05/08/2015 nguyenvubinh
Kiều hối theo định nghĩa là số tiền của người dân một quốc gia đi làm ăn bên ngoài biên giới mang, gửi về đất nước mình. Đối với Việt Nam, đây là một số lượng tiền, ngoại tệ khá lớn, hàng năm trên dưới 10 tỷ đô-la. Theo số liệu thống kê năm 2014, lượng kiều hối về Việt Nam đạt mức 12 tỷ đô-la. Việc xác định ý nghĩa của kiều hối và những vấn đề liên quan cũng giúp hiểu thêm về nên kinh tế Việt nam hiện nay.
Với một lượng tiền trên dưới 10 tỷ đô-la một năm chuyển vào nền kinh tế, mà không cần một yêu cầu, điều kiện nào được các chuyên gia đánh giá rất cao vai trò của lượng kiều hối này. Nhà nước Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của kiều hối nên đã có một chính sách kiều hối vô cùng thông thoáng và cầu thị. Số lượng không hạn chế với người gửi, mang ngoại tệ về nước. Không yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ khi nhận tiền…Về cơ cấu kiều hối được sử dụng, theo phân tích chung nhất, trên 60% số tiền kiều hối được sử dụng vào đầu tư, mua nhà đất, gửi tiết kiệm, mở công ty. Số còn lại, gần 40% giành cho tích lũy và tiêu dùng.
Vai trò của kiều hối trong trường hợp nền kinh tế Việt nam rất đặc biệt và vô cùng quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam, tuy bên ngoài và tuyên truyền là nền kinh tế thị trường nhưng thực chất không phải như vậy. Nó không đi theo nguyên lý của nền kinh tế thị trường, đó là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ở Việt nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân chính là yếu tố quan trọng để nói, nền kinh tế Việt Nam không theo nguyên lý kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường quyết định các yếu tố của quá trình sản xuất cũng không được áp dụng ở Việt Nam. Những mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu đều do nhà nước quy định về giá cả. Điều quan trọng nhất liên quan tới vấn đề kiều hối, đó là việc nhà nước Việt Nam quyết định việc in tiền hoàn toàn không theo nguyên tắc nào của nền kinh tế thị trường.
Đối với các quốc gia đi theo nền kinh tế thị trường, việc in và phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Có hai yếu tố liên quan hữu cơ với số lượng tiền phát hành đưa vào lưu thông. Đó là lượng hàng hóa sản xuất ra và số lượng ngoại tệ đang lưu hành. Ví dụ, nền kinh tế Việt Nam một năm sản xuất được 100 đơn vị hàng hóa, hiện có 50 đơn vị ngoại tệ, thì số tiền phát hành đưa vào lưu thông là 500 đơn vị. Như vậy, tỷ lệ (100 hàng hóa - 50 ngoại tệ - 500 nội tệ) sẽ là tỷ lệ để phát hành tiền đưa vào lưu thông. Đây là nguyên tắc bắt buộc, là kỷ luật sắt trong một nền kinh tế thị trường vì nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ xảy ra tình trạng lạm phát, hoặc biến động về tỷ giá dẫn tới méo mó trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và có thể dẫn tới những đảo lộn lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy mà các nước giám sát và kiểm soát vấn đề này cực kỳ chặt chẽ. Nhưng tại Việt Nam, có thể nói, từ ngày khai sinh ra nhà nước cộng sản Việt Nam, việc in và phát hành tiền là bí mật quốc gia. Nếu như việc in, phát hành tiền tuân thủ các nguyên tắc thì không ai cần giữ bí mật cả. Trên thực tế, việc in tiền ở Việt Nam hoàn toàn tùy tiện, in liên tục và không có một giới hạn nào cả. Chúng ta đều biết, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trung bình từ 20-50% và kéo dài hàng mấy chục năm, có những giai đoạn còn lạm phát phi mã. Trong khi ở các nước, lạm phát trung bình và lành mạnh khoảng từ 5-7%/năm.
Nếu như trước đổi mới, hoặc trước hội nhập quy mô của nền kinh tế còn khiêm tốn và ảnh hưởng của lạm phát (tức là việc in tiền vô tội vạ) còn chưa rõ và sức tàn phá còn chưa lớn. Nhưng khi đã hội nhập, quy mô nền kinh tế đã lớn, nhất là mối quan hệ làm ăn, đối tác với các nền kinh tế trên thế giới thì lạm phát sẽ là nỗi kinh hoàng của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta thấy, việc in tiền và phát hành tiền của nhà nước Việt Nam vẫn được thực hiện như cũ, có nghĩa là phát hành theo yêu cầu chính trị, khi cần sẽ in tiền ra. Điều kỳ lạ là với một nền kinh tế khủng hoảng từ năm 2008, nền sản xuất bị bóp nghẹt bởi muôn vàn quy định và hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, mỗi năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản vậy mà lượng tiền in ra và phát hành với số lượng cực lớn mà Việt Nam không bị siêu lạm phát, mặc dù tỷ lệ lạm phát đã rất cao. Đồng thời tỷ giá hối đoái cũng không hề tăng đột biến.
Câu trả lời cho việc nền kinh tế không bị siêu lạm phát, trong khi lượng hàng hóa sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn không tương xứng với lượng tiền in ra là Việt Nam ở sát cạnh Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu số lượng cực lớn hàng giá rẻ, chất lượng thấp, theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. Theo số liệu công bố năm 2014 vừa qua, thì Việt nam công bố nhập của Trung Quốc 43,9 tỷ đô-la. Nhưng phía Trung Quốc lại công bố con số xuất khẩu sang Việt nam là 63,8 tỷ đô-la. Như vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu cực lớn, giá rẻ chất lượng thấp đã tiêu diệt nền kinh tế Việt Nam nhưng lại giúp nhà cầm quyền Việt Nam in tiền vô tội vạ mà không bị siêu lạm phát. Điều này cũng phản ánh sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc là rất lớn. Nhưng sự lệ thuộc này còn ít người nói tới.
Về câu hỏi, lượng tiền in ra và phát hành rất lớn của nhà nước Việt Nam nhưng lại không có đột biến trong tỷ giá hối đoái chúng ta tìm thấy câu trả lời trong vấn đề kiều hối, cùng với lượng ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài FDI, từ viện trợ phát triển ODA. Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Một lượng tiền trên dưới 10 tỷ đô-la trong những năm gần đây giúp nhà nước Việt Nam in ra một số lượng tương đương lớn hơn để sử dụng và đưa vào lưu thông. Có những ý kiến cho rằng, cần kêu gọi ngăn nguồn kiều hối, đồng bào không gửi tiền về Việt Nam nữa. Tôi cho rằng việc này không thực hiện được và có lẽ không cần thiết. Chúng ta biết rằng, nhà nước Việt Nam hiện nay, toàn quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên để bán, in tiền vô tội vạ, thu thuế, phí cao nhất Đông Nam Á…tức là không còn lợi thế gì người ta không khai thác, không tận dụng vậy mà với mức chi tiêu hiện nay, tham nhũng, lãng phí đến mức độ số nợ đang gấp đôi GDP hoàn toàn không có khả năng thanh toán, trong khi nền kinh tế làm ra không đủ chi tiêu trong hiện tại. Chính vì vậy chúng ta không cần phải kêu gọi, vận động một việc rất nhỏ (và khó thực hiện được) so với tình trạng đại suy thoái và khủng hoảng của Việt Nam hiện nay./.
Hà nội, ngày 08/5/2015
N.V.B
Với một lượng tiền trên dưới 10 tỷ đô-la một năm chuyển vào nền kinh tế, mà không cần một yêu cầu, điều kiện nào được các chuyên gia đánh giá rất cao vai trò của lượng kiều hối này. Nhà nước Việt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của kiều hối nên đã có một chính sách kiều hối vô cùng thông thoáng và cầu thị. Số lượng không hạn chế với người gửi, mang ngoại tệ về nước. Không yêu cầu chuyển đổi ngoại tệ khi nhận tiền…Về cơ cấu kiều hối được sử dụng, theo phân tích chung nhất, trên 60% số tiền kiều hối được sử dụng vào đầu tư, mua nhà đất, gửi tiết kiệm, mở công ty. Số còn lại, gần 40% giành cho tích lũy và tiêu dùng.
Vai trò của kiều hối trong trường hợp nền kinh tế Việt nam rất đặc biệt và vô cùng quan trọng. Nền kinh tế Việt Nam, tuy bên ngoài và tuyên truyền là nền kinh tế thị trường nhưng thực chất không phải như vậy. Nó không đi theo nguyên lý của nền kinh tế thị trường, đó là sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Ở Việt nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân chính là yếu tố quan trọng để nói, nền kinh tế Việt Nam không theo nguyên lý kinh tế thị trường. Cơ chế thị trường quyết định các yếu tố của quá trình sản xuất cũng không được áp dụng ở Việt Nam. Những mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu đều do nhà nước quy định về giá cả. Điều quan trọng nhất liên quan tới vấn đề kiều hối, đó là việc nhà nước Việt Nam quyết định việc in tiền hoàn toàn không theo nguyên tắc nào của nền kinh tế thị trường.
Đối với các quốc gia đi theo nền kinh tế thị trường, việc in và phát hành tiền phải tuân thủ các nguyên tắc nghiêm ngặt về lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Có hai yếu tố liên quan hữu cơ với số lượng tiền phát hành đưa vào lưu thông. Đó là lượng hàng hóa sản xuất ra và số lượng ngoại tệ đang lưu hành. Ví dụ, nền kinh tế Việt Nam một năm sản xuất được 100 đơn vị hàng hóa, hiện có 50 đơn vị ngoại tệ, thì số tiền phát hành đưa vào lưu thông là 500 đơn vị. Như vậy, tỷ lệ (100 hàng hóa - 50 ngoại tệ - 500 nội tệ) sẽ là tỷ lệ để phát hành tiền đưa vào lưu thông. Đây là nguyên tắc bắt buộc, là kỷ luật sắt trong một nền kinh tế thị trường vì nếu vi phạm nguyên tắc này sẽ xảy ra tình trạng lạm phát, hoặc biến động về tỷ giá dẫn tới méo mó trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và có thể dẫn tới những đảo lộn lớn cho toàn bộ nền kinh tế. Chính vì vậy mà các nước giám sát và kiểm soát vấn đề này cực kỳ chặt chẽ. Nhưng tại Việt Nam, có thể nói, từ ngày khai sinh ra nhà nước cộng sản Việt Nam, việc in và phát hành tiền là bí mật quốc gia. Nếu như việc in, phát hành tiền tuân thủ các nguyên tắc thì không ai cần giữ bí mật cả. Trên thực tế, việc in tiền ở Việt Nam hoàn toàn tùy tiện, in liên tục và không có một giới hạn nào cả. Chúng ta đều biết, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trung bình từ 20-50% và kéo dài hàng mấy chục năm, có những giai đoạn còn lạm phát phi mã. Trong khi ở các nước, lạm phát trung bình và lành mạnh khoảng từ 5-7%/năm.
Nếu như trước đổi mới, hoặc trước hội nhập quy mô của nền kinh tế còn khiêm tốn và ảnh hưởng của lạm phát (tức là việc in tiền vô tội vạ) còn chưa rõ và sức tàn phá còn chưa lớn. Nhưng khi đã hội nhập, quy mô nền kinh tế đã lớn, nhất là mối quan hệ làm ăn, đối tác với các nền kinh tế trên thế giới thì lạm phát sẽ là nỗi kinh hoàng của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ, chúng ta thấy, việc in tiền và phát hành tiền của nhà nước Việt Nam vẫn được thực hiện như cũ, có nghĩa là phát hành theo yêu cầu chính trị, khi cần sẽ in tiền ra. Điều kỳ lạ là với một nền kinh tế khủng hoảng từ năm 2008, nền sản xuất bị bóp nghẹt bởi muôn vàn quy định và hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc, mỗi năm có hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản vậy mà lượng tiền in ra và phát hành với số lượng cực lớn mà Việt Nam không bị siêu lạm phát, mặc dù tỷ lệ lạm phát đã rất cao. Đồng thời tỷ giá hối đoái cũng không hề tăng đột biến.
Câu trả lời cho việc nền kinh tế không bị siêu lạm phát, trong khi lượng hàng hóa sản xuất ở Việt Nam hoàn toàn không tương xứng với lượng tiền in ra là Việt Nam ở sát cạnh Trung Quốc, hàng năm nhập khẩu số lượng cực lớn hàng giá rẻ, chất lượng thấp, theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch. Theo số liệu công bố năm 2014 vừa qua, thì Việt nam công bố nhập của Trung Quốc 43,9 tỷ đô-la. Nhưng phía Trung Quốc lại công bố con số xuất khẩu sang Việt nam là 63,8 tỷ đô-la. Như vậy, lượng hàng hóa nhập khẩu cực lớn, giá rẻ chất lượng thấp đã tiêu diệt nền kinh tế Việt Nam nhưng lại giúp nhà cầm quyền Việt Nam in tiền vô tội vạ mà không bị siêu lạm phát. Điều này cũng phản ánh sự lệ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Trung Quốc là rất lớn. Nhưng sự lệ thuộc này còn ít người nói tới.
Về câu hỏi, lượng tiền in ra và phát hành rất lớn của nhà nước Việt Nam nhưng lại không có đột biến trong tỷ giá hối đoái chúng ta tìm thấy câu trả lời trong vấn đề kiều hối, cùng với lượng ngoại tệ từ đầu tư nước ngoài FDI, từ viện trợ phát triển ODA. Đó chính là ý nghĩa lớn nhất của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam. Một lượng tiền trên dưới 10 tỷ đô-la trong những năm gần đây giúp nhà nước Việt Nam in ra một số lượng tương đương lớn hơn để sử dụng và đưa vào lưu thông. Có những ý kiến cho rằng, cần kêu gọi ngăn nguồn kiều hối, đồng bào không gửi tiền về Việt Nam nữa. Tôi cho rằng việc này không thực hiện được và có lẽ không cần thiết. Chúng ta biết rằng, nhà nước Việt Nam hiện nay, toàn quyền khai thác khoáng sản và tài nguyên thiên nhiên để bán, in tiền vô tội vạ, thu thuế, phí cao nhất Đông Nam Á…tức là không còn lợi thế gì người ta không khai thác, không tận dụng vậy mà với mức chi tiêu hiện nay, tham nhũng, lãng phí đến mức độ số nợ đang gấp đôi GDP hoàn toàn không có khả năng thanh toán, trong khi nền kinh tế làm ra không đủ chi tiêu trong hiện tại. Chính vì vậy chúng ta không cần phải kêu gọi, vận động một việc rất nhỏ (và khó thực hiện được) so với tình trạng đại suy thoái và khủng hoảng của Việt Nam hiện nay./.
Hà nội, ngày 08/5/2015
N.V.B
No comments:
Post a Comment