5/19/2015

Tây Phương Thực Dụng, Lầm Cộng Sản


Ôn cố tri tân nhơn ngày kỷ niệm 70 năm, kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Thật khó tưởng tượng được tại sao chánh trị gia Tây Phương quá thực dụng nên cứ sai lầm, ngây thơ với Cộng sản mãi. Trong Thế Chiến 2, vì cố tật ấy của Tây Phương mà các nước Trung Âu và Đông Âu vừa ra cửa ngục độc tài Đức quốc xã là bị lùa vào gọng kềm độc tài CS càng nghiệt ngã hơn. Trong hậu Chiến tranh Lạnh khi Liên xô sụp đổ, Nga và Trung Quốc, Việt Nam hiện CS sắp đột quị kinh tế thì Tây Phương viện trợ, đầu tư, giúp cho Nga hậu CS và TQ và VN hiện CS tăng gia kinh tế khỏi đột quị, có thêm nhiều phương tiện áp bức bóc lột nhân dân và hại hàng chục quốc gia dân tộc Á châu Thái bình dương bị TC xâm lấn biển đảo.

Ngày 8 tháng 5 năm 2015, cả Âu châu kỷ niệm 70 năm chiến thắng của đồng minh trước phát-xít Đức, giải thoát Âu châu ra khỏi độc tài Đức quốc xã và Phắc xít. Hai nhà độc tài hậu CS Nga là TT Putin cựu trung tá KGB của Liên xô và hiện CS Tập Cận Bình, hoàng tử đỏ của TC hiện CS gặp nhau ở Công Trường Đỏ tỏ tình đồng chí gắn bó trong một cuộc duyệt binh rấm rộ của Nga, tốn 6,7 triệu Mỹ kim.

Nhưng đằng sau những lễ hội huy hoàng của tự do dân chủ này của Âu châu trong đó có Nga, là cả những trang sử về sai lầm, mù quáng của những chánh trị gia Tây Âu, Bắc Mỹ về bản chất của chủ nghĩa cộng sản, đã xô đẩy cả chục quốc gia dân tộc ở Trung Âu và Đông Âu từ ngục tù Phát xit sang ngục tù CS nghiệt ngã hơn.

Nhân thời điểm này nhà nghiên cứu Pierre Rigoulot, Viện trưởng Viện Lịch sử Xã hội của Pháp có đưa ra một khảo sử nhiều ý nghĩa trên báo Figaro của Pháp, được đài RFI điểm báo. Ông viết «Nỗi đắng cay về ngày 8 tháng 5 năm 1945 đối với người Ba Lan, Tiệp, Hung, Rumani và các nước vùng Bantic». Đó là vì người dân Trung Âu và Đông Âu được giải thoát khỏi chế độ dộc tài quốc xã, nhưng lại bị rơi vào một cái ách độc của chế độ CS Stalin, còn nghiệt ngã hơn..

Nhà sử học này đưa ra những sự kiện lịch sử. Stalin là nhà độc tài CS của Liên xô mà Nga là “chủ đạo”. Stalin không những là người bạn thân thiết nhất của Hitler từ tháng 8/1939. Stalin từng viện trợ tài nguyên cho Hitler, cùng phối hợp quân xâm chiếm Ba Lan với Hitler, xâm chiếm các nước vùng Bantic với Hitler nữa. Thân thiện đến đỗi Stalin chới với như sét đánh ngang tai khi nghe tin quân Đức tấn công Nga ào ạt ngày 22/06/1941.

Không còn sự chọn lựa nào khác, nên Stalin phải chống lại một đồng minh phản bội mình. Và cũng chính vì sự phản bội của Hitler, mà Satalin tham gia phe đồng minh, mở cuộc chiến tranh chiến đấu chống lại Đức quốc xã. Chứ hoàn toàn không phải do cùng niềm tin chính trị tự do, dân chủ như Tây Phương. Nói một cách khác, việc «chống chủ nghĩa phát-xít» của những người cộng sản Nga không phải là «chống chủ nghĩa độc tài» vì tự thân CS là độc tài đảng tri toàn diện kia mà. Và nhờ liên kết với đồng minh Tây phương, mà Liên xô mới vươn lên, mới có mặt ở Tây Âu, Trung Âu và Đông Âu và cợng sản hoá những nước trong vùng Liên xô nhơn danh đồng minh của Tây Phương đến đánh đuổi Phắt xít nhưng các nước trong vùng tiến quân thay vì được tự do, dân chủ như ở Tây Âu do quân Mỹ giải thoát, thì Liên xô lùa vào chế độ CS độc tài CS toàn diện, nghiệt ngã hơn nhiều.

Vì so sánh nạn Hitler diệt chũng Do Thái và xâm lăng ở Âu châu, thì nạn CS Stalin diệt chũng, chiếm các nước nhiều hơn Hitler nhiều. Tài liệu lịch sử cho thấy Stalin thảm sát người Ba Lan, người Đức táo bạo hơn Đức Quốc xã. Hồng Quân Nga thảm sát các sĩ quan Ba Lan trong rừng Katyn năm 1940, hãm hiếp phụ nữ Đức năm 1945, đày ải hàng triệu người Tatar, Tchetchenya, Ukraina cũng đủ nói lên tính chất vô nhân đạo, tàn ác của chế độ Stalin, tàn bạo, dã man, đông đảo còn nhiều hơn Đưc quốc xã thảm sát người Do Thái nữa.

Tác giả liệt kê ra sau khi Hitler sụp đổ, Hồng Quân Liên xô chiếm đóng, Nga giam cầm hàng chục triệu người. Nga sử dụng lại các trại tập trung Buchenwald và Sáchenhausen do Liên Xô kiểm soát trên đất Đức. Tại Tiệp Khắc, 120.000 người đã phải vào trại cải tạo hay vào tù, còn tại Ba Lan, từ 1945 đến 1947, trên 7.000 đã chết trong trại lao động khổ sai ở Jaworzno. Ngoài ra có thể kể nhiều trại tập trung khác ở Hungary, Nam Tư, Rumani, Bulgari và Rumani.

RFI của Pháp, điểm báo Figaro, viết “Tác giả kết luận, ngày 8 tháng Năm chúng ta mừng cho sự tự do đã tìm lại được cách đây 70 năm. Nhưng ngày lễ này cũng nhắc nhở rằng, do sự mù lòa của phương Tây về bản chất của chủ nghĩa cộng sản, khiến nhân dân Trung Âu và Đông Âu đã bị thay đổi cai ngục vào lúc cánh cửa nhà tù vừa được mở ra.”

Còn ở Á châu, TC hiện CS chính Chủ Tịch Tập cận Bình thực hiện giấc mơ “đại dân tộc Trung Hoa”. Thời dại Tập cận Bình là thời đại TC bành trướng, xâm chiếm biển đảo của các nước Á châu Thái bình dương nghang ngược, tao bạo nhứt. Khiến Mỹ phải chuyển trục quân sư vế đây và chủ trương hiệp ước Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình dương để bao vây quân sư và kinh tế TC.

Vệ Nga hiện CS, TT Putin, một trung tá mật vụ của KGB liên xô CS chiếm cứ bán dảo Crimea, cho quân qua xâm lấn các thành phố phía đông nước Ucraina muốn đi với Liên Âu. Mỹ và Liên Âu phải ngăn chận, trừng phạt.

Nga hậu CS và TC hiện CS tỏ tình thấm thiết với giấc mơ đại dân tộc Nga và Trung Hoa và nỗi nhung nhớ thời vàng son CS. Nga hậu CS và TQ hiện CS đối phó với cộng đồng thế giới đặc biệt là với Tây Phương như thời Chiến Tranh Lạnh giữa đế quốc CS và Thế giới Tư do. Và muốn hay không muốn Tây Phương cũng phải làm lại một “cuộc chiến tranh khác” để bảo vệ niềm tin, lý tưởng tự do, dân chủ truyền thống của mỉnh vốn là kẻ thù của độc tài toàn diện của CS. Để chuộc lại lỗi lầm của các chánh trị gia Tây Phương, điều mà nhà sử học Pháp Pierre Rigoulot gọi là sự mù lòa của phương Tây về bản chất của chủ nghĩa cộng sản, nhân dân và chánh quyền của các nước tự do, dân chủ trong Thế Giới Tự do cũng phải đem nhân tài vật lực, xương máu ra để ngăn chận làn sóng Đỏ một lần nữa. Bắt đầu đã thấy ở Ukrain với quân của Putin xâm chiến Crimea và các thành phố đông Ukrain. Đang thành điểm nóng, chạy đua võ trang tại Á châu Thái bình dương qua chiến lược TC bày binh bố trận, chiếm cứ biển đảo của các nước láng giềng và kiểm soát con dường hàng hải huyết mạch của quốc tế./.

(Vi Anh)






dv

No comments:

Post a Comment