12/31/2015

Khai Bút Đầu Năm 2016, nêu ra một điều lạc quan của đất nước: phụ nữ Việt Nam

Bùi Hồng Lĩnh
1/1/2016





Người ta thường nói hoa Sen vẫn thơm dù ngoi lê từ dưới bùn đen, và nước Việt Nam hiện nay, dưới sự cai quản của nhà cầm quyền của đảng CSVN, mặc dù thảm hại dưới mọi lãnh vực, có thể tìm được một điều gì lạc quan, một cánh hoa Sen giữa đám bùn?

Nói về những sự lạc quan ít oi của đất nước, chúng ta không thể không viết về những người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh xấu xa của những em học sinh con gái tụ lại đánh một học sinh khác tuy có nhiều hơn những năm trước nhưng không thể đại diện cho rất nhiều phụ nữ Việt Nam. Đó là:

- Những bà vợ bà mẹ đã thay chồng thay con lăn xả vào việc đòi lại công lý do sự nhà cầm quyền CSVN tịch thu đất đai của gia đình mà họ không được đền bù xứng đáng. Họ không phản đối sự trưng dụng đất đai ruộng vườn cho sự phát triển của thành phố, của khu vực nhưng họ cần phải được đền bù tương xứng để họ có đủ tiền bạc tái định cư nơi khác và để tìm kế sinh sống tương đương với khi chưa bị tịch thu đất đai ruộng vườn. Nhiều nơi, nhà cầm quyền trả cho họ 2,000,000 đồng một mét vuông nhưng chỉ trong vài tháng, lại bán lại cho giới đầu tư trên 20,000,000 đồng một mét vuông, thì không thể có công bằng và công lý trong chuyện tịch thu đất này. Những người phụ nữ tin tưởng tuyệt đối vào sự "có công lý" của mình, và không ngại bất cứ phương tiện nào để tranh đấu cho sự công bằng. Họ đã tự thiêu, họ đã nằm cho xe cán, họ đã trần truồng để kêu gào, họ đã tự tử để gióng lên tiếng nói; không phải một năm, hai năm, mà có người đã tranh đấu trên 20 năm dòng dã.

- Những phụ nữ có học thức, có thể có địa vị vững vàng trong xã hội và có thể có đủ tự do cho cá nhân, nhưng đã sẵn sàng từ bỏ và hy sinh tất cả để tranh đấu cho tự do dân chủ của toàn dân. Họ đã bị bắt bớ, đánh đập, tù đầy và bị tước đoạt tài sản cũng như quyền công dân. Họ đã tham gia các tổ chức tranh đấu cho tự do dân chủ trong nước, họ đã viết bài đăng trên các phương tìện truyền thông. Họ đã tham gia các cuộc biểu tình, họ đã bị đánh đập và vất lên xe công an. Họ là những em học sinh tuổi vừa 20, là những sinh viên tuổi chỉ trên 20, họ là những bà vợ bà mẹ tuổi chỉ ngoài 30.

- Những phụ nữ đã phải đi tìm công việc lao động ở nước ngoài, bất chấp những nguy hiểm đến danh dự, nhân cách và tính mạng để mang tiền về nuôi sống gia đình, những gia đình nghèo khó trong một xã hội tuyên dương nhân công và thành phần lao động. Ngoại trừ một số rất nhỏ tìm giàu sang và hứng thú trong việc bán dâm, chúng ta tin chắc hầu hết những người phụ nữ phải ra ngoài nước kiếm sống hay lấy chồng đều sẽ ở lại nước nếu việc làm trong nước đủ để họ có một cuộc sống tạm đủ.

- Những người, dù không nhiều, đã tự nguyện không chịu chữa trị bịnh để số tiền không phải dùng để chữa bệnh, dành cho con đi học. Những phụ nữ này đã tìm cách chết đi để chồng con có thể có cuộc sống đầu đủ hơn. Không nhiều, nhưng chỉ MỘT đã là quá nhiều.

- Những người, dù không nhiều, đã tự tử chết để cho con có tiền phúng điếu tiếp tục đi học. Bà mẹ này đã quẫn đến nỗi không còn đủ sáng suốt để tìm phương cách khác. Xã hội CSVN đã ngăn cắt mọi con đường đi đến ngã sống. Không nhiều, nhưng chỉ MỘT đã là quá nhiều.

- Những người nữ công nhân làm việc 10, 12 tiếng một ngày, 6, 7 ngày một tuần trong những sự bóc lột sách nhiễu và khinh miệt của chủ nhân người ngoại quốc, để kiếm sống cho gia đình. Những công nhân đã biểu tình phản đối sự Trung cộng xâm lăng lãnh hải, sau đó bị CSVN đàn áp và bắt bớ giam cầm.

- Những người phụ nữ, những bà mẹ đã ủng hộ con của mình vô điều kiện khi những nguòi con của họ bị CSVN bắt bớ giam cầm, tú tội, vì đã lên tiếng đòi tự do dân chủ cho người dân. Họ đã không bắt con mình phải im tiếng mà trái lại, lên tiếng tiếp tục sự lên tiếng của con mình.

- Những ohụ nữ, dù không nhiều, đang âm thầm vận động sự đoàn kết của công nhân trong Việt Nam

- Những người phụ nữ, những bà mẹ đã âm thầm tìm cách cho con mình ra khỏi nước để đi học, không muốn bị nhồi sọ thêm với sự giáo dục của CSVN.

- Những cô giáo vẫn tiếp tục, khi có thể, dậy cho học trò những điều cần có để làm một người tốt.

- Những nữ học sinh, sinh viện, giáo chức, cán bộ, nhân viên công tư sở đã bất kể ngày đêm vào trong internet để tìm hiểu sự thực về đất nước, để lên tiếng phản đối những hành động hại dân của đảng CSVN. họ đã bất chấp bị theo dõi, đuổi sở vì đã vào internet để phê bình cán bộ CSVN.

- Những phụ nữ lái xe bị CSGT bắt phạt vô cớ đã lên tiếng vì sự bắt bớ trái phép này.

- Những phụ nữ vẫn giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình sau 70 năm, sau 40 năm bị CSVN nhồi sọ.

Và sau cùng, những người phụ nữ SẼ GÌN GIỮ QUÊ HƯƠNG TRONG TƯƠNG LAI, chống lại sự xâm lăng của ngoại bang. Họ là ai, chắc chắn sẽ có những phụ nữ Việt Nam kể trên và còn nhiều nữa, những phụ nữ Việt đang âm thầm chịu đựng để sống còn.

BHL

Đầu năm , xin chúc trên 300,000 các vị khoa bảng Tiến sĩ Thạc sĩ của CSVN bài này: Tiến sĩ Ta còn ‘xuất chúng’ hơn cả tiến sĩ Tây!

Gia Trí
2015


Mới đây, Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học.

Đối tượng thu hút nhiều chú ý, tất nhiên là tiến sĩ. Quy định mới yêu cầu tiến sĩ phải có hệ thống kiến thức chuyên sâu, tiên tiến và toàn diện thuộc lĩnh vực khoa học chuyên ngành; có tư duy nghiên cứu độc lập, sáng tạo; có tư duy mới trong tổ chức công việc chuyên môn và nghiên cứu để giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh…

Đồng thời, tiến sĩ phải đưa ra được những sáng kiến có giá trị; có năng lực lãnh đạo và có tầm ảnh hưởng tới định hướng phát triển chiến lược của tập thể…

Đọc những quy định này, hẳn nhiều người sẽ chép miệng “Được vậy thì mừng, nhưng bao giờ cho đến bao giờ?”

Tuy thế, theo người từng trải nghiệm với tiến sĩ tây, ta đủ cả như người viết đây thấy, thì có lẽ cũng chẳng cần bi quan hóa đến vậy. Có những điểm, có khi tiến sĩ ta còn đáp ứng vượt cả yêu cầu, thậm chí, ở một số mặt ta đã để lại phía sau nhiều quốc gia trong khu vực ý chứ.

Vậy, những “thành tựu” ấy là gì?




Tinh thần “hiếu học”

Có lẽ ít ở đâu mà việc học thạc sĩ, tiến sĩ đã trở thành một “phong trào” ngày càng “rầm rộ” như ở nước ta, nhất là trong vòng khoảng 1 thập niên trở lại đây.

Không chỉ giảng viên đại học, cán bộ ở các viện nghiên cứu, mà cả công chức ở nhiều cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan đoàn thể cũng “hồ hởi” đi học. Không ít vị từ các tỉnh xa xôi, nơi chức phận chẳng hề đòi hỏi bằng TS cũng nỗ lực “kiếm” bằng được một chỗ ngồi nơi giảng đường để mưu cầu danh phận như ai.

Có vị hiệu trưởng 1 trường PTTH, tay thôi dính phấn đã nhiều năm cũng quyết tâm “đầu tư”, để rồi rạng rỡ chìa tấm bằng sau vài năm, mặc cho thiên hạ băn khoăn không biết vị này đi học vào lúc nào? Ở ta, anh “lái gỗ” cũng hào hứng học tiến sĩ với mong muốn vô cùng “đáng quý” là để “rạng danh dòng họ”.

Tinh thần “hiếu học” ấy dễ gì tìm thấy trên thế gian này?

Tinh thần “vượt khó”

Ở ta, thông thường để có bằng tiến sĩ, người có bằng đại học phải mất 4 năm trong khi với thạc sĩ, con số này chỉ là 2 năm. Đây là khoảng thời gian ngắn hơn nhiều so với một số nền giáo dục phát triển, chẳng hạn Mỹ. Ấy vậy mà tuyệt đại đa số NCS vẫn “xuất sắc” hoàn thành đúng hạn, thậm chí cả “trước hạn”. Có lẽ vì thế mà một cơ quan khoa học Hàn lâm tầm cỡ còn quyết định khen thưởng cỡ chục tháng lương cho cán bộ của mình khi họ “làm” được tấm bằng TS… đúng hạn.

Cũng hiếm ở đâu mà quy định muốn vào học TS phải có 1-2 bài tạp chí chuyên ngành như ở ta. Ngay cả ở Mỹ, kể cả đại học danh giá cũng chẳng dám đưa ra định mức này, bởi nếu thế thì có lẽ chẳng tuyển sinh nổi người học. Ấy vậy mà ở xứ mình, chuyện đó dễ như trở bàn tay. Mà đâu chỉ 2 bài tạp chí, không ít vị có cả sách chuyên khảo in trước khi nhập trường.

Cũng hiếm ở đâu người ta thành công “vượt khó” trong nỗ lực “kiếm” tấm bằng hay “vượt qua” kì thi ngoại ngữ đầu vào như ở nước mình. Có khi chỉ “lỗ mỗ” dăm câu mà vẫn trong tay “tươi rói” nào bằng, nào điểm đẹp. Nếu chỉ nhìn vào “bằng”, có khi TS xứ mình “siêu” ngoại ngữ vào hạng hàng đầu thế giới, bởi chẳng khó để tìm người sở hữu hơn một tấm bằng.

Nghiên cứu sinh ở xứ mình, công bằng mà nói xứng đáng được coi là những “tài năng rực rỡ”, hiếm đâu sánh được. Không ít người chưa cần nhập học đã phải hoàn thiện đề cương nghiên cứu chi tiết, phải làm sáng tỏ nào “tính cấp thiết”, nào “tổng quan tài liệu”, nào “lí thuyết” rồi “phương pháp” đến “bố cục” chi tiết từng chương mục cho luận án. Trong khi ngay cả tại các trường Đại học danh tiếng nước ngoài, người học phải mất vài năm miệt mài, cần mẫn, nhọc nhằn hết khóa này, khóa nọ rồi mới có thể trình cho hội đồng cái gọi là bản đề cương nghiên cứu ấy.

Nghiên cứu “thần tốc”

Luận án tiến sĩ luôn phải là kết quả của một nghiên cứu khoa học mang tính hệ thống, khái quát và có đóng góp cụ thể cho lĩnh vực nào đó. Chính vì thế, thời gian dành cho các thí nghiệm, thực nghiệm, thực tế, điền dã, thu thập tài liệu, xử lí thông tin, hoàn thiện mô hình… ở xứ người phải mất hàng năm trời mới có thể hoàn thiện.

Như thế có khi là “lãng phí” thời gian, bởi ở xứ mình, đa phần NCS hoàn thành những công việc này trong vài tháng, thậm chí ít hơn. Có vị vì bận rộn vô vàn công việc quản lí, giảng dạy hay “đánh quả” mà “thần tốc” đưa ra kết quả nghiên cứu chỉ trong vòng 1 tháng để rồi đường hoàng bảo vệ luận án sớm trước cả năm trời.

Chẳng cần thử nghiệm, chẳng cần kiểm chứng, chẳng cần so sánh hay đánh giá tính ứng dụng thực tế, đóng góp cụ thể cho ngành những nghiên cứu này lại nhanh chóng được “đóng” thành sách. Không ít vị tấm bằng TS chưa kịp ráo mực, sách in đã “ngủ ngon lành” trong kho hay thư viện mà chưa biết bao giờ sẽ… tỉnh giấc.

Tiến sĩ và nghệ sĩ

Không hiếm tiến sĩ ở nước mình xứng đáng được phong thêm danh hiệu “nghệ sĩ”. Là bởi họ và những công trình của mình xuất hiện trước công chúng như những màn “diễn” khéo léo.

Nếu kiên nhẫn đọc rồi so sánh giữa các luận án cùng ngành, người tự trọng hẳn phải liên tục đứng dậy hay “ngả mũ” kính chào bởi sự tương đồng đến ngạc nhiên giữa chúng. Này thì ý tưởng, này thì nội dung, bố cục, rồi thì này cả câu cú, từng dấu chấm, dấu phẩy sao cứ chằn chặn giống nhau. Ấy thế mà ai cũng khẳng định đó là đóng góp “mới” của mình cho biển trời khoa học nước nhà.

Biến cái “không phải của mình thành của mình”, há chẳng phải là một “tài năng” đáng quý hay sao?

Nếu không có việc gì làm, hãy thử tham dự những buổi bảo vệ luận án TS (nhất là ngành Khoa học Xã hội), bạn sẽ thấy tính “nghệ sĩ” hiện hữu không chỉ nơi người trình bày mà cả ở không ít TS, PGS, GS “chính danh” đang ngồi trong hội đồng chấm luận án.

Người nghe cứ nói chuyện riêng, lướt mạng đọc báo đủ tin tức ca sĩ, diễn viên, NCS cứ cần mẫn đọc, trình bày nội dung luận án, như thể họ đang nói cho đấng tối cao nơi nào đó xa xăm lắm chứ chẳng phải cho hội đồng hay người tham dự.

Rồi có những bài “phản biện”, “nhận xét” từ hội đồng mới “hồn nhiên” và “nhân văn” làm sao. Vị nào cũng khẳng định luận án có vô vàn điểm mới, có giá trị đóng góp cho cả khoa học và thực tiễn.

Đấy chẳng phải là những “thành tựu” đó sao? Đừng ném ánh mắt bi quan vào giới TS nước nhà nữa nhé!

THANH NIÊN VN ĐÓN GIAO THỪA HÁT TẶNG CSVN BÀI "CHÚNG ĐI BUÔN"


VIDEO:



VIỆT NAM ĐÓN CHÀO NĂM MỚI TRONG SỰ THIẾU TRẬT TỰ VÀ XÔ ĐẨY LẪN NHAU - BÁO HIỆU MỘT NĂM 2016 "VŨ NHƯ CẪN". HÀ NỘI, ĐẤT "NGÀN NĂM VĂN VẬT" ĐÃ KHÔNG CÒN NỮA

Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới

01:24:49 01/01/2016

Chen lấn tới ngất xỉu, xô đẩy nhau ở nhà vệ sinh công cộng, giẫm nát hoa, lá trên thảm cỏ hay trèo lên cây, nóc điều khiển phố đi bộ... là những hình ảnh gây bão mạng xã hội - trong đêm mà hàng triệu người Hà Nội đổ ra đường đón chờ thời khắc năm mới.

"Lạc" giày dép vì cảnh chen lấn
Ngay trong đêm mà hàng nghìn người đang háo hức đón chờ năm mới thì ở đâu đó, những hình ảnh không đẹp mắt vẫn xuất hiện.
Tại khu vực bờ hồ Hoàn Kiếm, hàng nghìn người chen lấn đến ngạt thở để xem lễ hội đếm ngược và tiệc âm nhạc, pháo hoa lớn nhất năm. Không ít cô gái trẻ, thể lực yếu đã bị ngất xỉu ngay tại chỗ đứng.
Một hình ảnh khá bi hài nữa là vì mải chen lẫn, giẫm đạp lên chân nhau mà không ít người bị "lạc" mất giày dép. Suốt dọc bờ hồ, hình ảnh những chiếc dép tả tơi, vứt lăn lóc khắp nơi xuất hiện khá phổ biến.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 1.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 2.
Những chiếc dép tả tơi bị vứt lăn lóc ở khắp mọi nơi. Một trong những hậu quả của cuộc chen lấn. Sau đêm nay, hẳn không ít người sẽ phải khóc vì... tiếc của cho mà xem! Ảnh :Định Nguyễn.
Giẫm nát hoa, lá
Những hình ảnh người dân trèo qua hàng rào, giẫm nát các thảm cỏ, hoa ở khu vực bờ Hồ được chia sẻ khá nhiều trên mạng xã hội.Vì muốn thoát khỏi đám đám đông tắc nghẽn và tìm ra một chỗ để đứng, không ít người đã thi nhau giẫm lên hoa và cỏ khiến các chúng trở nên tan nát chỉ sau vài tiếng đồng hồ.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 3.
Hoa cỏ bị giẫm nát bởi dòng người chen chúc đi xem countdown ở bờ Hồ. Ảnh: BEATVN
Hình ảnh này sau khi được chia sẻ đã khiến cộng đồng mạng không khỏi lắc đầu, ngán ngẩm vì sự thiếu ý thức của người dân."Đi chơi gì mà vất vả và chen lấn kinh khủng đến thế kia bao giờ..,", nickname H.L bình luận.
"Hình ảnh không hề hiếm trong những đêm lễ tết. Hành động thuộc về ý thức của từng cá nhân mà thôi, vui chơi nhưng cũng nên bảo vệ môi trường đi các bạn trẻ. Đừng tô vẽ những nét xấu trong bức tranh đẹp đầy màu sắc đẹp đẽ trong ngày cuối năm như thế này", bình luận của 1 cư dân mạng.
Trèo lên cây, nóc điều khiển để xem... pháo hoa
Dù rằng không phải cái gì đó quá mới lạ nhưng đã mất công lao ra đường, không ít bạn trẻ đã tìm đủ mọi cách để có thể chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa cuối năm.
Để xem được chương trình nghệ thuật âm nhạc và những màn bắn háo hoa tầm cao cuối năm này, không ít người phải vất vả chen lấn từng centimet, mệt tới ngất xỉu, chịu cảnh chặt chém lúc gửi xe. Khổ sở là vậy nhưng không ít người vẫn chưa thể tìm được một chỗ đứng ưng ý để thưởng thức điều mà họ mong chờ. Vì thế, không ít thanh niên đã chọn cách leo lên thân cây trên bờ Hồ hay leo lên nóc điều khiển ở phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 4.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 5.
Đây hẳn là những chỗ đứng "tuyệt vời", không ai tranh được.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 6.
Bất chấp nguy hiểm, hoảng 20 bạn trẻ thi nhau chen nhau trên nóc xe để xem countdown.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 7.
Leo lên nóc điều khiển ở phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ để xem pháo hoa.
Tuy nhiên, khi được chia sẻ trên MXH, những hình ảnh này đã gây ra rất nhiều ý kiến trái chiều. Không ít người cho rằng, đây là một hành động thiếu văn hóa và còn khá nguy hiểm đến tính mạng của họ nữa.
"Chen chúc hàng chục người lên một cái thân cây, vừa xấu xí, vừa khổ thân cái cây đã phải cõng nặng", một người dùng mạng nói.
"Thật là một trò đùa nguy hiểm, chen nhau vậy rồi nhỡ ngã xuống đâu thì lại khổ. Cảnh cây trên cao rồi vào mùa hanh khô cũng giòn lắm chứ bộ", nickname H.A chia sẻ.
Hàng chục tấm rào sắt bị giẫm đạp tan nát
Không phải đang có điều gì bất bình nhưng sức mạnh của đám đông đêm cuối năm thật khủng khiếp. Nhiều tuyến đường ở Hà Nội có căng rào sắt đã bị đám đông giẫm đạp tan nát.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 8.
Sức mạnh của đám đông đêm nay quả là... khủng khiếp.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 9.
Những chiếc hàng rào sắt này đã biến thành phế thải chỉ sau vài tiếng.
Cây cỏ nát tươm, hàng rào gãy đổ, giày dép thất lạc tứ tung... sau đêm chen lấn chào năm mới - Ảnh 10.
Và mọi người vô tư bước qua, thản nhiên ngồi lên mà không hề cảm thấy, đó là một hành động thiếu văn hóa, không cảm thấy mình đang có trách nhiệm tạo ra những hình ảnh cực xấu trong đêm countdown rực rỡ và vui vẻ. Ảnh: Định Nguyễn.

CSVN VAY NỢ AI VÀ TỪ LÚC NÀO ?

BÙI ANH TRINH
12/2015


Vay nợ những ai ?

Tháng 10 năm 1954 chính phủ kháng chiến của ông Hồ Chí Minh vào tiếp thu Hà Nội. Lúc đó Miền Bắc chỉ là một cái kho trống rỗng, tất cả các đầu óc biết làm ăn, tất cả vốn liếng làm ăn đều chạy vào Nam. Thậm chí trâu cày ngựa kéo bị xẻ thịt trước khi làm gió tàn bạo của “Cọng sản” theo chân Hồ Chí Minh lan ra khắp Miền Bắc.

Đồng ruộng bỏ hoang vì tất cả những người biết làm ra của cải từ đồng ruộng đã bị xử tử hoặc bị đày lên rừng sống với kiếp lượm hái của loài vượn, khỉ . Nạn đói ập tới, đầu năm 1955 Tổng bí thư ĐCS Liên Xô là Khrushev phải mua 150 tấn gạo của Miến Điện để cứu đói cho Miền Bắc. CSVN cầu cứu Cố vấn TC là La Quý Ba và Kiều Hiểu Quang. Tuy nhiên thuở đó gạo của TC không đủ nuôi cho nhân dân TC.

Ruộng đất tại TQ cũng bỏ hoang, trâu cày ngựa kéo dần dần lăn đùng ra chết vào ban đêm. Người nông dân không hết lòng cày bừa thay trâu ngựa, họ đổ cho là tại mất mùa. Còn Mao Trạch Đông thì đổ cho chim chóc phá hoại mùa màng. Ông ta ra lệnh bằng mọi cách diệt hết các loài chim chuyên sinh sống trên ruộng lúa. Kết quả là vì không còn chim diệt sâu rầy nên nảy sinh đại nạn sâu rầy khiến toàn TQ bị đói.

Từ 1956 Miền Bắc VN sống lây lất nhờ viện trợ lương thực của Liên Xô và các nước CS Đông Âu. Sau đó Lê Duẩn vin vào lý do Miền Bắc VN bị thiếu ăn vì đế quốc Mỹ thả bom ngày đêm, ông ta đi vay lương thực của TC trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam 1964 -1975, tiếng là vay để yểm trợ cho quân CSVN tại chiến trường Miền Nam nhưng thực ra là để lấp lổ hổng thiếu ăn tại Miền Bắc.

Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975; dưới sức ép của Bắc Kinh, Lê Duẩn phải gom và bán tất cả chiến lợi phẩm thu được tại Miền Nam để trả nợ chiến phí cho TC. Ông ta đã trả xong nợ chiến phí cho TC vào năm 1977 ( 20 tỷ USD, Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Trần Quang Cơ ). Nhưng cũng từ đó CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào tiền vay mới của Liên Xô và các nước Đông Âu. Liên Xô dùng sức ép của số tiền cho vay, buộc CSVN phải chống TC.

Một trong những đòn chống TC là tấn công quân Pol Pot và chiếm đóng Kampuchia, đuổi cán bộ của Bắc Kinh về Tàu, hủy bỏ số nợ mà Pol Pot nợ Bắc Kinh. Dẫn tới hậu quả là Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm vận CSVN. Từ đó CSVN sống lây lất với mức viện trợ hằng năm của Liên Xô là 1 tỉ Rúp,( tương đương 1,75 tỉ Đô la thời bấy giờ ). Gọi là viện trợ nhưng kèm theo quyển sổ nợ, tức là cho vay. Dĩ nhiên là cho vay bằng hàng hóa của Liên Xô, đa phần là hàng thừa mứa.

Đến lúc này thì Lê Duẩn bắt nhân dân Việt Nam phải ăn bo bo để dành một phần gạo nuôi dân Kampuchia bởi vì sau khi đất nước bị chiếm thì dân KPC không chịu làm ruộng nữa, họ bỏ hoang đồng ruộng để chạy sang Thái Lan tị nạn. Số còn lại sống nhờ gạo cứu trợ của Hà Nội. Lê Duẩn cứu nguy bằng cách đưa nông dân VN tràn sang KPC để làm ruộng rồi bán ra thị trường tự do, bán được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.

Tháng 7 năm 1986 Lê Duẩn chết. Tháng 12 năm đó Liên Xô cử Ủy viên Bộ chính trị Ligacheve sang Hà Nội để chứng giám đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ 6. Tại hội nghị Ligacheve phát biểu :

“Hiện nay Mạc Tư Khoa viện trợ kinh tế và quân sự cho VN mỗi năm lên đến 1 tỉ 750 triệu Mỹ kim. Trong những năm qua, đảng và chính phủ VN đã quản trị một cách bừa bãi làm thất thoát số tiền giúp đỡ lớn lao này. Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ trong khả năng với điều kiện số tiền viện trợ này phải được sử dụng một cách đứng đắn..”( Bản dịch của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến, Lịch Sử Việt Nam 1975-2000, trang 75 ).

Lúc Ligacheve phát biểu thì Liên Xô đang sa lầy vào cuộc chiến tranh Afganistan tới năm thứ 7, và Liên Xô buộc phải tháo chạy khỏi Afganistan vào năm 1989 bởi vì kinh tế LX đã kiệt quệ.

Cũng trong đại hội đó ( từ 15 đến 19-12-1986 ) Ủy viên bộ chính trị đặc trách cải cách về kinh tế Võ Văn Kiệt phát biểu : “Nạn thất nghiệp trầm trọng, sự thiếu hụt các nguyên liệu, lế lối làm việc tắc trách… đó là một số trong những nguyên nhân đưa tới thất bại kinh tế…”

“Trong kế hoạch 5 năm sắp tới, chúng ta phải gia tăng sản xuất. Và đặc biệt phải gia tăng thêm 70% về mặt xuất khẩu thì mới có thể cân bằng cán cân nhập khẩu với các nước khác…Chúng ta ghi nhận sự giúp đỡ của các nước anh em, dẫn đầu là Liên Xô, nhưng vẫn không từ bỏ việc giao hảo với các nước tư bản thế giới”( Bản dịch của Nguyễn Đình Tuyến, trang 70 ).

Thực ra năm 1986 mà tính tới chuyện gia tăng xuất khẩu 70% để “cân đối nhập khẩu” thì còn khó hơn là bước lên trời: Người người ăn đói, nhà nhà ăn độn thì lấy đâu mà gia tăng xuất khẩu? Ông Kiệt “nổ” chăng… ? Sự thật chỉ có Bộ chính trị CSVN mới biết…!

Nhưng dầu sao phát biểu trên đây của ông Kiệt cũng hé lộ một sự thật khá rõ ràng, đó là giới lãnh đạo ĐCSVN giao cho ông Võ Văn Kiệt nhiệm vụ bắt tay với thế giới Tư bản. Lúc này ông Võ Văn Kiệt đang nắm tay hòm chìa khóa của nước CSVN với chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước, tương đương với Bộ trưởng bộ Kinh tế kiêm Bộ trưởng Tài chánh bây giờ.

Nhưng theo tự truyện của ông Võ Văn Kiệt do Huy Đức ghi ( Sách “Sự Kiên Võ Văn Kiệt” ) thì thuở nhỏ ông có 2 năm tập đọc tập viết ở trường làng, sau đó đi chăn trâu, đến năm 17 tuổi thì đi làm cách mạng. Cho tới khi làm chủ nhiệm UBKHNN thì ông vẫn không học thêm một trường lớp nào, còn về chuyện tự học thì chính người anh kết nghĩa của ông là Nguyễn Văn Linh có nhận xét “Đã dốt mà không chịu học hỏi thêm” ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ).

Vậy thì căn cứ vào tài năng nào của VVK mà Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đưa VVK lên làm Chủ nhiệm UB. KHNN vào năm 1981? Câu trả lời đơn giản là Lê Duẩn nhắm vào người đứng đằng sau lưng ông VVK, đó là ông Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế của ông Kiệt trong thời gian ông Kiệt giữ chức Bí thư thành phố HCM.

Đã quá rõ là ngay từ thời Lê Duẩn còn sống, ông ta và Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng…đã chủ trương nhờ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh áp dụng chế độ kinh tế tư bản cho VN.

Cây đủa thần của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh.

Năm 1995, trong bối cảnh Bộ ngoại giao Mỹ rộn rịp thiết lập quan hệ ngoại giao với CSVN. Giáo sư Michel Chossudovsky của Canada đã viết một bài khảo luận về quá trình nối lại bang giao giữa Mỹ và CSVN. Sau này ông đưa bài viết vào cuốn sách “The Globalization of Poverty”, xuất bản năm 1998 và tái bản năm 2003. Giáo sư Chossudovsky là giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa, Canada; và là Giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa” của Canada.

Giáo sư đã viết về hoạt động của ông Nguyễn Xuân Oánh trong sứ mệnh lèo lái con tàu kinh tế CSVN trở lại với kinh tế tư bản :

“…một thỏa thuận đã đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh”( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Nghĩa là CSVN muốn bắt tay trở lại với Mỹ thì phải gánh lấy các món nợ mà VNCH đã nợ của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Đây là một gánh nợ khổng lồ mà CSVN không thể nào trả ngay, mà phải trả vừa vốn vừa lãi trong vòng 100 năm. Đổi lại, Mỹ và Tây Phương sẽ rót ngay cho CSVN gần 2 tỉ USD để “cải cách thị trường tự do ở Việt Nam” nhằm cứu nguy cho chế độ.

“…một cuộc họp bí mật đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris (Paris Club). Tại cuộc họp này, có sự góp mặt của đại diện các chính phủ phương Tây. Về phía Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế cho Thủ tướng, đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán.

“Tiến sĩ Oánh, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Quyền Thủ tướng trong chính quyền quân sự của Dương Văn Minh …. Tiến sĩ Oánh, trong khi giữ vai trò trung gian, chính thức thay mặt chính quyền cộng sản, dù sao cũng đã đáp ứng được nhu cầu của các chủ nợ phương Tây”( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Ông Nguyễn Xuân Oánh chính thức thay mặt chính quyền CSVN đàm phán với thế giới tư bản từ năm 1993. Không phải thay mặt để bàn chuyện làm ăn, nhưng mà để ký nhận số nợ khổng lồ mà CSVN phải mang vào cổ trước khi bang giao với Mỹ, Nhật :

“Tuy nhiên, sự sắp xếp gia hạn các khoản nợ song phương ( của chế độ Sài Gòn ) không bao giờ được tiết lộ. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận bí mật này ( đạt được dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris ) là công cụ quyết định để Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao.

“Bằng cách công nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v.) của một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ” ( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Như vậy là từ năm 1993 Hà Nội đã được tròng lên cổ một khối nợ khổng lồ của VNCH mà Hà Nội không hề vay. Và Mỹ đương nhiên trở thành ông chủ nợ chính của Hà Nội từ 22 năm nay. Trong 22 năm nay ông chủ nợ muốn xiết cổ con nợ lúc nào thì xiết. Nhưng không đời nào chủ nợ lại muốn cho con nợ bị chết. Con nợ bắt buộc phải sống để trả nợ vừa vốn vừa lãi.

Ngày nay cả Mỹ lẫn CSVN đều ghi công cho ông Võ Văn Kiệt về sứ mệnh đưa nước CHXHCN Việt Nam hội nhập với kinh tế tư bản. Nghĩa là người ta cố tình làm lơ vai trò của ông Nguyễn Xuân Oánh, một chuyên gia kinh tế thượng thặng của Mỹ đã thản nhiên ở lại Việt Nam vào năm 1975. Người ta cũng giấu đi bức hình bà vợ ông Nguyễn Xuân Oánh tươi cười cầm lá cờ MTGPMN chào đón ông Lê Duẩn đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 4-5-1975.

12% vẫn còn muốn CSVN lãnh đạo VN - chắc toàn đảng viên và cán bộ

Nguồn: POD
https://www.facebook.com/PODViet-Vietnams-Public-Opinion-Data-1471067386466502/app/20678178440/




Trưng Cầu Dân Ý (theo thách thức của Nguyễn Phú Trọng), 74% không tin vào sự lãnh đạo của CSVN


Message body