12/22/2015
Nhà xuất bản Người Việt Books vừa cho ra mắt tập sách 700 trang nhan đề Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹđể đánh dấu 40 năm tị nạn và hội nhập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là một tập hợp trên 70 bài viết của nhiều tác giả ghi lại những cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau, tử ngày ra đi tị nạn cho đến ngày trở thành công dân của một nước tự do, dân chủ hàng đầu trên thế giới. Như nhận xét của Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, Califorrnia, trong bài Tựa: “Bốn mươi năm về trước, trong những ngày định mệnh tháng Tư 1975, trong cái hỗn loạn của Sái Gòn, giữa những ly tan và mất mát, có lẽ chúng ta khó hình dung được sự phát triển nhanh chóng và lớn mạnh của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ, 40 năm về sau.” Những câu chuyện cá nhân sống động trong cuốn sách được nhà báo Ngô Nhân Dụng gọi là “ký ức tập thể”, dù chưa đầy đủ, đều là những đóng góp cần thiết cho lịch sử cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để cho các thế hệ sau này có thể hiểu được nguồn gốc chủng tộc của họ và lý do tại sao có sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt bên cạnh những người Mỹ gốc ngoại quốc khác trong một xã hội đa chủng, đa văn hóa như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đã có rất nhiều sách vở, phim ảnh, văn khố, đài kỷ niệm, bia tưởng niệm và nhà bảo tàng lưu giữ những tài liệu và chứng tích của một phong trào tị nạn dài nhất và bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam (gọi tắt là tị nạn 1975) kể cả những công trình biên khảo có giá trị bằng tiếng Việt và tiếng Anh của nhiều tác giả, nhưng dường như vẫn còn thiếu một cuốn lịch sử tổng hợp những sự kiện chính yếu trong cuộc hành trình 20 năm tìm tự do của hơn một triệu người Việt Nam. Đó là những sự kiện nổi bật từ những ngày hoảng loạn cuối tháng Tư, những ngày khổ nhục dưới chế độ cộng sản sau ngày thống nhất, những cuộc vượt thoát nguy hiểm bằng đường biển hay đường bộ, đời sống khổ cực và lo lắng cho tương lai trong các trại cấm ở những quốc gia tạm dung, những ngày định cư đầu tiên đầy bỡ ngỡ cho đến khi trở thành công dân Hoa Kỳ với những trường hợp hội nhập thành công đáng thán phục. Cũng cần phải phân tích và nhận định về chính sách của các quốc gia tạm dung, những chính sách và chương trình định cư tị nạn của Hoa Kỳ, sau hết là những giải pháp quốc tế tại Geneva đưa đến kế hoạch 5 điểm giải quyết toàn diện vấn đề tị nạn Việt Nam. Hai điểm chủ yếu là gia tăng số người tham gia chương trình ra đi trật tự ODP, và thực hiện chương trình thanh lọc tị nạn và hồi hương những người không được xét là tị nạn. Đáng lưu ý là chính sách và vai trò của chính quyền cộng sản Việt Nam từ việc “xuất cảng” người tị nạn đến các chương trình “Ra đi Trật tự” (Orderly Departure Program, ODP) năm 1979 và “Trở về Trật tự” (Orderly Return Program, ORP) năm 1991. Rốt cuộc giải pháp thật sự cho vấn đề tị nạn Việt Nam không hẳn là Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA) của quốc tế tại Geneva năm 1989 mà chính là giải pháp chính trị, tức là thỏa hiệp bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995.
Lịch sử tị nạn 1975 cũng sẽ thiếu sót nếu không nói đến những nỗ lực phi thường của những người Việt tị nạn đã định cư ở nước ngoài, qua các hội đoàn tương trợ, đã hoạt động cứu vớt thuyền nhân và chống nạn hải tặc, thực hiện các chương trình y tế, giáo dục và giúp đỡ pháp lý cho người tị nạn trong các trại tạm trú, những cuộc vận động chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế về chính sách và chương trinh tị nạn. Tiếng nói của những công dân Mỹ gốc Việt trong những cuộc vận động trực tiếp với các đại diện Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia, những buổi điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ, hội họp với đại diện Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) và chính phủ các nước tạm dung. Tất cả những nỗ lực không mệt mỏi đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ và quốc tế, như có thể thấy rõ qua việc người tị nạn tổ chức được hội nghị 15 nước ở Washington DC năm 1988, tham gia vào tiến trình thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đưa đến thỏa thuận về chương trình H.O., và đặc biệt là cuộc vận động kiên trì trong ba năm cho sáng kiến định cư “khu vực xám” mà kết quả là chương trình ROVR tức “Cơ hội định cư cho người Việt hồi hương” (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees) năm 1996. Kinh nghiệm về các chính sách và chương trình định cư cũng như các phương thức giải quyết vấn đề tị nạn Việt Nam đều rất có ích cho những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với tình hình tị nạn trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
Trong khi chờ đợi một cuốn lịch sử tị nạn toàn diện như vậy, nhân dịp kỷ niệm 40 năm tị nạn ở Hoa Kỳ, bài này tóm lược một số điểm chính trong lịch sử tị nạn 1975,nhấn mạnh vào chính sách và chương trình tị nạn của chính phủ Mỹ, sự tham gia của người tị nạn đã định cư ở Mỹ vào các hoạt động cứu trợ và bảo vệ thuyền nhân trên biển hay ở các trại tạm trú, vận động Hoa Kỳ và quốc tế chấp thuận định cư người tị nạn, và đóng góp với các nhà làm chính sách về những giải pháp nhân đạo và lâu dài cho vấn đề tị nạn Việt Nam. Dưới đây là bản tóm lược 5 điểm quan trọng cần lưu ý trong lịch sử tị nạn 1975. Những sự kiện được nói đến trong bài này đều lấy từ nguồn tài liệu đã được tác giả lưu giữ để dẫn chứng khi viết sách.
1.- Nguyên nhân tị nạn và những chuyến ra đi đầu tiên
Trong quá khứ, Việt Nam không phải không có những nhóm đi tị nạn chính trị ở nước ngoài. Có hai lý do chính: nguy cơ bị tiêu diệt bởi các đối thủ đang cầm quyền nên phải bỏ nước đến định cư ở một nước khác, như trường hợp các hoàng tử Lý Dương Côn và Lý Long Tường ở cuối triều nhà Lý, cách nhau 76 năm, đã mạo hiểm vượt biển sang tận Triều Tiên; hoặc chỉ lánh nạn tạm thời để chuẩn bị trở về quê hương giành lại chính quyền như Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ từ Thái Lan, hay trường hợp Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng chống Đảng Cộng sản Việt Nam từ Trung Quốc. Trường hợp tị nạn của trên một triệu người Việt Nam năm 1975 và nhiều năm sau đó thì phức tạp hơn vì đây là sự ra đi của nhiều thành phần nhân dân với nhiều thái độ và chủ trương chính trị khác nhau, dù cùng có một lý do tị nạn là chống chế độ độc tài cộng sản.
Nói chung, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc đều hiểu biết ít nhiều về cuộc xung đột ý thức hệ giữa các đảng phái quốc gia và cộng sản từ trước 1945, và các chính sách cai trị độc đoán và tàn nhẫn của nhà cầm quyền miền Bắc từ 1954, điển hình là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Sau 1954 thì dân miền Nam lại chứng kiến những hành động khủng bố của cộng sản nhằm làm suy yếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa, kinh hoàng nhất là vụ giết hại tập thể trên 5,000 người ở Huế trong trận Tết Mậu Thân (1968), những cuộc truy kích sát hại 100,000 thường dân trên đường di tản vào các tỉnh phía nam sau khi cộng sản chiếm được Ban-mê-thuột. Ngay sau đó, quân cộng sản lại tấn công ba tỉnh Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng khiến số dân bỏ chạy còn đông đảo và hỗn loạn hơn cuộc triệt thoái Cao nguyên. Những trận đánh này, chỉ hai tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973 là những bằng chứng vi phạm trắng trợn hiệp định Paris của cộng sản Việt Nam, lợi dụng tình trạng VNCH bị Hoa Kỳ bỏ rơi, không còn viện trợ kinh tế và quân sự. Đó cũng là bằng chứng cho thấy khi cộng sản tới nơi nào thì nhân dân nơi đó phải bỏ chạy. Đến khi VNCH hoàn toàn sụp đổ năm 1975 thì dân chúng miền Nam không chạy kịp phải chịu đựng những chính sách hà khắc và bóc lột tàn nhẫn của một chế độ độc tài toàn trị chưa từng thấy. Chính sách tước đoạt tài sản của người dân qua những biện pháp đánh tư sản, đổi tiền, đẩy dân tới những vùng kinh tế mới, và nhất là giam giữ và hành hạ mấy trăm ngàn quân nhân, công chức, trí thức và văn nghệ sĩ VNCH trong các trại tù được gọi là trại học tập cải tạo, phân biệt và kỳ thị đối với những gia đình bị coi là có tội khiến con em họ không có tương lai vì bị gián đoạn việc học. Đó là những lý do trực tiếp của phong trào tị nạn 1975, bất chấp mọi hiểm nguy của cuộc hành trình. Nhiều đợt người tị nạn đã ra đi ròng rã trong gần 20 năm, ngay cả sau khi quốc tế đã quyết định chấm dứt chương trình tị nạn năm 1989.
Những chuyến ra đi đầu tiên là do chương trình di tản của chính phủ Hoa Kỳ, được Quốc hội chấp thuận con số 200,000 dành cho những người thuộc ba nước Đông Dương có quan hệ với nước Mỹ. Chuyến di tản đầu tiên ngày 4.4.1975 thuộc chiến dịch nhân đạoBabylift (Bốc Trẻ thơ) chở hơn 300 trẻ mồ côi trên phi cơ vận tải Lockheed C-5A Galaxy, nhưng vừa lên khỏi phi trường thì máy bay bị trục trặc và gặp tai nạn khi đáp xuống khẩn cấp khiến quá nửa số hành khách bị thiệt mạng gồm cả một phần phi hành đoàn và người tháp tùng. Chiến dịch được tiếp tục đến chuyến bay cuối cùng ngày 26.4, tổng cộng chở được khoảng 3,000 trẻ trong đó gần 2/3 được các gia đình Mỹ nhận nuôi và số còn lại được đưa sang Canada, Úc và Âu châu. Chỉ mấy ngày sau chuyến Babylift đầu tiên là bắt đầu cuộc di tản gia đình những người có quan hệ với Hoa Kỳ gồm một số viên chức cao cấp trong chính phủ, một số tướng tá trong quân đội, và những người làm việc hay hợp tác với các cơ quan chính phủ hay tư nhân Hoa Kỳ. Khi đã di tản được khoảng 60,000 người trong đó 55,000 là Việt Nam, chiều 28.4 phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, máy bay không thể cất cánh được. Lập tức, một chiến dịch di tản khẩn cấp bằng trực thăng mang tên Frequent Wind (Gió Thường xuyên, có lẽ để tả cánh quạt trực thăng hoạt động không ngừng) được thực hiện trong hai ngày 29 và 30 tháng Tư, chở được khoảng 7,000 người, trong đó gần 6,000 là người Việt. Một trong những người di tản cuối cùng là Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin.
Một trường hợp tị nạn bất thường trong chương trình di tản của Mỹ là việc đón nhận chuyến bay tị nạn của thiếu tá phi công Lý Bửng. Ngày 29.4, phi công Lý Bửng chở vợ và 5 con trên chiếc máy bay “bà già” L-19, bay từ Tân Sơn Nhất tới Phú Quốc để lên tàu hải quân nhưng khi đến nơi thì tàu thuyền đã đi hết nên ông tiếp tục bay ra Biển Đông kiếm tàu Mỹ. Khi nhìn thấy hàng không mẫu hạm USS Midway đang chờ đón các máy bay trực thăng chở người từ Saigon, ông muốn đáp xuống phi đạo trên tàu nhưng máy bay của ông không có radio nên không thể liên lạc được với đài kiểm soát không lưu xin dẹp mấy chiếc trực thăng nằm cản trên phi đạo. Lý Bửng viết mấy chữ lên giấy cho hay có vợ và 5 con xin đáp và tìm cách ném xuống sân tàu nhưng mấy lần giấy đều bay xuống biển. Cuối cùng, ông nhét lời nhắn vào nòng khẩu súng lục mang theo rồi ném được xuống sân tàu, được thuyền trưởng Larry Chambers cho dọn dẹp phi đạo để phi cơ đáp xuống. Dù máy bay của ông không có trang bị cần thiết để được lưới và móc trên phi đạo hãm bớt tốc lực của máy bay khi đáp xuống, phi công Lý Bửng vẫn có thể hạ cánh an toàn giữa tiếng hò reo của mọi người.
Cũng phải nói thêm là ngày 30.4, trong lúc xe tăng quân đội cộng sản tiến vào Saigon tìm đường đến Dinh Độc Lập thì nhân dân và binh sĩ VNCH đổ xô ra bến Bạch Đằng ở Saigon và nhiều bến cảng khác ở miền Nam để lên hàng trăm tàu, thuyền lớn nhỏ của hải quân và dân sự chạy ra khơi. Con số bỏ chạy này lớn nhất vì chỉ trong một ngày đã có gần 70,000 người, trong đó một số nhỏ được tàu của Hạm đội 7 vớt, còn phần lớn lênh đênh trên biển vài ngày rồi gặp được những tàu tiếp vận của Mỹ cho lên tàu và chở thẳng sang đảo Guam. Như vậy, tổng số người Việt Nam được chính phủ Mỹ chính thức di tản trong suốt tháng Tư và đón nhận trên biển vào ngày 30 tháng Tư lên tới khoảng 130,000. Tất cả số người này đều được đưa từ Guam sang bốn trại tạm trú ở Mỹ làm thủ tục định cư ở các tiểu bang hay ở những quốc gia tiếp nhận khác.
2.- Vượt thoát nguy hiểm và cứu trợ nhân đạo
Chỉ sau mấy tháng sống dưới chế độ cộng sản, những người dân miền Nam không kịp bỏ chạy vào những ngày cuối tháng Tư, hoặc những người ở lại vì nhiều lý do đã thấy rõ chính sách bóc lột và đối xử tàn ác của chính quyền mới mang tên là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.” Họ bắt đầu tìm mọi cách ra đi. Ngay cả một số đảng viên và những người đã bí mật hợp tác hay có thiện cảm với cộng sản, nhất là những thành viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam, cũng đều nhận thấy mình bị lừa một cách trắng trợn, và một số đã quyết định bỏ Đảng và chỉ trích chế độ kịch liệt như Bộ trưởng Y tế Dương Quỳnh Hoa hay trở thành thuyền nhân tìm tự do như Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng và Giáo sư Tiến sĩ Châu Tâm Luân.
Người tị nạn ra đi bằng đường bộ hay đường biển. Số người bỏ trốn bằng đường bộ ít hơn, xuyên qua Cam-bốt hay Lào tới Thái Lan. Phần lớn vượt biển tới Hong Kong hoặc các nước Đông Nam Á dưới hình thức đi chui, bán công khai hay công khai. Trừ vài chục ngàn người Hoa giàu có (với một số người Việt làm căn cước giả người Hoa) được chính quyền tổ chức đi công khai trên tàu lớn chứa cả ngàn người, hầu hết thuyền nhân đều vượt biển bằng những tàu, thuyền nhỏ, nhiều khi quá nhỏ và không đủ khả năng đi trên biển. Cả hai ngả đường biển và đường bộ đều vô cùng nguy hiểm. Không biết bao nhiêu “bộ nhân” đã bị lính cộng sản Lào hay Khmer bắt giữ, giết chết, hay mất tích trong rừng sâu. Cũng không biết bao nhiêu “thuyền nhân” đã bỏ mình vì đắm thuyền, đói khát, bệnh tật hay bị hải tặc sát hại. Hàng chục ngàn trang sách và báo đã được nhiều tác giả Việt Nam và ngoại quốc viết ra để mô tả những hành động cực kỳ man rợ của hải tặc và tình trạng vô cùng bi thảm của các nạn nhân nam nữ đủ mọi lớp tuổi.
Michel Moussalli, Giám đốc Bảo vệ Tị nạn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, trong bản báo cáo ngày 14.11.1983, đã nêu ra một số trường hợp được nhận định là “quá sức tưởng tượng của con người.” Đây là một trường hợp do Moussalli thuật lại theo lời khai của một tên hải tặc bị bắt trong một cuộc điều tra: “Mười tám người trên một chiếc thuyền nhỏ khi tới Vịnh Thái Lan thì bị hải tặc tấn công. Chúng cướp sạch vàng bạc của mọi người và hãm hiếp phụ nữ. Một cô gái kháng cự bị chúng giết chết sau khi hiếp, một cô gái khác 15 tuổi bị bắt đem đi. Sau đó, chiếc thuyền chở 16 người còn lại bị tàu của chúng đâm nát và mọi người chết hết trên biển.” Câu chuyện chỉ vắn tắt mấy dòng nhưng đã có đủ hành động của hải tặc: cướp bóc, hãm hiếp, bắt cóc phụ nữ và giết người. Theo một báo cáo khác của Liên Hiệp Quốc, riêng trong năm 1981 đã có 77% thuyền tị nạn bị hải tặc tấn công, trung bình mỗi thuyền bị ba lần, có 578 phụ nữ bị hãm hiếp, 228 bị bắt mang đi và 881 người bị chết hay mất tích. Cuốn sách được viết sớm nhất về nạn hải tặc là cuốnHải tặc trong Vịnh Thái Lan của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, được xuất bản trong năm 1981. Cuốn này đã được James Banarian dịch sang Anh ngữ.
Trong ba năm đầu, số thuyền nhân còn ít nên khi gặp tàu của các công ty tư nhân họ đều được cứu vớt và đưa tới các nước cho tị nạn tạm trú đầu tiên (first asylum country) gọi tắt là quốc gia tạm dung. Tính đến cuối 1978 có 186 thuyền tị nạn được cứu bởi tàu buôn từ 31 nước khác nhau. Nhưng trong bảy tháng đầu năm 1979, chỉ có 47 thuyền được tiếp cứu dù số thuyền và số người tị nạn tăng lên rất nhiều. Một lý do khác khiến các thuyền trưởng tàu buôn bỏ mặc thuyền tị nạn là vì việc cứu giúp thuyền nhân làm mất rất nhiều thì giờ và tiền bạc của công ty, nhất là khi các nước tạm dung không chịu cho người tị nạn lên bờ. Trong khi đó, số ngư phủ Thái trở thành hải tặc càng ngày càng nhiều hơn vì thuyền nhân Việt Nam đã trở thành mồi ngon cho chúng thỏa mãn thú tính và dễ dàng trở nên giàu có.
Trước tình trạng bi thảm ấy, sau hội nghị quốc tế tại Geneva tháng Bảy 1979, LHQ đã thiết lập chương trình DISERO (Disembarcation Resettlement Offers) và sau này thêmRASRO (Rescue at Sea Resettlement Offers) với sự đồng ý của 8 quốc gia Tây phương gồm cả Hoa Kỳ là sẽ nhận định cư những thuyền nhân được các tàu buôn mang cờ của những nước không định cư người tị nạn. Trong năm tháng cuối năm 1979, chương trình DISERO đã giúp định cư được 4,031 thuyền nhân từ 81 chiếc thuyền lâm nạn ở ngoài khơi. Nhiều tổ chức quốc tế của tư nhân cũng tổ chức cứu vớt thuyền nhân, đặc biệt là những con tàu Ile de Lumière, Jean Charcot, Cap Anamur, Rose Schiaffino và Mary Kingstown. Tính đến 1990, tổng số thuyền nhân được cứu trên biển là 67,000 người. Sau khi hội nghị quốc tế Geneva về tị nạn lần 2 (1989) quyết định thi hành Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA,) số người vượt biển giảm xuống hẳn và các chương trình cứu vớt thuyền nhân đều chấm dứt năm 1990.
Trong các hoạt động cứu vớt thuyền nhân, cần phải nói đến những nỗ lực phi thường củaỦy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee, BPSOS,)một tổ chức nhân đạo do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, cựu sĩ quan hải quân Phan Lạc Tiếp và một số nhân sĩ ở San Diego thành lập năm 1980. Trong mấy năm đầu, tổ chức này cung cấp tin tức về thảm trạng của thuyền nhân và kêu gọi quốc tế khẩn cấp cứu trợ, đồng thời trực tiếp giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn được đi định cư. Những cuộc vận động thành công đáng kể là giúp được 157 nạn nhân trôi dạt vào đảo Kra ở Thái Lan năm 1980; tranh đấu cho 300 thiếu niên bị cộng sản cưỡng bách đi chiến đấu ở Cam-bốt nhưng bị Thái Lan giam giữ như những “tù nhân chiến tranh” vì tội đào ngũ; 19 thanh niên tị nạn chống bọn hải tặc nhưng bị chúng vu cáo tội giết người và bị an ninh Thái bắt đem ra tòa xử; 700 trẻ em không có người đi kèm bị nhốt riêng chờ ngày hồi hương. Kết quả là tất cả những thanh thiếu niên này đều được chính phủ Thái cho phép chuyển vào các trại tạm cư để làm thủ tục đi các quốc gia đệ tam.
Năm 1985, BPSOS hợp tác với tổ chức Médecins du Monde của Pháp mướn con tàu Jean Charcot tham gia công tác cứu người ở ngoài khơi. Trong vòng hai tháng, tàu Jean Charcot cứu được 520 thuyền nhân, tất cả đều được định cư ở các nước Tây phương. Trong các năm sau, BPSOS tiếp tục hợp tác với các tàu nhân đạo quốc tế: năm 1986, hợp tác với tàu Cap Anamur của Đức cứu được 888 người; năm 1987, hợp tác với tàu Rose Schiaffino cứu 905 người; năm 1988 với tàu Mary Kingstown cứu 494 người. Sang năm 1989, tàu Mary Kingstown chỉ hoạt động được nửa năm, cứu được 259 người, vì hội nghị quốc tế quyết định chấm dứt các hoạt động giúp đỡ tị nạn vào tháng Sáu 1989. Nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, BPSOS đã có thể giúp đỡ tài chánh cho các con tàu kể trên, đồng thời gửi người tình nguyện đi theo tàu cứu thuyền nhân trong đó có hai nhà báo Vũ Thanh Thủy và Dương Phục cùng một số bác sĩ từ Hoa Kỳ, Pháp và Canada. Năm 1990, do quyết định của quốc tế, các tàu nhân đạo đều ngưng hoạt động nên BPSOS cũng tuyên bố chấm dứt chương trình cứu người vượt biển. Sau đó, BPSOS được chi nhánh ở Virginia tiếp thu để hoạt động tại thủ đô. Chủ tịch mới là nhà thơ Trương Anh Thụy và Giám đốc điều hành là kỹ sư Nguyễn Đình Thắng.
Ngoài BPSOS ở San Diego cũng cần nhắc đến Project Ngọc do một nhóm tình nguyện trẻ tại Đại học UC Irvine thành lập năm 1987. Mục đích của Project Ngọc là thức tỉnh ý thức của các bạn sinh viên về tình trạng tuyệt vọng của những người tị nạn bị kẹt quá lâu ở các trại tạm trú, nhất là nhu cầu giáo dục của trẻ em. Họ quyên góp phẩm vật cứu trợ mang sang các trại và thay phiên nhau tham gia dạy học cho trẻ em ở trong trại. Những năm đầu, Project Ngọc tập trung giúp đỡ người tị nạn ở Hong Kong, về sau cũng có tình nguyện viên làm việc ở các trại bên Thái Lan và Phi-líp-pin. Ngoài các hoạt động xã hội, Project Ngọc còn tìm hiểu các vấn đề của người tị nạn qua những cuộc phỏng vấn được minh chứng bằng hình ảnh, từ đó vận động chính phủ Hong Kong và Cao Ủy Tị nạn LHQ đối xử nhân đạo hơn với người tị nạn. Bản phúc trình của Project Ngọc mang tựa đề The Forgotten People: Vietnamese Refugees in Hong Kong (Những người bị bỏ quên: Tị nạn Việt Nam ở Hong Kong) kèm theo những cuộc biểu tình và vận động ở Hoa Kỳ đã gây được tiếng vang trước dư luận quốc tế. Project Ngọc ngưng hoạt động năm 1997 khi các trại tị nạn đã hoàn toàn đóng cửa.
Một cá nhân có nhiểu uy tín lâu năm ở Hong Kong đã lặng lẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức giúp người tị nạn ở Hong Kong làbà Tuyết Nguyệt Markbreiter, chủ nhiệm tập san nổi tiếng quốc tế Arts of Asia. Bà Tuyết Nguyệt cũng đặc biệt tài trợ cho IRAC xuất bàn cuốn sách In Search of Asylum:Vietnamese Boat People in Hong Kong và thu xếp cho chủ tịch IRAC đích thân gặp Thống đốc Hong Kong Sir David Wilson tháng 12 năm 1988 để tìm hiểu chính sách tị nạn của Hong Kong và đề nghị đối xử nhân đạo với người tị nạn Việt Nam. Cuốn sách 150 trang này là kết quả của hai tuần điều tra tại chỗ các trại tị nạn ở Hong Kong của luật sư Janelle Diller, cố vấn pháp lý của IRAC, với những đề nghị giải quyết thích hợp. Cuốn sách này là một đóng góp quan trọng cho Ủy ban tổ chức Hội nghị quốc tế của LHQ tại Geneva năm 1989 (xem mục 3.c dưới đây). Ngay sau cuộc hội kiến với Thống đốc Hong Kong, bà Tuyết Nguyệt cũng giúp tổ chức cho chủ tịch IRAC một buổi họp báo với các báo chí Anh và Hoa ngữ tại Hong Kong để cập nhật tình hình tị nạn và cuộc vận động với Thống đốc Wilson. Tất cả các báo tham dự đều tường thuật sự kiện này, đặc biệt tờ South China Morning Post đăng đầy đủ chi tiết trên trang nhất với hình ành bản Kiến nghị của trên 200 người tị nạn ký tên bằng máu mà chủ tịch IRAC đã nộp bàn sao cho Thống đốc Wilson.
Bên cạnh Project Ngọc còn phải kể thêm LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) là tổ chức chuyên trợ giúp pháp lý cho tị nạn tạm trú ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á. Tổ chức này do luật sư Daniel Wolf cùng một nhóm chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập vào đầu thập kỷ 1990 khi những cuộc thanh lọc tị nạn đang tiến hành ráo riết tại các trại và nhiều trường hợp bất công đã xảy ra do người tạm trú làm hồ sơ không đúng cách hoặc do quyết định độc đoán của nhân viên phỏng vấn. (Dan Wolf cũng là người tham gia khai triển sáng kiến “khu vực xám” thành dự án Track II và cuối cùng thành chương trình định cư người hồi hương ROVR sẽ được nói đến dưới đây.) LAVAS được sự hợp tác của nhiều luật sư và tình nguyện viên trẻ người Việt từ các nước Mỹ, Anh, Úc và Canada trong đó có Trịnh Hội từ bên Úc. Một thành tích nổi bật của Dan Wolf và LAVAS là vụ kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phạm luật khi quyết định không cứu xét các đơn xin đoàn tụ gia đình nộp từ các trại tị nạn mà buộc các đương đơn phải trở về Việt Nam trước khi đơn xin được cứu xét. Và LAVAS đã thắng kiện.
Cùng với nạn hải tặc, vô số chuyện rùng rợn “quá sức tưởng tượng” trong những hoàn cảnh khác nhau đã được ghi lại, điển hình là cuốn Kể lại hành trình Biển Đông của nhiều tác giả và gần đây nhất là cuốn Thuyền nhân: Nước mắt Biển Đông dịch từ bản tiếng AnhBoat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996 của tác giả Carina Hoàng (xem bài viết của ký giả Hà Giang trong tập Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ.) Một cuốn phim tài liệu cần được nhắc đến là Bolinao 52 của đạo diễn Nguyễn Đức, một cựu thành viên của Project Ngọc, kể chuyện 110 thuyền nhân lênh đênh trên biển, sau 37 ngày chỉ còn 52 người sống sót. Kinh hoàng nhất là câu chuyện thuyền nhân quá đói có một lần phải ăn thịt trẻ em đã chết. Về thảm trạng của người tị nạn đường bộ, điển hình nhất là Bản Tường trình hơn 70 trang của Kim Hà năm 1981 (được James Banarian dịch sang Anh văn) mô tả chi tiết những trường hợp tị nạn bị cướp bóc, hãm hiếp và giết người của ba loại ác nhân: lính Việt cộng chiếm đóng Cam-bốt, lính du kích Khmer Đỏ đang chống quân Việt cộng, và tàn quân Para của Som San đang chống cả hai quân Khmer Đỏ và Việt cộng. Khi tới được Thái Lan, họ còn phải sống nhiều tháng khổ cực trong trại tị nạn ở biên giới. Tác giả Kim Hà cũng đóng góp một bài hồi ức, Tôi vượt biên bằng đường bộ trong tập sách kỷ niệm 40 năm tị nạn nói trên đây.
3.- Khủng hoảng tị nạn và giải pháp quốc tế
Số người Việt Nam tị nạn đường biển và đường bộ trong năm đầu rất nhỏ, tăng lên gấp bội trong những năm kế tiếp. Từ 377 người vào cuối 1975, số thuyền nhân tới Hong Kong và các nước Đông Nam Á vào cuối 1978 đã lên đến 62,000. Năm 1979, số người ra đi tăng cao nhất, chỉ riêng tháng Sáu đã có thêm 54,000 người. Nhiều vụ đẩy lui thuyền ra biển đã diễn ra từ tháng Tư và đến cuối tháng Sáu, 5 nước ASEAN ra tuyên bố chung là “đã quá sức chịu đựng nên sẽ không chấp nhận người mới tới nữa.” Tổng Thư ký LHQ phải cấp tốc triệu tập hội nghị quốc tế để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng về tị nạn tạm trú.
a) Hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương 1979
Nhà xuất bản Người Việt Books vừa cho ra mắt tập sách 700 trang nhan đề Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹđể đánh dấu 40 năm tị nạn và hội nhập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ. Đây là một tập hợp trên 70 bài viết của nhiều tác giả ghi lại những cảm nghĩ và kinh nghiệm cá nhân trong những hoàn cảnh khác nhau, tử ngày ra đi tị nạn cho đến ngày trở thành công dân của một nước tự do, dân chủ hàng đầu trên thế giới. Như nhận xét của Thị trưởng Tạ Đức Trí của thành phố Westminster, Califorrnia, trong bài Tựa: “Bốn mươi năm về trước, trong những ngày định mệnh tháng Tư 1975, trong cái hỗn loạn của Sái Gòn, giữa những ly tan và mất mát, có lẽ chúng ta khó hình dung được sự phát triển nhanh chóng và lớn mạnh của cộng đồng Việt tại Hoa Kỳ, 40 năm về sau.” Những câu chuyện cá nhân sống động trong cuốn sách được nhà báo Ngô Nhân Dụng gọi là “ký ức tập thể”, dù chưa đầy đủ, đều là những đóng góp cần thiết cho lịch sử cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ để cho các thế hệ sau này có thể hiểu được nguồn gốc chủng tộc của họ và lý do tại sao có sự hiện diện của người Mỹ gốc Việt bên cạnh những người Mỹ gốc ngoại quốc khác trong một xã hội đa chủng, đa văn hóa như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Đã có rất nhiều sách vở, phim ảnh, văn khố, đài kỷ niệm, bia tưởng niệm và nhà bảo tàng lưu giữ những tài liệu và chứng tích của một phong trào tị nạn dài nhất và bi thảm nhất trong lịch sử Việt Nam (gọi tắt là tị nạn 1975) kể cả những công trình biên khảo có giá trị bằng tiếng Việt và tiếng Anh của nhiều tác giả, nhưng dường như vẫn còn thiếu một cuốn lịch sử tổng hợp những sự kiện chính yếu trong cuộc hành trình 20 năm tìm tự do của hơn một triệu người Việt Nam. Đó là những sự kiện nổi bật từ những ngày hoảng loạn cuối tháng Tư, những ngày khổ nhục dưới chế độ cộng sản sau ngày thống nhất, những cuộc vượt thoát nguy hiểm bằng đường biển hay đường bộ, đời sống khổ cực và lo lắng cho tương lai trong các trại cấm ở những quốc gia tạm dung, những ngày định cư đầu tiên đầy bỡ ngỡ cho đến khi trở thành công dân Hoa Kỳ với những trường hợp hội nhập thành công đáng thán phục. Cũng cần phải phân tích và nhận định về chính sách của các quốc gia tạm dung, những chính sách và chương trình định cư tị nạn của Hoa Kỳ, sau hết là những giải pháp quốc tế tại Geneva đưa đến kế hoạch 5 điểm giải quyết toàn diện vấn đề tị nạn Việt Nam. Hai điểm chủ yếu là gia tăng số người tham gia chương trình ra đi trật tự ODP, và thực hiện chương trình thanh lọc tị nạn và hồi hương những người không được xét là tị nạn. Đáng lưu ý là chính sách và vai trò của chính quyền cộng sản Việt Nam từ việc “xuất cảng” người tị nạn đến các chương trình “Ra đi Trật tự” (Orderly Departure Program, ODP) năm 1979 và “Trở về Trật tự” (Orderly Return Program, ORP) năm 1991. Rốt cuộc giải pháp thật sự cho vấn đề tị nạn Việt Nam không hẳn là Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA) của quốc tế tại Geneva năm 1989 mà chính là giải pháp chính trị, tức là thỏa hiệp bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995.
Lịch sử tị nạn 1975 cũng sẽ thiếu sót nếu không nói đến những nỗ lực phi thường của những người Việt tị nạn đã định cư ở nước ngoài, qua các hội đoàn tương trợ, đã hoạt động cứu vớt thuyền nhân và chống nạn hải tặc, thực hiện các chương trình y tế, giáo dục và giúp đỡ pháp lý cho người tị nạn trong các trại tạm trú, những cuộc vận động chính phủ Hoa Kỳ và quốc tế về chính sách và chương trinh tị nạn. Tiếng nói của những công dân Mỹ gốc Việt trong những cuộc vận động trực tiếp với các đại diện Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh Quốc gia, những buổi điều trần tại quốc hội Hoa Kỳ, hội họp với đại diện Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) và chính phủ các nước tạm dung. Tất cả những nỗ lực không mệt mỏi đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ và quốc tế, như có thể thấy rõ qua việc người tị nạn tổ chức được hội nghị 15 nước ở Washington DC năm 1988, tham gia vào tiến trình thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đưa đến thỏa thuận về chương trình H.O., và đặc biệt là cuộc vận động kiên trì trong ba năm cho sáng kiến định cư “khu vực xám” mà kết quả là chương trình ROVR tức “Cơ hội định cư cho người Việt hồi hương” (Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees) năm 1996. Kinh nghiệm về các chính sách và chương trình định cư cũng như các phương thức giải quyết vấn đề tị nạn Việt Nam đều rất có ích cho những nhà làm chính sách của Hoa Kỳ hiện đang phải đối mặt với tình hình tị nạn trầm trọng tại nhiều nơi trên thế giới.
Trong khi chờ đợi một cuốn lịch sử tị nạn toàn diện như vậy, nhân dịp kỷ niệm 40 năm tị nạn ở Hoa Kỳ, bài này tóm lược một số điểm chính trong lịch sử tị nạn 1975,nhấn mạnh vào chính sách và chương trình tị nạn của chính phủ Mỹ, sự tham gia của người tị nạn đã định cư ở Mỹ vào các hoạt động cứu trợ và bảo vệ thuyền nhân trên biển hay ở các trại tạm trú, vận động Hoa Kỳ và quốc tế chấp thuận định cư người tị nạn, và đóng góp với các nhà làm chính sách về những giải pháp nhân đạo và lâu dài cho vấn đề tị nạn Việt Nam. Dưới đây là bản tóm lược 5 điểm quan trọng cần lưu ý trong lịch sử tị nạn 1975. Những sự kiện được nói đến trong bài này đều lấy từ nguồn tài liệu đã được tác giả lưu giữ để dẫn chứng khi viết sách.
1.- Nguyên nhân tị nạn và những chuyến ra đi đầu tiên
Trong quá khứ, Việt Nam không phải không có những nhóm đi tị nạn chính trị ở nước ngoài. Có hai lý do chính: nguy cơ bị tiêu diệt bởi các đối thủ đang cầm quyền nên phải bỏ nước đến định cư ở một nước khác, như trường hợp các hoàng tử Lý Dương Côn và Lý Long Tường ở cuối triều nhà Lý, cách nhau 76 năm, đã mạo hiểm vượt biển sang tận Triều Tiên; hoặc chỉ lánh nạn tạm thời để chuẩn bị trở về quê hương giành lại chính quyền như Gia Long Nguyễn Phúc Ánh chống Tây Sơn Nguyễn Huệ từ Thái Lan, hay trường hợp Việt Nam Quốc dân Đảng và Đại Việt Quốc dân Đảng chống Đảng Cộng sản Việt Nam từ Trung Quốc. Trường hợp tị nạn của trên một triệu người Việt Nam năm 1975 và nhiều năm sau đó thì phức tạp hơn vì đây là sự ra đi của nhiều thành phần nhân dân với nhiều thái độ và chủ trương chính trị khác nhau, dù cùng có một lý do tị nạn là chống chế độ độc tài cộng sản.
Nói chung, nhân dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc đều hiểu biết ít nhiều về cuộc xung đột ý thức hệ giữa các đảng phái quốc gia và cộng sản từ trước 1945, và các chính sách cai trị độc đoán và tàn nhẫn của nhà cầm quyền miền Bắc từ 1954, điển hình là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất và vụ án Nhân Văn Giai Phẩm. Sau 1954 thì dân miền Nam lại chứng kiến những hành động khủng bố của cộng sản nhằm làm suy yếu chế độ Việt Nam Cộng Hòa, kinh hoàng nhất là vụ giết hại tập thể trên 5,000 người ở Huế trong trận Tết Mậu Thân (1968), những cuộc truy kích sát hại 100,000 thường dân trên đường di tản vào các tỉnh phía nam sau khi cộng sản chiếm được Ban-mê-thuột. Ngay sau đó, quân cộng sản lại tấn công ba tỉnh Quảng Trị, Huế và Đà Nẵng khiến số dân bỏ chạy còn đông đảo và hỗn loạn hơn cuộc triệt thoái Cao nguyên. Những trận đánh này, chỉ hai tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết vào tháng Giêng 1973 là những bằng chứng vi phạm trắng trợn hiệp định Paris của cộng sản Việt Nam, lợi dụng tình trạng VNCH bị Hoa Kỳ bỏ rơi, không còn viện trợ kinh tế và quân sự. Đó cũng là bằng chứng cho thấy khi cộng sản tới nơi nào thì nhân dân nơi đó phải bỏ chạy. Đến khi VNCH hoàn toàn sụp đổ năm 1975 thì dân chúng miền Nam không chạy kịp phải chịu đựng những chính sách hà khắc và bóc lột tàn nhẫn của một chế độ độc tài toàn trị chưa từng thấy. Chính sách tước đoạt tài sản của người dân qua những biện pháp đánh tư sản, đổi tiền, đẩy dân tới những vùng kinh tế mới, và nhất là giam giữ và hành hạ mấy trăm ngàn quân nhân, công chức, trí thức và văn nghệ sĩ VNCH trong các trại tù được gọi là trại học tập cải tạo, phân biệt và kỳ thị đối với những gia đình bị coi là có tội khiến con em họ không có tương lai vì bị gián đoạn việc học. Đó là những lý do trực tiếp của phong trào tị nạn 1975, bất chấp mọi hiểm nguy của cuộc hành trình. Nhiều đợt người tị nạn đã ra đi ròng rã trong gần 20 năm, ngay cả sau khi quốc tế đã quyết định chấm dứt chương trình tị nạn năm 1989.
Những chuyến ra đi đầu tiên là do chương trình di tản của chính phủ Hoa Kỳ, được Quốc hội chấp thuận con số 200,000 dành cho những người thuộc ba nước Đông Dương có quan hệ với nước Mỹ. Chuyến di tản đầu tiên ngày 4.4.1975 thuộc chiến dịch nhân đạoBabylift (Bốc Trẻ thơ) chở hơn 300 trẻ mồ côi trên phi cơ vận tải Lockheed C-5A Galaxy, nhưng vừa lên khỏi phi trường thì máy bay bị trục trặc và gặp tai nạn khi đáp xuống khẩn cấp khiến quá nửa số hành khách bị thiệt mạng gồm cả một phần phi hành đoàn và người tháp tùng. Chiến dịch được tiếp tục đến chuyến bay cuối cùng ngày 26.4, tổng cộng chở được khoảng 3,000 trẻ trong đó gần 2/3 được các gia đình Mỹ nhận nuôi và số còn lại được đưa sang Canada, Úc và Âu châu. Chỉ mấy ngày sau chuyến Babylift đầu tiên là bắt đầu cuộc di tản gia đình những người có quan hệ với Hoa Kỳ gồm một số viên chức cao cấp trong chính phủ, một số tướng tá trong quân đội, và những người làm việc hay hợp tác với các cơ quan chính phủ hay tư nhân Hoa Kỳ. Khi đã di tản được khoảng 60,000 người trong đó 55,000 là Việt Nam, chiều 28.4 phi trường Tân Sơn Nhất bị pháo kích, máy bay không thể cất cánh được. Lập tức, một chiến dịch di tản khẩn cấp bằng trực thăng mang tên Frequent Wind (Gió Thường xuyên, có lẽ để tả cánh quạt trực thăng hoạt động không ngừng) được thực hiện trong hai ngày 29 và 30 tháng Tư, chở được khoảng 7,000 người, trong đó gần 6,000 là người Việt. Một trong những người di tản cuối cùng là Đại sứ Hoa Kỳ Graham Martin.
Một trường hợp tị nạn bất thường trong chương trình di tản của Mỹ là việc đón nhận chuyến bay tị nạn của thiếu tá phi công Lý Bửng. Ngày 29.4, phi công Lý Bửng chở vợ và 5 con trên chiếc máy bay “bà già” L-19, bay từ Tân Sơn Nhất tới Phú Quốc để lên tàu hải quân nhưng khi đến nơi thì tàu thuyền đã đi hết nên ông tiếp tục bay ra Biển Đông kiếm tàu Mỹ. Khi nhìn thấy hàng không mẫu hạm USS Midway đang chờ đón các máy bay trực thăng chở người từ Saigon, ông muốn đáp xuống phi đạo trên tàu nhưng máy bay của ông không có radio nên không thể liên lạc được với đài kiểm soát không lưu xin dẹp mấy chiếc trực thăng nằm cản trên phi đạo. Lý Bửng viết mấy chữ lên giấy cho hay có vợ và 5 con xin đáp và tìm cách ném xuống sân tàu nhưng mấy lần giấy đều bay xuống biển. Cuối cùng, ông nhét lời nhắn vào nòng khẩu súng lục mang theo rồi ném được xuống sân tàu, được thuyền trưởng Larry Chambers cho dọn dẹp phi đạo để phi cơ đáp xuống. Dù máy bay của ông không có trang bị cần thiết để được lưới và móc trên phi đạo hãm bớt tốc lực của máy bay khi đáp xuống, phi công Lý Bửng vẫn có thể hạ cánh an toàn giữa tiếng hò reo của mọi người.
Cũng phải nói thêm là ngày 30.4, trong lúc xe tăng quân đội cộng sản tiến vào Saigon tìm đường đến Dinh Độc Lập thì nhân dân và binh sĩ VNCH đổ xô ra bến Bạch Đằng ở Saigon và nhiều bến cảng khác ở miền Nam để lên hàng trăm tàu, thuyền lớn nhỏ của hải quân và dân sự chạy ra khơi. Con số bỏ chạy này lớn nhất vì chỉ trong một ngày đã có gần 70,000 người, trong đó một số nhỏ được tàu của Hạm đội 7 vớt, còn phần lớn lênh đênh trên biển vài ngày rồi gặp được những tàu tiếp vận của Mỹ cho lên tàu và chở thẳng sang đảo Guam. Như vậy, tổng số người Việt Nam được chính phủ Mỹ chính thức di tản trong suốt tháng Tư và đón nhận trên biển vào ngày 30 tháng Tư lên tới khoảng 130,000. Tất cả số người này đều được đưa từ Guam sang bốn trại tạm trú ở Mỹ làm thủ tục định cư ở các tiểu bang hay ở những quốc gia tiếp nhận khác.
2.- Vượt thoát nguy hiểm và cứu trợ nhân đạo
Chỉ sau mấy tháng sống dưới chế độ cộng sản, những người dân miền Nam không kịp bỏ chạy vào những ngày cuối tháng Tư, hoặc những người ở lại vì nhiều lý do đã thấy rõ chính sách bóc lột và đối xử tàn ác của chính quyền mới mang tên là “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa.” Họ bắt đầu tìm mọi cách ra đi. Ngay cả một số đảng viên và những người đã bí mật hợp tác hay có thiện cảm với cộng sản, nhất là những thành viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam, cũng đều nhận thấy mình bị lừa một cách trắng trợn, và một số đã quyết định bỏ Đảng và chỉ trích chế độ kịch liệt như Bộ trưởng Y tế Dương Quỳnh Hoa hay trở thành thuyền nhân tìm tự do như Bộ trưởng Tư pháp Trương Như Tảng và Giáo sư Tiến sĩ Châu Tâm Luân.
Người tị nạn ra đi bằng đường bộ hay đường biển. Số người bỏ trốn bằng đường bộ ít hơn, xuyên qua Cam-bốt hay Lào tới Thái Lan. Phần lớn vượt biển tới Hong Kong hoặc các nước Đông Nam Á dưới hình thức đi chui, bán công khai hay công khai. Trừ vài chục ngàn người Hoa giàu có (với một số người Việt làm căn cước giả người Hoa) được chính quyền tổ chức đi công khai trên tàu lớn chứa cả ngàn người, hầu hết thuyền nhân đều vượt biển bằng những tàu, thuyền nhỏ, nhiều khi quá nhỏ và không đủ khả năng đi trên biển. Cả hai ngả đường biển và đường bộ đều vô cùng nguy hiểm. Không biết bao nhiêu “bộ nhân” đã bị lính cộng sản Lào hay Khmer bắt giữ, giết chết, hay mất tích trong rừng sâu. Cũng không biết bao nhiêu “thuyền nhân” đã bỏ mình vì đắm thuyền, đói khát, bệnh tật hay bị hải tặc sát hại. Hàng chục ngàn trang sách và báo đã được nhiều tác giả Việt Nam và ngoại quốc viết ra để mô tả những hành động cực kỳ man rợ của hải tặc và tình trạng vô cùng bi thảm của các nạn nhân nam nữ đủ mọi lớp tuổi.
Michel Moussalli, Giám đốc Bảo vệ Tị nạn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, trong bản báo cáo ngày 14.11.1983, đã nêu ra một số trường hợp được nhận định là “quá sức tưởng tượng của con người.” Đây là một trường hợp do Moussalli thuật lại theo lời khai của một tên hải tặc bị bắt trong một cuộc điều tra: “Mười tám người trên một chiếc thuyền nhỏ khi tới Vịnh Thái Lan thì bị hải tặc tấn công. Chúng cướp sạch vàng bạc của mọi người và hãm hiếp phụ nữ. Một cô gái kháng cự bị chúng giết chết sau khi hiếp, một cô gái khác 15 tuổi bị bắt đem đi. Sau đó, chiếc thuyền chở 16 người còn lại bị tàu của chúng đâm nát và mọi người chết hết trên biển.” Câu chuyện chỉ vắn tắt mấy dòng nhưng đã có đủ hành động của hải tặc: cướp bóc, hãm hiếp, bắt cóc phụ nữ và giết người. Theo một báo cáo khác của Liên Hiệp Quốc, riêng trong năm 1981 đã có 77% thuyền tị nạn bị hải tặc tấn công, trung bình mỗi thuyền bị ba lần, có 578 phụ nữ bị hãm hiếp, 228 bị bắt mang đi và 881 người bị chết hay mất tích. Cuốn sách được viết sớm nhất về nạn hải tặc là cuốnHải tặc trong Vịnh Thái Lan của Nhật Tiến, Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, được xuất bản trong năm 1981. Cuốn này đã được James Banarian dịch sang Anh ngữ.
Trong ba năm đầu, số thuyền nhân còn ít nên khi gặp tàu của các công ty tư nhân họ đều được cứu vớt và đưa tới các nước cho tị nạn tạm trú đầu tiên (first asylum country) gọi tắt là quốc gia tạm dung. Tính đến cuối 1978 có 186 thuyền tị nạn được cứu bởi tàu buôn từ 31 nước khác nhau. Nhưng trong bảy tháng đầu năm 1979, chỉ có 47 thuyền được tiếp cứu dù số thuyền và số người tị nạn tăng lên rất nhiều. Một lý do khác khiến các thuyền trưởng tàu buôn bỏ mặc thuyền tị nạn là vì việc cứu giúp thuyền nhân làm mất rất nhiều thì giờ và tiền bạc của công ty, nhất là khi các nước tạm dung không chịu cho người tị nạn lên bờ. Trong khi đó, số ngư phủ Thái trở thành hải tặc càng ngày càng nhiều hơn vì thuyền nhân Việt Nam đã trở thành mồi ngon cho chúng thỏa mãn thú tính và dễ dàng trở nên giàu có.
Trước tình trạng bi thảm ấy, sau hội nghị quốc tế tại Geneva tháng Bảy 1979, LHQ đã thiết lập chương trình DISERO (Disembarcation Resettlement Offers) và sau này thêmRASRO (Rescue at Sea Resettlement Offers) với sự đồng ý của 8 quốc gia Tây phương gồm cả Hoa Kỳ là sẽ nhận định cư những thuyền nhân được các tàu buôn mang cờ của những nước không định cư người tị nạn. Trong năm tháng cuối năm 1979, chương trình DISERO đã giúp định cư được 4,031 thuyền nhân từ 81 chiếc thuyền lâm nạn ở ngoài khơi. Nhiều tổ chức quốc tế của tư nhân cũng tổ chức cứu vớt thuyền nhân, đặc biệt là những con tàu Ile de Lumière, Jean Charcot, Cap Anamur, Rose Schiaffino và Mary Kingstown. Tính đến 1990, tổng số thuyền nhân được cứu trên biển là 67,000 người. Sau khi hội nghị quốc tế Geneva về tị nạn lần 2 (1989) quyết định thi hành Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA,) số người vượt biển giảm xuống hẳn và các chương trình cứu vớt thuyền nhân đều chấm dứt năm 1990.
Trong các hoạt động cứu vớt thuyền nhân, cần phải nói đến những nỗ lực phi thường củaỦy Ban Báo Nguy Cứu Người Vượt Biển (Boat People SOS Committee, BPSOS,)một tổ chức nhân đạo do Giáo sư Nguyễn Hữu Xương, cựu sĩ quan hải quân Phan Lạc Tiếp và một số nhân sĩ ở San Diego thành lập năm 1980. Trong mấy năm đầu, tổ chức này cung cấp tin tức về thảm trạng của thuyền nhân và kêu gọi quốc tế khẩn cấp cứu trợ, đồng thời trực tiếp giúp đỡ cho những trường hợp khó khăn được đi định cư. Những cuộc vận động thành công đáng kể là giúp được 157 nạn nhân trôi dạt vào đảo Kra ở Thái Lan năm 1980; tranh đấu cho 300 thiếu niên bị cộng sản cưỡng bách đi chiến đấu ở Cam-bốt nhưng bị Thái Lan giam giữ như những “tù nhân chiến tranh” vì tội đào ngũ; 19 thanh niên tị nạn chống bọn hải tặc nhưng bị chúng vu cáo tội giết người và bị an ninh Thái bắt đem ra tòa xử; 700 trẻ em không có người đi kèm bị nhốt riêng chờ ngày hồi hương. Kết quả là tất cả những thanh thiếu niên này đều được chính phủ Thái cho phép chuyển vào các trại tạm cư để làm thủ tục đi các quốc gia đệ tam.
Năm 1985, BPSOS hợp tác với tổ chức Médecins du Monde của Pháp mướn con tàu Jean Charcot tham gia công tác cứu người ở ngoài khơi. Trong vòng hai tháng, tàu Jean Charcot cứu được 520 thuyền nhân, tất cả đều được định cư ở các nước Tây phương. Trong các năm sau, BPSOS tiếp tục hợp tác với các tàu nhân đạo quốc tế: năm 1986, hợp tác với tàu Cap Anamur của Đức cứu được 888 người; năm 1987, hợp tác với tàu Rose Schiaffino cứu 905 người; năm 1988 với tàu Mary Kingstown cứu 494 người. Sang năm 1989, tàu Mary Kingstown chỉ hoạt động được nửa năm, cứu được 259 người, vì hội nghị quốc tế quyết định chấm dứt các hoạt động giúp đỡ tị nạn vào tháng Sáu 1989. Nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng, BPSOS đã có thể giúp đỡ tài chánh cho các con tàu kể trên, đồng thời gửi người tình nguyện đi theo tàu cứu thuyền nhân trong đó có hai nhà báo Vũ Thanh Thủy và Dương Phục cùng một số bác sĩ từ Hoa Kỳ, Pháp và Canada. Năm 1990, do quyết định của quốc tế, các tàu nhân đạo đều ngưng hoạt động nên BPSOS cũng tuyên bố chấm dứt chương trình cứu người vượt biển. Sau đó, BPSOS được chi nhánh ở Virginia tiếp thu để hoạt động tại thủ đô. Chủ tịch mới là nhà thơ Trương Anh Thụy và Giám đốc điều hành là kỹ sư Nguyễn Đình Thắng.
Ngoài BPSOS ở San Diego cũng cần nhắc đến Project Ngọc do một nhóm tình nguyện trẻ tại Đại học UC Irvine thành lập năm 1987. Mục đích của Project Ngọc là thức tỉnh ý thức của các bạn sinh viên về tình trạng tuyệt vọng của những người tị nạn bị kẹt quá lâu ở các trại tạm trú, nhất là nhu cầu giáo dục của trẻ em. Họ quyên góp phẩm vật cứu trợ mang sang các trại và thay phiên nhau tham gia dạy học cho trẻ em ở trong trại. Những năm đầu, Project Ngọc tập trung giúp đỡ người tị nạn ở Hong Kong, về sau cũng có tình nguyện viên làm việc ở các trại bên Thái Lan và Phi-líp-pin. Ngoài các hoạt động xã hội, Project Ngọc còn tìm hiểu các vấn đề của người tị nạn qua những cuộc phỏng vấn được minh chứng bằng hình ảnh, từ đó vận động chính phủ Hong Kong và Cao Ủy Tị nạn LHQ đối xử nhân đạo hơn với người tị nạn. Bản phúc trình của Project Ngọc mang tựa đề The Forgotten People: Vietnamese Refugees in Hong Kong (Những người bị bỏ quên: Tị nạn Việt Nam ở Hong Kong) kèm theo những cuộc biểu tình và vận động ở Hoa Kỳ đã gây được tiếng vang trước dư luận quốc tế. Project Ngọc ngưng hoạt động năm 1997 khi các trại tị nạn đã hoàn toàn đóng cửa.
Một cá nhân có nhiểu uy tín lâu năm ở Hong Kong đã lặng lẽ hỗ trợ mạnh mẽ cho các tổ chức giúp người tị nạn ở Hong Kong làbà Tuyết Nguyệt Markbreiter, chủ nhiệm tập san nổi tiếng quốc tế Arts of Asia. Bà Tuyết Nguyệt cũng đặc biệt tài trợ cho IRAC xuất bàn cuốn sách In Search of Asylum:Vietnamese Boat People in Hong Kong và thu xếp cho chủ tịch IRAC đích thân gặp Thống đốc Hong Kong Sir David Wilson tháng 12 năm 1988 để tìm hiểu chính sách tị nạn của Hong Kong và đề nghị đối xử nhân đạo với người tị nạn Việt Nam. Cuốn sách 150 trang này là kết quả của hai tuần điều tra tại chỗ các trại tị nạn ở Hong Kong của luật sư Janelle Diller, cố vấn pháp lý của IRAC, với những đề nghị giải quyết thích hợp. Cuốn sách này là một đóng góp quan trọng cho Ủy ban tổ chức Hội nghị quốc tế của LHQ tại Geneva năm 1989 (xem mục 3.c dưới đây). Ngay sau cuộc hội kiến với Thống đốc Hong Kong, bà Tuyết Nguyệt cũng giúp tổ chức cho chủ tịch IRAC một buổi họp báo với các báo chí Anh và Hoa ngữ tại Hong Kong để cập nhật tình hình tị nạn và cuộc vận động với Thống đốc Wilson. Tất cả các báo tham dự đều tường thuật sự kiện này, đặc biệt tờ South China Morning Post đăng đầy đủ chi tiết trên trang nhất với hình ành bản Kiến nghị của trên 200 người tị nạn ký tên bằng máu mà chủ tịch IRAC đã nộp bàn sao cho Thống đốc Wilson.
Bên cạnh Project Ngọc còn phải kể thêm LAVAS (Legal Assistance for Vietnamese Asylum Seekers) là tổ chức chuyên trợ giúp pháp lý cho tị nạn tạm trú ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á. Tổ chức này do luật sư Daniel Wolf cùng một nhóm chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập vào đầu thập kỷ 1990 khi những cuộc thanh lọc tị nạn đang tiến hành ráo riết tại các trại và nhiều trường hợp bất công đã xảy ra do người tạm trú làm hồ sơ không đúng cách hoặc do quyết định độc đoán của nhân viên phỏng vấn. (Dan Wolf cũng là người tham gia khai triển sáng kiến “khu vực xám” thành dự án Track II và cuối cùng thành chương trình định cư người hồi hương ROVR sẽ được nói đến dưới đây.) LAVAS được sự hợp tác của nhiều luật sư và tình nguyện viên trẻ người Việt từ các nước Mỹ, Anh, Úc và Canada trong đó có Trịnh Hội từ bên Úc. Một thành tích nổi bật của Dan Wolf và LAVAS là vụ kiện Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phạm luật khi quyết định không cứu xét các đơn xin đoàn tụ gia đình nộp từ các trại tị nạn mà buộc các đương đơn phải trở về Việt Nam trước khi đơn xin được cứu xét. Và LAVAS đã thắng kiện.
Cùng với nạn hải tặc, vô số chuyện rùng rợn “quá sức tưởng tượng” trong những hoàn cảnh khác nhau đã được ghi lại, điển hình là cuốn Kể lại hành trình Biển Đông của nhiều tác giả và gần đây nhất là cuốn Thuyền nhân: Nước mắt Biển Đông dịch từ bản tiếng AnhBoat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996 của tác giả Carina Hoàng (xem bài viết của ký giả Hà Giang trong tập Hành trình Cộng đồng Việt trên đất Mỹ.) Một cuốn phim tài liệu cần được nhắc đến là Bolinao 52 của đạo diễn Nguyễn Đức, một cựu thành viên của Project Ngọc, kể chuyện 110 thuyền nhân lênh đênh trên biển, sau 37 ngày chỉ còn 52 người sống sót. Kinh hoàng nhất là câu chuyện thuyền nhân quá đói có một lần phải ăn thịt trẻ em đã chết. Về thảm trạng của người tị nạn đường bộ, điển hình nhất là Bản Tường trình hơn 70 trang của Kim Hà năm 1981 (được James Banarian dịch sang Anh văn) mô tả chi tiết những trường hợp tị nạn bị cướp bóc, hãm hiếp và giết người của ba loại ác nhân: lính Việt cộng chiếm đóng Cam-bốt, lính du kích Khmer Đỏ đang chống quân Việt cộng, và tàn quân Para của Som San đang chống cả hai quân Khmer Đỏ và Việt cộng. Khi tới được Thái Lan, họ còn phải sống nhiều tháng khổ cực trong trại tị nạn ở biên giới. Tác giả Kim Hà cũng đóng góp một bài hồi ức, Tôi vượt biên bằng đường bộ trong tập sách kỷ niệm 40 năm tị nạn nói trên đây.
3.- Khủng hoảng tị nạn và giải pháp quốc tế
Số người Việt Nam tị nạn đường biển và đường bộ trong năm đầu rất nhỏ, tăng lên gấp bội trong những năm kế tiếp. Từ 377 người vào cuối 1975, số thuyền nhân tới Hong Kong và các nước Đông Nam Á vào cuối 1978 đã lên đến 62,000. Năm 1979, số người ra đi tăng cao nhất, chỉ riêng tháng Sáu đã có thêm 54,000 người. Nhiều vụ đẩy lui thuyền ra biển đã diễn ra từ tháng Tư và đến cuối tháng Sáu, 5 nước ASEAN ra tuyên bố chung là “đã quá sức chịu đựng nên sẽ không chấp nhận người mới tới nữa.” Tổng Thư ký LHQ phải cấp tốc triệu tập hội nghị quốc tế để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng về tị nạn tạm trú.
a) Hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương 1979
Vấn đề quan tâm chính của Hội nghị Quốc tế về Tị nạn Đông Dương 1979 là cuộc khủng hoảng về tạm trú của tị nạn Việt Nam do quyết định của 5 nước Đông Nam Á không nhận thêm tị nạn tạm trú và họ đã đẩy thuyền nhân ra biển. Hôi nghị họp tại Geneva ngày 20-21 tháng Bảy, 1979 với 65 quốc gia tham dự. Giải pháp được chấp thuận dựa trên nguyên tắc quid pro quo (có đi có lại) giữa các nước tạm dung và các nước định cư, tức là bên này nhận cho tị nạn tạm trú thì bên kia phải cho họ đi định cư. Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc (UN High Commissioner for Refugees, UNHCR) đóng vai trò trung gian, điều hòa con số mới tới và con số ra đi. Ngoài ra, để giảm bớt những chuyến đi chui nguy hiểm, UNHCR đã thuyết phục được Việt Nam chấp thuận chương trình “Ra Đi Trật Tự” (Orderly Departure Program, ODP) từ hai tháng trước. Nhờ quyết định của Hoa Kỳ và các nước phương Tây gia tăng số người đi định cư và thái độ hợp tác của Việt Nam ngăn chặn số người ra đi bất hợp pháp và xúc tiến mau chóng chương trình ODP, các nước tạm dung mới đồng ý tiếp tục cho tị nạn tạm trú.
Giải pháp quid pro quo có kết quả tốt nhưng đến năm thứ tư thì Hoa Kỳ và các nước định cư tỏ ra mất kiên nhẫn khi phải tiếp tục giữ mức thâu nhận cao hơn số người tới các nước tạm dung. Thượng Nghị sĩ Alan K. Simpson, chủ tịch Tiểu ban Di dân và Tị nạn, tuyên bố nước Mỹ đã “mệt mỏi tình thương” (compassion fatigue) và năm 1985 đòi sửa đổi luật tị nạn để chỉ nhận những người có quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ và bị ngược đãi vì sự hợp tác đó. Ngoài ra chỉ những người có thân nhân ở Mỹ mới được nhận và đều phải qua các thủ tục di dân thông thường. Số người được các nước Tây phương nhận cho định cư cũng giảm dần. Vào giữa năm 1987, số thuyền nhân tới các nước tạm dung bất ngờ lại gia tăng, kể cả số ra đi từ các tỉnh miền Bắc tới Hong Kong, gây nên một cuộc khủng hoảng tạm trú lần thứ hai. Thái Lan và Malaysia lại cấm người tị nạn và đẩy thuyền ra biển. Ngày 15 tháng Sáu 1988, Hong Kong tuyên bố thi hành chính sách thanh lọc tị nạn (refugee screening) đối với những người tới sau 12 giờ đêm hôm đó.
b) Hội nghị quốc tế không chính thức 1988
Ngoài 10 năm tham gia cứu người vượt biển của BPSOS ở San Diego, Califorrnia, còn một số nỗ lực đáng kể khác của những người tị nạn từ ba nước Đông Dương định cư ở Hoa Kỳ đã trở thành công dân Mỹ. Tháng Hai 1987, một phái đoàn 5 người (3 Việt, 1 Cam-bốt, 1 Lào) của Trung tâm Tác Vụ Đông Dương (Indochina Resource Action Center, IRAC)—sau đổi tên là Trung Tâm Tác Vụ Đông Nam Á (Southeast Asia Resource Action Center, SEARAC)—thực hiện một chuyến đi khảo sát tình hình các trại tị nạn ở Hong Kong và các nước Đông Nam Á. Nhờ sự ủng hộ của Quốc Hội, phái đoàn được Bộ Ngoại Giao Mỹ và UNHCR thu xếp với chính phủ các nước tạm dung, kết quả là “phái đoàn tị nạn” được ban giám đốc các trại tiếp đón, thuyết trình và hướng dẫn đi thăm trại. Phái đoàn được tự do quan sát và trực tiếp thăm hỏi người tị nạn. Trở về Mỹ, phái đoàn mở một cuộc họp báo ngày 2 tháng Ba tại Thượng Viện trình bày tình hình bi đát ở các trại tị nạn về cả ba mặt an ninh, cứu trợ và thủ tục định cư. Trước ngày phái đoàn tới Thái Lan, một người tị nạn Việt Nam đã treo cổ tự tử. Phái đoàn đề nghị những biện pháp cải thiện khẩn cấp đời sống trong trại và nhấn mạnh sự cần thiết phải có một hội nghị quốc tế để giải quyết tận gốc tình trạng khủng hoảng trầm trọng về tị nạn ở các nước tạm trú. Don Oberdorfer, nguyên đặc phái viên ngoại giao tại Việt Nam của tờ The Washington Post, giáo sư Đại học Johns Hopkins và tác giả cuốn Tet: The Turning Point in the Vietnam War, viết bài tường thuật cuộc họp báo của phái đoàn IRAC, nhấn mạnh lời tuyên bố của chủ tịch IRAC: “Trong nhiều năm qua, chúng tôi (người tị nạn) đã bị coi là vấn đề. Ngày nay, chúng tôi nhất quyết là một phần của giải pháp.”
Sau cuộc họp báo tại Quốc hội, IRAC làm kế hoạch tổ chức một hội nghị quốc tế không chính thức tại thủ đô Hoa Kỳ, nhằm tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng về tị nạn tạm trú. Hội nghị này diễn ra tại khách sạn Mariott Key Bridge từ 6 đến 8 tháng Sáu 1988, với sự tham gia của đại diện LHQ và 15 quốc gia tạm dung và quốc gia định cư. Đặc biệt có đại diện của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc là Sứ thần Tiền Vĩnh Niệm (Qian Yongnian.) Sứ thần họ Tiền cho hay có 260,000 người Hoa bị Việt Nam đẩy về Trung Quốc trước và sau cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung. Họ không những được nhận vào trại tạm trú mà còn được Trung Quốc giúp cho định cư. Ông không quên mượn diễn đàn hội nghị để tố cáo Hà Nội có chính sách bành trướng và hành động xâm lược Cam-bốt. (Nếu Tiền Vĩnh Niệm còn làm việc, ông sẽ nói sao về “chính sách bành trướng và hành động xâm lược” của Trung Quốc đối với Việt Nam ngày nay?) Đáng chú ý nữa là Đại Sứ quán Nga Xô-viết cũng đòi tham dự hội nghị nhưng vì Nga không có tị nạn Việt Nam nên chỉ được mời với tư cách quan sát viên. Một điều mà cộng đồng người Việt có thể tự hào là hội nghị Washington 1988 là hội nghị quốc tế đầu tiên ở nước Mỹ do người tị nạn tổ chức với sự tham gia của hầu hết các quốc gia tạm dung và quốc gia định cư. Tất cả chi phí cho hội nghị hoàn toàn do sự đóng góp của các cá nhân và tổ chức tị nạn, không kể công lao và thì giờ của trên một trăm người tình nguyện trong hơn một năm chuẩn bị. Tổ chức ủng hộ đầu tiên và đóng góp nhiều nhất là BPSOS ở San Diego do GS Nguyễn Hữu Xương làm chủ tịch.
Để có uy tín với quốc tế, IRAC thành lập một Hội đồng Cố vấn Danh dự cho Hội nghị gồm 40 dân biểu và nghị sĩ có liên quan đến chính sách di dân và tị nạn cùng một số nhân vật nổi tiếng về quyền tị nạn như Leo Cherne, nhà sáng lập International Rescue Committee (IRC), tổ chức cứu người tị nạn lớn nhất thế giới; Liv Ullmann, nữ diễn viên điện ảnh khi đó đang làm Đại sứ lưu động của LHQ; Elie Wiesel, tác giả sống sót của holocaust được giải Nobel về hòa bình năm 1986. Liv Ullmann thâu video một thông điệp chiếu trên màn ảnh tại hội nghị kêu gọi các quốc gia tiếp tục cứu giúp và đối xử nhân đạo đối với người tị nạn. Elie Wiesel phát biểu một câu rất đáng ghi nhớ: “Khi xảy ra khủng hoảng, khi con người gặp thảm họa, im lặng là đồng lõa, trung lập là tội ác.”
Mục đích của hội nghị Washington 1988 là duyệt xét tình trạng khủng hoảng về tị nạn tạm trú và những biện pháp đang được các nước tạm dung chuẩn bị thi hành như thanh lọc và hồi hương tị nạn. Hơn 300 đại diện cộng đồng tị nạn Việt, Cam-bốt và Lào từ các tiểu bang và đại diện các tổ chức nhân quyền quốc tế tham gia thảo luận và đưa ra các đề nghị trên cơ sở Công ước LHQ năm 1951 liên quan đến qui chế tị nạn. Cuối cùng, các tham dự viên tại hội nghị kêu gọi lãnh đạo các quốc gia hội họp một lần nữa tại Geneva để tìm giải pháp nhân đạo và lâu dài cho vấn đề tị nạn Đông Dương. Như vậy, hội nghị 15 nước tại Washington, DC năm 1988 đã dọn đường cho hội nghị quốc tế về tị nạn Đông Dương lần thứ hai tại Geneva năm 1989.
c) Hội nghị quốc tế về Tị nạn Đông Dương 1989
Dù vẫn mang tên là Hội nghị quốc tế về Tị nạn Đông Dương, hội nghị Geneva lần thứ hai (1989) không đề cập vấn đề người tị nạn Cam-bốt vì vấn đề này được gắn liền với những nỗ lực của LHQ và một số nước liên quan từ 1981 nhằm tìm giải pháp cho tình hình chính trị Cam-bốt. Kết quả là Việt Nam rút quân năm 1989 và 18 quốc gia họp tại Paris tìm giải pháp toàn diện nhưng phải hai năm sau quốc tế mới giải quyết xong vấn đề Cam-bốt. Vấn đề tị nạn Lào chỉ liên quan đến Thái Lan, vì vậy được hội nghị Geneva 1989 giải quyết chung với vấn đề tị nạn Việt Nam.
Trong suốt thời gian UNHCR chuẩn bị hội nghị từ 1988, IRAC thường xuyên liên lạc và góp ý với ban tổ chức tại Geneva, cuối cùng đã đúc kết các đề nghị trong một bản Tuyên bố 25 trang nhan đề Towards Humane and Durable Solutions to the Indochinese Refugee Problem với danh sách tham gia của 160 hội đoàn tị nạn Đông Dương ở Bắc Mỹ và Âu châu để gửi cho các phái đoàn tham dự hội nghị. Sergio Vieira de Mello, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Hội nghị, viết thư cho chủ tịch IRAC nhìn nhận “bản tuyên bố này được soạn thảo rất công phu và hữu ích cho công việc chuẩn bị hội nghị, chú trọng vào nhiều lãnh vực then chốt được UNHCR đặc biệt quan tâm và nỗ lực bảo vệ quyền của người tạm trú và của người tị nạn trong Kế hoạch Hành động Toàn diện.” (Sau này Sergio V. de MeIlo lên đến chức Cao Ủy LHQ về Nhân quyền, bị quân khủng bố Al Qaida đặt bom ám sát chết năm 2003 khi đang là Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ công tác ngắn hạn tại Iraq.) Ngoài bản Tuyên bố của 160 hội đoàn tị nạn, chủ tịch IRAC còn phổ biến tại hội nghị quốc tế Geneva một thông cáo báo chí với tựa đề The Voice of Refugees at the International Conference (Tiếng nói của người tị nạn tại hội nghị quốc tế.) Ông cũng được đài truyền hình của BBC London phỏng vấn tại trụ sở của LHQ trong ngày đầu hội nghị.
Hội nghị Geneva họp trong hai ngày 13-14 tháng Sáu 1989 với sự tham dự của 70 quốc gia. Quyết định chung của quốc tế là chấm dứt vấn đề tị nạn Việt Nam và Lào bằng Kế hoạch Hành động Toàn diện (Comprehensive Plan of Action, CPA.) Kế hoạch này được công bố là “giải pháp nhân đạo và lâu dài” cho vấn đề tị nạn Đông Dương, gồm 5 điểm chính là: (1) giảm bớt số người đi chui bằng cách ngăn cấm tổ chức những chuyến đi bán chính thức trong khi gia tăng số người đi theo chương trình ODP; (2) các nước tạm dung tiếp tục nhận tị nạn tạm trú cho đến khi việc cứu xét qui chế tị nạn cho mọi người được hoàn tất; (3) cưu xét qui chế tị nạn cho tất cả những người tạm trú theo tiêu chuẩn quốc tế; (4) định cư tại các nước thứ ba những người đã được xác nhận là tị nạn cũng như những người đã tới trại trước ngày hạn định; và (5) hồi hương những người không được nhìn nhận là tị nạn và giúp họ tái hòa nhập vào đất nước của họ.
Mặc dù kế hoạch CPA được coi là giải pháp nhân đạo và lâu dài, việc thi hành kế hoạch ấy, nhất là điểm số 3 và số 5, có nhiều trường hợp bất công và vô nhân đạo. Điểm số 3, “thanh lọc tị nạn” (refugee screening,) có vấn đề là nhiều người tị nạn đúng với tiêu chuẩn quốc tế nhưng bị người phỏng vấn loại bỏ vì không có đủ giấy tờ chứng minh trong lúc bỏ chạy, như căn cước, thẻ quân ngũ, khai sinh, hôn thú, hay lời khai về lý do tị nạn bị hiểu lầm hay dịch sai. Có một số trường hợp người tị nạn bị nhân viên UNHCR sách nhiễu về tiền bạc hay tình dục đã bị IRAC tố cáo với Sergio V. de Mello và được ông xác nhận khi thanh tra trại tạm trú ở Nam Dương và lập tức trừng phạt nhân viên phạm tội. Điểm số 5 về vấn đề hồi hương những người “rớt thanh lọc” thì có thể nói là thất bại vì rất ít người chịu hồi hương tình nguyện, dù được UNHCR trợ cấp tiền mặt cho mỗi đầu người là US $360. Nhiều cuộc bạo loạn đã xảy ra nhưng rốt cuộc, vì các trại tạm trú đều lần lượt đóng cửa (trừ Phi-lip-pin), tất cả những người rớt thanh lọc đều phải trở về Việt Nam, theo một chương trình được gọi là “Trở về trong Trật tự” (Orderly Return Program, ORP) mà đối tượng là “những người không tình nguyện nhưng cũng không chống đối hồi hương.” Chương trình ORP do các nước tạm dung thực hiện với sự đài thọ của UNHCR về chi phí chuyên chở nhưng không tham gia vào hành động cưỡng bách người tị nạn. Tổng số người Việt hồi hương do UNHCR phối trí và giúp tái hòa nhập là 110,000 người.
Kế hoạch CPA được dự liệu hoàn tất trong ba năm nhưng phải mất sáu năm, tức cho đến khi Hoa Kỳ và Việt Nam thiết lập quan hệ bình thường năm 1995 CPA mới thật sự chấm dứt. Đây cũng là một xảo thuật của Việt Nam dùng người tị nạn để thúc đẩy Hoa Kỳ bãi bỏ cấm vận (1994) và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam (1995). Chính trong thời gian này mà IRAC nhận thấy cần vận động cho một “chuyến tàu vét” tập trung vào những người đích thực là tị nạn (bona fide refugees) đáng lẽ được chấp thuận cho định cư nhưng lại bị đánh rớt oan trong cuộc phỏng vấn thanh lọc. Việc xét lại cho định cư những trường hợp oan uổng này—được gọi là Khu Vực Xám (Grey area)—sẽ giúp giải quyết được tình trạng bế tắc của chương trình hồi hương tị nạn một cách công bằng và nhân đạo. Sáng kiến “khu vực xám” lần đầu tiên được chủ tịch IRAC đưa ra trong một buổi hội thảo về Kế hoạch CPA do sinh viên Đại học Stanford, California, tổ chức ngày 14 tháng 9, 1990, sau đó được thuyết trình tại Hội nghị đánh giá kết quả của kế hoạch CPA được tổ chức tại Đại học Ateneo de Manila vào tháng Mười 1992. Nhưng cuộc vận động chưa thể thực hiện vì IRAC cần phải theo dõi chương trình Trở về trong trật tự ORP và thu thập đầy đủ dữ kiện về những thành phần thuộc “khu vục xám” bị hồi hương.
Mãi đến tháng Ba 1993, IRAC mới chính thức trình bày đề nghị định cư “khu vực xám” trong cuộc Hội thảo Bàn tròn Quốc tế Refugees: A Challenge to Solidarity do Phái bộ Tòa Thánh Vatican tổ chức tại trụ sở LHQ ở New York. Đề nghị này được InterAction, một liên minh của trên 150 tổ chức thiện chí bất vụ lợi của Hoa Kỳ, ủng hộ và thành lập một Ủy ban Đặc nhiệm về CPA (Interaction CPA Task Force) với hai đồng chủ tịch cầm đầu hai tổ chức IRAC và RI (Refugees International.) Ủy ban này đã khai triển sáng kiến “khu vực xám” thành một dự án lấy tên là Track II (đường số 2, song song với đường số 1 làRefugee Screening) dành cho những người đã bị thanh lọc oan.
Cuộc vận động của InterAction CPA Task Force cho dự án Track II rất vất vả vì các nước tạm dung và các nước định cư đều chống đối, coi dự án này như một trở ngại cho chương trình Trở về trong Trật tự ORP. Đến khi dự án được Hoa Kỳ chấp thuận thì Việt Nam lại phản đối với lý do là việc đưa những người đã hồi hương sang Hoa Kỳ định cư sẽ làm cho Việt Nam bị mang tiếng là đã ngược đãi những người này. Cuối cùng, Việt Nam cũng chấp thuận chương trình Track II dưới một tên mới là Resettlement Opportunities for Vietnamese Returnees (Cơ hội định cư cho những người Việt hồi hương,) thường được gọi tắt là ROVR. Ngày 30.4.1996, chương trình ROVR được thông báo cho những người đã trở về Việt Nam hay đã ghi danh tình nguyện hồi hương để họ có thể nộp đơn trễ nhất là 30 tháng Sáu 1996. Tổng cộng có gần 9,000 đơn đã nhận được kịp thời hạn. ROVR là chương trình định cư thành công nhất với tỉ lệ trung bình trên 80 phần trăm được chấp thuận cùng với những người trong gia đình. Một số người chống đối sáng kiến “Khu vực Xám” của IRAC nay cũng nhìn nhận thành quả tốt đẹp này. Kế hoạch quốc tế CPA được chấm dứt ngày 30.6.1966 nhưng việc định cư tại Hoa Kỳ theo các chương trình ODP, HO và ROVR được tiếp tục cho đến những năm đầu của thế kỷ 21. Gần đây, còn có tu chính án của Thượng nghị sĩ John McCain triển hạn chương trình định cư nhân đạo (HR) tập trung vào con cái đã trưởng thành của những người đã sang Hoa Kỳ theo diện HO. Trước đó con cái họ nếu trên 21 tuổi thì không được theo cha mẹ sang Hoa Kỳ, nhưng theo tu chính án McCain, những người con này dù trên 21 tuổi nhưng chưa có gia đình sẽ được chấp thuận cho đoàn tụ với cha mẹ.
d) Số người tị nạn và chương trình định cư của Hoa Kỳ
Ngoài 130,000 người ra đi trước và trong ngày cuối cùng của tháng Tư 1975 được đương nhiên đưa thẳng sang Hoa Kỳ, những người thoát khỏi Việt Nam sau 30.4. 1975 đều tới các quốc gia tạm dung, gồm có: Hong Kong, Indonesia, Japan, Korea, Macau, Malaysia, Philippines, Singapore, Thailand, không kể vài nước khác chỉ có từ vài chục đến vài ba trăm người tị nạn, như Brunei và Israel. Số người đến đông nhất là Hong Kong và 5 nước ASEAN, được chia làm bốn đợt từ 1975 đến 1995, gồm cả thuyền nhân và bộ nhân, được Cao ủy Tị nạn LHQ (UNHCR) tổng kết như sau:
Đợt I (1975-1979) 311,426 thuyền nhân, 14,666 bộ nhân Tổng cộng: 326,092
Đợt II (1980-1984) 241,995 11,117 253,112
Đợt III (1985-1989) 186,498 10,467 196,965
Đợt IV (1990-1995) 56,391 6,668 63,059
Tổng cộng 4 đợt 796,310 42,918 839,228
Ngoài số tị nạn tới được các nước tạm dung và số người may mắn đi trước trong tháng Tư 1975 còn phải kể thêm số người phải thiệt mạng vì nhiều lý do hay bị lính biên phòng hay hải tặc bắt đi trên đường vượt thoát. Số người này không thể biết đích xác là bao nhiêu nhưng nhiều nhất là trong những năm 1980. Các chuyên gia tị nạn của LHQ và các quan sát viên quốc tế khác đã có nhiều ước tính rất xa nhau, từ 10% đến 70%, tùy theo mùa, thời tiết và đường đi. Tỉ lệ trung bình dè dặt nhất là 20% trên tổng số người ra đi sau tháng Tư 1975. Như vậy, nếu 80% tới các nước tạm dung được tính tròn là 840,000 thì tổng số ra đi (100%) là 1,050,000, và 20% trên tổng số này bị chết và mất tích là 210,000. Ngoài ra, phải tính thêm 260,000 người Việt gốc Hoa (cũng gọi là người Hoa) ở miền Bắc bị đẩy về Trung Quốc trước và sau cuộc chiến biên giới đầu năm 1979. Cộng tất cả những con số trên đây (130,000 được đưa thẳng sang Mỹ trong tháng Tư 1975; 840,000 tới các nước tạm dung; 210,000 chết hay mất tích; 260,000 bị đẩy về Trung Quốc,) tổng số người trốn khỏi chế độ cộng sản Việt Nam từ 1975 đến 1995 là 1,440,000 người. Một kết quả hiển nhiên của gần một triệu rưỡi người phải bỏ nước ra đi là họ đã làm cho nhiều quan chức cộng sản trong chính quyền trung ương và địa phương trở nên rất giàu có do tài sản của họ để lại bị tịch thu, nhất là các cơ sở kinh doanh của người Hoa ở cả hai miền Nam, Bắc. Họ còn bị lột thêm một lần nữa khi phải nộp vàng và tiền trong những chuyến đi chui, mua bãi đi bán công khai hay khi được nhà chức trách Việt Nam tổ chức cho hàng ngàn người đi công khai trên những chiếc tàu lớn, liên tiếp trong những tháng cuối năm 1978, như tàu Southern Cross chở 1,252 người tới Nam Dương (tháng Chín,) tàu Hải Hồng chở 2.500 người đi Mã Lai (tháng Mười,) tàu Tung An chở 2,300 sang Phi-lip-pin (tháng Mười hai,) và tàu Huey Fong chở 3,300 người tới Hong Kong, cũng trong tháng Mười hai năm 1978.
Chính sách của Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương chấp nhận cho tị nạn từ các nước tạm dung tới định cư tương đối rộng rãi, không chỉ trong khoảng ba năm đầu khi số người ra đi còn ít mà còn cố gắng hơn nữa để giải quyết cuộc khủng hoảng tị nạn tạm trú, như đã thấy trong hội nghị quốc tế Geneva năm 1979. Cho đến giữa thập kỷ 1980 các nước định cư mới thật sự mất kiên nhẫn và “mệt mỏi tình thương” để phải cùng các nước tạm dung tìm cách chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam bằng Kế hoạch CPA.
Hoa Kỳ là quốc gia nhận tị nạn định cư nhiều nhất và có nhiều chương trình nhất: trẻ mồ côi trong chiến dịch “babylift”; chương trình ODP gồm có đoàn tụ gia đình, trẻ con lai, trẻ em không người đi kèm, cựu nhân viên sở Mỹ; chương trình cựu tù nhân chính trị H.O và chương trình “khu vực xám” ROVR. Điều đó cho thấy Hoa Kỳ có chính sách đặc biệt đối với tị nạn Việt Nam như một sự đền bù lỗi lầm đã bỏ rơi đồng minh VNCH trong cuộc chiến chống cộng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Hoa Kỳ không hạn chế số tị nạn được thâu nhận và không cắt giảm ngân sách định cư đối với tị nạn Việt Nam. Các hội đoàn tị nạn và tổ chức thiện nguyện Hoa kỳ đã phải rất vất vả trong những nỗ lực vận động chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ duy trì mức thâu nhận mỗi năm số tị nạn từ các trại tạm trú ở Hong Kong và Đông Nam Á. Một trường hợp bất công hiếm thấy trong lịch sử di dân và tị nạn ở Hoa Kỳ là quyết định của Bộ Ngoại giao lấy bớt một phần trong con số đã dành cho tị nạn Đông Dương để tăng thêm con số dành cho dân Do Thái từ Nga và nhiều nước khác được vào Mỹ. Lập tức, chủ tịch IRAC hội ý với chủ tịch tổ chức người Mỹ gốc Do Thái American Jewish Committee (AJC) và cả hai đã viết thư chung cho Bộ trưởng Ngoại giao đồng thời viết thư đăng trên The New York Times phản đối hành động “rob Peter to pay Paul” (trộm tiền của người này để trả cho người khác) của chính phủ. Bộ Ngoại giao đã phải rút lại quyết định thiếu khôn ngoan này.
Hoa Kỳ cũng có một loạt chương trình giúp người định cư xây dựng lại cuộc đời và tránh được nhiều trở ngại trong tiến trình hội nhập vào xã hội Mỹ. Những chương trình này do một nhóm chuyên gia của IRAC soạn thảo năm 1979 được chính phủ chấp thuận toàn bộ và giao cho các tổ chức thiện nguyện tư nhân (Voluntary agencies, gọi tắt là Volags) thực hiện. Cơ quan Liên bang điều hành hệ thống định cư tị nạn trên toàn quốc, ngoài việc phổi hợp hoạt động của Volags với các cơ quan chính quyền tiểu bang và địa phương, còn có rất nhiều chương trình trợ giúp y tế, xã hội và phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, cơ quan liên bang quan trọng này lại có một cái tên rất khiêm tốn là Sở Đinh cư Tị nạn (Office of Refugee Resettlement) thường được biết đến dưới tên tắt là ORR. Nhiều hội đoàn tị nạn Việt Nam, Cam bốt và Lào cũng tham dự một phần vào việc cung cấp các dịch vụ xã hội, không chỉ riêng cho tị nạn Đông Dương mà cho cả những nhóm chủng tộc khác, nhưng vẫn chưa khai thác hết các nguồn hỗ trợ của ORR.
e) Các tổ chức cộng đồng và vai trò của người Mỹ gốc Việt
Tên chính thức của nước Mỹ United States of America (Những bang hợp nhất của châu Mỹ) đã được dịch rất khéo là Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, không theo sát nghĩa đen nhưng rất đúng với ý nghĩa và hình ảnh của nước Mỹ. So với các sắc dân Á châu khác ở Mỹ năm 1975, cộng đồng người Việt Nam là trẻ nhất (tới Mỹ sau cùng) nhưng đã lên hàng thứ tư về dân số, sau Trung Quốc, Ấn độ và Phi-lip-pin. Ngoài ra, khác với phần đông những sắc dân từ các nơi đã tới trước với tư cách di dân, hai thế hệ người Việt đầu tiên tới Mỹ đều là người tị nạn chính trị và hầu hết đã trải qua những cuộc hành trình nguy hiểm, có nhiều trường hợp rất đau thương.
Lúc đầu, kế hoạch định cư của Hoa Kỳ là phân tán người tị nạn trên khắp các tiểu bang để họ dễ hòa nhập vào đời sống Hoa Kỳ, tránh cho họ tụ tập trong những ghetto (khu riêng) và trở thành gánh nặng lâu dài cho chính phủ. Nhưng chẳng bao lâu dân tị nạn Việt Nam đã di chuyển từ những nơi xa xôi hẻo lánh đến những tiểu bang có nhiều đồng hương để gìn giữ được ngôn ngữ và những nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam như ẩm thực, tín ngưỡng, âm nhạc, v.v. trong khi vẫn hòa nhập vào xã hội dòng chính. Họ ở trong những khu đông người da trắng và có những quan hệ láng giềng tốt đẹp. Những khu có đông người Việt như Little Saigon hay Vietnam Town phần lớn là nơi tập trung các cơ sở kinh doanh, siêu thị, tiệm ăn và cung cấp các dịch vụ thuận tiện cho cư dân Việt trong những vùng lân cận, sinh hoạt nhộn nhịp mang săc thái văn hóa Á đông, không thể gọi là khu ghetto của dân nghèo. Mặc dù định cư ở một miền đất lạ trong những hoàn cảnh kém may mắn và đầy bỡ ngỡ về ngôn ngữ và phong tục, người Việt tị nạn đã có thể thích ứng mau chóng vào xã hội Hoa Kỳ. Ngay thế hệ đầu tiên đã có một số người thành công trong ngành kinh doanh và nghề nghiệp chuyên môn. Từ thế hệ một rưỡi đến thế hệ thứ hai thì đã xuất hiện trong xã hội dòng chính (mainstream) những nhân tài nổi tiếng trong mọi ngành khoa học, giáo dục, văn học nghệ thuật, kinh doanh, quân sự và chính trị. Thế hệ thứ ba đang bắt đầu xây dựng sự nghiệp, chắc chắn còn có nhiều thành tích đáng ca ngợi hơn nữa.
Sau khi tạm ổn định cuộc sống, một số người đã tìm đến nhau lập ra những hội ái hữu hay tương trợ, giúp đỡ những người mới tới, những người còn ở trong các trại tạm trú, và bà con bè bạn ở quê nhà. Có thể nói người Việt Nam rất đoàn kết trong những hoạt động giúp đỡ người đồng loại trong tinh thần “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Tinh thần đó được thấy rõ trong những hoạt động lạc quyên cứu thuyền nhân vượt biển, giúp nạn nhân bão lụt ở Việt Nam, giúp thương binh VNCH sống cực khổ ở trong nước, v.v. Những hoạt động về y tế, giáo dục và xã hội của những hội ái hữu thuần túy như Petrus Ký Foundation hay của những hội thiện chí do các chuyên gia trẻ người Mỹ gốc Việt thành lập (Vietnamese American non-governmental organizations, VA NGOs) giúp cho trẻ em, phụ nữ và đồng bào nghèo ở Việt Nam cũng được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ. Nhưng tình đoàn kết và tương trợ của người Việt chỉ thể hiện trong phạm vi nhân đạo mà không lan sang địa hạt chính trị mặc dù người Việt hải ngoại rất nặng tình với quê cha đất tổ và mong muốn mọi người trong nước được sống dưới một chế độ dân chủ thật sự. Điều đó có nghĩa là cộng đồng người Việt hải ngoại dù chống cộng sản độc tài nhưng đã trở nên nghi ngờ và dè dặt trước tình trạng chia rẽ, chống đối lẫn nhau của nhiều cá nhân hay tổ chức trong cộng dồng. Tệ hại nhất là hiện tượng “độc quyền chống cộng” của một số người, vì nhiều lý do khác nhau, không chịu chấp nhận và sẵn sàng “chụp mũ cộng sản” cho những ai không chống cộng theo cách của họ. Ngoài ra, cộng đồng cũng đã phân biệt được những người thật tình tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam với những người giỏi lợi dụng thời cơ cho mục tiêu cá nhân, tạo thành tích bằng những thủ đoạn bất chính, cướp đoạt công lao của người khác và thiếu minh bạch về tiền bạc.
Hành động “chụp mũ” dù cố tình hay vô ý đều có thể gây ngộ nhận nguy hiểm cho người có thiện chí và làm hại cho lợi ích chung. Một trường hợp ngộ nhận cần được nhắc đến đã diễn ra vào những năm cuối của thập kỷ 1980 khi Hoa Kỳ và quốc tế đang tìm cách giải quyết dứt khoát vấn đề tị nạn Việt Nam và cũng là thời gian Hoa Kỳ đang thảo luận với Việt Nam về vấn đề đưa tù cải tạo sang định cư ở Hoa Kỳ. Đại diện phía Mỹ về vấn đề này là Robert L. Funseth, Phụ tá Ngoại trưởng, đại diện phía Việt Nam là Vũ Khoan, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao về các vấn đề luật pháp, kinh tế và lãnh sự. Hai người đầu tiên được ông Funseth liên lạc về việc lập danh sách và hồ sơ tù cải tạo là Bà Khúc Minh Thơ, Hội trưởng Hội Gia đình Tù nhân Chính trị (Families of Vietnamese Political Prisoners Asociation, FVPPA) và Mục sư Lý Công Thuận, một thành viên Việt Nam trong giáo hội Tin Lành của ông Funseth, phụ trách hồ sơ các tu sĩ thuộc mọi tôn giáo bị bắt đi cải tạo. Sau khi tham dự hội nghị Indochinese Leadership Convention do IRAC tổ chức ở Đại học Georgetown, Washington DC năm 1986 (khác với hội nghị quốc tế về khủng hoảng tị nạn tạm trú cũng của IRAC năm 1988), ông Funseth bắt đầu tham khảo với chủ tịch IRAC về trường hợp các trí thức, nhà báo và văn nghệ sĩ bị cầm tù.
Nguyên nhân có cuộc thương thuyết về việc định cư tù nhân chính trị bắt đầu từ phía Việt Nam. Sau cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979, Việt Nam bị Trung Quốc cắt hết viện trợ trong khi viện trợ của Nga Xô lại quá ít, vì thế lãnh đạo Hà Nội rất muốn thiết lập các quan hệ ngoại giao và thương mại với Hoa Kỳ. Nhân có chương trình đoàn tụ gia đình (ODP) mà Việt Nam bắt đầu thực hiện từ hội nghị quốc tế về tị nạn năm 1979, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố năm 1982 là Việt Nam sẵn sàng thả hết tù cải tạo nếu Hoa Kỳ bằng lòng thâu nhận. Phụ tá Ngoại trưởng Robert Funseth bắt đầu những cuộc tiếp xúc thăm dò với Hà Nội, nhưng khi ngoại trưởng Mỹ George Shultz loan báo công khai năm 1984 là Hoa Kỳ đã sẵn sàng nhận định cư tù cải tạo thì Việt Nam lại đưa ra điều kiện trao đổi là quan hệ bình thường giữa hai nước. Vì gặp khó khăn với Hoa Kỳ, năm 1985, Việt Nam tuyên bố sẽ không cho tù cải tạo ra đi nữa. Năm 1986, Hoa Kỳ bằng lòng thương thuyết về quan hệ song phương vì cảm thấy Việt Nam có thể quay lại cầu hòa với Trung Quốc để xin giúp đỡ. Ông Funseth tiếp tục điều đình về vấn đề định cư tù cải tạo. Cũng từ đó, những hồ sơ IRAC nhận được từ đại diện các trại tị nạn hay từ các hội cựu tù nhân chính trị đều được chuyển vể Hội Gia đình Tù nhân chính trị là nơi tập trung các hồ sơ từ mọi nơi và đúc kết danh sách cho phái đoàn Bộ Ngoại giao.
Khoảng ba tháng trước khi ông Funseth đi Hà Nội họp phiên cuối cùng và ký kết bản thỏa thuận với Việt Nam ngày 30 tháng Bảy 1989, chủ tịch IRAC thu xếp một buổi họp tại Bộ Ngoại giao giữa ông Funseth và phái đoàn đại diện Hội Văn Bút Việt Nam hải ngoại. Cuối phiên họp, ông Funseth đã nhận bản đúc kết danh sách các văn nghệ sĩ bị cầm tù và hứa sẽ đặc biệt quan tâm đến danh sách này. Ít lâu sau, do yêu cầu của chủ tịch IRAC, ông Funseth đã giúp cho Luật sư Trần Danh San, cựu tù cải tạo vượt biển tới Nhật được sang định cư ở Hoa Kỳ. Từ năm 1987, chủ tich IRAC đã trực tiếp quan hệ với Đại tướng John W. Vessey, Đặc sứ của hai Tổng thống Reagan và Bush về vấn đề POW/MIA, và được tướng Vessey nhận nêu thêm trường hợp tù nhân cải tạo và tình trạng trì trệ của chương trình ODP với nhà cầm quyền ở Việt Nam. Trong cuộc họp báo tại Bạch Ốc ngày 10 tháng 8, 1987, Đại tướng Vessey xác nhận điều này và hai ngày sau viết thư cho chủ tịch IRAC nói rõ thái độ cứng rắn của Việt Nam về tù cải tạo vào thời điểm đó. Đại tướng Vessey cũng cử một phụ tá là Thiếu tướng Stephen B. Crocker liên lạc với IRAC về các chuyến đi Việt Nam của ông.
Quan hệ làm việc của bà Khúc Minh Thơ, hội trưởng FVPPA và của chủ tịch IRAC với ông Funseth về vấn đề tù nhân chính trị như đã mô tả trên đây chỉ là nhũng hoạt động bình thường không có gì đáng bị ngộ nhận. Nhưng điều ngộ nhận quan trọng đã xảy ra do sự việc sau đây:
Đầu năm 1989, giữa lúc UNHCR và các nước đang chuẩn bị cho hội nghị quốc tế Geneva vào tháng Sáu, Phụ tá Ngoại trưởng Funseth thúc giục bà Khúc Minh Thơ, nhân danh Hội trưởng Hội Gia đình Tù nhân Chính trị (FVPPA) đi New York gặp Đại sứ Trịnh Xuân Lãng, Đại diện Việt Nam tại LHQ (khi đó chưa có Đại sứ VN ở Washington DC) để yêu cầu Việt Nam đồng ý cho tù cải tạo được đoàn tụ với gia đình ở Hoa Kỳ. Chính ông Funseth đã thu xếp cuộc gặp gỡ của bà Hội trưởng FVPPA với Đại sứ Trịnh Xuân Lãng ở New York. Ông Funseth cũng nhắc nhở chủ tịch IRAC nên gặp Đại sứ Lãng để nêu lên trường hợp của trí thức, văn nghệ sĩ. Ông nhấn mạnh rằng đã đến lúc người tị nạn phải lên tiếng như chủ tịch IRAC đã tuyên bố trong cuộc họp báo năm 1987 đòi tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tị nạn. Qua sự thu xếp của ông Funseth và dân biểu Steve Solarz, và qua trung gian của một giáo sư Mỹ ở Đại học Columbia, một phái đoàn IRAC đã gặp Đại sứ Trịnh Xuân Lãng ở tư thất của vị giáo sư trung gian. Những lời yêu cầu và trao đổi quan điểm giữa đại diện tị nạn và đại diện chính quyền trong nước giúp cho ông Funseth thêm yếu tố chuẩn bị cho vòng đàm phán cuối cùng trước khi ký kết bản thỏa hiệp với Việt Nam về vân đề định cư tù cải tạo ngày 31 tháng Bảy 1989.
Vì tiếp xúc với đại diện chính quyền cộng sản, dù hiển nhiên chỉ để cất lên tiếng nói của người tị nạn với những yêu cầu chính đáng về vấn đề tù nhân chính trị, do sự thúc giục và thu xếp của đại diên chính phủ và quốc hội Mỹ, cả bà hội trưởng FVPPA và chủ tịch IRAC đều đã bị một luồng dư luận trong cộng đồng chỉ trích dữ dội, kết án là “xin ân huệ” và “đi đêm” với cộng sản. Phải đến khi ông Funseth đến dự bữa tiệc do cộng đồng vùng thủ đô khoản đãi để tri ân sự giúp dỡ tận tình của ông đối với tù nhân chính trị Việt Nam, và khi đọc diễn văn ông đã nêu đích danh và cám ơn ba người đã làm việc với ông trong cuộc điều đình âm thầm và khó khăn kéo dài 7 năm mới đạt được kết quả thì sự ngộ nhận tai hại, nhưng dễ hiểu, đối với bà hội trưởng FVPPA và chủ tịch IRAC mới được giải tỏa đối với cử tọa thực khách ngày hôm đó.
Như đã thấy, Việt Nam kéo dài và đình hoãn cuộc thương thuyết về tù cải tạo cho đến khi thấy Hoa Kỳ sẵn sàng thảo luận về vấn đề bình thường hóa quan hệ giữa hai nước. Thêm ba năm nữa Việt Nam mới tỏ thái độ hợp tác với kế hoạch chấm dứt tị nạn của quốc tế tại hội nghị Geneva năm 1989, dẫn đến thỏa thuận về chương trình Trở về trong trật tự (ORP) năm 1991 mà thực tế bao gồm cả cưỡng bách hồi hương. Điều đó cho thấy vấn đề tị nạn Việt Nam chỉ thật sự được giải quyết bằng giải pháp chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam năm 1995. Hội nghị Geneva 1989 là cơ hội để Việt Nam dùng tù cải tạo như một món hàng trao đổi trong cuộc thương thuyết với Mỹ về việc bãi bỏ lệnh cấm vận và thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Việt Nam đã không để mất cơ hội bang giao với Hoa Kỳ như đã sai lầm năm 1977 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter khiến gần hai chục năm sau mới được mở Đại sứ quán ở thủ đô Washington. Ngược lại, cũng phải nói là Hoa Kỳ đâ để lỡ nhiều cơ hội từ năm 1982 khi Nguyễn Cơ Thạch tuyên bố sẽ cho tù cải tạo sang Mỹ định cư, gián tiếp bắn tin là Việt Nam mong muốn Hoa Kỳ đưa các nhà đầu tư vào Việt Nam và phát triển kinh tế thương mại. Có thể vì những điều kiện về dân chủ và nhân quyền của Mỹ vào thời đó đã khiến cho nhóm lãnh đạo bảo thủ ở Hà Nội muốn quay về phục tòng Trung Quốc để được giúp đỡ và giữ vững chế độ. Nói cách khác, chính Hoa Kỳ đã đẩy Việt Nam vào quỹ đạo Trung Quốc để cho lãnh đạo cao nhất của Việt Nam (không có Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch) ký bản mật ước Thành Đô với lãnh đạo Trung Quốc năm 1990. Hoa Kỳ bỏ cấm vận năm 1994 và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 là một quyết định rất đúng nhưng quá trễ.
*
Lịch sử tị nạn 1975 và những đóng góp quan trọng của cộng đồng tị nạn đã định cư ở Hoa Kỳ trong công cuộc cứu giúp, bảo vệ và tham gia vào việc giải quyết các vấn đề tị nạn một cách nhân đạo, cùng với những kinh nghiệm định cư và hội nhập vào xã hội dòng chính, đã giúp ích đáng kể cho những nhà làm chính sách về di dân và tị nạn của Hoa Kỳ và thế giới. Tổ chức IRAC/SEARAC đã được chính phủ mời hợp tác trong chương trình hướng dẫn định cư dân tị nạn IRAQ trong chiến tranh vùng Vịnh. Con số tị nạn và di tản (refugees and displaced persons) do chiến tranh ở các nước Phi châu và Trung Đông hiện đã lên đến 60 triệu người. Những cuộc vận động thành công cho người tị nạn của người Mỹ gốc Việt và những thành tích vẻ vang của họ trên mọi địa hạt, nhất là của thế hệ trẻ, cho thấy khả năng bảo vệ và phát triển quyền lợi của cộng đồng công dân Mỹ gốc Việt cũng như khả năng đóng góp của họ cho xã hội Hoa Kỳ. Khả năng này đã được công khai nhìn nhận không chỉ bởi lãnh đạo Hoa Kỳ mà luôn cả lãnh đạo Việt Nam, như đã chứng tỏ trong những bản tuyên bố chung Mỹ-Việt sau những cuộc họp thượng đỉnh song phương năm 2013 và 2015.
Tuy nhiên, riêng đối với các vấn đề liên quan đến chính quyền trong nước, khả năng đóng góp vào sự phát triển quan hệ hợp tác toàn diện song phương Việt-Mỹ vẫn còn ở dạng tiềm năng vì còn tùy thuộc vào sự cải thiện chính sách của Việt Nam về nhân quyền và lập trường bảo vệ độc lập và chủ quyền đối với Trung Quốc. Ngoải ra, cộng đồng người Mỹ gốc Việt đang phải đối diện với một thách đố to lớn và cũng là trở ngại lớn nhất cho sự xây dựng sức mạnh cộng đồng là tình trạng khác biệt về quan điểm và phương pháp thực hiện mục tiêu chung mà hậu quả là chia rẽ và chống đối lẫn nhau. Tình trạng đó chẳng những không đóng góp được gì cho chính sách của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, nó còn giúp cho cán bộ cộng sản có cơ hội xâm nhập và phá hoại những nỗ lực đoàn kết và phát triển cộng đồng.
Làm thế nào để đạt được đồng thuận và chuyển hóa tiềm năng thành hiện thực? Làm sao có thể đóng góp thiết thực với các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ về các vấn đề Việt Nam? Làm sao có thể giúp Việt Nam thoát Trung và thực hiện được các mục tiêu độc lập, dân chủ và phát triển? Đó là những vấn đề được đặt ra cho cộng đồng người Việt hải ngoại, nhất là công dân Mỹ gốc Việt, trước sự sống còn của đất nước và dân tộc. Trước đây, “Tiếng nói của Người Tị nạn” đã được các nhà làm chính sách của Hoa Kỳ và quốc tế không chỉ lắng nghe và thực hiện những đề nghị thiết thực về cứu trợ và định cư tị nạn, mà còn đặc biệt đón nhận những sáng kiến hữu ích nhằm giải quyết vấn đề tị nạn một cách công bẳng và nhân đạo. Ngày nay, “Tiếng nói của Công dân Mỹ gốc Việt” không thể không góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền của Việt Nam và giúp cho quê hương trở thành một quốc gia giàu mạnh và dân chủ. Cộng đồng Mỹ gốc Việt có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện hai công tác quan trọng: (1) vận động Hoa Kỳ và quốc tế gia tăng nỗ lực đánh bại tham vọng bành trướng ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, và (2) hỗ trợ tích cực những nhà tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền đang dũng cảm đương đầu với chế độ độc tài ở trong nước.
Dù kết quả Đại hội XII sắp tới của Đảng Cộng sản Việt Nam có xu hướng như thề nào, hai công tác trên đây vẫn cần phải tiếp tục—khó khăn hơn hay tương đối thuận lợi hơn—cho đến khi đạt được mục tiêu. Lịch sử sẽ không quên đánh giá tinh thần trách nhiệm và vai trò của người Việt đang sinh sống ở các quốc gia tự do, dân chủ trên thế giới.
California, mùa lễ Giáng Sinh, 2015
Lê Xuân Khoa
------------------------
Tác giả là nguyên chủ tịch IRAC/SEARAC và nguyên giáo sư thỉnh giảng tại trường Cao học Nghiên cứu Quốc tế (SAIS), Đại học Johns Hopkins, Washington, DC. Từ 2005, cư ngụ tại Irvine, Califorrnia, viết sách và tư vấn tình nguyện cho các tổ chức NGO Mỹ gốc Việt.
No comments:
Post a Comment