Bằng cách đưa ra nhiều ví dụ dẫn chứng, thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chỉ ra nhiều hạn chế, yếu kém của nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Thần đồng Đỗ Nhật Nam đã chia sẻ những gì mình được học hỏi ở nước bạn trong suốt thời gian du học tại Mỹ vừa qua.
Đỗ Nhật Nam cho rằng Việt Nam có thể học hỏi cách làm sách giáo khoa của Mỹ. Vì hiện nay, sách giáo khoa của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Chàng trai này cho rằng sách giáo khoa cần có sự cập nhật liên tục những vấn đề thời sự, các nhân vật nổi tiếng, gần gũi với học sinh. Vì vậy, Đỗ Nhật Nam đề xuất sách giáo khoa nên đưa các nhân vật nổi tiếng, các thần tượng của giới trẻ ngay trong các bài đọc. Dưới mỗi bài đọc có thể bổ sung thêm danh mục các sách có thể tham khảo.
Bên cạnh đó, trong sách cũng cần có những nội dung thực hành tương ứng.
“Học sinh ở Mỹ được tự tay làm thí nghiệm và viết báo cáo riêng đối với môn Sinh học”, Đỗ Nhật Nam dẫn chứng. Vì vậy, khả năng tự học của học sinh sẽ được khuyến khích.
"Thầy cô nên hạn chế bài tập chỉ yêu cầu phần học thuộc lòng, thay vào đó là các mô hình dự án để học sinh làm việc theo nhóm. Ở Mỹ, điểm dự án quan trọng nhất, thậm chí hơn cả điểm thi. Việc học kết hợp với thực hành đã được áp dụng ở nhiều nước phương Tây", Đỗ Nhật Nam kể.
Nhật Nam cũng chia sẻ câu chuyện của chính bản thân do rất mong muốn được đi du học nước ngoài nên đã rất nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đặt ra.
“Ngoài ra, cháu cũng muốn chuẩn bị hành trang tiếng Anh cho mình để thực hiện ước mơ. Cháu đã đi học thêm tiếng Anh và tự học để nâng cao khả năng tiếng Anh”, Nhật Nam chia sẻ.
Vì vậy, chàng trai này cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn nữa và cần thay đổi cả về nội dung và phương pháp.
“Hiện nay, sách giáo khoa ngoại ngữ chú trọng quá nhiều đến ngữ pháp nên học sinh kém kỹ năng nghe nói”, Đỗ Nhật Nam chỉ ra nhược điểm của sách giáo khoa ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay.
Nhật Nam cho biết trong quá trình đi du học đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, Tổ quốc.
“Song, điều giúp cháu tiếp tục phấn đấu chính là tình yêu với Tổ quốc. Cháu muốn chứng tỏ với bạn bè năm châu rằng Việt Nam là đất nước không hề thua kém những đất nước khác. Vì vậy, cháu đã cố gắng rất nhiều. Cháu trở thành học sinh xuất sắc nhất toàn bang, đạt được nhiều bằng khen, ghi nhận của các thầy cô, bạn bè. Khi trở về Việt Nam, cháu đã dạy tiếng Anh miễn phí cho hơn 900 bạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 5”, Nhật Nam nói.
Bên cạnh đó, để học sinh có thể tự tin bước vào những môi trường làm việc khác nhau, việc định hướng nghề nghiệp nên thực hiện sớm và chuyên nghiệp hơn trong chương trình sách giáo khoa.
“Tại Mỹ, luôn có người định hướng nghề nghiệp trong trường, giúp học sinh hiểu biết và tránh lãng phí thời gian vì không xác định được mình nên theo học ngành nào”, Nhật Nam nói.
Đỗ Nhật Nam cho rằng Việt Nam có thể học hỏi cách làm sách giáo khoa của Mỹ. Vì hiện nay, sách giáo khoa của Việt Nam còn nhiều điểm chưa phù hợp.
Chàng trai này cho rằng sách giáo khoa cần có sự cập nhật liên tục những vấn đề thời sự, các nhân vật nổi tiếng, gần gũi với học sinh. Vì vậy, Đỗ Nhật Nam đề xuất sách giáo khoa nên đưa các nhân vật nổi tiếng, các thần tượng của giới trẻ ngay trong các bài đọc. Dưới mỗi bài đọc có thể bổ sung thêm danh mục các sách có thể tham khảo.
Bên cạnh đó, trong sách cũng cần có những nội dung thực hành tương ứng.
“Học sinh ở Mỹ được tự tay làm thí nghiệm và viết báo cáo riêng đối với môn Sinh học”, Đỗ Nhật Nam dẫn chứng. Vì vậy, khả năng tự học của học sinh sẽ được khuyến khích.
"Thầy cô nên hạn chế bài tập chỉ yêu cầu phần học thuộc lòng, thay vào đó là các mô hình dự án để học sinh làm việc theo nhóm. Ở Mỹ, điểm dự án quan trọng nhất, thậm chí hơn cả điểm thi. Việc học kết hợp với thực hành đã được áp dụng ở nhiều nước phương Tây", Đỗ Nhật Nam kể.
Nhật Nam cũng chia sẻ câu chuyện của chính bản thân do rất mong muốn được đi du học nước ngoài nên đã rất nỗ lực để đạt được mục tiêu mình đặt ra.
“Ngoài ra, cháu cũng muốn chuẩn bị hành trang tiếng Anh cho mình để thực hiện ước mơ. Cháu đã đi học thêm tiếng Anh và tự học để nâng cao khả năng tiếng Anh”, Nhật Nam chia sẻ.
Vì vậy, chàng trai này cho rằng việc dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam cần chú trọng nhiều hơn nữa và cần thay đổi cả về nội dung và phương pháp.
“Hiện nay, sách giáo khoa ngoại ngữ chú trọng quá nhiều đến ngữ pháp nên học sinh kém kỹ năng nghe nói”, Đỗ Nhật Nam chỉ ra nhược điểm của sách giáo khoa ngoại ngữ ở Việt Nam hiện nay.
Nhật Nam cho biết trong quá trình đi du học đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương, Tổ quốc.
“Song, điều giúp cháu tiếp tục phấn đấu chính là tình yêu với Tổ quốc. Cháu muốn chứng tỏ với bạn bè năm châu rằng Việt Nam là đất nước không hề thua kém những đất nước khác. Vì vậy, cháu đã cố gắng rất nhiều. Cháu trở thành học sinh xuất sắc nhất toàn bang, đạt được nhiều bằng khen, ghi nhận của các thầy cô, bạn bè. Khi trở về Việt Nam, cháu đã dạy tiếng Anh miễn phí cho hơn 900 bạn học sinh từ lớp 1 đến lớp 5”, Nhật Nam nói.
Bên cạnh đó, để học sinh có thể tự tin bước vào những môi trường làm việc khác nhau, việc định hướng nghề nghiệp nên thực hiện sớm và chuyên nghiệp hơn trong chương trình sách giáo khoa.
“Tại Mỹ, luôn có người định hướng nghề nghiệp trong trường, giúp học sinh hiểu biết và tránh lãng phí thời gian vì không xác định được mình nên theo học ngành nào”, Nhật Nam nói.
No comments:
Post a Comment