7/30/2016
"...Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!..."
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng “tinh thần dân tộc” viển vông
Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.
Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.
Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.
Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng. Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.
Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!
Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?
Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.
Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.
_____
VnExpress
Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công
Hoàng Minh Trí
30-7-2016
Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.
Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.
Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.
Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.
Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: “Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu”.
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy “người Việt xấu xí”. Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.
Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.
Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này.
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng “tinh thần dân tộc” viển vông
Sau sự cố thông tin vừa qua tại hai sân bay lớn của cả nước là Tân Sơn Nhất và Nội Bài, một người quen của người viết bài này có mặt tại sân bay Nội Bài vào thời điểm đó thuật lại họ đã rất “lo lắng và không biết phải làm gì” khi không có bất kỳ một thông báo chính thức nào ngay tức thì về sự an toàn cho các chuyến bay sắp tới.
Không còn là thuyết âm mưu nữa khi các tin tặc có thể xâm nhập thành công hệ thống thông tin ở sân bay thì cũng có đủ sức làm như vậy với hệ thống đảm bảo an toàn bay, điều đã xảy ra trước đó. Mọi kết luận để an lòng người đi máy bay vẫn chưa được đưa ra sau một ngày xảy ra sự cố, dù Bộ Công an cho biết đã vào cuộc.
Một bài viết xuất hiện trên tờ báo mạng Vnexpress với tiêu đề: “Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công” đã ca ngợi thái độ trật tự của đám đông hành khách đi máy bay khi sự vụ tấn công mạng xảy ra. Bài viết có vẻ tìm được sự đồng cảm của rất nhiều người khi nhiều tài khoản facebook chia sẻ lại với những câu chữ bày tỏ xúc động. Tinh thần dân tộc dường như là “xương sống” cho sự đồng cảm này.
Không hiểu vì lẽ gì mà nhiều người lại đánh đồng giữa sự đoàn kết của tập thể và sự co cụm của đám đông. Đoàn kết vốn là một từ thường dùng cho hành động cùng nhau phấn đấu vươn lên, cùng chiến thắng. Còn theo lời tường thuật của một nhà báo có mặt tại sân bay thì đám đông khi đó đã trật tự vì “ngơ ngác” và “không hiểu chuyện gì đang xảy ra”.
Đó là thái độ rất dễ thấy để bảo vệ nhau khi đứng trước một cuộc tấn công. Dù cho dùng mỹ từ nào đi nữa thì cũng không thể phủ nhận rằng cuộc tấn công của những tin tặc, đến từ Trung Quốc, đã đánh vào những lỗ hổng trong bảo mật thông tin một cách thành công để truyền đi các thông điệp của mình. Và, đây không phải là lần đầu tiên những cuộc tấn công như vậy xảy ra, thậm chí đài không lưu tại sân bay Tân Sơn Nhất đã bị chiếm sóng đến 18 phút vào ngày 16.6.
Cũng không hiểu từ bao giờ sự trật tự, xếp hàng nghiêm túc và giúp đỡ lẫn nhau trong một cộng đồng lại được tôn lên như những điều vĩ đại để rồi tác giả bài viết trên khẳng định: “… thật bất hạnh cho những ai lăm le tấn công dân tộc này”. Có lạc quan quá không khi những điều bình thường nhất như xếp hàng hay trật tự lại có thể trở thành vũ khí tinh thần để đối đầu một cuộc tấn công trên không gian ảo nhưng kết quả không hề ảo chút nào!
Đứng trước những biến cố như vậy, nên chọn thái độ xoa dịu, an ủi đám đông bằng cái lý lẽ “nhờ có cuộc tấn công nên người dân mới đoàn kết lại” hay cần phải cật vấn trách nhiệm đối với những người hoặc lực lượng được xã hội giao cho sức mạnh để bảo vệ cộng đồng?
Một người có suy nghĩ rạch ròi và tỉnh táo hẳn phải chọn vế sau. Cho dù, nhiều người dân Việt Nam vẫn chưa làm gì được cho đất nước ngoài việc phải đóng rất nhiều khoản thuế cao hơn ở các nước khác, nhưng tất cả chúng ta đều có quyền yêu cầu các lực lượng có trách nhiệm phải làm tốt hơn nữa công việc của mình trong việc sử dụng đồng thuế của dân.
Cũng xin thôi cách nói khó hiểu “Hàng không Việt Nam chủ động đánh sập hệ thống điều hành liên quan đến an toàn bay để không bị hacker tấn công” như báo Người Lao Động đã dẫn. Có ai giao tính mạng mình và gia đình mình cho một hãng bay mà đến an toàn thông tin cũng không bảo vệ được rồi lại đi chống chế như vậy.
Đoàn kết là để chiến thắng, còn sợ hãi thì chỉ khiến người ta co cụm nép vào nhau. Đừng nhầm lẫn giữa hai khái niệm và cũng đừng ru ngủ đám đông bằng tinh thần dân tộc viển vông.
_____
VnExpress
Điều kỳ diệu sau cuộc tấn công
Hoàng Minh Trí
30-7-2016
Tôi vừa trở về sân bay Nội Bài sau một chuyến bay dài từ TP HCM. Chuyến bay dài hơn thường lệ, bởi một cuộc tấn công điện tử thực hiện vào hạ tầng hàng không Việt Nam, một cuộc tấn công chưa từng có.
Chúng tôi ra sân bay từ 17h. Giao thông trước sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng. Bước vào sân bay, đông nghẹt người vì nhiều chuyến ùn tắc.
Không còn thông báo điện tử, tất cả đều phải thông báo bằng giấy in. Tôi đứng xếp hàng trong hàng người bất tận, đến tận gần 19h mới đến quầy làm thủ tục, dù theo lịch là 19h đã bay. Hệ thống máy tính không hoạt động, thủ tục làm bằng tay. Thứ tự các chuyến bay và cổng ra tàu bay thay đổi liên tục và chỉ được thông báo qua loa phóng thanh. Bởi ngay cả hệ thống loa sân bay cũng đã bị tấn công.
Và trong khung cảnh tưởng như sẽ vô cùng hỗn loạn ấy, lại là một sự trật tự đáng ngạc nhiên. Gần như không ai phàn nàn. Tất cả mọi người đều xếp hàng trật tự. Không thấy sự vội vàng chen lấn như ngày thường. Mọi người nhường nhịn và thông cảm cho nhau lẫn cho hãng hàng không.
Khi tôi bước vào phòng chờ, không còn một chỗ ngồi. Hành khách ngồi la liệt dưới đất, trong một khung cảnh tôi chưa từng chứng kiến ở đâu trên thế giới. Trong phòng lounge cũng không còn chỗ ngồi. Nhưng sự thông cảm và chia sẻ được duy trì đến tận phút cuối.
Trong phòng lounge dành cho thương gia, ngày thường, sự riêng tư vô cùng được tôn trọng. Nhưng hôm qua, mọi người chia sẻ cho nhau từng chiếc ghế. Ngày thường, khách thương gia là những người vội vàng nhất, khó tính nhất. Nhưng hôm qua, tôi chứng kiến những vị khách nhẹ nhàng nói chuyện với tiếp viên, nhờ nhắc giờ lên máy bay, còn cẩn thận dặn lại sợ tiếp viên sốt ruột: “Chị chỉ nhờ vậy thôi, không giục đâu”.
Không có sự cáu gắt hay giục giã, mọi người ngồi trò chuyện với nhau, chia sẻ tin tức. Tất cả đều biết rằng mình đang là nạn nhân của một cuộc tấn công. Một cuộc tấn công không báo trước. Và không ai bảo ai, tất cả quyết định rằng họ sẽ cùng đoàn kết và hỗ trợ nhau dù chỉ bằng sự im lặng.
Đây là lần thứ 2 tôi chứng kiến một khung cảnh mà tưởng như sẽ có hỗn loạn, cuối cùng lại chỉ thấy sự đoàn kết và sẻ chia.
Tháng 10 năm 2010, tôi vào Minh Hóa, Quảng Bình để đưa hàng cứu trợ cho một xã chịu thiệt hại nặng nề nhất sau lũ. Ngập cả xã, ngập qua cả cột điện, xã gần như bị cô lập. Khi chiếc xe đến, mọi người ùa ra chờ nhận gạo và thuốc lọc nước. Mọi người đã vô cùng mệt mỏi vì bão lũ rồi, và tôi ở trên xe, thấp thỏm lo sợ về một sự hỗn loạn. Nhưng không, mọi người xếp hàng ngay ngắn, đẩy những đứa trẻ lên trước. Những gói quà được trao lần lượt. Cho đến khi hết hàng, vẫn còn nhiều người đứng chờ nhưng chưa được nhận. Không một ai phàn nàn. Mọi người vui vẻ, tự an ủi, rồi ra về.
Hàng ngày, chúng ta phải nghe rất nhiều lời phàn nàn về ý thức của người Việt. Sân bay, bến tàu sẽ là nơi dễ nhìn thấy những câu chuyện như thế nhất. Nào là chen lấn khi xếp hàng, nào là tranh cãi quanh thái độ phục vụ, từ lời ăn tiếng nói đến cung cách ứng xử, chỗ nào cũng thấy “người Việt xấu xí”. Ngày thường, một chuyến bay delay, một thông báo không chính xác, sẽ nhận không biết bao nhiêu nhiếc móc to tiếng.
Nhưng hôm qua, trước một cuộc tấn công, tôi chỉ nhìn thấy hình ảnh của một dân tộc đoàn kết. Một hành vi phá hoại, vốn chủ đích tạo ra sự hỗn loạn, lại đẩy mọi người xích gần lại với nhau. Chính hành vi của những kẻ tấn công khiến cho người Việt bộc lộ những đức tính tốt đẹp của mình: sự đoàn kết; sự sẻ chia.
Và tôi tin rằng những điều tôi đã chứng kiến ở Tân Sơn Nhất hôm qua không phải là cá biệt, bởi tôi đã nhìn thấy tinh thần ấy hơn một lần. Tôi biết, chứ không phải tin, rằng tinh thần dân tộc của chúng ta chưa bao giờ phai nhạt.
Những kẻ tấn công chiều qua đã tắt đi được những màn hình điện tử vô tri ở sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng vô tình, lại bật lên ý chí đoàn kết của những con người Việt Nam. Đó là một cuộc tấn công thất bại.
Và đám đông tôi nhìn thấy, cho dù rất trật tự và nhẫn nại, lại cho thấy sẽ thật bất hạnh cho bất kỳ kẻ nào lăm le tấn công dân tộc này.
No comments:
Post a Comment