7/28/2016
Trên trần gian hiếm có phụ nữ nào gật đầu giỏi như bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong ba tháng hai lần gật đầu nhận chức chủ tịch của hai quốc hội gật, bà đã tạo kỷ lục thế giới về… gật.
Quốc Hội các nước thường có trách nhiệm thi hành Hiến Pháp. Trong lần gật đầu thứ nhất, bà Kim Ngân được đảng Cộng Sản đặt lên ghế chủ tịch trong khi, theo đúng Hiến Pháp, ông chủ tịch cũ chưa mãn nhiệm kỳ. Ðối với các đảng viên Cộng Sản, Hiến Pháp là chuyện nhỏ không cần quan tâm. Bà Kim Ngân chỉ làm như theo ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng nói vì đảng Cộng Sản giao việc cho làm thủ tướng thì ông nhận chứ chính ông không hề có ý kiến.
Làm chủ tịch một quốc hội gật không khó lắm. Chỉ cần nghe trên bảo sao thì làm theo. Cho nên bà Kim Ngân mới làm công việc bảo vệ đảng, lên tiếng đả kích những người dân Việt Nam đi biểu tình hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài quốc tế bác bỏ Ðường Chín Ðoạn của Trung Quốc trên Biển Ðông.
Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc và đại thắng. Tòa Trọng Tài tuyên bố Ðường Chín Ðoạn vô giá trị. Phán quyết này là một cơ hội cho các nước đang bị Trung Cộng xâm lăng, lấn áp, cướp chiếm bãi đá, đảo và biển. Cả thế giới đều nghĩ đây là một cơ hội cho Việt Nam. Nếu Ðường Chữ U vô giá trị thì nước ta có quyền đòi lại chủ quyền biển, đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Cộng chiếm. Dân chúng Philippines đổ ra đường reo hò mừng thắng lợi. Dân Việt Nam ở Philippines cũng kéo nhau đến tòa Ðại Sứ Trung Cộng ở Manila đòi trả lại đất nước của tổ tiên. Tất nhiên người Việt trong nước Việt phải mừng rỡ reo hò lớn hơn. Bao nhiêu người đã xuống đường phản đối Ðường Chín Ðoạn, chia mừng với dân Philippines.
Nhưng bà Kim Ngân không thấy như vậy. Bà chỉ trích: “Không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.”
Một câu nói cho thấy con người vừa thiếu hiểu biết lại vừa hèn nhát. Bà Kim Ngân bảo rằng, “Không phải cứ hô hào, kích động thật to là có được chủ quyền.” Vậy theo ý bà thì phải làm gì mới lấy lại được chủ quyền trên đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma,… những mảnh đất quê hương đã bị quân xâm lăng cướp mất, năm 1974 và năm 1988? Chắc chắn bà Kim Ngân kêu gọi người Việt phải chấm dứt hô hào suông, tức là phải ra tay, phải dùng súng đạn thì mới đòi được chủ quyền! Nhưng nếu không đánh nhau, thì còn giải pháp nào khác?
Một cách là thưa kiện ra trước tòa án quốc tế và tạo dư luận trên dư luận thế giới để giành lấy lẽ phải. Ðảng Cộng Sản Việt Nam hèn nhát không dám thưa kiện như chính phủ Philippines. Công việc dễ nhất đảng cũng không dám làm, là đưa các bằng cớ hiển nhiên chứng minh cho cả thế giới thấy Trung Cộng đã cướp đoạt biển đảo của nước mình những năm 1974 và 1988. Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn thúc thủ, không dám đụng tới các quan thầy Bắc Kinh.
Ngược lại, Việt Cộng chỉ chọn một con đường là “đàm phán ôn hòa.” Bây giờ nếu có một tên ăn cướp nó đến nhà đánh đập con anh, làm nhục vợ anh, anh có thể “đàm phán ôn hòa” với nó hết ngày này sang tháng khác được không? Một đứa trẻ lên tám cũng biết câu trả lời: Không!
Nhưng ngay khi bắt buộc phải chọn đàm phán, không đánh nhau, thì bất cứ ai đi đàm phán cũng biết rằng phải tự tạo cho mình một thế mạnh trước khi nói chuyện. Ðàm phán không có nghĩa là lạy van, năn nỉ. Phải cho đối phương thấy mình có thế mạnh. Một cách tạo sức mạnh là dùng pháp luật, như chính phủ Philippines đã làm. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” không dám theo con đường pháp lý đó. Mà tới khi có thể dùng kết quả vụ kiện của Philippines để tự tạo thế mạnh cho mình, Việt Cộng cũng không dám làm gì cả. Không dám, lại còn bắt dân không được hoan nghênh thắng lợi của Philippines nữa! Một em bé lên tám cũng phải thấy: Hèn ơi là hèn! Nhục ơi là nhục!
Một cách tạo sức mạnh khác là liên kết với các nạn nhân khác của tên cướp để cùng chống lại hắn và la lối cho cả xóm, cả làng biết mà tới giúp mình. Việt Cộng cũng tự “tước khí giới,” không dám liên kết với ai, lúc nào cũng cúi đầu chấp nhận “đàn phán song phương.” Trung Cộng rất sợ các nước Ðông Nam Á hiệp lực cùng kháng cự, cho nên chỉ muốn bẻ từng chiếc đũa một. Việt Cộng trước sau chỉ biết vâng lời.
Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm một “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” vào tháng 10, 2011; trong đó cam kết chỉ đàm phán song phương. Nguyễn Chí Vịnh, trong hội nghị “Ðối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung” cùng năm đó cũng tuyên bố: “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết giữa hai nước với nhau.” Sau hội nghị khối ASEAN ở Vientiane vừa rồi, ngày Thứ Ba, thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng Lê Hoài Trung còn nhắc lại chủ trương đó với phóng viên Associated Press, rằng Việt Cộng tiếp tục kiên trì đường lối “thảo luận song phương.” Tiếp tục tự tước khí giới! Bó giáo quy hàng!
Những người Việt Nam hay đọc báo chí quốc tế viết về thời sự ở Biển Ðông đều thấy một điều lạ: Nhiều nhà báo ghi chú rõ chính quyền Quốc Dân Ðảng (Ðài Loan) đã chiếm đảo Ba Bình năm 1945, hay Trung Cộng mới chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012. Nhưng khi nhắc tới Hoàng Sa không thấy một nhà báo nào nhắc tới sự kiện Trung Cộng đã cướp quần đảo này của nước ta năm 1974! Họ quên, hay họ không biết? Họ không biết, vì họ không được giáo dục, không được nhắc nhở. Chính quyền Cộng Sản Việt Nam không bao giờ dám lớn tiếng nhắc cho dư luận thế giới nhớ những biến cố năm 1974 và 1988, bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam bỏ mình vì nước đã bị cố tình bỏ quên. Một phương pháp nhắc nhở dư luận thế giới là để cho dân chúng Việt Nam được tự do xuống đường, bầy tỏ lòng phẫn nộ về các vụ cướp đảo, cướp biển, bắn cướp cả ngư thuyền, cả cá và lưới của người dân Việt Nam. Cả thế giới sẽ thấy nỗi phẫn uất của dân Việt, sẽ lắng nghe và nhìn kỹ những điều người Việt Nam trưng ra làm bằng cớ. Và các nhà báo vô tình cũng không thể quên được.
Bất cứ chính quyền nào khi cần thương thảo những vấn đề khó khăn với nước khác đều thấy có thể tự tạo một thế mạnh là chứng tỏ cho bên kia thấy trong nước mình trên dưới một lòng, chứng tỏ cả nước Việt Nam ai cũng quyết tâm đòi lại những di sản đảo, biển tổ tiên để lại. Việt Cộng lại cấm dân biểu tình chống Trung Cộng, cho công an đánh, bắt giam, hành hạ những người yêu nước. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” một lần nữa.
Vậy tại sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân phản đối những người Việt Nam yêu nước đi biểu tình chống Trung Cộng? Chỉ vì những cán bộ Cộng Sản cao cấp học thuộc một châm ngôn: Giữ đảng cần hơn giữ nước! Nếu không dựa vào “đồng chí anh em” thì lo đảng mất quyền hành! Cho nên bà Kim Ngân chửi dân Việt Nam bằng cách xuyên tạc: “Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.” Khi nói rằng những người dân đi biểu tình “chưa làm gì cho đất nước” thì phải biết tự hỏi: Có người dân Việt Nam nào được quyền “làm gì cho đất nước” hay không? Từ 65 năm nay đảng Cộng sản chiếm độc quyền cai trị, đè đầu cưỡi cổ dân, bóc lột dân, đàn áp dân, có bao giờ người dân Việt ngoài đảng được phép “làm gì cho đất nước” hay chưa? Chửi người dân “chưa làm gì cho đất nước” là thói cả vú lấp miệng em, chỉ nói cho những kẻ ngu si, mù quáng chúng tin, người dân Việt không ngu si như vậy!
Nhưng trong lúc sỉ vả những người yêu nước như thế, bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn cho thấy tư cách hèn hạ của mình. Chửi người dân đi biểu tình “lên tiếng hô hào thế này thế nọ,” nhưng không dám mở miệng nói nội dung người ta hô hào những gì! Bởi vì chỉ cần nhắc đến những lời dân Việt hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài, những lời hô hào đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa không thôi, cũng sợ Trung Cộng nổi giận! Ðó là những điều “húy kỵ,” không được nhắc lại, giống như trẻ con sợ ma không dám nói đến chữ “ma!” Hơn nữa, nói ra tất cả những điều người biểu tình hô hào thì mọi người Việt Nam cũng thấy những lời hô hào đó là hợp lý!
Trên trần gian hiếm có phụ nữ nào gật đầu giỏi như bà Nguyễn Thị Kim Ngân. Trong ba tháng hai lần gật đầu nhận chức chủ tịch của hai quốc hội gật, bà đã tạo kỷ lục thế giới về… gật.
Quốc Hội các nước thường có trách nhiệm thi hành Hiến Pháp. Trong lần gật đầu thứ nhất, bà Kim Ngân được đảng Cộng Sản đặt lên ghế chủ tịch trong khi, theo đúng Hiến Pháp, ông chủ tịch cũ chưa mãn nhiệm kỳ. Ðối với các đảng viên Cộng Sản, Hiến Pháp là chuyện nhỏ không cần quan tâm. Bà Kim Ngân chỉ làm như theo ông Nguyễn Tấn Dũng, người từng nói vì đảng Cộng Sản giao việc cho làm thủ tướng thì ông nhận chứ chính ông không hề có ý kiến.
Làm chủ tịch một quốc hội gật không khó lắm. Chỉ cần nghe trên bảo sao thì làm theo. Cho nên bà Kim Ngân mới làm công việc bảo vệ đảng, lên tiếng đả kích những người dân Việt Nam đi biểu tình hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài quốc tế bác bỏ Ðường Chín Ðoạn của Trung Quốc trên Biển Ðông.
Philippines kiện Cộng Sản Trung Quốc và đại thắng. Tòa Trọng Tài tuyên bố Ðường Chín Ðoạn vô giá trị. Phán quyết này là một cơ hội cho các nước đang bị Trung Cộng xâm lăng, lấn áp, cướp chiếm bãi đá, đảo và biển. Cả thế giới đều nghĩ đây là một cơ hội cho Việt Nam. Nếu Ðường Chữ U vô giá trị thì nước ta có quyền đòi lại chủ quyền biển, đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa đã bị Trung Cộng chiếm. Dân chúng Philippines đổ ra đường reo hò mừng thắng lợi. Dân Việt Nam ở Philippines cũng kéo nhau đến tòa Ðại Sứ Trung Cộng ở Manila đòi trả lại đất nước của tổ tiên. Tất nhiên người Việt trong nước Việt phải mừng rỡ reo hò lớn hơn. Bao nhiêu người đã xuống đường phản đối Ðường Chín Ðoạn, chia mừng với dân Philippines.
Nhưng bà Kim Ngân không thấy như vậy. Bà chỉ trích: “Không phải cứ hô hào, kích động thật to, là có được chủ quyền. Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.”
Một câu nói cho thấy con người vừa thiếu hiểu biết lại vừa hèn nhát. Bà Kim Ngân bảo rằng, “Không phải cứ hô hào, kích động thật to là có được chủ quyền.” Vậy theo ý bà thì phải làm gì mới lấy lại được chủ quyền trên đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma,… những mảnh đất quê hương đã bị quân xâm lăng cướp mất, năm 1974 và năm 1988? Chắc chắn bà Kim Ngân kêu gọi người Việt phải chấm dứt hô hào suông, tức là phải ra tay, phải dùng súng đạn thì mới đòi được chủ quyền! Nhưng nếu không đánh nhau, thì còn giải pháp nào khác?
Một cách là thưa kiện ra trước tòa án quốc tế và tạo dư luận trên dư luận thế giới để giành lấy lẽ phải. Ðảng Cộng Sản Việt Nam hèn nhát không dám thưa kiện như chính phủ Philippines. Công việc dễ nhất đảng cũng không dám làm, là đưa các bằng cớ hiển nhiên chứng minh cho cả thế giới thấy Trung Cộng đã cướp đoạt biển đảo của nước mình những năm 1974 và 1988. Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn thúc thủ, không dám đụng tới các quan thầy Bắc Kinh.
Ngược lại, Việt Cộng chỉ chọn một con đường là “đàm phán ôn hòa.” Bây giờ nếu có một tên ăn cướp nó đến nhà đánh đập con anh, làm nhục vợ anh, anh có thể “đàm phán ôn hòa” với nó hết ngày này sang tháng khác được không? Một đứa trẻ lên tám cũng biết câu trả lời: Không!
Nhưng ngay khi bắt buộc phải chọn đàm phán, không đánh nhau, thì bất cứ ai đi đàm phán cũng biết rằng phải tự tạo cho mình một thế mạnh trước khi nói chuyện. Ðàm phán không có nghĩa là lạy van, năn nỉ. Phải cho đối phương thấy mình có thế mạnh. Một cách tạo sức mạnh là dùng pháp luật, như chính phủ Philippines đã làm. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” không dám theo con đường pháp lý đó. Mà tới khi có thể dùng kết quả vụ kiện của Philippines để tự tạo thế mạnh cho mình, Việt Cộng cũng không dám làm gì cả. Không dám, lại còn bắt dân không được hoan nghênh thắng lợi của Philippines nữa! Một em bé lên tám cũng phải thấy: Hèn ơi là hèn! Nhục ơi là nhục!
Một cách tạo sức mạnh khác là liên kết với các nạn nhân khác của tên cướp để cùng chống lại hắn và la lối cho cả xóm, cả làng biết mà tới giúp mình. Việt Cộng cũng tự “tước khí giới,” không dám liên kết với ai, lúc nào cũng cúi đầu chấp nhận “đàn phán song phương.” Trung Cộng rất sợ các nước Ðông Nam Á hiệp lực cùng kháng cự, cho nên chỉ muốn bẻ từng chiếc đũa một. Việt Cộng trước sau chỉ biết vâng lời.
Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm một “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc” vào tháng 10, 2011; trong đó cam kết chỉ đàm phán song phương. Nguyễn Chí Vịnh, trong hội nghị “Ðối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung” cùng năm đó cũng tuyên bố: “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết giữa hai nước với nhau.” Sau hội nghị khối ASEAN ở Vientiane vừa rồi, ngày Thứ Ba, thứ trưởng ngoại giao Việt Cộng Lê Hoài Trung còn nhắc lại chủ trương đó với phóng viên Associated Press, rằng Việt Cộng tiếp tục kiên trì đường lối “thảo luận song phương.” Tiếp tục tự tước khí giới! Bó giáo quy hàng!
Những người Việt Nam hay đọc báo chí quốc tế viết về thời sự ở Biển Ðông đều thấy một điều lạ: Nhiều nhà báo ghi chú rõ chính quyền Quốc Dân Ðảng (Ðài Loan) đã chiếm đảo Ba Bình năm 1945, hay Trung Cộng mới chiếm bãi cạn Scarborough năm 2012. Nhưng khi nhắc tới Hoàng Sa không thấy một nhà báo nào nhắc tới sự kiện Trung Cộng đã cướp quần đảo này của nước ta năm 1974! Họ quên, hay họ không biết? Họ không biết, vì họ không được giáo dục, không được nhắc nhở. Chính quyền Cộng Sản Việt Nam không bao giờ dám lớn tiếng nhắc cho dư luận thế giới nhớ những biến cố năm 1974 và 1988, bao nhiêu chiến sĩ Việt Nam bỏ mình vì nước đã bị cố tình bỏ quên. Một phương pháp nhắc nhở dư luận thế giới là để cho dân chúng Việt Nam được tự do xuống đường, bầy tỏ lòng phẫn nộ về các vụ cướp đảo, cướp biển, bắn cướp cả ngư thuyền, cả cá và lưới của người dân Việt Nam. Cả thế giới sẽ thấy nỗi phẫn uất của dân Việt, sẽ lắng nghe và nhìn kỹ những điều người Việt Nam trưng ra làm bằng cớ. Và các nhà báo vô tình cũng không thể quên được.
Bất cứ chính quyền nào khi cần thương thảo những vấn đề khó khăn với nước khác đều thấy có thể tự tạo một thế mạnh là chứng tỏ cho bên kia thấy trong nước mình trên dưới một lòng, chứng tỏ cả nước Việt Nam ai cũng quyết tâm đòi lại những di sản đảo, biển tổ tiên để lại. Việt Cộng lại cấm dân biểu tình chống Trung Cộng, cho công an đánh, bắt giam, hành hạ những người yêu nước. Việt Cộng đã tự “tước khí giới” một lần nữa.
Vậy tại sao bà Nguyễn Thị Kim Ngân phản đối những người Việt Nam yêu nước đi biểu tình chống Trung Cộng? Chỉ vì những cán bộ Cộng Sản cao cấp học thuộc một châm ngôn: Giữ đảng cần hơn giữ nước! Nếu không dựa vào “đồng chí anh em” thì lo đảng mất quyền hành! Cho nên bà Kim Ngân chửi dân Việt Nam bằng cách xuyên tạc: “Một số tổ chức cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ, nhưng chưa làm gì cho đất nước, chỉ nói và kích động làm rối tình hình.” Khi nói rằng những người dân đi biểu tình “chưa làm gì cho đất nước” thì phải biết tự hỏi: Có người dân Việt Nam nào được quyền “làm gì cho đất nước” hay không? Từ 65 năm nay đảng Cộng sản chiếm độc quyền cai trị, đè đầu cưỡi cổ dân, bóc lột dân, đàn áp dân, có bao giờ người dân Việt ngoài đảng được phép “làm gì cho đất nước” hay chưa? Chửi người dân “chưa làm gì cho đất nước” là thói cả vú lấp miệng em, chỉ nói cho những kẻ ngu si, mù quáng chúng tin, người dân Việt không ngu si như vậy!
Nhưng trong lúc sỉ vả những người yêu nước như thế, bà Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân còn cho thấy tư cách hèn hạ của mình. Chửi người dân đi biểu tình “lên tiếng hô hào thế này thế nọ,” nhưng không dám mở miệng nói nội dung người ta hô hào những gì! Bởi vì chỉ cần nhắc đến những lời dân Việt hoan nghênh phán quyết của Tòa Trọng Tài, những lời hô hào đòi lại chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa không thôi, cũng sợ Trung Cộng nổi giận! Ðó là những điều “húy kỵ,” không được nhắc lại, giống như trẻ con sợ ma không dám nói đến chữ “ma!” Hơn nữa, nói ra tất cả những điều người biểu tình hô hào thì mọi người Việt Nam cũng thấy những lời hô hào đó là hợp lý!
No comments:
Post a Comment