Tác giả gửi tới Dân Luận
7/5/2016
Đất Việt ngày hôm nay có quá nhiều danh hiệu, và mỗi danh hiệu đều làm cho chúng ta phải băn khoăn và trăn trở trước vận mệnh nước nhà. Đất nước của những người lười biếng, đất nước của những kẻ hèn nhát, đất nước của những con người vô cảm... Mỗi cái tên đều phán ánh đúng thực trạng đất nước ta bây giờ. Vì sao chúng ta lại hèn nhát, lười biếng, vô cảm như vậy?
Một con người hèn nhát, lười biếng, vô cảm khác hoàn toàn một đất nước lười biếng, vô cảm và hèn nhát. Cái gì có thể khiến cho cả một đất nước trở nên bạc nhược như vậy? Theo tôi đó chính là do giáo dục. Bởi giáo dục mà chúng ta đang học, nó khiến chúng ta ngày càng ngu hơn.
HỌC CÀNG NHIỀU CÀNG NGU, tại sao lại có cái nghịch lý như vậy? Đáng nhẽ càng học càng thông minh, càng học càng hiểu biết, càng học càng nhân bản thì tôi lại bảo: chúng ta càng học càng ngu là tại làm sao?
HỌC ĐỂ LƯỜI
Lười ở đây là lười suy nghĩ, lười tư duy, lười sáng tạo, lười độc lập. Nền giáo dục chúng ta ngày hôm nay chủ tâm đến "CƠ CHẾ", hơn là "TỰ CHẾ".
"Tự Chế" có nghĩa là học xong người ta thích tự lập hơn là lệ thuộc vào nhà nước. Nền giáo dục phải giúp học sinh, sinh viên có khả năng tự phản biện, tự tư duy, tự học hỏi và tự lập hơn là học xong mà các sinh viên chỉ biết nghĩ về "Cơ Chế".
Cơ chế là yên ổn, là lệ thuộc, là bó buộc, là cái gì đó đảm bảo tiền lương và chế độ hưu trí ổn định. Nhắc tới cơ chế là nhắc tới bằng cấp, loại bằng cấp không tương xứng với chất lượng nhưng nhà nước yêu cầu vậy.
Người Việt nghĩ về cơ chế như tương lai tươi sáng và thành công trong học tập. Một nền giáo dục thích an phận thủ thường, không khuyến khích khám phá, sáng tạo, chịu thử thách thì chỉ tạo ra những con người lười biếng.
Những người trong hệ thống Giáo Dục Xã Hội Chủ Nghĩa này, càng học cao bao nhiêu càng thích an phận bấy nhiêu. Một đất nước số tiến sĩ, giáo sư và thạc sĩ 99% thích được "nâng khăn, hầu trà" cho quan chức đầu ngành, thì thử hỏi cái sự học đó không làm người ta càng ngày càng ngu thì còn là gì nữa. Bởi thứ giáo dục mà hầu như ai học càng cao, càng thích an phận là thứ học ngu là vậy.
HỌC ĐỂ HÈN
Có bao giờ trí thức tỉ lệ nghịch với hèn nhát không. Bạn càng học nhiều bạn càng hèn nhát, càng khôn lõi hơn không? Tôi không biết trên thế giới có nền giáo dục như vậy không, nhưng tôi biết Việt Nam có nền giáo dục như vậy.
Học càng nhiều càng hèn. Hèn trong lời nói, hèn trong việc làm, hèn trở thành nhân cách, hèn trở nên nơi trú ẩn an toàn. Hèn này không chỉ là biết đúng mà không làm, biết bất công mà không chống, mà nó còn cao hơn nữa đó là biết sai mà vẫn làm, biết xấu mà vẫn theo, biết bất công mà vẫn ủng hộ.
Ai cũng biết làm quan thời nay 99% đều ăn chặn tiền của dân, đều lạm quyền. Nhưng nếu có thể chạy vào làm cán bộ, từ ông chủ tịch xã, công an xã đến những chức cấp huyện, cấp tỉnh thì họ sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu, có khi là vài tỉ đồng để mua cho được chức quan đó. Đừng nghĩ họ sẽ làm quan tốt, không phải đâu. Hầu hết đều biết, và đều nghĩ nếu làm quan mà không hách dịch, không lợi dụng chức quyền để vơ vét là ngu. Họ biết chính quyền bây giờ vào để làm người tốt là điều không thể, nhưng họ sẵn sàng vào đó làm người xấu chỉ vì nó có tiền.
Nền giáo dục mà chỉ nghĩ đến tiến thân bằng mọi cách, kể cả phục tùng trong hệ thống một chính quyền tham nhũng, hách dịch, lạm quyền thì thứ hỏi cái học đó là thứ học gì? Nếu đó không là thứ học ngu thì còn là gì nữa. Chỉ có những người ngu, tức là vô minh, vô tâm mới bất chấp tất cả để làm người xấu chỉ vì miếng cơm hàng ngày. Đây không phải là sự học để hèn sao? Học này không phải là càng học càng ngu sao?
HỌC ĐỂ RỒI VÔ CẢM
Vô cảm là gì? Nó phải chăng là một quy phạm đạo đức? Hay là thuộc về lãnh vực trí thức? Nói nó là sự phản bội các chuẩn mực đạo đức cũng đúng, mà nói nó là sự hiểu biết lệch lạc cũng đúng.
Xét về đạo đức thì người vô cảm thường là người không quan tâm đến người khác, chỉ biết sống cho mình. Họ không quan tâm đến việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức. Ví dụ như thương người, giúp đỡ người yếu thế, cô thân, không nói dối, không làm chứng gian, không vu khống... Những người vô cảm theo phạm vi đạo đức mà xét là những người vô đạo đức, tức là không được biết về đạo đức.
Có một loại người Vô Cảm khác, mà tôi nghĩ nó thuộc về giáo dục. Đó là những người vô cảm vì có nhận thức lệch lạc.
Cái sứ học của Ta ngày hôm nay, tức là nền giáo dục XHCN, nó tạo ra những thế hệ có những nhận thức sai lầm nghiệm trọng về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của công dân trong xã hội. Các khái niệm đất nước, tổ quốc bị định nghĩa sai lầm, làm cho lòng yêu nước cũng bị bóp méo. Các giá trị về quyền con người, dân chủ cũng bị định hướng lầm lạc trong khuôn mẫu XHCN, nên có đến những nhận thức sai lầm về trách nhiệm, quyền của công dân trong xã hội. Đặc biệt hơn nữa là nhận thức về thế giới quan của người bị giáo dục trong môi trường XHCN, thiếu khách quan, lệch lạc và phiến diện nên tạo ra nhiều thế hệ công dân cũng phiến diến, lêch lạc. Cái đáng sợ nhất của thứ vô cảm trong nhận thức sai lầm mà nền GIÁO DỤC XHCN mang lại, chính là lầm tưởng về bản thân.
Làm sai, làm xấu, làm ác nhưng vẫn nghĩ là làm điều đúng đắn, là đang yêu nước, là đang góp phần xây dựng xã hội. Thứ vô cảm này có thể đứng cười, ăn uống, nhảy múa trong khi người khác bị đối xử bất công. Đây là thứ vô cảm quái dị, bởi nó không chỉ đến từ những cái đầu lệch lạc về nhận thức, mà còn đến từ một thứ lương tâm giả tạo. Bởi thế mà có nhiều kẻ vừa đi làm điều xằng bậy xong, lại vừa có thể lên giọng dạy về đạo đức, về cách làm người mà không chút xấu hổ.
Cái thứ học khiến người ta trở nên lệch lạc như vậy trong nhận thức tôi gọi là nền giáo dục tẩy não. Người càng học cao trong hệ thống giáo dục XHCN, càng bị tẩy não nghiêm trọng. Đây không là nền giáo dục mà ở đó người học càng học càng ngu sao? Cái ngu của nền GD XHCN gây ra cho người bị giáo dục, đó là trở nên cuồng tín một cách man rỡ. Lịch sử và hiện thực xh Việt Nam và TQ đã chứng minh điều đó.
Nhiều người hỏi tôi: nếu bảo cái sự học trong nền giáo dục XHCN là càng học càng ngu, vậy chính anh cũng tự nhận mình NGU? Đúng trước đây tôi cũng NGU như vậy, cũng hèn nhát, lười biếng, vô cảm khi học xong chương trình phổ thông. Tôi may mắn đã được khai sáng bởi chính những con người đã ngồi tu cộng sản chỉ vì nói lên quan điểm của mình. Tôi may mắn vì được nhận một nền giáo dục ĐẠI HỌC nhân bản, khai sáng hoàn toàn khác so với nền giáo dục XHCN ở Việt Nam. Và hơn hết, tôi đã được tiếp xúc với một môi trường tự do, nhân bản và văn minh hơn nơi bọn "TƯ BẢN GIÃY CHẾT".
Hãy nhớ cái chữ "NGU" tôi nói tới đây không giống từ ngu như các bạn hiểu. Cái ngu 1+1 bằng mấy không biết khác với cái "NGU" mà tôi nói tới trong bài.
Hãy cẩn thận với nền giáo dục theo khuôn mẫu "XHCN", kẻo con cái và cháu chắt của bạn học càng nhiều càng "NGU".
No comments:
Post a Comment