Insights from the Law of Map Evidence” (Những Dấu Chấm và Đường Trong Biển Đông: Hiểu Biết Từ Luật Chứng Cứ Bản Đồ), Asian J. của Int’l L., 2 (2012), 89-118 (chú thích về đường đứt đoạn là “bản đổ là thuộc về giá trị chứng minh không còn nghi ngờ trong ánh sáng của các yếu tố khác nhau phơi bày trong quyền tài phán quốc tế liên quan tới chứng cứ bản đồ”).

(57) Tranh Chấp Biên Giới (Burkina Faso/Republic of Mali), 1986 I.C.J. 554 (ngày 22 tháng 12), đoạn 54. Đánh giá gần đây nhất của Tòa Án về giá trị chứng cứ của các bản đồ là Nicaragua chống lại Colombia, chú thích 17 ở trên, các đoạn 96-102.

(58) Fu Chu, Concerning the Question of Our Country’s Territorial Sea (in Chinese) (Quan Tâm Về Nghi Vấn Lãnh Hải Của Đất Nước Chúng Ta (tiếng Trung Quốc)), Bắc Kinh, 1959, bản dịch được cung cấp trong Luật Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Quốc Tế: Nghiên Cứu Tài Liệu, Nhà Xuất Bản Đại Học Princeton (1974), trang 470-79, 483-84 (nói rằng “nếu các vịnh lớn hay vịnh nhỏ có lợi ích quan trọng với phương diện quốc phòng và kinh tế quốc gia của các nước ven bờ và qua thời gian dài các quốc gia ven bờ đã thực hiện quyền tài phán nhiều lần trên các vịnh lớn hay vịnh nhỏ, thì chúng có thể được xem như là các vịnh lớn hay vịnh nhỏ lịch sử… Vịnh Pohai là… vịnh lịch sử của quốc gia chúng ta.”) Keyuan đề cập tới tài liệu của Fu Chu như là cuốn sách nhỏ giải thích chính thức được xuất bản tại Trung Quốc để biện hộ cho Tuyên Bố Lãnh Hải của Trung Quốc.” Z. Keyuan, “Historic Rights in International Law and in China’s Practice” (Quyền Lịch Sử Trong Luật Quốc Tế và Trong Thực Tiễn Của Trung Quốc), Ocean Dev’t & Int’l L., 32:149-168, ở 156 (2001).

(59) Symmons, chú thích 53 ở trên.

(60) Chẳng hạn, xem Những Giới Hạn Trong Các Vùng Biển Số 112, chú thích 19 ở trên, ở 8-12. Quan Chức Đặc Biệt trong vụ kiện Hoa Kỳ chống lại Alaska (545 U.S. 75) xem “việc không có sự công bố [trên các danh sách] có ý nghĩa trong những bất đồng quốc tế về các tuyên bố vùng biển lịch sử.” Nguyên Gốc Số 128: Phúc Trình của Quan Chức Đặc Biệt về 6 Hành Động đối với Phán Quyết Tóm Tắc Một Phần và Một Hành Động đối với Sự Xác Nhận của việc Tuyên Bố Bãi Bỏ Tên, tháng 3 năm 2004, ở 111.

(61) Những phản đối, chú thích 3 và văn bản đi theo.

(62) Thí dụ, xem, Viện Biển Đông của Đại Học Xiamen, chú thích 46 ở trên (mô tả các bản đồ của Trung Quốc như là “sự nhấn mạnh tên lịch sử [của Trung Quốc]. Sau cùng, việc đề cập đến tên lịch sử là một phần của Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc.”).

(63) Trong các phần của Công Ước bao gồm các vùng biển, Công Ước chứa đựng một số điều khoản liên quan tới việc sử dụng lịch sử hay truyền thống của biển. Điều 62(3) đòi hỏi các quốc gia ven bờ phải đưa vào điều khoản “sự cần thiết để hạ tới mức tối thiểu sự rối loạn kinh tế trong các quốc gia mà người công dân có tập quán đánh bắt cá (nhấn mạnh thêm) trong vùng đặc quyền kinh tế. Điều 51 cũng đòi hỏi các đảo quốc, trong các vùng biển thuộc đảo quốc của họ, phải công nhận “quyền đánh bắt cá truyền thống và những hoạt động hợp pháp khác” (nhấn mạnh thêm) của các quốc gia láng giềng lân cận tức thì. Những điều khoản như thế có thể cung cấp cơ sở cho một quốc gia ven bờ tìm kiếm việc có được nghề đánh bắt cá của quốc gia ven bờ khác dựa trên sự đối đãi trước. Tuy nhiên, họ không cung cấp cơ sở cho chủ quyền, quyền chủ quyền, hay quyền tài phán.

(64) Nghiên Cứu của Liên Hiệp Quốc, chú thích 20 ở trên, các đoạn 72-76, thảo luận “các vùng biển lịch sử” như là một ngoại lệ đối với các điều luật được đặt ra trong công ước tổng quát [1958],” gồm cách giải thích Công Ước năm 1958 “trong các trường hợp mà tên lịch sử không được ưu tiên đề cập trong Công Ước.” Nghiên cứu nói rằng, “nếu các điều khoản của một điều được tìm thấy mâu thuẫn với một tên lịch sử đối với một vùng biển, và không điều khoản nào được bao gồm trong điểu khoản bảo vệ tên lịch sử, thì các điều khoản của điều này phải thắng giữa các bên đối với Công Ước. Điều này có vẻ tuân theo một sự trái ngược từ sự kiện là các điều 7 và 12 [của Công Ước năm 1958] nói đến các điều khoản bảo vệ quyền lịch sử; các điều khoản không có điều như thế phải được xem là không thừa nhận một ngoại lệ trong sự đồng thuận các quyền như vậy” (nhấn mạnh thêm). Như trên, đoạn 75.

(65) Chẳng hạn, xem các tài liệu tham khảo về quyền lịch sử bởi Z. Gao và B.B. Jia, chú thích 46 ở trên, ở đoạn 124 (nói rằng đường đứt đoạn “bảo tồn quyền lịch sử của Trung Quốc trong việc đánh bắt cá, vận chuyển đường biển, và những hoạt động trên biển khác như khai thác dầu hỏa và khí đốt trong các vùng biển và trong thềm lục địa”) và Keyuan, chú thích 58 ở trên, ở đoạn 162 (nói rằng “quyền [lịch sử] chắc nhất là Trung Quốc có thể hưởng quyền đánh bắt cá.”)

(66) Xem, chú thích 63 và 64 ở trên và bản văn đi theo.

(67) Sự Phân Định Biên Giới Biển trong Vịnh của Khu Vực Tiểu Bang Maine (ở biên giới Canada và Hoa Kỳ), 1984 I.C.J. 246 (ngày 12 tháng 10), các đoạn 233, 235. Với phương diện “dẫn chứng quyền lịch sử, dù là sự trình bày đã không được dùng [bởi Hoa Kỳ]” Phòng nói rằng “đối với phạm vi mà [các vùng ưu thế đánh bắt cá lịch sử của Hoa Kỳ] đã trở thành một phần của khu vực ngư nghiệp đặc quyền của lân bang, không có sự quả quyết nào có thể được đặt lên ưu thế đó. Rõ ràng, dù là hoàn cảnh ưu đãi thế nào mà Hoa Kỳ cũng có thể đã hưởng trước đây, điều này không thể tự tạo dựng nền tảng giá trị đối với việc tuyên bố của họ hiện nay về sự hợp tác trong khu vực đánh bắt cá đặc quyền của bất cứ vùng nào mà, trong luật, đã trở thành một phần của Canada (nhấn mạnh thêm). Nguồn trích ở trên.

(68) Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, lời nói đầu (“Khẳng định rằng những vấn đề không được quy định bởi Công Ước này tiếp tục được chi phối bởi các quy luật và nguyên tắc của luật quốc tế tổng quát”). Chẳng hạn, xem Gao và Jia, chú thích 46 ở trên, ở đoạn 123 (nói rằng Công Ước Về Luật Biển Của Liên Hiệp Quốc “… không bao giờ chủ ý, ngay cả ở thời điểm thực hiện của nó, để loại bỏ luật quốc tế. Ngược lại, nó đã cung cấp không gian rộng cho luật thông lệ để phát triển và lấp đầy những khoảng trống mà chính Công Ước không thể lấp kín vào năm 1982 [mà được khẳng định] trong lời nói đầu của Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, trong đó nói rằng “những vấn đề không được quy định bởi Công Ước này tiếp tục được chi phối bởi các quy định và nguyên tắc của luật quốc tế tổng quát.”)

(69) Symmons, chú thích 53 ở trên, ở đoạn 245 (“Để nhận được sự chấp thuận được yêu cầu bởi các nước khác, các luật về chủ quyền của quốc gia ven bờ phải được những quốc gia ngoại quốc biết.”). Cũng xin xem, Nghiên Cứu của Liên Hiệp Quốc, chú thích 20 và 52 ở trên.

(70) Phản đối, chú thích 3 ở trên và văn bản đi theo.

(71) Chẳng hạn, xem Testimony of Scot Marciel (Lời Khai của Scot Marciel), Phụ Tá Ngoại Trưởng, Tiểu Ban Vụ Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy Ban Quan Hệ Đối Ngoại của Thượng Viện, ngày 15 tháng 7 năm 2009, Bản Tóm Tắc về Thực Tiễn của Hoa Kỳ trong Luật Quốc Tế năm 2009, ở đoạn 460-63 (“Có thể là hữu ích đối với tất cả các bên nếu Trung Quốc cung cấp sự minh bạch nhiều hơn về bản chất của các tuyên bố chủ quyền của họ”) và Lời Khai của Daniel Russel, Phụ Tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ, Tiểu Ban Á Châu và Thái Bình Dương của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện, ngày 5 tháng 2 năm 2014 (“Trung Quốc có thể làm rõ sự tôn trọng của họ đối với luật quốc tế bằng việc minh bạch hay điều chỉnh tuyên bố chủ quyền của họ…”)

(72) Một khái niệm như thế được phản ảnh trong, thí dụ, Gao và Jia, chú thích 46 ở trên, ở đoạn 123 (nói rằng “Trong trường hợp Biển Đông như được bao quanh bởi đường 9 đoạn, danh nghĩa và quyền lịch sử của Trung Quốc, mà đã có trước sự xuất hiện của Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc nhiều năm, vẫn tiếp tục đóng vai trò.”).

(73) Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, lời nói đầu.

(74) Công Ước Về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, chú thích 14 ở trên, Điều 121. Bất cứ giới hạn nào được nêu ra nơi đoạn 3 của Điều 121 liên quan tới “các bãi đá’ cũng áp dung.

(75) Xem Libya/Malta, chú thích 42 ở trên, Nicaragua chống lại Colombia, chú thích 17 ở trên, và Prescott và Triggs, chú thích 42 ở trên

No comments:

Post a Comment