Message body
PODViet (Vietnam’s Public Opinion Data) bắt đầu cuộc Thăm Dò Ý Kiến đầu tiên trên Facebook vào ngày 5 tháng 12 năm 2015. Chúng tôi có ghi rõ “PODViet là một cơ cấu không thuộc chính phủ hay đảng phái nào. Chúng tôi sẽ không đòi hỏi tên tuổi hay hồ sơ cá nhân nào của bạn.” Câu hỏi được đặc ra là: “Bạn có tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc phát triển kinh tế cho dân và bảo vệ chủ quyền cho đất nước?”
Trả lời phỏng vấn báo chí Nhật Bản, Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Sự tín nhiệm và ủng hộ của nhân dân là cơ sở quan trọng, quyết định nhất đối với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân Việt Nam có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình và chúng tôi tin tưởng rằng đó là sự lựa chọn đúng đắn vì tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.”1 Mục đích của cuộc Thăm Dò Ý Kiến này là để thẩm trasự tín nhiệm và ủng hộ đó.
KẾT QUẢ
Sau hai tuần, số lượng người được mời tham dự cuộc thăm dò ý kiến là 69.896. Số người đã tham gia là 4.642. Trả lời cho câu hỏi: “Bạn có tin tưởng vào vài trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc phát triển kinh tế cho dân và bảo vệ chủ quyền cho đất nước?” tỷ lệ trả lời CÓ là 26%, tỷ lệ trả lời KHÔNG là 74%. Những người tham gia đến từ 63 tỉnh trên khắp nước. Bản thống kê số người mời, số người tham dự, và tỉnh thành tham dự được đính kèm dưới đây.
Starts
|
Ends
|
Campaign Name
|
Results
|
Reach
|
2015-12-05
|
2015-12-20
|
Bạn có tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN?
|
4642
|
69896
|
CÓ
|
26%
| |||
KHÔNG
|
74%
|
Region
|
Results
|
Reach
|
An Giang Province
|
53
|
698
|
Bà Rịa–Vũng Tàu Province
|
94
|
1588
|
Bắc Giang Province
|
28
|
567
|
Bắc Kạn Province
|
13
|
119
|
Bạc Liêu Province
|
12
|
236
|
Bắc Ninh Province
|
26
|
440
|
Bến Tre Province
|
31
|
359
|
Bình Định Province
|
79
|
1311
|
Bình Dương Province
|
51
|
1088
|
Bình Phước Province
|
27
|
513
|
Bình Thuận Province
|
74
|
1067
|
Cà Mau Province
|
36
|
360
|
Cần Thơ
|
75
|
894
|
Cao Bằng Province
|
2
|
179
|
Da Nang
|
152
|
2636
|
Đắk Lắk Province
|
118
|
1891
|
Đắk Nông Province
|
16
|
344
|
Điện Biên Province
|
9
|
178
|
Đồng Nai Province
|
163
|
2289
|
Đồng Tháp Province
|
45
|
568
|
Gia Lai Province
|
48
|
916
|
Hà Giang Province
|
16
|
248
|
Hà Nam Province
|
13
|
277
|
Hà Nội
|
749
|
11366
|
Hà Tĩnh Province
|
29
|
681
|
Hải Dương Province
|
52
|
1027
|
Haiphong
|
113
|
2062
|
Hậu Giang Province
|
14
|
201
|
Ho Chi Minh City
|
1077
|
12836
|
Hòa Bình Province
|
17
|
503
|
Hưng Yên Province
|
7
|
391
|
Khánh Hòa Province
|
129
|
1713
|
Kiên Giang Province
|
55
|
653
|
Kon Tum Province
|
32
|
375
|
Lai Châu Province
|
6
|
151
|
Lâm Đồng Province
|
125
|
1516
|
Lạng Sơn Province
|
16
|
291
|
Lào Cai Province
|
8
|
378
|
Long An Province
|
53
|
393
|
Nam Định Province
|
28
|
759
|
Nghệ An Province
|
109
|
1777
|
Ninh Bình Province
|
20
|
376
|
Ninh Thuận Province
|
34
|
443
|
Phú Thọ Province
|
30
|
600
|
Phú Yên Province
|
50
|
826
|
Quảng Bình Province
|
13
|
339
|
Quảng Nam Province
|
82
|
1207
|
Quảng Ngãi Province
|
51
|
745
|
Quảng Ninh Province
|
63
|
1223
|
Quảng Trị Province
|
18
|
360
|
Sóc Trăng Province
|
22
|
404
|
Sơn La Province
|
13
|
254
|
Tây Ninh Province
|
56
|
616
|
Thái Bình Province
|
21
|
441
|
Thái Nguyên Province
|
43
|
864
|
Thanh Hóa Province
|
50
|
1213
|
Thừa Thiên–Huế Province
|
142
|
1919
|
Tiền Giang Province
|
51
|
611
|
Trà Vinh Province
|
10
|
298
|
Tuyên Quang Province
|
11
|
299
|
Vĩnh Long Province
|
23
|
330
|
Vĩnh Phúc Province
|
17
|
392
|
Yên Bái Province
|
22
|
297
|
Theo lứa tuổi, trong số người tham gia cuộc Thăm Dò Ý Kiến, tỷ lệ cao nhất là những người 55 – 64 tuổi (43%), thấp nhất là những người 25-34 tuổi (3%). Đại đa số những người tham dự là phái nam. Tất cả (100%) là từ Việt Nam.
Age
|
Results
|
Percent
| |||
18-24
|
453
|
10
| |||
25-34
|
132
|
3
| |||
35-44
|
418
|
9
| |||
45-54
|
1031
|
22
| |||
55-64
|
1995
|
43
| |||
65+
|
605
|
13
| |||
Gender
|
Results
|
%
| |||
female
|
268
|
5.77
| |||
male
|
4372
|
94.18
| |||
unknown
|
2
|
0.04
| |||
Áp dụng công thức của Langer Research Associates, công ty đảm nhiệm việc thống kê cho ABC News, kết quả của cuộc Thăm Dò Ý Kiến này có một giới hạn sai (margin of error) là 1.7 điểm cho một mức độ tin tưởng (confidence level) 99%. Tức là, nếu như khai triển thành thống kê cho cả nước, chúng ta có thể chắc chắn đến 99% là tỷ lệ 26% tín nhiệm và 74% bất tín nhiệm chỉ có thể di dịch trong vòng 1.7%. 2
Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
Để đúc kết, nhiều người tham gia cho rằng vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam không phải là một việc hiển nhiên, nếu không làm đúng vai trò thì phải được thay thế. Đảng Cộng Sản Việt Nam chỉ đơn thuần là một tổ chức chính trị và đã xa liền với dân. Chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến phản biện. Bỏ ra ngoài những nhục mạ cá nhân, các ý kiến phản biện xoay quanh ba điểm chính. Thứ nhất, cuộc Thăm Dò Ý Kiến được gọi là phản động. Đúng ra, phản động phải được định nghĩa là đi ngược lại với nguyện vọng của dân tộc. Theo như kết quả Thăm Dò Ý Kiến, Đảng Cộng Sản Việt Nam phù hợp với định nghĩa đó. Thứ hai, thăm dò ý kiến là phá hoại an ninh và ổn định chính trị ở Việt Nam. Chúng tôi đã trả lời rằng sự thăm dò ý kiến là một sinh hoạt chính trị rất bình thường ở một xã hội văn minh. Tìm hiểu không đồng nghĩa với phá hoại. Chúng tôi cũng xin nói thêm ở đây là nếu nền an ninh và sự ổn định chính trị mà bị phá hoại bởi một cuộc thăm dò ý kiến, thì chính quyền đó quyết không được ổn định cho lắm. Thứ ba, một số người cho rằng cuộc Thăm Dò Ý Kiến làm xấu Việt Nam. Chúng tôi tin rằng danh dự của Tổ Quốc không nhất thiết phải hàn gắn với chính quyền đương nhiệm. Đi tìm sự thật không phải là để bêu xấu đất nước và dân tộc, mà để hướng thiện, đó mới chính là điểm son đẹp đẽ nhất của mỗi xã hội và mỗi con người.
PHÂN TÍCH
Nói về những khuyết điểm của cuộc Thăm Dò Ý Kiến, thứ nhất phải nói đến tỷ lệ rất thấp của những người tham dự, 6.6 %, so với tỷ lệ ở Mỹ là 24.8%.3 Chúng ta có thể đưa ra hai lý do. Thứ nhất, họ có thể sợ bị trả thù (dùng chữ "đập" của một người tham dự); hoặc thứ hai, họ có thể không tha thiết với những gì liên quan đến chính trị. Khuyết điểm thứ hai là sự tham gia rất thấp của lớp người trẻ, 3% trong lứa tuổi 25 - 34 và 10% trong lứa tuổi 18-24, lực lượng tiền phong cần thiết cho những đổi mới. Khuyết điểm thứ ba là tỷ lệ tham dự rất thấp của nữ giới. Khuyết điểm cuối là cuộc thống kê được tổ chức qua Facebook và một người có thể dùng nhiều account để tham dự. Trên thực tế, chúng tôi tin rằng một thường dân Việt Nam không có lý do để có hơn một account. Những người có Facebook có thể là những người được nhiều điều kiện hơn về kinh tế và có lẽ được ưu đãi nhiều hơn trong xã hội.
Nói về ưu điểm, cuộc Thăm Dò Ý Kiến này được dựa trên một số người tương đối lớn, với Việt Nam đứng hàng thứ 10 trên thế giới về số người sử dụng Facebook. Facebook là phương tiện truyền thông phổ thông nhất ở Việt Nam, với số người sử dụng Facebook hàng tháng là 30 triệu, trong đó chừng 23 triệu là trên 18 tuổi. Số người dùng Facebook ở Việt Nam chiếm chừng 1/3 dân số của 90.795.000 người. Tỷ số trên 18 tuổi dùng Facebook là 35% dựa trên tổng số dân trên 18 tuổi là 65.452.000 người.4 Cuộc thăm dò cũng được đi qua Facebook, hoàn toàn tránh được các thành kiến và chủ định của người tổ chức. Chúng tôi cũng thành công trong việc giới hạn cuộc thăm dò trong phạm vi Việt Nam.
Dựa trên kết quả có được, gần ¾ dân số Việt Nam không tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền. Tỷ số 26% những người vẫn tín nhiệm Đảng Cộng Sản Việt Nam, (gần tương đương với đảng cầm quyền ở Myanmar), vẫn là một con số rất lớn và những quan điểm của họ cũng phải được tôn trọng trong khuôn khổ dân chủ. Ngay đối với những người này, sự biểu quyết của họ cũng là một hành động tích cực trong một xã hội mà những cuộc bỏ phiếu vẫn không được tôn trọng.
Kinh tế và chủ quyền được chọn vì chúng tiêu biểu cho hai trách nhiệm chính của chính quyền là dân giàu, nước mạnh.” Hai yếu tố này cũng thường đi đôi với nhau, như Đức Trần Hưng Đạo đã từng khuyên, “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy.” Đây là một phủ quyết rõ ràng về quyền lãnh đạo của Đảng. Trong một chính thể lập hiến, nó tương đương với một quyết định bất tín nhiệm và đòi hỏi sự giải thể của chính phủ để người dân được bầu một chính phủ khác.
HƯỚNG ĐI TƯƠNG LAI
Giai đoạn thứ nhất của cuộc thăm dò ý kiến đã được kết thúc. Trong giai đoạn thứ hai, chúng tôi sẽ chú tâm thống kê riêng cho các lứa tuổi, đặc biệt là lớp người trẻ. Chúng tôi sẽ gởi kết quả cho các cơ sở thông tin ở Việt Nam và quốc tế, để đóng góp tài liệu và tinh thần chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng CSVN vào tháng Giêng 2016.
Cho dù tăng thêm số lượng người tham dự, trên nguyên tắc thống kê, sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến kết quả, chúng tôi sẽ tiếp tục cuộc Thăm Dò Ý Kiến trong giai đoạn cuối để hỗ trợ các phong trào dân chủ tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng sẽ có sự tham gia của nhiều người từ khắp nơi và khắp giới. Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ bắt đầu một cuộc thăm dò ý kiến thứ hai về quyền tự quyết của người dân. Câu hỏi sẽ là: “Bạn nghĩ ai có quyền quyết định những người lãnh đạo của đất nước: 1) Người dân hay 2) Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản.”
Với Facebook: https://www.facebook.com/PODViet-Vietnams-Public-Opinion-Data-1471067386466502/?fref=nf
Không Facebook: http://fans.vote/v/ACkKVJiAB2k
TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1. http://www.vietnamplus.vn/tong-bi-thu-tra-loi-phong-van-cac-hang-thong-tan-bao-chi-nhat-ban/343556.vnp
4. http://www.unicef.org/infobycountry/vietnam_statistics.html
No comments:
Post a Comment