7/31/2016

Formosa Hà Tĩnh giết người - CSVN đã toa rập che đậy tội ác đó ra sao?

Chân Trời mới - Media
7/31/2016


(CTM Media phỏng vấn anh Lê Văn Sáng, trưởng toán thợ lặn Formosa)

Kính thưa quý thính giả và độc giả, thợ lặn Lê Văn Ngày, người cấp báo cho dư luận biết về việc Formosa xả nước thải độc hại giết biển của Việt Nam, đã bị Formosa Hà Tĩnh giết như thế nào? Sau trọng tội giết người Việt Nam, giết biển Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đã toa rập với Formosa che đậy tội ác của họ ra sao? Mời quý vị nghe sau đây cuộc phỏng vấn của Thanh Lan, CTM Media, với anh Lê Văn Sáng, trưởng toán thợ lặn Formosa để biết rõ thêm về điều này. Mời quý vị cùng nghe sau đây.******

Chân Trời Mới Media (Thanh Lan): Thưa anh Lê Văn Sáng, theo thông báo của công an (CA) huyện Quảng Trạch mới gởi đến cho gia đình anh thợ lặn là anh Lê Văn Ngày thì anh Ngày tử vong là do suy tim cấp tính. Anh Ngày không có dấu hiệu tác ngoại lực và theo giám định thì trong ngũ tạng và máu không có chất độc.

Được biết là anh Lê Văn Sáng không đồng tình với thông báo kết quả của CA huyện Quảng Trạch về cái chết của anh Ngày. Xin anh cho biết vì sao anh không đồng tình với kết quả đưa ra.

Lê Văn Sáng: Tôi là một thợ lặn, đồng nghiệp với anh Ngày. Chúng tôi không thỏa mãn với kết quả này vì lý do: Chúng tôi là những thợ lặn làm trong công trường Formosa trong vòng 2 - 3 năm nay, nhưng hành nghề thợ lặn này là trên 10 năm. Chúng tôi biết thợ lặn là như thế nào. Quá trình chúng tôi lặn như thế nào. Chúng tôi chưa bao giờ thấy tình trạng như thế này xảy ra.

Trước khi chết 3 ngày, anh Ngày có nói, “Tôi bị ngứa, tôi ngứa mình mẩy”. Mọi người không ai nghĩ đến chất thải độc hại. Sau một ngày nữa anh Ngày kêu anh tức ngực. Tôi mới họp anh em lại hỏi, có ai bị triệu chứng như thế không thì ai cũng bảo là bị tức ngực và khó thở. Đêm về không ngủ được, đầu óc bị choáng váng, ngủ dậy cảm thấy mệt mỏi. Tất cả anh em bảo nhau nghỉ một thời gian ngắn để xem thử thế nào.
Bà Mông Thị Nhiễu, mẹ của thợ lặn Lê Văn Ngày. Nỗi đau hiện rõ trên khuông mặt người mẹ mất đi người con. Ảnh: Kiến Thức

Khi về nghỉ được một ngày đầu, ngày thứ hai cỡ 3 giờ chiều anh Ngày bảo đau bụng. Các anh em khác thì không đau bụng. Anh Ngày được thoa dầu cạo gió ở bụng. Xong thì anh Ngày lại bảo đã lên tới ngực. Thoa ngực thì anh lại kêu tức lưng. Khi đó anh em chạy kêu y tá đến. Tức lưng trong khoảng một thời gian ngắn, cỡ 30 – 40 phút thì anh Ngày chết.

Tôi không đồng ý với kết quả này là vì chúng tôi là thợ lặn dưới nước mà chúng tôi không ai có triệu chứng đau bụng cả, nhưng anh Ngày có triệu chứng đau bụng. Theo tôi anh Ngày đã uống nhằm nước ở đáy biển.

Trong quá trình lặn thì có khi cũng khô cổ phải nhấp một tí nước biển mặn để cho dễ thở hơn. Nhưng mà chúng tôi không nhấp, chúng tôi không bị đau bụng. Anh Ngày thì nhấp nước. Anh bị đau bụng. Tại sao trước khi chết anh ấy bị đau bụng? Đó là điều khả nghi của chúng tôi.

Còn một việc khả nghi nữa là sau khi anh Ngày chết chúng tôi được công ty cung ứng lao động quốc tế Nibelc (tức công ty thi công đê chắn sóng cho Formosa – ghi chú của CTM Media) đưa chúng tôi đi khám nghiệm trong bệnh viện ung bướu Huế hôm 28 Tháng 4. Tại sao tới bây giờ là 29 Tháng 7 rồi mà chúng tôi cũng không có kết quả?

Tôi hỏi tại sao lại như thế? Theo luật Việt Nam bệnh nhân cũng có quyền biết kết quả khám của họ. Từ lúc chúng tôi đi khám là ngày 27 Tháng 4 mà cho đến giờ là 29 Tháng 7 vẫn chưa có kết quả. Cho dù chúng tôi đã viết đơn cho công ty Nibelc, đã viết đơn cho bệnh viện Trung Ương Huế mà chúng tôi cũng không nhận được câu trả lời từ họ. Bây giờ chúng tôi không biết bệnh tình trong cơ thể như thế nào. Nhưng mà mỗi một người chúng tôi sức khỏe đều đang đi xuống, đang yếu...

Thanh Lan: Đang yếu là tình trạng như thế nào, thưa anh?

Lê Văn Sáng: Tình trạng sức khỏe anh em chúng tôi đang đi xuống. Khi trước được 10, giờ chỉ còn 7, rồi 6. Cứ giảm xuống. Có anh Nguyễn Huy nằm ở bệnh viện Đại Học Y - Dược thì sức khỏe còn và đã về nhà rồi. Hiện tại anh em chúng tôi rất băn khoăn về kết quả khám ở bệnh viện Trung Ương Huế.

Thanh Lan: Thưa anh, theo tin của Báo Lao Động ngày 27 Tháng Tư thì có một người trong toán thợ lặn của anh - bài báo đó không nêu tên, nhưng nói thợ lặn đó ở Hà Tĩnh - khi xét nghiệm máu thì có chỉ số đồng trong máu cao gấp đôi bình thường. Các anh em thợ lặn đều muốn biết rạch ròi là họ có bị nhiễm độc kim loại hoặc hóa chất trong máu hay không. Nhưng theo chị Xoan, vợ của một thợ lặn trong toán của anh nói là lúc đó bác sĩ trong Sài Gòn nói rằng, trên Bộ cấm rồi nên họ không dám làm. Nghe nói, có Bác sĩ nói rằng, “bây giờ đi khắp VN, cả Hà nội, Huế, Sài Gòn cũng không có ai dám cho anh kết quả.”

Anh có biết chuyện này không? Nếu biết thì xin anh cho thính giả biết cảm tưởng của anh về việc đó ạ.

Lê Văn Sáng: Lúc đầu mới bị, chúng tôi rất băn khoăn, muốn đi khám nhiều nơi. Mà chúng tôi cứ nghe thông tin nói rằng, giờ mà có đi khám thì cũng không được biết kết quả, nhất là đối với thợ lặn Formosa. Chúng tôi nghe thế nên không dám đi khám nơi đâu cả.
Hệ thống xả thải của Formosa Hà Tĩnh.

Chúng tôi không hiểu tại sao bệnh viện Trung Ương Huế làm như thế. Trong lúc chúng tôi băn khoăn về sức khỏe của chúng tôi thì họ lại hời hợt như thế. Cho đến giờ, không ai hỏi han gì, không có công ty nào hỏi han gì. Xin Đài cho tôi phát biểu với công ty Formosa: Chính công ty Formosa là kẻ giết người! Thợ lặn chúng tôi đang làm việc cho công ty Formosa, đang làm trong nguồn nước, trong trạm của họ khi họ xả nước độc hại như thế và chúng tôi thì ngâm mình trong nước thải của họ. Tại sao họ không thông báo cho chúng tôi dừng lại một thời gian. Họ cứ để chúng tôi ngâm mình trong dòng nước độc của họ như thế suốt gần 20 ngày. Cơ thể chúng tôi phải bị nhiễm độc, đó là điều chắc chắn!

Chúng tôi rất khao khát được Đài và quý thính giả giúp đỡ để lên thông tin và bệnh viện Trung Ương Huế trả kết quả khám bệnh cho chúng tôi.

Thanh Lan: Anh có thể cho quý thính giả biết trong nhóm của anh có bao nhiêu người, và công việc cụ thể của anh là gì ạ?

Lê Văn Sáng: Nhóm chúng tôi từ Nha Trang, đến Quảng Ngãi, đến Kỳ Lợi có khoảng 50 – 60 người. Công việc của chúng tôi là lặn xuống biển làm cầu cản chắn sóng cho Formosa. Chúng tôi lặn xuống nước để làm mặt bằng ở dưới đáy biển cho những đường chắn sóng và cầu cản cho Formosa. Làm xong mặt bằng thì người ta đưa cầu cản ra đặt xuống đó. Chúng tôi làm đến đâu người ta đặt cầu cản đến đó. Chúng tôi làm trong công trường Formosa, có người làm 2 năm, có người làm 3 năm, và cũng có người làm lâu hơn 3 năm.

Formosa đã nhận lỗi, nhưng đến bây giờ họ không hề hỏi han đến chúng tôi. Họ như những lời vô cảm, không có một lời động viên.

Thanh Lan: Hiện nay công ăn việc làm của các anh em thợ lặn trong toán của anh thế nào, cuộc sống của họ ra sao? Ngoài anh ra còn ai khác bị những triệu chứng nhiễm độc như bị choáng váng, tức ngực, khó thở như đã từng bị cách đây 3 tháng không?

Lê Văn Sáng: Theo tôi được biết thì cũng có những anh em đang đi làm với tôi, mọi người đều bị chứng tức ngực, khó thở. Như tôi đã nói hồi nãy là sức khoẻ chúng tôi đang đi xuống. Cứ một vài ngày chúng tôi phải đi truyền nước cho khoẻ lại. Chúng tôi đang thất nghiệp, đang không có công ăn việc làm. Mà bây giờ biển thì cũng không có cá để mà làm. Có đi làm biển thì cá cũng chẳng được bao nhiêu. Cá đâu có đâu mà đánh? Nếu có thì ngày xưa có mười, bây giờ chỉ được một. Bây giờ chúng tôi đang thất nghiệp, đang chơ vơ chất vất.

Thanh Lan: Các anh có được sự trợ giúp từ phía nhà nước không ạ?

Lê Văn Sáng: Cho tới bây giờ chúng tôi cũng không được nhận đồng tiền trợ cấp nào từ phía nhà nước đối với thợ lặn của chúng tôi. Cũng không có một lời thăm hỏi nào từ phía nhà nước động viên chúng tôi. Và cũng không có lời khích lệ nào từ phía nhà nước. Chúng tôi không nhận được từ một lời nói cho đến bất kỳ thứ gì từ nhà nước. Chúng tôi chỉ nhận được là: sức khỏe của chúng tôi đang yếu hẳn đi. Còn bên phía công ty Formosa thì như tôi có nói lúc nãy, họ như những người vô can. Họ đã nhận lỗi như thế. Trong khi họ xả chất thải đó ra, nhưng lại không thông báo cho chúng tôi để chúng tôi ngừng lại mà bắt chúng tôi phải ngâm mình trong dòng nước độc của họ một thời gian. May là chúng tôi không uống phải nước đó.

Tôi không có triệu chứng đau bụng, nhưng đồng nghiệp tôi có triệu chứng đau bụng, chắc hẳn anh ta phải uống nhằm nước. Mà bây giờ họ cũng không có một lời hỏi han, động viên, khích lệ chúng tôi. Nói chung là chúng tôi không nhận được gì từ chính phủ cũng như công ty Formosa.
Mặc dù Formosa có nhận lỗi, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lời thăm hỏi, động viên hoặc bất cứ sự trợ giúp nào đối với các thợ lặn từng làm việc cho Formosa. Ảnh: Họp báo công bố nguyên nhân cá chết hôm 30-6-2016.

Thanh Lan: Được biết nghề của các anh là phải đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Có nghĩa là thể lực của các anh rất tốt. Theo Luật Sư Vũ Như Hảo của Đoàn Luật Sư Tỉnh Khánh Hòa cho biết thì nhiều vấn đề liên quan đến sự ngộ độc của các anh phải làm rõ để bảo đảm các thủ tục tố tụng. Vì vây cần thiết phải khởi tố để điều tra nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng như suy tim cấp tính như trường hợp của anh Ngày. Vậy anh và các thợ lặn khác có dự tính đưa vụ này ra pháp luật như Luật Sư Vũ Như Hảo đề nghị hay không, cũng như nếu đưa ra các anh có gặp trở ngại nào không?

Lê Văn Sáng: Chúng tôi rất muốn đưa những kẻ có tội ra xử lý. Nếu có gặp trở ngại thì theo tôi chẳng còn gì nữa để mất cả. Bởi vì mình làm việc đúng chứ đâu có sai mà phải sợ. Họ làm sai thì họ phải chịu. Chúng tôi không sai gì cả. Chúng tôi làm trong công trường Formosa 6 tháng đi khám định kỳ một lần. Sức khỏe của ai có vấn đề là bị loại ngay. Tất nhiên là sức khỏe của chúng tôi đang rất tốt trong tình trạng chúng tôi lặn trong Formosa.

Qua đây tôi cũng xin có vài lời nhờ quý thính giả giúp đỡ chúng tôi; làm cách nào giúp để sức khỏe của chúng tôi có thể ổn định lại. Băn khoăn đầu tiên của chúng tôi là sức khỏe. Thứ hai, là nhờ quý thính giả giúp đỡ yêu cầu công ty Formosa phải có trách nhiệm đối với chúng tôi. Yêu cầu Formosa phải có trách nhiệm về sức khỏe của chúng tôi trong hiện tại cũng như tương lai.


Thanh Lan: Hiện nay các anh không có việc làm vì vấn đề sức khỏe. Vậy công ty Formosa có trợ cấp trong khoản thời gian này không?

Lê Văn Sáng: Nói chung là bây giờ chúng tôi nghỉ làm tại Formosa, nhưng chúng tôi vẫn chưa thanh lý hợp đồng với công ty đó. Nhưng họ cũng không hỏi han gì đến chúng tôi cả. Tiền lương thất nghiệp chúng tôi không có, tiền hỗ trợ cũng không có. Chúng tôi đau ốm, mệt mỏi chúng tôi phải tự đi mua thuốc uống; công ty Formosa không cấp một thứ gì cho chúng tôi cả. Chúng tôi đang trắng tay, đang là những người thất nghiệp, là những người chơ vơ trất vất mà bên chính phủ cũng không nói một lời gì đối với chúng tôi; không động viên, không hỏi han giống như công ty Formosa vậy. Họ giống như những người vô can.

Thanh Lan: Xin cám ơn anh đã dành cho Chân Trời Mới Media cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.

Lê Văn Sáng: Xin chào quý thính giả và mong quý thỉnh giả giúp đỡ anh em thợ lặn chúng tôi trong lúc chúng tôi đang gặp khó khăn như hiện tại. Tôi xin gởi lời chào sức khỏe và chúc bình an đến tất quý thính giả.

Việt Nam có dứt khoát đoạn tuyệt với chế độ hộ khẩu?

Phạm Chí Dũng
7/31/2016

Chế độ toàn trị có một năng lực hiếm có: rất nhiều quy định pháp quy làm tổn thương đến quyền con người nhưng vẫn được gần hết xã hội đương nhiên chấp nhận sau một thời gian tồn tại đủ dài.

Hộ khẩu là một trong những hệ lụy tổn thương và đang gây ra tổn hại cho nhiều triệu người không có được cuốn sổ “xác minh lý lịch” ấy.

Vào giữa năm 2016, một báo cáo của Ngân Hàng Thế Giới (WB) cho biết có đến 5.6 triệu người dân không có hộ khẩu mà do đó đã phải chịu tình cảnh bất tương xứng trong việc tiếp cận các dịch vụ công như trường học, bệnh viện, đăng bộ xe… Đây cũng là những vấn đề mà các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam đã thừa nhận từ lâu nay, tuy chưa chịu tiến hành các biện pháp để cải thiện.

Hộ khẩu cũng là một trong những “con tin” mà giới công an trị của chế độ ưa dùng để khống chế hoạt động của nhiều người trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền. Trong vô số trường hợp, công an phường xã đã tổ chức chiến dịch “kiểm tra hộ khẩu” vào đêm khuya đối với những người sắp đi biểu tình phản đối Trung Quốc hoặc bảo vệ môi trường vào sáng hôm sau. Những nhà hoạt động công đoàn độc lập như Trương Minh Đức đã từ lâu trở thành đối tượng bị công an kiểm tra hộ khẩu gay gắt nhất.

Nhìn từ góc độ chính trị, chế độ hộ khẩu ở Việt Nam rất gần gũi với “người anh em” Trung Quốc. Trong lịch sử phương Bắc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chế độ “Ngũ gia liên bảo” đã bắt vạ những nhà còn lại trong tổ năm nhà, nếu có một nhà làm phản triều đình. Chế độ hộ khẩu ở Việt Nam cũng khá tương đồng với cơ chế “Propiska” về quản lý nhân khẩu của Liên Xô trước đây. Nhìn chung, đây là một thói quen và cũng là một não trạng rất khó bỏ của các chính quyền quen độc trị.

Riêng ở Việt Nam, chế độ hộ khẩu đã tồn tại đến nửa thế kỷ qua. “Để lâu cứt trâu hóa bùn” – tục ngữ dân gian qua bao nhiêu triều đại ấy hóa ra vẫn đúng cho triều đại sậm bóng hoàng hôn sau này. Nếu gần 500 đại biểu Quốc Hội Việt Nam vẫn chưa thể trở thành nghị sĩ theo đúng nghĩa do thói quen “ngủ ngày,” điều quái lạ là chẳng có mấy người dân Việt dám công hai mở miệng phản đối một chế độ hộ khẩu đã khiến phân hóa bất công đối với gần 6% dân số nước này.

Và cũng như nhiều vấn đề nhân quyền khác, những đòi hỏi về xóa bất công quyền làm người trong chế độ hộ khẩu lại đến từ cộng đồng quốc tế.

Hiện tượng “lạ”

Vào Tháng Sáu năm nay, một hiện tượng có vẻ “lạ” là Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với WB, đã công bố một bản khảo sát về tình trạng không có hộ khẩu của nhiều người dân. Cùng lúc, một số tờ báo nhà nước cũng đề cập đến tình trạng này theo quan điểm có vẻ đồng thuận với khuyến nghị của WB về sự cần thiết phải bỏ chế độ hộ khẩu ở Việt Nam.

Vì sao lại xuất hiện hiện tượng đặc biệt trên, trong khi hộ khẩu được coi là một công cụ hành chính không chỉ quản lý xã hội mà còn quản lý chính trị của chế độ Việt Nam?

Nếu có thể nhắc lại thì có thể từ năm 2013, việc bỏ chế độ hộ khẩu mới lần đầu tiên được đặt ra một cách rõ nét hơn. Khuyến nghị này đến từ WB và một số tổ chức nhân quyền quốc tế. Tuy vậy, quyền hành xử và quyết định về hộ khẩu lại thuộc Bộ Công An – một cơ quan bị coi là cực kỳ bảo thủ và rất thường bị thế giới lên án về đàn áp nhân quyền trong nước.

Nếu nhà nước Việt Nam đã thường “quên” cả những quyền rất căn bản của người dân – tự do biểu tình, tự do lập hội – được Hiến Pháp quy định từ một phần tư thế kỷ trước, thì việc Bộ Công An cố ý duy trì chế độ hộ khẩu như một loại giấy phép con để có “ba lợi ích” là hoàn toàn dễ hiểu. Chế độ bao giờ cũng tồn tại song trùng trên căn bản lợi ích kinh tế của “lực lượng chuyên chính.”

Cho đến đầu năm 2014, sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, trong cuộc kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) tại Geneva, Thụy Sĩ, đã xuất hiện khuyến nghị bỏ cơ chế hộ khẩu đối với Việt Nam. Khi đó, chính thể Hà Nội không trả lời.

Tháng Mười Hai, 2015, bà Victoria Kwa Kwa, giám đốc WB tại Việt Nam, trao cho chính phủ nước này một bản khuyến nghị bảy điểm, với khuyến nghị đầu tiên là đặc biệt chưa từng có: Việt Nam cần sớm ban hành Luật Lập Hội.

Nửa năm sau đó, có hy vọng khuyến nghị của WB về việc bỏ chế độ hộ khẩu sẽ được chính quyền Việt Nam “xem xét.”

Bài học Cambodia

Trong thực tế, WB cùng với Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và chính phủ Nhật là ba chủ nợ lớn nhất của chính thể Việt Nam. Nhưng từ năm 2015, WB và IMF tuyên bố chấm dứt các khoản cho vay với lãi suất ưu đãi, tức đến giữa năm 2017, Việt Nam sẽ phải vay với lãi suất thị trường.

Không những khó vay, chính phủ Việt Nam đã thực sự chạm vào “thời điểm Minsky” về nhiều món nợ quốc tế đến hạn phải trả. Dù kế hoạch trả nợ nước ngoài của chính phủ Việt Nam trong năm 2016 là $12 tỷ, nhiều người hồ nghi rằng đây chỉ là một con số “cho có,” còn thực chất con số trả nợ có thể cao hơn nhiều, thậm chí tương đương với số tiền $20 tỷ phải trả nợ cho năm 2015.

Bối cảnh cực kỳ khó khăn của ngân sách Việt Nam đang khiến chế độ này “bơi” và có nguy “chìm” nếu không vay mượn được tín dụng quốc tế. Cũng bởi thế, đây là cơ hội để những khuyến nghị về nhân quyền của các tổ chức quốc tế có điều kiện “đưa ánh sáng nghị quyết vào thực tiễn” nhiều hơn.

Gần đây, nguồn tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) vừa cho biết Hoa Kỳ đã theo dõi những chỉ trích của cuộc đàn áp gần đây của chính phủ Cambodia đối với giới đối lập và xã hội dân sự và hành động bằng cách liên kết gói viện trợ hàng triệu đô la của mình cho quốc gia này trong năm 2017 với việc cải thiện nhân quyền.

Gói hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Cambodia trong năm tài chính tiếp theo sẽ lên đến khoảng $77.8 triệu, theo một dự luật đã được phê duyệt trong tháng trước. Khoản viện trợ này sẽ dành cho các dự án nhằm cải thiện chăm sóc sức khỏe, dỡ bỏ bom mìn và tòa án xét xử Khmer Đỏ, và một số lĩnh vực khác.

Nhưng dự luật của Hoa Kỳ đã quy định rằng viện trợ cho Cambodia sẽ được giải ngân chỉ khi nào Phnom Penh ngừng “bạo lực và quấy rối đối với xã hội dân sự tại Cambodia, trong đó có đối lập chính trị.”

Vào Tháng Sáu năm nay, sáu tổ chức xã hội dân sự độc lập, với sự khởi xướng của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, đã ra một tuyên bố chung khẩn thiết khuyến nghị các tổ chức tín dụng quốc tế và các chính phủ nước ngoài rằng đã đến lúc cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc đưa nhân quyền như một trong những điều kiện tiên quyết vào các chương trình cung cấp tín dụng, đặc biệt là vốn ODA và IDA, kể cả vay vốn ODA với lãi suất thị trường (không ưu đãi) cho Việt Nam.

Động thái Hoa Kỳ đặt điều kiện nhân quyền về cung cấp viện trợ cho Cambodia có thể là một tín hiệu sẽ gắn chặt viện trợ với cải thiện nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là cải cách thể chế về luật pháp. Những quyền tự do lập hội, tự do thành lập công đoàn độc lập cho công nhân, và cả việc xóa bỏ chế độ hộ khẩu mà trong thực tế chính thể Việt Nam dường như đã “chán” chế độ này, đều có thể được ràng buộc mật thiết với viện trợ cùng các nguồn tài chính khác từ phương Tây.

Ôm tiền ra ngoại quốc, cuộc tháo chạy mới ở Việt Nam

Văn Lang -Người Việt
7/31/2016


Tập đoàn Kinh Đô đã bán phần lớn cổ phiếu cho nước ngoài. (Hình: Văn Lang/Người Việt)


SÀI GÒN (NV) – Cái thời mà người ta nói “Cái cột đèn có chân mà đi được nó cũng đi,” tuy đã xa, nhưng bây giờ Việt Nam đang bắt đầu một cuộc tháo chạy khác.


Đầu tiên phải kể tới sự triệt thoái vốn của các công ty “đại gia” tư nhân, cũng như nhà nước. Các doanh nghiệp tư nhân của người Hoa vùng Chợ Lớn. Dưới chính thể cộng sản, họ bị “chà” đi, “xát”lại không biết bao nhiêu lần. Cho tới khi, tập đoàn bánh kẹo Kinh Đô, vốn xuất thân từ một lò bánh của gia đình, vươn lên thống lĩnh hoàn toàn thị trường Việt Nam. Nó trở thành niềm tự hào của người Hoa, trong giai đoạn làm ăn sau thời “mở cửa.”

Nhưng trong năm 2015, tập đoàn Kinh Đô đã bán tới 80% cổ phần cho tập đoàn Mondele’z International có trụ sở chính nằm tại Hoa Kỳ. Và cũng theo lời của một doanh nhân người Hoa, trong tương lai, cuộc triệt thoái vốn có thể lên tới… 97%.

Vị doanh nhân người Hoa này, lắc đầu ngao ngán, cho biết: “Khi Kinh Đô đã bán cho nước ngoài, thì khó có doanh nghiệp Việt Nam nào còn có thể trụ lại được.”

Hàng loạt công ty tư nhân Việt Nam “phất” lên sau mở cửa. Nay hoặc đã phá sản, hoặc đang đứng trên bờ vực của sự phá sản,với số nợ chồng chất trong ngân hàng. Một số ít còn lại,lặng lẽ âm thầm bán công ty (hoặc đa số cổ phần) cho các công ty nước ngoài.

Người Thái Lan, tuy không ồn ào, nhưng đã mua hầu hết các siêu thị ở Sài Gòn. Và cũng đã lên tiếng sẵn sàng mua lại tập đoàn bia Sài Gòn, niềm tự hào còn sót lại của người Việt.

Trong bối cảnh đó, nhà nước Việt Nam ra quyết định triệt thoái vốn khỏi các tập đoàn mà lâu nay nhà nước là “ông chủ,” tức nắm từ 51% cổ phiếu trở lên.

Trong số danh sách triệt thoái vốn của nhà nước, có cả những tập đoàn lâu nay vốn là “con gà đẻ trứng vàng” cho ngân sách.

Hai cái tên “cộm cán” trong đợt rút vốn này phải kể tới tập đoàn sữa Vinamilk và tập đoàn Viễn Thông FPT (FPT Telecom).

Câu hỏi đặt ra là, tại sao lúc này nhà nước lại rút vốn? Mà lại khuyến khích bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài để thu ngoại tệ. Như Vinamilk được khuyến cáo là sẵn sàng để nước ngoài sở hữu 100% cổ phiếu.

Phải chăng nhà nước cộng sản đang cần tiền để trả nợ công (vay của nước ngoài) đã tới thời kỳ phải đáo hạn? Hay là do sức ép đã cam kết khi gia nhập WTO và hiệp định TPP sắp tới?

Nhưng câu trả lời nghiêng về phía cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân ở Việt Nam, đều thấy họ không có khả năng cạnh tranh khi thị trường mở ra thực sự. Nên “khôn hồn” là bán trước, trong khi còn được giá hơn là để phá sản, mất trắng. Tư nhân vẫn tiếp tục điều hành công ty cho ông chủ nước ngoài. Nhà nước thì chỉ việc thâu thuế công ty mới, không quan tâm sợ nó phá sản như khi nhà nước vẫn quản lý.

Nhưng cuộc triệt thoái vốn của phe nhà nước gặp cản trở, vì Bộ Tài Chánh, cũng như Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC – State Capital and Investment Corporation) nơi được giao việc quản lý các tập đoàn trên, nay lại được giao việc thoái vốn. Nhất định không chịu nhả miếng “mồi ngon” ra.

Một lo ngại khác, là lợi ích phe nhóm, sẽ định giá cổ phiếu thấp hơn thị trường nhiều lần. Sau đó mua bán, giao dịch “nội bộ” lòng vòng với nhau, bán tài sản quốc gia, thực chất là chia tài sản – mồ hôi, nước mắt, xương máu của nhân dân, cho những nhóm tư bản thân hữu, bọn tư bản đỏ.

Một cuộc tháo chạy khác,là các công ty khởi nghiệp của giới trẻ có học thức ở Việt Nam trong lãnh vực IT và kinh doanh Internet đều chạy qua Singapore. Vì ở đó họ được hưởng chính sách ưu đãi. Còn về thủ tục thì họ chỉ mất có một ngày, trong khi ở Việt Nam phải mất từ 6 tháng tới 1 năm .Chưa kể các khoản “bôi trơn.”

Khi các doanh nhân tháo chạy

Diễn biến mới nhất, một cựu CEO của tập đoàn FPT, đã đem gia đình vợ con đi định cư ở Hoa Kỳ theo diện EB-5.

Theo như bà Kim Hạnh, cựu tổng biên tập báo Tuổi Trẻ cho biết là hiện có một làn sóng người ra đi theo diện EB-5.

Bà Kim Hạnh đồng thời là người trong nhóm sáng lập tờ Sài Gòn Tiếp Thị, từng giữ chức Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại thành phố và hiện nay, điều hành tổ chức tư nhân mang tên “Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Doanh và Hỗ Trợ Doanh Nghiệp” quy tụ nhiều CEO đã thành danh ở Sài Gòn và miền Nam nói chung và cũng là người thường xuyên tiếp xúc với giới doanh nhân.

EB-5 là chương trình đầu tư để nhận thẻ xanh ở Hoa Kỳ.



Trụ sở của tập đoàn sữa Vinamilk tại Phú Mỹ Hưng, quận 7, Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)

Có hai mức đầu tư để có thẻ xanh. Mức 500 ngàn Mỹ kim là đầu tư được chỉ định và mức 1 triệu Mỹ kim (không chỉ định). Tối thiểu phải tạo ra việc làm cho 10 người bản địa, được cấp thẻ xanh trong 2 năm, và sau hai năm “tái thẩm” công việc đầu tư hiệu quả tạo công việc lâu dài cho người bản địa sẽ được cấp thẻ xanh… lâu dài.

Tiền đầu tư theo diện EB-5 chỉ cần chứng minh là hợp pháp. Nhưng không phân biệt là tiền đầu tư của cá nhân hay nhà nước. Vì vậy, khá nhiều quan chức Việt Nam và Trung cộng tận dụng tiền đầu tư của công ty nhà nước để tháo chạy sang Hoa Kỳ.

Một doanh nhân trẻ trong làn sóng ra đi diện EB-5,viết trên Facebook cho biết là một du học sinh, trở về nước kinh doanh và thành đạt. Dù thừa nhận là được hưởng “ơn mưa móc” từ chế độ. Nhưng anh ta vẫn quyết dắt gia đình, vợ con ra đi, chỉ vì không muốn con cái của mình suốt đời phải sống trong sự dối trá!

Trong một diễn tiến khác,mới đây quốc hội cộng sản Việt Nam đã bãi miễn tư cách của một nữ đại biểu đương nhiệm. Vì bà này đã dùng tiền đầu tư vào đảo quốc Malta để kiếm quốc tịch Malta. Một cách để lo… tương lai cho mình và con cái sau này.

Theo một thống kê chưa đầy đủ, thì trong năm 2014 chỉ có 6,418 trường hợp đi định cư ở nước ngoài theo diện đầu tư. Thì trong năm 2015,con số đi định cư bằng tiền đầu tư đã tăng vọt lên tới 17,662 trường hợp.

Cũng theo một thống kê, thì trong vòng 5 năm (2008-2013), số tiền từ Việt Nam “đội nón” ra đi là 33 tỷ Mỹ kim. Trong đó có tiền đầu tư để được định cư ở nước ngoài và tiền cho du học sinh một đi không trở lại.

Một doanh nhân trẻ trong làn sóng ra đi, cho rằng nhà nước Việt Nam đang “chảy máu” không chỉ rất nhiều tiền. Mà quan trọng hơn cả là nguồn nhân tài đầy nhiệt huyết kinh doanh cũng đang lần lượt ra đi.

Điều đó giống như sân khấu về khuya, mà còn chỉ toàn đào kép già nua bệnh hoạn. Khán giả ngáp dài, trong khi nhà đèn lại “rung chuông” cảnh báo sắp tới giờ… cúp điện.

7/30/2016

Nhái lại lời thơ của bài "Quê hương" của Giang Nam -

dohop
7/30/2016

NMVN nhận được bài này của một đọc giả gửi đến. NMVN cũng chưa đọc bài thơ chính của Giang Nam....nhưng chắc cũng không ngoài "quê hương là chùm khế chua":


(Nhái lại lời thơ của bài "Quê hương" của Giang Nam -  http://www.spnttw.edu.vn/Pages/ArticleDetail.aspx?siteid=1&sitepageid=306&articleid=3122)

Xin quý vị cứ tự nhiên sửa chữa cho thích hợp.

Kính

dohop


Quê hương?

Tác giả: Giang Chân 31/7/2016



Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:

“Ai bảo chăn trâu là khổ?”

Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao*

  
Rồi…

  
Những ngày thất học

Chẳng biết vì sao?

Cha cải tạo

Mẹ bị tù đày chỉ khóc…

Có tên trộm nhà bên

Nhìn chị tôi cười khúc khích...

  
Giặc cướp vùng lên

Hại dân, nước trường kỳ

Quê tôi đầy bóng giặc

Kinh tế mới chúng  tôi đi

Tên trộm nhà bên (có ai ngờ!)

Đã thành huyện trưởng

Gặp chị tôi hắn cười khúc khích

Răng hô vàng (kinh kinh quá đi thôi)

Đời khốn nạn không tả nổi bằng lời...

Đau thương mất mát tôi ngoái đầu nhìn lại

Tự do, an bình hôm qua… Tôi tiếc mãi!

  
Bỏ kinh tế mới về đây

Cha và những người tốt năm xưa vẫn tù đày

Tên trộm cũ

Đã má phính bụng to, đứng ngay cửa

Vẫn khúc khích cười nhe hàm răng vẩu

Hỏi “Chị mày… đã có chồng chưa?”

Tôi nắm chặt tay trong tức tối ngậm ngùi

Tương lai mịt mờ... quê hương đã…  phỏng...

  
Hôm nay nhận được tin... ngu

Không tin được dù đó là sự thật:

Tên trộm ngày trước đã thành ... bộ trưởng!

Chỉ vì hắn là du kích, Trời ơi!

Bởi thế nước tôi như mất hẳn tình người…

  
Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm

Có những ngày trốn học bị đòn roi

Nay yêu quê hương vì muôn vàn mất mát

Đã hằn trên khổ nạn của dân tôi.




* Thơ “Quê Hương” của Giang Nam

Đảng, các ông mở cửa hậu cho Trung Quốc?

CanhCo
30-7-2016




Từ trái qua phải: Tập Cận Bình, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Đinh Thế Huynh tại Hà Nội, 05/11/2015. Nguồn: AFP

Cuộc chiến giữa nhân dân và Đảng về vấn đề Trung Quốc đã rẽ sang bước ngoặc mới. Một là Đảng tồn tại vì được Trung Quốc tiếp tay khủng bố quần chúng để dần dần biến Việt Nam thành vùng đất nô lệ, hai là Đảng phải thay đổi cách ứng phó với Trung Quốc trong hàng trăm vấn đề, mà vấn đề hiện hữu nhất là an ninh lãnh thổ.

Bước ngoặc này không do người có lòng với đất nước tạo ra để áp lực Đảng mà đến từ Trung Quốc, đất nước ngày càng chứng tỏ lòng tự đại vượt mọi giới hạn, trong đó chủ nghĩa dân tộc điên cuồng đang làm cho Bắc Kinh dần dần trở thành kẻ thù của toàn thế giới, ngoại trừ với những chính phủ độc tài toàn trị.

Sự việc hacker Trung Quốc công khai nhìn nhận đã tấn công hàng loạt phi trường Việt Nam trong ngày 29 tháng 7 cho thấy việc bảo vệ lãnh thổ của quân đội, an ninh mạng cũng như các cơ quan tình báo, chống xâm nhập của Việt Nam quá thô thiển, lạc hậu và thụ động vượt qua sự tưởng tượng của người dân, vốn luôn tin rằng quân đội cũng như các hệ thống vừa nói đủ sức đối phó với Trung Quốc, hay ít ra đủ thông tin để ứng phó sau khi cuộc tấn công diễn ra. Những bài báo ca ngợi tính chiến đấu của quân đội nhân dân hay tâng bốc tính năng an ninh mạng vượt bậc của Việt Nam trở thành khôi hài và từ đó người dân đang chờ sự tuyên bố của nhà nước trước vấn đề hệ trọng này.

Hệ trọng vì nếu hacker tấn công được hệ thống hàng không dân dụng, cụ thể là các phi trường quốc tế của Việt Nam, có nghĩa là hacker Trung Quốc có thể tấn công vào những cơ chế khác, dân sự lẫn quân sự khi chiến tranh xảy ra.

Hacker Trung Quốc từng thâm nhập Bộ quốc phòng Mỹ ăn cắp dữ liệu, ai dám đảm bảo Bộ Quốc phòng Việt Nam ưu việt hơn Mỹ để vô hiệu hóa hoạt động gián điệp của chúng?

Về dân sự ai đảm bảo rằng các phi trường Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất hay Cần Thơ sẽ không bị tê liệt một lần nữa. Nhưng lần tê liệt sắp tới sẽ nghiêm trọng hơn, dài ngày hơn vì hacker đã biết cách tránh né mọi kỹ thuật phòng chống của an ninh mạng Việt Nam?

Ở các lĩnh vực khác, nơi nào được điều hành bằng hệ thống máy tính thì nơi đó sẽ tê liệt khi bọn hacker tấn công.

Và điều chắc chắn nhất sẽ xảy ra: Khi Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh, hệ thống phát thanh, truyền hình toàn quốc sẽ bị cướp mất, như đã được chúng làm thí điểm trong vài ngày vừa qua tại Nha Trang và Đà Nẵng, để thay vào đó là các bài tuyên truyền chống Việt Nam phát liên tục 24 giờ, cùng lúc mạng Internet Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, người ta không thể liên lạc qua phone, e-mail hay thậm chí qua Facebook, bởi các phần mềm gián điệp của Trung Quốc được cài sẵn từ các ISP (Internet Service Provider) của Việt Nam lúc ấy sẽ thức dậy và hoạt động.

Bọn hacker cũng thức dậy ngay từ chiếc computer của người dân bình thường nếu nó được sản xuất từ Trung Quốc. Không ai ngạc nhiên vì điều này, có ngạc nhiên chăng là chính phủ Việt Nam biết rõ hơn người dân rằng, công ty phần mềm Hoa Vi (Huawei) là nơi gián điệp của Trung Quốc đang mượn để núp bóng hoạt động. Nó đã bị vạch mặt tại nhiều nước trên thế giới và người ta đưa ra phương cách đối phó mạnh mẽ, kể cả cấm hoạt động trong nước của họ, còn Việt Nam, vẫn như cũ vẫn cứ rẻ là được phần còn lại hãy để cho cơ quan trách nhiệm lo.

Cơ quan được gọi là trách nhiệm ấy biết rõ tất cả các máy computer được Trung Quốc sản xuất đều có cửa hậu backdoor, nơi thích hợp nhất cho hacker thâm nhập. Biết nhưng vẫn lờ đi vì nếu đánh động lên sẽ bị Trung Quốc tát tai bằng những câu chữ hết sức hữu nghị.

Những câu chữ ấy bây giờ Đảng Cộng sản Việt Nam phải nhận thức rõ rằng chúng chỉ có giá trị được dùng để xâm lược, và khi cần người bạn đồng chí này của Đảng sẽ trở mặt như Thủ tướng Hun Sen.

Trung Quốc chỉ dẫn cho Hun Sen cách cho Việt Nam một bài học lần thứ hai, có lẽ là sự cần thiết để chế độ chính trị hiện nay thức tỉnh, thức tỉnh trước khi nhân dân dạy cho Đảng bài học thứ ba: Bạo lực cách mạng.

Đảng không nên nghi ngờ sức mạnh quần chúng. Đảng càng không nên tiếp tục tìm cách giữ ghế bằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi trong nhân dân, và một điều nữa, Đảng càng không nên quên lịch sử có thể lập lại bất cứ lúc nào.

Đảng không nên quên bài học sáng hôm nay, 30 tháng 7 một ngày sau khi hacker Trung Quốc chiếm lĩnh 2 phi trường lớn nhất Việt Nam, người dân Nghệ An đã áp dụng đúng những gì mà Đảng dạy cho dân nhiều chục năm về trước, đó là bài học bạo lực cách mạng.

Những hình ảnh ghi lại trên một video clip cho thấy người dân tại xã Nghi Tiến, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã phản ứng lại việc công an đàn áp họ trong dự án xây dựng nhà máy xi măng Nghi Tiến. Khi lực lượng cơ động tấn công vào người dân, đã bị dân chúng ném đá không nương tay vào những “chiến sĩ” trang bị tận răng nón sắt, khiên, dùi cui. . .và rốt cuộc đã có những chiến sĩ gần trở thành “liệt sĩ” nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nhiều nơi khác đã từng phản ứng “tích cực” như vậy và báo chí tường trình rất chi tiết. Những tập hợp tích cực về sự phản kháng sẽ ngày một lớn hơn, mà quan trọng và tiềm ẩn lớn nhất là nỗi lo sợ nước mất vào tay Trung Quốc.

Những cuộc biểu tình chống hacker Trung Quốc nếu nổ ra Đảng không nên tiếp tục ra tay đàn áp để đi tới đổ máu khi sự bức xúc của người dân lên tới đỉnh điểm. Đảng không thể ru ngủ người dân khi kẻ thù đã vào tới cửa ngõ nhà mình. Điều mà Đảng có thể làm trong những ngày sắp tới là khai tử lý thuyết mềm mỏng để bắt tay vào xây dựng sách lược đối phó mà trong đó Đảng hãy can đảm khai trừ những thành phần hèn nhát, cơ hội, dựa vào Trung Quốc để tiếp tục hút xương tủy nhân dân.

Đảng phải tự kiểm điểm chính mình một cách thành thật và chấp nhận các giải pháp khắc khe để thay máu. Đây là cuộc cách mạng nội thân ý nghĩa nhất nếu Đảng còn tin vào sự mầu nhiệm cách mạng mà hơn 70 năm qua Đảng đã dựa vào.

Nếu không, dân sẽ thay Đảng làm cuộc cách mạng cho chính họ.

Nếu không, chính Đảng đã thừa nhận rằng mình tự mở cửa hậu cho Trung Quốc vào Việt Nam và Đảng sẽ trở thành một tập thể bán nước lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Túng quẩn ngoại tệ để trả nợ, lấy trước 250 triệu đô của Formosa, phát tiền đồng VN cho ngư dân

Trần Hoàng
7/30/2016

ÔNG TRẦN HỒNG HÀ ĐÃ NHẬN 250 TRIỆU USD CỦA FORMOSA



Như vậy, Ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên – Môi trường xác nhận đã cầm 250 triệu Đô la Mỹ của Formosa. Theo báo Dân trí, ông này gọi đó là tiền bồi thường.

Chúng tôi là người dân, yêu cầu ông Trần Hồng Hà và Bộ công bố chứng từ giao dịch, xem có thực là 250 triệu USD không, và Formosa gọi đó là tiền gì?

Ông và Chính phủ nên nhớ, để Formosa nôn ra được số tiền đó, là do:

1– Sức ép của hàng ngàn người dân hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn, cùng đồng bào ngư dân các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh đã không quản thời tiết khắc nghiệp, dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi và đã thực sự đổ mồ hôi, thậm chí đổ máu biểu tình đòi công khai minh bạch và đòi tìm ra thủ phạm mới có được. Họ đã bị bọn công an, an ninh, “thanh niên xung phong”…mất hết nhân tính rình rập, gây hấn, đánh đập, lăng nhục suốt nhiều tuần lễ;

2– Các nghị sĩ Quốc hội Đài Loan – MỘT QUỐC GIA TRƯỞNG THÀNH VÀ ĐÚNG NGHĨA, cùng các nhà báo và nhân dân Đài Loan lên tiếng, biểu tình, mở cuộc điều tra cả ở Đài Loan và Việt Nam.

3– Hàng chục bloggers, nhà báo tự do và các nhà báo trong và ngoài nước ngày đêm theo dõi sát sao mọi diễn biến tình hình, bất chấp hiểm nguy, lao vào điểm nóng, tiếp cận hiện trường, tiếp xúc với ngư dân để đưa lên công luận, trình bày trước công chúng sự thật của thảm họa môi trường lớn nhất trong toàn bộ lịch sử Việt Nam này;

Ông và Chính phủ nên nhớ, số tiền đó:

1- Chưa phải là đồng tiền danh chính ngôn thuận, vì nó chẳng dựa vào những báo cáo điều tra thiệt hại cụ thể, cũng chẳng dựa trên cơ sở pháp lý nào. Nó chưa phải là đồng tiền sạch theo nghĩa đúng của nó.

2- Nếu là bồi thường, thì chỉ những người bị thiệt hại, ở đây là ngư dân và những người sống bằng kinh tế – thương mại – du lịch biển mới được phép nhận nó. Chính phủ chỉ là người trung gian giao dịch mà thôi.

3- Số tiền đó, trước hết phải dùng vào việc: Khám chữa bệnh và phòng bệnh / dịch cho tất cả cư dân duyên hải 4 tỉnh Miền Trung; hỗ trợ ngư dân đi biển, đánh bắt xa bờ; Chuyển đổi nghề phù hợp; Làm sạch môi trường biển (không phải trò hề đi nhặt rác như VTV đã làm)…Do vậy, các phân phát đồng tiền này phải làm sao cho minh bạch, công bằng, hiệu quả, với thái độ đúng mực, chứ không phải phân phát theo kiểu bố thí như lâu nay.

4- Sẵn sàng có thể bị Formosa kiện lại bất cứ lúc nào vì số tiền này.

Tạm thế đã! Sẽ biên tiếp để các vị biết…

Đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông

Trung Báo
7/30/2016

"...Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!..."

Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng “tinh thần dân tộc” viển vông

Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.

Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.

Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.

Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng. Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.

Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.

Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!

Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?

Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.

Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.

Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.

_____

VnExpress
Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công

Hoàng Minh Trí

30-7-2016

Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.

Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.

Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.

Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.

Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.

Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: “Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu”.

Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.

Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.

Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về.

Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy “người Việt xấu xí”. Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.

Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.

Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.

Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại.

Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này.

Vừa nhậm chức, đã nói năng không cẩn trọng!

Thiện Tùng
7/29/2016



Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: internet

“Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình” – Đây là câu nói sau khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội Khóa 14 của bà Nguyễn Thị Kim Ngân với giới báo chí hôm 23/7/2016. Khi tự thấy mình như mẫu nghi thiên hạ, từ phong thái đến lời nói, Kim Ngân thể hiện khá sắc nét tự kiêu, tự mãn, tự cao..., chẳng khác đệ nhất phu nhân Trần Lệ Xuân nói khi Thích Quảng Đức tự thiêu phản đối chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm trong những ngày tàn của Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa.

Tôi sinh năm 1939, Ngân sinh năm 1954. Tôi lớn hơn Ngân 15 tuổi – chú thì quá đáng, anh thì hơi già. Dẫu sao tôi cũng là chiến hữu với cha mẹ Ngân.

Chắc Kim Ngân chưa biết tôi là ai, nhưng tôi biết Ngân khá rõ: Ngân là cô gái sinh ra ở xã Châu Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Ngân là nữ sinh do thời cuộc dở dang Đại học Văn khoa. Giữa năm 1975, Ngân xin vào làm nhân viên Văn phòng Ban Kinh tài Khu Trung Nam bộ (chỗ ông Bảy Tế). Sau khi giải thể Khu, Ngân về làm ở Văn phòng Ty Tài chính Bến Tre. Vào Đảng CSVN 9/12/1981 (khi 26 tuổi). Là hạt giống đỏ, như diều gặp gió, Ngân bay lên từng chặng: Phó giám đốc Tài chính Bến Tre; Thứ trưởng Bộ Tài chính; Bí thư tỉnh Hải Dương; Thứ trưởng Bộ Thương mại; Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội; Phó Chủ tịch Quốc hội, và giờ đây Chủ tịch Quốc hội do Đảng cử Dân bầu. Thế là, sau 40 năm, diều Ngân bay lên mút dây, đến tột đỉnh, phát ra âm điệu chướng tai, khiến thiên hạ “ném đá”.

Thế là, từ năm 1981, Kim Ngân vừa là thành viên của Đảng giành cầm quyền, vừa là người tham gia cầm quyền từ cấp tỉnh trở lên thượng đỉnh. Ngân nên kiểm lại bản thân mình, Đảng của mình xem làm được những gì ích nước lợi dân mà miệt thị người ta như thế? – hãy kể đi để Tổ quốc ghi công, đừng cứ ở đó mà ăn mày dĩ vãng, biến công người thành công mình!

Chẳng lẽ những gì tôi kể dưới đây là ngoài sự thật, là công lao của Ngân và những đồng chí của mình:

Cải tạo Xã hội Chủ nghĩa về kinh tế và chính trị làm cho nền kinh tế sụp đổ, lòng dân ly tán.

Tham nhũng lan tràn trong Đảng cầm quyền: lớn ăn lớn, nhỏ ăn nhỏ - mầy ăn, tao ăn, nó ăn = chúng ta cùng ăn – “Ăn như bầy sâu” (Chủ Sang ví), “Ăn không chừa thứ gì” (bà Doan ví), “Ném chuột coi chừng vỡ bình” (Tổng Trọng dặn) v.v.

Dùng tiền thuế của dân và vay tiền nước ngoài, từ trên xuống dưới, thi nhau xây cung vua phủ chúa, tượng đài, lăng tẩm, cờ phướn rợp trời. Về tư thất: mầy xây, tao xây, nó xây = chúng ta cùng xây - mầy nói tao ai nói mầy, là đồng chí với nhau, hãy cảm thông cho nhau.

Hữu khuynh với giặc: ngoài để Trung Cộng chiếm thác Bản Giốc, Núi Đất, Ải Nam Quan, để mất biển, đảo, ngư trường, còn để cho người Trung Quốc vào tràn ngập trên khắp cùng đất nước v.v.

Tả khuynh đối với dân: Trước thảm trạng ngoại xâm, người dân đấu tranh, biểu tình bất bạo động chống Trung Quốc thì “Đảng, Nhà nước ta” dùng công cụ bảo vệ chuyên chính “vô sản” đánh đập, cầm giam, trục xuất. Chưa vừa, “Đảng và Nhà nước ta” còn dùng phương tiện thông tin đại chúng và đám “Hồng vệ binh” (Dư luận viên) luôn miệng chửi tục tĩu, quan chức nhiếc mắng sâu cay như trường hợp Ngân vừa thốt ra chẳng hạn.

Làm kinh tế, quản lý xã hội gì mà kinh thế - Làm đâu thua lỗ, hư hỏng đến đó: Chẳng hạn Bauxite Tây Nguyên; các tập đoàn Vina; Lọc dầu Dung Quất; Điện, Dầu, Than; đường ống dẫn nước sông Đà về Hà Nội đến nay 18 lần vỡ ống v.v. Và, nếu không có sức ép (phản kháng) của công chúng, làm đường cao tốc xuyên Việt và điện hạt nhân Ninh Thuận nữa thì chết không kịp ngáp!

Làm kinh tế để mưu sinh chớ đâu phải để tự sát - Làm đâu gây ô nhiễm môi trường sống đến đó: “Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng”; nông dân, ngư dân ngày một lâm cảnh đói nghèo; môi trường bị nhiễm độc diện ngày càng rộng, độ độc hại ngày càng cao; cá dưới nước thi nhau chết, người trên bờ thi nhau ngất ngư – Formosa thải độc gây đại thảm họa có một không hai trong lịch sử!

v.v.

“Đảng và Nhà nước ta” từng rêu rao: “Dân là chủ đất nước”. Nhà nước “của dân, vì dân, do dân”.

Đã nói “Dân là chủ đất nước” thì tại sao Đảng CSVN luôn coi đất nước và dân tộc Việt Nam như là sở hữu của riêng mình: muốn đuổi dân lấy đất để bán, đổi chác, nhượng địa, cho thuê... tùy ý, không cần xin ý kiến “chủ” (Dân). Ai cãi lại việc làm sai trái của mình đều bị cho là địch. Đúng là “địch” đấy: “Địch là hai đối tượng kình chống nhau chưa phân thắng bại, bên này được gọi bên kia là địch”. Để phân biệt ai đúng ai sai phải lấy ích nước lợi dân làm thước đo. Chuyên làm hại nước hại dân mà cho rằng mình yêu nước là điều nghịch lý. Chính quyền càng sai, dân càng phản ứng. Ai phản ứng bị chính quyền xem là “thế lực thù địch”. Riết rồi chính quyền nhìn đâu cũng thấy “địch”. Để đối phó với “địch”, chính quyền gia tăng lực lượng đàn áp, dùng tiền thuế của dân trả lương hậu cho họ. Cuối cùng chỉ có dân chịu thiệt mất tiền và bị đánh đập. Bởi vậy, cô giáo Lam mới viết “Đất nước mình lạ quá phải không anh?!”.

Đã nói Nhà nước “của dân, do dân, vì dân” thì cớ sao nhà cầm quyền không cho dân phản ứng (phản biện) những việc làm sai trái của mình? Cứ luôn miệng nói “mọi việc để Đảng và Nhà nước lo”. Lo gì mà để đất nước luôn bị Trung Cộng xâm hại, dân mỗi ngày một khổ nghèo?! Lãnh đạo chỉ biết tranh giành quyền lực với nhau, hết năm này qua tháng nọ giải quyết mâu thuẫn nội bộ không xong. Quan ông quan bà lo bòn rút của công thành của tư để:

Chi cho xây dựng cơ ngơi hiện đại,

Chi cho đi lại cao sang,

Chi cho ăn uống đàng hoàng,

Chi boa cho những nàng/chàng bồ nhí,

Chi cho cô cậu tí đi học nước ngoài,

Chi cho ngài trị bịnh ngoại quốc,

Chi cho xây cất từ đường,

Chi sắm sẵn hàng rương, nhà mộ,

Chi hối lộ lúc lâm nguy...

Tính lại duy đi biết bao là đủ?

Đôi lời nhắn nhủ:

Hãy tận thu cho đủ để có quan chi.

Kim Ngân là người có học - ít nhất cũng lớp 12 (xong trung học), thạc sĩ kinh tế, cử nhân chính trị, sao lại dùng cụm từ lập lờ, không rõ nghĩa “thế này thế khác”, “thế này thế nọ” – bắt chước ai mà nói theo kiểu bâng quơ như thế?

Vế đầu, Ngân nói: “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu”. Ngân kiểm lại xem, khi bị ngoại bang xâm lược/xâm hại, tổ chức hay cá nhân họ hô to, nói rõ ràng cho trong ngoài nước biết, chẳng hạn như “Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam” “No-U”, “Formosa cút đi” và v.v. - người ta chỉ đích danh chớ đâu phải hô hào bâng quơ. Kích động chống ngoại xâm đâu có sai, chỉ sợ kích mà không động? Chẳng lẽ chống ngoại xâm, theo kiểu trùm mền rên, không dám kiện cáo, tiêu lòn theo kiểu “hai tay xoa tít cái đít cong vòng, một báo anh hai báo cáo anh, xin anh thương dùm?”, không dám nói tàu Trung Quốc mà nói tàu “lạ”? v.v. Nhát như cheo không mất nước mới là chuyện lạ.

Vế sau, Ngân nói: “Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng, hô hào thế này thế nọ, nhưng những người đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói và kích động những phần tử để làm rối tình hình”. Nếu Ngân chưa biết hay không chịu biết họ là những ai, tôi nói cho Ngân biết: Họ là những đảng viên hoặc nguyên đảng viên, là những cán bộ chân chính, yêu nước, có học vị cao, có chuyên sâu Ngân không thể bì, như: Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyễn Quang A, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Xuân Diện,Tạ Phong Tần, Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Tô Văn Trường, Nguyên Ngọc, Phạm Đình Trọng, Tống Văn Công, Tô Hải, Hồ Cương Quyết, Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Kim Báu, Kim Chi, Bùi Văn Bồng, Lê Mã Lương v.v..., và rất nhiều nam thanh nữ tú kiên hùng khác như nhóm “No-U” chẳng hạn (nếu kể hết phồng môi). Sao Ngân nói họ “chưa làm gì cả”. Sao Ngân nói ẩu thế! Họ từng đấu tranh quên mình trong thời chiến, dựng nên chế độ mà Ngân và những đồng chí của mình đang chễm chệ, lương cao, bổng lộc lớn. Giờ đây, họ ăn cơm nhà, dấn thân đấu tranh chống mầm mống ngoại xâm và những tệ nạn xã hội. Hành động của họ chẳng những không được tưởng thưởng, còn bị gánh đàng Ngân chửi rủa, đánh đập, giam cầm, trục xuất. Ngân nhìn họ bằng nhãn quan nào mà buông ra nhận xét: “chỉ có nói và kích động những phần tử làm rối tình hình. Kích động để giữ nước, bảo vệ dân sai hay sao? Tình hình đất nước đã rối như tơ vò, họ đang chung lưng đấu cật để gỡ rối, cớ sao Ngân không chịu hiểu cho thấu đáo? Phải chăng “cái lũ dân chúng mất dạy” này không để yên cho Ngân và đồng chí của mình đang phủ phê no say trong yến tiệc, nệm ấm chăn êm trong những ngôi biệt thự đầy đủ tiện nghi?

Hôm sang Việt Nam, Tổng thống Mỹ Barack Obama nói đại ý: Dân Mỹ gần như hàng ngày chỉ trích chúng tôi, nhờ sự chỉ trích, cảnh báo ấy mà chúng tôi hạn chế đến mức thấp nhất sai lầm.

Một bệnh nhân nằm liệt, bỏ ăn uống đã đáng sợ, cả dân tộc tê liệt trước họa xâm lăng hay những tệ nạn, bất công... càng đáng sợ hơn.

Nhân dân ta còn phản ứng khi có ngoại xâm hay khi có tệ nạn, bất công... trong xã hội là điều đáng mừng đối với những người chân chính yêu nước, đáng lo cho đối với những ai bất chính phản nước.

Hồ Tràm Strip: hiểm họa Trung Quốc trong một đại dự án mờ ám

Lê Anh Hùng
7/29/2016


Một siêu dự án mờ ám


Công ty Asian Coast Development Ltd. (ACDL) được thành lập ngày 18/7/2006 tại thành phố Toronto, bang Ontario, Canada và hiện đặt trụ sở tại Vancouver, bang British Columbia.

Ngay sau đấy, ACDL bắt tay vào chuẩn bị các thủ tục cho việc đầu tư xây dựng một dự án nghỉ dưỡng kiêm sòng bài ở Bà Rịa – Vũng Tàu. Và thật kỳ lạ, một doanh nghiệp mới toanh với vài thành viên, vốn liếng chưa sẵn sàng,[i] chưa có bất kỳ hoạt động gì mà chỉ hơn một năm sau, ngày 12/3/2008, ACDL đã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một siêu dự án với tổng mức đầu tư cam kết lên tới 4,2 tỷ USD tại Hồ Tràm, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc. Đây là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam vào thời điểm đó. Tổng diện tích dành cho dự án lên tới hơn 162ha, kéo dài hơn 2,2km dọc theo bãi biển Hồ Tràm.

Theo giấy chứng nhận đầu tư, dự án gồm các khu A, B, C, D, E với năm khách sạn năm sao có tổng cộng 9.000 phòng, một trung tâm hội nghị quốc tế, một khách sạn căn hộ, một khu biệt thự cao cấp cho thuê, một sân golf và hai khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài tại khu A và khu B.

Ngày 7/7/2010, tạp chí BCBusiness của Canada cho biết: Theo Tổng GĐ ACDL Lloyd Nathan, ACDL không dính dáng gì với Stanley Ho, vua sòng bài Macao, mặc dù ông ta từ chối bình luận về việc liệu có ai đó trong gia đình Stanley Ho tham gia vào MGM Grand Hồ Tràm hay không. Tạp chí này viết tiếp: “Câu hỏi có lẽ là quan trọng nhất và hầu như bị lãng quên trong âm mưu phức tạp này là: tiền ở đâu ra? Nathan vẫn im lặng về số vốn mà ACDL đã huy động được, chỉ nói rằng giai đoạn thứ nhất – MGM Grand Hồ Tràm 550 phòng 400 triệu USD – đang diễn ra đúng kế hoạch để khai trương vào đầu năm 2013.”

Tờ Asian Pacific Post tại Vancouver ngày 28/4/2010 đăng bài “An alliance of the rich, the powerful and the suspicious” (“Liên minh của kẻ giàu, kẻ mạnh và kẻ khả nghi”), trong đó có đoạn: “Một gia đình Á Châu [Stanley Ho] hùng mạnh dính líu đến mafia Trung Quốc, một cựu thủ tướng Canada và một công ty phát triển khu nghỉ dưỡng đến từ Vancouver [ACDL] thì có điểm gì chung? Câu trả lời nằm trên một bãi biển hoang sơ ở Biển Đông vốn một thời là nơi đồn trú của quân đội Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống cộng sản rồi trở thành bãi tập kết cho các ‘thuyền nhân’ Việt Nam đào thoát khỏi Tổ quốc.”

Tờ The Wall Street Journal ngày 23/5/2008 đưa tin: “Hồ Tràm sẽ là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam từ trước tới nay – đó là khẳng định của Michael Aymong, Chủ tịch ACDL, nhà đầu tư chính của dự án, với 30% cổ phần. Đối tác chính trong dự án là quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital LLC ở New York, với 25% cổ phần.”

Câu hỏi không thể không đặt ra ở đây: 45% cổ phần còn lại trong ACDL là của ai nếu không phải là ai đó trong gia tộc Stanley Ho, nhân tố quan trọng đảm bảo cho sự tham gia của Philip Falcone, ông chủ của quỹ đầu tư mạo hiểm Harbinger Capital Partners? (Pansy Ho, con gái ông trùm Stanley Ho, có quốc tịch Canada nên có thể thành lập công ty ở đây.)

Tờ Vancouver Sun ngày 10.12.2012 cho biết: Michael Aymong là một doanh nhân Vancouver dính líu đến một loạt công ty đại chúng tai tiếng; ông ta từ chức Chủ tịch ACDL vào tháng 4/2010.

Kể từ khi thành lập đến nay, Hồ Tràm Strip là dự án duy nhất của ACDL; họ không hề có bất kỳ hoạt động kinh doanh gì ở Canada hay ở nơi nào khác.

Thiết tưởng không cần phải nhắc lại là chúng tôi cũng đã từng vạch mặt việc Trung Quốc lập công ty ma Silver Shores Ltd. ở California rồi lấy pháp nhân công ty ma ở Mỹ này đầu tư vào dự án khu nghỉ dưỡng và sòng bài rộng 30ha nằm bên bờ biển Đà Nẵng và ngay trước mặt sân bay quân sự Nước Mặn. Chưa hết, các ông chủ Trung Nam Hải còn cho nặn ra công ty ma Cattigara One ở Singapore rồi dùng pháp nhân công ty ma này để đầu tư vào 2 dự án đặc biệt nhạy cảm về an ninh quốc phòng khác là dự án khu nghỉ dưỡng Bãi Chuối trên đèo Hải Vân và dự án khu nghỉ dưỡng Lập An ở thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên – Huế.

Khu vực dự án Hồ Tràm Strip nhạy cảm như thế nào?

Hồ Tràm chỉ cách trung tâm Sài Gòn – trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của Miền Nam – theo đường bộ chừng 120km, nhưng khoảng cách theo đường chim bay thì còn ngắn hơn thế rất nhiều. Đây là địa điểm đổ bộ lý tưởng của đội quân Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam hơn 40 năm trước. Vì thế, xung quanh khu vực này quân Mỹ từng cho gài rất nhiều mìn, và theo cựu Chủ tịch ACDL Michael Aymong thì công việc đầu tiên của họ ở đây chính là rà phá mìn.

Người TQ sẽ còn xây dựng nhiều toà pháo đài như thế này dọc theo hơn 2,2km bờ biển án ngữ mặt phía Đông của Sài Gòn. Ảnh: Lê Anh Hùng

Với các căn cứ quân sự trá hình ven biển như dự án Hồ Tràm Strip, Trung Quốc có thể kiểm soát được hoạt động của quân đội Việt Nam cả trên biển lẫn trên đất liền. Các toà nhà với chiều cao hàng chục tầng của dự án Hồ Tràm Strip trở thành những đài quan sát khổng lồ, giúp đối phương theo dõi mọi di biến động quân sự của Việt Nam đến tận Trường Sa cũng như khu vực Sài Gòn. Họ có thể lắp đặt các thiết bị nhằm gây nhiễu loạn hoạt động thông tin liên lạc của hệ thống phòng thủ bờ biển và lực lượng phòng không – không quân.

Khi chiến sự nổ ra, các khu vực xung quanh và thậm chí cả Sài Gòn đứng trước nguy cơ phải phơi mình hứng chịu các đợt ném bom và tấn công bằng hoả tiễn từ lực lượng không quân và tên lửa Trung Quốc trên các căn cứ và chiến hạm ngoài khơi, đặc biệt là nhằm vào các cơ sở quân sự và cơ quan đầu não, trước khi bị tiếp quản bởi lực lượng đổ bộ từ Hồ Tràm ồ ạt đánh lên và lực lượng TQ nằm vùng, hoặc quân đội Campuchia, từ bên kia biên giới Việt – Campuchia đánh sang.

Nguy cơ này lại càng lớn bởi Trung Quốc đã và đang chiếm lĩnh được rất nhiều vị trí xung yếu dọc theo bờ biển VN để sẵn sàng cho phương án chia cắt VN thành nhiều phần khi hữu sự, trong bối cảnh Campuchia đã trở thành đồng minh công khai của Trung Quốc, còn Lào thì đang ngả dần về phía Bắc Kinh. Hiện người Tàu cùng các “dự án” của họ đã hiện diện nhan nhản ở cả Lào lẫn Campuchia, đặc biệt là dọc theo tuyến biên giới với Việt Nam.

Sự quan tâm đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ

Giống như những dự án Trung Quốc trá hình khác, trong dự án Hồ Tràm Strip, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng bày tỏ sự ủng hộ đặc biệt khi xuất hiện trong ít nhất là hai diễn biến quan trọng.

Đầu tháng 3/2008, trước khi dự án được trao chứng nhận đầu tư, ông Dũng đã dành cho các nhà đầu tư ACDL một cuộc tiếp đón trọng thị.

Tháng 4/2012, đích thân Thủ tướng Dũng đã chỉ đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu điều chỉnh giấy phép đầu tư để ACDL đưa sòng bài tại khu A1 đi vào hoạt động, mặc dù nhà đầu tư không thực hiện đúng như cam kết ban đầu, liên tục điều chỉnh nhiều lần và các công trình thì chưa hoàn thiện.

Thủ tướng Dũng mà rất nhiều người ca ngợi là “chống Trung Quốc” này cũng dành cho Formosa Hà Tĩnh một tình cảm đặc biệt: đồng ý với mọi quyết định của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải liên quan đến việc cho ra đời một “tiểu quốc” của Đại Hán trên đất Việt Nam; bảo lưu thời hạn cho Formosa Hà Tĩnh thuê đất 70 năm, thay vì 50 năm theo luật định; xuất 300 tỷ VNĐ từ ngân sách quốc gia để xây nhà cho công nhân Trung Quốc; hay thậm chí đích thân đến dự lễ khánh thành của một tổ máy trong nhà máy nhiệt điệt Formosa, v.v.

Với dự án Silver Shores ở Đà Nẵng thì ông Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo các cơ quan liên quan xem xét để nhà đầu tư “made in Trung Nam Hải” này mở rộng thêm bàn chia bài. Dự án Bauxite Tây Nguyên cũng là một minh chứng thuyết phục nữa cho tinh thần “quyết liệt chống TQ” của ông ta.[ii]

Người Trung Quốc đã công khai xuất hiện hay chưa?

Harbinger Capital Partners của tỷ phú Mỹ Philip Falcone là một quỹ đầu tư mạo hiểm, với một nhúm người, chứ không phải là một công ty chuyên hoạt động trong ngành du lịch giải trí – nghỉ dưỡng. Ông ta có thể rút khỏi dự án Hồ Tràm Strip bất cứ lúc nào để chuyển giao cho gia tộc Stanley Ho, người từng hợp tác với nhà cầm quyền Bắc Kinh và là Ủy viên Thường trực Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc khoá IX.

Khi dự án đi vào hoạt động bình thường, tỷ suất lợi nhuận không còn tăng giảm đột biến nữa, Falcone sẽ bị thôi thúc để rút vốn và tìm đến những dự án mạo hiểm nhưng đầy hứa hẹn khác. Ông ta cũng có thể tiếp tục ở lại làm “bình phong” cho nhà Stanley Ho, như thoả thuận tiền đầu tư của họ, miễn sao có lợi là được. (Bản thân Falcone hiện đang bị Uỷ ban Chứng khoán và Hối đoái [SEC] Mỹ cấm tham gia hoạt động chứng khoán 5 năm, từ 2013 đến 2018, kèm theo khoản phạt 18 triệu USD vì những khuất tất trong việc điều hành Harbinger Capital Partners.)

Thậm chí, người Trung Quốc đã công khai xuất hiện ngay khi Harbinger Capital Partners vẫn còn hiện diện trong dự án Hồ Tràm Strip. Trong một thông cáo báo chí vào tháng 7/2014, ACDL đã loan báo việc NewCity Capital LLC trở thành đối tác tài chính mới của dự án. Ông chủ của hãng đầu tư cổ phiếu tư nhân NewCity Capital LLC là Chien Lee, một người Mỹ gốc Hoa có hàng loạt cơ sở kinh doanh ở Macao (Trung Quốc).

Trung Quốc mà không nham hiểm, quỷ quyệt thì họ không còn là chính họ. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Điều đáng ngạc nhiên là cả một bộ máy an ninh khổng lồ ở Việt Nam lại không nhìn thấy những âm mưu thâm độc của Bắc Kinh trên khắp dải đất hình chữ S, mà chỉ nhăm nhăm thẳng tay đàn áp bà con dân oan, những nạn nhân bị đẩy vào đường cùng buộc phải vùng lên đòi quyền sống, cũng như giới đấu tranh dân chủ, những người sẵn sàng hy sinh tất cả vì tương lai đất nước.


_____________


Ghi chú:

[i] Ngày 6/10/2008, tức hơn 7 tháng sau khi được trao chứng nhận đầu tư, Reuters đưa tin là ACDL hy vọng sẽ thu được 1 tỷ USD khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng ở thị trường Hồng Kông trong 2 năm tới. Ngày 22/11/2008, Michael Aymong cho Bloomberg News biết là họ sắp đạt được khoản vay 780 triệu USD cho dự án. Hai kế hoạch này cuối cùng đều không diễn ra.

[ii] Từ năm 2008 đến nay, ông Nguyễn Tấn Dũng bị tố cáo là tay sai ngoan ngoãn dưới sự điều khiển của Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải cũng như Bắc Kinh. Dù 8 năm đã trôi qua nhưng vụ tố cáo đặc biệt nghiêm trọng đó vẫn chưa được nhà chức trách Việt Nam giải quyết đúng pháp luật. Ông Hoàng Trung Hải nay đã trở thành Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư Đảng uỷ Bộ Tư lệnh Thủ đô.

7/28/2016

Dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại...

Song Chi.
7/26/2016


Chỉ trong một ngày, chat với người quen, bạn bè qua facebook, viber…cả 3 câu chuyện đều cùng một chủ đề: ra đi khỏi Việt Nam.

Một người quen qua facebook báo tin sắp đến Na Uy, quốc gia nơi tôi đang sinh sống, định cư theo diện hôn nhân. Một người quen trong nghề, thuộc thế hệ đàn em trong giới truyền hình, hỏi ý kiến tôi vể việc có nên bỏ tất cả công việc, sự nghiệp ra đi bây giờ theo diện đầu tư kinh doanh ở nước ngoài hay vài năm nữa liệu có còn kịp. Và một chị bạn thân đang tính liều đến mức trước hết là đi Mỹ theo diện du lịch, rồi sang đó tìm đường tính tiếp.

Cả ba đều không phải là những người nghèo hay đang có cuộc sống khó khăn, thất bại ở VN, trái lại, họ có tiền, có công việc, cuộc sống vật chất phải nói là khá thoải mái.

Nhưng họ muốn ra đi trước hết vì môi trường sống ở VN ngày càng tệ khiến con người luôn ở trong cảm giác bất an, lo lắng. Từ thực phẩm không an toàn, cho tới nguồn nước, không khí, biển…nhiều nơi bị ô nhiễm/nhiễm độc nặng nề; đạo đức xã hội xuống cấp, những vụ án cướp giết hiếp ngày nào cũng xảy ra với mức độ ngày càng dã man, con người dễ dàng bức hại nhau, lừa lọc nhau, giết nhau chỉ vì một lý do vặt vãnh; chế độ an sinh xã hội không có để bảo đảm cho người dân một sư hỗ trợ khi cần thiết, lúc ốm đau, tai nạn, thương vong; pháp luật không bảo đảm cho con người được xét xử công bằng, công lý được thực thi, những quyền lợi tối thiểu về tự do, dân chủ, nhân quyền không có, không được tôn trọng v.v…

Quan trọng hơn, họ ra đi vì không tin rằng chế độ này, nhà nước này sẽ tốt đẹp hơn hoặc sẽ đưa đất nước, dân tộc đến một tương lai sáng sủa-thời gian đảng cộng sản cầm quyền đã quá lâu đủ để chứng minh điều đó.

Đây không phải là lần đầu, ngược lại, rất nhiều lần, tôi chứng kiến những người quen, bạn bè, họ hàng chuẩn bị rời bỏ VN. Nhưng có vẻ như càng ngày số người tính chuyện ra đi càng nhiều hơn, thành phần đa dạng hơn, tạo cảm giác đất nước như một con thuyền đang đắm!

Thực tế, kể từ sau khi chiến tranh VN kết thúc, người Việt bắt đầu bỏ nước ra đi, và trong suốt 40 năm qua, dù có khi ồ ạt, có khi lặng lẽ, nhưng dòng người ra đi chưa bao giờ dừng lại.

Giai đoạn 1976-1980s, chủ yếu là người miền Nam, chủ yếu vì lý do chính trị, tạo nên một trong những cuộc di dân lớn nhất trong lịch sử nhân loại ở thế kỷ XX, rúng động thế giới với những bi kịch thương đau của bao phận người bị chết đuối, bị giết, bị hải tặc cướp bóc, hãm hiếp, gia đình tan đàn xẻ nghé…trên hành trình tìm đến tự do. Và hai chữ “thuyền nhân” (boat people) gắn liền với giai đoạn đau thương đó. Đến khi chính phủ Hoa Kỳ làm việc với nhà nước VN, mở ra những con đường ra đi chính thức theo diện HO, con lai, đoàn tụ gia đình, và các trại tỵ nạn ở các nước Đông Nam Á lần lượt đóng cửa không tiếp nhận người Việt tỵ nạn nữa, thì dòng người ra đi theo con đường vượt biển mới dần dần chấm dứt (trong vài năm gần đây lại có hiện tượng vượt biển sang Úc nhưng thường là bị chính phủ Úc trả về, không chấp thuận cho ở lại).

Nhưng người Việt lại tìm được cho mình những con đường khác. Bây giờ thành phần ra đi đa dạng hơn, ở cả ba miền đất nước, chủ yếu vì lý do kinh tế, nhưng rải rác cũng có những trường hợp ra đi vì lý do chính trị. Người ta đi bằng con đường xuất khẩu lao động, ban đầu là “xuất khẩu lao động” sang các nước XHCN sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ từ Đông Âu, Đông Á, Đông Nam Á, Trung Đông, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kuwait, cho tới châu Phi…Thực chất là một kiểu buôn người công khai, được nhà nước cho phép. Cho đến nay thì VN có khoảng trên dưới 600, 000 lao động ở nước ngoài, hàng năm đẹm lại một nguồn ngoại tệ không nhỏ cho VN. Người ta đi bằng con đường hôn nhân, làm việc, đầu tư kinh doanh, du học rồi tìm cách xin việc và ở lại, đi du lịch và trốn ở lại bất hợp pháp trên nước người…

Bài báo “Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài” (Vietnam Finance) viết:

“Phần lớn người Việt di cư sang các nước phát triển trên thế giới. Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vực Đông Á - Thái Bình Dương tính đến năm 2013.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lấy từ nguồn dữ liệu của Vụ Liên hiệp quốc về vấn đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm 2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài. Như vậy tính trung bình trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài.

… Theo một báo cáo của Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam, chưa có thời kỳ nào trong lịch sử nhân loại di cư lại diễn ra với quy mô lớn như hiện nay. Quy luật cung - cầu về sức lao động, dịch vụ, chênh lệch về mức sống và thu nhập, các điều kiện về an sinh xã hội,…đã thúc đẩy các luồng di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Số lượng người Việt Nam đang lao động, học tập và sinh sống ở nước ngoài hiện đã lên đến con số nhiều triệu người. Các hình thái di cư của công dân Việt Nam ngày càng đa dạng và phức tạp, quy mô di cư ngày càng gia tăng.”

Không chỉ dân thường bỏ nước ra đi, những năm sau này, số lượng người thành đạt, có chức vụ trong xã hội, kể cả quan chức cũng ra đi ngày càng nhiều. Người dân ra đi vì không có niềm tin vào chế độ, vào nhà cầm quyền. Quan chức ra đi để bảo vệ tài sản tham nhũng, ăn cắp được sau bao nhiêu năm. Chất xám, trí tuệ, và tiền bạc, tài sản của dân của nước bị các quan tham và những kẻ lừa đảo mang theo, ồ ạt chảy sang nước khác.

Đó là chưa kể số quan chức vẫn còn ở lại trong nước, vẫn tiếp tục làm việc, hưởng lợi, vơ vét nhưng đã “chân trong chân ngoài”, âm thầm chuẩn bị đường rút cho mình bằng cách cho vợ con hoặc người thân đi trước, mua nhà cửa cơ sở vật chất, làm ăn sẵn hoặc đã mua quốc tịch ở một quốc gia tư bản phát triển.

Câu chuyện bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, tỷ phú bất động sản, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VID Group, Chủ tịch hội đồng sáng lập Ngân hàng Maritime Bank vừa bị bác tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV vì bị phát hiện có 2 quốc tịch VN và Malta (chồng bà Hường, ông Trần Anh Tuấn-Chủ tịch Hội đồng MaritimeBank nhiệm kỳ 2012-2016 cũng đã có quốc tịch Malta) chỉ là một ví dụ. Còn bao nhiêu quan chức, doanh nhân thành đạt đã mua quốc tịch nước khác mà không ai biết. Hay câu chuyên cựu Ceo FPT Trương Đình Anh, người đặt nền móng và xây dựng FPT Telecom, FPT Online, mới đây cũng đưa cả nhà sang Mỹ sinh sống, làm việc.

Với những người tài ra đi, là nỗi buồn chảy máu chất xám. Với những quan chức tham nhũng, đại gia lừa đảo ra đi, là nỗi lo số tài sản tiền bạc của nhân dân bị thất thoát không biết làm sao lấy lại.

Hiện tượng người dân vẫn tiếp tục bỏ đất nước ra đi, dù với bất kỳ lý do nào, điều đó chứng tỏ một sự thật chua chát là trong suốt hơn 40 năm qua, tuy thống nhất được quê hương và giành được độc quyền lãnh đạo, đảng cộng sản VN đã thất bại trong việc điều hành quản lý đất nước. Thất bại trong việc xây dựng VN trở thành một quốc gia độc lập-tự do-hạnh phúc đúng với câu khẩu hiệu có khắp nơi và trên mọi giấy tờ hành chính, nơi mà người dân cảm thấy gắn bó, muốn cống hiến và muốn sống từ đời này sang đời khác. Thất bại trong việc tạo nên niềm tin cho người dân vào năng lực của nhà cầm quyền và tương lai của đất nước dưới sự lãnh đạo của họ.

Điều đó cũng chứng tỏ sự thất bại của cuộc “cách mạng tháng Tám 1945” với mục đích lật đổ chế độ phong kiến thực dân, xây dựng chế độ mới XHCN hay cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm với danh nghĩa “chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam”; đồng nghĩa với sự hy sinh xương máu của hàng triệu con người là lãng phí, khi thành quả lại là một chế độ độc tài, bán nước hại dân, một đất nước bị tụt hậu về mọi mặt, bị tàn phá đến cạn kiệt, còn người dân thì phải bỏ nước tha hương.

Nguyễn Thị Kim Ngân chửi dân Việt

Ngô Nhân Dụng - NguoiViet
7/28/2016

Trên trần gian hiếm có phụ nữ nào gật đầu giỏi như bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong ba tháng hai lần gật đầu nhận chức chủ tịch của hai quốc hội gật, bà đã tạo kỷ lục thế giới về… gật.

Quốc Hội các nước thường có trách nhiệm thi hành Hiến Pháp. Trong lần gật đầu thứ nhất, bà Kim Ngân được đảng Cộng Sản đặt lên ghế chủ tịch trong khi, theo đúng Hiến Pháp, ông chủ tịch cũ chưa mãn nhiệm kỳ. Ðối với các đảng viên Cộng Sản, Hiến Pháp là chuyện nhỏ không cần quan tâm. Bà Kim Ngân chỉ làm như theo ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng nói vì đảng Cộng Sản giao việc cho làm thủ tướng thì ông nhận chứ chính ông không hề có ý kiến.

Làm chủ tịch một quốc hội gật không khó lắm. Chỉ cần nghe trên bảo sao thì làm theo. Cho nên bà Kim Ngân mới làm công việc bảo vệ đảng, lên tiếng đả kích những người dân Việt Nam đi biểu tình hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài quốc tế bác bỏ Ðường Chín Ðoạn của Trung Quốc trên Biển Ðông.

Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc và đại thắng. Tòa Trọng Tài tuyên bố Ðường Chín Ðoạn vô giá trị. Phán quyết này là một cơ hội cho các nước đang bị Trung Cộng xâm lăng, lấn áp, cướp chiếm bãi đá, đảo và biển. Cả thế giới đều nghĩ đây là một cơ hội cho Việt Nam. Nếu Ðường Chữ U vô giá trị thì nước ta có quyền đòi lại chủ quyền biển, đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Cộng chiếm. Dân chúng Philippines đổ ra đường reo hò mừng thắng lợi. Dân Việt Nam ở Philippines cũng kéo nhau đến tòa Ðại Sứ Trung Cộng ở Manila đòi trả lại đất nước của tổ tiên. Tất nhiên người Việt trong nước Việt phải mừng rỡ reo hò lớn hơn. Bao nhiêu người đã xuống đường phản đối Ðường Chín Ðoạn, chia mừng với dân Philippines.

Nhưng bà Kim Ngân không thấy như vậy. Bà chỉ trích: “Không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.”

Một câu nói cho thấy con người vừa thiếu hiểu biết lại vừa hèn nhát. Bà Kim Ngân bảo rằng, “Không phải cứ hô hào, kích động thật to là có được chủ quyền.” Vậy theo ý bà thì phải làm gì mới lấy lại được chủ quyền trên đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma,… những mảnh đất quê hương đã bị quân xâm lăng cướp mất, năm 1974 và năm 1988? Chắc chắn bà Kim Ngân kêu gọi người Việt phải chấm dứt hô hào suông, tức là phải ra tay, phải dùng súng đạn thì mới đòi được chủ quyền! Nhưng nếu không đánh nhau, thì còn giải pháp nào khác?

Một cách là thưa kiện ra trước tòa án quốc tế và tạo dư luận trên dư luận thế giới để giành lấy lẽ phải. Ðảng Cộng Sản Việt Nam hèn nhát không dám thưa kiện như chính phủ Philippines. Công việc dễ nhất đảng cũng không dám làm, là đưa các bằng cớ hiển nhiên chứng minh cho cả thế giới thấy Trung Cộng đã cướp đoạt biển đảo của nước mình những năm 1974 và 1988. Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn thúc thủ, không dám đụng tới các quan thầy Bắc Kinh.

Ngược lại, Việt Cộng chỉ chọn một con đường là “đàm phán ôn hòa.” Bây giờ nếu có một tên ăn cướp nó đến nhà đánh đập con anh, làm nhục vợ anh, anh có thể “đàm phán ôn hòa” với nó hết ngày này sang tháng khác được không? Một đứa trẻ lên tám cũng biết câu trả lời: Không!

Nhưng ngay khi bắt buộc phải chọn đàm phán, không đánh nhau, thì bất cứ ai đi đàm phán cũng biết rằng phải tự tạo cho mình một thế mạnh trước khi nói chuyện. Ðàm phán không có nghĩa là lạy van, năn nỉ. Phải cho đối phương thấy mình có thế mạnh. Một cách tạo sức mạnh là dùng pháp luật, như chính phủ Philippines đã làm. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” không dám theo con đường pháp lý đó. Mà tới khi có thể dùng kết quả vụ kiện của Philippines để tự tạo thế mạnh cho mình, Việt Cộng cũng không dám làm gì cả. Không dám, lại còn bắt dân không được hoan nghênh thắng lợi của Philippines nữa! Một em bé lên tám cũng phải thấy: Hèn ơi là hèn! Nhục ơi là nhục!

Một cách tạo sức mạnh khác là liên kết với các nạn nhân khác của tên cướp để cùng chống lại hắn và la lối cho cả xóm, cả làng biết mà tới giúp mình. Việt Cộng cũng tự “tước khí giới,” không dám liên kết với ai, lúc nào cũng cúi đầu chấp nhận “đàn phán song phương.” Trung Cộng rất sợ các nước Ðông Nam Á hiệp lực cùng kháng cự, cho nên chỉ muốn bẻ từng chiếc đũa một. Việt Cộng trước sau chỉ biết vâng lời.

Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm một “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” vào tháng 10, 2011; trong đó cam kết chỉ đàm phán song phương. Nguyễn Chí Vịnh, trong hội nghị “Ðối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung” cùng năm đó cũng tuyên bố: “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết giữa hai nước với nhau.” Sau hội nghị khối ASEAN ở Vientiane vừa rồi, ngày Thứ Ba, thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng Lê Hoài Trung còn nhắc lại chủ trương đó với phóng viên Associated Press, rằng Việt Cộng tiếp tục kiên trì đường lối “thảo luận song phương.” Tiếp tục tự tước khí giới! Bó giáo quy hàng!

Những người Việt Nam hay đọc báo chí quốc tế viết về thời sự ở Biển Ðông đều thấy một điều lạ: Nhiều nhà báo ghi chú rõ chính quyền Quốc Dân Ðảng (Ðài Loan) đã chiếm đảo Ba Bình năm 1945, hay Trung Cộng mới chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012. Nhưng khi nhắc tới Hoàng Sa không thấy một nhà báo nào nhắc tới sự kiện Trung Cộng đã cướp quần đảo này của nước ta năm 1974! Họ quên, hay họ không biết? Họ không biết, vì họ không được giáo dục, không được nhắc nhở. Chính quyền Cộng Sản Việt Nam không bao giờ dám lớn tiếng nhắc cho dư luận thế giới nhớ những biến cố năm 1974 và 1988, bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam bỏ mình vì nước đã bị cố tình bỏ quên. Một phương pháp nhắc nhở dư luận thế giới là để cho dân chúng Việt Nam được tự do xuống đường, bầy tỏ lòng phẫn nộ về các vụ cướp đảo, cướp biển, bắn cướp cả ngư thuyền, cả cá và lưới của người dân Việt Nam. Cả thế giới sẽ thấy nỗi phẫn uất của dân Việt, sẽ lắng nghe và nhìn kỹ những điều người Việt Nam trưng ra làm bằng cớ. Và các nhà báo vô tình cũng không thể quên được.

Bất cứ chính quyền nào khi cần thương thảo những vấn đề khó khăn với nước khác đều thấy có thể tự tạo một thế mạnh là chứng tỏ cho bên kia thấy trong nước mình trên dưới một lòng, chứng tỏ cả nước Việt Nam ai cũng quyết tâm đòi lại những di sản đảo, biển tổ tiên để lại. Việt Cộng lại cấm dân biểu tình chống Trung Cộng, cho công an đánh, bắt giam, hành hạ những người yêu nước. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” một lần nữa.

Vậy tại sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân phản đối những người Việt Nam yêu nước đi biểu tình chống Trung Cộng? Chỉ vì những cán bộ Cộng Sản cao cấp học thuộc một châm ngôn: Giữ đảng cần hơn giữ nước! Nếu không dựa vào “đồng chí anh em” thì lo đảng mất quyền hành! Cho nên bà Kim Ngân chửi dân Việt Nam bằng cách xuyên tạc: “Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.” Khi nói rằng những người dân đi biểu tình “chưa làm gì cho đất nước” thì phải biết tự hỏi: Có người dân Việt Nam nào được quyền “làm gì cho đất nước” hay không? Từ 65 năm nay đảng Cộng sản chiếm độc quyền cai trị, đè đầu cưỡi cổ dân, bóc lột dân, đàn áp dân, có bao giờ người dân Việt ngoài đảng được phép “làm gì cho đất nước” hay chưa? Chửi người dân “chưa làm gì cho đất nước” là thói cả vú lấp miệng em, chỉ nói cho những kẻ ngu si, mù quáng chúng tin, người dân Việt không ngu si như vậy!

Nhưng trong lúc sỉ vả những người yêu nước như thế, bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn cho thấy tư cách hèn hạ của mình. Chửi người dân đi biểu tình “lên tiếng hô hào thế này thế nọ,” nhưng không dám mở miệng nói nội dung người ta hô hào những gì! Bởi vì chỉ cần nhắc đến những lời dân Việt hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài, những lời hô hào đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa không thôi, cũng sợ Trung Cộng nổi giận! Ðó là những điều “húy kỵ,” không được nhắc lại, giống như trẻ con sợ ma không dám nói đến chữ “ma!” Hơn nữa, nói ra tất cả những điều người biểu tình hô hào thì mọi người Việt Nam cũng thấy những lời hô hào đó là hợp lý!

7/27/2016

BÀ NGÂN LÁO

Bs Nguyễn Đan Quế
7/26/2016

Tuồng chi là giống hôi tanh
Thân nghìn ‘zàng’, để ô danh má hồng
(Lẩy Kiều của Nguyễn Du)

Phát biểu tại buổi họp báo hôm 23/7/2016, tân Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân, người chỉ cách nhau vài tháng đã hai lần tuyên thệ trên cương vị Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam, được báo chí Việt Nam trích thuật lời nói:

“Vai trò dân chủ rất quan trọng. Trong một gia đình, bố mẹ không tôn trọng con cái thì sau con cái cũng không tôn trọng người khác.
"Một đất nước thiếu dân chủ thì lòng dân không yên”.

(Theo BBC ngày 25-7-2016)

Thoạt nghe có vẻ tiến bộ nhưng không phải. Đây là cách nói rất mach què, xác xược, láo lếu, vô học. Ai là bố mẹ? Ai là con cái?. Ngân cũng tỏ ra là đứa con gái mất dậy, không biết nghe lời bố Hồ đã dầy công dậy bảo: dân là chủ, cán bộ là đầy tớ.

Đây cũng là lối nói lừa bịp hết sức lưu manh về chính trị. Mà theo tôi là cố tình của bè lũ chính trị ở Hà nội, Ngân chỉ là phát ngôn viên. Thực chất vẫn chỉ quảng cáo kiểu ‘thuốc ho Bà Lang Trọc’ cho chiêu bài bịp bợm dân chủ từ trên xuống. Dân chủ do trên ban phát theo kịch bản mà 19 người trong bộ chính trị đạo diễn.

Dân tộc ta bác bỏ hoàn toàn loại dân chủ giả hiệu này. 

Dân chủ thực chất phải từ dưới lên. Từ Sức Mạnh Quần Chúng mà thiết lập lên thượng tầng kiến trúc với ‘tam quyền phân lập’, và tam quyền phân lập điều hành xã hội bởi một nền Dân Chủ Pháp Trị, nghĩa là dân làm chủ, luật chuẩn mực.

Thay đổi căn bản nền chính trị ở Viêt Nam là làm biến đổi từ hệ thống độc tài một đảng thành hệ thống dân chủ đa nguyên, đa đảng. Điều này Đảng Cộng sản Việt Nam __ dù có biết chăng nữa, dù có nghĩ tới chăng nữa __ cũng không thể làm được. Lý do là: Vai trò của Đảng CSVN đã hoàn toàn lỗi thời. Bây giờ đã là thế kỷ XXI với cách mạng số đang diễn ra như vũ bão trên toàn cầu.

Thực tại cuộc chiến đấu hiện nay của dân tộc ta là : Một cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, cài răng lược, không có chiến tuyến, bất bạo động, nhằm khai tử chế độ độc tài toàn trị, đã gây không biết bao nhiêu đau thương tang tóc trên quê hương Việt Nam từ 1930 đến nay. 

Cái gọi là quốc hội hiện nay với hơn 90% đại biểu là đảng viên, những người này vừa bị lương tâm mình cắn rứt, hàng gày hàng giờ phải nghe cử tri chửi chế độ rát cả mặt mũi ; cùng một lúc vừa phải nghe theo lời xúi dại trái lương tri con người, phi nhân tính, phản dân, hại nước của bộ chính trị mà đầu têu là 4 tên Trọng, Quang, Phúc, Ngân.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, ông Trần Quốc Thuận so sánh, các vị đại biểu "có vòng kim cô mà dễ bị thắt chặt lại".

"Tôi biết là những vấn đề cực kỳ quan trọng là phải được Bộ Chính trị bật đèn xanh thì câu chuyện mới có thể được mở ra hoặc có điểm dừng," luật sư Trần Quốc Thuận nói.
(Theo BBC ngày 25-7-2016). 

Phá bỏ vòng kim cô, chuyển đổi sang Dân Chủ là mệnh lệnh của lương tâm cá nhân mình, của lòng dân toàn quốc. Phương cách ít xáo trộn và ít đổ máu nhất, có thể diễn ra như sau:

1/ Toàn dân tự giành lấy tự do thông tin qua internet, facebook…đừng thèm đếm xỉa đến tuyên truyền một chiều của cộng sản, của tuyên giáo, của 4T (bộ thông tin tuyên truyển).
2/ Cứ tự do phát biểu khắp nơi, mọi lúc. Không sợ hãi thì tức khắc Loa Miệng có sức mạnh vô đich, lan tỏa vô biên , vô lượng, vô địch. Tự nhiên dẫn mọi người đến chỗ không ủng hộ, không hợp tác, tẩy chay, lãng công, phải đối, đứng dậy, biểu tình… chống lại áp bức, bóc lột.
3/ Các tín đồ mạnh mẽ đứng lên công khai ngang nhiên thực thi quyến tự do thờ phượng, tự do niềm tin, tự do tôn giáo. Bất chấp đàn áp. Ở đâu có đàn áp là ở đó có đấu tranh.
4/ Lực lượng phản ứng nhanh đang đấu tranh cho Nhân Quyền – Tự Do - Dân Chủ đòi phải thả ngay tức khắc và vô điều kiện tất cả những người yêu nước. Những quyền căn bản của con người là phổ quát. Không ai, không một thế lực chính trị nào được cướp đoạt của dân ta.
5/ Toàn dân tự động. tủy chỗ đứng của minh mà vận dụng thi hành một trong 4 điều trên thì Sức Mạnh Quần Chúng tổng hợp sẽ gia tăng ‘Phù Đổng’. Nương theo ;Phù đổng’ xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp phản động 1993. Điều 4 mọc xưng tự qui định, tự cho phép đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo toàn xã hội Việt Nam. 
Xóa điều điều 4, VAI TRÒ QH PHẢI CÓ THAY ĐỔI: Nương theo sức mạnh ‘Phù Đổng’ của lòng dân đang khát khao thay đổi, những đại biểu tiến bộ phải đứng lên làm cách mạng nội bộ, giành lại cho Quốc Hội đúng ‘là cơ quan quyền lực tối cao của dân tộc’ đúng mức, xứng với danh xưng của nó.
6/ Bầu Ban Điều Hành Mới của Quốc Hội (BĐH). Quốc Hội Mới tuyên bố Việt Nam nay chính thức đi theo con đường Dăn Chủ Hóa, đoạn tuyệt với độc tài.
7/ Quốc Hội Mới ra quyết lệnh lịch sử: Tách đảng cộng sản khỏi chính quyền.
8/ Quốc Hội Mới thảo luận Luật Bầu Cử Mới tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng.
9/ Bộ máy hanh chánh __ đã tách khỏi đảng và chiếu theo Luật Bầu Cử Mới __ tổ chức bầu cử tự do, công bằng, dân chủ, đa nguyên, đa đảng, có mời sự giám sát của quốc tế, đặc biệt là của Liên Hiệp Quốc.

Tóm lại, qua lời nói láo của Nguyễn Thị Kim Ngân, chúng ta thấy Ba Đình đang khủng hoảng niềm tin vào chế độ một cách rất trầm trọng. Lối thoát cho Quốc Hội là; Hãy đứng lên nắm lấy cơ hội, dựa vào lòng dân cũng đang khủng hoảng cao độ, đang khát khao chờ thay đổi như đại hạn ngóng mưa, để lật dổ sự thống trị Quốc Hội của Trọng – Quang – Phúc – Ngân./.

Bs. Nguyễn Đan Quế
25-7-2016
* CHỊ NGÂN PHÁT BIỂU SAO MÀ MẤY HÔM NAY ĐƯỢC NHIỀU BÀI "CA TỤNG" GỚM.



LikeShow more reactionsCommentShare

Nền kinh tế quỷ nhập tràng – Dân Chủ Hoa Kỳ và Đảng Trị Trung Quốc

Nguyễn Xuân Nghĩa
7/26/2016

Sau một đại hội Cộng Hòa kỳ diệu là tránh được trận nội chiến giữa các đại biểu ngay trên sàn Cleveland, đại hội Dân Chủ tại Philadelphia lại phơi bày nhiều rạn nứt: Chủ tịch đảng là Debbie Wasserman Schultz phải từ chức trước khi gõ búa khai mạc đại hội vì tội dùng bộ máy đảng ngầm ủng hộ Hillary Clinton. Người sẽ tạm xử lý là Donna Brazile cũng chẳng khá hơn vì có cùng một tội!

Nhìn từ bên ngoài, kẻ nhẹ dạ có thể ngao ngán với nền dân chủ bát nháo này và thầm mơ một sự “nhất trí” giữa các lãnh tụ – như tại Trung Quốc!

Đúng là nhẹ dạ…. Mục “kinh tế cũng là chính trị” kỳ này xin nói về chuyện nhất trí và sự nhẹ dạ đó.

Về Hoa Kỳ, chi tiết đáng chú ý là cả hai ứng cử viên tổng thống, bên Dân Chủ và Cộng Hòa, đều chọn người đứng phó có khả năng bổ sung cho mình. Donald Trump đã chọn Thống đốc Indiana là Mike Pence vì ông này có lập trường bảo thủ rõ rệt, dù xuất thân từ phong trào Tea Party lại khá điềm đạm, chứ không lăng ba vi bộ từ tả qua hữu hoặc bay lên trời, như người thụ ủy liên danh Trump-Pence.

Hillary Clinton cũng vậy, đã chọn Nghị Sĩ Tim Kaine của Virginia không chỉ vì vị trí bản lề của tiểu bang này mà còn vì lập trường ôn hòa của ông, xin hiểu là trung dung hay trung tả, chứ không cực tả như người thụ ủy liên danh Clinton-Kaine vì bà phải vượt qua hàng rào cực tả của Nghị Sĩ Bernie Sanders trước khi được đảng Dân Chủ tấn phong.

Cả hai đều vớt cá hai tay – vì cần lá phiếu cử tri. Dân chủ là vậy, là phải biết xin và đếm phiếu. Vì thế, cả hai đều có thể thoải mái với mâu thuẫn lập trường ở bên trong. Như về kinh tế, cả hai ứng cử viên phó tổng thống đều kín đáo ủng hộ tự do mậu dịch, khác với lập trường nghi ngại của hai người cầm đầu liên danh.

Bây giờ, hãy nhìn qua Trung Quốc, nơi mà sự nhất trí – chữ của người Hà Nội – được định chế hóa như một chân lý chắc nịch.

***

Nếu không quá bận theo dõi cuộc tranh cử tổng thống tại Hoa Kỳ, ngay từ Tháng Năm, ta đã thấy mâu thuẫn giữa Chủ Tịch Tập Cận Bình và Tổng Lý Quốc Vụ Viện Lý Khắc Cường, hai nhân vật đứng hàng thứ nhất và thứ nhì của thường vụ Bộ Chính Trị gồm có bảy mạng.

Khác Hoa Kỳ là nơi mọi chuyện đều được phơi bày, mọi chuyện tại Trung Quốc chỉ được thấy hoặc được phỏng đoán qua bức màn khói, màn tre hay màn sắt. Người trong cuộc mà đoán sai là mất nghiệp!

Từ ngày chín Tháng Năm, tờ Nhân Dân Nhật Báo của Bắc Kinh có bài tiểu luận trích dẫn một “viên chức có thẩm quyền,” với nội dung đả kích chánh sách kinh tế của người có trách nhiệm chính thức là Thủ Tướng Lý Khắc Cường. Ai là kẻ có gan nuốt búa mà đòi phê phán nhân vật thứ hai của đảng?

Còn ai trồng khoai đất này? Chính là Tập Cận Bình, người đang thâu tóm quyền lực vào trong tay, của hầu hết mọi khu vực quân sự, an ninh lẫn kinh tế và chỉ huy các tiểu Tổ lãnh đạo về lý luận để toàn đảng và toàn dân cùng nhất trí mà nhìn chung một hướng. Vì vậy nhiều nhà quan sát mới nói tới nạn thanh trừng chính trị và tranh đoạt quyền lực trên thượng tầng của đảng.

Nó âm u mờ ám chứ không om xòm công khai như các đại hội đảng tại Hoa Kỳ!

Sau đó, hôm mùng bốn vừa qua, trong một kỳ họp của Quốc Vụ Viện là Hội Đồng Chính Phủ, người ta lại thấy mâu thuẫn Tập-Lý về vai trò của các tập đoàn kinh tế nhà nước. Trong khi Lý Khắc Cường nêu ý kiến về việc chuyển hướng kinh tế theo quy luật thị trường và cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước cho tinh giản thì Tập Cận Bình lại khẳng định vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp này, như những mũi nhọn cho nền kinh tế Trung Quốc.

Khác biệt quan điểm chấm dứt vào ngày 21 vừa qua vì Lý Khắc Cường phải cúi đầu ngợi ca chủ trương kinh tế của Tập Cận Bình. Ít ai bên Mỹ này chú ý chuyện đó vì đảng Cộng Hòa vừa hoàn tất đại hội tại Cleveland.

Chuyện đáng nói hơn những mâu thuẫn chính trị của lãnh đạo Bắc Kinh ở bên trên là thực tế kinh tế ở bên dưới: tình hình trầm trọng tới mức nào? Có nguy kịch như lời cảnh báo của Donald Trump về nước Mỹ không?

Trung Quốc đang bị nguy cơ suy trầm vì sự sa sút của thị trường bất động sản qua các thống kê của Tháng Năm và Tháng Sáu. Kèm theo đó là nạn bội chi ngân sách và nguy cơ vỡ nợ của các địa phương vì đi vay quá nhiều để đầu tư vào các dự án kém hiệu năng từ gia cư tới xây dựng hạ tầng và sản xuất nguyên nhiên vật liệu như xi măng, than thép. Vấn đề thứ ba là gánh nợ quá lớn, từ tín dụng ngân hàng đến trái phiếu, đã vượt Hoa Kỳ trước khi nước Mỹ bị khủng hoảng tài chánh năm 2008.

Mọi chuyện ấy kết tinh vào doanh nghiệp nhà nước mà Tập Cận Bình muốn củng cố thành mũi nhọn, hay nói theo người Hà Nội là “quả đấm thép”! Nói theo giới đầu tư quốc tế, đấy là các doanh nghiệp quỷ nhập tràng, zombie companies. Những xác chết chưa chôn mà cứ bay nhẩy như ma trơi.

***

Vài con số sau đây có thể minh diễn sự lạ đó, để khói mang tiếng xuyên tạc!

Tổng số nợ của Trung Quốc ở khoảng 247% hay 282% tổng sản lượng GDP. Hãy lấy con số nhỏ của Moody’s Investors Service tính tới cuối năm cho khỏi nhức tim; con số kinh hãi kia là của McKinsey Global Institute công bố từ đầu năm ngoái và nay chắc còn cao hơn nữa.

Tính đến cuối năm 2015 thì tổng số nợ của các doanh nghiệp lên tới 165% GDP, của các hộ gia đình là 40% và của chính quyền trung ương là 22%. Của các chính quyền địa phương là bao nhiêu thì không ai biết, kể cả chính quyền trung ương lẫn các “viên chức có thẩm quyền.”

Bây giờ, nói về các doanh nghiệp mắc nợ tới 165% GDP thì ta có tư doanh và quốc doanh.

Theo cách tính của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF thì hệ thống quốc doanh Trung Quốc có sản lượng là 22% GDP mà lại có dư nợ bằng 55%. Sai biệt giữa xuất lượng là 22% và nhập lượng là khối nợ cao tới 55% giải thích hiện tượng quỷ nhập tràng. Đấy là những xác chết chưa chôn mà cứ bay nhảy như chơi vì nằm trong hệ thống chính trị, do các đảng viên của trung ương và địa phương quản lý nhằm thực hiện chánh sách kinh tế của đảng và nhà nước. Chánh sách này là do chính Tập Cận Bình đề ra sau khi đẩy Lý Khắc Cường qua một bên.

Bây giờ, gom ba chuyện gia cư, ngân sách và nợ nần làm một thì ta hiểu ra thế nào là ôm một mối mơ.

Hiện tượng xác chết chưa chôn trên doanh trường Trung Quốc đã có từ năm năm trước, từ 2011. Nhưng ai dám chôn cất các doanh nghiệp có chức năng đầu tư và tạo ra công ăn việc làm, như đầu tư vào công nghiệp nặng và tạo ra việc làm trong ngành xây dựng và gia cư? Khi thị trường gia cư bể bóng từ Tháng Ba năm 2014 thì tình hình sa sút khiến nhiều doanh nghiệp nhà nước chết lâm sàng, nhất là tại các địa phương. Rồi tín dụng được bơm vào để xác chết đứng dậy. Vì vậy, ta mới thấy kinh tế vẫn tăng trưởng và sản xuất thừa thì vẫn kể là sản xuất, thừa thì phá giá để xuất cảng làm thiên hạ kêu trời.

Nhưng còn các khoản nợ kia thì sao? Thủ thuật kế toán là đổi nợ thành vốn, quyết định do Quốc Vụ Viện Bắc Kinh công bố hôm 18 vừa qua. Đa số chủ nợ là các ngân hàng của nhà nước, từ nay làm chủ đầu tư của các doanh nghiệp quỷ nhập tràng cũng của nhà nước. Đấy là sự nhất trí tuyệt vời của đảng với nhà nước Trung Quốc. Tiếp tục bơm tiền để nuôi xác chết.

Nhưng ở ngoài bãi tha ma kinh tế đó vẫn còn các doanh nghiệp của tư nhân. Họ thấu hiểu kinh tế thị trường theo định hướng của đảng và nhà nước, nên lặng thinh nín thở qua sông, đầu tư ít đi và nếu có tiền thì giấu nhẹm. Hoặc tẩu tán ra ngòai. Vì tư doanh giấu nhẹm, kinh tế Trung Quốc rơi vào cái bẫy xập của thanh khoản: tiền bơm ra để kích thích kinh tế mà chẳng nâng được sản lượng. Đây là kết luận mới nhất của một viên chức thuộc Ngân hàng Trung ương.

Diễn nôm là nhà nước Bắc Kinh đang… đẩy sợi dây.

Thành thử cuộc tranh luận về chánh sách hay tranh đoạt quyền bính chính trị tại Bắc Kinh không đơn giản là màn đấu lực giữa hai họ Tập-Lý. Nó là sự nhất trí giữa ngần ấy phe là làm sao bảo vệ được nguyên trạng kỳ quái này, để may ra còn có thể cải cách sau đại hội Khóa 19 vào cuối năm tới.

Vì kinh tế cũng là chính trị, ta thấy nền dân chủ bát nháo của Hoa Kỳ vẫn có nét dễ thương, chứ không là chuyện tà ma như tại Trung Quốc!