7/9/2016
Thảm họa môi trường tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, hiện tượng du khách Trung Quốc tràn ngập Việt Nam không quản lý được là câu trả lời rõ ràng nhất cho năng lực lãnh đạo của các quan chức trong đảng Cộng sản. Tất nhiên để có được câu trả lời này, tổn thất mà người dân phải gánh là quá to lớn, và như mọi lần hệ thống tuyên truyền lề đảng bắt đầu đi tìm cái gọi là “niềm tin trong nhân dân”. Tin hay không tin, và phải làm gì để giải quyết sự yếu kém trong năng lực lãnh đạo, đây là lúc người dân phải chọn.
Để phát triển kinh tế, người Cộng sản đưa ra bài toán “định hướng xã hội chủ nghĩa”, và rồi hàng chục năm qua, họ loay hoay, phá nát mọi cơ hội phát triển của dân tộc này bằng các định nghĩa và thuật ngữ mang tính thiên đường. Sự tồn vong của chế độ XHCN luôn được đặt lên hàng đầu, trên mọi lợi ích của dân tộc. Và đến khi chiến tranh đi qua, khi đã no cơm ấm áo, sự tồn vong của chế độ được xoay chuyển thành lợi ích nhóm, lợi ích phe cánh.
Nhà máy thép Formosa là một ví dụ điển hình. Từ khâu quyết định đến màn kịch nhận lỗi và phi vụ đền bù 500 triệu đô la, nhân dân không hề có mặt, không hề được biết chính xác chuyện gì xảy ra. Nhưng hậu quả thực tế thì chính dân là người lãnh đủ. Hàng ngàn người mất nhà, cả trăm đứa trẻ không được đến trường vì gia đình không tuân theo luật chơi của các dự án. Hàng trăm tỷ đồng thiệt hại do cá chết, tàu thuyền phơi lưới nằm bờ, ngư dân bỏ biển... Sức khỏe bị ảnh hưởng do ngộ độc, thậm chí đã có người tử vong đến nay chưa rõ nguyên nhân.
Nhân dân nhận lãnh hậu quả chỉ để đảng Cộng sản rút kinh nghiệm khi chọn nhà đầu tư thân thiện với môi trường về sau.
Yếu tố đánh giá tác động môi trường, thậm chí là cả luật pháp quy định trách nhiệm về việc gây ô nhiễm môi trường, chỉ là trò hề, là thứ lý thuyết mà các quan chức trong đảng Cộng sản sử dụng để lấp liếm tội lỗi của mình với dân tộc.
Năng lực lãnh đạo quá yếu kém, hay chính xác hơn, sự thuần phục trong đường lối giữa lãnh đạo hai đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Quốc, khiến Việt Nam ngày càng trở thành bãi rác phế phẩm của người Tàu dù đã có quá nhiều cảnh báo nguy cơ.
Khi các đường bay thẳng từ Trung Quốc đến Đà Nẵng, Nha Trang và sắp tới là Phú Quốc được mở, người ta đã dự báo trước sự hỗn loạn của thị trường du lịch Việt Nam. Nhưng bất chấp tất cả, một lần nữa, lý do “phát triển kinh tế du lịch” được đưa lên hàng đầu. Và hậu quả như nhiều người đã thấy. Dịch vụ mất kiểm soát, khách chi trả bằng nhân dân tệ tại các cửa hàng do người Trung Quốc đứng sau điều khiển, và tiền đi một vòng tròn lại rơi vào túi họ.
Nha Trang tan hoang, du khách Châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản rời bỏ thành phố biển này.
Đà Nẵng lên tiếng báo động về tình trạng người Trung Quốc mua đất ven biển. Bài toán cuối cùng cũng vẫn là quản lý.
Thật ra, không khó để làm chặt, chỉ có điều những người ở vị trí lãnh đạo có muốn làm hay không khi lợi ích của họ nằm trong việc bảo kê, làm ngơ cho các doanh nghiệp Việt lẫn người Trung Quốc kiếm lợi.
Chỉ cần nhìn vào hai ví dụ nổi bật nhất gần đây để đánh giá năng lực lãnh đạo, và phương thức xử lý khủng hoảng của các quan chức Cộng sản để thấy: Họ không bao giờ từ bỏ một cơ hội nào để trấn áp những người chỉ ra cái sai, cái xấu của đảng. Họ cũng không quên xây dựng hình ảnh, buộc nhân dân phải biết ơn mình vì đã sửa sai. Và hơn bao giờ hết, chính trong lúc này, những quan chức Cộng sản không quên tiếp tục vơ vét tài sản của dân, bằng cách đánh tiếng về việc “huy động vàng” dưới mọi hình thức.
Formosa hay người Trung Quốc khắp nơi, chỉ còn một phương thức giải quyết, đó là chính người Việt Nam phải đứng lên, dành lấy quyền quyết định ai xứng đáng lãnh đạo đất nước này.
Để phát triển kinh tế, người Cộng sản đưa ra bài toán “định hướng xã hội chủ nghĩa”, và rồi hàng chục năm qua, họ loay hoay, phá nát mọi cơ hội phát triển của dân tộc này bằng các định nghĩa và thuật ngữ mang tính thiên đường. Sự tồn vong của chế độ XHCN luôn được đặt lên hàng đầu, trên mọi lợi ích của dân tộc. Và đến khi chiến tranh đi qua, khi đã no cơm ấm áo, sự tồn vong của chế độ được xoay chuyển thành lợi ích nhóm, lợi ích phe cánh.
Nhà máy thép Formosa là một ví dụ điển hình. Từ khâu quyết định đến màn kịch nhận lỗi và phi vụ đền bù 500 triệu đô la, nhân dân không hề có mặt, không hề được biết chính xác chuyện gì xảy ra. Nhưng hậu quả thực tế thì chính dân là người lãnh đủ. Hàng ngàn người mất nhà, cả trăm đứa trẻ không được đến trường vì gia đình không tuân theo luật chơi của các dự án. Hàng trăm tỷ đồng thiệt hại do cá chết, tàu thuyền phơi lưới nằm bờ, ngư dân bỏ biển... Sức khỏe bị ảnh hưởng do ngộ độc, thậm chí đã có người tử vong đến nay chưa rõ nguyên nhân.
Nhân dân nhận lãnh hậu quả chỉ để đảng Cộng sản rút kinh nghiệm khi chọn nhà đầu tư thân thiện với môi trường về sau.
Yếu tố đánh giá tác động môi trường, thậm chí là cả luật pháp quy định trách nhiệm về việc gây ô nhiễm môi trường, chỉ là trò hề, là thứ lý thuyết mà các quan chức trong đảng Cộng sản sử dụng để lấp liếm tội lỗi của mình với dân tộc.
Năng lực lãnh đạo quá yếu kém, hay chính xác hơn, sự thuần phục trong đường lối giữa lãnh đạo hai đảng Cộng sản Việt Nam – Trung Quốc, khiến Việt Nam ngày càng trở thành bãi rác phế phẩm của người Tàu dù đã có quá nhiều cảnh báo nguy cơ.
Khi các đường bay thẳng từ Trung Quốc đến Đà Nẵng, Nha Trang và sắp tới là Phú Quốc được mở, người ta đã dự báo trước sự hỗn loạn của thị trường du lịch Việt Nam. Nhưng bất chấp tất cả, một lần nữa, lý do “phát triển kinh tế du lịch” được đưa lên hàng đầu. Và hậu quả như nhiều người đã thấy. Dịch vụ mất kiểm soát, khách chi trả bằng nhân dân tệ tại các cửa hàng do người Trung Quốc đứng sau điều khiển, và tiền đi một vòng tròn lại rơi vào túi họ.
Nha Trang tan hoang, du khách Châu Âu, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản rời bỏ thành phố biển này.
Đà Nẵng lên tiếng báo động về tình trạng người Trung Quốc mua đất ven biển. Bài toán cuối cùng cũng vẫn là quản lý.
Thật ra, không khó để làm chặt, chỉ có điều những người ở vị trí lãnh đạo có muốn làm hay không khi lợi ích của họ nằm trong việc bảo kê, làm ngơ cho các doanh nghiệp Việt lẫn người Trung Quốc kiếm lợi.
Chỉ cần nhìn vào hai ví dụ nổi bật nhất gần đây để đánh giá năng lực lãnh đạo, và phương thức xử lý khủng hoảng của các quan chức Cộng sản để thấy: Họ không bao giờ từ bỏ một cơ hội nào để trấn áp những người chỉ ra cái sai, cái xấu của đảng. Họ cũng không quên xây dựng hình ảnh, buộc nhân dân phải biết ơn mình vì đã sửa sai. Và hơn bao giờ hết, chính trong lúc này, những quan chức Cộng sản không quên tiếp tục vơ vét tài sản của dân, bằng cách đánh tiếng về việc “huy động vàng” dưới mọi hình thức.
Formosa hay người Trung Quốc khắp nơi, chỉ còn một phương thức giải quyết, đó là chính người Việt Nam phải đứng lên, dành lấy quyền quyết định ai xứng đáng lãnh đạo đất nước này.
No comments:
Post a Comment