7/04/2016

Nói thay cho cá và con người

Nguyễn Văn Lục (DVConline)
7/3/2016

Câu hỏi cuối cùng đặt ra cho đất nước này là đã đến lúc cần một cuộc cách mạng bằng bạo lực sắt máu thay vì chỉ là những cuộc tranh đấu xuống đường bất bạo động?

Tôi rất trân trọng và nể phục bài viết của ông Trần Tam nhan đề Các cớ sở khoa học về xả thải ra biển, đăng trên DCVOnline.net, ngày 1 tháng 7, 2016. Bài viết chẳng những đúng thời điểm khi công ty Formosa Đài Loan nhìn nhận lỗi trách nhiệm xả nước thải độc hại ra biển làm cá chết, mà còn có khả năng thuyết phục vì trình độ chuyên môn của tác giả.

Chữ Formosa dịch ra tiếng Việt là hòn đảo xinh đẹp! (Xem phóng sự truyền hình của đài PTS, Đài Loan, bản dịch Hồ Như Ý). Nay Formosa đã biến cả một vùng biển trải dài 200 Km, rộng 140.000 km2 thành biển chết và người chết. Chiều dài 200 km là bằng phân nửa chiều dài của Đài Loan!

Tuy nhiên, đứng về phía người dân nạn nhân Vũng Áng mà 99% dân chúng, dù không có bằng chứng khoa học, cứ đề quyết là trách nhiệm là do hãng luyện thép Formosa gây ra. Như lời một ngư dân, năm nay 63 tuổi vừa nói, vừa chỉ tay về hướng công ty Formosa, chạy dài trên bờ biển cả 30 chục km, “Năm nay tôi 63 tuổi, làm nghề cá từ năm lên 10 tuổi. Tôi chưa hề bao giờ thấy cá chết như bây giờ.”

Nặng tình đối với người dân chài làm nghề đi biển, tôi đồng tình với cá chết và với người dân chài mà không muốn lý luận nữa dù biết rằng bên trong còn có những uẩn khúc mà người dân không cách nào biết được.

Cũng một lẽ ấy, tôi đồng tình với vị linh mục quản nhiệm giáo xứ đi quyên tiền giúp người dân cả tháng nay, chia xẻ nỗi đau cá chết và người chết vì không có dịp ra biển đánh cá.

Sự đồng tình ấy không có nghĩa tôi đồng tình với một TGM nổi tiếng với câu nói, “Lạy Chúa con không biết nói.” Dù không biết nói lời Chúa, nhưng ông TGM lại biết nói tiếng người – tiếng nói của Vẹm – như sau:

“Vì thế, trong lúc này, xin quý cha và anh chị em giáo dân khi diễn tả những lo láng và bức xúc của mình, tránh những hành động quá khích dẫn tới xung đột, ảnh hưởng tới sản xuất, giao thông, vi phạm pháp luật.”

Bắt chước theo cách nói của lão nông dân ở trên, tôi cũng xin nói rằng, tôi đi đạo nay đã trên 70 năm, tôi chưa từng nghe một thông cáo nào của một tòa TGM phát biểu một cách hèn nhát và phản bội lại lương tâm con người đến như thế.

Trong vụ cá tôm này, người dân từ trong nước ra đến hải ngoại, phần đông chỉ được biết đến câu chuyện khi có cá chết.

Nhưng thực sự, trước khi mất biển thì người dân vùng biển Hà Tĩnh đã từng mất đất vào tay bọn lãnh đạo chính quyền Hà Tĩnh và tập đoàn lãnh đạo Formosa rồi.

Việc xây cất một công ty luyện thép mà số vốn lên đến 10 tỉ đô la, có bao giờ bọn lãnh đạo Hà Tĩnh như Lê Đình Sơn, Trần Nam Hùng, Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Thị Nữ Y hay những tên Bùi Quang Hoàn, chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh hỏi ý dân không? Chắc là không.

Trong khi cũng công ty Formosa này muốn thiết lập một nhà máy giấy tại Texas. Dân chúng Texas vì muốn bảo vệ nguồn nước đã quyết liệt phản đối. Formosa đành rút lui. Trong khi đó, Formosa vào năm 2006 đã có quyết định thiết lập nhà máy luyện thép dưới thời TT Trần Thủy Biển, nhưng bị dân chúng Đài Loan biểu tình phản đối dữ dội. Tô Anh, Bộ trưởng sau đó phải từ chức.

Năm 2008, Formosa quyết định chuyển dịch chuyện làm ăn sang Việt Nam. Một sinh viên trẻ Đài Loan đã đưa ra một lời nhận xét đến chua xót:

“Đài Loan với nỗi đau về thảm họa môi trường đang còn trong vòng kiện tụng. Nay thì nỗi đau ấy được chuyển sang cho người Việt Nam.”

Người dân vùng biển bị chiếm hữu đất đai với giá rẻ để đi đến một nơi xa không có biển. Đất ruộng cũng không có mà làm. Như xã Mai Thịnh, trước có gần 1.000 gia đình, nay chỉ còn lại có 158.

Nhà của dân bị ủi xập, trường trung học, tiểu học cũng chung số phận. Bọn chính quyền làm như vậy, bắt trẻ con làm con tin, để con em những gia đình dân còn ở lại không có trường cho con em học, nản lòng sẽ phải dọn đi.
Người cộng sản ngày hôm nay đã làm ngược lại những gì họ thường lên án chủ nghĩa tư bản trước đây. Trong cuốn truyện của nhà văn Ba Tây, theo cộng sản, xuất bản năm 1943: The Violent land (Miền đất của bạo lực). Trong đó, bọn tài phiệt, chủ các đồn điền trồng cây ca cao, cấu kết với các chính quyền dùng đủ mọi cách để khai thác — ngay cả ám sát, giết người — để chiếm các mảnh đất hay các khu rừng còn trinh nguyên để khai thác trồng cây ca cao. Đó là nhũng mảnh đất được vun trồng mầu mỡ mà Jorge Amado gọi là: “were fertilized with blood”.

Vũng Áng nay cũng trở thành mảnh đất nguyền rủa!

Việc chiếm hữu đất đai này đưa tới thảm trạng là các em nhỏ không có trường để học. Có nhiều em đã hai năm trời không được cắp sách tới trường. Có cô giáo bám trụ với một lớp học, các em chen chúc ngồi như nêm cối. Thật tội nghiệp! Phần đông đến 90% — như ở Kỳ Phong — theo đạo Chúa nên dù là lớp học tạm dung cũng có treo lắt lẻo một tượng Chúa. Buổi lễ ngày chúa nhật nhìn những ông già bà già khấn nguyện thành khẩn cầu xin ơn trên phù hộ. Chẳng hiểu Chúa trên cao có nghe thấy tiếng gào thống thiết của họ không? Chúa hãy nghe tiếng con cầu xin! Chúa. Où es-tu? Chúa ơi. Ngài ở đâu?

Tôi chợt nhớ đến cuốn truyện của Richard E. Kim, người Đại Hàn, do Lê Khắc Cầm dịch, nhan đề, Chúa đã khước từ, , 330 trang, Trình Bày xuất bản năm 1971.

Chúa đã khước từ thì tự liệu lấy, sao không bảo nhau tổ chức ám sát, thủ tiêu mấy tên chủ tịch công ty. Chúng sợ sẽ trốn về Đài Loan.

Chúng đã thách thức lòng tự hào của cả dân tộc khi chúng cao ngạo đặt câu hỏi: muốn chọn sắt thép hay chọn cá tôm?

Nhà cầm quyền lúc mới đầu dù chưa có kết quả thử nghiệm đã khẳng định không phải tại Formosa, Đài Loan? Ăn nói tiền hậu bất nhất như thế mà mọi người vẫn phải tin và nghe theo.

Dân chúng thì đờ đẫn đến lạ lùng, có thể giết dã man giết một người ăn trộm một con chó? Nhưng lại không có can đảm đụng chạm đến một tên công an nằm bắc võng canh gác không cho người lạ lai vãng đến Vũng Áng? Chúng cướp đất, cướp biển sạch sành sanh thì không dám bạo động, chỉ biết kêu oan!

Có đất nước nào như thế không hở trời?

Tôi đã thấy bọn chính quyền Hà Tĩnh tên tuổi nêu ở trên đã ‘vào cuộc’. Mặc dầu mới chỉ là một lời hứa đền bù nửa tỉ đô la mà bọn lãnh đạo Hà Tĩnh đã vội vã họp bàn kế sách làm sao chia chác tiền bạc đến tay người dân cho công bằng!

Tiền sẽ vào túi của chúng hay túi của dân? Đấy cũng là một vấn đề.

Có những dân thuyền chài bắt cá lớn mỗi mùa thu hoạch ra khơi về cũng kiếm được 150 triệu đồng. Có người khá thì mùa thu hoạch kiếm lên đến 300 triệu. Đền bù nào sao cho cân xứng?

Đền bù xong rồi thì biển và người chết hay là sống? Lại cho tiếp tục khai thác thì tương lai biển miền Trung sẽ đi về đâu?

Việc cố tình làm ô nhiễm môi trường nặng nề như thế có thể nào chỉ đền bù là đủ?

Câu hỏi cuối cùng đặt ra cho đất nước này là đã đến lúc cần một cuộc cách mạng bằng bạo lực sắt máu thay vì chỉ là những cuộc tranh đấu xuống đường bất bạo động?

Một tiến trình đảo ngược cần thiết là triệt tiêu đảng để cứu nước. Vì còn nước thì còn có cơ may còn đảng?

No comments:

Post a Comment