Thời "Đệ nhất cộng hòa" (1955-1963) Ngô Đình Diệm, Sài Gòn nằm trong công cuộc "tái thiết thủ đô" của VNCH. Nhưng từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch.
Khu Thủ Thiêm được quy hoạch từ thời Ngô Đình Diệm (1955-1963) nhưng không thực hiện được - Ảnh tư liệu
Nếu thời thuộc Pháp, Sài Gòn tập trung phát triển giao thông đường bộ, đường thủy về hướng Chợ Lớn, miền Tây thì chính quyền Sài Gòn tập trung về hướng đông.
Hai cú đấm mạnh về hướng đông
Bên cạnh việc tu bổ kênh rạch, đường sá phía tây khu Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 27-3-1957, Bộ Công chánh và giao thông VNCH khởi công xây dựng xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa (dân gọi là xa lộ Biên Hòa, hiện là xa lộ Hà Nội) nhằm "Cải thiện một cách dứt khoát vấn đề bế tắc lối ra khỏi vùng Sài Gòn" (Tổng kết 5 năm 1954 - 1959 của Chánh phủ VNCH).
Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ và nhà thầu Mỹ RMK-BRJ phụ trách việc xây dựng này (hiện vẫn còn ngã tư RMK).
Đến 28-4-1961 xa lộ Biên Hòa (dài 31km, rộng 14m - tải trọng xe 32 tấn) hoàn thành, tạo chuyển biến khá mạnh trong liên kết khu vực và kinh tế vùng.
Xây dựng và hoàn thành cùng lúc với xa lộ Biên Hòa là cầu Sài Gòn, đường Phan Thanh Giản rất rộng (nay là Điện Biên Phủ). Trong đó, cầu Sài Gòn cũng do nhà thầu Mỹ RMK-BRJ thực hiện với công nghệ làm đường mới nhất của Mỹ và kinh phí từ viện trợ kinh tế của USOM.
Xa lộ Biên Hòa - cầu Sài Gòn - đường Phan Thanh Giản đẩy Sài Gòn về hướng đông để mở mang vùng công nghiệp dọc tuyến đường qua vùng Thủ Đức, Biên Hòa gọi là khu công nghiệp kỹ nghệ Biên Hòa với nhiều ngành nghề: hóa học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng (Nhà máy ximăng Hà Tiên ở Thủ Đức, Vikimco (kim khí), Vinaton (tôn) và hàng tiêu dùng (Nhà máy giấy Cogido-An Hảo, Nhà máy dệt Vinatexco, Vimytex, Công ty sữa Foremost, Nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức (hiện là ĐHQG TP.HCM) cũng được xây dựng ngay sau đó do KTS Ngô Viết Thụ (KTS thiết kế Dinh Độc Lập - hội trường Thống Nhất hiện nay) thiết kế và xây dựng đầu thập niên 1960.
Ngôi "làng" này không chỉ để giãn sinh viên ra ngoại thành mà theo dự tính của các nhà quy hoạch còn là nguồn cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà máy phía đông Sài Gòn cũng như Khu công nghiệp Biên Hòa phục vụ cho sự phát triển của Sài Gòn.
Tương tự là một số khu dân cư dọc tuyến xa lộ Biên Hòa cũng được hình thành với nhiều ưu đãi (phân lô bán nền với giá gần như cho không) cung ứng nguồn lao động chất lượng trung bình cho các nhà máy nơi đây (như khu dân cư - trại chiếu Minh Đức chẳng hạn, sát Khu du lịch văn hóa Suối Tiên hiện nay).
Khu Thủ Thiêm (Q.2 hiện nay) cũng đã bắt đầu được lên quy hoạch với động tác hành chính cụ thể: tháng 12-1966 An Khánh và Thủ Thiêm (vốn thuộc xã An Khánh, Q. Thủ Đức, Gia Định) trở thành hai phường của quận 1, rồi chỉ một tháng sau tách thành một quận mới, quận 9.
Do chiến cuộc mở rộng, chính quyền Sài Gòn bỏ dở quy hoạch này...
Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 "phát triển theo hình chùm nho nằm hướng đông tây", nở rộng một chút lên phía bắc (tới Công viên Lê Thị Riêng hiện nay), phía nam (Q.4) - Bản đồ tư liệu
Quy hoạch, chỉnh trang nội ô, ngoại ô Sài Gòn
Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố.
Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE
Thay vào đó là xây dựng các khu nhà, cư xá, khu chung cư ở các quận trung tâm, ven đô còn quỹ đất lớn như Q.3, 10, 11, Tân Bình... như cư xá Đô Thành (Q.3), cư xá Tự Do, cư xá Sĩ Quan (Tân Bình), cư xá Bắc Hải, chung cư Minh Mạng (Q.10), chung cư Khánh Hội (Q.4)...
Nhiều ngàn căn nhà ở khu phụ cận Sài Gòn như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Q.3), Chánh Hưng (Q.8), Kiến Thiết (Q.3), Hòa Hưng (Q.10), Dân Sinh (Q.1), Phú Thọ (Q.11)... giá từ 15.000-350.000 đồng được xây dựng để "thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng" (Tổng kết 5 năm 1954 - 1959 của Chánh phủ VNCH).
Giữa thập niên 1950, hối đoái 1 USD bằng 35 đồng VNCH. Đầu thập niên 1960, hối đoái chính thức 1 USD ăn 73,5 đồng VNCH (thị trường tự do khoảng 130-180 đồng VNCH); lương giáo viên lúc đó khoảng 3.000-4.000 đồng/tháng.
Khu Thủ Thiêm được quy hoạch từ thời Ngô Đình Diệm (1955-1963) nhưng không thực hiện được - Ảnh tư liệu
Nếu thời thuộc Pháp, Sài Gòn tập trung phát triển giao thông đường bộ, đường thủy về hướng Chợ Lớn, miền Tây thì chính quyền Sài Gòn tập trung về hướng đông.
Hai cú đấm mạnh về hướng đông
Bên cạnh việc tu bổ kênh rạch, đường sá phía tây khu Sài Gòn - Chợ Lớn, ngày 27-3-1957, Bộ Công chánh và giao thông VNCH khởi công xây dựng xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa (dân gọi là xa lộ Biên Hòa, hiện là xa lộ Hà Nội) nhằm "Cải thiện một cách dứt khoát vấn đề bế tắc lối ra khỏi vùng Sài Gòn" (Tổng kết 5 năm 1954 - 1959 của Chánh phủ VNCH).
Toàn bộ chi phí do Mỹ viện trợ và nhà thầu Mỹ RMK-BRJ phụ trách việc xây dựng này (hiện vẫn còn ngã tư RMK).
Đến 28-4-1961 xa lộ Biên Hòa (dài 31km, rộng 14m - tải trọng xe 32 tấn) hoàn thành, tạo chuyển biến khá mạnh trong liên kết khu vực và kinh tế vùng.
Xây dựng và hoàn thành cùng lúc với xa lộ Biên Hòa là cầu Sài Gòn, đường Phan Thanh Giản rất rộng (nay là Điện Biên Phủ). Trong đó, cầu Sài Gòn cũng do nhà thầu Mỹ RMK-BRJ thực hiện với công nghệ làm đường mới nhất của Mỹ và kinh phí từ viện trợ kinh tế của USOM.
Xa lộ Biên Hòa - cầu Sài Gòn - đường Phan Thanh Giản đẩy Sài Gòn về hướng đông để mở mang vùng công nghiệp dọc tuyến đường qua vùng Thủ Đức, Biên Hòa gọi là khu công nghiệp kỹ nghệ Biên Hòa với nhiều ngành nghề: hóa học, mỹ phẩm, cơ khí và luyện kim, vật liệu xây dựng (Nhà máy ximăng Hà Tiên ở Thủ Đức, Vikimco (kim khí), Vinaton (tôn) và hàng tiêu dùng (Nhà máy giấy Cogido-An Hảo, Nhà máy dệt Vinatexco, Vimytex, Công ty sữa Foremost, Nhà máy đường Biên Hòa…
Làng đại học Thủ Đức (hiện là ĐHQG TP.HCM) cũng được xây dựng ngay sau đó do KTS Ngô Viết Thụ (KTS thiết kế Dinh Độc Lập - hội trường Thống Nhất hiện nay) thiết kế và xây dựng đầu thập niên 1960.
Ngôi "làng" này không chỉ để giãn sinh viên ra ngoại thành mà theo dự tính của các nhà quy hoạch còn là nguồn cung ứng lao động có chất lượng cho các nhà máy phía đông Sài Gòn cũng như Khu công nghiệp Biên Hòa phục vụ cho sự phát triển của Sài Gòn.
Tương tự là một số khu dân cư dọc tuyến xa lộ Biên Hòa cũng được hình thành với nhiều ưu đãi (phân lô bán nền với giá gần như cho không) cung ứng nguồn lao động chất lượng trung bình cho các nhà máy nơi đây (như khu dân cư - trại chiếu Minh Đức chẳng hạn, sát Khu du lịch văn hóa Suối Tiên hiện nay).
Khu Thủ Thiêm (Q.2 hiện nay) cũng đã bắt đầu được lên quy hoạch với động tác hành chính cụ thể: tháng 12-1966 An Khánh và Thủ Thiêm (vốn thuộc xã An Khánh, Q. Thủ Đức, Gia Định) trở thành hai phường của quận 1, rồi chỉ một tháng sau tách thành một quận mới, quận 9.
Do chiến cuộc mở rộng, chính quyền Sài Gòn bỏ dở quy hoạch này...
Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 "phát triển theo hình chùm nho nằm hướng đông tây", nở rộng một chút lên phía bắc (tới Công viên Lê Thị Riêng hiện nay), phía nam (Q.4) - Bản đồ tư liệu
Quy hoạch, chỉnh trang nội ô, ngoại ô Sài Gòn
Nhà quản lý, quy hoạch đô thị Sài Gòn trước năm 1975 hầu như không đụng tới đường sá, kiến trúc người Pháp để lại chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố.
Đường Tự Do (nay là Đồng Khởi) năm 1961 - Ảnh: LIFE
Thay vào đó là xây dựng các khu nhà, cư xá, khu chung cư ở các quận trung tâm, ven đô còn quỹ đất lớn như Q.3, 10, 11, Tân Bình... như cư xá Đô Thành (Q.3), cư xá Tự Do, cư xá Sĩ Quan (Tân Bình), cư xá Bắc Hải, chung cư Minh Mạng (Q.10), chung cư Khánh Hội (Q.4)...
Nhiều ngàn căn nhà ở khu phụ cận Sài Gòn như Thị Nghè (Bình Thạnh), Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ, Q.3), Chánh Hưng (Q.8), Kiến Thiết (Q.3), Hòa Hưng (Q.10), Dân Sinh (Q.1), Phú Thọ (Q.11)... giá từ 15.000-350.000 đồng được xây dựng để "thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp dân chúng" (Tổng kết 5 năm 1954 - 1959 của Chánh phủ VNCH).
Giữa thập niên 1950, hối đoái 1 USD bằng 35 đồng VNCH. Đầu thập niên 1960, hối đoái chính thức 1 USD ăn 73,5 đồng VNCH (thị trường tự do khoảng 130-180 đồng VNCH); lương giáo viên lúc đó khoảng 3.000-4.000 đồng/tháng.
Ngã tư Lý Thường Kiệt- Tô Hiến Thành giữa những năm 1960 còn khá trống trải, tạo điều kiện xây dựng nhiều căn nhà xã hội - Ảnh tư liệu
Việc xây dựng này khá mạnh, chẳng hạn từ 7-7-1958 đến 7-7-1959, gần 1.000 căn được xây dựng và bán; diện tích khoảng 4x20m (hiện còn khá nhiều trên đường Lê Văn Sỹ, Chánh Hưng, Cách Mạng Tháng Tám...).
Những căn nhà này bán rất rẻ, do một phần lấy từ viện trợ Mỹ nhằm "rút bớt dân số quá đông đúc tại kinh thành" (tức khu trung tâm thành phố - Tổng kết 5 năm 1954 - 1959 của Chánh phủ VNCH) ra vùng ven, qua các cây cầu Thị Nghè, cầu Bông, cầu Lê Văn Sỹ, cầu Nguyễn Văn Trỗi (xin chỉ dùng tên hiện nay để bạn đọc không rối) lúc ấy còn khá hoang vắng...
Một thiết kế khu dân cư đầu thập niên 1960 ở Sài Gòn: các ngôi nhà nửa biệt thự, nửa nhà phố một trệt, một lầu nằm quanh một giếng trời của khu rộng khoảng 300-500m2. Ảnh chụp trên đường trên đường Phạm Văn Hai (Tân Bình, TP.HCM) hiện vẫn còn khá nguyên vẹn (riêng vạt cỏ của giếng trời đã bị lát ximăng). Toàn khu có đường thông ra ngoài ở ba phía (đường bên dưới ảnh thông ra một con hẻm 10m để ra đường Phạm Văn Hai, Lê Văn Sỹ - Ảnh: M.C.
Hai trong số các khu dân cư trước 1975 trên bản đồ vệ tinh hiện nay - Ảnh: TRỊ THIÊN
Riêng khu trung tâm thành phố, một số công trình lớn được xây dựng, tạo điểm nhấn khu vực cũng như dấu ấn một kiểu kiến trúc khác hoàn toàn với kiến trúc Pháp, phối hợp nhuần nhuyễn nét hiện đại với tính dân tộc; phù hợp với thời tiết nóng ẩm Sài Gòn: dinh Độc Lập, Thư viện Quốc Gia, chùa Vĩnh Nghiêm...
Từ giữa thập niên 1960, Sài Gòn đã không còn theo ý muốn của nhà quy hoạch
Hàng loạt cuộc đảo chính sau nền "Đệ nhất cộng hòa" (1955-1963), hơn 500.000 lính đồng minh tràn vô miền Nam năm 1965... với những hệ lụy của nó, có thể nói từ giữa thập niên 1960, những mục tiêu ban đầu của quy hoạch Sài Gòn đã không còn kiểm soát được.
Trong khi liên kết vùng về hướng đông (Sài Gòn - Biên Hòa) khá tốt thì việc liên kết nội - ngoại ô Sài Gòn thoạt đầu có một ít thành quả (phần trên) thì ít nhất từ thời "Đệ nhị cộng hòa" Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975), hầu như do người dân... tự quy hoạch.
Kết quả hàng vạn ngôi nhà xung quanh Sài Gòn, bên ngoài các cây cầu Thị Nghè (Bình Thạnh), Khánh Hội (Q.4), cầu chữ Y (Q.8)... xuất hiện tự phát với vô số hẻm hóc.
Thực trạng này khiến ý tưởng quy hoạch "Sài Gòn hình chùm nho, mỗi quận mới là một trái nho liên kết với chùm" bị phá sản hoàn toàn khi nhiều khu vực quận 4, 8, 10, 11... mới thành lập trở thành "khu cứ điểm" chặn đường ra vô khu nội ô, thậm chí có nơi đã thành "khu ổ chuột".
Một khu vực "ranh đô thị Sài Gòn" (bảng trắng góc phải hình ghi rõ) khoảng cuối thập niên 1960 khá ngổn ngang - Ảnh tư liệu
Rồi hàng vạn nhà lấn chiếm toàn bộ hai con rạch huyết mạch của Sài Gòn: Thị Nghè và Bến Nghé - Tàu Hủ, để lại một hậu quả lâu dài trong quy hoạch đô thị.
Hàng ngàn nhà lấn chiếm rạch Bến Nghé trước 1975 - Ảnh: LIFE
Một khu nhà trên rạch Thị Nghè trước 1975 - Ảnh tư liệu
Và phong trào "thương phế binh (VNCH) cắm dùi" các khu đất trống ở nhiều nơi, đặc biệt những công trình phục vụ chiến tranh xấu xí, ngổn ngang của quân đội đồng minh cũng như VNCH ngay trung tâm thành phố từ giữa thập niên 1960 đến 1975 đã khiến ai tới Sài Gòn không thể tin nó đã từng có "một thời hoa lệ"...
Một khu nhà trên rạch Thị Nghè trước 1975 - Ảnh tư liệu
Và phong trào "thương phế binh (VNCH) cắm dùi" các khu đất trống ở nhiều nơi, đặc biệt những công trình phục vụ chiến tranh xấu xí, ngổn ngang của quân đội đồng minh cũng như VNCH ngay trung tâm thành phố từ giữa thập niên 1960 đến 1975 đã khiến ai tới Sài Gòn không thể tin nó đã từng có "một thời hoa lệ"...
Một khu nhà dành cho binh lính đồng minh trên đường Nguyễn Văn Thoại (nay là Lý Thường Kiệt) năm 1970 - Ảnh tư liệu
* Công bố của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền tệ quốc tế - IMF năm 2012: năm 1960, thu nhập bình quân đầu người (GDP đầu người) của Nam VN là 223 USD; xếp hàng thứ 4 khu vực Viễn Đông; dưới Singapore (395 USD), Malaysia (239 USD), Philippines (257 USD); trên Hàn Quốc (155 USD), Thái Lan (101 USD), Trung Quốc (92 USD), Ấn Độ (84 USD).
Tuy nhiên, GDP đầu người của miền Nam sau đó rớt nặng nề, thậm chí năm 1974 sau khi Mỹ rút quân, cắt giảm viện trợ, GDP đầu người chỉ còn... 54 USD, thuộc nhóm quốc gia GDP đầu người thấp nhất Viễn Đông.
* Trước đó, năm 1938 là năm thịnh vượng nhất của Nam Kỳ (Cochinchin - thuộc địa Pháp), GDP đầu người tính theo sức mua của Nam Kỳ gấp 69% năm 1960, năm thịnh vượng nhất của VNCH, thứ nhì châu Á (sau Nhật), đúng đầu Đông Nam Á (Viễn Đông).
Maylaysia (bao gồm cả Singapore lúc đó chưa độc lập), Philippines... theo sát vị trí này.
No comments:
Post a Comment