5/16/2015

"Mô rú mô ri mô nỏ chộ / Mô rào mô bể chộ mô mồ" - CSVN càng ngày càng khùng nặng!


HANOI -- Có một đề thi văn lớp 7 chắc chắn sẽ đánh rớt rất nhiều ngừơi lớn...

Báo Pháp Luật kể rằng trong những ngày qua, nhiều phụ huynh và học sinh không ngừng bình luận về một đề thi học kỳ môn văn lớp 7 ở tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu học sinh hãy “dịch” hai câu thơ tiếng Hà Tĩnh sang tiếng phổ thông:

“Mô rú mô ri mô nỏ chộ/ Mô rào mô bể chộ mô mồ”. Đây là đề thi do Phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) ra.

Bản tin báo PL nói, nhiều học sinh đọc xong đề cũng bỡ ngỡ vì… hơi khó. Phụ huynh chia sẻ trên cộng đồng mạng cho rằng nếu học sinh không am hiểu tiếng địa phương thì sẽ gặp khó khi làm bài. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đề thi thú vị. Một số người lớn ở Nghệ An, Hà Tĩnh sau khi đọc đề cho biết thấy khó để “dịch” hai câu thơ trên. Có người phải “dịch” từng chữ rồi mới “dịch” hoàn chỉnh hai câu thơ trên. Trong ngôn ngữ địa phương vùng Nghệ Tĩnh, “mô” là đâu, ý là ở đâu; “rú” là núi; “mô ri” là ở đâu; “nỏ” là không; “nỏ chộ” là không thấy, chẳng thấy; “rào” là sông; “bể” là biển; “mô mồ” là đâu nào… Sau đó ghép lại thành câu: “Đâu núi đâu rừng đâu chẳng thấy/ Đâu sông đâu biển thấy gì đâu”.

Bản tin PL ghi thêm:

“Ông Phan Thanh Dân, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lộc Hà, cho biết đáp án của đề thi là:“Đâu núi đâu non đâu chẳng thấy/ Đâu sông đâu biển thấy đâu nào”. Theo ông Dân, việc ra đề trên là bình thường, không đánh đố học sinh. Đây là chương trình tiếng địa phương được đưa vào đề thi nhằm kiểm tra phần văn hóa địa phương của học sinh.”

Có cần học tiếng địa phương kiểu như thế không? Hay là nên để thì giờ học những kiến thức và kỹ năng có thể giúp các em ganh đua ở tầm mức quốc gia hay quốc tế?

No comments:

Post a Comment