12/31/2015

CSVN VAY NỢ AI VÀ TỪ LÚC NÀO ?

BÙI ANH TRINH
12/2015


Vay nợ những ai ?

Tháng 10 năm 1954 chính phủ kháng chiến của ông Hồ Chí Minh vào tiếp thu Hà Nội. Lúc đó Miền Bắc chỉ là một cái kho trống rỗng, tất cả các đầu óc biết làm ăn, tất cả vốn liếng làm ăn đều chạy vào Nam. Thậm chí trâu cày ngựa kéo bị xẻ thịt trước khi làm gió tàn bạo của “Cọng sản” theo chân Hồ Chí Minh lan ra khắp Miền Bắc.

Đồng ruộng bỏ hoang vì tất cả những người biết làm ra của cải từ đồng ruộng đã bị xử tử hoặc bị đày lên rừng sống với kiếp lượm hái của loài vượn, khỉ . Nạn đói ập tới, đầu năm 1955 Tổng bí thư ĐCS Liên Xô là Khrushev phải mua 150 tấn gạo của Miến Điện để cứu đói cho Miền Bắc. CSVN cầu cứu Cố vấn TC là La Quý Ba và Kiều Hiểu Quang. Tuy nhiên thuở đó gạo của TC không đủ nuôi cho nhân dân TC.

Ruộng đất tại TQ cũng bỏ hoang, trâu cày ngựa kéo dần dần lăn đùng ra chết vào ban đêm. Người nông dân không hết lòng cày bừa thay trâu ngựa, họ đổ cho là tại mất mùa. Còn Mao Trạch Đông thì đổ cho chim chóc phá hoại mùa màng. Ông ta ra lệnh bằng mọi cách diệt hết các loài chim chuyên sinh sống trên ruộng lúa. Kết quả là vì không còn chim diệt sâu rầy nên nảy sinh đại nạn sâu rầy khiến toàn TQ bị đói.

Từ 1956 Miền Bắc VN sống lây lất nhờ viện trợ lương thực của Liên Xô và các nước CS Đông Âu. Sau đó Lê Duẩn vin vào lý do Miền Bắc VN bị thiếu ăn vì đế quốc Mỹ thả bom ngày đêm, ông ta đi vay lương thực của TC trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam 1964 -1975, tiếng là vay để yểm trợ cho quân CSVN tại chiến trường Miền Nam nhưng thực ra là để lấp lổ hổng thiếu ăn tại Miền Bắc.

Sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975; dưới sức ép của Bắc Kinh, Lê Duẩn phải gom và bán tất cả chiến lợi phẩm thu được tại Miền Nam để trả nợ chiến phí cho TC. Ông ta đã trả xong nợ chiến phí cho TC vào năm 1977 ( 20 tỷ USD, Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao CSVN Trần Quang Cơ ). Nhưng cũng từ đó CSVN hoàn toàn lệ thuộc vào tiền vay mới của Liên Xô và các nước Đông Âu. Liên Xô dùng sức ép của số tiền cho vay, buộc CSVN phải chống TC.

Một trong những đòn chống TC là tấn công quân Pol Pot và chiếm đóng Kampuchia, đuổi cán bộ của Bắc Kinh về Tàu, hủy bỏ số nợ mà Pol Pot nợ Bắc Kinh. Dẫn tới hậu quả là Liên Hiệp Quốc ra lệnh cấm vận CSVN. Từ đó CSVN sống lây lất với mức viện trợ hằng năm của Liên Xô là 1 tỉ Rúp,( tương đương 1,75 tỉ Đô la thời bấy giờ ). Gọi là viện trợ nhưng kèm theo quyển sổ nợ, tức là cho vay. Dĩ nhiên là cho vay bằng hàng hóa của Liên Xô, đa phần là hàng thừa mứa.

Đến lúc này thì Lê Duẩn bắt nhân dân Việt Nam phải ăn bo bo để dành một phần gạo nuôi dân Kampuchia bởi vì sau khi đất nước bị chiếm thì dân KPC không chịu làm ruộng nữa, họ bỏ hoang đồng ruộng để chạy sang Thái Lan tị nạn. Số còn lại sống nhờ gạo cứu trợ của Hà Nội. Lê Duẩn cứu nguy bằng cách đưa nông dân VN tràn sang KPC để làm ruộng rồi bán ra thị trường tự do, bán được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.

Tháng 7 năm 1986 Lê Duẩn chết. Tháng 12 năm đó Liên Xô cử Ủy viên Bộ chính trị Ligacheve sang Hà Nội để chứng giám đại hội Đảng CSVN toàn quốc lần thứ 6. Tại hội nghị Ligacheve phát biểu :

“Hiện nay Mạc Tư Khoa viện trợ kinh tế và quân sự cho VN mỗi năm lên đến 1 tỉ 750 triệu Mỹ kim. Trong những năm qua, đảng và chính phủ VN đã quản trị một cách bừa bãi làm thất thoát số tiền giúp đỡ lớn lao này. Liên Xô vẫn tiếp tục viện trợ trong khả năng với điều kiện số tiền viện trợ này phải được sử dụng một cách đứng đắn..”( Bản dịch của Tiến sĩ Nguyễn Đình Tuyến, Lịch Sử Việt Nam 1975-2000, trang 75 ).

Lúc Ligacheve phát biểu thì Liên Xô đang sa lầy vào cuộc chiến tranh Afganistan tới năm thứ 7, và Liên Xô buộc phải tháo chạy khỏi Afganistan vào năm 1989 bởi vì kinh tế LX đã kiệt quệ.

Cũng trong đại hội đó ( từ 15 đến 19-12-1986 ) Ủy viên bộ chính trị đặc trách cải cách về kinh tế Võ Văn Kiệt phát biểu : “Nạn thất nghiệp trầm trọng, sự thiếu hụt các nguyên liệu, lế lối làm việc tắc trách… đó là một số trong những nguyên nhân đưa tới thất bại kinh tế…”

“Trong kế hoạch 5 năm sắp tới, chúng ta phải gia tăng sản xuất. Và đặc biệt phải gia tăng thêm 70% về mặt xuất khẩu thì mới có thể cân bằng cán cân nhập khẩu với các nước khác…Chúng ta ghi nhận sự giúp đỡ của các nước anh em, dẫn đầu là Liên Xô, nhưng vẫn không từ bỏ việc giao hảo với các nước tư bản thế giới”( Bản dịch của Nguyễn Đình Tuyến, trang 70 ).

Thực ra năm 1986 mà tính tới chuyện gia tăng xuất khẩu 70% để “cân đối nhập khẩu” thì còn khó hơn là bước lên trời: Người người ăn đói, nhà nhà ăn độn thì lấy đâu mà gia tăng xuất khẩu? Ông Kiệt “nổ” chăng… ? Sự thật chỉ có Bộ chính trị CSVN mới biết…!

Nhưng dầu sao phát biểu trên đây của ông Kiệt cũng hé lộ một sự thật khá rõ ràng, đó là giới lãnh đạo ĐCSVN giao cho ông Võ Văn Kiệt nhiệm vụ bắt tay với thế giới Tư bản. Lúc này ông Võ Văn Kiệt đang nắm tay hòm chìa khóa của nước CSVN với chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch nhà nước, tương đương với Bộ trưởng bộ Kinh tế kiêm Bộ trưởng Tài chánh bây giờ.

Nhưng theo tự truyện của ông Võ Văn Kiệt do Huy Đức ghi ( Sách “Sự Kiên Võ Văn Kiệt” ) thì thuở nhỏ ông có 2 năm tập đọc tập viết ở trường làng, sau đó đi chăn trâu, đến năm 17 tuổi thì đi làm cách mạng. Cho tới khi làm chủ nhiệm UBKHNN thì ông vẫn không học thêm một trường lớp nào, còn về chuyện tự học thì chính người anh kết nghĩa của ông là Nguyễn Văn Linh có nhận xét “Đã dốt mà không chịu học hỏi thêm” ( Huy Đức, Bên Thắng Cuộc ).

Vậy thì căn cứ vào tài năng nào của VVK mà Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đưa VVK lên làm Chủ nhiệm UB. KHNN vào năm 1981? Câu trả lời đơn giản là Lê Duẩn nhắm vào người đứng đằng sau lưng ông VVK, đó là ông Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế của ông Kiệt trong thời gian ông Kiệt giữ chức Bí thư thành phố HCM.

Đã quá rõ là ngay từ thời Lê Duẩn còn sống, ông ta và Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng…đã chủ trương nhờ Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh áp dụng chế độ kinh tế tư bản cho VN.

Cây đủa thần của Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh.

Năm 1995, trong bối cảnh Bộ ngoại giao Mỹ rộn rịp thiết lập quan hệ ngoại giao với CSVN. Giáo sư Michel Chossudovsky của Canada đã viết một bài khảo luận về quá trình nối lại bang giao giữa Mỹ và CSVN. Sau này ông đưa bài viết vào cuốn sách “The Globalization of Poverty”, xuất bản năm 1998 và tái bản năm 2003. Giáo sư Chossudovsky là giáo sư kinh tế tại Đại học Ottawa, Canada; và là Giám đốc “Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu hóa” của Canada.

Giáo sư đã viết về hoạt động của ông Nguyễn Xuân Oánh trong sứ mệnh lèo lái con tàu kinh tế CSVN trở lại với kinh tế tư bản :

“…một thỏa thuận đã đạt được ở Paris vào năm 1993, yêu cầu Hà Nội nhận các khoản nợ của chính quyền Sài Gòn, một chính quyền không còn tồn tại nữa của Tướng Thiệu. Bản thoả thuận này có nhiều chỗ tương đương với việc bắt buộc Việt Nam bồi thường cho Washington các phí tổn chiến tranh”( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Nghĩa là CSVN muốn bắt tay trở lại với Mỹ thì phải gánh lấy các món nợ mà VNCH đã nợ của Mỹ trong thời kỳ chiến tranh. Đây là một gánh nợ khổng lồ mà CSVN không thể nào trả ngay, mà phải trả vừa vốn vừa lãi trong vòng 100 năm. Đổi lại, Mỹ và Tây Phương sẽ rót ngay cho CSVN gần 2 tỉ USD để “cải cách thị trường tự do ở Việt Nam” nhằm cứu nguy cho chế độ.

“…một cuộc họp bí mật đã được tổ chức dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris (Paris Club). Tại cuộc họp này, có sự góp mặt của đại diện các chính phủ phương Tây. Về phía Việt Nam, TS Nguyễn Xuân Oánh, cố vấn kinh tế cho Thủ tướng, đã đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán.

“Tiến sĩ Oánh, một cựu quan chức của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính và sau đó là Quyền Thủ tướng trong chính quyền quân sự của Dương Văn Minh …. Tiến sĩ Oánh, trong khi giữ vai trò trung gian, chính thức thay mặt chính quyền cộng sản, dù sao cũng đã đáp ứng được nhu cầu của các chủ nợ phương Tây”( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Ông Nguyễn Xuân Oánh chính thức thay mặt chính quyền CSVN đàm phán với thế giới tư bản từ năm 1993. Không phải thay mặt để bàn chuyện làm ăn, nhưng mà để ký nhận số nợ khổng lồ mà CSVN phải mang vào cổ trước khi bang giao với Mỹ, Nhật :

“Tuy nhiên, sự sắp xếp gia hạn các khoản nợ song phương ( của chế độ Sài Gòn ) không bao giờ được tiết lộ. Nhưng cuối cùng thì thỏa thuận bí mật này ( đạt được dưới sự bảo trợ của Câu lạc bộ Paris ) là công cụ quyết định để Washington dỡ bỏ lệnh cấm vận và bình thường hóa các quan hệ ngoại giao.

“Bằng cách công nhận hoàn toàn tính hợp pháp của các khoản nợ, Hà Nội đã đồng ý hoàn trả các khoản vay đã hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Hơn nữa, chính phủ của ông Võ Văn Kiệt cũng đã chấp nhận thực hiện đầy đủ các điều kiện thông thường (giảm giá, tự do hóa thương mại, tư nhân hóa, v.v.) của một chương trình điều chỉnh cơ cấu do IMF tài trợ” ( Bản dịch của Ngọc Thu ).

Như vậy là từ năm 1993 Hà Nội đã được tròng lên cổ một khối nợ khổng lồ của VNCH mà Hà Nội không hề vay. Và Mỹ đương nhiên trở thành ông chủ nợ chính của Hà Nội từ 22 năm nay. Trong 22 năm nay ông chủ nợ muốn xiết cổ con nợ lúc nào thì xiết. Nhưng không đời nào chủ nợ lại muốn cho con nợ bị chết. Con nợ bắt buộc phải sống để trả nợ vừa vốn vừa lãi.

Ngày nay cả Mỹ lẫn CSVN đều ghi công cho ông Võ Văn Kiệt về sứ mệnh đưa nước CHXHCN Việt Nam hội nhập với kinh tế tư bản. Nghĩa là người ta cố tình làm lơ vai trò của ông Nguyễn Xuân Oánh, một chuyên gia kinh tế thượng thặng của Mỹ đã thản nhiên ở lại Việt Nam vào năm 1975. Người ta cũng giấu đi bức hình bà vợ ông Nguyễn Xuân Oánh tươi cười cầm lá cờ MTGPMN chào đón ông Lê Duẩn đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày 4-5-1975.

No comments:

Post a Comment